Sunday, June 7, 2015

Đầu tư 271 tỷ đồng xây Văn Miếu hoành tráng, thờ Khổng Tử

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn (2011-2016), tỉnh Vĩnh Phúc đã “mạnh dạn” đầu tư xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử với số vốn lên tới 271 tỷ đồng. Và việc này hiện đang gây ra nhiều tranh cãi.

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Công trình Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Được xây dựng trên khu đất có diện tích 4,24 ha tại Khu đô thị Hà Tiên (phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên), Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc có tổng mức đầu tư 271 tỷ đồng với các hạng mục như: hồ Thiên Quang, tứ trụ, cầu đá, nghi môn, đền chính, bia tiến sĩ, gác chuông, gác trống, sân hành lễ, đại thành môn,... Trong đó, tứ trụ, cầu đá được làm bằng đá xanh Thanh Hóa, nghi môn làm bằng gỗ lim, đại thành ôn gồm 3 gian gỗ lim trang trí theo lối "cá chép vượt vũ môn",...
Trong tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu. Ở nước ta từ năm 1070 Nhà Lý đã cho xây dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, đến năm 1076 cho lập Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Do vậy ngày nay thường nói đến Văn Miếu Hà Nội là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
“Ngày xưa hầu như tất cả các địa phương ở các cấp tỉnh, huyện, xã đều có Văn Miếu từ và Văn Chỉ. Ở Vĩnh Phúc là khởi đầu của Văn Miếu phủ Tam Đới đời nhà Lê. Phủ này được thành lập vào niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông. Đến năm 1822 khi tên phủ Tam Đới đổi thành Phủ Vĩnh Tường, Văn Miếu phủ Tam Đới chuyển giao cho phủ Vĩnh Tường quản lý rồi trở thành Văn Miếu của tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) vào đầu thế kỷ XX. Văn Miếu ở nước ta là một biểu tượng văn hóa rất độc đáo và đẹp đẽ”- văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc nêu rõ.
Cơ quan này cho rằng việc xây dựng (tái hiện lại) Văn Miếu Vĩnh Phúc là cần thiết nhằm tái hiện, kế thừa một di tích lịch sử quan trọng (Văn Miếu phủ Tam Đới), tưởng niệm các danh nhân văn hóa đạo cao đức trọng của đất nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng; tiếp nối và phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, của người Vĩnh Phúc; khuyến khích thế hệ trẻ trên đường hoàn thiện học vấn, nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh….
Tuy nhiên theo ông Trần Mạnh Định - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về việc thiết kế, bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử. Đã có ý kiến đề nghị không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ tại Văn Miếu. Sắp tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử và cơ quan liên quan xung quanh chuyện này.
Cổng vào Văn Miếu
Cổng vào Văn Miếu
Tứ trụ
Tứ trụ
Sân hành lễ
Sân hành lễ
Nhà bia tiến sĩ
Nhà bia tiến sĩ
Hồ Thiên Quang
Hồ Thiên Quang
Hậu cung của Văn Miếu
Hậu cung của Văn Miếu
Một góc phía trong Hậu cung 
Một góc phía trong Hậu cung 
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn trạm trổ cầu kỳ
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn trạm trổ cầu kỳ
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn trạm trổ cầu kỳ
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn trạm trổ cầu kỳ
Gác trống
Gác trống
Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện
Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc cho biết với gần 1.000 di tích (65 di tích quốc gia) thì nguồn tiền ngân sách dành cho các di tích hiện tại của Vĩnh Phúc rất thiếu. Trước khi lập dự án xây dựng công trình này, Vĩnh Phúc đã tham khảo Văn Miếu ở Hà Nội và một số nơi khác nên trong kết cấu xây dựng có nhiều điểm tương đối giống nhau. Hai hàng bia trong Văn Miếu dự kiến sẽ khắc tên 99 cụ đại khoa, trung khoa của tỉnh Vĩnh Phúc.
Thế Kha 

Sầu riêng dính ‘phốt’ hóa chất, thanh mai bán đắt kinh hoàng

Theo Đất Việt-06-07- 2015

Những người kết sầu riêng Thái sẽ không khỏi hoảng hốt khi biết thông tin loại quả này được sử dụng một loại hóa chất độc hại để "nhuộm" chín. Hay thanh mai, quả lạ được dân Hà Thành ưa thích, cũng nhập nhèm về nguồn gốc và được bán với giá cắt cổ.


Sầu riêng dính ‘phốt’ hóa chất, thanh mai bán đắt kinh hoàng
Hình ảnh và lời cảnh báo về hoa quả Thái Lan đang gây sốt trên mạng xã hội những ngày qua
Sầu riêng Thái vàng rộm nhờ hóa chất?
Nhiều người tỏ ra lo lắng khi một loạt hình ảnh chụp lại cảnh những quả sầu riêng được ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội cùng với lời cảnh báo: Hiện nay các công ty xuất khẩu trái cây của Thái Lan đều đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để “nhuộm” chín các loại quả như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo…
Theo như thông tin cảnh báo, những loại quả này sau khi thu hoạch dù còn xanh nhưng chỉ cần nhúng qua một loại dung dịch màu vàng thì toàn bộ cơm (ruột) bên trong và vỏ bên ngoài đều chuyển sang màu vàng. Loại chất này còn có khả năng đánh lừa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng cho người sử dụng, đồng thời nó có tác hại rất lớn tới sức khỏe, gây ung thư, ảnh hưởng về thần kinh,…
Trà xanh C2 có dị vật
Theo Gia đình & Xã hội, anh Phan Quốc Phúc (ngụ xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) cho biết, vào ngày 14/4, trong lúc đưa những chai nước ngọt C2 Ô Long vừa được mở từ thùng carton ra bỏ vào trong tủ lạnh, anh giật mình khi thấy một chai loại 500ml (sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, địa chỉ nhà máy đặt tại KCN Việt Nam – Singapore tỉnh Bình Dương) có dấu hiệu bất thường.
Quan sát kỹ, anh Phúc thấy chai nước đã chuyển màu vàng úa, có nhiều hạt lạ cùng những mảng màng nổi lềnh phềnh trong chai. Quan sát phía ngoài, nắp chai vẫn còn nguyên và đóng chặt, vỏ chai hoàn toàn bình thường như những chai cùng loại khác, vẫn còn hạn sử dụng.
1
Anh Phúc bên chai trà xanh có dị vật
Trước đó, tháng 3/2015, anh Thạch Ngọc Tuấn (trú phố Hồ Xuân Hương, phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa) cũng phát hiện trong một chai nước được cho là có nhãn C2 có 5 con ruồi bên trong. Hay Phạm Hồng Phong (phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) vào tháng 5/2014 đã mua chai nước giải khát C2 hương chanh 360ml, hạn sử dụng đến 12/4/2015 phát hiện có một chai nổi váng ở phía trên bề mặt nước trong chai, trong khi nắp chai còn nguyên.
Ô chống nắng ngăn tia UV giá bèo
Hè năm nay, các loại đồ chống nắng được bán nhiều ở hầu khắp các cửa hàng bán quần áo và trong các chợ trên địa bàn Hà Nội. Kiểu dáng, mẫu mã của các loại đồ chống nắng năm nay cũng rất phong phú và đa dạng, giá cả lại rất rẻ.
2
Ô được quảng cáo là chống tia UV từ 90-100%
Trong đó, loại ô chống nắng, giá mỗi chiếc dao động từ 500.000 đồng đến gần 700.000 đồng, được quảng cáo có tác dụng gần như tuyệt đối với tia UV. Nhưng theo các chuyên gia, chưa có sản phẩm nào có khả năng ngăn tia tử ngoại tới 90-100% như vậy.
Thanh mai Trung Quốc 8 ngàn bán 200 ngàn/kg
Lấy buôn chỉ 50.000-60.000 đồng/thùng 8kg, ra đến cổng chợ, thanh mai có giá 100.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán đến 200.000 đồng/kg. Thanh mai Trung Quốc đang là mặt hàng siêu lợi nhuận được tranh nhau mua ở chợ đầu mối.
3
Thanh mai Trung Quốc có khi được “hét” giá tới 200.000 đồng/kg
Những ngày nắng nóng, quả thanh mai được bán tràn ngập các con phố ở Hà Nội. Thanh mai được quảng cáo là hàng Việt nhập từ Lào Cai, Quảng Ninh. Tuy nhiên, theo một mối buôn thanh mai tại chợ Long Biên, tất cả thanh mai về chợ này đều là hàng Trung Quốc.
Cơn sốt càng cua đồng ở miền Tây
Hiện nay, giá càng cua đồng tại các chợ huyện đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp dao động ở mức từ 150.000 – 170.000 đồng/kg, tăng 20.000-30.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái, nhưng không đủ hàng cung ứng.
Nguyên nhân cua đồng nhiều năm gần đây khan hiếm là do thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít và tình trạng sử dụng thuốc BVTV tràn lan….
Xuất khẩu 5 tấn vải thiều sang Úc, Mỹ
Mùa vải này cả nước sẽ thu hoạch khoảng 200 ngàn tấn, hai thị trường mới mở Úc, Mỹ mới xuất được 5 tấn. Việc tiêu thụ vải trên dưới 200.000 tấn của cả nước hiện nay sẽ vẫn phải trông chờ vào thị trường nội địa và xuất khẩu Trung Quốc.
4
Đầu mùa, có nơi quả vải bị “hét” tới 90.000 đồng/kg. Nhưng hiện, tại Hà Nội, vải thiều có giá trung bình chỉ còn 25.000 đồng/kg do đang vào chính vụ.
Giá dầu giảm nhẹ
Từ 15h30 ngày 4/6, giá dầu diezen chỉ giảm 19 đồng/lít, giá xăng A92 vẫn giữ nguyên. Trước đó, nhiều người hi vọng giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm nếu giá cả xăng dầu thế giới vẫn có xu hướng giảm.
Cũng liên quan đến giá xăng dầu, Bộ Tài chính vừa đưa ra bài toán so sánh mức độ ảnh hưởng giữa việc giảm thuế nhập khẩu và tăng thuế bảo vệ môi trường đối với giá xăng dầu để chứng minh, giá xăng dầu vừa qua tăng không phải vì thuế môi trường.
5
Gas giảm giá
Kể từ 7h30′ ngày 1/6, giá gas giảm 14.000 đồng, đồng thời mức giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng dao động từ 288.000-288.500 đồng đối với bình 12kg.
Bia sẽ tăng giá thêm 10%
Theo cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Bia – Rượu – Nước giải khát, các doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế chồng thuế, và khi đó giá bán bia có thể sẽ tăng lên mức 10%.

'Còn sớm để nói lãnh đạo VN sẽ ngả về đâu'

Theo BBC-9 giờ trước
Thay đổi trong thành phần 'bộ tứ' lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam trong Đại hội 12 của ĐCSVN tới đây vẫn còn là một dấu hỏi chưa có lời giải.
Hiện vẫn còn có phần quá sớm và có thể là 'khá rủi ro' để nhận định 'bộ tứ lãnh đạo' tương lai của Việt Nam sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (sự kiện được dự kiến diễn ra vào đầu năm 2016) sẽ ngả về gần Mỹ hơn là Trung Quốc, hay ngược lại, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.
Gần đây, trong một trao đổi với Tọa đàm Trực tuyến của BBC về quan hệ Việt - Mỹ, một nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nêu quan điểm cho rằng có thể sẽ có sự dịch chuyển trong cán cân của lãnh đạo cao cấp Bộ Chính trị Việt Nam trong quan hệ tay ba Việt - Mỹ - Trung.
Ông Lê Hồng Hiệp, người đang là khách mời nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói:



"Theo tôi nếu nhìn nhận tương quan lực lượng trong đội ngũ lãnh đạo sắp tới mà theo như phân tích của tôi vừa rồi, tôi nghĩ cán cân sẽ nghiêng nhiều hơn về phía Hoa Kỳ.
"Tức là đội ngũ, ê-kíp lãnh đạo mới mà nếu như theo phân tích của tôi, có thể có xu hướng dịch chuyển nhiều hơn về phía Hoa Kỳ.
"Tuy nhiên, cái dịch chuyển đó sẽ không quá lớn.
"Và một điều nữa như tôi... đã nói là không hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ lãnh đạo Việt Nam;
"Mà nó còn phụ thuộc vào các bước đi của Trung Quốc, cũng như cảm nhận của Việt Nam về mối đe dọa của Trung Quốc ở trên Biển Đông," TS. Lê Hồng Hiệp nói với BBC hôm 04/6/2015.

'Khá là rủi ro'

Bình luận về quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện Chính sách Độc lập (IDS - đã tự giải thể), nói:
"Tôi thấy anh (Lê Hồng) Hiệp nói có lý của anh ấy, là bởi vì nhìn tương quan lực lượng thực bây giờ, có thể nói công việc quá khứ của những người mà có thể vào những chức vụ như thế (Tổng bí thư Đảng CS, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội);
"Và một điểm thứ hai tôi cũng đồng ý với anh Hiệp là cái này chính là do công của Trung Quốc, là bởi vì Trung Quốc họ làm những việc hết sức là 'lố lăng' và bất luận những người ấy là ai, thì cũng đẩy người ta về phía Mỹ nhiều hơn.
"Là bởi vì tất cả những việc mà Trung Quốc làm làm cho tất cả người dân Việt Nam càng nhận thức rõ rằng Trung Quốc là một ông láng giềng rất là to, nhưng rất xấu chơi.
"Và trong trường hợp ấy, những người lãnh đạo, dẫu họ thế nào chăng nữa, thì những người ấy cũng bị ảnh hưởng bởi nhận xét chung của dân chúng như vây."



Tuy nhiên, Tiến sỹ Quang A cho rằng có lẽ còn hơi sớm và có thể là 'khá rủi ro' để đưa ra nhận định về 'chuyển dịch đường lối đối ngoại trong nhân sự cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam'.
Ông nói:
"Đấy là môt nửa bình luận có thể nói là tán thành với ý kiến của anh Hiệp, tuy nhiên tôi nghĩ rằng những chuyện như thế cũng chỉ là một sự phỏng đoán mà thôi. Sự phỏng đoán ấy còn phải đặt rất nhiều câu hỏi ở sự phỏng đoán đây.
"Bởi vì đầu tranh giữa các thế lực trong nội bộ Đảng, rồi bản thân sự phức tạp của hoạt động chính trị của Việt Nam nó khó cho người ta có thể hiểu cặn kẽ những động lực đằng sau như thế nào.
"Bởi vì nhìn trên bề mặt, mình có thể thấy hiện tượng có vẻ là như vậy, nhưng mà chưa chắc nó đã phải là như vậy.
"Cho nên tôi nghĩ rằng việc tiên đoán những hiện tượng phức tạp như thế trong ngắn hạn, tức là trong độ khoảng nửa năm nữa, 6-7 tháng nữa, thì tôi thấy khá là rủi ro và có lẽ là không nên bận tâm quá về chuyện dự đoán như thế," nhà quan sát tình hình chính trị, xã hội Việt Nam nói với BBC hôm 07/6 từ Hà Nội.

Sóc Trăng: Mượn nhà của dân sao không trả?

Dân trí Chính quyền cách mạng thị xã Sóc Trăng (nay là TP Sóc Trăng) mượn nhiều căn nhà của ông Lương Chi nhưng sau đó lại bán cho người khác và để làm trụ sở một số cơ quan đoàn thể của TP khiến người dân khiếu nại.

Theo trình bày của ông Trần Thiệu Cầu (SN 1943, ngụ phường 1, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) là người đại diện hợp pháp cho các con của ông Lương Chi (hiện đang định cư ở nước ngoài) cũng như hồ sơ còn lưu: Ông Lương Chi có 2 căn nhà số 7 và 7F, đường Nguyễn Trường Tộ, thị xã Sóc Trăng (nay là số 15-17 đường Tôn Đức Thắng, phường 6, TP Sóc Trăng) là nhà thuộc quyền sở hữu của ông.
Năm 1976, UBND thị xã (nay là thành phố) Sóc Trăng mượn của ông Lương Chi căn nhà số 7 để làm Phòng khám da liễu. Ngày 6/7/1976, UBND cách mạng thị xã Sóc Trăng có Công văn số 486/VT.UBTX do Phó Chủ tịch Lý Ngọc Cung ký gửi ông Lương Chi với nội dung: “Vừa qua, chúng tôi (UBND cách mạng thị xã Sóc Trăng- PV) có mượn tạm anh một căn (số 7 Nguyễn Trường Tộ, thị xã Sóc Trăng) rồi. Nay xét yêu cầu không đủ chỗ để khám bệnh, đề nghị anh sẵn lòng cho mượn thêm một căn nữa ở cạnh căn đang triển khai phòng khám bệnh da liễu (7F Nguyễn Trường Tộ). Mong anh vui vẻ và sẵn sàng sắp xếp số cây hiện còn trong căn nhà để chúng tôi tạm mượn triển khai thêm đủ điều kiện phục vụ nhân dân”. Vì tinh thần chung là phục vụ sức khỏe cán bộ, nhân dân địa phương, ông Lương Chi đồng ý cho UBND cách mạng thị xã Sóc Trăng mượn 1 căn nhà nói trên.
Thế nhưng, sau khi đã mượn và sử dụng 2 căn nhà của ông Lương Chi vào mục đích mở Phòng khám chữa bệnh da liễu, đến nay, Phòng khám da liễu đã dời đi nơi khác, thay vì trả lại 2 căn nhà đã mượn cho ông Lương Chi theo tinh thần “mượn là phải trả” thì chính quyền địa phương đã bán căn nhà số 7F đường Nguyễn Trường Tộ (nay là số 17, đường Tôn Đức Thắng) cho ông Nguyễn Văn Đồng. Sau đó ông Đồng lại tiếp tục chuyển nhượng cho ông Trần Quang Minh sử dụng. Còn căn nhà số 7 đường Nguyễn Trường Tộ (nay là số 15, đường Tôn Đức Thắng) giao cho Hội Chữ thập đỏ TP Sóc Trăng quản lý sử dụng.
Công văn mượn nhà ông Lương Chi của lãnh đạo thị xã Sóc Trăng năm 1976.
Công văn mượn nhà ông Lương Chi của lãnh đạo thị xã Sóc Trăng năm 1976.
Trong khi đó, gia đình ông Lương Chi đã nhiều lần có đơn đề nghị UBND TP Sóc Trăng cũng như UBND tỉnh Sóc Trăng trả lại 2 căn nhà mà chính quyền đã mượn của gia đình ông nhưng không được chấp thuận.
Ông Trần Thiệu Cầu nói: “Những năm đầu mới giải phóng, chính quyền cách mạng còn gặp nhiều khó khăn, phải nhờ vào sự giúp đỡ của nhân dân để có điều kiện vượt qua những khó khăn đó. Người dân cũng vì lợi ích chung mà chấp nhận thiệt thòi về quyền lợi, sẵn sàng giúp đỡ chính quyền bằng những gì mình có thể, trong đó có việc cho chính quyền mượn nhà cửa, tài sản của mình. Đáng lẽ ra, sau khi không sử dụng nữa, tài sản mượn của dân chính quyền phải trả lại cho nhân dân, thậm chí phải trân trọng, tri ân những người dân đã cho chính quyền mượn tài sản. Nhưng đằng này, chính quyền địa phương thành phố Sóc Trăng cũng như UBND tỉnh Sóc Trăng lại không trả lại tài sản cho họ, trong đó có trường hợp của ông Lương Chi, mà lại đem tài sản mượn của dân đem bán cho người khác. Việc làm đó không đúng đạo lý của dân tộc Việt Nam”.
2 căn nhà số 7, 7F đường Nguyễn Trường Tộ nay là số 15, 17 Tôn Đức Thắng hiện nay.
2 căn nhà số 7, 7F đường Nguyễn Trường Tộ nay là số 15, 17 Tôn Đức Thắng hiện nay.
Cũng theo ông Cầu và hồ sơ lưu, ngoài 2 căn nhà nói trên, ông Lương Chi còn có nhiều tài sản khác bị quản lý gồm: 1 căn nhà (số 146, đường Hai Bà Trưng, phường 1, TP Sóc Trăng) nhà nước quản lý năm 1975 nhưng không có văn bản. Hiện nay Ban quản lý dự án tỉnh Sóc Trăng đang sử dụng; 1 rạp hát mang tên Hòa An đã bán lại cho Công ty TNHH Sáng Quang; 1 căn nhà kế rạp Hòa An được UBND thị xã Sóc Trăng cho phép Ty Hải sản Hậu Giang (cũ) trưng dụng, sau giao lại cho Công ty phát hành phim sử dụng (nay đã bán cho Công ty TNHH Sáng Quang); 1 căn nhà hiện ở đường Tôn Đức Thắng (phường 8) được nhà nước bán cho bà Huỳnh Ngọc Kiềng (một cán bộ thị xã ủy Sóc Trăng); 1.200m2 đất bán cho 6 hộ dân sử dụng; 1 căn nhà ở đường Võ Đình Sâm (phường 8) đã được chính quyền bán hóa giá cho người dân; phần đất sau rạp Hòa An được bán cho Công ty TNHH Sáng Quang; phần đất trên đường Lê Lai (phường 6) cũng được chính quyền bán cho 3 hộ dân sử dụng; phần đất trên đường Điện Biên Phủ (phường 6) chính quyền quản lý và sau bán lại cho 4 hộ dân.
Khi ông Cầu có đơn xin lại số tài sản của ông Lương Chi bị quản lý không đúng đối tượng, ngày 27/2/2012, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 01/QĐKN-CTUBND bác yêu cầu của gia đình ông Lương Chi (ủy quyền cho ông Cầu) với lý do “Ông Lương Chi là đối tượng thuộc diện cải tạo công thương nghiệp. Mặc dù thời điểm quản lý là theo chủ trương chung, nhưng sau đó thì số tài sản trên được xác lập sở hữu nhà nước theo chủ trương cải tạo công thương nghiệp và được nhà nước bố trí sử dụng cho đến nay”.
Trong thực tế, các tài sản mà chính quyền quản lý của ông Lương Chi thì hiện nay chỉ còn 2 căn nhà số 146, đường Hai Bà Trưng (phường 1, TP Sóc Trăng) do Ban quản lý dự án tỉnh Sóc Trăng sử dụng và nhà số 15, đường Tôn Đức Thắng do Hội Chữ thập đỏ TP Sóc Trăng sử dụng; còn tất cả các căn nhà và đất khác đã được chính quyền bán cho người khác chứ không phải “nhà nước bố trí sử dụng cho đến nay” như quyết định của UBND tỉnh Sóc Trăng.
Thứ hai, nếu nói nhà nước quản lý nhà, đất của ông Lương Chi theo diện “cải tạo công thương nghiệp” thì 2 căn nhà số 7 và 7F, đường Nguyễn Trường Tộ (nay là số 15, 17 đường Tôn Đức Thắng) có giấy tờ do UBND cách mạng thị xã Sóc Trăng mượn của ông Lương Chi thì tại sao lại không trả cho gia đình ông Lương Chi mà lại gán luôn vào “cải tạo công thương nghiệp” ?.
2 căn nhà số 7, 7F đường Nguyễn Trường Tộ nay là số 15, 17 Tôn Đức Thắng hiện nay.
Ông Lý Ngọc Cung - nguyên Phó Chủ tịch UBND cách mạng thị xã Sóc Trăng, là người ký công văn mượn nhà ông Chi cho rằng, mượn thì phải trả.
Trao đổi với PV, ông Lý Ngọc Cung (79 tuổi, nguyên là Phó Chủ tịch UBND cách mạng thị xã Sóc Trăng, người ký công văn số 486/VT.UBTX ngày 6/7/1976 để mượn nhà của ông Lương Chi, hiện công tác tại CLB hưu trí TP Sóc Trăng) nói: “Theo tôi, mượn là phải trả chứ không thể không trả được”.
Thiết nghĩ, UBND tỉnh Sóc Trăng cần xem xét lại vụ việc để có hướng giải quyết hợp lý hợp tình hơn đối với gia đình ông Lương Chi. 
Chủ Nhật, 07/06/2015 - 07:14
PV

Đột nhập xưởng sản xuất Bphone 'không thể tin nổi'

Nhà máy của sản xuất Bphone hiện nay được đặt tại Cầu Giấy, lọt thỏm trong con ngõ nhỏ và được vây quanh bởi các điểm bán xe hơi...

Theo đại diện nhà sản xuất điên thoại này cho hay, nhà máy của sản xuất Bphone hiện nay được đặt tại Cầu Giấy, với công suất nhà đáp ứng khoảng vài chục nghìn sản phẩm/tháng. Tuy nhiên, phía nhà sản xuất cũng khẳng định, trong trường hợp thị trường phản hồi tốt thì sẽ nhanh chóng nâng công suất lên vài trăm nghìn sản phẩm mỗi tháng. Dự kieensm phía BKAV cũng đang lên kế hoạch để mời giới truyền thông và những người quan tâm tới smartphone của Bkav tới thăm quan các nhà máy sau một vài tuần tới.
Tiết lộ với báo chí, đại diện của Bkav cũng chỉ nói ngắn gọn nhà máy sản xuất Bphone được đặt ở Phạm Hùng, Cầu Giấy (Hà Nội) nhưng không cho biết địa chỉ cụ thể.
Qua thông tin ít ỏi ban đầu đó, phóng viên ANTT,VN đã lần ra manh mối và mục sở thị tận mắt khu sản xuất điện thoại Bphone đang làm nức lòng người tiêu dùng suốt thời gian qua.
Qua tìm hiểu, khu sản xuất của BKAV là ngôi nhà hình dạng giống một nhà xưởng tại số 99 đường Phạm Hùng. Ngôi nhà này nằm lọt thỏm và bị "kẹp" giữa hai showroom ô tô Quốc Bình và Thái Học, Dấu hiệu nhận diện khu sản xuất điện thoại thông minh của ông Nguyễn Tử Quảng là dòng chữ khiêm tốn "SmartHome" nằm khiêm tốn giữa hai điếm bán xe hơi này.
Nhìn tấm biển ít ai biết đây là nơi dẫn đường vào công xưởng của BKAV
Ở giữa hai showroom này là một con ngõ rộng chừng 3m, nhìn sâu vào trong người ta có thể thấy tấm biển có chữ BKAV to đùng, đỏ chót. Một nơi khá yên tĩnh cho việc “nghiên cứu, lắp ráp sản xuất” Bphone. Ngày cuối tuần, con ngõ nhỏ này ít bóng người qua lại.
Xưởng sản xuất của BKAV "thu mình" giữa 2 showroom ô tô
Còn phía sau của xưởng sản xuất Bphone là một gara ô tô. Từ trên cao nhìn xuống, khu nhà xưởng của BKAV ước chừng rộng hơn 100m2, lọt thỏm giữa hàng loạt showroom và gara ô tô. Đây cũng chính là nơi sản xuất chiếc điện thoại Bphone "thật không thể tin nổi", "tốt nhất thế giới"...
Xưởng sản xuất của BKAV nhìn từ trên cao.
Thiên Di – Thủy Tiên

Nghệ An: Đường hàng chục tỷ chưa bàn giao đã nát như tương

Dân trí Dù mới được hoàn thành và chưa bàn giao tuy nhiên tuyến đường vào trung tâm xã Nghĩa Hòa với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn bị lún, bong tróc mặt đường kéo dài hàng chục mét.

Đường 23 tỷ mới hoàn thành đã xuống cấp nghiêm trọng
Tuyến đường vào trung tâm xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa, Nghệ An được bắt đầu từ quốc lộ 48 đi qua các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Long vào trung tâm xã Nghĩa Hòa. Tuyến đường này có chiều dài 16,5km, được khởi công từ năm 2010. Đến năm 2014, tuyến đường ngoài đô thị với tổng chiều dài 12,5km đã được hoàn thành với tổng vốn đầu tư là 23 tỷ đồng (chỉ tính riêng phần đã hoàn thành là 12,5km - PV). Phần còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và chưa tiếp tục thi công.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người dân, trên chiều dài 12,5km vừa mới được hoàn thành vào năm 2014 đã xảy ra tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.
Anh Nguyễn Văn Nam một người dân ở xã Nghĩa Long cho biết: “Nhiều điểm bị hư hỏng có hố sụt lún nên mỗi lần đi về đêm thì tôi cũng phải căng mắt ra nhìn. Nếu không chú ý một chút thì có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào. Đường mới làm mà đã hư hỏng nhiều như vậy, nên chúng tôi cũng mong chính quyền địa phương sớm có biện pháp khắc phục để người dân yên tâm đi lại”.
Sau khi thực tế trên toàn bộ tuyến đường phóng viên ghi nhận trên tình trạng bong tróc xảy ra tại rất nhiều vị trí. Trong đó có những điểm mặt đường bị cày xới, lún sâu khiến phương tiện tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt tại các vị trí như ở xóm 5 (xóm Tân Ấp) xã Nghĩa Hòa, xóm Nam Hoa, Nam Cát của xã Nghĩa Long. Tại đây mặt đường bị biến dạng, tạo thành những hố sâu. Lớp nhựa đường, đá phía dưới bị ủi lên thành những mô cao. Có những vị trí kéo dài hàng chục mét.
Quyết không nghiệm thu nếu không đảm bảo chất lượng
Trao đối với phóng viên ông Phạm Văn Thạch - Phó chủ tịch UBND thị xã Thái Hòa, Nghệ An cho biết: “Tuyến đường trên được làm từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Hiện tại đã hoàn thành 12,5km nhưng phía chủ đầu tư chưa nhận bàn giao công trình. Trước thực trạng trên chúng tôi sẽ yêu cầu nhà thầu khắc phục ngay tại những vị trí bị hư hỏng. Nếu không khắc phục, sữa chữa đảm bảo chất lượng công trình thì chúng tôi kiên quyết không nghiệm thu”.
Trước thực trạng công trình bị xuống cấp nghiêm trọng ông Thạch cho biết thêm: “Sau khi đoạn đường trên hoàn thành có rất nhiều xe chở cát với trọng tải lớn, xe tải hạng nặng lưu thông trên quốc lộ 48 rồi rẽ vào con đường tránh này hòng “né” trạm cân của lực lượng CSGT được đặt trên quốc lộ 48. Vì vậy việc tuyến đường xuống cấp có thể do phải gánh một lượng xe quá lớn gấp nhiều lần tải trọng theo thiết kế của tuyến đường. Dù đơn vị thi công có làm tốt theo đúng thiết kế thì tuyến đường cũng không thể chịu nổi trước lượng xe như vậy”.
Có mặt trên tuyến đường này chúng tôi ghi nhận có hàng chục lượt xe chở cát chất đầy thùng ỳ ạch “bò” từ bãi cát, lên con đường rồi xuôi, ngược về địa bàn các xã Nghĩa Long, Nghĩa Hòa. Tuy nhiên không “thấy bóng” của lực lượng chức năng.
Thiết nghĩ UBND thị xã Thái Hòa, các cơ quan chức năng sơm có biện pháp ngăn chặn tình trạng trên. Đồng thời sớm đề nghị nhà thầu khắc phục sữa chữa những vị trí đã hư hỏng đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên tuyến đường này.
Dưới đây là một số hình ảnh con đường hàng chục tỷ chưa bàn giao đã hư hỏng do PV Dân trí ghi lại:
Nghệ An: Đường hàng chục tỷ chưa bàn giao đã nát như tương
Nghệ An: Đường hàng chục tỷ chưa bàn giao đã nát như tương
Nghệ An: Đường hàng chục tỷ chưa bàn giao đã nát như tương
Đến thời điểm hiện tại tuyến đường vào trung tâm xã Nghĩa Hoà, thị xã Thái Hòa, Nghệ An đã hoàn thành được 12,5 / 16,5 km. Với khinh phí 23 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn nhiều vị trí trên tuyến đường đã hư hại nghiêm trọng.


Nghệ An: Đường hàng chục tỷ chưa bàn giao đã nát như tương
 Đoạn qua địa bàn xóm 5 (xóm Tân Ấp, xã Nghĩa Hòa) bị sụt lún nghiêm trọng, mặt đường bị xới tung, tạo thành những “ổ voi” rất nguy hiểm.

Nổi u giữa đường.
Nổi u giữa đường.

Tại một số vị trí khác tình trạng xuống cấp cũng bắt đầu xuất hiện.
Tại một số vị trí khác tình trạng xuống cấp cũng bắt đầu xuất hiện.

Một số điểm được bồi thêm đất mới có thể lưu thông.
Một số điểm được bồi thêm đất mới có thể lưu thông.

Một số điểm được bồi thêm đất mới có thể lưu thông.
Đoạn qua địa bàn xóm Nam Hoa, Nam Cát thuộc xã Nghĩa Long con đường mới hoàn thành cũng đã “nát như tương”.

Một số điểm được bồi thêm đất mới có thể lưu thông.
Tuy nhiên, nhìn vào kết cấu khi mặt đường bị ủi lên. Nhiều người dân “nghi ngờ” về chất lượng công trình khi lớp nhựa đường chỉ được rải rất mỏng.

Thậm chí có phần đá còn sạch bóng không hề được phủ nhựa.
Thậm chí có phần đá còn sạch bóng không hề được phủ nhựa.
Thậm chí có phần đá còn sạch bóng không hề được phủ nhựa.

Thậm chí có phần đá còn sạch bóng không hề được phủ nhựa.
Nhiều xe chở cát trọng tải lớn thường xuyên lưu thông trên tuyến đường có thể là nguyên nhân khiến con đường hư hỏng. Nhưng không hề thấy bóng của lực lượng chức năng ngăn chặn.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nhóm PV

CSCĐ chửi bới , đánh dân xong bỏ chạy

Theo Đất Việt-06-07-2015
Đoạn clip ghi lại cảnh 2 CSCĐ vô cớ chặn dừng xe của đôi vợ chồng trẻ. Không giải thích hay đưa ra lý do, viên CSCĐ dáng thấp đậm "tung quyền" tấn công người chồng, nắm cổ áo hăm doạ đưa người chồng làm việc, đồng thời lớn tiếng quát nạt luôn người vợ.



Người dân xung quanh bức xúc lên tiếng chất vấn. Hai viên CSCĐ đuối lý bỏ trốn khỏi hiện trường với lý do “đi gọi CA phường ra giải quyết.

Vụ việc xảy ra tại ngã 4 Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, q1.

Lời khuyên cho bạn :

Trong trường hợp bị chặn dừng vô cớ;

– Nếu ở đoạn đường đông đúc hãy tri hô để người dân xung quanh can thiệp và làm chứng.
– Nếu ở đoạn đường vắng người, hãy lịch sự bình tĩnh không chống đối. Tìm cách kéo dài thời gian và liên lạc với người thân nhờ trợ giúp.

– Ghi nhớ tên và biển số xe của CA dừng xe mình.

Lực lượng CA đang dần trở thành kiêu binh. Họ ngày càng lạm dụng quyền hành được trao và sẵn sàng dùng vũ lực tấn công người dân. Chỉ một điều họ sợ, đó là người dân đoàn kết bảo vệ nhau. Đừng tự cô lập hay thờ ơ, bởi một ngày bạn có thể sẽ là nạn nhân kế tiếp của họ!

Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”?

Đang điều hành sản xuất kinh doanh của tập đoàn với mấy trăm cán bộ công nhân viên, bất thình lình anh Nguyễn Sơn Hải “được” bắt xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I vào lúc nửa đêm.


Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”?

Ai ép Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú “tâm thần”? Hàng loạt tin nhắn trao đổi về bệnh tật giữa bác sĩ Tuấn và anh Hải (số điện thoại này trùng khớp với số của Phó Giám đốc Viện Sức khỏe tâm thần mà chúng tôi được cung cấp)

Phía sau phác đồ điều trị hơn tháng trời của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú là cả một câu chuyện khó tin và đau lòng…

Nghi án bị bắt cóc để cưỡng ép “chữa bệnh”?

Trong bản tường trình gửi cho chúng tôi, anh Nguyễn Sơn Hải cho biết: Ngày 31/1/2015, anh Hải có việc đi cùng sư bác tên là Kiên (chùa Bằng). Về đến cửa nhà, anh bị 5, 6 người bắt cóc lên xe ô tô 7 chỗ. Anh Hải nhận ra 1 người trong số họ chính là người ngày hôm trước đã gặp ở cổng chùa Vân Hồ. Đám người đó đưa anh Hải xuống Trại Tâm thần Thường Tín. Đến đoạn đường Giải Phóng, anh Hải có hỏi tại sao không có đọc lệnh bắt mà lại bắt nhưng không nhận được câu trả lời. Sau đó toàn bộ tiền, 2 máy Ipad 3, 2 điện thoại Iphone 6 và 2 điện thoại Iphone 4 của anh Hải “được” thu giữ.
Khi xuống tới Trại Tâm thần Thường Tín, anh Hải được đưa lên tầng 2, “được” cưỡng chế tiêm rồi trói chặt chân tay cổ vào giường. Cả đêm hôm đó anh Hải ngủ trong tình trạng bị trói chặt. Đến tầm 9h sáng hôm sau anh được cởi trói để đi ăn cơm. Đến 5h chiều, anh Hải được gọi dậy đi ăn nhưng do quá mệt và không muốn ăn, anh được gọi đi theo về phía phòng trực. Một lần nữa, anh được trói lại dùng ống xông luồn qua mũi vào tận dạ dày và dùng xi lanh cho ăn bằng xông, sau đó được tiêm vào đùi 1 mũi. Hôm sau, dù rất mệt nhưng anh Hải phải cố đi ăn vì sợ bị dùng các biện pháp cưỡng chế. Trong thời gian liên tục 5 ngày, anh Hải được tiêm sáng 1 mũi, chiều 1 mũi.

“Sau khoảng 15 ngày điều trị, người tôi nặng trĩu, mũi bị chảy máu ngày 5 đến 6 lần. Sau năm ngày tiêm, họ bắt đầu cho tôi uống thuốc ngày 2 lần vào 10h sáng và 7h tối”, anh Hải chua xót.

Để không bị cưỡng chế ăn, ngủ, anh Hải đã chọn cách phối hợp với bác sĩ, không phản đối, giẫy giụa và tìm cách để được về.

Điều đau lòng hơn là, trong quá trình “phối hợp điều trị” ấy, anh Hải nghe được thông tin mình là bệnh nhân được Phó Giám đốc Viện Sức khỏe tâm thần gửi xuống điều trị.

Xâu chuỗi lại nhiều hiện tượng trong sinh họat gia đình từ năm 2013, anh Hải giật mình kinh hoàng. Bởi lẽ, anh đã được uống thuốc do bác sĩ Tuấn kê cho dưới hình thức trộn vào thức ăn, sinh tố hàng ngày trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân khiến anh bồn chồn, bứt rứt, choáng váng…

Mãi đến đầu tháng 2, anh Hải mới gọi điện thoại được cho Lương Văn Cường là nhân viên công ty, thuật lại việc bị bắt đưa xuống trại tâm thần, đang bị tiêm thuốc lú. Anh Hải đã nhắn Cường là nhắn với mọi người để cứu mình ra. Tuy nhiên, “phải đến ngày 4/3, sát ngày rằm tháng giêng, tôi phải viết đơn xin về ăn rằm với cam kết trở lại viện, nếu không sẽ bị công an bắt vì vi phạm pháp luật, bác sĩ Lê Thị Thanh Thu mới cho về ăn rằm”, anh Hải cho biết.

Kết quả khám bình thường

Tìm theo những bất thường trong lá đơn của tập thể cán bộ nhân viên Tập đoàn Thiên Phú và tường trình của anh Hải, chúng tôi đã tìm đến BV Tâm thần Trung ương I.

Làm việc với chúng tôi, bà Lê Thị Thanh Thu, Trưởng khoa Điều trị 4, BV Tâm thần Trung ương I cho biết: Bệnh nhân Hải đã tự ý bỏ viện ra về dù bà Thu không đồng ý, quá trình điều trị chưa kết thúc, không ai biết khi hưng phấn hay trầm cảm anh ta có thể gây ra nguy hiểm gì cho bản thân và xã hội.

Lấy cho chúng tôi xem tờ đơn xin về ăn rằm của anh Hải, bà Thu khẳng định, bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc hỗn hợp. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là, nếu ở tuổi ấy, anh Hải phải mặc comple, thắt cà vạt đi làm chứ không thể là mặc nâu sồng, suốt ngày thuyết giảng về Phật pháp.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về mức độ mắc bệnh của anh Hải đã phải điều trị nội trú hay chưa, bà Thu cho biết, cứ có bệnh nhân thì bà điều trị, việc đó là của phòng khám!

Bệnh án sao lưu của bệnh nhân Nguyễn Sơn Hải ở phần khám bệnh ngày vào viện 31/1/2015 thể hiện: Bệnh nhân đến viện lúc 22h. Mạch 80, huyết áp 130/80. Cơ quan tuần hoàn T1, T2 đều rõ, không phát hiện tiếng ran bệnh lý. Các cơ quan hô hấp, tiêu hóa… nội tiết, dinh dưỡng và các bệnh lý khác chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Dây thần kinh sọ não chưa phát hiện tổn thương thần kinh khu trú, vận động tứ chi, trương lực cơ, cảm giác bình thường, phản xạ đáp ứng đều 2 bên. Ý thức định hướng lực xác định đúng. Tri giác chưa khai thác được các rối loạn. Tư duy chưa khai thác được hoang tưởng. Bệnh nhân được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, tiên lượng dè dặt. Hướng điều trị an thần kinh và vitamin.

Về quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng, tại bệnh án, bác sĩ Lê Thị Thanh Thu khẳng định: “Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần từ năm 2013, đã điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần. Lần này bệnh phát với biểu hiện đêm ít ngủ, nói nhiều, đi đền chùa cúng lễ suốt ngày tụng kinh. Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán không có gì đặc biệt. Phương pháp điều trị hóa dược”.

Tìm theo khẳng định của bà Thu về việc anh Hải đang là bệnh nhân, tự ý bỏ viện, chúng tôi khá ngạc nhiên khi toàn bộ kết quả khám của anh sau khi trốn được Bệnh viện Tâm thần Trung ương I ra về đều… hoàn toàn bình thường. Kết quả điện não đồ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ngày 5/3 kết luận anh Hải “không thấy hình ảnh sóng điện não bệnh lý”. Kết quả khám ngày 9/4 khẳng định: “Hoạt động tâm thần không rối loạn, tiếp xúc tốt, không có hoang tưởng ảo giác, cảm xúc ổn định, hành vi tác phong ổn định”. Tương tự, kết quả khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc với nghiệm pháp BECK (thang đánh giá trầm cảm), test đánh giá lo âu (SAS)-Zung đều cho kết quả bình thường.
Chúng tôi cũng gõ cửa Bệnh viện Sức khỏe tâm thần để tìm hiểu về tiền sử bệnh của anh Hải theo khẳng định của bác sĩ Thu. Kiểm tra nhanh chúng tôi được biết, bệnh nhân Nguyễn Sơn Hải chưa từng điều trị tại đây. PGS.TS Nguyễn Kim Việt, Viện trưởng cho biết: Cũng có tình trạng bệnh nhân là người quen của bác sĩ, lãnh đạo viện và khám điều trị ngoại trú nên trên hệ thống lưu trữ của viện không theo dõi được.

PGS.TS Việt đã điện thoại cho ông Nguyễn Minh Tuấn để chính thức làm việc với chúng tôi xung quanh nội dung tố cáo ông Tuấn. Tuy nhiên, ông Tuấn không nghe máy và đến hết ngày không liên hệ lại với lãnh đạo trực tiếp của mình.

Chúng tôi cũng chính thức đặt lịch làm việc với lãnh đạo Viện Sức khỏe tâm thần về đơn tố cáo này nhưng đến nay chưa nhận được thông tin hợp tác.

Đâu là sự thật trong nghi án cưỡng chế điều trị tâm thần của Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Phú? Động cơ của vụ việc là gì? Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.
06-06-2015
Theo Báo Thanh tra