Tuesday, April 21, 2015

Phải xử phó công an bắn người mới đúng!

(PL)- Bản án sơ thẩm của TAND TP Cà Mau tuyên nạn nhân bị bắn không phạm tội chống người thi hành công vụ không chỉ đúng luật mà còn đúng tinh thần cải cách tư pháp, cần nhân rộng để các nơi học tập.
Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 21-4 có bài “Thi hành công vụ vì… một lời chửi đổng” phản ánh vụ án mà TAND TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) vừa xử sơ thẩm. Theo đó, tòa đã tuyên bị cáo Huỳnh Nhật Quang không phạm tội chống người thi hành công vụ như cáo buộc của VKS. Đồng thời, tòa nhận định hành vi của các công an xã Tắc Vân - trong đó có Phó Công an xã Dương Trí Dũng, người dùng súng cao su bắn bị thương anh Quang khi anh đang bị còng tay - không phải là thi hành công vụ. Tòa kiến nghị VKSND tỉnh Cà Mau xem xét lại quyết định không khởi tố ông Dũng của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau.
Có lẽ đây là trường hợp hiếm thấy vì tòa án không chỉ mạnh dạn tuyên bố bị cáo không phạm tội mà còn kiến nghị phải khởi tố cả người “thi hành công vụ”.
Gây sự chứ không phải thi hành công vụ
Mấu chốt của vụ án là việc xác định lực lượng công an xã có phải là đang thi hành công vụ hay không. Hành động dùng súng (công cụ hỗ trợ) bắn vào má anh Quang của ông Dũng có được coi là hành vi diễn ra trong khi thi hành công vụ hay không.
Theo cáo trạng, khoảng 24 giờ đêm 4-2-2013, tổ công tác Công an xã Tắc Vân đã kiểm tra giấy tờ xe bạn của Quang do không đội mũ bảo hiểm. Chưa bàn đến việc công an xã có được kiểm tra vi phạm giao thông hay không nhưng sau khi tổ công tác đã “làm xong nhiệm vụ”, đã bỏ đi thì anh Quang mới… chửi đổng. Như vậy việc anh Quang chửi đổng không hề có mối liên quan gì đến nhiệm vụ của tổ công tác. Giả thiết trong lúc anh Quang xin cho bạn mình mà có lời lẽ xúc phạm tổ công tác thì việc chửi đổng của anh Quang ngay lúc đó mới được coi là có lời lẽ xúc phạm người thi hành công vụ.
Anh Huỳnh Nhật Quang với vết thương do bị phó công an xã bắn. Ảnh: TRẦN VŨ
Nhưng ở đây ông Dũng được một công an viên báo cho biết là anh Quang chửi đổng nên ông này mới tức tối quay lại gây sự với anh Quang chứ có vì nhiệm vụ gì đâu! Tại thời điểm này, chỉ có thể nói ông Dũng cùng các công an viên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để “cho mày biết thế nào là lễ độ” khi dám chửi người của Nhà nước. Do đó mọi hành vi xâm phạm đến thân thể của anh Quang trong lúc này không được coi là hành vi diễn ra trong khi thi hành công vụ nữa.
Lợi dụng việc thi hành công vụ, ỷ vào số đông, tổ công tác đã còng tay anh Quang đưa về trụ sở đã là một việc làm trái pháp luật. Nghiêm trọng hơn, tại trụ sở, trong lúc anh Quang đang bị còng tay, không còn khả năng tự vệ thì ông Dũng lại dùng súng ngắn bắn anh Quang khiến anh bị thương phải đưa đi cấp cứu với tỉ lệ thương tật 8%.
Giả thiết việc bắt cũng như việc còng tay anh Quang là đúng pháp luật và nằm trong phạm vi thi hành công vụ thì sau khi đưa anh Quang về trụ sở, ông Dũng cũng không được có bất cứ hành vi nào xâm phạm đến thân thể của anh Quang. Mọi hành vi xâm phạm đến thân thể của anh Quang lúc này đều là hành vi trái phép và nằm ngoài công vụ.
Một phán quyết dũng cảm!
HĐXX của TAND TP Cà Mau đã đúng khi cho rằng trong vụ án này, lực lượng công an xã đã thực hiện hành vi công vụ không đúng đắn và hành vi của anh Quang không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ nên anh Quang không phạm tội.
Công an tỉnh Cà Mau cho rằng ông Dũng gây thương tích cho anh Quang chưa đến 31% nên không cấu thành tội phạm. Đây là cách hiểu sai lầm về thi hành công vụ và phạm tội trong khi thi hành công vụ. Vì vậy việc tòa sơ thẩm đề nghị VKSND tỉnh Cà Mau xem lại quyết định không khởi tố ông Dũng (mà nói trắng ra là nên hủy bỏ quyết định này bằng việc khởi tố) là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ỷ thế có chức, có quyền, có súng trong tay muốn hành xử thế nào cũng được đang diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở cấp cơ sở. Hành vi gây thương tích cho anh Quang của ông Dũng phải coi là trường hợp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành công an nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền nên cần phải xử lý nghiêm, không nên bao che, cho dù ông này có là con, cháu của ai.
Việc tòa án tuyên bố một người không phạm tội, nếu xét về thẩm quyền, chẳng có gì phải bàn. Nhưng trước giờ chuyện này rất ít khi xảy ra. Tòa biết bị cáo không phạm tội đấy nhưng vẫn cứ “bấm bụng” kết án hoặc trả hồ sơ “đến cùng” để viện đình chỉ. Sở dĩ tòa phải làm vậy là vì muốn “dĩ hòa vi quý” để mối quan hệ giữa tòa và viện không bị sứt mẻ hoặc tòa muốn “cứu” viện để viện khỏi bồi thường oan. Trong bối cảnh ấy, bản án của TAND TP Cà Mau được dư luận rất hoan nghênh, đồng tình. Nếu tòa án nào cũng dũng cảm như vậy thì công cuộc cải cách tư pháp sẽ đạt được kết quả mỹ mãn.
Qua vụ án này, thiết nghĩ các cơ quan tố tụng nên rút ra bài học quý giá khi cân nhắc đưa ra một quyết định sao cho đúng pháp luật, hợp lòng dân, “thấu lý, đạt tình”.
ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao

Tòa kiến nghị, viện “chấp hành” ra sao?
Ngoài việc tuyên anh Huỳnh Nhật Quang không phạm tội, bản án sơ thẩm của TAND TP Cà Mau còn kiến nghị VKSND tỉnh Cà Mau xem xét lại quyết định không khởi tố của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này. Về việc này, BLTTHS không có quy định bắt buộc VKS hay cơ quan điều tra phải chấp hành. Nếu có kháng nghị của VKS mà TAND tỉnh Cà Mau không chấp nhận, vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm thì kiến nghị của tòa đối với hành vi của ông Dương Trí Dũng cũng chỉ có ý nghĩa “chính trị” chứ không có giá trị pháp lý. Ngay cả trường hợp HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án thì quyết định của tòa cũng không bắt buộc VKS hay cơ quan điều tra phải chấp hành.
Nói cách khác, kiến nghị là chuyện của tòa, còn viện có làm hay không là chuyện khác. Tất nhiên với sự việc phạm tội rõ ràng mà VKS không khởi tố thì cơ quan giám sát (HĐND) sẽ có việc để làm!

Rút tiền dân đua nhau xây trụ sở hàng triệu đô la

VIỆT NAM (NV) - Nhiều tỉnh, thành của Việt Nam đang thực thi “Chủ nghĩa hoành tráng,” đua nhau gấp rút xây trung tâm hành chính mới hàng ngàn tỷ đồng từ tiền thuế của dân.

Theo truyền thông Việt Nam, mới đây tỉnh Hải Dương đã được chính phủ CSVN đồng ý cho xây trụ sở làm việc với kinh phí khoảng 2,000 tỷ đồng.

Trung tâm hành chính mới của thành phố Ðà Nẵng. (Hình: Người Lao Ðộng)

Cùng lúc, một trung tâm hành chính (TTHC) hoành tráng đang được tỉnh Ðồng Nai quyết tâm thực hiện. Theo đó, dự án là tòa nhà 2 khối cao 15 tầng, có tổng vốn xây dựng lên đến 2,200 tỷ đồng, trên diện tích 20 héc ta, trong tổng thể khu đô thị mới Tam Phước, xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, dự tính xây xong vào năm 2025.

Trong khi đó, tỉnh Bình Ðịnh cũng đang giao các sở, ngành tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc TTHC. Ðến cuối năm nay, sau khi có phương án kiến trúc phù hợp, tỉnh này sẽ tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật và xây dựng sau năm 2016. Quy mô tối thiểu trên 10 tầng, kinh phí tạm tính 400 tỷ đồng từ nguồn tiền bán đất, bán các trụ sở của chính quyền và từ ngân sách tỉnh.

Không thua kém, tỉnh Khánh Hòa cũng đang triển khai dự án khu đô thị TTHC mới trên diện tích khoảng 700 hecta, trong đó 26 hecta làm TTHC mới, tập trung 101 đơn vị của 5 khối cơ quan. Tổng giá trị đầu tư dự án khoảng 7,000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017-2018.

Ngoài ra, các tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Ðồng, Hà Tĩnh... cũng đã và đang xúc tiến xây TTHC với kinh phí hơn 1,000 tỷ đồng mỗi nơi.

Riêng TTHC mới của tỉnh Bình Dương gồm 20 tầng, 2 tầng để xe, tầng kỹ thuật và bãi đáp trực thăng đã được đưa vào sử dụng năm 2014, tổng đầu tư khoảng 1,400 tỷ đồng.

Theo Người Lao Ðộng, dư luận chung đang rất thắc mắc là việc xây những trụ sở làm việc “khủng” này với vốn đầu tư quá lớn có thực sự cần thiết, nhất là đối với các địa phương còn nghèo?

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Phương, phó giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Ðồng Nai, cho biết, việc xây TTHC mới tỉnh Ðồng Nai là phù hợp định hướng phát triển không gian đô thị với quy hoạch cấp vùng, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Còn ông Nguyễn Thành Hải, phó giám đốc Sở Kế Hoạch và Ðầu Tư tỉnh Bình Ðịnh nói: “Ðể tạo môi trường thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp trong việc liên hệ giải quyết công việc.”

Trả lời câu hỏi báo Tiền Phong về việc xây TTHC lớn như trên có phí so với nhu cầu thực tế, ông Trần Thanh Liêm, phó chủ tịch tỉnh Bình Dương, khẳng định: “Ðâu có phí, có nhiều cái thuận lợi lắm! Ví dụ như cần triệu tập hội họp, làm việc gấp thì rất nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Ðồng thời là khu hành chính mở một cửa, lợi cho người dân đến liên hệ giải quyết công việc.”

Thành phố Ðà Nẵng hiện là nơi có TTHC to nhất các tỉnh miền Trung, mới khánh thành khoảng 6 tháng, với kinh phí xây dựng 1,981 tỷ đồng, thì được ông Võ Văn Thương, chánh văn phòng thành phố Ðà Nẵng cho biết: “Từ khi đi vào hoạt động, tính tương tác trong lĩnh vực hành chính của thành phố được nâng cao, giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiếp cận dễ dàng hơn với một nền quản lý hành chính công thân thiện,” ông Thương nói.

Nhận định về việc này, ông Bùi Ðức Thụ, ủy viên thường trực Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội nhận xét: “‘Chủ nghĩa hoành tráng’ không chỉ hiện diện trong việc xây trụ sở mà lan rộng ở mọi lĩnh vực, cùng với tư duy nhiệm kỳ phải để lại dấu ấn trong thời gian lãnh đạo. Vì thế mới có chuyện tỉnh này có sân bay, tỉnh bên cạnh cũng phải có. Anh có cảng, tôi cũng phải có cảng. Anh có bệnh viện lớn thì tôi phải có bệnh viện vùng....” (Tr.N)
04-21-2015 2:53:44 PM

Công lý, công bằng xã hội 'định hướng XHCN'

Hiến pháp của nhà cầm quyền Việt Nam thông qua hồi cuối Tháng 11-2013, điều 3 cả quyết “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

 
Bị cáo Bùi Ngọc Ninh bị kết án 3 năm tù chỉ vì 8 cái quần lót. Sĩ quan Công an ăn cắp công quỹ bạc tỉ chỉ bị “kiểm điểm” với “cảnh cáo”. (Hình: Vietnamnet)

Ở điều số 31 của bản hiến pháp mới này, điểm 2 viết rằng “Người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai...”

Hiến pháp là bản luật mẹ đẻ ra tất cả các luật khác. Tất cả các bộ luật như Luật Tố Tụng Hình Sự, Luật Hình Sự cho Bộ Tư Pháp, Bộ Công An và các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp áp dụng, thi hành đều phải dựa vào đó làm kim chỉ nam và không được phép vượt ra ngoài.

Tuy nhiên, chỉ điểm qua một vài vụ việc mới xảy ra, hoặc một ít vụ khác từng xảy ra mấy năm gần đây, người ta thấy cái chế độ độc tài của đảng CSVN luôn luôn nói và làm ngược nhau. Cho dù bản Hiến pháp xưng tụng đảng CSVN là “đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc...”

Ngày 15/4/2015, báo điện tử VietnamNet viết bản tin cho biết một người đàn ông đã bị tòa án phúc thẩm ở thành phố Hà Nội y  án bản án sơ thẩm 3 năm tù chỉ vì “cướp 8 quần lót”, không được giảm án vì bị cho là “manh động”.

Của đáng tội, ông ta sau những tranh chấp phân chia tài sản với một người khác khi dẹp cơ sở kinh doanh chung thì “cướp 18 áo khoác, một váy cưới, 8 chiếc quần lót… mang lên taxi bỏ đi”. Ông ta bị tố cáo với Công an là “cướp tài sản” có tổng trị giá “hơn 2 triệu đồng”, tức khoảng một trăm đô la.

Mấy cái quần lót, áo khoác, áo cưới với trị giá nhỏ nhoi như vậy lấy đi sau sự cãi vã với người hùn hạp mà đáng kết án 3 năm tù? Hay chỉ đáng phạt ít tiền nếu quả thật ông ta có tội?

Cùng cái ngày 15/4/2015 đó, chính tờ báo điện tử Vietnamnet có một bản tin khác cho hay ba ông “cán bộ Công an” cấp khá cao đã chỉ bị “cảnh cáo” hay “giáng cấp” hay nhẹ hơn, chỉ bị “khiển trách” dù liên quan các số tiền “nâng khống tiền lương” tức ăn cắp tiền công quỹ lên hơn 13.5 tỉ đồng.

Ông đại tá Công an Nguyễn Thành Tâm, trưởng phòng hậu cần, kỹ thuật của Công an Kiên Giang, kẻ chịu trách nhiệm về số tiền ăn cắp “nâng khống” vừa kể chỉ bị “cảnh cáo”. Cấp dưới của ông là thượng tá Mai Hoàng Sơn chỉ bị giáng từ “phó trưởng phòng xuống làm đội trưởng”.

Một trường hợp khác nêu trong bản tin của Vietnamnet là ông đại úy Công an Võ Thành Chí, phó trưởng công an phường Trà An quận Bình Thủy, Cần Thơ bị quy kết “thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, chấn chỉnh cán bộ thực hiện nhiệm vụ, tạo sơ hở cho cán bộ chiến sĩ có điều kiện phát sinh tiêu cực”. Số tiền thất thoát hay tham nhũng là bao nhiêu không thấy nói, chỉ thấy nói ông này bị “khiển trách”.

Không mấy ai không nghi ngờ rằng các công sĩ quan công an vừa nêu tên lại không có phần chia chác trong cái số tiền “nâng khống” đó. Biết đâu các ông không phải là kẻ “chỉ đạo”? Và các ông là những kẻ ăn bẩn nhiều nhất?

Hai số tiền vi phạm pháp luật hơn 2 triệu đồng và 13.5 tỉ đồng thì cái nào nhiều cái nào ít, cái nào nghiêm trọng hơn cần phải triệt để áp dụng luật lệ để làm gương? Tại sao những ông sĩ quan công an đó không bị truy tố hình sự mà cái người đàn ông “cướp 8 quần lót” lại đi tù đến 3 năm? Công bằng xã hội ở đâu? Hay là “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”?

Ngày 16/1/2015, ông tổng bí thư đảng CSVN đến “phát biểu chỉ đạo” cái “Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác ngành kiểm sát năm 2015” đã ra lệnh “Không khoan nhượng với tham nhũng”, theo báo Thanh Niên tường thuật. Ông là “Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương” của chế độ. Thế đấy!

Nếu ai còn nhớ đến hai vụ án cướp mấy con vịt về nhậu mà 4 người ở Khánh Hòa và 3 người ở Lâm Đồng đã bị các bản án tù nặng nề.

Bản tin của tờ Pháp Luật ở Sài Gòn ngày 2/12/2012 nói  tòa án huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa đã “tuyên phạt Võ Thành Lập 5 năm 6 tháng tù, Nguyễn Ngọc Tuấn 5 năm tù, Phan Ðức Trí và Phan Văn Lên mỗi bị cáo 3 năm 6 tháng tù” với cáo buộc “cướp tài sản.” Tài sản bị đánh cướp là 7 con vịt chỉ trị giá khoảng 470,000 đồng thời điểm đó.

Trước đó 4 năm tức ngày 10-8-2009, ba nông dân bắt trộm vịt của một nhà khác làm mồi nhậu đã bị tòa án huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) kết án mỗi người 4 năm tù về tội “cướp tài sản” dù các “bị cáo” đã bồi thường cho người chủ có vịt mất trộm số tiền 2 triệu đồng trong khi trị giá 4 con vịt thời điểm đó chỉ có 175,000 đồng.

Công bằng luật pháp ở đâu khi so sánh với tội của các ông sĩ quan công an nói trên?

Thời gian gần đây, người ta thấy báo chí tại Việt Nam đưa mấy tin từ gà, dê, nhím, bò được phát cho dân nuôi để “xóa đói giảm nghèo” ở Thanh Hóa, Quảng Nam. Tất cả những món quà giúp dân nghèo đó đã “đi lạc” vào nhà các quan cả, từ xã tới huyện, người nghèo không hề nhận được. Dù vậy, sau khi bị phát hiện, không có một ông quan tham nào bị tù tội gì trừ một vài kẻ bị cách chức.

Quan nhỏ thì ăn những thứ nhỏ như gà như nhím, còn quan to thì ăn những thứ giá trị gấp vạn gấp triệu lần. Nếu đọc trang mạng “Chân Dung Quyền Lực”, người ta thấy tiết lộ tài sản khổng lồ của một số ít ông quan lớn của chế độ, chẳng hạn như bố con Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối Cao Nguyễn Hòa Bình, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bố con ông đại tướng Phùng Quang Thanh. Đây chỉ là ba ông bị lộ mà người ta tin rằng những ông chóp bu khác, không ông nào không có tài sản sản kếch xù.

Biết là tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ vô cùng phổ biến từ trên xuống dưới, từ trung ương tới địa phương, nhưng cần phải bảo vệ chế độ tiếp tục bòn rút. Đó là lý do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 6/10/2014 khi tiếp xúc với “cử tri” của ông ở Hà Nội đã phán về chống tham nhũng là “Diệt chuột đừng để vỡ bình”.

Thế ra cái “bình” là căn cứ địa để “chuột” ẩn nấp và tiếp tục đục khoét? Vậy sao người dân không đập vỡ tan tành cái bình đó đi cho hết chỗ nấp của chuột? (TN)

04-20-2015 4:52:54 PM
Tư Ngộ/Người Việt

Hà Nội: Phát hiện lựu đạn, ma túy trong nhà cán bộ thuế

Trần Quốc Trung hiện đang là cán bộ Chi cục Thuế huyện Ba Vì (Hà Nội) và có quan hệ phức tạp với các đối tượng bất hảo trên địa bàn. Khi cảnh sát khám xét khẩn cấp nơi ở của Trung, phát hiện lựu đạn, một số dao, kiếm và 3 gói ma túy đá, nhiều gói cần sa, thuốc phiện.
Ma túy phát hiện trong nhà Trung.Ma túy phát hiện trong nhà Trung.
Ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Quốc Trung (48 tuổi, ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Trước đó chiều 6/4, Công an huyện Ba Vì bắt quả tang Trần Quốc Trung và Phạm Tiến Long (30 tuổi, ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đang có hành vi mua bán trái phép ma túy. Tang vật thu giữ tại chỗ 1 gói ma túy đá và 1,6 triệu đồng.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Trần Quốc Trung, cảnh sát phát hiện và thu giữ thêm một quả lựu đạn, một số dao, kiếm, 3 gói ma túy đá, nhiều gói cần sa, thuốc phiện, thảo quả gây nghiện.
Dụng cụ sử dụng ma túy đá của Trung.
Được biết, Trần Quốc Trung hiện đang là cán bộ Chi cục Thuế huyện Ba Vì. Trung có quan hệ phức tạp với các đối tượng bất hảo trên địa bàn.
Lựu đạn Trung giấu trong nhà.

Mở rộng điều tra, công an làm rõ Trần Quốc Trung chính là thủ phạm lấy trộm 2,8 cây vàng của bố đẻ vào đầu 2014.
22:38 ngày 21 tháng 04 năm 2015
Theo Petrotimes

Dùng hóa chất hô biến gạo bình dân thành thượng hạng

Để “hô biến” gạo bình dân thành gạo thượng hạng nhằm nâng cao giá thành, một số chủ buôn không ngần ngại trộn hương liệu tạo mùi.
Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.
Hương gì cũng có
Trước thông tin dân buôn gạo sử dụng hương liệu để tạo mùi và kéo dài thời gian bảo quản gạo, phóng viên đã nhập vai để tìm hiểu về hương liệu, chất dẻo tạo mùi cho gạo.
Trong vai người mua gạo để về bán lẻ, chúng tôi tìm đến một số cửa hàng buôn gạo tìm hiểu. Vừa bước chân vào cửa hàng của chị Lê Thị L. (ở Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội), chúng tôi đã được mời chào như khách quen: “Em lấy gạo hả? Lấy bao nhiêu? Gạo chị buôn là dòng chuẩn, đảm bảo thơm từ lúc còn là hạt gạo đến khi nấu thành cơm”.
Sau một hồi nói chuyện, khi chúng tôi bày tỏ với chủ buôn về nhu cầu nhập gạo để mở đại lý bán lẻ, cần có thêm một số mánh để làm ăn kiếm chút lời, bà chủ dù tỏ thái độ đề phòng. Nhưng sau đó bày một số mánh khóe thương lái hay dùng làm thơm gạo.
“Hàng chị chỉ buôn gạo chuẩn, chất lượng đảm bảo, mùi hương của gạo không bị mất đi sau khi nấu thành cơm. Tuy nhiên, chị có nghe tin về một số hương liệu như hương nếp, hương cốm, hương nhài được dùng để tạo mùi cho gạo. 
Em có thể dùng trộn với tỉ lệ tùy ứng, cho đến khi gạo đạt được mùi hương phảng phất. Nhưng theo kinh nghiệm (!) của chị, chỉ nên nhỏ một giọt hương liệu vào thúng gạo đã tạo mùi lắm rồi”, bà chủ nói.
Cửa hàng bán gạo nhỏ trên đường Kim Giang, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Chị Ngân, một người buôn gạo trên phố Kim Giang cho hay, hương liệu càng tốt thì tỉ lệ pha với gạo càng đỡ tốn kém, mùi hương giữ được lâu hơn.
"Hương dứa, hương cốm, hương nhài là dễ pha nhất, tỷ lệ pha thường 1 lít hương liệu pha được hơn một tấn gạo". Về nơi bán hương liệu, theo chỉ dẫn của chị Ngân là ở chợ Cầu Diễn hay khu vực phố cổ.
Nói về nguy cơ độc hại đến người tiêu dùng khi tiếp xúc với hương liệu trôi nổi này, chủ quán thản nhiên: “Nhà tôi tuy không ăn gạo này những ngửi nhiều năm nay vẫn chưa có ai bị bệnh tật. Sử dụng ít thì ít khả năng độc hại hơn”, chủ buôn gạo cho hay.
Tràn lan các hương liệu tạo mùi, chất tạo dẻo, chất bảo quản gạo không rõ nguồn gốc.
Tràn lan hóa chất ướp gạo

Để tìm hiểu về hương liệu làm thơm gạo, chúng tôi đã tìm đến một số địa điểm như chợ Hôm, phố Hàng Buồm, chợ Phùng Khoang, chợ Cầu Diễn...
Tại phố Hàng Buồm, nơi được cho là đầu mối cung ứng các loại hóa chất trôi nổi, hỏi bà chủ một cửa hàng bán hương liệu về loại hóa chất làm thơm và nở gạo, chúng tôi được chỉ lọ hương nếp, hương nhài hay hương dứa, với giá 40.000 đồng một lọ 100 ml. Với lọ này, người mua có thể trộn với cả yến gạo.
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi sang cửa hàng kế bên, chủ cửa hàng còn đưa ra một số hương liệu không màu, dùng để tạo mùi đặc trưng như hương lúa, hương cốm, với giá 400.000 đồng/kg, được nhập khẩu từ Thái Lan.
Theo lời chủ hàng, những loại hương liệu này tuy đắt nhưng chỉ cần nhỏ vài giọt là đủ làm thơm cả thúng gạo. Với hương liệu trong can thì cửa hàng bán theo can, không ghi nhãn mác, mỗi can có giá 400.000 đồng. Sau khi pha xong đảm bảo gạo thơm, như gạo nếp, tám thơm, và khi đó người bán có thể vô tư bán với giá cao ngất ngưởng.
Theo các thương lái buôn gạo lâu năm, việc nhận biết gạo tẩm hương liệu và không tẩm là điều rất khó. Bởi lẽ, việc trộn gạo với hương liệu diễn ra tương đối công phu. Gạo thường được trộn với tỷ lệ… “khá chuẩn”(!). Và thường những hạt gạo chỉ thơm khi chưa nấu, khi nấu thành cơm sẽ mất mùi, hạt cơm sẽ bị gãy nát.
Gạo ướp hương liệu lâu có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán thường sử dụng các hương liệu tạo mùi.
Có rất nhiều hương liệu tạo mùi khác nhau, có nguồn gốc Trung Quốc, Thái Lan. Nếu tiếp xúc nhiều với hương liệu trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, bệnh đường hô hấp. Gạo ướp hương liệu lâu có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao…
Theo lời khuyên của ông Thịnh, khi mua gạo, người tiêu dùng nên chọn những hạt gạo trắng, dài và không bị gãy vụn, không chọn những hạt gạo dị dạng, có màu lạ. Người tiêu dùng nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi. Nếu mùi hương thơm lâu, thơm quá mức thì không nên mua, vì nhiều khả năng đây là gạo ướp hương liệu.

18:59 ngày 21 tháng 04 năm 2015
Theo Pháp luật TPHCM

Một thế giới mắc nợ

Theo Người Việt-04-20-2015 6:59:48 PM
Nguyễn-Xuân Nghĩa

Từ mấy ngàn năm về trước, nơi đầu tiên có nền dân chủ trên toàn cầu là xứ Hy Lạp. Ít ra thì dân Hy Lạp tin vậy với niềm kiêu hãnh.

Đầu năm nay, họ vừa bầu lên một chính quyền cực tả có sứ mạng quỵt nợ. Trong thế giới chính trị của các nước tự xưng là văn minh thì chả ai nói ra điều thô bạo và nham nhở ấy, nhưng đấy là lời hứa hẹn của một tập thể ô hợp các nhóm cực tả có tên là Syriza. Ba tháng sau, chính quyền Syriza tần ngần nhìn kim đồng hồ: Cả con nợ lẫn một dàn khách nợ đều chết trân vì hết lối thoát.

Từ nay đến cuối tháng, Hy Lạp phải trả nợ cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF ở ngoài và các quỹ hưu liễm và lương bổng ở trong mà tìm chẳng ra tiền. Tuần qua, quyết định mang ý nghĩa lịch sử của Syriza là mọi ty ngân khố ở các địa phương mà còn tiền mặt là phải lập tức chuyển về trung ương. Và cánh cực cực tả bên trong Syriza thì vẫn đòi chính quyền phải quyết liệt với các khách nợ. Là quỵt bằng mọi giá.

Hy Lạp có thể dựng ra một nền dân chủ tạm bợ từ thời cổ, trong thời hiện đại ngày nay, Hoa Kỳ mới có nền dân chủ lâu đời nhất.

Nền dân chủ ấy đang chuẩn bị bầu cử tổng thống trong hơn 450 ngày nữa, và các ứng cử viên đều hoa quan phấp phới tà y nói chuyện nhảm. Mái tóc Hillary Clinton hay vòng bụng Christ Christie có tầm quan trọng ngang nhau, cũng ghê gớm như lập trường về quyền phá thai hay mua súng. Trong khi đó, tổng số nợ của nước Mỹ đã lên tới 269% của Tổng Sản Lượng Nội Địa GDP, một kỷ lục lịch sử.

Có hỏi các chính trị gia, họ đều giải thích bằng ngón tay chỉ về đằng sau.

Về các chính quyền trước. Lý do mắc nợ là vì cuộc khủng hoảng của George W. Bush. Mà khủng hoảng là vì chủ trương hữu sản hóa cho dân nghèo dễ mua nhà vào thời Bill Clinton với biện pháp tu chỉnh đạo luật “Community Reinvestment Act.” Dân nghèo thoải mái vay nợ loại thứ cấp có đầy rủi ro mà khỏi trả tiền đặt cọc. Giới ngân hàng vốn biết đếm bèn lánh xa nghiệp vụ ấy thì đã có hai công ty bán công là Fannie Mae và Freddie Mac bước ra hứng nợ và tưng bừng dẹp tiệm....

Nếu cứ chạy theo cái vòng giải thích loanh quanh ấy thì chẳng ai còn hiểu gì nữa. Và kết luận là mọi người đều có tội.

Đấy là cái tội của nền dân chủ, khi người dân có quyền bầu cho các chính khách vô trách nhiệm. Và ngay trước mắt thì các chính khách đó đều vô kế khả thi trước một bài toán lớn là ngân sách liên bang.

Theo thứ tự từ cao tới thấp, ngân sách Hoa Kỳ có các mục chi sau đây: 26,30% là cho dịch vụ y tế (Medicare, Medicaid và các khoản chi khác cho sức khỏe); và 24,3% cho quỹ an sinh xã hội. Hai mục chi này là bắt buộc, entitlement, và chỉ có thể sửa bằng... cách mạng, trong khi người già sống thọ hơn sẽ lãnh hưu liễm lâu hơn và cần nhiều chi phí y tế của tuổi già kéo dài hơn.

Kế tiếp là 19% cho các khoản phúc lợi và an toàn xã hội, ai rờ vào là bỏng tay và thất cử vì thất nhân tâm. Sau đó là 17% cho quốc phòng, nay có vẻ như quá nhiều hay quá ít, tùy quan điểm về an ninh. Còn lại, hàng năm ngân sách vẫn mất 7% để trả tiền lời đi vay.

Rốt cuộc, các dân biểu nghị sĩ hay tổng thống chỉ có thể tranh luận và bán chác trong giới hạn 7% còn lại của ngân sách cho các mục ưu tiên khác, như vận tải (3%) hay giáo dục (1%) và 3% cho mọi vấn đề hệ trọng mà linh tinh như hạt bụi.

Xin đếm lại cho rõ, qua nhiều thập niên thi đua hứa hẹn, chẳng kém gì đảng Syriza của Hy Lạp, các chính khách của nền dân chủ Hoa Kỳ bị đẩy vào tường. Họ đang đánh nhau túi bụi vì một tỷ lệ rất nhỏ - và ngày càng thu hẹp - của ngân sách liên bang.

Sau Hy Lạp và Liên hiệp Âu châu, Hoa Kỳ cũng trôi dần vào khủng hoảng vì chi tiêu bất cẩn và vay nợ bất cần. Và cử tri thì vẫn bỏ phiếu cho các chính khách quen thuộc của mình.

Tuyệt vời nhất trong ngần ấy chuyện là chế độ bao cấp. Nhà nước ngày nay muốn chu cấp cho mọi người, bằng đồng tiền của ai khác. Đánh thuế nhà giàu để chi cho người nghèo là điều phải đạo nên mới tạo ra nếp văn hóa hậm hực ghen tức. Ai nấy cũng nghĩ rằng người khác được hưởng nhiều hơn mình nên rất bình thản khi thấy các chính khách đi ăn cướp cho mình. Các chính khách bèn cướp của nhà giàu, là thiểu số, mà mua phiếu của dân nghèo chiếm đa số. Họ tái đắc cử để tiếp tục bi kịch này.

Và chất lên một núi nợ mà chẳng ai muốn nhắc tới. Vì không thể nhắc tới, các ứng viên trong cuộc tranh cử tổng thống mới gào thét chuyện phù du. Họ nói đến “giấc mơ Hoa Kỳ” như người mộng du. Chẳng cần làm gì cả mà ai cũng sẽ đi tới đó.

Karl Marx đã nói cả trăm điều sai, nhưng có một điều mà các nước dân chủ đang chứng minh là đúng: “nền dân chủ dẫn tới xã hội chủ nghĩa.” Nhân danh cái lẽ công bằng của xã hội chủ nghĩa, nhà nước có quyền trưng thu chính đáng, cho đến khi kinh tế hết còn chỗ thu thì đi vay. Vì vậy, xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với đi vay. Là tiêu tiền trước khi mình kiếm ra.

Gần với chúng ta hơn, Thủ Tướng Margaret Thatcher có một nhận xét khác: Các chính quyền xã hội chủ nghĩa có truyền thống gây ra khủng hoảng tài chánh, là khi họ xài hết tiền của người khác! Và túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác: Họ trút gánh nợ cho các thế hệ sau.

Khi liên bang Xô Viết đi tới tận cùng của xã hội chủ nghĩa và bị khủng hoảng thì các nước dân chủ, đứng đầu là Hoa Kỳ đã hiên ngang chiến thắng. Rồi tin rằng “lịch sử cáo chung” khi nhân loại cùng đi theo nguyên tắc dân chủ. Bây giờ, tác giả của lời tiên đoán ấy là Giáo Sư Francis Fukuyama đã đổi ý.

Từ khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, các nước dân chủ đều theo nhau đi vào việc tiêu xài vô lối và mắc nợ. Niềm hy vọng mong manh của họ là quốc gia đang bắt kịp Hoa Kỳ về sản lượng kinh tế đã vượt nước Mỹ về mức độ nợ nần. Đó là Trung Quốc, với nguy cơ khủng hoảng còn cao hơn Hoa Kỳ.

Trong khi theo dõi cuộc đua nhức tim ấy - ai sẽ chết trước - người ta đang chứng kiến một sự lạ là tất cả các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đều mắc nợ, Nhật Bản, Âu Châu, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều gặp tình huống đó. Vì vậy, không có nền kinh tế nào làm lực đẩy cho các nước, và xứ nào cũng ráo riết chạy xuống đáy với biện pháp bơm tiền để đồng bạc có hối suất thấp hầu dễ cạnh tranh. Những liều thuốc ấy chỉ có tác dụng ngắn hạn và sẽ đổ bệnh.

Trong ngần ấy khối kinh tế, và hơn hẳn Trung Quốc, chỉ có các nước dân chủ mới hy vọng thoát hiểm bằng kỷ luật chi tiêu. Nhưng khốn thay, giới chính trị lại không thấy như vậy. Hãy nhìn vào cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ thì ta rõ. Và lo.... rằng Trung Quốc có thể yên tâm làm bậy!

40 năm một mong muốn không thành

Theo Người Việt-04-20- 2015 1:06:29 PM
Lê Diễn Đức

40 năm là một thời gian khá dài. Một thế hệ trôi qua. Kể từ cái ngày bi kịch ấy, ngày 30 Tháng Tư năm 1975.

Mùa Thu năm 1969, con tàu liên vận quốc tế đưa đoàn du học sinh chúng tôi từ Bắc Kinh, đi qua Mông Cổ, Liên Xô, mất 13 ngày, thì đến Ba Lan vào buổi tối Tháng Tám.

Sau bữa ăn tối do Bộ Đại Học Ba lan chiêu đãi tại Warsaw, xe bus đưa chúng tôi vế thành phố Lodz, cách Warsaw khoảng 120 cây số, nơi có trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài.

Ký túc xá nơi chúng tôi ở là ngôi nhà cao 12 tầng, trên mỗi lầu chia thành nhiều căn hộ, mỗi cửa từ hành lang đi vào phía bên trái là nhà tắm và bên phải là phòng vệ sinh dùng chung cho hai phòng hai bên, mỗi phòng 2 người. Mỗi lầu có một nhà bếp chung với nhiều lò gas.

Là một gã nhà quê, lần đầu tiên ra nước ngoài, nhận số phòng, nhận chăn gối thơm phức mang lên phòng và đi ngắm nghía xung quanh, tôi mãn nguyện thấy mình thật may mắn.

Sáng hôm sau xuống nhà ăn tập thể nằm ở lầu trệt, chúng tôi xếp hàng cầm khay nhận đĩa đồ ăn có thịt và còn bánh mì, sữa thì tự lấy, dùng bao nhiêu cũng được.

Ngày hôm sau, chúng tôi nhận mỗi người 4 ngàn đồng tiền Ba Lan và ra phố đi mua sắm đồng hồ, quần áo, giày dép mùa Đông, và các thứ cần thiết cho sinh hoạt. Bởi vì hành trang ra nước ngoài của chúng tôi bấy giờ được nhà nước cấp phát gồm một chiếc vali, một bộ veston bằng loại vải dạ mà chỉ lái tàu điện ở Ba Lan mới mặc, hai áo sơ mi trắng, một đôi giày và hai đôi tất.

Ngắm nhìn phố thị khang trang, sạch sẽ với nhiều nhà cao tầng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, thán phục một đất nước đã vươn lên từ hoang tàn và đổ nát của chiến tranh. Sắm sửa tùm lum vẫn còn dư một ít tiền.

Năm ấy là 1969, tức 25 năm sau ngày Ba Lan thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa Phát-xít.

Dân tộc Ba Lan đã chịu nhiều khổ đau và tổn thất nhất trong Chiến Tranh Thế Giới II với số người chết tính trên tỉ lệ dân số (cứ 1000 người thì có 220 người chết). Các cơ sở vật chất, di sản văn hóa, giáo dục bị hủy hoại hết sức nặng nề, thiệt hại tổng cộng từ 650 đến 700 tỷ USD (theo thời giá năm 2004), trong đó thủ đô Warsaw bị tàn phá gần như hoàn toàn (85%).

Mức độ bị thiệt hại, tàn phá Việt Nam trong 20 năm của cuộc chiến Nam-Bắc cũng không thể nào so sánh được với Ba Lan.

Vâng, người Ba Lan chỉ cần 25 năm thôi, dường như bắt đầu từ con số không, trong mọi lãnh vực, phục hồi nhanh chóng hậu quả của chiến tranh để trở thành một nước công nông nghiệp phát triển, có thu nhập bình quân đầu người trong thập niên 70 thuộc mức trung bình của thế giới (khoảng trên 4 ngàn USD) và trở thành một nước trong phe xã hội chủ nghĩa viện trợ cho Việt Nam.

Đã sau 40 năm chiến tranh, nhưng mới đây, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, cay đắng thú nhận Việt Nam đứng chót trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí có nhiều lãnh vực còn kém cả Lào, Campuchia và Myamar.

Đôi khi tôi suy ngẫm, trong cùng một khối xã hội chủ nghĩa, cũng theo mô hình kinh tế tập trung kế hoạch, cùng một hệ tư tưởng Mác-xít, nhưng tại sao người Ba Lan lại có thể đưa đất nước phát triển như thế.

Năm 1969, khi tôi đặt chân tới Ba Lan, mặc dù chất lượng và hình thức còn kém xa các nước tư bản, nhưng Ba Lan đã sản xuất được TV, radio, máy vi tính Odra, đầu máy xe lửa, máy bay nông nghiệp, máy kéo, xe gắn máy, xe tăng, xe hơi và tàu biển...

Cùng một mô hình cai quản xã hội nên chế độ Cộng Sản Ba Lan cũng chuyên chế như Cộng Sản Việt Nam. Nhà cầm quyền cũng bắt bớ, giam cầm các nhà phản kháng, đối lập. Ba phần tư dân số Ba Lan bị an ninh lập hồ sơ theo dõi. Đã có lúc nhà cầm quyền Cộng Sản Ba Lan huy động hàng chục ngàn binh sĩ, công an đàn áp đẫm máu những cuộc biểu tình phản đối của nhân dân. Sau ngày ban hành thiết quân luật, 13 tháng 12 năm 1981, chỉ trong vòng hai năm, đã có gần 10 ngàn người đã bị tống giam và xét xử. Vào giai đoạn ấy, hàng trăm ngàn người Ba Lan trẻ tuổi đã bỏ chạy ra nước ngoài, y hệt cuộc di tản lịch sử của người miền Nam sau 30 Tháng Tư năm 1975.

Nhưng ít nhất, cai quản đất nước Ba Lan Cộng Sản không phải là những anh bần cố nông ba đời lý lịch nghèo đói, vô học. Trong bộ máy quản lý điều hành đất nước họ không có những tay cai đồn điền, thợ thiến heo hay y tá miệt vườn nắm những vị trí cao nhất lãnh đạo kinh tế. Và đặc biệt, dù có tham nhũng và chế độ “nomenklatura” (tạm gọi là chế độ ưu đãi thân hữu vào các chức vụ lãnh đạo), nhưng chúng không trở thành quốc nạn làm suy kiệt tài lực đất nước. Họ cũng không có đội ngũ trí thức với hơn 23 ngàn giáo sư, tiến sĩ chỉ để làm cảnh, tự sướng...

Những tay nông dân dốt nát, cuồng tín, kiêu ngạo, say men chiến thắng của Việt Nam làm được thì ít mà phá nhiều. Họ trói dân chúng thật chặt và nhốt trong cái lồng tư tưởng Mác-xít cho đến lúc cả nước sắp chết đói thì mới nới lỏng, điều mà tự họ ca ngợi là một hành động sáng suốt.

Những chủ trương chính sách như hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư bản tư doanh, ngăn sông cấm chợ... thực tế đã kéo dân tộc lùi về phía sau nhiều thập niên.

Bắt giam và cưỡng bức cải tạo hàng trăm ngàn quân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thực thi một chính sách khủng bố, vô nhân đạo, gieo rắc hận thù dân tộc. Có thể nói đây là một sai lầm nghiêm trọng nhất của nhà cầm quyền Cộng Sản thời hậu chiến. Chừng nào còn chế độ Cộng Sản, chừng đó vết thương nhức nhối này vẫn tiếp tục rỉ máu. Mọi lời kêu gọi hòa giải hòa hợp, đoàn kết dân tộc chỉ là sự tuyên truyền dối trá, cốt lợi dụng lòng tốt của những Việt kiều yêu nước, ngộ nhận. Không có chế độ Cộng Sản nào thực tâm muốn đoàn kết với những người không cùng lý tưởng với họ. Đoàn kết với họ là đồng nghĩa với việc chấp nhận mang tiền bạc, trí tuệ về nước phụng sự cho chế độ độc tài.

Năm 1989, chế độ Cộng Sản tại Ba Lan sụp đổ. Một nền kinh tế tập trung kế hoạch đã không thể làm đất nước phát triển hơn. Người Ba Lan cũng chỉ cần 25 năm đưa đất nước vào kinh tế thị trường, trở thành nền kinh tế đứng thứ 23 thế giới với tổng thu nhập GDP là 552,230 tỷ USD (2014) với hơn 31 triệu dân.

Trong khi đó, tính từ năm 1986, 28 năm, từ lúc những nhà lãnh đạo ĐCSVN giật mình tỉnh ngộ, bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, GDP năm 2014 của Việt Nam chỉ đạt 170,565 USD, đứng hạng thứ 57. Việt Nam đến hôm nay chưa tự sản xuất được những sản phẩm công nghiệp cơ bản như xe gắn máy hay ô tô. Nguồn thúc đẩy tăng trưởng GDP cho Việt Nam chủ yếu nhờ xuất khẩu hàng gia công của các công ty vốn nước ngoài FDI, xuất khẩu tài nguyên thô và bán sức lao động rẻ mạt, không tạo được một thương hiệu bất kỳ nào có tiếng trên thị trường thế giới.

Tôi vẫn thường so sánh Việt Nam với Ba Lan, bởi vì hai nước có diện tích tương đương, vị trí địa chính trị khá tương đồng, Ba Lan là cửa ngõ Đông-Tây Âu, Việt Nam là cửa ngõ của Đông Nam Á, cả hai đều bị nước lớn láng giềng o ép và tìm cách áp đặt ảnh hưởng, cả hai đều gánh chịu những hậu quả nghiệt ngã của chiến tranh...

40 năm rồi, đừng đổ lỗi nữa cho chiến tranh để bao che sự dốt nát về trí tuệ, sự trì trệ và thoái hóa của một hệ thống chính trị lạc hậu, lỗi thời đã không còn phù hợp với xu thế lịch sử.

40 năm rồi, hãy can đảm nhìn nhận sự yếu kém, những sai lầm làm đất nước tụt hậu hơn là vẫn cứ ca mãi bài “đảng lãnh đạo dân tộc đi từ tháng lợi này đến thắng lợi khác”!

Sau 40 năm chiến tranh, dân tộc Việt Nam xứng đáng được hưởng một thành quả tốt đẹp hơn ngày hôm nay nhiều lần. Chí ít cũng được như người Ba Lan, với đời sống ngày mỗi cao hơn, và quyền của con người được trân trọng bảo vệ.

Tôi chợt nhớ tới anh Nguyễn Lương Thuật, ở Seatlle, trung tá hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Tôi chơi thân với con trai anh. Có lần anh đã tâm sự với tôi rằng, anh là một người lái chiếc chiến hạm rời Sài Gòn vào chiều ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Anh đứng ngoảnh mặt nhìn vào bờ khi con tàu dần dần ra xa. Anh ngậm ngùi và nghĩ rằng, dù sao nữa cũng là ngày kết thúc cuộc chiến huynh đệ đẫm máu, đất nước thống nhất và anh thầm mong những người Cộng Sản sẽ cai quản đất nước tử tế, nhân dân Việt Nam sẽ có một cuộc sống tự do, an lành.

Anh Thuật từ ngày qua Mỹ không về Việt Nam. Anh mất năm 2007, mong ước giản đơn đầy tính nhân văn của anh không thành và anh mang nó theo xuống mồ vĩnh viễn.

Những người Cộng Sản Việt Nam đã không những không tử tế mà còn là những tên ăn cướp dối trá, tham lam và độc ác!

TPHCM: Cháy dữ dội đồng cỏ khô dự án Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc

Dân trí Khói lửa bùng cháy dữ dội bốc cao nhiều mét rồi nhanh chóng lan rộng khắp đồng cỏ khô hàng chục hecta xung quanh là nhà dân, nên vụ cháy đã khiến cả khu dân cư hoảng loạn.

Đến hơn 19h ngày 21/4, hàng chục cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC quận 2 (Cảnh sát PCCC TPHCM) cùng sự hỗ trợ của lực lượng công an, bảo vệ khu phố phường An Phú, quận 2 vẫn đang tích cực tham gia chữa cháy tại khu đất dự án Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc(LHTT) nằm cạnh đại lộ Mai Chí Thọ, phường An Phú, quận 2, TPHCM.
Hiện trường vụ cháy đồng cỏ khô đất dự án Khu LHTT Rạch Chiếc chiều tối 21/4
Hiện trường vụ cháy đồng cỏ khô đất dự án Khu LHTT Rạch Chiếc chiều tối 21/4
Hiện trường vụ cháy đồng cỏ khô đất dự án Khu LHTT Rạch Chiếc chiều tối 21/4
Trước đó khoảng hơn 18h cùng ngày, nhiều người đang lưu thông qua cầu vượt Cát Lái cũng như người dân sống ở khu vực nói trên nhìn thấy khói, lửa bốc cao ngùn ngụt xuất phát từ đồng cỏ khô rộng hàng chục hecta thuộc đất dự án khu LHTT Rạch Chiếc. Do vị trí xảy ra cháy rộng lớn, đầy cỏ khô cùng với thời tiết khô hanh nên ngọn lửa nhanh chóng lan rộng. Hàng trăm người dân sống xung quanh vì sợ cháy lan nên bỏ chạy gây cảnh hỗn loạn.
Hiện trường vụ cháy đồng cỏ khô đất dự án Khu LHTT Rạch Chiếc chiều tối 21/4
Tuyến đường Mai Chí Thọ qua khu vực cháy xảy ra ùn tắc cục bộ nhưng được lực lượng CSGT đội Cát Lái nhanh chóng giải tỏa.
Ngay khi nhận tin báo, điện lực Thủ Thiêm đã cô lập nguồn điện tại khu vực, đồng thời 4 xe cứu hỏa cùng gần 50 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát chữa cháy quận 2 đã đến hiện trường tiếp cận đám cháy từ nhiều hướng để phun nước dập lửa. Tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ trên tuyến đại lộ Mai Chí Thọ qua khu vực xảy ra cháy đã được CSGT Cát Lái nhanh chóng có mặt phân luồng, điều tiết để giải tỏa.
Hàng chục chiến sĩ cảnh sát PCCC nhanh chóng đến hiện trường để cứu hỏa...
Hàng chục chiến sĩ cảnh sát PCCC nhanh chóng đến hiện trường để cứu hỏa...
Hàng chục chiến sĩ cảnh sát PCCC nhanh chóng đến hiện trường để cứu hỏa...
Khu vực cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội gần nơi xảy ra cháy bị cô lập nguồn điện để đảm bảo an toàn cho lực lượng chữa cháy.
Hiện đám cháy đã được lực lượng chữa cháy khống chế. Tuy nhiên lính cứu hỏa vẫn đang tiếp tục phun nước để tránh tình trạng lửa bùng phát trở lại.
Thứ Ba, 21/04/2015 - 20:56
An Nhiên

Liên tiếp 3 phụ nữ bị sát hại vì tình và tiền

VIỆT NAM (NV) - Chỉ vì ghen tuông, mâu thuẫn chuyện vợ chồng, ba vụ giết người dã man đã liên tục xảy ra ở Sài Gòn, Tây Ninh, Hà Nội, khiến dư luận rùng mình, e ngại.

Căn nhà làm trụ sở công ty, nơi bà Hương bị sát hại. (Hình: Người Lao Động)

Tin từ Người Lao Động, chiều 20 tháng 4 Cơ Quan Điều Tra đã bắt giữ Đoàn Thạch Cương (49 tuổi), người sát hại bà Phạm Thu Hương (46 tuổi), nữ giám đốc ngay tại căn nhà dùng làm trụ sở công ty. Ông Cương chính là chồng của nữ nạn nhân.

Theo khai nhận ban đầu, ông Cương kết hôn với bà Hương gần 5 năm. Sau thời gian mâu thuẫn liên quan tới tiền bạc, bà Hương đòi ly hôn. Dự kiến sáng 20 tháng 4, hai người sẽ ra tòa.

Tuy nhiên, trước khi ra tòa hai người tiếp tục xảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhau. Trong lúc không kìm được cơn tức giận, ông Cương đã cầm bức tượng đập vào đầu vợ. Khi bà Hương bỏ chạy, ông Cương cầm dao đuổi theo đâm thêm 7 nhát, trong đó có nhát trúng tim khiến bà này thiệt mạng.

Thấy vợ đã chết, ông Cương rửa máu, vứt điện thoại vào bồn cầu rồi phóng xe gắn máy đến khu vực Kim Chung, huyện Đông Anh, thuê phòng nghỉ. Đến 16 giờ cùng ngày thì nghi can bị công an ập vào bắt giữ.

Trước đó, tờ Lao Động cho hay, chiều nay 19 tháng 4, công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, theo điều tra ban đầu, 11 giờ 30 ngày 17 tháng 4, do mâu thuẫn trong tình cảm vợ chồng, ông Trần Công Nghiệp (29 tuổi), ngụ xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đến cửa hàng bán quần áo của vợ là bà Ngô Thị Lệ Hoa (28 tuổi), ngụ xã An Cơ, huyện Châu Thành giết vợ.

Tại cửa hàng của vợ, ông Nghiệp đã dùng dao Thái Lan đâm nhiều nhát vào bà Hoa gây thủng phổi, thủng tim và đứt cổ họng làm bà này chết tại chỗ.

Sau khi giết vợ, ông Nghiệp uống thuốc trừ sâu tự tử, nhưng được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh nên không chết.

Chưa hết, một vụ trọng án vì tình khác cũng vừa xảy ra tại thành phố Sài Gòn, hiện công an đang truy lùng hung thủ.

Tin từ Pháp Luật Sài Gòn cho hay, lúc 19 giờ 30 ngày 16 tháng 4, tại quán cà phê Góc Phố, đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, do mâu thuẫn tình cảm ghen tuông, chị Bùi Thị Hồng Trinh (20 tuổi), quê tỉnh Quảng Nam, là chủ quán bị Điền Hữu Khoa (26 tuổi), ngụ quận 1, dùng dao đâm vào ngực chết tại chỗ.

Gây án xong, Điền Hữu Khoa bỏ trốn, hiện công an quận 12 đang truy bắt hung thủ. (Tr.N)
04-20- 2015 4:18:47 PM 

VN ‘trong nhóm nước kiểm duyệt nhiều nhất’

Theo BBC-1 giờ trước

Một tổ chức truyền thông đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất thế giới.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), đặt trụ sở ở Mỹ, xếp Việt Nam thứ sáu trong danh sách.
Tổ chức này phân tích toàn bộ truyền thông ở Việt Nam, theo luật, đều phải là “tiếng nói của các tổ chức Đảng”.
Những blogger độc lập “đối diện trừng phạt qua các vụ tấn công đường phố, bắt bớ, theo dõi, án tù nặng”.
Có ít nhất 16 phóng viên đang ngồi tù tại Việt Nam, theo CPJ.
Đứng đầu danh sách là Eritrea, bị cho là quốc gia kiểm duyệt số một thế giới.
Tiếp theo là Bắc Hàn, nơi chỉ có rất ít người truy cập được internet.
Tiếp theo là Ả Rập Saudi, Ethiopia, Azerbaijan, Việt Nam, Iran, Trung Quốc, Myanmar và Cuba.

Nên chăng đổi tên Đảng Cộng sản?


Chiến tranh đi qua, còn để lại những cảm giác khác nhau trong người Việt

Tôi thuộc lứa thanh niên sinh năm 1975 ở thành phần chính thống với cả cha và mẹ đều là Đảng viên.
Từ nhỏ tôi luôn luôn ghét những người ở bên kia chiến tuyến và Mỹ.
Nhưng đẩy đưa thế nào thay vì học tiếng Nga, tôi lại vào học lớp tiếng Anh và tôi học tiếng Anh rất giỏi. Tiếp tục đẩy đưa đến chỗ sau khi ra trường tôi toàn làm cho công ty nước ngoài và đặc biệt rất nhiều công ty của Mỹ, rồi đi công tác nước ngoài nhiều lần bên Mỹ nên tôi cũng hiểu thêm nhiều về Mỹ và những người Việt vượt biên, định cư ở Mỹ. Thậm chí tôi còn có vài người bạn khá thân mà gia đình trước đây hoàn toàn làm cho chế độ cũ. Những năm gần đây tôi thường xuyên xem xét các tin tức ở cả hai luồng chính kiến để có cái nhìn nhiều chiều về quá khứ, về chế độ và về cuộc sống.
Sau đây là những ý kiến của cá nhân tôi:
Hiện nay có quá nhiều ý kiến chia rẽ chống đối chế độ hiện tại, có ý gần như phủ định những gì chế độ hiện hành đã làm mà tôi cảm thấy không thỏa đáng. Nhìn nhận khách quan mà nói, tôi thích đất nước Việt Nam thống nhất và thanh bình như thế này hơn, dù có nghèo hơn một chút. Nhìn cảnh Nam và Bắc Triều Tiên tôi không thích chút nào vì tình cảnh gia đình ly tán.


Ngày xưa nhiều người hỏi vì sao Cộng Sản thắng? Tôi không biết nhiều lắm, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống và hình ảnh của cha mẹ tôi là tôi hiểu tại sao. Cha mẹ tôi mặc dù có những giai đoạn giữ chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước mà cực kỳ liêm chính, trong sạch, luôn luôn nghĩ và hy sinh vì người khác, luôn luôn gương mẫu đi đầu trong mọi việc và trau dồi kiến thức, chính vì vậy mà khá nghèo (tôi học toàn theo diện học bổng của trường, vào Đại học cũng phải cày dạy thêm như ai). Cha mẹ tôi bảo hồi còn chiến tranh, gần như ai cũng như cha mẹ tôi cả. Do đó cha mẹ tôi hiện nay thấy tham nhũng tràn lan cảm thấy rất bất mãn.
Quan điểm của tôi về Mỹ và người Mỹ hoàn toàn thay đổi, có thể nói gần như tôi thích mọi điều về nước Mỹ và người Mỹ. Họ là đất nước văn minh, hiện đại, con người rất giỏi, giàu lòng nhân ái. Làm cho công ty của Mỹ tại Việt Nam là làm việc trong số những công ty tốt nhất về lương bổng, phúc lợi, điều kiện làm việc, cơ hội học hỏi.
Những người bạn thuộc gia đình làm việc trong chế độ cũ hiện vẫn ở Việt Nam hầu hết có cuộc sống tốt đẹp trừ khi tham gia vào các hoạt động chống chính quyền.
Về chính phủ: Rõ ràng chính phủ có rất nhiều chính sách sai lầm sau năm 1975 về kinh tế, về đối xử với những người thuộc chế độ cũ gây hiềm thù dân tộc, v.v. Những sai lầm này nên được nhìn nhận một cách công khai cho toàn dân đặc biệt là ở phía bên kia hiểu và tha thứ.

Độc đảng, đa đảng



Đôi khi tôi tự hỏi không biết nước mình độc đảng hay đa đảng thì sẽ tốt hơn. Theo nghĩa đơn thuần, cái gì độc thì là độc quyền không tốt cho sự phát triển là rất đúng. Nhưng đa đảng thì lại kèm theo những xáo trộn chính trị nhìn xung quang như Thái Lan, Philippines, và nhiều nước đa đảng nhưng vẫn nghèo đói như các nước ở châu Phi, châu Mỹ; đặc biệt với tình hình phức tạp ở Việt Nam làm sao tránh khỏi những cuộc thanh trừng đẫm máu sau này nếu ví dụ tổ chức của Việt Nam Cộng Hòa cũ thắng cử.
Nên chăng ta vẫn giữ một Đảng nhưng thay đổi tên, đừng dùng tên Đảng Cộng Sản, dùng tên gì đó thích hợp, cải cách lại toàn bộ hệ thống đem đến sự hòa giải dân tộc toàn diện. Chính phủ phải có biện pháp tích cực chống tham nhũng, chọn những con người vừa giỏi (được đào tạo kỹ ở những nước có trình học dạy học cao như Anh, Mỹ), vừa có tâm vừa có tầm đủ sức lãnh đạo đất nước.
40 năm từ ngày 30/4/1975, tôi thấy nước mình vẫn còn nghèo lắm. Tôi ước ao đất nước Việt Nam thân yêu của tôi ngày một giàu có, phát triển, thanh bình và không có tham nhũng ở các cấp chính quyền; và mọi người trong và ngoài nước ngừng đấu đá nhau và cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975.

Lửa đột nhiên bùng cháy bao phủ nhà dân ven Sài Gòn

 Xuân Ngọc - Thứ Ba, ngày 21/4/2015 - 08:52
(PLO) – Một loạt của hàng của dân ở vùng ven Sài Gòn đã bị cháy rụi sau khi hỏa hoạn bùng lên vào đêm 20 – 4.
Đêm qua, vào khoảng lúc 20 giờ, khói đột nhiên bốc lên ngùn ngụt tại căn nhà số B16/21 quốc lộ 50 xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Nhiều người phát hiện vội mang nước tới khống chế. Tuy nhiên lửa dâng cao lan nhanh qua cơ sở mộc Diễm Khang và cửa hàng điện nước dân dụng liền kề.
Công tác chữa cháy lực lượng tại chỗ bất lực. Toàn bộ khu vực lân cận, xung quanh bị cúp điện. Cảnh sát có mặt đã lập rào chắn hai đầu, giúp dân di tản tài sản ra ngoài.
Hơn 5 xe nước cùng 40 cán bộ chiến sĩ PCCC huyện Bình Chánh ngay sau đó đã kịp thời có mặt. Gần 1 giờ sau, lính cứu hỏa phun nước đã khống chế được lửa.
Tại hiện trường, căn nhà số B16/21 đã bị đổ sập cùng tài sản bị cháy. Hai cửa hàng liền kề cháy đen, hư hỏng tài sản. Rất may, không có thương vong về người.
Nguyên nhân đang được làm rõ.
Hình ảnh tại hiện trường:


Xuân Ngọc

Hai công an bị đâm trọng thương khi làm nhiệm vụ

Ngày 20-4, Đại tá Nguyễn Xuân LaiTrưởng Công an huyện Đắk Mil(Đắk Nông), cho biết hai công an viên của huyện bị đâm trọng thương khi thi hành nhiệm vụ đã bình phục. Hiện công an huyện đang phối hợp xác định và truy bắt hung thủ.

Hai công an bị đâm trọng thương khi làm nhiệm vụ
Trước đó, khuya 19-4, hai công an huyện là Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Viết Nam đến xã Đức Mạnh giải quyết một vụ tụ tập gây rối thì bị một nhóm người (chưa rõ lai lịch) dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực, sườn và tay làm bị thương nặng phải đi cấp cứu.
Cùng ngày, Công an tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh thả con rắn hổ mang chúa (nặng 4 kg, dài gần 3 m) về khu bảo tồn thiên nhiên. Con rắn được bắt giữ tại trại giam Đắk Plao (huyện Đắk G’long) và là thủ phạm cắn chết phạm nhân Hồ Sỹ Hương (đang thụ án tại trại giam này).
Theo M.TÍN – Đ.DŨNG
Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện

Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-04-21
Ảnh minh họa. Ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện
Ảnh minh họa. Ô nhiễm môi trường từ nhà máy nhiệt điện greenreport. worldpress.com

Người dân sống quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào hai ngày 14 và 15 tháng 4 vừa qua tập trung đông đảo, gây ách tắc giao thông nhiều giờ trên tuyến Quốc lộ 1A để bày tỏ phản đối việc nhà máy thải bụi xỉ ra môi trường tác động trực tiếp sức khỏe, cuộc sống của họ.

Tình trạng các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam ra sao và cách thức chống ô nhiễm nhà máy nhiệt điện thế nào?

Thực tế Nhiệt điện Vĩnh Tân II

Truyền thông trong nước đồng loạt loan tin từ chiều ngày 14 tháng 4 cho đến chiều ngày hôm sau, dân chúng sinh sống tại hai xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ùa ra đường mang theo vật dụng nặng trong nhà làm chướng ngại vật chặn đường Quốc lộ 1 khiến ùn tắc xảy ra trên một đoạn dài.

Nguyên nhân được chính chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân thừa nhận do trong những ngày trước đó gió lớn thổi làm tăng lượng khói bụi từ các ống khói của nhà máy và bãi xỉ than của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II vào khu dân cư địa phương. Tình trạng trong những ngày giữa tháng tư được cho là ‘giọt nước tràn ly’ vì suốt những ngày qua người dân phản ánh tình trạng ô nhiễm do nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II gây nên nhưng không được đơn vị này khắc phục. Được biết vận hành thương mại của tổ máy số một của nhà máy chính thức bắt đầu vào cuối tháng giêng năm nay, và tổ máy số hai vào ngày 21 tháng 3, tức chỉ hơn nửa tháng sau người dân phải biểu tình phản đối.

Báo điện tử Chính phủ cho biết lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận sau khi xảy ra phản ứng của người dân đã xuống địa phương ghi nhận bức xúc của dân chúng và đồng ý với yêu cầu của người dân về một môi trường sống trong lành là hoàn toàn chính đáng.

Tin nói sau khi hai tổ máy của Nhiệt điện Vĩnh Tân được đưa vào hoạt động đã xảy ra nhiều trận ‘bão xỉ’ từ bãi than, xỉ và ống khói nhà máy thải ra. Khói và xỉ than phủ đầy nhà cửa, cây cối của dân chúng địa phương. Giếng nước của dân cạnh nhà máy cũng bị ô nhiễm không thể dùng được nữa vì ô nhiễm.

Sau khi hai tổ máy của Nhiệt điện Vĩnh Tân được đưa vào hoạt động ... Khói và xỉ than phủ đầy nhà cửa, cây cối của dân chúng địa phương. Giếng nước của dân cạnh nhà máy cũng bị ô nhiễm không thể dùng được nữa vì ô nhiễm

Theo tin thì khói của nhà máy từ ống cao 20 mét, đường kính 7 mét mỗi khi hoạt động thổi thẳng vào khu vực dân cư. Ngoài ra hằng ngày hai tổ máy thải ra gần 4000 tấn xỉ than nhưng không được vận chuyển đúng qui định là được phủ đậy để vận chuyển đến bãi xỉ rộng cả vài chục héc ta.

Có những lúc khói nhà máy dày đến mức đứng cách nhau chục mét mà không thể thấy mặt.

Đánh giá của giới khoa học

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kỹ Thuật Môi trường Đầu tư và Khu Công nghiệp, Đại học Xây Dựng, trình bày về các chất thải ra từ nhà máy nhiệt điện như sau:

Nói chung nhiều nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam hiện nay đang đốt bằng than; mà than của Việt Nam hàm lượng tro khá lớn- phổ biến khoảng độ 25% nhưng có loại còn lớn hơn nữa. Than đó lúc đốt thì thành ra bụi thôi.

Nói chung lúc thiết kế thì bao giờ cũng có đánh giá tác động môi trường và kiểm tra thiết bị lọc bụi; phải đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, qui chuẩn của Việt Nam. Nhưng bây giờ gây ra bụi là do vận hành không theo đúng thiết kế.

Còn bụi thứ hai là ở các bãi để than hay đỗ xỉ là do gió tung lên. Trong trường hợp đó phải xây bao, tưới nước hay người ta biến xỉ thành ra những vật liệu xây dựng…

Chuyên gia môi trường tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp từ Australia cũng cho biết các chất thải ra từ nhiệt điện vá cách thức xử lý chúng để không gây ảnh hưởng môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế đề ra:

Tối thiểu ống khói phun ra phải có thiết bị để giữ lại khí SO2, với lại quanh ống khói cũng có những thiết bị để để giữ lại bụi từ đó giảm đi ô nhiễm.


Người dân Bình Thuận đã đổ ra đường biểu tình chặn xe vì bức xúc trước tình trạng phát tán bụi xỉ, gây ô nhiễm môi trường của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Thường nhà máy nào lúc được chấp thuận để hoạt động như ở Mỹ, Úc hay những nơi khác đều phải có những bộ phận giữ lại bụi phun ra, giữ khí SO2 lại.

"Bản chất các nhà máy hiện nay đều có thiết bị tiên tiến không gây ô nhiễm; nhưng vấn đề là ở chỗ vận hành. Để tiết kiệm năng lượng, đêm không có ai kiểm soát họ đóng các phần lọc"-GS Phạm Ngọc Đăng

Đó là điều thứ nhất, còn thứ hai thường khi đốt than thì để lại tro. Và thường khi than cháy thì bụi xỉ (fly ash) bay ra. Tất cả những tro và bụi xỉ này sau khi thu gom lại phải mang đến một khu để chứa, chôn và một số tái chế lại tức là dùng để làm xi măng, phân bón, keo sơn phết. Những thứ không tận dụng được phải chôn hay giữ trong một khu vực có bao quanh và được cho nước vào để giữ ẩm, không bị khô để gió bạt đi.

Vấn đề ở Bình Thuận là bụi xỉ được đưa đến một chỗ chứa mà không chôn, để lộ thiên và không có nước để giữ lại.

Theo giáo sư Phạm Ngọc Đăng vấn đề của các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam khi vận hành gây ô nhiễm là do công tác kiểm tra trong quá trình vận hành:

Bản chất các nhà máy hiện nay đều có thiết bị tiên tiến không gây ô nhiễm; nhưng vấn đề là ở chỗ vận hành. Để tiết kiệm năng lượng, đêm không có ai kiểm soát họ đóng các phần lọc.

Thứ hai các bãi đổ quản lý không tốt, quản lý không tốt thì bị bụi và nhất là khi có gió to tro bụi bay lên đầu gió thì các khu dân cư ở cuối gió chịu hậu quả.

Lúc thiết kế người ta có đánh giá tác động môi trường, phải có những điều kiện về vị trí cũng như kỹ thuật để bảo đảm không phát ra bụi. Đã có đánh giá tác động môi trường mà nếu làm đúng như tất cả thiết kế kỹ thuật thì không có bụi; nhưng sau khi có đánh giá tác động môi trường và khi sản xuất cụ thể thì lại phụ thuộc vào chủ nhà máy đó có áp dụng đúng các điều kiện đạ thiết kế hay không; hay chủ nhà máy đó lại tìm mọi cách để tiết kiệm không lọc hết bụi để bay lên, đó là quá trình vận hành, hoạt động cả.

Chuyên gia môi trường Nguyễn Đức Hiệp cũng có ý kiến tương tự giáo sư Phạm Ngọc Đăng khi nhìn nhận vấn đề quản lý chất thải của các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam không được tốt dẫn đến tình trạng như ở Vĩnh Tân vừa qua:

Quản lý về bụi xỉ quá tệ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bản thân nhà máy có thể không gây ô nhiễm, nhưng quản lý bụi xỉ không tốt nên đã gây ô nhiễm rất nhiều ở Bình Thuận vừa rồi.

"Quản lý về bụi xỉ quá tệ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bản thân nhà máy có thể không gây ô nhiễm, nhưng quản lý bụi xỉ không tốt nên đã gây ô nhiễm rất nhiều ở Bình Thuận vừa rồi"-TS Nguyễn Đức Hiệp

Biện pháp khắc phục

Ngay sau khi xảy ra vụ việc dân chúng bức xúc ra chặn đường phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II gây ô nhiễm, người phát ngôn tỉnh Bình Thuận đưa ra cam kết ngay từ ngày 15 tháng 4 nhà máy cho áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường và trong vòng 10 ngày sẽ khắc phục xong tình trạng bãi xỉ than và ống khói gây nên.

Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), đơn vị chủ quản của Tổng Công ty Phát điện 3- chủ đầu tư nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II, cũng lên tiếng cam kết với dân chúng địa phương cho ngưng ngay lập tức việc đổ xỉ than của nhà máy trong vòng 10 ngày để tập trung xử lý tình trạng phát tán tro bụi.

Những việc làm khác được nêu ra là khẩn trương làm sạch, gia cố đường dân sinh trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức, giám sát không cho phép các xe chở xỉ mà không che chắn kỹ lưỡng, tăng cường công tác tưới nước đường vận chuyển tro xỉ và bên trong khu vực bãi thải xỉ với số lượng xe tưới được tăng từ 4 lên 10 xe.

Công tác nghiên cứu tận dụng tro xỉ phát sinh trong quá trình phát điện để làm ra các loại vật liệu xây dựng , giảm tồn trữ sẽ được tiến hành.

Cũng theo EVN công tác dài hạn ngăn ngừa ô nhiễm do nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II và những nhà máy trong thời gian đến là hoàn thành mở rộng cầu nhiệt điện trên Quốc lộ 1A và đường vận chuyển tro xỉ riêng của nhà máy ra bãi thải, cũng như hoàn thiện hệ thống cung cấp nước ra bãi thải xỉ cùng  các hệ thống phụ trợ.

Xin được nhắc lại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II do các nhà thầu Trung Quốc thiết kế và thi công. Nhà máy này từng bị Tổng Cục Môi trường phạt 1,4 tỷ đồng vì vi phạm về khói bụi.

Mới hôm cuối tháng 3 vừa qua, Sở Tài Nguyên- Môi trường tỉnh Bình Thuận trình cho Ủy ban Nhân dân tỉnh này quyết định xử phạt nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II vì để ô nhiễm kéo dài, chậm xử lý.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II là một trong 4 nhà máy thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Theo kế hoạch ba nhà máy kia: Vĩnh Tân 1, Vỉnh Tân 3 và Vĩnh Tân 4 cũng có hợp đồng ký kết với các đối tác tham gia xây dựng. Như đã nêu nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II có công suất mỗi tổ máy 622MW. Đây là nhà máy nhiệt điện có tổ máy công suất lớn nhất Việt Nam tính đến bây giờ. Nhà máy này do Tập đoàn Điện Khí Thượng Hải của Trung Quốc làm tổng thầu. Nhà máy sử dụng than cám 6A từ Cẩm Phả, Hòn Gai.

Vụ việc Nhiệt điện Vĩnh Tân II ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận là sự vụ mới nhất của tình trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp thải các loại chất độc hại ra môi trường chung quanh ở Việt Nam lâu nay.

Luật lệ về xử lý các loại chất thải, bảo vệ môi trường đều được ban hành; thế nhưng việc thực thi không đến nơi đến chốn. Có thể nêu ra những ‘thủ phạm’ không hoàn thành trách nhiệm để rồi hệ quả ô nhiễm vẫn xảy ra là từ công tác duyệt dự án ban đầu, đến nghiệm thu công trình và theo dõi kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, cho đến xử lý vi phạm...

Từng xảy ra nhiều vụ phản đối chống ô nhiễm lâu nay tại Việt Nam; tuy nhiên dường như cuối cùng người chịu thiệt vẫn là dân chúng; thậm chí có người chỉ vì đòi hỏi quyền lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng đã bị cho là gây rối, chống người thi hành công vụ và bị tù tội.

Ở Việt Nam cũng có câu ‘Tức nước, vỡ bờ’. Người dân không thể cam chịu sống trong ô nhiễm từ ngày này qua tháng khác mà tình trạng không được cơ quan chức năng xử lý giải quyết rốt ráo.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/pollu-fr-therm-elec-plan-04212015063419.html/04212015-pollu-fr-therm-elec-plan.mp3