VOA-17.12.2014
Đồng rúp lại tuột giá xuống các mức thấp kỷ lục mới hôm thứ Ba, ngay cả sau khi ngân hàng trung ương Nga ra lệnh tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 16 năm, trong một cố gắng khẩn cấp để nâng đơn vị tiền tệ đang nhanh chóng sụt giá của nước này.
Có lúc chỉ tệ của Nga xuống tới mức 1 đôla đổi được 80 rúp, và 1 đồng euro đổi được 100 rúp, trước khi đồng rúp lấy lại được giá trị đôi chút vào lúc cuối ngày giao dịch trên thị trường chứng khoán Moscow.
Giá trị đồng rúp trong năm nay đã giảm gần 60% so với các chỉ tệ chủ yếu của Tây phương.
Giá trị đồng rúp lại rớt giá xuống thấp hơn nữa, dù Ngân hàng trung ương đã tăng cao đáng kể lãi xuất chính từ 10,5% lên tới 17%. Một số nhà phân tích nói rằng Nga sắp tới đây có thể ra lệnh kiểm soát các hoạt động nhằm chuyền tiền đầu tư ra khỏi nước.
Mới tuần trước, Nga dự tính nhưng đã thất bại trong việc ngăn chận đà tụt giá bằng cách tăng 1% lãi suất chính thức.
Chỉ tệ Nga đã chịu áp lực lớn trong bối cảnh các nước phương Tây áp dụng các biện pháp chế tài Nga vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine, và giữa lúc giá dầu hỏa đang tuột giá.
Điện Kremli đã tìm cách trấn an dân chúng rằng hiện tượng giảm giá chỉ có tính cách tạm thời, và dần dà đồng rúp sẽ lấy lại giá trị của nó.
Wednesday, December 17, 2014
Thêm thành viên gia đình Bush muốn ra tranh cử tổng thống
Jim Malone
VOA-17.12.2014
Ông Bush sẽ được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho đề cửa của Đảng Cộng hòa nếu ông quyết định tranh cử trong cuộc đua năm 2016 mà đã có rất nhiều nhân vật tiềm năng đại diện đảng Cộng hòa.
WASHINGTON—Cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush đã tiến một bước quan trọng hướng tới việc tranh cử tổng thống vào năm 2016. Ông Bush đăng một thông điệp lên trang Facebook và tài khoản Twitter của mình cho biết ông định chủ động tìm hiểu nỗ lực giành đề cử của đảng Cộng hòa để tranh cử tổng thống, với quyết định chung cuộc dự kiến sẽ được đưa ra vào năm sau. Thông tín viên Jim Malone tường trình từ Washington.
Trong thông báo của mình, ông Jeb Bush, em trai của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cho biết ông đã thảo luận về khả năng ra tranh cử tổng thống với gia đình trong kỳ nghỉ lễ Tạ Ơn và quyết định "chủ động tìm hiểu" nỗ lực tranh cử tổng thống trong những tháng sắp tới.
Ông Bush sẽ được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho đề cửa của Đảng Cộng hòa nếu ông quyết định tranh cử trong cuộc đua năm 2016 mà đã có rất nhiều nhân vật tiềm năng đại diện đảng Cộng hòa.
Ông Bush nói về khả năng này trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài truyền hình WPLG ở Miami.
Ông Bush nói: "Con người tôi trước giờ vẫn vậy. Tôi tin vào cải cách khi có những bất cập, tôi tin vào một chính phủ quyền hành hạn hẹp, và tôi tin vào sự tự do như một động lực thúc đẩy thành công của một đất nước. Và một phần trong đó là sửa chữa hệ thống nhập cư bất cập là rất quan trọng."
Lập trường của ông Bush về cải cách nhập cư đã khơi lên chỉ trích từ phe bảo thủ trong đảng Cộng hòa, một số người trong số này có phần chắc sẽ thách thức ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa nếu ông quyết định tranh cử.
Ông Bush nói ông tin rằng cử tri đang tìm kiếm một ứng viên có ý tưởng lớn lao.
Ông Bush cho biết: "Bạn có thể làm những việc lớn lao nếu bạn định rõ lập trường trong chiến dịch vận động và sau đó xúc tiến. Nếu bạn tranh cử với ý tưởng lớn lao và bạn trung thành với ý tưởng đó, có cơ hội phục vụ và thực thi chúng bằng niềm đam mê và niềm tin, bạn có thể tạo nên sự biến chuyển và đó là điều mà chúng ta cần bây giờ ở Mỹ."
Ông Bush nói ông tin rằng cử tri đang tìm kiếm một ứng viên có ý tưởng lớn lao.
Trong cuộc thăm dò mới nhất của McClatchy-Marist về những ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa, ông Bush xếp thứ hai với 14 phần trăm tỉ lệ ủng hộ, sau ứng cử viên tổng thống năm 2012 Mitt Romney với 19%.
Loan báo của ông Bush có thể khơi ra một phản ứng dây chuyền từ những ứng cử viên đảng Cộng hòa khác đang cân nhắc tranh cử tổng thống vào năm 2016, và có thể khiến một số người tăng tốc thời gian biểu của mình để đưa ra quyết định có tranh cử hay không.
Ông John Fortier là nhà phân tích chính trị của Trung tâm Chính sách Lưỡng Đảng ở Washington.
Ông Fortier nói: "Đảng Cộng hòa sẽ có một nhóm đông đảo những ứng cử viên và những phe cánh khác nhau đại diện, và cũng chưa thật rõ ràng ai sẽ nổi trội trong cuộc đua nhiều ứng cử viên này."
Jeb Bush là cái tên được nhiều người biết tới khắp cả nước và cũng là cái tên đảm bảo gây quỹ thành công. Nhưng ông chưa có chiến dịch tranh cử nào kể từ năm 2002 và sẽ tranh cử trong một đảng Cộng hòa đã trở nên bảo thủ hơn.
Jeb Bush đã chiến thắng hai cuộc bầu cử thống đốc ở bang Florida nhờ sự ủng hộ của cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, và đảng Cộng hòa có thể đang tìm kiếm một ứng cử viên nào có thể có sức lôi cuốn rộng lớn hơn với khối cử tri năm 2016 mà sẽ bao gồm số lượng ngày càng lớn cử tri nói tiếng Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á. Nhờ sự ủng hộ của cử tri nói tiếng Tây Ban Nha mà tổng thống Obama giành được hai chiến thắng bầu cử vào năm 2008 và 2012.
Chiến lược gia đảng Cộng hòa Whit Ayres cho biết khả năng thu hút lá phiếu từ cử tri nói tiếng Tây Ban Nha của ông Bush có thể là một thế mạnh trong cuộc bầu cử năm 2016.
Ông Ayres cho biết: "Chúng tôi có một phần ba phiếu bầu của cử tri nói tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi phải làm tốt hơn với khối cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, cử tri gốc Á. Chúng tôi đã thấy trước điều đó. Đây không phải là vấn đề còn phải tranh cãi và đơn giản là một thách thức mà chúng tôi phải ứng phó thành công nếu có bỏ phiếu bầu chọn một tổng thống khác."
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, là nhân vật sáng giá nhất giành đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2016, nếu bà quyết định tranh cử.
Ngoài Jeb Bush, danh sách những ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa có thể có Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, Thống đốc bang Texas Rick Perry, Thượng nghị sĩ bang Kentucky Rand Paul, Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz và Thống đốc bang Louisiana Bobby Jindal, cùng những người khác.
Nếu ông Bush được đề cử thì sẽ mở ra khả năng cho một cuộc đối đầu Bush - Clinton gợi nhớ đến cuộc bầu cử năm 1992, trong đó Bill Clinton đánh bại Tổng thống George H. W. Bush, cha của Jeb Bush.
Vợ ông Clinton, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, là nhân vật sáng giá nhất giành đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2016, nếu bà quyết định tranh cử.
VOA-17.12.2014
Ông Bush sẽ được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho đề cửa của Đảng Cộng hòa nếu ông quyết định tranh cử trong cuộc đua năm 2016 mà đã có rất nhiều nhân vật tiềm năng đại diện đảng Cộng hòa.
WASHINGTON—Cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush đã tiến một bước quan trọng hướng tới việc tranh cử tổng thống vào năm 2016. Ông Bush đăng một thông điệp lên trang Facebook và tài khoản Twitter của mình cho biết ông định chủ động tìm hiểu nỗ lực giành đề cử của đảng Cộng hòa để tranh cử tổng thống, với quyết định chung cuộc dự kiến sẽ được đưa ra vào năm sau. Thông tín viên Jim Malone tường trình từ Washington.
Trong thông báo của mình, ông Jeb Bush, em trai của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cho biết ông đã thảo luận về khả năng ra tranh cử tổng thống với gia đình trong kỳ nghỉ lễ Tạ Ơn và quyết định "chủ động tìm hiểu" nỗ lực tranh cử tổng thống trong những tháng sắp tới.
Ông Bush sẽ được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho đề cửa của Đảng Cộng hòa nếu ông quyết định tranh cử trong cuộc đua năm 2016 mà đã có rất nhiều nhân vật tiềm năng đại diện đảng Cộng hòa.
Ông Bush nói về khả năng này trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài truyền hình WPLG ở Miami.
Ông Bush nói: "Con người tôi trước giờ vẫn vậy. Tôi tin vào cải cách khi có những bất cập, tôi tin vào một chính phủ quyền hành hạn hẹp, và tôi tin vào sự tự do như một động lực thúc đẩy thành công của một đất nước. Và một phần trong đó là sửa chữa hệ thống nhập cư bất cập là rất quan trọng."
Lập trường của ông Bush về cải cách nhập cư đã khơi lên chỉ trích từ phe bảo thủ trong đảng Cộng hòa, một số người trong số này có phần chắc sẽ thách thức ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa nếu ông quyết định tranh cử.
Ông Bush nói ông tin rằng cử tri đang tìm kiếm một ứng viên có ý tưởng lớn lao.
Ông Bush cho biết: "Bạn có thể làm những việc lớn lao nếu bạn định rõ lập trường trong chiến dịch vận động và sau đó xúc tiến. Nếu bạn tranh cử với ý tưởng lớn lao và bạn trung thành với ý tưởng đó, có cơ hội phục vụ và thực thi chúng bằng niềm đam mê và niềm tin, bạn có thể tạo nên sự biến chuyển và đó là điều mà chúng ta cần bây giờ ở Mỹ."
Ông Bush nói ông tin rằng cử tri đang tìm kiếm một ứng viên có ý tưởng lớn lao.
Trong cuộc thăm dò mới nhất của McClatchy-Marist về những ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa, ông Bush xếp thứ hai với 14 phần trăm tỉ lệ ủng hộ, sau ứng cử viên tổng thống năm 2012 Mitt Romney với 19%.
Loan báo của ông Bush có thể khơi ra một phản ứng dây chuyền từ những ứng cử viên đảng Cộng hòa khác đang cân nhắc tranh cử tổng thống vào năm 2016, và có thể khiến một số người tăng tốc thời gian biểu của mình để đưa ra quyết định có tranh cử hay không.
Ông John Fortier là nhà phân tích chính trị của Trung tâm Chính sách Lưỡng Đảng ở Washington.
Ông Fortier nói: "Đảng Cộng hòa sẽ có một nhóm đông đảo những ứng cử viên và những phe cánh khác nhau đại diện, và cũng chưa thật rõ ràng ai sẽ nổi trội trong cuộc đua nhiều ứng cử viên này."
Jeb Bush là cái tên được nhiều người biết tới khắp cả nước và cũng là cái tên đảm bảo gây quỹ thành công. Nhưng ông chưa có chiến dịch tranh cử nào kể từ năm 2002 và sẽ tranh cử trong một đảng Cộng hòa đã trở nên bảo thủ hơn.
Jeb Bush đã chiến thắng hai cuộc bầu cử thống đốc ở bang Florida nhờ sự ủng hộ của cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, và đảng Cộng hòa có thể đang tìm kiếm một ứng cử viên nào có thể có sức lôi cuốn rộng lớn hơn với khối cử tri năm 2016 mà sẽ bao gồm số lượng ngày càng lớn cử tri nói tiếng Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Á. Nhờ sự ủng hộ của cử tri nói tiếng Tây Ban Nha mà tổng thống Obama giành được hai chiến thắng bầu cử vào năm 2008 và 2012.
Chiến lược gia đảng Cộng hòa Whit Ayres cho biết khả năng thu hút lá phiếu từ cử tri nói tiếng Tây Ban Nha của ông Bush có thể là một thế mạnh trong cuộc bầu cử năm 2016.
Ông Ayres cho biết: "Chúng tôi có một phần ba phiếu bầu của cử tri nói tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi phải làm tốt hơn với khối cử tri nói tiếng Tây Ban Nha, cử tri gốc Á. Chúng tôi đã thấy trước điều đó. Đây không phải là vấn đề còn phải tranh cãi và đơn giản là một thách thức mà chúng tôi phải ứng phó thành công nếu có bỏ phiếu bầu chọn một tổng thống khác."
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, là nhân vật sáng giá nhất giành đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2016, nếu bà quyết định tranh cử.
Ngoài Jeb Bush, danh sách những ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa có thể có Thống đốc bang New Jersey Chris Christie, Thống đốc bang Texas Rick Perry, Thượng nghị sĩ bang Kentucky Rand Paul, Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz và Thống đốc bang Louisiana Bobby Jindal, cùng những người khác.
Nếu ông Bush được đề cử thì sẽ mở ra khả năng cho một cuộc đối đầu Bush - Clinton gợi nhớ đến cuộc bầu cử năm 1992, trong đó Bill Clinton đánh bại Tổng thống George H. W. Bush, cha của Jeb Bush.
Vợ ông Clinton, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, là nhân vật sáng giá nhất giành đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2016, nếu bà quyết định tranh cử.
Dân Mỹ chán ngán với Quốc hội sau một năm đấu đá tranh cãi
Cindy Saine
VOA-18.12.2014
Điện Capitol vào ban đêm
Công tác của Quốc hội thứ 113 đã kết thúc, với việc các nhà lập pháp gần tới phút cuối mới thông qua được dự luật chi tiêu để giữ cho chính phủ tiếp tục hoạt động trước khi họ về nhà nghỉ lễ. Quốc hội khóa này chỉ ban hành được 202 luật, ít nhất trong 42 năm qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ có 15 phần trăm người Mỹ có quan điểm tích cực về Quốc hội. Vì Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện từ tháng Giêng năm sau, một số nhà phân tích cho rằng sẽ có thêm những cuộc đấu đá giữa Quốc hội và Tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama trong năm 2015.
Dù trải qua một năm tranh cãi gay gắt về chính trị, có một số truyền thống mà Quốc hội và Tòa Bạch Ốc vẫn cùng đón mừng, trong đó bao gồm một buổi lễ thắp sáng cây thông Giáng Sinh hàng năm. Nhưng ở đầu kia của Đại lộ Pennsylvania tại Điện Capitol, không khí ảm đạm bao trùm. Trong một cuộc chiến ngân sách khác vào phút chót, nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ bất mãn về một điều khoản của đảng Cộng hòa mà họ nói ưu ái những ngân hàng lớn. Lãnh đạo khối thiểu số Nancy Pelosi phát biểu:
"Và đó là lý do tại sao tôi thực sự rất đau lòng. Tôi không nghĩ là tôi đã dùng từ này khi đứng đây phát biểu -- 'đau lòng'-- khi chứng kiến vết nhơ vấy lên dự luật phân bổ ngân sách giá trị này từ hàng ngũ phía trên."
Nhập cư là vấn đề đã khiến nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa tức giận. Họ cáo buộc Tổng thống Obama vượt quá thẩm quyền lập hiến của mình bằng cách ban hành sắc lệnh hành pháp bảo vệ khoảng gần bốn triệu người nhập cư không có giấy tờ khỏi bị trục xuất.
Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa John Boehner nói:
"Ngay từ đầu chúng tôi cũng đã nói rõ là chúng tôi sẽ đưa ra thách thức trực tiếp đối với những hành động đơn phương của Tổng thống về vấn đề nhập cư. Thách thức đó sẽ bao gồm những hành động thực tế về an ninh biên giới."
Tuy nhiên, vấn đề nhập cư cũng gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng hòa, theo nhà phân tích Stuart Rothenberg.
"Phân nửa hoặc một phần đáng kể những thành viên đảng Cộng hòa muốn có một giải pháp toàn diện và hiểu rằng chúng ta không thể trục xuất hàng triệu người, phân ly những gia đình, rằng chúng ta không thể quay ngược đồng hồ lại. Nhưng một phần lớn thành viên Đảng Cộng hòa nói rằng những người đó ở đây bất hợp pháp, chúng ta chỉ cần biết có vậy, đuổi họ đi."
Đảng Cộng hòa thắng lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11, chiếm quyền kiểm soát Thượng viện và mở rộng vị thế của mình ở Hạ viện. Nhưng ông Rothenberg nói rằng ông không lạc quan về năm 2015:
"Dù cuộc bầu cử được coi là một sự khiển trách nặng nề nhắm vào tổng thống, tôi không cho rằng ông ấy thực sự nhìn nhận sự việc theo hướng đó. Và dù cuộc bầu cử đưa đảng Cộng hòa lên cầm trịch, không rõ là có một tiếng nói thống nhất phát ra từ đảng Cộng hòa."
Các nhà phân tích khác không đồng tình, nói rằng đảng Cộng hòa sẽ muốn cho thấy kết quả. Nhà nghiên cứu William Howell của Đại học Chicago nói:
"Họ cần chứng tỏ mình có khả năng quản lý một cách có hiệu quả, rằng họ không thể hoàn toàn và chỉ là một thế lực gây cản trở trong nền chính trị của Mỹ. Họ cần chứng tỏ họ có thể làm được việc."
Vì vậy Tổng thống và các nhà lập pháp nên tận hưởng kỳ nghỉ lễ của mình khi còn có thể, trước khi những trận chiến mới khai mào vào năm sau.
VOA-18.12.2014
Điện Capitol vào ban đêm
Công tác của Quốc hội thứ 113 đã kết thúc, với việc các nhà lập pháp gần tới phút cuối mới thông qua được dự luật chi tiêu để giữ cho chính phủ tiếp tục hoạt động trước khi họ về nhà nghỉ lễ. Quốc hội khóa này chỉ ban hành được 202 luật, ít nhất trong 42 năm qua. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ có 15 phần trăm người Mỹ có quan điểm tích cực về Quốc hội. Vì Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện từ tháng Giêng năm sau, một số nhà phân tích cho rằng sẽ có thêm những cuộc đấu đá giữa Quốc hội và Tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama trong năm 2015.
Dù trải qua một năm tranh cãi gay gắt về chính trị, có một số truyền thống mà Quốc hội và Tòa Bạch Ốc vẫn cùng đón mừng, trong đó bao gồm một buổi lễ thắp sáng cây thông Giáng Sinh hàng năm. Nhưng ở đầu kia của Đại lộ Pennsylvania tại Điện Capitol, không khí ảm đạm bao trùm. Trong một cuộc chiến ngân sách khác vào phút chót, nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ bất mãn về một điều khoản của đảng Cộng hòa mà họ nói ưu ái những ngân hàng lớn. Lãnh đạo khối thiểu số Nancy Pelosi phát biểu:
"Và đó là lý do tại sao tôi thực sự rất đau lòng. Tôi không nghĩ là tôi đã dùng từ này khi đứng đây phát biểu -- 'đau lòng'-- khi chứng kiến vết nhơ vấy lên dự luật phân bổ ngân sách giá trị này từ hàng ngũ phía trên."
Nhập cư là vấn đề đã khiến nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa tức giận. Họ cáo buộc Tổng thống Obama vượt quá thẩm quyền lập hiến của mình bằng cách ban hành sắc lệnh hành pháp bảo vệ khoảng gần bốn triệu người nhập cư không có giấy tờ khỏi bị trục xuất.
Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa John Boehner nói:
"Ngay từ đầu chúng tôi cũng đã nói rõ là chúng tôi sẽ đưa ra thách thức trực tiếp đối với những hành động đơn phương của Tổng thống về vấn đề nhập cư. Thách thức đó sẽ bao gồm những hành động thực tế về an ninh biên giới."
Tuy nhiên, vấn đề nhập cư cũng gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng Cộng hòa, theo nhà phân tích Stuart Rothenberg.
"Phân nửa hoặc một phần đáng kể những thành viên đảng Cộng hòa muốn có một giải pháp toàn diện và hiểu rằng chúng ta không thể trục xuất hàng triệu người, phân ly những gia đình, rằng chúng ta không thể quay ngược đồng hồ lại. Nhưng một phần lớn thành viên Đảng Cộng hòa nói rằng những người đó ở đây bất hợp pháp, chúng ta chỉ cần biết có vậy, đuổi họ đi."
Đảng Cộng hòa thắng lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11, chiếm quyền kiểm soát Thượng viện và mở rộng vị thế của mình ở Hạ viện. Nhưng ông Rothenberg nói rằng ông không lạc quan về năm 2015:
"Dù cuộc bầu cử được coi là một sự khiển trách nặng nề nhắm vào tổng thống, tôi không cho rằng ông ấy thực sự nhìn nhận sự việc theo hướng đó. Và dù cuộc bầu cử đưa đảng Cộng hòa lên cầm trịch, không rõ là có một tiếng nói thống nhất phát ra từ đảng Cộng hòa."
Các nhà phân tích khác không đồng tình, nói rằng đảng Cộng hòa sẽ muốn cho thấy kết quả. Nhà nghiên cứu William Howell của Đại học Chicago nói:
"Họ cần chứng tỏ mình có khả năng quản lý một cách có hiệu quả, rằng họ không thể hoàn toàn và chỉ là một thế lực gây cản trở trong nền chính trị của Mỹ. Họ cần chứng tỏ họ có thể làm được việc."
Vì vậy Tổng thống và các nhà lập pháp nên tận hưởng kỳ nghỉ lễ của mình khi còn có thể, trước khi những trận chiến mới khai mào vào năm sau.
Mỹ, Cuba nối lại quan hệ ngoại giao sau khi trao đổi tù binh
VOA-18.12.2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro
Mỹ và Cuba cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ, chấm dứt hơn một nửa thế kỷ cô lập ngoại giao nảy sinh từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro, phát biểu cùng lúc ở Washington và Havana, cho biết họ đã trao đổi những tù binh người Mỹ và Cuba bị giam giữ nhiều năm qua và giờ sẽ mở đường để tăng cường quan hệ về kinh tế và du lịch giữa hai nước.
Alan Gross, nhân viên hợp đồng với Cơ quan Phát triển Quốc tế, được Cuba trả tự do hôm thứ Tư sau năm năm tù giam vì nhập khẩu công nghệ cấm vào Cuba. Ông Obama cho biết ông Gross và một người đàn ông được mô tả là "một trong những tình báo viên (người Mỹ) quan trọng nhất " đã được Cuba thả ra, đổi lại Mỹ cũng thả ba điệp viên người Cuba bị giam hơn một thập niên qua trong các nhà tù của Mỹ.
Ông Obama nói 50 năm qua, việc Mỹ cô lập đảo quốc cách bờ biển phía nam của Mỹ 145 km "đã không có tác dụng" và "đến lúc phải có cách tiếp cận mới."
Sự tan băng ngoại giao này diễn ra sau hơn một năm đàm phán bí mật giữa hai nước, với Canada và Đức Giáo hoàng Phanxicô đóng vai trò chủ chốt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo Roma ngỏ lời "chúc mừng nồng nhiệt" đối với việc nối lại liên hệ ngoại giao giữa hai nước, trong khi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon mô tả tin này là "rất tích cực."
Chủ tịch Castro nói ông Obama "đáng được người dân chúng tôi tôn trọng và ghi nhận." Hai nhà lãnh đạo đã điện đàm với nhau hơn 45 phút vào ngày thứ Ba, là sự liên lạc có thực chất đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Cuba kể từ năm 1961.
Ông Gross ca ngợi ông Obama, các quan chức, và các nhóm từ thiện khác vì những nỗ lực của họ trong việc giúp ông được phóng thích.
Theo dự kiến, Mỹ và Cuba trong tuần tới sẽ đàm phán một thỏa thuận đưa tới việc mở đại sứ quán tại thủ đô của hai nước. Ông Obama cho biết quan hệ kinh doanh và du lịch sẽ được khởi động, nhưng ông sẽ phải thương thuyết với Quốc hội Mỹ về việc chấm dứt phong tỏa kinh tế của Mỹ đối với Cuba.
Sau loan báo của tổng thống, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner nói, "Xét lại quan hệ với chế độ Castro là điều không nên, huống hồ là bình thường hóa, cho đến khi người dân Cuba được hưởng tự do - dù một giây sớm hơn cũng không." Ông nói thêm, "Không có ‘đường hướng gì mới’ ở đây, có chăng là một danh sách dài những nhượng bộ phi lý cho một chế độ độc tài đàn áp người dân của mình và mưu đồ với kẻ thù của chúng ta."
Ông Obama nói ông "không ảo tưởng" rằng những quyền cá nhân của người dân Cuba sẽ cải thiện ngay lập tức. Nhưng ông nói khi Mỹ không đồng ý với hành động của Cuba, Mỹ sẽ có thể lên tiếng thẳng thừng với Havana.
Tòa Bạch Ốc cho biết chính sách lâu nay của Mỹ tìm cách kiềm chế và cô lập Cuba thực sự "cô lập Mỹ khỏi những đối tác trong khu vực và quốc tế [và] hạn chế khả năng của chúng ta ảnh hưởng đến kết quả trên khắp Tây bán cầu."
Phát biểu của chính quyền Obama cho biết mặc dù chính sách của Mỹ đối với Cuba "bắt nguồn từ những ý định tốt, nhưng chính sách đó có ít tác dụng. Hôm nay, cũng như thời năm 1961, Cuba vẫn do gia đình Castro và Đảng Cộng sản cai trị."
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro
Mỹ và Cuba cho biết hai nước đang tiến tới bình thường hóa quan hệ, chấm dứt hơn một nửa thế kỷ cô lập ngoại giao nảy sinh từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro, phát biểu cùng lúc ở Washington và Havana, cho biết họ đã trao đổi những tù binh người Mỹ và Cuba bị giam giữ nhiều năm qua và giờ sẽ mở đường để tăng cường quan hệ về kinh tế và du lịch giữa hai nước.
Alan Gross, nhân viên hợp đồng với Cơ quan Phát triển Quốc tế, được Cuba trả tự do hôm thứ Tư sau năm năm tù giam vì nhập khẩu công nghệ cấm vào Cuba. Ông Obama cho biết ông Gross và một người đàn ông được mô tả là "một trong những tình báo viên (người Mỹ) quan trọng nhất " đã được Cuba thả ra, đổi lại Mỹ cũng thả ba điệp viên người Cuba bị giam hơn một thập niên qua trong các nhà tù của Mỹ.
Ông Obama nói 50 năm qua, việc Mỹ cô lập đảo quốc cách bờ biển phía nam của Mỹ 145 km "đã không có tác dụng" và "đến lúc phải có cách tiếp cận mới."
Sự tan băng ngoại giao này diễn ra sau hơn một năm đàm phán bí mật giữa hai nước, với Canada và Đức Giáo hoàng Phanxicô đóng vai trò chủ chốt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo Roma ngỏ lời "chúc mừng nồng nhiệt" đối với việc nối lại liên hệ ngoại giao giữa hai nước, trong khi Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon mô tả tin này là "rất tích cực."
Chủ tịch Castro nói ông Obama "đáng được người dân chúng tôi tôn trọng và ghi nhận." Hai nhà lãnh đạo đã điện đàm với nhau hơn 45 phút vào ngày thứ Ba, là sự liên lạc có thực chất đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Cuba kể từ năm 1961.
Ông Gross ca ngợi ông Obama, các quan chức, và các nhóm từ thiện khác vì những nỗ lực của họ trong việc giúp ông được phóng thích.
Theo dự kiến, Mỹ và Cuba trong tuần tới sẽ đàm phán một thỏa thuận đưa tới việc mở đại sứ quán tại thủ đô của hai nước. Ông Obama cho biết quan hệ kinh doanh và du lịch sẽ được khởi động, nhưng ông sẽ phải thương thuyết với Quốc hội Mỹ về việc chấm dứt phong tỏa kinh tế của Mỹ đối với Cuba.
Sau loan báo của tổng thống, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner nói, "Xét lại quan hệ với chế độ Castro là điều không nên, huống hồ là bình thường hóa, cho đến khi người dân Cuba được hưởng tự do - dù một giây sớm hơn cũng không." Ông nói thêm, "Không có ‘đường hướng gì mới’ ở đây, có chăng là một danh sách dài những nhượng bộ phi lý cho một chế độ độc tài đàn áp người dân của mình và mưu đồ với kẻ thù của chúng ta."
Ông Obama nói ông "không ảo tưởng" rằng những quyền cá nhân của người dân Cuba sẽ cải thiện ngay lập tức. Nhưng ông nói khi Mỹ không đồng ý với hành động của Cuba, Mỹ sẽ có thể lên tiếng thẳng thừng với Havana.
Tòa Bạch Ốc cho biết chính sách lâu nay của Mỹ tìm cách kiềm chế và cô lập Cuba thực sự "cô lập Mỹ khỏi những đối tác trong khu vực và quốc tế [và] hạn chế khả năng của chúng ta ảnh hưởng đến kết quả trên khắp Tây bán cầu."
Phát biểu của chính quyền Obama cho biết mặc dù chính sách của Mỹ đối với Cuba "bắt nguồn từ những ý định tốt, nhưng chính sách đó có ít tác dụng. Hôm nay, cũng như thời năm 1961, Cuba vẫn do gia đình Castro và Đảng Cộng sản cai trị."
TT Obama tìm cách đánh bóng di sản trong hai năm cuối nhiệm kỳ
Aru Pande
VOA-18.12.2014
Tháng giêng năm tới, một vị tổng thống Hoa Kỳ đã phải đối phó với nhiều thử thách trong nước và toàn cầu trong năm nay, cũng sẽ phải đối phó với một khối đa số đảng viên Cộng hòa ở cả hai viện Quốc hội.
Cử tri đã nói lên bằng lá phiếu của mình ngày 4 tháng 11, đẩy đảng của tổng thống ra khỏi thế đa số tại Thượng viện và giao toàn quyền kiểm soát Quốc hội cho đảng Cộng hòa.
Vào ngày hôm sau cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Obama đã đứng trước đoàn ký giả ở Toà Bạch Ốc, giải đáp các câu hỏi về cảm tưởng của một nhà lãnh đạo ở thế yếu mà Mỹ gọi là “vịt què” và về việc liệu ông có thay đổi điều gì trong hai năm cuối tại chức hay không.
“Mục tiêu số 1 của tôi – bởi lẽ tôi sẽ không ra tranh cử nữa, tôi không có tên trên lá phiếu, tôi không có thêm khát vọng chính trị nào – mục tiêu số 1 của tôi chỉ là làm tất cả những gì có thể được cho dân chúng Mỹ trong hai năm cuối này.”
Một trong những việc ông có thể làm là tiếp tục củng cố nền kinh tế và giới trung lưu của Hoa Kỳ.
Cựu giới chức trong chính quyền Obama, ông Carmel Martin hiện làm việc cho Trung tâm Tiến bộ Mỹ:
“Ông đã đưa chúng ta trở lại từ mê lộ về mặt Cuộc Đại Suy thoái. Chúng ta đã có trên 50 tháng tăng trưởng công ăn việc làm, 10 triệu công việc mới trong khu vực tư nhân và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ sáu năm nay. Do đó tôi trông đợi rằng ông sẽ tiếp tục tập trung vào nền kinh tế.”
Tuy nhiên, bất chấp tiến bộ về kinh tế, tổng thống bước vào năm 2015 với điểm ủng hộ ở gần mức thấp kỷ lục.
Giáo sư sử học Allan Lichtman của trường Đại học American có nhận định:
“Đã không có một sự xuống dốc to lớn trong nền kinh tế. Đã không có vụ tai tiếng nào khủng khiếp. Đã qua một thời kỳ tương đối tử tế, thế nhưng dân chúng vẫn không lấy làm hài lòng. Đôi khi tôi nghĩ dân chúng Mỹ trông đợi quá nhiều ở tổng thống của họ.”
Dù sao khi nói về di sản của tổng thống, ông Lichtman cho rằng điểm ủng hộ không có ý nghĩa bao nhiêu.
Ông nói giữa một bầu không khí chính trị ngày càng phân cực hơn, có phần chắc Tổng thống Obama sẽ dành năm 2015 và 2016 để sử dụng quyền hành pháp vượt qua Quốc hội và tìm cách để lại dấu ấn về chính sách đối ngoại của mình.
“Ông vốn đã đưa được Trung Quốc đến chỗ ký một hình thức thoả thuận về biến đổi khí hậu, điều mà từ trước tới nay họ hòan toàn không muốn làm. Đó là một sự khai thông lớn. Sẽ là một thắng lợi phi thường nếu ông có thể đạt được một thoả thuận hạt nhân khả tín với Iran. Sự kiện ấy gần như có thể sánh với thoả thuận mà ông Jimmy Carter đã đạt được ở Camp David giữa Israel và Ai Cập.”
Các nhà phân tích nói hai năm vẫn còn là thời gian đủ để một vị tổng thống để lại một ảnh hưởng lâu dài, và không nên đánh giá thấp khả năng của ông Barack Obama có thể làm như vậy, nhất là ảnh hưởng đối với toàn cầu.
VOA-18.12.2014
Tháng giêng năm tới, một vị tổng thống Hoa Kỳ đã phải đối phó với nhiều thử thách trong nước và toàn cầu trong năm nay, cũng sẽ phải đối phó với một khối đa số đảng viên Cộng hòa ở cả hai viện Quốc hội.
Cử tri đã nói lên bằng lá phiếu của mình ngày 4 tháng 11, đẩy đảng của tổng thống ra khỏi thế đa số tại Thượng viện và giao toàn quyền kiểm soát Quốc hội cho đảng Cộng hòa.
Vào ngày hôm sau cuộc bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Obama đã đứng trước đoàn ký giả ở Toà Bạch Ốc, giải đáp các câu hỏi về cảm tưởng của một nhà lãnh đạo ở thế yếu mà Mỹ gọi là “vịt què” và về việc liệu ông có thay đổi điều gì trong hai năm cuối tại chức hay không.
“Mục tiêu số 1 của tôi – bởi lẽ tôi sẽ không ra tranh cử nữa, tôi không có tên trên lá phiếu, tôi không có thêm khát vọng chính trị nào – mục tiêu số 1 của tôi chỉ là làm tất cả những gì có thể được cho dân chúng Mỹ trong hai năm cuối này.”
Một trong những việc ông có thể làm là tiếp tục củng cố nền kinh tế và giới trung lưu của Hoa Kỳ.
Cựu giới chức trong chính quyền Obama, ông Carmel Martin hiện làm việc cho Trung tâm Tiến bộ Mỹ:
“Ông đã đưa chúng ta trở lại từ mê lộ về mặt Cuộc Đại Suy thoái. Chúng ta đã có trên 50 tháng tăng trưởng công ăn việc làm, 10 triệu công việc mới trong khu vực tư nhân và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ sáu năm nay. Do đó tôi trông đợi rằng ông sẽ tiếp tục tập trung vào nền kinh tế.”
Tuy nhiên, bất chấp tiến bộ về kinh tế, tổng thống bước vào năm 2015 với điểm ủng hộ ở gần mức thấp kỷ lục.
Giáo sư sử học Allan Lichtman của trường Đại học American có nhận định:
“Đã không có một sự xuống dốc to lớn trong nền kinh tế. Đã không có vụ tai tiếng nào khủng khiếp. Đã qua một thời kỳ tương đối tử tế, thế nhưng dân chúng vẫn không lấy làm hài lòng. Đôi khi tôi nghĩ dân chúng Mỹ trông đợi quá nhiều ở tổng thống của họ.”
Dù sao khi nói về di sản của tổng thống, ông Lichtman cho rằng điểm ủng hộ không có ý nghĩa bao nhiêu.
Ông nói giữa một bầu không khí chính trị ngày càng phân cực hơn, có phần chắc Tổng thống Obama sẽ dành năm 2015 và 2016 để sử dụng quyền hành pháp vượt qua Quốc hội và tìm cách để lại dấu ấn về chính sách đối ngoại của mình.
“Ông vốn đã đưa được Trung Quốc đến chỗ ký một hình thức thoả thuận về biến đổi khí hậu, điều mà từ trước tới nay họ hòan toàn không muốn làm. Đó là một sự khai thông lớn. Sẽ là một thắng lợi phi thường nếu ông có thể đạt được một thoả thuận hạt nhân khả tín với Iran. Sự kiện ấy gần như có thể sánh với thoả thuận mà ông Jimmy Carter đã đạt được ở Camp David giữa Israel và Ai Cập.”
Các nhà phân tích nói hai năm vẫn còn là thời gian đủ để một vị tổng thống để lại một ảnh hưởng lâu dài, và không nên đánh giá thấp khả năng của ông Barack Obama có thể làm như vậy, nhất là ảnh hưởng đối với toàn cầu.
Kinh tế Nga "xuống dốc không phanh", Mỹ tiếp tục trừng phạt
TTO - Ngày 17-12, Nhà Trắng tuyên bố Mỹ tiếp tục trừng phạt Nga bất chấp việc nền kinh tế Nga đang khủng hoảng. Giới quan sát cảnh báo kinh tế Nga suy thoái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phương Tây.
Một người đàn ông đi qua tòa nhà có bảng thông báo tỉ giá ngoại hối ở Matxcơva. Đồng rúp vẫn đang rơi tự do - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ ký luật mở rộng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. Trước đó Quốc hội Mỹ đã thông qua luật này, tăng cấm vận các ngành vũ khí và dầu khí Nga.
Các biện pháp cấm vận mới chắc chắn sẽ đẩy nền kinh tế Nga lún sâu vào khủng hoảng. Bất chấp việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất lên tới 17%, giá đồng rúp vẫn tiếp tục xuống mức thấp kỷ lục 1 USD đổi được 80 rúp trong hôm qua.
Rơi vào thế kẹt
Theo AFP, hôm nay giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ sụt thêm 1,16 USD xuống còn 54,77 USD/thùng.
Dầu Brent biển Bắc ở Anh cũng giảm 71 cent xuống còn 59,3 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá dầu Brent hạ xuống dưới 60 USD/thùng kể từ tháng 7-2009.
|
Vấn đề là giá dầu thế giới vẫn đang tiếp tục giảm mạnh. Giá dầu giảm gây áp lực khiến giá đồng rúp rơi tự do bởi nền kinh tế Nga quá phụ thuộc vào xuất khẩu dầu.
Các chuyên gia kinh tế cho biết với tỉ lệ lãi suất lên tới 17%, nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ suy thoái mạnh. Bởi các doanh nghiệp Nga khó có thể tìm được cơ hội kinh doanh nào đem lại lợi nhuận lớn hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Do đó sẽ không có chuyện đầu tư cho các nhà máy và cửa hàng mới.
Nhưng Ngân hàng Trung ương Nga buộc phải làm như thế bởi giá đồng rúp tiếp tục giảm đồng nghĩa với thảm họa. Các công ty Nga phải trả nợ bằng đồng USD, do đó cần đồng rúp tăng giá so với đồng USD. Các ngân hàng và công ty Nga hiện nợ nước ngoài khoảng 700 tỉ USD và phải trả ít nhất 125 tỉ USD vào cuối năm 2015.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Nga đang mắc kẹt trong một vòng xoáy luẩn quẩn, không có lối thoát. Giới chuyên gia cho rằng Nga chỉ thoát nạn nếu giá dầu sớm tăng vọt trở lại lên ngưỡng 95 USD/thùng. Nhưng mọi dự báo đều cho thấy giá dầu sẽ tiếp tục suy yếu trong cả năm 2015.
Mới đây Ngân hàng Trung ương Nga dự báo GDP Nga sẽ giảm gần 5% trong năm 2015. Theo báo Wall Street Journal, Viện Tài chính quốc tế (IIF) đánh giá trên thực tế hiện nền kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái và sự khó khăn mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.
Phương Tây cũng sẽ khó thở
Trang CNN Money nhận định việc nền kinh tế Nga khủng hoảng thực tế không phải là tin tốt lành gì với phương Tây. Các đối tác kinh tế của Nga hiện đang hết sức lo ngại. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có thể là nạn nhân lớn nhất. Thương mại song phương Đức - Nga năm 2013 lên tới 95,4 tỉ USD.
Do cấm vận phương Tây, xuất khẩu từ Đức sang Nga đã giảm sút và các công ty Đức phải hạn chế đầu tư vào Nga. Việc kinh tế Nga khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của Đức. Tháng trước Chính phủ Đức đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 một cách đáng kể.
Phần còn lại của châu Âu cũng thiệt hại do Nga nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa từ châu lục này. Hồi tháng 8 Nga đã cấm nhập trái cây, rau, thịt, cá và sữa từ châu Âu. Đây là cú đòn giáng vào các nhà sản xuất châu Âu. Trong năm 2013, châu Âu xuất khẩu khoảng 15 tỉ USD thực phẩm vào Nga.
Các hãng năng lượng phương Tây như BP, Total và Exxon Mobil đều than thở cấm vận Nga ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Một số nhà sản xuất ôtô như Ford (Mỹ), Volkswagen (Đức) và Renault (Pháp) đều cho biết đồng rúp giảm giá khiến doanh số của họ ở Nga sụt giảm đáng kể.
Các nhãn hiệu lớn khác như McDonald’s, Adidas, Carlsberg, Coca-Cola… cũng đều thông báo tình trạng doanh số ở Nga sụt giảm nghiêm trọng.
17/12/2014 18:02
NGUYỆT PHƯƠNG
Nước Nga giữa cơn bão lạm phát
TTO - “Chúng ta sẽ chuyển sang uống sữa bột, ăn thịt nguội làm từ đậu nành thay thịt bò, đi xe nội địa và xài điện thoại Trung Quốc…” là viễn cảnh người Nga nghĩ tới do cuộc khủng hoảng kinh tế trước mắt.
Người Nga đang tranh thủ vét hàng hóa trước năm mới - Ảnh: Itar-Tass
Cuộc thăm dò do báo điện tử gazeta.ru thực hiện cho thấy đa số các doanh nghiệp nhập khẩu của Nga và thị trường đều tỏ ra bi quan về tương lai sắp tới của nền kinh tế.
Quyết định táo bạo nâng lãi suất lên 17% của Ngân hàng trung ương Nga ngày 16-12 không tạo ra được hiệu quả mong muốn: thị trường cuống cuồng bán tháo đồng rúp để mua USD và đồng euro, đẩy tỉ giá lên mức kỷ lục hơn 100 rúp/1 euro và 80 rúp/1 USD.
Những nạn nhân đầu tiên phá sản do tỉ giá là các nhà nhập khẩu đang vay nợ bằng ngoại tệ, theo sau là các công ty vay bằng đồng rúp.
Người Nga lên cơn sốt tìm mua hàng hóa với tỉ giá cũ, một số nhà cung cấp đang trong trạng thái bị sốc đến nỗi không kịp điều chỉnh giá hoặc chẳng buồn trả lời điện thoại khách hàng.
Kim ngạch mua bán tăng đều những ngày này do người dân đổ đi mua đồ dùng dự trữ, lo sợ đồng rúp sẽ mất giá hơn nữa.
Sức mua mặt hàng điện máy tăng từ hồi tháng 10, giám đốc Công ty Enter Katerina Belousova cho biết, tuy nhiên bà không dám dự đoán tình hình vào tháng sau. Với tốc độ tăng chóng mặt của giá cả hiện nay, không ai nói được người tiêu dùng sẽ phản ứng ra sao.
Giá cả các cửa hàng trên mạng tại Nga trong một tuần đã tăng 35%, đến ngày hôm qua con số này là 50%.
Từ đầu tháng 12, Apple và Samsung cũng phải điều chỉnh giá sản phẩm niêm yết bằng đồng rúp tại Nga.
“Điều chắc chắn là giá cả sẽ tăng thêm không dưới 15% nữa sau năm mới” - một nhà bán lẻ tại Nga khẳng định với gazeta.ru.
Các công ty nhỏ của Nga đang gặp không ít khó khăn, hàng hóa dự trữ tạm thời đáp ứng được nhu cầu nhưng tiếp theo thì không ai nói chắc. Nhóm hàng hóa thông dụng nhất trong đó có một số mẫu điện thoại, máy tính… đang dần biến mất khỏi các quầy hàng.
Hàng hóa đắt đỏ khiến người mua không hứng thú, trong khi đó hàng nội địa của Nga lại không có thể thay thế.
“Vấn đề nằm ở giá: các nhà sản xuất của Nga thà bán sản phẩm tốt của mình ra nước ngoài với giá cao hơn thay vì thị trường trong nước” - ông Azamat Yusupov, giám đốc La Maree, công ty cung cấp hải sản và chuyên về nhà hàng, cho biết.
Chủ tịch HĐQT công ty sữa “SoyusMoloko” Andrei Danilenko nhận xét với 40% sản lượng sữa tại Nga là nhập khẩu, việc đồng rúp mất giá sẽ khiến không ít nhà nhập khẩu rời thị trường. Nhưng theo ông Danilenko vẫn có cơ hội “sống sót” nếu doanh nghiệp tập trung cho phân khúc hàng hóa rẻ.
17/12/2014 17:08
MINH TRUNG
Người Nga đang tranh thủ vét hàng hóa trước năm mới - Ảnh: Itar-Tass
Cuộc thăm dò do báo điện tử gazeta.ru thực hiện cho thấy đa số các doanh nghiệp nhập khẩu của Nga và thị trường đều tỏ ra bi quan về tương lai sắp tới của nền kinh tế.
Quyết định táo bạo nâng lãi suất lên 17% của Ngân hàng trung ương Nga ngày 16-12 không tạo ra được hiệu quả mong muốn: thị trường cuống cuồng bán tháo đồng rúp để mua USD và đồng euro, đẩy tỉ giá lên mức kỷ lục hơn 100 rúp/1 euro và 80 rúp/1 USD.
Những nạn nhân đầu tiên phá sản do tỉ giá là các nhà nhập khẩu đang vay nợ bằng ngoại tệ, theo sau là các công ty vay bằng đồng rúp.
Người Nga lên cơn sốt tìm mua hàng hóa với tỉ giá cũ, một số nhà cung cấp đang trong trạng thái bị sốc đến nỗi không kịp điều chỉnh giá hoặc chẳng buồn trả lời điện thoại khách hàng.
Kim ngạch mua bán tăng đều những ngày này do người dân đổ đi mua đồ dùng dự trữ, lo sợ đồng rúp sẽ mất giá hơn nữa.
“Đồng rúp rớt giá còn nhanh hơn tốc độ chúng tôi viết cái tin này” |
Tờ Vedomosti của Nga hài hước
|
Sức mua mặt hàng điện máy tăng từ hồi tháng 10, giám đốc Công ty Enter Katerina Belousova cho biết, tuy nhiên bà không dám dự đoán tình hình vào tháng sau. Với tốc độ tăng chóng mặt của giá cả hiện nay, không ai nói được người tiêu dùng sẽ phản ứng ra sao.
Giá cả các cửa hàng trên mạng tại Nga trong một tuần đã tăng 35%, đến ngày hôm qua con số này là 50%.
Từ đầu tháng 12, Apple và Samsung cũng phải điều chỉnh giá sản phẩm niêm yết bằng đồng rúp tại Nga.
“Điều chắc chắn là giá cả sẽ tăng thêm không dưới 15% nữa sau năm mới” - một nhà bán lẻ tại Nga khẳng định với gazeta.ru.
Các công ty nhỏ của Nga đang gặp không ít khó khăn, hàng hóa dự trữ tạm thời đáp ứng được nhu cầu nhưng tiếp theo thì không ai nói chắc. Nhóm hàng hóa thông dụng nhất trong đó có một số mẫu điện thoại, máy tính… đang dần biến mất khỏi các quầy hàng.
Hàng hóa đắt đỏ khiến người mua không hứng thú, trong khi đó hàng nội địa của Nga lại không có thể thay thế.
“Vấn đề nằm ở giá: các nhà sản xuất của Nga thà bán sản phẩm tốt của mình ra nước ngoài với giá cao hơn thay vì thị trường trong nước” - ông Azamat Yusupov, giám đốc La Maree, công ty cung cấp hải sản và chuyên về nhà hàng, cho biết.
Chủ tịch HĐQT công ty sữa “SoyusMoloko” Andrei Danilenko nhận xét với 40% sản lượng sữa tại Nga là nhập khẩu, việc đồng rúp mất giá sẽ khiến không ít nhà nhập khẩu rời thị trường. Nhưng theo ông Danilenko vẫn có cơ hội “sống sót” nếu doanh nghiệp tập trung cho phân khúc hàng hóa rẻ.
Cơ hội cho doanh nghiệp Nga?
Tỏ ra lạc quan hơn, một số chuyên gia nhìn nhận tình hình trước mắt là cơ hội cho doanh nghiệp Nga chiếm lĩnh lại thị phần từ các công ty nước ngoài.
“Đồng rúp mất giá - điều này cũng giống như cấm vận, chỉ khác là nó văn minh và mang tính thị trường hơn. Doanh nghiệp nào có thể dịch chuyển từ hàng nhập khẩu sang hàng hóa sản xuất trong nước sẽ sống sót qua giai đoạn này”, giám đốc Trung tâm nghiên cứu ngoại thương RAN Aleksander Knobel khẳng định.
|
17/12/2014 17:08
MINH TRUNG
Ép tiểu thương phải làm 'giám đốc' để tận thu thuế
SÀI GÒN (NV) - Hàng chục ngàn gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đang lo lắng trước quy định bị ép phải làm giám đốc bất đắc dĩ nếu muốn có hóa đơn để tiếp tục kinh doanh để chính quyền tận thu thuế.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, từ ngày 1 tháng 1, 201, hàng chục ngàn gia đình kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không được mua hóa đơn của các chi cục thuế, đồng thời phải nộp thuế theo phương thức thuế khoán nếu không làm thủ tục chuyển lên doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty.
Hàng chục ngàn tiểu thương Sài Gòn bị buộc phải làm... “giám đốc.” (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo Cục Thuế Sài Gòn, đây là một trong những điều chỉnh trong luật sửa đổi, bổ sung về thuế có hiệu lực từ đầu năm 2015. Khi áp dụng sẽ có khoảng 20% trong số 270,000 hộ kinh doanh sẽ phải lên công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Ông Nguyễn Bá Thiện, kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm Phúc Thông, huyện Bình Chánh, Sài Gòn kể, vừa rồi ông tới Chi Cục Thuế báo cáo thuế định kỳ hằng tháng thì được cán bộ thuế thông báo, năm 2015 sẽ áp dụng thuế khoán cho tất cả hộ kinh doanh cá thể nên ông sẽ không được mua hóa đơn của Chi Cục Thuế nữa. Nếu muốn mua, ông phải chuyển lên công ty.
Lâu nay, có hai hình thức tính thuế cho các hộ kinh doanh cá thể như ông Thiện. Theo đó, các hộ kinh doanh cá thể không xác định được doanh thu, không mua hóa đơn từ các chi cục thuế sẽ được tính thuế khoán.
Còn những hộ xác định được doanh thu, có mua hóa đơn từ các chi cục thuế để xuất bán cho khách hàng thì được tính thuế theo tỉ lệ phần trăm nhân doanh thu trên tổng hóa đơn/tháng.
Với quy định mới này, chỉ có một hình thức tính thuế: tất cả hộ cá thể đều phải chuyển qua thuế khoán và theo cách tính mới, các cửa hàng, sạp chợ phải đóng thuế tăng lên 1.5% so với 1% như hiện nay.
Theo ông Thiện, hiện nay hộ ông chỉ cần khoảng 3 người, nếu lên công ty phải cần 7-10 người, cồng kềnh không cần thiết. Nhiều tiểu thương cũng có suy nghĩ lo lắng như ông.
Hiện thành phố Sài Gòn có 270,000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó khoảng 18-20% là hộ lớn, còn lại 80% là hộ vừa và nhỏ, chủ yếu là tiểu thương các chợ, cửa hàng ăn uống, nhà nghỉ,... đang nộp thuế khoán nên không phải xuất hóa đơn, 20% còn lại nộp thuế theo kê khai, khi bán hàng thì xuất hóa đơn.
Nhiều tiểu thương cho rằng, nếu đã thu thuế khoán rồi mà còn thu thuế trên mỗi lần mua hóa đơn là tính thuế 2 lần. (Tr.N)
12-16- 2014 3:46:20 PM
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, từ ngày 1 tháng 1, 201, hàng chục ngàn gia đình kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không được mua hóa đơn của các chi cục thuế, đồng thời phải nộp thuế theo phương thức thuế khoán nếu không làm thủ tục chuyển lên doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty.
Hàng chục ngàn tiểu thương Sài Gòn bị buộc phải làm... “giám đốc.” (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo Cục Thuế Sài Gòn, đây là một trong những điều chỉnh trong luật sửa đổi, bổ sung về thuế có hiệu lực từ đầu năm 2015. Khi áp dụng sẽ có khoảng 20% trong số 270,000 hộ kinh doanh sẽ phải lên công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân.
Ông Nguyễn Bá Thiện, kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm Phúc Thông, huyện Bình Chánh, Sài Gòn kể, vừa rồi ông tới Chi Cục Thuế báo cáo thuế định kỳ hằng tháng thì được cán bộ thuế thông báo, năm 2015 sẽ áp dụng thuế khoán cho tất cả hộ kinh doanh cá thể nên ông sẽ không được mua hóa đơn của Chi Cục Thuế nữa. Nếu muốn mua, ông phải chuyển lên công ty.
Lâu nay, có hai hình thức tính thuế cho các hộ kinh doanh cá thể như ông Thiện. Theo đó, các hộ kinh doanh cá thể không xác định được doanh thu, không mua hóa đơn từ các chi cục thuế sẽ được tính thuế khoán.
Còn những hộ xác định được doanh thu, có mua hóa đơn từ các chi cục thuế để xuất bán cho khách hàng thì được tính thuế theo tỉ lệ phần trăm nhân doanh thu trên tổng hóa đơn/tháng.
Với quy định mới này, chỉ có một hình thức tính thuế: tất cả hộ cá thể đều phải chuyển qua thuế khoán và theo cách tính mới, các cửa hàng, sạp chợ phải đóng thuế tăng lên 1.5% so với 1% như hiện nay.
Theo ông Thiện, hiện nay hộ ông chỉ cần khoảng 3 người, nếu lên công ty phải cần 7-10 người, cồng kềnh không cần thiết. Nhiều tiểu thương cũng có suy nghĩ lo lắng như ông.
Hiện thành phố Sài Gòn có 270,000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó khoảng 18-20% là hộ lớn, còn lại 80% là hộ vừa và nhỏ, chủ yếu là tiểu thương các chợ, cửa hàng ăn uống, nhà nghỉ,... đang nộp thuế khoán nên không phải xuất hóa đơn, 20% còn lại nộp thuế theo kê khai, khi bán hàng thì xuất hóa đơn.
Nhiều tiểu thương cho rằng, nếu đã thu thuế khoán rồi mà còn thu thuế trên mỗi lần mua hóa đơn là tính thuế 2 lần. (Tr.N)
12-16- 2014 3:46:20 PM
Luật Việt Nam giúp hệ thống ngân hàng gạt dân
HÀ NỘI (NV) - Tất cả ngân hàng tại Việt Nam đều quảng cáo đã mua bảo hiểm 100% cho tiền mà khách hàng gửi vào nhưng theo luật, gửi bao nhiêu thì cũng chỉ nhận được 50 triệu đồng nếu ngân hàng phá sản.
Ðiều vừa kể khiến nhiều người đang gửi tiền tại các ngân hàng ở Việt Nam choáng váng.
Người gửi tiền vào các ngân hàng tại Việt Nam coi như trắng tay nếu gửi một khoản tiền lớn. Nếu ngân hàng phá sản, họ chỉ có thể nhận tối đa là 50 triệu. (Hình: Người Ðưa Tin)
Trước nay, họ vẫn tin rằng, việc các ngân hàng tại Việt Nam đã mua bảo hiểm 100% cho tiền mà họ gửi vào, đồng nghĩa với việc họ sẽ được nhận lại 100% khoản tiền đã gửi nếu ngân hàng phá sản.
Mới đây, khi Quốc Hội Việt Nam thảo luận về dự luật “Bảo hiểm tiền gửi,” người ta mới biết, do các qui định hiện hành mập mờ, họ đã “hiểu sai” về việc tiền tiết kiệm của họ được bảo hiểm như thế nào.
Theo các quy định hiện hành, ngân hàng phải mua “bảo hiểm tiền gửi.” Tuy nhiên, bất kể khoản tiền gửi vào ngân hàng lớn đến mức nào, nếu ngân hàng phá sản, bảo hiểm cũng chỉ trả cho họ khoản tiền tối đa là 50 triệu đồng/một tài khoản.
Các qui định vừa kể đã được “bê nguyên xi” vào dự luật “Bảo hiểm tiền gửi” và điều đó khiến nhiều đại biểu Quốc hội Việt nam không đồng ý.
Một số đại biểu Quốc Hội bảo rằng, tuy đa số người gửi tiền hiểu sai về “bảo hiểm tiền gửi” nhưng vẫn có một số người biết chuyện.
Ðể không bị mất tiền, có người, khi gửi vào ngân hàng 20 tỉ, họ đã chia nhỏ khoản này thành 40 tài khoản. Mỗi tài khoản chỉ 50 triệu. Ðiều đó làm phiền cả người gửi tiền lẫn ngân hàng nhưng khách gửi tiền của ngân hàng không có lựa chọn nào khác.
Dự luật “Bảo hiểm tiền gửi” không hợp lý còn vì phân loại qui mô doanh nghiệp. Chỉ chấp nhận “bảo hiểm tiền gửi” đối với những doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Một số đại biểu Quốc Hội tin rằng, qui định đó sẽ khiến chủ nhiều doanh nghiệp phải lách luật bằng cách gửi tiền vào ngân hàng dưới danh nghĩa cá nhân để bảo vệ tiền của họ. Cũng vì vậy, nhiều đại biểu Quốc Hội Việt Nam cho rằng, chỉ nên hạn chế bảo hiểm cho những khoản vốn có nguồn gốc từ ngân sách và của doanh nghiệp quốc doanh.
Những đại biểu Quốc Hội này cho rằng, nên nâng mức trả bảo hiểm cho các khoản tiền gửi lên như nhiều quốc gia khác. Chẳng hạn như Nam Hàn, mức này là 200,000 Mỹ kim hay như nhiều quốc gia tại Châu Âu là 50,000 Euros.
Chuyện ấn định mức tối đa để trả bảo hiểm cho các khoản tiền gửi chỉ là 50 triệu đồng bị xem là không hợp lý, không đạt được ý nghĩa của việc đặt định yêu cầu các ngân hàng phải mua bảo hiểm cho các khoản tiền mà khách hàng gửi cho họ, vừa để bảo vệ người gửi tiền, vừa để bảo vệ sự an toan cho hệ thống ngân hàng. (G.Ð)
12-16- 2014 3:47:57 PM
Ðiều vừa kể khiến nhiều người đang gửi tiền tại các ngân hàng ở Việt Nam choáng váng.
Người gửi tiền vào các ngân hàng tại Việt Nam coi như trắng tay nếu gửi một khoản tiền lớn. Nếu ngân hàng phá sản, họ chỉ có thể nhận tối đa là 50 triệu. (Hình: Người Ðưa Tin)
Trước nay, họ vẫn tin rằng, việc các ngân hàng tại Việt Nam đã mua bảo hiểm 100% cho tiền mà họ gửi vào, đồng nghĩa với việc họ sẽ được nhận lại 100% khoản tiền đã gửi nếu ngân hàng phá sản.
Mới đây, khi Quốc Hội Việt Nam thảo luận về dự luật “Bảo hiểm tiền gửi,” người ta mới biết, do các qui định hiện hành mập mờ, họ đã “hiểu sai” về việc tiền tiết kiệm của họ được bảo hiểm như thế nào.
Theo các quy định hiện hành, ngân hàng phải mua “bảo hiểm tiền gửi.” Tuy nhiên, bất kể khoản tiền gửi vào ngân hàng lớn đến mức nào, nếu ngân hàng phá sản, bảo hiểm cũng chỉ trả cho họ khoản tiền tối đa là 50 triệu đồng/một tài khoản.
Các qui định vừa kể đã được “bê nguyên xi” vào dự luật “Bảo hiểm tiền gửi” và điều đó khiến nhiều đại biểu Quốc hội Việt nam không đồng ý.
Một số đại biểu Quốc Hội bảo rằng, tuy đa số người gửi tiền hiểu sai về “bảo hiểm tiền gửi” nhưng vẫn có một số người biết chuyện.
Ðể không bị mất tiền, có người, khi gửi vào ngân hàng 20 tỉ, họ đã chia nhỏ khoản này thành 40 tài khoản. Mỗi tài khoản chỉ 50 triệu. Ðiều đó làm phiền cả người gửi tiền lẫn ngân hàng nhưng khách gửi tiền của ngân hàng không có lựa chọn nào khác.
Dự luật “Bảo hiểm tiền gửi” không hợp lý còn vì phân loại qui mô doanh nghiệp. Chỉ chấp nhận “bảo hiểm tiền gửi” đối với những doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Một số đại biểu Quốc Hội tin rằng, qui định đó sẽ khiến chủ nhiều doanh nghiệp phải lách luật bằng cách gửi tiền vào ngân hàng dưới danh nghĩa cá nhân để bảo vệ tiền của họ. Cũng vì vậy, nhiều đại biểu Quốc Hội Việt Nam cho rằng, chỉ nên hạn chế bảo hiểm cho những khoản vốn có nguồn gốc từ ngân sách và của doanh nghiệp quốc doanh.
Những đại biểu Quốc Hội này cho rằng, nên nâng mức trả bảo hiểm cho các khoản tiền gửi lên như nhiều quốc gia khác. Chẳng hạn như Nam Hàn, mức này là 200,000 Mỹ kim hay như nhiều quốc gia tại Châu Âu là 50,000 Euros.
Chuyện ấn định mức tối đa để trả bảo hiểm cho các khoản tiền gửi chỉ là 50 triệu đồng bị xem là không hợp lý, không đạt được ý nghĩa của việc đặt định yêu cầu các ngân hàng phải mua bảo hiểm cho các khoản tiền mà khách hàng gửi cho họ, vừa để bảo vệ người gửi tiền, vừa để bảo vệ sự an toan cho hệ thống ngân hàng. (G.Ð)
12-16- 2014 3:47:57 PM
Hành trình đòi công lý cho các tử tội bị hàm oan
RFI-Thứ tư, ngày 17 tháng mười hai năm 2014
Ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích liên tục kêu oan cho anh Nguyễn Văn
Ngày 05/12/2014 một sự kiện hiếm thấy trong ngành tư pháp của Việt Nam đã diễn ra : tử tù Hồ Duy Hải được hoãn thi hành án vào giờ chót.
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201412/MAG_17_12_2014.mp3
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tội, được yêu cầu đến ký giấy nhận xác con, trước đó đã vội vã mua vé máy bay từ Long An ra Hà Nội kêu oan thêm lần nữa. Nhưng khi nghe được tin vui không chờ đợi này, bà trả vé, đi xe ôm về nhà, và theo tường thuật của báo chí trong nước thì bà mẹ tử tội khi bước xuống xe đã ngất xỉu luôn ngoài cổng. Được nhóm phóng viên dìu vào nhà, cả tiếng đồng hồ sau bà vẫn không nói được tiếng nào.
Việc hoãn thi hành án đầy kịch tính này diễn ra trong lúc nhiều vụ án khác được cho là oan khuất mà tội nhân phải mang bản án tử hình không phải là hiếm hoi. Tại Hà Nội, gia đình tử tội Nguyễn Văn Chưởng vốn đã đi kêu oan từ 8 năm nay, tiếp tục chạy đua với thời gian, vì được thông báo là cuối tháng 12 này anh Chưởng sẽ bị hành quyết.
Ông Nguyễn Trường Chinh, cha của Nguyễn Văn Chưởng, đều đặn mỗi tuần đều từ Hải Phòng ra Hà Nội kêu oan cho con, kể lại với chúng tôi cuộc hành trình đi tìm công lý.
Vì sao theo gia đình, anh Chưởng có bằng chứng ngoại phạm lúc vụ án xảy ra, mà tòa án các cấp lại kết án tử hình ? Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết các nhân chứng bị đe dọa, đánh đập, lời khai trong hồ sơ bị thay đổi tùy tiện.
Trước nỗi oan ức này, người cha tử tù đã viết lá thư bằng máu gởi đến các cấp lãnh đạo để kêu đòi công lý.
Bên cạnh đó, trên mạng gần đây còn lan truyền lá thư của anh Nguyễn Văn Chưởng từ trong nhà tù gởi ra. Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết thật ra lá thư đã được anh gởi cho gia đình từ lâu, bằng hình thức ngụy trang.
Không chỉ gia đình bị cáo, mà cả các luật sư cũng rất gian nan khi muốn bảo vệ cho thân chủ.
Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, ông Nguyễn Trường Chinh cho biết đã bán hết đất đai, cầm cố nhà cửa để có thể đi kêu đòi công lý cho con suốt 8 năm qua.
Lên Hà Nội gõ cửa các cơ quan công quyền, vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh phải ngủ vất vưởng ngoài hiên các nhà dân. Chỉ khi nào quá mệt mỏi hay bệnh hoạn, họ mới dám vào nhà trọ. Dù chủ trọ thương tình chỉ lấy có 10 ngàn đồng Việt Nam một người,
Ngay cả báo chí chính thức ở Việt Nam cũng đã nhiều lần đưa tin các vụ án oan, chẳng hạn vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, cuối cùng nhờ thủ phạm ra đầu thú mới được trả tự do.
Có bao nhiêu tử tội thật ra không phải là thủ phạm, hiện đang bị giam cầm và chờ ngày lãnh án tử hình ? Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên bỏ án tử, với tình trạng bức cung, hay thiếu trách nhiệm trong điều tra, những thẩm phán ngần ngại không muốn sửa án…không phải là hiếm hoi như hiện nay. Và cũng có những ý kiến cho là tuy chưa thể đòi hỏi một nền tư pháp độc lập trong chế độ độc đảng như hiện nay, cần phải có những cải cách về tư pháp và chế độ giam giữ, để hạn chế bớt những bản án oan khuất đối với người vô tội.
Ông Nguyễn Trường Chinh và bà Nguyễn Thị Bích liên tục kêu oan cho anh Nguyễn Văn
Ngày 05/12/2014 một sự kiện hiếm thấy trong ngành tư pháp của Việt Nam đã diễn ra : tử tù Hồ Duy Hải được hoãn thi hành án vào giờ chót.
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201412/MAG_17_12_2014.mp3
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tội, được yêu cầu đến ký giấy nhận xác con, trước đó đã vội vã mua vé máy bay từ Long An ra Hà Nội kêu oan thêm lần nữa. Nhưng khi nghe được tin vui không chờ đợi này, bà trả vé, đi xe ôm về nhà, và theo tường thuật của báo chí trong nước thì bà mẹ tử tội khi bước xuống xe đã ngất xỉu luôn ngoài cổng. Được nhóm phóng viên dìu vào nhà, cả tiếng đồng hồ sau bà vẫn không nói được tiếng nào.
Việc hoãn thi hành án đầy kịch tính này diễn ra trong lúc nhiều vụ án khác được cho là oan khuất mà tội nhân phải mang bản án tử hình không phải là hiếm hoi. Tại Hà Nội, gia đình tử tội Nguyễn Văn Chưởng vốn đã đi kêu oan từ 8 năm nay, tiếp tục chạy đua với thời gian, vì được thông báo là cuối tháng 12 này anh Chưởng sẽ bị hành quyết.
Ông Nguyễn Trường Chinh, cha của Nguyễn Văn Chưởng, đều đặn mỗi tuần đều từ Hải Phòng ra Hà Nội kêu oan cho con, kể lại với chúng tôi cuộc hành trình đi tìm công lý.
Vì sao theo gia đình, anh Chưởng có bằng chứng ngoại phạm lúc vụ án xảy ra, mà tòa án các cấp lại kết án tử hình ? Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết các nhân chứng bị đe dọa, đánh đập, lời khai trong hồ sơ bị thay đổi tùy tiện.
Trước nỗi oan ức này, người cha tử tù đã viết lá thư bằng máu gởi đến các cấp lãnh đạo để kêu đòi công lý.
Bên cạnh đó, trên mạng gần đây còn lan truyền lá thư của anh Nguyễn Văn Chưởng từ trong nhà tù gởi ra. Ông Nguyễn Trường Chinh cho biết thật ra lá thư đã được anh gởi cho gia đình từ lâu, bằng hình thức ngụy trang.
Không chỉ gia đình bị cáo, mà cả các luật sư cũng rất gian nan khi muốn bảo vệ cho thân chủ.
Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, ông Nguyễn Trường Chinh cho biết đã bán hết đất đai, cầm cố nhà cửa để có thể đi kêu đòi công lý cho con suốt 8 năm qua.
Lên Hà Nội gõ cửa các cơ quan công quyền, vợ chồng ông Nguyễn Trường Chinh phải ngủ vất vưởng ngoài hiên các nhà dân. Chỉ khi nào quá mệt mỏi hay bệnh hoạn, họ mới dám vào nhà trọ. Dù chủ trọ thương tình chỉ lấy có 10 ngàn đồng Việt Nam một người,
Ngay cả báo chí chính thức ở Việt Nam cũng đã nhiều lần đưa tin các vụ án oan, chẳng hạn vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, cuối cùng nhờ thủ phạm ra đầu thú mới được trả tự do.
Có bao nhiêu tử tội thật ra không phải là thủ phạm, hiện đang bị giam cầm và chờ ngày lãnh án tử hình ? Có ý kiến cho rằng Việt Nam nên bỏ án tử, với tình trạng bức cung, hay thiếu trách nhiệm trong điều tra, những thẩm phán ngần ngại không muốn sửa án…không phải là hiếm hoi như hiện nay. Và cũng có những ý kiến cho là tuy chưa thể đòi hỏi một nền tư pháp độc lập trong chế độ độc đảng như hiện nay, cần phải có những cải cách về tư pháp và chế độ giam giữ, để hạn chế bớt những bản án oan khuất đối với người vô tội.
Đồng rúp rớt giá, doanh nhân Việt ở Nga ‘lao đao’
VOA Tiếng Việt
17.12.2014
Giấy bạc 1.000 rúp và đồng kim loại 10 và 50 kopeck của Nga
Một số các doanh nhân Việt hiện đang kinh doanh ở Nga cho biết rằng việc làm ăn, buôn bán hiện “rất ảm đạm”, trong bối cảnh kinh tế nước sở tại lâm vào tình thế khó khăn.
Giá trị đồng rúp của Nga đầu tuần này lại sụt xuống mức thấp mới so với đồng đôla và đồng euro.
Đồng nội tệ của Nga đã giảm hơn 86 phần trăm kể từ tháng Giêng năm nay, mặc dù ngân hàng trung ương đã tung hàng tỉ đôla can thiệp thị trường nhằm kiềm chế sự trượt giá của đồng rúp.
Anh Hồng Thanh, một doanh nhân sinh sống và làm việc ở Nga hơn 20 năm qua, cho biết chưa khi nào việc kinh doanh lại chậm như hiện nay:
“Kinh doanh bây giờ thì kém lắm. Tất cả mọi người đều lỗ hết. Ai cũng lỗ, nhất là những người liên quan tới đồng đôla. Lỗ rất là nặng luôn chứ không phải là lỗ ít. Cuộc khủng hoảng này không như cuộc khủng hoảng năm 1998. Đồng tiền bây giờ mất giá rất là nhiều. Năm 1998, dù nó khủng hoảng, nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay thì không bán được. Lúc như này chỉ mong nó qua được giai đoạn này thôi. Mọi người hy vọng là nó sẽ tốt đẹp lên. Chẳng biết thế nào. Nhưng mà từ xưa tới nay, ở bên này, tôi cũng đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như thế rồi thì cũng hy vọng nước Nga nó sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng như thế này”.
Hiện có hàng chục nghìn người gốc Việt sinh sống và làm ăn tại Nga, và phần lớn là các tiểu thương bán lẻ.
Một người kinh doanh thiết bị điện máy, không muốn nêu tên, cũng đồng ý kiến với anh Thanh.
“Nhìn chung là khó khăn, rất khó khăn. Làm bên này thì mục đích cuối cùng là gửi tiền về nhà, giúp gia đình. Một số những trường hợp làm theo vụ thì bị lỗ. Một năm bán hết hàng, rút tiền ra và lúc đó mới đổi ra đô để gửi tiền về thì những trượng hợp như thế bị mất rất nhiều”.
Đồng rúp mất giá trong bối cảnh giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, giảm mạnh. Thêm nữa, đồng tiền của Nga còn bị tác động vì các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây vì sự can thiệp vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin.
Ngân hàng trung ương Nga cho biết lạm phát có thể chạm mức hơn 11% trong ba tháng đầu năm 2015, và cho biết thêm rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái vào năm sau.
17.12.2014
Giấy bạc 1.000 rúp và đồng kim loại 10 và 50 kopeck của Nga
Một số các doanh nhân Việt hiện đang kinh doanh ở Nga cho biết rằng việc làm ăn, buôn bán hiện “rất ảm đạm”, trong bối cảnh kinh tế nước sở tại lâm vào tình thế khó khăn.
Giá trị đồng rúp của Nga đầu tuần này lại sụt xuống mức thấp mới so với đồng đôla và đồng euro.
Đồng nội tệ của Nga đã giảm hơn 86 phần trăm kể từ tháng Giêng năm nay, mặc dù ngân hàng trung ương đã tung hàng tỉ đôla can thiệp thị trường nhằm kiềm chế sự trượt giá của đồng rúp.
Anh Hồng Thanh, một doanh nhân sinh sống và làm việc ở Nga hơn 20 năm qua, cho biết chưa khi nào việc kinh doanh lại chậm như hiện nay:
“Kinh doanh bây giờ thì kém lắm. Tất cả mọi người đều lỗ hết. Ai cũng lỗ, nhất là những người liên quan tới đồng đôla. Lỗ rất là nặng luôn chứ không phải là lỗ ít. Cuộc khủng hoảng này không như cuộc khủng hoảng năm 1998. Đồng tiền bây giờ mất giá rất là nhiều. Năm 1998, dù nó khủng hoảng, nhưng vẫn bán được hàng. Năm nay thì không bán được. Lúc như này chỉ mong nó qua được giai đoạn này thôi. Mọi người hy vọng là nó sẽ tốt đẹp lên. Chẳng biết thế nào. Nhưng mà từ xưa tới nay, ở bên này, tôi cũng đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng như thế rồi thì cũng hy vọng nước Nga nó sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng như thế này”.
Hiện có hàng chục nghìn người gốc Việt sinh sống và làm ăn tại Nga, và phần lớn là các tiểu thương bán lẻ.
Một người kinh doanh thiết bị điện máy, không muốn nêu tên, cũng đồng ý kiến với anh Thanh.
“Nhìn chung là khó khăn, rất khó khăn. Làm bên này thì mục đích cuối cùng là gửi tiền về nhà, giúp gia đình. Một số những trường hợp làm theo vụ thì bị lỗ. Một năm bán hết hàng, rút tiền ra và lúc đó mới đổi ra đô để gửi tiền về thì những trượng hợp như thế bị mất rất nhiều”.
Đồng rúp mất giá trong bối cảnh giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, giảm mạnh. Thêm nữa, đồng tiền của Nga còn bị tác động vì các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây vì sự can thiệp vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin.
Ngân hàng trung ương Nga cho biết lạm phát có thể chạm mức hơn 11% trong ba tháng đầu năm 2015, và cho biết thêm rằng kinh tế Nga sẽ suy thoái vào năm sau.
Obama sẽ ký lệnh trừng phạt mới với Nga
BBC-17 tháng 12 2014
Hai ngoại trưởng Nga và Mỹ đã có cuộc gặp ở Rome
Nhà Trắng cho hay Tổng thống Barack Obama sẽ ký lệnh trừng phạt mới đối với Nga cho dù có ý kiến do dự.
Dự luật, bao gồm chủ yếu các điều khoản trừng phạt trong lĩnh vực quốc phòng của Nga, đã được thông qua tại Hạ viện với đa số phiếu thuận.
Người phát ngôn Josh Earnest nói dự luật đã chuyển "thông điệp gây khó hiểu cho các đồng minh" nhưng ông Obama sẽ ký thành luật vì "nó khá mềm dẻo".
Đồng nội tệ của Nga đã mất một nửa giá trị trong năm nay vì giá dầu sụt giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Đồng rouble đã sụt giá thảm hại trong hôm thứ Ba 16/12.
Dự luật mới cũng cho phép, nhưng không bắt buộc, ông Obama trợ giúp quân sự sát thương và không sát thương cho Ukraine.
Mỹ và các nước lớn phương Tây trước đó đã đưa ra trừng phạt đối với Nga vì xâm chiếm Crimea và ủng hộ phe ly khai ở miền Đông Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người vừa có cuộc gặp với ngoại trưởng Nga tại Rome, nói: "Các chế tài có thể được dỡ bỏ trong vài tuần hay vài ngày phụ thuộc vào lựa chọn của Tổng thống Putin".
Tuy nhiên ông Kerry nói Nga đã có một số quyết định "mang tính xây dựng" trong những ngày vừa qua.
Xăng Việt đắt hơn xăng Mỹ: Do có độc quyền nhóm...
(Baodatviet) - Tăng thuế nhập khẩu xăng dầu chỉ có Nhà nước và doanh nghiệp được lợi, còn người tiêu dùng chẳng được gì.
PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài Chính) nói thẳng với Đất Việt khi đề cập đến động thái tăng thuế nhập khẩu của liên bộ trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tiếp tục lao dốc.
PV: - Trong khi giá dầu thế giới đang tiếp tục lao dốc thì ngày 6/12, liên bộ Công thương-Tài chính đã quyết định tăng thuế nhập khẩu xăng dầu, trong đó có loại tăng đến 10% và điều này khiến giá xăng dầu trong nước có mức giảm giá thấp hơn. Điều kỳ lạ là chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đề nghị tăng thuế. Điển hình là ngay trước thời điểm giảm giá ngày 6/12, PVOil đã có văn bản đề nghị liên bộ tăng thuế nhập khẩu lên 5-7%. Ông có thể lý giải động thái này của doanh nghiệp xăng dầu? Vì sao họ lại đề nghị tăng thuế trong khi theo nguyên tắc thị trường, giá cao sẽ bớt sức cạnh tranh?
PGS.TS Ngô Trí Long: - Giá dầu thế giới vẫn đang hạ, nếu vẫn giữ mức thuế ấy thì chắc chắn giá trong nước phải hạ. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp muốn tăng thuế là vì họ đã nhập lô trước với giá tương đối cao trong khi mức thuế lại thấp, giờ tiếp tục hạ giá xăng dầu xuống thì doanh nghiệp không được lời là mấy. Do đó, quan điểm của doanh nghiệp là phải giữ nguyên giá xăng dầu đồng thời tăng thuế nhập khẩu lên để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
PV: - Lý do xin tăng thuế nhập khẩu xăng dầu, theo văn bản của PVOil là giá thế giới liên tục giảm, trong khi doanh nghiệp phải dự trữ đủ 30 ngày theo quy định, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ông bình luận như thế nào về vấn đề này? Sự hợp lý và bất hợp lý trong lập luận của các doanh nghiệp xăng dầu ra sao? Thực chất trong khoảng thời gian này doanh nghiệp lợi hay thiệt khi giá thị trường lên xuống từng giờ?
PGS.TS Ngô Trí Long: - Sự bất hợp lý là doanh nghiệp chỉ nghĩ lợi ích cá nhân của họ. Nếu tăng thuế thì Nhà nước và doanh nghiệp được lợi, còn người tiêu dùng chẳng được gì. Trong khi đó, nền kinh tế phải hài hoà lợi ích của ba nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp và người tiêu dùng (Nhà nước được thuế, doanh nghiệp được lợi nhuận, còn người tiêu dùng được hưởng mức giá theo sự biến động của giá cả thế giới) chứ không phải như bây giờ, giá thế giới hạ mà người tiêu dùng Việt Nam lại phải chịu giá cao.
Theo quy định mới, doanh nghiệp không phải dự trữ 30 ngày nữa mà chỉ dự trữ 15 ngày. Đáng lý dự trữ quốc gia phải để riêng, nhưng hiện nay quốc gia không có đủ năng lực dự trữ cho nên phải bắt cả doanh nghiệp dự trữ. Trong bối cảnh giá dầu hạ, họ vin vào cái cớ này để đòi tăng thuế.
Trong khi giá xăng dầu thế giới hạ thì người tiêu dùng Việt Nam lại phải chịu giá cao. |
PV: - PVOil dự kiến kết quả kinh doanh cả năm 2014 của tổng công ty này sẽ không có lãi và thực tế DN đã lỗ từ tháng 8/2014. Tương tự, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác như Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP HCM (Saigon Petro), Công ty xăng dầu khu vực II (Petrolimex Sài Gòn), Tổng công ty xăng dầu khu vực IV... cũng đồng loạt kêu lỗ hoặc kinh doanh không có lãi. Trong khi đó, giá xăng của Việt Nam hiện tại đang cao hơn Mỹ khoảng 5.000 đồng/lít. Điều này có coi là nghịch lý hay không và vì sao?
PGS.TS Ngô Trí Long: - Cách đây mấy ngày giá dầu thô tại Mỹ đã xuống khoảng 14.500 đồng, bây giờ còn thấp hơn nữa, vào khoảng 14.300 đồng/lít. Vừa rồi Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu nói rằng các doanh nghiệp xăng dầu đang lỗ, đó là vì ông ấy bảo vệ các doanh nghiệp.
Thực ra, doanh nghiệp xăng dầu luôn tiền hậu bất nhất, hễ chuẩn bị có chủ trương gì của Nhà nước bất lợi cho họ thì họ báo lỗ, nhưng kết quả kiểm toán cuối năm không bao giờ lỗ, lên sàn chứng khoán họ cũng toàn báo lãi. Tôi cho rằng, để làm rõ điều này, cơ quan kiểm toán cần kiểm toán các doanh nghiệp khi họ đang hoạt động, chứ không phải chỉ kiểm toán tài chính cuối năm. Việt Nam chưa làm cái này nhưng hoàn toàn có thể làm được.
Điều rất nghịch lý là khi doanh nghiệp dự trữ đã được Nhà nước trừ hết cho rồi, nhưng giờ họ lại cố gắng tìm đủ mọi cớ để nguỵ biện. Cho nên đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, những thông tin do các doanh nghiệp đưa ra chưa hẳn đã đáng tin cậy vì mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, có lợi nhuận mới tồn tại, mà lợi nhuận thu được thông qua giá.
PV: - Có ý kiến cho rằng vì xăng dầu ở Việt Nam hiện nay đang ở thế độc quyền, chưa có cuộc cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp xăng dầu nên họ chẳng cần phải giảm giá làm gì. Ông có đồng tình với ý kiến này và vì sao?
PGS.TS Ngô Trí Long: - Nói trên thị trường xăng dầu còn độc quyền là không đúng. Độc quyền là chỉ có một, nhưng trên thị trường Việt Nam có trên 23 đầu mối xăng dầu. Trên thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay có hiện tượng độc quyền nhóm, nói cách khác còn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường.
Hiện nay, độc quyền nhóm được Luật Cạnh tranh quy định: một doanh nghiệp chiếm 30% thị phần trên thị trường liên quan; hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên; bốn doanh nghiệp chiếm có tổng thị phần từ 75% trở lên.
Hiện nay, một mình ông lớn Petrolimex chiếm 47,8% thị phần trên thị trường xăng dầu. Ba doanh nghiệp Petrolimex, PVOil, SaigonPetro chiếm trên 70% thị phần. Thực tế, trên thị trường xăng dầu Việt Nam chưa có cạnh tranh thực sự mà vẫn còn những doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường.
Cho nên trong độc quyền nhóm không bao giờ để doanh nghiệp tự định giá dù là biên độ rất thấp, nếu không doanh nghiệp đó sẽ lợi dụng biên độ và tần suất cho phép để tăng giá, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84 là bình cũ rượu mới, vẫn mang tư duy phi thị trường. Nghị định 84 quy định 3 mức điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu. Theo đó, trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 0-7% so với giá liền kề trước đó, doanh nghiệp được tự định giá, phạm vi 7-12% doanh nghiệ và Nhà nước cùng tham gia, trên 12% thì Nhà nước toàn quyền.
Còn Nghị định 83 lại thu hẹp biên độ xuống: trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 0-3% so với giá liền kề trước đó thì doanh nghiệp tự quyết định, phạm vi 3-7% thì doanh nghiệp và Nhà nước cùng tham gia, trên 7% là Nhà nước toàn quyền.
Như vậy là phi thị trường, không có loại cơ chế nào, thị trường nào ở biên độ này thì doanh nghiệp tự định giá, biên độ kia thì Nhà nước và doanh nghiệp cùng tham gia và trên mức đó thì Nhà nước toàn quyền quyết định.
Luật giá của các nước có nền kinh tế thị trường và Luật giá của Việt Nam chỉ rất rõ rằng, đối với thị trường độc quyền và thị trường còn có doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường thì giá do Nhà nước định (mức giá cụ thể, khung giá, giá trần - tối đa, giá sàn - tối thiểu).
Đối với thị trường cạnh tranh, giá do thị trường quyết định, Nhà nước chỉ sử dụng các cộng cụ và biện pháp gián tiếp như tài chính, tín dụng, thương mại... để quản lý và khắc phục những khuyết tật thị trường khi giá cả có sự biến động để bình ổn giá.
Thứ Tư, 17/12/2014 07:07
- Thành Luân
Việt Nam ngừng nhập hoa quả Úc nhưng 'buông' Trung Quốc
(Baodatviet) - Từ ngày 1/1/2015, toàn bộ 38 loại hoa quả Australia nằm trong danh mục nhập khẩu vào Việt Nam chính thức tạm dừng.
Lo dịch bệnh cho hoa quả
Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chính thức xác nhận trên TTXVN.
Được biết hiện Việt Nam cũng đã có thông báo trước thời hạn này 60 ngày, đúng theo quy định của quốc tế.
Quyết định này được Cục Bảo vệ thực vật đưa ra trong bối cảnh tại Australia đang có dịch ruồi đục quả (fruit fly) hiện đã bùng phát thành dịch trên nhiều loại hoa quả. Trong khi đó, ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch của Việt Nam.
"Dịch ruồi đục quả không gây hại nhiều tới sức khỏe người tiêu dùng nhưng có nguy cơ lây lan thành dịch và nằm trong đối tượng buộc phải kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, biện pháp dừng nhập khẩu hoa quả sẽ là biện pháp cấp thiết để phòng chống dịch bệnh lây lan", ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định.
Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng cũng cho biết, lệnh tạm dừng nhập khẩu hoa quả sẽ kéo dài cho đến khi nào phía Australia công bố không còn dịch bệnh và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì sẽ mở cửa thông thương trở lại.
Kiểm tra, xác định thành phần dư lượng chất bảo quản có trong hoa quả nhập khẩu. Ảnh TTXVN |
Sức khỏe người dân tự lo?
Việc kiểm soát chặt chất lượng rau củ, trái cây... là mong mỏi của người tiêu dùng Việt Nam từ lâu, song đến nay khâu này vẫn được cho là có nhiều kẽ hở.
Những người tiêu dùng đang phải trở thành những "nhà thông thái" bởi nếu không sẽ bỏ tiền mua chính thức ăn đầu độc cho mình.
Tuy nhiên trên thực tế, lượng rau quả từ Trung Quốc vẫn đang tràn vào thị trường Việt Nam thông qua nhiều con đường, nhất là đường tiểu ngạch song việc kiểm soát dường như đang 'bó tay'.
Hiện theo con đường chính ngạch số liệu của Bộ Công thương 8 tháng đầu năm 2014 cho thấy Việt Nam nhập 83,8 triệu USD, (tăng 91,55%), các loại rau, quả được nhập từ thị trường Trung Quốc.
Còn con đường tiểu ngạch, trái cây Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam, thậm chí vào cả trong siêu thị và được dán cả mác trái cây Úc, Mỹ, New Zeland...
Theo số liệu của UBND tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm đến tháng 9/2014, đã có 235.000 tấn rau quả các loại nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh, trung bình mỗi ngày 700-1.000 tấn.
Riêng mặt hàng táo, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, 7 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập gần 38.600 tấn, trong đó, táo Trung Quốc đứng đầu về số lượng nhập khẩu, chiếm gần 60%.
Dù có không ít lo ngại về chất bảo quản trong sản phẩm táo Trung Quốc nhưng lượng tiêu thụ của loại trái cây này vẫn rất lớn.
PGS.TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia từng thừa nhận, chính ông đã mua trái lê Trung Quốc ở Hà Nội và để trong môi trường bình thường. Sau 5 tháng, trái lê chỉ héo một chút. Điều đáng lo ngại là, theo ông Đà, để kiểm nghiệm xác định quả lê chứa chất gì mà có thể tươi lâu như vậy lại không hề dễ dàng.
PGS.TS Phạm Xuân Đà cho biết tình trạng rau quả Trung Quốc nghi chứa hóa chất bảo quản độc hại đã xuất hiện từ rất lâu, cơ quan chức năng nhiều lần lấy mẫu để kiểm tra nhưng không phát hiện gì bất thường vì không đủ phương tiện và căn cứ để đọc tên hóa chất ấy.
Hiện nay, có đến 2.000 hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản rau quả được sử dụng nhưng labo trong nước chỉ có chất thử và phương pháp định danh khoảng 600 loại.
Cục trưởng bảo bình thường
Trước thông tin là táo, lê nhập từ Trung Quốc về bán trên thị trường Việt Nam nhưng tới 5 tháng mà vẫn tươi, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, việc kiểm tra trái cây nhập khẩu của Việt Nam hoàn toàn đúng quy trình, theo thông lệ quốc tế, chỉ có những người có thể chưa hiểu nên mới ý kiến nọ kia.
Ông dẫn chứng, táo, lê có rất nhiều loại giống, có những giống bảo quản được 6-10 tháng.
"Nguyên lý để bảo quản trái cây được tươi khác hoàn toàn nguyên lý bảo quản mứt, bánh kẹo - những sản phẩm chế biến. Trái cây sau khi hái từ trên cây xuống vẫn là một thực thể sống, tế bào vẫn hoạt động và vẫn có quá trình trao đổi chất.
Nếu bảo quản trong nhiệt độ thấp (1-5 độ C là phù hợp nhất cho táo, lê), rồi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng, tức dùng hoóc môn thực vật chứ không phải thuốc độc hại, thì trái cây để được hàng tháng trời là chuyện rất bình thường".
|
Phương Nguyên
Ông Nguyễn Quang Lập 'bị khởi tố theo điều 88'
BBC-4 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Quang Lập rất quen thuộc với độc giả trong nước
Nhà văn Nguyễn Quang Lập rất quen thuộc với độc giả trong nước
Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị tạm giam ba tháng và khởi tố theo điều 88 Bộ luật Hình sự, theo lời người em trai.
Ông Lập, nổi tiếng với nhiều tác phẩm và trang blog, bị tạm giam từ ngày 6/12.
Hôm 17/12, em trai ông, nhà văn Nguyễn Quang Vinh, viết trên Facebook cá nhân rằng đã có quyết định khởi tố anh trai ông theo điều 88 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước.
Người bị kết tội theo điều 88 có thể nhận án tù từ ba đến 20 năm.
Việc bắt giữ nhà văn, blogger nổi tiếng đã gây nhiều quan tâm.
Nhiều người có tên tuổi ở Việt Nam đã ký vào một lá thư kêu gọi trả tự do cho ông Lập.
Trong số này có những người như ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, và nhà văn Nguyên Ngọc.
Lá thư kêu gọi, được công bố trên mạng, hiện có hơn 600 chữ ký.
Mới nhất, một nhà báo nổi tiếng ở trong nước, Huy Đức, viết trên Facebook rằng ông quyết định ký vào thư kêu gọi sau tin khởi tố theo điều 88.
“Tôi ký với tư cách một công dân chịu ơn những cống hiến của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho đất nước,” ông Huy Đức viết.
Cứu hộ sập hầm ‘tiến triển rất chậm’
Các công nhân cứu hộ phải đào lượng đất đá khổng lồ
BBC-7 giờ trước
Công tác cứu hộ 12 công nhân hiện đang bị kẹt trong một đường hầm bị sập ở một công trình thủy điện ở tỉnh Lâm Đồng hiện ‘tiến triển rất chậm’, một quan chức địa phương nói với BBC Việt ngữ.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, phó Chủ tịch huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cũng cho biết ‘hiện chưa nói trước được điều gì’ về khả năng cứu sống các công nhân.
Vụ tai nạn xảy ra vào tối ngày 16/12 tại đường hầm của công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo do Công ty cổ phần Sông Đà 505 thi công tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thuộc cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Hầm thủy điện bị sập được đào xuyên qua một ngọn đồi và có chiều cao 5 mét, ngang 4 mét, cách mặt đất 70 mét. Vị trí hầm sập cách cửa hầm khoảng 500 mét, theo VnExpress.
Báo chí trong nước cho biết có 12 công nhân bị kẹt lại khi hầm sập.
Tập trung tháo nước
Trao đổi với BBC vào trưa thứ Tư ngày 17/12, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết hai vị Bộ trưởng Xây dựng và Công thương vừa họp bàn thống nhất phương án cứu hộ ngay tại hiện trường.
Ông nói công tác cứu hộ hiện nay tập trung vào việc ‘tháo nước từ trong đường hầm ra ngoài’.
“Hiện nay chúng tôi đang nỗ lực hết sức bằng mọi biện pháp có thể để cố gắng trong thời gian sớm nhất là thông được nước,” ông nói và cho biết nước trong hầm ‘hiện ngày càng dâng cao’.
“Theo anh em (bị kẹt) phía trong báo ra thì nước đã dâng đến ngực rồi,” ông nói, “Nhưng hiện nay anh em có chỗ để trú là một máy bơm bê tông đang còn nằm trong đó.”
“Trong đêm nay phải thông được nước ra ngoài thì mới giải quyết được mọi vấn đề khác,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Xây dựng, người đang có mặt tại hiện trường chỉ đạo cứu hộ, được báo mạng VnExpress dẫn lời nói: “ Với tốc độ nước dâng lên như hiện nay, phải đến vài ngày mới có thể gây nguy hiểm cho anh em trong hầm.”
Do đó, ông Hùng tin rằng ‘chắc chắn’ sẽ kịp khoan đến nơi để tháo nước ra ngoài.
Ông Kỳ cho biết là các lực lượng cứu hộ đang đồng thời triển khai nhiều phương án để khoan đường thoát nước ra ngoài như: khoan từ phía bị sập vào, khoan từ đường hầm bên kia và khoan thẳng đứng.
Nước trong hầm dâng cao đe dọa mạng sống các công nhân mắc kẹt
Trong khi đó, ‘đường hầm đưa nạn nhân ra ngoài vẫn đang tiếp tục làm’, ông cho biết.
Về khả năng cứu được các công nhân, ông nói lúc này ‘chưa thể nói trước được điều gì’.
“Hiện nay hiện trường địa chất rất phức tạp. Chúng tôi đã tập trung rất nhiều phương tiện thiết bị để làm nhưng tiến triển rất chậm,” ông nói.
Theo lời ông giải thích thì tất cả mũi khoan vào để thông nước ra vẫn chưa tiếp cận được vì ‘đụng đá’ nên công việc hiện ‘rất khó khăn’.
‘Không làm nhanh được’
Về tiến triển công tác cứu hộ, phó Chủ tịch Lạc Dương nói rằng mặc dù chính quyền đang dùng mọi biện pháp nhưng ‘vẫn rất chậm’.
“Không thể làm nhanh được vì làm nhanh thì hầm sẽ tiếp tục sập,” ông nói.
“Anh em cũng nỗ lực hết sức, thay ca liên tục, làm 24/24 giờ.”
“Dự đoán ban đầu là vài ngày mới giải quyết được đường hầm vào,” ông nói thêm.
Các cơ quan chức năng đang 'quyết liệt cứu hộ'
Về tình hình các công nhân mắc kẹt, ông Kỳ cho biết lực lượng cứu hộ đang ‘cố gắng tiếp nước uống và rất ít thực phẩm bằng đường ống rất nhỏ’, trong đó có trà đường để giúp người bị nạn giữ thân nhiệt trong cái lạnh của mùa đông cao nguyên.
Theo lời ông Kỳ thì đường ống này ‘dùng để bơm khí ô-xy chứ không phải đưa thức ăn’.
Ông Kỳ cho biết Chính phủ và các bộ ngành ‘đã có sự chỉ đạo quyết liệt’ để ứng cứu tai nạn này.
“Ngay sau khi tai nạn xảy ra Thủ tướng Chính phủ đã có công điện ngay, các bộ ngành đã vào cuộc ngay và điều động rất nhiều phương tiện thiết bị, nhân lực vật lực để cứu hộ. Ngay cả quân đội cũng điều động lực lượng công binh,” ông nói và cho biết các Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã vào đến hiện trường để chỉ huy công tác cứu hộ.
Tờ Người Lao Động cho biết Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang dẫn đầu một đoàn công tác đến hiện trường để hỗ trợ y tế cho các nạn nhân. Trong khi đó, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam cũng đã điều lực lượng cứu hộ của mình vào Lâm Đồng để hỗ trợ, ông Kỳ cho biết.
CS làm thì làm bậy, nói thì nói láo
Chẳng hạn như Lê Duẩn nói ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc hay Lê Duẩn công khai chê Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhát như thỏ đế trong cuộc họp nội bộ, chuyện này không thể đổ cho phản động dựng chuyện nói xấu được?... Cũng như chuyện Trường Chinh đấu tố cha mẹ trong cải cách ruộng đất hay kêu gọi bỏ lối viết âu tây trở về với chữ Trung Quốc... bỏ bệnh viện cắt, đục, nạo, khoét dùng lại thuốc dán danh tiếng của Tàu!... Cũng như Hồ Chí Minh không biết Hoàng Sa, Trường Sa là của ai, chỉ biết lờ mờ đó là những bãi hoang chim ỉa nhưng lại mạnh miệng bảo thuộc hạ, nếu đồng chí Trung Quốc có muốn thì cho họ đi?...
Những chuyện như thế, ngày nay ai cũng biết và còn những chuyện khác chỉ có những ai “ở trong chăn cộng sản mới biết chăn có rận”. Rận... vô đạo, vô nhân, vô tâm, vô tư cách, vô nhân cách... chỉ rặt ròng một thứ “làm thì làm bậy, nói thì nói láo” như Hoàng Tùng, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ, Phạm Quế Dương, Bùi Tín, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Trần Mạnh Hảo, Bùi Ngọc Tấn, Lê Hiếu Đằng, Huy Đức, Trần Đĩnh... Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập... mỗi người một góc nhìn khác nhau, mỗi người tiếp cận một góc nhỏ sự thật về lãnh đạo đảng, nhà nước và con người đảng tính nhiều tính thú của CSVN.
Không phải chỉ có bấy nhiêu tên tuổi là đủ để vẽ nên bức tranh xám xịt manh màu sắc đặc thù cộng sản mà còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên vì nhiều lý do, nói theo ngôn ngữ vu vơ của tuyên giáo là “...phần tử xấu, đối tượng bất mãn, không kiên định tự chuyển biến, tự chuyển hóa?...” tiết lộ chuyện thâm cung bí sử của làm bậy, nói láo trong nội bộ đảng CSVN.
Thế nhưng dù lý do nào đi nữa, dù còn hay không còn thần thánh lãnh tụ, dù còn hay không còn mê cuồng cộng sản, tất cả những người cộng sản này đều có chung một kết luận là “Cộng sản làm là làm bậy, nói là nói láo!”
Làm bậy, nói láo là đặc thù của CSVN do những cá nhân nguyên là cộng sản lẫn đang là cộng sản qua quá trình dài trải nghiệm đời sống cộng sản, sống trong nội bộ cộng sản đánh giá cán bộ đảng viên cộng sản chứ không do các thế lực xấu hay phản động lưu vong xuyên tạc, nói xấu... và ai cũng biết xuyên tạc, nói xấu “nói không thành có, cãi có thành không” là sản phẩm đặc thù của băng đảng chuyên làm là làm bậy, nói là nói láo CSVN làm ra, tàng trữ, phát tán tràn lan trong đời sống xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Những việc làm, lời nói của Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn được trích dẫn ở đầu bài là điển hình làm bậy, nói láo của lãnh đạo đảng CSVN và qua quá trình chứng kiến lời nói, việc làm của lãnh đạo to đến lãnh đạo bé, từ cộng sản cha đến cộng sản con cho mọi người thấy, chúng nó có cùng một mẫu số là làm bậy, nói láo truyền đời không thể chối cãi được và làm bậy, nói láo không ngừng phát triển trong đời sống cộng sản, chính xác là CSVN.
Đối với những ai can đảm, vượt qua sợ hãi vạch trần chuyện làm bậy nói láo của chúng trên mọi mặt đời sống. Cụ thể là không ai lạ với chuyện làm bậy, nói láo làm mất thể diện quốc gia của lãnh đạo cộng sản trên diễn đàn quốc tế về nhân quyền, nhân phẩm của người dân Việt Nam bị chà đạp thô bạo ai cũng biết. Thế mà nếu có ai can đảm vượt qua sợ hãi vạch trần chuyện làm bậy của chúng đều bị chúng sử dụng đặc thù làm bậy, nói láo bịa đặt vu khống, gán ghép điền vào sự kiện và thời gian cụ thể cho phù hợp với những con chữ đã qua sử dụng theo từng vụ việc như luận điệu sau đây:
“...Thời gian qua, được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực thù địch, một số cá nhân, tổ chức phản động không ngừng chống phá nhà nước ta bằng nhiều hình thức. Chúng luôn tìm cách móc nối, lôi kéo một số phần tử xấu, những đối tượng bất mãn chế độ ở trong nước để phá hoại, làm ra nhiều tài liệu chống phá nhà nước, phỉ báng chính quyền, tuyên truyền kích động nhân dân, công khai đòi lật đổ chế độ, sử dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền kêu gọi nước ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam....”
Đọc đoạn văn trên, chỉ nghe thấy những lời kết án, luận tội khơi khơi như “...thế lực thù địch... tổ chức phản động... móc nối, lôi kéo... phần tử xấu, đối tượng bất mãn... chống phá nhà nước, phỉ báng chính quyền... kêu gọi nước ngoài can thiệp vào nội bộ Việt Nam...” tuyệt nhiên bản luận tội không nói rõ, không chỉ ra phần tử xấu, đối tượng bất mãn đã nói viết, đã bày tỏ quan điểm chính kiến chống phá đảng, phỉ báng nhà nước, tuyên truyền kích động như thế nào?
Nội dung kết án quy chụp, vô bằng vô chứng này không khác gì bản luận tội bà Nguyễn Thị Năm - địa chủ yêu nước được bàn tay nhào nặn của tác giả C.B tức Hồ Chí Minh biến thành “địa chủ ác ghê” xử tội chết trong cải cách ruộng đất và không ai có thể phủ nhận, chối bỏ chuyện Hồ Chí Minh qua sự kiện bà Nguyễn Thị Năm là không làm bậy, không nói láo để giết người đàn bà yêu nước góp công, góp của không ít cho kháng chiến chống pháp.
Đọc một đoạn văn khác về loại kết tội vu vơ của cung cách làm bậy, nói láo cộng sản theo khuôn mẫu Hồ Chí minh. Dù từ ngữ, câu cú có khác nhưng nội dung cũng không có gì khác, cũng chỉ là quy chụp, kết tội lợi dụng “tự do, dân chủ” tuyên truyền chống phá, kích động nhân dân chống đối chính quyền, xuyên tạc sự lãnh đạo của đảng nhà nước... với lời lẽ như sau:
“...Các đối tượng cơ hội chính trị thường lợi dụng bất cứ sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội nổi cộm để bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước, kích động và vận động nhân dân chống đối chính quyền, xúc phạm danh dự cá nhân, làm mất niềm tin của nhân dân vào các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước...”
Đọc tài liệu lịch sử và chứng kiến tận mắt, nghe tận tai lời nói, việc làm của cán bộ đảng viên cộng sản đến quan chức lãnh đạo thuộc nhiều thế hệ, nhiều đời cộng sản, phải công nhận là kết luận “cộng sản làm là làm bậy, nói là nói láo” của những người sống trong chăn cộng sản quả tuyệt vời, quá chính xác không sai vào đâu được.
Đáng ghê tởm hơn là dù biết đồng bọn làm bậy trắng trợn chúng vẫn hùa vào nói láo lem lẻm để bảo vệ cho việc làm bậy của đồng bọn, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý với lý lẽ tức cười như sau:
“...Bọn rận chủ phản động này cũng phải công nhận là chúng nó cũng có tài bới móc thật, cơ mà chúng nó quên một điều, đấy là nước Việt Nam chúng ta có luật pháp, có chính quyền chứ không vô bổ như bọn rận chủ phản động các ngươi! Mọi chuyện rồi sẽ có các lực lượng, cơ quan chuyên trách vào cuộc điều tra giải quyết, sẽ đảm bảo những lợi ích tối đa cho mọi người dân!...”
Có lẽ đến thời điểm này, những hành động vô luật vô pháp của cán bộ đảng viên, quan chức lãnh đạo các cấp nhan nhản xảy ra trước mắt hằng ngày đã trở thành phổ biến, chỉ có người mù mới không thấy và mở mồm nói láo trắng trợn như“...Việt Nam chúng ta có luật pháp... rồi sẽ có cơ quan chuyên trách điều tra... đảm bảo lợi ích tối ta cho mọi người dân(?)...”
Ngày nay người dân Việt Nam, có thể có cả những người ngoại quốc quan tâm đến Việt Nam đều biết Việt Nam xã nghĩa có một rừng luật nhưng chỉ sử dụng duy nhất có luật rừng hay diễn tả luật pháp Việt Nam theo cách hài hước, thông minh của những người dân cọ sát với môi trường xã hội chủ nghĩa “công lý xã nghĩa Việt Nam là tên của một diễn viên hài”
Có không biết bao nhiêu vụ án mà công an dùng nhục hình, tra tấn nghi phạm với những tội vớ vẩn gây chết người, cướp đi không ít mạng người dân vô tội với báo cáo cùng một kịch bản là chết do tự tử đến đứa con nít còn thấy sự vô lý của cái gọi là tự tử này? Thế mà khi thân nhân của nạn nhân khiếu nại, tố cáo tội ác của kẻ thủ ác, tố cáo nghi phạm có hành vi phạm tội giết người và để đối phó với chuyện làm bậy: một là cơ quan chức năng không nhận đơn khiếu nại, tố cáo; hai là cơ quan trách nhiệm đưa ra bản kết luận cho rằng không đủ yếu tố buộc tội; ba là cho rằng bản báo cáo của các điều tra viên thực hiện công tác điều tra đúng quy trình, tự tử là khách quan?... cụ thể là các vụ việc gây ra cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, Nguyễn Văn Khương, Hoàng Văn Ngài, Nguyễn Công Nhật, Ngô Thanh Kiều, cô Trần Thị Hải Yến...
Bên cạnh người dân chết trong đồn công an ngày càng tăng, là không biết bao nhiêu người bị tội oan, chết oan bởi tư duy độc ác hơn loài thú dữ “không tội đánh cho có tội, có tội đánh cho chừa...” và đã có biết bao nhiêu người không được may mắn, không có cơ hội như nạn nhân Nguyễn Thanh Chấn, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng... sống sót để kêu oan mà phải chết oan, chết thế cho “đại gia” lắm tiền, cho quý tử của các quan chức đảng, nhà nước. Những vụ việc đã đang xảy ra trong nước Việt Nam như vừa nhắc đến, có phải là luật pháp xã nghĩa Việt Nam đảm bảo lợi ích tối đa cho mọi người dân?
Chắc chắn những việc làm bậy của công an cộng sản, tức là tra tấn, đánh đập nạn nhân cho đến chết rồi đổ cho tự tử, là làm đúng pháp luật? Chỉ có kẻ thiểu năng trí tuệ mới không biết, chuyện công an cộng sản làm bậy? Vậy vì cớ gì mà có nhiều kẻ bênh vực cho việc làm bậy này?... Có lẽ chỉ có một câu trả lời, một cách giải thích duy nhất là chúng cố tình nói láo, làm chứng gian để bao che cho nhau làm bậy mà thôi.
Thực ra chuyện hùa theo làm bậy nói láo của đám cộng con là công an, văn nô bồi bút, tuyên giáo... một phần do mê cuồng, phần khác do thiểu năng trí tuệ nên đáng thương hơn đáng giận dù hậu quả của chúng gây ra cũng không phải là không nghiêm trọng! Đáng giận chăng là chuyện làm bậy, nói láo của đám cộng sản cha là đám lãnh đạo trung, cao cấp của đảng, nhà nước CSVN. Chuyện làm bậy nói láo của đám lãnh đạo này không những đáng giận mà còn đáng quan ngại bởi làm bậy nói láo của đám cộng cha này đã để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, khó khắc phục. Cộng sản cha, chúng làm bậy nói láo bất chấp đạo lý nhân cách, bất chấp thể diện quốc gia, bất chấp sự sống còn của đất nước dân tộc – làm bậy chỉ nhằm mục đích duy nhất bảo vệ sự sống còn của đảng và nói láo dù biết rằng xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ này không biết đã có chưa nhưng ngoài miệng vẫn lem lẻm, lẻo lự chủ nghĩa xã hội là sự chọn lựa đúng đắn của toàn dân!
Muốn ngăn chận chuyện làm bậy nói láo sinh sôi nẩy nở trong đám cộng con phải dũng cảm đứng lên chống lại những kẻ làm bậy nói láo bất kể chúng là ai. Muốn triệt tận căn con bệnh làm bậy, nói láo của đám cộng cha, không còn cách nào khác là phải giải trừ độc tài cộng sản, xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN và thiết lập thể chế chính trị tự do dân chủ. Dù chính thể dân chủ không phải là chiếc đũa thần vạn năng chữa trị bá bệnh, không phải là chính thể hoàn hảo đẩy lùi ngu dốt, mê cuồng cộng sản nhưng chính thể dân chủ thừa sức ngăn chận, loại trừ chính trị gia, đảng chính trị cầm quyền làm bậy, nói láo tràn lan như trong chế độ độc tài toàn trị CSVN.
Subscribe to:
Posts (Atom)
ĐĂNG KÝ XEM TIN BẰNG EMAIL
TÌM BÀI TRONG BLOG
LƯU TRỮ
- ► 2019 (1348)
- ► 2018 (4685)
- ► 2017 (3888)
- ► 2016 (8359)
- ► 2015 (8909)
-
▼
2014
(18095)
-
▼
December
(1039)
-
▼
Dec 17
(28)
- Đồng rúp rớt giá bất chấp sự can thiệp của ngân hà...
- Thêm thành viên gia đình Bush muốn ra tranh cử tổn...
- Dân Mỹ chán ngán với Quốc hội sau một năm đấu đá t...
- Mỹ, Cuba nối lại quan hệ ngoại giao sau khi trao đ...
- TT Obama tìm cách đánh bóng di sản trong hai năm c...
- Kinh tế Nga "xuống dốc không phanh", Mỹ tiếp tục t...
- Nước Nga giữa cơn bão lạm phát
- Ép tiểu thương phải làm 'giám đốc' để tận thu thuế
- Luật Việt Nam giúp hệ thống ngân hàng gạt dân
- Hành trình đòi công lý cho các tử tội bị hàm oan
- Đồng rúp rớt giá, doanh nhân Việt ở Nga ‘lao đao’
- Obama sẽ ký lệnh trừng phạt mới với Nga
- Xăng Việt đắt hơn xăng Mỹ: Do có độc quyền nhóm...
- Việt Nam ngừng nhập hoa quả Úc nhưng 'buông' Trung...
- Ông Nguyễn Quang Lập 'bị khởi tố theo điều 88'
- Cứu hộ sập hầm ‘tiến triển rất chậm’
- CS làm thì làm bậy, nói thì nói láo
- Không thể có dân giàu nước mạnh với chế độ CS!
- Blogger Nguyễn Quang Lập đối mặt mức án 20 năm tù
- Việt Nam đình chỉ phi công, điều tra vụ hạ cánh kh...
- Vụ sập hầm ở Lâm Đồng: Vẫn chưa cứu được người
- Mỹ, Canada không ngại Nga treo vũ khí trên đầu
- Thương mại Việt Nga trong bối cảnh đồng Rúp suy sụp
- Cảnh sát Hong Kong giải tỏa khu vực chiếm đóng cuố...
- Philippines ồ ạt sắm tàu chiến 'đối phó’ Trung Quốc
- Chính trị gia Nhật Bản đòi 'chiến tranh với Trung ...
- Biển Đông - Điểm nóng năm 2015
- Sau dầu ăn bẩn, Đài Loan rúng động vì đậu hũ khô
-
▼
Dec 17
(28)
-
▼
December
(1039)
LOẠI BÀI
30/4/1975-NgayQuocHan
(69)
BANGCAP
(1)
BIEUTINH
(2)
binh
(39)
BinhLuan-XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(6)
ChinhTri-ChienTranh-VietNam
(19)
ChinhTri-CSVN-HCM
(46)
ChinhTri-NgoaiGiao
(40)
ChinhTri-NgoaiGiao-VietNam
(60)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan
(1792)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(144)
ChinhTri-QuanSu-VietNam
(83)
ChinhTri-QuanSu-VietNam-TaiNan
(3)
ChinhTri-ThoiSu-VietNam
(3)
ChinhTri-TranhChap-BienDong
(1186)
ChinhTri-TranhChap-BienDong-TheGioi
(554)
ChinhTri-TranhChap-LanhTho-HSTS
(288)
ChinhTri-VietNam-BoDang
(11)
ChinhTri-VietNam-ChienTranh-MauThan68
(35)
ChinhTri-VietNam-CSVN
(538)
ChinhTri-VietNam-CSVN-CCRD
(2)
ChinhTri-VietNam-HaiNgoai-BieuTinh
(28)
ChinhTri-VietNam-TiNan
(3)
ChinhTri-VNCH
(29)
ChinhTri-XaHoi
(261)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu
(221)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(5)
congtrinh
(1)
csvn
(1)
cuongche
(1)
dautranh
(1)
diendan
(1)
doisong
(2)
DUAN
(1)
HuongDan
(1)
KhaiThac-KhoangSan-SaiPham
(4)
KinhTe-DauTu-BHXH
(1)
KinhTe-DauTu-ChungKhoan
(31)
KinhTe-DauTu-DoanhNghiep-BatDongSan
(57)
KinhTe-DauTu-NgoaiQuoc
(3)
KinhTe-DauTu-SaiPham
(58)
KinhTe-DauTu-TaiTro
(12)
KinhTe-KhungHoang
(49)
KinhTe-KhungHoang-NganHang
(44)
KinhTe-KhungHoang-NganSach
(30)
KinhTe-NhapSieu
(22)
KinhTe-TaiChinh
(80)
KinhTe-TaiChinh-NganHang
(96)
KinhTe-TaiChinh-NganSach
(67)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu
(102)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(189)
KyThuat-DienToan
(1)
KyUc-30/4
(5)
KyUc-40Nam
(65)
LichSu-ChienTranh
(19)
LichSu-ChienTranh-1979
(19)
LichSu-ChienTranh-1988
(27)
LULUT
(1)
MOI
(1)
MungXuan
(1)
NhacDauTranh
(2)
nhanquyen
(1)
PhanTich-BinhLuan
(9)
PhanTich-BinhLuan-BienDong
(8)
PhanTich-BinhLuan-BieuTinh
(6)
su
(1)
SUKIEN
(8)
SuKien-XaHoi-ThoiSu
(460)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-COVID-19
(57)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3009)
SuKien-XaHoi-VietNam
(48)
SukKien-30/4/1975
(1)
TaiLieu
(13)
th
(1)
ThienTai-Bao
(2)
ThienTai-BaoDamrey
(1)
ThienTai-BaoRammasun
(19)
thoi
(3)
THOISU
(19)
ThongBao
(15)
THUCPHAM
(1)
TINTUC
(3)
TinTuc-ChinhTri-TrungCong
(41)
TinTuc-TheGioi
(474)
TinTuc-TheGioi-An-Trung
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo
(2)
TinTuc-TheGioi-AnDo-ChinhTri-QuanSu
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo-VietNam
(3)
TinTuc-TheGioi-BacHan
(122)
TinTuc-TheGioi-Bangladesh
(1)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh
(30)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-HongKong
(134)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-TrungCong
(3)
TinTuc-TheGioi-BuonLau
(2)
TinTuc-TheGioi-BuonLau-MaTuy
(2)
TinTuc-TheGioi-Campuchia
(50)
TinTuc-TheGioi-Canada
(24)
TinTuc-TheGioi-ChauA
(52)
TinTuc-TheGioi-ChauAu
(4)
TinTuc-TheGioi-ChauMy
(1)
TinTuc-TheGioi-ChinhTri-NgoaiGiao
(10)
TinTuc-TheGioi-Cuba
(7)
TinTuc-TheGioi-DaiLoan
(27)
TinTuc-TheGioi-DauMo
(2)
TinTuc-TheGioi-DichBenh
(53)
TinTuc-TheGioi-Duc-Nga
(1)
TinTuc-TheGioi-HangKhong
(104)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc
(3)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc-ChinhTri-QuanSu
(4)
TinTuc-TheGioi-HoaKy
(230)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-NgoaiGiao
(43)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-QuanSu
(72)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-ThoiSu
(12)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-LuatPhap-HangKhong
(1)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VuKhi
(91)
TinTuc-TheGioi-HongKong
(324)
TinTuc-TheGioi-Indonesia
(4)
TinTuc-TheGioi-Iraq
(3)
TinTuc-TheGioi-Jordan
(3)
TinTuc-TheGioi-KhamPha
(7)
TinTuc-TheGioi-KhungBo
(12)
TinTuc-TheGioi-Lao
(1)
TinTuc-TheGioi-Malaysia
(9)
TinTuc-TheGioi-Malaysia-TaiNan-HangKhong
(12)
TinTuc-TheGioi-MienDien
(2)
TinTuc-TheGioi-My
(3)
TinTuc-TheGioi-My-BacHan
(8)
TinTuc-TheGioi-My-Han
(4)
TinTuc-TheGioi-My-Nga-Trung
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Nhat
(7)
TinTuc-TheGioi-My-Philippines
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Trung
(216)
TinTuc-TheGioi-My-Trung-GianLan
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Viet
(27)
TinTuc-TheGioi-NamHan
(16)
TinTuc-TheGioi-Nga
(62)
TinTuc-TheGioi-Nga-ChinhTri-QuanSu
(15)
TinTuc-TheGioi-Nga-My
(28)
TinTuc-TheGioi-Nga-Nhat
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-QuanSu-TaiNan
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-Trung
(4)
TinTuc-TheGioi-Nga-Ukraine
(2)
TinTuc-TheGioi-Nhat
(41)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ChinhTri-QuanSu
(32)
TinTuc-TheGioi-Nhat-Phi
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ThienTai
(7)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VuKhi
(26)
TinTuc-TheGioi-Pakistan
(1)
TinTuc-TheGioi-Phap
(14)
TinTuc-TheGioi-Philippines
(53)
TinTuc-TheGioi-Philippines-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-QuanSu
(46)
TinTuc-TheGioi-QuanSu-HoaKy
(14)
TinTuc-TheGioi-Singapore
(4)
TinTuc-TheGioi-Singapore-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-TaiNan-HangKhong
(2)
TinTuc-TheGioi-TanCuong
(6)
TinTuc-TheGioi-ThaiLan-ChinhTri
(1)
TinTuc-TheGioi-Thailand
(5)
TinTuc-TheGioi-ThienTai
(5)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu
(451)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu-Uc
(4)
TinTuc-TheGioi-ThuongMai
(8)
TinTuc-TheGioi-TinTac
(19)
TinTuc-TheGioi-Trung-Nhat
(99)
TinTuc-TheGioi-TrungCong
(386)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-NgoaiGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-QuanSu
(73)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HangKhong
(4)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HoiLo
(3)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-MoiTruong
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-NhanQuyen
(15)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-QuanSu-NgoaiGiao-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThamNhung
(35)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham
(17)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham-SaiPham
(43)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-TonGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-XaHoi-DoiSong
(41)
TinTuc-TheGioi-TrungDong
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Ukraine
(312)
TinTuc-TheGioi-Ukraine-Malaysia
(42)
TinTuc-TheGioi-Venezuela
(2)
TinTuc-TheGioi-VietNam-Cambodia
(1)
TinTuc-TheGioi-VietNam-TrungCong
(24)
TinTuc-TheGioi-VuKhi
(63)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-HoaKy-CamVan
(1)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-TrungCong
(24)
TinTuc-ThoiSu-VietNam
(1672)
TinTuc-TienTe-Nga
(1)
TinTuc-TienTe-VietNam
(7)
TinTuc-XaHoi-VietNam
(111)
TinTuc-XaHoi-VietNam-HoaHoan
(323)
Tranh biem hoa
(1)
VanHoc-LichSu
(23)
Video
(4)
VietNam
(1)
XaHoi
(23)
XaHoi--BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi--DiemBao
(1)
XaHoi-BaoChi
(5)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu
(61)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu-VietNam
(3)
XaHoi-BaoChi-VietNam
(32)
XaHoi-BauCu
(1)
XaHoi-BieuTinh
(251)
XaHoi-BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi-ChinhTri
(64)
XaHoi-ChinhTri-CongAn
(19)
XaHoi-ChinhTri-CSGT
(15)
XaHoi-ChinhTri-LichSu
(47)
XaHoi-CongTrinh-SaiPham
(9)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen
(351)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen-DauTranh
(34)
XaHoi-DanOan
(17)
XaHoi-DanOan-BieuTinh
(11)
XaHoi-DoanhNghiep-VietNam
(82)
XaHoi-DoiSong
(1078)
XaHoi-DoiSong-AnHoiLo
(1)
XaHoi-DoiSong-BangGia
(10)
XaHoi-DoiSong-BiemHoa
(2)
XaHoi-DoiSong-BieuTinh
(8)
XaHoi-DoiSong-CanBo-DanhDan
(11)
XaHoi-DoiSong-CanBo-SaiPham
(60)
XaHoi-DoiSong-CongAn
(65)
XaHoi-DoiSong-CongAn-AnHoiLo
(7)
XaHoi-DoiSong-CongAn-BatCoc
(2)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanApDan
(9)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhChetDan
(13)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhDan
(308)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DaoDuc
(42)
XaHoi-DoiSong-CongAn-GayTaiNan
(3)
XaHoi-DoiSong-CongAn-KhungBo
(17)
XaHoi-DoiSong-CongAn-LamQuyen
(172)
XaHoi-DoiSong-CongAn-PhamLuat
(96)
XaHoi-DoiSong-CongAn-SachNhieu
(8)
XaHoi-DoiSong-CongAn-ThamNhung
(36)
XaHoi-DoiSong-CongNhan
(8)
XaHoi-DoiSong-CongNhan-DinhCong
(26)
XaHoi-DoiSong-CongTrinh-SaiPham
(136)
XaHoi-DoiSong-CuuTro
(10)
XaHoi-DoiSong-DanApBieuTinh
(3)
XaHoi-DoiSong-DanhCongAn
(3)
XaHoi-DoiSong-DaoDuc
(167)
XaHoi-DoiSong-DuLich
(62)
XaHoi-DoiSong-GianThuong
(1)
XaHoi-DoiSong-HangHoa
(67)
XaHoi-DoiSong-LePhi
(23)
XaHoi-DoiSong-MeoVat
(1)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong
(230)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-SaiPham
(19)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-VietNam
(1)
XaHoi-DoiSong-NongDan
(26)
XaHoi-DoiSong-SaiPham
(224)
XaHoi-DoiSong-SucKhoe
(81)
XaHoi-DoiSong-ThuKhieuNai
(2)
XaHoi-DoiSong-VanHoa
(70)
XaHoi-DoiSong-VietNam
(170)
XaHoi-DoiSong-VNCH
(27)
XaHoi-GiaoDuc
(155)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap
(31)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap-GianLan
(80)
XaHoi-GiaoDuc-DaoDuc
(95)
XaHoi-GiaoDuc-DuHoc
(5)
XaHoi-GiaoDuc-SaiPham
(102)
XaHoi-GiaoDuc-TreEm
(36)
XaHoi-GiaoDuc-VietNam
(5)
XaHoi-GiaoDuc-VNCH
(3)
XaHoi-GiaoThong
(70)
XaHoi-GiaoThong-TaiNan
(263)
XaHoi-HaiNgoai-CongDong
(157)
XaHoi-HaiNgoai-PhanUu
(9)
XaHoi-HangKhong
(5)
XaHoi-hoiSu-VietNam
(1)
XaHoi-KinhDoanh
(133)
XaHoi-KinhDoanh-SaiPham
(50)
XaHoi-KinhDoanh-VietNam
(132)
XaHoi-KinhTe
(42)
XaHoi-LaoDong
(54)
XaHoi-LaoDong-AnToan
(10)
XaHoi-LaoDong-DinhCong
(67)
XaHoi-LaoDong-SaiPham-HopTac
(34)
XaHoi-LaoDong-TaiNan
(82)
XaHoi-LichSu-DiTich
(5)
XaHoi-LichSu-DiTich-XamPham
(16)
Xahoi-LichSu-QuanDiem-BinhLuan
(298)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham
(27)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham-SaiPham
(45)
XaHoi-MoiTruong-VeSinh
(175)
XaHoi-NganSach
(8)
XaHoi-NgapUn-LuLut
(206)
XaHoi-NgoaiGiao-HopTac
(17)
XaHoi-NguDan
(74)
XaHoi-NguDan-TranhChap-BienDong
(171)
XaHoi-NguDan-VietNam
(81)
XaHoi-PhanUu
(8)
XaHoi-PhapLuat
(838)
XaHoi-PhapLuat-BaoHanh
(17)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh
(8)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-BuonBan-MaTuy
(33)
XaHoi-PhapLuat-BuonLau
(101)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri
(20)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri-SaiPham
(22)
XaHoi-PhapLuat-CuongChe-DatDai
(35)
XaHoi-PhapLuat-DanhDan
(101)
XaHoi-PhapLuat-DanhNguoi
(18)
XaHoi-PhapLuat-DanOan
(84)
XaHoi-PhapLuat-DanOan-BieuTinh
(94)
XaHoi-PhapLuat-DatDai
(63)
XaHoi-PhapLuat-DatDai-CuongChe
(96)
XaHoi-PhapLuat-DauTranh
(18)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham
(4)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinalines
(8)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinashin
(4)
XaHoi-PhapLuat-GiaDinh-BaoHanh
(64)
XaHoi-PhapLuat-GianLan
(80)
XaHoi-PhapLuat-GianLan-DoanhNghiep-BatDongSan
(7)
XaHoi-PhapLuat-GiaoThong
(86)
XaHoi-PhapLuat-GietNguoi
(230)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong
(8)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap
(29)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap-NguoiTrungCong
(4)
XaHoi-PhapLuat-HoiLo
(73)
XaHoi-PhapLuat-LamQuyen
(68)
XaHoi-PhapLuat-LuaDao
(142)
XaHoi-PhapLuat-OanSai
(101)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham
(179)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-HangHoa-TrungCong
(93)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-ChanNuoi
(2)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-GianLan
(17)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham
(371)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(33)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ToCao
(45)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(342)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-ToiPham
(19)
XaHoi-PhapLuat-TongTien
(12)
XaHoi-PhapLuat-TromCap
(66)
XaHoi-PhapLuat-TromCap-NguoiTrungCong
(3)
XaHoi-PhapLuat-TuNhan
(15)
XaHoi-PhapLuat-TuToi
(3)
XaHoi-PhapLuat-VietNam
(111)
XaHoi-PhiemDam
(10)
XaHoi-PhongSu-VietNam
(2)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan
(3188)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-QuanSu
(33)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(2)
XaHoi-SaiPham
(12)
XaHoi-SaiPham-BoXit
(1)
XaHoi-SaiPham-MoiTruong
(10)
XaHoi-SaiPham-ThucPham
(95)
XaHoi-SanXuat-CongNghiep
(6)
XaHoi-SanXuat-NangLuong
(2)
XaHoi-SanXuat-NongNghiep
(31)
XaHoi-SuKien
(40)
XaHoi-SuKien-BieuTinh-DinhCong
(12)
XaHoi-SuKien-BinhLuan
(6068)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-HoaHoan-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-VietNam
(33)
XaHoi-SuKien-DauTranh-NhanQuyen-DanChu
(21)
XaHoi-SuKien-HoaHoan
(249)
XaHoi-SuKien-LuLut
(7)
XaHoi-SuKien-NhanTai
(1)
XaHoi-SuKien-TaiNan
(209)
XaHoi-SuKien-ThienTai
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-DongDat
(31)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LocXoay
(20)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LuLut
(38)
XaHoi-SuKien-ThienTai-SatLo
(64)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-VietNam
(48)
XaHoi-SuKien-VoDe
(1)
XaHoi-SuKien-VoDe-NgapUn
(6)
XaHoi-TaiNguyen
(4)
XaHoi-TapChi
(61)
XaHoi-TapChi-AmNhacCuoiTuan
(1)
XaHoi-TapChi-DiemBlogs
(64)
XaHoi-TapChi-DienDanBanTre
(36)
XaHoi-TapChi-DienDanKinhTe
(41)
XaHoi-TapChi-DocBaoTrongNuoc
(45)
XaHoi-TapChi-KhoaHocMoiTruong
(18)
XaHoi-TapChi-NguoiVietKhapNoi
(20)
XaHoi-TapChi-ThuTin
(5)
XaHoi-TapChi-TrangPhuNu
(3)
XaHoi-TapChi-VanHoa
(1)
XaHoi-TapChi-VanHoaNgheThuat
(12)
XaHoi-TeNan
(253)
XaHoi-TeNan-BanNhau
(2)
XaHoi-TeNan-BatCoc
(16)
XaHoi-TeNan-BuonNguoi
(77)
XaHoi-TeNan-CoBac
(21)
XaHoi-TeNan-CuongHiep
(52)
XaHoi-TeNan-DanhNhau
(128)
XaHoi-TeNan-GiaoThong
(29)
XaHoi-TeNan-HiepDam
(31)
XaHoi-TeNan-HoiCua
(7)
XaHoi-TeNan-LuaDao
(75)
XaHoi-TeNan-MaiDam
(47)
XaHoi-TeNan-MaTuy
(33)
XaHoi-TeNan-PhaRung
(25)
XaHoi-TeNan-TromCap
(170)
XaHoi-TeNan-TromCuop
(12)
XaHoi-ThiTruong-HangHoa
(54)
XaHoi-ThiTruong-THucPham
(15)
XaHoi-ThoiSu
(99)
XaHoi-ThoiSu-BienDong
(203)
XaHoi-ThoiSu-KhiHau
(1)
XaHoi-ThoiSu-NhanQuyen
(168)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc
(297)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc-VietNam
(7)
XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3359)
XaHoi-ThongTin
(5)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen
(184)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen-TyNan
(6)
XaHoi-ThongTin-TyNan
(6)
XaHoi-ThucPham-VeSinh
(33)
XaHoi-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(21)
XaHoi-TinTuc-VietNam
(1185)
XaHoi-TonGiao
(55)
XaHoi-TonGiao-DanAp
(72)
XaHoi-TonGiao-DanAp-VietNam
(1)
Xahoi-TonGiao-QuanDiem-BinhLuan
(30)
XaHoi-TonGiao-SachNhieu
(13)
XaHoi-TriTue-KhongGian
(1)
XaHoi-TriTue-SangChe
(4)
XaHoi-TrongLongHaNoi
(2)
XaHoi-TruyenNgan
(1)
XaHoi-TruyenThong
(70)
XaHoi-TruyenThong-TrungCong
(43)
XaHoi-TuongTrinhTaiVietNam
(229)
XaHoi-VanHoa-AmThuc
(1)
XaHoi-VanHoa-ThiCa
(15)
XaHoi-VietNam
(56)
XaHoi-VietNam-HangKhong
(123)
XaHoi-VietNam-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-VietNam-HangKhong-SaiPham
(63)
XaHoi-VietNam-NhanTai
(6)
XaHoi-VietNam-TuChinhTri
(1)
XaHoi-VietNam-TuNhan
(22)
XaHoi-VietNam-TuNhanChinhTri
(7)
XaHoi-VietNam-TuNhanLuongTam
(135)
XaHoi-VietNam-TuThieu
(6)
XaHoi-XayDung-CongTrinh
(142)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-DuAn
(309)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-SaiPham
(292)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-ThuyDien
(42)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-TrungCong
(9)
XaHoi-YTe-DichBenh
(189)
XaHoi-YTe-SaiPham
(270)
XaHoi-YTe-SaiPham-TrungCong
(4)
XaHoi-YTe-SucKhoe
(156)
XaHoi-YTe-ThucPham-SaiPham
(21)
XaHoiThoiSu-VietNam
(77)
MỌI ĐÓNG GÓP XIN GỬI VỀ
Money Order / Cashier Check (US $ Fund only)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)