Tuesday, July 4, 2017

Phạt tù Mẹ Nấm 10 năm là đúng quy trình

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Bản án 10 năm tù giam do luật rừng xử, dành “cho” Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa qua là “đúng quy trình” của đảng ta.

Trên đây là nhận định của Bá tước Đơ Ba-le sau khi nghe tòa án nước vợ sợ nước Tàu đến nỗi quan tòa, thay vì cầm cân, lại cầm “cờ” cho Chai-na “đái” (*) vào nền Tư Pháp nước CHXHCNCC.

Nói, khi ra bản án 10 năm tù cho Mẹ Nấm là đảng ta cầm “cờ” cho Chai-na “đái” vào nền Tư Pháp nước CHXHCNCC, là còn “nương miệng” (nương tay); đúng ra phải nói là đảng ta cầm “cờ” cho Chai-na “đái” xuống “Tuyên ngôn Độc Lập” do Mỹ viết bác Hồ đọc gần 72 năm về trước tại ba đình bốn miếu.

Mẹ Nấm đã làm theo lời bác Hồ dạy, “Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải lo giữ nước”; “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”. Nên, khi Nước bị Chai-na lấn đất cướp biển, Mẹ Nấm xuống đường cầm kéo cắt ngang cái lưỡi bò thò ra của Chai-na; khi Nước bị Chai-na xả rác, thải độc, Mẹ Nấm lên tiếng đuổi “Phọt Mô Xa” cút về Chai-na; khi quyền làm người bị bọn “đầy tớ nhân dân” do “bác” dựng nên phản lại “bác” tước đoạt, Mẹ Nấm nhắc nhở “ông bà chủ” phải đi đòi lại.

Mẹ Nấm mốc mạc như nấm mới không hay “lời bác dạy” nay đã hết linh, mà còn là phản động cực kỳ. “Vua Hùng” của “bác” là vua Hùng nào, “bác cháu ta phải lo giữ nước” là giữ nước nào khi chính cháu ruột bác là “Thượng tọa” Thích Chân Quang “thuyết pháp” rằng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tàu là hỗn láo, vì Chai-na là anh cả của Việt Nam.

Tình hình kết hợp rất là nhuần nhuyễn với việc bác Cả Lú đã thêm một ngôi sao vào “đội ngũ” bốn sao nhỏ qùi chầu sao lớn trên cờ Chai-na cho các cháu thiếu nhi cầm đi đón Thập Cận Bình, và đài VTV, tiếng nói chính thức của “nhà nước ta” cùng đã hơn một lần chưng chình ình Cờ Trọng Quỳ này chiếu cho cả nước cả cái thấy.


Nói chung quy, bản án 10 năm tù giam Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là đúng quy trình Đảng ta đang cầm “cờ” cho Chai-na “đái” vào mặt... “bác ta” đã “có công ra đi tìm đường …”

 
Tranh HatKa


Bauxite Tân Rai - Nhân Cơ hiện đi về đâu?

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Xã Tân Rai) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắk Nông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Người viết đã mở cuộc họp báo trình bày vấn đề này vào tháng 6, 2009 tại phòng họp của tòa Thị chính Westminster, CA.

Câu hỏi được đặt ra là chính Tàu Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường, tại sao CSVN tức Hán ngụy lại chấp nhận cho khai thác bauxite ở Việt Nam?

Nhìn xa hơn nữa, ảnh hưởng sâu xa về sự toàn vẹn lãnh thổ cũng được phân tích cặn kẽ trong một bài viết khác qua việc giao khoán cho TC toàn quyền khai thác mà những người quản lý đất nước hiện tại chấp nhận qua bản Thông cáo chung đã ký ngày 3/12/2001 giữa Nông Đức Mạnh và Trung Cộng trong một trích đoạn dưới đây:“Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lãnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lãnh vực quan trọng khác. Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong các dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế”.

Cũng cách đây 8 năm, trong bài viết, “Những Điều Không “Tử Tế” Trong Câu Chuyện Bauxite Việt Nam” của CSVN, người viết từng giải thích cặn kẽ bằng những dữ kiện khoa học chính xác, với những chứng liệu cụ thể, cho thấy các vấn đề liên quan đến đến quyết định cho khai thác bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam, cũng như kết quả sau 3 năm đi vào khai thác hai nơi nầy đã chứng minh sự gian dối trong diễn trình khai thác bauxite của các cấp lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước cộng sản, từng được đề cặp tới trong các lãnh vực:

- Diện tích đất khai thác;
- Hoàn thổ và trình tự khai thác “cuốn chiếu”;
- Chuyên chở;
- Điện năng và nguồn nước cho khai thác;
- Giải quyết bùn đỏ;
- Giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm; 
- Ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ; 
- Việc hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc; 
- Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu; 
- Cung cách tuyên truyền không trung thực v.v…

1- Nhìn chung

Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy dẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như mọi quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu và những nơi có dấu chân TC khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi nầy.

CSVN cũng như Tàu Cộng (TC) cũng không thể nào chối cãi được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Tàu dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt mà công an thậm chí “những ông lớn CSVN” cũng không thể vào can thiệp và bảo vệ công nhân Việt.

Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mảnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.

Những khu biệt lập trên do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người “lạ” nào hay cán bộ, công an CSVN có thể bén mảng đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý. Cho đến hôm nay, những tệ trạng trên tiếp tục diễn ra ở khắp mọi nơi, tạo nên một luồn sóng phẫn uất trong lòng người Việt, và thiết nghĩ những người công nhân lương thiện nầy sẽ có ngày đứng lên dành lại quyền công nhân thực sự và sẽ không để công nhân TC hiếp đáp mãi mãi được.

Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và gần đây nhứt tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mảnh đất quê hương của người bản xứ.

2- Tình hình Nhân Cơ và Tân Rai hiện tại

Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn sáu năm nay dưới sự đồng thuận của CSVN.

Rõ ràng là sau 6 năm khai thác bauxite, CSVN trước là đã để “hợp thức hóa” sự hiện diện của người công nhân và chuyên viên Tàu Cộng do nhu cầu gấp rút của “đế quốc mới” trong ý định xâm nhập miền cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Và, “Dự án Tân Rai và Nhân Cơ cùng 6 dự án khai thác quặng mõ bauxite khác đã được quy hoạch ở Đắk Nông có thể được xem như là DIỆN trước dư luận thế giới và ĐIỂM là chính thức hóa sự hiện diện của người Tàu ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam, ẩn tàng một âm mưu chính trị - quân sự của Tàu Cộng trong tiến trình chiếm đóng Việt Nam và vùng Đông Nam Á qua não trạng Đại Hán của đế quốc mới”.

Cái thâm độc của nội vụ là không một tiếng súng nổ ngoài biên cương, không có tiếng kêu cứu trước công luận quốc tế, Bộ Chính trị CSVN, cơ quan quyền lực cao nhứt, đã cấu kết, thỏa hiệp, hợp đảng với Bắc Kinh để hợp pháp hóa việc xâm lược qua việc khai thác quặng mõ ở cao nguyên. Hình thức xâm lược nầy cực kỳ nham hiểm, khiến quốc tế không thể nào lên án kẻ xâm lược là Trung Cộng được. Đó là đại họa của dân tộc và đất nước Việt Nam. Đó là lý do tại sao Bắc triều đã lấy Việt Nam làm thuộc địarồi vẫn áp chế bọn Thái thú để chiếm lấy các phần đất nhỏ giáp ranh phía Bắc và các đảo nhỏ ở biển Đông cho vào lãnh thổ và lãnh hải của chúng. Đó là vì các phần đất nhỏ.

- Đó có các ngọn đồi chiến lược để nếu trong tương lai có một Lý Thường Kiệt, một Lê Lợi nào đó của Việt Nam thời mới làm cuộc kháng chiến chống Bắc triều thì Tàu sẽ có được lợi thế trong việc trấn áp. Đó là vì các hòn đảo nhỏ.

- Đó có tầm quan trọng chiến lược khống chế con đường giao thông từ Bắc xuống Nam Thái Bình Dương, đi qua eo biển Malacca, tiến sang Ấn Độ Dương, song song với phần tài nguyên vô cùng phong phú ở thềm lục địa và dưới lòng biển.

- Đó là vì Cao Nguyên Trung Phần có tầm chiến lược quan trọng trong việc khống chế Việt Nam, khống chế 3 nước Đông Dương, khống chế cả vùng Đông Nam Á.

Để, nếu trong tương lai, nếu Việt Nam có cuộc quật khởi TC sẽ lấy đó làm lợi thế đàn áp, khống chế, vì trong quá khứ, TC có kinh nghiệm, Việt Nam vẫn dành lại độc lập sau 1026 năm Bắc thuộc. Cái thâm độc của TC ngày hôm nay là như thế đó.

3- Thâm độc của Trung Cộng

Do đó, cái thâm độc trong vấn đề là, TC không cần cử Thái thú sang cai trị như 4 lần Bắc thuộc trước, không cần Tô Định sang bóc lột dân lành, mà họ đã có sẳn những Thái thú biết nói tiếng Việt là hầu hết hiện diện trong trung ương đảng, đặc biệt là 19 thành viên Bộ chính trị của CSVN, tức những Hán ngụy thời đại.

Hơn ai hết, CSVN, hay nói rõ hơn là nhóm Thái thú ngồi ở Bắc Bộ Phủ Hà Nội, thấy rõ hơn ai hết là chuyện khai thác bauxite chẳng mang lại chút lợi lộc nào cho dân tộc và đất nước Việt Nam, mà còn gây ra vô số tai họa, nó chỉ mang lại lợi lộc cho đám cán bộ tham nhũng điều hành than và khoáng sản Việt Nam [TKV] vì ngân khoản thực hiện các dự án được chúng bỏ túi trước cho từng giai đoạn, sau đó là cho các nhà thầu Tàu Cộng; và sau hết là cho đám Thái thú gốc Việt và cho Bắc triều.

Và cũng hơn ai hết, Bắc triều thấy và biết rằng để có thể cai trị Việt Nam lâu dài, cho dầu bằng bạo lực hay bằng kinh tế thị trường, việc đồng hóa dân Việt phải là ưu tiên hàng đầu, nên tiếp theo sau kinh tế thị trường đưa hàng lậu vào đất Việt, đưa “hàng dỏm” đi khắp nơi để đánh lừa dân Việt ham hàng rẻ, bòn rút tài nguyên đất Việt đem về Tàu...

Thêm nữa, chúng chỉ đạo cho các Thái thú thiết lập Viện Khổng Tử ngay trên đất nước Việt Nam, và mới đây cho biết là chúng sẽ giúp Việt Nam đào tạo cả 1.000 tiến sĩ, để giáo dục, để dạy dân Việt hãnh diện làm người Tàu trên đất Việt như các Thái thú gốc Việt; bởi kế sách cả ngắn lẫn dài của Tàu là một mặt đưa “biển người” tràn xuống Việt Nam và toàn vùng Đông Nam Á; mặt kia là lấn Biển Đông; từ cách nhẹ nhàng như mua chuộc, cho vay, viện trợ, tặng học bổng, mở Học Viện Khổng Tử, đào tạo tiến sĩ, ưu đãi gian thương...; cho tới nặng tay là hù dọa, vây bắt hay bắn giết (trường hợp xảy ra với nhiều tàu của ngư dân Việt), rồi chiếm đảo, lấn biển... có cả tham vọng sỗ sàng xin chia một nửa biển Thái Bình Dương với Mỹ...

Vấn đề được đặt ra là việc Hán hóa của TC do sự tiếp tay của Hán ngụy tức CSVN là một đại họa kéo dài hơn 42 năm rồi mà dư luận hình như chưa chú ý đúng mức, vì đám Thái thú Hán ngụy tuân lịnh Bắc triều cai trị Việt Nam dưới các mỹ từ được lừa đảo từ Xã hội Chủ nghĩa, và thời gian sau này lại được áo thêm lớp võ bọc nhung kinh tế thị trường theo định hướng xã hộ chủ nghĩa... cho nên việc cảnh giác cần được gia tăng nhiều hơn nữa, song song với việc lên án chế độ độc đảng độc tài CSVN trước dư luận quốc tế, cùng lúc với những hành động cụ thể lên án Trung Cộng bành trướng mộng xâm lăng hết Á Châu, đến Phi Châu, và còn muốn tiến đến Mỹ Châu, tiến vào Hoa Kỳ với đề nghị cho chúng vào đất Mỹ không cần Visa (!).

4- Kết quả khai thác

Theo báo cáo của TKV, từ tháng 10/2013, Dự án Tân Rai đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, chạy thử và đi vào vận hành thương mại. TKV đã giao Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV quản lý vận hành toàn bộ dự án. Cho đến hết năm 2014, dự án đã khai thác lũy kế hơn 5 triệu tấn quặng bauxite, sản xuất ra gần 2 triệu tấn tinh quặng, 682.000 tấn alumin, xuất khẩu 490.000 tấn, đạt kim ngạch 160 triệu USD. Theo kế hoạch, năm 2015, Công ty sẽ sản xuất 540.000 tấn alumin và khi đạt công suất thiết kế năm 2016 sẽ đạt 650.000 tấn.

Sau hơn 1 năm tổ chức vận hành Nhà máy alumin của dự án, Công ty Nhôm Lâm Đồng-TKV về căn bản đã nắm được công nghệ, vận hành Nhà máy ổn định và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sản lượng sản xuất ngày càng ổn định và tăng dần. Phần lớn sản phẩm alumin của Nhà máy được xuất khẩu tới 11 khách hàng từ Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông… với giá bán alumin bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn, cao hơn so với tính toán của Dự án là 325 USD/tấn. (Trích trên các báo ở Việt Nam).

Trên đây là “báo cáo” của Hán ngụy và các dự kiến lạc quan vào năm 2013. Các tin tức dưới đây mới chính là... những con số thực tế của dự án Tân Rai vào ngày 13 tháng 3 năm 2017: "Bauxite Tân Rai càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng"(3.696 tỷ Đồng VN) theo Báo Người Lao Động.

Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng, còn gọi là dự án Tân Rai 
có khả năng đóng cửa. (Hình: Báo Người Lao Động)

Các kết quả thanh tra tại tổ hợp dự án Bauxite-Nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, “các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu”.

Tổng vốn đầu tư cho dự án tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng này chỉ 3,285 tỉ đồng lúc ban đầu, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 16,821 tỉ đồng, cao hơn gấp 5 lần. Ngoài ra, dự án này đưa vào hoạt động chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.

Vụ vỡ đường ống chứa chất độc hại tại nhà máy alumin Tân Rai, 
khiến ô nhiễm môi trường. (Hình: Báo Người Lao Động).

Đáng chú ý, kết quả của đoàn thanh tra cũng cho thấy tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng Mười 2013 đến hết Tháng Chín, 2016 đã thua lỗ 3,696 tỉ đồng, vượt xa so với số lỗ lũy tiến dự kiến theo kế hoạch là 1,660 tỉ đồng, không kể phần lỗ do chênh lệch tỉ giá. Còn tại dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu.

Đó là chưa kể từ ngày 1/1/2016, đã phát sinh thêm thuế xuất khẩu alumin 2%, giá tính thuế tài nguyên bauxit của tỉnh Lâm Đồng tăng từ 140.000 đồng/tấn lên 170.300 đồng/tấn quặng nguyên khai, nên đã làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.

5- Hậu quả về môi trường

Đường ống nhà máy Alumin Nhân Cơ tại huyện Dak R’lắp, tỉnh Dak Nông do nhà thầu Chalieco- TC phụ trách bị vỡ vào sáng ngày 23 tháng 7, 2016 khiến hóa chất kiềm tràn ra ngoài. Lượng kiềm (xút caustic) tràn ra ngoài được nói gần 9,6 mét khối. Truyền thông trong nước loan tin một số kiềm thấm xuống lòng đất trong phạm vi 600 mét vuông, phần còn lại chảy theo đường ống đổ xuống suối Dak Dao.

Một người dân tại xã Dak Dao cho tờ Giao Thông biết khi nước từ đường ống bị vỡ tràn xuống suối thì nước trở nên đục, có màu sẫm đen, mặt nước nổi váng loang lổ... Người dân tiếp xúc với nước suối chừng 10 phút thấy chân bị ngứa, da khô cứng, căng ra. Chỗ da non nếu tiếp xúc nước đó bị đau rát và cả nổi rộp lên như bị bỏng nước sôi. Cá trong suối chết nổi lên. Những người dân thấy cá chết xuống suối vớt lên đã bị những hiện tượng như vừa nêu.

Người dân đi xin nước về dùng. Ảnh Tuổi Trẻ

Nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bauxite Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng bị ô nhiễm. Đó là kết luận trong báo cáo quan trắc môi trường của Công ty Nhôm Lâm Đồng (đơn vị điều hành tổ hợp bauxite - nhôm).

Nhiều hộ không dám dùng nước giếng quanh khu bauxite Tân Rai. Người dân sống gần khu vực Nhà máy Tân Rai phải dùng máy lọc nước giếng để nấu ăn. Các thông số quan trắc cho thấy nồng độ Fe (sắt) và Mn (mangan) vượt ngưỡng cho phép từ 1,4-2,8 lần. “Nước ngầm trong khu vực hồ bùn đỏ được đánh giá bị ô nhiễm Fe và Mn” - báo cáo kết luận.

Từ những con số biết nói trên, hậu quả do nhưng lần kho chứa hóa chất cho nhà máy là sút caustic (NaOH) đã rò rỉ, hay bể bồn chứa trong những năm qua, việc bùn đỏ lan tràn khắp vùng, cũng như không khí bị nhiễm bụi SO2, những hạt bụi PM8 (nhỏ hơn 8ug)… làm cho cây trong chung quanh bán kính 30 Km như Cao su, tiêu, cây điều (đào lộn hột)... bị ảnh hưởng và cho năng suất rất thấp. Quan trọng nhất là nguồn nước bị ô nhiễm nặng qua vài hình ảnh dưới đây.

5- Chúng ta làm gì trước tình thế này?

Trên đây chỉ mới là các nguy cơ trên lãnh vực môi sinh và tương lai diệt chủng con người Miền Nam Việt Nam. Một điều không thể chối cãi được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.

Do đó, chúng ta cần nhìn vấn đề hoàn toàn giống như “câu chuyện Vũng Áng”, nghĩa là âm mưu của TC làm nhiễm độc môi trường, triệt hạ nguồn protein, hay hủy hoại nền kinh tế của người dân qua việc “cố ý” ngăn chận nguồn nước sông Mê Kong để hủy diệt nguồn lúa gạo ở ĐBSCL qua các đập thủy điện ở thương nguồn v.v… Đó là chính sách làm cạn kiệt nguồn lương thực chính của dân tộc, vốn đã xuất cảng hàng năm 6,7 triệu tấn gạo.

Chính âm mưu nầy sẽ tạo ra tình trạng đói kém cho cả nước! Từ đó, sẽ triệt hạ luôn sức sống, mức đề kháng của các thế hệ tương lai với truyền thống chống giặc phương Bắc để giữ Nước. Hiện nay, ngư dân mất biển, nông dân mất đất, dân miền núi mất rừng, dân thành phố thì bị đầu độc bằng thực phẩm nhiễm hóa chất v.v… nghĩa là đất nước tan hoang do TC và CSVN.

Biết như vậy, chúng ta phải làm gì ngay từ bây giờ?

Chúng ta cần sự kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy vì chính đảng CSVN đã bất lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu, nhưng vì quyền lợi và quyền lực mà cúi đầu thuần phục TC.

Do đó, quyết tâm làm một cuộc cách mạng môi trường là một thế chính nghĩa của toàn dân. Đó là sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại.

Và sức mạnh của thời đại ở đây tức là cái công khai hóa, cái quốc tế hóa, cái đa phương hóa để mời gọi sự ủng hộ rộng rãi của những người đồng tình với chúng ta trên thế giới.

Xin đừng VÔ CẢM với nỗi đau chung của tổ quốc.

04.07.2017

1.300 tỷ hồ tệ để "xuất khẩu" cử nhân thất nghiệp: trò lừa đảo, ăn cắp tiền công khai của Bộ Lao động

Tháng Chín (Danlambao) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết bộ sẽ cần 1.300 tỷ hồ tệ để "xuất khẩu" 54.000 cử nhân thất nghiệp. Đây rõ ràng là một trò buôn người không vốn, cướp tiền từ ngân sách quốc gia được đóng góp bởi tiền thuế của dân. Tại sao?

Thử hỏi nếu bạn là 1 trong 54.000 cử nhân thất nghiệp này, bạn nghĩ Bộ Lao động Thương binh sẽ bỏ ra hơn 1000 USD cho bạn để bạn được ra nước ngoài làm việc?

Hãy nhìn tất cả những thành phần lao động xuất khẩu bởi đảng trong nhiều năm qua. Không những bạn không được tiền mà còn phải đóng tiền hoặc ký giấy nợ với công ty môi giới từ 5 đến 10 ngàn đô cho 1 "cú" xuất khẩu người.

Và làm thế nào bạn được lọt vào danh sách 54.000 người có "vinh dự" được đảng biến thành một món hàng "xuất khẩu" ma dzê in Việt Nam?

Dĩ nhiên là bạn phải qua thủ tục "đầu tiên" với Bộ Lao động.

Do đó, moi tiền của bạn từ 5-10 ngàn đô vẫn chưa đủ, Bộ (hút máu) Lao động còn móc túi ngân sách 1.300 tỉ hồ tệ, tương đương với 57 triệu đô để bỏ túi.

Nếu bạn rình mò tìm ra được nơi ở của những ngôi nhà đứng tên bởi các "bà vợ" hay "ông chồng" của các đồng chí, đừng ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đó là những dinh thự khủng. Tất cả là "nhờ" vào rất nhiều "thành quả lao động" của bộ.

1.300 tỉ hồ tệ trên chỉ là một "thành quả lao động" bé bé con con của công ty buôn người này!

TB. Những món hàng người xuất khẩu này không được gửi qua các thiên đường cộng sản như Tàu cộng, Bắc Hàn, Cuba mà được gửi sang những địa ngục trần gian như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.

05.07.2017


Nhờ ánh sáng của bạo lực cắt mạng và “ơn bác, ơn đảng” chúng cháu chém rơi đầu nhau

Dân Đen (Danlambao) - Tổ chức khủng bố hồi giáo tại các nước Ả Rập đã và đang là mối kinh hoàng của cả thế giới. Những kẻ khủng bố gieo rắc nỗi sợ bằng những đợt đánh bom cảm tử hoặc những cuộc tấn công man rợ nhắm vào nơi đông người. Nhưng có lẽ ghê rợn nhất trong cách mà tổ chức khủng bố áp dụng là việc hành hình nạn nhân bằng cách chặt đầu. Hành vi khủng khiếp ấy tưởng chừng chỉ xảy ra tại những nơi mà tổ chức khủng bố chiếm giữ để sát hại các con tin của chúng. Tuy nhiên hành vi khủng khiếp ấy lại được thực hiện ngay tại một đất nước luôn tự huyễn hoặc là thiên đường, là một quốc gia hạnh phúc, là một dân tộc ngàn năm văn hiến. Đó chính là Việt Nam đang bị làm cái đuôi cho cái "thiên đường" cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Chắc chắn không ít người cảm thấy rùng mình khi đọc bản tin “kinh hoàng nam thanh niên bị chém lìa đầu trong đêm” được đăng tải trên các trang báo trong nước. Việc này được nhận định là một cuộc ẩu đả sau những mâu thuẫn cá nhân của một số thanh niên trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc. Tình tiết của sự việc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tương quan hành xử giữa con người với nhau. Đây chắc chắn không phải là một vụ thanh toán được sắp đặt hay lên kế hoạch hành động, nó chỉ đơn giản là cách xử lý một vụ mâu thuẫn cá nhân. Tuy nhiên hành động chém lìa đầu một người không phải là việc làm dễ dàng ngay cả đối với những sát thủ chuyên nghiệp.

Điều đáng suy nghĩ ở đây là tại sao con người Việt Nam ngày càng trở nên tàn ác đối với đồng loại. Những thông tin về các vụ án cướp, giết, hiếp vẫn đầy dẫy trên các trang báo của nhà nước, nhưng các chuyên gia tâm lý cũng khó có thể lý giải nguyên nhân tại sao người Việt ngày nay lại có những hành động đáng ghê sợ như thế. Phải chăng người dân Việt Nam đang chọn cho mình một lối sống theo xu hướng bạo lực để tự vệ trước tất cả sự việc ảnh hưởng đến bản thân.

Một ông phó giáo sư tiến sĩ nọ thản nhiên cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của người lạ dám đậu xe trước sân nhà mình. Hai cán bộ đảng viên kia sẵn sàng choảng nhau đổ máu ngay chốn công sở cơ thi hành luật pháp. Ba, bốn học sinh ấy thay nhau đánh đập, lột đồ bạn học, quay clip tung lên mạng chỉ vì “mày dám thích bạn trai của tao”. Và các “đồng chí” lạnh lùng bắn vào đầu “đồng bọn” cùng đảng tại Yên Bái vì tranh giành quyền lực, ghen tức lẫn nhau.

Đã hơn 40 năm đất nước “thống nhất” dưới sự độc tôn cướp quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, những hình ảnh con người ngày nay chém giết, hãm hại nhau lại trở nên phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Không ai khác, chính đảng cộng sản với chủ trương bạo lực cách mạng, với nền giáo dục nhồi sọ lòng căm thù, với bộ máy tuyên truyền sặc mùi giáo Mác và mủi Lê, những thế hệ Việt Nam đã sinh ra và lớn lên trong cái địa ngục cộng sản được tuyên truyền là thiên đàng, đã bị đảng làm mất hết nhân tính. “Nhìn tổng quan đất nước mình có bao giờ được như thế này”. Câu nói này của tổng bí thư cộng sản đảng Nguyễn Phú Trọng có lẽ là câu trả lời xác đáng nhất cho hiện trạng đất nước ngày nay mà người dân đang sống ngập ngụa trong dối trá và dã man là nhờ ở “ơn bác, ơn đảng” và “truyền thống bạo lực cắt mạng”.

04.07.2017

Người đàn ông bị chặt lìa đầu giữa ngã ba đường ở Vĩnh Phúc

Người đàn ông bị chặt lìa đầu giữa ngã ba đường ở Vĩnh Phúc
Một án mạng rùng rợn xảy ra giữa đường phố có đông người qua lại ở tỉnh Vĩnh Phúc, khi một người đàn ông bị ba người rượt chém lìa đầu tại một ngã ba.
Án mạng xảy ra khoảng trước 9 giờ 30 tối Thứ Hai 3 tháng 7, ở ngã ba thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên. Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Minh Toàn, 26 tuổi, cư dân địa phương. Trước đó, giữa Toàn và ba nghi can đã xảy ra ẩu đả tại một quán ăn. Báo mạng Pháp Luật Plus dẫn nhiều nguồn tin cho biết nguyên nhân có thể là do Toàn vay mượn tiền. Khi bị đòi, giữa hai bên đã xảy ra ẩu đả, khiến một người bị thương được đưa đi bệnh viện còn Toàn bị truy sát trên đường phố.
Các lực lượng cảnh sát điều tra, công an và chuyên gia pháp y của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như huyện Bình Xuyên đều có mặt tại hiện trường. Tin cho hay rất nhiều người hiếu kỳ đã tụ tập chung quanh hiện trường cho đến quá nửa đêm. Một số người cho biết họ thấy “bủn rủn tay chân” vì hiện trường quá khủng khiếp. Nạn nhân khi bị chém chết vẫn còn cầm chặt một con dao thiến heo trong tay.
Truyền thông trong nước trong ngày Thứ Ba cho hay, công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt được 2 nghi phạm là Trần Cao Thái, 23 tuổi, ở thị trấn Hương Canh, và Nguyễn Văn Cường, 32 tuổi, ở huyện Yên Lạc.
Huy Lam / SBTN

Thầy giả vờ dạy, trò giả vờ học: thời giảng đường không còn lý tưởng.

Kiều Phong-05-07-2017 
(VNTB) Người ta thường nói: “Tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng”. Khi giảng đường đại học đã không còn lý tưởng, cả người đi dạy và người đi học đều hết sức miễn cưỡng.

“Thầy giả vờ dạy!”

Ở TP.HCM, người trong ngành ai cũng biết là nhiều giảng viên hiện nay đang chạy show. Có những tiến sĩ sáng dạy đại học Nhân Văn, chiều chạy lên thành phố dạy Hồng Bàng, hoặc có cô tiến sĩ sáng dạy ở Nhân Văn, chiều lại lên dạy ở Hoa Sen. Với một lịch chạy vất vả như vậy, họ chẳng còn thời gian để đọc sách, nhiều khi cả năm không đọc xong trọn vẹn một cuốn sách nào. Đây là những giáo sư-tiến sĩ tạm coi là có tên tuổi, dạy dặn lâu năm trong nghề. Nhưng họ buộc phải dạy hai trường như vậy mới đủ sống. Mức lương ở trường đại học công lập, đại học quốc gia quá rẻ mạt, tính theo giờ chỉ mấy chục ngàn đồng, trong khi đó các trường tư nhân, các trường gắn nhãn quốc tế kia lại trả rất cao, có khi mấy trăm nghìn đồng cho một giờ dạy. Tất nhiên, giảng viên trường truyền thống sẽ nhận lời ngay khi được trường ngoài gửi lời mời. Mặc dầu vậy, họ cũng không dám bỏ dạy hoàn toàn ở trường công hay trường quốc gia để ra dạy trường tư toàn thời gian. Đây gọi là duy trì thế chân trong-chân ngoài, phải nhờ có danh phận ở trường công thì mới đàng hoàng đứng bục ở trường tư được. Vì vậy, giảng viên các trường lớn cứ chạy show sáng chiều liên tục. Do đó tất yếu họ bị mất tập trung, bị phân tâm, chất lượng bài giảng theo đó hẳn có vấn đề. Giảng viên ngày nay có xu hướng giảng bài qua loa ở trường công, sang đến trường tư thì giảng kỹ. Thậm chí, có tiến sĩ Ngữ văn Trung Quốc còn nói thẳng với các sinh viên ngồi bên dưới: “Tiền nào của nấy”.


Điều này cũng thể hiện trong việc chấm bài thi. Ở Mỹ, giảng viên chấm bài thi rất kỹ, sửa những lỗi cho từng sinh viên, từ lỗi chuyên môn cho đến lỗi chính tả ( học sinh ở Mỹ nhiều người viết sai chính tả, đến bậc đại học giảng viên vẫn phải sửa và sửa ngay trong bài). Ngoài ra, họ còn chấm bài rất kỹ, chỗ nào được, chỗ nào chưa được, đều bình luận dưới bài làm của sinh viên. Việt Nam thì khác, đa số bài làm giữa kỳ và cuối kỳ sinh viên chỉ được biết điểm chứ không biết mình sai chỗ nào thiếu chỗ nào để mà sửa, vì bài thi không được trả lại. Mà có được trả lại thì cũng như tờ giấy lúc nộp, vì người chấm bài thi không được trả lương để bình sửa chi tiết bài thi của những người sinh viên.

Cắt đầu bớt đuôi

Đó là chưa kể rằng quỹ thời gian cho một môn học còn bị giảm bớt. Cùng một quỹ thời gian bốn năm học không đổi mà số lượng các môn học ngày càng tăng lên thì thời gian dành cho mỗi môn đành phải co lại. Mỗi môn chuyên ngành còn một nhúm thời gian như vậy, làm sao người thầy có thể dạy cho tử tế được? Tiến sĩ về hưu Vũ Tam Huề giảng viên Đại học Bách Khoa TP.HCM cho biết: Hồi thầy đi dạy ở đại học Tổng hợp Hà Nội, môn Hóa học đại cương bị giảm từ 230 tiết xuống còn 70 -80 tiết, nghĩa là còn lại chỉ khoảng một phần ba thời gian. Ngạc nhiên quá, tiến sĩ Vũ Tam Huề lên hỏi lãnh đạo trường thì lãnh đạo trường “hồn nhiên” trả lời rằng: Bớt môn Hóa để dành thời gian cho sinh viên học tin học, học vi tính, học quốc phòng...

Vậy là, người thầy ở giảng đường đại học Việt Nam bị đặt trong tình huống buộc phải dạy qua loa, dạy ẩu. Thử hỏi, một người thầy có lương tâm, có trách nhiệm và lòng ái quốc liệu có thể làm theo được như yêu cầu của người thiết kế chương trình học không? Họ vừa bắt giảng viên rút ngắn thời gian dạy, vừa hô hào tăng chất lượng chuẩn đầu ra, chẳng khác nào đánh đố đưa cho con chim sẻ bé tẹo teo bảo làm mâm cỗ thịnh soạn như Truyện Trạng năm nào.

Với quỹ thời gian quá ngắn ngủi như vậy, bảo rằng giả vờ dạy thì được, chứ dạy cho thật nghiêm túc và chu đáo thì có muốn cũng không thể được.

Họp, họp, và họp!

Trên thế giới học thuật, Việt Nam thuộc loại “quái thai”, nơi mà giảng viên đi họp cũng nhiều như đi dạy, lại còn bắt buộc phải đi, thầy cô nào không đi thì lại áy náy chuyện điểm số chiến sĩ thi đua. Nhiều lúc một ông tiến sĩ muốn ở nhà để đọc thêm một cuốn sách mà có chút vốn liếng đi dạy lại cho sinh viên mà cũng không được, ông bị người ta ép uổng phải đi họp không lương. Đây rõ ràng là một hình thức xin đểu thời gian, mà theo lý luận Marxist đang lưu hành trong trường đại học Việt Nam thì xin đểu thời gian lao động chính là bóc lột sức lao động, giảng viên đại học Việt Nam hết thảy đều đang bị bóc lột sức lao động, vậy nhà tư bản phát tài nhờ giá trị thặng dư là ai?

Cũng trên thế giới tiến bộ, trừ một số rất ít những cuộc họp mang tính hành chính bắt buộc, còn lại các cuộc họp của giáo sư đại học là các hội thảo về chuyên môn. Muốn đến dự các hội thảo đó thì một giáo sư đại học cũng phải đóng tiền vào cửa, vì sự tìm tòi được của người thuyết trình trong hội thảo khoa học nghiêm túc, không thể cho không. Hơn nữa, nước ngoài người ta tự bỏ tiền túi ra tổ chức hội thảo, chứ không như nước ta đâu đâu cũng rút từ ngân sách ra. Nhiều thạc sỹ, tiến sĩ ở Việt Nam thừa biết họp hành và hội thảo ở Việt Nam là phản tiến hóa và phi khoa học nhưng cũng đành phải đi. Ngồi suốt buổi nghe một thứ mà mình không thích, ai nấy sẽ đều cảm thấy như đang bị tra tấn về tinh thần và thể lực. Họp, họp và họp suốt ngày, liên tục như vậy, người giảng viên không còn đâu thời gian và sự bình tâm để mà nghiên cứu. Cho nên, họ cũng đứng giảng đường và vẫn dạy học, nhưng như kiểu là làm cho xong chuyện.

Thời gian vốn đã ít, lại bị bớt ngược bớt xuôi, không có gì ngạc nhiên khi nói đến một thực trạng đại học phẩm cấp kém dần qua từng năm như ở Việt Nam ngày hôm nay. 


Đón đọc kỳ II: Vì sao sinh viên thời nay lười học?

‘Quân đội không làm kinh tế nữa’ có phải là chủ trương hay không?

Thiền Lâm-05-07-2017
(VNTB) - Người dân thấy gì nếu đối sánh lời khẳng định “Quân đội không làm kinh tế nữa” của tướng quân đội Lê Chiêm với lời cam kết, chữ ký sống lẫn dấu lăn tay của một cựu tướng công an là Nguyễn Đức Chung trong bản cam kết với người dân xã Đồng Tâm nhưng sau đó ông Chung đã trở mặt hoàn toàn?
  Còn xuất hiện ý kiến nghi ngờ rằng phát biểu của ông Lê Chiêm chỉ mang tính chất cá nhân chứ không phải của “vua tập thể”.

Sau phát biểu của Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về “Quân đội không làm kinh tế nữa” và “Bộ Quốc phòng đã có chủ trương về việc này”, báo chí và công luận sôi nổi được một thời gian ngắn với đa số ý kiến ủng hộ “chủ trương” của ông Lê Chiêm.

Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn. Còn sau đó, mặt nước chợt lặng hẳn đi như chưa hề có một hòn đá nào được ném xuống. Thậm chí còn xuất hiện ý kiến nghi ngờ rằng phát biểu của ông Lê Chiêm chỉ mang tính chất cá nhân chứ không phải của “vua tập thể”.

Nghi ngờ trên phần nào có cơ sở. Tướng Lê Chiêm bật ra những phát biểu trên trong ngữ cảnh không phải là một cuộc họp chính thức của Bộ Quốc phòng, cũng chẳng có văn bản nào của Bộ Quốc phòng đính kèm, mà lại trong một cuộc họp với Thành ủy và chính quyền TP.HCM do Thủ tướng Phúc chủ trì với chủ đề chính là về “sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất”.

Cho dù có dư luận cho rằng “chủ trương quân đội không làm kinh tế nữa” là của Quân ủy trung ương, nhưng sự thật là cho tới nay vẫn chưa có bất cứ một nhân vật có trách nhiệm nào trong quân ủy này lên tiếng để hoặc xác nhận lời tướng Lê Chiêm hoặc phủ nhận điều đó.

“Quân ủy trung ương” ở đây không ai khác là Bí thư quân ủy Nguyễn Phú Trọng và Phó bí thư quân ủy kiêm bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch - những nhân vật chưa bao giờ dám lộ diện để hồi âm trước đòi hỏi “trả sân golf về sân bay” của công luận.

Trong khi đó, báo Quân Đội Nhân Dân đã mở cả một chiến dịch như thể phản bác và phủ nhận thủ trưởng Lê Chiêm của họ. Vào ngày ngày 30/6/2017, tờ báo chuyên chính này đăng bài “Khẳng định vai trò của Quân đội ta trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế”, trong đó:

Sau vệt bài “Kết hợp kinh tế với quốc phòng-Nhiệm vụ chiến lược lâu dài” được đăng trên Báo Quân đội nhân dân từ ngày 28-6 đến ngày 30-6, tòa soạn nhận được rất nhiều ý kiến của các tướng lĩnh, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội các khóa, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp và người dân… Các ý kiến đều khẳng định tính đúng đắn, sâu sắc của chiến lược kết hợp kinh tế với quốc phòng; đánh giá cao kết quả đạt được của Quân đội ta trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế; đồng thời bày tỏ tin tưởng quá trình đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp quân đội sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội ta”.

Cần nhắc lại, cách đây không lâu Quân đội nhân dân đã lên tiếng bảo vệ nhóm lợi ích tại bộ này liên đới vấn nạn “sân golf trong sân bay”.

Ngày 13/6/2017, Quân đội nhân dân phỏng vấn TS Lương Hoài Nam, chuyên gia về lĩnh vực hàng không - người nêu ra quan điểm ủng hộ phương án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về phía nam, và “mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về phía nam là phương án hợp lý nhất”.

“Phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất” lại là toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò vấp, Phú Nhuận, và cả Công viên Gia Định - một trong hiếm hoi lá phổ xanh cuối cùng của Sài Gòn.

Ngay lập tức, những phát ngôn của nhóm lợi ích quân đội kết hợp với quan chức chính quyền đã bị công luận phản ứng dữ dội.

Một bạn đọc đã viết ý kiến “quân đội ra Trường Sa và Hoàng Sa mà ở chứ chui vào sân golf làm gì!”.

Quân đội nhân dân cũng đóng góp một phần không nhỏ vào cái sự nghiệp kinh doanh trên đầu người dân. Tờ báo này, trong khi luôn công kích các quyền căn bản của nhân dân như tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do ngôn luận…, thì lại sẵn sàng bao che cho những bất công khủng khiếp mà Tập đoàn Him Lam của nhóm lợi ích Bộ Quốc phòng đã gây ra trên đất nước tàn tạ này.

Cũng cần nhắc lại, ở Trung Quốc, Tập Cận Bình đã tước hẳn quyền làm kinh tế của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Các doanh nghiệp quân đội Trung Quốc đã phải chấm dứt cảnh “mượn đầu heo nấu cháo” kể từ năm 2016.

Trong khi đó, hàng trăm doanh nghiệp kinh tế quân đội ở Việt Nam vẫn nghiễm nhiên kinh doanh, trong số đó có nhiều vụ việc lợi dụng chính sách như dạng chiếm dụng 157 ha của sân bay Tân Sơn Nhất nhưng đã không hề bị pháp luật sờ gáy.


Nhìn lại lời khẳng định “Quân đội không làm kinh tế nữa” của tướng quân đội Lê Chiêm, và nếu đối sánh với lời cam kết, chữ ký sống lẫn dấu lăn tay của một cựu tướng công an là Nguyễn Đức Chung trong bản cam kết với người dân xã Đồng Tâm nhưng sau đó ông Chung đã trở mặt hoàn toàn, người dân và công luận chẳng có bất kỳ cơ sở nào, dù chỉ tương đối, để có thể tin vào hứa hẹn của phía quân đội sẽ ngừng hoạt động “nhảy múa kiếm cơm”.