Thursday, August 25, 2016

Giải mật tài liệu tình báo về Việt Nam

Theo BBC-25 tháng 8 2016

Image copyrightGETTY
Image captionTổng thống Mỹ Richard Nixon
Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) hôm 24/8 giải mật 28.000 trang báo cáo hàng ngày cho Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, có liên quan chiến tranh Việt Nam.
2.500 tài liệu, với tổng số 28.000 trang, được đăng tải công khai trên mạng của CIA.
Đây là những báo cáo hàng ngày cho tổng thống về các diễn biến lịch sử như chiến tranh ở Việt Nam, các khủng hoảng quốc tế, đánh giá về lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc.
Báo cáo ngày 1/3/1975 của CIA nói quân đội Bắc Việt đã có mặt đông đảo ở miền Nam Việt Nam từ tháng trước, “tập trung nhân lực ở các tỉnh quanh Sài Gòn và cao nguyên”.
Đến ngày 6/3, CIA ghi nhận giao tranh gia tăng ở cao nguyên trung phần, cho rằng chiến dịch mùa xuân của Bắc Việt đã bắt đầu. Đến ngày 8/3, báo cáo đánh giá xung đột gia tăng sẽ nổ ra ở các nơi khác ở miền Nam.
Ngày 28/3, CIA dự báo sai rằng Sài Gòn sẽ sụp đổ vào đầu năm 1976.
Xem video từ rìa Xuân Lộc của phóng viên BBC, Don Anderson:

Báo cáo này cho rằng quân miền Bắc “sẽ gia tăng áp lực quân sự để lật đổ thẳng chính phủ Nam Việt Nam, trừ phi có thay đổi chính trị ở Sài Gòn mở đường cho thỏa hiệp với các điều khoản”.
Báo cáo ngày 30/4 viết: “Lá cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Việt Cộng đã cắm trên dinh tổng thống lúc 12:15 hôm nay, giờ Sài Gòn, đánh dấu kết thúc hơn 30 năm chiến tranh ở Việt Nam”.
Năm 2015, CIA cũng đã giải mật 19.000 trang báo cáo cho Tổng thống Kennedy và Johnson.
CIA cho biết các báo cáo hàng ngày hiện nay cho Tổng thống Mỹ đã dùng phương tiện di động, kết hợp các tính năng tương tác hiện đại thay vì giấy tờ cổ điển.
Image copyrightAFP
Image captionLực lượng cộng sản vào Dinh Độc Lập
Từ tháng Hai 2014, Tổng thống Barack Obama đã yêu cầu nhận báo cáo tình báo hàng ngày qua máy tính bảng.

Phật giáo và dân tộc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-08-25  
la-phat-tu.jpg
Phật tử  Photo courtesy of phatgiaoaluoi.com
Có không ít nhận định rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay không dấn thân vào các sinh hoạt xã hội hay kinh tế, chính trị của đất nước và điều này khiến hình ảnh của người Phật tử được xem như chỉ biết thuần thành trong phạm vi tu tập và quên đi vấn đề nhập thế mà nhà Phật đã truyền bá cách đây hàng ngàn năm.
Có thể nói hiện nay Chùa Giác Ngộ là một trong vài nơi hiếm hoi vẫn giữ tông chỉ nhập thế và truyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và từ thiện lẫn chính trị. Trong bài thuyết giảng khóa tu “Ngày an lạc” với sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã huấn từ những gì mà Phật tử thường hiểu lầm từ bấy lâu nay:
“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.
- Thượng tọa Thích Nhật Từ 
Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”
Lý do gì khiến Phật tử Việt Nam trở nên co lại trong khuôn viên tu tập và quên đi sự khổ nạn của chúng sinh, điều mà Đức Phật răn dạy từ xưa?
Người Phật tử còn nhớ tháng 5 năm 1994 khi giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức cứu trợ đồng bào bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.
Điều này đã gây chấn động lương tâm người theo đạo Phật và đồng thời ngăn cản mọi ý nghĩ hoạt động xã hội trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giải thích lý do người theo phật giáo hững hờ với xã hội, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết:
“Người ta cứ nói rằng 80-90% Phật tử Việt Nam là con số rất lớn nhưng tại sao lại không có một tiếng nói nào để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ môi trường, môi sinh cho bà con đồng bào?
Tôi thay mặt cho Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở trong nước, sự thực trong nước đứng về phía Phật giáo thì có tới hai tổ chức. Tổ chức Phật giáo của nhà nước lập nên là Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì gần như 80-90% tăng ni Phật tử từ sau năm 1975 thì họ đàn áp triệt tiêu gần hết giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất truyền thống đã có lâu đời ở Việt Nam, họ quốc doanh hóa hết rồi họ bắt các nhà sư Việt Nam phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc coi như đa phần đã bị quốc doanh hóa hết rồi.”
Vụ Formosa nổ ra như một trái bom gây thảm họa cho môi trường biển miền Trung nơi có giáo phận Vinh nằm trải dải trên hầu hết các nơi bị tác động trực tiếp đến giáo dân cũng như dân chúng. Ngày 17 tháng 8 trong dịp lễ Đức mẹ hồn xác lên trời, hơn bốn chục ngàn giáo dân trong giáo phận đã tập trung tham dự thánh lễ và diễu hành ôn hòa chống lại Formosa đã trực tiếp gây hại cho người dân. Bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng gây tiếng vang cho cả nước về tấm gương dấn thân của lãnh đạo tôn giáo trước vấn đề chung của dân tộc.
Vai trò người lãnh đạo
Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, theo chúng tôi được biết ngay từ khi dự án bauxite Tây nguyên được xét duyệt thì Giáo hội đã có văn bản chính thức phản đối và kêu gọi nhà nước phải ngưng ngay dự án này. Vụ Formosa cũng vậy, theo Hòa thượng Thích Không Tánh xác nhận thì Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã lên tiếng chống đối từ những ngày đầu.
Tuy nhiên sự phản đối lẻ loi của Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất so với sự im lặng gần như hoàn toàn của 80% Phật tử và tăng lữ Việt Nam còn lại là một thách đố lương tâm của người Phật tử thuần khiết cũng như các vị lãnh đạo tinh thần khác, cố kêu gọi sự tham gia vào nguy cơ của toàn xã hội trong các vấn đề đang diễn ra tác động đến cuộc sống người dân.
Câu hỏi “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc” một lần nữa được đặt ra trong bối cảnh nguy cấp hiện nay. Ông Trương Nhân Tuấn nhà nghiên cứu Biển Đông cũng là người khơi mào cho câu hỏi này cho biết nhận xét của mình dưới lăng kính của một Phật tử:
“Vấn đề phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc có thể nhìn từ nhiều phía.
Nhìn từ dân chúng, thì dân Việt Nam đa số theo Phật giáo. Những ngày lễ tết, hay ngày rằm, hay Vu lan vừa rồi ta thấy chùa nào cũng đông nghẹt Phật tử. Ta cũng thấy chùa, thiền viện... mới xây cất ở khắp nơi mà cái nào cũng nguy nga, tráng lệ như cung điện. Chùa nào, tu viện nào cũng đông đảo tín hữu. Tôi cũng thấy một số chùa đã trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều khách viếng thăm.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu viện để câu khách. Chùa, tu viện vốn là nơi thanh tịnh, lại trở thành nơi thế tục. Những gì xấu xa trong xã hội đều thấy trong chùa.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu viện để câu khách.
- Ông Trương Nhân Tuấn
Tức là, ở cái nhìn này, phật giáo đã bị phàm tục hóa, nếu không nói là chính trị hóa. Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã biến phật giáo vn thành liều thuốc an thần, khiến cho Phật tử vô cảm trước mọi vấn đề của đất nước, dân tộc”
Nhìn sang vai trò của người lãnh đạo Phật giáo hiện nằm dưới sự chỉ đạo của tổ chức Mặt trận Tổ quốc, ông Trương Nhân Tuấn chia sẻ:
“Ở cái nhìn của người lãnh đạo tinh thần. Những vấn nạn lớn của dân tộc như vụ ô nhiễm biển ở miền Trung, hay nạn hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long, đã làm cho hàng chục triệu người dân Việt Nam lâm vào cảnh nghèo khó, khốn cùng. Đây là một vấn đề của đất nước, tức cũng là vấn đề của những người lãnh đạo tôn giáo.
Ở đây ta có thể kết luận là lãnh đạo phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản. Cả hai đều chối bỏ, hay trốn tránh trách nhiệm của mình. Tôn giáo có trách nhiệm về tinh thần trong khi lãnh đạo Cộng sản có trách nhiệm về chính trị.
Ta còn có thể có những kết luận nặng nề hơn, khi thấy cảnh ông Hồ, ông Đỗ Mười được phong thành bồ tát, được đưa vào thờ trong chùa. Đây là một sự sỉ nhục đến đạo phật và toàn thể Phật tử.
Dưới cái nhìn này thì Phật giáo rõ ràng đã tách rời khỏi dân tộc”
Báo chí soi rọi những điều đang xảy ra trên đất nước không khác gì một bức tranh với nhiều hình ảnh đối nghịch nhau, trong đó cảnh sống khó khăn chật vật của người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ miền Trung với Formosa, miền Tây với những cánh đồng khô hạn và miền Bắc với bão lũ hiện nay, khác xa với cảnh ăn chơi trác táng xảy ra trên các tụ điểm giải trí và không ít đồng tiền phung phí vào mê tín, dị đoan đang phân hóa mãnh liệt đời sống của người dân từ thành thị tới thôn xóm xa xôi của đất nước.

Giã từ GDP “bẩn”

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-08-25  
000_9U22F.jpg
 Bên ngoài nhà máy thép Formosa, tỉnh Hà Tĩnh hôm 3/12/2015.  AFP photo
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa lên tiếng kêu gọi thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế bằng mọi giá.
Phát biểu của Thủ tướng
Thảm họa môi trường ven biển miền Trung, có vẻ là giọt nước tràn ly khiến Việt Nam phải nghĩ tới việc chấm dứt hai thập niên phát triển bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài ồ ạt, ưu đãi giảm nhẹ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được xem là lãnh đạo đầu tiên đã nói thẳng về thực trạng môi trường quá tệ hại của Việt Nam. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường sáng 24/8/2016 được báo chí đưa tin rộng rãi, Thủ tướng nhìn nhận tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát trên phạm vi cả nước là hậu quả tích tụ của hàng chục năm phát triển nhưng xem nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Báo điện tử Dân Trí trích nguyên văn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi kinh tế lấy môi trường để gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, thực trạng môi trường đặt ra những thách thức, bộc lộ sự yếu kém trong quản lý mà chưa có giải pháp cơ bản ở các địa phương cũng như trung ương.
Nhận định về sự thay đổi tích cực trong chính sách phát triển mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đề cập, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
Để thực thi những lời phát biểu ấy đối với tất cả cán bộ, các cơ quan, các ngành thì cần có sự giám sát thật chặt chẽ, trong đó sự giám sát của người dân là vô cùng quan trọng.
- Tiến sĩ Vũ Văn Hóa
“Lời phát biểu ấy rất mạnh mẽ kiên quyết và đúng hướng của sự phát triển kinh tế nói chung. Bởi lẽ như chúng ta biết, các nước phát triển trong thời gian bắt đầu của công nghiệp hóa thì cũng có hiện tượng như kiểu Việt Nam, dù mức độ có thể khác nhau. Vừa rồi Việt Nam có hiện tượng vi phạm đến bảo vệ môi trường rất là lớn, bây giờ người đứng đầu Chính phủ đã có một ý kiên quyết như vậy, chúng tôi cho đó là bước đầu rất tốt. Tuy nhiên để thực thi những lời phát biểu ấy đối với tất cả cán bộ, các cơ quan, các ngành thì cần có sự giám sát thật chặt chẽ, trong đó sự giám sát của người dân là vô cùng quan trọng. Do đó từng bước phải có sự đánh giá rõ rang...”
Tại Hội nghị trực tuyến 24/8, những tiết lộ về tình trạng phát triển bừa bãi xem nhẹ ô nhiễm môi trường trong mấy chục năm qua làm nhiều ngưởi giật mình. Theo báo điện tử Một Thế Giới, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết trên toàn quốc đang hiện diện 283 khu công nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải mỗi ngày đêm; 615 cụm công nghiệp mà 95% không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, toàn bộ các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả thải trực tiếp ra môi trường.
Một loạt số liệu gây kinh ngạc, cũng được Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiết lộ, theo đó trên cả nước hiện có 500.000 cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ lạc hậu; 13.500 cơ sở y tế phát sinh mỗi ngày 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế. Ngoài ra hàng năm ở Việt Nam có thể có tới 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật bị sử dụng sai qui định. Đó là chưa kể tới  23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, 630 nghìn tấn chất thải nguy hại. Đồng thời trong số 458 bãi chôn lấp có tới 337 bãi không hợp vệ sinh, cùng hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí Dioxin, furan.
Bức tranh mô tả Việt Nam như bãi rác thải khổng lồ vượt khả năng kiểm soát còn được tô đậm nét hơn, qua mấy thập niên áp dụng cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài FDI bằng mọi giá, đánh đổi chi phí cơ hội về môi trường.
Các chuyên gia từng cảnh báo
000_9U237.jpg-400.jpg
Người lao động Việt Nam làm việc tại cảng nhà máy thép Formosa, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015. AFP photo
Báo Dân Trí trích lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhìn nhận Việt Nam có xu hướng nới lỏng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm cạnh tranh với các nước khác. Ông Bộ trưởng nhìn nhận các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nên những tác hại rất lớn với môi trường, như vụ thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, hay trước đó là các vụ Vedan, Miwon…
Với thực tế khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu cũng như chi phối 70% tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Giới phản biện trong nước, từ chục năm trước đã hoài công cảnh báo thảm kịch phát triển bằng mọi giá mà nhà nước theo đuổi. TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, một tổ chức độc lập ở Hà Nội đã tự giải thể từng nói với chúng tôi:
“…Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi, từ vụ bauxite Tây nguyên…hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó…hiện nay rất đáng tiếc những hậu quả đó đã hiển hiện lên rồi…”
Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng.
- TS Nguyễn Quang A
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên tiếng, đã đến lúc phải thay đổi tư duy phát triển, kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân. Điều này có nghĩa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể bị chậm lại, ảnh hưởng công việc làm của người dân. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa từ Hà Nội nhận định:
“Bước đầu có thể ảnh hưởng tới phát triển kinh tế nói chung và việc giải quyết công ăn việc làm nói riêng của một bộ phận dân cư. Tuy nhiên nếu sau này chúng ta có những nhận định và những hành vi quyết đoán trong việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường thì tôi cho là nó sẽ trở lại bình thường thôi. Chứ còn bây giờ mở ra quá nhiều dự án mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường, thì trước mắt tạo ra được công ăn việc làm. Tuy nhiên qua phân tích chúng tôi thấy có lý và đúng thực tế là, nếu sự tăng trưởng ấy không bền vững thì sau này những thu nhập đạt được có khi lại không bù đắp nổi việc ảnh hưởng môi trường…”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chính phủ do ông lãnh đạo sẽ có rất nhiều việc phải làm, khi chuyển từ chính sách gọi là GDP “bẩn” phát triển bằng mọi giá sang chính sách GDP “xanh,” phát triển bền vững coi trọng việc bảo vệ môi trường. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa cho rằng trước tiên phải công khai minh bạch, sửa đổi các qui chuẩn về bảo vệ môi trường, áp dụng triệt để nguyên tắc trách nhiệm người đứng đầu vốn đã được qui định trong pháp luật. 

Nhiều học sinh miền Trung có nguy cơ bỏ học

Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-08-25  
image.jpg
 Thuyền của ngư dân Đồng Hới, Quảng Bình nằm bến. RFA photo
Sự việc cá chết ở khu vực 4 tỉnh miền Trung đã và đang gây ra bao nhiêu khó khăn cho các ngư dân, nhiều gia đình mất việc, không có thu nhập, có nguy cơ mang bệnh cao…và một trong những hậu quả của nó là nhiều em học sinh có nguy cơ sẽ bỏ học vì bố mẹ không có nguồn thu nhập, trong khi chính quyền chưa có động thái nào để giúp cho các em được đi học.
Gia đình quá khó khăn
Thảm họa môi trường ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra đến nay đã gần 5 tháng, nó đã làm cho hàng ngàn người mất việc, nhiều người có nguy cơ mắc bệnh cao, một số người đã được xác định là đã nhiễm chì, và hiện nay bắt đầu năm học mới thì nhiều em học sinh là con của những ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa môi trường có nguy cơ phải bỏ học vì gia đình không có thu nhập để các em có thể được đi học.
Trên trang Phụ Nữ New số ra ngày 21 tháng 08 năm 2016 cho biết, tại tỉnh Quảng Trị có đến 1086 em học sinh sẽ bỏ học vì hậu quả của Formosa, do bố mẹ bị mất việc không có tiền để cho các em có thể tiếp tục đến trường.
Trên trang điện tử của tỉnh Quảng Bình số ra ngày 21 tháng 08 cũng cho biết, có khả năng hàng trăm em học sinh bỏ học vì hậu quả do Formosa gây ra.
Năm học mới đã gần đến với các em, nhiều em học sinh cũng nô nức để chuẩn bị đến trường, nhưng bên cạnh đó là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, khi trong gần 5 tháng qua họ không có thu nhập gì, nghề nghiệp thì không có, đi đánh cá thì không có cá mà có cá thì cũng không ai mua. Năm học mới sẽ có biết bao cái để chuẩn bị, bên cạnh các khoản tiền để nộp cho nhà trường, thì các em còn phải chuẩn bị cả quần   áo, sách vở, đồ dùng học tập…khoản nào cũng cần dùng đến tiền nhưng gia đình không có kể cả cái ăn còn phải lo.
Rất khó khăn, đầu năm học 4 đứa vào trường, mà giờ không có tiền mua sách mua vở rồi nạp tiền học.
- Chị Mai, Quảng Bình
Chị Mai ở xã Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết, lúc trước chưa bị thảm họa môi trường, thì 1 ngày chị buôn bán cá kiếm được nhiều nhất là 2 Tr VND, còn ngày ít nhất là 200.000 VND, tiền học cho con cái thì không phải lo, nhưng gần 5 tháng nay, gia đình không có thu nhập gì, nhiều đồ có giá trị trong nhà cũng đã bán, giờ đến cái ăn còn phải lo thì lấy đâu ra tiền cho con ăn học, giờ nghề nghiệp cũng chưa có.
“Rất khó khăn, đầu năm học 4 đứa vào trường, mà giờ không có tiền mua sách mua vở rồi nạp tiền học.”
Trong dự án giải phóng mặt bằng để giao đất cho khu công nghiệp Formosa thì có 158 hộ gia đình ở xã Kỳ Lợi phản đối không lên tái định cư và trong 2 năm qua con cái của họ không được đến trường, tuy nhiên năm nay chính quyền đã đồng ý cho 178 học sinh của họ được đến trường.
Anh Hàn ở xã Kỳ Lợi chia sẻ, trong 2 năm qua tất cả phụ huynh đã đấu tranh, viết đơn kêu cứu các nơi, các em học sinh cũng mong muốn được đến trường, thì nay nguyện vọng của họ đã được chấp nhận.
Anh Hàn chia sẻ niềm vui khi con em của họ được đi học nhưng bên cạnh đó cũng là nỗi lo lắng vì không biết có kinh tế cho các em theo học nữa hay không vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
“Bắt đầu năm nay cho học, khi sáng con em Đông Yên chúng tôi đã được nhà trường khai giảng rồi, cuộc sống bây giờ của bà con rất khó khăn đặc biệt bây giờ bước vào năm học mới, con em đi học thì rất khó khăn về tài chính vì không biết làm gì cả”
Chia sẻ với chúng tôi, 1 em học sinh năm nay vào lớp 8 ở Quảng Bình cũng cho biết, em rất muốn được đi học, nếu chính quyền không hỗ trợ cho em được đi học thì em rất buồn.
Em Hải Yến chia sẻ “Con rất muốn được đi học, nếu mà phải nghỉ học thì con sẽ rất buồn.”
Cần chính quyền hỗ trợ
image.jpg-400.jpg
Trẻ em Làng Na, bên sông Son Quảng Bình. RFA photo
Thảm họa môi trường do Formosa gây nên có thể còn kéo dài hơn nữa, tuy nhiên trong gần 5 tháng qua thì nhiều ngư dân cho biết họ chỉ mới được chính quyền hỗ trợ 1 khẩu là 25kg gạo còn không có gì thêm, trong đó một số gạo hỗ trợ cho bà con ngư dân mà theo phản ánh của ngư dân ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh thì gạo đã bị mốc không thể ăn được.
Trong những ngày qua, nhiều ngư dân cũng cho biết là chính quyền các cấp đã họp dân lại để thống kê thiệt hại, lao động cũng như những nhân khẩu do Formosa gây ra để chính quyền đền bù về mặt tài chính, tuy nhiên đền bù như thế nào và khi nào sẽ có đền bù thì chính quyền lại không cho người dân biết.
Liên quang đến vấn đề giáo dục thì nhiều ngư dân cho biết việc này vẫn không thấy chính quyền nói gì.
Dân đang đòi hỏi chính quyền trả lời miễn, giảm học phí để con em đi học, mà không thì dân cũng đang có ý định cho con em nghỉ học.
- Chị Mai, Quảng Bình 
Trên trang mạng điện tử Eva số ra ngày 21 tháng 08 cho biết, tại kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị vấn đề về miễn, giảm học phí cho các con em chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa môi trường do Formosa đã bị đã bị bác bỏ và không được thông qua, theo đó sở giáo dục và đào tạo tình Quảng Trị cũng phát biểu 1 năm tỉnh có 1086 em học sinh bỏ học là chuyện bình thường, nên không có chuyện miễn, giảm học phí cho các con em của ngư dân.
Trên báo Lao Động số ra ngày 24 tháng 08 lại cho biết, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình sở giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Bình đang có các xem xét để miễn, giảm học phí cho các con em của ngư dân.
Chị Mai cũng cho biết, dân đang đề nghị chính quyền miễn, giảm học phí cho các con em, nếu không dân sẽ cho các con em nghỉ học, tuy nhiên nguyện vọng của dân chưa được chính quyền trả lời, trong khi ngày nhập học đang gần kề.
“Dân đang đòi hỏi chính quyền trả lời miễn, giảm học phí để con em đi học, mà không thì dân cũng đang có ý định cho con em nghỉ học.”
Anh Hàn ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh cũng cho biết, chưa thấy chính quyền có động thái gì về việc hỗ trợ việc học cho con em cả.
“Không có gì hỗ trợ cả.”
Năm học mới đã gần đến, nhưng đó vẫn còn nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, khi phải chuẩn bị 1 số tiền lớn cho con cái đi học trong khi hoàn cảnh hiện tại quá khó khăn. Dư luận cũng nói rằng, trước đây chính quyền Hà Tĩnh đã dành quá nhiều ưu đãi khi rước Formosa vào, nay cũng phải có nhiều ưu đãi cho các nạn nhân của Formosa đặc biệt là cho các em học sinh, sinh viên con em của các ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của Formosa được đi học.

Những đứa trẻ nghèo mơ ước gì?

 Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-08-25  
IMG_3581.JPG
Lớp Học Tình Thương Bà Mười. Cô Phượng (áo trắng), bà Mười (tóc bạc đứng giữa) cùng các em học sinh và các nhà bảo trợ. Hình cô Phượng cung cấp
Những mảnh đời côi cút, khó khăn
Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa thì  các trường học trong nước tiến hành lễ tựu trường cho học sinh các cấp vào niên học 2016-2017.
Suốt những ngày hè, trong lúc trường phổ thông, hay trường công lập, tạm ngưng hoạt động thì những lớp học miễn phí dành cho trẻ nghèo, trẻ cơ nhỡ hay trẻ nhập cư vẫn đều đặn mở cửa đón các em đến những lớp ban ngày hay buổi tối.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đã giới thiệu hai nơi tiêu biểu  là Lớp Tình Thương Hòa Hảo ở phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, và Lớp Học Tình Thương Bà Mười ở phường Tân Thuận Tây, quận 7, thành phố Sài Gòn. Thành quả học tập của các em ra sao?
Đầu tiên là những học sinh đủ mọi lứa  tuổi của Lớp Học Tình Thương Hòa Hảo:
Con tên Bùi Thị Tuyết Nhi, 16 tuổi, con mới biết viết và đọc sơ sơ. Tại  vì nhà con khó khăn, mẹ con đi làm xa còn bố con thì mất, con phụ bán cơm với dì, con mới tới lớp thầy hùng được 3 tháng, giờ con đang học Lớp Một.
Học Lớp thầy Hùng con rất thích, con ráng học tiếng Việt với Toán. Lớp thầy Hùng cũng có mấy đưa giống con, cũng khó khăn tới giờ mới vô Lớp Một, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi có.
Đã cố gắng học tức là phải có một mơ ước nào đó, dù rằng rất nhỏ nhoi mà không kém phần thực tế, đó là tâm sự của Tuyết Nhi:
Con cũng nghĩ vậy, con có nghĩ con sẽ đi làm nghề tóc để có một cái nghề. Con mơ ước có tiền để chữa bệnh nhức lưng cho mẹ con.
Em Nguyễn Thị Như Ý, 11 tuổi:  Em tên Nguyễn Thị Như Ý,  học Lớp 2. Tại cha mẹ mất không có tiền đi học, cha bị nhồi máu cơ tim, mẹ bị ung thư  gan, em ở với mợ của em.
Em Nguyễn Thanh Thúy: Con tên Nguyễn Thanh Thúy, năm nay con 13 tuổi. Ba con đi lấy vợ, mẹ con đi lấy chồng bỏ con rồi, con ở với ông bà ngoại.
Trước đó Thanh Thúy học tại trường Hiệp Tân là trường của nhà nước, khi cả ba lẫn mẹ bỏ rơi em thì em đến xin học ở Lớp Tình Thương của ông Đoàn Minh Hùng:
Con nghỉ ở trường Hiệp Tân tại không có tiền đóng học phí, con đi bán vé số ở quận 7. Nếu  còn học ở Hiệp Tân thì  bây giờ con học tới  Lớp 8, tại con nghỉ ở trướng lâu quá nên học ở Lớp Tình Thương là con học Lớp 3 .
Ở chỗ ông là đang cho tụi con đi học nghề làm tóc, ông có  dự định sẽ mở mộttiệm uốn tóc cho tụi con làm trên này.
Em Ông Thị Hoan: Con tên Ông Thị Hoan, 16 tuổi, ba mẹ không có tiền cho con đi học, nhà con nghèo lắm. Con đi làm keo, là  làm mấy cái chai đó, ở  công ty Tân Văn Sanh. Con ước mơ lớn lên làm thấy cô giáo  để dạy các em không có tiền đi học, giúp mấy đứa  em không  biết chữ.
Em Hồ Anh Thư, 16 tuổi:
Con nghỉ ở trường Hiệp Tân tại không có tiền đóng học phí, con đi bán vé số ở quận 7. Nếu  còn học ở Hiệp Tân thì  bây giờ con học tới  Lớp 8, tại con nghỉ ở trướng lâu quá nên học ở Lớp Tình Thương là con học Lớp 3 .
- Em Nguyễn Thanh Thúy
Quê em ở Gò Công, ở dưới Gò Công em mới học xong Lớp 2 mà không có  tiền đóng học phí rồi ba mẹ cho em nghỉ. Em theo bà nội lên đây học, vừa học vừa làm, em làm đèn hào quang để đằng sau tượng Phật đó cô.
Mơ ước tương lai của Hồ Anh Thư thật gần gũi như chính hoàn cảnh khó khăn của em lúc này:
Học xong Lớp 4 rồi lên Lớp 5 thì em vẫn học ở chỗ này. Lớn lên em muốn học làm thầy giáo để giúp ông dạy học sinh.

Nói về Lớp Tình Thương của mình, ông Đoàn Minh Hùng, người sáng lập mà  học sinh thường gọi là ông hay thầy, chia sẻ:
Ở đây mình chủ yếu là xóa mù chữ, cho tụi nó biết làm toán cộng trừ nhân chia cơ bản hoặc là mình củng cố chính tả cho nó. Nó vững về vấn đề tiếng Việt để sau này các cháu tự tin bước vào đời.
Ban ngày thì nó đi làm công việc mưu sinh, tụi nó lớn thì tuyển ra một số để mình hướng nghiệp cho nó. Con gái thì học làm tóc hoặc nấu ăn, con trai thì cho nó đi làm thợ máy. Hay là nó muốn học đại khái như thợ sửa xe Honda hoặc làm điện nhà, điện công nghiệp.
Tại ở đây tụi trẻ toàn bộ là dân nhập cư, sở dĩ nó học tại đây là do bản thân nó hoặc gia đình của nó có công ăn việc làm ở khu vực này. Còn một thời  gian sau, có thể là bất ngờ tụi nó chuyển đi nơi khác, qua quận khác hay bồng bế nhau về quê do gia đình bị thất nghiệp hoặc bản thân nó sống không nỗi ở khu vực này thành  ra phải chuyển đi. Trường hợp đó hầu như là đều hết trơn.
Vừa rồi là các học sinh của Lớp Học Tình Thương Hòa Hảo ở phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.
Những giấc mơ nhỏ bé
Tại Lớp Học Tình Thương Bà Mười, phường Tân Thuận Tây,  quận 7,  nơi có một số em sau khi học xong Lớp 5 thì được chuyển vào Lớp 6 ở trường ngoài tức là trường công lập. Đây là thành quả cao nhất là Lớp Tình Thương Bà Mười  mang lại cho các em.
Năm nay Lớp Tình Thương Bà Mười có 3 học sinh đã xong Lớp 5 và được chuyển thẳng vào Lớp 6  trường công. Lê Ngọc Giàu là một trong 3 em đó:
Từ Lớp 1 tới Lớp 5 em học tại trường Tình Thương Bà Mười. Năm  nay em lên Lớp 6 trường Trần Quốc Tuấn, em  thấy vui và sẽ cố gắng  học giỏi, mai mốt em lớn em sẽ làm thợ sửa điện tử, sửa máy vi tình.
Ông Lê Văn Lợi, cha của em Lê Ngọc Giàu, từ Đồng Tháp lên Sài Gòn làm nghề phụ hồ, nói rằng con được vào học trường công thì vừa mừng mà vừa lo:
Cũng rất cám ơn trường Tình Thương Bà  Mười chuyển cho bé vô trường Phù Đổng trước, rồi mới có  danh sách chuyển qua trường Trần Quốc Tuấn được.
Học xong Lớp 4 rồi lên Lớp 5 thì em vẫn học ở chỗ này. Lớn lên em muốn học làm thầy giáo để giúp ông dạy học sinh.
- Em Hồ Anh Thư
Qua trường Trần Quốc Tuấn là trả tiền học phí thì cũng ráng dành dụm đóng chứ đâu cho  bé nghĩ học được. Cũng ráng lo cho cháu ăn học lên lớp lớn hơn, ước mơ như  vậy thôi.
Không chỉ học hành xuất sắc từ Lớp 3,  Nguyễn Thị Như Ý còn là một học sinh rất lễ phép của Lớp Học Tình Thương Bà Mườ. Ước muốn cho tương lai của em là được làm hướng dẫn viên du lịch:
Dạ  thưa em 12 tuổi, năm nay em lên Lớp 6 trường Nguyễn Hiền là trường của nhà nước. Em học Lớp Tình Thương Bà Mười  từ năm 2013. Ở đó mặc dù không được như mấy trường công nhưng mà vui lắm, thầy cô tận tình giúp đỡ em nhiều lắm. Học ở đó thì ba mẹ em không cần đóng cái gì hết.
Khi lên Lớp 5 thì em được cô Phượng giúp em chuyển qua trường Phù Đổng là trường của nhà nước, sau đó em được chuyển qua trường Nguyễn Hiền.
Em  vui khi được chuyển lên Cấp 2 trường của nhà nước, ba mẹ em là công nhân, cũng thấy vui vì em được vô trường công lập mà cũng  lo lắm tại mỗi đầu năm vô học thì đóng nhiều tiền lắm. Bước vô một ngôi trường mới thì áp lực nhiều lắm, bài vở khó và nhiều hơn là năm Cấp 1.
Bà Vui, mẹ của Như Ý, cho biết nhà có 3 con gái nhưng hai em lớn phải nghỉ học vì gia đình túng thiếu, cho nên khi con gái thứ ba học được lên Cấp 2 trường nhà nước thì dù khổ cức cách mấy bà cũng có thể chịu đựng được:
Quê chị ở miệt thứ An Biên, Kiên Giang. Hồi đó ở dưới quê nó nghĩ học, theo chị lên trên này rồi nó nghĩ luôn. Bây giờ có phương tiện con mình vô trường lớn học như bao đưa trẻ khác chị mừng quá. Thầy cô mấy trường lớn sao thì mình không biết tại chưa vô, chứ ở trường tình thương dạy chu đáo lắm.
Nghe nói vô trường lớn đóng nhiều tiền mà có lẽ cũng ráng cố gắng làm tăng ca thêm để kiếm tiền cho bé nó được học như người ta, hay là bớt xài nhịn xài đặng đóng tiền học cho con chứ sao giờ.
Ở đây mình chủ yếu là xóa mù chữ, cho tụi nó biết làm toán cộng trừ nhân chia cơ bản hoặc là mình củng cố chính tả cho nó. Nó vững về vấn đề tiếng Việt để sau này các cháu tự tin bước vào đời.
- Ông Đoàn Minh Hùng
Em Nguyễn Thanh Cẩm Tú, mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang học Lớp 4 từ Lớp Học Tình Thương Bà Mười, không biết rồi hết  Lớp 5 ở đây thì có được chuyển qua Lớp 6 trường công lập Cấp 2 nào đó hay không, là nỗi ưu tư của bà nội đang chạy xe ôm để nuôi em:
Cô tên Võ  Ngọc Điệp, em nó đang học Lớp 4 của Lớp Tình Thương Bà Mười. Nói chung học lớp bà Mười không có đóng cái gì hết trơn. Nghèo là một lẽ nhưng mà tại cháu chưa có hộ khẩu, chưa được nhập  hộ khẩu vì vậy mà không vô được trường nhà nước học được.
Cô chạy xe ôm ngoài chợ Bến Thanh, trạm xe buýt Bến Thành, chạy 7 năm nay rồi. Coi như đủ ăn qua ngày , đâu có khá nổi nghề xe ôm, hơn nữa nữ chạy đâu có đông khách được như nam, bến đó có một mình cô là nữ.
Ước nguyện của cô là muốn nó học hết lớp tình thương của bà Mười, vì ở đó chỉ có dạy tới Lớp 5, nhưng trường hợp em nó bây giờ chưa vô hộ khẩu thành ra cũng đang lo không biết qua năm sau học hết Lớp 5 không biết làm sao học tiếp đây, cô đang rầu  vì vấn  đề đó.
Cô Phượng của Lớp Tình Thương Bà Mười có nói sẽ đưa nó vô trường nhà nước học, nhưng mà nó không có hộ khẩu, để coi cô Phượng sắp xếp làm sao. Cô tính  cho  cháu học tiếp được thì học, còn đối đế mà không học tiếp được thì khoảng 14 hay 15 tuổi là cô chuyển cho cháu đi học nghề.
Đối với Nguyễn Thanh Cẩm Tú,  niềm vui duy nhất của em  là học và học thật giỏi để hy vọng được các thầy cô trong Lớp Học Tình Thương Bà Mười giúp em được cứu xét cho chuyển vào trường công:
Bây giờ em đang học Lớp 4, tới khi em học Lớp 5 mà qua thì em mong ước là em được  học trường nhà nước giống như mấy anh chị. Tại em khác với mọi người, em thì mồ côi còn mọi người có cha mẹ. Nhiều năm nay em muốn vô học trường nhà nước nhưng mà không được. Em sợ em mồ côi và không có hộ khẩu thì sợ bạn bè cười.  Em muốn học giỏi để lớn lên làm cảnh sát. Em thấy nội em lớn tuổi mà còn chạy xe ôm để nuôi em, em sẽ ráng học để cho nội vui.
Thanh Trúc mạn phép mượn câu nói của một nhà báo trong nước, rằng thầy cô trong những lớp học miễn phí tại những xóm nghèo  là những người đi gieo con chữ thầm lặng trên cánh đồng tuổi nhỏ cằn cỗi, để những hạt mầm tri thức nẫy nở lớn mạnh từ những tấm lòng ân cần thương khó như thế.

Bao giờ ngư dân miền Trung nhận được tiền đền bù vụ Formosa?

Theo Infonet.vn-26/08/2016 06:14
Sau sự cố xả thải của Formosa, hiện nay 4 tỉnh miền Trung đang tổ chức thống kê, kê khai thiệt hại, cố gắng đến ngày 15/9 sẽ tổng hợp báo cáo từ các địa phương. Dự kiến báo cáo này sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2016.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết ngay từ đầu Bộ NN&PTNT đã triển khai rất quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ về việc xác định thiệt hại, bồi thường hỗ trợ cũng như có những giải pháp khôi phục sản xuất cho các tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường biển.
Formosa xả thải khiến cá biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, đời sống ngư dân khốn đốn.
Trước hết, Bộ đã hướng dẫn các địa phương thống kê và kê khai các thiệt hại; tổ chức kê khai thiệt hại từ cơ sở lên đến tỉnh. Bộ Nông nghiệp cũng đã cử một nhóm công tác vào Hà Tĩnh để cùng với Hà Tĩnh phối hợp làm thí điểm việc tổ chức hướng dẫn kê khai từ thôn ấp trở lên.
Tuy nhiên hiện nay việc thống kê, kê khai thiệt hại ở các địa phương đang bị chậm tiến độ vì khối lượng công việc rất nhiều.
Thứ trưởng Tám cho biết, Hội nghị tại Thừa Thiên Huế vào thứ 7 tuần này, Bộ NN&PTNT sẽ lắng nghe ý kiến của 4 tỉnh về việc thống kê, kê khai thiệt hại. Bộ sẽ đôn đốc và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đảm bảo địa phương tổ chức kê khai thiệt hại đúng đối tượng, chính xác, công khai, minh bạch.
Theo Thứ trưởng, cố gắng đến ngày 15/9 sẽ tổng hợp báo cáo từ các địa phương, gửi cho các bộ ngành và đến cuối tháng 9 có thể trình lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt, phân bổ nguồn kinh phí bồi thường của Formosa cho các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.
Ngoài việc hướng dẫn địa phương kê khai, xác định thiệt hại, Bộ NN&PTNT cũng đã xây dựng đề án đề xuất phương pháp, cách thức để bồi thường thiệt hại.
Và đặc biệt là có giải pháp để khôi phục môi trường, khôi phục các rạn san hô, các hệ sinh thái thủy sản; đưa ra những giải pháp về hỗ trợ việc làm, tạo việc làm tại chỗ cho ngư dân và chuyển đổi nghề, kịp thời hỗ trợ tạo điều kiện cho ngư dân có công ăn việc làm, ổn định đời sống và ổn định phát triển sản xuất.
“Ngay ngày hôm nay 24/8, Bộ Nông nghiệp đã hoàn thiện đề án đó và gửi Thủ tướng chính phủ để báo cáo xin chủ trương. Trong tháng 9 sẽ xin ý kiến rộng rãi các địa phương, các bộ ngành và từ dư luận để góp ý vào đề án tổng thể”, Thứ trưởng Tám cho hay.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn tại một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào thời điểm đầu tháng 4/2016, sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc.
Sau gần 2 tháng, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết. Formosa đã xả thải ra môi trường các chất có độc tố phenol, xyanua, hydro ôxit sắt gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung. Formosa đã xin lỗi, cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.
Diệu Thùy

Hệ lụy từ vụ Formosa: Khốn khổ vì 20 tấn sứa ế không ai mua

Sứa không bán được, bà Thiếc “gương điển hình kinh doanh giỏi,” rơi vào tình trạng khốn đốn. (Hình: báo Thanh Niên)
Sứa không bán được, bà Thiếc “gương điển hình kinh doanh giỏi,” rơi vào tình trạng khốn đốn. (Hình: báo Thanh Niên)
QUẢNG TRỊ (NV) – Khoảng 20 tấn sứa tồn kho của tiểu thương xã Gio Việt, huyện Gio Linh, đang phân hủy, bốc mùi vì ế ẩm bán không ai mua do hệ lụy từ vụ Formosa giết biển.
Ngày 25 tháng 8, nói với phóng viên báo Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Thiếc, chủ cơ sở chế biến sứa Cửa Việt, từng được vinh danh là một điển hình làm kinh tế giỏi ở Quảng Trị kể mà như khóc: “Tôi bán 3 tháng mà chỉ bằng lúc xưa bán trong…1 ngày. Kinh khủng không?”
Ðể cố thay đổi tình hình, bà Thiếc đã cố giảm giá bán mặt hàng sứa, bán hàng trước lấy tiền sau, nhưng việc buôn bán của chị mấy tháng qua vẫn… không đủ trả tiền điện.
“Trước, tôi bao toàn bộ thị trường sứa từ Quảng Bình vào đến Thừa Thiên-Huế nhưng từ khi xảy ra vụ Formosa xả độc ra biển, hàng gửi đi bạn hàng không bán được gửi trả về. Tôi bảo, thôi mấy anh chị gửi luôn vào bãi rác chứ gửi về đây làm chi cho tốn tiền cước,” bà Thiếc kể.
Từ việc cơ sở có 10 lao động, nay cơ sở của bà Thiếc chỉ còn lại mình chị, trong khi cơ sở còn tồn khoảng 20 tấn sứa đang được ngâm nước muối. “Số sứa này tôi nhập vào từ cuối tháng 3. Năm tháng qua rồi mà tôi không bán được nên giờ nó nổi bọt bèo, phân hủy và bốc mùi hôi rất ghê. Không thể sử dụng được nữa,” bà Thiếc cho biết thêm.
Xác định như vậy nên cách đây một tuần, bà Thiếc đã viết đơn lên các cấp chính quyền, trình bày sự việc, mong sự giúp đỡ để tiêu hủy số sứa này và vẫn đang chờ hồi âm.
Cũng tin Thanh Niên, liên quan đến vụ tồn kho cá đông lạnh, ngày 25 tháng 8, ủy ban tỉnh Quảng Trị cho hay, đã phê duyệt phương án tiêu hủy 60 tấn hải sản đông lạnh, gồm 20 tấn hải sản nghi nhiễm phenol của bà Lê Thị Thuộc, ở thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, 40 tấn hải sản tại các kho đông lạnh khác ở huyện Triệu Phong và huyện Gio Linh. Ðây là số hải sản được thu mua trong thời điểm xảy ra sự việc môi trường biển bị nhiễm độc do Formosa gây ra, với chi phí gần 100 triệu đồng. (Tr.N)

Dân Việt lo lắng vì tiền gởi ngân hàng ‘bốc hơi’ cả triệu đô la

Bà Trần Thị Thanh Xuân đưa ra các chứng từ chứng minh có sự khác biệt giữa các chữ ký trong việc bị mất 26 tỉ đồng. (Hình: báo Thanh Niên)
Bà Trần Thị Thanh Xuân đưa ra các chứng từ chứng minh có sự khác biệt giữa các chữ ký trong việc bị mất 26 tỉ đồng. (Hình: báo Thanh Niên)
SÀI GÒN (NV) – Tiền gửi ở các ngân hàng “không cánh mà bay” khiến chủ tài khoản phát hoảng. Song, ngân hàng né trách nhiệm đẩy qua công an kéo thời gian giải quyết, mặc khổ chủ lo lắng, bất bình.
Việc 26 tỉ đồng (gần $1.3 triệu) trong tài khoản công ty đầu tư và phát triển Quang Huân, huyện Củ Chi, Sài Gòn, mở tại Ngân Hàng (NH) Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ cuối tháng 3 năm 2015 biến mất đang gây chấn động dư luận.
Tin báo Thanh Niên, khoảng tháng 7 năm 2016, bà Trần Thị Thanh Xuân, giám đốc công ty đến NH rút tiền thì bất ngờ phát hiện 26 tỉ đồng trong tài khoản đã biến mất. Số tiền trên được chuyển ra khỏi tài khoản bằng séc.
Người mua séc của công ty là bà Ðoàn Thị Thúy Hằng, nhân viên VPBank và người rút séc là ông Nguyễn Huy Nhựt, chồng bà Hằng cùng 2 người khác. VPBank đã viện lý do “nhân viên nghỉ việc,” đến nay vẫn không giải quyết sự việc này.
Ðể giải tỏa áp lực dư luận, chiều 24 tháng 8, VPBank đưa ra thông cáo cho rằng, “Nhận thấy đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự và cần cơ quan điều tra vào cuộc. Khi đó mới sáng tỏ được các nghi vấn về chữ ký chủ tài khoản, con dấu công ty Quang Huân sử dụng để ghi danh mở tài khoản và thực hiện các giao dịch mở tài khoản, trên séc, chứng từ giao dịch…,” nhằm thoái thác trách nhiệm.
Ðáng lo ngại là trường hợp tiền của bà Na Hương, ở quận 3, Sài Gòn, bị chuyển một cách “bí ẩn” khỏi tài khoản 500 triệu đồng tại NH Vietcombank chưa lắng xuống, thì nay lại đến trường hợp của ông Phương cũng tại NH này.
Tin cho biết, ngày 16 tháng 8, khi vừa ngủ dậy, ông Vũ Thành Phương, chủ một tài khoản của NH Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) hốt hoảng khi nhận được liên tiếp 14 tin nhắn từ NH báo tin tài khoản được giao dịch ở Nhật với số tiền hơn 17 triệu đồng.
Từ tin nhắn thứ 11 trở đi, giao dịch không thành công do không đủ tiền thanh toán. Ngay lập tức, ông điện thoại cho NH khóa thẻ lại. Nhưng chờ đến tận ngày hôm sau, NH mới thông báo cho ông là đang giải quyết bước đầu, nghĩa là đã báo cho phía MasterCard để họ kiểm tra rồi mới tiến hành các bước tiếp theo. Tuy nhiên cho đến ngày 24 tháng 8, ông Phương vẫn không biết là mình có lấy lại được tiền không.
Tương tự, bà T.T.T.Phúc, quận Ðống Ða, Hà Nội, cũng đang “xất bất xang bang” vì mất tiền vô lý tại NH Thương Mại Sài Gòn (SCB). Theo đó, bà Phúc gửi tiền tại phòng giao dịch Nguyễn Khuyến của SCB hơn 4.2 tỉ đồng để chuẩn bị mua nhà.
Ngày 19 tháng 11 năm 2015, bà Phúc ra SCB rút tiền thì được biết ngày 5 tháng 10 năm 2015 số tiền này đã được chuyển qua một tài khoản khác tên Hà. Phía SCB đưa cho bà Phúc một bản photocopy giấy ủy nhiệm chi có chữ ký giống chữ ký của bà nhưng camera giám sát tại thời điểm đó người giao dịch là một nam giới.
“NH khăng khăng đã thực hiện chuyển tiền theo ủy quyền của tôi cho người đàn ông đó nhưng không xuất trình được hợp đồng ủy quyền của tôi theo quy định của pháp luật. SCB xác nhận việc ủy quyền bằng cách cho nhân viên gọi điện cho tôi để hỏi có ủy quyền cho người đàn ông đó. Thực tế tôi không nhận được cuộc gọi nào từ SCB và khi yêu cầu cho nghe băng ghi âm thì SCB từ chối,” bà tức giận kể.
Chiều hôm qua ngày 24 tháng 8, SCB đã từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên báo Thanh Niên về việc này với lý do “vụ việc đang được cơ quan công an điều tra.”
Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước cho biết, các NH trên thế giới dù trang bị hệ thống bảo mật mạng hiện đại, một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhiều năm qua, nhưng trên thực tế vẫn có những sơ hở. Nếu tiền “bốc hơi” mà không có chữ ký của khách hàng, NH trích từ quỹ rủi ro bồi thường trước, lỗi phải của ai sẽ làm rõ sau đó.
Theo ông Kiêm, hiện cách giải quyết phổ biến của các NHVN là trốn tránh trách nhiệm và sợ đền bù. Khi sự việc xảy ra, nhiều NH hành xử theo kiểu “cả vú lấp miệng em,” trong khi quy định pháp luật chưa rõ ràng, khiến người dân lâm vào thế yếu. Cách hành xử này không sòng phẳng và rất nguy hiểm cho chính hình ảnh NH.
Còn Luật Sư Trương Thanh Ðức, công ty luật Basico, nhận xét: “Trách nhiệm của NH là quản lý tiền của người gửi tiền. Vì vậy những vụ việc khách hàng mất tiền ở các NH cho thấy các lớp bảo vệ của NH khá sơ hở, chưa bảo đảm an toàn cho khách dẫn đến rủi ro thì NH phải chịu một phần, không thể ‘phủi’ trách nhiệm của mình bằng cách thoái thác ‘đang được cơ quan công an điều tra’, bởi một vụ việc khi có cơ quan công an tham gia thì thời gian sẽ rất dài làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người gửi tiền.” (Tr.N)

Ði bắt cá, vô cớ bị công an xã bắn bị thương

Vết thương bị bắn ở bụng của anh Lê Thanh Nam. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
Vết thương bị bắn ở bụng của anh Lê Thanh Nam. (Hình: báo Tuổi Trẻ)
TIỀN GIANG (NV) – Khi đang đi xuyệt cá cùng người bạn, bất ngờ một thanh niên bị công an xã Tân Lập II, huyện Tân Phước, bắn ngã xuống xuồng. Thế nhưng theo công an, việc nổ súng chỉ là “cướp cò.”
Theo tường trình của anh Lê Thanh Nam, xã Tân Lập II, huyện Tân Phước, tối 22 tháng 8 anh cùng một người bạn bơi xuồng đi bắt cá trên mương ở xã Tân Lập II, huyện Tân Phước.
Ðang đứng trên xuồng xuyệt cá thì nghe tiếng súng nổ cái “bốp” và anh bị bật ngã ra phía sau, đầu đập vào thân xuồng choáng váng. Liền sau đó, hai ba người đến yêu cầu các anh phải gỡ kẹp bình.
Thấy máu chảy trên bụng nạn nhân mỗi lúc nhiều hơn, những người này đã đưa anh Nam đi cấp cứu tại bệnh viện K120 Tiền Giang. Ðến chiều hôm sau anh Nam được cho xuất viện về nhà.
Trong lúc anh Nam nằm viện có công an xã theo giữ và thanh toán tiền viện phí cho anh nhưng toàn bộ hồ sơ bệnh án bị công an giữ, chỉ cho đem thuốc về nhà.
Trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ về vụ việc, chiều 24 tháng 8, bà Trần Hồng Cẩm, phó chủ tịch xã Tân Lập II cho biết, bà đã nắm vụ việc xảy ra qua tường trình của ông Lê Văn Chiếm, phó công an xã, người đã bắn anh Nam. Còn về việc công an có giữ hồ sơ bệnh án của anh Nam không thì bà không rõ.
Trong khi đó, theo ông Ðặng Văn Tuấn, trưởng công an huyện Tân Phước, cho biết, đêm xảy ra vụ việc, công an xã đang đi tuần tra phòng chống tội phạm thì thấy đèn pha dưới ruộng khóm. Nghi có người xuyệt cá nên mật phục để bắt quả tang.
“Trong quá trình kiểm tra thì súng bắn đạn cao su bị ‘cướp cò’ chứ không có chủ đích bắn. Sau khi sự việc xảy ra, công an huyện đã chỉ đạo lãnh đạo công an xã Tân Lập II đến gia đình anh Nam xin lỗi, nhận sai và chăm sóc thuốc men. Riêng về trách nhiệm và hướng giải quyết cán bộ thì trong tuần này công an huyện sẽ có buổi làm việc “chính thức,” ông Tuấn nói. (Tr.N)