Sunday, April 10, 2016

Có nên lát đá hoa cương trung tâm thành phố?

Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ quận 2 ban đêm.
Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhìn từ quận 2 ban đêm.
Thời gian qua, việc Ủy ban Nhân dân Quận 1 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh công bố lên kế hoạch dùng khoảng 1.000 tỉ đồng để lát đá hoa cương (granite) vỉa hè ở 134 tuyến đường khu vực trung tâm thành phố đang tạo nhiều tranh luận trái chiều. Có ý kiến quan ngại đây là hoạt động hình thức, hoang phí, gây hao tốn ngân sách, trong khi nhiều ý kiến khác lại cho rằng đáng đầu tư.
Bản thân tôi cũng từng đi qua nhiều tuyến đường trung tâm tại Sài Gòn. Quả thật đúng như báo chí cũng như chính quyền Sài Gòn thời gian qua nhận xét, nhiều tuyến đường trung tâm Sài Gòn chưa được trùng tu và đã xuống cấp trầm trọng. Chưa tận tay sờ vào các nền gạch hiện nay, nhưng các chùm ảnh trên báo chí phần nào phản ánh sự xuống cấp và thiếu phù hợp với một trung tâm kinh tế - tài chính lớn của đất nước.
Chưa kể Sài Gòn còn là một nơi thu hút đông đảo khách du lịch, không chỉ vì nơi này có nhiều bảo tàng, khu du lịch sinh thái lẫn nhân tạo, các trung tâm mua sắm, các trường học trọng điểm của cả nước... mà Sài Gòn còn là vùng đệm quan trọng để du khách đến Đà Lạt, Đồng bằng Sông Cửu Long hay các khu, các vùng du lịch khác của miền Nam Việt Nam.
Các tuyến đường trung tâm của Sài Gòn còn là nơi tiến hành rất nhiều sự kiện lớn, lễ hội truyền thống của quốc gia. Đường hoa Nguyễn Huệ, đường Sách, các hội thảo quốc tế, hội nghị xúc tiến thương mại, các chương trình thể thao khu vực,... cũng thường chọn Sài Gòn là cái tên thân thuộc, ưa thích.
Về mặt kinh tế, tuy các khu công nghiệp có xu hướng dịch chuyển ra các vùng ngoại biên Sài Gòn, sang Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh... nhưng Sài Gòn vẫn là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài số một của Việt Nam. Nơi này có đông đảo doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư quá khứ, hiện tại lẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Dù chọn tỉnh nào thuộc khu vực miền Nam, thì Sài Gòn vẫn là nơi họ khảo sát vì đây là một trong những đầu ra cho sản phẩm, đầu vào vận chuyển nguyên liệu ngoại nhập quan trọng. 
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, việc đầu tư cho hình ảnh một Sài Gòn sạch đẹp, văn minh, thậm chí là giầu có thì không hề quá đáng. Việc lát đá hoa cương, về mặt cân đối ngân sách thu chi của Thành phố, cũng không phải là không chấp nhận được. Hàng năm Sài Gòn đóng góp cho ngân sách Nhà nước đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, vậy nên 1.000 tỷ đồng không được xem là xa xỉ nếu nó mang lại một hiệu ứng tốt cho các nhà đầu tư, du khách, doanh nghiệp nước ngoài, lẫn cái nhìn thiện cảm hơn của bạn bè quốc tế.
Vấn đề thứ hai quan trọng không kém chính là việc xây dựng, trùng tu hay lát đá hoa cương cho các tuyến đường chính tại trung tâm thành phố cũng là một động lực để chính quyền Sài Gòn có thể quyết liệt hơn trong công tác quy hoạch đô thị. Tôi nhấn mạnh lại rằng, nạn chiếm lòng lề đường, xả rác bừa bãi, hay như buôn bán hàng rong vô tội vô vạ vẫn còn là vấn nạn đang chờ dàn lãnh đạo của Thành phố giải quyết trong nhiệm kỳ mới này. Một chừng mực nào đó, việc lát đá hoa cương có thể giải quyết phần nào.
Một số bạn của tôi kể rằng, các tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ từ ngày được quy hoạch khang trang, chỉnh chu và sạch sẽ, thì khu vực này cũng trở nên văn minh hơn, hành vi con người được điều chỉnh rõ rệt: không còn tiểu tiện ngoài đường, vứt rác bừa bãi... Những tuyến đường mới với đá hoa cương sẽ ít nhiều tác động đến tâm lý của người dân, dù chỉ là võ đoán của bản thân, nhưng tôi tin rằng người dân sẽ nhìn lại mình trước khi hành động khi dưới chân họ là những đoạn đường sang trọng hơn, sạch đẹp hơn, đáng tự hào hơn.
Về phần mình, chính quyền đô thị phải ra sức quản lý với những quy định mới về quản lý đô thị được siết chặt. Một tuyến đường mới sạch đẹp, khang trang sẽ cho phép họ đề ra những quy định chặt chẽ, mạnh tay hơn về bảo vệ môi trường, nếp sống văn minh đô thị trong đó có sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ hơn từ phía người dân. Điều này làm tôi nghĩ đến Singapore, nơi các tuyến đường được trang trí rất đẹp và được bảo vệ bởi những luật định khắc nghiệt, dần dần tạo thành một thói quen, một nếp sống có văn hóa mà không cần đến sự điều chỉnh của luật hay nhắc nhở của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, dù là ủng hộ biện pháp cải tạo vỉa hè, nhưng có một vài vấn đề cần phải lưu ý. Một là, công tác đánh giá tác động, triển khai dự án phải hết sức chặt chẽ, minh bạch và đảm bảo không có bất kỳ sự quan liêu nào về vấn đề trách nhiệm lẫn tài chính. Điều này ở bất kỳ nước nào cũng cần, và Việt Nam phải nhắc mạnh mẽ hơn vì vấn đề quản lý, phân tích đánh giá, thẩm định, chọn nhà thầu... còn khá hạn chế. Những dự án thất bại của Việt Nam trong nhiều năm qua là những minh chứng và bài học thấm thía.
Thứ hai, đúng như các chuyên gia đánh giá trên báo chí Việt Nam, không nên lót toàn bộ các vỉa hè bằng đá hoa cương (granite), chỉ nên sử dụng loại đá này cho một số tuyến đường tập trung tại các trung tâm mua sắm lớn, tuyến đường có đông người đi bộ và một số tuyến có nhiều khách du lịch lui tới. Ngòa ra cần chú ý rằng, để làm đẹp vỉa hè, không chỉ tập trung vào sự hào nhoáng của vật liệu lót mặt đường mà còn phải quan tâm đến nhiều thứ khác như việc quy hoạch, kiến trúc cũ và mới, vấn đề cây xanh, vệ sinh sạch đẹp, không gian vỉa hè không bị xâm phạm.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Công an nhổ nước bọt vào mặt: “Em nên xóa clip… không sẽ bị trả thù”

Theo Người đưa tin-04-10-2016
Chị T. A. chia sẻ, sau khi xảy ra sự việc, em cũng bị một người dùng số điện thoại lạ gọi máy của em và nói ‘em nên xóa clip đi nếu không sẽ bị trả thù’…
Công an nhổ nước bọt vào mặt: “Em nên xóa clip… không sẽ bị trả thù”
Trung úy Bắc người bị ‘tố’ nhổ nước bọt vào mặt người dân
Vụ việc Trung úy Nguyễn Văn Bắc, cán bộ Công an phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội bị ‘tố’ nhổ nước bọt vào mặt một cô gái đang sống tại chung cư Hà Thành Plaza (Trung Liệt – Đống Đa) khi Trung úy Bắc đến kiểm tra hành chính nơi cô này cư trú vào đêm khuya khiến nhiều người quan tâm.
Ngày 10/4, trao đổi chúng tôi về những gì đã xảy ra với gia đình và bản thân, chị T. A. (người “tố” bị Trung úy Bắc nhổ nước bọt vào mặt) buồn bã tâm sự: “Từ khi xảy ra sự việc trên, đến bây giờ bản thân em và gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
Em cũng bị một người dùng số điện thoại lạ gọi máy của em và nói ‘em nên xóa clip đi nếu không sẽ bị trả thù’.
Nói về những gì đã xảy ra, T. A. cho biết: “Ngày 9/4, em được mời lên Công an quận Đống Đa, trong buổi làm việc mọi người rất thoải mải em không phải chịu một áp lực nào từ phía Công an quận. Em đã viết bản tường trình về toàn bộ sự việc đã xảy ra, bản thân anh Bắc cũng chưa gặp em để xin lỗi. Thậm chí anh ấy còn chưa gặp em lần nào kể từ khi xảy ra việc này”.
Khi chúng tôi hỏi, sau khi xảy ra sự việc mong muốn lớn nhất của chị bây giờ là gì?, chị T. A. chia sẻ: “Bản thân em là một người dân, em cũng chỉ muốn làm sao em có được một lời xin lỗi công khai có nhà báo, có bác Tổ trưởng dân phố, có bảo vệ của tòa nhà, cơ quan chức năng của anh Bắc.
Nghĩ lại sự việc xảy ra vào đêm tối ngày 7/4, chị T. A. nói: “Bản thân em thấy bức xúc, khi một người có quyền, có chức được nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ dân mà có những lời nói như thế là không chấp nhận được.
Nên em càng nói to hơn. Em hỏi cho rõ tại sao nửa đêm anh lại đến đây như thế này, em khẳng định lại ý của em cho anh ấy hiểu, nhưng anh ấy lại rướn người lên có hành động nhổ nước bọt vào thẳng mặt em”.
Căn hộ nơi người phụ nũ tên T. A. đang thuê lại
Khi được hỏi về việc đăng ký tạm trú, chị T. A. cho rằng: “Em đã hoàn thiện mọi giấy tờ cách đây gần 1 tháng. Em và gia đình cũng không có những hoạt động nào gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự ở đây”.
Trước đó, chiều ngày 8/4, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Dân, Tổ trưởng, tổ dân phố 24 cụm 5 phường Trung Liệt cho biết: “Vào khoảng 12h đêm, ngày 7/4, anh Bắc, cán bộ Công an khu vực có đến nhà chị T. A. (nhà 12A05 tòa nhà chung cư Tòa nhà Hà Thành Plaza) để kiểm trả hành chính. Nội dung kiểm tra là gì thì tôi không biết, sau đó giữa hai người có xảy ra mâu thuẫn với nhau.
Chị T. A. không phải là người ở đây. Chị thuê nhà khoảng 1 năm rồi. Chị T. A. làm nghề gì thì tôi không nắm rõ”.
Trao đổi với PV, Thượng tá Cao Văn Lộc, Phó Trưởng Công an quận Đống Đa cho biết: “Chúng tôi tạm thời đình chỉ công tác đối với Trung úy Nguyễn Văn Bắc – Công an phường Trung Liệt để điều tra làm rõ vụ việc”.

Thái và Malaysia bắt 5 tàu cá và 56 ngư dân Việt

BANGKOK (NV) - Thêm 5 tàu đánh cá với 56 ngư dân Việt Nam vừa bị Hải Quân Thái Lan và Malaysia bắt giữ ngày Thứ Sáu 8 tháng 4, 2016 với cáo buộc khai thác thủy sản lậu trong các vùng biển của nước họ.

38 ngư dân Việt Nam trên 7 tàu cá bị cảnh sát Thái Lan bắt ngày 24/3 vì bị cáo buộc khai thác thủy sản lậu. (Hình: Bangkok Post)

Những tháng gần đây, Thái Lan và Malaysia liên tiếp loan báo bắt giữ rất nhiều tàu đánh cá và hàng trăm ngư dân Việt Nam mà họ nói là xâm nhập các vùng biển đặc quyền kinh tế của họ và khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Theo tin tờ Bangkok Post, buổi tối 8 tháng 4, 2016, tại khu vực ngoài khơi tỉnh Nakhon Si Thammarat, miền Nam Thái Lan, lực lượng Hải Quân Thái Lan đã bắt giữ 3 tàu cá và 33 ngư dân tỉnh Kiên Giang của Việt Nam.

Chỉ một ngày trước đó, tức ngày 7 tháng 4, 2016, Chuẩn Đô Đốc Watson Booneung, phó tư lệnh Vùng I Hải Quân Hoàng Gia Thái Lan, Hải Quân Thái Lan, loan báo: “Từ ngày 3 đến 7 tháng 4, 2016, Hải Quân Vùng I Thái Lan đã bắt giữ tổng cộng 11 tàu cá cùng 102 ngư dân Việt Nam đánh cá trái phép.”

Nhưng nếu tính từ đầu năm 2016 tới nay, Thái Lan đã bắt giữ 17 tàu đánh cá của Việt Nam cáo buộc xâm phạm lãnh hải của họ, nâng tổng số tàu đánh cá Việt Nam bị giữ ở đây lên 34 tàu cùng 221 ngư dân. Ngoài các loại tàu biển, Thái Lan còn dùng cả trực thăng để chặn bắt các tàu ngoại quốc xâm nhập vùng biển của họ.

Trong vòng 7 tháng, từ ngày 14 tháng 10 năm 2014 cho đến ngày 14 tháng 5, 2015, Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Thái Lan đã bắt giữ 75 tàu đánh cá của Việt Nam với 474 ngư dân cũng đều bị cáo cuộc xâm nhập và đánh bắt hải sản trái phép trong khu vực thuộc chủ quyền của Thái Lan.
Trong khi đó, 23 ngư dân Việt Nam vừa bị cảnh sát biển Malaysia bắt giữ cũng với cáo buộc khai thác thủy sản bất hợp pháp trong vùng biển ngoài khơi bang Terengganu và bang Pahang. Họ cho hay đã bắt giữ những ngư dân vừa kể trong hai đợt vây bắt riêng rẽ vào sáng ngày 8 tháng 4, đồng thời tịch thu tàu cá cùng 450 kg cá, mực. Họ còn nói tất cả ngư dân này đều không có giấy tờ tùy thân và đã bị được đưa lên bờ để điều tra.

Tàu cá Việt Nam bị cảnh sát biển Thái Lan bắt giữ cuối Tháng Ba 2016. (Hình : Bangkok Post)

Tuần trước, Malaysia lên tiếng cảnh báo rằng, Việt Nam là quốc gia có nhiều tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải Malaysia nhất. Cảnh báo trên được chứng minh bằng một thống kê, theo đó, từ 2010 đến tháng 2 năm nay, Malaysia đã bắt giữ 273 tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Malaysia và 252/273 tàu đánh cá này là của Việt Nam.

Trước vụ bắt giữ nói trên, Malaysia bắt hôm 5 tháng 4, 2016, tất cả 4 tàu đánh cá và 24 ngư dân ngoại quốc mà tất cả đều là người Việt. Nếu tính ngược lại một chút thì riêng trong tháng 3, Malaysia đã bắt giữ sáu tàu đánh cá và 77 ngư dân. Tất cả các tàu đánh cá và ngư dân đã bị Malaysia bắt giữ trong tháng 3 đều của Việt Nam.

Trong vài năm gần đây, chuyện ngư dân Việt Nam bị Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan rượt đuổi, bắn, bắt, giam giữ, buộc nộp phạt, tịch thu phương tiện sinh nhai với cáo buộc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải của những quốc gia đó tăng vọt!


Đa số các tàu đánh cá bị bắt giữ đều bị tịch thu, chỉ có một số rất ít được trả lại nhưng chủ tàu phải đóng tiền phạt rất nặng. Để dằn mặt ngư dân ngoại quốc, có những quốc gia như Indonesia đã tổ chức phá hủy hàng trăm tàu đánh cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Khoảng hai phần ba số tàu đánh cá bị Indonesia bắt giữ là tàu của ngư dân Việt Nam.(TN)

04-10-2016 5:35:30 PM 

Hai tháng, Việt Nam chi $51.6 triệu nhập 'thuốc độc' Trung Quốc

HÀ NỘI (NV) - Đó là thông tin từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, Việt Nam đã trả 51.6 triệu Mỹ kim cho Trung Quốc để nhập cảng thuốc “bảo vệ thực vật.”
“Tưới, tắm, ngâm, tẩm” cây trái, rau củ trong thuốc “bảo vệ thực vật” - thực chất là thuốc độc đã trở thành 
chuyện bình thường ở Việt Nam. (Hình: Báo Bảo Vệ Pháp Luật)

Thuốc “bảo vệ thực vật” là cách Việt Nam gọi các loại thuốc diệt trừ côn trùng có hại cho cây cối. Tất cả những loại thuốc này đều là thuốc độc đối với con người và môi trường.

Trong một vài thập niên gần đây, số tiền mà Việt Nam chi cho việc nhập cảng thuốc “bảo vệ thực vật” liên tục gia tăng. Đặc biệt là những loại thuốc “bảo vệ thực vật” hoặc nguyên liệu chế tạo những loại thuốc này do Trung Quốc sản xuất.

Chẳng hạn, năm 2005, Việt Nam chỉ nhập cảng khoảng 20,000 tấn thuốc “bảo vệ thực vật” hoặc nguyên liệu chế tạo những loại thuốc này nhưng đến 2012, con số này đã tăng lên thành 55,000 tấn, năm 2013 con số này là 112,000 tấn, năm 2014 con số này khoảng 116,000 tấn...

Đáng ngại là càng về sau này, các công ty kinh doanh thuốc “bảo vệ thực vật” tai Việt Nam càng có khuynh hướng mua thuốc và nguyên liệu chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” của Trung Quốc, cho dù chúng bất chấp những tiêu chuẩn nhằm hạn chế tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường. Năm 2015, Việt Nam đã trả đến 376 triệu Mỹ kim cho Trung Quốc để nhập cảng thuốc và nguyên liệu chế tạo thuốc “bảo vệ thực vật” của Trung Quốc.

Riêng hai tháng đầu năm nay, Việt Nam chi tổng cộng 111 triệu Mỹ kim để nhập cảng thuốc “bảo vệ thực vật” và nguyên liệu chế tạo chúng, trong đó có đến 51.6 triệu Mỹ kim được trả để mua sản phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc.

Nhiều năm qua, các chuyên gia, đặc biệt là giới chuyên gia về y tế và môi trường đã liên tục cảnh báo về đủ loại nguy cơ cho sức khỏe con người, môi trường do lạm dụng thuốc “bảo vệ thực vật” nhưng chính quyền Việt Nam không thèm bận tâm.

Báo chí Việt Nam khẳng định tại Việt Nam “tưới, tắm, ngâm, tẩm” cây trái, rau củ trong các loại thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành trào lưu và một thói quen không thể thay đổi. Dù trào lưu và thói quen đó đã và đang đầu độc nhiều thế hệ người Việt.

Các chuyên gia y tế và môi trường khẳng định, việc chính quyền Việt Nam làm ngơ trước tình trạng nhập cảng ồ ạt và lạm dụng thuốc “bảo vệ thực vật” là một trong những nguyên chính khiến Việt Nam trở thành quốc gia nằm trong nhóm thứ hai theo xếp hạng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới về tỉ lệ thiệt mạng do các loại ung thư.

Năm ngoái, bộ phận thực hiện theo thống kê của Dự Án Phòng Chống Ung Thư Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 70,000 người chết và có thêm hơn 200,000 người mắc bệnh ung thư. Các chuyên gia thực hiện dự án vừa kể khẳng định, tuy những số liệu đã kể là hết sức kinh khủng nhưng chúng sẽ còn tiếp tục gia tăng chứ không phải chỉ ngừng ở mức đó.

Tuần trước, vừa có một dự báo khác được công bố. Theo đó, đến năm 2020 sẽ có một triệu trong số 100 triệu người Việt bị ung thư. (G.Đ)

04-10-2016 4:27:50 PM 

Dân đồng bằng sông Cửu Long tha phương cầu thực ngày càng nhiều

SÀI GÒN (NV) - Tuy không có số liệu chính thức nhưng báo chí Việt Nam khẳng định, số lượng cư dân đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ “tha phương cầu thực” càng ngày càng lớn.
Một trong những gia đình nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã bán sạch mọi thứ để sống, kể cả “nơi cắm dùi” và nay sống trên xuồng. (Hình: Thế Giới Tiếp Thị)

Tờ Thế giới Tiếp thị cho biết, vào lúc này, tuy tiền công đã tăng đến 150,000 đồng đến 200,000 đồng/ngày vẫn không dễ tìm ra người gặt lúa, hái trái cây,...

Dẫu không có số liệu chính thức về tỉ lệ dân đồng bằng sông Cửu Long ly hương, “tha phương cầu thực” nhưng một vài nghiên cứu gần đây về kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long đã cảnh báo về tình trạng khu vực này đã và đang là “điểm nóng cực đoan” về tình trạng “xuất cư.”

Bởi dân chúng đói, khổ, bế tắc về sinh kế tới mức phải ly hương, “tha phương cầu thực” là “vấn đề nhạy cảm,” ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền Việt Nam nên giới nghiên cứu kinh tế - xã hội ở Việt Nam phải sử dụng “xuất cư” khi cảnh báo về hiện tượng dân chúng đồng bằng sông Cửu Long lũ lượt ly hương.

Vào cuối năm ngoái, khi trình bày về hiện trạng kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Võ Hùng Dũng, giám đốc chi nhánh Cần Thơ của Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam (VCCI Cần Thơ), dẫn một thống kê, theo đó chỉ trong ba năm từ 2009 đến 2011, tỉ lệ “xuất cư ròng” (ly hương vĩnh viễn) đã lên tới 8.4% (cứ 100 dân thì có hơn 8 người ra đi không trở lại nơi chôn nhau cắt rún của mình).

Lúc đó, ông Dũng giải thích, tỉ lệ “xuất cư” ở đồng bằng sông Cửu Long cao như thế vì dân chúng đồng bằng sông Cửu Long bế tắc về sinh kế. Nhằm giảm nhẹ trách nhiệm của chính quyền Việt Nam, giới nghiên cứu Kinh Tế-Xã Hội có khuynh hướng hướng hiện tượng ly hương, tha phương cầu thực là do tác động của biến đổi khí hậu.

Chẳng hạn kết quả phân tích khoảng 400 cuộc khảo sát riêng biệt được thực hiện tại nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2012, xác định tất cả những người được phỏng vấn đều khẳng định, các diễn biến bất thường về thời tiết, đặc biệt là hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng, nước biển xâm nhập càng ngày càng sâu vào đất liền đã ảnh hưởng lớn đến sinh kế của dân chúng đồng bằng sông Cửu Long.

Cho dù biến đổi khí hậu là một thực tế khắc nghiệt và tác hại của hiện tượng này là điều không thể phủ nhận nhưng những nghiên cứu khác cũng của các chuyên gia Việt Nam đã từng chỉ ra rằng, hậu quả của biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long sẽ không nghiêm trọng như đang thấy nếu cách nay vài thập niên, chính quyền Việt Nam biết lắng nghe giới chuyên gia, không thực hiện những dự án như: Ngọt hóa bán đảo Cà Mau, thoát lũ ra biển, đắp đê biến Đồng Tháp Mười thành ruộng lúa,...

Một điểm đáng lưu ý khác là dẫu liên tục khẳng định, nông dân là một phần quan trọng cấu thành nền tảng quyền lực của chính quyền cộng sản Việt Nam (phần còn lại là công nhân) song chính quyền Việt Nam đối xử với nông dân hết sức tồi tệ.

Ly hương, tha phương cầu thực không chỉ xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long mà đã xảy ra ở miền Bắc, miền Trung cách nay vài thập niên.

Tháng 8 năm ngoái, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế của Việt Nam (CIEM) từng công bố kết quả một cuộc khảo sát, theo đó, nông dân Việt nói chung càng ngày càng bần cùng. Đói nghèo vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở nông thôn Việt Nam. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của Việt Nam chỉ hơn Cambodia.

Đến nay, “được mùa, mất giá” vẫn còn là điệp khúc. Nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản bị đổ bỏ xảy ra thường xuyên tại khắp mọi nơi. Nông dân không thể sống được bằng những thứ do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn. Những câu chuyện như 40 ký chanh chỉ bán được 6,000 đồng, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt, hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn càng ngày càng phổ biến.

Bất kể tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn gia tăng, chẳng hạn trong giai đoạn 2009 - 2013 là 520,000 tỷ đồng, bằng 52% tổng vốn đầu tư phát triển nhưng nông dân vẫn càng ngày càng cay cực, đói khổ. Theo nhiều chuyên gia về kinh tế, nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân thật ra chỉ giúp những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hưởng lợi chứ nông dân chẳng nhận được gì.

Năm 2013, ông Nguyễn Quốc Cường, chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam từng nhận định, muốn phác thảo chân dung nông dân Việt Nam phải khắc họa được “năm cái nhất”: Đông nhất, hy sinh và đóng góp nhiều nhất, nghèo nhất, hưởng lợi ít nhất, nhiều bức xúc nhất. (G.Đ)

04-10-2016 4:35:15 PM

Nỗ lực con người và chính quyền ma quỷ

Đến với quê hương tôi, nói với quê hương tôi, lời yêu thương đậm đà
Sống với quê hương tôi, chết với quê hương tôi, một ngày cho đời vui
(Đến với quê hương tôi – Bùi Công Thuấn)

Nguyệt Quỳnh (Danlambao) - Có người bảo rằng học giả Fukuzawa Yukichi vĩ đại vì đã khai sáng và biến đổi người dân Nhật từ tâm thức của những nông nô trở thành những người Nhật ái quốc. Chỉ bằng cách truyền bá tư tưởng, ông đã vực dậy dân tộc ông, tạo tiền đề cho một Nhật Bản bị tàn phá, kiệt quệ trở thành một cường quốc trên thế giới.

Thật ra, sự biến đổi kỳ diệu tại Nhật không phải là phép lạ đến từ một người mà là sự tổng hợp công sức rất lớn của từng người dân Nhật. Họ đã thay đổi chính mình để góp phần biến đổi một đất nước cằn cỗi trở thành một quốc gia cường thịnh. Nếu dân Nhật cũng như dân ta, nếu chính phủ Nhật cũng lãnh đạm với trí thức và nguyện vọng của dân như lãnh đạo nước ta; thì cho dù Nhật có đến mười Fukuzawa Yukichi vĩ đại cũng không xoay chuyển nỗi tình trạng của Nhật Bản. Có khi quốc gia này cũng đi ngược giòng tiến hóa như nước ta - sau 40 năm "xây dựng và phát triển", Việt Nam nay còn đứng sau cả Lào và Campuchia trên nhiều lãnh vực!

Người dân Nhật đã biết dừng lại và biết lắng nghe. Họ lắng nghe và nhìn xem thân phận mình có liên quan đến thân phận của người chung quanh như thế nào; để từ đó nương vào nhau giúp cho chính mình và thế hệ của mình vươn vai đứng dậy. Dân ta chưa nhìn ra sự liên hệ đó, thấy người bị đánh, bị hiếp đáp vẫn cứ nghĩ là mình vô can.

Sáng 23/3 nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đi tác nghiệp, anh bị ba kẻ lạ mặt chận đường hành hung. Điều bất nhẫn khi nghe anh thuật lại sau đó với một phóng viên là hiện tượng những con người VN vô cảm với nỗi đau, với cái ác. Đỗ Doãn Hoàng bảo trong lúc anh vùng vẫy, kêu cứu, anh nhìn thấy từng người một, đi ngang qua một cách thờ ơ, dửng dưng. Không một ai tiếp cứu, ngoại trừ một cậu bé. Giữa cuộc phỏng vấn đó, anh dừng lại, nghẹn lời khi nhắc đến cậu bé ấy. 

Không lẽ phải đợi ở trong tình trạng tuyệt vọng như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chúng ta mới thấy ra rằng giữa chúng ta và mọi người, mọi sự vật đều có liên hệ với nhau. Không lẽ phải đợi tên quan tỉnh cướp mất đất của mình rồi mình mới sống mái với hắn. Khi con người sống cạnh cái tai ác, cái trái ngang của xã hội mà vẫn xem đó là điều bình thường thì thật ra anh hàng xóm tuy mất đất, nhưng chúng ta đã đánh mất chính mình.

Nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên kể lại rằng khi anh phanh phui vụ rau bẩn vào siêu thị năm 2014, anh đã bị hợp tác xã rau “nhờ công an vào cuộc”. Và khi công an gởi giấy đến tòa soạn, cả tổng biên tập và các phóng viên đều sợ run. Bởi khi xảy ra chuyện nhà báo bị hành hung thì cơ quan, hay Hội Nhà báo cũng chả làm được gì, ngoài việc ra công văn đề nghị… “công an” điều tra. Do đó, anh nhắc các đồng nghiệp phải biết cách tự bảo vệ mình!

Làm người tử tế ở VN ngày nay thật cô đơn. Làm phóng viên lại càng cô đơn hơn nữa. Khi phóng viên bị đánh hội đồng, người dân quay mặt; chẳng biết kẻ đánh họ là côn đồ hay công an; và toàn bộ nhân viên tại tòa soạn đều bất lực. Cuối cùng thì mọi người đành chịu ăn rau “bẩn” vì chính mỗi người chúng ta đã tạo nên cái chính quyền “côn đồ” này.

Những cuộc đấu tố của tổ dân phố dành cho các ứng cử viên độc lập cũng cho thấy sự thờ ơ của chúng ta đối với xã hội và hiện trạng của đất nước. Kết quả sơ bộ của cái gọi là “lấy ý kiến cử tri về một số ứng cử viên đại biểu quốc hội” được tìm thấy như sau: Luật sư Võ An Đôn được 29/86, ca sĩ Lâm Ngân Mai 3/82, anh Đỗ Anh Tuấn 11/127, ca sĩ Mai Khôi 28/63, cô Nguyễn Trang Nhung 1/63,... Chắc chắn những "ứng viên tự do" khác, trong những ngày tới, cũng sẽ phải đối mặt với những màn đấu tố. Những ủng hộ viên của họ sẽ vẫn phải đứng ngoài phòng họp và vẫn có thể bị ném mắm tôm bất kỳ lúc nào, trong khi hầu hết chúng ta - những người dân thuộc các tổ dân phố liên hệ - đều xem "đó là chuyện của người khác".

Ứng cử viên Hoàng Dũng cho rằng anh và các ứng viên tự do khác có thể vẫn vượt qua được vòng lấy ý kiến cử tri này nếu người dân chung quanh có ý thức về chính trị. Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng việc gặp khó khăn trong vòng lấy ý kiến cử tri của các ứng viên khác phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cư dân trong tổ dân phố người ta sinh sống. Nếu cư dân trong tổ dân phố là những người nhận thức rất cao về chính trị thì các ứng viên đó hoàn toàn có thể vượt qua vòng lấy ý kiến cử tri này.”

Rõ ràng nếu muốn thay đổi điều gì đó lớn lao, muốn thay đổi được cách suy nghĩ của các cư dân trong tổ dân phố hay trên cả nước, trước tiên sự thay đổi đó phải bắt đầu từ chính mình. Hoàng Dũng và hơn 100 ứng cử viên tự do đã và đang nỗ lực làm điều đó. Đây cũng là điều mà Fukuzawa Yukichi đặc biệt lưu ý, ông luôn nhấn mạnh về đặc tính quan trọng của sức mạnh cá nhân và sự độc lập. Nguyên tắc nổi tiếng của ông là "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân". Một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào chính phủ. Ông kêu gọi dân Nhật tự tin vào sức mạnh của chính mình và làm việc theo phương châm "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”.

Những phát biểu mới đây khi từ nhiệm của một số lãnh đạo cao cấp đã cho thấy sự bất xứng của họ trong vai trò lãnh đạo. Trước khi rời ghế Thủ Tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên các cán bộ khác ráng sống làm người tử tế, ông Hùng và ông Sang thì lại nói về dân chủ, về quyền lợi của dân, về nỗi lo của người nghèo… Thử hỏi khi còn đương nhiệm tại sao họ không thực hiện những điều trên? Ông Hùng ở đâu mà để cho cái cơ cấu của đảng ông hành dân đến độ mà ông gọi là cay nghiệt và độc ác? Phải chăng chính các ông cũng chịu hèn chỉ vì sợ mất ghế, sợ các đồng chí của mình, và sợ Trung Quốc? 

Nếu muốn độc lập dân tộc, muốn bảo vệ chủ quyền đất nước, người dân VN phải giành lại lá phiếu của chính mình từ tay đảng. Nếu không, sẽ tiếp tục có những lãnh đạo CS khi buông dao thì nói lời tử tế trong khi những kẻ ác khác lại nhập dòng hung bạo.

Người dân VN ngày nay đã nhìn ra đâu là đồ thật, đồ giả. Và cuộc chiến sống-còn này là cuộc chiến giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái xấu xa và những điều tốt đẹp. Hãy nói với quê hương bằng những lời yêu thương thật thà; hãy sống chết với đất nước như bao thế hệ đã sẵn sàng trả giá bằng chính tuổi thanh xuân hay tính mạng của mình. Và hãy kiên định cùng nhịp bước với từng người ứng cử viên vừa bị loại, như Trang Nhung: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục hành trình này, hành trình cho một Việt Nam dân chủ, tiến bộ và hùng cường. Hành trình còn rất gian nan, nhưng đó là phép thử cho sự can trường, nghị lực và nhiều phẩm chất cần thiết khác!”

Xin được nhắc lại một điều mà Fukuzawa Yukichi luôn khẳng định: “ngay cả chính phủ - ma quỷ hay thánh thần gì nữa - cũng có thể bị sụp đổ bởi nỗ lực của loài người”. Câu nói của ông bỗng dưng làm chúng ta chợt xúc động khi nhớ đến những vệt máu trên mặt, trên cổ của những người anh em. 

Xin cầu chúc tất cả các ứng viên tự do giữ vững niềm tin, và giữ niềm vui trong lòng dù có bị chặn ở bất cứ chặng đường nào của cuộc bầu cử phi lý này. Nỗ lực của các bạn đang lan tỏa và lan tỏa mãnh liệt./.

LS Nguyễn Văn Đài bị côn đồ đánh hôm ngày 8/5/2014


Đại hoạ mất nước

Nguyễn Lương Tuyền MD (Danlambao) - Năm 1954, một nửa quê hương VN bị những người CS của ông Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ rất tích cực của Nga Sô, Trung Cộng, tiến chiếm, theo đúng tiến trình bành trướng của Chủ Nghĩa CS. CS Quốc tế, với những tên lính xung kích là ông Hồ Chí Minh cùng đám cộng sản tay chân, đã thành công đặt được một đầu cầu ở Đông Nam Á. Viễn tượng một cuộc chinh phục toàn vùng để đưa chế độ Bolchevik đến bờ Thái Bình Dương cũng như đến bờ Ấn Độ Dương làm người ta lo sợ: chẳng bao lâu nữa, chế độ Cộng Sản sẽ được thiết lập trên toàn thế giới... Hồ Chí Minh và các đồng chí từ núi rừng Việt Bắc về tiếp thu một nửa đất nước, từ Ải Nam cho đến vĩ tuyến 17. Đó là một tặng phẩm ''từ trên trời rơi xuống'' vượt ra ngoài sự mơ ước của các đồng chí CSVN. Một chế độ độc tài toàn trị - họ gọi là chuyên chính vô sản - được thiết lập ở Bắc Việt. Người Việt Quốc Gia cùng với 1 triệu người dân không chấp nhận chế độ Cộng Sản, dắt díu nhau kéo vào Miền Nam.

Tóm lại sau chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt (1946-1954), một nửa đất Việtbị rơi vào tay CS. Hơn lúc nào hết, đại họa mất nước đang đè nặng lên tương lai dân tộc. Hồ Chí Minh và Đảng CSVN chỉ là một lũ thừa sai, một lũ lính xung kích của Cộng Sản Quốc Tế.

Tiến xuống phía Nam, chinh phục toàn vùng Đông Nam Á là mộng ước, ý đồ của Cộng Sản Quốc Tế trong khi đó CSVN muốn làm nhưng người lính CS tiên phong, nhưng trong giai đoạn đầu phải ''giải phóng'' Miền Nam. Ý đồ chiếm cả nước của Hồ và đảng CSVN lúc nào cũng tiềm tàng trong đầu óc của người CSVN. Sau khi Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm từ chối hiệp thương, tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm 1956, dự trù bởi Hiệp Định Genève, Bộ Chính Trị ở Hà Nội - đứng đầu là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ... cho rằng để giải phóng (?) Miền Nam, chỉ có 1 giải pháp, đó là giải pháp quân sự. Kế hoạch xâm lăng Miền Nam được bắt đầu:

- Các cán binh CS nằm vùng tại Miền Nam được lệnh đào vũ khí cất dấu để bắt đầu các hành động phá hoại cũng như ám sát các viên chức nhất là các viên chức ở nông thôn cùng các chiến dịch khủng bố nhắm vào các viên chức, các cơ quan của Miền Nam. 

- CS Bắc Việt bắt đầu xâm nhập người và vũ khí váo Miền Nam qua đường biển, đường mòn Hồ Chí Minh (vượt qua dẫy Trường Sơn). Đường mòn này đã được tên Đại Tá CS Võ Bẩm khai thông năm 1959. Trận Tour Hai ở Trãng Lớn, Tây Ninh năm 1959 trong đó 1 đơn vị lớn của VNCH bị tràn ngập ị bất ngờ, là trận báo hiệu các hoạt động quân sự càng ngày càng lớn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Thiếu Tướng Võ Bẩm (1915-2005)
Nguồn Internet.

Cuộc xâm lăng do CS miền Bắc, được sự hỗ trợ của toàn thế giới CS, gây ra. Quân dân Miền Nam chỉ ở thế phòng vệ thụ động. Đó là một cuộc xâm lăng toàn diện, trên mọi lãnh vực: chánh trị, kinh tế, tâm lý, tôn giáo... bên cạnh các hành động quân sự. Trong cuộc chiến, người ta đã thấy được sự tàn bạo, mất nhân tính, cực kỳ ác độc... của người CS đối với nhân dân Miền Nam. Các bản chất thú vật, độc ác mất nhân tính được các ''đồng chí'' phát huy mãnh liệt tại các nơi bị rơi vào tay của các đồng chí. Thí dụ điển hình là những sự kiện xẩy ra cho người dân của cố đô Huế trong Tết Mậu Thân.

Chiến tranh tại Miền Nam chấm dứt ngày 30 tháng 4 năm 1975. Miền Nam bị CSVN chiếm đóng do sự thỏa thuận của các bàn tay lông lá, của các phù thủy mắt xanh tóc vàng.

Các đồng chí đã chen nhau ''đi Nam'' để làm các công cuộc thổ phỉ, ăn cắp, ăn cướp tái sản của đồng bào Miền Nam. Các chiến dịch đổi tiền, kiểm kê tài sản, đánh tư sản mại bản... chỉ thuần là các công cuộc ăn cướp trắng trợn, công khai tài sản của đồng bào Miền Nam. Trong các cuộc ăn cướp công khai này, đồng bào Miền Nam nhận ra những người từ Bắc vào Nam để ''hôi của, thổ phỉ, ăn cướp các đồng bào miền Nam'' hoàn toàn khác chúng ta, những người Miền Nam, tuy rằng họ và chúng ta nói cùng một ngôn ngữ. Họ là ''người ngoại quốc'', sau khi chiến thắng, chiếm được Miền Nam, vào nước ta để thổ phỉ, ăn cướp. Người Pháp, người Bỉ, người Thụy Sĩ, người Lục Xâm Bảo... nói cùng một thứ tiếng nhưng họ không cùng một tổ quốc, giống như bọn người Miền Bắc đi vào Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nói cùng một thứ tiếng như chúng ta, đồng bào Miền Nam, nhưng họ là người có một tổ quốc khác chúng ta. Tâm tình cũng như tâm hồn của họ hoàn toàn khác chúng ta. Tổ tiên của họ là Các Mác, Lê Nin..., quê hương của họ là là Nga Sô, là Tầu. Đích thực Miền Nam chúng ta bị xâm lăng bởi những người ngoại quốc đến từ miền Bắc của giải đất hình chữ S. Một cuộc xâm lăng do những người ngoại quốc cùng ngôn ngữ để ăn cướp không hơn không kém!

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, CSVN nhanh chóng cho các tổ chức ngoại vi như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Thành phần thứ 3... đi chỗ khác chơi vì Đảng không cần họ nữa. Các tổ chức đó âm thầm giải tán không kèn không trống.

Năm 1976, sau một cái gọi là Hội Nghị ngắn ngủi, CSVN tuyên bố đất nước VN được Đảng CSVN thống nhứt, hai miền Nam Bắc thu về một mối.

Ngay sau khi Cộng Sản Miền Bắc chiếm hoàn toàn Miền Nam, ''thống nhất Việt Nam'', TC đã tỏ ra bất bình. TC từ từ ngưng các viện trợ cho VN Cộng Sản, đồng thời họ mau chóng rút đoàn chuyên viên kỹ thuật về nước. 

Tại biên giới với Campuchia, tình hình căng thẳng. Quân đội Khmer, được viện trở từ Trung Cộng, đã không ngớt tấn công các tỉnh ở biên giới. Họ giết hại nhiều dân lành, không phải hàng trăm mà là hàng ngàn người. Các cuộc tấn công ở biên giới kéo dài từ năm 1976 tới tháng 12 năm 1978. Cuối năm 1978, VN phản công qui mô trên toàn cõi Campuchia. Nam Vang thất thủ trước sức tấn công của quân đội của CSVN. Quân Khmer đỏ rút chạy về miền biên giới với Thái Lan. VN đã đóng quân ở lại Campuchia trong 10 năm, mặc những phản đối quốc tế.

Cuộc tấn công và chiếm đóng Campuchia làm buồn lòng nhiều quốc gia nhứt là Trung Cộng. Chiến tranh giữa VNCS và TC khó tránh khỏi theo nhận định vào lúc đó của mọi người.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, 300 000 quân của TC thình lình, tiến đánh VN trên toàn biên giới giữa VN và TC ở Miền Bắc. Cuộc chiến mà lãnh tụ của TC là Đặng Tiểu Bình gọi là: ''cuộc trừng phạt để dậy đứa em bất nghĩa một bài học''.

Cuộc chiến chỉ kéo dài có 1 tháng nhưng đã gây nhiều thiệt hại cho cà đôi bên, mang lại nhiều chỉ trích đến từ khắp mọi nơi. 

Cuộc chiến, tuy ngắn ngủi, nhưng đã khiến TC rút ra vài bài học:

- Giải Phóng Quân của TC còn quá yếu kém cả về trang bị lẫn khả năng tác chiến.

- TC cũng nhận ra: Vào thời điểm này, thế kỷ 21, khó có thể chỉ dùng quân đội để chinh phục một nước khác nhứt là ''nước khác đó'' không phải là một tiểu quốc. 

TC đã nhanh chóng canh tân quân đội bằng các cải cách to lớn. Đồng thời họ đổi chiến thuật cũng như chiến lược để chinh phục Việt Nam.

Thập niên 90's, thế giới CS tan vỡ. Chế độ CS cáo chung tại nhiều nước kể cả tại Nga Sô, vốn là cái nôi xuất phát của phong trào CS Quốc Tế. Thế giới chỉ còn có 4 nước theo chế độ CS. Đó là: Tầu, VN, Bắc Hàn và Cuba. VNCS bị ''mồ côi'' bèn phải quay về thần phục Trung Cộng với mục đích bảo vệ Đảng. Đối với người CS, Tổ Quốc, quê hương không quan trọng bằng việc tồn tại sống còn của Đảng.

Trước khi Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười sang Tầu ký Hiệp Ước (bán nước) Thành Đô, nhiều cuộc đụng độ đã xẩy ra ở vùng biên giới giữa 2 nước. Kết quả là VN đã mất về tay TC một giải đất hàng ngàn km2 ở vùng biên giới, kể cả Ải Nam Quan. Trên biển, TC đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa cùng 1 số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 1988, TC chiếm đảo Gạc Ma của VN. Hải Quân của VNCS được lệnh Lê Đức Anh (lúc đó là Bộ Trưởng Quốc Phòng) không chống cự. Kết quả là họ bị TC tàn sát tất cả. TC đã chiếm cứ Biển Đông. Lãnh hải của VN bị thu hẹp lại. Các tầu đánh cá của VN không còn có thể vào Biển Đông để đánh cá.

Về nội dung của Mật ước Thành Đô, các người cầm đầu CSVN cũng như phía TC đang cố tình che dấu mật ước này. Cho tới năm nay, tức 15 năm sau khi ký kết, không một chi tiết nào được tiết lộ cho mọi người biết.

VN đang phải đối đầu với viễn tượng mất nước về tay TC.

Biết giải pháp quân sự không thể nào thực hiện được. Quốc tế không thể nào ngồi yên không can thiệp khi một nước ỷ mạnh, dùng quân đội xâm chiếm một nước khác, ''nước khác'' đây là 1 nước VN với dân số trên dưới 90 triệu người. TC bèn thay đổi chiến thuật để từ từ ''nuốt'' Việt Nam.

TC hiện đang xâm lấn Việt Nam tong nhiều lãnh vực:

1/ Về kinh tế: hàng hóa từ TC, chánh thức nhập cảng hay nhập cảng lậu, đang tràn ngập VN. Nhiều mặt hàng có nhuốm chất độc. Năm 2015, 80%-90% là các hàng hóa nhập từ TC trong khi xuất cảng qua TC rất ít. 

Thâm thủng mậu dịch lên tới hơn 32 tỷ Mỹ Kim. Thí dụ khác là các công ty Trung Quốc trúng thầu rất nhiều dự án tại VN, hơn 90% các dự án về tay các Công Ty của TC. 

2/ Người Tầu đang di dân qua VN, người sống cũng như người chết. Các nghĩa địa Tầu an táng các quân nhân Tầu tử trận trong chiến tranh biên giới 1979 được an táng ở các nghĩa địa Tầu rất ''hoành tráng'' ở gần biên giới Việt - Trung... Họ có mặt trên toàn nước Việt, từ biên giới miền Bắc với TC cho đến cực Nam của Miền Nam tức Mũi Cà Mâu. Họ sống biệt lập, không theo luật của VN.

3/ Trên vùng biển Đông, TC đã chiếm toàn thể vùng biển này. Thuyền bè của VN bị cấm di chuyển, đánh cá...

4/ Miền Tây nguyên cũng đầy người Tầu. Họ sang VN gọi là ''để khai thác bô xít''. Người ta cho rằng đó là các chiến binh trá hình.

5/ Năm nay, miền Nam bị hạn hán nặng. Nước mặn đã tràn vào đồng bằng sông Cửu Long, tàn phá ngàn, ngàn mẫu đất trồng trọt. Trong lịch sử VN chưa bao giờ bị hạn hán như vậy. Thủ phạm của đại họa này chính là TC. Võ khí của họ là các đập xây dựng tại thượng nguồn sông Mekong. VNCS phải lậy van TC tháo nước các đập ở thượng nguồn, để nước ngọt đổ vào hạ nguồn của sông Cử Long. Với các đập ở thượng nguồn, TC đã có toàn nước Việt hay ít nhất Miền Nam nước Việt, làm con tin.

Tình trạng ngập nước mặn
ở Miền Nam do hạn hán
(vùng bị hạn hán được in đậm).
Nguồn Internet

6/ TC dùng sức mạnh của quân đội để đe dọa trừng phạt VN. Thỉnh thoảng tin rò rỉ từ TC cho biết kế hoạch đánh chiếm VN. Thực sự TC đang chiếm VN bằng kinh tế, di dân, chính trị... Quân sự chỉ để hỗ trợ các các phương pháp khác như các phương tiện kinh tế, di dân...

Tóm lại, TC đang vây hãm, bức tử VN bằng 3 gọng kìm chiến lược:

- Gọng kìm phía Đông: Hải Quân của TC đang chiếm lãnh toàn Biển Đông. Lãnh hải của VN bị thu hẹp vào vùng ven bờ biển hình chữ S.

- Gọng kìm phía Tây chính là dòng nước của sông Cửu Long: nguồn nước chánh của đồng bằng Miền Nam. Với các đập ở thượng nguồn của sông, TC tha hồ làm mưa làm gió trên số phận của dân VN

- Trong nước Việt, dân Tầu đang tràn ngập quê hương, từ Nam chí Bắc, không gì cản nổi làn sóng di dân này.

VNCS đang để quê hương rơi vào bàn tay của kẽ thù truyền kiếp của dân tộc. Đại họa mất nước đang như lưỡi dao kề vào cổ dân Việt. 

Chỉ có một cuộc vùng lên của toàn dân, làm sạch bóng người CS, mới cứu được quê hương cho dù hành động này hơi quá trễ.

Xin hồn thiêng sông núi độ trì dân tộc Việt vượt qua cơn khó khăn này.

Tóm lại, Việt Nam đang trở thành một phần của nước Tầu. Các lãnh tụ CSVN quả thực là những tên phản quốc đã bán nước Việt cho Tầu. Lịch sử VN sẽ đời đời kết tội, nguyền rủa các tên này: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh Đặng Xuân Khu... Đảng CSVN chỉ là một lũ phản quốc.

Montréal, Québec, Canada 11/4/2016


Hầu chuyện chú quan tài

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Tôi hỏi anh tên là gì? Anh trả lời: là quan tài! Tôi cười. Anh lại nói: Cái quan tài này anh chỉ mua mất có hai triệu thay vì giá chung 4 triệu. Ông thợ mộc biết người sắp chết tự đi mua quan tài nên bán rẻ làm phúc. Tôi hỏi: Tại sao sắp chết? Bị ung thư?. Anh lại cười. Ngồi cạnh chiếc quan tài, nghe thêm tiếng cười của anh, tôi có cảm giác sờ sợ, như cạnh tôi có hồn ma.

Phải 2 tuần trà, tôi mới biết lý do anh mua quan tài. Sắp tới, - theo anh nói - xong bầu cử quốc hội, chính quyền thành phố và chính quyền quận Hải An, Hải Phòng sẽ trục xuất gia đình anh ra khỏi khu đất đang tá túc.

Nếu xảy chuyện này tức là gia đình anh bị cưỡng chế lần thứ 2. Lần thứ nhất gia đình anh bị mất tổng tài sản nhà và đất ở, đầm và vườn trị giá gần bốn tỉ đồng (tính theo tiền đã đầu tư vào, không tính giá trị nếu thu hoạch), đơn từ, khiếu kiện 6 tháng trời mới được đền bù 600 triệu đồng. Đau lắm, ức lắm, tủi thân lắm. Vì ngôi vị dân quèn thấp cổ bé họng, và lúc ấy chưa có vụ ông Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết, đồng thời cũng còn đất sống nên anh không nghĩ đến mua quan tài, chuẩn bị thuốc nổ cho một vụ "hóa kiếp ngược cả lũ'. Lần này anh phải mua vì nếu bị cưỡng chế lần nữa là cuộc đời anh coi như be finished (bị kết thúc). Chưa có ai phải" chạy loạn tham nhũng đất" đến 2 lần trong đời. 

Tôi khuyên anh bình tĩnh, mạng người quý lắm, uổng công bố mẹ sinh thành, Trời Phật gia công. Quan Tài nói: Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, bà Kim Ngân và mấy ông công an, quân đội chuẩn bị xuống cưỡng chế nhà Quan Tài còn quý hơn. 

Tôi nói: mạng ai cũng quý như nhau cả. "Mọi người bình đẳng trước pháp luật... anh Quan tài nên gia nhập vào hội Dân Oan, đấu tranh lâu dài bằng pháp lý mới có thể giải quyết được mọi vấn nạn. 

Anh nói: anh có biết bà Cấn Thị Thêu, nhưng anh không theo được, vì không có tiền tàu xe lên Hà Nội, đồng thời vướng thằng con... Đã có vài lần anh lên Hà Nội, đi theo bà Thêu, đứng xa xa, hô nhỏ nhỏ, nhưng con anh đang là quân nhân chuyên nghiệp, đang giữ đảo bị dọa đuổi khỏi quân đội, không cho giữ đảo nữa... Anh chọn cách này thì không ảnh hưởng đến con trai. 

Tôi nói: Ảnh hưởng hết! Thời ta, bố làm con chịu!. 

Anh nói: vậy mặc! 

Tôi nói anh làm cách này chỉ "cách cái mạng" được vài ông. Nếu anh góp phần đấu tranh cho cái chung như mọi dân oan khác thì mới 'cách cái mạng" được cái quốc hội làm ra bộ luật đất đai bật đèn xanh cho quân ăn cướp và cả chế độ ăn cướp. 

Quan tài nói: Vụ nổ của anh (nếu phải có) không mang yếu tố bạo lực chính trị. Anh chỉ muốn họ đền bù cho anh số tiền đủ mua một đám đất 50, 60 m2, trong ngõ ngách, đồng hoang nào đó giá trị 200, 300 trăm triệu thì anh tự nguyện dỡ nhà, chặt cây, dù tài sản bị mất của anh lần này ước tính 1 tỉ đồng, và anh yên phận làm con sâu cái kiến của chế độ đến hết đời... 

Tôi buồn cho anh. Buồn quá! Không nghĩ đến cái việc chụp chung với quan tài cái hình lưu niệm nếu mai sau quan tài về cõi...

Qua bài viết này, tôi cũng thông tin đến cơ quan chức năng Hải Phòng sự việc trên đặng tránh bị kết tội "Không tố giác tội phạm" đồng thời không ân hận với người chết nếu vụ nổ xảy ra.



TB: Thông tin này có thêm trên FB Nguyên Huyền Nguyễn.

11.04.2016

Nguyễn Chí Đức: cờ Vàng là của ngoại bang!

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Tôi biết đến Nguyễn Chí Đức vào năm 2011 khi coi tin tức trên đài RFA, có đoạn do phóng viên Chân Như phỏng vấn ông về việc bị công an Hà Nội đạp vào mặt trong cuộc biểu tình chống bọn Trung cộng ngày 17.07.2011.

Coi đoạn video Nguyễn Chí Đức bị công an lôi kéo, đạp vào mặt, thẩy lên xe buýt như một con heo, cũng như nghe trả lời phỏng vấn của ông với đài RFA, tôi cảm phục ông rất nhiều vì những câu trả lời mang tính yêu nước và lòng nhân hậu. Dù ônt đã bị công an Hà Nội mời "làm việc" nhiều lần trước đó nhưng không hề sợ hãi, sờn lòng khi lên tiếng phản đối bọn xâm lược Trung cộng cũng như không tỏ vẻ thù oán các công an đã hành xử thô bạo với cá nhân mình.

Tuy nhiên vừa qua, coi một clip video khác do Lã Việt Dũng post lên YouTube với tựa đề "Nguyễn Chí Đức một mình giữa vòng vây những người ủng hộ ông Nguyễn Quang A" - thú thật tôi đã mất hết cảm phục lẫn cảm tình dành cho ông. Nguyên thủy cái tựa post trên facebook của Nguyễn Lân Thắng là "Anh Nguyễn Chí Đức một mình 'nhảy múa giữa bầy sói' ủng hộ cờ vàng."

Đoạn video của Viet Vision, nguồn của Lã Việt Dũng cho thấy ông Nguyễn Chí Đức tiến đến bắt tay ông Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một ứng cử viên tự do cho quốc hội khóa 14, khi ông Quang A từ trong một tòa nhà bước ra với một bó hoa trên tay. Liền sau đó, ông Nguyễn Chí Đức đặt câu hỏi với ông Nguyễn Quang A:

- Tại sao ông chào cờ vàng?

Ông Nguyễn Quang A nhã nhặn trả lời bằng câu hỏi ngược lại:

- Đầu tiên tôi hỏi ông, nếu ông Trương Tấn Sang cũng đứng dưới một lá cờ như thế thì ông nói thế nào?

Nguyễn Chí Đức lập lại câu hỏi:

- Tại sao bác lại chào cờ vàng?

Một vài người níu kéo ông Đức, trong lúc đó một thanh niên khác tiến đến kéo ông Quang A đi. Ông Đức nói với theo:

- Tại sao bác tránh trả lời? Tôi phản đối chuyện đó.

Ông Nguyễn Quang A chỉ nói:

- OK! 

Và tiếp tục bước đi.

Sau đó là sự xô đẩy, lời qua tiếng lại giữa ông Nguyễn Chí Đức cùng một số người khác tranh luận về cờ đỏ, cờ vàng, không nghe rõ, và (cũng may) không xảy ra ấu đã lẫn nhau. Tuy nhiên ở phút 04:17´ ông Nguyễn Chí Đức đã nói:

- Tôi không tôn trọng lá cờ vàng, đó là cờ của ngoại bang.



Sinh ra, lớn lên dưới chế độ cộng sản, bị tuyên truyền, nhồi sọ, Đức không hiểu thế nào là ngoại bang. Cờ của ngoại bang chính là cờ đỏ, sao vàng mà Đức đang tôn thờ bởi nó là bản sao của cờ Trung Cộng, kẻ mà Đức đang biểu tình chống đối sự hung hăng, bá quyền. Sự thiếu hiểu biết này có thể tha thứ.

Tuy nhiên khi hỏi ông Nguyễn Quang A, tại sao ông đứng dưới lá cờ vàng (ở bên Úc), Nguyễn Chí Đức đã đi quá cái sự hiểu biết của mình. Đây là câu hỏi của một kẻ vô giáo dục, thiếu văn hóa (tiêu biểu) của người cộng sản, không được học hỏi thế nào là hành xử văn minh.

Khoan nói đến chuyện pháp luật, chỉ nói đến vấn đề tự do cá nhân. Nguyễn Chí Đức khi đặt một câu hỏi sỗ sàng như vậy là đã vi phạm tự do cá nhân của ông Nguyễn Quang A.

Khi ông TS Nguyễn Quang A ra nước ngoài vì công vụ hay chuyện riêng tư, khi đến công sở, văn phòng, tư gia của ai thì việc bày biện, trang trí hình ảnh, biểu tượng, sắp xếp (nội thất) bàn ghế là do chủ nhân hoặc những người có thẩm quyền nơi đó quyết định khi đón tiếp. 

Tiến sĩ Nguyễn Quang A có quyền vào hoặc không vào khi thấy không cảnh đón tiếp không đúng như sự mong đợi của mình. Không thích hay thấy không cần thiết, không có nhu cầu, ông Quang A có thể đứng ngoài, nhưng ông không có quyền ra lệnh cho chủ nhà, giới chức thẩm quyền nơi tiếp đón ông là phải bỏ hình ảnh này, dẹp biểu tượng kia đi, sắp xếp lại bàn ghế theo ý ông thì ông mới vào.

Không biết ông tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định, suy nghĩ như thế nào về lá cờ vàng nhưng ông đã hành xử đúng. Cách hành xử đó chứng tỏ ông là một con người có văn hóa, lịch thiệp, hiểu biết, hoàn toàn khác với Tim Rebeaud (tên nguyên thủy là Aline Rebeaud, sau được tặng thêm chữ Tim, có nghĩa là trái tim thành Tim Aline Rebraud).

Tim Rebeaud, "Ngôi sao từ thiện" người Thụy Sĩ, một thời gây ồn ào, náo nhiệt với việc làm từ thiện, thành lập Nhà May Mắn (Maison Chance), chăm sóc trẻ em bất hạnh, chỉ vì dại dột yêu cầu những người tổ chức quyên góp tiền bạc cho mình dẹp bỏ lá cờ vàng trên sân khấu ở San Francisco nên dần dần đã bị những nhà hảo tâm tẩy chay. 

Tình trạng hoạt động Nhà May Mắn của Tim Rebeaud bây giờ ra sao? Có trời mới biết, cũng không còn ai mấy ai nghe nói tới. Khi nguồn sữa của những con bò hải ngoại không còn, thì sớm hay muộn cũng phải dẹp tiệm, chẳng có nhà tư bản đỏ nào (rỗi hơi) đi làm từ thiện, hoặc tô son, vẽ phấn, nuôi sống một cô gái ngoại quốc ăn ngủ khách sạn 5 sao mà không đem về cho chúng lợi lộc.

Trở lại vấn đề với Nguyễn Chí Đức. Tôn trọng hay không một lá cờ, một biểu tượng của người khác là quyền tự do cá nhân, không ai cấm đoán (có muốn cũng chẳng được) nhưng nên để trong lòng.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của miền Nam Việt Nam trong 21 năm trước đây, hàng triệu thanh niên miền Nam đã đổ máu để bảo vệ lá cờ đó, lá cờ đã có từ lâu, trước khi cờ đỏ sao vàng xuất hiện mang theo bao nhiêu tang thương, đọa đày, khốn khổ cho dân tộc Việt Nam. 

Sau năm 1975, cờ vàng trở thành biểu tượng của hầu hết người Việt hải ngoại, những người chạy trốn, không chấp nhận chế độ cộng sản khát máu, gian ác, lừa bịp.

Nguyễn Chí Đức có quyền không tôn trọng lá cờ vàng nhưng không thể cấm cản người khác tôn trọng, vinh danh.
Không biết, không nghe nói, cũng không quan tâm đến những hoạt động của ông Nguyễn Chí Đức sau ngày coi video clip ông bị đạp vào mặt. Tôi chỉ tình cờ thấy những phát biểu của Nguyễn Chí Đức trên Facebook vừa qua nên tò mò vào Google tìm hiểu thêm, mới biết Đức là Đông Hải Long Vương trên Facebook.

Thấy có một video Nguyễn Chí Đức trò chuyện với các dư luận viên như Hoàng Thị Nhật Lệ, tựa đề: "Nguyễn Chí Đức: Tôi không chấp nhận và không khoan nhượng những kẻ nào coi 30/4 là ngày "Quốc hận" 

Lại thêm một lời phát biểu hồ đồ, thiếu suy nghĩ.

Gọi ngày 30.04 là ngày Quốc Hận, ngày Thống Nhất Đất Nước, Tháng Tư Đen, Ngày Hành Trình Tìm Tự Do... cũng chỉ là một cách gọi, tùy theo người gọi đứng ở vị thế nào.

Tuy nhiên dù muốn, dù không thì 30.04.1975 cũng là ngày khơi dậy những kỷ niệm đau thương, đọa đày của cả dân tộc Việt Nam. 

Từ ngày đó đến nay, gần 41 năm đã trôi qua, Việt Nam dưới sự lãnh đạo, toàn trị của đảng CSVN - so với các nước láng giềng chung quanh, kể cả Lào và Campuchia - đã tụt hậu, thua xa về tất cả các phương diện, từ kinh tế, giáo dục, đến kỹ thuật, văn hóa... 

Dưới bề mặt ổn định là một xã hội hỗn loạn, dân oan biểu tình đòi đất, đòi bồi thường xứng đáng khắp nơi, đồng bằng sông Cửu Long hạn hán, mất mùa, đe dọa cả hàng trăm ngàn mẫu đất cấy cầy, trồng hoa quả, trái cây của hàng triệu nông dân. 

Thực phẩm, đồ chơi, quần áo, hàng tiêu dùng... không những bị anh bạn láng giềng 4 tốt, 16 chữ vàng nhúng hóa chất, tẩm độc tuồn sang hàng trăm ngàn tấn mỗi năm mà ngay cả người dân cũng tìm cách hãm hại lẫn nhau để làm giàu. 

Công an lộng quyền, bắt bớ, đàn áp, giết người trong đồn vô tội vạ. Cướp bóc xảy ra hàng ngày nơi thị tứ, học sinh đánh đập nhau trong trường học khắp cá vùng, miền trên cả nước.

Bệnh viện quá tải, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên…... không có tiền hối lộ không chữa trị. Chích ngừa cho trẻ em chết hàng loạt, thuốc điều trị quá hạn, bộ trưởng y tế tuyên bố ngu xuẩn, vô trách nhiệm cũng chỉ bắt đầu từ ngày 30 tháng 4.1975.

Vậy theo Nguyễn Chí Đức, nên gọi ngày 30.04 là ngày gì cho vừa có lý, vừa có tình?

Nguyễn Chí Đức có thể không chấp nhận những ai gọi ngày 30.04.1975 là ngày Quốc Hận, nhưng nói rằng không khoan nhượng thì có vẻ hỗn xược, xấc láo quá thể.

Ở trong nước, Nguyễn Chí Đức có quyền không chấp nhận, đi báo công an làm khó dễ những người gọi 30.04 là ngày Quốc Hận nhưng nhớ phải luôn mang recorder trong người. Tuy nhiên, với gần 4 triệu người Việt ở hải ngoại thì Nguyễn Chí Đức tính sao?

Không khoan nhượng những người này thì Nguyễn Chí Đức sẽ làm gì họ? Tố cáo với cảnh sát các nước sở tại, bắt giữ họ khi họ tổ chức kỷ niệm ngày Quốc Hận 30.04 vào thứ bảy cuối tháng này hay bí mật điều động công an, dư luận viên từ Việt Nam như Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ...qua chụp hình để uy hiếp khi họ về Việt Nam du lịch, thăm gia đình, làm việc…?

Một con người bị chính những kẻ đối xử với mình, xô đẩy, lôi kéo, đạp vào mặt như một con heo mà vẫn không nhận ra được họ là ai thì không còn gì để bình luận.

Hoặc cũng có thể, Nguyễn Chí Đức sau những tháng ngày biểu tình chống Tầu cộng, bị cú đạp vào mặt của tên đại úy công an tên Minh, đột nhiên thoát ngộ - giống như một thiền sư, sau thời gian dài quán một công án - chợt nhận ra kẻ thù của mình chính là những người đang đấu tranh cho dân chủ, tự do ở Việt Nam?

Nếu đúng thế thì xin chúc mừng Nguyễn Chí Đức đã ngộ đạo (tặc).

11.04.2016