Monday, July 9, 2018

22 công nhân bị đuổi việc vì đi biểu tình ở Đồng Nai hồi tháng 6

22 công nhân bị đuổi việc vì đi biểu tình ở Đồng Nai hồi tháng 6
Tổ chức Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do nằm ngoài sự cai quản của nhà cầm quyền CSVN vừa lên tiếng về sự việc 22 công nhân của công ty Việt Vinh 3 ở Đồng Nai bị đuổi việc, sau khi đi biểu tình chống luật đặc khu và luật an ninh mạng trong tháng 6 vừa qua.
Tin cho hay, vào ngày 13 tháng 6, hàng ngàn công nhân của công ty Việt Vinh 3 thuộc khu công nghiệp Song Mây, đóng tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tiếp nối các cuộc biểu tình trên toàn quốc. Theo Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã tìm mọi cách ngăn cấm, phong toả các ngả đường vào khu công nghiệp Song Mây, để người dân không thể hòa nhập cùng các công nhân và ngược lại. Chưa dừng lại đây, nhà cầm quyền đã ra lệnh cho công an và cảnh sát cơ động trấn áp, bắt bớ các công nhân một cách trái pháp luật.
Theo nguồn tin của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, trong cuộc biểu tình ngày 13 tháng 6, có 22 công nhân thuộc công ty Việt Vinh 3 bị công an bắt giữ. Sau 2 ngày giam giữ, họ được thả ra. Nhưng mới đây, họ bất ngờ bị chủ công ty đuổi việc. Nguồn tin của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do cho hay, đây là những công nhân đã đi đầu đoàn biểu tình và hô khẩu hiệu hăng hái nhất. Trong 22 công nhân này, có hơn 10 người quê ở Nghệ An và Hà Tĩnh, số còn lại là dân Đồng Nai.
Theo Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, biểu tình hành động đúng đắn của công nhân, nhằm bày tỏ ý kiến của mình trước vận mệnh dân tộc, và cũng là trách nhiệm của công dân nước Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì bảo vệ và giúp công nhân được tự do biểu tình một cách ôn hoà, thì cơ quan công quyền tỉnh Đồng Nai lại tìm mọi cách ngăn cấm và đàn áp. Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do xác định sẽ đứng cùng công nhân để phản đối những bất công và những điều luật vô lý đe doạ an ninh quốc gia.
Huy Lam / SBTN

Cái ác từ đâu mà có?

“…Như vậy có thể thấy, việc thiện hay ác của một người được quyết định phần lớn bởi hoàn cảnh sống và việc được giáo dục đến đâu…”
hoa_nguc
Con người cần phải được sống trong một môi trường giáo dục bằng tình yêu thương, chứ không phải bằng những hình tượng bạo lực cách mạng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường:
Mạnh Tử nói: Nhân chi sơ tính bản thiện.
Tuân Tử nói: Nhân chi sơ tính bản ác.
Hôn Bách nói: “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên.
Rousseau nói: Bản chất tự nhiên của con người là thiện, chỉ khi trải qua tổ chức xã hội mới biến thành ác.
Như vậy có thể thấy, việc thiện hay ác của một người được quyết định phần lớn bởi hoàn cảnh sống và việc được giáo dục đến đâu.
Vậy chúng ta sẽ phải đặt ra câu hỏi gì với hiện trạng bạo lực tràn lan trong xã hội hiện nay, ở trong mọi linh vực, mọi ngành nghề và mọi lứa tuổi trong lòng đất nước?
Lý do của bạo lực nó có nguyên nhân lớn chính từ việc giáo dục và hoàn cảnh sống. Và một xã hội được duy trì bằng những hình thức áp chế nhu cầu, cả về tư tưởng và tâm sinh lý của con người, lại không tôn trọng luật pháp trong hành xử, mà tệ hơn là nó có thể mua chuộc được lực lượng công quyền, thì đương nhiên những hiện tượng bạo lực sẽ được dung dưỡng và ngày càng nảy nở lớn hơn.
Mọi cái ác không được trừng trị thì chắc chắn những hành động xấu xa đó sẽ cứ thế lan ra và lấn át những điều tốt đẹp trong xã hội.
Con người cần phải được sống trong một môi trường giáo dục bằng tình yêu thương, chứ không phải bằng những hình tượng bạo lực cách mạng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; rồi cảnh cha mẹ, thày cô áp đặt tự do tư tưởng và mưu cầu của con cái, học sinh; ra ngoài xã hội cũng bị áp đặt bao nhiêu lời đe doạ và sự sợ hãi về những vấn đề được cho là không được quyền bàn tới. Vậy nên bao nhiêu ẩn ức cứ thế dồn nén và chực chờ để bùng phát thành những hành động tiêu cực khi đúng thời điểm và tới hạn.
Trong những lễ hội đời thường người ta cũng lý luận một cách hồ hởi rằng cướp lộc có văn hoá, việc xô lấn, dẫm đạp nhau để cướp lộc là nét đẹp truyền thống mang tính bản sắc, những hủ tục ghê rợn như đập đầu trâu, chém đầu lợn, vẫn diễn ra hàng ngày, nên người ta coi những thứ hành xử đó là bình thường nên sẽ cứ duy trì nó trong tâm thức mà không biết rằng nó sẽ dần được thúc đẩy thành những hành động tàn bạo và man rợ hơn, khi thích hợp.
Trong gia đình, chuyện cha đánh mẹ, anh chị em cãi lộn đánh nhau nhưng không được giải quyết, thậm chí những cảnh cha mẹ đánh đập con cái nhân danh yêu thương cũng được coi như là những cách dạy dỗ con cái, tất cả những hành động và nếp sống man di (lại khá phổ biến) đó khiến những đứa trẻ lớn lên bị tổn thương tâm lý, bị ám ảnh bởi bạo lực và luôn có xu thế sẽ hành xử bạo lực.
Chúng ta làm sao có thể kỳ mong một xã hội nhân văn, tràn đầy yêu thương và tình đoàn kết của con người khi mà xã hội ấy luôn sống thiếu trung thực với nhau, luật pháp bị coi khinh, chạy chức chạy quyền và thậm chí chính nơi đó tạo ra bất công, những nhận thức thấp kém trong hành xử (rất bạo lực) lại vẫn được duy trì rất thường xuyên và phổ quát trong xã hội!
Trong những hành xử hàng ngày, ta mở mắt ra là thấy những cảnh xô xát đến rợn người. Từ những câu chuyện bên bàn nhậu, va chạm giao thông, tranh chấp tài sản, đánh ghen ngoại tình, lễ hội sát hại động vật, tranh cướp lộc xuân, thày cô đánh mắng học trò, học sinh đánh nhau, người trẻ đánh người già, bệnh nhân đánh bác sỹ, đánh đập trộm cắp,...hầu như mọi chuyện đều dẫn con người ta tới những hành xử bạo lực, thượng cẳng chân hạ cẳng tay để đối dãi với nhau một cách rất tàn ác, mà nó lại không bị chế tài hữu hiệu ngăn chặn lại, mà thậm chí còn được cổ vũ và lý giải bởi những căn nguyên hết sức thô thiển.
Cũng chỉ 6 ngày tết 2018 mà có tới 37.000 trường hợp phải nhập viện vì tai nạn giao thông và đánh nhau. Quả là kinh hoàng và đáng lo ngại cho một xã hội như vậy.
Chính quyền phải là nơi đặt ra luật pháp văn minh, phải nghiêm minh trong việc áp dụng và chấp hành pháp luật, phải là điểm tựa của dân chúng và là nơi triệt trừ cái xấu, cái ác, thế mới mong có thể tạo ra một quốc gia tươi đẹp và tử tế. Còn ngược lại sẽ là sự tha hoá và suy đồi, loạn lạc không thể nào kiểm soát được.
Lê Luân

Vì sao Tổng thống Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung Quốc về thương mại?

Ngày 6/7/2018, Mỹ và Trung Quốc chính thức bước vào cuộc chiến thương mại “lớn nhất lịch sử”, theo cách gọi của Trung Quốc.
TT Hoa Kỳ D.Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình
Washington và Bắc Kinh đồng thời tăng thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu của đối phương trị giá 34 tỷ USD. Đây là một phần trong gói áp thuế 50 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa ngày 15/6.
Gói thuế 14 tỷ USD nữa sẽ được Mỹ xem xét công bố trong 2 tuần tới. Chính quyền Trump cũng cảnh báo sẽ tăng thuế lên tổng cộng 500 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh có động thái trả đũa.
Ngoài mục tiêu cân bằng thương mại Mỹ-Trung, ông Trump nhiều lần nhấn mạnh việc “lấy lại công bằng” cho các doanh nghiệp Mỹ. Bản báo cáo dài 200 trang của Đại diện Thương mại Mỹ công bố hôm 22/3 nêu rõ Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Trước đó, ông Trump và nhiều quan chức cấp cao Nhà Trắng từng nói thẳng Trung Quốc “ăn cắp tài sản trí tuệ” Mỹ.
Lo ngại với “Made in China 2025”
Người Mỹ càng cảm thấy lo lắng hơn, khi biết Trung Quốc đã vạch hẳn kế hoạch trung và dài hạn để vươn lên dẫn đầu công nghệ. Kế hoạch này có tên “Made in China 2025” (sản xuất tại Trung Quốc 2025). Theo đó, Trung Quốc sẽ chuyển đổi thành một nước dẫn đầu về công nghệ, bước đầu là năm 2025, tiếp đó là năm 2035 và 2049.
“Made in China 2025” đặc biệt chú trọng nâng cấp ngành sản xuất của Trung Quốc trong 10 lĩnh vực chiến lược như: Công nghệ thông tin, máy công nghệ cao và robot, hàng không vũ trụ, thiết bị hàng hải và tàu biển, vận tải đường sắt tiên tiến, thiết bị vận tải sử dụng năng lượng mới, năng lượng, máy móc nông nghiệp, vật liệu mới và y sinh học.
Việc một nền kinh tế hướng tới công nghệ cao là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên, cách để Trung Quốc đạt được trình độ công nghệ cao lại có vấn đề.
Thay vì bỏ tiền của, công sức và thời gian để nghiên cứu và phát triển, Bắc Kinh bị cáo buộc đã tìm cách “đánh cắp công nghệ” của các nước khác, thông qua tin tặc, gián điệp, thôn tính công ty và chèn ép các công ty đầu tư vào Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 17/1, Tổng thống Trump và Cố vấn kinh tế Gary Cohn nói Trung Quốc đã ép các công ty Mỹ phải chuyển giao tài sản trí tuệ cho Trung Quốc như “chi phí” để được làm ăn tại nước họ.
Ngày 1/6, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng nước này đặt ra quy định trái phép, ép buộc các công ty châu Âu phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc như điều kiện để được quyền làm ăn ở Trung Quốc.
Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström
“Chúng tôi không thể để bất cứ nước ngoài ép buộc các công ty của chúng tôi phải giao các kiến thức chuyên môn khó kiếm tại biên giới của họ. Điều này đi ngược với các quy tắc quốc tế mà chúng tôi đã nhất trí khi gia nhập WTO. Nếu các bên tham gia không tuân thủ luật chơi, hệ thống có thể sụp đổ”, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu.
Vào tháng 12/2017, một công ty công nghệ Mỹ là Micron đã đệ đơn kiện một công ty Trung Quốc, với cáo buộc đánh cắp 900 tệp dữ liệu bí mật thông qua mua chuộc và gián điệp, nhằm ứng dụng phát triển các dự án công nghệ tại Trung Quốc.
Micron Technology là một công ty Mỹ sở hữu các thiết kế vi mạch có vai trò sống còn cho khả năng lưu trữ và truy xuất bộ nhớ của điện thoại và máy tính.
Theo đơn kiện của Micron tới Tòa án liên bang tại quận phía Bắc California, Công ty Vi mạch Kim Hoa Phúc Kiến (Fujian Jinhua Integrated Circuit – FJIC), Trung Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ của hãng. Những bí mật bị đánh cắp nhằm xây dựng 1 nhà máy trị giá 5,7 tỷ USD tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Trong báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ ngày 22/3, có đến hơn 100 lần cụm từ “Made in China 2025” được nhắc tới. Điều này cho thấy, quan ngại lớn nhất của Tổng thống Trump với Trung Quốc không phải thâm hụt thương mại, mà chính là kế hoạch “Made in China 2025”.
Bảo vệ doanh nghiệp và người lao động Mỹ
Một vũ khí lợi hại mà Tổng thống Trump đang xem xét là hạn chế đầu tư nhằm vào Trung Quốc.
Hồi tháng 3, Tổng thống Trump đã chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nghiên cứu một kế hoạch nhằm hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc “vào các ngành công nghiệp và kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng của Mỹ”.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin
CNN dẫn lời một cá nhân am hiểu kế hoạch của Nhà Trắng nói rằng các công ty có tối thiểu 25% vốn sở hữu của Trung Quốc sẽ bị cấm mua lại những công ty liên quan tới công nghệ mà Washington đánh giá là quan trọng, ví dụ như không gian vũ trụ, robot, công nghiệp ô tô.
Một nguồn tin giấu tên từ chính quyền Mỹ cho hay quy định hạn chế đầu tư mới có thể sẽ “khép chặt cánh cửa” tiếp cận của Trung Quốc đối với khoảng 1.000 công ty và doanh nghiệp Mỹ.
Các doanh nghiệp Mỹ nói rằng họ thiệt hại đến hàng trăm tỷ USD về công nghệ và hàng triệu công việc vì các hành vi gian lận của Trung Quốc.
Ngày 6/7, một tòa án Mỹ đã phạt nhà sản xuất tuabin gió Trung Quốc Sinovel Wind Group 1,5 triệu USD và đặt công ty này vào quản chế trong một năm, với cáo buộc trộm cắp bí mật thương mại và gian lận.
Theo các tài liệu của tòa án, Sinovel đã ăn cắp phần mềm điều chỉnh dòng điện từ tuabin tới lưới điện của AMSC, một công ty công nghệ năng lượng ở Ayer, Massachusetts.
Vì vụ trộm, doanh thu của AMSC giảm, giá trị thị trường giảm từ 1,6 tỷ USD xuống còn khoảng 200 triệu USD và công ty buộc phải loại bỏ gần 700 việc làm, hơn một nửa lực lượng lao động toàn cầu của công ty.
Ông Trump từng nói rằng ông muốn Mỹ có quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần đối xử “công bằng” với đối tác.
Với việc “khai hỏa” cuộc chiến thương mại ngày 6/7, Tổng thống đã chọn phương án cuối cùng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ, qua đó bảo vệ việc làm cho người Mỹ trước sự đe dọa từ Trung Quốc.
Ai là người thắng cuối cùng?
Nhiều chuyên gia cảnh báo một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất-nhì thế giới sẽ khiến cả hai “lưỡng bại câu thương”, và ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Trump từng cho rằng Mỹ “dễ thắng trong các cuộc chiến tranh thương mại” (trade wars are easy to win). Riêng với Trung Quốc, niềm tin đó của ông càng cao.
Lý thuyết của ông khá đơn giản: Hiện Mỹ xuất khoảng 200 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xuất sang Mỹ khoảng 500 tỷ USD hàng hóa, chênh lệch khoảng 300 tỷ USD.
Vì vậy, nếu Mỹ áp thuế hàng hóa Trung Quốc trong vòng 200 tỷ USD, Bắc Kinh có thể đáp trả tương ứng, nhưng nếu Washington áp thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa, Trung Quốc lại chẳng thể nâng thêm.
Hồi tháng 5, Trung Quốc đã từng điều đình với Mỹ để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại. Theo giới phân tích, việc Bắc Kinh nhượng bộ trước rất đáng chú ý, vì nước này dường như ngầm thừa nhận sự yếu kém.
Milton Ezrati, kinh tế trưởng của Vested ở New York kiêm biên tập viên tạp chí The National Interest, cho rằng khó khăn rõ thấy nhất của Trung Quốc nằm ở mô hình tăng trưởng thiên về xuất khẩu, điều mà nhiều người ở phương Tây nhầm lẫn là sức mạnh của cường quốc đông dân nhất thế giới.
Do Trung Quốc quá chú trọng đến việc sản xuất, họ đã tạo ra sự dư thừa, có thể dẫn đến lãng phí nếu các công ty quốc doanh không thể bán hết được chúng.
Không có người mua, các bó cốt thép, động cơ phản lực và những sản phẩm tương tự sẽ trở nên han gỉ trong các sân kho nhà máy. Điện thoại iPhone và hàng triệu áo phông in sẵn logo sẽ gây ra vấn đề lưu kho nghiêm trọng.
Mô hình tăng trưởng như trên phụ thuộc vào sự thịnh vượng ở các nước khác, những nơi tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc. Các báo cáo về tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã chỉ rõ sự phụ thuộc này.
Ngay cả Tổng cục Thống kê Trung Quốc cũng quy tốc độ tăng trưởng ở Mỹ và châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của nước này.
Dĩ nhiên, chiến tranh thương mại sẽ có những tổn hại trước mắt cho một số doanh nghiệp Mỹ, nhưng lợi ích về lâu dài có thể lớn hơn.
Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang ở trong giai đoạn “nở rộ” với tốc độ tăng trưởng cao và thất nghiệp thấp sẽ cho Tổng thống Trump thêm nhiều “vũ khí” để chiến đấu với Trung Quốc.
Mỹ Khánh

Đất nước đẹp vô cùng nhưng các cháu nên đi


Fb. Nguyễn Tiến Trường

Đọc bài trên Vietnamnet về việc quan chức giáo dục cho con đi du học. Tôi không quá bất ngờ. Hơn ai hết, bản thân người làm giáo dục hiểu rõ chất lượng của nền giáo dục hiện tại.
Hầu hết những người cho con du học đều nhìn nhận, điều đầu tiên là con cái họ “thoát ly” được nền giáo dục này. Khi mà thực tế cuộc đời khác xa với điều họ được học. Và quan trọng, năng lực học vấn không quyết định vị thế của họ trong xã hội tiền tệ – quan hệ – hậu duệ.
Kể cả là đã đi du học, chưa chắc họ đã được chào đón khi trở về. Tôi tin, rất nhiều người vẫn mỏi mong trở về chứ không phải cứ đi để tìm cách định cư. Nhưng cơ chế này tuyệt đối không cho họ tiến thân bằng năng lực. Thậm chí là lạc lõng với tri thức cấp tiến thu nạp được.
Những anh chị tôi lớn tuổi, đi về như con thoi để giữ thẻ xanh, lấy quốc tịch. Đó là một sự hy sinh lớn lao vì con cái. Họ giàu có, nhưng kể cả là có tiền, cũng chưa chắc cho con cái được tương lai như mong muốn.
Người anh em của tôi có một cơ hội đi Úc, day dứt mãi. Tôi khuyên nên đi vì các cháu. Chúng ta đã quá date với thời đại, tình yêu đất nước bé mọn đến mức sợ một sự đổi thay. Hãy để các cháu có cơ hội yêu nước theo cách của chúng. Miễn sao đừng quên cội rễ, đừng ngoái lại dè bỉu cội rễ giống nòi.
Chúng ta thực tế và không có gì phải xấu hổ. Chúng ta tạo ra sự lựa chọn cho con cái bằng bàn tay mình. Nó tốt hơn nhiều những kẻ trao cơ hội cho con mình bằng cách tước đoạt cơ hội của người khác. Bằng tham nhũng, bằng chạy chức chạy quyền.
Những kẻ mua đất gửi tiền ở nước ngoài vẫn ra rả dối trá về tương lai tươi sáng. Những kẻ uống rượu Tây đeo đồng hồ Thụy Sĩ bằng tiền của nhân dân, vẫn cố tạo ra bức màn nhung che mắt thời đại.
Con cái họ cũng ra đi, hoặc trở về là vì đã sẵn con đường nhung gấm và truyền nối nhau ở chóp bu toà tháp quyền lực. Não trạng của họ, linh hồn của họ đã ở trời Tây. Nhưng vẫn kêu ca giáo lý. Bởi giáo lý đó là công cụ duy trì lợi ích thô bạo.
Tư bản đỏ không những bào kiệt tiềm lực đất nước này. Nó cưỡng bức năng lượng tích cực của chúng ta và hướng con người vào giáo điều dối trá.
Tôi không có khả năng cho con cái đi du học. Nhưng tôi tin tôi có khả năng cho con khác biệt bằng sách vở, bằng thái độ cởi mở tiếp nạp điều mới mẻ. Cho dù thế nào, chúng ta có quyền mưu cầu một thế hệ tốt đẹp hơn.
Một thế hệ không xảo trá và không cúi đầu trước xảo trá !

Người Trung Quốc đã cắm chốt và đang tung hoành ở Cửa Việt – Quảng Trị?

Vị trí của doanh nghiệp Trung Quốc tại Cửa Việt trên bản đồ. Ảnh: Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng (VNTB) Như chúng tôi từng cảnh báo, chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại là từng bước hình thành nhiều gọng kìm nhằm bủa vây và siết chặt dải đất hình chữ S từ mọi hướng: biên giới phía bắc, biên giới Lào – Việt, biên giới Campuchia – Việt Nam, vùng biển Tây Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam. 
***

Trong tương lai, khi một cuộc chiến khó tránh khỏi giữa Hà Nội và Bắc Kinh xẩy ra, tiếng súng của quân xâm lược sẽ không chỉ nổ trên phòng tuyến biên giới phía bắc, giống như từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trở về trước, mà Việt Nam sẽ rơi vào cảnh “tứ bề thọ địch” theo đúng nghĩa đen của cụm từ này.

Lúc đó, quân Trung Quốc sẽ tiến đánh Việt Nam từ biên giới phía bắc, từ biên giới Lào – Việt (đội quân nằm vùng dọc biên giới Lào – Việt hoặc từ Vân Nam kéo sang), từ biên giới Campuchia – Việt Nam (đội quân nằm vùng dọc biên giới Campuchia – Việt Nam), vùng biển Tây Nam (căn cứ quân sự của Trung Quốc nằm bên bờ biển Campuchia nhìn ra Vịnh Thái Lan, nơi Bắc Kinh đã thuê 90km chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm), Biển Đông (các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cùng hàng loạt tàu sân bay, tàu chiến, tàu ngầm khác) và vùng duyên hải Việt Nam (các căn cứ quân sự đội lốt “dự án kinh tế” mà Bắc Kinh đã thiết lập dọc theo bờ biển Việt Nam).

Các mũi tấn công này sẽ khiến Việt Nam bị chia cắt thành nhiều phần khi các gọng kìm đánh từ ngoài Biển Đông vào hợp lực với các gọng kìm đánh từ Lào và Campuchia sang. Một khi bị chia cắt tại nhiều nơi như vậy, thế trận liên phòng giữa các vùng miền của Việt Nam sẽ nhanh chóng bị phá vỡ và tê liệt, giúp Bắc Kinh dễ dàng làm chủ toàn bộ chiến trường.

Kế sách “đánh mà thắng” như trên thực ra mới chỉ là “kế trung sách” của các bộ óc Đại Hán. “Kế thượng sách” mà các ông chủ Trung Nam Hải nhắm đến là “không đánh mà thắng”. Với một thế trận bị các gọng kìm quân sự bủa vây và siết chặt tứ bề như vậy thì Việt Nam làm sao có thể “cựa quậy” nổi, ấy là chưa kể vô số những quả “bom nổ chậm” đang chờ “kích hoạt” tại hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia từ Bắc chí Nam trong đó doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu tới 90% số dự án, tức là đảm trách toàn bộ từ thiết kế đến thi công.

Theo chiến lược trên, Bắc Kinh sẽ đặc biệt chú ý đến các cửa sông đổ ra Biển Đông của Việt Nam. Các cửa sông này sẽ giúp tàu chiến Trung Quốc cùng các loại vũ khí hạng nặng và quân lính nhanh chóng tiến sâu vào nội địa đối phương, và việc kiểm soát các con sông sẽ giúp Trung Quốc dễ bề hiện thực hoá mưu đồ chia cắt Việt Nam thành nhiều phần. Sông Thạch Hãn đổ ra Biển Đông ở Cửa Việt là một trong số không nhiều những con sông như vậy.

Hơn hai năm trước, chúng tôi đã lên tiếng cảnh báo về việc Trung Quốc đang lập một căn cứ sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (xem bài “Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt – Quảng Trị” trên VOA ngày 29/5/2016).

Sau khi bài báo được đăng, hoạt động xây dựng của dự án đã tạm dừng trong mấy tháng, khiến chúng tôi ngỡ là dự án sẽ bị huỷ bỏ. Tuy nhiên, trong lần trở lại Cửa Việt mới đây, chúng tôi mới biết là lời cảnh báo ấy chẳng khác nào “nước đổ đầu vịt”: Một doanh nghiệp “made in China” mang tên “Công ty TNHH Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” đã lừng lững mọc lên ngay dưới chân cầu Cửa Việt (kế bên Đồn Biên phòng Cửa Việt và cách Hải đội 202 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ vài trăm mét), một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh quốc phòng và đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ quốc gia của Việt Nam.


Biển hiệu doanh nghiệp được ghi rõ bằng 2 thứ tiếng. Ảnh: Lê Anh Hùng

Người dân địa phương cho chúng tôi biết, doanh nghiệp Trung Quốc này đã đi vào hoạt động hơn 1 năm. Họ đã đưa rất nhiều người từ Trung Quốc sang đây sinh sống và làm việc, dù không ai biết chính xác con số cụ thể, bởi không ai kiểm soát nổi.

Kể từ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp này đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường, mùi hôi thối toả ra nồng nặc khiến người dân xung quanh khu vực không chịu nổi và họ đã nhiều lần biểu tình phản đối. Cứ mỗi lần như thế, chính quyền, cơ quan môi trường, thậm chí cả báo chí “quốc doanh” lại đến, nhưng khi họ rời đi thì mọi chuyện đâu lại trở về đấy.

Không dừng lại ở diện tích đất đai đã thâu tóm, doanh nghiệp Tàu này còn đang tìm cách mua thêm đất ở nhiều nơi quanh khu vực Cửa Việt. Và với “biệt tài” thoắt ẩn thoắt hiện, cộng với độ trơ tráo “nức tiếng” của người Tàu, ngay tại những thành phố lớn như Đà Nẵng hay Nha Trang nhà chức trách Việt Nam còn không kiểm soát nổi hành tung và hoạt động của họ, huống hồ là ở những địa bàn như Cửa Việt.


Khu nhà này có hố móng sâu đến 2,3m, có thể tạo thành một hệ thống hầm ngầm. Ảnh: Lê Anh Hùng

Xem ra, cùng với những “đặc khu kinh tế” Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, hàng đàn diều hâu phương bắc âm thầm đến “lót ổ” ở phương nam như “Cty Thuỷ sản Liên hiệp Quốc tế Elites Việt Trung” tại Cửa Việt đang khiến cho kế thượng sách “không đánh mà thắng” của Bắc Kinh dần trở thành hiện thực. Và đến lúc đó, chiến lược “Hán hoá” Việt Nam của các ông chủ Trung Nam Hải sẽ chẳng cần tới một tiếng súng nào, mà cứ êm ả diễn ra như tằm ăn dâu.
***
* Bài viết tác giả gửi đến VNTB trước khi bị công an Hà Nội bắt tạm giam và khởi tố theo điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam (2015).

Sức mạnh của Facebook

Bị cáo trong vụ án ấu dâm gây căm phẫn trong dư luận 5/2018.
Nguyen Cao Nguyen FB
Vụ án treo của thằng đảng viên Nguyễn Khắc Thuỷ sống chiến đấu noi gương bác hiếp dâm con nít bị buộc đem ra “xử” lại và “phạt” 2 năm tù ở là một chứng minh hùng hồn cho sức mạnh của facebook; dù sức mạnh đó chỉ mới được thể hiện bởi một phần nhỏ, rất nhỏ trong tổng số hơn 50 triệu người sử dụng mạng truyền thông ở VN.
Nguyễn Khắc Thủy và hành vi “dâm ô trẻ em”.
Nếu không có phản ứng của một phần nhỏ cộng đồng FB đó thì chắc chắn Nguyễn Khắc Thuỷ đã thoát án tù, tiếp tục “sống học tập noi gương bác”.
Cho nên chúng ta phải tiếp tay loan truyền những tin tức như vậy để người dân Việt hiểu rằng muốn xã hội tốt đẹp hơn để cùng nhau chung sống thì phải lên tiếng; và cách lên tiếng không tốn kém, cả về mồ hôi lẫn tiền bạc, là lên tiếng trên các trang mạng xã hội, phổ biến nhất hiện nay là Facebook.
Không có cái gì tự nhiên tốt đâu. Không có xã hội nào tự nhiên tốt đâu. Phải góp công góp sức của mình vào làm cho nó tốt. Đừng ngồi yên chờ xã hội VN tự nhiên tốt như Mỹ như Tây.
Ngay cả nếu bạn không muốn thay đổi chế độ cộng sản mà chỉ muốn sửa cho nó ngay ngay lại thì bạn cũng phải lên tiếng thì nó mới có thể ngay ngay lại một chút, điển hình là vụ Nguyễn Khắc Thuỷ.

Đảng cộng sản đã làm gì trong 87 năm qua


Fb. Đỗ Ngà

ĐCSVN và chính quyền của nó là một khối không tự đứng một mình được, nghĩa là nó hoàn toàn chưa bao giờ có độc lập về chính trị, nhưng lại khư khư độc quyền cai trị đất nước này thì liệu nó phục vụ nhân dân được không?
Hay nó chỉ xem nhân dân và giang sơn này như một đối tượng khai thác để trục lợi?
Để hiểu rõ ta thử xem xét 87 năm qua nó đã làm gì?
Các ĐCS và nhà nước CS trên thế giới được xây dựng từ chủ nghĩa Marx hoang đường làm mục đích và kết hợp với phương pháp xây dựng đầy bạo lực của Lenin tạo thành một thứ chủ nghĩa pha trộn hổ lốn gọi là Marxism-Leninism, một con quái vật đầu hư đuôi thực. Trên con đường đoạt ngôi của nó, Lenin đã xây dựng phương pháp vô cùng thâm hiểm. Ông ta dùng bạo lực kết hợp với mị dân tạo thành sức mạnh cực lớn. Mặc dù CS tàn bạo, nhưng vì dân bị tẩy não nên tầng tầng lớp lớp người theo và chết vì nó, vì cái lý tưởng hoang đường đó. Thế là chủ nghĩa đó nó cứ tiến tới, lúc thịnh của nó chiếm một nửa thế giới và tạo thành một thời kỳ chiến tranh lạnh luôn đặt thế giới vào thế sẵn sàng chiến tranh thế giới thứ 3 bất cứ lúc nào.
May thay, chính vì tổ chức bộ máy nhà nước vừa lạc hậu vừa bảo thủ như một nhà nước phong kiến trá hình, cộng với một mô hình kinh tế tập trung không hiệu quả mà mục tiêu lại hoang đường, nên đã làm cho kinh tế kiệt quệ dẫn đến bế tắc. Vì thế, dân phát hiện ra không có thiên đường nào hết mà hóa ra đó là địa ngục nên xảy ra biến. Điều đó ví như những anh mù đi tìm thiên đường và va phải vách đá thế là cả đám ngã nhào.
Đó chính là lúc Liên Xô và cả khối Đông Âu sụp đổ như quân cờ domino. Nó đổ vì cách đoạt ngôi tuy thành công vì nó thực tế và thực dụng, nhưng cái đích là một thứ tưởng tượng hoang đường nên tới lúc nó phải sụp.
Trong đám đi tìm thiên đường mù của ông Marx vẽ ra đó thì Liên Xô và Đông Âu đi trước, còn anh CSVN lọt tọt theo sau rất xa. Ảnh không có sáng tạo như CS Tàu vì trình độ còn kém, nên ảnh luôn chăm chú bắt chước đám đi trước như loài khỉ. May cho ảnh là ở cự ly xa nên khi thấy đám đầu xỏ Liên Xô và nhóm theo sát Đông Âu ngã nhào là ảnh hoảng hồn bẻ lái sang Tàu để cứu Đảng.
Đây là một bước ngoặc nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam mà cho đến hôm nay nó ngày càng hiện rõ.
Vì thất học (vì mớ lý thuyết tào lao Mác Lênin không thể gọi là tri thức được) mà có cái nhìn thiển cận, không nhận ra cái nào quan trọng cái nào không quan trọng.
Giữa sự tồn vong của đất nước và sự duy trì ĐCS nên chọn đường nào? Thì Nguyễn Văn Linh và nhóm ông đã chọn sự cứu cánh cho ĐCS mà ngã hẳn sang Tàu, bằng cách tự trói mình chịu quy phục hoàn toàn qua Hội Nghị Thành Đô đầy ô nhục.
Và hôm nay, nguy cơ đáng sợ nhất là mất nước và hiểm hoạ diệt vong cho dân tộc này rõ ràng hơn bao giờ hết. Bằng chứng là dân tộc này đã bị đầu độc cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, bị thỏa thuận mua bán ngay trên đầu mà không hề hay biết.
Phải chú ý rõ rằng, trong suốt lịch sử thành lập, cướp chính quyền, rồi cai trị nhân dân tổng cộng là 87 năm, ĐCSVN chưa bao giờ đứng trên đôi chân của mình mà luôn tìm thế dựa cho Đảng dù phải hy sinh giang sơn lãnh thổ hay sinh mạng của hàng triệu dân. Đấy là mối nguy hiểm khôn cùng mà không thể nào hóa giải được.
Cho dù có cậy Mỹ, cậy Liên Hiệp Quốc hay cậy bất cứ tổ chức nước ngoài nào thì cũng không thể giải quyết thay cho dân tộc này được. Việc này phải do chính người dân nước Việt ý thức và đồng lòng, đó là con đường duy nhất./.

TQ dùng VN để ‘đỡ đạn’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Khánh An-VOA/09/07/2018 
Phụ nữ Trung Quốc mang vác hàng hóa từ cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc.
Phụ nữ Trung Quốc mang vác hàng hóa từ cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc.
Nếu mô hình hợp tác kinh tế qua biên giới theo ý tưởng của Trung Quốc được xúc tiến thành công tại Việt Nam, quốc gia Đông Nam Á này có thể trở thành một điểm “trú ẩn” cho nguồn hàng hóa Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Mỹ trong cuộc chiến thương mại đang thành hình giữa hai cường quốc.
Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thường được gọi tắt là “khu hợp tác kinh tế”, là một ý tưởng do Trung Quốc đưa ra và đang đàm phán với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mô hình này được mô tả là “hai nước một khu, tự do thương mại, vận hành khép kín”. Theo đó, khu vực hợp tác kinh tế sẽ có các phân khu theo chức năng như khu chế tạo, gia công, kho bãi, thông quan hàng hóa, trung tâm thương mại…, và hai chính phủ sẽ cùng phối hợp quản lý, khai thác và chia lợi nhuận.
Từ năm 2007, Hà Nội và Bắc Kinh bắt đầu xúc tiến mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới tại các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn thành quá trình đàm phán để bắt đầu xây dựng.
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã ký Bản ghi nhớ đồng ý đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung cho việc xây dựng các khu vực hợp tác kinh tế này.
Trước tình hình cuộc chiến thương mại đang bắt đầu thành hình, khi Washington hôm cuối tuần rồi “nổ phát súng đầu tiên” bằng việc đánh thuế 25% lên hàng hóa của Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, khiến Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả, một số chuyên gia quốc tế dự đoán Việt Nam sẽ trở thành một nơi “trú ẩn” giúp cho hàng hóa Trung Quốc “đỡ đạn” trước đòn đánh thuế quan nặng nề của Mỹ khi đi vào thị trường Hoa Kỳ.
Chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ, nhận định với VOA rằng khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông phân tích: “Chúng ta đã thấy điều đó rồi đấy thôi. Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thấy rằng Việt Nam sẽ tiếp cận được dễ dàng hơn vào thị trường Mỹ nên đã tìm cách sản xuất hàng hóa tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP”.
Mặc dù vậy, theo chuyên gia của CSIS, trong bối cảnh tranh chấp thương mại, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ “để mắt kỹ hơn” đến luồng hàng hóa Trung Quốc thông qua một nước thứ ba như Việt Nam để vào Mỹ nên đây không phải là một lối thoát dễ dàng.
Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp tại Hà Nội vào ngày 12/11/2017.
Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp tại Hà Nội vào ngày 12/11/2017.
Theo tường thuật của tờ Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), hiện các quan chức của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đang nhắm đến 7 khu vực biên mậu với Việt Nam để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “made in Vietnam”.
Một trong những khu vực này là thị xã Bằng Tường, thuộc thành phố cấp địa khu Sùng Tả của Trung Quốc. Phó thị trưởng của thành phố này, Lu Hui, bày tỏ với SCMP rằng rất muốn tạo ra một khu hợp tác với Việt Nam với “nguồn vật liệu, vốn và nhân công tự do”, và các sản phẩm được sản xuất trong khu vực này có thể được lựa chọn dán nhãn “made in Vietnam” hay “made in China”.
Trong khi đó, Bí thư Đảng Cộng sản ở Bằng Tường nói thẳng rằng tranh chấp thương mại với Washington khiến cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc “gặp khó khăn” khi đưa sản phẩm “made in China” trực tiếp sang Mỹ, nên một số sẽ được vận chuyển thông qua các nước thành viên ASEAN.
Quan chức đứng đầu Đảng Cộng sản ở Bằng Tường đề nghị những khu vực biên giới Trung Quốc với Việt Nam như Bằng Tường nên “xúc tiến tích cực hơn” để biến “thương mại vận chuyển” thành “gia công và sản xuất tại địa phương”, vẫn theo SCMP.
Theo các chuyên gia quốc tế, những cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam chống lại dự luật Đặc khu vì lo ngại “mất chủ quyền” về tay các nhà đầu tư Trung Quốc cũng sẽ là một trở ngại lớn cho việc xúc tiến kế hoạch khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt-Trung.
Kể từ khi đưa ra chiến lược đầy tham vọng “Vành đai, Con đường”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa chính sách “ngoại giao láng giềng” lên hàng thứ hai về mức độ quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Nhờ đó, ý tưởng về các khu hợp tác kinh tế qua biên giới đã giành được một sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ và được cung cấp nguồn lực từ trung ương.
Ngoài Việt Nam, Trung Quốc còn xây dựng các khu hợp tác kinh tế với Myanmar, Lào, Kazakhstan, Nga. Tuy nhiên cho đến nay, chỉ có một khu hợp tác kinh tế với Kazahstan là hoàn thành và đi vào hoạt động.
Theo đánh giá của chuyên gia Hiebert, còn quá sớm để đưa ra kết luận cụ thể về tác động của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ lên nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên theo chuyên gia này, dù thế nào thì Việt Nam chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng trong cuộc chiến của hai cường quốc, nhưng “ở một mức độ không lớn”, vì Việt Nam không phải là một nhà cung cấp toàn cầu như Singapore, Malaysia… về các sản phẩm như linh kiện điện tử, vốn là mặt hàng chịu tác động nặng từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Chuyên gia của CSIS nói thêm rằng không những vậy, Việt Nam có thể sẽ còn hưởng lợi nếu biết cách “xoay sở” thúc đẩy thương mại tự do với châu Âu, Nhật Bản và các nước ASEAN, bên cạnh những “lợi ích ngắn hạn” từ việc hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc gặp trở ngại khi xuất khẩu.

Phải xem xét truy tố BT Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tội phản bội Tổ quốc

Tối 6/7/2018, tại TPHCM, ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM đã có buổi tiếp ông Hoàng Khôn Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu sang dự Hội thảo Lý luận lần thứ 14 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.(bit.ly/2uarDLU)
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tiếp ông Hoàng Khôn Minh. (VOV)
Tin nói trên không có gì đáng quan tâm, song đầu giờ chiều ngày 8/9/2018 trên trang FB mang tên Bùi Long Quân (bit.ly/2L147YQ), được cho là công tác tại Khách sạn 5 sao Rex - Saigontourist có một status như sau (ảnh chụp màn hình):
Với nội dung chi tiết cụ thể như sau "Bí thư thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tiếp uỷ viên bộ chính trị của Trung Quốc tại một khách sạn 5*,theo lệnh từ Giám đốc Sở ngoại vụ thì Ban giám đốc khách sạn phải tắt điện và dùng chậu cây che tấm bản đồ ghi rõ Biển Đông(East Sea),và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Nhân viên khách sạn phản ứng lại nhưng sở ngoại vụ dùng uy lực để khiển trách ban giám đốc.
Việt Nam thực sự đã bị bán rẻ bởi bọn phản quốc đội lốt cán bộ nhà nước!" (bit.ly/2L147YQ)
Trước thông tin cực sốc như vừa nêu, đã khiến cho không ít người từ sốc... đến choáng váng và dư luận xã hội đã có những phản ứng giận dữ. Vì thế ngay sau đó, facebooker Bùi Long Quân còn thổ lộ trong các status trên FB cá nhân của mình những nội dung khác như, "Tôi công dân Việt Nam sinh sống trên lảnh thổ nước Việt Nam,thấy điều trái tai gay mắt nên lên tiếng.Đứa nào chụp mũ ra gặp trực tiếp tôi,còn bưng bít thông tin để bán nước trời tru đất diệt nòi giống Việt không tha. SÁT THÁT"
Và "Nói cho rõ để mấy con bò đỏ đọc cho hiểu: Bản đồ VN đặt góc phòng bên phải sau khu vực tiếp tân ks Rex,tắt đèn là tắt đèn neon của bản đồ,vào mà xem có phải hai chậu cây được đặt đó không?"
Được biết, ông Hoàng Khôn Minh đã gặp ông Nguyễn Thiện Nhân hôm 6/7 sau khi đã gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và dự “Hội Thảo Lý Luận” lần thứ 14 giữa hai đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc được tổ chức tại Thành phố HCM diễn ra cùng ngày. Chuyến thăm Việt Nam của ông Hoàng Khôn Minh diễn ra trong bối cảnh dư luận xã hội Việt Nam vô cùng giận dữ về chuyện chính quyền Việt Nam sẽ thông qua dự Luật Đặc Khu cho nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất tại 03 Đặc khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc tới 99 năm, cũng như việc ban lãnh đạo Việt Nam ngày càng hèn yếu trước áp lực của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Tháng 5/2017 trên FB Lê Nguyễn Hương Trà (bit.ly/1eOfQmB) có một status về ông Nguyễn Thiện Nhân, trong đó có nhận xét về như sau, "Nói gì đi nữa, nhìn dàn chóp bu của BCT hiện nay, Nguyễn Thiện Nhân vẫn là người sáng láng nhất, được đào tạo chuyên môn ở những trường đại học danh tiếng, nghiêm túc và thực lực nhất."
Xin được đăng lại để rộng đường dư luận:
" ... Tính ra Nguyễn Thiện Nhân thăng tiến không nhanh so với nhiều anh tre trẻ hiện nay. Nhân có bản tính chung của dân làm khoa học: chuẩn mực, chính xác, quyết đoán, sáng tạo và…lành tính. Về chính trị, nhìu người hổng ưa Nhân vì anh chọn thái độ trung dung, nhưng giới trí thức đánh giá rất cao Nhân. Tuy vậy, cũng có thể do cờ chưa tới tay!?
Từng tiếp xúc Nguyễn Thiện Nhân, tui chỉ có thể nói là anh sinh trưởng, được giáo dục và chịu ảnh hưởng lớn từ một người cha lỗi lạc. Đọc một bài viết cũ về gia đình Gs.Bs Nguyễn Thiện Thành, một trong 5 gia đình ít ỏi ở VN có hai cha con được phong hàm Giáo sư nè!
Trong stt tui viết hồi 5.2013 khi anh Nhân được bầu bổ sung vô Bộ Chính Trị, có đoạn vầy: “Ông Trương Minh Vệ – hiệu trưởng ĐH Bách Khoa, kể lại. Thời Nguyễn Thiện Nhân còn làm phó hiệu trưởng, có một giáo sư người Đức sau khi đến trường làm việc đã bảo với ông là “người này khả năng sẽ lên làm Thủ Tướng!”. Lúc đó cũng không tiện hỏi tại sao ông giáo sư nói vậy; chỉ nghe bảo rằng Nguyễn Thiện Nhân là người thông minh và có một sự tự tin đặc biệt.
Nói gì đi nữa, nhìn dàn chóp bu của BCT hiện nay, Nguyễn Thiện Nhân vẫn là người sáng láng nhất, được đào tạo chuyên môn ở những trường đại học danh tiếng, nghiêm túc và thực lực nhất. Hồi ở Sài Gòn, Nguyễn Thiện Nhân vẫn tự mình tiếp khách nước ngoài bằng tiếng Anh lưu loát. Hôm nay, đọc BBC thấy có trích lời của Mr.Fred Burke, CEO của Công ty luật Baker & McKenzie ở TP. HCM, người đã có vài lần đi cùng Nguyễn Thiện Nhân sang Mỹ: “Ông ấy thuyết trình bằng PowerPoint cho những người muốn đầu tư, và cách tiếp cận của ông thật xuất sắc. Ông ấy thuộc thế hệ mới đã tiếp xúc nhiều với quốc tế.”!
Anh Nguyễn Thiện Nhân hơi hạn chế về mặt lý luận nhưng có thực tiễn khi kinh qua nhiều vị trí; dù chưa đóng góp thực sự cho cuộc cải cách giáo dục thời mần Bộ trưởng Bộ Giáo Dục. Còn mần Chủ tịch MTTQ thì… ôi thôi!"
Trong "dàn chóp bu của BCT hiện nay, Nguyễn Thiện Nhân vẫn là người sáng láng nhất, được đào tạo chuyên môn ở những trường đại học danh tiếng, nghiêm túc và thực lực nhất." như đánh giá của nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà, mà còn sợ lãnh đạo Trung Quốc như vậy đấy, kể cả ngay khi ông Nhân vẫn đang ngự tại thành phố lớn nhất Việt Nam mà ông ta là người lãnh đạo cao nhất.
Nói thế để thấy, đừng hỏi vì sao mà các thế lực thù địch luôn luôn khẳng định đảng CSVN bán nước và nô lệ của Trung Quốc. Thật ra, Ban lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay không phải là tay sai của Trung Quốc mới là điều lạ.
Quan trọng là, nếu xác định sự việc nói trên diễn ra đúng như facebooker Bùi Long Quân tố giác và có đầy dủ các bằng chứng, nhân chứng thì việc làm tiếp theo là phải truy tố Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân với tội danh phản bội Tổ quốc để làm gương cho những kẻ khác. Theo đó,  Tội phản bội tổ quốc được quy định tại Điều 78 Bộ luật hình sự:
"1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm."
Ngày 08 tháng 7 năm 2018
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Vingroup: thâu tóm đất và thao túng truyền thông Việt Nam?

RFA-2018-07-09 
  Tá»· phú đô la đầu tiên của Việt Nam Phạm Nhật Vượng vá»›i khối tài sản trị giá 7 tá»· USD
Tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam Phạm Nhật Vượng với khối tài sản trị giá 7 tỷ USD-CafeF
Truyền thông trong nước vừa qua loan tải thông tin tập đoàn Vingroup mua lại General Motors của Mỹ và bản quyền sở hữu trí tuệ của BMW; đồng thời, 2 mẫu xe do Vinfast ( công ty con của Vingroup) sản xuất sẽ tham gia triễn lãm xe hơi quôc tế tại Paris (Pháp) và tháng 10 tới đây. Thường thành công của doanh nghiệp được cho là bài học đáng noi theo; tuy nhiên đối với một tập đoàn như Vingroup tại Việt Nam thì lại có nhiều nghi vấn liên quan quá trình hình thành và giàu nhanh của người đứng đầu tập đoàn?
Đài RFA ghi nhận thông tin từ một cán bộ truyền thông muốn giấu tên của tập đoàn Vingroup cho biết, ngay trong buổi làm việc đầu tiên, mọi nhân viên đều phải học thuộc lịch sử hình thành tập đoàn mà theo đó tiền thân của tập đoàn địa ốc lớn nhất Việt Nam hiện nay là một nhà hàng Việt Nam tại thành phố Kharkov (Ucraina) có tên gọi là Nhà hàng Thăng Long. Từ sự phát triển của nhà hàng này mà ông Phạm Nhật Vượng xây dựng được cơ sở tài chính để tiếp tục hình thành tập đoàn Technocom đầu tư vào công nghiệp sản xuất mỳ gói mang thương hiệu Mivina, cung cấp thực phẩm ăn nhanh cho toàn bộ thị trường Ucraina và khu vực lân cận. Đó cũng là tiền đề để năm 1993, Vingroup quay trở lại Việt Nam đầu tư vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, từ đó xây dựng chung cư cao cấp, phát triển giáo dục, thời trang, thương mại điện tử, nông nghiệp và xe hơi… như hiện nay.
...mỳ tôm cũng chỉ là một ngạch của ông ý thôi, cái ngạch mà người ta có thể nhìn thấy thôi mà còn rất nhiều những ngạch mà người thường không thể nhìn thấy được và nó tạo nên cái khối tài sản khổng lồ của ông ấy như vậy - nhà báo Mạc Hồng Việt
Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam tại Ucraina nói riêng và ở các nước Đông Âu nói chung đều hiểu rằng hoạt động của Vingroup trước đây không đơn giản chỉ dừng lại ở việc sản xuất mỳ gói và đồ hộp ăn liền. Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan cho đài RFA biết rõ hơn về điều này:
“Thời kỳ mà các nước Đông Âu trong đó có Ba Lan hay Ucraina mà người ta chuyển đổi chế độ, thời kỳ mà khối XHCN sụp đổ thì nhiều người Việt giàu lên rất nhanh chóng và họ cũng có những hoạt động có thể nói là hợp pháp cũng có mà phi pháp cũng có, rất là đa dạng mà cũng rất phức tạp, khó có thể nói một cách cụ thể. Riêng về trường hợp của ông Phạm Nhật Vượng thì theo ý kiến cá nhân tôi, mỳ tôm cũng chỉ là một ngạch của ông ý thôi, cái ngạch mà người ta có thể nhìn thấy thôi mà còn rất nhiều những ngạch mà người thường không thể nhìn thấy được và nó tạo nên cái khối tài sản khổng lồ của ông ấy như vậy”
Thế nhưng, bên cạnh những thành công mà truyền thông trong nước được phép đăng tải thì những thông tin liên quan đến các hoạt động “ngầm” của Pham Nhật Vượng tại các khu chợ người Việt tại Ucraina lại chỉ được dư luận truyền tai nhau một cách không chính thức. Cụ thể năm 2002, những đơn thư tố cáo được gửi tới Hội người Việt nam tại Ucraina thu thập chữ ký của gần 4000 tiểu thương tại khu chợ Barabacova, thành phố Kharcov (Ucraina) trong đó tố cáo ông  Phạm Nhật Vượng cùng ông Lê Viết Lam (chủ tịch tập đoàn SunGroup) mang danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng hương Ucraina – Việt Nam và quản lý khu chợ Barabacova ăn chặn, bóc lột và cướp đoạt tài sản của hàng ngàn tiểu thương tại đây. Tuy nhiên, rất khó để có thể tìm thấy những thông tin này một cách chính thống trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, thậm chí ngay cả trên các diễn đàn và trang mạng xã hội. Cũng theo nhân viên truyền thông giấu tên của Vingroup, mọi thông tin liên quan đến tập đoàn này đều phải được chính Ban truyền thông của họ kiểm duyệt trước khi gửi ra cho các đơn vị truyền thông nhà nước loan tải.
Nhân viên truyền thông của Vingroup cũng cho biết, trong danh sách khách hàng cư dân hiện sở hữu những căn biệt thư triệu đô của Vingroup có ông Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, Tổng giám đốc Đài truyền hình quốc gia Trần Bình Minh, Chánh toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình  cũng như nhiều quan chức cấp cao của nhiều bộ ngành tại Việt Nam. Đặc biêt, phần lớn những căn biệt thự này được trao tặng dưới danh nghĩa quà biếu, tặng hoặc bán lại với mức giá tượng trưng. Nhà báo, nhà quan sát chính trị Trương Duy Nhất đánh giá về điều này:
Khi ông Nguyễn Xuân Phúc vừa lên Thủ tướng có nói “Quy hoạch thủ đô ai cho xây toà nhà cao tầng ở chỗ đó?”.  Chưa tới nửa tiếng sau tất cả các báo đều gỡ lời phát biểu của Thủ tướng mà Thủ tưỡng cũng chẳng dám ý kiến gì - nhà báo Trương Duy Nhất
“Có những doanh nghiệp khác, tập đoàn khác, những nhóm lợi ích kinh tế khác khi đổ bể chuyện gì thì không thể can thiệp được hết các báo, có thể can thiệp vào báo này thì sót báo nọ, can thiệp vào nhóm báo này sẽ lộ nhóm báo khác, nhưng riêng Vingroup gần như thao túng tuyệt đối nền báo chí. Anh em chúng tôi hay nói là bất cứ vấn đề gì nêu về anh em nhà Vượng Vin đều “gỡ ngay trong 1,2 nốt nhạc” Thậm chí lời nói của Thủ tướng yêu cầu sau khi xây toà cao ốc ở Giảng Võ của Tập đoàn Vingroup, khi ông Nguyễn Xuân Phúc vừa lên Thủ tướng có nói “Quy hoạch thủ đô ai cho xây toà nhà cao tầng ở chỗ đó?”. Chưa tới nửa tiếng sau tất cả các báo đều gỡ lời phát biểu của thủ tướng mà Thủ tưỡng cũng chẳng dám ý kiến gì”
Theo nhà báo Trương Duy Nhất, mặc dù là một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề nhưng hoạt động sinh lời chính của Vingroup hiện nay vẫn là doanh thu từ bất động sản với việc mua lại thậm chí cưỡng đoạt những dự án địa ốc màu mỡ từ Nam ra Bắc, trên đất liền cho đến các hải đảo, với giá rẻ mạt và bán lại với mức giá chênh lệch gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Nhà báo độc lập này nhận định hệ quả sự lớn mạnh của Vingroup kéo theo nỗi thống khổ của biết bao nhiêu người dân bị đẩy đuổi đi, bị tước đoạt cơ hội mưu sinh…
Toàn cảnh khu Trung tâm Triển lãm Giảng Võ 40 năm tuổi ở trung tâm Hà Nội bị phá bỏ để thay bằng khu chung cư và nhà hàng do Vingroup đầu tư. Hình chụp hôm 13/9/2016
Toàn cảnh khu Trung tâm Triển lãm Giảng Võ 40 năm tuổi ở trung tâm Hà Nội bị phá bỏ để thay bằng khu chung cư và nhà hàng do Vingroup đầu tư. Hình chụp hôm 13/9/2016 AFP
Nhà báo Trương Duy Nhất cũng đặt ra những nghi vấn trong đại án AVG mới đây có liên quan đến ông Phạm Nhật Vũ, em trai của ông Phạm Nhật Vượng. Mặc dù đây là nhân tố mắt xích quan trọng của vụ đại án kinh tế có nguy cơ gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng nhưng trên thực tế ông Phạm Nhật Vũ lại hoàn toàn vô can và không bị bất kỳ tờ báo nào nhắc tới. Điều đó khiến nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra giả thuyết về những thế lực thực sự đứng đằng sau tập đoàn kinh tế này.
“ Cứ giả sử như có nguồn tiền từ Ucraina trước khi Phạm Nhật Vượng về nước đi, thì đó cũng là cái nguồn nhỏ mà tôi cho rằng không đủ lớn mà nó chỉ đủ sức mạnh để hình thành như Vingroup bây giờ tôi cho rằng có những thế lực của trong nước đứng sau lưng. Trước đây tôi có một số tài liệu về nguồn tài chính của tập đoàn Vingroup thì nguồn tiền vay rất lớn của Tập đoàn Vingroup từ ngân hàng Trung Quốc và đứng sau lưng đó là Trung Quốc”
Ông Trương Duy Nhất cũng lý giải hiện tượng vì sao mặc dù luật đặc khu hành chính đặc biệt chưa được thông qua nhưng Vingroup đã có mặt ở hầu hết các vị trí đắc địa quan trọng với các khu nghỉ dưỡng, vườn thú,  bến cảng… tại Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong.

Thủ Thiêm, nửa tháng sau lời hứa của ông Bí thư Thành uỷ

Cát Linh, RFA-2018-07-09  
Image may contain: 3 people
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định "Thành phố không gạt bà con"RFA
Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân vào chiều ngày 20/6/2018 đã thực hiện lời hứa có cuộc tiếp xúc với người dân khiếu kiện Thủ Thiêm. Tại đây ông nói nếu nhà dân ngoài ranh thu hồi đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm thì không phải di dời, đồng thời khẳng định "thành phố không gạt bà con".

“Không phải muốn đưa đi đâu thì đưa”

Cuối cùng thì ông Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng có một buổi đối thoại trực tiếp với người dân Thủ Thiêm như đúng lời đã hứa.
Ngày 20/6/2018, rất nhiều báo đài trong nước đã có mặt để truyền thông về buổi gặp này. Tin cho biết, tất cả người dân có mặt đều bày tỏ bức xúc xung quanh chính sách di dời, thu hồi và đền bù không thoả đáng của chính quyền địa phương.
Về phía ông Nguyễn Thiện Nhân, những hình ảnh và video về buổi gặp nhanh chóng được lan truyền ra, cho thấy ông có những lời phát biểu rất “tình và nghĩa”.
Ví dụ khi ông nghẹn lời nói:
"Đó là những người trong chiến tranh sẵn sàng hy sinh, cuối đời muốn có chỗ ở đàng hoàng bình yên. Chưa biết lý do gì, nhưng thấy mọi người ở cái tuổi như cha mẹ mình, nằm liệt giường trong những căn nhà dột nát, lụp xụp... tôi đau lắm chứ"
Đã gần nửa tháng kể từ ngày ông Nguyễn Thiện Nhân lắng nghe những bức xúc vốn kéo dài hơn 20 năm của người dân Thủ Thiêm. Một người dân có mặt trong buổi gặp hôm đó cho biết đến nay, chưa thấy sự thay đổi nào ngoại trừ giải quyết việc tái định cư.
“Câu nói vấn đề lên chung cư tạm cư là cho ở căn hộ chung cư tốt hơn ở dưới này thôi chứ thật ra chưa giải quyết gì tốt hơn cho người dân. Coi như là đất của người dân chúng tôi đang kiện cáo, vấn đề trong ranh ngoài ranh thì chưa giải quyết. Nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân bữa đó thì ổng hứa là ổng sẽ rút lên 2 nhóm để giài quyết. Thứ nhất là nhóm chưa đủ về pháp lý, nghĩa là nhà người ta đang ở mà giờ làm đất nông nghiệp. Nhóm thứ 2 là pháp lý đã đủ rồi nhưng người ta đấu tranh trong ranh, ngoài ranh, vẫn không chịu đi. Ổng nói là ổng sẽ cho tổ công tác đặc biệt rút hồ sơ của 2 nhóm này để xem xét giải quyết.
Người dân cũng mong mỏi chờ người đứng đầu TP.HCM chứ trước giờ cứ đá lên đá xuống rồi có giải quyết gì đâu.”
Dân oan Thủ Thiêm
Dân oan Thủ Thiêm Courtesy of internet
Báo Tuổi Trẻ trong nước hôm 20/6 có tường thuật việc ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ lập một tổ công tác đặc biệt về các vấn đề này. Thành phần gồm các chuyên gia, luật sư, đại diện MTTQ để giám sát, giải quyết từng trường hợp ngay lập tức, không chờ đến khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 15/7.
Người dân cũng mong mỏi chờ người đứng đầu TP.HCM chứ trước giờ cứ đá lên đá xuống rồi có giải quyết gì đâu. - Người dân Thủ Thiêm
Cuối buổi gặp, ông Nhân đề nghị người dân vào ở khu tái định cư cho bớt khổ, ổn định, trong thời gian chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, người dân này không đồng ý với giải pháp do ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra. Lý do là ông không có nhu cầu để ở tạm cư trong căn hộ chung cư.
“Sắp tới có kết luận thanh tra chính phủ, và ông Nguyễn Thiện Nhân đã hứa như vậy rồi thì bây giờ phải giải quyết dứt điểm với khu đô thị mới Thủ Thiêm chứ không có đẩy người dân lên căn hộ chung cư để ở tạm.  Rồi bao nhiêu năm nữa? Giải quyết xong thì tự chúng tôi lo chỗ ở mới. Nhà chúng tôi ngoài ranh thì phải trả đất lại cho chúng tôi về cất nhà, khắc phục hậu quả cho người dân chúng tôi.
Đâu thể muốn đưa đi đâu thì đưa.”
Người dân này khẳng định rất nhiều lần yêu cầu “phải giải quyết dứt điểm, rõ ràng. Nhà ngoài ranh thì phải trả đất lại cho dân.”
Một người dân khác cũng tỏ ý cho biết việc đưa người dân lên căn hộ chung cư ở tạm là không cần thiết. Họ đã chờ đợi quá lâu, giờ đây có chờ thêm một khoảng thời gian ngắn nữa cũng không là gì cả.
“Theo như lời ổng nói 15/7 này là giải quyết rồi, bây giờ dời lên chung cư tạm cư thì ngắn quá, mắc công, mình cực thêm. Khi giải quyết xong mình phải dọn đi 1 lần nữa. Giờ đợi đến 15/7 này coi giải quyết làm sao.
Mình chịu đựng ở đây cả chục năm rồi, bây giờ còn có nửa tháng nữa mà dọn đi thì cũng cực cho mình.”
“Ở đây đã 6,7 năm rồi, bây giờ chờ thêm 1 tháng nữa có gì đâu, phải chờ thôi.”

Phải giải quyết thoả đáng

Vấn đề khiến nhiều người bức xúc nhất, dù diện tích đất không nhiều, là đất của họ nằm trong hay ngoài ranh quy hoạch. Theo lời nói động viên của ông Nguyễn Thiện Nhân, là: "Việc này sẽ được Thanh tra Chính phủ trả lời rõ ràng, cụ thể. Nếu không nằm trong ranh thì không phải di dời. Bà con ráng chờ đến ngày 15/7.
Ông nói thêm trong buổi đối thoại: "Bà con nên ủng hộ thành phố. Thành phố không gạt bà con mà muốn mọi người trước mắt sẽ có cuộc sống tốt hơn.”
Mình phải tin thôi, đó là cái sắp xếp của lãnh đạo, nhưng mà phải giải quyết rõ ràng, nằm ngoài ranh quy hoạch thì phải giải quyết rõ rồi phải có hướng khắc phục hậu quả cưỡng chế trái pháp luật, đẩy người dân từ cuộc sống đương ổn định , như tôi đang là doanh nghiệp kinh doanh nuôi sống cả gia đình, thành ra bây giờ mất hết tất cả, mất nhà mất cửa, mất công ăn việc làm, mất luôn chỗ kinh doanh buôn bán. - Người dân Thủ Thiêm
Dư luận từng bàn tán rất nhiều về lời nói này của ông Nguyễn Thiện Nhân. Có người cho rằng kết quả của lời hứa này sẽ không khác gì với lời hứa của ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung từng hứa không khởi tố người dân Đồng Tâm.
Trong lúc này, chỉ còn khoảng một tuần nữa sẽ có quyết định của Thanh tra Chính phủ, tất cả những gì người dân mất đất ở khu đô thị Thủ Thiêm có lúc này là niềm tin vào lời nói của ông Nguyễn Thiện Nhân.
“Mình phải tin thôi, đó là cái sắp xếp của lãnh đạo, nhưng mà phải giải quyết rõ ràng, nằm ngoài ranh quy hoạch thì phải giải quyết rõ rồi phải có hướng khắc phục hậu quả cưỡng chế trái pháp luật, đẩy người dân từ cuộc sống đương ổn định , như tôi đang là doanh nghiệp kinh doanh nuôi sống cả gia đình, thành ra bây giờ mất hết tất cả, mất nhà mất cửa, mất công ăn việc làm, mất luôn chỗ kinh doanh buôn bán.”
Với giọng nói từ tốn nhưng không dấu được nỗi xót xa của một người là trụ cột trong gia đình, nhưng giờ như ông nói, đã mất trắng, người đàn ông vốn là cư dân ở khu đô thị Thủ Thiêm hơn chục năm nay cho biết ông mong muốn một sự công bằng từ những người có chức vụ. Công bằng đây là công bằng cho cả quãng thời gian hơn chục năm mà các hộ cư dân ở khu đô thị mới Thủ Thiêm phải sống cuộc sống “mất trắng” tất cả. Nếu được như thế, thì theo ông, những người lãnh đạo mới có được sự đồng thuận của người dân.
“Ổng cũng có tâm, ổng lo cho cuộc sống của người dân thì mình phải tin tưởng, để coi cách giải quyết của chính quyền làm sao…”