Friday, August 14, 2015

Nạn thu hoạch nội tạng tại TQ: Một giây bạn lắng nghe, thêm một người được cứu


Các học viên Pháp Luân Công Australia diễn lại cảnh mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ sống đối với các học viên Pháp Luân Công để kiếm lời, phía trước Tòa án tối cao của Brisbane ở Queensland, Australia, ngày 7/7/2006 (Ảnh: minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công Australia diễn lại cảnh mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ sống đối với các học viên Pháp Luân Công để kiếm lời, phía trước Tòa án tối cao của Brisbane ở Queensland, Australia, ngày 7/7/2006 (Ảnh: minghui.org)
Mặc dù chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận, tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia đã thông qua các dự luật yêu cầu người dân không tham gia vào lĩnh vực du lịch ghép tạng tại Trung Quốc.
Bài viết dưới đây của ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, sẽ đề cập đến những diễn biến mới nhất về nạn thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Bài viết được công bố tại một diễn đàn trực tuyến của trường Đại học South Australia, Adelaide, vào ngày 28/6/2015.
Xem phần 1: 
6. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua nghị quyết về hiến tạng
Tháng 1/2015, Ban Điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua một nghị quyết nêu rõ:
“Ban Điều hành đã xem xét báo cáo của Ban thư ký về máu và các sản phẩm y tế là nội tạng người dùng để cấy ghép,
(3) và công nhận rằng, việc bảo vệ những người hiến tạng là điều kiện tiên quyết để giúp bệnh nhân tiếp nhận tạng người một cách an toàn, điều này có tầm quan trọng cao trong bối cảnh tiếp cận dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế toàn cầu;
(5) công nhận rằng cần phải có sự đồng thuận toàn cầu về hiến tạng và quản lý tạng người phục vụ cho việc điều trị lâm sàng, dựa trên cơ chế quản lý tốt, để bảo vệ các quyền cơ bản của người hiến tạng;
(6) công nhận thêm rằng, để bảo vệ quyền lợi của người nhận tạng thì cần phải có các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của tạng người và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc, kiểm soát, giám sát và tiếp cận công bằng đối với các sản phẩm này;
(7) yêu cầu Tổng giám đốc WHO triệu tập các tham vấn từ các nước thành viên và các đối tác quốc tế, để hỗ trợ xây dựng sự đồng thuận toàn cầu trong việc hướng dẫn các nguyên tắc đạo đức đối với hiến tạng và quản lý các sản phẩm nội tạng như đã đề cập ở trên; cơ chế quản lý tốt; và các công cụ phổ biến nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và có khả năng truy xuất nguồn gốc, cũng như sự tiếp cận công bằng và sẵn sàng, có thể được áp dụng. Tất cả những vấn đề này sẽ được đề cập trong một tài liệu đệ trình lên Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 70 để xem xét”.
Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 70 dự kiến diễn ra vào tháng 5/2017 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Chúng ta cần có khả năng truy xuất ra người hiến tạng để xác định xem liệu việc hiến tặng có phải là tự nguyện không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm được điều này.
Chúng ta cần có khả năng truy xuất ra người hiến tạng để xác định xem liệu việc hiến tặng có phải là tự nguyện không. Việc truy xuất nguồn gốc sẽ cho phép chúng ta làm được điều này.
7. Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng người
Cả Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu đều có các hiệp ước quốc tế về cấm buôn bán người, trong đó nghiêm cấm việc lấy tạng người để bán mà không có sự đồng ý. Hội đồng Châu Âu đã thêm một quy ước cụ thể về buôn bán nội tạng. Hiệp ước của Liên Hợp Quốc là một nghị định thư về Công ước chống tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Nghị định thư này đã có hiệu lực từ tháng 12/2003. Còn Công ước của Hội đồng châu Âu có hiệu lực từ tháng 12/2005.
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng người đã được ban hành nhiều hơn trong thời gian gần đây. Nó đã được ký kết vào tháng 3/2015. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực.
Công ước đầu tiên của Hội đồng châu Âu tuyên bố đơn giản tại Điều 18 rằng: “Các Bên phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các biện pháp khác như là một sự cần thiết để cấu thành hành vi phạm tội hình sự được quy định tại Điều 4 của Công ước này, khi hành vi phạm tội là cố ý”.
Điều 4 bao gồm các định nghĩa về buôn bán người, trong đó bao gồm buôn bán nội tạng. Quy định này cũng tương tự như một điều khoản trong Nghị định thư của Liên Hợp Quốc. Nghị định thư này tuyên bố tại “Mỗi quốc gia cần thiết lập các quy định của pháp luật và các biện pháp khác để quy các hành vi tại Điều 3 của Nghị định thư này vào tội hình sự, nếu vi phạm cố ý”.

Bìa cuốn tự truyện “Why did you do that?” (2015) (Tạm dịch: Tại sao tôi lại theo đuổi sự nghiệp này?) của luật sư nhân quyền David Matas (Nguồn: Seraphim Editions)
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng có thể được ký kết bởi các nước thành viên của Hội đồng châu Âu, Liên minh châu Âu và các quốc gia phi thành viên có tư cách là quan sát viên của Hội đồng châu Âu. Theo điều 28, nó cũng có thể được ký bởi bất kỳ quốc gia phi thành viên khác của Hội đồng châu Âu theo lời mời của Ủy ban các Bộ trưởng.
Cũng có thể là không phải tất cả các khía cạnh của du lịch ghép tạng đã được bao hàm trong Công ước của Hội đồng châu Âu và Nghị định thư của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, tôi tin là tất cả các công ước này bao gồm cả du lịch ghép tạng, trong đó bao gồm việc mua nội tạng có nguồn gốc từ một tù nhân lương tâm bị sát hại để lấy tạng.
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng là một bản tổng hợp chi tiết hơn về các hành vi phạm tội, mà cần phải được ban hành mạnh tay hơn so với các điều ước quốc tế về chống buôn bán người.
Công ước chống buôn bán nội tạng trên nêu rõ:
“Điều 4 – Mổ lấy trái phép các nội tạng người:
a. Các bên phải thực hiện theo các quy định của luật pháp và các biện pháp cần thiết khác, để đưa hành vi cố ý mổ lấy nội tạng từ người hiến tạng còn sống hoặc đã chết thành tội hình sự theo luật pháp nước mình;
b. Trong trường hợp người hiến tạng còn sống, hoặc một bên thứ ba được cung cấp hoặc nhận một lợi ích tài chính hay ưu đãi nào đó tương đương;
c. Trong trường hợp cuộc trao đổi lấy tạng từ người hiến tạng đã chết, bên thứ ba đã được cung cấp hoặc đã nhận được một lợi ích tài chính tương đương hay ưu đãi nào đó.
Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng người, theo quan điểm của tôi, cần có hai thay đổi. Một là báo cáo bắt buộc. Theo ghi nhận, pháp luật Đài Loan yêu cầu báo cáo. Dự luật của Pháp và Canada đều yêu cầu ngôn ngữ báo cáo bắt buộc.
Sự thay đổi thứ hai tôi sẽ đề xuất là thay đổi Điều 10 Công ước của Hội đồng Châu Âu. Điều này sẽ khiến cho nạn buôn bán nội tạng là một loại tội phạm được quyền xét xử trên phạm vi quốc tế hoặc toàn cầu để bất cứ ai hiện diện ở bất cứ lãnh thổ nào cũng có thể bị truy tố, dù có thuộc quốc tịch quốc gia đó hay không.
Cho dù bản dự thảo công ước nên cấu thành một hành vi phạm tội quốc tế được xét xử toàn cầu, nhưng vấn đề này đã gây chia rẽ trong Hội đồng ở giai đoạn soạn thảo, với 18 quốc gia ủng hộ và 20 quốc gia phản đối. Bởi vì việc thay đổi không nhận được sự đồng thuận của phần lớn các quốc gia thành viên nên tôi đề nghị rằng công ước này, nên có một nghị định thư tùy chọn ghi rõ những nội dung cần sửa đổi hay cắt bỏ. Các quốc gia đồng thuận có thể ký vào nghị định thư này.
Cả hai đề xuất sửa đổi trên theo quan điểm của tôi là cần thiết để chiến đấu chống lại du lịch ghép tạng. Điều thứ 2 còn gây nhiều tranh cãi, tách châu Âu làm hai phần. Việc phân chia này cho thấy có khoảng cách giữa cộng đồng châu Âu trong vấn đề này. Không chỉ ở châu Âu, ngoại trừ Tây Ban Nha, thì đạo luật này chưa có hiệu lực.
oh_special_edition_general_4_proofread_street.inddTranh sơn dầu Mổ cắp nội tạng (2007, Đổng Tích Cường), tái hiện cảnh mổ sống lấy cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công của quân đội và bệnh viện Trung Quốc (*).
Thay lời kết: Những thay đổi đáng chú ý tại Australia
Australia đã thực hiện một số hành động thích hợp để phản đối nạn buôn bán nội tạng người ở Trung Quốc. Thứ nhất là một dự luật mới được đệ trình ở Nam Úc và ở tất cả các bang theo mô hình mà Thượng nghị sĩ David Shoebridge đã đề xuất lên Nghị viện New South Wales.
Thứ hai là các chuyên gia ghép tạng nước ngoài tiếp tục tẩy chay, không liên lạc cũng như không hợp tác với các chuyên gia Trung Quốc cho đến khi các yêu cầu được đặt ra trước đó được đáp ứng. Tôi lưu ý rằng ông Jeremy Chapman là cựu chủ tịch Hiệp hội ghép tạng của Australia và ông Philip O’Connell là chủ tịch hiện thời.
Thứ ba là Australia tham gia các cuộc tham vấn do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các nguyên tắc đạo đức về ghép tạng, cơ chế quản trị tốt, và các công cụ phổ biến để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của nội tạng. Thứ tư là sự theo sát của Australia đối với Công ước của Hội đồng châu Âu về chống buôn bán nội tạng. Úc nên yêu cầu Hội đồng của Ủy ban các Bộ trưởng châu Âu đưa ra lời mời nước này tham gia công ước này.
Theo quan điểm của chính quyền Adelaide (thủ đô và thành phố lớn nhất bang Nam Úc), việc tác động đến Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng những nỗ lực của chúng ta là để giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công khác cũng đang có nguy cơ trở thành nạn nhân, cùng gia đình, bạn bè của họ.
Bất cứ cái gì chúng tôi làm, chúng tôi sẽ chiến đấu để đảm bảo gia đình, bạn bè và bạn đồng môn của các nạn nhân biết rằng chúng tôi đã biết cuộc bức hại này và đang cố hết sức để chống lại nó. Nếu chúng tôi có thể làm được điều đó, thì ít nhất chúng tôi sẽ đạt được sự tiến triển nhất định.
David Matas, Luật sư nhân quyền quốc tế ở Winnipeg, Canada
Tâm Minh biên dịch
Tựa đề do Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt biên tập
(*) Bức tranh dựa trên một câu chuyện có thật, theo lời chứng của vợ một bác sỹ phẫu thuật: Một vị bác sỹ đã nhìn thấy một mảnh giấy rơi ra từ trên thân của một học viên Pháp Luân Công đang vùng vẫy trên bàn mổ. Mảnh giấy ghi “Chúc mẹ sinh nhật vui vẻ”. Lúc đó ông ta thình lình ý thức được tội ác của mình, lương tâm cắn rứt khiến ông ta không thể tiếp tục được nữa. Có khoảng hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công mất tích chính là vì đã trở thành nạn nhân của tội ác mổ cướp nội tạng này
Theo Daikynguyenvn-2 tiếng trước 

PICS:Có một con ngõ mang tên “Xóm chạy thận”






“Cô vừa đi chạy về đấy à? Được mấy cân?” – là những câu chào quen thuộc của xóm chạy thận. “Chạy” là đi lọc máu, “cân” là lọc được bao nhiêu lít máu một lần. Trong ảnh là cô Đinh Thị Bắc (Quảng Ninh) đang nhặt rau nấu cơm. Cô sống xa gia đình đã 10 năm nay. (Ảnh: motthegioi.vn)

“Cô vừa đi chạy về đấy à? Được mấy cân?” – là những câu chào quen thuộc của xóm chạy thận. “Chạy” là đi lọc máu, “cân” là lọc được bao nhiêu lít máu một lần. Trong ảnh là cô Đinh Thị Bắc (Quảng Ninh) đang nhặt rau nấu cơm. Cô sống xa gia đình đã 10 năm nay. (Ảnh: motthegioi.vn)

Mong viện phí không tăng, mong BHYT đừng thay đổi, mong sức khỏe đừng mau xuống để còn làm việc – cuộc sống của những con người trong “Xóm chạy thận” (Hà Nội) là từng ngày hy vọng được sống, được làm việc và sinh hoạt bình dị cùng nhau.
Con ngõ nhỏ, tồi tàn với những dãy nhà trọ lụp xụp mái che , lối đi luôn đọng nước rửa lại là nơi mà hơn 130 bệnh nhân đang mắc bệnh mãn tính sinh sống. Xóm chạy thận nằm trong con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (Hoàng Mai, Hà Nội). (Ảnh: motthegioi.vn)
Con ngõ nhỏ, tồi tàn với những dãy nhà trọ lụp xụp mái che, lối đi luôn đọng nước rửa lại là nơi mà hơn 130 bệnh nhân đang mắc bệnh mãn tính sinh sống. Xóm chạy thận nằm trong con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (Hoàng Mai, Hà Nội). (Ảnh: motthegioi.vn)
Những dãy nhà trọ cũ cũ với bao nhiêu đồ đạc dồn hết ra ngoài. Không phải vì chẳng muốn giấu gì, mà chỉ là do phòng quá chật, thêm được “căn bếp” bên ngoài lối đi chung thì thêm. (Ảnh: isuzu-danang.com)
Những dãy nhà trọ cũ với bao nhiêu đồ đạc dồn hết ra ngoài. Không phải vì chẳng muốn giấu gì, mà chỉ là do phòng quá chật, thêm được “căn bếp” bên ngoài lối đi chung thì thêm. (Ảnh: isuzu-danang.com)
Mỗi phòng trọ chỉ khoảng 8m2 với tiền thuê 1,1 triệu đồng/ tháng (mức giá hồi tháng 10/2014), chưa tính điện nước. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Mỗi phòng trọ chỉ khoảng 8m2 với tiền thuê 1,1 triệu đồng/ tháng (mức giá hồi tháng 10/2014), chưa tính điện nước. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Hoặc là những phòng chung với chỗ ở của mỗi người là một tấm phản nhỏ. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Hoặc là những phòng chung với chỗ ở của mỗi người là một tấm phản nhỏ. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Thế nhưng đây lại là nơi chứa đựng nhiều hy vọng sống nhất. Một người bình thường khó có thể tưởng tượng được những con người nơi đây đã làm được: đều đặn 3 ngày chạy lọc máu một lần, một tháng chạy 13 lần, thiếu lần nào thì sức khỏe suy kiệt, tụt huyết áp, chân tay bủn rủn. Thế nhưng còn sức thì còn đi làm. (Ảnh: motthegioi.vn)
Thế nhưng đây lại là nơi chứa đựng nhiều hy vọng sống nhất. Một người bình thường khó có thể tưởng tượng được những con người nơi đây đã làm được: đều đặn 3 ngày chạy lọc máu một lần, một tháng chạy 13 lần, thiếu lần nào thì sức khỏe suy kiệt, tụt huyết áp, chân tay bủn rủn. Thế nhưng còn sức thì còn đi làm. (Ảnh: motthegioi.vn)
chaythan2
“Người còn có sức khỏe thì còn đang đi đánh giày, bán nước, đi rửa bát thuê…”, ông Nguyễn Văn Khai (SN 1950, TP Sơn La, tỉnh Sơn La) cho hay (Ảnh chụp màn hình/anninhthudo.vn)
Ông Nguyễn Văn Khai đã có 21 năm “chạy” đua với bệnh suy thận. Bàn tay sau nhiều lần chọc ven lọc máu đã trở nên tê cứng, cầm gì cũng chỉ cầm được hờ. (Ảnh chụp màn hình/anninhthudo.vn)
Ông Nguyễn Văn Khai đã có 21 năm “chạy” đua với bệnh suy thận. Bàn tay sau nhiều lần chọc ven lọc máu đã trở nên tê cứng, cầm gì cũng chỉ cầm được hờ. (Ảnh chụp màn hình/anninhthudo.vn)
Tết 2015, ông Khai nhận được tin báo vợ được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. “Từ ngày xuống Hà Nội chạy thận, mỗi năm, cố lắm tôi mới về quê được 1 - 2 ngày. 21 năm nay bà ấy sống vì tôi, nuôi tôi, tôi chưa làm được gì cho bà ấy thì bà ấy lại vì bạo bệnh mà sắp rời xa tôi mãi mãi. Tết với tôi như thế này thì có cũng như không”, ông nói trên báo Lao động (Ảnh chụp màn hình/anninhthudo.vn)
Tết 2015, ông Khai nhận được tin báo vợ được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. “Từ ngày xuống Hà Nội chạy thận, mỗi năm, cố lắm tôi mới về quê được 1 – 2 ngày. 21 năm nay bà ấy sống vì tôi, nuôi tôi, tôi chưa làm được gì cho bà ấy thì bà ấy lại vì bạo bệnh mà sắp rời xa tôi mãi mãi. Tết với tôi như thế này thì có cũng như không”, ông nói trên báo Lao động (Ảnh chụp màn hình/anninhthudo.vn)
“Xóm trưởng” - anh Mai Anh Tuấn (SN 1976, Ba Vì, Hà Nội) thì may mắn hơn, khi được sống cùng gia đình với vợ và cậu con trai ngay tại Hà Nội. (Ảnh: eva.vn)
“Xóm trưởng” – anh Mai Anh Tuấn (SN 1976, Ba Vì, Hà Nội) thì may mắn hơn, khi được sống cùng gia đình với vợ và cậu con trai ngay tại Hà Nội. (Ảnh: eva.vn)
Vợ anh, chị Nguyễn Thị Nghĩa, quen anh khi biết anh đã mắc bệnh, yêu và lấy anh khi anh đang phải điều trị tại BV Bạch Mai. Chị còn trải qua một con đường dài nữa để yêu thương và chia sẻ gánh nặng cùng anh dù bị gia đình phản đối. Kể về lý do đồng ý yêu và lấy anh, chị chỉ nói đơn giản: Khi nhìn vào mắt anh, “tôi biết rằng anh cần có tôi bên cạnh”. (Ảnh: eva.vn)
Vợ anh, chị Nguyễn Thị Nghĩa, quen anh khi biết anh đã mắc bệnh, yêu và lấy anh khi anh đang phải điều trị tại BV Bạch Mai. Chị còn trải qua một con đường dài nữa để yêu thương và chia sẻ gánh nặng cùng anh dù bị gia đình phản đối. Kể về lý do đồng ý yêu và lấy anh, chị chỉ nói đơn giản: Khi nhìn vào mắt anh, “tôi biết rằng anh cần có tôi bên cạnh”. (Ảnh: eva.vn)
Phát hiện bị bệnh thận từ năm 6 tuổi, tính đến hiện tại, anh Tuấn đã 33 năm sống chung cùng căn bệnh mãn tính này. Con đường vài trăm m từ khu trọ đến BV Bạch Mai là con đường mười mấy năm qua anh Tuấn đã đi đi về về để giành sự sống. Đó cũng là con đường mà gần 10 năm qua, chị Nghĩa miệt mài đi lại với những thức hàng lẻ tẻ bán rong ở bệnh viện, nuôi chồng, nuôi con (Ảnh: eva.vn)
Phát hiện bị bệnh thận từ năm 6 tuổi, tính đến hiện tại, anh Tuấn đã 33 năm sống chung cùng căn bệnh mãn tính này. Con đường vài trăm m từ khu trọ đến BV Bạch Mai là con đường mười mấy năm qua anh Tuấn đã đi đi về về để giành sự sống. Đó cũng là con đường mà gần 10 năm qua, chị Nghĩa miệt mài đi lại với những thức hàng lẻ tẻ bán rong ở bệnh viện, nuôi chồng, nuôi con (Ảnh: eva.vn)
Anh nói: “…Vợ tôi vất vả lắm, tôi biết cô ấy đã chịu thiệt thòi và hi sinh rất nhiều”. Còn chị thì cho rằng:"Tôi là người phụ nữ hạnh phúc. Bởi ngoài những khó khăn về vật chất tôi luôn có tình yêu của chồng và con. Mỗi khi mệt mỏi về đến nhà là có người bóp vai, hỏi thăm, có người chuẩn bị nước cho tắm. Cuộc sống cũng không có nhiều phiền muộn". Cuộc sống cứ đi qua tự nhiên như thế (Ảnh: eva.vn)
Anh nói: “…Vợ tôi vất vả lắm, tôi biết cô ấy đã chịu thiệt thòi và hi sinh rất nhiều”. Còn chị thì cho rằng:”Tôi là người phụ nữ hạnh phúc. Bởi ngoài những khó khăn về vật chất tôi luôn có tình yêu của chồng và con. Mỗi khi mệt mỏi về đến nhà là có người bóp vai, hỏi thăm, có người chuẩn bị nước cho tắm. Cuộc sống cũng không có nhiều phiền muộn”. Cuộc sống cứ đi qua tự nhiên như thế (Ảnh: eva.vn)
Cô Đinh Thị Bắc (Quảng Ninh) đang nhặt rau nấu cơm. Cô đã mổ cầu tay chạy thận 12 lần, thuê phòng sống cạnh bệnh viện để tiện điều trị khoảng chục năm nay. Cô bảo: “Con cái thì cũng bận làm ăn, thi thoảng mới xuống thăm được, tôi ở đây cũng quen rồi”. (Ảnh: motthegioi.vn)
Cô Đinh Thị Bắc (Quảng Ninh) đang nhặt rau nấu cơm. Cô đã mổ cầu tay chạy thận 12 lần, thuê phòng sống cạnh bệnh viện để tiện điều trị khoảng chục năm nay. Cô bảo: “Con cái thì cũng bận làm ăn, thi thoảng mới xuống thăm được, tôi ở đây cũng quen rồi”. (Ảnh: motthegioi.vn)
“Cô vừa đi chạy về đấy à? Được mấy cân?” là những câu í ới quen thuộc của xóm chạy thận. “Chạy” là đi lọc máu, “cân” là lọc được bao nhiêu lít máu một lần. Hơn 20 năm, xóm chỉ đón người đến mà không đón người về. Nhưng mỗi buổi chiều, con hẻm lại vẫn đông hơn, vui hơn khi mọi người cùng nhau làm những việc không tên nấu cơm, giặt quần áo. (Ảnh: giadinh.net.vn)
“Cô vừa đi chạy về đấy à? Được mấy cân?” – là những câu í ới quen thuộc của xóm chạy thận. “Chạy” là đi lọc máu, “cân” là lọc được bao nhiêu lít máu một lần. Hơn 20 năm, xóm chỉ đón người đến mà không đón người về. Nhưng mỗi buổi chiều, con hẻm lại vẫn đông hơn, vui hơn khi mọi người cùng nhau làm những việc không tên, nấu cơm, giặt quần áo. (Ảnh: giadinh.net.vn)
Với họ, được sinh hoạt hàng ngày chính là cuộc sống. Xóm cũng chia tổ, cũng có xóm trưởng, cũng có sinh hoạt chung… , người nọ giúp người kia. Chị Nguyễn Thị Oanh (SN 1966, thôn Kim Độ, xã Hiệp Cát, tỉnh Hải Dương) nói trên báo Lao động: “Tôi đã “chạy thận” 6 - 7 năm nay rồi. Đã có lúc tôi muốn chết nhưng anh chị em trong xóm động viên và tôi đã tìm được cho mình khát khao sống. Sống để nhìn đời, nhìn người, sống để nhìn con cái mình trưởng thành từng ngày từng tháng, âu cũng là khát khao chính đáng”. (Ảnh: giadinh.net.vn)
Với họ, được sinh hoạt hàng ngày chính là cuộc sống. Xóm cũng chia tổ, cũng có xóm trưởng, cũng có sinh hoạt chung… , người nọ giúp người kia. Chị Nguyễn Thị Oanh (SN 1966, thôn Kim Độ, xã Hiệp Cát, tỉnh Hải Dương) nói trên báo Lao Động: “Tôi đã “chạy thận” 6 – 7 năm nay rồi. Đã có lúc tôi muốn chết nhưng anh chị em trong xóm động viên và tôi đã tìm được cho mình khát khao sống. Sống để nhìn đời, nhìn người, sống để nhìn con cái mình trưởng thành từng ngày từng tháng, âu cũng là khát khao chính đáng”. (Ảnh: giadinh.net.vn)
Thế nhưng, đằng sau những lạc quan là rất nhiều trầm tư. Vì hiện mặc dù mỗi người được bảo hiểm y tế hỗ trợ 95%, nhưng 5% chi trả cũng là một con số quá lớn đối với họ. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Thế nhưng, đằng sau những lạc quan là rất nhiều trầm tư. Vì hiện mặc dù mỗi người được bảo hiểm y tế hỗ trợ 95%, nhưng 5% chi trả cũng là một con số quá lớn đối với họ. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Mỗi tuần phải chạy thận 2 lần, chi phí hết hơn 1 triệu chưa kể tiền mua thuốc bổ, thuốc canxi và nhiều loại thuốc khác; 1,5 triệu tiền thuê trọ, thêm tiền ăn uống, sinh hoạt... bình quân mỗi tháng, ,mỗi người cần ít nhất 4 triệu đồng để duy trì sự sống, theo thông tin từ báo Lao động. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Mỗi tuần phải chạy thận 2 lần, chi phí hết hơn 1 triệu chưa kể tiền mua thuốc bổ, thuốc canxi và nhiều loại thuốc khác; 1,5 triệu tiền thuê trọ, thêm tiền ăn uống, sinh hoạt… bình quân mỗi tháng, mỗi người cần ít nhất 4 triệu đồng để duy trì sự sống, theo thông tin từ báo Lao Động. (Ảnh: giadinhvn.vn)
"Tháng nào không bị ốm nặng thì phải tiêu tốn mất chừng 2,5 triệu đồng. Nếu không may, phải đi cấp cứu thì tốn hàng chục triệu đồng”, chị Hoàng Thị Tuất (Hòa Bình) có thâm niên 12 năm chạy thận, cho hay trên tờ Kiến thức. Mọi người xoay đủ mọi nghề để sống, chạy xe ôm, bán hàng rong, rửa bát thuê… Nhiều người đi mua ve chai rồi đi bán lại. (Ảnh: giadinhvn.vn)
“Tháng nào không bị ốm nặng thì phải tiêu tốn mất chừng 2,5 triệu đồng. Nếu không may, phải đi cấp cứu thì tốn hàng chục triệu đồng”, chị Hoàng Thị Tuất (Hòa Bình) có thâm niên 12 năm chạy thận, cho hay trên tờ Kiến Thức. Mọi người xoay đủ mọi nghề để sống, chạy xe ôm, bán hàng rong, rửa bát thuê… Nhiều người đi mua ve chai rồi đi bán lại. (Ảnh: giadinhvn.vn)
Hơn một năm qua, nhóm Hanoi Food Rescue (HFR)  (phần lớn là học sinh THPT) đi xin thực phẩm còn đảm bảo tại các nhà hàng, khách sạn, tiệm bán đồ ăn nhanh tại Hà Nội để mang tặng cho bệnh nhân, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn..., trong đó có các bệnh nhân tại Xóm chạy thận. (Ảnh: ktdt.vn)
Hơn một năm qua, nhóm Hanoi Food Rescue (HFR) (phần lớn là học sinh THPT) đi xin thực phẩm còn đảm bảo tại các nhà hàng, khách sạn, tiệm bán đồ ăn nhanh tại Hà Nội để mang tặng cho bệnh nhân, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn…, trong đó có các bệnh nhân tại Xóm chạy thận. (Ảnh: ktdt.vn)
Một thành viên HFR gửi đồ ăn tới bệnh nhân Xóm chạy thận. (Ảnh: ktdt.vn)
Một thành viên HFR gửi đồ ăn tới bệnh nhân Xóm chạy thận. (Ảnh: ktdt.vn)
Một chuyến từ thiện của đoàn Isuzu với những thành viên của xóm chạy thận, tháng 5/2015. (Ảnh: isuzu-danang.com)
Một chuyến từ thiện của đoàn Isuzu với những thành viên của xóm chạy thận, tháng 5/2015. (Ảnh: isuzu-danang.com)
Mong viện phí không tăng, mong BHYT đừng thay đổi, mong sức khỏe đừng mau xuống quá để còn làm việc - cuộc sống của những con người trong con hẻm nhỏ này còn cần lắm những bàn tay sẻ chia. Vì chỉ còn một ngày, thì vẫn còn được sống. Trong ảnh: anh Lê Việt Hưng (SN 1975, ở Thanh Trì Hà Nội) và chị Phùng Thị Hằng (SN 1982, ở Ba Vì, Hà Nội) rạng rỡ trong tình yêu và hy vọng sống khi kết duyên thành bạn đời. (Ảnh: ngoisao.net)
Mong viện phí không tăng, mong BHYT đừng thay đổi, mong sức khỏe đừng mau xuống quá để còn làm việc – cuộc sống của những con người trong con hẻm nhỏ này còn cần lắm những bàn tay sẻ chia. Vì chỉ còn một ngày, thì vẫn còn được sống. Trong ảnh: anh Lê Việt Hưng (SN 1975, Thanh Trì, Hà Nội) và chị Phùng Thị Hằng (SN 1982, Ba Vì, Hà Nội) rạng rỡ trong tình yêu và hy vọng sống khi kết duyên thành bạn đời. (Ảnh: ngoisao.net)
Theo Daikynguyenvn-19 tiếng trước
Phan A tổng hợp

Bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc Công ty mía đường Tây Ninh

NGUYỄN ĐỨC - Thứ Sáu, ngày 14/8/2015 - 20:33
(PLO) - Chiều ngày 14-8, một lãnh đạo Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an tỉnh Tây Ninh vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng  đối với ông Trần Cảnh Lạc (61 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên mía đường Tây Ninh (100 vốn nhà nước) để điều tra, làm rõ về hành vi "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cơ quan điều tra, khi ông Lạc làm Tổng Giám đốc Công ty mía đường Tây Ninh, ông Lạc ký 5 hợp đồng xuất khẩu (Từ ngày 18/10/2012 đến ngày 30/11/2012) hàng hóa gồm 4.000 tấn tinh bột sắn  và 2.270 tấn gạo sang Trung Quốc. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Lạc để cho phía đối tác nợ tiền nhiều lần, sau đó đối tác không trả, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 55 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vụ án trên, ngày 26-4-2014, Phòng PC46 Công an tỉnh Tây Ninh cũng đã bắt giam ông Nguyễn Xuân Danh (Phó phòng kinh doanh Công ty mía đường Tây Ninh) về tội "Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng". Ông Danh là người đề xuất tham mưu cho ông Lạc ký kết các hợp đồng gây thiệt hại ngân sách nhà nước

NGUYỄN ĐỨC

Xây khu công nghiệp, hàng ngàn dân bỗng dưng... mất đường

ĐẮK NÔNG (NV) - Dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông động thổ cũng là lúc hơn 2,000 dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp mất luôn con đường dân sinh độc đạo, khiến mọi sinh hoạt đã khó nay càng thêm khổ. 


Khi qua con đường lầy lội này nhiều người dân đã bị té ngã. (Hình: Dân Trí)

Theo tin Dân Trí, ngày 14 tháng 8, 2015, gần 1 cây số đường nối các thôn 4, 12, 17 và bon Bù Dấp ra trung tâm xã Nhân Cơ đã bị “bùn hóa” đến lầy lội. Trước đây, khi chưa bị xới tung, đây là con đường đất bằng phẳng rộng hơn 4 mét. Chỉ sau một thời gian ngắn khi xe công trường tiến hành đào bới, lấy mặt bằng phục vụ dự án, con đường bỗng chốc thành ruộng mới cày.

Nhiều người dân ở đây cho biết, đoạn đường này nếu như trước đây chỉ đi mất 10 phút, thì bây giờ phải mất gấp đôi, gấp ba. Thậm chí, phải quay về bởi cả xe và người ngã nhào xuống bùn. Trước thực trạng này, dân đã nhiều lần kiến nghị lên xã, lên Ban Quản Lý Dự Án (BQLDA) yêu cầu nhanh chóng khắc phục, trả lại đường đi cho dân, nhưng chỉ nhận được lời hứa.

Không chỉ mất đường, bùn đỏ từ quá trình đào múc tràn vào, bồi lắng hết ao hồ, trong khi các hồ này là nguồn cấp nước tưới tiêu chính cho hàng trăm héc-ta cà phê, hồ tiêu của người dân, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Bà Phan Thị Hải, một cư dân có hồ tưới bị lấp cho biết, đầu tháng 7 vừa qua, BQLDA và địa phương đã làm việc với dân về các phương án đền bù. “Giờ gần 2 tháng rồi mà tiền đền bù của dân ở đâu chẳng ai hay,” bà Hải nói.

Ông Nguyễn Văn Long, phó chủ tịch xã Nhân Cơ xác nhận, việc người dân ở các thôn bon bị mất đường là đúng. Xã cũng đã cử cán bộ xác minh và tiếp thu kiến nghị của dân đồng thời kiến nghị lên BQLDA nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục.

Thế nhưng, khi đưa sự việc hàng trăm hộ dân mất đường trao đổi với Ban Quản Lý Phát Triển Khu Đô Thị Mới và Công Trình Trọng Điểm Tỉnh thì được biết, đường mới của dân mới ở mức... dự kiến.

“Phương án triển khai con đường dân sinh mới cho người dân đã có... trên thiết kế. Dự kiến, cuối năm 2015 mới tiến hành khắc phục xong đoạn đường này, nhưng cũng chỉ mới là... trên dự kiến,” ông Trần Quốc Đạt, phó phòng Hạ Tầng Đô Thị nói. (Tr.N)

08-14- 2015 2:58:17 PM 

Ba mâu thuẫn trong kinh tế Trung Cộng

Theo Người Việt-08-14-2015 6:22:33 PM
Ngô Nhân Dụng
Ngày Thứ Sáu, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã tăng giá đồng nhân dân tệ! Ngày hôm trước, đổi 6.4010 đồng “nguyên” ăn một đô la Mỹ; nay chỉ đổi 6.3975 cũng được một đô la. Số thay đổi quá nhỏ, chỉ đáng 0.05%, nghĩa là 5 phần 10,000. Nhưng việc “tăng giá” này nhằm “trấn an” thị trường tài chánh thế giới: Cộng sản Trung Quốc không muốn gây một cuộc “chiến tranh phá giá tiền tệ.”

Vì đó là mối lo ngại của tất cả thị trường, kể từ ngày Thứ Hai, 11 Tháng Tám 2015. Ðồng nguyên được giảm giá trong ba ngày liên tiếp tổng cộng sụt giá 4.4%. Hành động này khiến mọi người lo ngại, vì năm 1994, Trung Cộng đã cho đồng nguyên phá giá ngay một lúc 33%! Ngày Thứ Năm, bà Trương Hiểu Huy (Zhang Xiaohui), phụ tá chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương đã trấn an rằng Bắc Kinh sẽ không giảm giá đồng nguyên thêm nữa, và trong tương lai đồng tiền Trung Quốc sẽ lên giá. Lo rằng thị trường tài chánh không tin tưởng, cho nên hôm sau Nhân Dân Ngân Hàng đã quay chiều, cho tăng giá đồng nguyên, dù chỉ tăng rất tượng trưng.

Hành động “chữa cháy” của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cho thấy đảng Cộng Sản đang lúng túng vì đang theo đuổi những mục tiêu kinh tế mâu thuẫn. Một mặt, họ muốn giữ cho kinh tế Trung Quốc giữ được mức phát triển ít nhất 7%, tránh nguy cơ thất nghiệp gia tăng có thể gây xáo động xã hội. Mặt khác, Cộng Sản Trung Quốc muốn đưa đồng nguyên lên hàng một “đồng tiền dự trữ” của các quốc gia khác, tạo uy tín cho chính họ. Mối mâu thuẫn thứ nhì là giữa mục tiêu “thị trường hóa” nền kinh tế đồng thời vẫn muốn giữ ổn định trong thời gian chuyển tiếp chương trình thị trường hóa này. Mối mâu thuẫn thứ ba có tính cách căn bản hơn: Ðảng Cộng Sản vừa muốn giải tỏa cho kinh tế được tự do hơn, thị trường đóng vai trò quan trọng hơn để thoát khỏi tình trạng bế tắc không tránh được; đồng thời họ vẫn muốn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ, cả kinh tế lẫn chính trị.

Từ nhiều năm qua, Trung Cộng đã tỏ ý muốn đồng nguyên được dùng làm một thứ ngoại tệ dự trữ cho Ngân Hàng Trung Ương các nước khác, ngang hàng với đồng Ðô la Mỹ, đồng Euro, đồng Franc Thụy Sĩ, đồng Yen Nhật Bản. Như vậy mới xứng đáng với khối lượng sản xuất đứng hàng thứ nhì thế giới của kinh tế Trung Quốc. Mục tiêu này khó đạt được khi đảng Cộng Sản vẫn muốn nắm quyền kiểm soát tất cả các hoạt động kinh tế trong nước. Ðồng Euro, đồng Ðô la không thể nào đóng vai trò tiền dự trữ của các nước nếu các chính phủ Mỹ hoặc Châu Âu vẫn muốn cấm đoán không cho người ta đổi tiền tự do, lại can thiệp liên tiếp vào thị trường hối đoái để giữ giá cho các đồng tiền của họ không cho thay đổi theo luật cung cầu mỗi ngày. Bắc Kinh đã làm đúng những điều đó, cho nên mối hy vọng đồng nguyên trở thành một “đồng tiền quốc tế” khó thành công, trừ khi đảng Cộng Sản chấp nhận giảm bớt quyền kiểm soát của họ.

Trong nhiều chục năm qua, Bắc Kinh tìm cách giữ giá đồng nguyên rất thấp so với đô la, để hàng xuất cảng bán ra với giá rẻ. Nhưng từ đầu năm 2015 tới nay, họ lại cố gắng giữ giá ổn định gắn liền với đô la Mỹ, trong khi đồng tiền các nước khác đều xuống so với đô la. Ðô la tăng giá vì nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng đều đặn, từ từ, trong sáu năm qua. Ðô la lên giá nhanh hơn trong mấy tháng nay vì mọi người đang chờ Ngân Hàng Trung Ương Mỹ sắp sửa tăng lãi suất, có thể ngay trong Tháng Chín này. Tiền đầu tư khắp thế giới đang chờ cơ hội đem vào nước Mỹ để hưởng lãi suất cao hơn, tiền được đổi sang đô la ngày càng nhiều khiến đô la tăng giá. Trong thời gian đó, Bắc Kinh vẫn không cho đồng nguyên đi xuống, một phần cũng vì áp lực của chính phủ và Quốc Hội Mỹ. Vì thế, ngày Thứ Hai vừa qua, khi Bắc Kinh hạ giá đồng nguyên gần 2% (mức giới hạn họ tự đặt ra) thì IMF đã hoan nghênh, coi đó là một hành động thuận theo xu hướng chung của thị trường.

Nhưng hành động hạ giá ba ngày liên tiếp rồi lại nâng giá lên chút đỉnh cho thấy Bắc Kinh đang lúng túng xoay trở ngay trong cái lưới mà họ tự giăng cho mình rơi vào: Vẫn muốn đóng vai trò kiểm soát, không để cho thị trường sống theo quy luật tự nhiên. Tình trạng lúng túng này đã hiện ra trước đây một tháng, khi cả guồng máy chỉ huy tài chánh được huy động để ngăn chặn không cho thị trường chứng khoán sụp đổ; sau khi chính guồng má đó đã thổi phồng cho thị trường chứng khoán lên cao, gây cơn khủng hoảng làm cho giới đầu tư nhỏ trong nước mất hơn 3,000 tỷ đô la.

Trong cả hai cơn lúng túng về chứng khoán và về hối suất, Cộng Sản Trung Quốc cho thấy họ không dám tiến hành một chương trình “thị trường hóa” đã được công bố trong kỳ đại hội đảng gần đây, coi như một chủ trương “đổi mới” tối quan trọng của ông Tập Cận Bình. Ðảng Cộng Sản tuyên dương một cách long trọng rằng từ nay sẽ để cho thị trường đóng “vai trò quyết định” trong sinh hoạt kinh tế. Thị trường hóa không phải là ý muốn của các lãnh tụ cộng sản, nhưng là một nhu cầu bắt buộc. Kinh tế Trung Quốc đã giảm bớt tăng trưởng trong mấy năm qua, vì guồng máy điều khiển tập trung không còn “món võ mới” nào để tiếp tục thi triển. Kinh tế Trung Quốc gia tăng nhờ đổ tiền vào các vụ đầu tư khổng lồ không cần thiết và rất phung phí; nhờ hạn chế khả năng tiêu thụ của người dân để dồn vào việc xuất cảng; và tất cả các hoạt động đó dựa trên những món nợ ngày càng cao và càng khó trả lại. Tình trạng đó không thể kéo dài mãi mãi. Chỉ có một con đường thoát khỏi cảnh phá sản là kích thích sức tiêu thụ của ng dân và nới lỏng cho các xí nghiệp tư doanh được phát triển, cải tổ hệ thống ngân hàng theo quy luật thị trường. Cho nên thị trường hóa là một chủ trương đứng đắn và cần thiết.

Nhưng trong cả hai cơn khủng hoảng, thị trường chứng khoán và hối suất đồng nguyên, khiến người ta bắt đầu nghi ngờ không biết Tập Cận Bình còn giữ được chủ trương đó hay không, và tiến hành nhanh chóng như nhu cầu đòi hỏi hay không.

Tuy đã tập trung quyền lực đến mức cao nhất kể từ thời Ðặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình vẫn bị hạn chế bởi những thế lực bảo thủ đang hưởng lợi trong cơ cấu hiện hành. Thị trường hóa nghĩa là cho phép hàng trăm triệu người tự do quyết định trong việc trao đổi hàng hóa, mua bán chứng khoán, ký hợp đồng lao động, họ sẽ đóng vai trò quan trọng nhất, theo chủ trương mà Tập Cận Bình đề ra. Nhưng các lãnh tụ cộng sản cao cấp và trung cấp trong guồng máy kiểm soát hiện hành sẽ không dễ buông các quyền lợi họ đang hưởng. Họ sẽ đổ hết tội lỗi lên Tập Cận Bình nếu kinh tế xuống dốc; mà điều này luôn luôn đe dọa.

Chính sách gắn liền đồng nguyên vào đô la Mỹ, trong khi tiền các nước khác xuống giá, khiến cho hàng xuất cảng của Trung Quốc đắt hơn. Thứ Bảy tuần trước, Bắc Kinh thông báo trị giá hàng xuất cảng giảm bớt 8.3% so với năm trước. Số xuất cảng sang Châu Âu giảm nhiều nhất, giảm 12% trong Tháng Bảy vì kinh tế vùng này đang khó khăn. Vì xuất cảng xuống, số dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã tụt mất 315 tỷ đô la trong bảy tháng đầu năm nay. Muốn giữ cho kinh tế thăng bằng, họ lại phải cắt lãi suất (bốn lần trong năm nay) để các doanh nghiệp nhà nước được vay tiền dễ dàng hơn. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn chỉ tới 7%, tốc độ thấp nhất trong 25 năm qua. Nhưng con số chính thức này không đáng tin, sự thật có thể chỉ được 3% đến 4%.

Trung Quốc cần chuyển từ kinh tế vụ vào xuất cảng sang kinh tế dựa trên sức tiêu thụ nội địa, nhưng một cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán vừa qua có thể khiến nhiều người trung lưu mất cơ nghiệp, không giúp gì cho sức tiêu thụ. Tình rạng kinh tế suy yếu sẽ tạo cơ hội cho giới bảo thủ trong đảng Cộng Sản Trung Quốc cưỡng lại và kìm hãm các chương trình cải tổ.

Ðể ngăn chặn các phe chống đối, Tập Cận Bình tìm cách tiêu diệt những đối thủ chính trị trong nội bộ đảng, qua các vụ đánh tham nhũng rất lớn. Trong tuần qua nhật báo Nhân Dân đã tấn công thẳng vào “trung tâm” của phe đối nghịch, khi chỉ trích “những lãnh tụ về hưu vẫn tìm cách can thiệp” vào hoạt động của đảng. Ðây là một đòn tấn công một cách kín đáo vào Giang Trạch Dân, sau khi đã hạ thủ những tay chân thân tín của họ Giang, như Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, vân vân. Mâu thuẫn giữa các phe phái trong đảng chỉ làm hại cho nền kinh tế. Ðó chỉ là biểu hiện của mối mâu thuẫn lớn nhất: Ðảng Cộng Sản muốn cải tổ kinh tế nhưng vẫn không muốn buông bỏ quyền hành.

Vì thế kinh tế Trung Quốc sẽ còn lệ thuộc vào các tranh chấp nội bộ đảng Cộng Sản. Chỉ khi nào chế độ chính trị thay đổi thì công việc thị trường trường hóa mới có thể tiến hành. Ðổi mới kinh tế mà không thay đổi chính trị, đảng Cộng Sản sẽ tiếp tục đi trên con đường bế tắc.

Những điều chưa sáng tỏ trong vụ cháy nổ ở Thiên Tân

(TNO) Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng trấn an người dân tại khu vực cảng Thiên Tân, nơi xảy ra vụ nổ kho hóa chất khiến ít nhất 56 người chết, nhưng những gì còn lẫn trong không khí hoặc nước sau vụ nổ là một trong những câu hỏi lớn cần được giải đáp. 
Những điều chưa sáng tỏ trong vụ cháy nổ ở Thiên Tân - ảnh 1
Rất đông cảnh sát đã được điều động đến hiện trường vụ nổ kho hóa chất ở cảng Thiên Tân - Ảnh: Reuters
Theo Tân Hoa Xã chiều 14.8, ít nhất 56 người, trong đó có 21 lính cứu hỏa, đã thiệt mạng và hơn 700 người bị thương được đưa vào bệnh viện điều trị sau khi hai vụ nổ làm rung chuyển thành phố Thiên Tân vào khoảng 23 giờ 30 (giờ địa phương, tức 22 giờ 30 giờ Việt Nam) đêm 12.8. Trong số hơn 700 người này có khoảng 70 người đang trong tình trạng nguy kịch, theo Tân Hoa xã.
Hãng tin CNN ngày 14.8 đưa ra một số câu hỏi mà chính quyền Trung Quốc hiện vẫn chưa có câu trả lời sau vụ nổ kinh hoàng này:
1. Nhà kho bị nổ chứa hóa chất gì?
Những điều chưa sáng tỏ trong vụ cháy nổ ở Thiên Tân - ảnh 2
Lửa và khói bốc cao sau khi xảy ra vụ nổ tại nhà kho ở cảng Thiên Tân - Ảnh: Reuters
Các quan chức chính quyền Thiên Tân cho biết họ không thể cung cấp danh sách cụ thể về các loại hóa chất được lưu trong nhà kho này, CNN cho hay.
Ông Cao Hoài Hữu, phó giám đốc Cơ quan An toàn Lao động Thiên Tân, ngày 14.8 cho biết nhà kho này chỉ là điểm chứa tạm thời. Hóa chất được lưu giữ tại nơi này chỉ trong một thời gian ngắn, rồi sẽ được chuyển đi nơi khác.
Tại một cuộc họp báo ở Thiên Tân, ông Cao cũng nói thêm rằng ban quản lý nhà kho này đã trưng ra “những thông tin không đầy đủ” về hàng hóa được chứa bên trong, đồng thời cho biết natri xyanua, một loại hóa chất cực độc gây chết người, nằm trong số những hóa chất được lưu trữ tại đây.
Tổ chức bảo vệ môi trường Hòa bình Xanh (GreenPeace) cho rằng các hóa chất nguy hiểm khác, chẳng hạn hóa chất công nghiệp toluene diisocyanate và calcium carbide (đất đèn), cũng được giữ trong nhà kho bị nổ.
Ông Cao nói cần triển khai thêm các cuộc điều tra nhằm liệt kê được chủng loại và số lượng của toàn bộ hóa chất trong kho.
2. Môi trường bị ảnh hưởng đến mức nào?
Những điều chưa sáng tỏ trong vụ cháy nổ ở Thiên Tân - ảnh 3
Một người dân địa phương đứng nhìn khói cuồn cuộn bốc lên từ hiện trường vụ cháy nổ ở cảng Thiên Tân, ngày 13.8 - Ảnh: Reuters
Ông Ôn Vũ Thụy, người đứng đầu cơ quan bảo vệ môi trường ở Thiên Tân, ngày 13.8 cho biết nồng độ của một số loại hóa chất tại hiện trường vụ nổ cao hơn mức bình thường, nhưng chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, trừ phi có người tiếp xúc trong thời gian dài. Ông Phùng Doãn Thường, giáo sư tại trường Đại học Nam Khai (Trung Quốc), cho biết hiện gió đã giúp thổi bụi hóa chất ra biển.
Trong khi đó, Tân Hoa xã cảnh báo người dân không được phát tán tin đồn về những vấn đề liên quan đến vụ nổ Thiên Tân, bao gồm chất lượng không khí tại Thiên Tân và thủ đô Bắc Kinh, nơi nằm cách thành phố cảng chỉ khoảng 110 km. Một số bài viết về vụ nổ trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc cũng đã bị gỡ bỏ, theo CNN.
Nhà chức trách địa phương cũng nói thêm rằng đã cho khóa hệ thống đường ống nước thải ra biển từ cảng Thiên Tân, nơi có nhà kho bị nổ, nhằm ngăn nước ô nhiễm tràn ra ngoài.
Tuy nhiên, Hòa bình Xanh cảnh báo những trận mưa có khả năng xuất hiện vào ngày 14.8 sẽ có nguy cơ khiến hóa chất ngấm xuống đất. Natri xyanua và calcium carbide (đất đèn) đều phản ứng rất mạnh với nước, theo Hòa bình Xanh.
Cô Lưu Nguyệt, 25 tuổi, ngụ cách hiện trường vụ nổ khoảng 4 km, cho biết cô và nhiều người hàng xóm chỉ dám uống nước đóng chai vì sợ nguồn nước đã bị ô nhiễm.
“Tôi khuyên cha mẹ không uống nước từ vòi”, cô Lưu cho biết.
Chính quyền Thiên Tân thông báo đã thiết lập 17 trạm theo dõi chất lượng không khí và 5 trạm đo đạc chất lượng nước. Ngoài, ra, hơn 200 chuyên gia phòng hóa của quân đội cũng đã được điều động đến hiện trường, mang theo các trang thiết bị đo lường, theo Tân Hoa Xã.
3. Nguyên nhân gây ra vụ nổ là gì?
Những điều chưa sáng tỏ trong vụ cháy nổ ở Thiên Tân - ảnh 4
Lính cứu hỏa khiêng xác nạn nhân vụ nổ nhà kho ở cảng Thiên Tân đi xuyên qua đống đổ nát - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo lực lượng cứu hỏa cho rằng các loại hóa chất độc hại trong nhà kho là nguyên nhân gây ra vụ nổ. Nhưng cho đến giờ nhà chức trách vẫn chưa đưa ra nguyên nhân chính thức.
Tại buổi họp báo ngày 14.8, các quan chức Trung Quốc đã không đề cập trực tiếp đến việc này, theo CNN. Truyền thông Trung Quốc cho biết lãnh đạo công ty dịch vụ hậu cần Rui Hai, chủ sở hữu nhà kho bị nổ, đã bị cảnh sát thẩm tra.
4. Tổng cộng bao nhiêu người chết?
Tân Hoa xã chiều ngày 14.8 thống kê có 56 người chết gồm 21 lính cứu hỏa, 721 người bị thương được đưa vào bệnh viện, trong đó 33 đang nguy kịch. Hơn 6.300 người được sơ tán.
Hàng chục công nhân của Cảng Thiên Tân cũng đang trong diện bị mất tích, theo thống kê cuối ngày 13.8 của Tân Hoa xã. 
Các quan chức còn cho biết thêm trong số hàng trăm người nhập viện, có ít nhất 58 người bị trọng thương. CNN bình luận rằng mặc dù con số thương vong trông có vẻ cao, nhưng nó có thể còn khủng khiếp hơn nếu vụ nổ xảy ra trong ngày, thời điểm đông người làm việc tại cảng.
Khu vực nơi có nhà kho bị nổ được cho là có mật độ dân cư mỏng và cách trung tâm Thiên Tân gần 40 km. Thành phố Thiên Tân có dân số hơn 13 triệu người.
Những điều chưa sáng tỏ trong vụ cháy nổ ở Thiên Tân - ảnh 5
Những người bị thương vì vụ nổ tại cảng Thiên Tân đang nằm nghỉ trong một ngôi trường để chờ được đưa đi cứu chữa - Ảnh: Reuters
14/08/2015 22:05
Hoàng Uy