Friday, August 28, 2015

Nhân chuyện dân cắt dây cờ, hỏi chuyện với ĐCSVN

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Cách đây 70 năm ông Hồ nói: “Đồng bào có nghe tôi nói không”. Ngày 25 tháng 8 năm 2015 người đàn bà An Giang cắt dây cờ nói:“ĐCSVN có nghe người dân tôi chửi không”.

Đảng thấy chưa? Các quan đừng có bảo rằng là dân trí thấp đó nhé. Nếu thấp thì làm sao mà bảo mang cờ ra Trường Sa mà treo. Đảng có quân đội, công an, dân phòng, Mặt trận tổ quốc, hội đoàn thanh niên, hội đoàn phụ nữ, côn đồ... Thế mà không ai dám mang cờ ra Hoàng Sa, Trường Sa treo cho đẹp mắt với Năm châu là người Việt yêu Tổ quốc. Mà cũng để rửa mặt cho những người con gái bị nghi du lịch vào Singapore làm đĩ không cho nhập cảnh với cái hộ chiếu nhà nước CHXHCNVN. Đồng thời cũng ngửa mắt đi ra nước ngoài dù mang tiếng ăn cắp buôn lậu nhưng đền bù lại có được cái an ủi là không phải dân của một nhà Sản nô lệ Trung Cộng khi không dám treo cờ lên biển đảo của mình.

Đảng thấy chưa? Khi đảng chưa ở vị trí cướp chính quyền đảng lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân. Khi đảng chưa làm chủ tình hình độc tôn độc tài đảng ca tụng đội ngũ lao động thợ thuyền công nhân, nông dân lê tận mây xanh. Khi đảng ôm cả đất nước về làm của riêng. Đảng áp đặt gông cùm lên đầu dân bằng công an trị. Đảng chống phong kiến nhưng đảng là vua chúa cha truyền con nối. Những mùa Xuân truyền thống dân tộc, đảng treo khẩu hiệu, pano từ trường học tới công sở là “Mừng đảng mừng Xuân” Đảng là nhất thời trong một triều đại lịch sử nào đó còn dân là vạn đại. Thế mà đảng ngồi xổm lên đầu dân tộc thì thử hỏi cái ngạo mạn vô đức bất nhân phản bội với tổ tiên là thế nào.

Đảng thấy chưa? Đảng đã trâng tráo đưa côn an, dân phòng tới tự tiện treo cờ trước nhà dân, tự nó là xâm phạm tài sản, làm cản trở lối đi là phạm Điều 245 gây cản trở giao thông. Áp đặt treo cờ khi người dân không thích là cướp đi quyền tự do của người dân.

Khi người dân nói: “Đem ra ngoài Trường Sa mà treo... Treo mà không hỏi ý kiến người ta... quen thói ngang ngược... Nhà tôi không chấp nhận... nhà tôi không có treo... đi ra chỗ khác... không cho treo làm gì... treo đây không có nghĩa gì đâu... vì nước vì dân mà tham nhũng đủ thứ hết... dân người ta yêu nước cả rồi...”. Khi loa đảng ra rả dân nói dân làm dân cho ý kiến. Thế tại sao bắt dân phải phục tùng lý lẽ độc tôn của kẻ mạnh. Dân người ta yêu nước là người ta để trong lòng. Cờ xí giăng đầy ngõ là hình thức tuyên truyền xưa như trái đất hết lừa lọc được nữa rồi. Yêu nước không có nghĩa là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu cái ĐCSVN khi ĐCSVN chỉ là một thành phần độc tài độc đảng quá nhỏ trong số 90 triệu dân.

Đảng thấy chưa? ĐCSVN là cái bướu ung thư trong cái quái thai cần phải cắt bỏ ra khỏi thân thể mẹ Việt Nam. Tại sao? Đảng cướp đã ngồi trên đầu trên cổ nhân dân hủ lậu phong kiến hơn cả phong kiến, độc tài ác ôn hơn cả triệu lần băng cướp xã hội đen. Đảng cướp hiện thân là một tập đoàn dùng Hiến pháp luật rừng để thay phiên nhau cai trị. Đảng có gần cả nghìn tờ báo làm công cụ tô điểm cho chính sách hà khắc. Tự thuở khai sinh đảng tự nó là một lũ cướp công có môn bài lấy tàn sát làm kim chỉ nam cho hành động. ĐCSVN đã gây bao nhiêu khốn khổ cho nông dân, khi họ càng ngày càng mất đất trong bàn tay tư bản đỏ. ĐCSVN đã dâng hiến trong bóng tối bao nhiêu đất rừng, bao nhiêu hòn đảo không bao giờ bạch hóa cho dân chúng biết. ĐCSVN đã phủ nhận xương máu bao nhiêu người lính nằm xuống trong mấy cuộc chiến chống Trung Cộng bằng cách cấm không được tôn vinh dù là một nén nhang. ĐCSVN đi ăn mày quốc tế cùng với thâu tóm thuế nhân dân để xây bao nhiêu tượng đài, mặc sức rút ruột công trình trong lúc học trò không có trường học, có trẻ đi học đói quá mà chết, bệnh viện không có đủ chỗ. Mọi tầng lớp trong xã hội chưa bao giờ có niềm tin vào cái ĐCSVN bởi đơn giản là họ chưa bao giờ được cầm lá phiếu bầu người đại diện cho mình thì làm sao ĐCSVN lại láo lếu tuyên truyền dân đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng. Vì cơ chế độc tài, độc trị cho nên ĐCSVN luôn đánh võ mồm là để đảng lo.

Ngư dân bị Trung Cộng (4 tốt 16 chữ vàng của đảng) cấm đánh cá chịu bám bờ phơi cu để đảng lo cho quân đội công an đi dàn trận cướp đất thay vì đối diện với kẻ thù truyền kiếp.

Đó cũng là lý do bà mẹ anh hùng yêu nước An Giang chống kẻ bán nước và người mua nước: “Đem cờ ra Trường Sa mà treo”.

Treo ở đó mới thật là yêu nước khi Trung Cộng nghiễm nhiên xây dựng căn cứ quân sự để khống chế giãi đất hình chữ S trong tầm ngắm.


27/8/2015

Côn an Lâm Đồng đánh đổ máu những người đi thăm TNLT Trần Minh Nhật

CTV Danlambao - Hôm qua 27/8/2015 số anh chị em gồm hơn 10 người gồm có giáo sư Phạm Minh Hoàng, Đặng Xuân Hà, Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn, Trần Thị Nga và cùng số anh chị em khác đã đến thăm gia đình anh Trần Minh Nhật, cựu tù nhân lương tâm vừa mãn án, tại địa chỉ thôn Yên Thành, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Sáng nay 28/8/2015 mọi người chia tay gia đình anh Nhật để ra về. Chuyến xe trên đường chạy về Đà Lạt, vào khoảng 10 giờ 30, đến khu vực vắng người tại xã Nghĩa Thắng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thì bị một nhóm côn đồ khoảng 20 người chặn xe dừng lại.

Theo lời anh Chu Mạnh Sơn kể lại, trong nhóm này có cả côn an, vì anh chú ý thấy có một số người, bên ngoài mặc chiếc áo khoát nhưng bên trong rõ ràng là áo sắc phục côn an.

Khi xe dừng lại, 4 người trong bọn họ leo lên xe nhắm vào 3 người gồm anh Chu Mạnh Sơn, chị Trần Thị Nga và anh Trương Minh Tam xông vào đánh đập tới tấp hòng giật lấy điện thoại di động rồi đập nát, đồng thời lục soát các túi xách cầm tay rất kỹ. Không những thế bọn họ còn lôi ba anh chị em xuống xe để đánh đập rất dã man. Tuy nhiên bà con xung quanh đó phát hiện và tri hô: "Công an đánh dân. Công an đánh dân...!" nên cả nhóm côn đồ lẫn côn an mới dừng tay và lên xe rút khỏi hiện trường vừa gây tội ác.

Điện thoại của anh Chu Mạnh Sơn bị đập nát

Hiện giờ tình trạng sức khỏe của 3 anh chị em rất tồi tệ, anh Chu Mạnh Sơn cho biết: "Hiện giờ cả ba người chúng tôi ai cũng đang trong tình trạng choáng váng đau đầu và ê ẩm khắp cả mình mẩy, phía anh Tam trên mặt có nhiều chỗ bị xay xát và có những vết bầm, chị Nga thì vết bầm phía sau lưng, riêng tôi đến giờ cũng chưa cầm hết máu đang chảy phía sau gáy cổ."

Những vết thương trên đầu và mặt anh Chu Mạnh Sơn. Ảnh Facebook Thuy Nga

Anh Trương Minh Tam cũng bị thương rất nặng. Ảnh Facebook Thuy Nga

Qua sự cố nầy anh Sơn cũng nhận định rằng việc sử dụng bạo lực với các anh chị em là để dằn mặt những ai muốn đến thăm và ủng hộ các TNLT.

Cũng trong sáng nay, trên một chuyến xe khác gồm 9 người trong đó có: ông Lê Đình Lượng, vợ chồng Lê Hương, cô giáo Bích Hạnh và con nhỏ cũng đã bị côn an đánh đập dã man trong khi đang bắt xe khách từ Lâm Hà (quê của Trần Minh Nhật) để về lại Sài Gòn. 

Anh Lê Đình Lượng bị lôi xuống xe, bị đấm đá liên tục và bị cướp mất Ipad.

Anh Lê Đình Lượng. Ảnh Facebook Thuy Nga

Được biết trước đó UBND xã đã đóng cửa, gây sức ép với gia đình TNLT Trần Minh Nhật khi đi đón anh trở về khiến nhiều người bức xúc. Và trước sự kiên quyết đấu lý của gia đình cùng bạn bè nên chính quyền đã buộc phải mở cửa trụ sở để mọi người đoàn tụ.

28/8/2015

Việt Nam phạt hai tờ báo 63 triệu đồng

TheoBBC-28 tháng 8 2015
Image copyrightGetty
Image captionNăm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã xử phạt vi phạm hành chính 108 vụ việc
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Việt Nam xử phạt hai cơ quan báo chí với tổng số tiền 63 triệu đồng.
Quyết định hôm 27/8 của Thanh tra Bộ nói báo điện tử Người đưa tin đăng bài “Trung Quốc đã đi quá đà trong căng thẳng ở Biển Đông”, có thông tin “sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Bài này lên mạng hôm 24/7, hiện vẫn còn truy cập được trên trang web của Người đưa tin.
Báo này, của Hội Luật gia Việt Nam, cũng đã “thực hiện không đúng quy định trong giấy phép hoạt động báo chí” và “đăng tải một số bài viết có nội dung mê tín, dị đoan”.
Vì ba hành vi trên, tờ báo bị phạt 38 triệu đồng.
Một quyết định khác cùng ngày 27/8 xử phạt 25 triệu với báo Tuổi trẻ Thủ đô vì quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng BIG MAN, viên đường huyết Astragalus, Nga Phụ Khang, Viên xương khớp.
Nội dung bị cho là “không phù hợp với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận”.
Trong một loan báo khác ngày 28/8, Bộ TT&TT nói đã thu hồi Thẻ nhà báo của ông Nguyễn Hồng Lực thuộc Tạp chí Công thương thuộc Bộ Công thương.
Nguyên do là ông Lực “chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ”.
Năm ngoái, Bộ TT&TT Việt Nam đã xử phạt vi phạm hành chính 108 vụ việc tại các cơ quan báo chí, xuất bản, trang thông tin điện tử, với tổng số tiền phạt hơn 2,5 tỷ đồng.

Sắp có kênh Truyền hình Nhân Dân

Theo BBC-28 tháng 8 2015
Image captionKênh Truyền hình Nhân Dân dự kiến phát sóng từ ngày 1/9
Báo trong nước đưa tin kênh Truyền hình Nhân Dân sẽ chính thức phát sóng từ 20:30 ngày 1/9 tới với mục tiêu ‘thể hiện quan điểm chính thống, thông tin sâu sắc, gắn với đời sống người dân’.
Truyền hình Nhân Dân được cho là phiên bản truyền hình của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay Truyền hình Nhân Dân sẽ chính thức phát sóng từ 20:30 tối ngày 1/9.
“Truyền hình Nhân Dân sẽ duy trì bốn bản tin thời sự trong một ngày, cùng một số chuyên mục khác như: Bình luận phê phán, Tâm điểm, Sắc màu dân tộc, Kinh doanh thời hội nhập, Góc nhìn văn hóa, Đảng với sự nghiệp đổi mới…”.
“Ra đời khá muộn trong bối cảnh nở rộ các kênh truyền hình, lãnh đạo Truyền hình Nhân Dân khẳng định đơn vị này sẽ tập trung xây dựng chương trình thời sự và các chuyên mục thể hiện quan điểm chính thống, thông tin sâu sắc, gắn với đời sống người dân”, theo Thông tấn xã Việt Nam.

‘Vấn đề là người dân có bấm chọn xem hay không’

Hiện chưa rõ Truyền hình Nhân Dân sẽ phát trên kênh nào tại Việt Nam bên cạnh website http://nhandantv.vn.
Hôm 28/8, BBC Tiếng Việt đã cố gắng liên lạc với ông Thuận Hữu, Tổng biên tập báo Nhân Dân và ông Hoan qua điện thoại để tìm hiểu thêm về kênh Truyền hình Nhân Dân nhưng rất tiếc cả hai ông đều cáo bận và từ chối trả lời.
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Thông, trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, nhận định:
"Truyền hình Nhân Dân là một nhánh của truyền thông nhà nước. Thực tế là lĩnh vực truyền hình hiện nay đã có quá nhiều lựa chọn, ngay cả đài truyền hình quốc gia VTV cũng có nhiều kênh, theo nhiều tiêu chí.
Do vậy, vấn đề là người dân có bấm chọn xem kênh Truyền hình Nhân Dân hay không".
Ông cũng dự báo kênh Truyền hình Nhân Dân 'sẽ khó đáp ứng được khán giả về góc độ giải trí như những kênh đang thu hút hiện nay'.
Ông Thông đề nghị nên cân nhắc khi dùng ngân sách, cũng là tiền thuế của người dân, 'cho một kênh có thể không hiệu quả về mặt cạnh tranh và không phù hợp với bối cảnh thực tế của truyền hình'.

Liệu VN có cần một cuộc Cách mạng mới?

Theo BBC-26 tháng 8 2015

TS Nguyễn Quang A (trái), GS Ngô Vĩnh Long (phải)
Image captionViệt Nam không cần có thêm cách mạng mà chỉ cần cải tổ, đổi mới 'ổn định', 'dài hơi', theo các nhà phân tích.
Việt Nam sẽ không cần tới một cuộc cách mạng mà có thể chỉ cần tới 'cải cách, đổi mới' có tính cách dài hơi và ổn định, theo ý kiến các nhà quan sát về chính trị - xã hội Việt Nam.
Trao đổi với BBC nhân dịp nhìn lại 70 năm cuộc Cách mạng Tháng 8 và ngày độc lập 2/9/1945, trước hết, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu phản biện độc lập (IDS đã tự giải thể), nói:
"Tôi rất ghét cách mạng, tôi chỉ thích tiến hoá mà thôi," nhà vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam nói với BBC bên lề một cuộc Hội thảo tư ở Đại học Humboldt, Berlin, CHLB Đức dịp hè này.
"Bởi vì các cuộc cách mạng, nhìn suốt lịch sử thế giới, đều là các cuộc cách mạng vô cùng tàn bạo. Cái giá nó mang lại cho nhân loại hoặc cho từng dân tộc đều rất đắt, cho nên là dẹp cách mạng đi." Tiến sỹ Quang A giải thích quan điểm của mình.
Khi được hỏi liệu Việt Nam hiện nay có cần có thêm một cuộc cách mạng toàn diện nữa hay không sau bảy thập niên diễn ra cuộc cách mạng mùa thu 1945, cũng tại khuôn viên Đại học Humboldt, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, nói:
"Tôi nghĩ là không cần một cuộc cách mạng toàn diện nhưng mà cần những thay đổi dài hơi và ổn định.
"Chứ nếu mà không thì dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam sẽ trả một giá rất là lớn."

Rất lấy làm tiếc

Trước câu hỏi liệu các mục tiêu căn bản mà cuộc cách mạng, cướp chính quyền, giành độc lập mà Việt Nam thực hiện 70 năm về trước đã đạt được hay chưa, TS. Nguyễn Quang A 'lấy làm tiếc' và cho rằng Việt Nam 'chưa đạt được'.
Image copyrightAFP
Image captionViệt Nam đã đạt được 'độc lập' nhưng mục tiêu tự do, dân chủ, nhân quyền như đích đến vẫn chưa đạt được, theo nhà bình luận.
Ông giải thích: "Chưa đạt là bởi vì tất cả những mục tiêu dân giàu nước mạnh, những mục tiêu về độc lập dân tộc, kể cả những mục tiêu về dân chủ chưa đạt, rất đáng tiếc là sau bảy mươi năm."
Các cuộc cách mạng có thể được coi là một 'điểm khởi đầu', dù được cho là quan trọng ra sao, thế nhưng sau đó, quốc gia trải qua cuộc cách mạng ấy cần phải 'đi tiếp' những gì nữa, đặc biệt là đối với Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay và sắp tới.
Trả lời câu hỏi này của BBC, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nêu quan điểm:
"Trước hết phải nhắc lại khi Hồ Chí Minh ra tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do!"
'Độc lập tiếng Anh gọi là 'Free From' (tiếng Anh gọi là Independence).
"Còn 'Tự do' gọi là 'Free To', tức là Việt Nam hiện giờ vẫn chưa có tự do để dân chúng có thể làm những gì mà họ muốn được, để tạo ra một đất nước mới, dân chủ như anh Nguyễn Quang A đã nói."

Người cày có ruộng?

Khi được đề nghị cho biết liệu các mục tiêu như người cày có ruộng, công nhân có xưởng mà cuộc cách mạng ban đầu đề ra đến nay đã đạt được đến đâu trên thực tế, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Thật sự là vào giữa những năm 50, đúng là người cày có ruộng với cuộc cải cách ruộng đất.
"Nhưng mà sau đó lại hợp tác hoá, đến nay sở hữu đất đai thuộc sử của toàn dân, người cày không có ruộng, đấy là một điều rất rất đáng tiếc."
Còn đối với giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, nhà quan sát này nói tiếp:
"Công nhân, rất đáng tiếc đến bây giờ các cuộc đình công nổ ra trong những năm vừa qua rất là nhiều.
"Thật sự là mối quan hệ giữa công nhân và giới sử dụng lao động là càng ngày càng lên cao.
Image copyrightvtc.vn
Image captionTrí thức và quần chúng VN, bất kể giới nào, cần phải tự ý thức được các quyền lợi của mình mà không cần chờ đợi 'xin cho', theo nhà phân tích.
"Và Đảng Cộng sản Việt Nam lẽ ra tự xưng là tiên phong của giai cấp công nhân thì phải để cho giai cấp công nhân tự đứng ra tổ chức, đấu tranh với giới chủ.
"Đáng tiếc Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ là Đảng ủng hộ giới chủ và giai cấp công nhân bây giờ là giai cấp bị chèn ép đủ đường," nhà phân tích nói.

'Tự xé mở dù'

Có người cho rằng văn hóa nói chung và chính trị nói riêng có thể có điểm tương tự như một 'chiếc dù' mà đã là 'dù thì phải mở tung'.
Trước câu hỏi liệu hiện nay trí thức Việt Nam nói riêng và quần chúng Việt Nam nói chung đã được 'mở cây dù đó' chưa và liệu họ có nên được hưởng 'cái dù mở' đó hay không, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:
"Cây dù chưa được hưởng, nhưng được hé một tí.
"Và cũng là nhờ sự tranh đấu của trí thức Việt Nam và của bao nhiêu người Việt Nam."
Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận thêm:
"Tôi thì nghĩ rằng giới trí thức hay bất kể giới nào không cần phải đợi hay phải được mở cái dù ấy ra.
"Tự mở cái dù ấy ra hoặc tự xé cái dù ấy ra. Bởi vì đấy là cái quyền mà Hiến Pháp quy định.
"Đừng đợi người ta mở cho mình. Mình phải mở lấy và đấy là điều quan trọng," ông nói với BBC tại khuôn viên Đại học Humboldt, Berlin trong dịp Hè này.

Không có tù nhân chính trị trong đợt ân xá 2/9


Việt Nam hôm 28/8 loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
Việt Nam hôm 28/8 loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
Trà Mi-VOA
28.08.2015
Không có tù nhân chính trị nào được phóng thích trong đợt ân xá mà truyền thông nhà nước gọi là ‘lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’.
Việt Nam hôm nay loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
AFP dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 28/8 công bố ‘Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá 18.298 tù nhân… nhưng trong số này không có người nào phạm tội về an ninh quốc gia’.
Trong khi đó, AP dẫn phát biểu của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho hay số tù nhân được ân xá là 18.539 người.
Ông Giang Sơn nói thêm rằng: "Đợt ân xá này phản ánh tính nhân đạo của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam, nhằm khuyến khích các tù nhân trở thành công dân hữu ích cho xã hội".
Những người sắp được thả sớm là các tù nhân phạm tội từ hối lộ, buôn ma túy, buôn người, tới sát nhân.
Trong danh sách ân xá không có tù nhân nào thọ án vì vi phạm điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ của Bộ Luật hình sự, những tội danh Việt Nam thường áp dụng đối với những nhà hoạt động hay những nhân vật bất đồng chính kiến.
Việt Nam lâu nay bị các chính phủ phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới mạnh mẽ lên án về chính sách không dung chấp bất đồng chính kiến cùng những vi phạm có hệ thống về nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Bất chấp những lời kêu gọi từ quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, vẫn còn nhiều tù nhân chính trị đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói việc đặc xá chỉ dành cho phạm nhân hình sự, không dành cho tù nhân lương tâm nêu bật chính sách nhân quyền của Việt Nam:
“Đây là một chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi trong chính sách nhân quyền của họ, cho thấy họ không ưu tiên cho tầm quan trọng của việc phóng thích những tù nhân lương tâm, những người lẽ ra đã không phải bị cầm tù vì các hoạt động ôn hòa thúc đẩy tiến bộ xã hội hay chỉ trích nhà nước. Cộng đồng thế giới cần tiếp tục áp lực Việt Nam tôn trọng nhân quyền cho tới khi nào Hà Nội hiểu và chấm dứt cầm tù công dân chỉ vì họ có quan điểm trái với nhà nước”.
Hà Nội khẳng định không có tù nhân lương tâm, không hề có sự phân biệt giữa tù nhân chính trị hay tù nhân thường phạm mà chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý.
Tuy nhiên, các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cho biết có một sự phân biệt rất rõ ràng ngay từ trong trại giam.
"Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy."-Nhà hoạt động Minh Nhật.
Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, nhà hoạt động Công giáo trẻ vừa mãn hạn tù hôm 26/8 sau 4 năm thọ án về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, nói với VOA Việt ngữ:
“Có một sự phân biệt rất rõ ràng. Tù nhân chính trị bị giam cách ly ra một khu hoàn toàn cách biệt, rất nhỏ. Hoàn toàn phân biệt đối xử từ việc tắm rửa, nước nôi, cho tới giờ giấc ăn uống cũng rất khắt khe, gò bó, cùng nhiều cách đàn áp tinh vi. Một trong những khó khăn nhất đối với tù nhân chính trị là việc tiếp cận thông tin và việc tiếp nhận các tiếp tế từ gia đình cũng bị hạn chế”.
Nhà hoạt động Minh Nhật cho biết để được xét ân xá, yếu tố quan trọng nhất đối với các tù nhân chính trị là phải ký bản cam kết ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’.
“Trong quá trình bị giam, họ cũng luôn có những buổi tới nói chuyện với tôi về việc ‘giảm án’, đề nghị tôi ký các bản cam kết thế này thế kia. Tôi không phạm tội, tôi không ký, họ thấy họ sai thì họ cứ thả chứ tôi không ký bất kỳ văn bản nào nói tôi phạm cái tội mà họ quy chụp. Tôi không cần họ giảm, tôi không cần họ bớt một ngày nào trong tội danh họ quy cho tôi vô lý như thế”.
Cựu tù nhân lương tâm này nói không phóng thích một tù nhân chính trị nào trong đợt đặc xá hơn 18.000 người lần này là một điều trớ trêu, mang lại phản ứng ngược:
“Họ nghĩ không thả tù nhân chính trị làm cho chúng tôi sợ, nhưng thật ra đó là một dấu hiệu của sự hy vọng. Hy vọng ở chỗ các tù nhân chính trị không cần sự giảm án, không cần sự ân xá vì họ đã đạt được điều gì đó trong diễn biến thời sự. Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy”.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết trong số tù nhân được ân xá năm nay có 34 người nước ngoài, nhiều nhất là công dân Trung Quốc, 16 người. Ngoài ra, còn có 6 người Lào, 1 người Thái, 2 người Úc, 6 người Malaysia và 2 người quốc tịch Philippines.
Hàng loạt các tờ báo của nhà nước mô tả đây là đợt đặc xá lớn nhất trong lịch sử, nhưng AFP dẫn lời giới hữu trách cho hay đợt ân xá lớn nhất là hồi năm 2009, với 20.599 tù nhân được thả.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trong cuộc họp báo ngày 28/8 ở Hà Nội từ chối không cho biết tổng số tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam là bao nhiêu, viện dẫn lý do các số liệu này là ‘bí mật quốc gia không thể tiết lộ’.

Nhấp vào để nghe phần âm thanh