Thursday, September 27, 2018

Những phát biểu dọn đường cho "Nhất Thể Hoá" làm Tổng Bí thư sướng tê người...

CTV Danlambao - Xen lẫn giữa tiếng kèn truy điệu Trần Đại Quang là một màn hợp ca đã và đang bắt đầu phần intro của bản symphony "Nhất Thể Hóa - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng". Đây là chiến thuật luôn được Nguyễn Phú Trọng sử dụng cho mọi ý đồ. Nếu không có chuyện "chủ tịch + tổng bí thư = Nguyễn Phú Trọng" thì cái chết của Trần Đại Quang sẽ là một cái chết rất... lảng. Do đó, bài ca chiến thắng tại nhà tang lễ quốc gia phải được tiếp tục bởi bài ca nhất thể.

Gửi đến các bạn trong thôn phần tò tí te dạo khúc nâng ngài tổng bí lú ngồi vào ghế của Chủ tịch nước. Trong những ngày sắp tới, chắc hẵn sẽ có sự gia nhập của lực lượng quân "nguyên".

*

"Hiện giờ cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam là cuộc đấu tranh một mất một còn, chứ không phải là cuộc đấu tranh đơn giản. Nếu mà như thế nào đó, các thế lực nhóm lợi ích mà cấu kết lại thì nó trở thành cái vấn đề rất phức tạp. 

"Phải chăng đã đến lúc hợp nhất hai chức danh: tổng bí thư và chủ tịch nước? Vừa qua tôi đã nhìn thấy ông Tổng Bí thư này [ông Nguyễn Phú Trọng], ông đã làm vai trò của Chủ tịch nước rất đầy đủ. Nào là đi thăm Pháp, thăm Nhật rồi thăm Mỹ ... 

"Làm cái vị trí nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước thì rõ ràng là thì ông Nguyễn Phú Trọng đã làm rồi và bây giờ đã đến lúc nên hợp thức hóa hai cái chức này."  LS Trần Quốc Thuận (1)

*
"Việt Nam đã nhận thấy từ lâu sự cần thiết không nên để tách rời hai chức danh Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước trong cấu trúc lãnh đạo chính trị. Từ thời ông Lê Khả Phiêu đã muốn như vậy. Nhưng bởi nhiều lý do những chức danh này vẫn chưa được kết hợp làm một." 

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng bày tỏ e ngại sự kết hợp có thể dẫn đến độc tài. Tôi không cho là như vậy. Độc tài hay không trước hết là tư tưởng. Trong các nước XHCN chỉ còn Việt Nam vẫn tách biệt hai chức danh này. Sự ra đi của ông Trần Đại Quang là điều kiện chín muồi. Không nên hoặc không thể chậm trễ hơn nữa. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng là thích hợp cho cương vị Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước." - Vũ Cao Phan, cựu Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung (2).

*

"Tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng chức vụ Chủ tịch nước chỉ mang tính ma chay, hiếu hỉ nhiều hơn là chức vụ Thủ tướng hay là chức vụ Tổng Bí thư ở Việt Nam. Tôi cho rằng đây là một cơ hội Việt Nam nên hợp nhất chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm luôn Chủ tịch nước..." - nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên tờ báo mạng Đàn Chim Việt Online. 

*

"Nhân cái chết của ông Trần Đại Quang, tôi cho rằng đây là một cơ hội đẹp để tiến tới nhất thể hóa, chứ còn để như cũ vai trò của Chủ tịch nước để mang một giá trị biểu trưng để đi đối ngoại ra với thế giới với đại đồng thì như có ý kiến nói, không thể tìm ra được một nhân vật nào biểu trưng lớn như ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Lê Quang Đạo, như bà Nguyễn Thị Bình, bây giờ không có. 

"Như thế thì tại sao chúng ta [Việt Nam] không nhất thể hóa Tổng Bí thư kiêm luôn Chủ Tịch nước?" - Trương Duy Nhất 

*

"Thực ra, có rất nhiều việc có thể làm rồi mới cần sửa Hiến pháp, kể cả việc hợp nhất này, bởi vì, khi cần sáp nhập, mà không làm ngay, thì có thể có thay đổi, mà chờ sửa Hiến pháp thì cũng có thể phải mất 6 tháng, còn nếu hợp nhất thì thì chức Tổng Bí thư sẽ nhập vào chức Chủ tịch nước như mô hình chính trị tại Trung Quốc." - Hà Hoàng Hợp. 

Chú thích:



Chuyên gia Tư nghèo giải mã Bổ đề CT-H2O - Chủ tịch nước

Tư nghèo (Danlambao) - Chuyện big Q chết là chuyện nhỏ. Chuyện con Q nào thay thế big Q làm chủ tịch nước mới là chuyện... big. Mấy hôm rày các ông bà chuyên gia chính trị quốc nội quốc ngoại đưa ra đủ lời đáp. Nào là Phóng, rồi thì Nhân, hay là Vượn có g! Nói thiệt chớ cái đầu tư tui 1 phần là não còn 9 phần kia toàn là ba thứ bậy bạ, đọc miết xây xẩm mặt mày, rớt cái đùng như... chữ G ngày anh Trọng tổ chức tiệc chiến thắng ở Nhà Tang lễ cuốc gia.

Rớt cái đùng, lồm cồm bò dậy, Tư tui nhất định theo gương o du kích nội thành Đặng Thị Thịnh, ghi danh khoá bổ túc bình dân học đại, từ dùng chính thức trong đẻng tui là lý luận chính trị trung cấp (đẻng tui hổng chơi "tiểu cấp", nghe ngu bỏ mẹ!). 

Sau 3 ngày, 3 đêm dốt chuyên tu, ngu tại chức, Tư tui lận cái bằng cử nhân lý luận chính trị trong túi, chơi thêm 1 bằng thạc sĩ Luật, 1 bằng thạc sĩ lịch sử, 1 bằng tiến sĩ xây dựng đảng. Tốn mẹ nó 70 triệu tờ Hồ! 

Mở đầu mệt chết cha luôn để chứng tỏ Tư tui giờ đây là chuyên gia có bằng cấp không thua gì cái bà đang ngồi hơ ghế chủ tịch nước cho ấm nghe bà con. 

Rồi! Tư tui lên bảng trình bày luận án Giải mã Bổ đề Chủ tịch nước - viết tắt là BĐ-CTH20 - viết theo kiểu Fúc là bờ đờ cờ tờ hờ hai ô. 

Trước hết, như mọi chuyên gia thượng thặng khác, Tư tui phải xài tới định đề toán học 1+1 = 2 trước khi chứng minh 2 + 2 = 4 nghe bà con (đồng chí phó giáo sư tiến sĩ trường đảng chuyên dạy ban đêm chỉ tui đó). 

Do đó, định đề của Tư tui trong cái bổ đề muốn bể cái đầu này là: Đồng chí Chủ tịch nước ra đi tìm đường kiếm bác là do chỉ thị của đồng chí Tổng bí thư. 

Má tui hồi nhỏ bán hột dzịt lộn, Tư tui là thèng nhỏ bị đẻ ngược, nên phương thức giải mã là bổ đề của phó giáo sư Tư cũng theo tiến trình lộn ngược: Chứng minh phương trình "Chủ tịch Nước hổng phải là Nguyễn Phú Trọng" là sai. 

Sau đây là những lý sự cùn của chuyên gia Tư nghèo: 

Nếu Chủ tịch Nước hổng phải là Nguyễn Phú Trọng thì tội chó gì TBT phải nhập cảng vi rút từ Trung Nam Hải. Đồ "lạ" và "hiếm" đâu có phải là thứ rẻ tiền như thứ sida mấy đứa cai ngục hay xài để xơi tái đám tù phản động. 

Vì sao? 

Vì nếu chủ tịch nước là cái ghế bù nhìn thì big Q hay small Q đứa nào cũng được mà, có Q hay hổng có Q cũng hổng sao! Đúng hông? Nói theo kiểu nhà nghèo Tư tui thì ghế dỏm, người nào ngồi vào cũng dỏm. Cu Nhân thiếu tóc, cu Vượn có g, bướm Phóng to đùng, hay đứa nào khác cũng xêm xêm cùng cỡ như big Q mà. 

Nhưng nếu cái ghế đó mà TBT leo lên ngồi thì giá trị tăng khủng như đất dân oan Thủ Thiêm sau ngày đồng chí Lê Thanh Hải quy hoạch. Tự nhiên cái ghế rẻ tiền, mua dzìa chỉ để làm kiểng thành ngay... ngai vàng. Đồng chí Tổng Bí thư mà leo lên ghế lập tức trở thành Hoàng Đế. 

Thấy chưa bà con? Nó lú nhưng chú nó bên Tàu hổng có ngu. Tập bí kiếp đã có sẵn, cứ đem ra mà xài theo đúng quy trình. Đúng không bà con? 

Nói thiệt bà con nghe, sau khi học xong khoá lý luận chính trị trung cấp trường đẻng, tui thấy cái gì cũng rõ hết hà. Mấy cha nội chuyên gia nội, ngoại gì đó cứ nhìn vấn đề rắc rối như kinh tế thị trường khi phân tích cái chợ trời sở hụi chó ngáp! Hết phân tích thèng này là đệ tử ruột của Lú, thèng kia biểu đâu dạ đó, con nọ nó người dân tộc khù khờ dễ sai. Má ơi! Sau khi big Q ngủm củ tỏi, chú nào lại không xin làm đệ tử ruột, cậu nào lại chưa biểu đã dạ, mợ nào chưa sai đã chạy? Mấy chuyên gia cứ bàn ra bàn vào làm rối như canh hẹ, rắm như con mẹ lựu đạn đang ngồi cạnh hối anh Tư ơi dzô giường. 

Cho nên chuyện Lú làm là làm cho Lú. Big Q chết vì cái ghế đó Lú cần. Ghế TBT, ghế CTN hai thằng cộng lại thành hoàng đế ta. Câu trả lời cho phương trình bổ đề là Nhất Thể Hoá. 

Rồi đó. Xong bài. Bà con có cho điểm cộng hay điểm trừ cũng hổng sao. Tư tui rất đang là vui thiệt vui... như có bác Lờ trong ngày tang đại thắng. Con mẹ lựu đạn đọc xong bài anh Tư nó viết liền ỏn ẻn... ui chuyên gia của em trí tuệ sáng chói, hổng thua gì quyền chủ tịch Thịnh Đờ, vào giường đi em... thưởng. 

Thôi, Tu tui dọt nghe... Đi hát bài béc cùng chúng cháu hành quân... Làm nghĩa dzụ quân sự! Kệ cha béc Trọng với cái ghế nhất thể hóa! 

28.09.2018

Trump nói về CNXH: giới bất đồng chính kiến 'hả hê'

Theo BBC-2 giờ trước 

Ông Trump vừa có cuộc họp báo vào ngày 26/9Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionÔng Trump vừa có cuộc họp báo vào ngày 26/9
Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích xã hội chủ nghĩa.
Ông đặc biệt dẫn chứng Venezuela, và rằng "chủ nghĩa xã hội đã làm phá sản một quốc gia giàu dầu mỏ và đẩy người dân nước này vào cảnh nghèo đói cơ cực".
"Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp.''
"Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người."
Nội dung này trong bài phát biểu không được báo chí Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, được giới bất đồng chính kiến liên tục chia sẻ trên mạng xã hội.

Giới bất đồng chính kiến 'hả hê'

"[Giới bất đồng chính kiến] phát điên về ông ấy khi ông ấy nói về chủ nghĩa xã hội," nhà văn Đoàn Bảo Châu nói với BBC về bài phát biểu của ông Trump hôm 27/9.
"Tôi rất tâm đắc, bởi điều ấy là một sự thật mà cả thế giới đều biết. "
Ông Châu cho rằng giới đối lập chính quyền ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến ông Trump kể khi vị tổng thống Hoa Kỳ phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
"Điều khiến tôi thích Trump là ông ấy có cách tư duy mạch lạc về thương mại, ông ấy nhìn ra được bản chất của [Trung Quốc] và việc đòi lại sự công bằng thương mại cho Mỹ rất tốt."
"Người Việt thích ông Trump bởi ông ấy thể hiện một sự thẳng thắn, mạnh mẽ và thái độ ấy sẽ thay đổi được thế giới tốt hơn. Nếu Mỹ mạnh lên thì sự nguy hiểm của Trung Quốc với thế giới cũng được giảm đi," ông Châu nói.
"Là công dân Việt Nam tôi trân trọng và có phần quý mến ông Trump," Trịnh Bá Phương nói với BBC hôm 27/9.
"Tôi đã đọc toàn văn phát biểu của ông Trump tại LHQ, tôi đánh giá cao bài phát biểu này," vì bài phát biểu "lột tả bản chất của chế độ XHCN, việc ông nêu minh chứng về Venezuela đã cho nhiều người không còn nghi ngờ gì về sự thối nát, tham nhũng, độc tài của những chế độ XHCN."
Nhà hoạt động Trịnh Bá PhươngBản quyền hình ảnhTRỊNH BÁ PHƯƠNG/FACEBOOK
Image captionNhà hoạt động Trịnh Bá Phương
Và anh "hoan nghênh" việc ông Trump đang thực hiện những đòn trừng phạt Trung Quốc.
"Trung Quốc là nhà nước độc tài luôn muốn làm bá chủ Biển Đông, và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam! Sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ tại Biển Đông khiến tôi hi vọng sẽ ổn định lại tình hình, ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc."
Anh Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cũng cho rằng:
"Bài phát biểu của ông Trump khiến rất nhiều người trong giới bất đồng chính kiến hả hê, họ sử dụng bài phát biểu của ông ấy để chế nhạo và thách thức chính quyền việt Nam hiện tại."
"Dễ hiểu thôi vì người thường hiếm khi được nghe ý kiến chỉ trích CNXH, vốn được Đảng Cộng sản chọn để xây dựng mô hình chính trị. Rất ít khi các chỉ trích xuất hiện trong các bản tin và hệ thống giáo dục tại Việt Nam.
"Mà đặc biệt đây lại là một tổng thống Mỹ, chỉ trích rất công khai trước Liên Hiệp Quốc. Đó là tin sốt dẻo khiến người bình thường cũng phải quan tâm, dù ít hay nhiều."

Ý đồ chính trị

Tuy nhiên, theo anh Sơn, bài phát biểu của ông Trump có mục đích chính trị, và muốn nhắm vào người dân Mỹ hơn người Việt Nam hay các quốc gia CNXH.
"Thứ nhất, ông ấy dùng từ administration thay vì nước Mỹ, ông ấy muốn nói đến nội các của ông ấy. Thứ hai, ông ấy chỉ trích CNXH, vì ông cho rằng Đảng Dân chủ, đối lập đảng ông ủng hộ CNXH."
Nguyễn Trường SơnBản quyền hình ảnhNGUYỄN TRƯỜNG SƠN
Image captionNguyễn Trường Sơn, Tổ chức Ân xá Quốc tế
"Cuộc bầu từ giữa kỳ tại Hoa Kỳ sắp diễn ra, đây là thời điểm rất gay go để chiếm lấy tình cảm của cử tri Mỹ cho nên tôi nghĩ rằng bài phát biểu của ông ấy là thông điệp gửi đến người dân Mỹ và hạ bệ Đảng Dân chủ."
Thêm vào đó, "không khí hả hê" chỉ xảy ra trong nhóm bất đồng chính kiến, chứ không chắc chắn phản ánh được quan điểm cả phần lớn người Việt Nam, anh Sơn nói.
"Vì phần đông dân số Việt Nam, sự quan tâm đến học thuyết chính trị về XHCN là khá mờ nhạt, vì từ CNXH nó đi sâu vào tiềm thức người Việt Nam từ mấy đời nay rồi, nhất là với những người sinh sau 1975.''
Nhưng dù sao thì "tình cảm của người Việt Nam dành cho Donald Trump rất tích cực" vì sự cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc.
"Đại đa số người Việt Nam không có thiện cảm với Trung Quốc vì lịch sử phức tạp giữa hai quốc gia cũng như tranh chấp chủ quyền biển đảo đang diễn ra. Nên theo phản xạ tự nhiên, nếu có ai đó thay mặt mình 'trừng trị' một đối thủ trước giờ vẫn hay bắt nạt mình thì mình luôn vui vẻ ủng hộ người đó," anh Sơn nói.
Chính vì vậy, nhiều nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam ủng hộ ông Trump bất chấp việc ông luôn bị các nhóm hoạt động dân sự tại Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ về các vấn đề như nữ quyền, quyền lợi của LGBT, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề về môi trường.
Ông Sơn cho rằng giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ủng hộ ông Trump hầu hết vì thái độ của ông ấy với Trung Quốc và cuộc chiến thương mại do ông phát động, vì "coi trọng yếu tố chống Trung Quốc hơn các vấn đề khác."
Về điều này, chính nhà văn Đoàn Bảo Châu cũng thừa nhận rằng:
"Mọi người ghét Trump về những vấn đề ấy nhưng tôi quan tâm nhất tới việc làm sao để nước Mỹ mạnh lên, bởi nước Mỹ là nước tôn trọng dân chủ, nhân quyền. Nước Mỹ cần phải thật mạnh để giúp thế giới này chống lại Trung Quốc."

Nắm quyền điều khiển

ĐCS khống chế nhân dân, Trung ương Đảng khống chế cả ĐCS, Bộ Chính Trị khống chế Trung Ương Đảng và tứ trụ triều đình nắm hết tất tần tật, riêng Tổng Bí Thư nắm Bộ Chính Trị. Như vậy, Tổng bí thư nắm hết từ vấn đề Đảng đến vấn đề nhà nước. Nếu Trung Cộng điều khiển Tổng Bí thư là nắm Việt Nam trong tay.
Trong Bộ Chính Trị, Tổng bí thư là một hoàng đế. Mọi chức vụ cho bộ máy lãnh đạo cấp tỉnh đến cấp chính phủ đều do Ban Tổ Chức Trung Ương bổ nhiệm. Mà ban tổ chức Trung Ương là một cánh tay phải của Tổng Bí thư, khi nắm quyền ban hành bổng lộc cho tất cả quan chức thì chức Tổng bí thư lớn vô cùng. Như vậy, để có ghế lãnh đạọ tỉnh hoặc lãnh đạo bộ thì phải biết quỳ lạy và vâng lời Tổng Bí thư.
Trong tứ trụ, nếu để 3 trụ còn lại kèn cựa thì mọi ý đồ của Tổng bí thư đều khó khăn. Như vậy phải làm gì? Diệt để thâu tóm quyền lực. Cái thâu tóm quyền hành về ghế Tổng Bí thư không đáng sợ bằng những ân nghĩa qua lại giữ tổng bí thư và kẻ ra tay giúp tổng bí thư hạ sát đối thủ. “Tao ra tay diệt nó thay cho mầy thì mầy phải làm thế này làm thế kia cho tao chứ?”. Chỉ cần tiếng ” OK” của tổng bí thư thì số phận đất nước như chui vào họng mãng xà.
Xem lại cuộc đời sự nghiệp của tổng bí thư ta có thể nhận ra 2 giai đoạn. Giai đoạn từ lúc làm chủ tịch quốc hội trở về trước ông ta mang hình ảnh ông giáo làng, chỉ có tội là thủ cựu nhai mãi mớ lí luận Mác Lê mà không hề có chất quỷ dữ như hôm nay. Thế nhưng giai đoạn ngồi vào ghế tổng bí thư là một sự lột xác. Ông ta trở nên thâm và đáng sợ hơn bao giờ hết. Hạ gục Nguyễn Tấn Dũng một cách ngoạn mục, và nay là những cuộc thanh trừng khốc liệt. Một ông già 74 trước đó im lìm, nhưng đến tuổi 72 thì mới trở thành hung thần đáng sợ. Chính điều này ta có thể kết luận, ghế tổng bí thư đã giao cho ác. Nguyễn Phú Trọng chỉ là mặt lân, điều khiến trận múa lân cung đình CS là kẻ khác. Nắm ghế tổng bí thư là nắm đất nước Việt Nam. Nước sẽ mất.

Tự do dân chủ nhân quyền

Hình minh họa, nguồn Internet
Ngo Du Trung FB
Hai anh bợm ngồi nhậu. Một anh nói:
“Tụi mình sướng thiệt! Ngày nào cũng nhậu!”
Anh kia phụ hoạ:
“Địt mẹ! Thế mà cái bọn thế lực thù địch cứ rống lên là VN không có tự do, không có dân chủ, không có nhân quyền… Thế ngồi nhậu thế này không phải tự do, dân chủ, nhân quyền thì là gì? Chúng nó có tự do, dân chủ, nhân quyền mà có được ngồi nhậu mỗi ngày như mình không? Há há…”
Anh ta vừa dứt lời thì một bé gái từ ngoài chạy vào la:
“Bố ơi, người ta đến lấy nhà mình kìa!”
Anh ta đứng bật dậy, hỏi:
“Đứa nào dám….”
Cô bé đáp:
“Công an!”
“Nhà có giấy tờ đàng hoàng, chúng nó lấy quyền gì đến tịch thu?”
Cô bé vừa thở vừa đáp:
“Họ nói nhà nước mua 300 ngàn một mét vuông, bố mẹ không chịu bán nên bây giờ họ đến tịch thu…”
Anh ta trợn mắt gầm lên:
“Một mét đất đáng giá 3 triệu, nó mua 300 ngàn thì bán cái đéo gì?…”
Một ông già ngồi bàn bên cạnh theo dõi câu chuyện từ đầu, cười mỉm lên tiếng:
“Cậu mau về đem cái tự do, dân chủ, nhân quyền của cậu ra mà dùng để giữ cái nhà của cậu đi, cho bọn thế lực thù địch sáng mắt ra…. há há….”

Ai dựng nên nhà tù này!?

Vũ Đông Hà (danlambao) - Nhiều người thường nói: đất nước ta là một nhà tù. Khi bạn ta trở về từ chốn ngục tù, ta chào đón bạn từ nhà tù nhỏ trở lại nhà tù lớn. Tất cả chỉ để diễn tả hình ảnh: Việt Nam là một nhà tù cộng sản. 

Vậy thì ai, thế lực nào có thể xây dựng một nhà tù với diện tích 331.212 km2 và đem nhốt 90 triệu tù nhân vào trong đó? 

Nếu không có sự tuân phục và chấp nhận làm kiếp tù nhân, cái lồng nào đủ lớn và kiên cố để có thể giam giữ chừng đó con chim nếu những con chim tù đày xem khát vọng tự do là lẽ sống và sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để dành lại được?

Phải chăng... 

Như những con chim quen sống trong lồng từ thuở mới lọt lòng, nghĩ đến chuyện bay ra khỏi lồng và tự do trên bầu trời bao la là lo sợ sẽ chết ngay lập tức; phải chăng không gian tù ngục và một vài hạt thóc được ban phát mỗi ngày đã làm chúng quen và không thể sống khác? Nếu vậy, có đúng không, theo thời gian chúng đã thuần với cuộc sống nô lệ để rồi mặc dù biết rằng đôi cánh này đang dư thừa, bản chất ngày càng biến dạng, nhưng vẫn sợ hãi để rồi tiếp tục nô lệ với những biện minh: chúng tôi đang ở trong lồng, chúng tôi có những khó khăn của chúng tôi... 

Phải chăng Việt Nam là một nhà tù, nhưng là nhà tù không những chỉ là cánh cửa khoá lại bởi cai tù cộng sản mà còn là những biện hộ cho chính mình và cho nhau, nhà tù do chính chúng ta gom song góp sắt dựng nên quanh mình? 

Cũng như những nhà trí thức chẳng cần biết gì đến người nông dân bị cướp đất, về một công dân Hà Nội bị công an đánh chết, về những công dân bị bắt giam không cần xét xử, bị tùy tiện hốt vào trại cải tạo hoặc đến chuyện đại trà và đại họa như Vinashin, Vinalines, Formosa, Boxit Tây Nguyên đổ nợ và quan chức phủi tay mọi trách nhiệm... Họ sẽ lý giải rằng: Đó không phải là lãnh vực chuyên môn; không biết rõ thì không phản biện; phải tỉnh táo, ý thức về ảnh hưởng của mình khi mở miệng... Họ tự bịt miệng bằng sự cẩn thận khôn ngoan, nhiều tính toán. Họ ngồi yên trên chiếu bình an, ấm áp trong cái chăn trí ngủ, biến nó thành nhà tù an toàn và tự giam mình vào trong đó, ngồi thức cùng nắm nhang trí tuệ bốc khói và bí số tù nhân mang tên "trí thức". 

Có một nhà "cách mạng lão thành" lên tiếng về vấn nạn ngày hôm nay mà không thấy chân dung của mình trong bộ máy tàn độc mà mình đã từng góp phần tạo dựng nên nó, không nhìn ra bóng dáng của mình trong những tội ác đã từng xảy ra. Một người khác với suy nghĩ để hướng về tương tai thì các "lão thành" đồng hành với tội ác quá khứ ngày nay lên tiếng là may rồi, đừng đụng chạm, thêm bạn bớt thù vẫn tốt hơn cho công cuộc chung. Vô hình chung cả hai đã dựng lên một nhà tù mà trong đó người ta không dám nói lên sự thật đúng bản chất của nó. Và cứ thế dối trá thông đồng nhau tiếp diễn để những kẻ thủ ác hôm nay, ngày sau vẫn sẽ được hân hoan đón nhận là những người dám lên tiếng, dù rằng chỉ với những phản biện trong sự trung thành. Cứ thế sự thật và dối trá quấn quít nhau. 

Có những nhà tù mang tên nhân danh. Nhân danh hào quang quá khứ, nhân danh ra đi với tấm lòng trong sáng để phủi tay với tất cả những hệ lụy tang thương và để bỏ tù lương tâm của mình. Nhân danh sự tha thứ và cảm thông để chấp nhận sống chung với dối trá và bỏ tù lòng chân thật, thái độ thẳng ngay. Nhân danh điều khôn ngoan và ca tụng sự khéo léo, mềm dẻo để không làm tổn hại đến sự tồn tại mong manh của mình và cứ thế mà bỏ tù niềm tin vào công lý. Nhân danh tranh đấu cho sự thật và lẽ nhưng lại lách, lái, rón rén đi quanh cái lề có giấy phép và cứ thế mà bỏ tù khí phách quân tử. 

Con người trở thành những anh hùng núp lão luyện trong sự khôn ngoan rất an toàn của chính mình. 

Trong khoảnh tối khôn và ngoan ấy, con người vùng lên khi bị ai đó phê phán và vỗ tay hoan hô những lời phê bình về người khác. Chúng ta tung hô sự can đảm nhưng sợ làm người can đảm. Chúng ta thừa hơi lên án kẻ hèn nhát và dư trí tuệ để biện minh cho sự nhút nhát rất riêng tư. Chúng ta kêu gọi cách mạng và đỏ mắt tìm minh chúa nhưng lại là những tín đồ trung thành nhất của lời dạy tu thân tề gia rồi mới đến... cái gì kế tiếp hãy tính sau cho chính bản thân mình. Chúng ta lên án những vi phạm về quyền làm người đối với kẻ khác nhưng biết đặt sự yên ổn bản thân và gia đình lên trên quyền làm người của chính chúng ta. Chúng ta đấu tranh cho khái niệm tự do nhưng nhếch mép cười mai mỉa khi nghe tiếng những con chim đang ở ngoài lồng - là cái đinh gì, tư cách gì, biết gì để hót với chúng ta rằng thế nào là tự do. 

Những vòng tự trói buộc ấy có khác gì một nhà tù. Một nhà tù mà mỗi người chúng ta tự tuyên án, tự viết bản án không có ngày tháng mãn hạn tù. Và chúng ta ngồi khoanh tay đợi, kỳ vọng ở mọi người - trừ mình - ra tay phá ngục. Chúng ta ngồi đó, như con chim say đắm mây trời và nghĩ rằng tự do là khát vọng, dân chủ là đích đến dù biết rằng chính mình sẽ không chịu rời ra khỏi lồng tù để bay theo khát vọng, tìm về đích đến. Con chim nào đó sẽ thử, sẽ cố, sẽ bay, sẽ đối diện với giông bão cho những thứ đó chứ không phải mình. 

Tự do, dân chủ là đích đến nhưng chưa hẳn là động lực cho bước chân đầu tiên làm nên một cuộc xuống đường phá lồng vĩ đại. Cứ giương cao khẩu hiệu Tự Do. Không ai phản đối vì không có Tự Do con người chỉ là nô lệ. Cứ hô to lời kêu gọi Dân Chủ. Cũng sẽ được đồng tình vì đó là luật chơi sòng phẳng phải có của thời đại. Nhưng hãy đi ngang từng ngỏ hẻm, xóm nghèo, ruộng đồng để thử hỏi từng người về khái niệm Tự Do và Dân Chủ xem liệu có câu trả lời. 

Câu trả lời đến từ những điều giản dị. Đất tôi sao anh cướp. Ruộng tôi sao không được cày. Nhà tôi sao anh cưỡng chế. Có một con chim đang cúi đầu rủ cánh trong cái lồng vĩ đại ấy đã bị cướp lấy miếng ăn mà tự nó phải đổ mồ hôi, máu và nước mắt để làm nên. Đối với nó, chưa phải tự do, chưa phải những khái niệm to lớn như quyền làm... chim, hoặc cái lồng chim này là gia sản của cha ông nó bị đem thuê, cầm cố, bán buôn để nó vùng lên và mổ vào mắt tên cai tù cướp cơm chim. Nó chỉ là một con chim bị mất đi những gì giản dị nhưng là lẽ sống mỗi ngày. 

Đối với những tên cai tù, cái bánh vẽ tự do dân chủ gấp vạn lần kẻ khác chúng có thừa họa nô để vẽ vời. Lòng yêu nước chúng có nhiều bút nô để đưa những câu truyện cổ tích được dựng lên từ quá khứ du dương và ru chim ngủ. Nhưng những thứ cướp đoạt thì chúng không thể vẽ vời. Chúng không thể ngừng cướp và không thể trao trả hết những gì đã cướp. Làm vậy thì chúng không có và không còn lý do để tồn tại, để tiếp tục sự nghiệp độc quyền cai tù. 

Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian! 
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn! 

Bài hát ngày xưa, từng được động viên bởi những tên sau này trở thành cai tù, hôm nay lại tái diễn. Hơn ai hết chính những tên giữ ngục này hiểu rõ lý do tại sao những con chim hiền lành, tưởng đã thuần chất nô lệ đã vùng lên. 

Bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình 
Đấu tranh này là trận cuối cùng 

Những tên cai tù phải lo sợ. Chúng biết rõ, bản chất chung của con người, dù đó là một nông dân hay một trí thức, sự khác biệt giữa cúi đầu im lặng hoặc vùng lên tranh đấu đều xuất phát ở những cái còn, cái mất của từng cá nhân. Đích đến của hành trình tự do là Dân chủ, nhưng bước khởi đầu cho chuyến đi lại là một cuộc đấu tranh dân sinh, sĩ diện và công lý. Bám chặt vào những khẩu hiệu của giờ khắc sau cùng để cố tạo những bước đi cho một khởi đầu đôi khi lại làm cho sự hiện hữu của cái lồng càng kéo dài thêm ra. Tình trạng băng hoại, thối nát từ trên xuống dưới của tập đoàn cai trị dẫn đến những bất công tràn lan khắp xã hội trước sau gì cũng sẽ dẫn đến sự đứng lên của nhân dân Việt Nam. 

Sự đồng lòng đứng lên đó cần được khởi xướng bởi một thiểu số người có lý tưởng và biết đâu là khát vọng thực tế, gần gũi nhất của đại số người dân để vận động mỗi người sẵn sàng tự dẹp bỏ cái nhà tù tự gom song góp sắt dựng quanh mình và cùng nhau bước xuống đường. 

Lúc đó, dĩ nhiên không còn chần chờ suy nghĩ nữa, khẩu hiệu Tự Do và Dân Chủ sẽ được giương lên ở đích đến sau cùng và những người đã tháo gỡ ngục tù nô lệ của chính mình để đi phá ngục tù cai trị của chế độ, lúc đó mới thực sự là những công dân tự do làm chủ vận mạng của mình và vận mạng của đất nước.

28.09.2018

Bộ trưởng Phạm Bình Minh bị... kẹt quá trong vụ Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

CTV Danlambao - Trong suốt mấy tháng qua, tập đoàn Bắt cóc Ba Đình đã im lặng như tờ trước những thông tin, cáo buộc từ báo chí quốc tế và các nhân viên chính phủ Slovakia, Đức trong vụ Tô Lâm chỉ huy và sang tận Bá Linh bắt Trịnh Xuân Thanh, giải lên phi cơ của chính phủ Slovakia đem về Ba Đình "đầu thú". Nhiều quan chức CS đã trốn chui trốn nhủi như... Thanh trốn Trọng khi bị tìm hỏi về những cáo buộc bắt cóc. Tuy nhiên, tại phiên họp Hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia đã chụp được Bộ trưởng Ngoại giao của tập đoàn bắt cóc để hỏi cho ra chuyện.

Theo thông tấn xã TASR, vào hôm thứ Ba, 25.09.2018, Bộ trưởng Miroslav Lajcak đã gặp Bộ trưởng CSVN Phạm Bình Minh để chất vấn về những cáo buộc có bằng chứng gián tiếp liên quan đến vụ Ba Đình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã xảy ra trên lãnh thổ Slovakia và sử dụng máy bay của chính phủ Slovakia.

Miroslav Lajcak
Ông Lajcak đã mạnh mẽ lên án hành động của Ba Đình, cho đó là vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, lạm dụng toàn bộ hệ thống Schengen (hiệp ước bãi bỏ kiểm tra biên giới giữa nhiều nước tại Âu Châu), và có một tác động tiêu cực đến quan hệ Việt-Slovak.

Điều đặc biệt là khi lên án thái độ trả lời từ phía Việt Nam, ông Miroslav Lajcak đã thẳng thừng đề cập đến đảng cộng sản chứ không nói đến nhà nước, chính quyền VN như theo thông lệ ngoại giao bình thường:

"The head of the Slovak diplomacy clearly and categorically emphasised that the Vietnamese party's previous explanations of the serious suspicions of the abduction of a Vietnamese national across Slovak territory are not satisfactory." (TASR) - Người đứng đầu ngoại giao Slovak đã nhấn mạnh một các rõ ràng và lớp lang rằng những lời giải thích trước đây của đảng (CS) Việt Nam về những nghi ngờ nghiêm trọng của vụ bắt cóc một người Việttrên lãnh thổ Slovak là không thỏa đáng. 

Phạm Bình Minh
Và ông Lajcak đã dí Phạm Bình Minh vào chân tường:

"Nếu bạn tiếp tục nhấn mạnh rằng bạn không lạm dụng lòng hiếu khách của chúng tôi và công dân bị bắt cóc của bạn không ở trên máy bay của chính phủ Slovakia, thì tôi hỏi bạn một lời giải thích không thể nhầm lẫn là làm cách nào bạn vận chuyển anh ta từ Đức sang Việt Nam. Bất kỳ một sự lừa dối nào từ phía bạn sẽ có hậu quả đối với quan hệ song phương của chúng ta và chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp hạn chế trên nền tảng của Liên minh châu Âu." 

("If you continue to insist that you haven't abused our hospitality and your kidnapped citizen wasn't on board the Slovak government aircraft, then I ask you for an unmistakable explanation of how you transported him from Germany to Vietnam. Any misleading on your part will have consequences on our bilateral relations and we're ready to also take restrictive steps on the European Union's ground").

Đối diện với những kết án và yêu cầu mạnh mẽ của ông Miroslav Lajcak - "Slovakia đòi hỏi ngay lập tức một lời giải thích đáng tin cậy từ phía Việt Nam, bao gồm cả việc cung cấp bằng chứng" - ông Bộ trưởng của đảng ta... kẹt. Người đứng đầu lãnh vực ngoại giao của nước đành phải... hứa: Sẽ giải thích lập trường của Slovakia với lãnh đạo của mình.

Nguồn tham khảo:


28.09.2018

Công đoàn tay sai - lãng phí tiền dân

Phạm Trần (Danlambao) - “Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân...; một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Đó là lời hờn dỗi và trách móc nhưng lo âu không nhỏ của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu ngày 25/09/2018 tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12, nhiệm kỳ 2018- 2023, tổ chức tại Hà Nội ngày 25/09/2018.

Nhưng tại sao ông Trọng lại bất bình ngớ ngẩn như thế? Làm gì có chuyện “xã hội băn khoăn”. Chỉ có đảng lo lắng mất ăn mất ngủ khi thấy đội ngũ nồng cốt trong dân không còn muốn gắn bó xương máu gì với đảng nữa.

Ai cũng biết, và tất nhiên hơn cả ông Trọng, người lao động Việt Nam không thể cứ bảo trì cái gọi là “bản lĩnh chính trị” trơ rỗng theo đảng để húp nước lã mà sống hay sao?

Nhu cầu trước mắt sống còn mỗi ngày của người công nhân, trong mọi thời đại là lo làm sao có cơm ăn áo mặc chứ không phải chuyện viển vông chính trị giả dối kiểu Cộng sản. 

Nguyên nhân khác

Công nhân cũng cần được pháp luật và cán bộ của Công đoàn bảo vệ khi bị chủ nhân hành sử bất công hay đàn áp khi đình công đòi tăng lương hay cải thiện giờ làm, bữa ăn nhưng nhiều trường hợp đã chứng minh cán bộ Công đoàn đã “đi đêm” với chủ nhân, nhất là với chủ nhân người nước ngoài để hưởng lợi thay vì phải bênh vực và bảo vệ công nhân.

Công đoàn Việt Nam cũng đã bất lực không ngăn chặn được việc các Công ty Trung Cộng thu nhận hàng nghìn lao động Tầu Bắc Kinh, giả dạng du khách rồi ở lại chiếm mất việc làm của công nhân Việt Nam ở khắp nơi. 

Theo Luật lao động và hợp đồng giữa Việt Nam và Trung Cộng thì giấy phép làm việc chỉ được cấp cho chuyên viên và những việc công nhân Việt Nam không làm được. Tuy nhiên, nhiều ngàn công nhân Tầu làm việc tay chân như khuân vác, phu hồ, đào xới đã hoặc đang làm việc ở 3 dự án quan trọng gồm: Bauxite Tây nguyên, Formosa Hà Tĩnh, và Cụm khí điện đạm Cà Mau ở xã Khánh An (U Minh, Cà Mau)

Ngoài ra, Công đoàn cũng cố tình đứng ngoài việc nhiều tập thể công nhân Trung Cộng đã tự động lập làng, dựng phố, như Đông đô Đại phố ở Bình Dương; du khách Tầu mở nhà hàng, hãng du lịch để ở lại Việt Nam qua dạng thuê người Việt làm chủ hay hùn hạp.

Đáng chú ý là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không biết có bao nhiêu công nhân Tầu bất hợp pháp đang làm việc tại Việt Nam. Cũng không ai biết Việt Nam đã trục xuất về Trung Cộng được bao nhiêu công nhân tay chân bất hợp pháp.

Tất cả những nguyên do nêu trên, công với dự Luật thành lập 3 Đặc khu kinh tế tại Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (Tỉnh Kiên Giang) mà người dân lo sẽ lọt vào tay Trung Cộng, là nguyên nhân của những cuộc biểu tình chống Đảng trong 2 ngày 10 và 11/06/2018 của hàng trăm ngàn người, thuộc mọi thành phần, trong đó có công nhân ở Bình Dương, Biên Hòa, Sài Gòn.

Cuộc biểu tình này đã làm ông Nguyễn Phú Trọng và đàng CSVN choáng váng, bất ngờ khiến dự kiến đem Dự luật 3 Đặc khu trở lại thảo luận tại Quốc hội bị đình hoãn, chưa biết đến bao giờ hay chết luôn.

Vì vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã tức tối lên án người Lao động trong phát biểu ngày 25/09/2018 rằng: "Một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội."

Trước đó, ông Trọng cũng sống sượng vu khống người biểu tình rằng: "Những phần tử kích động đó là ai, thì toàn là thành phần bất hảo, nghiện hút ma túy, trộm cắp, đủ các kiểu. Cho nên phải có luật để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi của chúng ta."

"Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả",

(theo VTCNews và Zing.vn, ngày 17/06/2018)

Nghe mãi ngứa lỗ tai

Nhưng khi ông Trọng trách móc người lao động đã thờ ơ với đảng hay chống đảng thì ông có biết rằng, đảng do ông lãnh đạo, đã để cho một số không nhỏ cán bộ đảng viên lãnh đạo tự do tham nhũng, bóc lột dân cho đầy túi cá nhân và phe nhóm trên sức lao động và mồ hôi, đôi khi cả nước mắt, của các tầng lớp lao động trong nhiều năm qua ?

Công nhân lao động Việt Nam thời nay cũng đã quay lưng với thứ chính trị tuyên truyền lòe bịp của đảng vì mọi người đã chán ngấy đến tận mang tai khi phải nghe mãi những mỹ từ "của dân, do dân và vì dân" hay "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhưng chưa bao giờ thấy đảng thực hiện.

Những chiếc bánh vẽ trơ trẽn này cũng đã đánh lừa tầng tầng lớp lớp nhân dân lao động trong suốt 30 chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động kéo dài từ 1945 đến 1975.

Đó là lý do tại sao, khi người công nhân thấy đảng nói như trăm voi mà không được bát nước xáo nên đã tìm đường “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” xa đảng bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Càng cứu càng nguy

Đó là lý do tại sao ông Trọng đã than phiền: "Chất lượng đội ngũ công nhân nước ta đang có những dấu hiệu hụt hẫng và bất cập. Xu hướng phân hoá trong đội ngũ công nhân làm cho nhiệm vụ tập hợp lực lượng và nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn thể xã hội trở nên khó khăn."

Trước tình trạng rã đám này,T ổng Bí thư đảng CSVN đã chỉ thị Công đoàn phải:

1.- "Chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho công nhân, viên chức, người lao động. Tập trung tuyên truyền, giáo dục, giúp công nhân, viên chức, người lao động nhận thức sâu sắc hơn nữa về giai cấp, về Đảng, về tổ chức công đoàn…"

2.- "Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn công tác. Nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức cho cán bộ, đoàn viên học tập, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị."

3.- "Đặc biệt, phải kiên trì, sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học trước, làm trước của cán bộ công đoàn các cấp, đồng thời coi trọng việc xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến..."

4.- "Chú trọng giáo dục giữ vững bản lĩnh, có ý thức nhạy bén chính trị, tăng sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc."

5.- "Các cấp công đoàn phải tích cực đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; góp ý với đảng viên, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ với hình thức phù hợp, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng Đảng."

Nhưng nội dung công tác không mới, không thay đổi từ 7 năm qua. Có mới chăng là ông Trọng phải nhắc lại để xác nhận đảng đã thất bại trong công tác xây dựng đảng. Quan trọng nhất là tình trạng nhiều cán bộ đảng viên, nhất là những lãnh đạo hàng đầu gọi là “cấp chiến lược”, vẫn tiếp tục lửng lơ với chỉ thị phải tuyệt đối trung thành với đảng và phải kiên định Chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổ chức tay sai

Riêng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức lao động bao trùm của Công đoàn thì sự có mặt của tổ chức này trong hệ thống cầm quyền, chẳng qua chỉ là một bộ phận của đàng, do đảng và vì đảng mà hoạt động. 

Ngân sách năm 2014 của tổ chức tay chân của đảng đã ăn mất 270 tỷ đồng tiến thuế của dân (báo Dân Trí, ngày 10/06/2016), nhưng hiệu năng lao động của công nhân Việt vẫn đứng thấp hơn nhiều nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á), may ra chỉ hơn Cao Miên và Ai Lao trong một số lĩnh vực.

Khả năng tay nghề của người Việt Nam cũng rất thấp, trong khi đồng lương bình quân của người Việt chỉ tới 2,200 dollars mỗi năm, đa phần làm thuê cho các công ty nước ngoài.

Như vậy thì các Tổ chức lao động của Việt Nam, đứng bao trùm là Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã làm gì để nâng cao đời sống và trình độ lao động cho công nhân Việt Nam?

Hay Việt Nam chỉ biết xuất khẩu lao động để kiếm tiền. Điển hình như năm 2017, đã có 134.751 lao động (trong đó, có 53.340 lao động nữ) ra nước ngoài làm việc, phần lớn đi Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản và Mã Lai Á. (theo Bộ Lao động, Xã hội và Thương Binh).

Số tiền công nhân gửi về hàng năm ước tính 3 Tỷ dollars, theo báo Lao Động ngày 18/06/2018. 

Một lý do quan trọng nhiều thanh niên, thiếu nữ phải ra nước ngoài làm thuê vì con nhà nghèo, không có khả năng học lên cao và không phải là con ông cháu cha nên khó kiếm việc làm nuôi thân, chứ đừng nói đến chuyện phụ giúp gia đình.

Và với nghịch lý kinh tế phải lệ thuộc vào Trung Cộng để sống còn thì tương lai của đại đa số người lao động Việt sẽ chỉ mãi mãi là kẻ làm thuê, dù ở trong nước hay ra nước ngoài.

Vậy cho nên câu tuyên truyền “đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” có nghĩa lý gì chăng, hay nó vẫn tối đen như mực? -/-

(09/018)