Saturday, May 16, 2015

Quan chức Mỹ kêu gọi VN thả tù nhân chính trị

Theo BBC-16 tháng 5 2015
Ông Tom Malinowski nói nhân quyền tác động đến tiến trình đàm phán TPP

Một quan chức Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam có những hành động thiết thực nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền trong những tuần tới, bao gồm việc trả tự do cho các tù nhân chính trị.
"Rõ ràng đây là một thời điểm quan trọng trong quan hệ giữa hai nước và nhân quyền là một trong những mục tiêu mà chúng tôi đang nỗ lực đạt được," Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski, được hãng thông tấn AFP dẫn lời nói hôm thứ Sáu.
Ông Malinowski vừa hoàn tất chuyến thăm Việt Nam kéo dài một tuần, nơi ông đã có cuộc gặp với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cũng như các nhóm xã hội dân sự, trong đó có các lãnh đạo tôn giáo.
Việt Nam đã có "một số tiến bộ mong manh" về vấn đề nhân quyền, nhưng "chúng tôi hoàn toàn không ảo tưởng" trước thách thức hiện nay, ông nhấn mạnh.
"Việt Nam vẫn là quốc gia độc đảng và tội phạm hóa mọi hình thức bất đồng chính kiến," ông nói với báo giới.
Tuy nhiên ông cho rằng hiệp định thương mại bao gồm 40% nền kinh tế toàn cầu là "đòn bẩy quan trọng mà chúng tôi có thể sử dụng để khuyến khích Việt Nam đi theo hướng cởi mở hơn'.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của 12 quốc gia, vẫn đang trong quá trình đàm phán.

'Không được bước lùi'

"Rõ ràng là đang có một cuộc tranh luận sâu rộng bên trong xã hội Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam về lộ trình của đất nước".
"Đó là cuộc tranh luận về việc có nên và làm sao để xây dựng một hệ thống chính trị cởi mở và ít cứng nhắc hơn," ông nói.
"Tôi đã để lại cho chính phủ Việt Nam một thông điệp rõ ràng, rằng cách họ giải quyết những vấn đề này, đặc biệt là trong những tuần tới, sẽ có tác động rất lớn đối với tiến trình đàm phán TPP".
Việc tham gia đàm phán TPP đã khiến chính quyền Việt Nam phải "hạn chế" bắt giữ và buộc tội các nhà bất đồng, ông Malinowski nói.
Hiện vẫn chưa có nhà bất đồng chính kiến nào bị buộc tội trong năm nay, so với 61 trường hợp trong năm 2013 và 29 trường hợp hồi năm ngoái.
Washington cũng đang thúc giục Hà Nội trả tự do cho 100 tù nhân chính trị còn lại.
Tuy nhiên ông Malinowski nói vẫn còn nhiều trường hợp các nhà bất đồng chính kiến bị đe dọa, bắt giữ hoặc đánh đập.
Ông cho biết đã trình bày với giới chức Việt Nam lập trường của Washington rằng "không được bước lùi về phía sau".
Việc gia nhập TPP cũng sẽ yêu cầu Việt Nam cho phép thành lập công đoàn độc lập, điều mà nước này đang cấm đoán.
Hôm thứ Năm, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật đàm phán nhanh, cho phép Tổng thống Barack Obama xúc tiến đàm phán TPP.
Tuy nhiên, dự luật này vẫn phải được thông qua tại Hạ viện.

Công an gia tăng khủng bố tinh thần dân oan


Trần Quang Thành (Danlambao) - Trong những ngày gần đây một số dân oan ở Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Sài Gòn đã bị công an nơi cư trú đưa giấy mời đến làm việc. Lý do ghi trong giấy mời là để làm rõ việc tụ tập đông người, gây mất trật tự nơi công cộng.

Xin nhắc lại một vài sự kiện mà theo công an là tập trung đông người: Sáng sớm 1/1/2015, một số bà con dân oan Tiền Giang, Bình Dương, Sài Gòn đã căng biểu ngữ lớn trước dinh Độc Lập tố cáo nhà cầm quyền cộng sản tước đoạt tài sản, ruộng đất của người dân; đàn áp dân oan đi khiếu kiện. Việc làm này khá bát ngờ, công an không kịp trở tay đàn áp. Đến khi bà con kéo về vườn hòa gần đó chụp ảnh lưu niệm thì bị một lực lượng lớn công an đến bao vây cướp biểu ngữ, cưỡng bức bà con về trụ sở công an đánh đập tàn bạo, họ đã trắng trợn lột hết quần áo của các bà, các chị để khám xét. 

Cuộc biểu tình trước nhà thờ Đức Bà sang 8/3 để kỷ niệm Hai Bà Trưng đã bị giải tán bằng roi điện, hơi cay 

Chị Trương Thị Thanh Quang, dân oan tỉnh Tiền Giang, chị Bùi Thị Thành dân oan Sài Gòn, chị Đoàn Thị Ngọc Nữ, dân oan Tiên Giang đã bị công an nơi cư trú liên tục đưa giấy mời nhiều lần đến trụ sở làm việc, đã kể lại với nhà báo Trần Quang Thành nỗi bức xúc của mình khi nơi ở bị công an chốt giữ hạn chế đi lại, tìm mọi cách sách nhiễu, khủng bố tinh thần. 

Nội dung trong clip ở trên. Mời quí vị theo dõi...

16.05.2015

Dây thòng lọng siết cổ các tôn giáo!!!

Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận - Việc kỷ niệm 40 năm biến cố Việt cộng xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa xảy đến giữa lúc hầu hết toàn dân đều nhận ra bản chất của cái gọi là “giải phóng miền Nam”, đều thấy rõ mặt thật của cái gọi là “thành quả thống nhất đất nước, xây dựng xã hội chủ nghĩa” vốn chỉ tóm gọn trong 3 từ: sai lầm, tội ác và thất bại… trên mọi phương diện. Thành thử cuộc diễu binh hoành tráng tại Sài Gòn hôm 30 tháng tư, với những mỹ từ lố bịch: “cuộc chiến thần thánh, hành quân thần tốc, chiến thắng thần kỳ”, với bài diễn văn chửi bới thậm tệ Mỹ ngụy và xưng tụng hết mình hai tên đế quốc đỏ từng điều khiển cuộc tàn phá đất nước và tàn sát dân tộc… chỉ có mục đích lừa gạt những kẻ ngu muội mù quáng và răn đe những ai mong muốn cái chế độ thối tha khốn nạn này biến khỏi đất nước cho nhanh! Đừng mơ! Đảng vẫn còn rất hùng mạnh!

Và như để tiếp nối tinh thần ấy, mới đây nhà cầm quyền lại tung ra một đòn răn đe nữa, nhắm vào khối tín đồ các tôn giáo, vốn chiếm đại đa số dân Việt. Đảng đâu có quên rằng “các đảng anh em và các nước anh em” bên Liên Xô và Đông Âu –không lâu sau những cuộc diễu binh thị uy, biểu dương lực lượng còn vĩ đại hơn VN nhiều– đã bị đập cho tan tành bởi những nhát búa của niềm tin tôn giáo và tự do dân chủ. Thành thử phải cấp tốc tạo ra dây thòng lọng để siết cổ các Giáo hội, và đó là Dự Luật tín ngưỡng tôn giáo (DLTNTG) vừa đưa ra hôm 17-04 để gọi là lấy ý kiến 62 tổ chức tôn giáo. Đây chỉ là những tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động lâu nay, chứ vẫn còn nhiều cộng đoàn tín hữu bị đặt ra ngoài vòng pháp luật vì cái tội “muốn độc lập”! Những cộng đoàn này, nhà cầm quyền coi như chẳng có mặt trên đất nước, thành thử không gởi đến dự thảo. Ngoài ra, thời gian góp ý chỉ kéo dài trong vòng 2 tuần lễ (đến 05-05). Tất cả cho thấy một thái độ ngạo mạn và kỳ thị, cũng như một ý đồ muốn áp đặt ý muốn của đảng lên các Giáo hội.

Dù vậy, nhiều tiếng nói đã được cất lên kịp thời. Cho tới nay, ngoài Cao Đài giáo có bản góp ý của tổ chức mang tên “Ban Chấp hành Khối Nhơn sanh”, thì phần lớn là của Công giáo với bản nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục VN, của các Giáo phận Bắc Ninh, Vinh, Kon Tum, Xuân Lộc. Hội đồng Liên tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo (trong đó có những Giáo hội bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và thường xuyên bị đàn áp sách nhiễu) cũng đã có lời lên tiếng mang cái tên thẳng thừng: “Kháng thư phủ nhận”! Tựu trung, tất cả đều không tán thành nội dung của dự luật. Hội đồng GMVN viết: “Bản Dự thảo 4 đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (Điều 18) và Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 (Điều 24).… Dự thảo 4 này là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004. Bản Dự thảo này tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở. Vì vậy, chúng tôi đề nghị: Không đồng ý Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ”. Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất thì cho rằng (x. RFA 7-5-2015): “Chính phủ Việt Nam đã ban hành bản Pháp lệnh Tôn giáo, pháp lệnh nầy vi phạm các nguyên tắc Tôn giáo và Nhân quyền. Chúng tôi chẳng tin tưởng gì vào đạo luật sắp ban hành, bởi vì Cộng sản theo chủ nghĩa Duy vật, bất dung Tôn giáo, họ muốn Tôn giáo phải phục vụ mục đích của đảng, chứ không bao giờ họ cho Tôn giáo được tự do hành đạo và truyền đạo”. Ban Chấp hành Khối Nhơn sanh Cao Đài thì viết đại ý: Hủy bỏ dự thảo 4, vì sai từ căn bản nên không thể chỉnh sửa. Mời đặc phái viên LHQ về tôn giáo, các hiền nhân quân tử có chuyên môn về pháp luật, am hiểu về cách thức xây dựng xã hội dân chủ, nhân sự trong các tôn giáo đã được chính quyền công nhận và chưa công nhận… đến tham gia soạn thảo.

Vì đâu DLTNTG bị nhiều gáo nước lạnh tạt vào mặt như thế? Có nhiều nguyên nhân. Trước hết, làm sao một Nhà nước vô thần đấu tranh (nghĩa là quyết liệt xem tôn giáo như thuốc phiện nguy hại, khác với vô thần hưởng thụ bên tư bản xem tôn giáo chẳng hề cần thiết) và những viên chức không kinh nghiệm tâm linh tôn giáo –thậm chí thuộc bộ Công an (trưởng ban tôn giáo chính phủ hiện thời là trung tướng công an Phạm Dũng)– lại nhảy ra lập luật cho người có tín ngưỡng và nhất là cho niềm tin tôn giáo? Thứ đến, so với Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 có 6 chương 41 điều, DLTNTG năm 2015 lại có tới 12 chương 71 điều, nghĩa là tinh vi hơn, siết chặt hơn. Nó tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép (thể hiện qua những kiểu nói “đăng ký” [nghĩa là xin phép, 23 từ], “chấp thuận” [7 từ], “nhà nước/cơ quan nhà nước công nhận” [10 từ], “quy định” [36 từ] trong đó “quy định của pháp luật” [15 từ]). Không có chuyện nào trong tôn giáo mà các Giáo hội không phải xin phép nhưng nhà cầm quyền lại chẳng bị buộc phải cho phép! Tất cả nhằm mục đích giới hạn tự do tôn giáo cách nghiêm ngặt hơn và kiểm soát, khống chế, lũng đoạn các Giáo hội cách thâm độc hơn. Nghĩa là buộc các Giáo hội phải im tiếng trước sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền, phải khiêm tốn và nhẫn nại xin nhà nước thí ban cho các ân huệ, và tốt nhất là trở thành công cụ phục vụ chế độ, biết kết hợp nhuần nhuyễn “đạo pháp/giáo lý với xã hội chủ nghĩa”, biết khi thì làm chức sắc phục vụ, khi thì làm công an chỉ điểm! Có thế nhà nước mới nắm được tôn giáo chớ! Thứ ba, DLTNTG có rất nhiều từ ngữ và điều khoản mơ hồ, như “bảo hộ” (thế nào là bảo hộ?), “hợp pháp” (thế nào là hợp pháp?), “hoạt động trái pháp luật” (thế nào là hoạt động trái pháp luật?), nhất là ở Điều 6 (Các hành vi bị nghiêm cấm), khoản 5b, c, d, đ và khoản 7. Tất cả tạo cơ hội để nhà cầm quyền và các viên chức địa phương tha hồ giải thích tùy tiện nhằm cấm cản hay thậm chí đòi hối lộ. Thứ bốn, bản văn córất nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau. Chương X và chương XI không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoàn toàn mang tính chất áp đặt quyền lực của Nhà nước lên các Giáo hội và tổ chức Giáo hội, thành thử mâu thuẫn với Điều 2 trong Dự thảo cũng như với HP 2013.Nhất là mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về các quyền Chính trị và Dân sự (điều 18) mà Việt Nam đã ký kết. Tóm tắt, DLTNTG muốn biến cácquyền và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng thành tội phạm hình sự!

Các quyền và tự do tôn giáo đó là gì? Trước hết, các tôn giáo phải được tự do thành lập lẫn tự động sinh hoạt mà chỉ cần thông báo, phải được thừa nhận tư cách pháp nhân, phải được xem như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Thế nhưng trong LTNTG, sự thông báo này trở thành việc xin phép (nấp dưới danh từ “đăng ký”, x. các điều 12-16) với những điều kiện khắt khe, những quy định mơ hồ, nhằm làm cho mọi tổ chức tôn giáo trước và sau khi được nhà cầm quyền cho “sinh hoạt” và “hoạt động tôn giáo” trở nên ngoan ngoãn dễ bảo. Chính đặc phái viên tự do tôn giáo của LHQ mới đây đã tố cáo: điều này là vi phạm nhân quyền! Ngoài ra, trong Dự thảo, người ta không hề tìm thấy từ “pháp nhân” vốn rất quan trọng đối với quy chế của một Giáo hội, và như thế nhà cầm quyền tiếp tục phủ nhận tư cách pháp lý của họ, không cho họ được bảo vệ về mặt pháp luật và gây khó khăn cho họ trong giao dịch xã hội. Thứ hai, các tôn giáo phải được quyền độc lập trong việc tổ chức về nhân sự như: chiêu sinh huấn luyện người tu hành, tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc; trong việc hình thành, sắp xếp các cơ cấu như chốn tu trì, trường đào tạo, lãnh địa hoạt động… Thế nhưng DLTNTG lại buộc mọi Giáo hội phải khai báo, xin phép về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (Đ. 19-20), việc thành lập lẫn hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo (Đ. 21-25), việc tổ chức hội nghị, đại hội tôn giáo (Đ. 32), việc mở các lớp bồi dưỡng tôn giáo (Đ. 27). Về nhân sự, nhà cầm quyền phê duyệt trước ứng sinh cơ sở tu hành lẫn trường đào tạo chức sắc (Đ. 24), buộc đăng ký những ai đi tu (Đ. 43), can thiệp vào chương trình huấn luyện họ (Đ. 26), vào việc tấn phong, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc lãnh đạo (Đ. 34-39). Thứ ba, các tôn giáo phải được tự do truyền bá giáo lý công khai cho mọi người, góp phần giáo dục giới trẻ mọi cấp từ tiểu học lên đại học, có quyền tham gia các hoạt động y tế, từ thiện xã hội vô giới hạn (như thời VNCH). Đồng thời, các tôn giáo phải được tự do lập nhà in, nhà xuất bản, đài phát thanh, đài truyền hình, trang mạng riêng để phục vụ các nhu cầu tôn giáo (mà không bị đặt tường lửa). Thế nhưng, làm gì có những thứ đó trong cái xã hội “ưu việt” về dân chủ nhân quyền này! Thứ bốn, các tôn giáo phải được quyền tư hữu đất đai, được tự do nhận tặng, mua bán, trao đổi bất động sản, được mở rộng hay thu hẹp cơ sở tùy theo nhu cầu tôn giáo của mình. Thế nhưng với nguyên tắc áp đặt: “Nhà nước là chủ sở hữu mọi tài nguyên đất đai, công dân chỉ có quyền sử dụng” (theo HP và Luật đất đai), thì quả là thứ quyền này, tôn giáo ngay cả trong giấc mơ cũng chẳng có được! Thứ năm, các tôn giáo phải được tự do liên lạc với đồng đạo hay với các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài, tự do gởi thành viên của mình ra ngoại quốc để tiến hành các hoạt động liên quan đến mình dù ở quốc nội hay hải ngoại. Thế nhưng với não trạng “nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch”, DLTNTG, qua các điều 48-50, vẫn nhất quyết kiểm soát chặt chẽ quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ. Mọi hoạt động quốc tế liên quan đến tôn giáo dù của cá nhân hay tổ chức, dù nội địa hay ngoại quốc đều phải xin phép tất tần tật.

Thế nên, Hội đồng Liên tôn VN khẳng định: “Các tôn giáo tự bản chất là những tập thể bao gồm nhiều tín đồ và mọi tín đồ đều là những công dân bình đẳng. Họ có các quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Những quyền và nghĩa vụ này được xác định trong Hiến pháp và các bản văn dưới luật hình thành theo tinh thần tự do dân chủ, phù hợp với các Công ước quốc tế về nhân quyền. Chính vì thế, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản LTNTG mà nhà cầm quyền Việt Nam đã soạn thảo nhằm mục đích dùng bạo lực hành chánh tiêu diệt tôn giáo ngõ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng CS”. (Trích Kháng thư về DLTNTG)

Vấn đề còn lại là mọi tôn giáo tại VN nên noi gương các Giáo hội tại Liên Xô và Đông Âu trước đây, tích cực góp phần bằng những hành động cụ thể và quyết liệt (chức sắc và tín đồ mỗi bên theo cách riêng của mình) để xử lý tận căn cái chủ nghĩa, chế độ, chính đảng đang bách hại tín đồ lẫn đàn áp nhân dân, đang tiêu diệt tôn giáo lẫn tàn hại xã hội này. Đừng có sợ mang tiếng “làm chính trị”! Bằng không, DLTNTG sẽ là dây thòng lọng kết liễu sinh mệnh, hủy phá bản chất, xóa bỏ vai trò và đập tan danh dự của các tôn giáo!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 219 (15-05-2015)


Ban Biên Tập

Ý đảng còn siêu hơn cả ý trời

Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - "Nhưng rõ ràng cụ thể, đảng là ai? Là tôi, là đồng chí, là... Là tất cả 3 triệu đảng viên chúng ta, mà cũng chẳng là ai cả! Khi hữu sự tiêu cực, nát bét, hai ta chỉ việc karaoke theo tác giả tuyệt phẩm Đổ Thừa, nhất là cái điệp khúc: Chỉ biết còn đảng còn mình, tôi tuyệt đối tuân theo ý đảng, đảng đặt đâu tôi ngồi đấy, đảng lệnh làm gì tôi làm vậy, đảng bảo ăn gì tôi ăn nấy, nhân dân ơi!"

*

"Bộ Công an có đầy đủ chứng cứ chứng minh Nguyễn Gia Kiểng - hiện đang sống tại Pháp là đối tượng phản động, chống phá chính quyền và nhân dân Việt Nam, nên yêu cầu Vietcombank khóa tài khoản của ông Giang vì ông Kiểng có chuyển tiền về tài khoản này, thắc mắc gì mời lên Thanh tra Bộ Công an số 3 Nguyễn Thượng Hiền làm việc."

Trích dẫn trên đây là do chính đồng chí Ngô Quốc Kỳ - Giám đốc Vietcombank chi nhánh Thanh Xuân (Hà Nội) đọc mật lệnh của Bộ công an chỉ thị cho Vietcombank tự tiện o ép cụ ông Nguyễn Thanh Giang năm nay 79 tuổi - tiến sĩ vật lý địa chất, đã nghỉ hưu. Cụ Nguyễn Thanh Giang là trí thức bất đồng chính kiến có tiếng tại Việt Nam xã nghĩa. Chi tiết gốc về scandal "dân oan tài chính ngân hàng đầu tiên" tên Nguyễn Thanh Giang có ở đây.

*

Hà Nội, 11/5/2015. Đối thoại tuyệt mật giữa ngài Giám đốc chi nhánh Vietcombank - Ngô Quốc Kỳ và ngài Dám đốc chi nhánh Bộ công an - đồng chí Z. Bóc băng ghi âm:

[...]

Ngô Quốc Kỳ: Thưa đồng chí, ngang xương khoá tài khoản của lão Giang trên toàn hệ thống ngân hàng là phạm luật, là sai…

Đồng chí Z: Anh là gì?

Ngô Quốc Kỳ: Thưa, tôi là Giám đốc chi nhánh Vietcombank.

Đồng chí Z: Chỉ có vậy thôi sao?

Ngô Quốc Kỳ: Ờ…

Đồng chí Z: Anh suy nghĩ thêm tí đi…

Ngô Quốc Kỳ: Ờ, tôi còn là đảng viên.

Đồng chí Z: À, có thế chứ. Vậy rút lại, là đảng viên, đồng chí làm theo luật nước hay theo lệnh đảng?

Ngô Quốc Kỳ: Nhưng…

Đồng chí Z (hơi cao giọng, the thé): Bố khỉ. Đến Hiến pháp còn phải đứng sau cương lĩnh đảng thì tội chó gì đồng chí ấm ớ nhưng nhị nữa!

Ngô Quốc Kỳ: Nhưng lỡ lão ta ức quá, oằn lên đâm đơn kiện thì sao?

Đồng chí Z: Kiện ai, kiện ở đâu?

Ngô Quốc Kỳ: Ta tùy tiện ức chế lão triệt để thế này, và với sự tư vấn đắc lực của bà cụ non kiêm luật sư Lê Thị Công Nhân và đám phản động, phản đảng "suy thoái đạo đức" quen thuộc bao quanh, lão ta dám đưa Vietcombank lên tới Toà án nhân dân tối cao, chứ chẳng đùa đâu, đồng chí ạ.

Đồng chí Z: Cứ cho sự thể sẽ diễn tiến như vậy, thì đã sao nào?

Ngô Quốc Kỳ: Chúng nó sẽ rũ nhau biểu tình trước cổng Vietcombank, trương khẩu hiệu đại loại "Vietcombank cướp trắng tiền khách hàng" (*), thì ‘Bác ơi’ chí nguy cho chúng cháu…


Đồng chí Z (gằn giọng): Ở ta không có biểu tình, chỉ có tụ tập đông người! Chúng tụ tập thì ta có đủ băng nhóm chống, phá tụ tập như băng của Kun Noàng, Ko Bi, Nụn Nề… ‘tiếp đón’; căng hơn nữa thì ta cho hốt liền hốt hết, quy cho chúng cái tội phá rối trị an, gây cản trở giao thông, v.v. Chúng kiện ư, hô hô…: chánh án toà án nhân dân từ cực thấp tới tối cao bao gồm những ai?

Ngô Quốc Kỳ: Hà hà hà... Híc, cũng toàn là đảng viên trung kiên như đồng chí và tôi cả! Tôi đã thông tất tần tật rồi, đồng chi ơi! Hài vãi. Có vậy thôi mà nhất thời bí lú, tôi nghĩ hoài không ra, đến phải trường kỳ linh động cù nhây lẫn hù doạ đủ trò với bọn lão ta. Nghe đồng chí biện chứng, tôi mới nhớ lại rằng dưới chế độ chí công vô tư tuyệt đối và toàn diện của ta, bao năm qua đã có muôn ngàn vụ việc được xử theo ý đảng. Ý đảng ta đúng là ý trời!

Đồng chí Z: Ấy ấy. Tụi nho lại nửa phong kiến, nửa thực dân có câu "Ý dân là ý trời". Ý đảng ta chỉ thua ý bác, nhưng bác đã là á thánh từ lâu. Từ ngày bác đi xa, ý đảng ta còn siêu hơn cả ý trời đấy chứ. Vì trời chỉ có duy nhất một nên khả dĩ dễ thích nghi ứng phó, trong khi đảng ta có tới 16 ông bà trời vĩ đại ngự ở Tam Đình, chưa kể hàng vạn ông bà thứ trời túc trực khắp nước, biết trời nào mà lần.

Ngô Quốc Kỳ: Đồng chí Dám đốc hẳn cũng biết, trong ngành ngân hàng nói riêng dù thuần thị trường kiểu Âu-Mỹ hay theo định hướng kiểu ta thì khách hàng luôn là thượng đế. Qua vụ ta ngang ngược ngâm số tiền còm của lão Giang kỳ này, tôi e không riêng Vietcombank mà cả hệ thông ngân hàng Việt Nam sẽ hứng lắm 'truân chuyên'. Nói dại, nếu tập đoàn thượng đế nhất tề rũ nhau rút hết tiền để tỏ bày sự ủng hộ lão Giang... Hệ quả, trời ạ! Ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Đồng chí Z: Đồng chí Kỳ chỉ khéo lo bò trắng răng… "Trách nhiệm tập thể" là nguyên tắc kỳ diệu muôn năm của ta cơ mà, do đó cùng lắm thì đảng sẽ chịu trách nhiệm! 

Ngô Quốc Kỳ: Nhưng rõ ràng cụ thể, đảng là ai? Là tôi, là đồng chí, là...

Đồng chí Z: Là tất cả 3 triệu đảng viên chúng ta, mà cũng chẳng là ai cả! Khi hữu sự tiêu cực, nát bét, hai ta chỉ việc karaoke theo tác giả tuyệt phẩm Đổ Thừa, nhất là cái điệp khúc: Chỉ biết còn đảng còn mình, tôi tuyệt đối tuân theo ý đảng, đảng đặt đâu tôi ngồi đấy, đảng lệnh làm gì tôi làm vậy, đảng bảo ăn gì tôi ăn nấy, nhân dân ơi!

Ngô Quốc Kỳ: Thảo nào, vì phục tùng ý đảng mà đồng chí Thủ tướng Ba Dũng cũng lại hồn nhiên công khai trước làng nước chửi cả tông chi, dòng tộc bên nội của đứa cháu ngoại rượu của mình.


Đồng chí Z: Thôi, thôi. Tích Thủ tướng đổ thừa đã thành kim chỉ nam vạn năng, vạn dụng, vạn ích nêu trên. Đặc biệt vụ ngài chửi Mỹ vừa qua, đâu hãy còn đấy, chúng ta hãy chờ xem 2 tập Quy Mã và Hậu Quy Mã rồi mỗi cá nhân cấp dưới tự 'định hướng' cho nó khách quan, lại lành trong đầu năm tới.

Ngô Quốc Kỳ (lảm nhảm): Mã quy tì đau, đau tì quy mã… (mấy lời kế tiếp càng lí nhí, nghe không rõ nên không ghi lại).

Đồng chí Z: Thế là coi như 'thông' nhé. Tôi phải khẩn trương trình tiến độ vụ việc này lên cấp trên ngay bây giờ. Còn đây là tờ mật lệnh, đồng chí Kỳ cầm về, giấu kỹ. Nhớ, chỉ khi nào bị chúng nó xoắn kỳ cùng - nhất là con nặc nô luật sư họ Lê, và đồng chí đã cùng kỳ lý thì mới xì ra, cao giọng tuyên đọc cho chúng nó nghe, cho nghe thôi, tuyệt-đối-tuyệt-đối không cho chúng nó nhìn thấy. Bí mật quốc gia đấy!

16.05.2015


__________________________________

(*) Video biểu tình trước cổng Vietcombank, 12/5/2015: 

VN khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1

RFA 16.05.2015
   Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận-RFA

Việt Nam khởi công xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 trị giá đầu tư 43.000 tỷ đồng. Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng ngày 16/5 đã đến thị trấn Mái Dầm huyện Châu Thành Hậu Giang để phát lệnh khởi công.

Theo tin trong nước, dự án nhiệt điện chạy bằng than này khi hoàn thành vào năm 2019 sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 7,8 tỷ kwh/năm. Chủ đầu tư dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với tổng thầu là Tổng công ty lắp máy Việt Nam.

Khi đưa vào vận hành nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ sử dụng 3 triệu tấn than mỗi năm. Nhiệt điện đốt bằng than đe dọa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu công nghệ lạc hậu và không đầu tư các giải pháp xử lý khói bụi xỉ than thải ra môi trường.

Nhắc lại vào trung tuần tháng tư vừa qua người dân Bình Thuận đã biều tình cắt đứt Quốc lộ 1 ngang qua xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong, để phản đối nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả bụi khói xỉ than gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà cư dân địa phương phải gánh chịu.

Chủ tịch VN gọi cán bộ tham nhũng là “cán bộ đất và đô la”

RFA 16.05.2015
Chủ tịch nước  Việt Nam Trương Tấn Sang
 Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang-AFP

Chủ tịch Việt Nam ông Trương Tấn Sang hôm nay (16/5) một lần nữa thừa nhận tình trạng có một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên hư hỏng mà ông gọi là “Cán bộ 2 Đ”, tức “cán bộ đất và đô la.” Ông Trương Tấn Sang đã nói những điều này trong dịp tiếp xúc với cử tri quận 1 TP.HCM.

Ông Trương Tấn Sang kêu gọi loại bỏ những thành phần cán bộ tham nhũng thối nát, đặc biệt tại Đại hội Đảng các cấp không thể bầu những thành phần gọi là “cán bộ 2Đ” vào cấp ủy.

Tuy ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiều lần báo động tình trạng cán bộ tham nhũng trong Đảng Cộng sản, nhưng hôm 11/5 vừa qua ông Kim Quốc Hoa nguyên Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi đã bị khởi tố vì đã duyệt và đăng 11 bài báo chống tham nhũng đụng chạm tới chế độ.

Vụ truy tố một Tổng biên tập báo nhà nước theo điều 258 bộ Luật hình sự bị giới viết blog, các nhà báo công dân phản ứng mạnh. Theo đó Điều 258 thường được Công an VN sử dụng để truy tố các nhà hoạt động dân chủ, các nhà báo công dân hay blogger.

TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

RFA 16.05.2015
001_GR368325.jpg
Bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014- AFP

Trung Quốc một lần nữa đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông Việt Nam mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải kể từ 12g trưa nay 16/5 cho tới 1/8.

Hãng tin chính thức của Bắc Kinh là Tân Hoa Xã đưa tin này cho biết lệnh cấm đánh bắt hải sản do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra kéo dài trong hai tháng rưỡi, khu vực biển mà Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm khai thác hải sản nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm luôn Vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam và bãi cạn Scarborough mà Philippines công bố chủ quyền ở Trường Sa.

Trong diễn biến khác xin nhắc lại, chiều 14/5 vừa qua phát ngôn  viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình tuyên bố ở Hà Nội rằng Việt Nam sẵn sàng đối phó với giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc vừa đưa vào Biển Đông.  Hồi tháng 5 năm ngoái Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan này vào thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Quảng Ngãi và Đà Nẵng khu vực thuộc đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam. Vụ việc đã gây ra nhiều va chạm giữa lực lượng cảnh sát biển hai bên, kích động những cuộc biểu

Tại sao phải bỏ ngay lập tức dự án lấp sông Đồng Nai?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-05-16
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp sông Đồng Nai.
Các loại xe cơ giới đang được huy động để san lấp sông Đồng Nai.Courtesy VietNamNetBridge

Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp và Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị cần phải dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai ngay lập tức. Tại sao các nhà khoa học lại có kiến nghị kiên quyết như vậy?

Ảnh hưởng dòng chảy ở hạ lưu

Việc UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, theo các chuyên gia về thực chất đây là dự án lấn sông Đồng Nai để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

Dự án này với quy mô 8,4 ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Trong đó hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha là đất đang hiện hữu. Đặc biệt dự án này sẽ lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m.

Hầu hết các chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng, dự án này sẽ là một hiểm họa vô cùng lớn không chỉ cho môi sinh, mà ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên một diện rộng ở khu vực Đông Nam Bộ.

"Bởi vì dòng chảy khi anh tác động làm cho dòng chảy hướng đi một cái hướng khác chẳng hạn, thì hoàn toàn phía hạ lưu nó sẽ thay cái lòng dẫn cho phù hợp với dòng chảy và nó uốn lượn theo quy luật dòng chảy động lực học sông. "-TS Lê Mạnh Hùng

Trả lời câu hỏi, Dự án lấn sông Đồng nai có tác động và ảnh hưởng thế nào đối với môi trường cũng như đời sống kinh tế - xã hội vùng hạ lưu sông Đồng Nai?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định:

“Bởi vì dòng chảy khi anh tác động làm cho dòng chảy hướng đi một cái hướng khác chẳng hạn, thì hoàn toàn phía hạ lưu nó sẽ thay cái lòng dẫn cho phù hợp với dòng chảy và nó uốn lượn theo quy luật dòng chảy động lực học sông. Và lúc đó, sạt lở, bồi lắng ở phía hạ lưu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, rồi công trình hai bên ven sông. Sẽ ảnh hưởng xuống phía hạ lưu sông, ở những đoạn Sài gòn, rồi trên các tỉnh phía lân cận. Mà tôi nghĩ thiệt hại sẽ gấp hàng trăm lần cái mà chúng ta chưa lường hết được.”

Tác động ô nhiễm nước rất kinh khủng và khu vực sinh thái nhạy cảm chắc chắn sẽ làm thay đổi dòng chảy. TS. Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam ghi nhận:

dongnai3-305.jpg
Bản đồ Google Map chụp cảnh sông Đồng Nai đang bi san lấn.

“Nếu như Dự án này được bê tông hóa kiểu như vậy, thì sẽ làm thay đổi đáy sông và làm tác động đến bờ bên kia, kể cả cù lao. Như vậy sẽ gây ra những trường hợp sụt lở, gọi là sạt hay sụt thẳng xuống do xuất hiện những dòng chảy thay đổi và những cái lực của dòng xoáy tác động mới. Vùng đáy sông của dòng sông này có sự khác biệt, khi đi vào vùng dự án này, cái đoạn phình ra đó thì chúng tôi thấy rằng không phải là sự vô tình, mà là sự cố ý trong thiên nhiên. ”

Từ Sài gòn, TS. Phạm Sanh một chuyên gia đô thị cho biết quan điểm của ông, ông nói:

“Người ta lấn ra sông Đồng nai một khoảng từ 50 đến 100 thước, thì nó giống như một cái mỏ hàn lớn. Như vậy nó sẽ thay đổi dòng chảy, đáng chú ý bên lấp song là bên xói như vậy khi mình làm cho dòng chảy bớt xói thì dòng chảy bắt buộc sẽ phải thay đổi vận tốc. Và vận tốc này nó sẽ đánh thẳng, do đó sẽ khiến cho cù lao Phố hoàn toàn bị xói.”

Đây là một việc làm vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý triệt để để tránh tạo một tiền lệ xấu trong tương lai. TS. Lê Mạnh Hùng khẳng định:

“Đây là đang làm trái Luật Tài nguyên nước năm 2012 và kể cả những vấn đề liên quan đến Luật đê điều. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không nên để nó trở thành một cái tiền lệ. Điều này cần phải cấm ngay, bởi vì tôi nghĩ bản thân cái thiệt hại tôi tin chắc rằng sẽ lớn gấp nhiều lần cái được lợi. Tôi nghĩ cần phải xem xét lại và ngăn chặn chuyện được chuyện ấy thì mới không gây ra hiểm họa.”

Tác động sẽ vô cùng lớn

Một dự án liên quan đến nhiều tỉnh chắc chắn là Chính phủ phải giải quyết chứ không thể để chủ tịch một tỉnh giải quyết được, đặc biệt, đây là một dự án ảnh hưởng tới số đông người dân.  TS. Vũ Ngọc Long cảnh báo:

Tôi nghĩ là đáng kể và rất lớn, những cái lực tác động ấy, đặc biệt là trong mùa lũ, hoặc trong các trận đại hồng thủy hay những trận lũ bất thường thì nó sẽ có tác động vô cùng lớn. -TS Vũ Ngọc Long

“Bây giờ khi Dự án là bê tông hóa thì rõ ràng người ta nói theo báo cáo của UB Tỉnh cũng như Sở Tài nguyên Môi trường và thông cáo báo chí nói rằng đã nghiên cứu tác động đến môi trường là có tác động không nhiều, không đáng kể. Nhưng tôi nghĩ là đáng kể và rất lớn, những cái lực tác động ấy, đặc biệt là trong mùa lũ, hoặc trong các trận đại hồng thủy hay những trận lũ bất thường thì nó sẽ có tác động vô cùng lớn.”

Theo báo Thanh niên, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội khi trao đổi với báo chí đã khẳng định: "Đấy là thách thức đối với kỷ cương phép nước. Thách thức giữa cái chủ quan và cái khoa học. Theo tôi muốn làm gì thì cũng phải dựa trên cơ sở khoa học làm được hay không làm được chứ không phải dựa vào ý muốn chủ quan rồi muốn làm gì thì làm."

Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp và Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội vừa qua. Các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị cần phải dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai, đồng thời yêu cầu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai phải trả lời chất vấn trước Quốc hội...

Tại hội nghị này, TS. Vũ Ngọc Long đã kiến nghị: “Cần phải dừng hoặc hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai. Đề nghị Ủy ban Bảo vệ môi trường và lưu vực sông Đồng Nai, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thảo luận và sớm có giải pháp ngăn chặn và “cứu” con sông Đồng Nai trước nguy cơ bị khai thác quá mức như vậy.”.

Dừng dự án chỉ là bước ban đầu, phải tiến hành xử lý triệt để là dẹp bỏ dự án vì đã vi phạm “khoản 5, điều 9” của luật Tài nguyên nước. TS. Tô Văn Trường ghi nhận: “Chỉnh trị sông cũng như dạy thú dữ làm xiếc. Nếu dạy theo một phương pháp khoa học, thì con thú có thể được thuần phục làm trò để mua vui cho mọi người, nhưng nếu dạy thú theo phương pháp trái với quy luật của thú thì nó có thể quay lại trả thù con người, trả thù rất tàn bạo. Do vậy phải dừng dự án lấn sông Đồng Nai là đúng.

Trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên,  TS. Vũ Ngọc Long, khẳng định rằng: “một người trong sân bay Biên Hòa có xác nhận việc Công ty Toàn Thịnh Phát đã mua đất đá ở đây để đổ xuống lấp sông Đồng Nai tạo mặt bằng phát triển dự án nhà ở. Nếu đây là sự thật thì vô cùng nguy hiểm bởi nó chính là hành vi phát tán chất độc hại. Trong khi đó, ngay gần dự án lấp sông này là họng lấy nước sinh hoạt của Nhà máy nước Biên Hòa phục vụ cho 1,5 triệu người. Cách đó chừng 1 km cũng là họng lấy nước của Nhà máy nước Hóa An cấp nước sinh hoạt cho gần 10 triệu người ở TP.HCM. Hậu quả không thể lường được đối với cộng đồng, bởi dioxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người là có thể dẫn đến quái thai, ung thư, bại não... như nhiều người ở nước ta đã gánh chịu sau chiến tranh.”

Dư luận cho rằng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát chỉ cần đầu tư hơn 100 tỷ VNĐ để san lấp mặt bằng mà không cần phải đền bù để giải tỏa và giải phóng mặt bằng như các dự án khác. Nên nguồn lợi thu được của họ qua dự án này sẽ là hàng ngàn tỷ đồng. Do vậy, câu hỏi được đặt ra là “Thế lực đứng đằng sau dự án này là ai mà họ dám bất chấp pháp luật như vậy?”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-dong-nai-river-filling-project-should-be-canceled-av-05162015092707.html/vav051615.mp3

Người Sài Gòn 'gồng mình' sau cơn mưa lớn

Hồng Trâm - Thứ Bảy, ngày 16/5/2015 - 19:26
(PLO)- Sau mỗi cơn mưa, người Sài Gòn lại “gồng” mình sống chung với ngập lụt. Cuộc sống của người dân bị xáo trộn hẳn lên vì nhiều tuyến đường bị biến thành sông.
Sau những ngày nắng nóng gay gắt, khoảng 15 giờ 30 chiều 16-5, một cơn mưa như trút nước đã đổ xuống địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Q.12... Tuy chỉ kéo dài gần 1 giờ nhưng cơn mưa khá nặng hạt đã khiến nhiều tuyến đường chìm trong biển nước.
Ghi nhận, các đường Nguyễn Văn Quá, Song Hành (Q.12), Phan Huy Ích, Huỳnh Văn Nghệ , Quang Trung (Q. Gò Vấp) bị ngập nặng…
Đặc biệt, đoạn đường chợ Cầu (đường Quang Trung, Q.12) nước ngập quá nửa xe máy. Hàng loạt các phương tiện ùn ứ, gây tắc nghẽn giao thông.
Người dân phải khổ sở lội nước bì bõm. Rác thải hòa trôi lềnh bềnh hòa cùng nước cống và nước mưa. Thêm vào đó, mỗi khi xe tải chạy ngang qua khiến nước bắn tung tóe vào nhà dân. Một số người dân phải đem chổi ra trước nhà quét rác và nước thải.
Nhiều phương tiện lại chết máy trên đường. Nhiều tiệm sửa xe ven đường đã tranh thủ kiếm thêm thu nhập bằng việc lau bu-gi với giá 30 ngàn đồng/ chiếc.
Một số hình ảnh sau cơn mưa chiều 16-5:




Hồng Trâm

Giám đốc công ty máy tính treo cổ tự vẫn nghi do thiếu nợ?

 DUY TÍNH - Thứ Bảy, ngày 16/5/2015 - 18:28
(PLO) – Khoảng 10 giờ sáng 16-5, vợ của ông NQL (36 tuổi) – chủ công ty máy tính Lâm Phát (tại số 1043 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM), gọi điện thoại nhưng không thấy ông bắt máy. Bà nhờ người cháu là anh ĐTV từ lầu một lên lầu hai tìm cậu ruột là ông NQL thì phát hiện ông L treo cổ tự vẫn ở cầu thang lầu hai và đã tử vong.
Sự việc được báo cho công an quận Gò Vấp điều tra, xử lý, tuy nhiên gia đình xin không giải phẫu tử thi.

Hiện trường tự vẫn
Ông L. để lại thư tuyệt mệnh, trong thư ông viết có mượn 300 triệu đồng rồi cuối cùng mất nhà mà vẫn còn nợ trên một tỉ đồng. Ông bị chủ nợ ép viết lại nhiều giấy nợ, tiền gốc, tiền lãi lên đến bốn tỉ đồng… Cuộc sống của gia đình ông sống trong sợ hãy.
Theo thông tin mà Pháp luật TP.HCM có được, trước đó đêm 14-5, ông L. bị một chủ nợ tên Tr. đi cùng vợ đến đòi nợ và ra điều kiện đúng 8 giờ sáng ngày 15-5 đến lấy tiền, nếu không có sẽ làm hại hai đứa con anh L. (trước đó cũng từng hăm dọa giết vợ chồng anh L.). Sau đó, ông L. cùng vợ đưa con đi dấu. Đến chiều ngày 15-5 thì ông L. về công ty. Tối hôm đó ông L. có nhờ cháu đi mua mấy lon bia về uống và sau đó xảy ra sự vụ. Theo một nguồn tin thì ông L. có thiếu nợ nhiều người…
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
DUY TÍNH

Tại sao Cộng Sản sợ đồng bào H'Mong?


Theo Người Việt-05-15- 2015 6:21:50 PM
Ngô Nhân Dụng

Một số người sắc tộc H'Mong ở xóm Khuổi Vin, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, cho biết họ bị công an tấn công trong Tháng Hai vừa qua khiến 7 người bị thương trong đó có ba người bị trầm trọng. Ba ngày trước, các blogger Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu đã lên tiếng kêu cứu, ký giả Mặc Lâm đài Á Châu Tự Do (RFA) mới trực tiếp phỏng vấn các nạn nhân.

Theo đồng bào kể lại, hơn 100 người đã tới đốt cháy nhà bảo quản đồ tang lễ của xóm vào lúc 5 giờ sáng ngày 6 Tháng Hai, trong đó 20 người mặc sắc phục công an, mươi người mặc đồ quân đội. Họ đập phá mái nhà, đổ xăng dầu đốt hết cột gỗ và các vật dụng trong nhà tang lễ. Hơn 50 người trong xóm chạy đến dập lửa nhưng bị công an đánh đập. Trả lời đài RFA, anh Hầu Văn Quân 23 tuổi, là con trai bà Lý Thị Thào, một người bị thương rất nặng, kể: “Mẹ tôi bị sáu tên đấm vào ngực mẹ tôi, trong đó có một người mặc quần áo công an. Họ đánh, giật tóc mẹ tôi và dùng roi điện nữa dí lên người mẹ tôi và đá vào bụng mẹ tôi làm mẹ tôi ngất đi. Còn em trai tôi là Hầu A Múa, 15 tuổi thấy, rút điện thoại ra chụp hình ảnh mẹ tôi bị đánh thì một người mặc thường phục chạy tới đá vào ngực khiến em tôi ngất đi. Sau đó một người mặc quần áo công an kéo áo em trai tôi lên và dí điện lên người nó...”

Ðây không phải là lần đầu tiên đồng bào H'Mong bị đàn áp vì lý do tôn giáo. Hầu Văn Quân cho biết: “Ðây là lần thứ năm chính quyền dùng lực lượng đánh phá nơi bảo quản đồ tang lễ. Ðặc biệt khác với những lần trước họ đánh vào lúc trời chưa sáng, hai là họ chặn ngay trước cửa nhà, bao vây cả làng xóm không cho bà con chúng tôi tới gần.”

Nguyên nhân khiến đồng bào bị đàn áp là họ đã theo một phong trào cải cách tang lễ có tính cách tôn giáo, với một “đạo mới” được gọi là “Ðạo Dương Văn Mình.”

Phong trào này bắt đầu hoạt động vào năm 1989, phát triển trong số người H'Mong, trước đây thường gọi là người Mèo, ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang; do ông Dương Văn Mình chủ xướng. Ông có ảnh hưởng sâu rộng trên nếp sống tinh thần của đồng bào Hmong vùng Tây Bắc sát biên giới Trung Quốc. Một điểm đặc biệt của lối sống mới dưới ảnh hưởng của ông Dương Văn Mình là thay đổi tang lễ.

Anh Hầu Văn Quân giải thích: “Ngày xưa người H'mong chết thì treo trong nhà 7 ngày 7 đêm và sau đó mới đem chôn. Bác Mình bảo là chỉ để 24 tiếng để người thân về thấy người qua đời rồi lấy đi chôn. & nhưng chính tuyền bảo cái này là tà đạo chính quyền không cho phép bà con H'mong chúng tôi đổi mới như thế.”

Ngôi nhà tang lễ có giá trị tinh thần quan trọng đối với người H'Mong. Ðó là nơi lưu giữ một số biểu tượng dùng trong đám tang: Thánh giá, con ve sầu và con cóc.” Anh Hầu Văn Quân cho biết thêm: “Theo sự chỉ dẫn của ông Dương Văn Mình thì thánh giá tượng trưng cho thượng đế, con ve sầu và con cóc tượng trưng cho tiếng trống và tiếng đàn khóc thương người chết. Ba biểu tượng đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa này được bà con H'mong gìn giữ (trong nhà tang lễ chung) mặc dù vài năm qua ít nhất 5 địa điểm dành cất giữ đồ tang lễ theo lối mới đã bị chính quyển đập phá, hay san bằng.”

Vẫn theo lời người địa phương, vụ đốt phá nhà tang lễ và đánh đập dân H'Mong này không hề cho các cán bộ địa phương biết; Bí thư Chi bộ xóm là Lý Kim Cương, trưởng xóm Hầu A Nhánh và ông Ngô A Bình, công an viên xã đều tỏ ra ngạc nhiên khi bị đồng bào chất vấn! Vì vậy, có thể nghi rằng cấp trên của họ đã chủ trương cuộc đàn áp, các cán bộ cấp xã vì cũng thuộc sắc tộc H'Mong cho nên không được báo trước.

Vụ đàn áp đồng bào H'Mong được lên báo chí từ Tháng Mười năm 2013, khi hàng trăm người H'Mông kéo về Hà Nội biểu tình tố cáo chính quyền bốn tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Cạn phá bỏ nhà tang của họ, tức là “cấm dân theo đời sống văn minh.” Ông Vũ Quốc Dụng, nhà tranh đấu cho nhân quyền, ở Frankfurt, nước Ðức thuật rằng: “Họ bị công an giải tán, một số bị bắt và một số bị đánh mang thương tích nặng, một số bị đưa đi mất tích. Cô Hoàng Thị Vàng bị đánh đến nỗi 10 ngày sau vẫn không đi nổi một mình.”

Ông Vũ Quốc Dụng cho biết: “Theo những thông tin mà tôi tổng hợp được thì đây là một đạo tin vào Thiên Chúa và Thiên Sứ của người H'Mông ở các tỉnh cực Bắc Việt Nam. Chính quyền không cho người dân H'Mông chôn cất theo kiểu đạo Dương Văn Mình dạy họ... Ban đầu chính quyền tịch thu đồ đạc để trong nhà tang, đưa quân đến các buổi lễ tang ở đó để giải tán, đánh đập và bắt giữ người tham dự. Sau này chính quyền đem quân đến san thành bình địa các nhà tang được xây dựng trong vùng rừng núi hoặc giữa ruộng nương, đánh đập và bắt giữ.”

Năm 2014, vào Tháng Bẩy và Tháng Mười, ba người H'Mong là các ông Hoàng Văn Sự, Hoàng Văn Sinh và Dương Văn Thành bị đưa ra tòa án tỉnh Bắc Kạn, bị tuyên án tù vì đã vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, một điều luật vẫn được sử dụng để đàn áp những blogger có ý kiến trái với đảng Cộng Sản. Ðồng bào các tỉnh kéo về dự phiên tòa nhưng không được phép vào trong, kể cả các thân nhân của các người bị tù.

Theo ông Vũ Quốc Dụng, những vụ đàn áp này là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng: “Theo một báo cáo của Tỉnh Ủy đảng Cộng Sản ở tỉnh Cao Bằng vào ngày 8 tháng 10, 2012, chỉ trong vòng 4 tháng thực hiện chỉ thị của tỉnh ủy thì đã có 17 trong số 32 xóm ở Cao Bằng chịu 'ký cam kết không theo Dương Văn Mình.' Ai không ký thì 'chính quyền có biện pháp gọi hỏi, răn đe và xử lý nghiêm'. Ðây là sự xâm phạm đến quyền tự do có tôn giáo. Ðó là một trong những nhân quyền tuyệt đối. Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị không cho phép chính quyền được giới hạn quyền này trong bất cứ hoàn cảnh nào...”

Song song với các vụ đàn áp trên, đảng Cộng Sản đã sử dụng bộ máy tuyên truyền để bêu xấu phong trào cải cách tôn giáo, đặc biệt là thay đổi tang lễ của đồng bào H'Mong. Báo chí của đảng Cộng Sản viết: “Tín ngưỡng Dương Văn Mình thực chất là một tà đạo, hoạt động không theo một tôn giáo chính thống nào, thực chất là một thứ hổ lốn...”

Lối tuyên truyền bôi nhọ này có thể thuận tai những người nhẹ dạ. Nhưng các lý luận sử dụng đều hoàn toàn sai. Thứ nhất, một guồng máy nhà nước không có quyền phê phán tôn giáo nào là “tà đạo.” Chính hay tà là do người dân quyết định và lựa chọn. Trách nhiệm của nhà nước chỉ là bảo vệ pháp luật, không có một luật nào định nghĩa thế nào là tà đạo. Nếu có một hành động nhân danh tôn giáo mà làm thiệt hại đến người khác và đến đời sống chung, thì chính quyền phải ngăn cản, những điều cấm đó được ghi trong hình luật và luật dân sự.

Lời phê phán còn phạm sai lầm nặng nề nhất, khi nói Tín ngưỡng Dương Văn Mình “hoạt động không theo một tôn giáo chính thống nào, thực chất là một thứ hổ lốn...” Tín ngưỡng là quyền thiêng liêng của các cá nhân, tin hay không tin là lựa chọn cá nhân. Không một quốc gia nào được phép ấn định tôn giáo nào mới được gọi là “tôn giáo chính thống.” Ngay ở những nước chọn một “quốc giáo” như Iran, Israel, Saudi Arabia, vân vân, người ta vẫn phải tôn trọng những tôn giáo thiểu số, dù có rất ít người theo.

Phê bình một tín ngưỡng là “một thứ hổ lốn” cũng là một sai lầm; không những vì sử dụng thứ ngôn ngữ bất kính, mà còn sai vì thiếu hiểu biết. Các tôn giáo đều thường chỉ bắt đầu như những tổng hợp từ các niềm tin có trước, nhiều niềm tin xuất phát từ các địa phương hay thời đại khác nhau. Trên thế giới không có một tôn giáo nào là hoàn toàn mới, hoàn toàn độc đáo.

Tại sao đảng Cộng Sản Việt Nam cấm đoán một phong trào cải cách có tính cách tôn giáo của một sắc tộc thiểu số sống trong miền rừng núi Việt Nam như vậy?

Lý do chính là họ sợ. Họ sợ dân, tất cả mọi người dân. Họ sợ nhất là khi người dân có những lý do tập họp lại. Họ sợ nhất là khi lý do đó có tính cách tôn giáo.

Cho nên trong việc đàn áp đồng bào H'Mong, họ chú trọng đến việc phá các nhà tang lễ. Tờ báo Công An Thủ Ðô đã lộ ra nỗi sợ hãi đó, viết rằng: “Có những hoạt động xây dựng ‘nhà đòn’, ‘nhà nguyện’ trái phép, tuyên truyền những quan điểm trái với đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo và chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đối với người Mông nói riêng. ‘Nhà đòn’ do tay chân của Dương Văn Mình lập ra, bản chất là một nhà nguyện để tập trung các tín đồ.” Nếu các người theo đạo Dương Văn Mình không lập ra những địa điểm tụ họp thì chắc họ được an thân hơn, dù vẫn bị nhòm ngó và đe dọa.

Cộng Sản là một chế độ toàn trị, muốn kiểm soát kinh tế, chính trị và cả văn hóa, tín ngưỡng. Trước đây, họ tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin như một thứ tín ngưỡng, coi Liên Xô là thiên đường, Mỹ là địa ngục. Sau khi chủ nghĩa Cộng Sản đã hoàn toàn phá sản, trên thế giới và tại nước ta, chính các đảng viên Cộng Sản cũng không còn tin vào chủ nghĩa của họ nữa. Ðảng cộng sản đang sống với cái đầu và trái tim hoàn toàn trống rỗng.

Trong khi đó, người Việt chúng ta vẫn còn giữ được hai sức mạnh tâm lý tập thể mạnh nhất là tín ngưỡng và lòng yêu nước. Ðảng Cộng Sản đang tìm cách cấm đoán cả hai. Những cuộc biểu tình tưởng niệm các chiến sĩ bị quân Trung Cộng sát hại ở Hoàng Sa, ở Gạc Ma đều bị công an và lũ côn đồ đến phá. Năm ngoái, ông Vũ Quốc Dụng cho biết: “Chỉ trong khoảng 18 tháng đã có 70 tín đồ của các đạo như Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo, Phật Giáo Khmer Krom, Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn và Phật Giáo Hòa Hảo bị xử tổng cộng một án tù chung thân, 532 năm tù và 200 năm quản chế.”

Khi Cộng Sản đàn áp một nhóm tín đổ, thuộc bất cứ tôn giáo nào, thì đó là tiếng chuông báo động cho tín đồ của tất cả các tôn giáo khác. Dù một cuộc hành lễ nhỏ với dăm bẩy người trong một tư gia, hay một ngôi nhà lưu giữ đồ tang lễ của một nhóm đồng bào thiểu số, ở bất cứ đâu, quyền tự do hành đạo của họ phải được tôn trọng tuyệt đối. Mọi người Việt Nam phải góp sức bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào H'Mong ở các tỉnh miền Tây Bắc.

Việt Nam xây dựng ở Biển Đông chỉ để phòng thủ

HÀ NỘI (NV) - Đó là nội dung của một lá thư do ông Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Châu Á, làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc gửi các cơ quan truyền thông quốc tế.


Một số cư dân Hà Nội tổ chức lễ tưởng niệm các binh sĩ hy sinh trong trận đánh ở Trường Sa với Trung Quốc. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Sau một thời gian dài bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì vẫn tiếp tục bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và mở rộng các căn cứ quân sự ở quần đảo Hoàng Sa, khiến tình hình ở khu vực Đông Nam Á càng lúc càng căng thẳng, hồi thượng tuần tháng này, lần đầu tiên, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam và Philippines “xây dựng trái phép” tại Biển Đông. Trong khi ngay sau đó, Philippines thách Trung Quốc chứng minh cáo buộc đó là có cơ sở thì mãi đến hôm qua, Việt Nam mới chính thức có ý kiến về cáo buộc này.

Hôm 14 tháng 5, ông Lê Hải Bình thừa nhận, Việt Nam có hoạt động xây dựng ở quần đảo Trường Sa và khẳng định các hoạt động đó không làm thay đổi hiện trạng hoặc khiến mức độ căng thẳng trong khu vực gia tăng. Ông Bình nhấn mạnh các hoạt động xây dựng của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa là “bình thường và hợp pháp” nhằm đáp ứng nhu cầu căn bản của cư dân trong khu vực do Việt Nam quản lý.

Cũng vào thượng tuần tháng 5, ngoài cáo buộc của Trung Quốc, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ (CSIS) công bố những không ảnh cho thấy, Việt Nam có hoạt động xây dựng tại hai đảo Sơn Ca và bãi Đá Tây.

Sau đó ít ngày, ông Trương Triều Dương, đại sứ Việt Nam tại Philippines, tuyên bố, những thông tin của CSIS “không hoàn toàn chính xác.” Ông Dương cho biết, Việt Nam chỉ sửa chữa nhỏ như đắp đất chống xói mòn, xây bến tàu tại một số đảo thuộc quyền tài phán của Việt Nam với quy mô rất nhỏ. Những hoạt động xây dựng đó khác xa với hoạt động xây dựng của Trung Quốc.

Theo ông Dương, hoạt động xây dựng của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa tuân thủ tinh thần Tuyên Bố Ứng Xử Các Bên Ở Biển Đông (DOC) và không hề làm thay đổi hiện trạng Biển Đông. Ông Dương nhấn mạnh, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trong thư ngỏ ghi ngày 9 tháng 5 gửi các cơ quan truyền thông quốc tế, ông Thayer - người mà cách nay cả chục năm đã nhiều lần cảnh cáo cả Việt Nam lẫn ASEAN và cộng đồng quốc tế về tham vọng của Trung Quốc - cho rằng, báo cáo và ảnh vệ tinh do CSIS công bố, được đăng trên website Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Âu (AMTI), có thể được Trung Quốc dùng để biện bạch cho chuỗi hành động thay đổi nguyên trạng Biển Đông chỉ nhằm “đuổi kịp các quốc gia trong vùng.”

Ông Thayer tin rằng, CSIS đã nhầm lẫn khi nhấn mạnh, hoạt động xây dựng các căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa là “đáng kể.”

Ông Thayer lưu ý rằng phải chú ý đến các không ảnh mà CSIS sử dụng về hoạt động xây dựng của Việt Nam tại hai đảo Sơn Ca và bãi Đá Tây. Đó là những không ảnh được chụp suốt từ năm 2010 đến nay. Mặt khác, Việt Nam đã “đứng” trên hai đảo đó từ 1956 - thời Việt Nam Cộng Hòa. Các ngọn hải đăng đã được dựng tại đó cách nay vài thập niên.

Tất cả các đảo, thực thể lãnh thổ mà Việt Nam chiếm giữ đều có lính trấn giữ và tất nhiên có các “công sự” để phòng thủ nhưng những “công sự” này không kiên cố. Cũng vì vậy, hoạt động xây dựng của Việt Nam là những hoạt động bình thường mang tính phòng thủ và không đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.

Ông Thayer còn lưu ý, các số liệu mà CSIS công bố cho thấy, hoạt động xây dựng của Việt Nam chỉ bằng 1.9% so với Trung Quốc.

Ông Thayer nhắc lại lịch sử mà theo đó, Trung Quốc liên tục sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm giữ các đảo và thực thể lãnh thổ ở Biển Đông: Tháng 1 năm 1974 cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tháng 3 năm 1988 cưỡng chiếm bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và các thực thể lãnh thổ lân cận. Rồi đột ngột chiếm đóng bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef). Thôn tính đảo Hoàng Nham (Scarborough Shoal), bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).

Theo sau việc liên tục sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm giữ các đảo và thực thể lãnh thổ ở Biển Đông là những hành động nhằm thay đổi nguyên trạng Biển Đông, mở rộng các đảo, bồi đắp các bãi đá, thiết lập chuỗi căn cứ quân sự và mới đây, Trung Quốc tuyên bố có quyền thiết lập Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) cùng lúc với việc liên tục sách nhiễu các phi cơ của Philippines khi những phi cơ này bay ngang quần đảo Trường Sa.

Ông Thayer nhận định, báo cáo của CSIS về hoạt động xây dựng của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa với những từ như “đáng kể,” “quân sự” có thể làm cho mọi việc trở thành rối ren, không rõ ràng, trong khi lẽ ra cần xem xét những không ảnh đó trong bối cảnh riêng, theo tinh thần DOC.

Chuyên gia về Châu Á đang làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc này bảo rằng, lẽ ra các viên chức của ASEAN và Trung Quốc đang làm việc trong Nhóm Công tác Hỗn Hợp Về Thực Hiện DOC, phải đối chiếu các hoạt động xây dựng của Trung Quốc và Việt Nam xem có bên nào vi phạm điều khoản “tự kiềm chế” và những hoạt động đó có ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong vùng hay không, song Nhóm Công Tác Hỗn Hợp Về Thực Hiện DOC đã không làm điều này. (G.Đ)
05-16- 2015 5:57:21 PM

Tiểu ban Nhân Quyền Hạ Viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân Quyền VN

WASHINGTON DC (NV) .- Tiểu ban Nhân Quyền trong Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân Quyền Việt Nam do 9 dân biểu thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bảo trợ.

 
Người Việt ở Hoa Kỳ và Canada biểu tình trước Tòa Bạch Ốc chống chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang ngày 25/7/2013 khi ông này đến đây. (Hình: KAREN BLEIER/AFP/Getty Images)

Chiều hôm Thứ Năm 14/5/2015, tất cả các thành viên thuộc Tiểu ban Nhân Quyền đã chấp thuận thông qua Dự luật Nhân Quyền Việt Nam (Vietnam Human Right Act, HR 2140), chuẩn bị chuyển đến Ủy Ban Ngoại Giao và hy vọng sẽ được Ủy ban biểu quyết trong tháng tới.
“Tuy chúng ta thấy nhà cầm quyền Việt Nam thả một số tù nhân chính trị, nhưng đừng để bị đánh lừa là thả một vài tù nhân bất đồng chính kiến thì đủ tượng trưng cho sự tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam.” Dân biểu Chris Smith, chủ tịch Tiểu ban Nhân Quyền phát biểu trong cuộc họp của tiểu ban.

“Cái thực tế chính yếu của đàn áp nhân quyền tại Việt Nam không hề thay đổi. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục cầm tù các tù nhân lương tâm mà tội của họ thật ra chỉ là những nỗ lực thể hiện các quyền tự do căn bản của người dân.”

Dự luật Nhân Quyền tại Việt Nam từng được Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua đã 5 lần trong những năm qua với tỉ số chấp thuận áp đảo nhưng khi chuyển lên Thượng Viện thì bị giữ lại, nên chưa bao giờ trở thành luật.

Dự luật không ngăn cản các chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam, viện trợ thực phẩm, các nỗ lực tẩy rửa chất độc Da Cam và dò tìm, tiêu hủy các loại bom đạn sót lại trong chiến tranh còn trong lòng đất, các chương trình viện trợ chống bệnh HIV/AIDS, cũng như chống buôn người và lao động trẻ em.

Ngoài dân biểu trưởng tiểu ban Nhân quyền Hạ Viện Chris Smith là tác giả, còn có 8 dân biểu khác đồng bảo trợ cho Dự luật Nhân Quyền Việt Nam thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa như các dân biểu Ed Royce (CA-39) Chủ tịch Ủy ban Ngoại Giao, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen (FL-27), dân biểu Zoe Lofgren (CA-19), dân biểu Dana Rohrabacher (CA-48), dân biểu Loretta Sanchez (CA-46), dân biểu Alan Lowenthal, (CA-47), dân biểu Tom Emmer (MN-06) và dân biểu Gerald Connolly (VA-11).

“Dự luật Nhân Quyền Việt Nam năm nay đòi hỏi không tăng phần viện trợ nhân đạo lên quá 16 triệu đô la, tức không vượt qua mức viện trợ của năm 2012 trừ phi nhà cầm quyền Việt Nam có tiến bộ nhân quyền đáng kể khi thiết lập dân chủ và cổ võ nhân quyền”, dân biểu Smith nói.

Dân biểu Smith xác định tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam phải gồm những thứ như tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người  dân và trả tự do cho tất cả các tù nhân tôn giáo, tôn trọng quyền tự do phát biểu, hội họp, lập hội và trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, các nhà báo độc lập cũng như những người vận động công đoàn độc lập.

Đồng thời ông Smith cũng đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải hủy bỏ và sửa lại luật lệ hình sự đã hình sự hóa các hành vi diễn đạt ý kiến ôn hòa, thông tin độc lập, các hoạt động tôn giáo không do nhà cầm quyền tổ chức, các cuộc biểu tình ôn hòa, cho tương ứng với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Họ cũng phải tôn trọng nhân quyền của các sắc tộc thiểu số và phải có các biện pháp thích hợp trừng phạt viên chức chính quyền không tôn trọng quyền của người dân, chấm dứt những mập mờ của nhà cầm quyền về vấn đề buôn người.

Dù có cách bằng chứng hiển nhiên, chế độ Hà Nội vẫn luôn luôn chối là không có tù nhân lương tâm hay tù nhân tôn gíao tại Việt Nam.

Một ngày trước khi Tiểu ban Nhân Quyền quyết định thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, dân biểu Chris Smith và dân biểu Zoe Lofgren phổ biến một bài viết trên trang báo điện tử của Hạ Viện Hoa Kỳ lập luận rằng nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền không khoan nhượng là lý do không thể chấp nhận cho Việt Nam gia nhập Tổ Chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

“Nếu mình vận động đủ mạnh, tôi tin Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam hy vọng có thể được thông qua tại Thượng Viện.” Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (SOS Boat People) một người tích cực vận động cho dự luật nói trên nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại.
Theo ông Thắng trong kỳ bầu cử Thượng Viện vừa qua, một số nghị sĩ đã đắc cử với số phiếu trong đó có nhiều phiếu của cử tri gốc Việt tại một số tiểu bang. Nhờ đó, khối cử tri gốc Việt có thể vận động với nghị sĩ của mình để hậu thuẫn cho dự luật thông qua một cách thuận lợi. (TN)
05-15-2015 4:05:43 PM