Wednesday, April 17, 2024

Dòng tiền từ Việt Nam tậu 'hộ chiếu vàng'

 BBC tiếng Việt

Tìm nơi trú ẩn vàng cho tham nhũng ?

Chương trình "hộ chiếu vàng" hay còn gọi là "đầu tư mua quốc tịch" đang được những người giàu có từ Việt Nam và các nước khác săn đón. Tuy nhiên, chương trình này đang bị lên án vì có thể cung cấp một lối thoát hiểm cho quan chức tham nhũng.

hochieuvang1

Công ty Henley & Partners cho BBC biết hồi tháng 2/2024 rằng hầu hết khách hàng Việt Nam đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch là những người sinh sống ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Có hơn 60 nước đang cung cấp chương trình "hộ chiếu vàng" cho các nhà đầu tư nước ngoài với lộ trình nhanh chóng để định cư và thậm chí là nhập tịch.

'Phục vụ mục đích tham nhũng'

Bên cạnh giá trị kinh tế mà loại chương trình đầu tư lấy quốc tịch này mang lại đặc biệt cho những quốc gia nhỏ thì Minh bạch Quốc tế (Transparency International), tổ chức phi chính phủ theo dõi tình trạng tham nhũng tại hơn 100 quốc gia, đưa ra cảnh báo các chương trình "hộ chiếu vàng" của Liên minh Châu Âu (EU) "không thuần túy về đầu tư hay di cư – mà là phục vụ lợi ích của những kẻ tham nhũng".

Bà Eka Rostomashvili, nhà vận động chiến dịch từ tổ chức Minh bạch Quốc tế, cho biết dù các quốc gia vận hành chương trình như vậy đã có các biện pháp thẩm định chuyên sâu nhưng những biện pháp này không luôn luôn có tác dụng như mong đợi.

"Đến nay đã có các trường hợp những kẻ đào tẩu đã nộp đơn để có được hộ chiếu và thị thực vàng ngay trước khi chuyện họ phạm tội tham nhũng hay lừa đảo được đưa ra ánh sáng".

"Rõ ràng những người này xem đây như một dạng chính sách đảm bảo để họ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật [tại chính quốc gia của mình]".

Năm 2023, một phúc trình về chương trình "hộ chiếu vàng" tại Anh do Bộ Nội vụ thực hiện, đã phát hiện "một số lượng nhỏ nhà đầu tư nước ngoài thuộc diện nguy cơ cao" về việc có liên quan đến nạn tham nhũng hay hình thức tội phạm có tổ chức.

'Ngấm ngầm nhập tịch chui'

Trả lời BBC hồi tháng 2/2024, ông Dominic Volek, Giám đốc Kinh doanh của Henley & Partners, cho biết : "Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2024), xét ở khu vực Đông Nam Á, công dân Việt Nam chiếm gần 25% số đơn đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch và là thị trường lớn thứ tư toàn cầu của công ty".

Công ty Henley & Partners cho biết thêm hầu hết khách hàng Việt Nam đăng ký chương trình đầu tư nhập tịch là những người sinh sống ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Để tham gia vào các dự án đầu tư định cư, người ứng tuyển phải chi số tiền từ khoảng 100.000 USD tới 400.000 USD (gần 2,5 đến 9,9 tỷ đồng).

Hộ chiếu Việt Nam xếp thứ 92/199 trong bảng xếp hạng về quyền lực hộ chiếu năm 2024 do Henley & Partners thực hiện. Xét trong vùng Đông Nam Á, hộ chiếu của Việt Nam chỉ "quyền lực" hơn Lào và Myanmar.

Loạt phóng sự điều tra của hãng truyền thông Al Jazeera năm 2020 về bộ hồ sơ có tên "The Cyprus Papers" (Hồ sơ Cyprus)  tiết lộ rằng hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ đã mua "hộ chiếu vàng" của Cyprus (đảo Síp) từ tháng 11/2017 đến tháng 9/2019.

Vào thời điểm đó, có hai cái tên gây chú ý là đại biểu Quốc hội Việt Nam Phạm Phú Quốc được cấp quốc tịch Cyprus ngày 12/12/2018 và vợ ông cũng có quốc tịch Cyprus.

Người thứ hai là ông Phạm Nhật Vũ, người tại thời điểm đó đang thụ án tù 3 năm liên quan đến vụ án MobiFone mua AVG , có hộ chiếu Cyprus ngày 6/5/2019. Vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.

Trước ông Phạm Phú Quốc đã có đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thân, mang quốc tịch Ba Lan (sau ông khai là đã bỏ) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có thêm quốc tịch Malta.

Bà Hường đã bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có thêm quốc tịch Malta nhưng không kê khai trong hồ sơ ứng cử.

Các tỉnh thành ở Việt Nam trong những năm qua luôn kiểm soát chặt việc cán bộ, công chức đi nước ngoài vì lý do bảo vệ bí mật quốc gia, ngăn chặn tình trạng cán bộ, viên chức "bị thế lực phản động lôi kéo".

Điều 34 Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị quy định Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ : nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản, mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu : "Giờ anh là cán bộ của Đảng, anh lại đi mua nhà ở nước ngoài, anh gửi tiền ra nước ngoài, ngấm ngầm nhập quốc tịch chui ở nước ngoài, thử hỏi những đảng viên như vậy còn yêu nước không, còn có vì Đảng, vì dân không, có còn vì quốc gia, dân tộc không ? Hay đợi lúc nào Việt Nam khó khăn thì bay ra nước ngoài sinh sống, như vậy không xứng đáng là người đảng viên nữa".

Tuy nhiên, việc các cơ quan công quyền có thể nắm được việc cán bộ đảng viên có mua quốc tịch khác hay không, hay âm thầm chuyển tài sản ra nước ngoài hay không còn là dấu chấm hỏi.

Thu hồi tài sản tham nhũng được bao nhiêu ?

hochieuvang02

Không ít quan chức khi bị phát hiện tham nhũng đã chạy ra nước ngoài hoặc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa là một trường hợp nổi bật.

Ngoài ra, vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng còn là điều luôn được dư luận quan tâm ở Việt Nam. Trong các vụ đại án tham nhũng, tỷ lệ thu hồi được cho là thấp, và khả năng một lượng tài sản lớn đã bị tuồn ra nước ngoài từ trước.

Hồi tháng 3/2023, trả lời chất vấn từ Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa của tỉnh Đồng Tháp, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói rằng "không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, việc thu hồi tài sản tham nhũng gần như không bao giờ triệt để được", theo tường thuật của báo Thanh Niên.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói thêm rằng, 40% số tài sản tham nhũng được thu hồi "là con số rất đáng ghi nhận, biểu dương".

Vào tháng 5/2023, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng "chỉ đạt 32,5%, tức mất 10 đồng thì chỉ thu hồi được 3 đồng".

Ngày 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết đã thu hồi hơn 10.000 tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tính trong 6 tháng, cụ thể từ tháng 10/2023 cho đến nay.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đề cập những khó khăn trong thu hồi tài sản như về "nguồn gốc, tính pháp lý của nhiều tài sản được kê biên, đưa ra xử lý phức tạp và mất nhiều thời gian để làm rõ. Có trường hợp cần phải xác minh tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng, tài sản của người phạm tội và của người ngay tình đến mức nào…"

Cho đến nay vẫn không rõ tung tích của một số cá nhân, là cựu cán bộ nhà nước hoặc liên quan đến sai phạm tại cơ quan nhà nước, đang bị truy nã đỏ, như cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa (bị truy nã từ năm 2020 đến nay), Cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn (bị truy nã từ năm 2022 đến nay).

Hồi tháng 4/2023, Bộ Tư pháp thông tin "chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ địa phương chuyển lên có liên quan đến quốc tịch của bà Nhàn".

Bà Hồ Thị Kim Thoa được cho đã xuất cảnh ra nước ngoài và Bộ Công an Việt Nam vào năm 2020 thông tin "chưa biết bà Hồ Thị Kim Thoa hiện nay trốn ở đâu".

Theo Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI)  năm 2023 do Transparency International công bố, Việt Nam xếp thứ 83/180 nước, tụt một hạng so với năm 2022.

Chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn đang tiếp tục nóng khi trong 15 tháng qua, hai phó thủ tướng, hai chủ tịch nước và một thành viên bộ chính trị khác đã bị buộc phải từ chức.

Số lượng ủy viên Bộ Chính trị giảm từ 18 xuống còn 14 trong vòng hai năm qua. Hàng loạt các cựu bí thư, chủ tịch tỉnh đã bị bắt giữ trong thời gian gần đây.

Dự báo, lò của ông Trọng sẽ tiếp tục "đỏ lửa" ít nhất là từ đây cho tới trước Đại hội Đảng lần thứ 14 vào đầu năm 2026.

Nhiều nước hạn chế 'hộ chiếu vàng'

hochieuvang3

Lối đi làm thủ tục cho công dân thuộc EU tại sân bay quốc tế Dusseldorf (Đức)

Chương trình "hộ chiếu vàng" yêu cầu một khoản đầu tư như từ 100.000 USD vào bất động sản ở Panama, hay mua bất động sản trị giá 400.000 USD tại Thổ Nhĩ Kỳ, đầu tư 536.000 USD vào một công ty hiện hữu ở Luxembourg cho đến 21,4 triệu USD dưới dạng ký gửi vào một định chế tài chính có trụ sở tại Luxembourg.

Từ đó người đầu tư có thể có quyền công dân tại quốc gia đầu tư, bao gồm quyền làm việc và đi bầu cử.

Có khoảng 60 nước đang cung cấp "hộ chiếu vàng", 20 quốc gia cho phép nhập tịch với khoản đầu tư và một nửa trong số các nước này có hơn 100 ứng viên mỗi năm, theo Phó Giáo sư Kristin Surak.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là quốc gia có số lượng hồ sơ đầu tư nhận quốc tịch lớn nhất. Số lượng đơn tham gia chương trình "hộ chiếu vàng" của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm khoảng 50% số lượng đầu tư để lấy quốc tịch trên toàn cầu.

Saint Kitts, Dominica, Vanuatu, Grenada, Antigua và Malta là các nước cung cấp "hộ chiếu vàng". Liên minh Châu Âu (EU) cũng là một nơi được những người muốn đầu tư có quốc tịch săn đón vì quyền được tự do đi lại trong khối Schengen.

Có 14 quốc gia trong EU cung cấp chương trình "hộ chiếu vàng" vào năm 2020. Hy Lạp, Latvia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chiếm đến hơn 70% số đơn chấp thuận trong khối.

Nhưng nhiều nước hiện đã chuyển sang hạn chế chương trình này vì các nguy cơ từ đầu tư mua quốc tịch.

Hồi năm 2022, chính phủ Anh đã chấm dứt chương trình cho phép các công dân nước ngoài trú tại quốc gia của mình nếu họ mang tài sản theo cùng.

Năm 2023, Ireland cũng bỏ chương trình "hộ chiếu vàng", Bồ Đào Nha đã chỉnh sửa chương trình của mình, không còn cho phép mua tài sản để đổi lại định cư nhưng tiếp tục chương trình thông qua việc chuyển giao nguồn vốn và đầu tư trong các hoạt động nghiên cứu.

Về phần mình, Tây Ban Nha cũng lên kế hoạch xóa bỏ chương trình "hộ chiếu vàng", có nội dung cung cấp một lộ trình định cư nhanh chóng cho những công dân không thuộc Liên minh Châu Âu để đổi lại các khoản đầu tư tài chính lớn.


Kỷ lục : Ngân hàng Nhà nước bơm 24 tỷ USD đế cứu SCB

 Tổng hợp

Vit Nam bơm ti 24 t USD đ gii cu ngân hàng SCB b chìm trong v la đo khng l

bomtien01

Mt cuc biu tình ca nhng người b mt tin khi mua trái phiếu ca ngân hàng SCB  Hà Ni, 12/11/2022.

Reuters, VOA, 17/04/2024

Vit Nam đã làm mt vi"chưa tng có" đ gii cu Ngân hàng Thương mi C phn Sài Gòn (SCB), là ngân hàng gp nguy khn trong v lđo tài chính ln nht c nước, Reuters đưa tin đc quyn vào sáng 17/4 theo gi Hà Ni, trích dn 3 văn bn ca ngành ngân hàng và thông tin chính thc mi mà mt ngườđược tiếp cđã cung cp cho hãng tin.

"Nếu không cho vay, SCB s sđ. Còn nếu tiếp tc cho vay, kho bc quc gia s dn cn kit", theo thông tin mi mà Reuters nhđược.

Thông tin mi cũng mô t tình hung này là "chưa tng có", xéđến khi lượng tin mt khng l được bơm vào, s phc tp ca hođng này cũng như quy mô thit hi hin ti và tiđi vi h thng tài chính Vit Nam.

N công ca Vit Nam năm ngoáđnh  mc 37% Tng Sn phm Quc ni (GDP), trong khi thâm ht ngân sách tăng nh lên 4,4% GDP. Theo Ngân hàng Nhà nước Vit Nam, d tr ngoi hđt khong 100 t đô la vào cui năm 2023.

Tính đếđu tháng 4 này, ngân hàng trung ương ca Vit Nam đã bơm 24 t đô la qua "các khon vay đc bit" vào SCB, theo mt trong nhng văn bn ngành ngân hàng mà Reuters đã xem, tài liu này cung cp thông tin cp nht hàng ngày k t ngày 29/3 v tng s tin bơm t ngân hàng trung ương.

Vic cho vay đã gim mt chút nhưng đt mc trung bình là hơn 900 triđô la/tháng trong 5 tháng qua, theo văn bđó, cũng như theo văn bn th hai cp nht t ngày 15/3 đến 20/3 và văn bn th ba t tháng 11/2023 vi các thông tin cp nht hàng tháng t tháng 10/2022 đến tháng 10/2023.

Nhng khon bơm tin mt rt lđó ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam vào SCB tương đương vi 5,6% sn lượng kinh tế hàng năm ca quc gia, hay khong 1/4 d tr ngoi hi ca Vit Nam. Nhng s tin cho vay đó chưđượđưa tin trướđây.

Ngân hàng nhà nướđưa SCB vào din b giám sáđ ngăn chn tình trng rút ti t khi SCB, b châm ngòi bi v bt gi n đi gia bđng sn Trương M Lan vào tháng 10/2022. K t đó, SCB đã s dng nhng s tiđược bơđ chi tr cho vic rút tin mt, theo mt trong nhng tài liu ngân hàng mà SCB đã gi cho ngân hàng trung ương vào tháng 11/2023 đ gii thích v vic s dng các khon vay.

Theo thông tin chính thc mi t ngun tin, sau khi ngân hàng trung ương vào cuc, tin g SCB đã gim 80% xung còn khong 6 t đô la vào tháng 12/2023. SCB có th không còn các khon tin gi vào gia năm nay vi tđ rút tin hin ti và n xđã tăng lên 97,08% dư n tín dng ca SCB tính đến tháng 10/2023.

Bà Lan, n đi gia b bt vào tháng 10/2022 và đã gây ra tình trng rút ti t, b kếán t hình hôm 11/4 sau khi b kết ti ch mưu v lđo. Bà đã không nhn ti bin th và hi l trong v án có ti 12,5 t đô la là tin các khon vay đã b tun t SCB sang các công ty v bc trong khi bà Lan thông qua các nhân vt bình phong đ kim soát SCB trên thc tế.

Bà Lan, tng là mt nhân vt ni bt trong làng tài chính Vit Nam, s kháng cáo bán ca Tòán Nhân dân Thành ph H Chí Minh, mt trong nhng lut sư ca bà cho biết.

Theo thông tin mi mà Reuters nhđược, bt chp s tr giúp chính thc, tính đến tháng 12/2023, SCB vn tiếp tc gp vđ v thanh khon và đôi khi phi vt lđ gii quyết các khon thanh toáđúng hn khi khách hàng chuyn tin sang các ngân hàng khác và khi x lý thanh toán qua h thng thanh toán bù tr chính ca Vit Nam. Điu nành hưởng đế"tâm lý" ca khách hàng và to ra ri ro cho toàn b h thng tài chính ngân hàng, văn bn ca ngành ngân hàng cho hay.

Ngân hàng nhà nướđã cp cho SCB 592,7 nghìn t đng (tc 23,72 t đô la) dưới dng "các khon vay đc bit" tính đến ngày 2/4, theo mt bn cp nht gđây do ngân hàng son v vđ này, mà Reuters xem được. SCB tng là mt trong nhng t chc cho vay thương mi ln nht Vit Nam, tính theo lượng tin gi.

Reuters

Nguồn : VOA, 17/04/2024

***************************

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB : Cuộc giải cứu ‘chưa có tiền lệ’ của Việt Nam

BBC, 17/04/2024

Việt Nam đã tiến hành một cuộc giải cứu "chưa từng có" đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) hiện đang chìm trong vụ lừa đảo tài chính lớn nhất nước, theo thông tin độc quyền của Reuters.

bomtien02

Ngân hàng SCB đứng trước nguy cơ sụp đổ sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt

"Nếu không cho vay, SCB sẽ sụp đổ", theo thông tin mà Reuters mới được cung cấp. "Nếu tiếp tục cho vay, kho bạc quốc gia sẽ dần cạn kiệt".

Reuters không nêu cụ thể danh tính nguồn tin do tính nhạy cảm của vấn đề.

Tình huống này được mô tả là "chưa từng có" do khối lượng tiền mặt khổng lồ được bơm vào, sự phức tạp của hoạt động cũng như quy mô thiệt hại hiện tại và tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.

Reuters không thể xác định liệu các quan chức khác hiện đang tham gia giám sát SCB cùng có chung nhận định như trên về tác động đối với kho bạc nhà nước hay không.

Nợ công của Việt Nam năm ngoái ổn định ở mức 37% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi thâm hụt ngân sách tăng nhẹ lên 4,4% GDP. Theo Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 100 tỷ USD vào cuối năm nay. Con số này tăng từ khoảng 90 tỷ USD vào cuối tháng 10/2023, theo Văn phòng Nghiên cứu và Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 - cơ quan giám sát độc lập khu vực.

Tính đến đầu tháng Tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm 24 tỷ USD "khoản vay đặc biệt" vào SCB, theo một trong những tài liệu mà Reuters đã xem. Tài liệu này cung cấp thông tin cập nhật hằng ngày kể từ ngày 29/3 về tổng số tiền bơm từ Ngân hàng Nhà nước.

Theo tài liệu này, việc bơm tiền đã chậm lại một chút nhưng đạt trung bình hơn 900 triệu USD mỗi tháng trong năm tháng qua.

NNgân hàng Nhà nước và SCB không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Một quan chức SCB từ chối bình luận khi Reuters liên lạc qua điện thoại.

Ồ ạt rút tiền sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt

Các khoản tiền mặt mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước đây âm thầm bơm cho SCB chiếm tới 5,6% tổng sản lượng kinh tế hằng năm của nước này, hay khoảng 1/4 dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Các khoản bơm này chưa từng được báo chí đưa tin.

Ngân hàng Nhà nước đặt SCB dưới sự giám sát của mình để ngăn chặn tình trạng ồ ạt rút tiền sau vụ bắt giữ trùm bất động sản Trương Mỹ Lan vào tháng 10/2022.

Kể từ đó, SCB đã sử dụng số tiền được bơm để chi trả cho việc rút tiền mặt, theo một trong những tài liệu mà SCB đã gửi cho Ngân hàng Nhà nước vào tháng 11 để giải thích cho việc sử dụng các khoản vay.

Theo nguồn tin chính thức, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, tiền gửi của SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng 6 tỷ USD vào tháng 12/2023.

SCB có thể hết tiền gửi vào giữa năm với tốc độ hiện tại và nợ xấu đã tăng lên 97,08% dư nợ tín dụng của SCB tính đến tháng 10.

Bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào tháng 10/2022 đã gây ra vụ tháo chạy khỏi ngân hàng SCB.

Bà Lan đã bị kết án tử hình hôm 11/4 sau khi bị kết tội tham ô tài sản. Bà không nhận tội.

Bà Lan, trước đây là một nhân vật nổi bật trong làng tài chính Việt Nam, sẽ kháng cáo bản án của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những luật sư của bà cho biết.

Theo thông tin mới, bất chấp sự hỗ trợ chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 12, SCB vẫn tiếp tục gặp vấn đề về thanh khoản và đôi khi phải vật lộn để giải quyết các khoản thanh toán đúng hạn khi khách hàng chuyển tiền sang các ngân hàng khác và xử lý thanh toán qua hệ thống thanh toán chính của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến "tâm lý" khách hàng và tạo ra rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp cho SCB – từng là một trong những tổ chức cho vay thương mại lớn nhất nước tính theo lượng tiền gửi - 592.700 tỷ đồng (23,72 tỷ USD) dưới dạng "khoản vay đặc biệt" tính đến ngày 2/4, theo một tài liệu của ngân hàng mà Reuters được cung cấp.

Con số này tăng so với mức 478.000 tỷ đồng được bơm vào cuối tháng 10.

Việc này cho thấy thấy lượng tiềm bơm vào là 23.000 tỷ đồng (910 triệu USD) mỗi tháng kể từ tháng 11/2023.

Con số này đã giảm xuống so với mức bơm ban đầu là 3,7 tỷ USD mỗi tháng, trong khoảng tháng 10 và tháng 11/2022 và tốc độ hằng tháng là gần 1,2 tỷ USD từ đó đến tháng 10/2023.

Tìm cách tái cơ cấu ngân hàng

Ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rủi ro ngày càng cao do tình trạng bất ổn kéo dài trong lĩnh vực bất động sản.

Việc truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tài chính là một phần trong chiến dịch "đốt lò" của chính quyền, gây ra cuộc khủng hoảng bất động sản, đè nặng lên nền kinh tế và phủ bóng lên triển vọng của các ngân hàng, Reuters bình luận.

Truyền thông Việt Nam cho biết Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã nhiều lần tìm kiếm sự giúp đỡ cho SCB từ khu vực tư nhân, đặc biệt là kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, dù quy định hiện hành có giới hạn trần 30% về tổng sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam.

Cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã giao cho công ty bất động sản tư nhân Sungroup xây dựng kế hoạch tái cơ cấu SCB.

Sungroup đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Reuters không thể xác định liệu kế hoạch của Sungroup có được thông qua hay không.

Bất kỳ kế hoạch tái cơ cấu nào cũng sẽ xoay quanh việc đánh giá tài sản bất động sản mà bà Lan và các công ty của bà sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, nhưng tình trạng pháp lý của những tài sản đó thường không rõ ràng, vì nhiều tài sản vẫn đang chờ cấp phép trong khi một số tài sản khác vi phạm các quy định về đất công hoặc giấy phép xây dựng.

Một số tài sản bao gồm bất động sản có giá trị nằm tại các quận cao cấp ở TP HCM nhưng phần lớn là những dự án chưa hoàn thiện.

Tài sản của gia đình bà Lan ước tính 30 tỷ USD, một đại diện của gia đình nói với Reuters trong tháng này, trong khi công ty thẩm định thị trường Hoàng Quân, được ngân hàng trung ương thuê để định giá, định giá tài sản của bà khoảng 12 tỷ USD.

Reuters đưa tin hồi đầu tháng này rằng một số đối tác kinh doanh ở Hong Kong của bà Lan đã bày tỏ sự quan tâm đến các tài sản này.

Họ không trả lời yêu cầu bình luận thêm về lợi ích của họ đối với các tài sản này sau khi khi tòa ra phán quyết với bà Lan.

Nguồn : BBC, 17/04/2024