Saturday, June 7, 2014

13 cán bộ dùng bằng giả bị kỷ luật !!!

TầmNhìn-Các cán bộ này thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 8 trường hợp sẽ bị cắt chức cấp ủy viên và chức vụ hiện hành, 5 trường hợp khác sẽ bị xử lý kỷ luật.

Tin từ Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An cho biết, 13 cán bộ thuộc 7 xã của huyện Thanh Chương không tốt nghiệp cấp THPT nhưng vẫn đang đảm nhiệm chức vụ trưởng, phó các ngành của xã. Số cán bộ này đã dùng bằng giả THPT để học các văn bằng cao hơn.
13 cán bộ bị kỷ luật chủ yếu là phó chủ tịch mặt trận, hội nông dân, trưởng phòng nông nghiệp xã. Những người này khai trong hồ sơ không đúng trình độ được đào tạo (không tốt nghiệp THPT nhưng vẫn sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả).

Theo đó, 8 trường hợp sẽ bị cắt chức cấp ủy viên và chức vụ hiện hành, 5 trường hợp khác sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách nhưng phải xem xét lại chức vụ họ đang nắm giữ.
UBND tỉnh Nghệ An đã giao Công an Nghệ An điều tra các trường hợp cấp, mua bán bằng không hợp pháp và kiến nghị xử lý theo quy định.
Được biết, ngoài 13 cán bộ huyện Thanh Chương bị phát hiện sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, còn phát hiện thêm hai cán bộ xã, thị trấn khác tại huyện Hưng Nguyên sai phạm và hai cán bộ này cũng đã bị xử lý kỷ luật.
10:11 | 06/06/2014
 TTH                                                                                                                                              

Sập công trình cầu vượt Tân Vạn, một nam công nhân tử nạn

TầmNhìn-Vào lúc 5 giờ sáng, ngày 5/6, trong khi đang tiến hành đổ bê tông trên mặt cầu vượt Tân Vạn, phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương thuộc dự án BOT cầu Đồng Nai mới và tuyến đường nối hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến tuyến cuối thành phố Biên Hòa, bất ngờ một phần công trình đang thi công dở bị sập.

Khi sự cố xảy ra, nhiều công nhân đã kịp nhảy ra ngoài, riêng ông Lê Văn Thế (48 tuổi, quê Sóc Trăng) chạy không kịp nên bị khung cốt pha đè lên người tử vong tại chỗ.


 Một phần công trình bị sập sáng nay

Sau khi sự việc xảy ra, các công nhân tìm cách kéo nạn nhân ra ngoài dưới lớp bê tông rộng khoảng 15m2, dài 4m, cao hơn 2m nặng hàng chục tấn và trình báo cho cơ quan chức năng.

Nhận được tin báo cơ quan Công an cùng các đơn vị chức năng thị xã Dĩ An lập tức tiến hành phong tỏa hiện trường để điều tra nguyên nhân tai nạn.

Vụ tai nạn trên một lần nữa là tiếng chuông cảnh báo về công tác bảo đảm an toàn lao động cho công nhân, những người trực tiếp làm việc tại các công trình xây dựng.
22:41 | 05/06/2014
Mỹ Bình

Thanh Hóa: Làm rõ vụ “phao” trải trắng cổng trường thi

TầmNhìn-Ngay sau khi báo điện tử Tamnhin.net thông tin về hiện tượng “phao” thi xuất hiện tại cổng điểm thi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo xuống các trường.

Sự việc “phao” thi rải khắp cổng trường THPT Hoằng Hóa 3 trong sáng ngày 2/6 sau khi diễn ra môn thi Ngữ Văn kỳ thi Tốt nghiệp THPT, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ     quán triệt lại với các trường chứ không xử lý ai cả.
Sáng 5/6, trao đổi với PV, ông Dương Đình Hoán - Phó phòng khảo thí và kiểm định (Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa) cho biết, sự việc “phao” thi xảy ra tại cổng trường THPT Hoằng Hóa 3 chúng tôi đã nhận được thông tin sau khi báo nêu. 
Qua xác minh ban đầu, chúng tôi thấy việc học sinh ném tài liệu ở cổng trường là ngoài khu vực thi và đã hết giờ thi nên không xử lý vì không ai vi phạm qui chế thi. Nhưng việc làm đó thể hiện ý thức kém của học sinh, nhất là vào thời điểm đang diễn ra cuộc thi, ngay khi nhận được tin, chúng tôi đã có ý kiến đến các trường phải quán triệt lại ý thức của các em học sinh để tránh hiện tượng các em vứt tài liệu bưa bãi.
Nam thí sính nhặt “phao” thi sau khi bị lực lượng bảo vệ khu vực thi yêu cầu (ảnh cắt từ Clip)
Trước đó, ông Lê Văn Hoa - Phó Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa khẳng định, việc “phao” thi xuất hiện ở cổng điểm thi gây phản cảm sẽ được tìm hiểu rõ, điều tra, xử lý thỏa đáng. Chúng tôi cảm ơn và hoan nghênh Báo Tamhin.net đã thông tin sự việc.
Cả thí sinh ném phao thi và phụ huynh thí sinh nhặt phao thi
Trước đó, Tamnhin.net đã phản ánh, trong buổi sáng 2/6, ngay sau khi môn thi Ngữ Văn kết thúc, khu vực cổng trường THPT Hoằng Hóa 3 (điểm thi Tốt nghiệp THPT, đóng trên địa bàn xã Hoằng Ngọc - Hoằng Hóa - Thanh Hóa) đã xuất hiện “phao” thi rải khắp cổng trường.
Tại thời điểm đó, lực lượng Công an xã bảo vệ khu vực cổng trường đã yêu cầu một học sinh nhặt hết số “phao” thi, nam sinh bị yêu cầu nhặt chính là người đã ném số “phao” thi ra khu vực công trường.
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014, toàn tỉnh Thanh Hóa có 271 TS không tham dự thi (THPT 206 TS, bổ túc THPT 65 thí sinh) ở tất cả các môn thi, trong đó có 24 TS được miễn thi, 3 TS bị tai nạn giao thông, 11 TS ốm không thể dự thi, còn lại bỏ thi không lý do và lý do khác.
  10:24 | 06/06/2014
 Phúc Ngư                                                                                                                

Sự thật được phơi bầy không thể có “ 4 tốt và 16 chữ vàng”

TầmNhìn-Sau khi chiếc tàu cá ĐN 90152 bị tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm được đưa về bờ, xem con tàu tan nát, không ai có thể kìm được sự phẫn nộ. Đây là bằng chứng tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam.

(
(Tàu ĐNa-90152 bị Trung Quốc đâm chìm được đưa về Đà Nẵng)

Nhìn chiếc tàu, ai cũng có thể khẳng định, 10 thủy thủ Việt Nam sống sót được chỉ là sự kỳ diệu. Phóng viên Euan Mc Kirdy của CNN đi thực tế tại hiện trường đã cho rằng, thủy thủ sống sót sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công, đâm chìm tàu là điều vô cùng may mắn.
Bà Huỳnh Thị Kim Hoa đã bật khóc khi nhìn thấy con tàu, tài sản gần 5 tỉ đồng của bà trở thành một đống gỗ vụn. Bà khóc vì tán gia bại sản và khóc vì sự uất ức, căm giận bọn côn đồ. Đã thế, Tân Hoa Xã còn đưa tin tàu cá Việt Nam bị chìm là do “xô đẩy” với tàu cá Trung Quốc.
Nhưng Trung Quốc đã nhầm rất to khi sử dụng quỷ kế tiêu diệt trên biển để làm cho ngư dân Việt Nam sợ hãi bỏ ngư trường. Hãy nghe bà Hoa cho phóng viên CNN biết ý chí của người Việt Nam: “Chúng tôi chắc chắn sẽ quay trở lại ngư trường ở Hoàng Sa vì đây là ngư trường truyền thống và dồi dào của chúng tôi”.
Chính cái giàn khoan HD 981, chính cuộc xâm lược mới này của Trung Quốc đã đánh thức tinh thần yêu nước trong toàn dân, đã làm cho ngư dân Việt Nam trưởng thành hơn trong nhận thức và tinh thần bảo vệ chủ quyền.
Nhưng cũng từ chiếc tàu ĐN 90152, cho thấy cần phải lập một bảo tàng chứng tích tội ác của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Những chiếc tàu cá của ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc tấn công hư hại toàn bộ như ĐN 90152 nên để nguyên hiện trạng, đưa vào bảo tàng, kèm theo những hình ảnh, video clip quay được ở hiện trường để đảm bảo tính trung thực.
Từ trước đến nay, Trung Quốc đã tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, có trường hợp bắn cháy cabin tàu, nhưng ngư dân đem về sửa chữa, coi như xóa vết tích. Đúng ra, với những trường hợp có thể sửa chữa để tận dụng khai thác, thì trước đó phải quay phim, ghi hình, để đưa vào trưng bày trong bảo tàng.
Bảo tàng đó sẽ cho người dân Việt Nam hôm nay, con cháu mai sau thấy rõ tội ác của quân xâm lược Trung Quốc, sẽ thấy rõ sự “viển vông”, “mơ hồ” của 4 tốt và 16 chữ vàng.
Bảo tàng đó sẽ là nguồn cung cấp thông tin cho phóng viên trong nước và quốc tế, các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham quan, để thế giới biết được sự thật về hành động tàn bạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
                                                                                                                                                          PV 

Bỏ phiếu tín nhiệm để làm gì?

TầmNhìn-Có thể thấy, ý nghĩa của các vị đại biểu Quốc hội khá đa dạng. Có người e ngại, cũng có người hào hứng. Tại Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã khẳng định: “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là sát với tình hình thực tế. Tôi cho

Không phải ngẫu nhiên mà đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu: “Kỹ năng bỏ phiếu và điều kiện để đại biểu có thể có được quyết định đúng đắn mới là chuyện cần bàn. Tôi không nghĩ nhiều đến kết quả được công bố mà tôi nghĩ rằng người cho điểm cuối cùng là nhân dân. Và ai bị cho điểm – đó là Quốc hội, khi người dân có tin hay không vào kết quả bỏ phiếu đó. Hiện nay, không có điều kiện cho đại biểu tự tin bỏ lá phiếu của mình. Trước hết là thông tin từ những cơ quan có trách nhiệm và có công cụ để nắm bắt. Cho đến giờ này, thông tin mà chúng tôi có được vẫn chỉ là bốn mươi mấy bản tường trình của các vị sẽ đưa ra lấy phiếu. Tôi cho rằng làm như thế là nghiêm túc nhưng không phản ánh được hết”. Phải chăng, đó chính là lý do vì sao đại biểu Trương Thị Ánh sợ “tình cảm” cảm tính xuất hiện trong lá phiếu, dẫn đến không công tâm???
  
   
Mỗi đại biểu bỏ phiếu đòi hỏi phải có một tư dư duy, tầm nhìn, nhận thức rõ tầm quan trọng cho mỗi đối tượng được bầu chọn. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng tiêu cực... bỏ phiếu để nhân cơ hội triệt hạ uy tín, thậm chí làm lệch lạc, méo mó công lao đóng góp của các đại biểu khác.
Trước suy luận, việc các đại biểu HĐND bỏ phiếu các chức danh chính các lãnh đạo của HĐND giống như “cấp dưới bỏ phiếu cấp trên”, bà Ánh cho biết: “Việc bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới là bỏ phiếu kín, mọi người được tự do thể hiện chính kiến của mình, cũng không ai bị áp lực nào hết nên không có gì phải sợ là “cấp dưới bỏ phiếu cấp trên”. Chẳng lẽ, những kỳ bỏ phiếu trước đây là bỏ phiếu “mở”??? Phải chăng, khi có quyết định lấy phiếu tín nhiệm, không ít đại biểu đã lo “xi nhan” lẫn nhau???
Nếu không như vậy thì Đại biểu Nguyễn Văn Quý, Tổ đại biểu huyện Vĩnh Tường không phát biểu: “Theo tôi, việc lấy phiếu tín nhiệm chính xác, đúng thực chất phải là sự tổng hoà hiệu quả từ hai phía: Người bỏ phiếu và người được lấy phiếu tín nhiệm. Mục đích để người được lấy phiếu tín nhiệm có ý thức chuẩn bị báo cáo đầy đủ, trung thực về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là thước đo chất lượng đại biểu HĐND, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân người được lấy phiếu, mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của cả bộ máy lãnh đạo. Điều đó đòi hỏi các đại biểu HĐND phát huy bản lĩnh, ý thức trách nhiệm, bỏ phiếu khách quan, chính xác, công tâm, không vì lợi ích cục bộ. Từ những thông tin đã có, các đại biểu sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, để mỗi lá phiếu đáp ứng được sự mong mỏi của cử tri”. Làm sao có được sự “tổng hòa” từ 2 phía như đại biểu Quý nói được nếu như không có ai tự động “từ chức” khi cảm thấy không còn làm được việc? Ai sẽ can đảm, làm đơn “từ chức”???
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng cho rằng: “Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên này có đạt được mục đích, yêu cầu đề ra hay không, trách nhiệm chính ở mỗi đại biểu Quốc hội có thực hiện đúng vị trí người được cử tri tín nhiệm bầu ra”. Điều đó cũng có nghĩa, đại biểu Quốc hội phải biết “tự giác”. Nhưng phần lớn, những người không làm được việc, không một ai muốn “về hưu non”?! Mỗi đối tượng được bỏ phiếu tín nhiệm ở những chức danh khác nhau, tính chất công việc được đánh giá hoàn toàn khác nhau, dĩ nhiên mức độ tín nhiệm sẽ khác nhau. Vì vậy mỗi đại biểu bỏ phiếu đòi hỏi phải có một tư dư duy, tầm nhìn, nhận thức rõ tầm quan trọng cho mỗi đối tượng được bầu chọn. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng tiêu cực… bỏ phiếu để nhân cơ hội triệt hạ uy tín, thậm chí làm lệch lạc, méo mó công lao đóng góp của các đại biểu khác. Vậy thử hỏi bỏ phiếu tín nhiệm là để làm gì??? Việc xử lý tín nhiệm thấp sẽ như thế nào…? Cho đến thời điểm này, hầu như vẫn chưa có câu trả lời nào cụ thể?!
 23:57 | 07/06/2014                                                                                                                                       
PVTH 



Cục trưởng BVTV: Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc... vẫn an toàn

(BáoĐấtViệt) - Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) vẫn ăn hoa quả nhiễm độc vì chúng vẫn an toàn.
PV: Cục Bảo vệ thực vật vừa phát hiện 17 lô hàng với gần 300 tấn hoa quả có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép. Quy trình xử lý số hoa quả nhiễm độc này thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: 300 tấn hoa quả này tính trong cả năm 2013. Đây là mẫu của hơn 1 triệu tấn Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam, lấy của các lô hàng khác nhau, cộng dồn lại. Việc xử lý tuân theo Thông tư 13 của Bộ NN&PTNT về vấn đề kiểm tra an toàn thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu và theo thông lệ quốc tế. Khi hàng hóa đến cửa khẩu, đầu tiên họ chưa thuộc diện kiểm tra chặt thì chúng tôi chỉ lấy mẫu, lưu mẫu và vẫn cho nhập vào, các doanh nghiệp vẫn buôn bán bình thường.
Đối với những lô vi phạm lần đầu, lần sau sẽ tăng tần suất kiểm tra, nếu vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ không cho họ xuất khẩu sang Việt Nam các nguồn hàng không an toàn.
Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế, khi phát hiện các mối nguy cơ đó thì phải thông báo cho phía nước xuất khẩu biết, Việt Nam cũng thường xuyên nhận được thông báo của các nước cảnh báo để có biện pháp ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra sau này.
Theo Cục trưởng Cục BVTV, người tiêu dùng đã sử dụng hoa quả trong số 300 tấn hoa quả nhiễm độc kia vẫn đang còn rất an toàn.
Theo Cục trưởng Cục BVTV, người tiêu dùng đã sử dụng hoa quả trong số 300 tấn hoa quả nhiễm độc kia vẫn đang còn rất an toàn.

PVDư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện trong 300 tấn hoa quả gấp bao nhiêu lần mức cho phép? Số hoa quả độc này hiện đang ở đâu?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: So với quy định, loại nhiều nhất cũng chỉ cao hơn 2-3 lần. Mức này là cực kỳ an toàn và người tiêu dùng đã sử dụng số hoa quả mà chúng tôi phát hiện nhiễm độc vẫn đang còn rất an toàn.
Hiện 300 tấn hoa quả đã ra hết thị trường rồi vì theo thông lệ quốc tế, như nói ở trên, chúng tôi lấy mẫu kiểm tra sau. Chỉ trong trường hợp đặc biệt là ngay sau khi kiểm tra mức độc hại quá cao và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng rất lớn thì mới ngay lập tức công bố để người tiêu dùng không sử dụng thực phẩm đó trong một thời gian, đồng thời truy xuất lại và tiêu hủy.
PV: Vậy là nhiều người tiêu dùng đã ăn phải cam, quýt, nho, hồng... nhiễm độc. Bản thân ông có dám ăn hoa quả nhiễm độc không?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: Với mức vi phạm như vậy, tôi vẫn ăn vì chưa ảnh hưởng đến sức khỏe. Mức độ nhiễm độc này chỉ để công bố bên kia họ vi phạm và có nguy cơ dẫn đến mất an toàn. Để kiểm tra xem có an toàn cho người tiêu dùng hay không người ta sử dụng chỉ số Daily Intex, một ngày có thể ăn bao nhiêu.
Ví dụ, khi một quả táo có dư lượng thuốc bảo vệ  thực vật vượt ngưỡng cho phép, một người ngày nào cũng phải ăn 70 quả táo thì mới mất an toàn. Chúng ta không thể ăn mỗi ngày bằng ấy táo được nên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe được.
Hay 1 thanh niên 17 tuổi ăn 50kg cà rốt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép thì mới mất an toàn.
Nói thế để thấy mức người ta đưa ra để cảnh báo đang còn rất an toàn cho người sử dụng.
PV300 tấn hoa quả nhiễm độc có phải là lớn không thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Hồng: So với mấy triệu tấn nông sản nhập từ nước ngoài vào thì là thấp.
PVTrong khi nhiều mặt hàng nông sản như thanh long, dưa hấu... của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị dồn ứ ở cửa khẩu thì rau, củ, quả của Trung Quốc dù nhiễm độc vẫn thông quan dễ dàng. Phải nhìn nhận nghịch lý này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân HồngCác mặt hàng như thanh long, dưa hấu... bị ứ đọng ở cửa khẩu là vì lý do thương mại. Chúng tôi chưa nhận được thông báo của Trung Quốc về việc các nông sản Việt Nam chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép bao giờ, và cũng chưa xảy ra trường hợp Trung Quốc trả lại hàng vì lý do đó.
Thành Luân

Bí thư Tỉnh ủy: “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”

(BĐV) - “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”, lời nói được thốt lên từ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh sau khi đến thăm một trường cấp ba.
Hiến pháp Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương. Liệu những gợi ý đó có được hiện thức hóa để giúp sắp xếp lại bộ máy nhà nước đã phình to quá mức.
Gần đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đến thăm một trường cấp ba ở tỉnh. Gặp bốn nhân viên bảo vệ và bốn người lao công đang làm nhiệm vụ ngoài cổng trường, ông Chính hỏi: “Mười năm nay, các bác có bắt được kẻ trộm nào không”. Họ đồng thanh đáp: “Không ạ, ở đây an toàn lắm”.
Nghe vậy, ông băn khoăn, tình hình tốt thế thì cần gì đến ngần ấy người. Sự băn khoăn đó trở thành câu hỏi lớn ngay sau đó. Gặp người thủ thư trong thư viện của trường được xây rất khang trang nhưng không có sách, ông Chính hỏi: “Ông làm công việc gì?”. Đáp: “Tôi nhận báo và đưa lên cho hiệu trưởng”.
Ngay sau đó, bí thư tỉnh ủy gặp phụ trách văn thư, lại hỏi: “Ông làm gì?”. Được đáp: “Tôi chuyển báo lên thư viện”. Vào phòng y tế học đường, bí thư tỉnh giở sổ theo dõi thì thấy chỉ có hai học sinh khám nhức đầu trong cả năm học. Ông thốt: “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Câu chuyện này có thể được nối tiếp, khi các đồng nghiệp của chúng tôi gần đây cho biết, UBND phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, có 475 cán bộ; UBND thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
Bí thư tỉnh ủy cho biết thêm, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Ông cho biết, cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách. Trong tổng số ngân sách chi tiêu của tỉnh khoảng 10.000 tỉ đồng/năm, có tới 60% chi thường xuyên.
Ông than: “Phần lớn ngân sách đã chi vào bộ máy hành chính hết, vậy còn đâu mà chi cho phát triển, làm sao mà dân chịu được”.
Câu chuyện ở Quảng Ninh đáng báo động, cho dù đội ngũ lãnh đạo ở địa phương luôn được biết đến trên toàn quốc về những nỗ lực không mệt mỏi nhằm cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm nay cả nước có tổng số 281.714 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã). Con số này không tăng so với năm 2013.
Một báo cáo của Bộ Nội vụ gần đây cho biết, cả nước có khoảng 130.000 thôn với tổng số cán bộ thôn (bao gồm trưởng thôn, bí thư, và công an viên) là hơn 570.000 người.
Bên cạnh đó, cũng ở cấp thôn, có tới 900.000 cán bộ không chuyên trách từ các tổ chức chính trị, xã hội, an ninh được hưởng lương bằng nguồn đóng góp của dân. Bộ này cho biết thêm, tổng số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu người.
Bộ Nội vụ hiếm khi đưa ra tổng số người ăn lương trong cả nước. Song, một báo cáo của Bộ Tài chính cách đây gần một năm nhân dịp tăng lương theo quy định đã tiết lộ vào thời điểm đó, có tổng cộng 8 triệu người là cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Có nghĩa là cứ hơn 11 người dân, thì có 1 người hưởng lương ngân sách.
Theo Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, mô hình tổ chức nhà nước của Việt Nam hiện nay giống như mô hình búp bê Matrioska của Nga, có nghĩa bên trên có ban bệ gì thì dưới có y nguyên như vậy. Đô thị cũng như nông thôn, phường cũng như xã đều có mô hình giống nhau cả.
Ông Nghĩa nói: “Nước ta tư duy có phần kỳ dị; kể từ phó thủ tướng trở xuống, cấp phó quá nhiều, thậm chí nhất thế giới. Lý do chủ yếu là mình không giao quyền cho tầng lớp cấp trung mà dồn hết cả lên cho thủ trưởng”.
Ông nói tiếp: “Số lượng thứ trưởng mỗi bộ có thể giảm từ 6 người xuống 1-2 người, nếu các cục trưởng và vụ trưởng được trao quyền và chịu trách nhiệm cá nhân ngày càng rõ hơn”.
Ông Nghĩa phân tích, tựa như doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, chính quyền cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân. Trị an, hộ tịch, kinh doanh, cấp phép xây dựng, cho tới đăng ký tài sản, phần lớn dịch vụ công thiết yếu được cung cấp cho người dân bởi 12.000 cơ quan hành chính cấp phường xã và 700 cơ quan hành chính cấp quận huyện.
Rất hiếm khi người dân mới cần tới dịch vụ công của chính quyền 63 tỉnh thành, khách hàng của nền hành chính cấp tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp. Chính quyền trung ương, nếu có duy trì một số dịch vụ công được tổ chức theo ngành dọc như thuế, hải quan, cũng tổ chức hệ thống từ tổng cục tới chi cục như các đại lý bố trí đều khắp ở các khu vực và địa phương.
Theo Hiến pháp mới, ông Nghĩa tiếp tục phân tích, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ, sử dụng quyền ấy, Chính phủ có cơ hội để phân nhiệm rõ ràng thành hai bộ phận hành pháp chính trị và hành chính công vụ với sứ mệnh và chức năng rành mạch.
Hành pháp chính trị được thực hiện bởi những chính khách, có chức năng thảo luận và lựa chọn chính sách để quản trị quốc gia. Ngược lại, phân tách dần với chính khách, công chức là những người chuyên nghiệp đảm nhận việc thực thi công vụ.
Nếu tạo ra được sự phân công rành mạch ấy, chẳng những chất lượng chính sách sẽ được cải thiện và hy vọng tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ cũng được nâng cao. Ông Nghĩa cho rằng, bản Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương.
Việc 100.000 cán bộ sẽ được tinh giản theo đề xuất của Bộ Nội vụ đang gặp phải những phản ứng trái chiều. Liệu Quảng Ninh có tinh giản được đội ngũ, như bí thư tỉnh ủy mong muốn? Tất cả vẫn chỉ là câu hỏi.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách.
(Theo TBKTSG)

Lộ dần phi trường, cảng biển Trung Quốc ở bãi đá ngầm Gạc Ma

HONGKONG 7-6 (NV) - Thêm tài liệu cho thấy Trung Quốc đang ráo riết thực hiện kế hoạch lấn chiếm ở Biển Đông mà hiện đang lộ dần một đảo nhân tạo có cả phi trường, cảng biển ở Trường Sa.
Đồ họa đảo nhân tạo Johnson South Reef (Việt Nam gọi là Gạc Ma, Trung Quốc gọi là Xích Qua Tiêu) với phi trường, cảng biển hiện Trung Quốc đang ra sức tạo dựng từ bãi đá ngầm. (Hình: SCMP)

Theo tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Bảy, những gì tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino tố cáo những ngày gần đây đang đang được giới chuyên viên Trung Quốc nhìn nhận.

Bắc Kinh đang biến bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) cướp của Việt Nam năm 1988 thành một đảo nhân tạo khổng lồ. Trên đó có cả phi đạo cho máy bay lên xuống, cảng biển riêng cho tàu quân sự và tàu dân sự. Lại còn có cả khu vực gia cư, khu du lịch, tất cả xây dựng trên đảo nhân tạo đang được các máy hút cát dưới lòng biển làm thành dần dần.

Khi tổng thống Phi tố cáo tuần trước, ông chỉ có những tấm hình chụp không ảnh các hoạt động hút cát để xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Phi. Tấm đồ họa của báo SCMP cho người ta nhìn thấy rõ hơn về quy mô của đảo nổi Xích Qua Tiêu mà 64 người lính CSVN đã thiệt mạng năm 1988 vì bị tàu Trung Quốc xả súng bắn chết để cướp bãi đá ngầm này.

Khi Xích Qua Tiêu (Chi Gua Jiao) trở thành một căn cứ qui mô nổi trên biển rộng khoảng 30 hecta, căn cứ của Việt Nam xây dựng tại đảo đá Cô Lin ( khoảng 1.9 hải lý tây bắc Gạc Ma) chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ so với đảo nhân tạo Gạc Ma hay Xích Qua Tiêu. Nó sẽ là nơi để Bắc Kinh phô diễn sức mạnh quân sự để uy hiếp cả Phi Luật Tân và Việt Nam ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Riêng với Phi Luật Tân thì an nguy quốc gia của họ bị đe dọa thật gần.

Theo các nhà phân tích thời sự, hành động đang thực hiện của Trung Quốc là đi từ phòng vệ sang tấn công. Khi phi trường ở Xích Qua Tiêu hoàn thành, với phi trường đã có sẵn ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh sẽ có cớ thành lập “vùng nhận dạng phòng không trên biển” trùm cả Biển Đông. Đây là điều từng được nhiều nước lo ngại sẽ xảy ra khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông năm ngoái.

Bắc Kinh chối không lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông nhưng khi đã có phi trường ở cả hai đầu đông tây của Biển Đông rồi, chuyện gì cũng có thể xảy đến.

Các đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. (Hình: Wikipedia)

Cùng với việc gấp rút xây dựng căn cứ quy mô trên đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu, theo SCMP, Trung Quốc đang có kế hoạch biến bãi đá ngầm Fiery Cross Reef (Việt nam gọi là đá Chữ Thập, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu (Yongshu Jiao) theo một kế hoạch tương tự. Bãi đá ngầm Gạc Ma (Xích Qua Tiêu) thuộc cụm đảo Sinh Tồn, trong khi đá Chữ Thập (Vĩnh Thử Tiêu) thuộc cụm Nam Yết.

Bãi đá ngầm  Chữ Thập có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (gần 26 km) và chiều rộng là 4 hải lí (7.4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên. Nếu Trung Quốc biến bãi đá ngầm này thành đảo nổi, nó có thể sẽ lớn gấp nhiều lần so với Xích Qua Tiêu (hay Gạc Ma).

Theo Kim Lạn Vinh (Jin Canrong), một giáo sư ngành bang giao quốc tế tại đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh được SCMP thuật lời, đề án biến bãi đá ngầm Vĩnh Thử Tiêu (hay Chữ Thập theo cách gọi của Việt Nam) đã được đệ trình nhà cầm quyền trung ương Trung Quốc để chấp thuận. Khi kế hoạch xây dựng hoàn tất, nó sẽ lớn gấp đôi căn cứ quân sự Diego Garcia của Hoa Kỳ rộng 44 km2 trên Ấn Độ Dương.

Lý Kiệt, một chuyên viên hải quân tại Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, nói căn cứ trên đảo nhân tạo Vĩnh Thử Tiêu cũng sẽ gồm cả phi trường và cảng biển. Hiện nơi này đang là một căn cứ nhỏ mà hơn 20 năm trước, Bắc Kinh cho xây dựng một đài quan sát phục vụ cơ quan nghiên cứu hải dương của Unesco.

Theo Kim Lạn Vinh, việc xây dựng đảo nhân tạo tại Vĩnh Thử Tiêu sẽ được thực hiện tiếp theo và tùy thuộc sự tiến triển của đảo nhân tạo Xích Qua Tiêu (Gạc Ma). Tháng trước tin tức xì ra trên báo chí Trung Quốc cho hay đảo nhân tạo tại Xích Qua Tiêu ngoài phi trường, cảng biển có thể biếp nhận các tàu lên đến 5,000 tấn.

Tại quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đi cướp của Việt Nam một số bãi đá ngầm gồm Đá Xu Bi  thuộc cụm Thị Tứ; Đá Chữ Thập , Đá Ga Ven thuộc cụm Nam Yết; Đá Gạc Ma,Đá Tư Nghĩa thuộc cụm Sinh Tồn; Đá Châu Viên thuộc cụm Trường Sa; và Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên. (TN)

06-07-2014 4:39:17 PM

Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật – Trung “ăn miếng trả miếng”

(Kienthuc.net.vn) - Nếu Nhật Bản và Trung Quốc không hành động để giải quyết mâu thuẫn ở Hoa Đông, bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng dẫn tới hậu quả khôn lường. 

“Khẩu chiến” Nhật – Trung tại Shangri-La
Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 13, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung đã “lời qua tiếng lại” về lối hành xử của 2 nước.
Ông Abe tuyên bố thẳng rằng Nhật Bản sẽ ủng hộ các quốc gia ASEAN trong các cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và gián tiếp chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Đáp lại, ông Vương cáo buộc ông Abe đã khiêu khích và gây thêm rắc rối. Cuộc “khẩu chiến” Nhật – Trung nói trên phản ánh tình hình leo thang nguy hiểm trên biển Hoa Đông có thể rất khó “hạ nhiệt”. Do hai bên đều mặc định rằng nước kia sẵn lòng khơi mào một cuộc xung đột, Bắc Kinh và Tokyo không cùng nhau đàm phán để xây dựng qui tắc hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai bên.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bị Nhật cáo buộc áp sát máy bay trinh thám của nước này. 
Vấn đề đang gây căng thẳng trực tiếp là vụ một máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc áp sát 2 máy bay do thám của Nhật Bản với khoảng cách vài chục mét.
Khu vực xảy ra vụ việc thuộc khu vực trùng nhau giữa “Vùng phòng không xác định” của hai nước. Nhật – Trung đổ lỗi cho nhau vì đã xâm phạm không phận của quốc gia mình.
Ban đầu, Bắc Kinh cáo buộc máy bay Nhật Bản tiến vào khu vực mà Trung Quốc và Nga đang tiến hành tập trận hải quân chung vì thế Trung Quốc buộc phải điều động máy bay chiến đấu ra chặn máy bay Nhật Bản do thám và quấy rầy các cuộc tập trận. Nhật Bản phủ nhận cáo buộc này và cho rằng vụ việc trên xảy ra ở ngoài khu vực tập trận và máy bay của nước này đang tiến hành các hoạt động thu thập thông tin như thường lệ tại không phận quốc tế.
Quốc gia nào có lỗi?
Có nhiều cách diễn giải khác nhau về hành vi của các nước tại vùng biển/không phận quốc tế. Trước hết xét tới hành động của quân đội hai bên. Do vụ việc diễn ra tại không phận quốc tế nên theo phần lớn cách diễn giải về luật pháp quốc tế, Nhật Bản không bị cấm thu thập thông tin ở khu vực này. Tương tự, Trung Quốc và Nga cũng không bị cấm tổ chức các cuộc tập trận chung ở đây. Theo góc nhìn này, hành động của cả hai nước đều phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy vậy, mặc dù không có luật quốc tế nào quy định về hành vi của các nước về vấn đề tập trận chung trên vùng biển quốc tế, các quốc gia nên tránh khu vực đang diễn ra tập trận cho tới khi cuộc tập trận kết thúc. Nếu máy bay Nhật Bản bay vào khu vực Nga và Trung Quốc tập trận chungthì đó sẽ là lỗi của Nhật Bản, đặc biệt sau khi Trung Quốc đã thông báo trước về cuộc tập trận. Tuy nhiên, vấn đề này còn đang gây tranh cãi do Nhật Bản bác bỏ kịch liệt cáo buộc của Trung Quốc.
Trung Quốc “phản pháo” bằng lập luận rằng Nhật Bản đã xâm phạm “Vùng phòng không xác định” của nước này. Luật quốc tế không bảo vệ “Vùng phòng không xác định” của bất kỳ quốc gia nào trừ không phận của vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Vùng cấm bay (màu vàng) là nơi diễn ra tập trận Nga - Trung. 
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), điều đó có nghĩa Trung Quốc chỉ có chủ quyền đối với không phận cách bờ biển nước này tối đa 12 hải lý. Cái gọi là “Vùng phòng không xác định” của Trung Quốc cách rất xa bờ biển nước này và do đó thiếu cơ sở luật pháp chắc chắn.
Nếu không tính tới các khác biệt nói trên, có một vấn đề nổi lên là thông thường các phi công phải duy trì một khoảng cách an toàn giữa các máy bay. Ví dụ, khi được điều động ra chặn các máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản thường duy trì khoảng cách khoảng vài trăm mét so với các máy bay kia. Để gửi thông điệp cảnh cáo tới máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản sẽ “vỗ cánh” hay hoặc gửi cảnh báo vô tuyến.
Các máy bay Trung Quốc không đưa ra các cảnh báo như vậy mà tiến sát máy bay Nhật ở khoảng cách nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn khiến cả phi công Nhật Bản và Trung Quốc thiệt mạng.
Do máy bay Trung Quốc bay tốc độ cao hơn và bất ngờ hơn máy bay Nhật Bản, lỗi có hành động gây nguy hiểm hoàn toàn là thuộc về Trung Quốc.
Điều đó khiến Trung Quốc bị nhìn nhận là kẻ khiêu khích. Trong khi đó, chiến lược của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông là tô vẽ sao cho các hành động của nước này chỉ là sự “phản ứng” trước các hành động của Nhật Bản bị Trung Quốc “gắn mác” là hành động khiêu khích.
Trong vụ việc trên, Trung Quốc “rêu rao” rằng nước này đang bảo vệ “Vùng phòng không xác định” của mình hành động xâm nhập của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nhận ra rằng họ đang “gậy ông đập lưng ông”. Lối hành xử của Trung Quốc khiến các quốc gia xung quanh sợ hãi và giúp chính sách cứng rắn với Trung Quốc của ông Abe càng dễ dàng được ủng hộ hơn.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Jeffrey W. Hornung (Mỹ), vụ việc trên cho thấy một xu hướng đáng lo ngại. Việc Trung Quốc liên tục có các hành động trên mức khiêu khích nhưng chưa tới mức gây chiến buộc Nhật Bản phải đối phó. Nếu hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”, tính toán sai lầm có thể dẫn tới những hậu quả khủng khiếp. Vụ việc EP-3 diễn ra vào năm 2001 là một ví dụ.
Biến cố EP-3 có lặp lại trên biển Hoa Đông?
Vào năm 2001, một chiếc máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đâm vào một chiếc máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam, Trung Quốc. Phi công Trung Quốc thiệt mạng còn phi hành đoàn trên chiếc máy bay EP-3 của Mỹ bị các quan chức Trung Quốc bắt giữ và thẩm vấn. Sau đó, các nhà ngoại giao hai bên đã phải hết sức cố gắng để chấm dứt căng thẳng Mỹ - Trung về vụ việc này.
Nhưng đó là vớĩ Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn tỏ ra yếu ớt trước Nhật Bản hay nhân nhượng về tuyên bố chủ quyền. Do đó, nếu một vụ “EP-3 thứ hai” xảy ra trên biển Hoa Đông, không biết vụ việc sẽ đi xa tới đâu.
Vì Nhật là đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trong khu vực, nếu sự kiện EP-3 lặp lại, không ai có thể biết vụ việc sẽ đi xa đến đâu. Trong ảnh là chiếc J-8 của Trung Quốc bị phi hành đoàn EP-3 chụp lại. 
Một Trung Quốc với tinh thần dân tộc dâng cao và nỗi đau lịch sử đối đầu với một Nhật Bản đang sẵn lòng cứng rắn với Trung Quốc khiến nếu một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả khôn lường.
Chính vì lí do đó, Bắc Kinh và Tokyo nên thức tỉnh và hành động. Có thể các cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa thể được giải quyết trong nay mai nhưng do tình hình đối đầu ngày càng nguy hiểm, Bắc Kinh và Tokyo phải hành động.
Nhật – Trung phải làm gì?
Để kiểm soát tình hình, Nhật – Trung có rất nhiều việc phải làm. Trước hết, hai nước cần xây dựng quy tắc rõ ràng cho các lực lượng vũ trang của hai bên nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn. Nhật – Trung nên ký kết một thỏa thuận “Các biến cố trên biển”, quy định cách liên lạc, ứng xử và ngăn chặn các biến cố leo thang thành xung đột. Hoặc hai nước có thể thành lập cơ chế liên lạc hàng hải, ví dụ như lập đường dây nóng, để các lực lượng của hai bên liên lạc với nhau tốt hơn. Trước đây, Nhật Bản đã có các thỏa thuận như vậy với Nga và có vẻ các thỏa thuận đó rất hiệu quả.
Trung Quốc và Nhật Bản nên xây dựng các bộ quy tắc về liên lạc và ứng xử để giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn.
Nếu hai quốc gia thấy khó đạt được các cơ chế song phương như vậy, có thể lựa chọn khác là một thỏa thuận đa phương. Tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương vừa qua, các quốc gia tham gia – bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản – đã thông qua “Bộ quy tắc về các tình huống đối đầu bất ngờ trên biển”. Mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý, bộ quy tắc này đưa ra các nghi thức tiêu chuẩn về quy trình an toàn, các chỉ dẫn cơ bản về cách thức liên lạc và hành động để các tàu và máy bay hải quân tuân thủ trong trường hợp xảy ra đối đầu ngoài ý muốn trên biển. Nhật Bản và Trung Quốc có thể chi tiết hóa bộ quy tắc này.
Mặc dù quan hệ song phương căng thẳng, Nhật Bản và Trung Quốc có động cơ để hành động. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không muốn xảy ra xung đột bắt nguồn các lỗi của quân nhân.
Nhật Bản, nước có nền quốc phòng mạnh nhất trong số các đối thủ của Trung Quốc, đang liên kết với các nước ASEAN để đối phó với lối hành xử hiếu chiến của Bắc Kinh. Nhật Bản cũng đang thực hiện các thay đổi quan trọng giúp nước này có thêm lực đối đầu với Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh càng có động lực phải giải quyết tranh chấp với Tokyo do Trung Quốc sẽ phải đối phó với một liên minh các quốc gia đối thủ.
Tuy nhiên, xét cho cùng việc giải quyết căng thẳng trên biển Hoa Đông đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Nếu Tokyo và Bắc Kinh không thể giải quyết được tình trạng đó, trong tương lai có thể Đối thoại Shangri-La sẽ có thêm những cuộc “khẩu chiến” kịch liệt hơn hay các cuộc đối đầu trên không tại vùng biển Hoa Đông sẽ diễn ra nhiều hơn và nguy hiểm hơn.
Tùng Lâm

Tàu cá Trung Quốc bị chìm ở Biển Đông

KT-Tân Hoa xã ngày 7/6 đưa tin, Cảnh sát Biển Trung Quốc (CCG) vừa cứu sống được 14 ngư dân trên chiếc tàu cá bị chìm trên Biển Đông.

Theo các ngư dân vừa được cứu sống, tàu cá của họ bị chìm vào sáng sớm ngày 5/6 do bị sóng lớn đánh và thời tiết xấu. Hiện các ngư dân đã được chuyển tới một bệnh viện ở tỉnh đảo Hải Nam để điều trị y tế.


 Tàu cá Trung Quốc gặp vòi rồng ở Biển Đông. Ảnh minh họa.
Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của CCG cho biết, chiếc tàu cá Qiongyangpu 13073 bị mất tích sáng sớm ngày 5/6 khi đang di chuyển từ quần đảo Trường Sa tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trên tàu có tất cả 14 ngư dân.
Sau vài giờ tìm kiếm, chiều 5/6, các tàu của CCG và trực thăng đã phát hiện chiếc bè cứu sinh của 14 ngư dân này tại vùng biển gần nơi tàu cá bị chìm và giải cứu họ.
07/06/2014
Theo Dân Việt

Mỹ: Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt

(Dân trí) - Trong báo cáo hàng năm về quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng khả năng chiến đấu có vũ trang và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ trong khu vực, với khoảng thời gian ngắn, nhưng lực lượng mạnh mẽ”.
Tàu Trung Quốc điên cuồng tấn công tàu Cảnh sát biển 2016 vào 17h chiều 1/6.
Mỹ cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt trên các khu vực như Biển Đông, Hoa Đông

Mỹ cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột ngắn nhưng khốc liệt trên các khu vực như Biển Đông, Hoa Đông

Báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc về phát triển quân sự của Trung Quốc diễn ra vào thời điểm quan hệ song phương giữa cường quốc số 1 và số 2 thế giới không mấy tốt đẹp. Báo cáo được đưa ra 5 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc Bắc Kinh “hăm dọa” trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố Mỹ sẽ “không ngồi im” chứng kiến điều đó; hai tuần sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 5 người Trung Quốc làm gián điệp mạng quân sự.

Vì vậy những kết luận và phân tích tài liệu, với dữ liệu lấy từ năm 2013, của Lầu Năm Góc càng có sức nặng hơn thường lệ, dù cáo buộc gián điệp mạng không khác là bao so với năm trước.

Báo cáo của Lầu Năm Góc đã được gửi cho Quốc hội Mỹ vào thứ năm vừa qua. Báo cáo nhận định chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc về lâu dài có mục đích “tăng cường khả năng chiến đấu vũ trang của Trung Quốc và giành chiến thắng trong các tình huống bất ngờ, với thời gian ngắn nhưng lực lượng lượng mạnh mẽ”.

Đặc biệt, theo báo cáo, chi tiết về loại xung đột có khả năng xảy ra có vẻ như tập trung ở các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông. Các cuộc tranh chấp này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines trong suốt nhiều tháng qua.

Leo thang căng thẳng trong các tranh chấp lãnh thổ trên đã khiến Tổng thống Mỹ Obama, trong chuyến công du châu Á hồi tháng 4, đã phải tái khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh, trong đó nổi bật là Nhật, trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Mỹ và Nhật đã có động thái đáng chú ý, khi vài ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, hai máy bay ném bom B52 đã được điều vào khu vực này trong một cuộc huấn luyện thường lệ.

Trong báo cáo hàng năm của mình, Lầu Năm Góc khẳng định mục đích chính trong chiến lược quân sự của “người khổng lồ” châu Á vẫn là nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Đài Loan. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho “những tình huống bất ngờ có thể xảy ra” ở phía nam và phía đông bờ biển nước này và không quên nhắc lại rằng năm ngoái Bắc Kinh đã đơn phương mở rộng vùng phòng không ở Hoa Đông, mở rộng quyền hàng hải của mình trên gần như toàn bộ Biển Đông.

 “Trong những tài liệu gần đây, luôn luôn có quan tâm chiến lược (ở Trung Quốc), nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng năm ngoái, thái độ hiếu chiến của họ gia tăng”, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết trong cuộc gặp với báo giới. Người phát ngôn Lầu Năm Góc cũng nhắc lại Mỹ phản đối việc sử dụng “hăm dọa” trong các tranh chấp chủ quyền, và kêu gọi giải pháp ngoại giao hòa bình.
Theo phân tích của các chiến lược gia Bộ Quốc phòng Mỹ, thì với sự hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp biển, Trung Quốc đang tìm kiếm “bá quyền ở khu vực” và chiến lược quân sự của nước này dựa trên tầm nhìn “dài lâu”, đi trước và độc lập với chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Obama.

Trên thực tế, Lầu Năm Góc thừa nhận lợi ích của “người khổng lồ” mới nổi có thể vượt xa khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. “Với lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày một gia tăng, chương trình hiện đại hóa quân sự đã tập trung hơn vào việc đầu tư cho các sứ mệnh bên ngoài bờ cõi nước này”, báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn.

Báo cáo cho rằng chân trời phát triển quân sự của Trung Quốc rộng mở vào năm 2020 khi nước này đang đầu tư mạnh nhằm tân trang lại đội ngũ chiến đấu cơ, tên lửa, tàu sân bay và tàu ngầm. Lầu Năm Góc ước tính ngân sách quốc phòng Trung Quốc là 145 tỷ USD vào năm 2013, cao hơn con số Trung Quốc công bố trước đó là 119,5 tỷ USD.

Mặc dù gia tăng, nhưng con số này vẫn chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ (năm 2013 là 495 tỷ USD). Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã vượt xa một số nước láng giềng, trong đó có Nga (69,5 tỷ USD), Nhật (56,9 tỷ USD) và Hàn Quốc (31 tỷ USD).

Vũ Quý

Tổng hợp

Cháy công ty may Bắc Giang, hơn 1.200 người tháo chạy

Vụ cháy xảy ra vào 8h30 hôm nay (7/6), tại Công ty TNHH TTB Việt Nam MFG (Bích Sơn, Việt Yên, Bắc Giang) khiến nhà xưởng của công ty bị thiêu rụi, 1.200 công nhân chạy toán loạn.

Một số hình ảnh vụ cháy lớn tại công ty TNHH TTB Việt Nam MFG: 
 
Thời điểm xảy ra vụ cháy có tất cả hơn 1.200 công nhân đang làm việc.

Một công nhân tạp vụ đang làm ở khu vực của công ty phát hiện ra vụ cháy, sau đó tri hô mọi người. Theo công nhân này, lửa bắt đầu cháy từ lò hơi, lan sang nhà kho (chứa nguyên vật liệu: lông vũ, vải).


Hàng chục xe phòng cháy chữa cháy được điều động đến dập lửa, ngăn không cho ngọn lửa lan sang các xưởng may bên cạnh.

 

Công nhân vận chuyển những bao lông vũ, vải sang nhà may hoàn thiện và nhà xe để tạm nhằm tránh lây lan lửa.

Hàng trăm công nhân ồ ạt chạy khỏi đám cháy... Nhiều người đứng ngoài cổng lo lắng cho những người thân của mình ở bên trong.
Theo Đời sống Pháp luật