QUAN NGẠI rồi… Hai đối tượng Trung Quốc táo tợn cướp, đâm công an tại cây xăng Móng Cái
2 đối tượng người Trung Quốc táo tợn xông vào văn phòng cây xăng trên địa bàn Móng Cái (Quảng Ninh) hòng cướp tiền. Khi bị nhân viên vây bắt, một đối tượng liền cướp luôn chiếc ô tô lao đi tẩu thoát. Manh động hơn, đối tượng này đã đuổi theo đâm trực diện vào công an phường, giải cứu đồng bọn bị bắt giữ lên xe.
Trước đó: Cuộc chạm súng khiến thiếu úy Lê Vũ Việt Khánh (Đồn Biên phòng Quảng Đức) và thiếu tá Nguyễn Minh Đãi, nhân viên phiên dịch Đồn Biên phòng Cửa khẩu Móng Cái hy sinh; 4 bộ đội biên phòng và một công an huyện bị thương. Trong số 16 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép có 5 người chết, 5 người bị thương. 16h cùng ngày, 11 người và 5 thi thể đã được bàn giao cho Công an Trung Quốc.
Khoảng 23h ngày 7.8, tại km16, xã Hải Tiến (Móng Cái), lực lượng chức năng TP.Móng Cái đã bắt được 2 đối tượng người Trung Quốc manh động cướp tiền và ô tô của nhân viên cây xăng Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tiến Hòa.
Theo nhân viên cây xăng thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xây dựng Tiến Hòa, đại lộ Hòa Bình, phường Hòa Lạc (Móng Cái), vào hồi 22h ngày 7.8, chị Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên của cây xăng, sau khi chốt ca làm việc đã trở về văn phòng của Công ty ASEAN, tại số nhà 29, đại lộ Hòa Bình, phường Hòa Lạc (gần cây xăng) để cất tiền bán xăng. Vào lúc này, có 2 đối tượng người Trung Quốc (chưa rõ tên tuổi) đã xông vào văn phòng trói tay, bịt miệng chị Hương hòng cướp tiền.
Nghe tiếng động mạnh phía trong văn phòng, một nhân viên khác của Công ty ASEAN đã gọi điện cho nhân viên ngoài cây xăng và người dân xung quanh đến vây bắt các đối tượng. Khi nhân viên cây xăng đến hiện trường, 2 đối tượng chạy theo các hướng khác nhau. Một đối tượng chạy ra phía cây xăng đã bị nhân viên cây xăng bắt giữ và giao cho Công an phường Hòa Lạc. Đối tượng còn lại đã cướp một ô tô BKS 14-9988 tại văn phòng Công ty ASEAN.
Trong khi Công an phường Hòa Lạc áp giải đối tượng bị bắt giữ đưa về trụ sở công an phường, đối tượng cướp xe ô tô đã đuổi theo đâm trực diện vào công an phường và giải vây cho đối tượng người Trung Quốc bị bắt giữ lên xe hòng tẩu thoát.
Sau khi cứu được đồng bọn từ công an, 2 đối tượng chạy xe lòng vòng quanh KCN Hải Yên rồi đâm bật cần chốt trạm km15. Khi chạy đến km16, xe lao xuống ruộng và bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Trao đổi với Dân Việt vào sáng nay (8.8), một cán bộ Đội Hình sự Công an TP.Móng Cái cho biết, lực lượng này đang giam giữ các đối tượng để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã yêu cầu chính phủ Việt Nam điều tra và bồi thường vụ một công dân Trung Quốc được cho là bị các nhân viên cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, đánh đập, sau khi không chịu chi tiền ‘boa’, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin hôm 12/2.
Ông Đinh Thế Huynh bị bệnh nặng phải qua Nhật chữa. Trước đó ông Phùng Quang Thanh thì đi Pháp, ông Nguyễn Bá Thanh thì bỏ cả tiền triệu đô la qua tận nước Mỹ để nhờ họ cứu mạng. Nghe nói hai ông Chung và Thưởng vừa rồi lâm bệnh cũng đi Nhật và Pháp điều trị. Trước đó nữa, ông Võ Văn Kiệt thì đi Singapore, ông Nguyễn Minh Triết đi Pháp rồi đi Sing chữa bệnh. Đó là hàng lãnh đạo đảng cao cấp được biết đến nhiều. Còn hàng cán bộ đảng trung trung khi bị bệnh, len lén đi các nước tư bản chữa trị nhiều lắm, nên ít ai biết đến.
Trong khi đó các bác tuyên bố hoặc cho báo chí tuyên truyền: Trung cộng là bạn tốt 4 chữ vàng, Cuba vừa là bạn tốt vừa có nền y tế phát triển tột bậc, Nga hết cộng sản rồi nhưng vẫn còn là đối tác tin cậy.
Các bác biết tỏng do cái gì làm ra sự tệ hại đó vì các bác đang nằm trong chăn cùng với các nước ấy. Cái gì làm cho nền y tế của Nga, của Trung cộng vĩ đại lại thua kém xa lắc nền y tế của một nước bé tí xíu là Singapore, đừng nói là so với Mỹ, Nhật, Châu Âu, các bác biết hết.
Biết nhưng vẫn cố tình duy trì một nền y tế XHCN cho dân đen chịu đựng còn các bác và con cháu các bác thì thụ hưởng các dịch vụ y tế đỉnh cao của nhân loại không cộng sản.
Tương tự như vậy, các bác xây dựng nên một nền giáo dục gọi là XHCN ưu việt cho con cháu dân đen thụ hưởng, còn phần lớn con cháu các bác thì đẩy hết qua các nước tư bản thù địch để bị nhồi sọ.
Vì dân vì nước là trách nhiệm đương nhiên của mọi nhà nước để bảo vệ chỗ đứng của dân tộc đó với thế giới. Khi một nhà nước tự vỗ ngực nói rằng “tao là của dân, tao là do dân và tao vì dân” thì phải xem lại. Khi là trách nhiệm đương nhiên thì chỉ biết thực hiện chẳng cần nói, khi đã có ý đồ thì mới oang oang để đánh lạc hướng.
Thông thường, để bảo vệ đất nước, chính quyền đó phải đứng cùng dân và dè chừng loại ngoại bang có dã tâm. Thế nhưng với ĐCS, họ làm ngược lại. Họ đứng chung ngoại bang như anh em ruột thịt và phân chia ranh giới thù địch với nhân dân một cách rõ ràng.
Nhìn vào quân đội thì biết, nguồn vũ khí mua từ Nga và Trung Cộng. Thiết bị điện tử dùng trong quân đội được nhập từ 2 quốc gia này, mà nguy hiểm nhất là nhập hàng của Trung Cộng Huawei đã xâm nhập vào quân đội như là nhà cung cấp thiết bị bị điện tử. Có lẽ vì thế mà dạo này Việt Nam rớt máy bay chiến đấu ngay cả trong thời bình này. Trong khi đó, Mỹ đã bỏ cấm vận vũ khi sát thương rồi nhưng vẫn chưa mua được gì để thay thế kỹ thuật Nga Tàu. Điều này là một dấu hỏi lớn.
Chưa hết, quân đội Việt Nam được trang bị đồng phục như quân đội Tàu để làm gì? Điều này cũng là một câu hỏi to tướng. Trên biển, Việt Nam đã triệt thoái hoàn toàn như là sự thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên đó. Và khi họp với phía Trung Quốc, Nguyễn Thiện Nhân đã cho che bản đồ Việt Nam không đường lưỡi bò. Hành động này như là một sự thừa nhận rằng “biển Đông là của anh, em treo bản đồ này chỉ để gạt đám dân đen nhiều chuyện mà thôi. Xin lỗi anh nha, em che lại”. Sự nhường nhịn kiểu “anh em” thế này làm chúng ta đi từ nghi ngờ đến khẳng định, ĐCS đứng về phía ngoại bang và quay lưng lại với nhân dân.
Với nhân dân, ranh giới được vạch rõ. Thành trì bảo vệ Đảng là công an. Nơi đây, họ xét lí lịch rất kỹ để đảm bảo rằng, ai vào ngành công an cũng mang dòng máu Đảng chứ không mang dòng máu dân. Nói nôm na, Đảng tựa như một đại gia tộc và họ chỉ dùng con cháu để bảo vệ gia tộc họ sao cho nó trở nên bất khả xâm phạm với đám dân đen.
Để bảo vệ Đảng, Đảng cho lực lượng công an rất nhiều quyền lợi mà khi ra khỏi ngành người công an không thể nào có được. Đó là đặc quyền gì?
Thứ nhất, được giết người lúc tạm giam. Quy định này như là một luật bất thành văn để đảm bảo rằng, công an được dùng những tội ác man rợ nhất mà chúng có thể nghĩ ra trong việc trừng trị nhân dân. Khi được bảo đảm như thế, những con người công an sẽ biến thành thú vật và tự do hành quyết nạn nhân nếu chúng thấy ngứa mắt. Sẽ chẳng có án tù nào nếu công an ra tay giết dân.
Thứ nhì, được dùng quyền lực súng đạn để làm thay công tác của bọn xã hội đen. Quy định này cũng là một luật bất thành văn. Điều này có lợi cho Đảng, vì công an được làm như thế này thì cánh cửa làm giàu mở rộng ra với họ. Chính lợi thế ấy về tay công an, nên bọn xã hội đen về đầu quân cho họ để chịu sai khiến nhằm kiếm chút cháo. Khi lấy miếng ăn của xã hội đen và dễ dàng sai khiến chúng, thì lúc ra chiêu độc với nhân dân công an sẽ né và để cho bọn xã hội đen tay sai làm thay. Như thế chẳng ai cáo buộc được hành động phạm pháp của công an cả. Rất tiện lợi.
Qua cách dùng quân đội và công an của ĐCS, ta thấy gì? Đó là ranh giới giữa Đảng với dân được dựng lên bằng bức tường cao có tên Bộ Cộng An, trong khi đó ĐCS lại mở toang cổng với ngoại bang bằng sự hợp nhất từng bước giữa quân đội 2 nước. Việt Nam trôi về đâu chắc chúng ta đã biết rõ. Sẽ mất nước, nếu chúng ta thờ ơ./.
ụ gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang, lan qua các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn và toàn thể miền Bắc chỉ là một phần nổi cho thấy cảnh thối nát từ gốc rễ của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bộ mặt trơ tráo của đảng bị vạch ra nhờ “truyền thông lề trái” khi các trang Facebook trưng bằng cớ những kết quả “bất ngờ” không ai tin được trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Hà Giang. Một tỉnh heo hút phía Bắc mà số thí sinh có điểm cao chót vót lại chiếm tỷ lệ áp đảo trên cả nước! Trong khối A1 với ba môn toán, vật lý và ngoại ngữ, cả nước có 76 thí sinh đạt tổng điểm trên 27/30 thì Hà Giang có 36 thí sinh đạt mức này, chiếm 47.37% tổng số trên toàn quốc. Điểm thi cao sẽ mở đường cho các thí sinh này được vào học đại học, được đi học ngoại quốc dễ dàng hơn.
Hà Giang có tới 57 thí sinh đạt điểm 9/10 trở lên với bài thi môn toán rất khó, trong khi những nơi đông thí sinh hơn như Sài Gòn chỉ có 32 người và Nam Định có 13 thí sinh được điểm như vậy. Những con số bất ngờ sửng sốt này khiến bộ máy thi cử phải điều tra. Người ta tìm ra hơn 330 bài thi của 114 thí sinh ở Hà Giang được sửa điểm. Tương tự, riêng tỉnh Hà Giang có 65 thí sinh được hơn 9 điểm trong môn vật lý.
Điều trâng tráo đã được phanh phui phơi bày là các thí sinh được nâng điểm hầu hết là con các giới chức trong tỉnh. Tới các tỉnh khác cũng thấy như vậy. Thanh tra Bộ Giáo Dục đổ lỗi cho sai lầm việc cộng điểm. Facebook Man Huynh đặt câu hỏi: “Có 925,750 thí sinh dự thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2018. Vậy tại sao chỉ có con quan chức và cảnh sát cơ động bị cộng lộn và nâng nhầm điểm?”
Những người phụ trách trường thi đã cho “người lạ” mở cửa phòng chứa kết quả khảo thí và sửa điểm. Ai ra lệnh cho họ đưa chìa khóa cho những kẻ gian đó? Các quan chức địa phương hay các cấp cao hơn trong Bộ Giáo Dục? Nhưng những kẻ chủ mưu gian mà không khôn, đưa đến tình trạng nâng điểm quá lố lăng khiến lộ hình tích!
Tuy đã bắt giam mấy người trực tiếp sửa bài thi nhưng kết quả điều tra của Bộ Giáo Dục đã đi đến kết luận có việc “nâng điểm nhầm,” “cộng điểm lộn.” Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ xuất hiện trên truyền hình giải thích nội vụ với bộ dạng tươi tỉnh như không hề xảy ra chuyện gì cả, khiến cho dư luận càng phẫn nộ.
Khi dư luận yêu cầu trưng bày các bài thi gốc mà những thí sinh được điểm cao đã làm, thì các viên chức đã chối tội vì các bài thi gốc đã mất rồi! Facebook Hoài Hương hài hước: “Công nhận Việt Nam nhiều trò ‘mất tích’ vui như xem phim hài.” Và đưa ra các thí dụ: “Cả ngàn cái phôi sổ đỏ Phú Quốc vừa bị phát hiện đã… biến mất. Hồ sơ bổ nhiệm ‘thần tốc;’ hotgirl xứ Thanh không còn, người cũng mất tăm như chưa từng tồn tại. Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm – cũng mất không tìm không thấy. Hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh cũng mất tăm. 213 container to bằng cả gian nhà trong Cảng Cát Lái cũng biến mất.”
Facebook LuanLe nói rõ nguyên nhân là con người trong chế độ Cộng Sản đã mất hết nhân cách: “Nhân cách không còn, còn chẳng quan trọng thì huống hồ gì bài thi?” Và kể thêm: “…tiền trong ngân hàng biến mất, bản đồ quy hoạch bị mất, công chức biến mất không một dấu vết, nay bài thi mất tích. Chẳng chuyện gì mà không thể xảy ra được ở xứ thiên đường này cả.” Facebook Cuong Nguyen nhìn rộng ra các lãnh vực khác nhau: “Bộ trưởng Bộ Giáo Dục thì buôn điểm, bộ trưởng Bộ Y Tế thì buôn thuốc giả. Bộ trưởng Bộ Thông Tin thì buôn tin giả. Bộ Chính Trị thì buôn chính sách giả.”
Trước năm 1975 ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, người ta cũng lo ngăn chặn gian lận thi cử. Nhưng nếu có cũng chỉ phát hiện các vụ gian lận nho nhỏ. Điều qua trọng nhất là trong xã hội miền Nam còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo” vai trò của các nhà giáo vẫn được mọi người kính trọng. Được kính trọng, những người lo việc coi thi, chấm thi, cộng điểm thi, vân vân, đều cố giữ lòng tự trọng. Việc coi thi, chấm thi được coi là những “sứ mạng” thiêng liêng. Thi cử công bằng, trong sạch là danh dự nghề nghiệp, bảo vệ cả danh dự của quốc gia. Cho nên các nhà giáo Việt Nam Cộng Hòa không để cho mình bị mua chuộc, không để ai dọa nạt lay chuyển.
Một lần bản thân ký giả này, làm nghề dạy học, đã đi coi thi Tú Tài, là văn bằng tốt nghiệp trung học, ở thị xã Cần Thơ. Một giáo sư đã yêu cầu giải quyết chuyện có mấy quân nhân dự thí đã đem súng và lựu đạn vào phòng thi. Lúc đó là thời chiến tranh, và chính quyền phần lớn do quân nhân đảm trách. Giáo sư chủ tịch hội đồng đã gọi quân cảnh đến đuổi các anh “lính ba gai” đó ra ngoài. Nhưng các giáo sư còn chưa an tâm, vì sợ sau đó ra ngoài đường sẽ bị trả thù. Một vài giáo sư yêu cầu chính quyền địa phương phải đến cam kết bảo vệ an ninh. Khi không thấy chính quyền đáp ứng nhanh chóng, các giáo sư bảo nhau đình công, từ chối không coi thi nữa.
Ngày hôm sau, tất cả các thầy cô giáo đã tới trường nhưng không vào lớp, không ai lãnh các đề thi để phân phối. Ban chủ khảo báo động về Bộ Giáo Dục. Bản tin trên nhật báo Sống làm chấn động dư luận. Đây là lần đầu tiên các giám khảo đình công! Ông tỉnh trưởng Cần Thơ, một vị đại tá hiện nay đang sống tị nạn ở Mỹ, đã tới trường thi gặp các giáo sư. Ông ôn tồn, hòa nhã, lắng nghe các đại diện của nhà giáo lên phát biểu. Những “đại diện” này hoàn toàn tự phát đứng ra thay mặt đồng nghiệp. Ông nhận khuyết điểm không đặt đủ người kiểm soát vũ khí các thí sinh, giữ an ninh cho trường thi. Ông hứa sẽ hết sức bảo vệ an toàn cho các giáo sư giám khảo. Ngày hôm sau, cuộc thi lại tiếp tục, Bộ Giáo Dục phải soạn và in gấp các đề thi gửi xuống Cần Thơ.
Điều đặc biệt là sau đó tất cả các giáo sư đều được bình an. Họ đi xe đò về nguyên sở, không ai bị khó khăn nào cả. Những giáo sư đã hô hào đình công, hay đã đứng ra đại diện công nghiệp đối đáp với ông đại tá tỉnh trưởng không ai bị “công an” mời “làm việc” hay điều tra. Họ thản nhiên trở về nhiệm sở, dạy học suốt những năm còn lại; ai đến đúng hạn kỳ vẫn được thăng thưởng.
Tình trạng giáo dục miền Bắc Việt Nam khác hẳn. Ông Vương Trí Nhàn đã viết bài “Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc” trước năm 1975, dưới hai chế độ tự do và Cộng Sản. Bài này đăng trên tạp chí “Nghiên Cứu và Phát Triển,” số 7 và 8 năm 2014.
Ông Vương Trí Nhàn cũng mở đầu bằng chuyện thi cử: “Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ Giáo Dục, khoảng cuối 2013, cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi. Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào.”
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn đã nhắc lại lối văn che đậy của nhà nước: Thay vì nói “gian lận thi cử” thì người ta trừu tượng hóa thành “tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.” Riêng việc sử dụng ngôn từ cũng cho thấy bộ mặt xảo trá của chế độ Cộng Sản. Tất cả những bê bối, tráo trở, gian ác, đều được cho đội cái mũ: “Hiện tượng tiêu cực!” Bàn chuyện tham nhũng, cường quyền, từ việc giết người trong đồn công an đến những tỷ đô la trong ngân hàng biến mất, tất cả đều được gọi là “hiện tượng tiêu cực.” Báo chí trong nước bị bắt buộc nói về những “hiện tượng tiêu cực” này như đang bàn luận triết học!
Ông Vương Trí Nhàn đã nói về “hiện tượng tiêu cực ở trường thi” một cách táo bạo: “Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.” Ông đã “tiên đoán” phần nào những chuyện bê bối mới bị phanh phui ở Hà Giang, Sơn La, và ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: “Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi!”
Ông Vương Trí Nhàn nhắc lại lời một nhà thơ đã quá cố: “…ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng. Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện – là người do triều đình cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.”
Và ông nhận xét: “Tôi cảm thấy điều này được giáo dục miền Nam tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định. Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.” Ông nêu các thí dụ, “Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen. Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do ủy ban cử sang. Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do ủy ban thông qua…” Ông Vương Trí Nhàn nhắc lại ba chủ trương của giáo dục miền Nam “dân tộc, nhân bản và khai phóng” mà miền Bắc không có.
Hiện tượng này không khiến ai ngạc nhiên. Tự gốc rễ, Cộng Sản là một chế độ độc tài toàn trị. Tất cả đặt dưới bàn tay của một nhóm người. Họ cũng chủ trương xóa sạch các truyền thống của tổ tiên, mà họ gắn cho nhãn hiệu “phong kiến.”
Đối với Cộng Sản, giáo dục cũng chỉ là một dụng cụ để bảo vệ quyền chuyên chính. Khi nào còn chế độ Cộng Sản thì nền giáo dục nước ta chưa thể ngóc đầu lên được./.
Thi tốt nghiệp đồng thời cũng là thi xét tuyển vào đại học nên em nầy được vào thì em khác bị loại ra.
Những học sinh gian lận điểm ở Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La… không phải chỉ gây mất công bằng với học sinh tại các địa phương đó mà gây mất công bằng với tất cả học sinh trên toàn quốc.
Phát hiện ra 330 trường hợp gian lận điểm của 114 thí sinh ở Hà Giang là loại ra 114 thí sinh gian lận trúng tuyển vào đại học để có 114 chỗ trống vào đại học cho các thí sinh thực học khác.
Tất cả phụ huynh và học sinh trên toàn quốc chắc chắn đã hiểu ra điều đó.
Với thực trạng tổ chức và quản lý thi cử yếu kém như hiện nay của bộ giáo dục, chuyện gian lận thi cử chắc chắn không chỉ xảy ra ở Hà Giang mà xảy ra hầu hết các địa phương, vấn đề là nhiều hay ít mà thôi.
Để đòi lại công bằng, tất cả các em học sinh tham gia thi tốt nghiệp vừa rồi và cả những năm trước nên vào cuộc đấu tranh làm sáng tỏ việc chấm thi.
Không ai khác, chính các em biết được năng lực học tập thực sự của bạn mình. Các em dễ dàng nhận ra, bạn mình trong lớp học rất tệ mà thi tốt nghiệp đoạt điểm cao ngất. Khi phát hiện ra các trường hợp bất thường nầy, các em có quyền nghi vấn và đề đạt nghi vấn ấy lên các cơ quan chức năng.
Vụ gian lận động trời ở Hà Giang được phát hiện là do chính học sinh Hà Giang nghi ngờ về điểm thi cao bất thường của bạn học cùng lớp được nêu lên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng biết chính xác học lực của học sinh mình nên không khó phát hiện ra các trường hợp nghi ngờ gian lận điểm. Vì sự công bằng chung, các thầy cô cần thiết phải nêu các trường hợp nghi ngờ cụ thể lên cơ quan chức năng.
Đây không phải là chuyện đấu tố mà là chuyện giúp phát hiện gian lận, là bổn phận của công dân, để lấy lại công bằng cho xã hội đồng thời góp phần đấu tranh làm trong sáng ngành giáo dục.
Bộ giáo dục nếu thực tâm muốn chống gian lận thi cử, muốn làm trong sạch đội ngũ, muốn chống tham ô thì nên phát động và khuyến khích toàn thể học sinh và thầy cô giáo tham gia việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ gian lận điểm rồi cho phúc khảo lại tất cả các trường hợp bị nghi ngờ.
Bộ giáo dục không làm điều nầy thì đừng nên nói đến chuyện chống tệ nạn trong thi cử.
PS: Đây chỉ là giải pháp lấy lại công bằng tức thời cho các thí sinh xét tuyển vào đại học hiện nay. Còn muốn lấy lại công bằng lâu dài cho cả dân tộc thì phải cần một cuộc vận động khác. Không làm được cuộc vận động nhỏ thì đừng nói đến cuộc vận động lớn
Mỗi lần nhắc đến CSVN liền nghĩ ngay đến 2 vấn đề nổi cộm nhất: NÓI LÁO và THAM NHŨNG.
Nói láo mang tính “truyền thống” còn tham nhũng thuộc hàng “quốc sách”.
Đã là quốc sách mà TBT Nguyễn Phú Trọng bày chiêu trò chống tham nhũng thì có khác nào chữa cháy bằng xe hút hầm cầu.
Hãy nghe ông Phạm Trọng Đạt, Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng tâm sự: “Tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn. Chống họ có khi chúng tôi chết trước” (có hồn ma Nguyễn Bá Thanh làm chứng)!. Vậy tham nhũng là gì?
-Theo định nghĩa, bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi riêng thì gọi là tham nhũng.
-Nói đến tham nhũng thì nước nào cũng có, chỉ ít hay nhiều mà thôi. Riêng Việt Nam hiện nay tệ nạn tham nhũng vô cùng trầm trọng vì bất kỳ đảng viên nào có chức có quyền, bất kỳ cá nhân nào được giao nhiệm vụ quyền hạn “chăn dân” đều lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi như nhau. Quan to ăn kiểu quan to, quan bé ăn kiểu quan bé. Muốn biết thực hư ra sao cứ nhìn vào 10 hồ sơ tham nhũng “cộm cán” nhất thời đại HCM sau đây:
1. Vụ EPCO-Minh Phụng: Là một trong những vụ án kinh tế ồn ào nhất vào thập niên 90. Vụ án dẫn tới hàng loạt đại gia có tiếng và nhiều cán bộ ngành ngân hàng phải vào tù, trong đó có 6 án tử hình vì đã cấu kết tham nhũng, gây thiệt hại gần 6,000 tỷ đồng và 32,6 triệu dollars.
2. Vụ PMU18: Là vụ tham nhũng lớn tại Bộ Giao thông Vận tải vào đầu năm 2006. Hệ lụy ra sao? Trước hết, Tổ chức cung cấp viện trợ phát triển (ODA) đình chỉ cấp viện và buộc VN phải điều tra minh bạch. Thế là Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình từ chức, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam, Thiếu tướng công an Cao Ngọc Oánh (Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, Thủ trưởng cơ quan điều tra Bộ Công an) và ông Nguyễn Văn Lâm (Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) bị “hạ tầng công tác”, mất cơ hội vào Trung ương, mất thăng chức Thứ trưởng Bộ Công an.
3. Vụ PCI: PCI là tên viết tắc của Pacific Consultants International (Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương) Nhật Bản. Trong năm 2008, PCI đưa hối lộ cho một số quan chức VN, cụ thể là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Thành phố Saigon kiêm Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông-Tây bị đổ bể và bị Chính Phủ Nhật điều tra, gây thiệt hại nghiêm trọng về ban giao quốc tế và mất tín dụng từ nguồn cấp viện quỹ ODA.
4. Vụ Đề án 112: Còn gọi là Đề án Tin học hóa hành chính giai đoạn 2001-2010 nhằm cải cách thủ tục hành chính cấp nhà nước. Nhưng đến đầu năm 2006 đề án 112 thất bại sau khi phát hiện nhiều sai phạm gây thất thoát công quỹ quá lớn trong khi hiệu quả quá thấp. Hệ quả: CA đã khởi tố bắt giam Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, cùng hàng chục người khác đã tham nhũng 1,160 tỷ/1,534 tỷ đồng tổng kinh phí đầu tư.
5. Vụ Nexus Technologies (Mỹ) hối lộ quan chức Việt Nam: Năm 2005, ông Joseph T. Lukas, đồng sở hữu công ty Nexus, nhận tội trước Tòa Án Tiểu Bang Pennsylvania Hoa Kỳ là đã đưa hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam để đổi lấy các hợp đồng mà những quan chức này phụ trách. Các khoản hối lộ “khủng” được che giấu dưới hình thức ‘tiền hoa hồng’. Nội vụ, phía VN chỉ phạt nhẹ các giới chức phụ trách gọi thầu và cố che giấu cho chìm xuồng.
6. Vụ Công ty Securency Úc hối lộ in tiền Polime: Theo đài BBC: Cảnh sát Úc tìm thấy chứng cứ vụ hối lộ 10 triệu Úc kim năm 2011 cho cha con ông Lê Đức Thúy trong đợt in tiền polyme cho Ngân hàng Nhà nước VN được bỏ thẳng vào một số trương mục bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ và trả tiền học phí cho con ông tại một đại học tại Anh.
7. Vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn, Hải Phòng: Là một trong các vụ án tham nhũng cực lớn năm 2005. Theo cáo trạng, Vũ Đức Vận (nguyên Bí thư Thị ủy Đồ Sơn), Hoàng Anh Hùng ¬(nguyên Chủ tịch thị xã Đồ Sơn), Lưu Kim Thái (nguyên Phó Chủ tịch thị xã Đồ Sơn) đã lợi dụng chức quyền cấp đất tái định cư cho những người thuộc diện di dời để chia chác tiền bán đất công. Vậy mà Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân (TAND) TP Hải Phòng chỉ tuyên phạt cảnh cáo đối với ba bị cáo này.
8. Vụ Vinashin: Năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) bị đưa vào “hỏa lò” vì làm ăn thua lỗ gây thất thoát công quỹ gần 1,000 tỷ đồng, chưa kể nợ vay hơn 4 tỷ dollars mất trắng. Có 9 quan tham bị “nướng” gồm Phạm Thanh Bình, Trần Quang Vũ, Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên cùng 5 cán bộ có chức quyền khác. Có 1 điều nghịch lý là các bị cáo đều là “đại gia, triệu phú”, nhiều tên bỏ trốn ra nước ngoài sống rất giàu có.
9. Vụ Vinalines: Năm 2012, Bộ Công an khởi tố vụ án “tham ô tài sản” một thành viên của Vinashin là công ty vận tải đường biển Vinalines gây thất thoát công quỹ gần 400 tỷ đồng, trong đó có vụ mua 1 cái ụ nổi thuộc loại “đồ cổ” đã “nuốt” gọn 1 tỷ 666 triệu dollars. Có 10 bị cáo “chiếu trên” bị quăng vào lò thiêu gồm Dương Chí Dũng (Chủ Tịch HĐ Quản Trị), Bùi Quốc Anh, Trần Hữu Chiểu, Mai Văn Phúc và nhiều tay tham nhũng gộc khác bị bắt giam.
10. Vụ Trịnh Xuân Thanh: Năm 2016, CA khởi tố vụ án thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Có 5 “gốc củi” bự thuộc PVC bị ném vào lò thiêu gồm Trịnh Xuân Thanh , Vũ Đức Thuận, Nguyễn Mạnh Tiến, Trương Quốc Dũng, tiếp theo là Đinh La Thăng và nhiều tay “cộm cán” khác. Riêng Trịnh Xuân Thanh, nhờ có phép như Tề Thiên “cân đẩu vân” bay qua Đức nhưng sau đó có lẽ tương tư TBT hoặc Chủ Tịch Quốc Hội nên tự nguyện bay về nước thú tội khiến Đức nổi giận, VN thì “quan ngại sâu sắc”, còn nhiều người dân thì bị lên máu, đau đầu, văng tục…
Kết luận chuyện “quan tham”, mời các bạn nghe chơi 15 câu vè đang lan truyền khắp 3 miền đất nước:
1.Phòng chống tham nhũng thì hăng. Nhưng đem ra xử còn chăng mấy người. 2.Lắm mưa thì giếng năng đầy. Càng năng đi họp, càng dầy phong bao. 3.Có bột mới gột lên hồ. Không có dự án đào mô ra tiền 4.Sợ gì “há miệng mắc quai”. Tiền vàng thông họng các ngài quan tham. 5.Một khi luật pháp “phong bì”. Thường dân bé họng biết gì giải oan. 6.Chăn trâu, chăn vịt làm chi. Chăn Quan nhiều lộc, tội gì không chăn. 7.Mạnh nhờ gạo, bạo nhờ tiền. Không bằng có chức, có quyền trong tay. 8.Cách sông nên phải lụy đò. Muốn lên ông “Tổng” phải lo chạy tiền. 9.Một cây làm chẳng nên non. Lắm quan tham nhũng dân còn bộ xương. 10.Muốn cho cái ghế quan bền. Hút máu bọn dưới biếu trên một phần. 11.Nào ngờ cùng tổ bợm già. Quan tham với lại quan tòa bạn thân. 12.Một lòng vì nước vì dân. Nhiệm kỳ có hạn nên cần tham ô. 13.Có tài mà cậy chi tài. Cứ mỗi chiếc ghế duyệt ai nhiều tiền. 14.Nịnh thần nghĩ thế mà hay. Khi mất chức này, lại có chức kia. 15.Không làm mà lại giàu sang. Chẳng phường trộm cướp cũng hàng quan tham.
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Bốn lãnh đạo công ty tại Đà Nẵng bị khám xét nhà trong ngày 9 Tháng Tám liên quan thế nào đến vụ mua bán nhà, đất công sản với ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm?”
Theo báo Thanh Niên, trong ngày 9 Tháng Tám, 2018, Cục Cảnh Sát Điều Tra (C44) Bộ Công An CSVN phối hợp với Phòng Cảnh Sát Điều Tra (PC44) Công An thành phố Đà Nẵng tiến hành khám xét nhà riêng của bốn cựu giám đốc doanh nghiệp tại Đà Nẵng có liên quan tới ông Vũ “Nhôm.”
Các nhân vật liên quan bị khám xét nhà đều liên quan đến việc mua bán nhà đất công sản diễn ra tại Đà Nẵng.
Cụ thể, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng thời ông Trần Phi làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tham gia việc mua bán các nhà công sản 106 Trần Phú, nhà số 34 Hoàng Văn Thụ, nhà số 89 Hùng Vương.
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Phẩm Đà Nẵng thời ông Huỳnh Tấn Lộc làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị tham gia việc mua bán các nhà công sản số 37 Pasteur, 57 Lê Duẩn và 121 Phan Châu Trinh.
Còn Công Ty Cổ Phần Du Lịch Đà Nẵng (Dana Tour) thời ông Phan Ngọc Thạch làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, tổng giám đốc, tham gia mua bán nhà 100 Bạch Đằng.
Riêng Công Ty Quản Lý Nhà Đà Nẵng thời ông Nguyễn Công Lang làm giám đốc liên quan trực tiếp đến hầu hết các sai phạm trong việc mua bán nhà công sản thời kỳ ông Văn Hữu Chiến và ông Trần Văn Minh làm chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng.
Điều đáng lưu ý là số nhà đất trên đều nằm ở vị trí đắc địa thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, có diện tích từ 100 mét vuông đến hơn 1,000 mét vuông. Sau khi “phù phép,” cuối cùng đều rơi về tay ông Vũ “Nhôm” và các công ty con mà ông này là chủ sở hữu.
Được biết, tất cả các nhà đất công sản nói trên đều nằm trong số 31 nhà, đất công sản bị Thanh Tra Chính Phủ và Cơ Quan An Ninh thanh kiểm tra từ cuối 2016.
Trong số này, có 26 dự án và nhà công sản trong giai đoạn ông Trần Văn Minh làm chủ tịch, và năm nhà công sản, dự án giai đoạn ông Văn Hữu Chiến làm chủ tịch.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, hồi giữa Tháng Chín, 2017, Cơ Quan An Ninh Điều Tra (A92, Bộ Công An) đề nghị chủ tịch thành phố Đà Nẵng phối hợp điều tra, xác minh, làm rõ những sai phạm trong việc thực hiện chín dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng theo kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.
Những dự án này được cho là có liên quan đến Vũ “Nhôm.” Cụ thể, chín dự án gồm: Công viên An Đồn (năm 2010); khu đô thị Harbuor Ville của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Mega (2008); khu đất tại đường 2-9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (2012); dự án Phú Gia Compound, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê (năm 2007); khu dịch vụ du lịch nhà hàng-cà phê-bar và bến du thuyền (năm 2015); dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (giai đoạn 1: 181 hécta, năm 2008); lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (năm 2009); khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ (năm 2010); khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công Ty IVC (4.5 hécta, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, năm 2007).
Báo Pháp Luật TP.HCM cho hay, sau khi công an khám sát nhà riêng của ông Phan Ngọc Thạch tại 60 Châu Thượng Văn, quận Hải Châu, vào sáng 9 Tháng Tám, ông Phạm Thái Việt – tổ trưởng tổ dân phố số 13 – cho biết tại thời điểm khám xét, không có ông Phan Ngọc Thạch ở nhà; việc khám xét chỉ có sự chứng kiến của người thân ông Thạch.
Trong lúc khám xét, ông Việt cho biết cơ quan điều tra đọc hai lệnh khám xét của Bộ Công An và Viện Kiểm Sát Tối Cao. Sau hơn 30 phút khám xét, việc khám xét đã hoàn tất.
Tại thời điểm khám xét sáng 9 Tháng Tám, công an cũng đã gửi thông báo đến chính quyền địa phương về việc cấm không cho ông Thạch đi khỏi nơi cư trú.
Còn theo báo Người Lao Động, lãnh đạo Công An phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, xác nhận “Buổi khám xét kéo dài khoảng một giờ và có sự chứng kiến của đại diện tổ dân phố. Ông Thạch hiện đã được cơ quan công an di chuyển ra Hà Nội.” (Tr.N)
QUẢNG BÌNH, Việt Nam (NV) – Muốn cho trâu bò ra đồng ăn cỏ, người dân xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, phải đóng “phí đồng cỏ” cho hợp tác xã. Dù họ rất bất bình nhưng không dám nói vì sợ bị chính quyền trù dập.
Theo báo Tiền Phong, người dân thôn Thống Nhất, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, cho hay nhiều năm qua, người dân nơi đây muốn đưa trâu ra ăn cỏ ở cánh đồng buộc phải đóng lệ phí cho Hợp Tác Xã Dịch Vụ Nông Nghiệp Thống Nhất và Hợp Tác Xã Dịch Vụ Hoành Vinh.
Ngoài “thu phí đồng cỏ,” hai hợp tác xã này còn “thu phí bảo trì đường bộ” đối với những nhà dân có máy cày, máy gặt muốn ra đồng sản xuất. Không những vậy, hai hợp tác xã này còn đặt ra khoản “thu phí đồng ruộng” cho gà, vịt.
Báo này cho hay, để được chăn, thả đàn trâu, bò ra cánh đồng trước nhà mình, mỗi năm bà Võ Thị Lệ (ở thôn Thống Nhất) phải đóng gần cả triệu đồng tiền phí cho Hợp Tác Xã Thống Nhất.
“Gia đình tôi làm nông nên phải nuôi thêm trâu để kéo cày, xe. Việc chăm sóc đã vất vả, tốn kém nay lại phải đóng phí cho hợp tác xã mỗi năm. Có năm họ thu phí cao gia đình tôi đóng gần cả triệu bạc,” bà Lệ bất bình nói.
Không chỉ riêng bà Lệ, hàng chục nhà dân khác tại thôn Thống Nhất đang rất tức giận trước những khoản thu khó hiểu của hợp tác xã này.
Theo báo Tiền Phong, hầu hết các nhà dân tại xã An Ninh đều có nuôi trâu, bò. Nhà nào nuôi ít thì một đến hai con, nhà nào nhiều từ năm đến bảy con. Mức thu phí mà Hợp Tác Xã Thống Nhất áp dụng cũng có sự “linh động” theo giá cả của từng loại gia súc.
Nếu nhà nào không đóng phí đồng cỏ mà đưa trâu, bò ra thả thì sẽ bị người của hợp tác xã xua đuổi. Còn nếu trong lúc chăn thả để trâu bò ăn lúa dưới ruộng thì sẽ bị phạt tiền.
Tương tự, cách thôn Thống Nhất không xa, người dân thôn Hoành Vinh, xã An Ninh, cũng đang tức giận khi Hợp Tác Xã Hoành Vinh tổ chức “thu phí đồng cỏ” trâu bò của người dân.
Chiều 7 Tháng Tám, 2018, nói với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Trương Văn Long, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã An Ninh, khẳng định việc thu tiền trâu bò ăn cỏ, bảo trì đường bộ đối với những người có máy cày, máy gặt không phải chủ trương của xã.
“Nói xã bán đồng cỏ, thu lệ phí đồng cỏ thì thực chất không phải vì xã cũng không có đồng cỏ để bán thu lệ phí đâu. Việc thu lệ phí bảo trì đường bộ cũng vậy, xã không có chủ trương thu các khoản này,” ông nói.
Ông Long cho biết, tại địa phương có một số bờ đập ở khu nội đồng liền kề với đất sản xuất thì hợp tác xã thống nhất với các nhà dân về việc ai có nhu cầu khai thác những vạt cỏ đó để chăn nuôi thì ghi danh.
“Việc thu phí nhằm gắn trách nhiệm của người được phép sử dụng đồng cỏ cho trâu bò ăn phải có trách nhiệm bảo vệ diện tích cây trồng. Các hợp tác xã cho biết mục đích việc thu này nhằm bảo vệ đồng lúa. Vì nếu không có các khoản thu, người dân sẽ ồ ạt thả trâu, bò ra các bờ đê để gặm cỏ. Lúc đó không thể quản lý được, dễ dẫn đến việc phá hại các đồng lúa,” ông nói.
Trong khi đó, ông Phạm Trung Đông, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Quảng Ninh, cho biết “Huyện sẽ lập đoàn kiểm tra xuống tận nơi nắm tình hình, trên quan điểm nếu có sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm và trả lại tiền phí cho bà con.”
Theo ông Đông, đoàn công tác sẽ xem lại khoản đất đồng cỏ mà hợp tác xã thu phí là đất của nhà nước hay đất của tư nhân để làm căn cứ xác định sai phạm.
“Nếu đất chung của cộng đồng thì không được quyền thu phí. Còn nếu là đất của cá nhân mà người dân tự đưa trâu bò vào ăn khi chưa có thỏa thuận dân sự thì không được phép. Cho nên huyện sẽ xuống kiểm tra lại, nếu đúng đất công thì sẽ chấn chỉnh ngay,” ông Đông nói.
Báo Pháp Luật TP.HCM cũng cho hay, trước đó, ở Thanh Hóa cũng từng xảy ra tình trạng tương tự. Để trâu bò ra đồng gặm cỏ, nhiều nhà dân ở xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phải đóng phí cho hợp tác xã. (Tr.N)
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Khu vực bãi biển Mũi Né nổi tiếng ở thành phố Phan Thiết, hiện luôn tràn ngập rác, đến nỗi làm cho du khách thất vọng, bực tức bỏ đi và liên tục hủy hẹn đặt phòng.
Nói với báo Thanh Niên, chị Thu Trang, du khách ở Quảng Ninh đến, bất bình phản ánh, khi đặt mua phòng trên mạng Internet thì hình ảnh bãi biển Mũi Né rất đẹp. Nhưng khi đến nơi, nhìn thấy bãi biển đầy rác, gia đình chị đã quyết định quay ra Nha Trang thay vì nghỉ dưỡng ở Mũi Né tới ba đêm mới đi.
Sáng 6 Tháng Tám, 2018, phóng viên báo Thanh Niên đi hết các bãi biển mà người dân phản ánh thuộc phường Mũi Né và Hàm Tiến của thành phố Phan Thiết. Đây là khu vực được cho là nhiều rác thải nhất ở Mũi Né. Chỉ cần chạy xe theo con đường xuôi dốc từ xã Thiện Nghiệp, băng qua đường Nguyễn Đình Chiểu xuống bãi dừa là thấy một vạt biển dài toàn rác.
Suốt cả cây số dưới vườn dừa, ngay đối diện Ủy Ban Nhân Dân phường Hàm Tiến, rác từ biển trôi vào dày đặc. Phía biển giáp với phường Mũi Né do chính quyền phường và các chủ resort liên tục huy động người cào rác, nên lượng rác có ít hơn.
Nơi đây, lác đác vẫn có những “ông Tây, bà Đầm” đi bộ dưới bóng dừa, song dưới chân du khách thì rác nhiều vô kể.
Ông Jordan, từ Thụy Sĩ đến, cho biết ông thất vọng khi chứng kiến sự thật về bãi biển Mũi Né hôm nay và rất buồn vì phải đi đến bãi biển khác để nghỉ dưỡng.
Ông Nguyễn Tho, giám đốc điều hành một resort, than phiền cho biết hầu hết du khách ngoại quốc lẫn Việt Nam rất bất bình khi chứng kiến bãi biển đầy rác. Nhân viên resort phải xin lỗi, thậm chí có những khách khó tính, yêu cầu trả lại tiền để họ đi nơi khác. Điều này khiến các cơ sở du lịch phải dọn rác.
Ông Trần Văn Bình, phó chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Bình Thuận, cho hay năm nay rác không chỉ có từ khu dân cư, mà còn có “rác đại dương” là các mảnh nát của ngư lưới cụ ngoài khơi, theo dòng chảy của biển thổi vào bờ. Nguồn rác này “không thể thu gom hết được.”
“Dù chính quyền hai phường Mũi Né và Hàm Tiến, nơi có nhiều resort nhất hiện nay đã huy động hết các lực lượng liên tục thu gom rác, nhưng chỉ ngày trước ngày sau rác lại tràn ngập,” ông Bình nói.
Tương tự, tại bãi trước Mũi Né, nơi mà khách du lịch thường dừng xe hơi để chụp hình, nhiều người buôn bán hải sản tươi sống vô tư xả đầy rác. Bên cạnh đó, nước thải ô nhiễm từ khu dân cư góp phần khiến bãi biển nơi này bẩn và có mùi hôi ngạt thở khi nắng lên.
“Thế nhưng, toàn bộ khu vực Mũi Né chưa có một nhà máy xử lý rác, hay nơi chứa rác gây khó khăn khi thu gom rác biển. Chúng tôi phải thuê xe chở rác thải đi hàng chục cây số, rất tốn kém và thiếu hiệu quả,” ông Bình nói.
Trong khi đó, ông Ngô Ngọc Dũng, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Hàm Tiến, cho rằng, đây là mùa “cao điểm” của rác biển. Năm nào cũng vậy, cứ từ Tháng Năm đến Tháng Tám rác táp vào bờ vô kể. Mặc dù phường cũng đã xin ý kiến thành phố Phan Thiết vận động kinh phí từ các cơ sở du lịch để thuê xe máy cào, máy xúc đến thu gom rác. “Tuy nhiên, việc thu gom rác triệt để là rất khó,” ông nói.
Cũng theo báo Thanh Niên, trước đó, hồi Tháng Năm, 2018, các bãi biển ở Mũi Né bị sạt lở và hết sức nhếch nhác do tình trạng người dân tự ý làm đê kè. Điều này đã làm cho nhiều resort điêu đứng vì thiếu vắng khách, kinh doanh thua lỗ.
Nay, hiện tượng rác liên tục tràn vào bãi biển Mũi Né, tạo nên hình ảnh thiếu thiện cảm trong mắt du khách, càng khiến việc kinh doanh du lịch ở nơi này ngày càng ảm đạm. (Tr.N)