Monday, July 27, 2015

Bắc Kinh muốn lập tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa –Biển Đông

Theo RFI-Đức Tâm
Ngày 27-07-2015 11:22

media
Quần đảo Hoàng Sa-fr.wikipedia.fr
Truyền thông Trung Quốc ngày 27/07/2015 đưa tin, Bắc Kinh muốn lập một tuyến du lịch thứ hai tới Hoàng Sa, quần đảo có tranh chấp với Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ hồi tháng Giêng năm 1974.

Theo nhật báo China Daily, được Reuters trích dẫn, năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu thí điểm dùng tàu Coconut Princess đưa du khách từ tỉnh Hải Nam tới Hoàng Sa và tính đến nay, đã có hơn 10 000 lượt du khách. Trung Quốc dự tính, từ nay đến cuối năm 2015, sẽ huy động thêm một tàu nữa để đưa du khách tới các đảo khác, cũng trong khu vực, bao gồm cả đảo Phú Lâm, nơi Bắc Kinh lập trụ sở chính quyền, quản lý toàn bộ vùng quần đảo Hoàng Sa.

Vẫn theo báo Trung Quốc, do điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, việc đưa du khách tới vùng này gặp nhiều khó khăn. Đại diện công ty du lịch Trung Quốc chuyên đưa khách tới Hoàng Sa nói rằng cần phải tính đến khả năng đón tiếp du khách của một số đảo nhỏ. Cho đến nay, các tàu du lịch không thể cập bờ của một số đảo, do vậy, phải dùng thuyền nhỏ hơn để đưa khách lên bờ.

Reuters nhắc lại là năm 2014, việc Trung Quốc đưa dàn khoan dầu tới khu vực mà Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, gần Hoàng Sa, đã gây ra căng thẳng tại Biển Đông và làm dấy lên làn sóng biểu tình bài Trung Quốc tại Việt Nam, một số vụ biểu tình đã dẫn đến bạo lực. Cách nay vài tuần, Việt Nam cũng tuyên bố sẽ lập tuyến du lịch tới Trường Sa, nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng. Động thái này cũng đã làm cho Bắc Kinh khó chịu.

Cho đến nay, Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam mới chỉ có mỗi tàu Coconut Princess, phục vụ tuyến Hải Nam- Hoàng Sa, được tổ chức hàng tháng hoặc hai tháng một lần, và mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Ban đầu, điểm xuất phát là thành phố Hải Khẩu (Haikou) thủ phủ tỉnh Hải Nam và hành trình tới quần đảo Hoàng Sa mất khoảng 20 tiếng. Từ ngày 02/09/2014, tàu xuất phát từ cảng Tam Á và chỉ mất 12 giờ để tới Hoàng Sa.

Trong chuyến đi, du khách tới tham quan Cồn Quan sát (Trung Quốc gọi là Ngân Tự - Yinyu và tên quốc tế Observation Bank), đảo Toàn Phú (Quanfu), đảo Áp Công (Yagong), tất cả đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (Vĩnh Nhạc quần đảo – Crescent Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Bên nhau ta có “ngày toàn cầu”, chế độ CS có ngày đi đoong!

Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Phải nói thêm cho trọn bộ: bên nhau chúng ta có quê hương, có giống nòi nguồn cội, có đàn áp tù đày thì phải có đấu tranh tuyệt thực. Bên nhau Ngày Toàn Quốc Toàn Cầu tưởng như trong ước mơ đã được khởi động va đánh động. Từng que diêm, đốm lửa, ngọn nến lần đầu đã cùng nhau thể hiện, bày tỏ công khai khát khao cháy bùng vầng mặt trời Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Tự hỏi bao lâu rồi chúng ta nguyện thắp sáng điều kỳ diệu chính nghĩa này mà chưa làm được?

Hẳn nhiên sẽ không còn đủ thời gian để nhẩn nha chờ sung rụng, hay lần lửa cầu xin một phép lạ có người tự ý rút lui êm đẹp như từ trời giáng xuống.

Chúng ta, những con dân Việt khắp năm châu bốn bể, với chân đứng có thể lạc bước không giống nhau nhưng trái tim và tinh thần dân tộc vẫn luôn hướng về nhau, để cùng một nhịp đập một hơi thở quê hương Việt Nam: We Are One!

Việt Nam không thể không có Nhân Quyền, và điều này không chỉ là ước vọng của nhiều thế hệ trong chúng ta, hay một sự mặc cả của những kẻ chiếm lãnh đất nước độc đảng ôm chặt chiếc ghế ra uy ban phát hoặc chà đạp. Hơn lúc nào hết, chúng ta đã biết, phải biết phối hợp, kết hợp, hiệp lực để tạo thành sức mạnh của một tiếng nói chung. Thế giới không thể không được thấy ý chí yêu nước của con dân Việt.

Ý chí của toàn dân sẽ đánh gục tất cả những rào cản bước tiến của mọi tiềm năng trì trệ, bảo thủ, độc tài.

Chúng ta thừa biết lòng tốt vị tha của bất cứ ai cũng chỉ giới hạn, ngoại trừ thánh sống vì không ai không muốn bảo vệ quyền lợi của mình, nhất là quyền lợi của một đất nước. Do đó, không ai có thể bảo vệ đất nước mình bằng chính những người con thương yêu của đất nước ấy phải tự biết đòi, giành và đứng lên tự bảo vệ lấy.

Bằng cử chỉ ôn hòa, không cả tiếng hô hào đả đảo nhưng hiệu ứng lan tỏa mạnh,Ngày Tuyệt Thực Toàn Cầu đã gióng được tiếng chuông với cộng đồng quốc tế về tình trạng Nhân Quyền Việt Nam đang trong mùa hạn hán. Đặc biệt những người ở ngoài nước có dịp bày tỏ mối quan tâm ủng hộ, đồng hành với tuổi trẻ và những đồng bào sẵn sàng chấp nhận những rủi ro ở trong nước.

Hơn thế nữa, chỉ 24 tiếng ngắn ngủi hãm mình mất ăn mất ngủ, chúng ta mới thấm thía được những trải nghiệm hy sinh của những tù nhân lương tâm phận liễu yếu đào tơ như Tạ Phong Tần, Bùi Hằng, Hồ thị Bích Khương,… khi trong tay không còn một thứ khí giới tự vệ nào khác, ngoài thái độ buộc phải đánh đổi cả tấm thân mảnh dẻ của mình để quyết tâm bảo vệ những điều mình tin là đúng.

Thứ khí giới tự vệ cuối cùng của họ là Tuyệt Thực từ ngày này qua ngày nọ, kể cả cái chết của bịnh hoạn đang rình rập chứ không chỉ một ngày tượng trưng như chúng ta, vậy sao có người trong chúng ta có thể nại đủ lý do để an lòng ăn no ngủ kỹ, từ chối hưởng ứng hoặc phủi tay như chuyện ruồi bu mà không là chuyện của đại cuộc, của đại sự, của đầu dây mối nhợ cho những thảm họa nước mất nhà tan gần kề.

Có thể bạn không vui, hoặc quá vui một cách lú-rực-rỡ, nhún vai rằng Ngày Tuyệt Thực Toàn Cầu mỗi nơi chỉ có dăm ba chục người tham gia. Trong nước như thế đã đành. Ngoài nước cũng chẳng có chi xôm trò hơn. Coi như bạn có quyền thất vọng về người khác, nhưng liệu bạn có thất vọng với chính mình? Không phải bạn cũng chỉ là thứ “trí ngủ” đang trùm chăn giấu mặt?

Đành rằng chúng ta tôn trọng sự chọn lựa của mọi người. Nhưng nếu bạn biết được, thấy được là đã có những ánh mắt trao gởi nhiệt thành cảm kích, những cánh tay đưa lên sôi sục hỗ trợ, những bước chân can đảm nhất quyết băng rừng lội suối, những khuôn mặt phái yếu lãnh nhận những cú đấm vỡ mặt, những bạn bè phải tuyệt thực bất đắc dĩ ở đồn bót... Ôi bạn sẽ có lúc nhận ra sao mình nỡ vô tình, vô cảm đến thế!

Cuộc chiến thắng nhân phẩm mới là điều đáng nói ở đây, để không thể trì hoãn những chuyển hóa, những chuyển biến đột phá. Việt Nam của chúng ta đang thực sự cần phải chuyển mùa bằng những ngọn gió cách mạng.

Chúng ta không thể im tiếng, để những vuốt ve lạc quan tếu của Tổng Trọng: “Việt Nam hết sức coi trọng quyền con người” tiếp tục đánh phủ đầu. dư luận quốc tế. Cũng như những tuyên bố hoàn toàn đi ngược với sự thật, là Việt Nam không hề giam nhốt những tù nhân lương tâm. Một cách nào đó, họ luôn bị buộc phải ngụy trang một tội danh khác.

Chắc Ngài Tổng Lù hay Tổng Lú này đã đến hồi nghễnh ngãng, nên không nghe được muôn ngàn lời ta thán kiệt quệ của nhân dân. Chưa kể con số đày đọa của hơn 200 tù nhân chính trị đang bị thế giới săm soi, và cả khối nhà bất đồng chính kiến vẫn bị theo dõi, sách nhiễu, cấm cố quản chế tại gia.

Tin Việt Nam nói sẽ thả 17 ngàn tù nhân phạm pháp vào dịp Quốc Khánh 2/9 này, và tuyệt nhiên không hề nhắc đến những tù nhân lương tâm đang được Hoa Kỳ quan tâm. Trước, trong và sau chuyến Mỹ Du của chóp bu C.S cũng không ai nghe thấy một hứa hẹn tăm hơi gì, nhưng chúng ta có thể đoán chắc những người nằm trong danh sách Hồ Sơ Nhân Quyền được chú ý sẽ phải chờ những cuộc thương lượng đổi chác gần kề, là những điều tưởng là tệ hại nghịch lý, nhưng vô cùng hợp lý với những thủ đoạn tiểu xảo của nhà cầm quyền này.

Cuộc Thắp Nến Tuyệt Thực ở thủ đô Washington, D.C. mang đậm nét hình ảnh áo trắng, hoa trắng, nến trắng, đặc biệt là sự “tham dự” của những chú bồ câu trắng được mang ra từ chiếc lồng đen đúa phóng bay vào bầu trời tự do, đã làm khoảng hơn 30 người có mặt tham dự vụt liên tưởng đến những tù nhân lương tâm Việt Nam, rồi cũng sẽ được chính đôi cánh nghị lực hổ trợ của chúng ta khiến tinh thần họ được vượt thoát, bay bổng:

Thật ra với những chiếc còng rừng rú như 88, 79, 258... có lẽ phải đợi Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu lần tới ở ngục “Bastille” Hỏa Lò, Xuân Lộc... bên ngoài những chấn song cách mạng may ra...

Không thì họ cứ mặc tình thao tác thả 1, bắt 10 như ngóe, vì các nhà lãnh đạo Việt Nam vốn “tài tình” chơi màn “mà” mắt hơn cả Miến Điện và Cuba. Nếu Cuba đã từng cùng Việt Nam “canh giữ hòa bình thế giới” vừa thả trót lọt 53 người được, thì nghĩa lý gì so với con số 212 tù nhân chính trị “nhập kho” điều chi của nhà tù C.S.V.N. mà nếu nay mai họ bị buộc vào thế phải trả trót lọt thì sẽ hơn xa Cuba con số rồi.

Đó là chuyện nay mai, một nay mai nhiều phần không xảy ra. Còn bây giờ, có thể mỗi người chỉ cần trong tư cách cá nhân, kiểu quần chúng tự phát, hãy bằng mọi cách “sáng tạo” cho riêng mình một cách thế bày tỏ. Đốt tờ giấy có ghi mấy con số hắc ám như ĐL 79, 88, 258… như hình ảnh vừa thấy ở Đêm Thắp Nến Tuyệt Thực của Dòng Chúa Cứu Thế, VN. Thậm chí ý tưởng tuyệt thực tại gia nếu đươc thể hiện cùng một loạt đông đảo toàn dân toàn cầu, thì cũng có khả năng làm chế độ này lung lay hoặc sợ hãi chùng tay là cái chắc.

Điều đáng nói thêm ở đây có lẽ là địa điểm chọn lựa Buổi Thắp Nến và Tuyệt Thực Đòi Tự Do cho Việt Nam vừa gợi xót xa ám ảnh tội ác của Cộng Sản, vừa dấy lên những gọi kêu đòi công bằng, công lý cho những nạn nhân oan uổng. Nơi đây, Đài Tưởng Niệm Những Nạn Nhân Cộng Sản ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, từ chủ tịch cộng đồng này hay chủ tịch hội đoàn nọ, cũng như những thân hào nhân sĩ trí thức văn nghệ sĩ trong vùng, đặc biệt sự có mặt của giới trẻ đều thay phiên nhau dâng tặng 100 triệu linh hồn nạn nhân C.S. những cành hoa trắng thương tiếc.

Tất cả chúng ta có mặt tham dự nơi đây, với bất cứ nghĩa cử thiết tha nào cũng là để thể hiện tinh thần chung, cốt ủng hộ và gây hứng khởi cho những trái tim sẵn sàng phấn đấu hết mình và có thể chết vì Tự Do cho Việt Nam.

28.07.2015


Nên chọn bạn mà chơi

Đại Nghĩa (Danlambao) - Thủ tướng Anh Winston Churchill có câu nói bất hủ:“Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn hữu vĩnh viễn, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh viễn”.

Suy nghĩ từ câu nói này, tôi nghĩ giới lãnh đạo đảng CSVN sẽ tìm ra lối thoát cho đất nước, hay nói đúng hơn là thoát khỏi “đồng chí hữu nghị viễn vông”.

Ông Lê Công Phụng, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đã ý thức được điều này nhưng ông đã bỏ đi mấy chữ “không có bạn hữu vĩnh viễn”, có lẽ vì nó “nhạy cảm”. Ông Phụng nói: “Việt Nam và Mỹ từ cựu thù đã trở thành đối tác toàn diện và tôi xin được mượn ý một danh ngôn quen thuộc để nói rằng: ‘không có cựu thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn”. (TuoiTre online ngày 6-10-2014)

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an cho rằng đảng CSTC ngày nay không còn là bạn bè đồng chí như ngày xưa mà họ nay là một đế quốc đang bành trướng, đang lăm le xâm lược nước ta, đang đổi bạn thành thù. 

“...Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc đang nắm quyền ở Trung Quốc hiện nay không có phần trăm nào là cộng sản mà thực chất là một nước tư bản độc tài. Từ quan điểm đưa ra, Thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích tất cả những thủ đoạn, những tham vọng của Trung Quốc đối với thế giới, cũng như đối với Việt Nam trong hàng ngàn năm vừa qua để cảnh giác tất cả mọi người cũng như giới lãnh đạo Việt Nam...

Giám đốc Trung tâm Minh triết, ông Nguyễn Khắc Mai cũng nói rõ: “Qua các tham luận và ngót 20 ý kiến tại hội thảo có thể thấy như thế này: một là phải đánh giá đúng nhà nước Trung Quốc hiện nay họ là ai, và người ta đều khẳng định họ là một nước đại Hán; tuy mang tên XHCN nhưng thực chất là tư bản và đế quốc hoang dã, tức là đế quốc cổ”. (RFA online ngày 20-6-2015)

Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, khẳng định tình đồng chí môi hở răng lạnh nay không còn nữa mà thay vào đó là môi hở răng... phụp: “Trước đây CSVN và Trung cộng là hai nước ‘XHCN anh em môi hở răng lạnh’ nhưng Trung cộng giờ đây là một cường quốc đầy tham vọng muốn biến đất nước Trung Hoa thành bá chủ thế giới bất chấp quyền lợi của các quốc gia nhỏ yếu, cho nên cái tình ‘đồng chí anh em’ không còn chỗ đứng trong ‘Giấc mơ Trung Hoa’ đó nữa”. (BaoToQuoc online ngày 25-11-2014)

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam nhiều năm tại Bắc Kinh nói về cuộc chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979 “đồng chí phụp đồng chí” như sau: “Tháng 2-1979, Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân ‘dạy cho Việt Nam một bài học’, tàn phá và giết hại nhân dân các tỉnh biên giới của Việt Nam.

Giới cầm quyền Trung Quốc lấn đất, lấn thác Bản Giốc của Việt Nam, cướp đảo, lấn biển của Việt Nam, phá kinh tế Việt Nam, làm nhiều điều tàn ác đối với Việt Nam nên người Việt Nam từ trẻ đến già ‘đều ghét Trung Quốc”. (Boxitvn online ngày 7-4- 2015)

Tiếp đến mặt trận Vị Xuyên tháng 4 năm 1984 cho thấy sự tàn ác của tên đồng chí láng giềng khốn nạn như thế nào: “Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên. Trong suốt 26 ngày đêm Trung Quốc đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại vào các cao điểm phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km.

Cuộc tập kích bất ngờ cao điểm 1.509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang có lẽ dã man nhất của quân đội Trung Quốc. Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể”. (RFA online ngày 9-6-2014)

Đến năm 1988, Trung cộng lại đưa quân chiếm đảo Gạc Ma nơi bộ đội của Việt Nam đang trấn giữ, khi quân của đồng chí láng giềng vĩ đại tràn sang thì bộ đội ta được lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh là “không được nổ súng”, chỉ lấy thân làm bia đở đạn!?: “Ngày 14-3-1988, trong một trận hải chiến ác liệt để giữ biển đảo của Tổ Quốc (3 bãi đá ngầm Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin), 64 chiến sĩ kiên cường của chúng ta đã anh dũng hy sinh trước mũi lê và đạn pháo của quân xâm lược Trung Quốc”. (Boxitvn online ngày 17-3-2012)

Thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam cảnh báo là Trung cộng đã khống chế Việt Nam mọi mặt:“Việc Trung Quốc tiến thêm những hành động nguy hiểm như thế không chỉ gây bất ổn cho Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á. Bởi vì tham vọng bành trướng của Trung Quốc chúng ta đều biết và tham vọng ấy ngày càng bộc lộ rõ rệt. Chính vì thế cho nên việc xây dựng các căn cứ quân sự, đặc biệt những tuyến đường băng ở đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập… để kết nối với đảo Phú Lâm, nó sẽ tạo nên một quần thể cho các lực lượng máy bay Trung Quốc hoạt động…nó sẽ khống chế toàn bộ tuyến chiến lược biển của Việt Nam ở Biển Đông, ảnh hưởng đến phòng thủ của Việt Nam không chỉ ở Biển Đông mà cả ngay trên đất liền”. (RFA online ngày 11-1-2015)

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo đảng CSVN về chuyến đi và ý đồ của Du Chí Thanh, Chủ tịch Hội nghị chính trị Hiệp thương Trung Quốc sang Việt Nam: “Nhân dân Việt Nam bất bình về việc Trung Quốc lấp đất đá trong cụm bãi đá Gạc Ma cướp của Việt Nam năm 1988 và sắp hoàn thành một căn cứ quân sự có đường băng, có cảng nổi, uy hiếp quần đảo Trường Sa của Việt Nam...

Ông Du Chí Thanh còn nhắc lại Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em, hợp tác với nhau trên mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, xã hội. Mĩa mai thay! Trên thực tế thì Trung Quốc lũng đoạn thị trường Việt Nam, làm nhiều việc phá hoại kinh tế Việt Nam, chi phối Việt Nam về chính trị, chiếm lĩnh hầu hết các vị trí chiến lược xung yếu, uy hiếp Việt Nam về quân sự, đưa rất nhiều người Trung Quốc tự do nhập cảnh, lập nhiều cụm, nhiều xóm người Trung Quốc cư trú trái phép”. (Boxitvn online ngày 29-12-2014)

Ai cũng hiểu Trung cộng gian manh, chỉ có một người không hiểu, đó là ông Trọng Lú, chưa nhận diện được kẻ thù. Khi hội kiến với Trương Đức Giang, Ủy viên thường vụ BCT đảng CSTC, ông Trọng vẫn một lòng “chung thủy” với đồng chí vĩ đại.

“TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị tốt đẹp, ổn định lâu dài với đảng, Nhà nước và Nhân dân Trung Quốc, luôn xác định đây là chủ trương nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam... quan trọng trong tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai đảng, hai nước”. (VTV.Vn online ngày 8-4-2015)

Trong lần tiếp xúc với Đại Biểu Quốc Hội, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói rõ quan điểm về tình đồng chí, láng giềng. Trung Quốc có thực tâm coi Việt Nam là láng giềng tốt và có chịu để yên cho Việt Nam xây dựng và phát triển hay chỉ là “hữu nghị viễn vông”? Ông Trọng vẫn kiên định lập trường: “Tôi đã nhiều lần nói ta với Trung Quốc là láng giềng, phải ăn đời ở kiếp với nhau, xúc đất đổ đi được không? Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước, giữ cho được quan hệ hòa hiếu với các nước, trong đó có Trung Quốc”. (Vietnamnet online ngày 6-12-2014)

Trước đây vì muốn bảo vệ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà TBT Nguyễn Văn Linh đã cam tâm sang Thành Đô ký mật ước nhận làm chư hầu của đại Hán, nhưng nay XHCN không còn nữa; đến phiên TBT Nguyễn Phú Trọng muốn bảo vệ sự lãnh đạo của đảng mà bám lấy tên láng giềng “khốn nạn” đang cướp đất, cướp biển của Tổ Quốc thì là tội đồ của dân tộc.

Vạch rõ âm mưu thâm độc của Trung cộng, trong lần Đại tá Cao Sơn và Đại tá Quách Hải Lượng “trò chuyện với Trung tướng Đặng Quốc Bảo” về tình hình đất nước, trung tướng cảnh báo: “Chúng ta phải có hẳn một chiến lược liên minh. Trung Quốc tham vô đáy, không khéo ta sẽ từng bước trở thành bộ phận Trung Quốc. Vì nói phải ngã về Trung Quốc để được yên là chủ nghĩa đầu hàng, chủ nghĩa thất bại. Ngã theo Trung Quốc thực chất là bán nước”. (Viet-Studies online ngày 26-6- 2009)

Ông Trọng nên nhớ một điều, ngày nay Trung cộng là mối hiểm họa duy nhất của Dân tộc Việt Nam, Trung cộng là nguy cơ đang đe dọa thôn tính nước Việt Nam, như vậy ta phải biết tùy thời cơ ứng biến để bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam không rơi vào tay quân đế quốc xâm lược một lần nữa.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, trường Đại học Xây dựng Hà Nội vạch rõ mưu mô Trung cộng gài bẩy nhà cầm quyền Việt Nam như sau: “Trong văn bản ký kết giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có điều khoản như sau: ‘Hai bên cam kết không liên kết với nước khác để chống lại nước thứ ba’…

Trong cam kết giữa Việt - Trung như trên tôi cũng thấy hình bóng của một cái bẫy, có khả năng là một điều khoản lừa bịp...

Giả thử xảy ra tranh chấp giữa Trung và Việt đến mức dùng vũ lực. Với sức mạnh của mình, với tương quan so sánh hơn 10 đối với 1 thì Trung Quốc cần gì liên kết với nước khác để chống nước thứ ba là Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam, dù là để tự vệ, dù để chống lại sự xâm lược phi nghĩa của Trung Quốc thì rất cần sự liên kết với nước khác cùng chí hướng, cùng mục tiêu...

Còn nếu Việt Nam vì sợ bị vi phạm vào cam kết mà không thể liên kết với nước khác thì rõ ràng là đã tự trói mình để chịu lâm vào thế nguy hiểm”. (Boxitvn online ngày 13-12-2014)

Thiếu tướng Lê Văn Cương, trả lời phỏng vấn của Mặc Lâm, Biên tập viên đài RFA rằng Việt Nam dứt khoát phải: “Mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ, mở toang cánh cửa ra. Phải tiến tới quan hệ Mỹ Việt mà trên bạn bè dưới liên minh, cứ nói thẳng như thế...

Nói thẳng với Trung Quốc chơi bài ngửa: Việt Nam không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược Việt Nam”. (RFA online ngày 29-1-2015)

Người Việt ta có câu: “bà con xa không bằng láng giềng gần”, nhưng láng giềng ấy phải như thế nào, chứ láng giềng kiểu như Trung cộng bây giờ thì cũng nên “bái bay”. Trong chuyến Mỹ du, trước khi gặp Tổng thống Mỹ nơi Nhà Trắng, TBT Nguyễn Phú Trọng trả lời Bloomberg qua văn bản:

“Tôi hy vọng đây là cơ hội để hai phía thảo luận cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề còn khác biệt…

Đây là cơ hội tốt để nhìn lại quá khứ, trao đổi quan điểm về tương lai và cùng nổ lực vì tình bạn và sự hợp tác lâu dài dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng chính thể của nhau”. (BBC online ngày 3-7-2015)

Giáo sư Tương Lai vui mừng khi thấy ông Nguyễn Phú Trọng tiếp cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton có vẻ cởi mở:  “Thì kìa, ông Trọng nở nụ cười xúc động để nói với cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton: ‘Ngài là người bạn lớn của chúng tôi’. Ông còn nói: ‘Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng là đồng minh trên mặt trận chống phát xít’... Và ông Clinton khẳng định: ‘Chúng ta chấp nhận nhau là chúng ta đã tự giải thoát chính mình”. (Boxitvn online ngày 20-7-2015)

Được Tổng thống Mỹ Obama tiếp đón một cách trọng thể khiến TBT Nguyễn Phú Trọng cảm động có vẻ mềm lòng, xuống thang luận điệu chống Mỹ đồng thời cũng hơi “nổ” một chút: “TBT Nguyễn Phú Trọng chia sẽ: ‘Không chỉ trong nước quan tâm đến chuyến thăm này mà quốc tế cũng rất quan tâm. Quốc tế đánh giá không chỉ là vấn đề của Việt Nam với Mỹ mà là vấn đề toàn cầu. Chuyến thăm Mỹ lần nầy là tính toán trong chiến lược tổng thể. Hai bên gác lại quá khứ, hướng tới tương lai vì hòa bình phát triển”. (NguoiLaoDong online ngày 18-7-2015)

Nắm lấy cơ hội bằng vàng, vì sự nghiệp chung của hai dân tộc mà nắm tay nhau bỏ qua những quá khứ không có lợi cho tương lai. Thượng nghị sĩ John McCain người đã sớm biết “xóa bỏ hận thù”, một tấm gương nhân hậu mà người Việt Nam nào cũng nên học. Thượng nghị sĩ đã nói: “Việt Nam là một đối tác đang nổi lên quan trọng mà Hoa Kỳ chia sẻ lợi ích chiến lược và kinh tế. Bao gồm việc thúc đẩy một trật tự thương mại mở, duy trì cân bằng quyền lực nghiêng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nêu cao những nguyên tắc trật tự thế giới lâu dài như tự do hàng hải và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”. (TuoiTre online ngày 9-7-2015)

Trung cộng ngày càng bành trướng trên Biển Đông mà lực lượng hải quân Việt Nam thì có hạn cho nên Trung cộng càng ngày càng lấn lướt. Muốn ngăn chận sự xâm lược của Trung cộng không còn chờ đợi gì mà không hợp tác với Hoa Kỳ để bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc. “Reuters dẫn nhận định của ông Carl Thayer, một chuyên gia về quân sự Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc, nói ông tin rằng Hà Nội nên chớp lấy thời cơ để mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ, trong đó có cả chia sẻ thông tin, tình báo.

Ông Carl Thayer cũng cho rằng, đây là ‘lựa chọn duy nhất’ vào lúc này, và sẽ có lợi ích ‘lâu dài cho Việt Nam”. (BBC online ngày 15-5-2014)

Việt Nam cần phải suy nghĩ chính chắn phân rõ địch - bạn để chọn cho mình một hướng đi mà không phải ân hận về sau. CSVN nên nhớ rằng: ai mang lợi đến cho ta là bạn ta, ai mang hại đến cho ta là kẻ thù của ta. 

Trong bài văn phát biểu của Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius, tại Hà Nội nhân ngày Hội thảo Quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết: “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền”. (BBC online ngày 26-1-2015)

Sau chuyến đi Mỹ về có lẽ TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhận rõ được ai là bạn, ai là thù. Từ lâu rồi, trong quá khứ, người cộng sản cứ lo bảo vệ quyền lãnh đạo của đảng, cứ bị ám ảnh bởi diễn biến hòa bình lật đổ, ngày nay nguy cơ ấy không còn nữa.

“Theo giáo sư Carl Thayer, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý phát triển quan hệ thực chất sâu rộng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như hệ thống chính trị của nhau.

Việc mời TBT Nguyễn Phú Trọng vào Phòng Bầu Dục đã cho thấy cam kết của ông Obama tôn trọng hệ thống chính trị Việt Nam, phá tan những lo ngại rằng Hoa Kỳ ‘âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thông qua diễn biến hòa bình”. (Boxivn 17-7-2015)

Dịp tốt, đừng bỏ lỡ, tôi mong rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng như Bộ chính trị của đảng CSVN đừng “Lú” lẫn nữa, hãy nhận rõ ai là bạn, ai là thù để chọn lấy con đường bảo vệ Tổ Quốc khỏi đưa dân tộc vào vòng nô lệ của đế quốc Trung cộng.

“Hãy nghe phát biểu của Tổng thống Obama: ‘Tôi nghĩ rằng cuộc gặp gỡ này là chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ vượt bậc đã diễn ra trong mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong hai mươi năm qua…Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện”. (Boxitvn online ngày 20-7-2015)



Hồ Chí Minh cầu viện năm 1950

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Hồ Chí Minh và VMCS lại cầu viện Trung Cộng để chống Pháp. Thật là ngu xuẩn khi HCM và đảng CSĐD nhờ một tên cướp đuổi một tên trộm. Tên trộm bỏ chạy thì tên cướp chiếm nhà. Hậu quả đó di căn cho đến ngày nay. Muốn chấm dứt di căn nầy, thì phải cắt bỏ khối ung thư CS trong cơ thể Việt Nam. Đó là con đường duy nhất để thoát khỏi hiểm họa Trung Cộng.

*

Sau khi Hồ Chí Minh (HCM) cùng Mặt trận Việt Minh (VM) do đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) lãnh đạo, cướp chính quyền và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, Pháp trở lui Việt Nam. Hồ Chí Minh liền thương thuyết và ký hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội, đồng ý cho quân đội Pháp vào Bắc Kỳ. Sau đó, HCM ký Tạm ước tại Paris (14-9-1946) để cho Pháp tái tục các hoạt động kinh tế, tài chính, giao thông, văn hóa trên toàn quốc Việt Nam. Quân Pháp đến Hà Nội càng ngày càng đông, và áp lực nhà cầm quyền VM phải để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội.

Nếu để cho Pháp kiểm soát an ninh Hà Nội, thì HCM, lãnh đạo CS ĐD và VM sẽ nằm trong tay Pháp. Vì vậy, để thoát khỏi Hà Nội, Trung ương đảng CSĐD họp trong hai ngày 18 và 19-12-1946, tại Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động chiến tranh chống Pháp trên toàn quốc. (Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục, 2001, tr. 48. Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2004, tt. 503-504.) 

Lực lượng VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946. Hồ Chí Minh và các lãnh tụ CS có lý do chính đáng rút đi mật khu mà tránh bị mang tiếng trốn chạy. Từ đó, VM thua chạy dài cho đến năm 1949. Trong năm nầy, hai sự kiện chính trị quan trọng xảy ra. Thứ nhứt chính phủ Quốc Gia Việt Nam được thành lập do Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng sau Hiệp định Élysée ngày 8-3-1949. Thứ hai, đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng) thành công và chiếm lục địa Trung Hoa. Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa di tản ra Đài Loan (Taiwan). Mao Trạch Đông (MTĐ) tuyên bố thành lập chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), định đô ở Bắc Kinh, ngày 1-10-1949.

1. Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh

Sau khi CHNDTH được thành lập, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh xin viện trợ cuối năm 1949. Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi), xử lý công việc bộ Chính trị đảng CSTH, cử La Quý Ba (Luo Guibo), ủy viên trung ương đảng CSTH, làm đại diện đảng CSTH bên cạnh đảng CSĐD. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tt. 13, 15.) Tháng 01-1950, La Quý Ba qua Việt Nam làm cố vấn. (La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Dương Danh Dy hiệu đính, Montreal: Tạp chí Truyền Thông số 32 và 33, Hạ-Thu 2009, tr. 19.)

Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, chính phủ VNDCCH thừa nhận chính phủ CHNDTH ngày 15-1-1950. Ngay sau đó, CHNDTH thừa nhận trở lại chính phủ VNDCCH ngày 18-1-1950. Gần nửa tháng sau, Liên Xô thừa nhận chính phủ VNDCCH ngày 30-1-1950. Các nước cộng sản khác ở Đông Âu tiếp tục thừa nhận VNDCCH sau Liên Xô.

Cũng ngày 30-1-1950, HCM bí mật đến Bắc Kinh cầu viện. Theo tài liệu của CSVN, tại Bắc Kinh, HCM “đã hội đàm với Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Mao Trạch Đông hứa sẽ tích cực chi viện cho cuộc kháng chiến của Việt Nam...”(Lê Mậu Hãn chủ biên, sđd. tt. 68-69.)

Tài liệu của một người tự xưng đã “từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh”, cũng xác nhận khi HCM đến Bắc Kinh thì MTĐ đang ở Bắc Kinh. Tài liệu nầy còn hé lộ thêm rằng HCM “kiểm thảo, trình bày các cái ta chủ trương và làm, Lưu Thiếu Kỳ nhận xét... chính sách tiêu thổ kháng chiến toàn bàn của Việt Nam là không cần thiết và lãng phí...” (Trần Đĩnh, Đèn cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 49.)

Theo tác giả nầy, “báo cáo coi như kiểm điểm”; mà lại kiểm điểm tất cả “các cái ta chủ trương”, ít nhất kể từ khi VM thực hiện tiêu thổ kháng chiến tức từ năm 1946 đến năm 1949. Câu hỏi đặt ra là tại sao HCM phải kiểm thảo? Vai vế của một nước nhỏ trong Đệ tam Quốc tế CS, hay vai vế một chư hầu? Một tay sai? Hơn nữa, tuy MTĐ có mặt ở Bắc Kinh, nhưng tại sao cuộc kiểm thảo của HCM do Lưu Thiếu Kỳ nhận xét (tức phê bình). Tại sao không phải là MTĐ nhận xét, mà lại là Lưu Thiếu Kỳ? 

Theo các tài liệu trên đây của CSVN, HCM đến Bắc Kinh gặp MTĐ. Tuy nhiên, các tài liệu khác, kể cả tài liệu Trung Cộng, thì MTĐ không có ở Bắc Kinh khi HCM đến Bắc Kinh, mà MTĐ đã qua Moscow.

Trước hết, theo Qiang Zhai, giáo sư đại học North Carolina, một người gốc Trung Hoa, ngay khi hai đại diện của HCM là Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy đến Bắc Kinh cuối năm 1949, thì MTĐ đã qua Moscow. “Mao công bố thành lập CHNDTH ngày 1-10-1949. Không lâu sau đó, Hồ Chí Minh gởi hai đại diện, Lý Bích Sơn và Nguyễn Đức Thủy, đi Bắc Kinh tìm kiếm hậu thuẫn trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Vào lúc đó, Mao đã ở Moscow thương thuyết một hiệp định liên minh. Trong thời gian Mao vắng mặt khỏi Bắc Kinh (giữa 16-12-1949 và 17-2-1950), Lưu Thiếu Kỳ, quyền chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng CSTH, phụ trách công việc hàng ngày của đảng.” (Qiang Zhai, sđd. tr. 13)

Theo La Quý Ba, cố vấn Trung Cộng bên cạnh HCM, trong bài “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản” (Truyền Thông, bài đã dẫn, báo đã dẫn, tr. 20), thì lúc đó MTĐ và Chu Ân Lai đang ở Moscow để thương thuyết với Stalin.

Tài liệu về tiểu sử MTĐ, quyển The Unknown Story MAO thì MTĐ bắt đầu đi qua Moscow bằng tàu hỏa ngày 6-12-1949, tham dự lễ sinh nhật thứ 70 của Stalin ngày 21-12-1949. (Jung Chang, The Unknown Story MAO, New York: 2005, tr. 350.)

Trong hồi ký của mình, Nikita Khrushchev cũng viết rằng Mao đến Moscow tham dự sinh nhật thứ 70 của Stalin ngày 21-12-1949. (Khrushchev Remembers The Last Testament, Translated and Edited by Strobe Talbott, Boston-Toronto: Little, Brown and Co., 1974, tr. 239.)

Theo các tài liêu trên đây, kể cả tài liệu của Khrushchev, rõ ràng MTĐ có mặt ở Moscow tham dự sinh nhật thứ 70 của Stalin, thì không thể có chuyện MTĐ có mặt ở Bắc Kinh gặp HCM vào tháng 1-1950 theo như các tài liệu CSVN. Chuyện nầy giải thích vì sao sách Đèn cù viết rằng Lưu Thiếu Kỳ, xử lý thường vụ đảng CSTH, nhận xét về báo cáo của HCM, chứ không phải MTĐ.

Lý do đơn giản giải thích việc các tài liệu CSVN viết rằng HCM đã gặp MTĐ ở Bắc Kinh là vì HCM thường sử dụng hình tượng các nhân vật quan trọng để lòe đám cộng sản tay chân chung quanh HCM, như đã có lần vào năm 1945, HCM xin một tấm ảnh của đại tướng Hoa Kỳ là Claire Chennault, rồi treo ở trụ sở chiến khu Tân Trào cho mọi người thấy, nhằm chứng tỏ rằng Hoa Kỳ ủng hộ HCM và mặt trận VM. Các nhà viết sử đảng CS chỉ viết theo tuyên truyền hoặc lời kể của cấp trên mà thôi. 

2. Hồ Chí Minh cầu viện

Sau Bắc Kinh, HCM đến Moscow tối 6-2-1950. Bộ chính trị đảng CSLX mở tiệc chào mừng HCM, nhưng Joseph Stalin không tham dự. Stalin chỉ tiếp HCM tại văn phòng làm việc, với sự có mặt của của Malenkow, Molotow, Bulganin, và đại sứ Trung Cộng tại Liên Xô, Vương Gia Tường. Stalin nói với HCM: “Đảng Cộng Sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn...” (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong sách Hồi ký những người trong cuộc..., tạp chí Truyền Thông, báo đã dẫn, tr. 45.)

Quyết định của Stalin giao cho Trung Cộng phụ trách viện trợ CSVN có thể bắt nguồn từ hai lý do: Thứ nhứt Stalin và Liên Xô chưa có quyền lợi gì ở Đông Nam Á nên không muốn can thiệp vào Việt Nam, trong khi đó Liên Xô bận lo củng cố vùng Đông Âu mới chiếm được sau năm 1945. Thứ hai MTĐ qua Moscow trước HCM. Khi HCM đến Bắc Kinh xin viện trợ, Lưu Thiếu Kỳ (xử lý thường vụ ở Bắc Kinh) thông báo mục đích chuyến đi của HCM cho MTĐ. Mao Trạch Đông thảo luận trước với Stalin, và hai bên đồng ý để chuyện Việt Nam cho Trung Cộng phụ trách. Phải chăng vì Stalin giao Việt Nam cho Trung Cộng viện trợ, mới có sự hiện diện của viên đại sứ Trung Cộng khi Stalin tiếp kiến HCM?

Ngày 14-2-1950, Joseph Stalin và MTĐ ký “Hiệp ước hữu nghị, liên minh và hỗ tương Trung-Xô” (Sino-Soviet Treaty of Friendship, Alliance and mutual Assistance) gồm 6 điều khoản và giá trị trong 30 năm. Ngày 16-2, trong buổi tiệc khoản đãi MTĐ trước khi phái đoàn Trung Cộng về nước, nhân lúc Stalin vui chuyện, HCM xin Stalin ký một hiệp ước với VNDCCH như đã ký với CHNDTH. Vì HCM bí mật qua Liên Xô, Stalin hỏi lại HCM: “Thế người ta hỏi đồng chí từ đâu ra? Chúng tôi giải thích như thế nào?”. Hồ Chí Minh nói: “Điều đó rất dễ, đồng chí cho máy bay chở tôi lượn một vòng trên trời, sau đó cho người ra sân bay đón tôi, đưa một tin trên báo, không được sao?” Stalin cười lớn nói: “Đó quả là sức tưởng tượng đặc biệt của người phương Đông các anh.” Rất nhiều người dự tiệc cũng đều cười vang.” (Trương Quảng Hoa, bđd., sđd. tr. 46.)

Ngày 17-2-1950 (mồng 1 Tết canh dần), MTĐ cùng Châu Ân Lai rời Moscow, trở về Bắc Kinh bằng tàu hỏa. Hồ Chí Minh cũng tháp tùng theo đoàn tàu nầy. Khi về đến biên giới Liên Xô - Trung Cộng, tuyệt vọng về phía Liên Xô, HCM tìm đến toa tàu của MTĐ và dùng tiếng Tàu cầu viện MTĐ. 

Hồ Chí Minh nói: “Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc.”

Mao Trạch Đông trả lời: “Chúng ta là đảng anh em, lại là láng giềng! Về vật tư quân sự, cố gắng hết sức viện trợ cho các đồng chí là điều phải làm; tất nhiên đó là ý kiến cá nhân tôi, còn phải do Trung ương quyết định.” (Trương Quảng Hoa,bđd., sđd. tr. 47.)

Tại Bắc Kinh, một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa VNDCCH và CHNDTH được ký kết, theo đó hai bên hợp tác để tiễu trừ thổ phỉ. (Bernard Fall, Le Viet-Minh, Paris: Max Leclerc et Compagnie, 1960, tr. 119.) Thổ phỉ ở đây ám chỉ biệt kích Pháp và nhất là tàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa, đã vượt qua biên giới Việt Hoa trốn tránh sau khi Tưởng Giới Thạch thất bại. Có thể MTĐ quan tâm đến tình hình biên giới Việt Hoa, cũng có thể MTĐ mượn lý do tiễu trừ thổ phỉ, ký hiệp ước với VM, nhằm tránh sự phản đối về ngoại giao của Pháp và Quốc Gia Việt Nam.

Trước khi rời Bắc Kinh ngày 11-3-1950 trở về nước, HCM chỉ định Hoàng Văn Hoan làm đại diện đảng CSĐD và nhà nước VNDCCH ở Bắc Kinh. (Ngày HCM rời Bắc Kinh, theo bài thơ “Ly Bắc”, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 19.) 

3. Kết quả cầu viện

Sau chuyến cầu viện Moscow thất bại, HCM chỉ có thể trông cậy vào Trung Cộng. Tháng 4-1950, HCM gởi đến Bắc Kinh danh mục xin viện trợ, đồng thời đề nghị Trung Cộng lập một trường võ bị ở Trung Cộng, gởi cố vấn quân sự sang Việt Nam và xin giúp thêm quân nhu, quân cụ, súng ống. (Qiang Zhai, sđd. tr. 18.) Từ đó, Trung Cộng viện trợ và đáp ứng tối đa cho nhu cầu của VM, mà theo Lưu Thiếu Kỳ, VM sẽ trả lại sau, một khi VM có thể sản xuất hàng hóa. (Qiang Zhai,sđd. tr. 19.) Phải chăng HCM đã hứa trả lại viện trợ với Lưu Thiếu Kỳ trong khi cầu viện đầu năm 1950? 

Ngoài ra, Trung Cộng còn bổ nhiệm cố vấn quân sự từ cấp tiểu đoàn cho quân đội VM. Trong thời gian nầy, VM gởi 22,000 quân sang Trung Cộng huấn luyện và trang bị. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập B, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1997, tr. 164.) Lãnh thổ Trung Cộng trở thành hậu cứ bất khả xâm phạm cho du kích VM trốn tránh, dưỡng quân và huấn luyện. Quân đội Pháp không vượt biên giới để truy kích VM vì sợ gây hấn với Trung Cộng. 

Ngày 27-6-1950, trong cuộc tiếp kiến phái bộ cố vấn quân sự Trung Cộng sẽ được gởi sang giúp CSVN, MTĐ giao cho phái bộ nầy hai nhiệm vụ chính: 1) Giúp VM thành lập quân đội chủ lực. 2) Giúp quân đội VM thiết lập kế hoạch hành quân, và cùng tham chiến với VM. Cuối tháng 7-1950, Bộ Tư lệnh Cố vấn Quân sự Trung Cộng chính thức được hình thành, lúc đầu gồm 281 người (trong đó có 79 cố vấn và 202 tùy viên), do tướng Vi Quốc Thanh (Wei Guoqing) làm tư lệnh, với hai phụ tá là Mai Gia Sinh (Mei Jiasheng) và Đặng Dật Phàm (Deng Yifan). (Chính Đạo,sđd. tt. 177, 186, 267.) 

Sau chuyến đi cầu viện của HCM vào đầu năm 1950, từ tháng 4 đến tháng 9-1950, CHNDTH gởi qua viện trợ cho VM như sau: 14,000 súng lục và súng trường, 1,700 súng liên thanh và súng không giựt, 150 súng cối, 60 đại pháo, 300 ba-dô-ka (bazooka), cùng với trang thiết bị quân sự, thuốc men, dụng cụ truyền tin, áo quần và 2,800 tấn thực phẩm. (Qiang Zhai, sđd. tr. 20.) 

Nhờ sự cố vấn, viện trợ của Trung Cộng, VM bắt đầu phản công từ năm 1950. Tháng 9-1950, VM thu được thắng lợi đầu tiên tại Đông Khê do tướng Trần Canh (Trung Cộng) cố vấn. Sau đó, Trung Cộng càng ngày càng tăng cường giúp đỡ, kể cả trực tiếp chỉ huy chiến trường, nên cuối cùng VM cộng sản thành công năm 1954. 

Kết Luận

Sau khi cướp được chính quyền, hội nghị Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM, và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền mặt trận VM. Mặt trận VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước. Như thế có nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.

Việt Minh CS sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để duy trì quyền lực. Tuy nhiên, khi bị Pháp đe dọa, không còn cách nào thỏa hiệp với Pháp được nữa, và bị Pháp truy bức đến cùng, Trung ương đảng CSĐD quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946, để rút lui khỏi Hà Nội trong danh dự. 

Điều đáng nhấn mạnh là đảng CSĐD mở cuộc chiến tranh chống Pháp năm 1946 không phải vì tổ quốc lâm nguy mà vì VM và đảng CSĐD lâm nguy, không phải vì bảo vệ nền độc lập dân tộc, mà vì bảo vệ sự sống còn của đảng CSĐD. Đây là cuộc chiến giữa VM và đảng CSĐD với Pháp, lợi dụng chiêu bài chống Pháp giành độc lập, đổ gánh nặng chiến tranh lên vai dân tộc Việt Nam. Khi cai trị thì nắm độc quyền. Khi nguy biến thì bắt dân chúng Việt Nam gánh chịu. 

Hồ Chí Minh và VMCS lại cầu viện Trung Cộng để chống Pháp. Thật là ngu xuẩn khi HCM và đảng CSĐD nhờ một tên cướp đuổi một tên trộm. Tên trộm bỏ chạy thì tên cướp chiếm nhà. Hậu quả đó di căn cho đến ngày nay. Muốn chấm dứt di căn nầy, thì phải cắt bỏ khối ung thư CS trong cơ thể Việt Nam. Đó là con đường duy nhất để thoát khỏi hiểm họa Trung Cộng.

(Toronto, 23-7-2015)


VIDEO:Xôn xao clip CSCĐ đánh người vi phạm đến chảy máu mũi?

14:36:00 27/07/2015
(DNVN) - Sau khi clip CSCĐ Ninh Bình đánh một nam thanh niên đến chảy máu mũi được đăng tải trên các trang mạng xã hội gây xôn xao dư luận.

Một đoạn clip dài hơn 7 phút được người dân ghi lại cảnh nhiều người giữ 1 chiến sỹ CSCĐ với lý do dùng gậy đánh người vi phạm dẫn đến chảy máu mũi.

Trong clip cho thấy một thanh niên mặc áo xanh, bị chảy máu mũi mà người dân cho rằng bị CSCĐ đánh.  Ngay sau đó là cảnh “xô đẩy” giữa người dân và tổ công tác, mỗi lúc lại thêm căng thẳng do nhiều người kéo đến bao vây một cảnh sát cơ động vì cho rằng người này đã dùng gậy đánh vào mặt người vi phạm.

Thanh niên bị chảy máu mũi được cho rằng bị CSCĐ đánh. Ảnh cắt từ Clip
Nam thanh niên bị chảy máu mũi được cho rằng bị CSCĐ đánh. Ảnh cắt từ Clip

Để tìm hiểu rõ thông tin sự việc, PV doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với  Đại tá Đinh Hoàng Dũng (Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình). Ông Dũng cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh, sáng ngày 27/7, công an tỉnh Ninh Bình đã họp và chỉ đạo các phòng ban xuống hiện trường xác minh điều tra vụ việc. Ban đầu xác định, việc xảy ra như trong clip được đăng tải là có sự thật nhưng chưa rõ nguyên nhân vì sao.

Đại tá Dũng cho biết thêm, những cán bộ có mặt tại thời điểm xảy ra sự việc thuộc tổ công tác 191 của tỉnh Ninh Bình gồm công an tỉnh Ninh Bình và công an huyện Kim Sơn. Tổ công tác đặc biệt do tỉnh Ninh Bình thành lập ra nhằm mục đích trấn áp tội phạm.


Ông Dũng chia sẽ, việc CSCĐ đánh người hay không thì chúng tôi chưa dám kết luận. Để rõ sự việc thì cần phải có thời gian để điều tra. Được biết, sự việc trên xảy ra tại thị trấn Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình điều tra, làm rõ. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thông tin mới nhất về vụ việc tới bạn đọc.

Uy Vũ

Bàn cờ quân sự Đông Á và cuộc chạy đua

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tập bắn đạn thật ở Hong Kong
Tại Đông Á sự căng thẳng về chính trị và quân sự ngày càng gia tăng.
Những hoạt động kiến trúc đảo nhân tạo ở Trường Sa, cách cư xử hung hăng của Trung Quốc, cùng với những căng thẳng trong năm 2014 trên Biển Hoa Đông qua việc thiết lập vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc đã đưa đến sự quan ngại của một số quốc gia trong vùng và cả Hoa Kỳ.
Sự phát triển ồ ạt của quân đội Trung Quốc từ đầu thập niên 2010, đặc biệt là của lực lượng hải quân, khiến các quốc gia ở Đông Á đang ráo riết tăng cường lực lượng vũ trang của mình.
Các quốc gia ở Đông Á có những quan tâm gì đối với những phát triển trên Biển Đông?
Họ có những biện pháp gì để chuẩn bị cho những diễn biến tương lai? Và Việt Nam có thể lợi dụng tình thế này bằng cách nào để hữu ích cho việc bảo vệ giang sơn?
Đầu tiên là những tiến triển quân sự ở Đông Bắc Á:

Đài Loan 

Trong lúc các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại là nước này sẽ dùng sức mạnh quân sự để giải quyết những tranh chấp lãnh hải theo ý muốn của mình, sự phát triển của quân đội giải phóng nhân dân cho thấy là Trung Quốc vẫn ưu tiên theo đuổi một mục đích chiến lược khác. Đó là sự thống nhất với Đài Loan.
Quân lực Đài Loan diễu binh đánh dấu 70 năm Thế Chiến 2
Theo bản báo cáo năm 2014 của bộ quốc phòng Mỹ, Trung Quốc tập trung khoảng phân nửa các đơn vị chiến đấu cấp sư đoàn của lục quân tại ba quân khu nằm ở eo biển Đài Loan. Khoảng phân nửa số máy bay ném bom của không quân Trung Quốc đóng ở các căn cứ gần Đài Loan.
Và 60 trong số 81 chiến hạm lớn, kèm theo hơn phân nửa lực lượng tàu ngầm, là thuộc về hai hạm đội Đông Hải và Nam Hải. Hai hạm đội này sẽ là gọng kìm để bóp nghẹt Đài Loan trong trường hợp xung đột vũ trang. Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo một loại hỏa tiễn đạn đạo chống chiến hạm với đầu đạn nguyên tử.
Loại hỏa tiễn Dong Feng 21D (DF-21D) có khả năng tấn công các đội chiến hạm như những đội tác chiến hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ trong một cự ly hơn 1500 km, và như thế Trung Quốc sẽ nắm trong tay một vũ khí lợi hại để ngăn chặn sự can thiệp của hải quân Hoa Kỳ.
Theo nhận xét của Bộ Quốc phòng Đài Loan, sức lực càng tăng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến khả năng của Hoa Kỳ để yểm trợ cho Đài Loan trong trường hợp Bắc Kinh tung ra một cuộc tấn công đảo này. Theo tiên đoán của Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ năm 2020 Trung Quốc có thể sẽ đầy đủ sức lực để tấn chiếm Đài Loan.
Vì thế quốc gia này hiện đang dồn nỗ lực vào việc cải tổ quân đội, tân trang hải quân và không quân. Chương trình quan trọng nhất là việc tân tiến hóa 145 chiếc F-16 A/B mua của Hoa Kỳ trong thập niên 1990.
Trên Biển Đông Đài Loan cũng giữ vài hòn đảo ở Trường Sa và cũng đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo này.
Đầu tháng 7/2015 nhân ngày kỷ niệm Quân đội Quốc Dân Đảng thắng quân đội Nhật Hoàng, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh chủ quyền của nước này trên đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), một trong những đảo lớn nhất tại Trường Sa, cùng một số đảo khác do Đài Loan chiếm giữ.
Trên đảo Ba Bình Đài Loan đã xây một phi đạo cùng với một bệnh viện và một số cơ sở khác. Nhưng ngoài tuyên bố đó, vai trò của Đài Loan trong những tranh chấp trong thời gian qua tương đối là bị động.

Nhật Bản

Áp lực chính trị cũng như những hoạt động gây hấn của lực lượng cảnh sát hàng hải Trung Quốc trên vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), đồng với sự quan ngại về thái độ hung hăng bất chấp của chư hầu Trung Quốc Bắc Hàn đã đưa đến một sự kiên quyết hơn của Nhật Bản trên lãnh vực quốc phòng.
Hoa Kỳ đang hiện diện mạnh trong vùng: Tập trận Mỹ - Hàn năm 2014
Mặc dù nền kinh tế vẫn chưa phát triển lại như trước cuộc khủng hoảng nhưng Nhật đã tuyên bố là sẽ gia tăng ngân sách quốc phòng, ưu tiên cho trang bị của binh chủng không quân và hải quân.
Chính phủ của ông Shinzo Abe đang thực hiện chương trình nhằm nâng cao khả năng chiến đấu di động của quân đội, đồng thời chuyển trọng lực của lục quân về miền Tây Nam Nhật và phát triển lực lượng đổ bộ.
Mặc dù được tái lập dưới nhiều giới hạn sau Thế chiến thứ hai nhưng quân đội Nhật hiện nay được xếp vào hạng tám trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Là đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á, Nhật luôn luôn được ưu đãi trong việc mua vũ khí. Hiện nay quân đội Nhật có thể được xem là quân lực hiện đại nhất ở Đông Á.
Tổng cộng hải quân Nhật hiện nay bao gồm 32 khu trục hạm, 13 hộ tống hạm và 18 tàu ngầm. Trong số đó hai khu trục hạm hạng Atago có trang bị hỏa tiễn Standard Missile SM3 có khả năng tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo.
Sỹ quan Hải quân Nhật và tàu Izumo có khả năng chuyên chở máy bay dù không phải là 'hàng không mẫu hạm'
Ngoài hải quân Mỹ hiện tại chỉ có hải quân Nhật được trang bị với loại hỏa tiễn này. Qua bài học kinh nghiệm từ Thế chiến 2, Nhật không được dùng hàng không mẫu hạm, nhưng hải quân Nhật đã đóng ba chiến hạm lớn có sân bay cỡ những hàng không mẫu hạm hạng Invincible của Anh Quốc, mang đủ tính năng của hàng không mẫu hạm. Sang 2016 có lẽ họ sẽ thêm chiếc thứ tư.
Nhật Bản cũng có một lực lượng không quân lớn với 552 chiến đấu cơ tối tân thế hệ thứ tư như F-15 và chiếc F-2, một khu trục cơ phản lực tự chế theo mẫu của chiếc F-16 của Hoa Kỳ, cùng với một số đáng kể về máy bay và trực thăng săn tàu ngầm.
Nhật cũng sẽ được cung cấp 17 chiếc máy bay vận tải lên thẳng V-22 Osprey với giá trị là 3 tỉ USD để trang bị cho những tàu sân bay và trong tương lai sẽ nhận 42 chiếc máy bay tàng hình F-35 mới nhất của Hoa Kỳ.
Việc duy trì giao thông tự do trên Biển Đông là một vấn đề sống còn đối với Nhật Bản. Tất cả nguyên liệu cung cấp cho Nhật từ Trung Đông cũng như toàn bộ hàng hóa trao đổi giữa Nhật và Âu châu đều đi qua vùng biển này. Mưu đồ bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển này qua chuổi căn cứ quân sự đang được thiết lập ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ tạo nên một rủi ro lớn cho nền kinh tế của Nhật và Đại Hàn.
Trong một phản ứng của Nhật, theo thông tin của công ty IHS Jane’s đầu tháng Hai 2015, bộ trưởng quốc phòng Nhật, tướng Nakatani, đã cho biết ông có thể hình dung là hải quân Nhật sẽ thực hiện những chuyến đi tuần trên Biển Đông.
Ý định để hải quân đi tuần trên Biển Đông sẽ là một sự khiêu khích đối với Trung Quốc. Cùng lúc, theo một phát biểu vào cuối tháng Giêng 2015 của đô đốc hải quân Mỹ Robert Thomas, tư lệnh Hạm đội Bảy đóng tại Yokosuka, việc đó lại sẽ được sự tán thành của Hoa Kỳ.
Chính phủ Obama hiện đang lo âu là Trung Quốc uy hiếp các nước láng giềng trong vùng này. Theo ông Thomas, Nhật Bản có thể đóng một vai trò quan trọng để giữ ổn định trên Biển Đông.
Trung Quốc tăng cường xây cất ở Trường Sa
Nhưng đó chỉ là những hành động có tính cách tượng trưng. Xác suất để hải quân Nhật hoạt động thường xuyên trên Biển Đông không cao lắm vì những cản trở do hiến pháp, mặc dù chính phủ Nhật đã đưa một luật mới vào quốc hội nhằm tạo khả năng cho quân đội Nhật tham gia vào những hoạt động chiến đấu ở nước ngoài.
Sự hiện diện của hải quân Nhật trên Biển Đông cũng sẽ không có ích lợi gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên những quần đảo, nếu Việt Nam vẫn khư khư giữ cái lập trường "ba không“ vô lý.
Nhật không thể ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc trên những đảo. Thậm chí nếu có sự đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam, hải quân Nhật cũng không can thiệp được vì không có một căn bản pháp lý nào cả.

Hàn Quốc

Hàn Quốc là đồng minh quan trọng thứ nhì của Hoa Kỳ ở Á Đông. Nước Mỹ đã trả một giá khá cao bằng máu để giữ nền độc lập cho Nam Hàn và vẫn còn bảo đảm cho nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên với một lực lượng thường trực lớn ở Nam Hàn.
Mối quan tâm của Đại Hàn về Biển Đông cũng tương tự như Nhật Bản vì quốc gia này cũng lệ thuộc rất nhiều vào những tuyến giao thông trên Biển Đông. Nhưng khác với Nhật, Hàn Quốc cho đến nay không lên tiếng về vấn đề này.
Đó cũng vì quốc gia này liên tục bị xứ anh em phía Bắc đe dọa cho nên lúc nào cũng phải đề phòng trước những hành động bất chấp thủ đoạn của lãnh đạo Bắc Hàn.
Thêm nữa, thế lực duy nhất còn có một chút ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng là Bắc Kinh, cho nên Nam Hàn cần một quan hệ ít căng thẳng với Trung Quốc để kềm chế Bắc Hàn.
Ngoài việc bảo vệ những tuyến giao thông trên biển, Hàn Quốc còn có một số vấn đề liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ, như với Nhật Bản về quần đảo Dokdo (Nhật gọi là Takeshima) và với Trung Quốc về bãi đá ngầm Socotra Rock dưới biển Hoa Đông.
Hàn Quốc có quân đội đứng thứ 10 thế giới
Vì những lý do đó Hàn Quốc có một quân đội hùng mạnh hiện được xếp vào hạng mười trên thế giới. Nền kỹ nghệ cao cũng cho phép quốc gia này trang bị cho quân đội với những hệ thống vũ khí tinh vi như chiến hạm hoặc máy bay chiến đấu tự sản xuất.
Theo thống kê của viện nghiên cứu Anh IISS, hải quân Hàn Quốc hiện nay bao gồm 9 khu trục hạm, 13 hộ tống hạm và 23 tàu ngầm.
Trong đó 3 chiếc khu trục hạm hạng Sejong thuộc vào những chiến hạm mạnh nhất thời nay. Hàn Quốc hiện đang đóng bốn chiếc tàu chở quân đổ bộ có sân bay lớn cỡ chiếc Izumo của Nhật.
Trong tương lai hải quân Hàn Quốc sẽ được thêm năm tàu ngầm hạng U-214 của Đức và sẽ đóng thêm cho tới 24 chiếc hộ tống hạm mới.
Lực lượng không quân Nam Hàn cũng khá mạnh với 568 chiến đấu cơ phản lực, trong đó có 224 chiếc tối tân thuộc thế hệ thứ tư như chiếc F-15 K và F-16 C/D.
Quốc gia này tiếp tục duy trì mức độ kỹ thuật và khả năng chiến đấu cao của lực lượng không quân và đã đặt 40 chiếc máy bay tàng hình F-35 mới nhất của Hoa Kỳ.
Phần sau bài của kỹ sư Nguyễn Xuân Vĩnh từ CHLB Đức sẽ giới thiệu tiềm lực quốc phòng các nước Đông Nam Á (Singapore, Việt Nam, Malaysia...) và sự hình thành các liên minh mới.