Thursday, February 1, 2018

Chúng vẫn múa, hát trên những xác người


Thời gian: 50 năm. Sân khấu: những hố chôn người. Diễn viên: đảng cộng sản Việt-Hoa. 

50 năm. Những tang thương không thể chìm vào quên lãng, những ung mũ không thể nào liền da, những nghẹn ngào không cách gì chôn vùi theo năm tháng. Những linh hồn bị treo cổ không thể thoát ra được vòng dây. Không thể! Vì tập đoàn sát nhân vẫn hát, vẫn múa, vẫn lên đồng và hò reo trên những xác người đã bị chôn sống, cắt cổ, treo cổ, thảm sát vào mùa Xuân tang thương 1968.

"Cách đây 50 năm, vào đêm 30, rạng sáng ngày 31 tháng 01 năm 1968, lời thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vang vọng trên Đài Tiếng nói Việt Nam “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà / Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ / Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” như lời hiệu triệu, thúc giục quân và dân ta đồng loạt nổ súng trên toàn miền Nam, mở màn Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vang dội Xuân Mậu Thân 1968."

Đó là phát biểu mở đầu của Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, trong diễn văn tại cái gọi là "50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2018)".

50 năm sau, con cháu của tên đồ tể Hồ Chí Minh lại một lẫn nữa xác nhận thủ phạm của cuộc tàn sát dân lành khắp miền Nam và đặc biệt là tại Huế, nơi mà tội ác chưa từng có trong lịch sử của dân tộc đã xảy ra: người Việt chôn sống người Việt. Những kẻ có cùng huyết thống, mang nhãn hiệu giải phóng, cuồng điên theo lời hiệu triệu tiến lên của Hồ Chí Minh, đã lạnh lùng chôn sống hàng ngàn đồng bào của mình.

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua". Chính xác. Đó là một mùa xuân "hơn hẳn" khi tên đồ tể Hồ Chí Minh cùng với đồng bọn sát nhân của hắn đã vượt mọi thành tích trước đó trong sứ mạng tàn sát tập thể đồng bào miền Nam.

50 mươi năm trôi qua. Những con đường trắng của xứ Huế đã bị nhuộm đỏ như mọi con đường khác của đất nước. Những thân xác đầu bị đập vở, cổ bị cắt đứt bởi búa liềm đã trở về với cát bụi. Nhưng những linh hồn bị treo cổ vào những ngày tết tang thương ấy vẫn bị tập đoàn sát nhân tiếp tục treo cổ cho đến ngày hôm nay. Những linh hồn đó phải bất tử để cho bài hát cuồng điên của đảng có thể bất tử. Tập đoàn cộng sản Ba Đình từ đời trước đến đời sau không chỉ là tội đồ đối với người sống mà còn đối với người chết. Hồ Chí Minh và đám con cháu của hắn không những chỉ sát hại những người dân xứ Huế và đồng bào miền Nam mà còn liên tục bắn vào linh hồn của họ bằng những viên đạn vô luân, bất lương, khốn nạn khi mỗi độ xuân về.

Và ngày hôm nay, từ lò sát nhân 2018 nhìn về lò sát nhân 1068: "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại." (Nguyễn Thiện Nhân).

Chúng hát như thế. Chúng hả hê như thế. "Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước" của chúng là những hố chôn tập thể, là "ý chí quyết tâm sắt đá" dành cho những cụ già, em nhỏ, sinh viên, thanh niên, thiếu nữ bị chúng lạnh lùng đạp xuống mộ địa mới đào, là "tinh thần quyết chiến" khi hả hê xúc từng xẻng đất hất lên những đầu người vẫn còn đang khóc lóc van xin.

"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ" chính là ngọn đuốc soi đường dẫn lối tài tình của Hồ Chí Minh - chủ lò sát nhân Bắc Bộ phủ. Và mùa xuân năm ấy, Mậu Thân 1968 là cuộc tổng ra quân, khai trương cửa lò "Người Việt Chôn Sống Người Việt" của chúng. Nó đánh dấu một "thành tích có một không hai" mà Hồ Chí Minh khi còn sống và con cháu của hắn ngày nay không thể không tổ chức kỷ niệm ăn mừng mỗi năm. Đó là thành tích biến những con người Việt Nam như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Lê Văn Hảo... cũng như hàng triệu tên mang thẻ đỏ có đóng dấu búa liềm thành những con thú máu lạnh, vô hồn, khát máu mang tên loài sản.

Mậu Thân 1968-2018. 50 năm của tội ác không thể nào tha thứ. Hãy nhớ những xác người nằm trôi sông, trôi trên ruộng đồng, trôi trên những hố thảm, trôi trên những rừng sâu, trôi trên những biển đen, trôi dật dờ theo dòng năm tháng gần một thế kỷ và hãy nhớ mãi những bài hát, những điệu múa may trên hàng vạn xác người và linh hồn dân Việt của những tên sát nhân ngày hôm nay. Hãy nhớ. Đừng quên. Để một ngày nào đó khi dân tộc vùng lên giành lại quyền làm chủ đất nước và vận mạng của chính mình, chúng ta sẽ tính chuyện "tha thứ", "bỏ qua", "hòa giải" đối với chúng ra sao.

02.02.2018



__________________________________

Những bài liên quan về tội ác của cộng sản trong Mậu Thân Huế đã từng đăng trên Danlambao:

Anh hùng U hăm ba của tui!

Tư nghèo (Danlambao) - Trong cái xứ ra ngõ đụng anh hùng... Núp, chui vào động thấy ngay anh hùng... Hồ thì mấy chú U hăm ba - những chiến sĩ với "chiến thắng kỳ diệu", đã "đặt cả châu Á dưới chân", đã làm cho "thế nước mạnh" và "vận nước đang lên" tới ngập nóc nhà... nếu không là anh hùng thì là cái anh gì hở bà con!?

Coi nè:

- Có cha nội hay mẹ ngoại nào của đảng quang dzinh làm được điều gì để "một bộ phận không nhỏ" dân ta rần rần kéo nhau xuống đường lên đồng tập thể hông?

- Có lãnh tụ muôn vàn yêu tinh nào làm nên "chiến tích kỳ diệu của các cầu thủ U23 Việt Nam trước gã khổng lồ Qatar đã cho thấy người Việt hoàn toàn có thể chinh phục mọi đỉnh cao mà không hề kém cạnh bất cứ cường quốc nào nếu biết nung nấu ý chí quật cường và có đấu pháp khoa học, chuyên nghiệp." như cha nội bút nô nào đó lên đồng ở trên loa rè lề đảng không?

- Có thuốc cường sinh ma-dzê-in hang động Pắc Pó nào đủ "đô" để làm cho cả đám thanh niên thiếu nữ học tập theo gương bác cởi... mẹ nó hết giữa đường giữa sá không nè?

- Có... đủ thứ hết! Hơn hẳn mọi chiến thắng thần kỳ, 3 dòng thác kắt mạng khỉ khô gì đó đều là đồ bỏ. Các U hăm ba của tui đã làm nên dòng thác cách mạng thứ 4: cuộc cách mạng lên đồng tập thể vĩ đại nhất của lịch sử 4 ngàn năm!

Chưa chịu? Vậy chứ hổng phải mấy U hăm ba anh hùng thì ai có thể trồng khoai ở cái xứ anh hùng chạy đầy đường này?

- Anh hùng Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước?

- Anh hùng Trương Tấn Sang cong lưng muốn gãy trước quan thầy?

- Anh hùng Nguyễn Phú Trọng nguyện suốt đời bảo vệ di sản của ông cố nội bên Tàu?

- Và một lũ anh hùng quân đội nhăn răng bỏ súng kiếm tiền...?

- Hay là anh hùng Lê Văn Tám tự mình châm ngọn lữa... hư cấu, anh hùng Nguyễn Văn Bé "dũng cảm hy sinh" nhưng sau đó ngồi ở Sài Gòn đọc tin mình ngỏm củ tỏi?

- Hoặc và sau hết là... anh hùng Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu đói, đi về tìm đường bán nước, vợ chơi xong thì chẩu, con ịch ra xong rồi lờ, gái già không bỏ gái nhỏ không tha, béc Hồ ta đó chính là béc Mao?

Ôm chầm mấy đứa ôn hoàng hột dzịt lộn này là anh hùng thì Tư tui sẽ trở thành đệ nhất anh khùng.

Cho nên dù một phút huy hoàng rồi chợt tắt, U23 rồi cũng sẽ thành U32, dù vận nước lên đồng rồi sẽ xuống ruộng dưới sự lãnh đạo tài ba của đẻng ta, Tư tui vẫn ôm vào lòng các chú U hăm ba và thủ thỉ rằng: anh hùng của tui, những anh hùng trong cái xứ bị xỏ mũi bởi những "anh hùng" mạt hạng.

02.02.2018

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân 'rầm rộ'

Theo BBC-1 tháng 2 2018 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao cấp dự lễ hôm 31/1Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao cấp dự lễ hôm 31/1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản dự lễ kỷ niệm 50 sự kiện mà Việt Nam gọi là "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968".
Năm 1968, biến cố tổng tấn công trên khắp các địa phương của Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ, nêu lập trường chính thức của Đảng:
"Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Ý kiến 'phi chính thức'

Tuy vậy, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói với BBC: "Tôi cho rằng không nên làm kỷ niệm Mậu Thân rầm rộ, nghiên cứu thì cứ nghiên cứu để tìm ra bài học ngăn ngừa chuyện ấy trong tương lai."
"Không nên khoét sâu những nỗi đau của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy."
"Người nhà đánh nhau, nồi da xáo thịt thì oai hùng nỗi gì mà tưởng niệm."
"Hơn nữa, tôi thấy bây giờ dư luận không để ý nhiều đến buổi lễ này."
"Bây giờ không phải bất kỳ sự kiện nào Đảng làm thì người ta cũng theo dõi, hoan nghênh đâu," ông Khắc Mai cho hay.
Hôm 1/2, nhà báo tự do Nguyễn An Dân bình luận với BBC:
"Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chữ "tri ân", vậy lễ này tri ân những người nằm xuống vì cái gì? Vì họ chiến đấu cho đảng? Hay vì họ nội chiến với chính đồng bào của mình?"
"Nếu Đảng làm lễ tri ân Mậu Thân thì sẽ luôn có một bộ phận nhân dân nhớ về trận tái chiếm Quảng Trị 1972."
"Ngay cả nếu Việt Nam Cộng Hòa là "bên thắng cuộc", tôi cũng sẽ phản đối nếu họ làm lễ chiến thắng Mậu Thân," ông An Dân nói.
Bình phẩm trên Facebook, nhà văn Nguyễn Viện ở TPHCM nói: "Bao nhiêu máu, nước mắt, đau khổ và sự mất mát của nhân dân 2 miền... nhưng dường như chính trị vẫn đi con đường riêng của nó. Bất nhẫn."
Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn DũngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện tại lễ kỷ niệm 50 năm chiến dịch Tết Mậu Thân ở TP. Hồ Chí Minh ngày 31/1
Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, dự buổi lễBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang, sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam, dự buổi lễ
lễBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam làm lễ kỷ niệm 50 năm 'Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968'

'Đúc kết' của Đảng

Sự kiện mà Việt Nam gọi là "Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công xuân Mậu Thân" diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh hôm 31/1, với chủ đề "Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968" có sự tham dự của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cả các cựu lãnh đạo như ông Nguyễn Tấn Dũng.
Báo Việt Nam dẫn lời phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tại buổi lễ:
"Nửa thế kỷ đã qua là khoảng thời gian đủ dài để chiêm nghiệm, đúc kết về cuộc tổng tiến công."
Cộng sản tấn côngBản quyền hình ảnhTHREE LIONS
Image captionLực lượng cộng sản tấn công ở miền Trung trong năm 1968- ảnh tư liệu
"Đó mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập tự do," ông Nhân nói.
Bài diễn văn cũng đề cập hiện tại, kêu gọi "phải tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh".
Ông Nguyễn Thiện Nhân nói cần "đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí để khẳng định uy tín của Đảng, khôi phục và củng cố niềm tin trước Nhân dân".
Hiện đến nay vẫn có các con số chưa thống nhất với nhau từ các bên tham gia cuộc chiến đưa ra nhưng trong một bản tin đánh đi từ Sài Gòn ngày 21/02/1968, phóng viên Peter Arnett của AP nêu ra con số 140 nghìn người bị giết chỉ sau 10 ngày chiến sự.
Phóng viên Arnett viết "con số chính thức, cho thấy vụ đổ máu này phải thuộc tầm tàn sát lớn nhất trong lịch sử vốn đã đau thương 4000 năm của Việt Nam".

Tết Mậu Thân: Vai trò của Lê Duẩn và bài học cho người Mỹ

VOA Tiếng Việt/01/02/2018  
Tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan, bắn vào đầu của một đặc công Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém, trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968, ngay sau ngày khởi đầu chiến dịch Tết Mậu Thân của quân bắc Việt. Đây được coi là một thất bại về quân sự cho Bắc Việt nhưng Hà Nội cho rằng cuộc tổng tấn công này là một chiến thắng về mặt chiến lược.
 Tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan, bắn vào đầu của một đặc công Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém, trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968, ngay sau ngày khởi đầu chiến dịch Tết Mậu Thân của quân bắc Việt. Đây được coi là một thất bại về quân sự cho Bắc Việt nhưng Hà Nội cho rằng cuộc tổng tấn công này là một chiến thắng về mặt chiến lược.
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại về mặt quân sự đối với các lực lượng chính quy miền Bắc và Việt Cộng, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, giáo sư sử học và cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.
Rạng sáng ngày 31/1/1968, giữa lúc người dân Việt Nam đang đón Tết thì các lực lượng Cộng sản phát động một đợt tấn công bất ngờ trên toàn miền Nam. Chiến dịch này được coi là cuộc tấn công lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam đã dẫn đến nhiều thương vong tại nhiều thành phố và thị trấn trên khắp miền Nam.
“Về mặt quân sự, Bắc Việt đã thua to. Toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Việt Cộng bị quét sạch,” William Ridley, cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nói với VOA-Việt ngữ.
Binh sỹ hải quân Mỹ trong lúc nghỉ giữa các trận đánh ở Huế trong khuôn khổ cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 của quân Bắc Việt.
Binh sỹ hải quân Mỹ trong lúc nghỉ giữa các trận đánh ở Huế trong khuôn khổ cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 của quân Bắc Việt.
Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Bing West và giáo sư sử học Đại học San Diego State University, Pierre Asselin, cũng nhận định tương tự với VOA sau một cuộc hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tại Washington hôm 31/1.
Trong khi đó Hà Nội tuyên bố đây là một thắng lợi về chiến thuật và là một trận đánh gây tiếng vang lớn, “một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” – theo lời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Theo truyền thông trong nước, quân “giải phóng” Bắc Việt đã hoàn thành một trong những mục tiêu quan trong được đề ra là “đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng.”
Ông Lê Duẩn cho rằng không có sự hy sinh nào là quá lớn. Đối với ông, nói đến 1 triệu hay 2 triệu người Việt hy sinh trong chiến tranh, thì đó là cái giá và là cái giá cần thiết bởi vì khi đã đạt được mục đích thì mọi thứ sẽ được chấp nhận trong lịch sử.
Pierre Assalin, GS sử học Đại học tiểu bang San Diego
Một nửa thế kỷ sau cuộc tổng tiến công bắt đầu từ Tết Mậu Thân 1968 và kéo dài hơn 300 ngày ở nhiều nơi, gồm cả Huế và Sài Gòn, người Mỹ vẫn bàn luận về những bài học được rút ra từ cuộc tấn công được coi là đã thay đổi cục diện của chiến tranh Việt Nam.
“Tôi cho rằng bài học lớn nhất là nếu anh là Tổng thống, nếu anh là Tổng Tư Lệnh và đưa quân vào một cuộc chiến thì phải có ý chí để quyết thắng," ông West nói. "Đừng nhụt chí như cách mà Tổng thống Lyndon Johnson đã làm. Ông ấy đã quay lưng bỏ đi chỉ vì (cuộc tấn công) Tết Mậu Thân. Ông ấy lẽ ra không nên làm như thế.”
Theo cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Bing West dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, trong thời gian Tết Mậu Thân sau khi đánh bại quân miền Bắc, Tổng thống Johnson đã có cơ hội để đánh bom hệ thống đê miền Bắc và cảng Hải Phòng cũng như cắt đường cứu viện từ Trung Quốc và Nga.
“Chúng ta đã có thể nện cho họ tơi tả cho tới khi họ hiểu rằng họ không thể cưỡng chiếm miền Nam.”
Lyndon B. Johnson trở thành tổng thống Mỹ sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại vào năm 1963. Ông Johnson là người khởi sự cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1965.
Lyndon B. Johnson trở thành tổng thống Mỹ sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại vào năm 1963. Ông Johnson là người khởi sự cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1965.
Theo nhận định của cựu quan chức Bộ Quốc phòng này, Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội để chiến thắng và quân miền Bắc lẽ ra cũng không nên tấn công bởi vì cuộc tấn công đó “không hiệu quả như họ mong muốn.”
Ông West nhận định “cả 2 phía đã mắc sai lầm” nhưng thừa nhận ảnh hưởng tiêu cực của cuộc tấn công này đối với phía Mỹ.
“Chúng tôi đã mất tinh thần. Tổng thống mất tinh thần khi nói ‘Trời, tôi chỉ muốn rút ra khỏi cái nơi đó.’”
Cho tới năm 1968, Mỹ đã đưa 468.000 quân tới Việt Nam với khoảng 30.000 lính đã thiệt mạng trên chiến trường này. Tổng thống Johnson, người đã vấp phải nhiều phản đối từ những người chống chiến tranh Việt Nam, xin rút khỏi cuộc đua ngay trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ năm đó.
Cuộc tấn công của Lê Duẩn
Một bài học khác mà ông West rút ra từ cuộc tấn công này là “các quyết định quan trọng chỉ do một số người đưa ra.” Cựu quan chức Bộ Quốc phòng cho biết điều này “đúng trước đây và bây giờ vẫn đúng”, ám chỉ các quyết định của những nhà lãnh đạo Mỹ tại Afghanistan hiện nay.
Lê Duẩn cũng giống như Stalin. Ông ấy không quan tâm về chuyện có bao nhiêu người bị giết. Ông ấy là người có ý chí sắt. Stalin là người có ý chí sắt. Hitler là người có ý chí sắt.
Bing West, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Phía Bắc Việt, những quyết định quan trọng cũng do một số người đưa ra, theo nhận định của giáo sư sử học Asselin, người nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam. Ông cho rằng TBT Lê Duẩn, chứ không phải ông Hồ Chí Minh hay Tướng Võ Nguyên Giáp, là người điều hành chiến tranh Việt Nam, và là người quyết định trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân, cùng với tướng Văn Tiến Dũng.
Nhà sử học Asselin so sánh Lê Duẩn là giống lãnh tụ Kim Il Sung của Triều Tiên về mặt “độc tài” khi đưa ra các quyết định, và giống như Stalin khi quyết định hy sinh hàng triệu quân để dành chiến thắng.
“Đối với Lê Duẩn, Việt Nam đã bị Pháp đô hộ, và trong suốt chiều dài lịch sử luôn bị Trung Quốc hăm dọa. Và Lê Duẩn sẽ làm thay đổi điều đó, làm thay đổi 2.000 năm lịch sử," GS Assalin nói với VOA. "Tôi nghĩ ông Lê Duẩn cho rằng không có sự hy sinh nào là quá lớn. Đối với ông, nói đến 1 triệu hay 2 triệu người Việt hy sinh trong chiến tranh, thì đó là cái giá và là cái giá cần thiết bởi vì khi đã đạt được mục đích thì mọi thứ sẽ được chấp nhận trong lịch sử.”
TBT Lê Duẩn (thứ 2 từ bên phải) cùng các lãnh đạo miền Bắc Việt Nam vào năm 1966. Ông Duẩn được coi là người điều hành cuộc tổng tiến công Mậu Thân, chứ không phải Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp.
TBT Lê Duẩn (thứ 2 từ bên phải) cùng các lãnh đạo miền Bắc Việt Nam vào năm 1966. Ông Duẩn được coi là người điều hành cuộc tổng tiến công Mậu Thân, chứ không phải Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp.
Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng West đồng ý với quan điểm đó.
"Theo tôi, Lê Duẩn cũng giống như Stalin. Ông ấy không quan tâm về chuyện có bao nhiêu người bị giết. Ông ấy là người có ý chí sắt. Stalin là người có ý chí sắt. Hitler là người có ý chí sắt."
Năm mươi năm sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Việt Nam vẫn tiếp diễn về những tác động của chiến dịch này và liệu quyết định của ông Lê Duẩn và tướng Văn Tiến Dũng là đúng hay sai.
Cũng như những nhận định trong loạt phim tài liệu “Cuộc Chiến tranh Việt Nam” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick được công chiếu năm ngoái, nhiều người cho rằng cuộc tấn công này do miền Bắc phát động vào các thành phố ở miền Nam nhắm vào người dân thường, bất chấp hai miền thường ngừng bắn để cùng ăn Tết. Rất nhiều thường dân đã bị giết chết trong biến cố này.
Luật sư Lê Công Định nhận định trên một bài viết trên trang Facebook cá nhân rằng “cuộc tấn công lén lút đó lại biến thành cuộc thảm sát thường dân vô tiền khoáng hậu trong ký ức và tâm khảm người dân miền Nam.”
Chính quyền Hà Nội không công bố con số thương vong chính thức nhưng theo ước tính của phía Mỹ, con số này có thể lên tới 58,000 sau toàn bộ chiến dịch kéo gần hết năm 1968. Theo thống kê mà US News thu thập được, thương vong của phía đồng minh là gần 9.000 người, trong đó hơn phân nửa là binh sĩ Việt Nam Cộng hòa.

Nhà hoạt động: Xử tù Hồ Hải không làm giới đấu tranh run sợ

VOA Tiếng Việt/01/02/2018  
Blogger Hồ Văn Hải (giữa) nhận án tù 4 năm vì tuyên truyền chống nhà nước, 1/2/2018
Blogger Hồ Văn Hải (giữa) nhận án tù 4 năm vì tuyên truyền chống nhà nước, 1/2/2018
Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hôm 1/2 tuyên án 4 năm tù giam đối với blogger Hồ Hải, người từng có nhiều bài viết gây chú ý về các vấn đề lớn ở Việt Nam.
Bản án sơ thẩm xác định rằng blogger nổi tiếng có tên thật là Hồ Văn Hải phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước”.
Cáo trạng nói ông Hải, 54 tuổi, sống ở Tp. HCM, “bị bắt quả tang” hồi đầu tháng 11/2016 khi đang “phát tán thông tin, tài liệu chống nhà nước”.
Báo chí trong nước dẫn thông tin từ tòa án nói điều tra của công an cho thấy ông Hải, người được nhiều người biết tiếng trên Facebook, đã có 36 bài “vi phạm” một nghị định của chính phủ về quản lý, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Ngoài 4 năm tù giam, blogger Hồ Hải còn chịu 2 năm quản chế. Bản án này được dựa Điều 88 Bộ luật Hình sự, vốn bị Mỹ và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích lâu nay là một trong những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, thường được nhà chức trách Việt Nam lạm dụng để dập tắt những tiếng nói bất đồng.
Trong khi công an và tòa án gọi các bài viết của ông Hải là “xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, vu khống” nhà nước và các lãnh đạo Việt Nam, nhiều người sử dụng mạng xã hội lại cho rằng nhiều bài viết của ông là những “phân tích có giá trị” về hiện trạng đất nước.
Ít lâu trước khi bị bắt giữ, blogger và Facebooker nhiều ảnh hưởng này đã đăng nhiều bài về thảm họa ô nhiễm môi trường biển do hãng Formosa của Đài Loan gây ra mùa xuân năm 2016.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tưởng rằng bắt chúng tôi, giam cầm được chúng tôi ở trong tù đầy thì sẽ hạn chế, hoặc triệt tiêu tiếng nói bảo vệ tự do, bảo vệ quyền con người. Nhưng mà chuyện đó nhà cầm quyền hoàn toàn sai lầm, bởi vì bắt 1 người, cầm tù 1 người, thì có 10 người khác đứng lên.
Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn
Chỉ trong một tháng đầu năm 2018, qua 3 phiên tòa riêng rẽ ở các địa phương khác nhau, chính quyền Việt Nam liên tiếp bỏ tù những người có tiếng nói chỉ trích, gồm Nguyễn Văn Oai, Vương Văn Thả, Vương Thanh Thuận, Nguyễn Nhật Trường, Vũ Quang Thuận, Trần Hoàng Phúc và Nguyễn Văn Điển. Tổng cộng tám người vừa kể nhận hơn 50 năm tù giam và 27 năm quản chế.
Giới quan sát cho rằng các hoạt động trấn áp và bỏ tù nhắm mục đích gửi ra thông điệp răn đe đối với giới hoạt động vì tự do, dân chủ. Ông Lê Văn Sơn, một nhà hoạt động, nói điều đó không làm nhụt chí ông và những người cùng chí hướng:
“Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tưởng rằng bắt chúng tôi, giam cầm được chúng tôi ở trong tù đầy thì sẽ hạn chế, hoặc triệt tiêu tiếng nói bảo vệ tự do, bảo vệ quyền con người. Nhưng mà chuyện đó nhà cầm quyền hoàn toàn sai lầm, bởi vì bắt 1 người, cầm tù 1 người, thì có 10 người khác đứng lên”.
Theo ông Sơn, một thập niên trở lại đây, tuy chính quyền đã bắt bớ, bỏ tù nhiều người có tiếng nói đối lập, song số những nhà hoạt động, đấu tranh vẫn ngày một nhiều lên.
Nhà hoạt động 33 tuổi và cũng là cựu tù nhân lương tâm nói phiên tòa xử ông Hồ Hải đã diễn ra khá “âm thầm”, “bất ngờ”, song đây không phải là lần đầu tiên chính quyền “giấu diếm” về một phiên tòa như vậy.
Ở ngoài đời thực, blogger Hồ Hải là một bác sĩ. Ông từng là một bác sĩ khoa phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong 8 năm cho đến năm 2001, sau đó ông làm việc tại các phòng khám đa khoa.
Trên mạng xã hội, có tin blogger này không mời luật sư bào chữa vì cho rằng bản án trong một phiên tòa như vậy là án đã định sẵn, hay còn gọi là án bỏ túi, dù có bao nhiêu luật sư cũng không thay đổi được gì.