Wednesday, August 13, 2014

Vì sao người giỏi không muốn về nước làm việc ?

Xem chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" vừa rồi lòng đầy cảm xúc khi cậu học sinh ở Tiền Giang đã "leo" tới đỉnh cuộc thi bằng bản lĩnh và sự tự tin đáng khâm phục.

 
Theo báo chí, có đến 12/13 quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” sau khi học tập ở nước ngoài không trở về nước. Trong ảnh là Nguyễn Trọng Nhân - Trường THPT chuyên Tiền Giang - nhà vô địch năm nay
Rồi báo chí, thấy nhắc lại câu chuyện có tới 12/13 cựu vô địch Olympia, sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài, đã không về nước. Có lẽ chúng ta cũng nên tìm câu trả lời cho câu chuyện này, đừng vội vàng trách cứ họ.
Trên Infonet, nhà báo Nguyễn Như Mai, nguyên thư ký tòa soạn Báo Sinh viên và Hoa học trò, được VTV mời làm cố vấn chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” trong 14 năm, cho rằng con số 12/13 quán quân không trở về cũng không biết là đã chính xác chưa. Thế nhưng theo ông không chỉ những “nhà leo núi Olympia” mới như vậy, nhiều bạn khác có tài năng sau khi đi du học cũng thế thôi...
Ông Mai phân tích, đối với những người có tri thức, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, họ muốn ở lại không chỉ vì đời sống vật chất. Họ còn có một thực tế phải đối mặt khi về nước, đó là phải chạy chọt xin việc, phải va đập vào những thủ tục phức tạp, phải lo lót "đầu tiên" mà nhiều khi vẫn thất nghiệp. Xin được việc làm rồi, họ lại không thể phát huy được sở học. Bởi làm giảng dạy, làm khoa học thì thiếu thiết bị, thiếu môi trường khoa học, lại bị chèn ép, kèn cựa, “cá mè một lứa”...  “Vấn đề là chúng ta phải tự hỏi tại sao lại để xảy ra cơ sự như vậy. Bấy lâu nay nước ta cứ đưa ra những chủ trương chính sách như thu hút nhân tài. Thậm chí còn dùng những câu to tát như “trải thảm đỏ” đón nhân tài, nhưng thực ra đó mới chỉ là những khẩu hiệu, chứ chưa có tính thực tế”, ông Mai nhấn mạnh.
Từ câu chuyện này, xâu chuỗi lại với những câu chuyện mới đây mà báo chí trong nước đưa tin, tôi cho rằng liệu đó có phải là nguyên do sâu xa của câu chuyện người giỏi đi du học, ngại trở về phục vụ đất nước?
Tuồn đề thi tuyển cho người thân
Thông tin về việc cuộc thi tuyển cán bộ, công chức vào làm việc tại Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công thương để lộ đề thi năm 2013 và một số thí sinh nghi là sử dụng nội dung đề thi đã bị lộ để trúng tuyển đang khiến dư luận băn khoăn. Bộ Công an đã vào cuộc và vừa đưa ra kết luận. Trong số thí sinh dự thi có một số người là con em trong ngành công thương và có người còn là cháu của một vị phó cục trưởng Cục QLTT. Điều này càng khiến hàng trăm thí sinh khác dự cuộc thi tuyển này thất vọng. Vấn đề là sau khi kết luận đã khá rõ, mức kỷ luật đối với những cán bộ liên đới cứ "nhẹ tựa lông hồng". Thậm chí, cục trưởng kiêm chủ tịch hội đồng thi tuyển của kỳ thi đó vẫn không hề hấn gì, ngược lại còn được luân chuyển lên chức cao hơn...
Khi công chức gom tiền tỉ "bôi  trơn" thi cao học
Hôm 10.7, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chính thức yêu cầu làm rõ vụ chung chi của 40 thí sinh dự thi đầu vào cao học ở tỉnh này khi họ góp 27 triệu đồng/người để “chạy” thầy, “chống trượt đầu vào” ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, nơi liên kết tổ chức đào tạo với  Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).   
Cái lỗi của cơ chế tuyển dụng và xét bổ nhiệm chức vụ của nhà nước ta lâu nay đang hình thức quá, rất đáng xem lại. Tài năng của mỗi công chức nhà nước lại chỉ nhắm vào cái mác đó sao? Nếu cứ cung cách tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ kiểu này, chúng ta khó tìm được người có tài và có tâm phụng sự đất nước.
Cả hai câu chuyện mà tôi vừa nêu trên đây chứng minh cho một thực tế, những người được đào tạo ở nước ngoài bài bản, có tài năng thực thụ, lại có lòng tự trọng cao, họ rất ngại trở về quê hương để dấn thân phục vụ đất nước. Lớp trẻ đó, không hoàn toàn chỉ vì chế độ đãi ngộ của chúng ta thấp quá mà họ không mặn mà trở về. Điều đáng lo và phải chăng, cái cản trở lớn nhất, đó là việc chúng ta chưa có được một cơ chế tuyển dụng nhân tài minh bạch, cầu hiền đúng nghĩa.
Cái câu “trải thảm đỏ” hình như vẫn còn hình thức lắm!
14/08/2014 03:00
Quốc Phong

Đừng để cái ác lan rộng như mốt thời thượng

Khi mọi người xôn xao về những cái xấu xí của người Việt ở nước ngoài như không chịu xếp hàng, xả rác bừa bãi, ăn cắp vặt... thì hôm nay khi đọc bản tin Bị đâm chết khi phát cơm từ thiện, hẳn ai cũng rùng mình.

 
Chị Tâm, vợ của anh Trần Minh Phước, khóc ngất. Anh Phước bị đâm chết khi đang phát cơm từ thiện - Ảnh: Đình Tuyên
Tôi đã rùng mình khi nhìn người phụ nữ gầy gò ấy ôm con khóc với cái xác của người chồng. Họ đang làm những công việc ở tầng thu nhập thấp nhất của xã hội: ăn xin và nhặt ve chai. Cái việc phát cơm từ thiện của anh vừa làm việc đẹp, đơn giản, vừa giúp anh chị có thêm được hai phần cơm miễn phí sau khi làm việc. Chẳng hiểu vì đâu, một công việc thuần túy từ thiện, người phát cơm thuần túy nhọc nhằn và “món lợi” to nhất cũng chỉ là hai hộp cơm, lại có thể bị kéo vào một tội ác kinh khủng như vậy: bị giết vì người đợi phát cơm thấy đông quá, mãi không tới lượt nên tức giận.
Bản tin giết người ấy găm vào tâm trí của những người bình thường như một mũi kim. Ông chồng chết vì một hộp cơm. Có một đứa bé hai tuổi mất cha cũng chỉ vì một hộp cơm. Các lý do giết người, vung dao, vung kiếm ngày càng dễ dàng hơn, đơn giản hơn và dễ thực hiện đến bất ngờ. Có những lý do khi nghe thấy, người ta tự hỏi sao một chuyện thường thường như vậy lại có thể hóa thành một tội ác, cùng lắm thì thành vài câu chửi nhau, cãi lộn là hết mức. Thế mà nó hóa thành một vụ giết người.
Hãy đọc những vụ giết người: một cậu trai bị đánh đến chết vì lỡ... đi cua gái trong một làng khác, hai người thách đấu qua Facebook xong dùng kiếm đâm chết nhau, thách thức nhau trong một cuộc nhậu rồi hậm hực đánh chết bạn nhậu, thấy cậu trai lạ “nhìn đểu” đánh chết cho chừa. Cái chết đến dễ quá, nó bắt đầu chỉ bằng những đôi co, lời qua tiếng lại, mà sau khi nhìn lại, người ta giật mình tự hỏi, sao mâu thuẫn gì nhỏ nhặt và tầm phào như vậy?
Ngày càng xuất hiện những người thấy việc cầm hung khí lên để “giải quyết vấn đề” là một chuyện có lý. Nhiều người đơn giản là không hề suy xét khi vung dao lên, không nghĩ đủ xa đến mức mình có thể vướng vô chuyện gì, người đối diện có thể gặp phải bi kịch gì hay ai có thể đau khổ từ việc ác mình gây ra. Kẻ muốn dùng sức mạnh áp chế và tấn công người khác thấy khả năng của mình đầy rẫy, trong khi người yếu hơn không biết bấu víu vô cái gì cho một sự bảo vệ rõ nét, có sức mạnh.
Có một ông già từng nói với tôi: “Lũ trẻ bây giờ không sợ cái chết nữa. Có lẽ chúng chưa hiểu ý nghĩa của sự sống”.
Đã một thời gian quá dài vượt qua những nhọc nhằn, khốn khổ, đủ để người ta lớn lên và sống như cây cỏ bản năng không chút cắt tỉa, uốn nắn hay được quy hoạch trong những hành vi phù hợp. Người ta thấy cơn giận có thể có nhiều hơn một giá trị, nơi nó có thể áp chế kẻ khác, tấn công, xâm hại mạng sống của kẻ làm mình không hài lòng, để trở thành người mạnh - người chiến thắng.
Tâm tính của cái ác thật dễ dàng lan ra, được truyền tai nhau, rỉ rả trong những cuộc chơi và trò buôn chuyện ngoài xóm, đầu làng. Trong những cuộc bàn tán, thảo luận trên internet, có những nhóm đem hình ảnh kẻ giết người ra, tán dương như một thần tượng bất chấp tất cả để khẳng định mình, thể hiện điều mình muốn nói, tỏ ra mạnh mẽ và không sợ gì hết! Có thời Lê Văn Luyện trở thành "thần tượng" hấp dẫn và thời thượng của nhiều người trẻ trung và lạ lùng.
Nhiều kẻ trong số ấy tin rằng cầm kiếm ra sân bóng rồi đâm chết thằng bạn là nó sẽ sợ mình, hoặc không đưa cơm cho mình thì đáng bị đâm chết.
Cái chết dễ dàng quá. Nó biến cuộc sống thành tạm bợ, còn cái ác lại lan truyền cao và hấp dẫn.
Nó có phải là sự “xấu xí” không? Hay cái ác đã quá hấp dẫn?
Chỉ là hôm qua, một đứa trẻ con tự dưng khóc mãi không thôi, vì cha đã nằm im lạnh ngắt sau một buổi phát cơm từ thiện...
 13/08/2014 10:00
Duy Minh *

PICS:Vượt sông như làm xiếc!

Nhiều nông dân ở Đắk Lắk làm xiếc bất đắc dĩ khi hằng ngày đi làm phải qua sông, qua suối bằng một sợi cáp mỏng manh.

 Vượt sông như xiếc 3
Phút ban đầu hồi hộp trên dây cáp - Ảnh: T.N.Q
Con suối Ea Rếch (còn gọi là suối 34) chảy qua thôn 7 và thôn 8, xã Ea Huar, H.Buôn Đôn (Đắk Lắk) đổ ra sông Sêrêpốk vào mùa này nước chảy xiết, lòng suối rộng hơn 15 m, sâu từ 3 - 4 m nước.
Phần lớn nương rẫy canh tác của hai thôn đều bên kia suối, muốn qua rẫy đi đường vòng tránh suối thì mất 15 km, người dân không còn cách nào khác là phải đu mình trên dây cáp thép nối hai bên bờ suối. Ở thôn 7 có một dây cáp, còn thôn 8 có hai dây kéo qua suối. Mỗi dây một đầu buộc vào một gốc cây rừng, đầu kia buộc vào cọc gỗ, chiếc giỏ sắt tạm bợ treo vào dây cáp bằng hai ròng rọc để di chuyển qua lại.
Lơ lửng hiểm họa
 Vượt sông như xiếc 4
“Cứu hộ” xe máy suýt rơi xuống suối sâuVượt sông như xiếc 6
Phải có người phụ giúp ông Trình mới cứu được chiếc xe máy - Ảnh T.N.Quyền
Ai chứng kiến cảnh qua suối mới thấy hết nguy hiểm chực chờ trên những sợi dây cáp nhỏ bé. Ông Đỗ Văn Trình, ngụ xã Ea Wer (H.Buôn Đôn), suýt nữa làm rơi chiếc xe máy xuống suối sâu. Khi cột chiếc xe máy bằng một ròng rọc phụ để kéo, chưa kịp lên hết bờ dốc bên kia, ông Trình tuột tay, chiếc xe trôi ngược trở lại theo dây cáp lơ lửng giữa suối. Mãi sau, nhờ một người qua đường phụ giúp, ông Trình mới đưa được chiếc xe lên bờ. “Cách đây mấy hôm, người làm công của tôi không cẩn thận, đu dây cáp qua thì bị rớt xuống suối, may mà biết bơi, nếu không thì khó cứu kịp giữa dòng nước xiết”, ông Trình kể.
 Vượt sông như xiếc 7

Vượt sông như xiếc 8
Ông Nguyễn Duy Tư, cán bộ xã Ea Huar cũng qua sông thành thạo bằng dây cáp - Ảnh T.N.Quyền
Ông Nguyễn Duy Tư, cán bộ kế hoạch xã Ea Huar, cho biết mùa khô suối Ea Rếch rất cạn, chỉ cần xắn quần có thể lội qua dễ dàng nhưng vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về, dòng suối phình to, trở nên hung hãn khó lường. Theo ông Tư, ngay cả cán bộ xã muốn khảo sát ruộng rẫy, đất đai cũng phải qua suối bằng dây cáp. “May mắn là mấy năm nay không có tai nạn thiệt hại về người khi qua suối nhưng người bị thương, xây xát do không biết cách điều khiển qua sông, té ngã hoặc rơi mất dụng cụ, phân bón xuống suối thì vẫn thường xảy ra”, ông Tư nói.
Vẫn phải chờ cầu
Theo ông Trần Văn Hải - Chánh văn phòng UBND xã Ea Huar, trước đây có một cầu tạm bắc qua suối Ea Rếch nhưng bị lũ lớn đẩy trôi, người dân hai thôn 7 và 8 lo ngại làm cầu lại thì vẫn bị trôi nên kéo dây cáp để qua suối. Ông Hải cũng cho biết vào tháng 7.2013, UBND xã Ea Huar đã có tờ trình đề nghị UBND H.Buôn Đôn và Sở GTVT Đắk Lắk hỗ trợ kinh phí xây cầu dân sinh phục vụ cho khoảng 600 hộ dân canh tác gần 2.000 ha đất bên kia suối Ea Rếch. “Vừa qua, các ngành chức năng có về xã khảo sát và cho biết có chủ trương xây cầu nhưng đến khi nào triển khai thì chưa rõ, người dân vẫn phải chờ”, ông Hải phân trần.
Trả lời Thanh Niên, Phó giám đốc Sở GTVT Đắk Lắk Đỗ Bình Chính cho rằng việc người dân tự phát kéo dây cáp qua sông là rất thiếu an toàn, Sở GTVT cùng Ban An toàn giao thông tỉnh đã nhiều lần kiểm tra, yêu cầu các địa phương chỉ đạo tháo gỡ nhưng khó xóa bỏ triệt để vì nhu cầu của người dân. “Qua thống kê, cả tỉnh Đắk Lắk có đến 300 cầu tạm, cầu khỉ qua sông suối; do đó việc xây dựng thay thế toàn bộ bằng cầu dân sinh cần nguồn vốn rất lớn, khó làm xuể trong thời gian ngắn”, ông Chính nhận định.
Vượt sông như xiếc 1
Người và xe máy “bay” qua suối sâu bằng dây cáp
Vượt sông như xiếc 2
Chuẩn bị đưa xe máy vượt suối 
Vượt sông như xiếc 5
Chiếc xe máy kẹt lơ lửng giữa suối - Ảnh: T.N.Quyền
Không chỉ ở xã Ea Huar, nhiều năm nay cũng có cảnh qua sông bằng dây cáp tương tự diễn ra ở xã Hòa Lễ, H.Krông Bông và xã Krông Nô, H.Lắk (Đắk Lắk). Mới đây, người dân xã Hòa Lễ một phen thót tim khi có một phụ nữ trong vùng rơi xuống sông do đứt dây cáp nhưng may mắn thoát chết.
 13/08/2014 09:00
Ngọc Quyền

Suy nghĩ của một du học sinh Việt Nam



Người trong nước xem ca nhạc hải ngoại

Là một người khách bất chợt, vô tình xem được chương trình Asia 50 “Anh Không Chết Ðâu Anh”/Nhật Trường-Trần Thiện Thanh. Có những điều chợt nghĩ tràn về, cũng như có những điều muốn nói chợt phủ tuôn trên mặt giấy, mà tôi cũng không ngờ.’

Chìm đắm trong không gian âm nhạc với 25 bài hát của tác giả Trần Thiện Thanh, có lẽ đâu đó, những khán giả đầu tiên của bộ DVD này đều có những tâm trạng khác nhau. Người thì im lặng về quá khứ xuân xanh của đời mình, người thì ứa nước mắt với những kỷ niệm riêng vẫn còn lẩn khuất dày vò mình cho đến tận giờ... và với ai thưởng thức âm nhạc thì vẫn ngộp thở bởi sự bất ngờ mới mẻ đến từ điều hết sức quen thuộc: Không ai nghĩ rằng một tác giả đầy chất bình dị, đại chúng như Trần Thiện Thanh lại đồ sộ, sâu sắc và nhân bản như vậy.Thế giới đã đổi thay lắm rồi. Bên ngoài không còn súng nổ. Không còn những tiếng trực thăng vội vã trên đầu và những lần gói ghém hành trang để ra đi... nhưng quá khứ vẫn làm người ta nhói tim trước những điều còn dở dang của cuộc đời riêng, của lịch sử chung mỗi khi chạm đến.

Và khi đó là sự thật. Sự thật đó là bên ngoài lý thuyết của một cuộc chiến, được đánh giá là một trong những cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt nhất của thời cận đại, là những thân phận bị nghịch cảnh biến họ thành những người hùng, những thân phận chỉ muốn sống bình thường, yêu thương đột nhiên trở thành huyền thoại đau thương của một dân tộc. Và đôi khi, nhìn lại, những giọt nước mắt giờ đây rơi xuống dường như không chỉ vì số phận một ai đó mà là những giọt nước mắt dành cho tổ quốc đã quá đỗi điêu linh.

Là một người sinh ra ở cuối thập niên 70, cuộc chiến tranh Việt Nam với tôi là một điều xa lạ. Nhưng âm nhạc của Trần Thiện Thanh thì lại rất quen thuộc. Mỗi ngày, giữa thời khốn khó sau chiến cuộc, âm nhạc Trần Thiện Thanh vẫn vang lên ở mọi nhà. Trong những con hẻm sâu khúc khuỷu, chú xích lô nghỉ trưa úp chiếc nón trên mặt nằm nghe “Lâu Ðài Tình Ái” bên chiếc máy cassette con con. Rồi đêm về, giữa canh khuya, trong căn nhà ọp ẹp, đâu đó văng vẳng buồn buồn nghe tiếng nhạc “Rừng Lá Thấp” thấp thoáng trong giấc mộng đêm hè. Một Trần Thiện Thanh, một Nhật Trường vẫn có sức sống bền bỉ, len lỏi ngụ cư trong dòng đời, không hề bị lãng quên theo năm tháng.

Người ta có thể nói Nhật Trường-Trần Thiện Thanh là kẻ cơ hội khi biết lợi dụng những câu chuyện vô danh để biến nó thành những tượng đài của thời cuộc. Rất có thể như vậy. Nào là Mộng Thường, nào là chuyện người đại úy tên Ðương... nhưng nếu không có những bài hát của ông, có lẽ những người đó cũng lặng lẽ ở cõi riêng của mình như hơn 58,000 cái tên người lính Mỹ lặng câm trên bức tường đá hoa cương tại Washington DC. Thế nhưng họ đã trở thành những điều mà hàng triệu người Việt thuộc lòng, ghi nhớ qua nhiều thế hệ - và ở đây sự phản biện chỉ có thể bắt nguồn từ trái tim: Nếu Trần Thiện Thanh không thật sự cảm tác nên, thì đó chỉ là những bài hát tâm lý chiến chống Cộng thô thiển, chỉ đủ sức rên rỉ qua một lần xuất hiện. Và giờ đây, nhiều năm nữa, người yêu âm nhạc Việt Nam vẫn tiếp tục lắng nghe những bài hát của ông về cuộc đời, về tình yêu, về thân phận. Chiến tranh đã bộc phát nên những tài năng lớn. Nếu Trịnh Công Sơn đau thương và tượng hình qua tập Ca khúc Da Vàng, Phạm Duy khắc khoải và huyền ảo với những tình ca chiến trường, thì Nhật Trường dịu dàng và mộc mạc chia sẻ qua những nhạc khúc về chiến tranh thông qua những gương mặt người, có thể là một anh lính chiến, có thể đó là một cô gái, có thể đó là chuyện một giấc mộng...

Ông chú của bạn tôi, là một chiến binh Bắc Việt, từng nhiều tháng liền tập kích, nằm trong rừng miền Nam có lần kể rằng những đêm nghe trực thăng hay đồn trú của lính Nam Việt phát những bài như “Rừng Lá Thấp” hay “Anh Không Chết Ðâu Anh”... ông đã ứa nước mắt, giấu mặt khóc vì những bài hát ấy dường như không viết cho riêng ai, mà cho tất cả những người đang đối diện vào một cuộc chiến kỳ quặc, xé nát trái tim một dân tộc. Ai lại không có một người mẹ già? Ai lại không có một miền quê chờ ngày trở về, và ai lại không mơ một cuộc sống thanh bình như Nhật Trường-Trần Thiện Thanh đã hát?

Tôi không muốn nói nhiều về các bài hát. Vì nó đã quá quen thuộc như tiếng chuông nhà thờ mỗi buổi chiều nhưng mỗi khi gióng lên, vẫn làm người nghe xao xuyến. Ở đây, điều tôi nhìn thấy là Trung Tâm Asia đã làm được ước mơ của âm nhạc người Việt Nam: Vinh danh, làm huy hoàng và hoàn thiện những gì của một sân khấu ca nhạc mà hơn 20 năm ngay tại quê nhà Việt Nam, trước khi tôi rời khỏi nước du học, vẫn không sao làm được. Tôi không biết mình chống Cộng hay không nhưng tôi hãnh diện vì những gì có được. Thật tráng lệ cho một nhạc sĩ, cho những nhạc khúc của người Việt được vinh danh như vậy. Bên cạnh đó, có lẽ dù không muốn, nhưng Trần Thiện Thanh lại vô tình trở thành một người chép sử đô thị nghiệp dư. Tất cả những người ông viết nên, được chú dẫn một cách cụ thể từ ý nghĩa đến sự kiện. Tôi lắng nghe những gì MC Nam Lộc, Việt Dũng kể lại, thậm chí cả những điều mà nhà văn Phan Nhật Nam nói như chực khóc trong ấn phẩm này. Tôi chia sẻ với quá khứ và kỷ niệm của mỗi người.

Như đã nói ở phần trên, cuộc chiến VN với tôi vẫn xa lạ lắm, nhưng tôi trân trọng lịch sử và ký ức của riêng mỗi người, bất luận ở chiến tuyến nào. Như nhà văn Nga Abutaliv có nói: “Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác...” Tôi chợt nhận ra rằng đã mấy chục năm rồi, bất chợt từ một chương trình ca nhạc của người Việt hải ngoại, rằng dù không còn chiến tranh, nhưng đất nước tôi, dân tộc tôi vẫn chất chứa một nỗi buồn sâu thẳm của một quá khứ đổ vỡ, phân chia.

08-11 2014 11:31:40 AM
Phan Nguyên
Theo Người Việt 

Công an tra tấn chết người chỉ bị 18 tháng tù

ĐẮC LẮC (NV) .- Người dân làm chết công an thì bị kết án tử hình nhưng hai cán bộ công an xã ở tỉnh Đắc Lắc tra tấn làm chết một nghi can chỉ bị kêu án có 18 tháng tù.


 Hai công an xã tra tấn chết người chỉ bị kết án 18 tháng tù ở Đắc Lắc. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo tin của tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Tư 13/8/2014, hai công an xã Ea Bhốk huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk là Trương Trung Hiếu (27 tuổi) và Y Phiên  Adrơng (28 tuổi) chỉ bị tòa án huyện này kết án mỗi người 18 tháng tù vì đã tra tấn làm chết ông Y Két Bdap (cư dân buôn Kmar, xã Ea Bhốk) ngày 28/11/2013.

Theo tin tức từng được phổ biến hồi năm ngoái, ông Y Két Bdap bị bắt đưa lên UBND xã để lấy lời khai vì bị tình nghi liên quan đến vụ trộm bò ở địa phương. Tại đây, ông đã bị hai công an viên nói trên  còng tay vào cửa sổ rồi dùng gậy đánh đập tra tấn ép cung. Đến chiều cùng ngày giải giao nạn nhân lên Công an huyện chưa được bao lâu thì chết trên đường đưa đi bệnh viện cấp cứu.

“Kết quả giám định pháp y của phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận nguyên nhân tử vong của Y Két là do viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp ổ nhỏ, cơ thể có đa thương tích phần mềm lưng và tứ chi...” Báo Tuổi Trẻ thuật lại chi tiết vụ án.

Theo Pháp lệnh Công an xã thì công an xã chỉ được lấy lời khai của người làm chứng, ghi nhận sự việc ban đầu. Công an xã không được quyền hỏi cung, xét hỏi nghi can, nếu xét thấy sự việc nghiêm trọng thì chuyển công an cấp trên. Hai công an xã  Trương Trung Hiếu và Y Phiên  Adrơng tự ý làm ngược lại và phạm tội giết người.

Theo tờ Tuổi Trẻ, trước đó, hai công an Hiếu và Y Phiên bị cơ quan CSĐT công an huyện Cư Kuin khởi tố về tội giết người, nhưng “sau đó được chuyển sang tội danh Làm chết người trong khi thi hành công vụ”, một tội danh có bản án nhẹ hơn.

Luật sư bảo vệ quyền lời của gia đình Y két Bdap trình bày tại phiên tòa nói rằng, trong trường hợp này, công an xã không có quyền thực hiện các thủ tục tố tụng trong vụ án, tức họ không được xem là đang thi hành công vụ. Vì vậy, các cơ quan tố tụng áp dụng tội danh Làm chết người trong khi thi hành công vụ là chưa thật sự chính xác. Phần lớn trong các vụ án công an xã làm chết người trên cả nước đều bị khởi tố, xét xử tội danh Giết người.

Ngày 21/11/2012, Bùi Văn Trung đã bị tòa án tỉnh Đồng Nai kết án tử hình vì đã bắn chết thượng sĩ công an Lê Thanh Tâm khi bị truy bắt vào ngày 19/7/2011. Chỉ cần tát vào mặt một ông cảnh sát giao thông, cô gái 18 tuổi Phạm Thị Mỹ Linh đã bị tòa án ở Sài Gòn phạt 9 tháng tù giam hồi Tháng tám 2011.

Từ đầu năm đến nay, ít nhất 15 người dân đã bị Công an  tra tấn đến chết. Để chối tội, phần lớn các vụ giết người này, công an vu cho người ta “tự tử”, “sốc thuốc”, hay “nhồi máu cơ tim” dù thi thể nạn nhân đầy dấu vết nhục hình. (TN)
08-18- 2014 4:14:15 PM
Theo Người Việt

Làm luật để nuôi tham nhũng

Nước nào cũng có luật lệ. Không đặt ra luật thì lộn xộn lắm. Nhưng nhiều luật quá thì không tốt. Chính phủ mới ở Ấn Ðộ đang tính sẽ giảm bớt các luật lệ ràng buộc giới kinh doanh, đặc biệt là những xí nghiệp, cửa hàng nhỏ. Giảm bớt luật cho người làm ăn thì chắc chắn kinh tế sẽ khá hơn. Còn một lý do nữa: Luật càng nhiều, càng khó khăn thì càng nuôi tham nhũng. Bởi vì một điều luật nào đặt ra cũng giới hạn quyền hành động của một số người; tự nhiên phải ban thêm quyền thi hành luật cho một số người khác, từ luật đổ rác tới luật đi đường, luật bảo hiểm y tế hay luật ngân hàng, vân vân.

Tôi mới đọc, đọc lại, cuốn sách kể chuyện nước Tàu cộng sản, nước Trung Hoa của Jan Wong, tác giả là Jan Wong, tên cô đầy đủ, đọc theo lối Hán Việt là Vương Quý Minh. Có một chuyện cũ nhưng vẫn rút được ra bài học về tham nhũng lạm quyền.

Jan Wong đã sống ở Bắc Kinh hai lần, lần đầu làm một sinh viên, lần sau là nhà báo, mỗi kỳ lâu năm, sáu năm. Năm 1999 cô trở lại Trung Quốc trong khi vẫn bị cấm từ năm 1996 vì viết cuốn Red China Blues. Cô may mắn qua mắt được trạm kiểm soát biên giới ở Hồng Kông nhờ khi làm lại passport (hộ chiếu) cái tên cô đã được vị thư ký nào đó vô tình viết theo cách khác. Người Tây viết tên Tàu (hay Việt) thường lẫn lộn tên với họ, chữ nào trước, chữ nào sau, lại thêm tên đệm! Chuyến du hành bí mật này được cô viết thành sách: Jan Wong's China. Trong chương 12 cô kể kinh nghiệm những người học lái xe hơi ở Bắc Kinh.

Năm 1981 chỉ có 20 chiếc ô tô của tư nhân ở Bắc Kinh, năm 1999 đã có hơn triệu rưỡi xe, cả công và tư chia nhau mặt đường cùng với hơn sáu triệu chiếc xe đạp. Ðiều kinh hoàng là ở Bắc Kinh có một triệu người mới lái xe lần đầu trong đời. Tất nhiên, mở trường dạy lái xe là một việc kinh doanh hái ra tiền. Chính quyền đã làm luật: Nếu không “tốt nghiệp” từ một trường dạy lái thì không được dự thi lấy bằng lái xe.

Nghe điều kiện này, chắc quý vị nghĩ đó là chuyện thường tình; nhiều nước trên thế giới chắc cũng có luật tương tự. Một số nước có thể cho ai muốn tự học lấy cứ nhờ người chỉ, rồi tự ghi tên thi; còn ai muốn đi học lái thì trả tiền nhà trường chứ không bắt buộc.

Khi nhà nước bắt phải làm một điều gì, ghi thành luật lệ, thì sinh ra nhiều chuyện lắm. Luật lệ ở Bắc Kinh bắt đi học, vậy phải học bao lâu người ta mới được đi thi bằng lái xe? Cô Jan Wong sinh trưởng ở Canada, cô cho biết tại tỉnh Québec cô phải học lái xe 12 tiếng đồng hồ mới đủ sức đi thi. Còn ở Bắc Kinh thì sao? Thưa, từ bốn tháng tới sáu tháng! Tới sáu tháng? Thưa vâng, nếu quý vị may mắn. Vì nếu thi rớt lần thứ ba, thí sinh bắt buộc phải đi học lại từ đầu, thêm sáu tháng nữa! Có một trường, của công ty Toyota, mở lớp luyện thi cấp tốc, trong hai tháng!

Quý vị có thể nghĩ oan, kết luật rằng người Trung Hoa bẩm sinh khó học lái xe cho nên phải mất đến sáu tháng mới tập lái xe được, trong khi người Canada chỉ tập mất 12 giờ. Bởi vì ở Ðài Loan, cũng là người Trung Hoa mà họ không mất nhiều thời giờ như vậy. Dân Ðài Loan có thể xin một “Bằng lái xe tập sự,” được phép lái ở trong khu thực tập và một số đường có giới hạn, sau ba tháng đến thi lấy bằng chính thức. Sở Xe Tự Ðộng (giống như DMV ở Mỹ) còn khuyên người ta “đi học ở trường cũng được, nhưng rất tốn tiền và tốn thời giờ.” Trong lục địa Trung Hoa Cộng Sản, phải học một trường lái xe, dự một kỳ thi viết của nhà trường. Bài thi có 100 câu hỏi, đáp trúng 90 câu mới đậu, sau đó mới được đi thi với nhà nước.

Cho nên cô Jan Wong kể chuyện một cô bạn đi học lái xe, rất vất vả. Sáng dậy sớm, tới trường, việc đầu tiên là lau rửa xe cho thầy, bằng tay tất nhiên. Sau đó, pha trà mời thầy xơi. Cảnh này làm tôi nhớ hồi sáu, bẩy tuổi đi học chữ Nho. Bài học đầu tiên là “sái, tảo, ứng, đối.” Nghĩa là quét dọn, thưa gửi. Chúng tôi đã quét nhà, trải chiếu, lau bàn, rửa ấm, tách, đu nước, pha trà, rồi mời thầy ra phòng học. Té ra người Trung Hoa là cộng sản mà vẫn giữ nền nếp cũ! Khi thầy bắt đầu dạy lái xe, bốn cô học trò cùng lên xe với thầy, ba cô ngồi sau, có dịp nghe thầy giảng, lại thực hành đúng câu: Học thầy không tày học bạn. Cứ như thế, học năm ngày mỗi tuần. Nhiều buổi thầy cho ba cô về sớm, chỉ giữ một cô lại học riêng với thầy.

Một anh bạn khác của Jan Wong, anh này là một ký giả, cho biết trong tháng đầu tiên anh chỉ học luật đi đường thôi. Trong hai tháng tiếp theo, học về bộ máy của cái xe. [Hay thật. Mình không được sống ở Bắc Kinh, lái xe cả đời vẫn không để ý trong xe nó có cái máy, cũng chẳng bao giờ biết vì sao cái máy nó lại làm cho xe chạy được, lái được. Ðúng là đồ vô học.] Riêng một tháng thứ tư, học sinh được dạy cách đậu xe. [Bây giờ mới nghĩ ra, thảo nào mà mình cứ hay bị phạt vì đậu xe! Chỉ vì không được học!] Tới tháng thứ năm, anh nhà báo này mới được “ra đường.” Nhưng nhà trường thiếu xe nhỏ, anh được tập với chiếc xe vận tải hai tấn. Anh bạn của Jan Wong (tôi đoán tên là Giang Thiệu Vi) may mắn, là người duy nhất lên bảng vàng ngay lần thi đầu (nhà báo chắc phải thông minh lắm), năm người bạn cùng lớp trúng cách lần thi thứ nhì, hai người chót lần thứ ba mới đậu.

Cứ theo câu chuyện này thì thấy người Trung Hoa theo chế độ cộng sản mà vẫn giữ được nhiều nếp cũ. Thứ nhất là coi việc giáo dục là quan trọng, đi thi bằng lái xe mà mất sáu tháng chứng tỏ người ta kính trọng việc học đến thế nào. Thứ nhì là họ vẫn kính trọng thày, không thày đố mày làm nên. Khác hẳn đám sinh viên ở Canada. Trong mười lăm năm làm việc ở đó, mỗi khóa tôi đều phải phát giấy cho sinh viên dùng để chấm điểm thầy, niêm kín, nộp cho ban giám hiệu.

Nhưng bất cứ người dân nào ở Canada, hay ở Mỹ, nếu bắt họ phải tới trường học lái xe như người dân Trung Hoa rồi mới được thi lấy bằng, người ta sẽ biểu tình phản đối ngay. Bởi vì một điều luật như vậy giới hạn quyền tự do của người dân “một cách vô ích.” Nếu họ tập lái xe trong vòng 12 giờ cũng được, tại sao bắt người ta phải tới trường học mấy tháng? Tại sao lại quy định phải được nhà trường chấm đậu rồi mới được đi thi thật? Riêng một điều luật cỏn con đó thôi cũng đủ sinh ra bao nhiêu thứ nhũng lạm. Bởi vì nó ban cho một số người thêm “quyền khảo hạch” các công dân khác trong xã hội. Khi đã nắm được một món quyền hành nào đó trong tay, người ta sẽ nghĩ ra ngay cách lạm dụng!

Một bản tin Reuters cho biết người đi học lái xe ở Bắc Kinh vào năm 2012 phải trả 8,000 đồng Nguyên, tương đương với 1,300 Mỹ kim. Trong năm 2011, nhà nước phát gần 23 triệu bằng lái xe mới, đây là một ngành kinh doanh trị giá gần 24 tỷ Mỹ kim! Một trường dạy lái xe ở Bắc Kinh mỗi năm sản xuất 10,000 cái bằng, số thu hơn hơn 10 triệu đô la! Với các kỳ thi ngặt nghèo như vậy, khi ra trường các thí sinh sẽ sống với thực tế phũ phàng: Người lái xe thật chẳng ai quan tâm đến luật lệ! Trong năm 2010, báo cáo chính thức của nhà nước Trung Cộng cho biết có 3 triệu 900 ngàn tai nạn, chết hơn 65 ngàn người và 254 ngàn người bị thương tật. Ở Mỹ, dân ít hơn nhưng xe nhiều hơn, trung bình mỗi năm 37,000 người chết vì đụng xe, và hơn 2 triệu người bị thương, cũng không khác bao nhiêu.

Nhưng điều đáng chú ý, là luật lệ về thi bằng lái xe ở Trung Quốc đã tạo ra một tầng lớp nắm đặc quyền: các trường và các ông thày dạy lái xe. Nhờ một điều luật thôi, họ có một nguồn lợi lớn, và nắm quyền “sinh sát” bao nhiêu người khác trong tay, trong đó có các cô cậu đi học lái xe. Quyền hành sinh ra nhũng lạm; quyền tuyệt đối đẻ ra nhũng lạm tuyệt đối. Câu này ai cũng biết, nhưng khi nghe kể chuyện đi học để thi bằng lái xe ở Bắc Kinh chúng ta thấy một thí dụ cụ thể. Cô Jan Wong còn kể nhiều chuyện cô bí mật ghi lại trong chuyến lẻn vào thăm nước Trung Hoa năm 1999.

Jan Wong sinh ra ở Montréal, Canada. Gia đình khá giả, ai cũng biết những “tửu lâu,” tức là tiệm cơm Tàu do cha cô làm chủ, từ giữa thế kỷ 20. Lúc đang học Ðại Học McGill, cô đọc báo thấy sinh viên Trung Quốc làm Cách Mạng Văn Hóa, thích quá, tự ý xin vào Bắc Kinh Ðại Học. Rồi tham gia Hồng Vệ Binh. Rồi vỡ mộng. Trở về nhà, cô lại đi học nghề báo (Ðại Học Columbia), rồi được báo Globe and Mail cử sang Bắc Kinh. Trong dịp đó cô lại được chứng kiến (trước mắt) cảnh sinh viên, công nhân bị tàn sát tại Thiên An Môn. Cô đếm, theo lối học từ trường báo chí, kết luận có ít nhất 3,000 người bị giết.

Một người bạn ở Montréal tặng tôi cuốn Jan Wong's China từ hơn 10 năm trước, có lần tôi đã trích thuật mấy chuyện trong sách khi viết mục này. Tuần trước, tôi đang đứng trước cửa thư viện xã Fountain Valley thì gặp nhạc sĩ Võ Tá Hân. Trò chuyện với nhau bên cạnh mấy kệ bày sách cũ, giá một đô la mỗi cuốn, tôi chợt trông thấy cái bìa cuốn sách quen quen, đọc tên thì nhận ra: Jan Wong's China. Tôi rút cuốn sách ra, giới thiệu với Võ Tá Hân: Nên đọc cuốn này, hay lắm, mình đã đọc cuốn này rồi. Ðã có một cuốn rồi, lâu lắm không nhớ để đâu nữa. Hân nói anh cũng để ý, vì ngó cái bìa cuốn sách thấy ló hình một anh cán bộ. Mở cuốn sách coi, Võ Tá Hân bảo tôi: Anh đọc thử trang này đi. Nhìn mới thấy, trên trang đầu có hàng chữ đề tặng, tặng cho tôi, với chữ ký của Trần Tuấn Dũng, Montréal! Mang cuốn sách về nhà, đọc lại, vẫn thấy có nhiều chuyện lý thú. Bởi vậy mới có câu chuyện kể hầu quý vị hôm nay.

[Nhân tiện, xin kể thêm một chuyện ngoài lề. Tháng trước, tôi cũng thấy ở trước cửa viện xã Fountain Valley một cuốn sách History of Mathematics của David Eugene Smith. Nhìn gáy sách quen quen, tôi nhớ mình đã có một trong hai cuốn của bộ này, đọc đi đọc lại không chán. Ðây là cuốn số hai, chắc ở nhà mình đã có cuốn số một. May quá, bèn thỉnh về! Về nhà, mở coi, mới thấy những trang có đánh dấu vạch vàng, vạch xanh, đỏ, rất quen. Coi nội dung thì nhận ra cuốn này mình đã có rồi. Cuối cùng, lại thấy cả những hàng chữ bên lề trang sách, viết bút chì, mới nhận ra đây chính là chữ mình viết. Không hiểu ai mượn rồi quên trả, cuốn sách đã lưu lạc, được đem tặng thư viện, rồi lại có dịp trở lại nhà mình! Phải cảm ơn tất cả những người tặng sách cũ cho thư viện. Tôi vẫn ghi một câu của Anatole France, mà không chịu áp dụng. France nói: Ðừng cho ai mượn sách. Hãy coi gương tôi: Trong tủ sách của tôi toàn là sách mượn.]
08-12- 2014 6:46:17 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Mỹ trấn an Trung Quốc khi gửi 2.500 quân đến Úc

(TNO) Mỹ đưa ra những tuyên bố mang tính trấn an Trung Quốc vào hôm 12.8 sau khi Washington và Canberra ký thỏa thuận điều 2.500 lính thủy đánh bộ đến Úc.


Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ảnh: Reuters
Hồi năm 2011, Trung Quốc đã bực tức khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo được Úc cho phép điều lính thủy đánh bộ đến thành phố Darwin, miền bắc Úc, AFP cho hay.
Vào ngày 12.8, sau khi ký kết thỏa thuận điều thêm 2.500 quân đến Úc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố Washington không muốn có xung đột với Trung Quốc.
“Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc như một đối tác toàn cầu và hy vọng là như một nền kinh tế hùng mạnh, như một thành viên sẵn lòng xây dựng cho cộng đồng quốc tế. Chúng tôi không mong muốn xung đột và đối đầu”, ông Kerry nói.
Trước đó, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cũng đã biện hộ cho thỏa thuận nói trên khi phủ nhận nó được ký nhằm mục đích nhắm vào Trung Quốc.
“Đó hoàn toàn không phải là mục đích của thỏa thuận. Nó được ký nhằm giúp Úc phối hợp chặt chẽ với Mỹ để đảm bảo rằng chúng ta có thể phục vụ cho hòa bình an ninh trong khu vực”, bà Bishop giải bày.
“Mỹ hiện đang tái cân bằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nên đây là cách để chúng tôi làm việc với nhau để giúp phát triển kinh tế, an ninh và hòa bình”, ngoại trưởng Úc cho biết.
13/08/2014 09:48
Hoàng Uy

Xây dựng tượng Ðức Trần Hưng Ðạo tại Little Saigon

WESTMINSTER, Cali. (NV) - Vào lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy 16 Tháng Tám, các tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Nam California sẽ làm lễ động thổ xây dựng tượng đài Ðức Trần Hưng Ðạo tại Little Saigon trên khu đất Hanoi Plaza, trước tiệm bánh ngọt Croissant d' Oré trên đường Bolsa thuộc thành phố Westminster.

Lễ động thổ xây cất tượng đài bắt đầu từ việc xây một bệ cao 3 feet và sau đó sẽ dựng tượng Ðức Trần Hưng Ðạo cao khoảng 5.6 feet được tạc từ đá hoa cương từ Việt Nam đem qua. Tượng có hình dạng như bức tượng Trần Hưng Ðạo được dựng tại bến Bạch Ðằng Saigon trong thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), còn tồn tại cho đến nay. Hai lá cờ Hoa Kỳ và VNCH đang được treo tại đây sẽ được di chuyển sang hai bên pho tượng, sẽ cao và to hơn trước.


Tượng đài Trần Hưng Ðạo tại bến Bạch Ðằng Saigon trước năm 1975. (Hình trong bộ sưu tập của Năm Rom)

Dự trù của ban xây dựng thì đây chỉ là khu đặt tượng tạm thời, chờ có được một khu đất khác rộng lớn hơn sẽ chuyển đến.

Theo tin tức được loan trên báo chí, truyền thông thì các thành phần tham gia dưới tên một tổ chức là Vietnamese Cultural Center. Mọi đóng góp xin ghi Memo danh xưng này.

Ðức Trần Hưng Ðạo, một danh tướng đời nhà Trần vào thế kỷ 13 đã ba lần đại phá quân nhà Nguyên bên Tầu. Ðối với người dân Việt từ nhiều đời nay, Ðức Trần Hưng Ðạo đã được coi là Thánh. Trên khắp đất nước Việt Nam nhiều nơi đã lập những đền thờ to lớn để nhớ công ơn của ngài. Tại Saigon trước năm 1975, trên đường Hiền Vương, gần khu Ðakao, có đền thờ Ðức Thánh Trần rất lớn, hàng năm chính quyền đã cùng các chức sắc trong đền tổ chức ngày giỗ của ngài. Ngày này cũng là ngày được các chính phủ VNCH liệt kê vào các ngày lễ chính trong năm, các cơ quan công quyền và trường học đều được nghỉ.

Công đức của Ðức Trần Hưng Ðạo không chỉ là một tướng lãnh đánh Ðông dẹp Bắc giữ gìn bờ cõi, mà còn là một biểu tượng của sự đoàn kết, thống nhất ý chí toàn dân trong việc chống ngoại xâm. Sử sách VN còn ghi rất nhiều về những chi tiết này mà ngày nay nhiều sử gia đã nhận định trong ba loại:

- Tinh thần đoàn kết: Trước hiểm họa ngoại xâm, Ðức Trần Hưng Ðạo khi ấy được vua nhà Trần phong làm thái sư đã dẹp bỏ những tị hiềm thù hận có từ thời Trần Thủ Ðộ để thống nhất lực lượng với các tướng lãnh hoàng thân quốc thúc nhà Trần.

- Tinh thần dân chủ: Hai hội nghị Bình Than cho các cấp trong triều đình và Diên Hồng cho các bô lão trong toàn dân để thống nhất ý chí quyết chiến trong mọi tầng lớp dân quân quan dân một lòng. Cả hai hội nghị đều do Ðức Trần Hưng Ðạo tâu vua cho thực hiện.

- Tinh thần thao lược: Ðức Trần Hưng Ðạo đã từng tâu vua rằng: “Khi nào quân giặc kéo đến ầm ầm như gió, như lửa, thế ấy lại dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà, như tầm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc, thế ấy mới khó trị...” (VN Sử Lược của Trần Trọng Kim). Áp dụng sự nhận định đó nên ba lần quân nhà Nguyên từng thắng trận khắp từ Á sang Âu, kéo 50 vạn quân sang đánh nước ta đều đã phải đại bại.

Ngày nay, trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, nhìn lại sử Việt trong thời đại của Ðức Trần Hưng Ðạo thấy có nhiều điều để chúng ta, từ những người cầm quyền cho tới dân chúng, nên lấy làm bài học.

Có lẽ vì thế mà tượng Trần Hưng Ðạo đang được cộng đồng người Việt Quốc Gia ở hải ngoại xây cất tại ngay thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản. Nhiều thành phần trong việc tổ chức đã có cả sự tham gia của các vị dân cử tại địa phương và các vị ứng viên vào các chức vụ trong chính quyền địa phương cũng như các tổ chức tranh đấu của Quân Cán Chính VNCH.

08-13-, 2014 3:35:24 PM 
Nguyên Huy/Người Việt

Chủ tịch Hội đồng Liên quân Mỹ tới Việt Nam

HÀ NỘI (NV) .- Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ, cùng một phái đoàn quân sự cấp cao tới Việt Nam 3 ngày “đáp lễ” chuyến thăm Mỹ của Tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN.

 
Đại tướng Martin Dempsey (trái), Chủ tịch Hội đồng Liên Quân Hoa Kỳ, cùng với Bộ trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel điều trần ở Quốc Hội ngày 18/6/2014 về vấn đề ngân sách quốc phòng. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

Ông Dempsey và phái đoàn của ông có mặt tại Việt Nam từ 13 đến 16/8/2014 “nhằm góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện đã được thiết lập giữa hai nước.” Bản tin của tờ Tiền Phong hôm Thứ Tư viết như vậy.

Trong dịp này, tờ Tiền Phong nói rằng “hai bên sẽ cùng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua trên cơ sở “Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới”. Tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm Mỹ hồi Tháng Sáu năm ngoái.

Chuyến thăm viếng của ông Dempsey tiếp theo sau ngay hai phái đoàn của Thương viện Hoa Kỳ hồi tuần qua mà tin tức đề cập thấy đều có liên quan tới vấn đề Mỹ cân nhắc bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam. Trước đây, các cấp lãnh đạo CSVN mỗi khi gặp giới chức Mỹ dù là hành pháp hay lập pháp đều kêu gọi bãi bỏ cấm vận nhưng đều được trả lời là cần phải cải thiện nhân quyền.

Trước khi rời Hà Nội cuối tuần qua, nghị sĩ John McCain cho hay Mỹ có thể nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam bắt đầu từ tháng Chín tới đây tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Hiểu như vậy, Hoa Kỳ sẽ bán cho Việt Nam những lại võ khí nào tùy theo mức độ cải thiện nhân quyền.

Ngoài chuyện họp với Bộ Quốc phòng CSVN, ông Dempsey sẽ gặp cả ông Nguyễn Tấn Dũng và thăm viếng một số nơi. Quan hệ an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phát triển rất chậm chạp. Một phần vì sự nghi kỵ thiện chí giữa hai kẻ cựu thù, phần khác vì có cái bóng quá lớn của Trung Quốc bên cạnh Việt Nam khiến Hà Nội phải dè dặt “đu dây”.

Việt Nam rất muốn Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương để có thể mua được một số trang bị có giá trị phòng vệ quan trọng như máy bay tuần tra biển chống tàu ngầm, radar, hỏa tiễn phòng không, chiến hạm v.v... Tuy nhiên, trang bị quân sự của Mỹ có giá rất đắt nên Hà Nội gần đây chỉ bày tỏ sự chú ý đến một số máy bay tuần tra biển Orion P-3 cũ hiện đang tồn kho thay vì mua mới.

Một ngày trước khi phái đoàn đại tướng Martin Dempsey đến Việt nam, đã có một hội nghị cấp cao với sự tham dự của một số chuyên viên quốc tế với đề tài Việt Nam “tăng cường chính sách đối ngoại đa phương” trong nhu cầu “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.

Tham dự hội nghị này, người ta thấy có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các chuyên gia hàng đầu thế giới về đối ngoại đa phương là nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy, nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jayantha Dhanapala, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo cùng hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, đại diện của các bộ, ngành, địa phương, một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam. (TN)
 08-13- 2014 3:02:44 PM
Theo Người Việt

Bé trai trộm nhãn bị trói tay, chụp hình tung lên mạng

VIỆT NAM (NV) - Một tấm ảnh chụp được tung lên mạng cho thấy, một cậu bé bị người lớn dùng nhục hình trừng phạt hành vi bẻ trộm nhãn.

Tin này được báo Dân Trí trích đăng, không cho biết địa điểm xảy ra sự việc, chỉ cho thấy cậu bé khoảng 10 tuổi bị trói chặt hai tay vào nhau. Trên cổ của cậu bé còn treo lủng lẳng một chùm nhãn, có vẻ là “chiến lợi phẩm” của cậu đã hái trộm, và bị người ta bắt quả tang. Bức ảnh cũng cho thấy, cậu bé đang khóc thét vì khiếp sợ.

Cậu bé bị trói tay, cột cổ chùm nhãn chụp ảnh tung lên mạng. (Hình: Báo Dân Trí)

Cũng theo báo Dân Trí, bức ảnh được tung lên mạng đã nhận được nhiều câu ghi chú phản đối kịch liệt. Chủ nhân trang mạng mang tên “81 Gia Lai” sau đó đã gỡ bỏ tấm ảnh, nhưng sự phẫn nộ của dư luận vẫn không chấm dứt. Dư luận cho rằng hành động trừng phạt người khác, đặc biệt là trẻ con, khi họ lầm lỗi hiện nay không còn là chuyện cá biệt xảy ra tại Việt Nam.

Hôm 10 tháng 4, 2014 vừa qua, cũng đã xảy ra vụ người lớn dùng nhục hình với trẻ nghi trộm sách tại một siêu thị ở trung tâm huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Trong vụ này, nhân viên siêu thị đã dùng băng keo dán chặt hai tay của một nữ sinh vào lan can tầng lầu 1 của siêu thị. Nhóm nhân viên này còn dán một tờ giấy có in hàng chữ “Tôi là người ăn trộm” lên ngực cô nữ sinh.

Ðáng nói hơn, nhân viên siêu thị còn chụp hình cô bé tung lên mạng xã hội cho nhiều người khác nhìn thấy. Cho đến khi một người thân của cô bé đến siêu thị nộp phạt 200,000 đồng, tương đương 10 đô la thì cô bé mới được thả ra. Cô bé tên là PTS, 13 tuổi, học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở Chu Văn An, tỉnh Gia Lai.

Vụ trừng trị quá đáng hành vi của một cô học trò nhỏ bị nghi trộm sách của nhân viên siêu thị Vĩ Yên đã gây chấn động dư luận một dạo. Các vụ người lớn dùng nhục hình với trẻ em chỉ vì nghi trộm cắp không đáng kể, khiến người ta liên tưởng đến hàng loạt vụ đánh chết người trộm chó ở Việt Nam.

Nhan nhản khắp xã hội Việt Nam hiện nay còn là các vụ giết người như “ngóe” chỉ vì một cái liếc mắt, một câu trêu chọc, và thậm chí chỉ vì người cho mình một hộp cơm từ thiện không lẹ làng theo ý mình. (PL)
 08-13-2014 4:04:07 PM
Theo Người Việt

Ebola được tìm thấy ở lợn, tính mạng con người đang bị đe dọa


Một dạng đặc biệt của virut Ebola đã được tìm thấy ở lợn. Đây là lần đầu tiên căn bệnh nguy hiểm này được tìm thấy ở vật nuôi.
Ebola được tìm thấy ở lợn, tính mạng con người đang bị đe dọa
Theo báo cáo trong một tạp chí khoa học của Philippines, Reston Ebolavirus (Rebov) trước đây chỉ được tìm thấy ở khỉ và con người nhưng gần đây nó đã được phát hiện ở lợn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, về mặt lý thuyết rất có thể virut này đột biến ở lợn thành một dạng có thể lây bệnh cho con người. Philippines đã kiểm tra 141 người nghi mắc Ebola và sáu người trong số họ có thể đã làm việc ở các trang trại lợn hoặc tiếp xúc với các sản phẩm từ lợn. Điều này có nghĩa rất có thể họ đã bị nhiễm virut này từ lợn trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, rất may mắn cả người đều không cho thấy dấu hiệu phát tán của virut này.
Rebov là một chủng thuộc virut Ebola và thường thấy trong các loại động vật thuộc loài linh trưởng. Virut này có thể gây sốt huyết do virus dẫn đến đông máu và có thể gây tử vong. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, kiểm tra máu và mẫu mô được lấy từ lợn bị bệnh nhiễm trùng hô hấp nặng ở Philippines và thấy chúng bị nhiễm các chủng khác nhau của Virut Ebola. Điều này cho thấy, rất có thể trước khi phát hiện Virut Ebola ở khỉ từ Philippines sang Hoa Kỳ thì loại virut này đã xuất hiện ở lợn.

Hàng trăm bằng tốt nghiệp đại học bị sai lỗi chính tả tiếng Anh


(Dân trí) - Sinh viên khoa Du lịch (thuộc ĐH Huế) phản ánh đến báoDân trí cho biết bằng tốt nghiệp đại học khoa này vừa cấp cho các sinh viên năm cuối ra trường bị sai sót khiến sinh viên đi công chứng bằng ĐH để nộp đơn xin việc không được vì phía công chứng nói bằng bị sai.
 

Theo đó, vào ngày 1/8 vừa qua, các sinh viên (SV) năm cuối vừa ra trường của khoa Du lịch (thuộc Đại học Huế) sau khi đến nhận bằng tốt nghiệp ĐH thì bỗng phát hiện ra một lỗi sai trên phần ghi tiếng Anh (bằng ĐH song ngữ, ghi 2 thứ tiếng Việt và Anh - PV). Phần sai này nằm phía trong bằng ở mặt giấy bên trái. Tháng 7 phải được ghi là ‘July’, nhưng trong bằng không biết thế nào lại ghi là ‘Yuly’.
Lỗi sai Yuly (vòng tròn tô đậm) của bằng ĐH do khoa Du lịch, Đại học Huế cấp cho SV ra trường.
Lỗi sai "Yuly" (vòng tròn tô đậm) của bằng ĐH do khoa Du lịch, Đại học Huế cấp cho SV ra trường.
“Chữ Yuly không có một ý nghĩa nào trong tiếng Anh cả. Tụi em lên hỏi cả tuần nhưng ở Tổ Đào tạo lại không có một động thái nào. Họ nói đó là lỗi nhỏ. Họ nói các thầy cô trong khoa đang mắc đi du lịch hè nên chưa giải quyết được. Chưa có một lời xin lỗi và phương án có bằng ĐH mới cho tụi em. Việc bằng bị sai một chữ như thế này làm tụi em đi công chứng bằng ĐH để nộp đơn xin việc không được vì phía công chứng nói bằng bị sai, không thể làm được. Có vài bạn đang định đi du học cũng chịu.  
Một số bạn may mắn hơn khi nộp giấy chứng nhận đủ điều kiện tốt nghiệp thay cho bằng ĐH, nhưng giấy đó cũng gần hết hạn, nếu không nhanh chóng bổ sung bằng ĐH không có lỗi sai cũng đang nôn nóng chờ đợi. Nhiều bạn như tụi em phải bị tắc lại việc đi xin việc chỉ vì bằng sai. Mỗi ngày trôi qua là tụi em mất đi một cơ hội” - một SV vừa ra trường (xin được giấu tên nhận bằng ĐH sai ở ngành Du lịch học) nêu ý kiến bức xúc.
Ngày 13/8, PV Dân trí đã có buổi làm việc với khoa Du lịch (Đại học Huế). Ông Nguyễn Đức Cường, Tổ trưởng Tổ Đào tạo - Công tác sinh viên cho biết, có tất cả 262 bằng tốt nghiệp ĐH của SV khóa vừa mới ra trường ở 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh và du lịch học bị sai. Lỗi sai là ở chữ ‘July’ (tháng bảy ở phần ghi tiếng Anh) đã bị viết sai thành chữ ‘Yuly’.
Lỗi sai Yuly (vòng tròn tô đậm) của bằng ĐH do khoa Du lịch, Đại học Huế cấp cho SV ra trường.
Toàn bộ sinh viên mới ra trường của khoa Du lịch (thuộc Đại học Huế) nhận bằng ĐH bị sai lỗi chính tả tiếng Anh.
“Lỗi này do phía in ấn của chúng tôi, ở bộ phận đánh máy. Phôi trống bằng tốt nghiệp ĐH được nhận từ Đại học Huế. Sau đó tiến hành in tại Tổ Đào tạo, rồi gửi lên Ban chủ nhiệm khoa để kiểm tra. Tiếp theo là chuyển qua Ban Đào tạo Đại học Huế để trình ký” - ông Cường cho biết về quy trình làm bằng tốt nghiệp ĐH.
Phần trong và ngoài bằng tốt nghiệp ĐH bị sai lỗi.
Phần trong và ngoài bằng tốt nghiệp ĐH bị sai lỗi.
Phần trong và ngoài bằng tốt nghiệp ĐH bị sai lỗi.
Theo PGS.TS. Bùi Thị Tám, Khoa trưởng khoa Du lịch, lỗi này không ai muốn, là lỗi kỹ thuật, khoa xin nhận lỗi. “Chắc chắn cầm bằng này làm việc ở Việt Nam không có vấn đề gì lớn vì sai lỗi tiếng Anh. Nhưng vì các em làm trong ngành Du lịch, có nhiều em đi du học, đời người cầm một bằng ĐH, nếu nộp cho đối tác nước ngoài thì họ sẽ cho rằng bằng có lỗi.
Nên khi phát hiện sai thì khoa quyết định thu hồi. Theo quy trình, Khoa đại diện cho Đại học Huế làm việc này. Khoa sẽ thành lập hội đồng để tiêu hủy, rồi có quyết định mua lại phôi bằng mới. Vì đã hè, đang đi du lịch nên bị chậm đôi chút nhưng vẫn xử lý kịp thời” - bà Tám trao đổi.
Lãnh đạo khoa Du lịch cho biết đã thu hồi được 200 bằng ĐH, số còn lại vào cuối tuần này sẽ thu hồi hết từ các SV. Xong sẽ lập hội đồng tiêu hủy rồi tiến hành in lại bằng mới cho SV. Hạn chậm nhất vào cuối tuần sau sẽ có bằng ĐH mới cho toàn bộ SV. Trường sẽ dùng đa dạng các hình thức thông tin để thông báo cho SV, chủ yếu là mạng xã hội Facebook vì đa số các SV đều dùng mạng này.
Đại Dương

Tướng cao cấp Quân đội Mỹ sang thăm Việt Nam



(Tin tức thời sự) - Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ làm trưởng đoàn có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 16/8.

Nhận lời mời của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Hoa Kỳ do Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ làm trưởng đoàn có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 16/8.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ thăm chính thức Việt Nam và cũng là chuyến thăm đáp lễ sau chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam vào tháng 6/2013.
Chuyến thăm Việt Nam của Đại tướng Martin Dempsey và đoàn nhằm góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện đã được thiết lập giữa hai nước.
Đại tướng Martin Dempsey
Đại tướng Martin Dempsey
Trong dịp này, hai bên sẽ cùng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua trên cơ sở “Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới.
Theo đó, phương hướng hợp tác của quân đội hai nước trong thời gian tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực như: Khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm cứu nạn; cứu trợ thảm họa thiên tai, đào tạo; tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi pháp luật trên biển…
Trước đó, hôm 20/6/2013, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng đã đến thăm Bộ Quốc phòng Mỹ, lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc gần 40 năm trước.
Theo Bloomberg, khi tới thăm Lầu Năm Góc, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã được Đại tướng Martin Dempsey hộ tống vào phòng họp của Bộ Tham mưu liên quân.
“Đây là chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử của một vị Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam tới Lầu Năm Góc”, Tư lệnh Hải quân Scott McIlnay, một phát ngôn viên của Đại tướng Dempsey, cho biết trong một tuyên bố gửi qua đường email.
Theo ông McIlnay, tại cuộc gặp gỡ nói trên, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Dempsey đã thảo luận về các vấn đề khu vực mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có chiến lược xoay trục về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Bloomberg bình luận, chuyến thăm Bộ Quốc phòng Mỹ của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ phản ánh mối quan hệ này càng được cải thiện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ đã được nối lại vào năm 1995, hai thập kỷ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

NHÀ SƯ TỪ BỘ CÔNG AN



Published on August 13, 2014   ·   2 Comments
NHASU-CONGAN
ẢNH CHỈ MANG TÍNH MINH HỌA VÌ NHÀ SƯ ĐẸP TROAY QUÓA :-)
- Anh ơi. Em mượn bao diêm.
- Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới. Tôi là Hòa Thượng.
- Em xin lỗi. Vậy gọi anh là Hòa Thượng gì?
- Gọi Thầy.
- Thầy gì?
- Chị hỏi Pháp Danh của tôi à?
- Vầng.
Thích Thanh Thanh Định.
- Tên hay lắm. Dưng em hỏi tên anh khi chưa ở Chùa cơ.
- Thầy.
- Ồ em quên. Tên Thầy khi chưa ở Chùa.
- Tôi hồi nhỏ tên Ngọc.
- Thầy Ngọc. Tên đẹp người đẹp. Em thích.
- Cửa Chùa chị nên xưng tôi, nếu ít tuổi xưng con. Không xưng em.
- Em cứ em đấy.
- Con.
- Em nhớn rồi nhé Thầy nhé.
- Chị thắp hương đi. Đừng cắm hương lên xôi.
- Thầy nhìn thế, em cắm hương lên tay em đây này.
(2)
- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vầng. Chào chị.
- Em mượn cái khay.
(3)
- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vầng. Chào chị.
- Thứ Bẩy Thầy không xuống phố chơi?
- Xuất gia không nghỉ Thứ Bẩy.
- Không buồn?
- Không. Tu hành vui trong Giới.
- Em chả hiểu. Tu thì không được lấy vợ có phải?
- Phải.
- Dưng vẫn được yêu?
- Không.
- Vô lý. Thầy yêu Phật chứ? Yêu Giời chứ?
- Cái đó khác.
- Em ước người yêu em bảo em là, em là Giời Phật của anh. Ui thật đắm say.
- Báng bổ quá.
- Hì hì ước thôi mà. Giả dụ Thầy chưa tu, chưa người yêu. Thầy yêu em không?
- Không.
- Tại sao?
- Tại chị quá đẹp.
- Ui Thầy bảo gì?
- Tại chị quá đẹp.
- Quá đẹp, lại không yêu? Nói dối hả? Hay nịnh?
- Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới.
- Em ước cắn phát môi Thầy.
(4)
- Thầy ơi. Chào Thầy.
- Vầng. Chào chị.
- Á à Thầy để tóc nhá.
- Tuần rồi chưa kịp cạo chị ạ.
- Chứ không phải Thầy thích em?
- Ồ không. Không đời nào.
- Thầy chả cần để tóc. Đóng quả quần Lì Vai, quả áo Cá Sấu. Đầu trọc phong trần càng quyến rũ. Ui em mê Thầy túi bụi.
(5)
- A lố Mi Mi à?
- Chị đây. Gì con kia?
- Này chị có giai mới.
- Khoe mãi. Sốt ruột. Đẹp giai không?
- Đẹp đau đớn luôn. Mày thấy không ghen chị làm con mày.
- Giầu không?
- Chả quan trọng.
- Ơ con dở hơi. Giầu không quan trọng gì quan trọng? Làm đâu?
- Mày không đoán nổi đâu.
- Đẹp giai, nghèo. Nghệ phỏng?
- Không. Đặc biệt hơn nhiều.
- Sinh viên?
- Ơ con dở hơi. Đéo ai yêu nhãi ranh.
- Chịu.
- Thầy chùa.
- Gì? Sư á?
- Sư. Hòa Thượng.
- Mày không dở hơi. Đồ chó. Mày khùng rồi.
- Mày chưa gặp. Miễn bàn.
- Con khùng. Mày yêu nó bỏ nó, nó yểm bùa cho mày sống như chết.
- Thật?
- Chị chán mày lắm.
(6)
- Thầy ơi.
- Lễ sớm thế?
- Sớm mới vắng.
- Thầy!
- Gì?
- Thầy ôm em đi.
- Không.
- Hèn.
(Kết)
Hòa Thượng liếc cổng Chùa, ghì siết cô gái. Hèn? Làm vợ bé anh nhá?
Cô gái dẩu mồm tròn mắt. Vợ bé sư?
Hòa Thượng tủm tỉm, rút trong áo quả thẻ nhựa: Bộ Công An, Cục A41, Đinh Xuân Ngọc, Đại Úy.
SƯU TẦM INTERNET

“Giá bất động sản vẫn có thể giảm nữa”



Published on August 13, 2014   ·   No Comments
LEHOANGCHAU-BATDONGSAN
Ông Lê Hoàng Châu: “Những gánh nặng trong cơ cấu giá thành bất động sản, trên thực tế người tiêu dùng phải chịu”.

Giá bất động sản vẫn có thể giảm nữa, nếu như Nhà nước cắt bỏ được những chi phí bất hợp lý đối với các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản.
Đó là quan điểm của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, khi nói về cơ hội tiếp cận, sở hữu căn hộ của số đông người dân, trong bối cảnh thị trường gần như đang ủng hộ người mua.
Trao đổi với VnEconomy, ông Châu nói:
- Gần đây, thị trường bất động sản Tp.HCM cũng như nhiều địa phương khác có dấu hiệu hồi phục, nhưng là sự hồi phục từ từ, từng chút một. Phân khúc chủ đạo nhà ở dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, vẫn phát triển tốt.
Tuy nhiên, nếu nói rằng thị trường bất động sản không bị khủng hoảng là không đúng. Thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. Hiện doanh nghiệp bất động sản đang bị “ăn vào tài sản cố định”, tức là phải bán sản phẩm với mức lãi rất thấp.
Chẳng hạn như phân khúc cao cấp hiện đang được bán với mức lợi nhuận 6% mà chưa tính lãi vay, thay vì 40 – 50% như trước đây. Nhiều doanh nghiệp phải bán hoà vốn, cá biệt có doanh nghiệp phải bán lỗ, thành ra rủi ro vẫn còn ở phía trước.
Khả năng tái sản xuất của doanh nghiệp bị hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
Nhưng có ý kiến cho rằng, bất động sản sau một giai đoạn ngắn “gượng dậy”, hiện nay đang có dấu hiệu khó khăn hơn?
Ai cũng biết, thị trường bất động sản đã rơi vào khu vực đáy của khủng hoảng từ nhiều năm nay. Còn nếu tính từ 2008 đến nay, ngoại trừ có một giai đoạn ngắn ngủi từ 2009 đến cuối 2010 thị trường có ấm lại, song cũng chính từ sự ấm lại này đã đưa đến nguy cơ bất ổn kinh tế, nên Nhà nước phải siết lại từ đầu 2011 và thị trường gặp khó khăn từ đó đến nay.
Nhưng chính trong khủng hoảng đó, Chính phủ có những điều chỉnh kịp thời, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ và không còn coi bất động sản là ngành phi sản xuất, đã tạo điều kiện cho thị trường có những chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, cũng chính vì thị trường bất động sản đã ở vùng đáy trong một thời gian dài nên chắc chắn trong thời gian tới, thị trường sẽ có những chuyển động đi lên, bởi xưa nay quy luật là “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Nó đã rơi xuống đáy rồi thì nó phải lên thôi. Tất nhiên, sự hồi phục này là khá yếu ớt vì thực tế chúng tôi cũng không kỳ vọng vào một sự đột biến.
Tuy nhiên, chúng tôi có niềm tin rằng, thị trường bất động sản Việt Nam không bao giờ có chuyện rơi vào bong bóng như cuối 2007.
Cùng với đó, giới đầu tư hiện đã có sự thay đổi lớn về tâm thức, không phải chạy theo siêu lợi nhuận nữa mà là chia sẻ với người tiêu dùng. Đây cũng là cách doanh nghiệp tự cứu mình vì chiến lược bây giờ phải là “bán lỗ để cắt lỗ”.
Song xét về góc độ tổng thể nền kinh tế, tôi cho rằng Nhà nước không nên để cho doanh nghiệp bị lỗ hoặc lãi quá thấp. Bởi nếu doanh nghiệp không mạnh thì làm sao có nền kinh tế mạnh, làm sao có thị trường bất động sản phát triển được. Hiện có nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam để thôn tính các dự án bất động sản có vị trí tốt với giá rẻ mạt.
Có ý kiến cho rằng, sau vu việc của Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng (VNCB), thị trường ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tiêu cực?
Tôi cho rằng, vụ việc đó không có ảnh hưởng gì đến thị trường bất động sản vì đó cũng chỉ là những hoạt động mới khởi đầu của VNCB, tầm ảnh hưởng, lan toả của nó chưa có gì. Và thực tế VNCB cũng không phải là ngân hàng khởi xướng ra chương trình này, gói nọ gói kia.
Tuy nhiên, đối với một số hợp đồng đã được ký kết giữa các đối tác có liên quan đến chương trình của VNCB thì cũng cần phải quan tâm hơn. Nhưng, theo tôi được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đang quản lý rất chặt chẽ hoạt động của VNCB nên sẽ không ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Khá nhiều ý kiến bình luận rằng, giá bất động sản hiện nay có giảm, nhưng vẫn chưa phải là mức giá phù hợp?
Tôi cho rằng, những người nói thế có thể là họ chưa bao giờ kinh doanh bất động sản. Thậm chí, cách đây chưa lâu, có một chuyên gia cho rằng, Nhà nước hiện đang bị thất thu chênh lệch địa tô. Khoản tiền đó chui vào túi các doanh nghiệp bất động sản.
Điều này có thể xảy ra 10 năm về trước, khi mà doanh nghiệp bất động sản được phân lô bán nền thoải mái, không cần phải đầu tư hạ tầng bài bản. Còn hiện nay doanh nghiệp bất động sản hiện nay phải nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường, phải trả lãi vay, trả cổ tức cho các cổ đông…
Nếu từ những quan điểm đó để xây dựng cơ chế chính sách thì càng nguy cho thị trường bất động sản.
Vậy ông có cho rằng, giá bất động sản đã phù hợp với mặt bằng thu nhập của đại đa số người dân?
Cơ cấu giá thành bất động sản hiện nay là bất hợp lý vì do các cơ chế, chính sách điều chỉnh nó.
Trong Luật Đất đai 2013 có quy định các chủ dự án bất động sản sử dụng đất phải ký quỹ lên tới 30%, đã khiến cho một lượng tiền lớn bị “chôn” vào tài khoản của Nhà nước, trong khi doanh nghiệp không được sử dụng, sẽ khiến cho giá bất động sản ngày càng tăng.
Và cuối cùng người mua bất động sản là đối tượng phải gánh chịu sự bất hợp lý này.
Giá bất động sản có những yếu tố bất lợi, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng doanh nghiệp phải mua theo giá thị trường, phải nộp tiền sử dụng đất, chi phí vốn… những gánh nặng này thực tế người tiêu dùng phải chịu. Giá bất động sản có thể giảm nữa, nếu chúng ta cắt bỏ được những chi phí bất hợp lý này.
THEO VNECONOMY

Ngoại giao “chớp chớp mắt”



Published on August 13, 2014   ·   No Comments
kerryminh

Nói thêm về vụ ngoại giao “mắt chớp chớp”, biết đâu sẽ đi vào lịch sử như ngoại giao “bóng bàn” trước kia.
Trước hết trong tiếng Anh kiểu “bắt tay” như vậy của 2 ông ngoại trưởng Mỹ-Việt gọi là high five. Đây là một kiểu “bắt tay” của những người chơi thân và biết nhau lâu, không phải là dạng bắt tay xã giao khi gặp mặt hay từ biệt. Với cử chỉ high five này, John Kerry và Phạm Bình Minh tỏ ra họ (và ám chỉ quan hệ Mỹ-Việt) đã rất thân thiết.
Thứ hai nếu ai xem thể thao Mỹ thường xuyên (bóng rổ, bóng chày…) sẽ thấy các cầu thủ cùng đội hay high five nhau sau khi ghi điểm, đặc biệt là các pha ghi điểm ngoạn mục. Không rõ 2 ông ngoại trưởng này đã cùng nhau ghi được điểm gì mà mừng rỡ high five với nhau thế?
Thứ ba, tôi nghĩ hành động “mắt chớp chớp” của ông Phạm Bình Minh không phải do “e lệ” hay “ngượng ngùng” với John Kerry mà đó là một cái nháy mắt tinh quái ngầm nói “nó mắc bẫy tụi mình rồi”. Nó ở đây là ai thì chắc mọi người đều đoán được.
Nội dung cuộc họp ngoại trưởng ASEAN vừa rồi không có gì bí mật, nên việc cặp đôi Kerry-Minh đã ghi được bàn gì và đã gài bẫy gì chắc không khó kiểm chứng. Có khả năng điểm và bẫy cũng chẳng quan trọng mà cái chính là màn trình diễn high five và “mắt chớp chớp” (có khi đã được chuẩn bị công phu) này biết đâu sẽ mở ra một thời kỳ ngoại giao mới giữa hai nước.
FB Giang Lê

PICS : Người biểu tình Khmer Krom giận dữ đốt quốc kỳ Việt Nam



Published on August 13, 2014   ·   No Comments
Trong làn sóng biểu tình phản đối những phát ngôn được cho là khiếm nhã của ông Trần Văn Thông (Tham tán Chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia), các biểu tình viên Khmer Krom đã giận dữ đốt quốc kỳ Việt Nam. Dưới đây là tin tức tổng hợp của TTXVA, mọi quan điểm phản hồi mong quý độc giả comment lịch thiệp dưới bài viết hoặc gửi về hộp thư của chúng tôi dưới dạng bài viết riêng !
Khmer Krom protesters burn Vietnamese national flag
Làn sóng biểu tình này vốn dĩ bùng phát từ đầu tháng 7 năm 2014, nó được khơi mào bởi những phát ngôn liên quan đến vị thế của sắc tộc Khmer Krom (còn gọi là Khmer Hạ hoặc Kampuchea Krom) trong lịch sử Việt Nam cũng như Campuchia. Từ lâu, cộng đồng Khmer định cư tại khu vực Tây Nam Bộ đã bất mãn với tệ phân biệt đối xử của chính phủ Việt Nam, khi mà các quyền lợi căn bản nhất của sắc tộc thiểu số không được coi trọng và mặc dù chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng người Khmer Krom vẫn là một cộng đồng nghèo đói, ít có cơ hội tiếp cận với các giá trị tri thức hoàn cầu. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng không ngần ngại trấn áp mạnh tay những động thái phản kháng của nhóm dân cư này và thậm chí dùng quyền lực truyền thông – giáo dục để tạo ra cái nhìn thiên kiến hẹp hòi về sắc tộc Khmer Nam Bộ. Bởi vậy, những cuộc biểu tình chống chính phủ Việt Nam của cộng đồng Khmer Krom thực tế đã diễn ra từ nhiều năm qua và tại rất nhiều quốc gia có đông đảo người Khmer Krom sinh sống.
Trong cuộc biểu tình lần này, các tổ chức chính trị cũng như hội đoàn tôn giáo Khmer Krom cáo buộc ông Trần Văn Thông “không biết gì về lịch sử khu vực” và yêu cầu ông này “phải xin lỗi công khai về việc ông ta hiểu lầm lịch sử Kampuchea Krom, mà nay là một phần của miền Nam Việt Nam“. Theo nhiều nguồn tin, cuộc biểu tình được xách động bởi Phong trào trí thức và sinh viên Campuchia (Federation of Cambodian Intellectuals and Students, FedCIS) – một tổ chức chính trị của người Khmer Krom có trụ sở tại Phnom Penh. Hôm 21 tháng 7 vừa qua, tổ chức này cũng đã gửi một văn kiện phản đối tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời đưa ra thời hạn hai tuần để Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia có phản hồi chính thức – tuy nhiên đến nay tòa Sứ quán vẫn im lặng.
FCIS-NguyenTanDung
Về phía người bị chống đối – ông Trần Văn Thông. Trong các cuộc trả lời phỏng vấn của giới truyền thông, ông này vẫn khăng khăng giữ quan điểm rằng : “Nam Bộ là lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam, được quốc tế và chính Vương quốc Campuchia thừa nhận“. Ngoài ra, ông này cũng cắt nghĩa rằng, phần lãnh thổ Tây Nam Bộ vốn được Đế quốc thực dân Pháp chuyển nhượng cho Việt Nam sau khi triệt thoái khỏi Đông Dương và Việt Nam có quyền kế thừa nó chứ không phải Campuchia : “Pháp vào Việt Nam năm 1858 và vào Campuchia năm 1863“, “Khi vào Đông Dương, Pháp không cắt đất của Việt Nam cho Campuchia và cũng không cắt đất của Campuchia cho Việt Nam. Cho tới khi nhân dân Đông Dương đấu tranh giành độc lập, khi rút khỏi Đông Dương thì Pháp cũng không cắt đất Campuchia cho Việt Nam“.
Về phía những người chống đối, ông Thach Setha – Giám đốc điều hành của tổ chức Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom (Khmer Kampuchea Krom Community, KKKC) – cảnh báo sẽ tiếp tục biểu tình và nếu cần thiết sẽ kêu gọi tẩy chay hàng hóa Việt Nam, bởi vì “Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không trả lời gì, có nghĩa Việt Nam coi thường Campuchia đến nỗi không tiếp nhận đơn“.
Về phía Campuchia, trong khi các tổ chức chính trị đối lập tại quốc gia này – mà chủ yếu là Đảng Sam Rainsy – hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh của cộng đồng Khmer Krom và ra sức hỗ trợ họ về mặt truyền thông, thì chính quyền thành phố Phnom Penh đã điều động lực lượng cảnh sát vũ trang trấn áp đoàn biểu tình. Sau khi hành động sỉ nhục quốc kỳ Việt Nam được truyền thông đăng tải, ông Long Dimanche – Phát ngôn viên của Tòa Thị chính Phnom Penh – cho hay, những kẻ đốt cờ chắc chắn sẽ bị nghiêm trị và “Đây là một nhóm vô chính phủ… chúng tôi chưa quyết định sẽ trừng phạt họ thế nào mà phải chờ xem đã“.
Về phía Việt Nam, trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 8 tại trụ sở Bộ Ngoại giao (Hà Nội), phát ngôn viên Lê Hải Bình đã tuyên bố : “Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh ngày 12 tháng 8“. Ông nêu rõ : “Đây là những hành động ngang ngược, cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi yêu cầu Campuchia xét xử nghiêm minh theo pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tình trạng trên tái diễn“. Tuy nhiên, bài phát biểu của người đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ trọn vẹn hơn nếu không có cụm từ “biểu tình bất hợp pháp”, bởi vì quyền biểu tình được Hiến pháp Campuchia tôn trọng và người biểu tình dù quá khích đến mức nào cũng không bị coi là tội phạm. Cách cư xử thiếu nghiêm túc này cho thấy giới ngoại giao cũng như chính phủ Việt Nam tỏ ra vụng về trong việc giải quyết vấn đề mâu thuẫn sắc tộc – một thực trạng hiển nhiên diễn ra tại bất kỳ quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa nào.
Buddhist monks protest at a blockade near the Vietnamese Embassy in Phnom Penh
Clash at Vietnam Embassy 1
Clash at Vietnam Embassy 6
Clash at Vietnam Embassy 2
Clash at Vietnam Embassy 3
Clash at Vietnam Embassy 4
Clash at Vietnam Embassy 12
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Clash at Vietnam Embassy 5
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory
Cambodians Protest Against Vietnam's Historical Integrity Around The Khmer Krom Territory