Tuesday, October 23, 2018

Thông điệp của tân thái thú

Tháng Chín (Danlambao) - Từ trước đến nay nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn phủ nhận chuyện chia rẽ, phe cánh và đấu đá nội bộ trước công luận. Trong hàng loạt bài báo Nhân Dân, các chương trình tuyên truyền lề đảng, ban Tuyên giáo Cộng sản luôn cho rằng các thế lực thù địch có "âm mưu chia rẽ đảng và nhân dân". Đảng CSVN cũng phủ nhận chuyện lựa chọn đồng minh chính trị khi có dư luận "thân Mỹ hay thuộc Tàu". Tuy nhiên, bất cứ người dân nào quan tâm đến các tin tức chính trị - xã hội cũng có thể thấy rằng, các lãnh đạo của đảng CSVN luôn có thông điệp gửi đi cho Bắc Kinh mỗi khi có một động thái thuần phục. Vậy lần này, khi Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng chính thức ngồi vào ghế Chủ tịch nước trong một cuộc bầu cử kín không có đối thủ, đảng CSVN muốn thưa gì cùng đàn anh Trung Cộng?

Ngày 23/10/2018, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đảng - chính thức đắc cử chức vị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong một cuộc bầu cử không có đối thủ. 

Trước đó, sau tang lễ của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang một tuần, hàng loạt hãng tin, báo chí lề đảng đồng loạt đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được "đề cử" ngồi vào ghế chủ tịch với sự đồng thuận 100% của ban chấp hành trung ương đảng (bao gồm luôn cả phiếu tự đồng thuận của Nguyễn Phú Trọng). 

Ông Trọng điềm nhiên, chễm chệ bước vào một cuộc chạy đua không cần phí sức. Trong cuộc đua này người thắng nằm ở tận nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa còn người thua là người dân Việt Nam, những người hoàn toàn không có quyền quyết định. 

Trước đó, trên con đường thuần phục của mình, đảng CSVN đã ban hành Luật Đặc khu và nhận được sự phản ứng dữ dội từ phía người dân. Sự phẫn nộ của hàng triệu trái tim Việt Nam đã làm chậm tiến trình thuần phục một chút nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng từ việc mở thẳng đường bay đến các thành phố đặc khu như Nha Trang, Phú Quốc, mở đường xe hơi lái thẳng đến Quảng Ninh thì dường như việc Luật đặc khu được thông qua chỉ là vấn đề về thời gian. 

Ngày 28/8/2018, hai tháng sau các cuộc biểu tình phản đối Luật đặc khu của người dân Việt Nam và Luật Đặc khu bị hoãn, để vuốt ve và "tạ lỗi" thiên triều, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc. (1) Thông tư vừa được ban hành và đã chính thức đi vào thực thi vào ngày 12.10.2018 đã làm dấy thêm lên sự nghi ngờ về các cam kết từ Hội nghị Thành Đô 1990. 

Ngày 23/10/2018, ngày tân thái thú Nguyễn Phú Trọng chính thức lên ngôi, báo lề đảng đưa tin "Anh thợ điện bị phạt 90 triệu vì đổi 100 USD tại tiệm vàng (2). Những tưởng đây chỉ là một bản tin bình thường nhưng thật ra nó có thông điệp chính trị trong đó khá rõ ràng. Ai cũng biết nhắc đến đồng đô la người ta nghĩ ngay đến nước Mỹ. Và ở Việt Nam, khi có hoạt động mua bán trao đổi ngoại tệ người dân thường chọn giao dịch tại các tiệm kinh doanh vàng bạc đá quý. 

Thông điệp mà tân thái thú Nguyễn Phú Trọng gửi đến cho đảng mẹ Trung Cộng đã quá rõ ràng: "Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận nước Mỹ và các giá trị tự do của người Mỹ". Tương lai của Việt Nam gần như đã được quyết định. 

Đảng Cộng sản đã đưa ra sự lựa chọn của mình, vậy thì 90 triệu con dân Việt Nam liệu có chấp nhận vận mệnh, tương lai của đất nước sẽ phủ bóng cờ Phúc Kiến hay không? 

24.10.2018


_______________________

Chú thích:


Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chỉ còn cách là đem Tô Lâm ra là dê tế thần

CTV Danlambao (Danlambao) - Việc Bộ trưởng Tô Lâm có mặt và chỉ huy cuộc áp tải Trịnh Xuân Thanh từ Slovakia về Việt Nam để "đầu thú" đã trở thành sự thật hiển nhiên, có bằng chứng, nhân chứng không thể chối cãi. Hà Nội không thể nào "đổ thừa" cho cấp dưới lộng hành và Slovakia đã không còn cách nào khác là phải tạm ngưng mọi quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền CSVN.

Việc Tô Lâm đích thân chỉ huy cuộc bắt cóc người trái phép cho thấy đây phải là chủ trương và quyết định chung của Bộ Chính trị đảng CSVN, trong đó những quan chức đứng đầu nhà nước, quốc hội đều là thành viên BCT, tham gia vào tiến trình thảo luận và chung quyết. Do đó, chịu trách nhiệm về hành vi sai trái tại Đức và Slovakia cũng thuộc về nhà nước CSVN. 

Nặng nề và làm mất mặt chính phủ Slovakia là Tô Lâm đã không lén lút áp tải Trịnh Xuân Thanh về nước, hoàn toàn không có dính líu bất cứ điều gì - từ nhân sự đến phương tiện của Slovakia; ngược lại Tô Lâm đã lợi dụng những ưu đãi ngoại giao để sử dụng cảnh sát và chuyên cơ của Slovakia và gián tiếp biến Slovakia thành tòng phạm. Khi sự việc đổ bể thể diện quốc gia của Slovakia bị tổn thương và phải nói là bị sỉ nhục. 

Nguy cơ mà Hà Nội đối diện không chỉ dừng lại ở quan hệ ngoại giao với Đức và SLovakia mà còn đối với toàn EU vì 2 nước này là thành viên của Liên minh Âu châu. Những thương thảo chính trị, kinh tế - đặc biệt là việc ký kết EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Âu Châu) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu Hà Nội tiếp tục im lặng không trả lời những nghi ngờ của Bộ trưởng Ngoại giao Miroslav Lajcak của Slovakia đặt ra cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của CSVN tại New York khi hội nghị của LHQ đang diễn ra. 

Khác với "truyền thống chìm xuồng" thường xảy ra tại VN bằng cách cứ ngâm tôm sự việc, đảng và nhà nước CSVN sẽ không thể trốn tránh và cho vụ việc bốc hơi bằng sự im lặng và kéo dài thời gian. Lý do là Viện Công tố Slovakia đã khởi sự truy tố hình sự những cá nhân liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Vụ việc không còn nằm riêng trong sân chơi của hành pháp Slovakia mà đã bị lập pháp Slovakia nhúng tay vào và vì thế mọi thương thảo chính trị phải xếp hàng đứng sau tiến trình xét xử của toà án và quy luật pháp lý. 

Cũng khác với "truyền thống hối lộ, mua chuộc" để giải quyết mọi việc mà Ba Đình nghĩ rằng sẽ thành công trong nhiều tình huống, chính phủ Slovakia đã phớt lờ những trò hối lộ của Ba Đinh là sẽ "gia tăng đầu tư và thương mại" của Slovakia với Việt Nam. 

Cách giải quyết khả thi nhất cho Ba Đình là đem Tô Lâm ra làm dê tế thần. Tô Lâm phải bị chính công an CSVN bắt giữ, bị kết tội là đã "tự ý" làm sai; chính phủ VN - cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không được thông báo về "phi vụ bắt cóc" và Tô Lâm cùng đồng bọn tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ bị dẫn độ sang Slovakia (và cả Đức) để hầu toà. 

Mặc dù ai cũng biết thủ phạm chính, kẻ bật đèn xanh và ra lệnh bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là Nguyễn Phú Trọng nhưng Slovakia và Đức sẽ OK và chấp nhận con dê Tô Lâm mà Hà Nội buộc phải đem ra tế thần. 

24.10.2018

Từ Tô Định đến Nguyễn Phú Trọng, năm 43 trong lịch sử

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Lê Duẩn ví năm 1975 như là bắt đầu một “kỷ nguyên mới” đưa cả nước “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Nếu gọi thời điểm 1975 là Sản Lịch năm thứ nhất trên phạm vi cả nước chắc không sai lắm. Bắc Hàn cũng có lịch riêng gọi là Juche Lịch lấy ngày sinh của Kim Nhật Thành, 1912, làm năm thứ nhất. Dù nhân loại đang ở giữa năm 2018, Bắc Hàn chỉ mới là năm thứ 107. 

Gần hai ngàn năm trước, cũng năm thứ 43 nhưng sau công nguyên trong lịch sử Việt Nam, cũng là một năm đầy chịu đựng vì trong giai đoạn lịch sử này nhà Đông Hán Trung Hoa chủ trương Hán hóa Giao Chỉ.

Thử xem hai âm mưu Hán hóa giống và khác nhau sao. 

Hán hóa thời Lưu Tú (Hán Quang Vũ Đế 5 TCN-57) 

Đồng hóa dân tộc là tiến trình từng bước cưỡng chế để thay đổi bản sắc của một dân tộc bị trị sang dân tộc cai trị. 

Theo Hậu Hán Thư “Thái thú Giao Chỉ là Tô Định đã dùng luật pháp trói buộc nên [Bà Trưng] Trắc tức giận làm phản”. Pháp không chỉ là luật lệ mà pháp chế, tổ chức hành chánh, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục. Nói chung đó là chính sách đồng hóa. (Gs Trần Gia Phụng, Những Câu Chuyện Việt Sử, Tập 3, nxb Non Nước, Toronto 2002). 

Cũng theo Hậu Hán Thư “Xưa ở thời Bình đế, người Hán Trung là Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ dạy dỗ dân Di dần dần hóa theo lễ nghĩa.” Không phải chỉ hà khắc, chính chủ trương đồng hóa của nhà Tây Hán là lý do sâu xa cho cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. (Ts Lê Mạnh Hùng, Nhìn lại Sử Việt từ tiền sử đến tự chủ, nxb Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2011). 

Năm 40, Trưng Trắc, người huyện Mê Linh cùng em là Trưng Nhị đánh đuổi Thái thú Tô Định chạy về Trung Hoa. Bà là người đầu tiên gióng lên sức mạnh của quyền tự chủ của một dân tộc khát khao có được chủ quyền độc lập từ Trung Hoa đông hơn và mạnh hơn nhiều. 

Năm 41, nhà Đông Hán sai danh tướng Mã Viện, tước Phục Ba Tướng Quân đưa quân tiến đánh Mê Linh. Sau trận Lãng Bạc, hai bà quân ít thế cô đã bị đánh bại. 

Năm 43, theo Hậu Hán thư, hai bà bị Mã Viện chém và gởi đầu về Lạc Dương. Theo Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca thời Tự Đức, hai bà đã gieo mình xuống sông tự vẫn. 

Dù hy sinh như thế nào cũng đều chứng tỏ hai bà đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và là hai phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã anh dũng chống ngoại xâm, giành độc lập và xưng vương. 

Hán hóa thời Tập Cận Bình 

Năm 43 Sản lịch tức 2018 Dương lịch, Việt Nam lần nữa đối diện với âm mưu đồng hóa của Hán Cộng. Khác với thời Đông Hán, chính sách đồng hóa của Hán Cộng lần này thâm độc hơn nhiều. 

Về đối ngoại, các chính sách của CSVN không được tách rời khỏi toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng. 

Để che mắt dư luận quốc tế và dịu lòng công phẫn của nhân dân, Trung Cộng làm ngơ nếu CSVN chỉ giới hạn trong việc bày tỏ “mối quan ngại” hay tiếp đón nguyên thủ các quốc gia nhưng tuyệt đối không được có một hành động nào đi ngược hay vượt qua giới hạn của tổng thể chiến lược của Trung Cộng. 

Về hóa văn hóa xã hội thể hiện qua báo cáo của Hồng Tiểu Dũng, đại sứ Tàu Cộng tại CSVN trong bài viết đăng trên Nhân Dân Nhật Báo Trung Cộng nhân chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình năm 2015 được dịch sang Việt ngữ. 

Theo đó, Hồng Tiểu Dũng khoe khoang “tứ đại danh tác cổ điển của Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam. Hình tượng Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký được sự đón nhận nồng nhiệt của nhi đồng Việt Nam... Rất nhiều thanh niên Việt Nam thuộc làu ca khúc "Ánh trăng nói hộ lòng tôi" và nhiều bài hát tiếng Hoa khác... Trên thực tế, trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, những quốc gia có nhiều yếu tố tương đồng với Trung Quốc giống như Việt Nam không nhiều. Hai nước có vận mệnh chung mang ý nghĩa chiến lược.” (Đại sứ TQ: "Nhiều thanh niên Việt Nam thuộc làu các bài hát TQ", Soha.vn, 05/11/2015). 

Không giống các lãnh vực chính trị, quân sự, xâm thực văn hóa như Hồng Tiểu Dũng tường trình là một tiến trình nhỏ giọt và thấm dần vào thói quen, thị hiếu, đam mê của con người. 

Thật khó biết một cách chính xác ngân sách Trung Cộng dành cho xâm thực văn hóa, nhưng theo Giáo sư David Shambaugh thuộc đại học George Washington University trong một nghiên cứu dành cho Hội Đồng Về Quan Hệ Ngoại Giao (Council On Foreign Relations) tại Mỹ ước đoán Trung Cộng dành khoảng 10 tỉ đô la mỗi năm cho mục đích tuyên truyền quốc tế. (David Shambaugh, China’s Big Bet on Soft Power, Council On Foreign Relations, February 9, 2018) 

Nguyễn Phú Trọng ngày nay chính là Tô Định ngày xưa

Những gì đang xảy ra tại Việt Nam cho thấy kẻ đầy tớ trung thành này đang thực hiện một cách nghiêm túc và hoàn hảo các chính sách do Tập đưa ra trong moi lãnh vực, kể cả bịt miệng, trấn áp, tù đày đồng bào mình. 

Trong quan hệ quốc tế, những cái bắt tay thật chặt, những nụ cười rạng rỡ, những lời xã giao, chúc tụng, những tuyên bố với nội dung ngọt ngào cũng chỉ là ngôn ngữ ngoại giao. Chỉ có hiệp ước, hiệp định được ký kết ở cấp lãnh đạo cao nhất quốc gia mới đáng kể. 

Nhìn lại các chính sách của CSVN trong vòng mười năm nóng bỏng của thế giới vừa qua, Nguyễn Phú Trọng đã làm gì, một điểm thôi, để gọi là bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ Việt Nam? 

Những người Việt quan tâm hãy vào google đánh hai chữ “Phú Lâm” để thấy trên hòn đảo thân yêu của tổ tiên Việt Nam để lại nay đã có phi trường quân sự Trung Cộng với phi đạo dài 3.000 mét, các tàu chiến, giàn phóng hỏa tiễn và cũng là bản doanh của bộ chỉ huy quân sự Trung Cộng tại Hoàng Sa. 

Không cần phải đợi một trăm năm hay một ngàn năm nữa mà ngay hôm nay những tên tuổi địa danh vô cùng thân thiết, đẹp như thơ và cách Đà Nẵng chỉ 170 hải lý như Nguyệt Thiềm, Duy Mộng, Tri Tôn, Bãi Ngự Bình, Quang Hòa, Tri Tôn v.v.. xa xôi tưởng chừng như cổ tích. 

Về phương tiện và kỹ thuật chiến tranh, điều kiện quốc phòng của CSVN ngày nay không hơn gì Việt Nam thời Tự Đức khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh thành Đà Nẵng lần thứ nhất năm 1858. 

Những lạc hậu kỹ thuật ngày đó, dù sao cũng phát xuất từ các lý do khách quan. Nhận thức của triều đình nhà Nguyễn không vượt qua khỏi bốn bức tường thành bao bọc bởi tứ thư ngũ kinh. Các ngài không đi đâu, không học cái hay cái mới nên không có tầm nhìn xa, nhìn rộng. Ngày nay khác, các giới cầm quyền và gia đình của các chóp bu CSVN ăn ở, học hành, du lịch và ngay cả chữa bịnh ở Mỹ, ở Pháp nhưng nhận thức vẫn đui mù. 

Thời Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ sau khi du học ở Pháp trở về đã hiến dâng trí tuệ để bảo vệ đất nước qua 58 bản điều trần. Thời CS, có hàng ngàn, hàng vạn người có dịp du học khắp nơi trên thế giới nhưng ngoài việc trở về làm phên giậu che chở cho tội ác, gần như không ai có một cống hiến nào đáng kể để thay đổi và đưa đất nước hội nhập vào dòng tiến của văn minh thời đại. 

Việt Nam, điểm nóng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific strategy) 

Giống như tình trạng chạy đua của các nước châu Âu trước thế chiến thứ nhất, nguyên thủ các quốc gia Á Châu hiện đang như thoi đưa để liên minh với các khối, tạo các tuyến phòng thủ, liên kết với các láng giềng cùng vị trí chiến lược thì CSVN bị chiếc vòng kim cô “Ba không” siết chặt trên đầu và ngồi im như pho tượng. 

Dưới thời TT Donald Trump chính sách của Mỹ tại Thái Bình Dương không chỉ năng động hơn mà còn mở rộng hơn cho cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (Indo-Pacific strategy) như một phương pháp đối ứng với tham vọng Một Vòng Đai Một Con Đường của Tập Cận Bình. 

Chính sách của Mỹ có lợi cho các quốc gia nhỏ đang tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng, nhưng từng cơ hội đến và đi, giới cầm quyền CSVN uống phải “quyền lực não thần đan” của Tập nên im lặng và im lặng. 

Việt Nam hiện nay vẫn còn đang giữ một vị trí chiến lược quan trọng tại Biển Đông nhưng nếu không vận dụng các điều kiện quốc tế, một khi tranh chấp mở rộng và mâu thuẫn trở nên quá sâu sắc, các tình trạng đang hiện hữu (status quo) thay đổi, Việt Nam có thể không còn quan trọng nữa vì bị các liên minh và cường quốc xem như đã nằm hẳn trong vòng đai an ninh sinh tồn của Trung Cộng. 

Dân tộc Việt Nam thật bất hạnh. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh trước, đâu cũng lạnh chỉ Việt Nam là nóng. Cuộc Chiến tranh Lạnh lần này cũng không khác, cả vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đều lạnh ngoại trừ Việt Nam sắp bị ném vào chảo dầu Đại Hán mà có thể quốc tế chẳng quan tâm. 

Ðền Hát Môn, một Massada của dân tộc Việt 

Cố linh mục Trần Cao Tường đã viết về tinh thần và giá trị lịch sử cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: "Ðể gầy dựng tinh thần, người Do Thái đã làm lễ nghi tuyên thệ tại Bức Tường Than Khóc, tại đồi Massada nơi cha ông họ đã tử thủ và thà chết tập thể chứ không chịu đầu hàng. Chỉ khi biết cùng khóc với nhau, cùng nhục với nhau, người dân một nước mới thực quyết tâm nắm tay nhau mà cùng cố ngóc đầu lên. Mong rằng một ngày nào đó người dân Việt cũng sẽ biến Ðền Hát Môn thành nơi tuyên thệ như vậy mà phục sinh hồn Việt thay vì những phóng chiếu mặc cảm khác." 

Cuối cùng, như lời nhà văn hóa Trần Cao Tường để lại, chỉ còn dân tộc Việt Nam và sẽ không còn ai khác sống thay hay chết thế cho mình. Vậy, hãy “cùng khóc với nhau, cùng nhục với nhau” nhưng cũng đừng quên “cùng nắm tay nhau để cố ngóc đầu lên”

23.10.2018

Chiếc giày "biếu" chị Quyết Tâm và hành trình 28 năm đi tìm công lý của chị Nguyễn Thị Thùy Dương

Thiên Phước (Danlambao) - Chặng đường 28 năm đi tìm lại công lý của chị Nguyễn Thị Thùy Dương trú tại Bình Trưng Đông Quận 2 là điện hình của nỗi khắc khổ “tột cùng” khi hàng ngàn mét vuông nhà mình bị nhà cầm quyền hô... “biến”. 

Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và chị Dương trao đổi chuyện dân oan

Có lẽ “Đời là bể khổ” của Phật Giáo lại xuất hiện đâu đó trên đôi vai của gia đình chị Dương, một người dân suốt 28 năm đi tìm lời giải đáp cho thửa đất của mình khi nhà cầm quyền thu hồi mà không được đền bù, dù đó chỉ là một ân sủng nhỏ của các đồng chí "đầy tớ".

Là gia đình có "công", từng đã không ít vật chất lẫn tinh thần "biếu" cho những "đồng chí", nhưng nay lại được các "đồng chí" trả ơn bằng việc ảo thuật lô đất của mình thành đất "ông trời" và sau đó là những nỗi khổ tột cùng mà các đồng chí "ban tặng" trong suốt 28 năm qua. 

1/3 đời người là quảng thời gian "kìm nén" nội đau mà bánh xe lịch sử của các đồng chí nghiền nát trên bát cơm của gia đình chị. Có lẽ một lần nữa văn hào Pháp Victor Hugo, lỡ một tác phẩm mang tính xuyên Quốc Gia: (Những người tận cùng của nội khổ), hoặc nhà văn Nam Cao cũng lỡ một tiếng "Chửi", chửi cái xã hội thối nát của thế kỷ 21. 

Sự căm hận đến tột cùng của nỗi khổ 

Từ ngày "được" nhà cầm quyền ban cho cái ơn "Bể khổ", gia đình chị phải sống phiêu bạt đến Phường khác để mưu sinh. 

Trao đổi với chúng tôi, chị Dương cho bết giữa những năm 1990 gia đình bị UBND Quận 2 cưỡng chế hơn 24.000 mét vuông đất tại Phường Thạnh Mỹ Lợi Quận 2 (Đạo kim cương) và 26000 mét vuông đất bà con liền kề, không đền bù đồng thời tạo ra những lý do "trên trời" như xây trụ sở UBND Quận 2... Nên từ đó đến nay, gia đình chị đã gõ cửa hết nơi này sang nơi khác, kết cục cũng chỉ là những lời "hứa suông" của cơ quan có thẩm quyền. 

Sáng 20/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm tại nhà văn hóa Thiếu Nhi Quận 2. Tham gia tiếp xúc cử tri còn có ông Phan Nguyễn Như Khuê - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP và Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm làm chủ trì buổi họp. Tại đây chị Dương xin được phát biểu trình bày về hoàn cảnh của mình, nhưng lời xin không được đáp ứng. Bên cạnh đó, bà chủ tịch HĐND TP. Nguyễn Thị Quyết Tâm lại ngồi bấm điện thoại nên chị Dương đã "gửi" một chiếc giày cao gót cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Theo nghi nhận của chúng tôi, tại buổi tiếp xúc với chị Nguyễn Thị Thùy Dương cho biết: 

"Đừng lấy Dân làm vật tế thần 
Đừng dùng tiểu kế để ra yêu sách làm đường, 
xây trường học, bệnh viện rồi sau đó đền bù 
cho người dân một cái giá rẻ mạt 
Hãy lấy sự công bằng và luật pháp mà làm việc" (Nguyễn Thị Thùy Dương). 

23.10.2018 

Đánh người trong buổi tiếp xúc cử tri với Bí thư Nguyễn Thiện Nhân


Thiên Phước (Danlambao) - Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị đánh ngay trong buổi họp tiếp dân do UBND TPHCM tổ chức vào sáng ngày 20 /10 tại nhà văn hóa Thiếu Nhi Quận 2.

Theo mục Sư Nguyễn Hồng Quang, sáng 20/10, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri quận 2. Tham gia tiếp xúc cử tri còn có ông Phan Nguyễn Như Khuê – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP, và Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm làm chủ trì buổi họp.

Buổi tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm sáng ngày 20/10

Tại buổi tiếp xúc với người dân, hầu hết ý kiến cử tri đề cập đến vấn đề khiếu nại, đền bù giải phóng mặt bằng và kết luận của Thanh tra Chính phủ về khiếu nại của người dân liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trong đó, cử tri mong muốn được trở về nơi ở cũ thuộc khu đất 4,3ha tọa lạc tại khu phố 1, phường Bình An, quận 2 mà Thanh tra Chính phủ kết luận là ngoài ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, thu hồi 160ha đất được quy hoạch làm nơi tái định cư cho người dân Thủ Thiêm nhưng UBND lại thâu tóm, chia chác và bán lại cho các doanh nghiệp làm dự án.

Tại đây Mực Sư Quang đứng dậy xin phát biểu về những quan điểm, cững như những lọi lích của mình mà Mục Sư và người dân Thủ Thiên phải chịu 20 năm qua thì có đến 4 công an, an ninh xốc nách đưa ra ngoài trong buổi họp ngay trước mặt chứng kiến của các báo đài từ trung ương đến địa phương, đồng thời trước mặt Bí Thư thành Ủy và Chỉ tịch HĐND. 

Mục Sư Quang bên ngoài hành lang buổi họp

Trao đổi với chúng tôi, Mực Sư Quang nói: "Tôi bị 4 công an xóc nách và đẩy ra ngoài cuộc họp, và cùi chỏ tay vào hông của tôi làm tôi đau và nghít thở" 

Cũng theo Mục Sư Quang: "Tôi rất lấy làm tiếc cho an ninh cũng như Bí Thư Thành Ủy và Chủ tịnh HĐND TP.HCM tại buổi họp, đáng lý thì tôi cũng là người bị hại trong vụ đại án Thủ Thiêm, và tôi có quyền được phát biểu, để nói lên những chứng kiến của mình về quền lợi hợp pháp mà tôi đã chịu trong 20 năm qua, nhưng an ninh lại đánh tôi ngay trước mặt các ông và điều đó cho thấy, hệ thống phấp luật nhà nước đang chà đạp lên nhân phẩm của người dân một cách thô thiện" 

Nhận định với chúng tôi, Mục sư cũng mong muốn vụ đại án Thủ Thiêm cần phải được Hình sự hóa, và đó là điều phải làm, và làm gấp để người dân được bù lại phần nào trong suốt 20 năm qua. 

Quỹ vì Biển Đảo Việt Nam hay Quỹ cứu VC?

VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - "Canh tân quân đội Việt Nam" bài báo đăng trên tờ The Diplomat ngày 28 tháng 10, 2016 của Zachary Abuza và Nguyễn Nhật Anh, cho biết chi phí quốc phòng Việt Nam năm 2016 qua mặt Mã Lai Á, lên đến 5 tỷ USD. 

Trước đó, tháng 5 năm 2016, Jon Grevatt của Asia Pacific Defense Industry Analyst, dự đoán chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm 2020 sẽ là 6.2 tỷ. Nga cung cấp 80% võ khí và dụng cụ quốc phòng cho CS Hà Nội.

Quyết định 1365/QĐ-TTg của Nguyễn Xuân Phúc ngày 17 tháng 10, 2018 lập cái gọi là "Quỹ vì biển đảo Việt Nam" nhằm vận động đóng góp tiền bạc, vật chất bảo trợ, nuôi nấng binh lính CS đóng tại các nhà giàn DK1 và khu vực Trường Sa. 


Nguồn gốc quỹ mới lập, xuất phát từ "Quỹ vì Trường Sa thân yêu" trước đây, nay đổi tên và theo quyết định trên sẽ vận động dân chúng trong nước, người Việt hải ngoại, giới doanh thương buôn bán, đóng góp tiền, vật chất cho CS. 

1/ "Nhà giàn DK1": T heo Wiki tiếng Anh: trạm gác được xây bằng các ống thép, cao phía trên các ống thép là nơi cư trú cho lính tráng. Các trạm gác được thành lập sau trận đánh năm 1988, năm TC chiếm đảo Gạc Ma - cho tới nay vẫn bị đả kích vì sự hèn yếu của bọn cầm quyền Hà Nội, Lê Đức Anh ra lệnh lính hải quân CS không được bắn vào hải quân TC. Kết cuộc, 88 lính CS tử trận, TC kiểm soát đảo Gạc Ma từ 16 tháng 3, 1988. 

21 trạm được thành lập từ đầu thập niên 90, 3 trạm bị sập vì bão tố khiến số lính cũng thiệt mạng. Một trạm bỏ trống không sử dụng, số còn lại, theo Wiki tiếng Việt: "...cực kỳ thiếu thốn, không điện, thiếu nước ngọt, liên lạc hạn chế. Tiếp vận thực hiện vào những ngày đẹp trời, 6 tháng một lần, khoảng tháng 3 hoặc tháng 8. Điều kiện tiếp vận rất khó bằng tàu hoặc trực thăng. Người làm nhiệm vụ trên nhà giàn khu DK1 ít nhất 8-9 tháng mới về đất liền." 


Gọi là nhà giàn hay "nhà quàn" mới đúng, với những ống thép làm sao chịu đựng gió mạnh giữa biển, nói chi bão tố. 

So sánh với pháo đài xây thời Thế chiến II, ngay cửa sông Thames ở Anh, rất sự vững chắc, có xuồng cấp cứu, pháo đài trang bị đại bác, cao xạ tự vệ, radar... CS chưa bao giờ quan tâm đến an toàn sinh mạng của binh sĩ, nói chi đến thường dân. 

Trạm gác thềm lục địa, thiếu nước ngọt. Không võ khí nặng, giữa biển khơi súng cá nhân (AK47) chỉ bắn ruồi. Phải là đại liên, hoặc đại bác 30 ly trở lên. Thiếu phương tiện liên lạc với đất liền, nếu phát giác tàu/thuyền "lạ" xâm nhập hải phận, làm sao báo cáo với cấp trên để nghe quyết định "không được bắn" như Lê Đức Anh từng kiên quyết ra lệnh! Đây là hành động nữa vời, đem con bỏ chợ, nặng tính hình thức. Thực tế CS Hà Nội không cả gan làm phật lòng Bắc Kinh. Lính chết mặc lính, dân chết mặc dân. Miễn sao "đảng ta" còn sống dù hèn, nhưng vẫn sống (nhục) - Không sao! 

2/ Hãng xưởng, các công ty, nhà kinh doanh cũng như dân chúng trong nước và Việt kiều hải ngoại là đối tượng cho việc đóng góp: 

- Công ty tư, hãng xưởng tư, nhà hàng, cửa tiệm bán lẻ sẽ bị ép buộc đóng góp. Đối với CS "tình nguyện đóng góp" nghĩa là "bắt buộc". Nếu không, việc làm ăn buôn bán cá nhân hay cơ sở sẽ gặp nhiều rắc rối - bị thanh tra do không vệ sinh, không an toàn, gay ô nhiễm, ngâm hồ sơ không xét, không duyệt. Thuận duyệt xét sau khi đóng tiền cho "quỹ". Có ai còn nhớ thời kỳ gọi là gây quỹ xây đập thủy điện Trị An không? 

- Việt kiều hải ngoại - nộp đơn xin Visa hay xuống phi trường phải "vui vẻ, ủng hộ" quỹ này. Nếu không, visa sẽ bị bác hoặc bị quan thuế khám xét, vặn hỏi đủ điều. 

CS không ngần ngại phát hành thứ giấy lộn, vô giá trị "Trái phiếu ủng hộ quỹ biển đảo", sẽ hoàn trả ngày... tên Hồ Chí Minh sống lại! 

Theo VOV ngày 3 tháng 8, 2018, tiền đóng góp lên đến 1.8 triệu USD (43 tỷ đồng). Dân chúng bị ép đóng góp đủ loại, đủ lý do, mặt khác công quỹ vẫn bị hoang phí, thâm lạm. 

Xin đơn cử hôm 20 tháng 10, 2018 thành phố Cần Thơ chấp thuận đưa 80 cán bộ CS sang Hoa Kỳ "khảo sát, học hỏi" kéo dài từ 10 đến 14 ngày, kinh phí do ngân sách quốc gia đài thọ tốn 441,480 USD (10.3 tỷ đồng). 


Tính đến 2018 (chưa trọn vẹn) công nợ Việt Nam là 140.87 tỷ USD. Trung bình dân Việt mỗi người gánh 1500 USD tiền nợ (khoảng 35 triệu đồng tiền CS). Thống kê cho biết công nợ năm 2022 lên mức 251.58 tỷ USD. 

Mặt khác, CS Hà Nội đã và đang cho bọn văn công, thợ đàn, thợ hát ra hải ngoại chiêu dụ đóng góp, mở ca nhạc hội (văn công Đàm Vĩnh Hưng đang ở Mỹ và bị đả đảo), cho bọn CS đội lốt tu hành như Thích Chân Quang kêu gọi dân Việt đóng tiền "mua phước lộc", "bảo vệ tổ quốc". 


Tiền bạc, vật chất không tới tay người hưởng dụng, ngược lại chỉ làm giàu cho bọn CS cầm quyền, bọn tham nhũng, làm giàu cho cả Tàu cộng. Nên nhớ, TC dùng tiền, quyền, gái... mua chuộc, dụ dỗ VC ngã theo chúng, dâng nạp lãnh thổ Việt Nam. Tiền đóng góp đem triều cống và "hoàn lại" chi phí TC đã bỏ ra mua chuộc CSVN. 

Cẩn thận đừng nối giáo cho giặc. Của mồ hôi nước mắt làm việc ở ngoại quốc không dễ có, dùng tiền phải thận trọng. 

Hãy để Phúc, Trọng lú, Kim Ngân, Nguyễn Thiện Nhân... từ chúng "đóng góp". Không cho chúng diễn trò hề "nhắn tin ủng hộ người nghèo" như vừa qua. Đừng quên, khi cần CS kêu gào: "khúc ruột ngàn dặm", xong việc gọi: "bọn tay sai Mỹ ngụy, chạy theo bơ thừa sữa cặn..." 

VOA tiếng Việt ngày 27 tháng 7, 2017 trích lời hãng tin tình báo quốc phòng Shephard Media cho biết CSVN đòi 25% hoa hồng, hay "lại quả" trên tổng số tiền mua võ khí của Mỹ. Người Mỹ không thích mua bán kiểu này, trong khi Nga rất quen thuộc và dễ dàng. 

Tháng 9, 2018 CSVN dự chi 1 tỷ USD mua võ khí Nga. Thử tính 25% của 1 tỷ, con số là 250 triệu USD, ngụy quyền Hà Nội đồng lòng chia nhau 250 triệu USD, gởi tiền vào các trương mục con cái chúng ở Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Anh, Cayman Islands... 

Hãy để CS đóng góp phần chúng trộm cướp từ dân chúng và đất nước Việt Nam. Đồng bào hải ngoại, không tham dự, không đóng góp cho CS Việt Nam tồn tại thêm. Cần nhìn cho rõ âm mưu của chúng: bán nước, gom góp tiền cho nhiều và bỏ chạy. 

Một thí dụ nhỏ, với 250 triệu USD, CSVN đủ sức mở vài siêu thị trên đất Mỹ bán thực phẩm Á đông, biết đâu được chính bạn đang làm công cho chúng, cũng chính bạn gom nhặt từng đồng, dành dụm đi du lịch "quê hương", hay gom góp gởi tiền về cứu "tổ quốc, biển đảo" nhưng thực chất bạn đang cứu Việt cộng! 

22.10.2018


_________________________

Tham khảo: 













Nguyễn Phú Trọng chạy cưới

CTV Danlambao - Nguyễn Phú Trọng chẳng khác gì một ả lăng loàn, tự mang cái bầu nhất thể hoá với cái gật gù của 100% cái đầu đảng biểu mà không cần qua một quy trình giao cấu nào. Và ngày 22/10/2018 các đảng biểu cũng đã hối hả tổ chức đám cưới chính thức cho cô dâu Nguyễn Phú Trọng và chàng rễ chủ tịch để cho ra lò đứa con hoang nhất thể hoá.

Vấn đề nhức nhối của đảng ta là nên giơ tay 100% hay 99% ủng hộ cho cô dâu Nguyễn Phú Trọng về nhà chồng. 100% thì sợ bị thiên hạ chửi là xạo hơi lố. 99% thì sợ không đủ tầm dân chủ nhất thống. 

Tuy nhiên, kết quả 100 hay 90 phần trăm thì Nguyễn Phú Trọng đương nhiên trở thành Chủ tịch nước. Nếu không thì Trần Đại Quang chết làm gì cho phí một quốc tang. 

Sự kiện chạy cưới này đã được các bút nô bưng bô chuyên nghiệp tung hô là "Lịch sử đã lựa chọn, Nhân dân đã lựa chọn!" và kỳ họp chạy cưới này của cuốc hội được gọi là "kỳ họp lịch sử". 

Chỉ có ở nước CHXNCH Việt gian này mới có người bỏ phiếu mang tên "lịch sử". Và "nhân dân" đã lại một lần nữa bị tiếm danh bởi những đảng viên cộng sản đang chiếm lĩnh vai trò "đại biểu" của dân nhưng thực tế chỉ là những tên đảng biểu sao thì làm vậy. 

Trong những này sắp tới, người dân Việt Nam lại phải nhìn đâu cũng không thể ghìm được cơn mữa vì những chất thải được tống ra từ sư đoàn bưng bô của Nguyễn Phú Trọng. Những đống phân bốc mùi như "tiếng vọng lịch sử", " đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân", "xu thế chính trị của thời đại"... sẽ được rãi khắp nước như phân xanh chạy đầy đường. 

Nhân dân Việt Nam thức dậy cần nhớ mang khẩu trang và mang theo mình một bao rác để lỡ không ghìm được cơn mữa vì mùi hôi thối. 

Riêng đối với đất nước Việt Nam thì thời đại bắc thuộc sẽ đi vào đoạn cuối của quy trình Hán hoá Việt Nam với tên thái thú người bản xứ của Bắc Kinh, sẵn sàng ký kết mọi văn kiện bán nước Việt cho thiên triều Tàu trong cương vị chủ tịch nước. 

23.10.2018

Việt Nam chuẩn bị báo cáo thực thi Công ước Chống Tra tấn

 RFA-2018-10-23  
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.AFP 
Phê chuẩn và thực thi
Bộ Công an Việt Nam vào ngày 12 tháng 10 tổ chức hội thảo với mục đích tham vấn về hồ sơ bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, Đây được cho là 1 trong 9 công ước cốt lõi về quyền con người của Liên Hiệp Quốc.
Tại kỳ họp thứ 8 vào năm 2014, Quốc hội Việt Nam khóa 13 thông qua nghị quyết 83 về việc phê chuẩn Công ước chống tra tấn và công ước chính thức bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2015.
Vào ngày 13/1/2018 Thủ tướng chính phủ Hà Nội có thêm quyết định số 65 về việc tuyên truyền để người dân hiểu được công ước về chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu thuộc Đoàn Luật sư Sài Gòn trình bày quan điểm về Công ước Chống Tra Tấn như sau :
“Tức là quyền con người và quyền công dân sẽ tốt hơn khi VN phê chuẩn công ước này có nghĩa là VN đã ký cam kết công ước này thì VN phải tuân thủ và thực hiện đúng công ước này, cho nên công ước chống tra tấn và pháp luật VN về phòng chống tra tấn của năm 2018, đây là hình thức chống lại những đối xử tàn án vô nhân đạo để hạ thấp nhân phẩm của con người do đó tôi thấy thủ tướng chính phủ cũng đã ra quyết định số 65 phê duyệt đề án này và tuyền truyền cho mọi người thực hiện đúng quyết định số 65”
Trong khi đó thì có ý kiến khác hẳn cho rằng việc chính phủ Việt Nam báo cáo về việc thực thi công ước chống tra tấn với Liên Hiệp Quốc cũng sẽ như lâu nay là không trung thực.
“Tại nghị viện Châu Âu các quan chức VN đã phát biểu không đúng sự thật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam đó là phát biểu của ông Khánh thứ trưởng bộ công thương và đại sứ VN tại EU cũng như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Áo cũng tuyên bố VN là một nước dân chủ và lên án các chế độ độc tài nên chúng tôi thấy đó rất là khôi hài và tôi nghĩ sắp tới đây việc điều trần của VN với liên hiệp quốc thì nó cũng sẽ tương tự và khôi hài như thế .”
Cùng quan điểm với nhà báo Võ Văn Tạo, nhà hoạt động Lã Việt Dũng thành viên của nhóm No-U từ Hà Nội, đưa ra một trường hợp cụ thể là  chính quyền Việt Nam nay có qui định phải có ghi âm, ghi hình lúc tra hỏi. thẩm vấn để bảo đảm không có vi phạm nào trong quá trình làm việc; thế nhưng điều đó hoàn toàn không thấy có và những trường hợp bị đánh bị chết trong đồn công an vẫn thường xuyên xảy ra.
Anh cho biết thêm: “Mình thì nghĩ là nếu thực tế mà họ không làm gì nhưng khi báo cáo thì họ vẫn đưa ra những con số xảo trá để bao biện cho việc đấy. Chẳng hạn như ngày xưa họ trong Hội đồng Quốc tế về Nhân quyền, họ cũng nói là Việt Nam rất là tôn trọng nhân quyền nhưng thực tế thì chẳng có gì khác cả, người dân Việt Nam vẫn bị cấm đoán đủ mọi thứ nên việc họ ký công ước và báo cáo công ước đó thì hoàn toàn không chính xác và nó mang tính chất ngụy tạo nhiều.”
Anh Lã Việt Dũng người từng bị đánh và tra tấn trong đồn công an.
Anh Lã Việt Dũng người từng bị đánh và tra tấn trong đồn công an. AFP
Chúng tôi trao đổi với luật sự Đặng Đình Mạnh ở Sài Gòn và ông cũng cho biết: “Thực tế cho thấy nhiều vụ án liên quan đến công an như việc bắt người và giữ người được công chúng quan tâm bởi lẽ dường như vấn đề này đã không được cải thiện trong một thời gian rất là dài. Nhiều bị can bị cáo khi ra tòa thì vẫn thường hay nói là mình bị dùng nhục hình để ép cung và còn có những tình trạng công dân khi bị bắt vào đồn công an thì sức khỏe đang bình thường tự nhiên công an cho là tự tử chết rất là phi lý và tình trạng đó hiện nay rất là phổ biến gần đây nhất là cũng hai ba trường hợp như vậy.”

Biện pháp chế tài!

Theo luật sự Nguyễn Văn Hậu, Ủy ban chống tra tấn và Văn phòng cao ủy của Liên Hiệp Quốc vẫn thường xuyên giám sát hoạt động của những nước là thành viên, khi Việt Nam tham gia vào công ước này mà không tuân thủ các nguyên tắc chung của Liên Hiệp Quốc thì sẽ bị thổi còi ngay.
Luật sự Hậu trình bày: “Công ước này không chỉ có VN tham gia mà rất nhiều nước tham gia và đối với các nước phải có biện pháp hữu hiệu về phòng chống tra tấn của nước mình và nghiêm cấm các nước trả người lại về nước nếu họ có lý do là về nước họ bị tra tấn, do đó công ước là một cơ sở pháp lý dành cho những nước trong đó có VN.”
Còn theo ý kiến của luật sư Đặng Đình Mạnh thì lại cho rằng về phương diện quốc tế việc trừng phạt nếu vi phạm là chắc chắn sẽ có nhưng nó diễn ra rất chậm chạp.
“Đương nhiên là sẽ có trừng phạt về phương diện quốc tế, bởi vì những công ước luôn luôn là phải có điều kiện chế tài nhưng thông thường sự chế tài của quốc tế rất là chậm chạp, nhất là quốc gia sở tại họ không hợp tác đầy đủ thì khó chứng minh được sự vi phạm do đó rất khó trong việc chế tài.”
Nhà báo Võ Văn Tạo chia sẻ rằng, Việt Nam tham gia rất nhiều công ước quốc tế tuy nhiên Việt Nam vẫn không thực thi đúng các công ước đó mà vẫn không bị chế tài nào bắt buộc Việt Nam phải thay đổi cả.
Vị nhà báo nói: “Tôi cho rằng tùy theo những cái điều luật, những dạng có tính chất bắt buộc có chế tài kèm theo và còn những cái văn kiện chỉ mang tính chất là khuyến cáo thôi và cũng chưa có biện pháp gì để bắt buộc các thành viên ký kết phải thực hiện. Riêng cái công ước chống tra tấn này VN cũng ký kết tham gia đó nhưng thực hiện thì toàn ngược lại mà cũng đâu có bị chế tài gì đâu mà thậm chí còn được vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ nữa.”
Thực tế cho thấy từng có những phái đoàn quốc tế đến Việt Nam để kiểm tra tình hình thực hiện những cam kết của chính phủ Hà Nội trong vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên khi họ đến đã có biện pháp ngăn trở để không thể tiếp xúc với những tiếng nói đối lập.
Trên các diễn đàn quốc tế và các cuộc gặp song phương về nhân quyền, lãnh đạo Hà Nội cũng cho rằng mỗi nước có những chuẩn mực riêng trong lĩnh vực này. Phía các nước thì lập luận quyền con người là phổ quát cho bất cứ ai trên thế giới này.