Sunday, February 12, 2017

Bà Minh Hằng: Thư gởi Bộ Ngoại Giao Mỹ ‘bị chặn’

Bà Bùi Thị Minh Hằng (người cầm hoa) và những người ủng hộ bà khi bà vừa mãn hạn tù, ngày 11/2/2017 (FB Phaolo Hoang)
Bà Bùi Thị Minh Hằng (người cầm hoa) và những người ủng hộ bà khi bà vừa mãn hạn tù, ngày 11/2/2017 (FB Phaolo Hoang)
Theo VOA-12/02/2017
Ngay khi mãn hạn tù ngày 11/2, bà Bùi Thị Minh Hằng khẳng định ‘tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi cho dân oan.’
Từ Sài Gòn, bà Hằng nói với VOA Việt Ngữ rằng khi quyền lợi người dân chưa được đáp ứng thì bà sẵn sàng tranh đấu:
“Kể cả lúc trong trại cũng như lúc ra ngoài, tôi vẫn nói anh chị em là mục đích là đi đòi quyền lợi. Trong khi bây giờ quyền lợi chưa hề đòi được mà bị vào tù rồi. Mất cái này chưa đòi được thì mất cái khác. Quyền lợi của chúng tôi chưa được đáp ứng thì chúng tôi tiếp tục đi đòi.”
Thông qua VOA, bà Hằng mong muốn gửi lời tri ân đến các cơ quan quốc tế và bạn bè đã lên tiếng ủng hộ bà:
“Khi bước ra khỏi nhà tù với bản án oan khuất, cho tôi gửi lời cảm ơn đến những tổ chức, cá nhân, các cơ quan quốc tế đã không ngừng đấu tranh đòi tự do cũng như ủng hội tôi không cuộc đấu tranh này, và nhất là bản án oan khuất mà tôi phải chịu trong 3 năm qua.”
Khi hỏi về việc Bộ Công An khuyên bà đi Mỹ, bà Hằng nói rằng:
“Khi sức khỏe ổn định, tôi sẽ post toàn bộ lá thư cảm ơn Bộ Ngoại giao Mỹ và chính quyền Mỹ. Lá thư mà trại đã giữ lại. Họ đã không cho chuyển. Phía trại đã ngăn chặn tự do ngôn luận, họ đã vi phạm chính sách tự do thư tín. Đến ngày hôm qua, khi ra trại thì tôi có mang bức thư đó ra.”
Bà Hằng cho biết bà sẽ công bố chi tiết các thông tin liên quan đến bức thư này trong thời gian sớm nhất, cũng như quyết định không đi Mỹ của bà.
Ngoài ra, bà Hằng cho biết sức khỏe của bà không được ổn định, một phần do điều kiện trại giam, một phần do bà đã tuyệt thực để phán đối bản án “bất công” mà bà phải “chịu oan”:
“Về đến đây thì hiện tại sức khỏe cũng mệt. Sau một thời gian tuyệt thực nhiều, sức khỏe không ổn định. Tình trạng đối xử với tù nhân trong trại giam thì có nhiều vấn đề lắm.”
Kết thúc cuộc phỏng vấn với VOA, bà khẳng định lần nữa, sẽ tiếp tục con đường đấu tranh đòi quyền lợi cho dân oan.
Bà Hằng cho biết trước hết bà sẽ lên tiếng kêu cứu cho người bạn tù của bà là bà Nguyễn Thị Trí, ngụ ở tỉnh Bình Dương, người đang chịu án tù 3 năm tại trại giam Gia Trung, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự “Truyên truyền chống nhà nước”:
“Kêu cứu cho tù nhân, dân oan Nguyễn Thị Trí, người đang bị khủng bố về tinh thần trong trại giam do cài cắm của cơ quan an ninh, gây chia rẻ, cô lập đến mức mà dân oan Nguyễn Thị Trí đòi tự tử. Điều này tôi và chị Cấn Thị Thêu đều chứng kiến.”
Bà Bùi Thị Minh Hằng bị tuyên án 3 năm tù vì “gây gối trật tự công cộng” theo điều 245 của Bộ Luật Hình sự. Bà bị bắt vào ngày 11/2/2014 khi trên đường tới thăm nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Có hai người khác cùng bị xét xử trong vụ án này.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Samantha Power, từng vinh danh và kêu gọi phóng thích bà Bùi Thị Minh Hằng trong số 20 nữ tù nhân chính trị năm 2016.

Trung Quốc phản ứng vụ công dân ‘bị đánh’ ở Việt Nam

Du khách Trung Quốc tại Cửa khẩu Móng Cái.
Du khách Trung Quốc tại Cửa khẩu Móng Cái.
Theo VOA-12/02/2017
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đã yêu cầu chính phủ Việt Nam điều tra và bồi thường vụ một công dân Trung Quốc được cho là bị các nhân viên cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, đánh đập, sau khi không chịu chi tiền ‘boa’, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin hôm 12/2.
Tin cho hay, vụ việc xảy ra khi người đàn ông 28 tuổi cùng vợ chưa cưới và mẹ rời Việt Nam hôm 7/2 sau khi du lịch Việt Nam hai tuần.
Người đàn ông mà báo chí Trung Quốc không nêu tên thật này hiện phải chữa trị trong bệnh viện vì bị rạn xương sườn và chấn thương phần mềm, theo Beijing Youth Daily.
Theo lời kể của người vợ chưa cưới, khi bị nhân viên hải quan Việt Nam yêu cầu đưa tiền “boa”, người chồng sắp cưới của cô nói sẽ gọi điện cho một người bạn để hỏi xem có phải đưa tiền hay không.
Nhưng chưa kịp gọi, thì theo cô, người yêu của mình “đã bị bảy tới tám nhân viên cửa khẩu mặc đồng phục” vật xuống sàn, đánh và đá rồi bị khóa tay và bị giải đi.
Hình ảnh nạn nhân được báo chí Trung Quốc đăng tải.
Hình ảnh nạn nhân được báo chí Trung Quốc đăng tải.
Tối 12/2 (giờ Việt Nam), VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với đại diện Cửa khẩu Móng Cái để phỏng vấn.
Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như báo chí trong nước chưa thấy đăng tải về vụ việc.
Theo truyền thông Trung Quốc, khi nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái hôm 25/1, nhóm của nạn nhân trên đã được yêu cầu tiền “boa” khoảng từ 30 tới 50 Tệ, tức hơn 4 đôla tới hơn 7 đôla.
Tờ Beijing Youth Daily dẫn lời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam yêu cầu chính quyền địa phương điều tra các cáo buộc trên; trừng phạt các nhân viên vi phạm pháp luật đồng thời xin lỗi và bồi thường cho nạn nhân.
Theo Đài tiếng nói Việt Nam, dịp Tết nguyên đán vừa qua, có gần 40 nghìn người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái nằm trên biên giới Việt – Trung.
Du khách tới Việt Nam từ quốc gia láng giềng phương Bắc năm ngoái đạt con số kỷ lục là gần 2,7 triệu người, đứng đầu số khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam. Con số trên chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 10 triệu du khách nước ngoài tới Việt Nam trong năm ngoái.
Thời gian qua có nhiều vụ việc xảy ra giữa nhân viên hải quan Việt Nam và các du khách Trung Quốc. Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM hồi tháng Bảy năm ngoái yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất bị cáo buộc đã viết dòng chữ thô tục lên hộ chiếu có in hình bản đồ “đường lưỡi bò” tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của một du khách Trung Quốc.
Trước đó, hồi tháng Năm, thanh tra Cục Hàng không đã xử phạt hành chính 10 triệu đồng với nhân viên an ninh Nguyễn Văn Thái vì đã đánh hành khách Trung Quốc ở sân bay Cam Ranh, sau khi xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự do một chuyến bay bị chậm kéo dài vì nguyên nhân tắc nghẽn không lưu tại nước ngoài.

Nghi án 4.000 lao động Việt làm chui ở Nhật

Một nhóm công nhân đang làm việc tại Tokyo, Nhật Bản (ảnh minh họa)
Một nhóm công nhân đang làm việc tại Tokyo, Nhật Bản (ảnh minh họa)
Khánh An-VOA-11/02/2017 
Cảnh sát Nhật vừa bắt giữ 2 lãnh đạo của một công ty Nhật bị tình nghi sử dụng lao động trong đường dây có đến hàng ngàn lao động bất hợp pháp người Việt.
Tờ Mainichi của Nhật cho hay Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Công ty Satoshi Kogyo có trụ sở tại Maebashi, Gunma Prefecture, đã bị cáo buộc sử dụng 6 nhân công bất hợp pháp từ Việt Nam để làm việc cho các dự án phá dỡ ở Tokyo và Gunma Prefecture từ tháng 2 năm 2016 đến tháng Giêng năm nay. Sở Cảnh sát Đô thị (MPD) cũng đã chuyển hồ sơ vụ này sang cho các công tố viên vào ngày 10/2.
Tin cho hay 6 công nhân Việt, với độ tuổi từ 20 đến 30, đã ở quá thời gian quy định thị thực.
Các nhà điều tra tội phạm có tổ chức của Nhật nghi ngờ chỉ riêng năm 2016, Satoshi Kogyo đã tuyển dụng khoảng 4.000 lao động bất hợp pháp từ Việt Nam sang để làm việc cho các dự án ở 7 tỉnh trong khu vực Kanto, giúp công ty này kiếm lợi nhuận khoảng 50 triệu yên.
Theo Sở Cảnh sát Đô thị của Nhật, công ty Satoshi Kogyo bắt đầu thuê nhân công Việt Nam từ khoảng năm 2014 và liệt kê họ bằng tên Nhật trong hồ sơ công ty để tránh bị phát hiện.
Trả lời phỏng vấn của VOA, nhà báo Đỗ Thông Minh ở Nhật cho biết số người Việt tại Nhật trước đây chỉ khoảng 20.000 người, nhưng con số này đã tăng lên nhanh chóng lên đến 120.000 người trong những năm gần đây, trong đó chiếm khá đông là người Việt đi lao động ở Nhật:
“Trong số đó có khoảng 10.000 người tị nạn, 10.000 người đoàn tụ, chỉ có 20.000 người chính thức định cư thôi. Còn lại là khoảng 50.000 người đi lao động, 50.000 người đi du học. Thế nhưng mà số người đi du học này người ta cũng chỉ xét trên giấy tờ thôi. Có thể nói đến quá bán là đi lao động”.
Theo nhà báo Đỗ Thông Minh, những người Việt lao động chui do hạn chế về ngôn ngữ, tình trạng cư trú… nên gặp khá nhiều thiệt thòi so với những người lao động hợp pháp tại Nhật. Những công việc mà các công nhân lao động chui thường làm là tại các nhà hàng, xưởng lắp ráp dây chuyển hoặc những công trình xây dựng ngoài trời.
Tờ Mainichi dẫn lời Chủ tịch công ty Satoshi Kogyo thú nhận với cảnh sát: “Lao động Việt Nam làm việc chăm chỉ với mức lương thấp nên họ rất quan trọng”.
Ngoài lý do kinh tế, Nhật là nước có dân số già, tỷ lệ sinh đẻ thấp nên nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài tại Nhật rất cao. Chính vì vậy, theo nhà báo Đỗ Thông Minh, chính phủ Nhật không quá mạnh tay với tình trạng người nước ngoài lao động chui:
“Lý do là bởi vì nước Nhật hiện tại xã hội bị lão hóa. Người già rất nhiều mà người trẻ rất thiếu. Thí dụ năm 2020 sắp tới tổ chức thế vận hội, Nhật Bản lo nhất là không có nhân công để xây dựng. Thành ra một mặt họ ngăn cấm những người vào bất hợp pháp, nhưng mặt khác họ vẫn phải tiếp tục nhận thêm rất nhiều người lao động vào đây”.
Gần đây, người Việt đi lao động tại Nhật cũng lên tiếng về tình trạng bị các công ty môi giới lừa trong các hợp đồng đi lao động tại Nhật. Nhiều người đã chấp nhận bỏ tình trạng hợp pháp để đi lao động chui, tìm cách ở lại Nhật để làm việc bù đắp số tiền thế chân bị mất khi bỏ ngang hợp đồng.
Nhà báo Đỗ Thông Minh cho biết do bị cắt xén nhiều khoản trung gian nên người lao động hợp pháp thường khoản thu nhập còn lại thấp hơn những người lao động bất hợp pháp. Tuy nhiên, người lao động chui lại luôn đối diện với nguy cơ bị bắt và bị phạt với mức phạt có thể lên đến 20.000 – 30.000 đôla.

Để tôm Việt Nam ‘bơi’ đến khắp 5 châu

Ảnh tư liệu.
Ảnh tư liệu.
Theo VOA-10/02/2017 
Cao Huy Huân
Ngày 6/2, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng chủ trì hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam. Ông Phúc chỉ đạo “Việt Nam phải là thủ phủ tôm thế giới”.
Thế mạnh nông nghiệp - thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng của Việt Nam xưa nay không cần phải nhắc lại. Tuy nhiên cũng như lúa gạo hay nhiều mặt nông, thủy sản khác, mặt hàng tôm Việt Nam cũng phát triển không ổn định, mùa được mùa mất và người nuôi tôm cũng chẳng mấy ai giàu có.
Cái khó của tôm Việt Nam xuất phát từ nội tại ngành nuôi tôm lẫn từ những yếu tố khách quan. Trước hết phải nhắc đến biến đổi khí hậu gây mức độ nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên trầm trọng. Các chỉ số dự báo tác động biến đổi khí hậu cho thấy không có dấu hiệu suy giảm những hiện tượng tự nhiên có hại cho ngành tôm, nhất là nhiễm mặn và nhiễm độc. Chỉ riêng 3 tỉnh trọng điểm là Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong năm 2016 vì nhiễm mặn lên đến 188.000 ha. Hết giữa năm 2016, sản lượng tôm cả nước chỉ đạt 191.560 tấn, tương ứng với 28,2% kế hoạch được đề ra của năm, dù sau đó tổng diện tích nuôi tôm được tổng kết vào cuối năm có nhỉn hơn (100,1% so với năm 2015); và tổng sản lượng thu hoạch đạt 657.282 tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, việc thắt chặt các tiêu chuẩn hàng xuất khẩu cũng như một số biện pháp phi thuế quan của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản hay các nước khác) phần nào cũng cản trở sự hiện diện của tôm Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Dù vậy năm 2016, việc xuất khẩu tôm cũng khởi sắc tại 90 thị trường trên toàn thế giới, đạt kim ngạch hơn 3,1 tỉ USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Điều đó cho thấy ngành tôm vẫn còn rất nhiều tiềm năng.
Trong khi các yếu tố ngoại cảnh gây khó khăn trước mắt và lâu dài thì nội tại ngành tôm đang mắc phải căn bệnh kinh niên của nông nghiệp Việt Nam – bệnh thiếu khả năng tổ chức. Việc tổ chức sản xuất và quy hoạch ngành tôm vẫn còn manh mún, thiếu tính thống nhất, thiếu tính quy mô. Hiện tượng nhà nhà nuôi tôm nhưng mỗi người mỗi kiểu; mỗi vùng mỗi kiểu với các quy trình nuôi trồng và sản xuất khác nhau, không đảm bảo chất lượng ngay cả với thị trường nội địa ngày càng khó tính chứ đừng nói đến thị trường nước ngoài. Điển hình, khi Nhật Bản và các nước Âu - Mỹ đã định hướng thị trường theo ngành sản xuất thủy sản sạch, tức các sản phẩm gắn mác Bio, thì thị trường tôm Việt vẫn bị hạn chế bởi dư lượng hóa chất độc hại, dư lượng thuốc tăng trưởng, việc sản xuất và bảo quản không đúng cách dẫn đến chất lượng tôm suy giảm trong quá trình di chuyển và xuất khẩu tôm.
Mặt khác, công tác nghiên cứu thị trường quốc tế và thông tin đến hộ nuôi trồng, đến doanh nghiệp tôm vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Lẽ ra, nhu cầu thị trường (bao gồm số lượng, chủng loại, số lượng, yêu cầu kỹ thuật; giá cả...) với mặt hàng tôm cần phải được các cơ quan quản lý tôm phối hợp hiệp hội ngành tôm điều tra và thông tin nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Mục tiêu là: i) đảm bảo lượng hàng sản xuất ra phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh trường hợp có giá thì thiếu tôm bán, còn mất giá thì tôm lại quá dư thừa; ii) tránh khả năng thao túng ngành tôm của một số doanh nghiệp làm ăn không lành mạnh, điển hình như thương lái Trung Quốc. Việc các thương lái Trung Quốc mang các chiêu bài “làm giá” rồi thao túng thị trường bằng các hình thức tinh vi khác nhau vẫn còn xuất hiện ở Việt Nam. Thậm chí còn có trường hợp người Trung Quốc đến Việt Nam nuôi trồng các giống tôm độc hại.
Cuối cùng là công tác làm thương hiệu cho tôm Việt Nam, cũng như lúa gạo hay các sản phẩm nông nghiệp khác, đều rất tệ hại. Việt Nam dường như vẫn chỉ là nơi “gia công” hơn là một cái nôi của các sản phẩm về tôm, từ thực phẩm tươi sống đến các sản phẩm được chế biến thành phẩm. Công tác làm thương hiệu là trách nhiệm của doanh nghiệp và của cả ngành quản lý với chức năng xúc tiến, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức công lẫn tổ chức xã hội có thể xây dựng và quản bá thương hiệu. Làm thương hiệu kém thì tôm Việt Nam mãi cũng chỉ vẫy vùng trong vùng nước đục ngầu ô nhiễm và ngày càng nhiễm mặn trầm trọng.
Theo tôi, một số giải pháp mà ông Phúc đưa ra cho ngành tôm Việt Nam là đúng hướng. Ví dụ: Bộ Khoa học và Công nghệ phải xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam. Bộ Công Thương tổ chức thông tin thị trường, đấu tranh tháo gỡ rào cản kỹ thuật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các nguồn vốn, kể cả vốn ODA, nhanh chóng thẩm định các dự án để phát triển ngành tôm. Bộ Tài chính phối hợp Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tiếp tục triển khai bảo hiểm thủy sản. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cơ chế cho người nuôi tôm vay không cần thế chấp hoặc thế chấp bằng ao đầm nuôi tôm. Điện lực phải chủ động đủ nguồn lực cung cấp điện cho nuôi tôm. Bộ Công an và Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn kiểm soát lưu thông con giống, thú y thủy sản, ngăn chặn hiệu quả tình trạng bơm chích tạp chất.
Tuy nhiên, “nói và làm” lâu nay vẫn là thách thức và cũng là hạn chế rất lớn trong cách thực thi chính sách của Việt Nam. Chỉ đạo là một chuyện, và dân trông ngóng và hành động của lãnh đạo mới là chuyện quan trọng hơn.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ai sẽ nằm trong list chế tài nhân quyền của Mỹ?

Công an, dân phòng bao vây người biểu tình khi họ tuần hành trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở TPHCM, ngày 18/5/2014.Công an, dân phòng bao vây người biểu tình khi họ tuần hành trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở TPHCM, ngày 18/5/2014.

Phạm Chí Dũng 
Theo VOA-08/02/2017
Bằng chứng ô nhục
Cho tới nay, rất nhiều nạn nhân của buổi sáng ô nhục 8/5/2016 vẫn nhớ như in vụ công an và “côn đồ công vụ” đã hành hung tập thể đối với họ tàn bạo đến thế nào.
Ngày 8/5 ấy rất xứng đáng trở thành một chứng cứ cực kỳ sống động và quá đủ thuyết phục để Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu của Hoa Kỳ chế tài giới quan chức lãnh đạo Công an TP.HCM.
Vẫn còn quá nhiều nhân chứng của cuộc tuần hành ôn hòa bảo vệ môi trường và phản đối Formosa không thể quên họ đã bị hàng ngàn công an, thanh niên xung phong thật và giả vây hãm, cô lập, tách rời, rồi bị cưỡng bức lên xe bus đưa về sân vận động Hoa Lư. Ở đó, vài trăm công an và “côn đồ công vụ” của nhà cầm quyền TP.HCM đã chờ sẵn họ với dùi cui và nắm đấm. Rất nhiều người biểu tình, kể cả phụ nữ, đã bị đánh đấm không thương tiếc. Tiếng ta thán phẫn nộ bùng lên khắp sân vận động. Nhiều tờ báo, hãng tin và tổ chức quốc tế đã phải đồng loạt lên tiếng phản đối buổi sáng ô nhục này.
Cấp công an nào phải chịu trách nhiệm?
Có rất nhiều vụ việc nhân quyền bị xâm phạm ghê gớm ở Việt Nam, bất chấp nhà nước này đã luôn hô hào rằng họ đã tham gia ký Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982, vinh dự trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc từ năm 2013, ký kết Công ước quốc tế về chống tra tấn từ năm 2015…
Sau mọi chữ ký và hứa hẹn đó, tất cả đâu vẫn vào đấy. Nhân quyền ở Việt Nam càng lúc càng tồi tệ. Một cách nào đấy, Tổng thống Obama có thể tự an ủi rằng thân phận ông vẫn còn là may mắn khi 6/15 khách mời của ông đã bị công an Việt Nam thẳng tay ngăn chặn khi Obama đến Hà Nội vào tháng 5/2016. Bởi chỉ trong ít năm qua, công luận đã ghi nhận hàng trăm người dân “tự chết” trong đồn công an. Chỉ riêng trong năm 2016 và đầu năm 2017, công an một số địa phương còn công khai đánh chết dân ngoài đường sá.
Trong khi đó, số người hoạt động nhân quyền và người dân bị công an và “côn đồ công vụ” hành hung dã man thì không sao kể xiết…
Gieo nhân nào ắt gặt quả nấy. Giới quan chức công an trị Việt Nam - đối tượng chủ yếu và gây ra tuyệt đại đa số vụ hành hung và bức bách đến chết người dân - đã đến lúc phải trả giá, tương tự vài chục trường hợp quan chức Nga và Syria vi phạm nhân quyền đã bị Chính phủ Mỹ chế tài bằng cách cấm nhập cảnh vào Mỹ và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ và những quốc gia đồng thuận với quan điểm chế tài của Mỹ.
Nếu trước đây Luật Nhân quyền Magnitsky chỉ áp dụng đối với Cộng hòa liên bang Nga và một ít quốc gia khác, thì nay bộ luật này đã được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua vào tháng 12/2016 và được Tổng thống Mỹ ký ban hành trong cùng tháng. Những cái tên quốc gia đặc biệt nhất nằm trong bộ luật này chắc chắn sẽ là những địa chỉ có “thành tích nhân quyền” tai tiếng nhất: Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…
Những cái tên quan chức công an và cả quan chức ngoài ngành công an cũng bởi thế rất có thể sẽ được “tôn vinh” một cách thích đáng.
Theo quy định pháp luật, các quan chức cấp Bộ Công an chịu trách nhiệm về chỉ đạo “ngành dọc” và chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình an ninh - trật tự trong phạm vi quốc gia. Tại các tỉnh, thành phố, cơ chế bảo đảm an ninh - trật tự cũng tương tự đối với giám đốc công an, phó giám đốc công an phụ trách an ninh và phụ trách cảnh sát của các tỉnh, thành phố này. Hoàn toàn có thể hiểu và áp dụng rằng những quan chức có trách nhiệm bảo vệ an ninh - trật tự này cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra các vụ bắt bớ người hoạt động nhân quyền, hành hung và sách nhiễu những người hoạt động nhân quyền và dân oan đất đai, người bảo vệ môi trường…
Thậm chí ngay cả cấp trưởng phòng hay phó phòng nghiệp vụ của công an quận, huyện và cấp tỉnh, thành phố - những nhân vật thường đặt bút ký giấy triệu tập sai quy định pháp luật (công an chỉ được triệu tập người dân khi có quyết định khởi tố vụ án) - cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan, bất kể họ nhận chỉ thị từ cấp trên nào để liều mình ký giấy triệu tập như thế.
Giấy chứng thương tại bệnh viện và hình ảnh bị thương tích do bị công an hay “côn đồ công vụ” hành hung là rất cần thiết và mang tính bằng chứng không thể phủ nhận được. Những người hoạt động nhân quyền, dân oan đất đai, người biểu tình hoàn toàn có thể gửi hồ sơ chứng thương của mình cho các tổ chức quốc tế để chứng minh rằng họ đã bị đánh đập như thế nào. Trong trận công an đánh hội đồng người biểu tình môi trường vào ngày 8/5/2016 tại TP.HCM, người dân còn chụp ảnh tận mặt vài “côn đồ công vụ” và truy rõ đó chính là một viên công an có số hiệu của lực lượng Công an TP.HCM.
Các thư khiếu nại và tố cáo mà người hoạt động nhân quyền và người dân bị hại gửi đến các cấp chính quyền cũng được coi như một bằng chứng. Cơ quan chính quyền có trả lời hay không? Nếu trả lời thì có thỏa đáng hay chỉ là thái độ tránh né trách nhiệm?
Và những bằng chứng khác như nhân chứng, vật chứng, lời chứng…
Cuối cùng, hồ sơ vi phạm nhân quyền sẽ được thiết lập và chuyển tải ra sao?
Quy trình lập hồ sơ vi phạm nhân quyền
Bộ Luật Magnitsky Toàn cầu cho phép tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thực thể pháp lý nào ở nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng như sau:
- Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng những quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì những cá nhân này tố cáo những hành vi bất chính của những viên chức chính quyền hay thực thi hoặc khuyến khích quyền con người và các quyền tự do.
- Thi hành những vi phạm nhân quyền vừa kể theo lệnh của một người khác.
- Là một viên chức chính quyền, hay là một trợ lý cao cấp của viên chức này, chịu trách nhiệm hay a tòng trong việc ra lệnh hay trực tiếp có những hành động tham nhũng đáng kể, kể cả việc tịch thu tài sản tư nhân hay công cộng để làm lợi cho cá nhân, tham nhũng liên quan đến những hợp đồng của chính phủ hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc giúp đỡ hay chuyển giao tiền hối lộ cho giới thẩm quyền nước ngoài.
- Trợ giúp đáng kể hay cung cấp tài chánh, vật liệu, hoặc yểm trợ kỹ thuật, hiện vật hay dịch vụ cho những hành động vừa kể.
Những nơi nhận báo cáo về vi phạm nhân quyền:
Tổ chức phi chính phủ: Human Rights Watch, Freedom House, Amnesty International, Human Rights Campaign, Lawyers Committee for Human Rights, BPSOS, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ: Bureau of Democracy, Human Rights and Labor Affairs.
Hạ Viện Hoa Kỳ: Tom Lantos Human Rights Commission.
Thượng Viện Hoa Kỳ: Sub-committee on International Operations and Organizations, Human Rights, Democracy and Global Women’s Issues.
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, người phụ trách BPSOS (Ủy ban cứu trợ người vượt biển) ở Hoa Kỳ, việc triển khai các quy định, điều lệ, tiêu chuẩn và thủ tục thích ứng của Bộ Luật Magnitsky Toàn cầu sẽ mất từ 3 đến 6 tháng, tức vào khoảng giữa năm 2017 sẽ bắt đầu có tính hiệu dụng. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ phối hợp với nhiều cơ quan chính quyền thuộc Bộ Nội an, Bộ Ngân khố… để quy định rõ ràng về định nghĩa thế nào là vi phạm nghiêm trọng; những tiêu chuẩn để chứng minh sự liên can của giới chức chính quyền với hành vi đàn áp nhân quyền; những thể thức nhận diện thủ phạm để các toà lãnh sự Hoa Kỳ ngăn chặn nhập cảnh và, quan trọng không kém, để tránh chế tài lầm người; thủ tục trục xuất các thủ phạm hay thân nhân của họ nếu đã có mặt ở Hoa Kỳ, v.v.
Đầu tháng 1/2017, BPSOS đã nộp danh sách 75 tù nhân tôn giáo và yêu cầu Bộ Ngoại giao đưa vào bản phúc trình cho năm 2016, theo đòi hỏi của luật tăng cường tự do tôn giáo quốc tế mới được ban hành.
Đầu tháng 2/2017, BPSOS gửi cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khoảng 20 hồ sơ đàn áp tôn giáo và các nhân quyền khác, kèm với danh tính thủ phạm. BPSOS cũng sẽ chọn khoảng 5 hồ sơ điển hình để Quốc hội chuyển cho Bộ Ngoại giao. Hồ sơ đầu tiên được chọn là vụ đàn áp tôn giáo ở Giáo Xứ Đông Yên đã được chuyển cho Bộ Ngoại giao.
Nửa đầu 2017: Những cái tên nào?
Mặc dù cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê toàn diện nào, nhưng cần chú ý một dư luận rằng tương tự Trung Quốc, rất nhiều quan chức Việt Nam có tài sản và thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, Canana, Anh, Pháp, Đức, Úc… Nếu vài chục năm trước số quan chức này chủ yếu là cao cấp thì nay còn có cả quan chức trung cấp. Theo đó, dàn quan chức công an từ cấp phó giám đốc, giám đốc công an tỉnh, thành phố trở lên đều thuộc loại cao cấp, còn cấp trưởng, phó phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh, thành phố và cấp quận huyện thuộc loại trung cấp, đều có thể liên quan với một khối tài sản nào đó ở nước ngoài.
Chỉ riêng năm 2016, 3 vụ quan chức ngành dầu khí là Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng bỏ trốn ra nước ngoài đã chứng minh quá rõ tình trạng “vật đi theo người” của giới quan chức nói chung ở Việt Nam đậm đà ra sao.
Năm 2016, Hồ sơ Panama đã tiết lộ có đến 19 tỷ USD được người Việt Nam chuyển ra nước ngoài. Rất nhiều dư luận cho rằng phần lớn trong số tiền này có nguồn gốc từ tham nhũng và được chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích rửa tiền.
Riêng với các cơ quan tư pháp Mỹ, việc điều tra về tài sản và thân nhân của giới quan chức Việt Nam và Trung Quốc trên đất Mỹ là hoàn toàn không có gì khó khăn. Nghe nói một bản danh sách dài về giới quan chức Việt Nam có tài sản ở Mỹ đã được vài tổ chức người Việt hải ngoại lập ra với nội dung rất cụ thể…
Cứ với tình trạng vi phạm nhân quyền công khai, trắng trợn và ngày càng tàn bạo của giới chức ngành công an, không khó để cho rằng ngay trong nửa đầu 2017, sẽ hiện ra một số tên quan chức công an trong hồ sơ yêu cầu chế tài nhân quyền của giới hoạt động nhân quyền Việt Nam gửi cho Chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Lâu nay tục ngữ Việt vẫn có câu “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Quy hoạch băm nát Hà Nội’: Ai là thủ phạm?

Ông Hoàng Trung Hải.
Ông Hoàng Trung Hải.
Lê Anh Hùng 
Theo VOA-07/02/2017 
Trong Hội nghị tổng kết và triển khai công tác của Sở Quy hoạch Kiến trúc diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 4/1, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu: “Chúng ta đang phải trả giá vì đã làm quy hoạch ‘băm nát’ Hà Nội.”
Câu nói ngôn đầy chua chát của người đứng đầu bộ máy hành chính Thủ đô gần như ngay lập tức được hầu hết các trang báo chính thống đưa tin. Blog Xuân Diện Hán Nôm thì đặt ngay câu hỏi: “Kẻ nào đã băm nát quy hoạch Hà Nội?” Và phía dưới bài viết, tác giả đã tự trả lời: “Xin thưa ngay, đó là Nguyễn Thế Thảo – tiền nhiệm của ông Nguyễn Đức Chung. Thảo xuất thân là Kiến trúc sư mà hắn ta để Hà Nội như vậy đó!” Nhiều bình luận của độc giả tỏ ra đồng tình với nhận định của tác giả khi cho rằng cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là “chính danh thủ phạm” khiến quy hoạch Hà Nội bị băm nát. Vậy sự thật thế nào?
Ông Nguyễn Thế Thảo là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2005-2011 trước khi được điều về làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội từ tháng 7/2007 và chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch UBND Tp Hà Nội từ ngày 29/8/2007 đến ngày 4/12/2015. Như vậy, với tư cách Chủ tịch UBND thành phố, việc ông ta phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng quy hoạch Hà Nội bị băm nát là điều tưởng như không cần phải bàn cãi.
Tuy nhiên trên thực tế, Hà Nội là một đơn vị hành chính đặc biệt, nên nó cũng được đối xử đặc biệt. Hà Nội là đơn vị cấp tỉnh/thành duy nhất trên cả nước mà Quốc hội ban hành hẳn một đạo luật riêng – Luật Thủ đô do Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/11/2012. Về mặt quy hoạch, Hà Nội là trung tâm của không gian quy hoạch mang tên Vùng Thủ đô. Ngày 23/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 320/QĐ-TTg về nhân sự của ban chỉ đạo nhà nước về không gian quy hoạch này. Theo quyết định đó, Ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm 19 thành viên, đứng đầu là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ là nhân vật thứ 12 trong danh sách này.
Theo Thông báo số 215/TB-VPCP ngày 30/10/2007 của Văn phòng Chính phủ thì từ ngày 17 đến 20 tháng 10 năm 2007, tức chỉ hơn 2 tháng sau khi ngồi lên chiếc ghế Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách kinh tế, ông Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp làm việc với đại diện lãnh đạo của UBND Tp Hà Nội, UBND Tp Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch Phát triển Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, v.v.
Theo Thông báo số 250/TB-VPCP ngày 19/10/2011 thì ngày 11/10/2011, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, UBND Tp Hà Nội, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô và Văn phòng Chính phủ về một số vấn đề liên quan đến Quy hoạch Xây dựng Vùng Thủ đô, Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đưa ra một số kết luận chỉ đạo quan trọng như [2/a] “Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND Tp Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát để thống nhất giải quyết các tồn tại về mặt kỹ thuật của hồ sơ bản vẽ của đồ án Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 để bàn giao đầy đủ, đúng quy định, triển khai các bước quy hoạch tiếp theo; thống nhất nội dung Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”; hay [2/c] “Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và phối hợp với UBND Tp Hà Nội trong việc tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực quan trọng, bảo đảm mục tiêu của Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội.”
Vài thông tin trên đây đủ cho thấy rằng người có tiếng nói cuối cùng về quy hoạch thủ đô từ năm 2007 đến năm 2016 là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chứ không phải cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Để độc giả có thể hình dung ra vai trò bao trùm của (cựu) Phó Thủ tướng người Hán đối với công tác quy hoạch ở Hà Nội, xin nêu ra vài dự án gắn liền với “tên tuổi” ông ta:
1) Từ tháng 9/2015 đến nay, dự án toà nhà 8B Lê Trực, Hà Nội do Kinh đô TCI Group làm chủ đầu tư đã làm báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Toà cao ốc chẳng khác gì một pháo đài có thể kiểm soát mọi động tĩnh của trung tâm đầu não Ba Đình này do chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định phê duyệt dự án.
2) Tháng 8/2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và UBND Tp Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì. Dự án này không chỉ đe doạ phá vỡ cảnh quan của Hồ Tây nói chung, Phủ Tây Hồ nói riêng mà cả linh huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ, nơi người ta vẫn gọi một cách thành kính huyệt đạo quốc gia. Trước sự lên tiếng mạnh mẽ của công luận, dự án đang phải ngưng lại.
Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trong cuộc triển lãm ngày 20/4/2010 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ – phần quy hoạch vạch tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua Hồ Tây và Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Phạm Viết Đào)
Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trong cuộc triển lãm ngày 20/4/2010 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ – phần quy hoạch vạch tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua Hồ Tây và Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Phạm Viết Đào)
3) Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám: dự án được thực hiện từ nguồn vốn vay của Trung Quốc; cả tổng thầu EPC của dự án lẫn tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị đều của Trung Quốc; đội giá trên 60%... Được khởi công từ năm 2011 và dự kiến đến năm 2015 thì hoàn thành, nhưng đến nay, dù đã sang năm 2017 nhưng chưa biết bao giờ dự án mới đi vào hoạt động. Về mặt quy hoạch, con quái vật này chẳng khác gì vết sẹo nham nhở trên khuôn mặt thủ đô, đã tàn sát hàng trăm gốc cổ thụ quý giá dọc theo lộ trình đầy bí hiểm của nó. Trong bài “Vài suy nghĩ về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông” ngày 27/4/2014, tác giả Hoàng Mai viết:
Không nghi ngờ gì nữa, việc tăng vốn cho tuyến đường Cát Linh-Hà Đông là chắc chắn, vì đã được ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người được giao phụ trách hầu hết các Bộ, ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đã “bật đèn xanh” trong một câu chỉ đạo tế nhị, vẫn theo bài báo nói trên:
“Thông tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến giao Bộ GTVT thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ đội vốn 339 triệu USD. Đồng thời cũng giao Bộ GTVT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch - Đầu tư cùng các cơ quan liên quan làm việc với phía Trung Quốc để bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án.”
Trong bài “Những ai đã ‘quy hoạch băm nát thủ đô’?” trên báo Lao Độngngày 7/1/2017, tác giả Vương Hà cho biết là “để phê duyệt đồ án quy hoạch chung của thành phố phải mất nhiều năm nghiên cứu, sử dụng nhiều kinh phí cho công tác lập quy hoạch, tổ chức nhiều hội thảo, nhiều cuộc họp của các bộ, ngành, nhiều cơ quan, các hội chuyên ngành để làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuy nhiên, khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thì chỉ do vài người quyết định và hầu hết các quyết định đều phá vỡ các chỉ tiêu quy hoạch chung.” (Xem thêm Thông báo số 215/TB-VPCP ngày 30/10/2007 của Văn phòng Chính phủ đã nêu ở trên.)
Ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất về thực trạng quy hoạch thủ đô bị băm nát nếu không phải là cựu Phó Thủ tướng/Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, một người Hán trá hình và là người có tiếng nói cuối cùng về công tác quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển giao thông vận tải ở Hà Nội, cũng như việc điều chỉnh các quy hoạch đó, từ năm 2007 đến 2016?
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Treo cổ trâu, chém lợn có nên xem là văn hóa?

 Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2017-02-11  
Trò chơi cờ người trong một lễ hội mùa xuân hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2016.

 Trò chơi cờ người trong một lễ hội mùa xuân hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2016.  AFP photo
Trong thời gian lễ hội Tết vài năm qua, miền Bắc rộ lên những hình ảnh bị cho là quá bạo lực trong khi thực hiện các nghi lễ truyền thống. Hình ảnh một chú lợn được mang ra giữa làng, người đại diện cầm thanh đao thật dài chặt ngang mình nó, máu lợn được dân làng cầm tiền nhúng vào để lấy may mắn làm cho nhiều tổ chức văn hóa thế giới lên án vì quá dã man trong một nghi thức được xem là văn hóa.
Những hành động dã man
Năm nay người dân cả nước lại được xem những khúc phim video quay cảnh treo cổ chú trâu lên cây đến chết rồi sau đó dân làng xẻ thịt chia nhau. Hình ảnh con vật hiền lành dãy giụa khi bị xử tử đã gây không ít giận dữ trong dư luận và hàng ngàn ý kiến xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy sự không đồng tình ngày càng cao và hầu như mọi ý kiến đều lên án một cách gay gắt, đôi khi đi tới chỗ cực đoan, đạp đổ.
Chưa hết, con trâu vốn là bạn của người nông dân từ nhỏ cho tới khi chết già, bị đem ra giữa làng cột chặt vào cột, một người cầm rìu bổ thằng vào sọ của nó. Trong khi còn đang loay hoay với chiếc lưỡi rìu trong óc, con vật đáng thương tiếp tục bị một người làng cầm rựa chặt phăng sợi gân chân khiến nó sụm xuống và lết trên mặt đất trước khi tắt thở. Hình ảnh gây sốc này không thể biện minh bằng bất cứ ngôn ngữ nào trong thời đại mà loài người cấm kỵ hành hạ những vật nuôi, kể cả con vật ấy được dùng vào việc giết thịt.
Tiến sĩ Mai Thanh Sơn, nhà nghiên cứu văn hóa đang công tác tại Viện Khoa học xã hội miền Trung và Tây Nguyên, tại Đà Nẵng cho biết:
Thật ra những lễ hội nó có những tính chất cá biệt như là chém lợn hoặc là treo cổ trâu. Ngay cả tại Tây nguyên những lễ hội ăn trâu thì đó là những lễ hội mang tính tiều vùng hoặc từng địa phương của làng thật ra nó không có gì mang tính man rợ cả. Trên thế giới có rất nhiều lễ hội liên quan đến việc sát sinh như lễ hội tàn sát cá voi ở Nhật chẳng hạn. Hoặc là ở vùng Bắc Âu cũng có lễ hội liên quan đến giết cá voi. Thật ra nó liên quan đến tín ngưỡng cổ xưa người ta dùng những con vật ấy làm vật hiến trưng, thay thế cho con người. Về truyền thống thì vật hiến trưng chết thế cho con người. Đấy là một cách lý giải. Cách lý giải thứ hai nó có tính chủ quan của các nhà nghiên cứu đó là những con vật ấy có tính thông linh giữa con người với trời đất tổ tiên.
Truyền thông
Báo chí là nơi lan truyền tất cả những hình ảnh không đẹp về cung cách tham gia lễ hội của quan chức và người dân. Trong những lễ hội có tính cách tâm linh như giật phết, xin ấn, hay ban phát lộc đã cho thấy hình ảnh những con người chồng đạp lên nhau để giành giật những thứ chỉ có ý nghĩa biểu tượng. Tất cả cách hành xử này đi tới kết luận của người quan sát rằng nền văn hóa lễ hội của Việt Nam đặc biệt tại miền Bắc đã tiến tới tận cùng của sự tha hóa nhân cách và điển hình cho sự tàn ác tiềm ẩn trong dân chúng.
000_838HW-400.jpg
Nam thanh niên Việt Nam tham gia lễ hội cướp phết hàng năm ở Phú Thọ hôm 20/2/2016. AFP photo
Nhận xét vai trò báo chí truyền thông trong cách đưa tin, TS Mai Thanh Sơn cho biết:
Câu chuyện ấy nó sẽ không là cái gì cả, không thành vấn đề nếu như nó chỉ trong phạm vi thôn làng thôi, thế nhưng trong câu chuyện này nó liên quan tới sự thổi phồng của báo chí. Nó liên quan đến việc can thiệp từ phía chính quyền. Liên quan đến sự dòm ngó, hiếu kỳ của số đông và bình phẩm từ bên ngoài để nó trở thành một vấn đề xã hội. Tuy nhiên những tục tranh cướp này khác trong những hội có tính chất mô phỏng lại việc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên hay giữa các thể lực xã hội với nhau thì nó có từ xưa chứ không phải bây giờ mới có. Đặc biệt là với thông tin nhanh nhạy của các phương tiện nghe nhìn, rồi Internet thì nó trở thành những câu chuyện xã hội mà đôi khi người ta phê phán nó với cách phê phán của người ngoài cuộc.
Cá nhân tôi thấy rằng chuyện ấy cũng không có gì quá đáng cả, chuyện ấy hết sức bình thường. Tố cáo nó vô văn hóa là như thế này. Cái chính là những phương tiện mới phát sinh gần đây như tranh cướp ấn, tranh cướp lộc hay tranh cướp những linh vật trong các lễ hội như Hội Đền Gióng chằng hạn. . .những cái đó thật đáng phê phán. TS Trần Trọng Dương có viết một bài cho rằng đây là cuộc khủng hoảng các giá trị nhân văn và tôi cho rằng đây là một quan điểm rất đúng.
Khi chúng ta nhìn vào những gì mà báo chí gọi là tiêu cực hiện nay thì nó không hẳn hoàn toàn là tiêu cực và ta cần có một cái nhìn khách quan hơn. Với tư cách là một nhà nghiên cứu tôi nghĩ chúng ta cần khách quan trong việc nhìn nhận cái nào là cái tiêu cực, nó bắt đầu từ sự khủng hoàng giá trị nhân văn như TS Trần Trọng Dương nói mà chúng cần được phê phán. Cái gì là hiệu ứng số đông, phản cảm vô văn hóa. . .còn những cái gì liên quan đến tín ngưỡng của buôn làng, của cộng đồng có liên quan tới truyền thống cổ xưa thì người ta cần xem lại cách quản lý của nó dựa trên pháp luật. Quản lý nó phải dựa trên pháp luật chứ không phải dựa những phê phán hay dựa vào hiệu ứng số đông.
Sẽ không tái diễn?
Về mặt nhà nước, vai trò của các cơ quan văn hóa đã tỏ ra trách nhiệm khi UBND tỉnh Yên Bái ra lệnh cấm tục lệ treo cổ trâu trong những lần tới. Lễ hội chém lợn cũng bị ngay tại địa phương phản ảnh và người dân đã không còn tổ chức giữa làng như mọi năm mà khoanh vùng lại ở một nơi kín đáo hơn.
024_240899-400.jpg
Người dân đi lễ chùa trong ngày năm mới. Ảnh chụp tại một ngôi chùa ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/3/2016. AFP photo
Nói về việc cấm đoán TS Mai Thanh Sơn cho biết:
Trong tất cả các bộ luật ấy thì chúng ta cần những tiêu chí rõ ràng cái nào nó phù hợp với những tiêu chí văn minh nhân loại cái nào phù hợp với nguyên lý cơ bản của quyền con người, cái nào phù hợp với nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên thì chúng ta được phép bảo vệ, tôn vinh còn cái gì vi phạm những cái đó thì nhà nước phải đưa ra cái bộ luật quản lý cho phép hay không cho phép. Đấy là cái điều rất quan trọng
Các bộ luật Việt Nam hiện nay liên quan đến lễ hội liên quan đến chấp hành văn hóa tâm linh và liên quan đến các quyền con người về cơ bản nó còn nhiều lổ hỗng và chính vì thế cho nên đôi khi chúng ta phê phán không dựa trên các cơ sở về quyền con người hay các cơ sở luật pháp mà chủ yếu dựa vào cảm tính và hiệu ứng số đông đấy là những gì đang diễn ra tại Việt Nam
Một tin khác có lẽ quan trọng và ý nghĩa nhất lại xảy ra trên Tây nguyên khi có tới 90 làng của tộc người Cơ Tu bỏ tục đâm trâu, mặc dù truyền thống này không thể thiếu trong văn hóa của họ hàng trăm năm qua.
Người Cơ Tu tuy đâm trâu vào dịp lễ nhưng cách mà họ tổ chức đâm trâu khiến cho người Kinh phải tham khảo và nhất là các chuyên gia nghiên cứu văn hóa lễ hội khó thể xem đây là hình thái bạo lực qua cách mà họ đối xử với con trâu trước khi bị đâm giữa làng.
Theo báo Tuổi Trẻ ghi lại thì “đêm trước lễ đâm trâu người Cơ Tu thường làm lễ Nơơi, tức là lễ khóc tế trâu. Các cụ già thức đến sáng để khóc tế con trâu của mình. Nội dung tế trâu là nói lên câu chuyện đời ẩn uất, đau xót, khổ ải, cả đời lam lũ vẫn nghèo khó...
Cũng theo Tuổi Trẻ thì “khóc tế trâu là thể hiện lòng yêu thương con người với con người, thương trâu cả đời cực nhọc nay phải hiến xác thịt cuối cùng cho con người. Thường 5-6 người ngồi khóc tế thương tiếc trâu bên ngọn lửa cháy giữa sân làng với tiếng trống ngắt nhịp 1-2-1 đến khi trời sáng”.
Người Kinh không có những nghi thức tế nhị và nhân văn như thế. Con trâu bị treo cổ, bị bổ vào đầu bị chặt nhượng chân trong tiếng cười nói ồn ào phấn khích của đám đông, không ai để ý tới sự đau đớn của nó huống chi lòng biết ơn sự trắc ẩn công lao của nó đối với vựa thóc nhà mình.
Nhận xét về điều này TS Mai Thanh Sơn chia sẻ:
Việc phê phán văn hóa hay phê phán hiện tượng phản cảm vô văn hóa thì tôi luôn nghĩ rằng nó mang dấu ấn chủ quan. Cái mà mình cho là phản cảm thì cộng đồng người ta lại nghĩ khác. Cần những tiêu chí rõ ràng và cách quản lý lễ hội mà dựa trên luật pháp thì chúng ta phải đặt ra tiêu chí thế nào là phản cảm, Thế nào là những tiêu chí thuộc về văn hóa mà được phép thực hành còn những cái gì không thuộc tiêu chí văn hóa, tiêu chí quốc tế thì chúng ta không được phép thực hành.
Câu chuyện thứ ba mà tôi muốn nói đến là chúng ta nhìn nhận vấn đề dưới góc độ người Việt hay dưới góc độ của phương Tây thì chúng ta đều phải dựa trên một tiêu chí rất cơ bản đó là tiêu chí quyền về văn hóa, tiêu chí về nhân quyền. Trong 5 cái quyền cơ bản của con người có cái quyền về văn hóa. Nhà nước trước đây cấm các quyền văn hóa liên quan đến tâm linh thì chúng ta phê phán họ là vi phạm nhân quyền. Thế bây giờ nhà nước cho phép thực hành tái tạo hoặc là tái thực hiện lại quyền văn hóa tâm linh. Từ khi người ta khôi phục lại hoặc sáng tạo hay khôi phục nhân bản thì chúng ta lại cho là thái quá, đẩy từ thái cực này sang thái cực kia và rồi chúng ta nghĩ đến chuyện cấm. Ta quên điều này cấm hay không cấm anh phải dựa trên vấn đề rất cơ bản đấy là cái quyền về văn hóa của cá nhân và của các cộng đồng.
Câu chuyện đang đặt ra ở đây theo quan điểm của tôi thì chúng ta phải xác định, trước hết chúng ta phải tôn trọng cái quyền văn hóa. Thứ hai nữa không phải nhà nước cấm hay không cấm mà nhà nước phải dựa vào cái hệ thống luật pháp liên quan đến di sản, liên quan đến văn hóa, liên quan đến việc thực hành văn hóa.
Nhìn ở một khía cạnh khác về văn hóa, không thể kết luận đám đông một cách tùy tiện mà nên xem xét nội dung cùng ý nghĩa thật sự phía sau những nghi thức dã man khó chấp nhận trong thế kỷ 21, khi con người văn minh và tiếp cận nhiều hình ảnh nhân đạo hơn đặc biệt là đối với súc vật, không riêng một loại nào.
Theo TS Mai Thanh Sơn, người ta cần xem xét lại từng góc cạnh của vấn đề và đừng nên dựa vào cảm tính, ông chia sẻ:
Điều quan trọng nhất ở đây là nó luôn luôn dựa vào cảm tính. Nó luôn luôn chủ quan của người viết hoặc người quan sát và khi nó đưa ra rồi thì phản ứng của số đông bắt đầu hình thành lên những nhóm khác nhau nhưng người ta quên mất một điều rằng là những nhóm ấy nó chưa phải là đại diện cho bất kỳ một cái gì có tính cách chính thống cả nó chỉ là các nhóm xã hội không chính thức. Điều nó hơi bất cập ở Việt Nam đôi khi từ phía nhà cầm quyền lại dựa vào hiệu ứng số đông. Người ta quên mất là nhà cầm quyền điều hành đất nước phải dựa trên hiến pháp, luật pháp và hiến pháp luật pháp ấy phải phù hợp thông lệ quốc tế, nó phải phù hợp tuyên ngôn về nhân quyền và công ước quốc tế về quyền con người.
Cả hai thái độ đều có mặt tích cực và tiêu cực. Lựa chọn đúng bao giờ cũng khó khăn nhất là cho một hướng hành xử hợp lý về văn hóa truyền thống trong lễ hội, điều mà xã hội cần vài trăm năm để định hình không lẽ chỉ một vài năm để tiêu diệt hay cải cách chúng, nhất là những phạm trù tâm linh đầy tranh cãi?

Dư âm của một cái Tết sum vầy

Tưởng năng Tiến 2017-02-09  
Một nông dân đem cành đào lên Hà Nội bán hôm 23/1/2017.
 Một nông dân đem cành đào lên Hà Nội bán hôm 23/1/2017.  AFP photo
Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe chút điều tiếng về cung cách làm việc của những tiếp viên hàng không Việt Nam. Đầu năm 2015, từ Phnom Penh tôi sang Singapore bằng phi cơ của Vietnam Airlines. Cuối năm rồi, tôi cũng mua vé của hãng này để bay từ Phnom Penh đến Vientianne.
Trong cả hai chuyến đi trên, các cháu nam nữ tiếp viên đều ứng xử rất đàng hoàng, không có để phải phàn nàn cả. Duy chỉ có điều hơi kỳ (có lẽ do thời gian sắp xếp giữa hai chuyến bay quá ngắn) là trên ghế ngồi còn vương vãi những mẩu bánh vụn li ti khiến cho – đôi ba – hành khách hơi phải chau mày.
Nhờ sự vội vã của những công nhân lo việc vệ sinh nên tôi vớ được một tờ báo cũ (Báo Lao Động Số Xuân Đinh Dậu, phát hành vào thứ Tư 25 tháng 1, với chủ đề “Ấm Lòng Tết Sum Vầy 2017”) in mầu tuyệt đẹp.  Được nhìn thấy tiếng nước mình, giữa khung cảnh lạ, tôi mới chợt cảm nhận được cái niềm vui “ngộ cố tri” của kẻ tha hương.
Niềm vui đơn sơ này, tiếc thay, tắt ngấm ngay sau khi tôi đọc bài bình luận (“Tết Sum Vầy Và Những Giọt Nước Mắt Hạnh Phúc”) trên trang nhất của nhà báo Đình Chúc:
“Không tin vào mắt mình, cứ ngỡ như mơ, như một câu chuyện cổ tích…”. Và chị bật khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc.Đó là cảm xúc của nữ công nhân Cao Thị Luyện (quê Thanh Hóa) khi bất ngờ được gặp cha mẹ chồng cùng con trai từ Nam Định vào tận mảnh đất Bình Dương - nơi cách xa hơn ngàn cây số.
Càng cảm động hơn khi đây không phải là chuyến thăm viếng bình thường như bao cha mẹ, ông bà xa con cháu khác mà đó là kết quả của sự chăm lo, góp sức của tổ chức Công đoàn, của các nhà hảo tâm trong chương trình “Tết sum vầy” tại Bình Dương.
Ơ hay, thế là thế nào nhỉ? Bà Cao Thị Luyện là một công nhân của nước nước CHXHCNVN (Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc) chứ có phải tù nhân phát vãng (vào Thời Thực Dân/Phong Kiến) đâu mà việc đoàn tụ với người thân, vào dịp cuối năm, lại nhiêu khê đến thế?
Đã thế, ông Đình Chúc còn viết thêm rằng : Không cảm động sao được khi với nhiều công nhân tiền lương còn không đủ sống. Phiên chợ cuối chiều phải đắn đo nâng lên đặt xuống trước con cá, mớ rau. Đến tiền tàu xe về quê dịp tết còn không lo nổi, nói chi đến quà cáp, tết nhất cho gia đình. Nay được tổ chức Công đoàn lo quà, tặng vé để về quê thì không xúc động sao được...
Đọc báo Lao Động viết về đời sống của giới công nhân Việt Nam hiện nay mà tôi cứ có cảm tưởng như họ là những kẻ thuộc giai cấp cùng đinh (paria – untouchable) ở bên Ấn Độ, vào hồi đầu thế kỷ trước vậy.
Gần sáu mươi năm trước, đời sống của phu đồn điền cao su miền ở miền Nam (“vùng địch tạm chiếm”) cũng không đến nỗi tàn tệ và thảm thương đến thế, theo như tin báo Nhân Dân – số 2534 – phát hành ngày 26 tháng 2 năm 1961:
sumvay3.jpg
Nhà trọ công nhân khu công nghiệp Tân Tạo. Ảnh: N.B/ Tuổi Trẻ Online
“Công nhân đồn điền cao su miền Nam đấu tranh thắng lợi ... Đây là một đợt đấu tranh lớn bao gồm hàng vạn công nhân và gia đình công nhân thuộc cá đồn điền cao xu Lộc Ninh, Lai Khê, Trảng Bom ... Các chủ đồn điền nói trên đã phải nhận giải quyết các yêu sách do anh chị em đề ra như: định lại tiền lương, trả phụ cấp cho nữ công nhân khi sinh đẻ, trả phụ cấp năng xuất, sửa lại nhà ở, lập bệnh xá, lập nơi giải trí cho công nhân, mở trường học và vườn chơi cho trẻ em công nhân, và nhận lại những công nhân đã bị sa thải.
Bây giờ thì tìm đâu cho ra “nhà ở, bệnh xá, trường học, vườn chơi trẻ em, và khu giải trí” cho giới công nhân? Từ Việt Nam, phóng viên Khánh Hoà có bài tường thuật (“Nghiệt Ngã Phận Đời Ngày Làm Công Nhân, Tối Về... Bán Dâm”) trên báo Dân Việt:
“... những công nhân này, ban ngày đi làm, chiều tan ca về thì đàn ông lại xách xe đi chạy xe ôm ở mấy ngã ba, ngã tư hòng kiếm thêm vài chục ngàn đồng.
Ngoài ra, nhiều người phải nhận hàng về nhà làm thêm ban đêm hoặc đi bốc vác, phụ bồi bàn ở các quán ăn, quán cà phê ban đêm với mong muốn kiếm thêm chút đỉnh. Riêng với những công nhân nữ, dù biết là tội lỗi, là nhục nhã nhưng nhiều người vì miếng cơm, manh áo vẫn nhắm mắt đưa chân để làm cái việc nhơ nhuốc là đi bán dâm, như một cứu cánh duy nhất trong cơn cùng quẫn ...”
Những cảnh đời “cùng quẫn” như trên, thực ra, không mới mẻ gì. Tôi đã nghe  Nguyễn Chí Thiện nói thế lâu rồi:
Bán trôn rồi lại bán cả mồ hôi
Mà đói rét vẫn quần cho sớm tối!

(“Trên Mảnh Đất” – 1964)
Mãi đến năm 1986 ông TBT Trường Chinh mới chịu thừa nhận nỗi “nhục nhã” và sự “nhơ nhuốc” này:“Phải cứu giai cấp công nhân!”
Trời cũng chả cứu nổi được họ, nếu Tổ Chức Công Đoàn Việt Nam vẫn chỉ là cánh tay nối dài của Đảng – theo nhận xét của Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng:
“Không những không hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nối thêm một cánh tay giúp công an ngăn chặn đình công. Trong một số trường hợp, công nhân còn phát hiện chính cán bộ công đoàn làm công tác chỉ điểm để ‘khoanh vùng đối tượng’ và sau đó là bắt bớ tống giam những công nhân khởi xướng đình công.”
sumvay5-400.jpg
Đoàn Huy Chương & Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Ảnh: anhbasam
Nhân chuyện báo Lao Động số Xuân, với chủ đề Tết Sum Vầy, xin được ghi lại tên tuổi của vài ba công nhân hiện đang bị cầm tù (hay “dấu kín”) ở một nơi nào đó:
- Đoàn Huy Chương a.k.a. Nguyễn Tấn Hoành: Sinh năm 1985, thành viên sáng lập Tổ Chức Công Đoàn Độc Lập, bị bắt (lần thứ hai) vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, và bị kết án bẩy năm tù vì tội “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân.” Hiện ông đang bị giam giữ tại trại  giam Phước Hòa, Huyện Tân Phước, Tỉnh Tiền Giang.
- Nguyễn Hoàng Quốc Hùng: Sinh năm 1981, thành viên của Khối 8406, hội viên của Phong Trào Các Nạn Nhân Của Sự Bất Công. Ngày 27 tháng 10 năm 2010, ông bị TAND tỉnh Trà Vinh kết án chín năm tù, cùng với tội danh với Nguyễn Tấn Hoành, và bị giam giữ trong cùng một trại.
- Lê Trí Tuệ: Sinh năm 1979, thành viên của Khối 8406, Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 2006, ông tuyên bố thành lập Công Đoàn Độc Lập. Ông bị bắt vào ngày 29 tháng 03 năm 2007, bị ép buộc phải lên tiếng công khai giải tán công đoàn này. Lê Trí Tuệ từ chối và bỏ trốn sang Cambodia, sau khi bị đánh đập tàn tệ nhiều lần ngoài đường phố. Ông đột ngột “biến mất” khỏi cõi đời này, kể từ hôm 16 tháng 5 năm 2007 đến nay!
Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.”
Ông Bùi Văn Cường, Ủy Viên  Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – tiếc thay – không đủ can đảm để nhắc đến tên tuổi họ trong dịp Tết Sum Vầy vừa qua. Tổ chức Công Đoàn của đảng ông Cường, theo ý của một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam là “nên chấm dứt hoạt động đi, nếu còn biết liêm sỉ.”
Ôi, tưởng gì chớ liêm sỉ thì là chuyện vô cùng xa xỉ đối với đám đảng viên CSVN!
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thứ Tư, 02/08/2017

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.