Tuesday, December 31, 2013

Người ký văn bản “chụp ảnh CSGT phải xin phép” được khen thưởng

(NLĐO) - Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt, người từng ký văn bản yêu cầu nhà báo "chụp ảnh CSGT phải xin phép" vừa được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

 
Tại hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông năm 2013 sáng 31-12, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã đọc thông báo khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia dành cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm qua.
 
Đáng chú ý, trong danh sách 7 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ có tên Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) - Bộ Công an.

Ông Trần Sơn Hà là người đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị nhà báo muốn chụp ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ trên đường phải xin phép.

“Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật” - văn bản 1042 viết.
 

 Văn bản 1042 yêu cầu nhà báo
Văn bản 1042 yêu cầu nhà báo "chụp ảnh CSGT phải xin phép" đã bị thu hồi - Ảnh minh họa
 
Ngay lập tức văn bản này đã khiến dư luận phản ứng rất mạnh. Các chuyên gia tư pháp, Hội Nhà báo Việt Nam, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã liên tiếp bày tỏ ý kiến không đồng tình và cho rằng văn bản 1042 có nhiều dấu hiệu trái luật.

Trong văn bản gửi C67, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng pháp luật hiện hành chỉ quy định trường hợp vì bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân, phóng viên quay phim, chụp ảnh thì mới bắt buộc công dân phải tuân thủ quy khi quay phim chụp ảnh. 

Qua rà soát, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ nếu không thuộc trường hợp cấm, hạn chế. Việc quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT không phải hành vi bị pháp luật cấm. Hơn nữa cán bộ, chiến sĩ CSGT cũng không được quyền truy hỏi người đang quay phim, chụp ảnh là được phép hay không được phép, cũng không được quyền truy xét về giấy tờ để xác định là nhà báo hay giả danh nhà báo.

Trước sự phản đối của dư luận, ngày 23-8-2013, C67 đã có công văn 2315/PC67-P6/2013 gửi trưởng phòng CSGT các địa phương trên cả nước, trong đó nói rằng công văn 1042 ban hành trước đó có nội dung chưa chuẩn xác nên phải hủy bỏ. 

Theo chỉ đạo của C67, trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp người dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và kịp thời xử lý nghiêm túc theo quy định hiện hành.
 
Thế Kha

Hàng trăm người cứu người kẹt dưới xe tải lúc giao thừa

01/01/2014 08:41 (GMT + 7)
TTO - Vào thời khắc giao thừa đêm 31-12, hàng trăm người dân Đà Nẵng đã cùng nhau giải cứu người bị đè dưới xe tải, bị vùi lấp dưới cát.

Khoảng 23g50 ngày 31-12, trước số nhà 159A Tôn Đức Thắng  (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã xảy ra vụ tai nạn khiến một người bị thương nặng.
Thời điểm trên, Huỳnh Nhật (18 tuổi, trú huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế)  chạy xe máy hướng về trung tâm thành phố thì va quẹt với xe máy do Nguyễn Tịnh (19 tuổi, trú xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, sinh viên trường cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng) chạy cùng chiều.
Vụ va quẹt khiến Nhật ngã lăn vào làn đường dành cho xe 4 bánh. Cùng lúc đó, một xe ben chở đầy cát chạy cùng chiều (chưa rõ danh tính tài xế), do tránh Nhật nên đã leo lên dải phân cách và lật nghiêng, hông xe đè lên chân trái anh Nhật. Cát từ trên xe tải vùi lấp anh Nhật và xe máy.
Ngay lập tức, hàng chục người đi đường đã kịp thời dùng tay bới cát, đưa đầu anh Nhật lên khỏi đống cát để thở. Tiếp đó, hàng trăm người đã cùng nhau dùng đá chèn bánh xe và bới cát ra khỏi thùng xe, giải cứu anh Nhật.
Sau hơn 30 phút hợp sức, người dân đã cứu được anh Nhật. Anh Nhật được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng dập chân trái, chấn thương vùng đầu. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lưc lượng CSGT và công an quận Cẩm Lệ cũng đã có mặt kịp thời để điều tiết giao thông và xử lý vụ việc.
Theo những người chứng kiến thì vào thời điểm trên, xe tải chở cát đi với vận tốc rất chậm.
      TRƯỜNG TRUNG

Không cuộc chiến nào chết người nhiều như tai nạn giao thông

01/01/2014 08:47 (GMT + 7)
TT - Năm 2013, tai nạn giao thông (TNGT) giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết, người bị thương. Đây là năm thứ hai liên tiếp số người chết giảm xuống dưới 10.000 người.


Tuy nhiên, tại hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông (ATGT) năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 tổ chức ngày 31-12, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn cho rằng tính bền vững trong công tác ATGT còn là thách thức lớn.
“Không cuộc chiến tranh nào chết người nhiều như TNGT trong những năm gần đây. Hai năm liên tiếp giảm được TNGT là thành quả to lớn, cần đi thẳng vào những nguyên nhân, giải pháp đạt được để phát huy” - ông Phúc đề nghị các đại biểu thảo luận.
Theo lãnh đạo các tỉnh, để giảm được TNGT trước hết hệ thống chính trị phải vào cuộc. Chủ tịch UBND hai tỉnh Hà Nam, Cà Mau cũng cho biết tỉnh giao trách nhiệm cho người đứng đầu các cấp, chủ tịch UBND các huyện từ đầu năm ký cam kết với chủ tịch UBND tỉnh về đảm bảo ATGT.
Việc ký cam kết cán bộ, công chức, viên chức không uống rượu bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa cũng được nhiều địa phương xem như một nhân tố đảm bảo ATGT. Ông Nguyễn Thảo - phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh - cho biết toàn tỉnh đã có 187 cơ quan với 8.088 người ký cam kết không vi phạm uống rượu bia trong giờ làm việc. Ông Vương Bình Thạnh - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cũng nói từ khi có chủ trương cấm uống rượu bia trong giờ làm việc thì TNGT do rượu bia ở tỉnh giảm gần một nửa. Trước cách làm của Tây Ninh và một số tỉnh, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: “Cả nước cần phát động luôn việc không uống rượu bia buổi trưa và trong giờ làm việc”.
TUẤN PHÙNG

Thế giới xếp hạng Việt Nam rất thấp

01/01/2014 07:49 (GMT + 7)
TT - Thế giới có nhiều cách xếp hạng năng lực cạnh tranh với nhiều chỉ số khác nhau, nhưng nhìn chung Việt Nam được đánh giá ở mức khiêm tốn, thường thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: V.V.Thành


Theo tài liệu tại cuộc họp ngày 31-12-2013 của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện nay thế giới có nhiều cách xếp hạng năng lực cạnh tranh với nhiều chỉ số khác nhau, nhưng nhìn chung Việt Nam được đánh giá ở mức khiêm tốn, thường thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Đơn cử theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong mấy năm gần đây Việt Nam liên tiếp tụt hạng.
Xếp hạng của Việt Nam năm 2013 tăng năm bậc (lên vị trí 70/148 quốc gia và lãnh thổ) chủ yếu nhờ cải thiện về các chỉ số môi trường kinh tế vĩ mô (xếp thứ 87, tăng 19 bậc) khi lạm phát trở về mức một con số trong năm 2012, chất lượng cơ sở hạ tầng (xếp thứ 82, tăng 13 bậc), hiệu quả thị trường hàng hóa (xếp thứ 74, tăng 17 bậc) do các rào cản thương mại, thuế quan cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Mặc dù các chỉ số này tăng bậc, song vẫn chỉ được xếp ở mức thấp, kém cạnh tranh.
Nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng vấn đề đáng quan tâm nhất là tại sao các chỉ số của Việt Nam lại thấp như vậy và giải pháp là gì?
“Tôi biết ngành tài chính làm việc rất vất vả, nhưng có câu chuyện chính tôi nghe được là một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng và số tiền thuế môi trường phải nộp chỉ có mấy trăm ngàn đồng, nhưng phải mất gấp đôi số tiền đó mới nộp được thuế. Đến nộp thuế nhưng vì ít quá, mất thì giờ nên người ta không thu, phải có phong bì hơn số thuế đó thì mới thu. Tôi không dám chắc chuyện này có phổ biến không, nhưng cái kiểu làm việc như vậy thì làm sao cải thiện môi trường kinh doanh được” - ông Tuyển nói.
Ngay sau khi ông Tuyển vừa dứt lời, một số đại biểu tham dự cuộc họp nói ngay: “Chuyện đó là phổ biến”.
Mổ xẻ chỉ số tiếp cận điện năng
Ông Dương Quang Thành, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đề nghị làm rõ việc tăng giảm thứ bậc từng chỉ số có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành, các lĩnh vực trong nước, ví dụ chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam năm 2012 xếp hạng 135 và năm 2013 là 155 ảnh hưởng như thế nào đến thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề: “Việc thế giới đánh giá chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam như thế đã hoàn toàn chính xác chưa, ngành công thương và ngành điện lực có thể làm gì để nâng cao chỉ số này?”.
Ông Thành báo cáo thêm: “EVN đã phổ biến chỉ số này đến các đơn vị điện lực, coi đây là chỉ số tụt hạng của ngành điện nằm trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Trong năm 2013 EVN đã tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách hàng, số giờ cắt điện giảm 51% so với năm 2012”.
Không xây dựng bộ chỉ số riêng của Việt Nam
Đối với dự thảo Đề án xây dựng bộ chỉ số và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam, bà Phạm Chi Lan (thành viên hội đồng) cho rằng Việt Nam không cần bộ chỉ số riêng. “Tự mình đo mình không chính xác được, nên dùng thước đo chung, thế giới cũng chỉ công nhận thước đo chung” - bà Lan nói.
Kết luận cuộc họp, ông Vũ Đức Đam nêu rõ việc cải thiện vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trên các bảng xếp hạng thế giới “không phải chạy theo hình thức mà chính là tiền bạc, là cơ hội phát triển”, vì vị trí xếp hạng đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác có liên quan như phát hành trái phiếu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài... Ông nói: “Phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, trong hội nhập không ai đợi mình. Bây giờ nhân dân được thông tin đầy đủ trong nước, ngoài nước, chúng ta đứng trước đòi hỏi là không thể không đi nhanh hơn. Muốn nâng sức cạnh tranh của Việt Nam trong cuộc ganh đua toàn cầu, người ta đã ra luật chơi chung thì chúng ta phải chơi theo đó và phải làm cho điểm số từng tiêu chí, từng lĩnh vực được nâng lên”.
V.V.THÀNH
Xin ra khỏi hội đồng nếu kéo dài cách làm cũ
“Trước đây, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, tôi nghe chủ tịch hội đồng lúc bấy giờ nói đây là hội đồng thứ 23 mà ông chủ trì. Tôi nghe mà rụng rời chân tay, như vậy lấy đâu sức làm việc vì họp hành rất nhiều. Trong hội đồng lại cơ cấu quá nhiều lãnh đạo các bộ, thực lòng tôi không mấy tin ở những hội đồng như vậy, vì quá nhiều quan chức và quá bận rộn ở vị trí của mình. Đã hình thành thì mong hội đồng hoạt động cho hiệu quả, nếu hội đồng cứ kéo dài cách như lâu nay thì có lẽ tôi cũng xin chủ động rút ra để khỏi mang tiếng”.
Bà PHẠM CHI LAN (phát biểu tại cuộc họp

Dân oan thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam


IMG_0401-305.jpg
Dân oan đứng trước nhà cụ Lê Hiền Đức nhờ giúp đỡ kêu oan
Photo courtesy of chimkiwi.blogspot.com


Một nhóm dân oan hôm ngày 31 tháng 12 vừa qua ra thông cáo thành lập Ban Vận Động Hiệp Hội Dân Oan Việt Nam. Thông cáo được gửi đến chủ tịch Quốc hội và bộ trưởng Bộ Nội Vụ.
Cụ Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng và là nhân vật được giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, được mời làm chủ tịch Ban Vận Động.
Gia Minh hỏi chuyện cụ Lê Hiền Đức về điều này và trước hết bà cho biết:
Những người dân lành Việt Nam thân yêu của tôi bị đàn áp, bị cướp đất, bị cướp nhà oan ức; nhiều năm gửi đơn đến các cơ quan các cấp. Từ cấp dưới đẩy lên cấp trên, từ cơ sở đẩy lên thành phố cứ lần lượt lên trung ương; nhưng cuối cùng rồi từ trung ương lại đá về thành phố, tỉnh, huyện…
Tôi gọi những người dân lành của tôi bị đá như một quả bóng. Mọi việc tố cáo không được giải quyết gì cả, do đó tôi gọi họ là dân oan mà tôi luôn kề vai sát cánh với những người đó. Bây giờ có một tổ chức là Hiệp hội của những người đó, tôi hơi bất ngờ, nhưng tôi đọc kỹ thông báo gửi Quốc hội, gửi chính quyền các cấp, tôi thấy rất nhất trí và hoàn toàn đồng ý.
Còn chức vụ chủ tịch tôi cũng không ham hố gì, nhưng tôi nghĩ công việc của tôi từ nay sẽ thuận lợi hơn vì từ nay có nhiều người kề vai sát cánh với tôi đi theo với dân oan.

Gia Minh: Lâu nay Cụ đi theo nhiều người đi khiếu kiện, và nhiều người đến nhờ Cụ giúp, hẳn số lượng đó phải đông lắm?

Cụ Lê Hiền Đức: Trước đây đơn từ gửi đến công dân Lê Hiền Đức tôi đều để ở một chiếc ghế băng dài và chồng cao dần lên. Nhà tôi rất chật chỉ 30 mét vuông thôi và mọi thứ sinh hoạt đều trong đó. Một học trò cũ của tôi là thiếu tướng công an thương tôi tặng tôi một tủ sắt cao hơn đầu người tôi, khoảng hơn 2 mét và ngang 1,8 mét chật hồ sơ. Cách đây một vài năm 57 tỉnh thành phố gửi đơn đến công dân Lê Hiền Đức, nay 60 trên 63 tỉnh gửi đến. Tủ sắt đã chật đơn chứng tỏ người dân oan ngày càng đông. Tình hình như thế vì tham nhũng ngày càng trầm trọng.

Gia Minh: Trong thông báo Thành lập Ban Vận động Dân oan Việt Nam có dành thời gian từ ngày 1 tháng 1 giếng ngày 2 tháng 3 để Quốc hội và Bộ Nội vụ có ý kiến, Cụ thấy khả năng trả lời từ các cơ quan đó thế nào?

Cụ Lê Hiền Đức: Tôi tin rằng họ chưa trả lời, nhưng việc làm cho đúng pháp luật thì vẫn phải gửi đến cho những nơi ấy: chủ tịch Quốc hội, các cơ quan pháp luật; tức thông báo nội dung, kiến nghị… Còn hy vọng người ta chấp nhận, kề vai sát cánh thì chưa thấy. Mong đợi thôi chứ chưa phải niềm tin.

Gia Minh: Trong thời gian qua, năm qua nhiều người dân oan đã làm đúng theo pháp luật nhưng rồi họ vẫn bị đàn áp mạnh tay, vậy trong thời gian tới họ cần phải làm gì để bảo vệ chính họ, để đòi công lý?

Cụ Lê Hiền Đức: Người dân lành bị đàn áp, cướp đất, cướp ruộng, cướp rừng, phá nhà và nhiều chuyện oan ức khác; những người dân đó đã đi mòn chân đến các cơ quan rồi mà không được ai giải quyết hết.
Điều đó làm tôi và nhân dân đau lòng lắm. Hôm nay tôi có mặt tại Văn phòng Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, tôi có nói nhân dân Văn Giang- nơi bị cướp đất hôm 24 tháng 4 năm 2012; họ thông tin là họ có 2 xuất vào hiệp hội dân oan, tôi cho họ số điện thoại của một anh tên Dật để họ liên lạc nếu thích tham gia hiệp hội đó để cùng nhau đoàn kết đấu tranh. Tôi cũng cho một loạt những số điện thoại những người đã tham gia để bà con liên lạc với nhau. Tôi tin nếu biết người dân sẽ tham gia hiệp hội này đông lắm.
Tôi ở đâu cũng nói với bà con rằng phải đoàn kết, làm việc đúng pháp luật thì họ không bắt bẻ được mình. Nếu chúng ta tham gia hiệp hội này sẽ có sức mạnh đoàn kết chặt chẽ hơn, sẽ hiểu biết luật pháp hơn thì sẽ chiến đấu, làm việc đúng luật pháp họ không làm được gì mình.

Gia Minh: Cám ơn Cụ Lê Hiền Đức.

Công chức phải ký cam kết không uống rượu bia

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương cho công chức, cán bộ ký cam kết nghiêm túc không uống rượu bia trong giờ làm việc và buổi trưa. 


Tại hội nghị An toàn giao thông toàn quốc sáng 31/1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nhấn mạnh công chức không được uống rượu bia trong giờ hành chính, buổi trưa. Những cán bộ vi phạm giao thông mà còn xin xỏ, không chấp hành sẽ kiên quyết kỷ luật. 
Bên cạnh việc khen ngợi Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa xin từ chức vì tai nạn giao thông tăng dịp đầu năm, Phó thủ tướng cũng đề cập tới trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có cán bộ vi phạm và nhất là lãnh đạo tỉnh Gia Lai, Trà Vinh, Cần Thơ, Lai Châu đang tăng cả số vụ lẫn số người chết và bị thương.
"Tôi rất cảm động khi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa xin từ chức vì tai nạn giao thông tăng. Tôi nói là tai nạn cũng do khách quan chứ chưa phải chủ quan nên để tùy tình hình xử lý, song ít lãnh đạo có tự trọng như vậy", ông Phúc bày tỏ.
ong-Phuc-6103-1388474372.jpg
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: ĐL
Theo Phó thủ tướng, thời gian qua, lãnh đạo một số địa phương chưa có trách nhiệm, chưa nhận thức tầm quan trọng của an toàn giao thông, còn đưa ra quy định chưa sát thực tế, chưa xây dựng văn hóa giao thông, tổ chức giao thông còn bất cập, buông lỏng quản lý vận tải,  xuê xoa tuần tra kiểm soát...
Trong dịp Tết, ông Phúc yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện công điện của Thủ tướng về đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết, xử lý nghiêm người vi phạm trước và sau Tết, ngăn chặn tăng giá vé trái quy định, đình chỉ hoạt động phương tiện thiếu an toàn.
Lãnh đạo các tỉnh đều bày tỏ đồng tình chủ trương cấm công chức uống rượu bia. Theo ông Nguyễn Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, tai nạn giao thông của tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí trên 20% là do công tác điều hành quyết liệt của địa phương, nghiêm cấm cán bộ, công chức uống rượu bia và can thiệp vi phạm giao thông… Tỉnh này đã kỷ luật, điều chuyển 25 cán bộ vi phạm.
Còn ông Vương Đình Thạnh, Chủ tịch An Giang cho hay, thống kê có tới 60% tai nạn giao thông do uống rượu bia. Sau khi ký cam kết với 40.000 cán bộ trong tỉnh thì tai nạn giảm còn 30%.
"Tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu cán bộ, đảng viên ký kết về an toàn giao thông, không có chuyện cán bộ đi xin xỏ khi vi phạm. Cùng với đó là gắn trách nhiệm người đứng đầu", Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì nói.
Năm 2013, cả nước xảy ra hơn 29.300 vụ tai nạn, làm chết hơn 9.300 người, bị thương 29.500 người. So với cùng kỳ năm trước đã giảm 1.610 vụ (5%), giảm 55 người chết (0,5%), giảm 3.000 người bị thương (9%).
Năm qua có 19 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng, trong đó có 7 tỉnh có số người chết tăng trên 10% là Khánh Hòa, Hà Giang, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Điện Biên, Lai Châu, Thừa Thiên Huế.
Tại Hà Nội và TP HCM, tình hình ùn tắc giao thông có xu hướng giảm. Hà Nội đã giảm từ 124 điểm ùn tắc giao thông xuống còn 57 điểm. Tại TP HCM giảm 8 vụ so với 2012, không để ùn tắc kéo dài trên 30 phút.
Bộ Công an xử lý hơn 5,5 triệu trường hợp vi phạm, thu 2.900 tỷ dồng, tước giấy phép hơn 449.000 trường hợp, tạm giữ 31.000 ô tô, 609.000 mô tô, số tiền phạt tăng 570 tỷ đồng so với năm trước.
Đoàn Loan

Xăng dầu lại “đòi” tăng giá bán

Cho rằng, giá xăng dầu bán lẻ đang lỗ từ 237 - 1.219 đồng/lít, các doanh nghiệp đầu mối đang gửi yêu cầu tăng giá bán lên Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Tuy nhiên, cơ quan điều hành yêu cầu giữ nguyên giá bán và cho sử dụng Quỹ Bình ổn.
 >> “Bí mật” bàn giá xăng dầu
 >> Giá xăng bất ngờ tăng gần 600 đồng/lít
 >> Xả sớm Quỹ bình ổn xăng dầu, dân thiệt 12 tỷ đồng/ngày?

Xăng dầu lại đòi tăng giá (ảnh minh họa).
Xăng dầu lại đòi tăng giá (ảnh minh họa).

Thông tin từ Bộ Tài chính phát đi cuối giờ chiều nay 31/12 cho biết, căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây và văn bản đăng ký giá của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, các mặt hàng xăng dầu bán lẻ trong nước đang lỗ khá nhiều. 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Trong đó, xăng lỗ tới 586 đồng/lít; dầu diezel lỗ 426 đồng/lít; dầu hỏa lỗ tới 1.219 đồng/lít và ma zút lỗ 237 đồng/lít.

Tuy nhiên, để thực hiện chia sẻ hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước, sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán; thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành.

Cùng với đó, để góp phần bình ổn giá cuối năm, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục không tính lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở đối với mặt hàng xăng, dầu diezel, dầu hỏa.

Tuy nhiên, để bù lỗ cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với mặt hàng xăng, dầu. Cụ thể, mặt hàng xăng được sử dụng Quỹ Bình ổn giá 250 đồng/lít; dầu diezel sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít; dầu hỏa được tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá thêm 190 đồng/lít (từ 700 đồng/lít lên 890 đồng/lít) và mặt hàng dầu ma zút sử dụng Quỹ Bình ổn giá 240 đồng/kg.

Thời điểm thực hiện, các doanh nghiệp được sử dụng Quỹ Bình ổn giá như trên kể từ 20h hôm nay 31/12.

Trước đó, ngày 18/12, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã cho phép các doanh nghiệp đầu mối điều chỉnh tăng đối với mặt hàng xăng tối đa thêm 584 đồng/lít; mặt hàng dầu diezel tăng tối đa 653 đồng/lít; mặt hàng dầu hỏa tăng tối đa 384 đồng/lít.

Hiện tại, theo biểu giá của Petrolimex, mặt hàng xăng tăng 580 đồng/lít; theo đó, giá xăng A92 hiện ở mức 24.210 đồng/lít, xăng A95 có giá 24.710 đồng/lít, giá dầu diezel được điều chỉnh tăng thêm 650 đồng/lít; dầu hỏa tăng thêm 380 đồng/lít.
An Hạ

Con gái treo cổ "bí ẩn" trong trại giam, cha đề nghị quật mồ điều tra

“Bị can dùng áo sơ mi trắng quấn lại thành sợi dây, buộc vào thành cửa sổ buồng giam treo cổ tự tử”. Gia đình cô gái không tin, gửi đơn yêu cầu khai quật tử thi để điều tra lại.
Từng được “mặc cả” để xóa án?
Người xấu số là chị Trần Thị Hải Yến (31 tuổi, ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là bị can trong một vụ án cố ý gây thương tích.
Theo hồ sơ vụ án, chiều ngày 3/3/2012, người hàng xóm tên Dũng tổ chức hát karaoke tại nhà, gây ồn ào đến gia đình chị Yến ở sát bên.
Đến khoảng 21h30, mẹ Yến đến gõ cửa sổ yêu cầu hàng xóm tắt máy dừng hát. Một người trong nhà đề nghị hát nốt một bài. Bố của Yến nghe thấy đã đứng ngoài đường lớn tiếng chửi mắng.
Cha nạn nhân đề nghị quật mồ con để điều tra rõ sự việc.
Dù đã tắt máy, nhưng vợ chồng ông Dũng vẫn bực tức vì bị hàng xóm chửi mắng lúc có khách, liền ra đầu ngõ cãi tay đôi. Yến thấy hai bên “đấu võ mồm” chạy ra góp lời, không bên nào chịu nhường nhịn nên thành lớn chuyện.
Trong lúc nóng giận, Yến cầm gạch ném về phía ông hàng xóm. Ném lần thứ nhất không trúng, đến lần ném tiếp theo thì trúng vào đầu, khiến ông Dũng chảy máu. Ông này kêu la thách thức. Gia đình Yến bỏ vào nhà, tắt điện đóng cửa.
Ông Dũng không chịu thua, nhặt đá ném vào nhà đối thủ. Hai bên ném qua ném lại nhưng không trúng nhau. Thấy sự việc đến hồi nghiêm trọng, người nhà chị Yến đi báo chính quyền để xử lý và hòa giải. Cả hai bên được mời lên công an xã để lấy lời khai.
Cô gái này đã “treo cổ tự vẫn” chỉ vì một mâu thuẫn cực nhỏ với hàng xóm?
Tại bản giám định pháp y của Trung tâm pháp y tỉnh Phú Yên kết luận: “Ông Dũng bị tác động bởi vật có cạnh nên một vết thương dài 3cm, sâu tới xương, bờ sắc, chảy máu ở vùng đỉnh đầu trái. Tỷ lệ thương tích toàn bộ là 12%. Trong đó vĩnh viễn là 0,2%, tạm thời là 10%”.
Cha của chị Yến cho biết, sau ngày xảy ra vụ án, con gái mình vẫn được tại ngoại để chờ điều tra. Sau đó, trong vụ án khác, một đứa con khác của ông làm đơn tố thiếu tá công an huyện Tuy An về hành vi khám người trái pháp luật
“Bên phía công an nhiều lần thương lượng để gia đình tôi rút đơn kiện thiếu tá, đáp lại, họ sẽ bỏ qua vụ của Yến. Nhưng gia đình tôi quyết kiện đến cùng. Đơn kiện gửi đi được 15 ngày thì cháu Yến liền bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích”, người cha nói.
Quá trình điều tra mập mờ?
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 19/3, TAND huyện Tuy An tuyên phạt bị cáo Trần Thị Hải Yến 30 tháng tù giam. Người cha nói: “Vì thấy trong bản án đã tuyên còn nhiều mâu thuẫn và thiếu sót, hình phạt lại quá nặng, nên con gái tôi làm đơn kháng cáo”.
Trong phiên xử phúc thẩm đầu tháng 7/2013, đại diện VKS sát đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm để điều tra lại. Bản án của TAND tỉnh Phú Yên nêu rõ: “Quá trình điều tra bị cáo Yến và nhân chứng đều khai thương tích của bị hại Dũng là do cầm cây đòn đánh Yến nhưng không trúng mà trúng vào hàng rào B40 làm gẫy đòn. Ông Dũng tự gây thương tích, nhưng cơ quan cảnh sát điều tra chưa tiến hành thực nghiệm điều tra để xác định cơ chế hình thành vết thương có khả năng phù hợp với thương tích của bị hại Dũng hay không?
Đồng thời cần dựng lại hiện trường để xác định vị trí đứng của bị cáo, bị hại, nhân chứng để xác định hướng ném gạch, đá, tầm nhìn của các nhân chứng và tiến hành đối chất sự mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng”.
Cha mẹ nạn nhân không tin rằng con gái mình tự tử.
Người cha cho hay, ngoài ra, bản án còn chỉ ra những thiếu sót của cấp sơ thẩm trong việc niêm phong và thu giữ vật chứng không đầy đủ, lấy lời khai của nhiều nhân chứng cùng một lần, cùng một biên bản không đúng quy định.
Trong hồ sơ bệnh án của bị hại cũng có sự “mập mờ” vì “có dấu gạch xóa, bổ sung nội dung liên qua đến vết thương” cần phải làm rõ… Vì vậy, HĐXX hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho VKSND huyện điều tra lại.
Sự cố đã xảy ra như lời người cha kể: “Sau phiên tòa phúc thẩm, con gái tôi tiếp tục bị tạm giam đến ngày 8/7 để chuyển hồ sơ cho VKSND huyện. Từ ngày 9/7 - 7/10, con gái tôi lại bị tạm giam 3 tháng theo lệnh của VKSND huyện.
Trước khi lệnh tam giam này hết thời hạn, ngày 20/9, Công an huyện Tuy An có công văn đề nghị VKSND tiếp tục gia thời hạn tạm giam thêm 2 tháng nữa, kể từ ngày 8/10 và được phê chuẩn”.
Trong quá trình ở Trại tạm giam Công an huyện Tuy An, chị Yến đã tử vong. Cơ quan chức năng trả lời nguyên nhân cái chết là do treo cổ tự vẫn.
Điều bất thường cảnh sát không bàn giao xác cho gia đình?
Kết luận của công an về cái chết của Yến nêu: “Bị can dùng áo sơ mi trắng quấn lại thành sợi dây, buộc vào thành cửa sổ buồng giam treo cổ tự tử”. Tuy nhiên gia đình nạn nhân cho rằng cái chết này còn nhiều nghi vấn.
Người cha nói: “Bên phía công an huyện Tuy An tổ chức khám nghiệm tử thi nhưng liền sau đó đem đi chôn cất ở nghĩa trang Thọ Vức (thành phố Tuy Hòa), không bàn giao xác cho gia đình tôi".
Theo những người thân tôi chứng kiến, việc khám nghiệm thì trước trán, hai bên má, môi và đỉnh đầu phải, ngón chân có nhiều vết xước, sưng bầm. Với những vết thương này, gia đình chúng tôi không tin Yến đã thắt cổ tự tử. Hơn nữa TAND tỉnh đã hủy án sơ thẩm thì con gái tôi không có lí do để tự vẫn.
Mặt khác trong những buổi tiếp chuyện, luật sư bào chữa mà tôi được nghe kể lại, con gái tôi rất bình tĩnh, không hề có thái độ hoang mang, lo sợ. Vì vậy gia đình tôi không thể tin vào thông báo trả lời của công an huyện”.
Người cha cũng đưa lý lẽ: “TAND tỉnh chưa có kết luận chính thức Yến có đúng phạm tội “cố ý gây thương tích” hay không, vì vậy, việc quyết định tạm giam bị can là điều không cần thiết”.
Hiện gia đình ông Long đã gửi đơn yêu cầu Bộ Công an, VKSND tối cao vào cuộc, khai quật tử thi con gái để tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ về nguyên nhân cái chết.
“Gia đình tôi mong muốn cơ quan chức năng lật lại hồ sơ, làm rõ về vụ án cũng như cái chết của con gái tôi, có như vậy con tôi mới được nhắm mắt thanh thản”, người cha mong mỏi.

Chi ngân sách 2014 khoảng 1 triệu tỉ đồng




ĐĂNG BỞI  - 
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2014, dự kiến thu ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng, chi ngân sách là 1.006.700 tỉ đồng, tăng 28.700 tỉ đồng (2,9%) so dự toán năm 2013.

Trong số 782.700 tỷ đồng dự kiến thu ngân sách, thu nội địa là 539.000 tỉ đồng, thu dầu thô là 85.200 tỷ đồng (trên cơ sở sản lượng dự kiến đạt 14,32 triệu tấn, giá bình quân khoảng 98 USD/thùng); dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154.000 tỉ đồng (trên cơ sở số thu 224.000 tỉ đồng, chi hoàn thuế giá trị gia tăng 70.000 tỉ đồng) và thu viện trợ 4.500 tỉ đồng.
Dự toán chi ngân sách năm 2014 là 1.006.700 tỉ đồng, trong đó dành khoảng 54.000 tỉ đồng cho các nhiệm vụ tăng chi (chi trả nợ 15.000 tỉ đồng, chi tiền lương tăng thêm 20.000 tỉ đồng, chi quốc phòng, an ninh và một số chính sách và nhiệm vụ mới). 
Ngoài ra, báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết, sẽ giảm dần bội chi để đạt mức 4,5% GDP vào năm 2015. Tuy nhiên, do khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2014 rất khó khăn, trong khi vẫn phải bố trí tăng chi đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng, thiết yếu. Vì vậy, mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2014 là 5,3% GDP.
Bên cạnh đó, mức phát hành trái phiếu chính phủ năm 2014 là 100.000 tỉ đồng, trong đó 60.000 tỉ đồng thuộc kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và thêm 40.000 tỉ đồng thuộc giai đoạn 2014-2016.
Duyên Duyên - Ảnh minh họa

Hàng triệu người đang uống sữa “lừa”




ĐĂNG BỞI  - 

Nhiều chuyên gia đưa ra số liệu để chứng minh rằng phần lớn người tiêu dùng bỏ tiền ra chỉ mua được cái tên gọi “sữa tươi”. 

 Chọn sữa tươi giữa muôn trùng nhãn mác
Đàn bò không đủ sữa tươi cho thị trường
Người tiêu dùng chỉ phân biệt sữa bột và sữa nước, trong đó “sữa nước” chính là “sữa tươi” được làm từ sữa bò vắt ra.
Lợi dụng cách hiểu này, trong thực tế, phần lớn “sữa tươi” được làm từ sữa bột nhập khẩu, pha thêm nước để “hoàn nguyên” trở lại thành sữa nước, bán với tên gọi chung: “sữa tươi”.
 Đàn bò nuôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu sữa nước cho cả nước.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng đàn bò 167.000 con, chỉ một nửa số bò cho sữa, hơn 100 tấn mỗi ngày nhưng khoảng 10% trong số đó nông dân bán lẻ hoặc sử dụng cho mục đích khác. Lượng sữa này chỉ đủ cho một nhà sản xuất nhỏ, trong số hơn 10 doanh nghiệp (DN) đang sản xuất sữa.
Ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Cục trưởng Cục chăn nuôi, hoài nghi: “Trong tất cả các DN chế biến sữa hiện nay, chỉ có Mộc Châu là đơn vị có đủ nguồn hàng để chế biến sữa tươi, với sản lượng khoảng 7.500-8.000 tấn. Các đơn vị khác đều trông chờ vào nguồn sữa bột nhập khẩu, nhưng trên thị trường lại đầy sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. Thực sự sữa tươi ở đâu mà nhiều vậy?".
Lấy sữa bột pha nước làm sữa tươi
Quy trình công nghệ này (có thể thêm vi chất), các nhà chuyên môn gọi là "sữa hoàn nguyên" - lại một thuật ngữ kỹ thuật.Trong đó, sữa bột được đông khô từ sữa vắt từ bò, đã mất nhiều dưỡng chất tự nhiên.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Sữa đông khô chất lượng kém xa sữa bò tươi, vì trước khi tiến hành đông khô, các nhà máy sơ chế ở nước ngoài đã rút hết các thành phần bơ và mỡ trong sữa. Khi đưa nguyên liệu về Việt Nam, các nhà máy phải thực hiện quá trình hoàn nguyên sữa, tức là bổ sung các thành phần dinh dưỡng sao cho gần đạt được như sữa tươi ban đầu”.
Cách hoàn nguyên sữa bột nhập khẩu này giúp nhà sản xuất tăng lợi nhuận, nhờ chi phí thấp, không trang trại, không thu mua sữa tươi trong nước. Sữa hoàn nguyên, với tên gọi sữa tươi (tiệt trùng) trên bao bì, các doanh nghiệp tung ra hàng triệu lít sữa mỗi ngày.
Điều phi lý là loại sữa bột hoàn nguyên dạng lỏng này lại đang được bán giá đắt hơn sữa tươi nguyên thủy – nhãn mác ghi là sữa tươi thanh trùng. Theo nhiều chuyên gia, đó ngoài việc phải nhập nguyên liệu đắt còn có những chi phí tốn kém cho quảng cáo, truyền thông và hoa hồng đại lý… để bán hàng.
Anh Tiến, chủ đại lý sữa trên đường Nguyễn Thông thắc mắc: “Sao các nhà khoa học không đưa ra bảng phân tích chất lượng (tất cả các thông số Proteine, amino acide, khoáng, vitamine... ) của 2 sản phẩm sữa tươi và sữa hoàn nguyên đang lưu hành trên thị trường, cứ nói sữa tươi chất lượng hơn sữa hoàn nguyên nhưng cái hơn đó đáng giá trị kinh tế hay không để người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm nào cho mình?”
Nhà nước cũng cần có các quy định rõ ràng để phân biệt thế nào là sữa tươi, thế nào là sữa bột pha thành sữa tươi, anh đề nghị.
Anh Trần Minh chủ cửa hàng bánh ngọt trên đường Quang Trung (Gò Vấp) bức xúc:  “Nếu là sữa tươi nguyên chất thì mới được quyền ghi rõ sữa tươi  trên bao bì, còn sữa hoàn nguyên thì phải ghi là sữa hoàn nguyên. Hơn hết  là người tiêu dùng không phải uống "sữa lừa” từ các nhà sản xuất như hiện nay.”
Việt Lê
Ảnh bìa: Không thể phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa bột hoàn nguyên (T.L)

PICS :Chùm ảnh mới nhất về vụ tai nạn giao thông ở Đồng Nai




ĐĂNG BỞI  - 
Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra vào lúc 12 giờ trưa nay trên quốc lộ 51.
Theo thông tin mới nhất, danh tính tài xế tử nạn vẫn chưa xác định được.
Có mặt tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới  ghi nhận, hầu hết bệnh nhân được chuyển đến đây đều bị chấn thương ít nhiều.
Người nặng thì gãy tay, chân… một số khác thì bị mảnh vỡ kính xe đâm vào người.
Hiện công an đang tiến hành lấy lời khai của những hành khách may mắn thoát nạn để điều tra nguyên nhân.
Chùm ảnh do PV ghi nhận tại bệnh viện ĐK Đồng Nai.
 Một nạn nhân bị gãy chân.
 Người thân đang lo lắng cho người bị thương.
Những người quê ở Đồng Nai, Vũng Tàu được người thân vào tận bệnh viện chăm sóc. 
Một nạn nhân bị thương ở tay.
Công an đang lấy lời khai để điều tra nguyên nhân. 
Còn 5 hành khách trong cơn nguy kịch. 
Nghĩa Phạm