Saturday, March 11, 2017

Tàn phá di sản thời Pháp tại Sài Gòn: phát triển hay hạn chế tầm nhìn?

Mẫn Nhi-12-03-2017
(VNTB) TP. Hồ Chí Minh sẽ còn lại gì, khi các viên ngọc kiến trúc thời Pháp để lại bị xóa bỏ? Đó có phải là quy luật của sự phát triển hay nó là hệ quả của sự thờ ơ cũng như tầm nhìn lãnh đạo? Nhìn qua Hội An – nơi di sản đang phục vụ du lịch và là nguồn sống của người dân, liệu lãnh đạo thành phố phía Nam này có ngượng ngùng? 


Là một viên ngọc kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ thuộc địa của Pháp, Trung tâm Thương mại Tax gắn với trường phái Art Deco tại mặt tiền của nó bây giờ chỉ còn là đống đổ nát, theo USAToday.

Việt Nam thời Pháp thuộc với nhiều công trình - kiến trúc đặc sắc.

Mặc dù có một kiến nghị nhằm bảo tồn lịch sử, nhưng tòa nhà vẫn bị phá hủy. Thay vào đó, là một kiến trúc cao 43 tầng kết nối với đường điện ngầm đầu tiên của thành phố.

Thương xá Tax, được xây dựng vào năm 1924, là một trong nhiều tòa nhà lịch sử trong 20 năm bị san bằng hoặc bị thay đổi nghiêm trọng, theo một trung tâm nghiên cứu Pháp-Việt thuộc chính phủ.

Giới chức và ban ngành liên quan đề cập đến ý định làm cho thành phố này trở nên hiện đại. Nhưng với việc phá hủy nhiều tòa nhà lịch sử, nhóm bảo tồn cảnh báo, nó có thể làm cho thành phố ít hấp dẫn hơn đối với khách du lịch – điều này tác động đến tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ Việt Nam kỳ vọng sẽ thúc đẩy.

“Càng nhiều người bị cuốn vào một lối sống yêu chuộng tiêu dùng, hơn là bảo tồn di sản,” kiến trúc sư Trần Hữu Khoa, 27 tuổi, một người lên tiếng để cứu lấy trung tâm Tax. ”Nhưng tôi lạc quan rằng một phong trào dân sự mạnh đang gia tăng ở Việt Nam.”

Một Cổng thông tin về Quan sát Di sản ra đời vào cuối tháng giêng, cho phép bất kỳ ai truy cập nhằm kêu gọi sự chú ý đến các di sản lịch sử đang bị đe dọa tại Việt Nam. Các thông tin này sẽ được chuyển tiếp đến chính phủ và nhóm dân sự nhằm tạo ra sự can thiệp.

Việc kiểm kê toàn diện là bước đi quan trọng trong nâng cao nhận thức giá trị lịch sử và bảo tồn kiến trúc lịch sử.

“Chúng ta không thể bảo vệ hoặc bảo vệ bất cứ điều gì nếu chúng ta không biết nó ở đâu,” Daniel Caune, nhà lập trình người Pháp đứng đằng sau trang web, và người đã từng làm việc tại Việt Nam trong vòng bảy năm, nói. 

Đài Quan sát Di sản hiện đã có 130.000 bức ảnh lịch sử với các ghi chú lưu trữ.

Caune cũng đang phát triển một ứng dụng iPhone liên quan đến giáo dục về di sản, người dùng có thể biết được hình ảnh di sản đó là gì, và nó nằm ở đâu trên bản đồ.

Caune cũng tạo một nhóm Facebook về di sản mang tên “Saïgon Chợ Lớn: Then & Now” trong đó có 5.500 thành viên chia sẻ ảnh lịch sử và hiện tại của di sản trong Thành phố Hồ Chí Minh. Caune và Tim Doling, một nhà sử học người Anh và là tác giả của nhóm Facebook, nói rằng thanh niên Việt Nam phải đi đầu trong phong trào bảo tồn.

Kevin Doan, một kiến trúc sư tại thành phố Hồ Chí Minh là người tổ chức sự kiện Quan sát Di sản, cho biết tình trạng thiếu lương thực và nhà ở là những mối quan tâm chính sau khi chiến tranh kết thúc. ”Bây giờ mà nền kinh tế đã mở ra và người của thế hệ cũ đã có đời sống khá khẩm hơn, họ muốn có một căn nhà mới [hơn là sống trong một nhà lịch sử].”

“Nhưng ngày càng có nhiều người trẻ tham gia các tổ chức bảo tồn di sản,” ông nói.

Những người trẻ tuổi chấp nhận rủi ro liên quan đến sự công khai chống đối Chính phủ của mình. Việc bắt giữ blogger “Mẹ Nấm”, cho thấy đàn áp bất đồng chính kiến vẫn còn là một mối đe dọa.

Caune hy vọng Đài Quan sát Di sản sẽ phục vụ như là một danh mục toàn diện về các tòa nhà lịch sử.

“Đây không chỉ là một vấn đề di sản, đó là một vấn đề kinh tế,” Mark Bowyer, người điều hành trang web rustycompass.com nói, ông là người viết nhiều về du lịch Việt Nam. ”Tàn phá di sản Sài Gòn là bước đi liều lĩnh về mặt du lịch - nhưng thậm chí tệ hơn, nó xóa bỏ đi thương hiệu của thành phố và những lợi ích kinh tế lâu dài mà nó mang lại. Di sản không còn là sự quan tâm thích hợp của người nước ngoài tại Việt Nam “.

An Phạm, 18 tuổi, một sinh viên kỹ thuật làm việc với Caune để đưa các di sản lên trang web, đề cập đến Hội An, một thị trấn ở miền trung Việt Nam, như một ví dụ về những gì có thể xảy ra khi di tích lịch sử được bảo tồn và phát huy nhằm phục vụ du lịch.

Trung tâm thành phố, Phố cổ Hội An, là một di sản thế giới của UNESCO. Nó thuộc sở hữu của nhà nước, trong một tuyên bố vào năm 1985. Đô thị cổ này sẽ liên kết với khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm và hướng đến thành phố sinh thái đầu tiên tại Việt Nam.

Cuối năm ngoái, thành phố cổ này đón nhận dự án lên đến 1,5 tỷ USD, liên quan đến sân golf và khu nghỉ dưỡng, tích hợp hệ thống văn phòng. Các chính khách thành phố này đang kỳ vọng sẽ biến Hội An trở thành “Trái tim của du lịch Việt Nam.”

Biệt thự cổ của Pháp tại Việt Nam và các tòa nhà chính phủ thời thuộc địa là một yếu tố thu hút hơn 8 triệu du khách đến thăm mỗi năm.

“Ngay cả ở Pháp, chúng tôi không có quá nhiều ví dụ về các hàng rào sắt đẹp và cầu thang mà bạn nhìn thấy ở đây,” Tổng lãnh sự Pháp Emmanuel Ly-Batallan nói.

Mái được thiết kế để chịu được bão và cửa sổ lớn đặt đúng hướng để bắt gió. Các lãnh sự quán, bây giờ lấn át bởi các tòa nhà chọc trời được xây dựng, được xem là một trong những ví dụ tốt nhất trong bảo tồn kiến trúc tại Nam Việt Nam.
Bên trong nhà máy đóng tàu Ba Son hầu như đã bị phá hủy vào năm 2015. Các nhà máy đóng tàu vẫn có nhiều tòa nhà xưởng nguyên bản tiếng Pháp, như một ví dụ về kiến trúc công nghiệp những năm 1880. Ảnh: Aleandre Garel
Một đề xuất từ Hội đồng Quy hoạch Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh về hạn chế phá dỡ các biệt thự thuộc sở hữu tư nhân nhằm giữ các giá trị lịch sử và văn hóa, hiện đang chờ phê duyệt của chính quyền thành phố. Trong đó có cả quỹ để giúp các chủ nhà duy trì các tòa nhà lịch sử. Nhiều chủ sở hữu biệt thự phá cách miễn cưỡng, nói rằng đó là đống đổ nát.

Mùa hè năm ngoái, một biệt thự thời Pháp tại quận Bình Thạnh (Tp. Hồ Chí Minh) với hàng cột chạm khắc và những mái vòm đã bị phá hủy một phần trước khi các quan chức địa phương đến can thiệp. Báo Tuổi Trẻ cho hay, chủ sở hữu đã dành 10 tháng xin phép trước khi ông bắt đầu phá dỡ. Hiện tại, Biệt thự với một phần bị phá hủy này đang chờ sự định đoạt từ chính phủ.

Ông Phạm Công Luận chia sẻ với Sài Gòn Giải Phóng nhu cầu của cuộc sống hiện đại và sự thiếu quan tâm của các quan chức địa phương khiến các biệt thự khó để duy trì nguyên trạng.

Các kiến nghị bảo tồn lịch sử di sản thường ít có tác dụng tại Việt Nam, đặc biệt là khi nó nằm trong tay những đại gia. Nhà máy đóng tàu Ba Son, được xây dựng vào năm 1790 cho hải quân hoàng gia Việt, đã bị phá hủy vào năm 2015, mặc dù nó đã được chỉ định là di sản quốc gia.

Nó đã được bán cho các công ty tư nhân để phát triển. Một phức hợp ven sông với nhà ở sang trọng bao quanh bởi một công viên, trung tâm văn hóa và một hệ thống giao thông đang được xây dựng. Nhiều tòa nhà chọc trời 60 tầng cũng được lên kế hoạch.

“Trong con mắt của nhiều người dân về bảo tồn di sản, phá hủy nhà máy đóng tàu Ba Son là điển hình cho sai phạm mà Tp. Hồ Chí Minh đã làm,” Tim Doling cho biết.

Với hồ sơ dự thầu trị giá 5 tỷ USD cho khu đất Ba Son vào 2014, nhưng Tập đoàn Eunsan và OUE (Hàn Quốc) đã không được chính quyền Tp. Hồ Chí Minh chọn, thay vào đó suất đầu tư lại đưa cho Vinhomes, một công ty phát triển bất động sản lớn nhất tại Việt Nam, với một số tiền không được tiết lộ. Phạm Nhật Vượng, người sáng lập của Tập đoàn Vingroup, là công ty mẹ của Vinhomes, trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam trong năm 2013, theo tạp chí Forbes.

Lịch sử bảo tồn khá khó khăn trong môi trường kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Một trong những nhà thờ cổ nhất của thành phố, giáo xứ Thủ Thiêm - được xây dựng vào năm 1875 - cũng dự kiến sẽ bị phá hủy để nhường chỗ cho một quy hoạch đô thị mới trị giá 1,2 tỷ USD.

Các kiến nghị bảo tồn Trung tâm Thương xá Tax, thu hút được 3.500 chữ ký, đã tạo ra một sự chú ý đáng kể, khi những nhà đầu tư hứa hẹn sẽ giữ lại một số yếu tố của tòa nhà và đưa nó vào tòa nhà mới. 

Cầu thang đôi của Trung tâm Tax, rực rỡ với gạch mosaic của Ma-rốc, là một trong những ví dụ hàng đầu trên thế giới về niềm đam mê của Pháp với nghệ thuật Bắc Phi. Các chủ sở hữu cũng đồng ý giữ gìn ghép gốc từ bên trong tòa nhà, nhưng cầu thang đã bị phá hủy và gạch đã được gỡ bỏ mà không có bất kỳ báo cáo nào diễn ra.


Và kho kiến trúc lịch sử tiếp tục giảm.

‘Siêu giàu Việt Nam’: Có gì đáng để tự hào?

Thiền Lâm-12-03-2017
(VNTB) - Một điều lạ lùng và tráo trở là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tương đương nhau, tức là hệ số Gini đều khoảng 0.4%. Nhưng thực ra mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều. Người ta ước tính hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam khoảng từ 0,6 tới 0,7%.
   Ảnh: Bloomberg
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report) vừa được Knight Frank công bố, Việt Nam có 200 người siêu giàu (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên) trong năm 2016, tăng 30 người so với năm trước đó. Trong một thập kỷ tới, Việt Nam cũng được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 170%, lên 540 người. Theo sau là Ấn Độ với 150% và Trung Quốc (140%). Báo cáo này cũng ghi nhận Việt Nam hiện có một tỷ phú đôla. Con số này sẽ tăng lên 3 vào năm 2026.
Những tờ báo kinh tế và tài chính theo chủ nghĩa kim tiền ở Việt Nam ngay lập tức lao vào ca ngợi các đại gia lắm của, xem như một thành tích của Việt Nam sau vài chục năm “mở cửa”.
Có khoảng 70% số đại gia “trưởng thành” từ những chiến dịch đầu cơ bất động sản và chứng khoán với mặt bằng giá vọt lên gấp từ 3 đến hàng chục lần.
Nhưng ngược lại, phân hóa xã hội ở Việt Nam là cực lớn.
Một phần trong số đối tượng có thu nhập thấp chắc chắn là những người dân có đất đã bị doanh nghiệp kinh doanh bất động sản “lấy cắp” khi chỉ đền bù cho họ 1/10 hay 1/20 cái giá trị mà lẽ ra chính họ phải được hưởng theo giá thị trường.
Hiện thực “hố đen” không chỉ tồn tại trong quan hệ cung – cầu bất động sản mà đã từ lâu tồn tại bởi mức chênh lệch giàu-nghèo có thể lên đến hàng trăm lần giữa 10% dân số có thu nhập cao nhất và 10% công dân có thu nhập thấp nhất.
Trước khi con sóng phục hồi bất động sản hình thành vào giữa năm 2009, đa số người dân nước này đã phải thắt lưng buộc bụng để dành tiền mua nhà. Song khi con sóng ấy bất thần dâng cao, nó thật giống với một cơn đại hồng thủy lừng lững đổ ập xuống đầu người tiêu dùng – tầng lớp thấp cổ bé họng còn chưa kịp hoàn hồn sau cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo dài đến nay.
Cho đến nay, giới có thu nhập thấp vẫn không thể mơ tưởng đến một căn hộ dù là giá bình dân, vì sau đợt tăng bất động sản năm 2009-2010, sự xì hơi chậm chạp của bong bóng bất động sản đã làm dấy lên sự công phẫn từ tầng lớp bình dân đối với giới đại gia địa ốc của nước này.
Ở Việt Nam có một kiểu tư bản đặc thù - có nghĩa là đang trong suy thoái và khủng hoảng, nhưng phân hóa xã hội vẫn lớn. Người giàu vẫn càng giàu, và độ phân cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn, hệ số Gini của Việt Nam càng cao. Nhưng chính quyền lại “ấn định” chỉ số Gini, tức là hệ số bất bình đẳng xã hội, chỉ khoảng 0,4% – mà theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, dưới 0,5% là an toàn.
Một điều lạ lùng và tráo trở là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tương đương nhau, tức là hệ số Gini đều khoảng 0.4%. Nhưng thực ra mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều. Người ta ước tính hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam khoảng từ 0,6 tới 0,7%.
Những vụ việc phản ứng của người dân, đều xuất phát từ bất công xã hội được tích tụ theo thời gian và được đẩy lên quá ngưỡng chịu đựng của những nạn nhân bị trắng tay mà không nhìn thấy một tia sáng nào từ công lý.
Sự bức xúc và bất mãn của dân chúng cũng căn cứ vào vấn nạn ngày càng nhiều quan chức nhà nước tìm cách tuồn nguồn tiền có được từ tham nhũng ra tài khoản ngân hàng nước ngoài, gửi vợ con ra nước ngoài và đến lượt mình có thể sẽ “biến” ra nước ngoài một khi có điều kiện thuận lợi.

Với những quan chức nằm trong diện tham nhũng đậm đà như thế, hiển nhiên cách thức an toàn nhất của họ là đi theo xu hướng di cư của giới giàu có ra nước ngoài, vừa có thể rửa tiền bất chính, vừa an toàn hơn hẳn so với việc tiếp tục ở lại trong nước.

Tri ân cũng bị bắt

Theo FB Sương Quỳnh-11-03-2017
Khoảng 8g sáng ngày 10-3-2017, lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ bị thảm sát ở Gạc Ma năm 1988 tại bờ biển Vũng Tàu, mở đầu ngày đầu tiên trong 7 ngày tưởng niệm từ ngày 10 -3 đến ngày 17-3-2017, theo thông báo của CLB Lê Hiếu Đằng. Sau khi kết thúc, chúng tôi lên đường chờ xe đón đi ăn sáng thì thấy công an, CSCĐ, dân phòng đến đặc kín nơi chúng tôi vừa làm lễ xong, khoảng hơn gần 50 người. Xe đến đậu quãng hơi xa nên mọi người đi bộ đến chỗ đậu. Tôi đi cuối cùng thì nhìn thấy công an, dân phòng chạy rầm rập khoảng gần 20 người vây kín một thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy (sau này được thả, gặp mọi người nói mới biết tên cậu thanh niên này là Tâm Kế).
Ảnh đòi người. Nguồn: FB Sương Quỳnh.
Lúc đó mọi người đã lên xe, tôi nghĩ mình không thể để Tâm kế một mình bị bắt được, tôi vừa chụp hình cảnh bắt Tâm kế, tôi vừa đi lại gần Tâm Kế. Đúng lúc đó, gần chục công an thường phục, dân phòng, công an mặc quân phục xúm quây lấy tôi, bốn năm người bẻ tay, cướp điện thoại của tôi.
Một người mặc áo đen, tôi đoán là AN thành phố chỉ xe đỏ nói: lên xe về đồn. Đúng lúc đó một xe thùng màu trắng, loại xe hay đi hốt đồ của những người bán hè phố đến. Họ bắt tôi lên xe này. Tôi nói, tôi lên xe đỏ, không lên xe này. Một công an già, lùn, nói giọng Nghệ An đeo hàm trung tá (sau này tôi biết là đồn phó phường 2 khi ông này xưng danh với các thành viên CLB LHĐ đến đồn đòi tự do cho tôi) ông này quát tôi: Mày phải lên xe này! Và mấy AN mặc thường phục xúm vào lôi tôi lên xe. Tôi vằng ra nói: để tôi tự lên, rồi tôi tự bước lên xe. Lên ngồi cùng tôi là một công an mặc sắc phục và một phụ nữ. Họ đưa tôi về công an phường 2 – Vùng Tàu.
Tôi thản nhiên xuống xe và hỏi: Vô phòng nào? Người thì chỉ tôi vào phòng tiếp dân, người thì chỉ phòng bên cạnh. Đúng lúc đó, ông phó công an phường ra chỉ lên lầu: mày lên đó, lên cho biết (Chả biết ông ta muốn tôi biết cái gì?) Tôi thấy cách xưng hô vô văn hóa, nên khinh bỉ nhìn ông ta. Ông quát theo: mày nhìn cái gì? Tôi thủng thẳng lên lầu trong đầu nghĩ: Đã lùn, xấu lại ăn nói mất dạy, thế đích thị công an cấp chỉ huy.
Lên theo tôi là một cô trẻ, khá xinh, mặc thường phục, nhưng nói trong điện thoại (Đang chuẩn bị hỏi con này). Tôi lại nghĩ: Xinh đẹp thế mà cũng mất dạy, vô văn hóa giống tên lùn, xấu kia. Chán cho công an Vũng Tàu. Tôi không ngạc nhiên về cách nói vô văn hóa của họ, vì tôi biết lâu rồi.
Nhưng khi làm việc thì cô này xưng chị em lịch sự, chứ không mày tao giống ông CA phó phường kia. Cô ta bắt tôi tường trình, tôi nói tôi đang đứng trên đường tự dưng bắt tôi về đây thì tường trình cái gì? Cô này cãi: Mời chị về. Tôi không chịu tường trình. Cô này chạy xuống gọi lão lùn lên. Ông ta quát tôi: Giấy tờ đâu. Tôi thủng thẳng nói: Tôi để trên xe, đang đứng thì bắt tôi về đây làm sao tôi có? Trả tôi điện thoại tôi gọi mọi người mang giấy tờ đến. Ông ta nói: vậy thì tường trình toàn bộ sáng nay làm gì, đi từ đâu thì mới xem xét được chứ. Tôi nói: Tường trình vậy thì tường trình, tôi làm sai đâu mà sợ. Ông ta quát lên: Không sợ thì tường trình đi. Rồi đi xuống.
Tôi viết ngắn gọn cái việc tường trình. Đại loại, ghi rất đầy đủ những thành viên CLB đi xuống làm lễ và nói rõ là hàng năm vẫn làm, nhưng năm nay muốn thả vòng hoa tại Vũng Tàu mở đầu trong 7 ngày tưởng niệm … Nói chung như thế nào mình viết như thế, vì thấy chẳng có gì phải che giấu việc làm chính đáng của chúng tôi. Trong đó tôi ghi rõ công an Vũng Tàu cướp điện thoại của tôi. Cô gái sau khi đọc bản tường trình lớn giọng: Công an Vũng Tàu cướp hồi nào? Tôi nói: bốn người xúm lại bóp tay và cướp điện thoại trên tay tôi là cướp chứ còn gì nữa. Cô này im lặng.
Cô gái này nói tôi phải khai lý lịch vì tôi không có giấy tờ tùy thân, để còn xác minh. Khai thì khai. Khai đến đâu, cô ta đọc theo tới đó, mặt cô ta từ từ hạ cái mặt vênh váo xuống dần. Sau đó một thanh niên mặc thường phục cùng cô ta ghi biên bản nói tôi ký. Tôi bảo có gì mà phải biên bản? Người thanh niên kia nói: Chị cứ xem, nếu không đúng thì chị ghi không đúng, sau khi chúng tôi hỏi và trả lời. Câu cuối cùng họ hỏi tôi: Việc làm của chị sáng nay có sai trái và phạm pháp không? Tôi nói: Tôi không thấy việc tôi làm có gì sai trái và phạm pháp. Tôi làm việc này vì đó là quyền công dân và đúng với lương tâm tôi. Họ nói tôi xem và ký.
Đang lúc viết thì AN mặc áo đen có mặt lúc bắt tôi và cướp điện thoại của tôi ở bãi biển chạy lên, tay cầm điện thoại của tôi hỏi: Chị cho passwork. Tôi nói: Tôi không cho, đó là quyền riêng tư của tôi. Anh ta lớn giọng dọa: Được, chị không cho Passwork đó nhé, rồi đi xuống. Rồi cũng một cậu beo béo sau này áp tải tôi về, tôi biết tên là Nam, hỏi thẻ nhà báo, rồi hỏi làm báo nào. Tôi nói tôi khai cả trong bản tường trình rồi. Và tôi nói: Tôi khai trong đó là nhà báo tự do thì hà cớ gì chất vấn tôi thẻ. Cậu này đuối lý đi xuống. Rồi lúc sau một công an mặc sắc phục lên hỏi tôi và nói để ông ta chụp hình. Tôi nhìn thẳng vào ông ta và ngẩng cao đầu với ánh mắt coi thường, cho chụp. Ông ta chụp 2 phát. Lúc đó cũng muốn chọc: có đẹp không dzậy? mà thôi vì nói với hắn làm gì phí lời.
Họ để mặc tôi ngồi đó. Tôi sáng giờ chưa ăn sáng, chiếc áo đầm của tôi ướt sũng vì khi tôi mang vòng hoa xuống biển thả, sóng to đã làm ướt hết cả. Tôi vừa đói và lạnh hết cả người, nhưng cố ôm chặt mình để bớt lạnh. Trong lúc ngồi thì cậu như CS chống bạo động canh tôi phía ngoài đợi mãi có vẻ sốt ruột, hỏi tôi: bao giờ họ cho chị về? Tôi nói: Chị biết đâu. Rồi tôi đứng dậy ra hành lang đứng nhìn xuống đường, hy vọng có anh em nhìn thấy và biết tôi bị bắt đưa về đây. Tôi thấy AN thường phục và ông CA phó phường ngồi rất đông quanh cái bàn dưới sân. Ông phó phường nói chuyện điện thoại rất to: Chúng tôi không bắt ai ở đây, không có 3 người nào cả. Hỏi TP họ có bắt không, chứ tôi không bắt ai cả. Tôi đứng nhìn xuống và nhếc mép cười: Lũ hèn hạ, bắt mà không dám nhận. Họ đang xúm lại xem một xấp giấy, tôi đoán là đang tra luật để tìm xem ghép tôi vào tội nào. Nhìn lên thấy tôi, một người chạy lên nói cậu canh tôi, bắt tôi vô phòng lại.
Khoảng hơn 12 giờ trưa, một an ninh thường phục và ông CA phó phường lên nói: Chị đi xuống nhà. Ông ta còn hỏi tôi: Có đói không thì mua cơm hộp về cho ăn. Tôi nói: OK. Giọng ông ta đã không còn quát nạt và mày tao với tôi nữa. Nhưng tôi ngồi đợi mãi không thấy ai mang cơm cho tôi. Tôi thấy cậu AN Nam đi qua tôi đòi cơm của tôi. Cậu này nói: Chắc có người đi mua sắp về. Tôi gục xuống bàn để nghỉ thì ông phó CA phường lại chạy vào hỏi: Chị có biết cái xe thuê đó không biển số thế nào, ai thuê không? Tôi nói: không biết, tôi đi lúc trời còn tối nên không để ý. Anh ta lại đi ra. Tôi nghĩ: à, giờ biết xuống giọng rồi, xưng chị cơ đấy.
Lúc sau tôi thấy phòng bên kia có tiếng nam hét lớn: có chịu ký không? Rồi sau đó là tiếng đấm liên tiếp. Tôi đoán chắc chắn cậu thanh niên bị bắt lúc sáng với tôi bị đánh. Nhưng sau này mới biết đó là Vinh Lê cũng bị bắt lên phường này và bị đánh vì không ký biên bản.
Lúc sau hai người vào nói tôi làm cam kết, không ra Vũng Tàu tụ tập gây mất trật tự nữa. Và hứa làm xong sẽ cho tôi về. Tôi viết: Tôi cam kết không tụ tập đông người gây rối trật tự (Tôi không phẩy vì có dụng ý). Rồi viết tiếp: mà sáng nay chúng tôi tụ tập không hề gây rối. Rồi ký.
Anh công an này chấp nhận. Rồi bắt tôi ký biên bản vi phạm với lỗi: Tụ tập đông người. Tôi nói tôi không ký, dưới biển người ta tụ tập cả mấy chục người, sao không bắt, lại bắt tôi. Lúc này họ kéo vào đông chật cả phòng, chắc cố tình gây áp lực với tôi bằng quát tháo rầm rầm, nhất là cậu mặc áo đen, mặt lúc nào cũng sát khí đằng đằng. Cô gái sáng giờ tra hỏi tôi nói: Tại chị cầm vòng hoa, chị thắp nhang mới bắt chị chứ. Tôi, cười thầm, vì cố tình để cô ta phải nói lý do bắt tôi do đi tưởng niệm, mà trong biên bản họ cố né tránh viết vào. Tôi cầm bút viết vào chỗ ký: Tôi không gây rối trật tự, rồi mới ký.
Họ bắt tôi viết lên trong biên bản. Tôi ghi: Chúng tôi tụ tập 5 người, là thành viên CLB LHĐ, họ bắt tôi viết tiếp và một số người nữa. Cậu mặc áo đen quát: Có muốn xem ảnh không? Chị nói chị không quay phim, thế sao phim đầy trên phây? Tôi thản nhiên nói: cậu xem phim thấy tôi thắp nhang, bê vòng hoa không? Vậy thì làm sao tôi quay? Cậu này tịt. Nhưng vẫn bắt tôi ghi: cùng vài người. Tôi ghi thêm: cùng vai người làm tưởng niệm. Họ đi ra, mặt cô gái có vẻ hỉ hả, đắc thắng. Sau đó hơn nửa tiếng, cô này gọi tôi ra xe và nói: Đi về chị.
Trên xe có hai người ngồi sẵn, một người mặc sắc phục, một người mặc áo trắng ngồi ghế sau một chiếc xe 7 chỗ. Họ bắt tôi ngồi giữa, một bên cô gái kia, một bên là an ninh mập tên Nam. Phía trên là cậu an ninh mặc áo đen. Họ chở chúng tôi về phía Bà Rịa. Cậu mặc áo trắng nói: Phải trả tôi đồ chứ. Cậu mặc áo đen ngồi trên nói: yên tâm sẽ trả đầy đủ. Tôi quay lại nhận ra Tâm Kế, người bị bắt với tôi sáng nay. Chắc em nói cố để tôi nhận ra em ngồi sau.
Hình ảnh tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma ở Vũng Tàu hôm qua. Ảnh: Facebook

Đến gần Bà Rịa họ rẽ vào đường Trường Sa, tôi hơi ngạc nhiên không biết họ đưa chúng tôi đi đâu? Đến chỗ vắng họ dừng xe, bắt Tâm kế xuống. Cậu mặc áo đen đưa gói đồ và điện thoại cho Tâm Kế. Tôi thấy hai an ninh chỉ mặt Tâm Kế nói, tôi đoán họ dọa nạt, dằn mặt Tâm kế.
Họ lên xe và quay xe lại, đưa mình tôi về phía Bà Rịa. Tôi quay lại nhìn Tâm Kế, ánh mắt Tâm Kế nhìn tôi đầy lo lắng, bất lực nhìn chúng đưa tôi đi. Tôi nhìn em và gật đầu như để động viên em yên tâm. Em cứ đứng giữa đường trời nắng chang chang nhìn theo tôi mãi. Lúc đó tim tôi thổn thức, tôi cố kìm nước mắt, nhưng cảm thấy thật ấm tình người trong ánh mắt đó.
Anh Hoàng Hưng – VĐĐL viết đơn đòi tự do cho SQ.

Họ đưa tôi ra lộ 51, đến đúng cây số ghi: 3 KM Bà Rịa Vũng Tàu thì người áo đen ra dấu dừng lại. Lái xe tấp vào, an ninh tên Nam nói với: Xuống đi. Cậu áo đen xuống và đưa tôi điện thoại và gằn giọng: Đừng nói lòng yêu nước, tôi thừa biết mấy người làm vì tiền. Chúng tôi không đón chào chị, tôi hy vọng không gặp lại chị, đừng để tôi phải gặp chị lần nữa. Tôi im lặng và nhìn anh ta bằng con mắt mắt kinh bỉ. Anh ta lên xe, và chiếc xe đi mất, để tôi đứng giữa đường. Cái loại ngồi xổm lên pháp luật, cái bọn cư xử như cầm thú mà còn lên giọng dạy đạo đức? Nghe mà tôi lợm cả giọng muốn ói.
Tôi biết chắc điện thoại bị phá, nhưng cũng thử bấm và đúng như vậy. Tôi đứng vào một cây ven đường và quyết đinh đón xe taxi về SG. Nhưng không có chiếc nào, 15 phút sau tôi đón đại một chiếc xe đò. Tài xế dừng lại, tôi nói hoàn cảnh của tôi không có tiền vì bị công an bắt bất ngờ và điện thoại bị công an phá hỏng nên không thể liên lạc với bạn bè đang còn ở VT đón tôi về. Anh ta cho tôi lên đi nhờ và dặn tôi về đến SG thì bắt xe ôm về nhà thì trả tiền. Tôi mừng lắm, lên xe kể lý do vì sao tôi bị bắt cho cả xe nghe. Cả xe ngồi nghe tôi kể chuyện. Rồi tôi thấy một cậu đang lướt nét. Tôi mượn cậu vào phây và liên lạc được với Trần Hoàng Hận. Hận nói tôi xuống và chờ mọi người chạy đến rước về. Anh lái xe nghe vậy nói: Tôi sẽ để chị ấy lại gần Chùa (tên quên mất rồi) cho dễ tìm. Anh ta đi đọan nữa, thấy bảng tên Chùa rồi dừng cho tôi xuống. Tôi nói anh tài xế cho tôi số điện thoại để tôi gửi tiền lại. Anh ta đáp: Tôi cho chị đi nhờ thôi. Tôi cảm động lắm, cảm ơn anh ta và tất cả khách trên xe rồi xuống.
Ngồi ngay quán nước ven đường để mọi người dễ thấy. Tôi nói chị chủ quán cho tôi một ly sữa cà phê. Chị này sau khi nghe câu chuyện của tôi tức quá nói: Tụi chúng nó nói: Đất Nước này của Dân, Vì Dân, nhưng mà là của chúng nó chứ Dân nào?
Lúc sau có một bạn thanh niên tới hỏi tôi: Chị có phải là chị Sương Quỳnh không? Tôi giật mình nghĩ: AN nhanh thế, ngồi đây mà cũng tìm ra. Nhưng cậu này nói: Em là bạn của Hận, Hận nhờ em ra tìm chị vì nhà em gần đây. Sau đó Hận đã gọi inbox để tôi gặp mọi người. Tôi nhìn thấy Hận, anh Ngãi, chị Kim Chi, chị Ánh Hồng mà mừng vui khôn xiết. Trong lòng cảm tạ ơn Chúa đã gìn giữ tôi thoát khỏi sự dữ và cho tôi gặp toàn người tốt trong một đọan đường bơ vơ không tiền, không điện thoại liên lạc. Ngài đã cho tôi gặp toàn những người đã tận tâm giúp đỡ tôi trong lúc hoạn nạn.
Hận đưa tôi về nhà và nấu cho tôi ăn nhẹ, vì tôi nói tôi mệt không muốn ăn. Hận và tôi kiểm tra điện thoại thì công an Vũng Tàu đã nhúng nước và lấy đi sim điện thoại và thẻ nhớ của tôi. Hận nói điện thoại vứt đi rồi chị ạ, vì chúng nhúng nước như thế này cơ mà. Những trò đê tiện này cũng không làm tôi ngạc nhiên. Tuy gặp biến cố này nhưng tôi vẫn vui vì toàn bộ buổi lễ tưởng niệm sáng nay tôi đã streamlive và thành công tốt đẹp.
Gần 5 giờ rưỡi chiều thì mọi người về tới, gặp nhau mừng vui tíu tít. Hận – CĐVN phỏng vấn streamlive luôn trên xe để tôi tường thuật lại vụ việc bị bắt sáng nay và cũng cho cộng đồng phây biết tôi đã an toàn. Rồi mọi người tìm quán cho tôi ăn và xót xa khi biết tôi không được ăn từ sáng tới giờ. Mọi người kể cho tôi nghe đã lên công an thành phố Vũng Tàu đòi người ra sao, sau đó buổi chiều đến công an phường 2 đòi, thấy họ chở Vinh lê về nhà. Gặp ngay ông phó CA, phó phường nói giọng sấc sược, bị chị Kim Chi quạt cho: tại sao nói với Dân với giọng như vậy? Ông này chuồn mất vào trong. Mọi người tính ngồi lỳ cho đến khi đòi được tôi mới thôi, thì nhận được tin từ Hận báo tôi đã bị đưa về Bà Rịa.
Chị Kim Chi giao cho tôi bốn biểu ngữ chụp đòi tự do cho tôi làm kỷ niệm. Và tôi rất đỗi cảm động khi biết tất cả mọi người lo lắng cho tôi.

Sưu tập tài liệu ảnh côn an - côn đồ đàn áp, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ

Danlambao - Nếu đây là những người phụ nữ của mấy chục năm về trước, chắc hẳn họ sẽ là những huyền thoại mẹ, người mẹ cầm súng, cô gái vót chông, cô gái mở đường, cô gái Lam Hồng, o du kích nhỏ... và được ca ngợi như những thánh nữ bất tử trong sự nghiệp cách mạng của “đảng ta”. Ngày hôm nay sau "giải phóng", họ đã bị giải phóng ra khỏi kiếp người và bị cộng sản hành hạ, đối xử không thua gì súc vật...

*

Đức Quốc Xã chỉ tồn tại trong 12 năm (1933-1945) và nhân loại đã có hơn 60 năm để công khai lên án về tội ác của chúng mà không sợ bị trả thù. Không con người nào, không thể chế nào không nguyền rủa Hitler và chủ nghĩa phát xít, kể cả những tên đồ tể và thể chế độc tài sau thời Hitler. Có nghĩa rằng, không chỉ trên các nước tiến bộ, mà ngay cả những nước độc tài, không có tự do thì người dân cũng được tự do lên án và nguyền rủa Phát xít. Nhắc đến điều này để chúng ta so sánh và hình dung về tội ác của đảng cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang cai trị đồng nghĩa với việc mọi tội ác của chế độ này luôn là điều cấm kỵ và hiểm nguy cho những ai nhắc đến nó. Chỉ mới một phần nhỏ trong muôn trùng tội ác của CSVN được vạch trần, cũng đủ làm cho con người kinh hoàng và rùng rợn. Xin tri ân những con người quả cảm, bất chấp hiểm nguy, thậm chí đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình để giúp cho đồng loại, đồng bào hình dung thế nào là cộng sản.

Sau này nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sụp đổ, thì loài người cần bao nhiêu năm, cần bao nhiêu giấy mực để viết về tội ác của chế độ độc tài này?

Hôm nay, xin gửi đến quý bạn đọc trong thôn một vài hình ảnh trong muôn ngàn tội ác cộng sản.

Đây là những hình ảnh tập trung vào tội ác của cộng sản đối với những người mẹ, người chị, người em Việt Nam.

Đây chỉ là bước khởi đầu để chúng ta cùng góp phần bổ sung thêm hình ảnh và theo thời gian sẽ làm nên một bộ dữ liệu sống thực về bản chất, hành vi của chế độ đối với phụ nữ Việt Nam.

Mọi lời bình xin nhường lời cho các bạn. Chúng tôi chỉ xin chia sẻ một suy nghĩ nhỏ rằng: Nếu đây là những người phụ nữ của mấy chục năm về trước, chắc hẳn họ sẽ là những huyền thoại mẹ, người mẹ cầm súng, cô gái vót chông, cô gái mở đường, cô gái Lam Hồng, o du kích nhỏ... và được ca ngợi như những thánh nữ bất tử trong sự nghiệp cách mạng của “đảng ta”. Ngày hôm nay sau "giải phóng", họ đã bị giải phóng ra khỏi kiếp người và bị cộng sản hành hạ, đối xử không thua gì súc vật.




12.03.2017