Wednesday, March 2, 2016

Em trai Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được bổ nhiệm chức cao

Ông Nguyễn Xuân Ảnh (phải) nhận quyết định bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Ảnh (phải) nhận quyết định bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
VOA-02.03.2016
Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam hôm 2/3 thông báo quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Ảnh, em trai tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, giữ chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam kể từ ngày 1/3.
Báo chí trong nước trích lời Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường ca ngợi ông Nguyễn Xuân Ảnh là cán bộ trẻ năng động, tận tụy với công việc và đã ‘hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ’ trong thời gian công tác tại bộ.
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Ảnh vào chức vụ mới được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nói là để tiếp tục phát huy năng lực, sở trường của ông Ảnh trong các lĩnh vực ‘khó khăn’ như phát triển giao thông đường bộ và quản lý đường cao tốc, cấp giấy phép lái xe…
Ông Nguyễn Xuân Ảnh sinh năm 1983, có bằng thạc sĩ kinh tế, là em trai ông Nguyễn Xuân Anh - tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Ông Ảnh từng là thư ký cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho tới khi ông Thăng được đưa về làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Cả hai ông Anh và Ảnh đều là con trai của ông Nguyễn Văn Chi - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Anh cùng với ông Nguyễn Thanh Nghị - con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – là 2 tân bí thư trẻ nhất Việt Nam hiện nay.
Theo VnEpress, Người Lao Động.

Dân Làm Báo phản động?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Sống trong thời kỳ của một chế độ mà không hiểu tại sao lại lắm Dân Oan và Phản Động đến thế. Dân Oan với bao hình ảnh cùng từng câu chuyện của mỗi hoàn cảnh thì quả thật rất oan. Những câu chuyện, những hình ảnh này thì đã có vô số các nhà văn, nhà báo tường thuật, cho nên tôi không cần thiết phải viết gì thêm về vấn đề này. Duy chuyện phản động thì nhiều mầu nhiều sắc, mà nội dung của phản động cũng rất là đa dạng. Ai phản động?. Phản động cái gì?. Tại sao phản động và phản động để làm gì?. Tất cả những câu hỏi này đều tùy thuộc vào sự suy nghĩ chủ quan hay khách quan và tùy vào góc độ nhìn của mỗi cá nhân, tổ chức hay của mỗi băng nhóm. Riêng Dân Làm Báo hay các trang báo mạng thuộc "Lề Dân" nói chung thì quả thật là: Phản Động.
 
Phản động, nó tốt hay nó xấu, hoặc nó ghê gớm thế nào mà khi nghe đến hai từ đó, thường khiến người ta phải giật mình suy nghĩ?. Trước khi bàn về hai chữ phản động này, chúng ta hãy tìm hiểu xem nó được định nghĩa như thế nào. Theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, người đã bị nhà cầm quyền cộng sản VN bỏ tù:

Từ "phản động" nghĩa là tất cả những gì đi ngược lại hay trái với quy luật của tự nhiên và xã hội.

Khái niệm "phản động" trong lĩnh vực chính trị xã hội được hiểu là khi các chính phủ, tổ chức, đảng phái chính trị, cá nhân có đường lối, chính sách, tư tưởng, cương lĩnh hoạt động đi ngược lại xu thế dân chủ và tiến bộ xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của nhân dân và Tổ quốc. Các đảng cầm quyền, chính phủ cố níu kéo và duy trì chế độ chính trị lạc hậu, phi dân chủ. Họ tuyệt đối hóa quyền lực của một cá nhân hay một đảng. Họ khinh thường các giá trị của quyền con người. Họ biến nhân dân thành đối tượng, công cụ để họ thỏa mãn về quyền lực và của cải. Họ sử dụng cả hệ thống chính trị, luật pháp, và truyền thông để chống lại và đàn áp những tổ chức, cá nhân đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
 
Trong các nước có chế độ chính trị độc tài hoặc độc đảng toàn trị, cụm từ "phản động" và "thế lực thù địch" được chính quyền sử dụng để chụp mũ, qui kết, ám chỉ những người, những tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tiến bộ xã hội. Chính quyền cũng sử dụng từ "phản động" và "thế lực thù địch" để chụp mũ và qui kết cho những người có tư tưởng, quan điểm đối lập với đảng cầm quyền. Những người lên tiếng phê phán, chỉ trích đảng cầm quyền trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, an ninh,…(1)


Còn theo Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở thì:

Phản động (chữ Hán: 反動), theo nghĩa chung cơ bản, là có xu hướng đi ngược lại (hay chống lại) trạng thái đang thay đổi, đang chuyển động. Phản động không mang nghĩa tích cực hay tiêu cực rõ ràng. (2) 

Phần ý kiến của tác giả thì: Phản động là ngược lại với những gì đang chuyển động, đang hoạt động theo ngẫu nhiên hay do tác động từ chủ thể.


Riêng hoàn cảnh sống của người dân bị khủng bố như ở Việt Nam, Bắc Hàn (Triều Tiên) Trung cộng hay bất cứ thể chế độc tài nào khác thì khi nghe đến 2 chữ phản động thì người ta thường giật mình lo sợ. Lý do tại sao người ta lo sợ là vì những nguyên nhân mà bắt nguồn từ những vụ đấu tố của cái gọi là "Cải Cách Ruộng Đất 1953 - 1956, cùng vô số những chuỗi khủng bố giết hại sau đó như "Nhân Văn Giai Phẩm - Xét lại chống đảng" hay vụ thảm sát đồng bào Huế 1968, chiến dịch "Đại Thắng Mùa Xuân" hoặc chế độ "Kiểm tra hộ khẩu", "Học tập cải tạo"...

Hình ảnh của vô số cái chết đau thương, oan ức, ghê rợn từ những hành động dã man, gian trá của những kẻ tàn bạo đã tạo nên những nỗi ám ảnh chẳng những chỉ khắc sâu tận trong tiềm thức của những người từng mục kích, mà nó còn là những câu chuyện thật kinh dị được kể lại cho những người khác khiến những người nghe, người đọc cũng bị tác động mãnh liệt và cảm thấy thật rùng rợn.
 
Qua những biến cố lịch sử như những vụ việc điển hình đã kể trên, những biến động này được chủ ý gây nên bởi đảng CSVN với vô vàn hành động kinh khủng được xem là VÔ NHÂN TÍNH của những kẻ vô thần, vô nhân đạo... đã hành hình, xỉ vả, tra tấn, đánh đập, tàn sát những người thọ nạn và gán ghép cho họ cái từ PHẢN ĐỘNG đã khiến hầu hết mọi người đã hiểu sai lệch về 2 chữ này, nghĩa là người ta hiểu nó theo chiều hướng xấu, đáng được sỉ nhục, đáng được cho vào tù. Đó là sự tác hại ghê gớm của một cơ chế chuyên áp dụng chính sách áp đặt mụ mị theo hướng nhồi sọ của đảng CSVN.
 
Hẳn nhiên chúng ta thường nghe CƠ CHẾ MỤ MỊ này lặp đi lặp lại một cách trơ trẽn và lì lợm rằng: "Thế lực thù địch phản động", "Diễn biến hòa bình phản động", "Bọn Dân Chủ phản động" "Tổ chức phản động" và thậm chí ngay cả Dân Oan hay người dân phản đối đảng và nhà nước thì họ cũng cho là "Dân phản động" tuốt tuồn tuột!.
 
Sự thật nếu chúng ta hiểu 2 từ phản động theo đúng nghĩa thì phản động không hẳn đã là xấu mà thậm chí còn ngược lại bởi theo một góc độ nào đó thì Phản Động còn có nghĩa là Cách Mạng. Cách mạng là hành động của một cá nhân hay tập thể đứng lên để có những hành động làm thay đổi những cái xấu xa, tệ hại, lỗi thời... để hợp với thời đại, với sự mong muốn của đại đa số người dân, để trở thành những cái tốt đẹp, phát triển, văn minh... hầu thuận với ý Trời, hợp vói lòng dân, với cuộc sống.
 
Nếu hiểu theo ý niệm của nhà hành nghề luật Nguyễn Văn Đài, và nếu hiểu theo định nghĩa phổ thông của ngôn từ cho riêng bối cảnh của Việt Nam thì sự ĐỐI NGHỊCH (Phản Động) của những nhà đấu tranh, của những cơ quan đài báo có tiếng nói tương phản lại với những tiếng nói độc tài, độc đoán và bưng bít có chủ đích của nhà cầm quyền và đảng CSVN đã hoàn toàn đi ngược lại với xu hướng và trào lưu Dân Chủ, Nhân Bản, Tự Do và Nhân Quyền thì Phản Động lại có những ý nghĩa tích cực và tốt đẹp, đáng để mọi người hoan nghinh cũng như hòa nhập vào dòng thác cách mạng để tẩy sạch lớp bùn nhơ của những chế độ PHẢN DÂN CHỦ, PHẢN NHÂN QUYỀN, PHẢN TIẾN BỘ.
 
Trong phạm vi hạn hẹp, tôi thấy rằng riêng trên mặt báo của Dân Làm Báo này, các độc giả, quí còm sĩ khi đọc được những ý kiến mụ mị, thiếu kiến thức, phản Dân chủ của các Dư Luận Viên thì ngay lập tức những người này nhận lãnh ngay sự phản đối (mà nhà nước và các DLV cho là phản động) từ tập thể bạn đọc, từ các người góp ý khác.
 
Từ đó, đi vào thực tế của cuộc sống và nhận thức, ở Việt Nam phần đông dân chúng không quan tâm mấy về những thông tin, tin tức từ hơn 800 cơ quan thông tin báo đài, truyền thanh truyền hình của nhà nước được chỉ đạo bởi một Tổng biên tập duy nhất là Ban văn hóa tư tưởng trung ương, mà họ tìm tòi tra cứu tìm đọc ở những nguồn không phải từ nhà nước chỉ đạo như Dân Làm Báo và các trang mạng "Lề Dân" khác. Theo thông tin mà cá nhân tôi nắm được thì trang DLB này có khoảng 65% trên tổng số lượng người đọc từ VN. Quả vậy, những buổi sáng cà phê, những cuộc trò truyện trong tình thân bạn hữu và ngay cả những người không thân, họ đều xác nhận là họ thường nắm bắt thông tin từ Dân Làm Báo và tin tưởng rằng nhiều tin tức, bài viết trên trang này là gần đúng với SỰ THẬT nhất. Sự việc tôi nói này, chúng ta có thể "kiểm tra" trong phần Góp Ý Kiến (Comment) của các còm sĩ và bạn đọc qua những tin tức, phóng sự, bài viết... từ các tác giả của cơ quan truyền thông này mà nội dung hầu như ngược lại với những gì mà đảng CSVN và guồng máy cầm quyền của nó tuyên truyền.
 
Trang Dân Làm Báo là một trang Phản Động mà ngay cả Bộ côn an cũng như Văn phòng Thủ tướng cũng đã ra Quyết định chỉ thị điều tra, ngăn cấm cán bộ công nhân viên nhà nước vào đọc: Công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC ngày 12/9/2012.

Và ngay cả Bộ trưởng Bộ 4T cũng đồng thuận như vậy: Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về trang mạng Quan làm báo, Dân làm báo

"Trả lời Dân hỏi trên VTV, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho rằng các thế lực thù địch đang lợi dụng môi trường mở trên Internet để chống phá Đảng, nhà nước..."

Thủ tướng cấm vào Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và một số trang.



Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh điều tra "Quan Làm Báo" 



Để có chút thi vị cho bài viết, xin kèm theo đây bài thơ mà tác giả muốn nói về phản động.
 
Được mùa lựu đỏ

Thương mùa lựu năm nay hoa nở rộ
Phía trước nhà góc phố trổ rực bông
Lựu năm nay sẽ sai trái đỏ lòng
Tặng Anh côn an nhiều quả 
Tặng Chị cán bộ nhiều quả để ghi công giết giặc

Giặc bây giờ đã lan tràn cả ba miền Trung Nam Bắc
Giặc vây quanh dồn ngõ tắt đảng đi
Giặc già, giặc trẻ, giặc trai gái tuổi xuân thì
Lũ phản động 
Giặc chi mà đông thế!

Giặc quốc nội
Giặc hải ngoại 
Giặc khắp cùng năm châu bốn bể

Giặc to gan, không còn nể các anh là chúa tể muôn loài!.
Giặc núp bên hông nhà, đợi đêm tối canh coi
Chờ cơ hội để châm ngòi thuốc nổ.

Thương quá các anh chị côn an cùng đảng đoàn cán bộ
Đôn đốc giới nông dân mau chăm sóc cho lúa trổ thêm bông
Bởi bọn giặc kia nay lười bón ruộng đồng
Không chịu sớm mùa gặt để sưu công trả thuế.

Dáng quê hương qua hình ảnh các anh vô cùng oai phong bệ vệ
Ngàn năm Thăng Long đại lễ diễu hành
Đượm tình quê hương Trung-Việt ngàn xanh
Cất chung nhịp quân hành về đất tổ

Chín mươi triệu thằng con dân Việt tuy diễn biến hòa bình nhưng không kém phần phẫn nộ
Chúng hăm he đòi lật đổ chính quyền
Chúng đâu biết rằng đảng ta coi chúng là thế lực phản động, là một bọn tôi tớ, một lũ điên
Không cam phận còn muốn gây buồn phiền... Thật tiếc.

Các anh ơi 
Roi điện, dùi cui, dao găm còn tồn trong kho trùng trùng biếc biếc
Hãy mau đem ra để giết hết quân thù
Nếu không, chúng sẽ tụ thành đoàn quân tập dượt, lập chiến khu
Nhốt hết bốn triệu đảng viên vào nhà tù như bầy chó dại.

Thương quá các anh ơi, em chẳng màng thân gái
Tấm thân gầy xin hái lựu tặng các anh
Lựu em cho lòng đỏ ngọt lành
Xin được tặng
Mong các anh sớm về miền địa ngục.

Nếu hiểu nghĩa PHẢN ĐỘNG theo chiều hướng của nhà nước và đảng CSVN thì một đất nước mà giờ đây sao nhiều phản động lắm thế?. Còn tại sao phản động và phản động để làm gì?. Câu hỏi này tác giả xin nhường lại câu trả lời cho bạn đọc.
 

Đập tan mưu đồ “Đảng hóa Quốc hội”!!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - Ngày 4-1-2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã ban hành Chỉ thị số 51 về việc lèo lái cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Để thể hiện câu nói đầy đắc chí khi đại hội đảng kết thúc: “Dân chủ đến thế là cùng”, Trọng Lú đã chỉ thị như sau: “2. Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân…. 4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND phải bảo đảm theo đúng quy trình pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp…”.

Chỉ riêng qua hai khoản ngắn ấy thôi, chúng ta đã thấy thế nào là “dân chủ”, “phát huy dân chủ” và “bầu cử dân chủ” của Việt cộng (VC). Chỉ thị của Nguyễn Phú Trọng chỉ bộc lộ mưu đồ xưa nay của Ba Đình là “Đảng hóa Quốc hội” và xác nhận lần nữa một thực tế lịch sử là kể từ khi dùng vũ lực cướp chính quyền từ tay chính phủ hợp pháp và hợp hiến của Thủ tướng Trần Trọng Kim rồi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, VC đã tước đoạt quyền làm chủ đất nước của nhân dân để tự đặt mình làm chính đảng lãnh đạo duy nhất, lực lượng cai trị độc quyền trên toàn lãnh thổ.

Tuy nhiên, để cho quốc dân ăn bánh vẽ và quốc tế ăn cháo lú, VC đã đặt ra tam quyền: lập pháp, tư pháp, hành pháp như ai, nhưng cả 3 không phân lập mà lại ở dưới sự phân công, điều khiển của đảng. Riêng Quốc hội là định chế lập pháp số một, cơ quan quyền lực cao nhất theo nguyên tắc (như VC thường lu loa với nhân dân và thế giới), thì thực tế đã bị đảng biến thành cơ quan gia nô, định chế bù nhìn. Bằng cách nào? Bằng cách tổ chức những cuộc bầu cử Quốc hội với nhiều thủ đoạn gian manh và bạo lực. Trước hết là dùng “hiệp thương” (một mánh lới vi hiến và phi pháp) của Mặt trận Tổ quốc là cơ quan ngoại vi của đảng để chọn lựa những ứng cử viên là thành viên hay cảm tình viên của đảng và để loại trừ những ai muốn sử dụng quyền công dân của mình mà ứng cử cách độc lập. Tiếp đến là hăm dọa, cưỡng bức toàn dân đi bầu (ai tẩy chay sẽ bị trả thù bằng nhiều biện pháp hành chánh sau đó) và phải bầu những người mà đảng đã cử (phiếu bất hợp lệ vì có gạch bỏ hết mọi ứng cử viên hay vì có viết thêm câu phản đối sẽ bị điều tra cho tới cùng). Hậu quả là Quốc hội trở thành đảng hội và dân biểu trở thành đảng biểu.

Trong những kỳ bầu cử Quốc hội trước đây, có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự và càng ít người trúng cử. Kết quả ba cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần nhất đã cho ra những con số quá thấp về họ. Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 trúng cử. Quốc hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử. Còn đến khóa XIII, dù không khí phản biện đã dâng cao trong dân chúng, công tác vận động của đảng vẫn “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng cử chỉ 4. Với rất nhiều mánh lới, trong đó có việc tận dụng các tiểu xảo về thủ tục ứng cử, nhất là trò “đấu tố” bẩn thỉu tại vòng “hiệp thương”, cơ quan tổ chức bầu cử đã loại bỏ các ứng cử viên độc lập ngay từ giai đoạn đầu. Thậm chí một trong họ như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thăng Long, Lê Công Định… sau khi tự ứng cử đã tiến thẳng vào nhà tù. Còn những người tự ứng cử mà trúng cử thì sau đó như chìm đi trong đám gia nô lúc nhúc tại Đảng hội, í quên, Quốc hội. Lý do chủ quan hay khách quan?

Tuy nhiên, với cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI sắp tới thì bầu khí đã đổi khác. Tác nhân của sự thay đổi tình hình này, trước hết phải kể đến sự ra đời của Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam ngày 08-04-2006 (nay sắp đến kỷ niệm 10 năm). Tuyên ngôn đó có khẳng định “Quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21: “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính”… Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn”. Thứ đến là sự lớn mạnh của phong trào đòi nhân quyền và dân chủ vốn đã được thúc đẩy bởi tinh thần của Tuyên ngôn đó. Phong trào này được cụ thể hóa trong giới công nhân vốn ngày càng ý thức về quyền lợi của mình (cuộc biểu tình của 20 ngàn công nhân thuộc công ty Pouchen ở Biên Hòa Đồng Nai thời gian gần đây là một ví dụ); trong giới nông dân vốn ngày càng đòi quyền sở hữu đất đai phải thuộc về mỗi người (cuộc xuống đường rộng rãi của họ hôm 27-02 nhân Ngày Quốc tế Đồng hành cùng Dân oan VN là bằng chứng mới nhất); trong giới tín đồ vốn ngày càng yêu cầu tôn giáo phải được độc lập trong tổ chức, được tự do trong sinh hoạt, được lên tiếng trước các vấn đề xã hội (bao cuộc tập trung cầu nguyện cho công lý tại nhiều nơi thờ phượng của các Giáo hội là những sự kiện điển hình); nhất là trong việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự độc lập mà ngày càng liên kết với nhau, liên kết với quốc tế (khối ASEAN chẳng hạn), ngày càng cùng chung tiếng nói và hành động để không những đấu tranh cho quyền con người, mà cả quyền công dân và quyền đất nước.

Quả là nay dân trí đã lên cao và dân khí đã bừng dậy. Thành thử hơn hẳn trước đây, nhân cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV sắp tới, để vạch trần thủ đoạn “đảng cử dân bầu”, để đập tan âm mưu “đảng hóa Quốc hội”, để thách thức quyền lực “đảng trị độc tài”, để thức tỉnh người dân về quyền bầu cử và ứng cử, để tập dượt cho những cuộc bầu cử tự do, đa đảng trong tương lai, để khẳng định quyền tối thượng của nhân dân trên đất nước và trên các định chế nhà nước, phong trào ứng cử tự do và độc lập đã xuất hiện. Một trận đấu pháp lý và một cuộc chiến chính trị giữa dân với đảng đã khởi đầu. Nhiều nhân vật đối kháng dân chủ hay hoạt động nhân quyền từ lâu dân chúng biết tiếng đã nộp đơn ứng cử với nhà cầm quyền và tuyên bố lập trường tranh cử trước nhân dân. Họ đã lập ra trang Facebook Vận động Ứng cử Đại biểu QH 2016. Không có lý do gì để nghi ngờ thiện chí hay đầu óc của họ, mà cho rằng “Người nào tự ứng cử là “dân chủ cuội”“Tay nào nhào vô thì tay đó một là không có đầu óc, hai là quyết tâm nhập bọn với bọn chó đẻ Việt cộng để tàn hại nhân dân chứ không có chống lại chúng gì hết”, tự ứng cử “để được làm quan lớn”, để “ấm thế, phì gia”, “công nhận tính chính danh của VC”, “xác nhận hệ thống đó có tính hợp pháp”, “giúp VC báo cáo với Hoa Kỳ khi vào TPP để tránh bị phản đối bởi dân Hoa Kỳ, chỉ có ngu mới đâm vào” v.v…” (trích Tạ Phong Tần, Nhận xét về phong trào tự ứng cử). Trái lại hãy nghe nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tường Thụy trần tình: “Tôi không ứng cử để chơi mà là một việc nghiêm túc, với mong muốn có thêm cơ hội để cống hiến cho Đất nước, cho Dân tộc. Nếu không trúng thì cũng không thể gọi là thất bại. Nó có tác dụng đánh thức người dân vốn xưa nay bàng quan với chính trị biết được quyền và nghĩa vụ công dân, biết được thực trạng dân chủ ở VN hiện nay… Việc ứng cử vào QH không có nghĩa là tôi chấp nhận sự lãnh đạo của đảng CS…” Hay luật sư nhân quyền Võ An Đôn: “Tôi tự ứng cử đại biểu QH lần trước và lần này không phải để được hưởng nhiều bổng lộc, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử QH [từ xưa tới nay] chỉ là trò diễn kịch vụng về, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời”.

Trước mắt, nhiều ứng viên này đã gặp khó khăn cản trở ngay từ bước xác nhận lý lịch, đệ nạp hồ sơ. Rồi đây, với bước “lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và làm việc” rồi bước “hiệp thương tại Mặt trận Tổ quốc tỉnh”, chắc chắn sẽ có nhiều màn “đấu tố”, đe dọa hòng gạt bỏ những ứng cử viên không được đảng chọn, như nhiều lần trước đây trong quá khứ. Bằng chứng là báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 22-02 có bài viết: “Cần tỉnh táo trước những thủ đoạn phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV” tập trung lên án các cá nhân tự ứng cử vào quốc hội khóa này.

Tuy nhiên, chúng ta không vì thế mà không nhiệt liệt hoan nghênh việc tự ứng cử đầy thiện chí và can đảm của họ nhân cuộc bầu cử tháng 5 tới, nhằm khẳng định quyền làm chủ QH, quyền tự do ứng cử và quyền xây dựng đất nước của nhân dân. Trong chế độ toàn trị độc tài cộng sản này, dĩ nhiên họ sẽ gặp nhiều khó khăn và ít hy vọng thắng cử, nếu có cơ may thắng cử thì cũng gặp rủi ro bị lấn át đè bẹp. Nhưng không lên đường thì chẳng biết lúc nào tới đích. Thành thử cùng với họ và với toàn dân, chúng ta –đặc biệt các tổ chức xhds- hãy lên án những trò gian manh, những màn đấu tố chực nhắm các ứng cử viên độc lập, hãy đòi xóa bỏ việc “hiệp thương” vi hiến vô luật và cả sự tồn tại của cái gọi là “Mặt trận Tổ quốc”. Toàn thể Đồng bào VN nhất là trong nước, hãy thức tỉnh, vượt qua dửng dưng và sợ hãi, cùng nhau đứng lên đập tan mưu đồ “đảng hóa QH” từ xưa đến rày của đcs, bằng một trong những cách thức như sau: a- Bất hợp tác, nghĩa là tẩy chay không tham gia cuộc “đảng cử dân phải bầu”; b- Bất hợp lệ hóa: gạch bỏ hết tên những người ứng cử hay ghi thêm tên người danh sách hoặc ghi thêm nội dung khác; c- Bất tuân ý đảng: bầu cho những ứng cử viên độc lập, ứng cử viên ngoài đảng hay ứng cử viên thuộc đảng song có tên chỉ bị gạch. 

Cần quyết liệt đòi hỏi cuộc bầu cử và cuộc kiểm phiếu phải được sự giám sát của quốc tế và của nhân dân, cụ thể là của các tổ chức chính trị và xhds độc lập.Cuộc bầu cử QH tới đây là cơ hội ngàn năm một thuở cho chúng ta thực hiện quyền dân và giành lại dân quyền. Nếu chúng ta không tận dụng thời cơ này thì đời con cháu chúng ta cũng sẽ mãi lầm than dưới chế độ độc tài đảng trị. “Chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà chúng ta khinh bỉ.” (Ayn Rand).

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 238 (01-03-2016)

Ban biên tập

“Dân chủ đến thế là cùng”?!

Quang Thành (Danlambao) - Ngày 28/1/2016 trong cuộc họp báo nhân kết thúc Đại hội XII, ông Nguyễn Phú Trọng người tái đắc cử Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam khoe rằng tại đại hội có đồng chí của ông được Trung ương giới thiệu thế mà đại hội không bầu và ông thốt lên rằng “Dân chủ đến thế là cùng”. Có người tự ra ứng cử đại biểu Quốc hội để làm liều thuốc thử nghiệm cho lời nói đó. Dù có được ra tự ứng hay không; dù có trúng cử hay không trúng cử vị đó cũng có thể là một minh chứng cho lời nói của ông tổng Trọng.

Nhưng đối với những người dân oan thì khác. Chỉ 1 tháng sau, những tiếng gào thét của dân oan, lời tố cáo của cụ Lê Thị Kim Em, 75 tuổi, dân oan huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bị công an đánh gẫy tay trong cuộc biểu tình ngày thứ Bảy 27/2/2016 của các nhóm dân oan miền Tây Nam Bộ tại khu vực nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn để đòi ruộng đất, tài sản bị giới bạo quyền cộng sản tước đoạt; đòi minh oan về những vụ án oan sai, về đấu tranh chống tham nhũng bị trù dập đã minh chứng cho lời thốt lên của ông tổng Trọng “Dân chủ đến thế là cùng”!?.

(Youtube dân oan miền Tây biểu tình 27/2/2016)






Tường thuật phiên tòa phúc thẩm xét xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn

Phát biểu trước toà khi được VKS hỏi, Nguyễn Mai Trung Tuấn trả lời ngắn gọn: Tôi hoàn toàn vô tội! Ảnh. Facebook An Nam Dương Lâm

14:40, Toà tuyên phạt em Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam theo mức án mà VKS đề nghị.

CTV Danlambao - Sáng nay 2/3/2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã mở phiên phúc thẩm xét xử thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn. Tuấn bị bắt ngày 6/8/2015 khi em mới 15 tuổi rưỡi. Nguyễn Mai Trung Tuấn bị buộc tội “cố ý gây thương tích” và bị Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An tuyên án 4 năm 6 tháng tù hôm 24/11/2015, đồng thời yêu cầu bồi thường cho “bị hại” là công an Nguyễn Văn Thủy 42 triệu 600 ngàn đồng.

Phiên phúc thẩm hôm 1/2/2016 dưới hình thức xét xử lưu động đã bị hoãn bởi đề nghị của các luật sư. Các luật sư cho rằng có nhiều yếu tố liên quan đến công tác xét xử không rõ ràng, dễ dẫn đến việc kết án oan sai cho thân chủ của họ. Chín trong số 11 luật sư nhận bào chữa miễn phí cho Nguyễn Mai Trung Tuấn đã đề nghị tòa không áp dụng hình thức xét xử lưu động đối với một người còn ở độ tuổi vị thành niên.

Phiên phúc thẩm lần này diễn ra tại trụ sở của tòa án, nằm trên đường Trương Định, thành phố Tân An, Long An. 

Phiên tòa được thông báo là công khai nhưng không một người dân nào được quyền vào tham dự. Phía an ninh với lực lượng hơn 200 người gồm công an sắc phục, mật vụ, dân phòng và cảnh sát cơ động bao vây kín khu vực quanh trụ sở tòa án.


Người dân không được vào tham dự. Ảnh Dân Làm Báo

Phiên tòa công khai nhưng không một người dân nào được quyền vào tham dự. Ảnh Dân Làm Báo

Có khoảng 60 người gồm những nhà hoạt động nhân quyền, sinh viên, dân oan từ Sài Gòn, Vũng Tầu, Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội và một số tỉnh thành khác cũng đến theo dõi phiên tòa. 

Ảnh: Dân Làm Báo

Bà Mai Kim Trúc (dì ruột của Tuấn) cho CTV Dân Làm Báo biết "đa số họ hàng, người thân còn lại của Tuấn đều bị côn an ngăn cản và canh giữ ngay tại nhà nhằm ngăn cản việc đi đến tham dự phiên tòa."

Phiên tòa bắt đầu lúc 7 giờ 45 phút.

Chủ tọa phiên tòa là ông Lê Hùng Cường.

Có 9 trong tổng số 11 luật sư có mặt, tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Nguyễn Mai Trung Tuấn vì hai luật sư Đặng Huỳnh Lộc và Nguyễn Mạnh Hiến đã thông báo ngừng việc bào chữa. Các luật sư bào chữa cho Tuấn gồm:

1. Luật sư Dương Phi Anh
2. Luật sư Lê Quang Hiến
3. Luật sư Trần Bá Học
4.Luật sư Lê Thị Minh Nhân
5. Luật sư Trần Hồng Phong
6. Luật sư Nguyễn Tấn Thi
7. Luật sư Trần Văn Thanh
8. Luật sư Phùng Thanh Sơn
9. Luật sư Nguyễn Văn Miếng.

Một chiếc xe phá sóng được đặt ngay trước sân của trụ sở tòa án khiến việc liên lạc, đưa thông tin của những người theo dõi phiên tòa bên ngoài ra công luận rất khó khăn. 

Cũng bên ngoài trụ sở tòa án được đặt một chiếc loa thùng để truyền âm thanh ra ngoài. Tuy nhiên, âm thanh rất nhỏ và khó nghe. 

Lúc 7 giờ 50 phút, tức khi phiên tòa bắt đầu chừng 5 phút, những người quan sát phiên xét xử bên ngoài trụ sở tòa án đồng thanh hô to: "yêu cầu mở loa to!".

Phiên tòa công khai nhưng người dân chỉ được nghe qua cái loa mở âm thanh rất nhỏ. Ảnh Dân Làm Báo

Dưới áp lực của những người này, tòa buộc phải nhượng bộ, mở âm thanh của loa vừa đủ nghe.

Có mặt tại phiên phúc thẩm hôm nay, dân oan tỉnh Ninh Thuận, bác Lê Thảo cho biết "Tôi nghĩ chính quyền làm sao cho dân nghe và thấu tình đạt lý, có đạo đức. Gia đình em Tuấn bị cưỡng chế, cả gia đình bị đi tù rồi mà tòa còn muốn ép xử cho em Tuấn bản án như vậy thì mất đạo đức quá. Phiên tòa mà không cho người dân vào tham dự, phải nghe qua loa thì đã thấy không rõ ràng, minh bạch rồi. Chưa kể điều động lực lượng an ninh, công an đông thế này thì hoang phí thuế của dân quá."


Mọi người tham dự phiên toà trong vòng vây công an, an ninh. Ảnh Dân Làm Báo

Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho rằng tòa quy tội Tuấn không chấp hành hình thức cho tại ngoại mà bỏ trốn là không đúng. Bản thân Tuấn cũng không biết mình bị truy nã và việc bị buộc tội chống lại lệnh truy nã cũng không đúng. Bởi hai lẽ, thứ nhất Tuấn là trẻ dưới 16 tuổi. Thứ hai, bản thân Tuấn không nhà không cửa, không nơi ở cố định nên không nhận được lệnh này. 

Người giám hộ của Tuấn được triệu tập là cậu ruột của Tuấn, ông Mai Quốc Biển.

Tuy nhiên, Tuấn đã không đồng ý ông Mai Quốc Biển làm đại diện hợp pháp cho mình. Tuấn yêu cầu người đại diện hợp pháp phải là cha mẹ đẻ của mình, những người cũng đang bị ngồi tù.

Chủ tọa phiên tòa hỏi lại nhiều lần việc Tuấn có đồng ý ông Mai Quốc Bảo không. Tuấn vẫn khẳng định là “không”.

Chủ tọa Lê Hùng Cường hỏi ông Biển: “Vậy ai là người mời ông làm đại diện cho bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn?”

Ông Biển trả lời rất lúng túng và nghe không rõ.

Tòa đề nghị thảo luận trong ít phút và đi đến quyết định vẫn tiếp tục phiên tòa.

Trong giờ giải lao mọi người đồng thanh hát bài Trả lại cho Dân. Ảnh Dân Làm Báo

Trong quá trình xét xử, phần trình bày của các luật sư và “bị cáo” Nguyễn Mai Trung Tuấn rất nhỏ, âm thanh khó nghe trong khi lời buộc tội từ phía Viện kiểm sát và Tòa án nghe rất to và rõ. Âm thanh phần trình bày của các “bị hại” nghe càng không rõ.

Sau phần thủ tục, chủ tọa phiên tòa bắt đầu đặt câu hỏi với Nguyễn Mai Trung Tuấn.

Tuấn trình bày khi hoảng loạn tại hiện trường nên Tuấn cầm ca nước không biết đó là acid. Sau khi bị bắt và bị điều tra mới nghe CAĐT đó là acid. Theo quan điểm của Tuấn, cáo buộc của tòa về việc chuẩn bị acid để tấn công lực lượng cưỡng chế là không đúng vì gia đình làm nghề sửa xe nên luôn có acid trong nhà. 

Trong phần hỏi đáp, ông Thuỷ (người bị hại) cho rằng mình đứng xa với khoảng cách mười mấy mét và người thanh niên cố tình tiến tới tạt acid.

Phản bác ý kiến này Tuấn trả lời: Bị cáo hoàn toàn không thù hằn gì với ông Thuỷ tại sao tôi phải tìm ngay ông để tấn công?

Bên ngoài tòa án, CTV Dân Làm Báo có dịp tiếp xúc và trò chuyện với anh Huy Chương, một người dân tham gia phiên tòa đến từ Sài Gòn. Khi được hỏi vì sao anh có mặt tại phiên tòa này, anh chia sẻ "Tôi biết thông tin phiên toà và gia cảnh của gia đình em Tuấn qua các trang báo lề trái và quyết định đến tham dự để hiểu rõ hơn sự việc."

Anh Chương bất ngờ trước việc các lực lượng được điều động để canh giữ phiên toà. Đồng thời, việc không cho tham dự trực tiếp mà phải nghe thông qua loa đã làm anh bất ngờ hoàn toàn. "Nếu thật sự em Tuấn có tội thì tại sao chính quyền người ta phải "giở trò" như vậy ở phiên toà xét xử một đứa trẻ 15 tuổi????" - Anh đặt câu hỏi trước khi tiếp tục lắng nghe phiên toà qua loa.

Bà Võ Thị Nhung, bác gái của Tuấn bức xúc nói "Cả gia đình gồm em gái, ông bà ngoại, mấy người dì đều bị giữ ở nhà hết rồi, không cho ai xuống tham dự phiên toà cả. Ai trốn đi từ ngày hôm qua thì thoát được để đến đứng ngoài nghe chớ họ không cho vào. Một phiên toà mà người thân thì không cho tham gia, không cho người dân vào tham dự thì minh bạch, công lý sao được?"

Trong thời gian diễn ra phiên tòa tại Long An thì tại Hà Nội, hàng trăm dân oan 3 miền đã tập trung tại trụ sở tiếp dân, địa chỉ số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông để biểu tình phản đối phiên tòa bất công dành cho Nguyễn Mai Trung Tuấn.

Họ giơ cao các khẩu hiệu khẳng định “Nguyễn Mai Trung Tuấn vô tội”, “Tự do cho Nguyễn Mai Trung Tuấn” và cả biểu ngữ đòi tự do cho ông Nguyễn Văn Thông, một dân oan tại Tây Ninh sẽ ra tòa vào ngày 4/3/2016 tới đây vì bị buộc tội vi phạm điều 258. (1)

Ảnh Facebook Van Le

Bà con dân oan 3 miền xuống đường biểu tình đòi tự do vô điều kiện cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn. Ảnh Facebook Hai Tran

Kết thúc phần chất vấn, chuyển sang phần trình bày quan điểm của các bên.

Đại diện Viện kiểm sát cho rằng tuy “bị cáo” chưa đến tuổi thành niên nhưng phạm tội rất nghiêm trọng. Vì thế phải chịu trách nhiệm hình sự. Cũng vì lẽ Tuấn chưa tới tuổi thành niên nên đề nghị không truy tố tội “chống người thi hành công vụ” nhưng phạm tội “cố ý gây thương tích”.

Viện kiểm sát đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù giam cho Nguyễn Mai Trung Tuấn

Về phía các luật sư bào chữa cho em Nguyễn Mai Trung Tuấn, Luật sư Trần Bá Học đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Lý do ông đưa ra đề nghị trên vì khẳng định công tác giám định có quá nhiều mâu thuẫn. Và vì Tuấn còn quá trẻ nếu có xét xử thì là án treo, không thể kết án tù giam vì tương lai của Tuấn còn ở phía trước.

Luật sư Trần Văn Thanh: Theo lời khai với cơ quan điều tra, ông Thuỷ cho rằng mình bị một thanh niên khoảng 20 tuổi dùng ca màu xanh chứa acid tạt vào người. Nhưng trong thực tế vật chứng không đúng và có khá nhiều người mặc áo xanh chứ không riêng gì Tuấn.

Đây là điểm mâu thuẫn, không thể kết luận Tuấn là người tạt thì không có cơ sở kết tội Tuấn là người thực hiện gây thương tích trên 35 phần trăm cho ông Thủy. Do đó tôi cho rằng thân chủ tôi vô tội.

Luật sư Nguyễn Tấn Thi: Việc bắt Tuấn theo lệnh truy nã là không đúng pháp luật vì các cơ quan chức năng ra lệnh bắt Tuấn hoàn toàn không biết. Ls Thi cũng nhắc lại việc ông Thủy ban đầu không biết ai là người tạt acid vào mình mà chỉ nghe điều đó từ phía công an điều tra. Nên mới khẳng định người tạt acid vào mình là Tuấn (???)

Điều này chứng minh rằng Tuấn không hẳn đã tạt acid vào ông Thủy. Việc Tuấn có lỗi và có tội là khác nhau.

Luật sư Thi cho rằng Tuấn chỉ có lỗi chứ không có tội. Và hành vi gây thương tích cho ông Thủy là không cố ý. Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng không có thù hằn gì với ông Thủy. Hơn nữa việc truy tố trách nhiệm hình sự đã được thực hiện đồng loạt với gia đình của Tuấn, tất cả các thành viên gia đình đã bị kết án tù.

Xét những lý do ông vừa trình bày thì khẳng định Tuấn không thể bị bắt và chịu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Lê Quang Hiến cũng cho rằng Tuấn vô tội. Ông cũng đặt câu hỏi "nếu việc đền bù thỏa đáng thì làm sao phải tiến hành việc cưỡng chế?" Ông Hiến cho rằng việc xét xử và án tù dành cho Tuấn sẽ tạo sự những phản ứng tiêu cực trong dân chúng.

Phát biểu tại các luật sư cho rằng: Theo cơ quan điều tra xác định lượng 100 ml chất trong ca nhỏ là acid có nồng độ 68 %. Tuy nhiên ý kiến của các luật sư cho rằng loại acid sulfuric dành cho bình ắc quy để sửa xe nhiều lắm chỉ là 30%, do đó kết luận của CQĐT là thiếu khách quan.

Luật sư Miếng: không có nhân chứng đối chất chứng kiến việc Tuấn tạt acid. Và khi cơ quan điều tra kết luận vết thương trên người ông Thuỷ nằm ở phía trước để quy tội cho Tuấn là không đúng.

Quan điểm của LS Miếng: Nguyễn Mai Trung Tuấn vô tội!

Phát biểu trước toà khi được VKS hỏi, Nguyễn Mai Trung Tuấn trả lời ngắn gọn: Tôi hoàn toàn vô tội!

Ảnh: Facebook An Nam Dương Lâm

Các luật sư có ý kiến về kết quả giám định pháp y của tỉnh Long An đều bị đại diện VKS phản bác với lý do: hai giám định viên có trình độ thực sự và theo quy định của pháp luật.

VKS cũng cho rằng mặc dù các LS đưa ra nhiều ý kiến bào chữa nhưng thực tế bị cáo (Tuấn) đã thừa nhận hành vi cầm ca acid tạt vào một người. Có thể lúc tạt bị cáo không biết đó là ai, nhưng sau bằng nghiệp vụ điều tra đã xác định nạn nhân là ông Thuỷ.

Trong phần tranh luận giữa các luật sư và VKS thì âm thanh bị điều chỉnh đến mức nhỏ nhất không ai nghe được gì.

13:00, vì loa thì tắt ngoài trời nắng nóng nên dân oan Lê Thị Em bức xúc vừa khóc, vừa ý kiến: "Tôi là dân từ Đồng Tháp đến nghe phiên tòa. Bản thân tôi là mất cả đất đai. Không cho tôi tham dự phiên tòa, vậy tại sao ko cho tôi nghe loa??!"

Ngay lập tức một toán dân phòng ập đến và đưa bà Em đi đâu không rõ.

Bà Em là người ngồi mặc áo xanh. Ảnh Dân Làm Báo

Luật sư Nhân tiếp tục phần tranh luận: Hành vi tạt acid của Tuấn là có theo kết quả điều tra. Tuy nhiên thực tế có nhiều người tham gia nên việc quy tội cho một mình Tuấn và kết luận cố chấp là không xác đáng.

LS Miếng tiếp tục nên ý kiến về việc có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ và ép buộc nhân viên giám định làm sai pháp luật vì vậy đề nghị HĐXX nên xem xét lại chi tiết này.

Đại diện VKS và các luật sư tiếp tục tranh luận xoay quanh hai điểm:

1- Kết quả giám định
2- Chứng cứ tại hiện trường
Quan điểm của các LS đề nghị đại diện VKS giải thích rõ vì sao có nhiều người tại hiện trường được cho là cùng tạt acid nhưng kết luận điều tra chỉ quy kết một mình Nguyễn Mai Trung Tuấn?

13:50, trời nắng gắt, tất cả những người đi tham dự vẫn phải ngồi ngoài nắng không được vào phòng

Cổng toà án: vòng trong và vòng ngoài. Ảnh Dân Làm Báo

Lời nói sau cùng của Tuấn là khẳng định mình không có tội và mong muốn được trở về nhà để tiếp tục tới trường.

13:50, tòa tạm dừng để nghị án.

Chờ nghị án. VKS đề nghị 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù. Ảnh, chú thích: Facebook LS Nguyễn Văn Miếng

14:40 Toà tuyên Nguyễn Mai Trung Tuấn 2 năm 6 tháng tù giam theo mức án mà VKS đề nghị.
Trong thời gian chờ nghị án, bên ngoài phiên tòa côn an đã có động thái gây sự với những người dân. Một người dân oan tên là Lê Thị Em đã bị bắt đi.

Sau khi phiên tòa kết thúc, tất cả những người hoạt động nhân quyền và dân oan đều nhất quyết không chịu ra về. Họ yêu cầu côn an phải thả bà Lê Thị Em.

Dưới áp lực của những người đến quan sát phiên toà, lúc15h45 phút, côn an phải thả bà Lê Thị Em. Lúc này, những người đi tham dự phiên tòa “bỏ túi” mới lên xe rời Long An.