Tuesday, January 21, 2014

VIDEO - CỜ ĐỎ SAO VÀNG là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933)



CỜ ĐỎ SAO VÀNG là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933)
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2...
Cờ nước CHXHCNVN mà Việt cộng chọn hiện nay là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933).

Trong tài liệu của http://www.worldstatesmen.org/China.html , các bạn nên chú ý lá cờ của VC vào 29 tháng 9 năm 1945 là lá cờ đỏ ngôi sao vàng, với cánh sao cong bầu ra chớ không phải là đường thẳng, được ghi vào khoảng giữa trang như sau:

{{ Ghi chú: Lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen.org bị VC khiếu nại, bây giờ chỉ còn để lại hàng chữ:
Chairman of the People's Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 -- 21 Jan 1934 Li Jishen (*) (b. 1884 -- d. 1959) }}

Vào thời gian chỉ có 2 tháng, từ 21/11/1933 đến 21/1/1934, ông Li Jishen làm chủ tịch của thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian). Đây là tài liệu lịch sử có ghi chú (b. 1884 -- d.1959) và ông Li Jishen là một nhân chứng lịch sử.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo bộ phim "Vạn Lý Trường Chinh" 24 tập của Trung Cộng do đạo diễn Kim Thao, với Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông đánh với quân đội của Tưởng Giới Thạch, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy cảnh Hồng Quân Trung Cộng phất cờ đỏ sao vàng mập trong các trận đánh.
http://3.bp.blogspot.com/-7d7Efwyr1w8...

Vì thế vào ngày 30 tháng 11 năm 1955, CS Việt Minh cho đổi lá cờ nước thành lá cờ sao vàng với những đường cong bầu, trở thành những đường thẳng, như được ghi lại trong trang nhà của:
http://www.worldstatesmen.org/Vietnam...

Tất cả mọi người Việt Nam dù là theo chủ nghĩa cộng sản hay không cộng sản cần hiểu để loại bỏ biểu tượng lá cờ máu này.

Nó phát sinh từ tỉnh Phúc Kiến, hãy gởi nó trả về cho Trung Cộng. Biểu tượng lá cờ máu này vô cùng nhục nhã cho đất nước VN, vì nó là một phần nhỏ trong lá cờ của Trung Cộng.

Chấp nhận cờ máu chẳng khác nào chấp nhận làm thân trâu ngựa cho Trung Cộng. Hãy kiên quyết và dứt khoát tẩy chay và đấu tranh đòi cho được việc xoá bỏ lá cờ máu này.

Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thì Không Bao Giờ Có Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
http://yourlisten.com/vietnamsaigon/c...

Cờ Đỏ Sao Vàng - Flag of Vietnam
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2...

Vietnam National Anthem - Quốc ca Việt Nam - Tiến Quân Ca

‘Hội chứng’ khu kinh tế, công nghệ cao làm nghèo đất nước



images1316713_khu_cong_nghe_cao_lang_hoa_
Bản quy hoạch tổng thể khu trung tâm công nghệ cao Hòa Lạc.
Nhận xét về sự hình thành các dự án khu kinh tế, ông Hà Sỹ Đồng – Kiêm Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho rằng đây và vấn đề “hội chứng” còn ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách gọi đó là “nở rộ”.
Vượt quá khả năng ngân sách
Thông tin trên Thời báo Kinh tế Việt Nam cho biết, hiện cả nước có 18 khu kinh tế được quy hoạch với tổng diện tích mặt đất và mặt biển 730.553 ha. Việc thành lập các khu kinh tế kéo theo nhu cầu vốn đầu tư đang vượt quá khả năng cân đối ngân sách trong khi hiệu quả hoạt động không cao. để xây dựng và đưa vào hoạt động những khu kinh tế nêu trên đều cần một nguồn tiền khổng lồ cũng đã đổ vào đây.
Cụ thể, mỗi năm, chỉ tính riêng tiền đầu tư cho hạ tầng cũng lên đến hàng nghìn tỷ đồng, bởi các khu kinh tế đều được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng; đầu tư hạ tầng ngoài các khu chức năng, đền bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng, xây dựng công trình xử lý nước thải và chất thải rắn.
Như trong năm 2010, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng hạ tầng khu kinh tế là 11.361 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, khu vực này còn thu hút hàng ngàn tỷ đồng từ các nguồn vốn khác. Lũy kế đến hết năm 2010, tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu kinh tế trên cả nước là gần 170.000 tỷ đồng.
Với tổng diện tích đất dành cho việc xây dựng 15 khu kinh tế đã được thành lập là 662.249 ha (dự kiến còn tăng lên), nhiều địa phương đặt mục tiêu thu hút vốn vào khu kinh tế ở mức hơn 40 tỷ đồng, thậm chí 60-70 tỷ đồng/ha, là mức huy động rất khó thực hiện trong bối cảnh phát triển kinh tế suy giảm như hiện nay, đồng thời vốn đầu tư từ ngân sách cũng đang bị thắt chặt.
Việc thành lập nhanh các khu kinh tế kéo theo nhu cầu vốn đầu tư đang vượt quá khả năng cân đối của ngân sách quốc gia, nên nhiều khu kinh tế đang gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu vận hành và thu hút đầu tư.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, mặc dù các tiêu chí thành lập khu kinh tế đã được thể chế hóa trong Nghị định 29 của Chính phủ, song thực tiễn việc thành lập một số khu kinh tế hiện nay chỉ đáp ứng được mục tiêu triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đến năm 2020 mà không có tính khả thi để trở thành khu kinh tế.
Kiêm Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng lại quan tâm nhiều đến vấn đề “hội chứng”, mà việc hình thành các nhà máy lọc dầu, là ví dụ.
“Hiện nay có nhiều địa phương trong cả nước không có dầu, nhưng vẫn được cấp phép khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu, từ đó thông tin dư luận cho đây như một hội chứng”, Đại biểu Hà Sỹ Đồng nói.
Còn nhận xét chung về các khu kinh tế, Chủ nhiệm ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển gọi đó là “nở rộ”.
Mới đây, trả lời bằng văn bản nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, ông Phùng Đức Tiến về thực trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu đô thị, Bộ Xây dựng cũng nhìn nhận, trên cả nước, hình thành quá nhiều khu kinh tế, quy mô các khu kinh tế quá lớn, dẫn đến lãng phí đất đai, nguồn lực thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung. Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Bộ này cũng cho biết, trước mặt, tập trung rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020 theo hướng kiên quyết giảm diện tích, đưa ra khỏi quy hoạch các khu công nghiệp chậm triển khai, không có khả năng triển khai trên thực tế.
Khu công nghệ cao thành khu “cỏ mọc cao”
Không chỉ khu kinh tế, hiện 2 khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Hà Nội và khu công nghệ cao TP Đà Nẵng mặc dù dự án đã được phê duyệt từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn trong tình trạng cỏ mọc um tùm, không hứa hẹn ngày cán đích.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã từng được kỳ vọng là thành phố khoa học tầm cỡ quốc gia. Dự kiến sẽ có khoảng 100.000 nhà khoa học, sinh viên, kỹ sư, cử nhân và thợ lành nghề làm việc trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất Việt Nam và khu vực được đầu tư phát triển từ 1998 nhưng cho đến nay, vẫn có rất ít nhà đầu tư đến đây xây dựng cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Một thành phố công nghệ vẫn chỉ là ước mơ xa với, còn hiện tại nơi đây chỉ là những đồi đất hoang lạnh. Một số khu đất được khoanh rào, vài tòa nhà được xây dựng nhưng đa số đều bỏ hoang.
Nhiều dự án được cắm biển khẳng định “sở hữu” đến gần chục năm nay vẫn chưa triển khai xây dựng, cỏ mọc um tùm, các biển quy hoạch thì mốc meo, rỉ sét làm cho bong tróc.
Ngay cả những dự án đang xây dựng dở dang mấy năm trở lại đây cũng không hoàn thiện được vì mục đích sử dụng chưa rõ ràng.
Ngày 3/1 vừa qua, Đại diện Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tồn tại hơn 10 năm qua đã được cải thiện nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, Bộ ban ngành.
Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân vẫn đánh giá cao kết quả nỗ lực mà Ban quản lý Công nghệ cao Hòa Lạc thực hiện trong năm qua. “Những kết quả đột phá mang đến cho chúng ta niềm tin và hy vọng xây dựng khu công nghệ cao đúng với mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ”, ông Quân nói.
Tại khu công nghệ cao Đà Nẵng (DHTP) mặc dù đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quý II/2012 với tổng vốn đầu tư gần 9.000 tỉ đồng và được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn kéo dài đến năm 2020, trong đó vốn đầu tư giai đoạn 1 (2012 – 2015) gần 3.500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kế hoạch vốn được phân bổ từ đầu dự án đến nay chỉ mới gần 300 tỉ đồng cho cả 02 năm 2012 – 2013, chưa đạt 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2012 – 2015. Với nguồn vốn quá hạn hẹp này, việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng của DHTP để đáp ứng nhu cầu thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế, vào đây đang gặp nhiều khó khăn.
THEO ĐẤT VIỆT

Trích tiền phụ cấp của giáo viên để... tất niên, quà tết



Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định cho biết đã có kết luận thanh tra về một số sai phạm trong công tác quản lý tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Quy Nhơn).
Theo kết luận, trong năm học 2012 - 2013, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường thống nhất với hiệu trưởng đề ra mức thu tiền hỗ trợ dạy và học 500.000 đồng/học sinh/năm học và tổng số tiền thu được hơn 394 triệu đồng (đã chi hơn 181 triệu đồng, còn dư hơn 212 triệu đồng). Việc Ban đại diện học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tự đặt ra mức thu tiền hỗ trợ dạy và học này là sai quy định của luật Giáo dục và thông tư của Bộ GD-ĐT về việc ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Từ ngày 1.1.2008 đến 9.6.2013, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức thu tiền học chuyên đề với mức thu 130.000 đồng/học sinh/tháng và lập thành 2 bộ chứng từ. Bộ chứng từ thứ nhất với tổng thu hơn 1,67 tỉ đồng. Trong khi đó, bộ chứng từ thứ 2 lại hạch toán trong nguồn kinh phí dạy thêm, học thêm với mức thu 20.000 đồng/tháng/học sinh với mức tổng thu hơn 422 triệu đồng. Việc Trường chuyên THPT Lê Quý Đôn không lập sổ sách kế toán chung của đơn vị theo quy định mà lập sổ quản lý riêng để chi tiêu là không đúng quy định về nguyên tắc tài chính.

Cuối năm 2012, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã lập 2 bộ danh sách thanh toán tiền truy lĩnh phụ cấp ưu đãi 35% của cán bộ, giáo viên. Bộ danh sách thứ nhất gửi Kho bạc Nhà nước thanh toán cho cán bộ, giáo viên với số tiền hơn 760 triệu đồng. Bộ danh sách thứ 2 gửi Ngân hàng Đầu tư phát triển để chuyển thanh toán cho cán bộ, giáo viên với tổng số tiền hơn 678 triệu đồng. Số tiền chênh lệch hơn 82 triệu đồng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, kế toán nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường giải trình rằng trường cắt 4% trên tổng số phụ cấp ưu đãi 35% đối với cán bộ, giáo viên được truy lĩnh (trừ hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng) để thực hiện “giao dịch” theo tinh thần của một cuộc họp Hội đồng nhà trường đã thống nhất, với số tiền hơn 26 triệu đồng. Đồng thời nhà trường trừ lại số tiền chi trả phụ cấp ưu đãi 35% năm 2012 của 7 giáo viên không tham gia giảng dạy với số tiền hơn 56 triệu đồng.

Theo tường trình của bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, số tiền 82 triệu đồng được thực hiện chi theo chỉ đạo của hiệu trưởng, gồm: tất niên cuối năm 15 triệu đồng, mua bia tiếp khách, tặng quà tết hơn 10 triệu đồng. Số tiền còn lại hơn 56 triệu đồng bà Thủy đem bỏ vào phong bì, dán lại cất vào hộc bàn làm việc nhưng quên nộp vì bận rộn công việc.

Đoàn thanh tra kết luận Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn lập chứng từ kế toán không đúng quy định để thanh toán tiền truy lĩnh phụ cấp ưu đãi 35% năm 2012 của 7 giáo viên không tham gia trực tiếp giảng dạy để thanh toán số tiền hơn 56 triệu đồng là vi phạm luật Kế toán. Việc trích 4% trong tổng số phụ cấp ưu đãi 35% năm 2012 của giáo viên cũng sai luật Ngân sách nhà nước.

Từ những sai phạm trên, Sở GD-ĐT yêu cầu ông Phạm Quang Bắc, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân và báo cáo với Sở để xem xét, xử lý. Sở GD-ĐT cũng yêu cầu trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trả lại cho người học khoản tiền tồn trong năm học 2012 - 2013 hơn 212 triệu đồng, thu hồi số tiền đã chi sai quy định trả lại cho cán bộ, giáo viên và ngân sách nhà nước...

Theo Hoàng Trọng
Thanh Niên

Kiểm hàng Trung Quốc, công an, quản lý thị trường bị nhốt



(Kienthuc.net.vn) - Cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động kinh doanh theo quy định tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Sóng Mới, nhưng liên tục bị nhốt.

Khoảng 10h30 ngày 20/1, Đội quản lý thị trường số 6 - Chi cục quản lý thị trường Hà Nội phối hợp cùng Đội 6 – Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP Hà Nội) kiểm tra hoạt động kinh doanh theo quy định tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Sóng Mới (CT1B Khu Đô Thị Mới Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Tổ công tác tiến hành kiểm tra các mặt hàng. 
Khi tổ công tác tiến hành kiểm tra chỉ có 3 nhân viên bán hàng đang làm việc. Không lâu sau, người đàn ông đứng tuổi xuất hiện, đồng thời tự xưng là bố của giám đốc công ty và có những lời lẽ xúc phạm tổ công tác.
Không chỉ có vậy, người đàn ông này còn yêu cầu 3 nhân viên bán hàng ra ngoài rồi đóng cửa công ty lại, nhốt luôn tổ công tác bên trong. Bị nhốt, tổ công tác liên hệ với cơ quan Công an phường Đinh Công và Công an quận Hoàng Mai đến ứng cứu.
Tổ công tác tiến hành kiểm đếm số lượng hàng hóa có in chữ Trung Quốc. 
Khi cơ quan công an tới nơi, người đàn ông này mới mở cửa (thời gian là hơn 20 phút giam lỏng tổ công tác) khi đang làm nhiệm vụ. Chưa dừng lại ở đó, người đàn ông này còn tiếp tục đóng cửa lần thứ hai cũng với thời gian như trên.
Đến khoảng 14h30 phút, tổ công tác mới có thể tiến hành kiểm tra các mặt hàng kinh doanh tại công ty này theo quy định. Qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều đồ chơi trẻ em in chữ Trung Quốc trên bao bì, sử dụng nhãn mác của đơn vị khác để dán lên bao bì.
Tiến hành kiểm đếm có khoảng gần 30 thùng hàng bị cơ quan chức năng thu giữ phục vụ điều tra. Do bị cản trở, phải đến 18h cùng ngày, lực lượng liên ngành mới kiểm tra hoàn tất các mặt hàng và niêm phong thu giữ.
Hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc
Tiến Dũng

Đến ông đồ cũng phải có "thẻ hành nghề"




ĐĂNG BỞI  - 
Với mục đích "đảm bảo mỹ quan đô thị" của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội về việc quy hoạch khu vực hoạt động các ông đồ tại Văn miếu Quốc tử giám, hiện chỉ còn khoảng 70 ông đồ được hoạt động, đặc biệt là phải được cấp thẻ mới có quyền tham gia. 
Trong khi đó, mỗi năm ước chừng có tới hơn 150 ông đồ tới đây. Ông đồ nào cố tình làm sai quy định hoạt động mới thậm chí sẽ bị cưỡng chế dừng hoạt động nên vẫn có nhiều ông đồ bày bán chữ trên vỉa hè và sẵn sàng bỏ chạy khi có an ninh phường đi tuần tra.
Không chỉ vậy, 36 căn lều với khung sắt, mái vải cùng bàn ghế khang trang sẽ được dựng lên cho hoạt động thư pháp của phố ông đồ cùng câu lạc bộ Thư pháp UNESCO Việt Nam tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, diễn ra từ ngày 15.1 đến 15.2.2014. Nhưng mỗi căn lều chỉ cho phép có 2 ông đồ ngồi sáng tác. Giá bán chữ cũng được niêm yết rõ ràng, tránh tình trạng chặt chém, vòi vĩnh khách hàng.
Là chợ chữ hay phố ông đồ?
Không có tên trong danh sách được cấp thẻ hoạt động, một ông đồ bức xúc: “Thực ra, tại khu vực vỉa hè này, những ông đồ hoạt động khá tách biệt nhau chứ không phải là hội viên của một câu lạc bộ hay một nhóm thư pháp nào. Cho nên, không phải ai trong số các ông đồ vẫn hoạt động tại đây mọi năm đều biết rõ đến quy định mới để sớm đăng ký hoạt động ở hồ Văn. Tôi nghĩ hình thức hoạt động mới đã bị quy hoạch và bị thương mại hóa, mất đi nét gần gũi. Khu vực mới sẽ giống như chợ chữ chứ không thể gọi là phố ông đồ được”.
Ông Trần Mạnh Hải, sinh sống ở khu vực phố Nguyễn Khuyến gần đó cũng đồng tình: “Hình ảnh ông đồ đã đi vào thơ ca quen thuộc. Nay quy hoạch như vậy thì biệt lập quá, mất đi nét sinh động, mất đi tính dân dã trong nét cổ truyền của hoạt động này. 
Mấy ngày nay, nhiều ông đồ không có giấy phép chỉ dám trải thảm, đặt chiếc bàn nhỏ, treo một, hai câu đối ngoài vỉa hè Văn Miếu để "tranh thủ kiếm chút tiền trả phòng trọ, cơm ăn" và sẵn sàng "chạy" khi có an ninh phường tuần tra.
Mà mỗi năm hoạt động thư pháp của ông đồ chỉ có 1 lần, mỗi lần diễn ra chỉ có hơn 1 tháng. Trong khi, giá trị của hình ảnh ấy đã tồn tại được cả ngàn năm rồi chứ không phải chỉ ở một thời điểm nhất định”.
Là một "tay viết" không có tên ở danh sách được hoạt động tại hồ Văn, ông Văn Thùy (quê Hưng Yên) cũng nói: "Tôi lên Hà Nội viết chữ đã được 1 tuần nhưng 3-4 lần bị an ninh phường xua đuổi. Ông đồ viết chữ cầu may mà giờ phải làm chui lủi như người phạm pháp, thật đau lòng quá".
Mấy ngày nay, những người đồng cảnh ngộ như ông chỉ dám trải thảm, đặt chiếc bàn nhỏ, treo một, hai câu đối ngoài vỉa hè Văn Miếu để "tranh thủ kiếm chút tiền trả phòng trọ, cơm ăn" và sẵn sàng "chạy" khi có an ninh phường tuần tra.
Một ông đồ khác cũng cho rằng, quyết định này chưa hợp lý bởi những người viết chữ luôn ngồi sát tường bao, người dân vẫn đi lại trên vỉa hè được nên không gây ách tắc giao thông. Chuyện lều bạt làm mất mỹ quan đô thị, theo ông, "chỉ cần chính quyền yêu cầu, chúng tôi sẽ làm gian hàng đẹp đẽ đúng quy định".
Vấn đề "hét giá", ông này khẳng định, đó là hiếm xảy ra bởi trước khi mua chữ khách đều hỏi giá, thuận lòng thì mới lấy chữ. "Những ông đồ đang vất vưởng chỉ mong chính quyền tạo điệu kiện cho hoạt động tiếp trên phố hoặc một địa điểm nào đó được quy hoạch", ông nói.
"Sẽ tiếp thu và cải tiến…"
Mặc dù người dân và "nhân vật chính" cũng đã lên tiếng, song Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Trương Minh Tiến khẳng định, sẽ tiếp thu và cải tiến khâu tổ chức trong những năm sau, riêng năm 2014 kiên quyết không cho phép ông đồ viết chữ trên vỉa hè Văn Miếu.
"Giờ đã cận Tết, việc thay đổi quyết định là không thể vì khâu bàn tính đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, môi trường cho phố ông đồ khá mất thời gian, cần nhiều bên tham gia. Ý kiến của người dân, chúng tôi sẽ tiếp nhận và sang năm rút kinh nghiệm để có phương án tổ chức hợp lý. Riêng năm nay, chắc chắn sẽ không có ông đồ nào được hoạt động ngoài Văn miếu", ông Tiến nói.
Ông cũng nhấn mạnh, sau khi được vận động, ông đồ nào còn cố tình làm sai quy định hoạt động ở vỉa hè, sẽ cưỡng chế dừng hoạt động. Những ai chưa có chỗ hoạt động trong Văn Miếu có thể đăng ký thêm với ban tổ chức để được cấp thẻ. Nếu số lượng quá tải, ban tổ chức có thể phân chia ngày hoạt động theo chẵn, lẻ để các ông đồ đều được tham gia viết chữ trong Tết này.
Một số ý kiến đồng tình với quy định mới:
Ông Đặng Thủy, sinh sống tại Minh Khai, Hà Nội bày tỏ: “Hoạt động văn hóa mà diễn ra ở bên vỉa hè trông sẽ rất lộn xộn, ảnh hưởng tới cả giao thông. Đặc biệt, trong những ngày Tết, đường phố lại rất đông. Nếu quy hoạch để khu vực trở nên khang trang, gọn ghẽ hơn thì tôi ủng hộ. Theo tôi, Sở có thể bố trí thành nhiều hoạt động khác nhau, không nhất thiết phải là một tụ điểm. Còn trước mắt, không có khu vực quy hoạch rộng rãi hơn thì cứ tạm ở khu vực hạn hẹp như vậy đã, dần dần sẽ có quy mô phát triển hơn”.
Anh Nguyễn Văn Hưng, một người khách tới xin chữ nhận định: “Theo tôi, Sở đã có quy hoạch thì nên có quy hoạch một cách cụ thể, sáng suốt. Không thể vì quy định mới mà làm mất dần một nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Cần có cách quản lý, tổ chức tốt hơn, không thể để nhiều ông đồ không được cấp thẻ hoạt động rơi vào tình trạng như hiện tại. Tôi nghĩ đây là một hoạt động cần được bảo tồn để trở thành một nét đẹp của du lịch Việt Nam”.
A.T tổng hợp
Ảnh minh họa từ Quỳnh Trang (VnExpress)

Công ty nợ lương, tiền đâu đón tết?



20/01/2014 11:45 (GMT + 7)
TT - Những ngày cuối năm, nhiều công nhân tăng ca miệt mài để kiếm tiền mong gia đình có một cái tết tươm tất, nhưng đến phút cuối công ty đóng cửa, khoản tiền mồ hôi nước mắt chẳng biết có ngày được lấy lại.

21g40, khi đường sá đã vắng hoe, sáu người trong gia đình của chị Lê Thị Biển (quê Kiên Giang) mới đạp xe lạch cạch chở nhau về căn nhà trọ ở xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Cả sáu người trước đây đều là công nhân Công ty TNHH Kyung Sung Vina (Hóc Môn) do một người chủ Hàn Quốc điều hành. Đến khi công ty nợ lương rồi đóng cửa, ông chủ bỏ trốn, cả sáu người đều như cá cùng một rọ với khoản nợ lương hơn 20 triệu đồng, chẳng còn chỗ bấu víu.
Tất tả vượt khó
Khuôn mặt phờ phạc vì làm việc liên tục 13 giờ trong xưởng, vừa dỗ con nhỏ, chị Biển vừa kể cảnh nhà: Suốt ba tháng nay, sáu người, ba gia đình nhỏ với ba trẻ nhỏ đều nợ tiền trọ, tối về chỉ dám ăn hột vịt luộc với nước mắm chao. Ai cũng khó nên chẳng ai giúp gì được ai, mỗi người phải tự thân vay mượn ngoài chỉ để lo gạo, mắm, muối hằng ngày. Chị Biển đã vay hơn 2 triệu đồng, còn vợ chồng em rể cũng nợ ba tháng tiền nhà và 4 triệu đồng để mua sữa cho con nhỏ, tiền mắm muối ở tạp hóa gần nhà.
Cả nhà chật vật xoay xở cho qua cơn khốn khó, kiếm được việc gì làm việc đó, kể cả đạp xe đi về sáu cây số đi làm tại một công ty khác. Công ty mà họ đang làm thời gian cũng chỉ mới tính bằng tuần, chưa lãnh lương ngày nào. Kể từ lúc công ty ngưng hoạt động đến giờ, cả sáu người đã lông bông qua 3-4 công ty, chẳng ổn định được nơi nào. Bởi cứ phải xin ra, xin vô, gặp bên nọ bên kia để làm thủ tục mong lấy lại được tiền nên công ty mới không cho làm tiếp. Nợ nần, túng thiếu cứ chồng chất. Ở công ty mới, để nhận được khoản lương 4,1 triệu đồng/tháng, cả nhà tăng ca miệt mài.
Cùng hoàn cảnh như gia đình chị Biển, vào làm được vài tháng thì ông chủ bỏ trốn, hơn một tháng lương không lãnh được, bà Cao Thị Hương (quê Cần Thơ), công nhân Công ty TNHH SB International (Q.Bình Tân), chỉ còn biết than trời: “Hai con trai tui, cháu tui, dâu tui, em tui, sáu người xúm vào làm trong đó hết, đến giờ trắng tay, không có tiền để trả tiền nhà trọ”.
Từ tháng 9-2013, công ty bắt đầu làm ăn kém, tháng 10 trả lương nhỏ giọt, đến tháng 11 thì nợ lương, đầu tháng 12 đóng cửa. Con dâu bà mới vào làm hết tháng đầu tiên, chưa lãnh được đồng lương nào. Mất việc ngay tháng cuối năm, gần như toàn bộ công nhân trong công ty đến nay đều chưa xin được việc làm. Bà bảo: “Cuối năm kiếm việc khó lắm, làm ở đâu cũng bị giam lương, tháng đầu giam nửa tháng rồi nên nếu có đi làm tháng này cũng chẳng đủ tiền chi phí”. Hiện em gái của bà đã về quê, chỉ có con trai đầu xin đi làm phụ hồ mỗi ngày được 150.000 đồng, bốn người còn lại chỉ còn biết đi ra đi vô căn phòng trọ vì kiếm tiền về quê cũng khó. Mong mỏi của bà chỉ là: “Nhận lại được số nợ lương là gia đình về quê, đợi tết xong mới lên xin làm công ty khác”.
Mừng vì được hỗ trợ
“Công nhân nhà xưởng nào cũng trông vào dịp tết. Tiền lương, tiền thưởng nọ kia đều dồn hết vô tháng cuối năm mà ổng làm trận này thật không biết xoay xở làm sao” - tâm sự của bà Trần Thị Phấn (quê Bạc Liêu), công nhân Công ty SB International, nghe mà xót lòng.
Bà làm ở công ty này hai năm với mức lương 2,4 triệu đồng, chồng bà làm phụ hồ bấp bênh nuôi con trai 17 tuổi đi học nghề sửa xe. Lúc công ty vẫn còn làm việc, chi tiêu gia đình bà đã khá eo hẹp. Ba người chỉ dám thuê phòng ngăn bằng vách ván vỏn vẹn gần 9m2 giá 500.000 đồng. Công ty nợ lương, đóng cửa, tính đến giờ đã hai tháng bà không làm ra tiền, chỉ có khoản tiền 1 triệu đồng/tuần của chồng bà thì cố xoay xở trong khoản đó, ăn uống chi tiêu tằn tiện mới đủ.
“Năm nào cũng về quê nhưng năm nay chưa biết sao nữa. Mỗi năm về xe lại lên giá. Năm trước có lương có thưởng mà đã khó” - nước mắt bà chực trào khi nghĩ về cái tết đang cận kề.
Đường về quê của anh Nguyễn Văn Thông (quê Phú Thọ) cùng mẹ cũng mù mịt khi cùng chung cảnh ngộ bị nợ hai tháng lương với hàng loạt công nhân của Công ty SB International. Anh làm công nhân, mẹ đi bán hủ tiếu bữa mưa bữa nắng gửi tiền về quê cho người thân. Bị nợ lương hai tháng, nghỉ việc một tháng không kiếm được việc làm, ba tháng nay anh không gửi đồng nào về quê. Anh bảo sắp tới chỉ còn trông mong công ty trả nợ lương thì hai mẹ con mới về quê ăn tết được.
Tại một số công ty nợ lương khác, công nhân vẫn trông đứng trông ngồi. Từ đầu tháng 9-2013 chủ công ty bỏ trốn, chị Nguyễn Thị Mộng Hà, công nhân Công ty Kyung Sung Vina, thay mặt 164 anh chị em trong công ty chạy vạy khắp nơi để làm các thủ tục đòi lại lương. Họ đã chờ suốt mấy tháng vẫn chưa được giải quyết.
“Từ hồi công ty đóng cửa, công nhân làm chỗ này miếng, chỗ kia miếng, đợi công ty trả nợ để mong có tiền về quê. Vậy mà gần đây hỏi bên tòa nghe hoãn qua tết ta mới xử, công nhân thất vọng dữ lắm” - chị Hà kể. Chị kể trong các anh chị em công nhân có năm người đang thai sản, hoàn cảnh rất khó khăn. Gần đây nghe nói TP sẽ ứng ngân sách hỗ trợ, công nhân mừng lắm, chỉ mong nhận được trước tết để có tiền lo tết, về quê.
VŨ THỦY
Ứng ngân sách hỗ trợ công nhân bị nợ lương
Theo kế hoạch chăm lo Tết Giáp Ngọ của Liên đoàn Lao động TP.HCM, những công nhân lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc có chủ bỏ trốn tại thời điểm Tết Nguyên đán (tháng 1-2014), nữ công nhân lao động đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi ở nhà trọ, có hoàn cảnh khó khăn sẽ nằm trong đối tượng được chăm lo. Mức chăm lo thấp nhất 200.000 đồng/trường hợp. Những trường hợp khó khăn ngoài tiêu chí thì căn cứ vào nguồn kinh phí của đơn vị ban chấp hành  công đoàn cơ sở cấp trên xem xét giải quyết.
UBND TP.HCM cũng đã chấp thuận tạm ứng từ ngân sách TP cho Sở Lao động - thương binh và xã hội chi hỗ trợ người lao động bị nợ lương tại Công ty TNHH Kyung Sung Vina (chuyên sản xuất hàng may mặc, huyện Hóc Môn) nhưng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. Bên cạnh đó, các sở ngành cũng sẽ phối hợp tra tìm thông tin về chủ doanh nghiệp, có ý kiến với Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM vận động, yêu cầu chủ doanh nghiệp có mặt tại doanh nghiệp để xử lý nợ lương cho người lao động.
M.LÂM
Nhiều hoạt động hỗ trợ công nhân
Công ty TNHH Kyung Sung Vina nợ khoảng 700 triệu đồng tiền lương và chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn. Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn đã hướng dẫn người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và khởi kiện nợ lương tại tòa án theo quy định để có cơ sở xử lý tài sản của công ty. Tòa án sẽ mở phiên tòa xử. Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với Sở Tài chính và Liên đoàn Lao động TP rà soát, tổng hợp nợ lương của sáu công ty, trong đó có Công ty Kyung Sung Vina, để xem xét ứng ngân sách TP hỗ trợ công nhân. Đối với công nhân tại Kyung Sung Vina, bà Bùi Thị Tuyết Nhung - chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hóc Môn - cho biết liên đoàn đã hỗ trợ cho năm trường hợp thai sản, đồng thời sẽ trao 15 suất quà tết, mỗi suất 300.000 đồng cho công nhân ở xa hoặc có điều kiện khó khăn.
Đối với công nhân Công ty TNHH SB International, sau khi trả 30% nợ lương vào ngày 30-12-2013, công ty hứa hẹn sẽ trả 70% còn lại vào ngày 11-1-2014. Tuy nhiên, đến ngày này đại diện pháp luật của công ty đã không tới giải quyết. Đại diện Liên đoàn Lao động và Phòng lao động - thương binh và xã hội quận đã có mặt hướng dẫn công nhân làm thủ tục khởi kiện nợ lương. Bà Nguyễn Thị Thanh Dân - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Bình Tân - cho biết ngày 22-1 Liên đoàn Lao động quận sẽ trao tặng 113 suất quà tết, mỗi suất 300.000 đồng cho công nhân và tặng bảy vé xe tết cho công nhân ở xa. Trước đó, Liên đoàn Lao động cũng đã hỗ trợ cho năm trường hợp thai sản