Monday, September 30, 2019

Kêu oan nhưng không tố cáo kẻ thù, chỉ có CS


Đỗ Ngà|

Một anh chàng hớt hải đến công đường đánh trống kêu oan. Quan phủ nghe tiếng trống dồn dập và cho thăng đường. Quan hỏi:
– Ngươi đánh trống kêu oan về việc gì?
– Dạ bẩn quan, thảo dân muốn kêu oan về việc nhà thảo dân bị cướp ạ.
– Thế nhà ngươi bị cướp cái gì?
– Dạ bị cướp cái ao ạ.
– Thế ngươi có biết danh tính kẻ cướp không?
– Bẩm quan, biết ạ.
– Vậy thì nó là đứa nào?
– Là đứa liên quan đến vụ cướp ạ.
– Tao hỏi tên thằng cướp kìa.
– Dạ nó là một đứa mà ai cũng biết ạ.
– Tao cần mầy nói chính xác tên nó, tố cáo mà không nói tên kẻ cướp sao tao xử?
– Dạ, quan phủ cứ dựa theo luật mà xử ạ.
– Có luật nhưng không có tội phạm sao tao xử?
– Dạ cứ căn theo luật mà xử ạ.
– Tao bó tay. Bay đâu! Đánh tên này 30 gậy đuổi ra khỏi công đường.
– Oan cho thảo dân quá, oan cho thảo dân quá huhu
Vâng, luật có đó, nhưng kẻ tố cáo không chịu xác định đối tượng vi phạm thì dùng luật đó để xử ai? Điều cơ bản này ai cũng biết, thế mà ĐCS lại đi kêu oan cho mình trước thế giới bằng cách tố cáo đổng kẻ tấn công mình.
Ngày 28/09/2019 ông phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đưa căng thẳng bãi Tư Chính ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Đây là cơ hội để tố cáo sự vi phạm của Trung Cộng và nói lên chính nghĩa của phía Việt Nam. Đã 3 tháng nay, Bãi Tư chính là vấn đề tranh chấp giữa 2 bên, thế nhưng đến tên của kẻ trực tiếp tấn công mà cũng không dám nói ra thì không biết ông này xuất hiện trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để làm gì nữa.
Chính quyền CSVN luôn nói trước dân là họ dùng phương pháp “mềm dẻo, uyển chuyển” gì đó để đấu tranh cho quyền lợi đất nước, thế nhưng qua đây chúng ta thấy một điều rằng họ đấu tranh vì sự công bằng cho mình mà chỉ nói đến luật biển UNCLOS nhưng không nói đến tên kẻ phạm luật. Đây không những là cái ngu, cái hèn mà nó còn là tột cùng của cái dốt. Ừ thì có luật có rồi đó, nhưng anh không nói tên kẻ phạm luật thì ai lên tiếng bênh vực cho anh?  Luật sinh ra là để có đối tượng áp dụng, nhưng CS thì nghĩ chỉ có luật và không có đối tượng áp dụng mà vẫn có công bằng. Đấy là “mềm dẻo, uyển chuyển” hay hèn nhược và dốt nát? Đấy là một câu hỏi cũng là câu trả lời./.

Vụ 9 người mất tích: Tội phạm sắp vào lò hay nạn nhân một vụ buôn người cao cấp?


Chu Mộng Long|

Dư luận dậy sóng về vụ mất tích 9 người “đi nhờ” chuyên cơ công vụ của Chủ tịch Quốc hội. Búa rìu đang hướng vào bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đơn giản vì sự vụ gây tổn thương quá lớn về thể diện quốc gia.
Trong nhạy cảm của tôi, có thể bà Ngân bị mang tiếng oan.
Theo lời ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trả lời báo chí rằng trách nhiệm tổ chức là do Bộ này. “Đơn vị khi được giao nhiệm vụ tổ chức đã chọn lọc, thẩm định danh sách đoàn hết sức cẩn thận, xem xét từng đối tượng rồi gửi các cơ quan hữu quan có trách nhiệm để tiến hành thẩm tra, cho ý kiến. Thậm chí khi sang Hàn Quốc, người phụ trách còn quản chặt bằng cách giữ lại tất cả hộ chiếu của thành viên trong đoàn”. Vậy thì hiển nhiên trách nhiệm tổ chức phải thuộc về ông Dũng. Còn “Cơ quan hữu quan” thẩm tra thì chỉ có thể thuộc Bộ Công an.
Ban đầu tôi nhầm tưởng 9 người mất tích là “đại biểu Quốc hội” hay cán bộ thuộc Văn phòng Quốc hội. Nếu thuộc diện này thì phải khởi tố ngay tội “phản bội Tổ quốc” chứ không đơn giản là tội “Tổ chức vượt biên trái phép”, bởi vì những người này đang nắm trọng trách của quốc gia.
Như vậy, 9 người mất tích kia chỉ có thể là 1) tội phạm sắp vào lò cụ Tổng, 2) nạn nhân một vụ buôn người, 3) lao động xuất khẩu.
Tôi loại trường hợp 3, bởi vì lao động xuất khẩu thì cứ chính ngạch mà đi, vì nhiều quốc gia vẫn thu nhận lao động xuất khẩu bình thường. Chỉ còn lại trường hợp 1 và 2.
Nếu đúng như vậy thì hai Bộ nói trên không thể vô can. Bởi vì để đưa được 9 người thuộc 2 diện trên vào chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội không ai ngoài cuộc có thể làm được.
Vì sao kẻ giải thoát cho tội phạm hoặc buôn người không sử dụng cách nào khác ngoài việc bí mật đưa 9 người này vào chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội?
Còn nhớ vụ 152 người đóng vai khách du lịch mất tích tại Đài Loan, có dấu hiệu cấu kết giữa một thế lực nào đó ở Việt Nam và thế lực tại Đài Loan. Sau khi sự vụ bại lộ, các nước đã cảnh giác và phòng chống nghiêm ngặt, con đường trá hình bằng các chuyến du lịch đã bị bịt kín. Vậy thì chỉ còn con đường nguy hiểm nhất lại là an toàn nhất, đó là con đường ngoại giao!
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân không thể cảnh giác điều này. Tất nhiên, nếu đối tượng thuộc trường hợp 1, tức thuộc diện vào lò cụ Tổng thì bà Ngân phải biết và phải chịu trách nhiệm. Nhưng tôi tin bà Ngân không dại đánh đổi sự nghiệp của mình vì những tên tội phạm trước lò cụ Tổng.
Tôi hình dung, chỉ có thể 9 người kia thuộc nạn nhân một vụ buôn người cao cấp.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao sự vụ 152 người mất tích tại Đài Loan, bên Đài Loan đã khởi tố điều tra, nhưng phía Việt Nam không bị Bộ Công an khởi tố và làm rõ để tiêu diệt tận gốc bọn buôn người? Liệu thế lực đó to đến mức Bộ Công an cũng thấy khó khăn, để đến giờ chúng tiếp tục hoành hành bằng cách chọc kháy vào mũi luôn một lúc 3 cơ quan chức năng?
Sự vụ bị che giấu đã 10 tháng. Giả định báo chí Hàn Quốc không đưa tin thì bên Việt Nam có cho chìm trong bóng tối mãi mãi hay không? 9 thân phận con người giống như 9 con động vật trong một chuyến buôn lậu hay sao?
Vì thể diện quốc gia, dân tộc, tôi đề nghị cụ Tổng lập ra một đội đặc nhiệm điều tra và phơi ra ánh sáng tổ chức nào đã làm việc này. Và hiển nhiên phải xử lý những người có trách nhiệm chứ không nói tròn trịa cái câu “rút kinh nghiệm” như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng vừa phát ngôn báo chí là xong!

Bãi Tư Chính, Nguyễn Phú Trọng, và màu của máu…



Việt Nam đã mua sắm tàu ngầm Kilo từ Nga, nhưng tương quan lực lượng quân sự quá nhỏ bé trước Trung Quốc. (Hình: Getty Images)
Phạm Chí Dũng – Người Việt
uyên bố của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào ngày 18 Tháng Chín, 2019, không những khẳng định vùng biển ở Bãi Tư Chính (nằm ở Đông Nam Việt Nam) là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà còn đòi “Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính,” là chưa từng có, rất có thể là bước dọn đường dư luận quốc tế và dư luận tại đại lục để nhảy sang hành động tiếp biến khó lường: Chiến tranh!
Hải Quân Việt Nam sẽ cầm cự được bao lâu?

Khác với thái độ đe nẹt có mức độ trong vài lần ra tuyên bố từ lúc cho tàu Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính vào đầu Tháng Bảy, 2019, tuyên bố ngày 18 Tháng Chín thực chất là một tối hậu thư đối với giới “văn dốt, võ dát” ở Ba Đình.

Đây là kết quả tất yếu phải xảy ra sau chuỗi thời gian gần ba tháng dù bị hành hạ cả về tinh thần lẫn thể xác nhưng Bộ Chính Trị và Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn không dám nổ một phát súng, dù chỉ bắn lên trời để cảnh cáo tàu Trung Quốc.

Sau tuyên bố trên, rất có thể Trung Quốc sẽ chuyển từ “đấu tranh ngoại giao” sang một giai đoạn mới là hành động mới về quân sự.

Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ chiến dịch, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần gũi về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính. Sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên.

Hiện thời, một số thông tin cho biết cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã dàn tàu ở khu vực Bãi Tư Chính và vùng biển lân cận khu vực này, với số lượng mỗi bên gần 30 tàu.
Tuy nhiên xét về năng lực hải quân thì cho dù có điều động toàn bộ số tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có mặt tàu chiến.

Trên một phương diện tổng quan hơn, nếu so sánh lượng chi phí quốc phòng từ $4- $5 tỷ/năm của Việt Nam với con số $177 tỷ/năm của Trung Quốc thì càng quá khập khiễng.

Nếu chỉ căn cứ vào vài so sánh trên, hoàn toàn có thể nhận ra tình thế sẽ khó lòng cầm cự được lâu của Hải Quân Việt Nam nếu nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.
Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm qua thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải Quân Việt Nam dám can đảm chống cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công, thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân để “bám biển.”

Chiến hạm và sự hiện diện của Hải Quân Mỹ trong một lần ở quân cảng Cam Ranh hồi năm 2012. (Hình: Getty Images)
“Chuyện trong nhà”

Khác với quá khứ tạm thời êm ấm, giờ đây nguy cơ xung đột quân sự giữa “hai đảng anh em” đang hiển thị dần sau từng tuần lễ – khoảng cách thời gian đã thu hẹp rất đáng kể so với dự báo trước đây về nguy cơ này theo từng quý và từng tháng.

Hy vọng, hoặc chỗ bám víu còn nước còn tát của giới chóp bu Việt Nam giờ đây chỉ là trông đợi sự can thiệp của quốc tế nếu xung đột quân sự Trung-Việt nổ ra ở Bãi Tư Chính, chứ không còn cảnh “tự sướng” của báo đảng về 6 tàu ngầm lớp Kilo tân trang mà Việt Nam mua lại của Nga, hoặc về “tàu buồm Lê Quý Đôn hiện đại nhất thế giới của hải quân Việt Nam.”

Nhưng cộng đồng quốc tế lại là một ẩn số, mà cách nào đó là khá giống với phương trình đi Mỹ và làm gì ở đó của “Tổng tịch” Nguyễn Phú Trọng.

Bi kịch của Việt Nam từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường “vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam,” mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong “đường lưỡi bò 9 đoạn,” tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế “thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” vào năm 2019.

Cho tới lúc này Trung Quốc đã đạt được những mục tiêu ban đầu của chiến dịch này, không chỉ khiến nhiều quốc gia trên thế giới và dư luận quốc tế dần bớt mối quan tâm đến một Biển Đông giằng co nhàm chán, mà còn biến Bãi Tư Chính từ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành nơi “tranh chấp không thể tranh cãi.” Để nếu chiến tranh nổ ra, bản chất cuộc chiến này sẽ là giành ăn dầu khí giữa những kẻ tương thông “Mười Sáu Chữ Vàng,” hoặc là “chuyện trong nhà” giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em mà không cần đến sự chia sẻ hay can thiệp của các nước khác.
Còn với Việt Nam, tình thế đã không còn dễ rút lui và dễ “rửa mặt” cho Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị của ông ta, khi Trung Quốc đã dám tung ra tối hậu thư “chủ quyền.”

Màu của máu

Đã rất rõ là phía Việt Nam càng lùi, Trung Quốc càng lấn tới – y hệt cái cách mà nhà cầm quyền Việt Nam và chế độ công an trị ở đất nước này đã đối xử với phong trào dân chủ nhân quyền. Ngay cả nếu Nguyễn Phú Trọng chấp nhận nhượng bộ “đi Trung trước, đi Mỹ sau” thì cũng khó làm cho Tập Cận Bình hài lòng để không tiếp tục “tống tiền” Bãi Tư Chính.

Tàu Trung Quốc chỉ có thể rút khỏi Bãi Tư Chính, mà cũng chỉ là tạm rút, trong trường Nguyễn Phú Trọng hủy bỏ chuyến đi Mỹ của ông ta, tương đương với việc từ bỏ ý định nâng tầm “đối tác chiến lược” của Việt Nam với Hoa Kỳ và không đưa Việt Nam nhích vào quỹ đạo của khối liên minh quân sự Đông Bắc Á (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) đối trọng với Trung Quốc.

Thêm một lần nữa trong rất nhiều lần, Nguyễn Phú Trọng đứng giữa ngã ba đường. Nhưng khác nhiều với trước đây khi còn “trẻ khỏe,” hiện thời ông ta đang ở bên kia dốc trong ráng hoàng hôn màu đỏ quạch của tử thần.

…Và màu của máu

Nhưng nếu Trọng hủy bỏ chuyến đi Washington, sẽ chẳng có những hàng không mẫu hạm nào của hải quân Mỹ đi vào Biển Đông để áp sát những nơi mà Trung Quốc đã gia cố và phát triển thành căn cứ quân sự, răn đe bầy đàn tàu chiến của Trung Quốc. Mà nếu không có Mỹ, tương lai Trung Quốc nuốt gọn Bãi Tư Chính của Việt Nam chỉ là ngày một ngày hai. Khi đó, chính thể độc tài ở Việt Nam không chỉ mất trắng bể dầu thô nuôi đảng mà dân tộc Việt còn bị kẻ thù san sẻ lãnh thổ.

Nguy vong hơn lúc nào hết, giờ đây giới chóp bu Việt Nam phải tự quyết định số phận tồn vong của nó là thêm một lần đánh đu với người anh em cộng sản Bắc Kinh sẽ rất dễ khiến lục phủ ngũ tạng của dân tộc Việt Nam bị kẻ thù phanh thây, theo đúng cái cách mà chính quyền Trung Quốc đã làm để mổ sống nội tạng các tín đồ Pháp Luân Công.

Phạm Chí Dũng

‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’


Phạm Bình Minh 'đọc bài' nhưng không một lần dám nhắc cái tên Trung Quốc
Thường Sơn – (VNTB) – Chóp bu Việt Nam đã thêm một lần nữa bị vuột cơ hội vận động quốc tế về vụ Bãi Tư Chính, nhưng bởi chính thói đớn hèn đã trở thành nan y của chế độ này.
Tại cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) vào ngày 28/9/2019,  Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cắm đầu đọc một bài diễn văn dài tới 15 phĐã quá đủ để nhìn ra ‘bản lĩnh Việt Nam’!
Cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ – từ Nguyễn Phú Trọng đã từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh… đã dìm xác suất ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’ xuống đáy hy vọng, xứng đáng bổ sung thêm một ‘không’ nữa vào chính sách ‘ba không’ gậy ông đập lưng ông của Hà Nội: không kiện Trung Quốc!
Rốt cuộc, tất cả từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.
Đó chính là nguồn cơn khiến Bắc Kinh tự tin và ngạo mạn khi đưa ra tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó. Điều này rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong “đường lưỡi bò 9 đoạn,” tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế “thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” vào năm 2019.
Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng!
Một sự ghẻ lạnh lạ lùng xâm phủ bộ mặt chính thể độc tài ở Việt Nam – luôn tự hào có rất nhiều quan hệ đối tác chiến lược.
‘Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống’út, với nội dung chủ yếu xoay quanh:
“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS
Blogger Phạm Thành bình luận: “Phạm Bình Minh nhắc tới luật quốc tế 6 lần, biển Đông 3 lần, 1 lần Indo-Pacific, 1 lần vùng đặc quyền kinh tế. Không nhắc tới Tàu một lần nào. Ông có nói tới một incident (sự cố?). Tui nghĩ đám ngồi dưới chả hiểu sự cố gì…”