Thursday, November 2, 2023

Bộ trưởng Tô Lâm và tham vọng chức Tổng bí thư

 Trà My-31/10/2023

Phần 1

Xét nghiệm công trạng qua phiếu tín nhiệm

Công luận đưa ra nhận xét, kết quả lấy phiếu tín nhiệm của các Đại biểu quốc hội, theo đó, việc Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm có tới 43 phiếu tín nhiệm thấp, là điều khá nghiêm trọng.

Đây kết quả rất tệ đối với ông Tô Lâm, một trong 6/16 thành viên Bộ Chính trị, được các Đại biểu quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp này.

tolam2

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham gia bỏ phiếu tín nhiệm ngày 25/10/2023

Theo kết quả được công bố, 6 ủy viên Bộ Chính trị trong số 44 chức danh được lấy phiếu tín nhiệm trong lần này, cho thấy :

1. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ : 437 phiếu tín nhiệm cao – 32 phiếu tín nhiệm – 11 phiếu tín nhiệm thấp.

2. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn : 414 phiếu tín nhiệm cao – 63 phiếu tín nhiệm – 4 phiếu tín nhiệm thấp.

3. Thủ tướng Phạm Minh Chính : 373 phiếu tín nhiệm cao – 90 phiếu tín nhiệm – 17 phiếu tín nhiệm thấp.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang : 448 phiếu tín nhiệm cao – 29 phiếu tín nhiệm – 4 phiếu tín nhiệm thấp.

5. Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình : 311 phiếu tín nhiệm cao – 142 phiếu tín nhiệm – 28 phiếu tín nhiệm thấp.

6. Bộ trưởng Công an Tô Lâm : 329 phiếu tín nhiệm cao – 109 phiếu tín nhiệm – 43 phiếu tín nhiệm thấp.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm lâu nay được đánh giá là một nhân vật "siêu quyền lực", điều này không thể chối bỏ. Tô Lâm giữ vai trò là "cánh tay phải" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đốt lò. Kể từ sau Đại hội Đảng 13, bằng việc phanh phui các đại án chuyến bay giải cứu hay Việt Á…, Tô Lâm đã khẳng định vị trí độc tôn, là người thực sự nắm quyền lực thống trị trên bàn cờ chính trị Việt Nam. Nhưng điều quan trọng nhất là, chỉ Tô Lâm mới là người nắm được "thóp" của tất cả các lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

Nhưng nhìn từ chiều ngược lại, giới phân tích cho rằng, đó cũng chính là những tử huyệt mà Bộ trưởng Công an Tô Lâm phải đối mặt trong thời gian không xa, thậm chí là rất gần. Điều đó có thể khiến sự nghiệp chính trị của Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, rơi xuống "vực thẳm" không có khả năng cứu chữa.

Tại sao lại nói như vậy ? Ngược dòng thời gian cách đây vài năm sẽ thấy :

– Tháng 11/2021, Tô Lâm đã dính vào một scandal đầy tai tiếng "thịt bò dát vàng". Theo đó, Tô Lâm đã xuất hiện trong một clip video, ông há to miệng để "đớp" miếng thịt bò dát vàng, do đầu bếp nổi danh thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, dùng kiếm đút tận miệng ngài Bộ trưởng, trong một quán ăn nổi tiếng ở thủ đô London Anh Quốc.

Khi đó, những kẻ không ưa Tô Lâm trong Đảng, muốn nhân cơ hội, tìm cách đánh bật Tô Lâm ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Công an đầy quyền lực. Kể cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó cũng vào hùa chống lại Tô Lâm. Trong một cuộc họp cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng vào đầu tháng 12/2021, ông Trọng làm ra vẻ như vô tình nhắc nhở chung, nhưng thực ra là mỉa mai, cạnh khóe Tô Lâm rằng : "miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu".

Những lời xúc xiểm của Tổng Trọng đã khiến Tô Lâm lộn tiết, máu nóng bốc lên đầu, và lập tức, Bộ Công an đã quyết định khởi động vụ đại án Việt Á kinh thiên động địa. Vì Tổng bí thư Trọng có dính trách nhiệm, trong việc đã ký, trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, cho tập đoàn tội phạm lừa đảo có tên là Công ty Việt Á của ông chủ Phan Quốc Việt.

Ngoài ra, hàng loạt đàn em thân cận của Tổng Trọng cũng dính chưởng của Tô Lâm, như Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, nguyên Chủ tịch Hà Nội ; Nguyễn Thanh Long cựu Phó ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế v.v… Điều đó đã giúp Bộ trưởng Tô Lâm, trong "chớp mắt" đã lật ngược được tình thế, đồng thời đã lấy lại vai trò người làm chủ cuộc chơi.

Và thưa quý vị, câu chuyện chưa hết, mời quý vị theo dõi tiếp phần 2 ở clip tiếp theo.

**************************

Phần 2

Chưa thấy quan tài mắt chưa đổ lệ ?

Tiếp theo phần 1, đã nói về những tham vọng không ngừng nghỉ của Bộ trưởng Tô Lâm trong một thời gian dài. Ông ta đã bộc lộ những ý đồ khó có thể biện minh, đã khiến cho các thế lực và các cá nhân trong Đảng, nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, không hài lòng.

tolam1

Đại tướng Tô Lâm, Bí thư Đảng ủy Công an trung ương đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự hội nghị ngày 7/12/2022

Nhưng đáng lẽ, sau vụ bê bối "thịt bò dát vàng" trước đây, lẽ ra ông Tô Lâm phải cảnh giác và rút kinh nghiệm, để tránh lộ điểm yếu. Nhưng với sự "ngạo nghễ" và sự tự tin cao độ, thời gian gần đây, Bộ trưởng Công an đã có nhiều quyết định sai lầm, được cho là nghiêm trọng. Cụ thể :

– Một là : Mới đây, dư luận xã hội ở Việt Nam bức xúc cực độ, về việc, Bộ Công an hành dân, thay đổi xoành xoạch giấy tờ tùy thân của công dân. Trong vòng 10 năm qua, chính quyền đã ép buộc người dân phải đi làm mới mẫu giấy tờ tùy thân, lúc thì Chứng minh thư, khi thì Căn cước, rồi lại Căn cước công dân v.v…

Không chỉ dư luận xã hội, mà kể cả báo chí truyền thông do nhà nước quản lý cũng bức xúc không kém. Báo Tiền Phong ngày 22/10, đã đặt câu hỏi, "Đổi tên "Căn cước công dân" thành "Căn cước" có lợi gì cho người dân ?" Theo báo Tiền Phong khẳng định, dư luận xã hội thấy rằng, lý lẽ mà Bộ Công an đưa ra là không thuyết phục.

Được biết, đến nay, Bộ Công an đã cấp cho người dân gần 80 triệu thẻ "Căn cước công dân" gắn chip. Điều đó có liên quan gì đến thông tin của Facebooker Hành Nhân đưa ra, đang được loan truyền rộng rãi trên mạng xã hội :

"Một nguồn tin cho biết, bên làm phần mềm với cấp phôi nhựa là cháu của người đứng đầu Bộ Công an, mấy năm gần đây năm nào tiền thuế của dân cũng rót vào 3.000 tỷ. Đây cũng một phần do người đứng đầu Đảng cộng sản cần một cái máy chém nên mới chấp nhận cho nhiều quyền tới vậy, cho đến hiện tại người đốt lò cũng chỉ hi vọng người kế tiếp cản lại được cơn bành trướng này".

– Hai là : Bộ Công an không chỉ quản lý mã số định danh đối với tất cả các công dân, hay muốn mã số định danh cho xe ô tô. Mới đây, Bộ Công an lại có "tham vọng" định danh số nhà, điều mà dư luận cho rằng, ông Tô Lâm muốn quản lý luôn cả lĩnh vực nhà đất, bất động sản ?

Thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, cho biết, việc định danh số nhà sẽ xác định được bất động sản, từ đó định danh chủ sở hữu bất động sản đó. Ông Nguyễn Thành Vĩnh cho hay, mỗi chung cư có hàng ngàn hộ dân, nếu chỉ ghi địa chỉ của tòa chung cư, thì đó mới chỉ là dữ liệu chung, chưa có thông tin của từng hộ dân cụ thể cư trú bên trong.

Dư luận xã hội đa số không đồng tình, có những ý kiến cho rằng, đó là tham vọng của Bộ trưởng Tô lâm và Bộ Công an, khi muốn nắm trọn quyền quản lỹ xã hội để tiến tới quản lý cả nhà nước.

Giáo sư Đặng Hùng Võ đánh giá, đó là hành vi lạm quyền, "Bởi vì tài sản là thuộc quyền riêng tư. Ngay Luật Đất đai cũng không yêu cầu phải công khai".

Điều này có liên quan gì đến những đồn đoán của giới thạo tin trên mạng xã hội, cho rằng, trước đây, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, muốn xử dụng Tô Lâm với vai trò của một cái "máy chém", nên mới chấp nhận và giao cho Tô Lâm nhiều quyền lực.

Nhưng đến nay, Tổng Trọng đã nhận ra, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang âm thầm thực hiện một "cuộc đảo chính không tiếng súng", với mục tiêu loại bỏ và tiến tới tước đoạt ngôi vị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Do đó, người đốt lò Nguyễn Phú Trọng buộc phải tìm mọi cách và bằng mọi giá, để ngăn cản tham vọng bành trướng quyền lực không giới hạn của Bộ Trưởng Công an Tô Lâm. Đó là, không cho phép Tô Lâm trở thành kẻ quyền lực nhất trong Đảng, thay thế Tổng Trọng.

Bài học kinh nghiệm trong hơn 12 năm cầm quyền của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà ai cũng biết, tất cả các nhân vật nuôi tham vọng muốn thế chỗ trên chiếc ghế Tổng bí thư độc tôn của ông Trọng, sẽ nhận những cái kết không hề đơn giản.

Như Đinh Thế Huynh, vốn là đệ tử thân cận của ông Trọng, vì bị lộ ý đồ muốn giành chỗ của ông Trọng, đã lập tức biến mất bí ẩn. Hay mới đây là Nguyễn Xuân Phúc, vì không dấu diếm tham vọng đoạt ghế của Tổng Trọng, cũng bị đá đít về vườn, không kèn không trống. Đó là chưa kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau "sóng gió" của Đại hội 12, đến nay vẫn "hồn siêu, phách lạc".

Chúng ta hãy chờ để xem những biến động rất lớn, không thể tránh khỏi trong thời gian sắp tới đây.

Trà My

Nguồn : Thoibao.de, 31/10/2023

Đảng cộng sản Việt Nam hãy soi mặt mình

 Phạm Trần-31/10/2023

Hai việc đang làm cho Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là "tình trạng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" và "tham nhũng quyền lực" ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật.

dcs1

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh : TTXVN)

Vì vậy, công tác "Bảo vệ chính trị nội bộ" và "kiểm soát quyền lực" đã được khẩn trương thi hành, trước thềm các Hội nghị chuẩn bị cho kỳ họp bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XIV (2026-2031), dự trù tháng 1/2026.

Về "Bảo vệ chính trị nội bộ", báo của Trung ương đảng viết : "Bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, Điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng ; bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; bảo vệ tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng ; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối chính trị, phá hoại tổ chức đảng từ trong nội bộ, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ, đảng viên của Đảng".

Về tầm quan trọng, bài viết lưu ý toàn đảng : "Bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề sống còn của cách mạng, gắn liền với vận mệnh và vai trò lãnh đạo của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng ; là trách nhiệm của các cấp uỷ, các tổ chức đảng và toàn thể đảng viên". (báo Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 06/03/2018).

Nhưng bảo vệ cái gì ?

"Trong tình hình hiện nay", báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cho biết, "nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ trước hết là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng ; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ; bảo vệ các nguyên tắc tổ chức đảng ; bảo vệ tổ chức đảng và bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Xây dựng Đảng bộ Khối thật sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh của cán bộ, đảng viên là yếu tố tiên quyết để chủ động làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch".

Nhưng "các thế lực thù địch" của đảng là những ai và từ đâu mà có ? Chưa bào giờ Đảng minh thị cho dân biết chúng từ đâu đến, hay ngay trong nội bộ đảng.

Chỉ thấy báo đảng kêu gọi : "Nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời đấu tranh với những quan điểm trái với đường lối, nguyên tắc tổ chức của Đảng. Chuyển mạnh trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ sang nắm và giải quyết vấn đề chính trị hiện nay nảy sinh trong nội bộ Đảng như "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thoái hóa, biến chất, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên".

À thì ra, ngoài hiện tượng đảng viên chán chủ nghĩa cộng sản của ông Hồ nhập cảng, họ đã tìm đường vượt khỏi vòng cương tỏa của đảng đế kiếm ăn cho bản thân.

Nên biết tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị từng được ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương nhìn nhận như đã có hiện tượng bài bác chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngay trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Kế đến là trình trạng lười học "lý luận chính trị, đường lối lãnh đạo của đảng, đồng thời không làm theo lệnh đảng" trong cán bộ đảng viên.

Vì vậy, theo bài viết : "Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới nảy sinh đòi hỏi công tác bảo vệ chính trị nội bộ phải được đổi mới cả về nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức bộ máy".

Tuy nhiên, bài báo không cho biết phải "đổi mới" như thế nào, nhưng đề ra 2 bước : "Cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về quan điểm, đường lối, chủ trương của công tác bảo vệ chính trị nội bộ ; về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, về vị trí và tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay".

Ngoài ra, theo bài báo, cũng cần phải : "Xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu, nhất là cấp ủy cơ sở trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch".

Song song với những việc làm trên, báo đảng cộng sản Việt Nam còn đề xướng : "Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên nói, viết và làm trái Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng ; tham ô, tham nhũng, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết trong Đảng. Ngăn chặn kịp thời âm mưu hình thành phe nhóm, tổ chức chính trị đối lập".

Nhưng "âm mưu hình thành phe nhóm, tổ chức chính trị đối lập" đã có từ bao giờ mà Công an đảng không tìm ra, hay đây chỉ là lời "thả mồi bắt bóng" của Tuyên giáo đảng ?

Tham nhũng quyền lực

Bên cạnh vấn đề "chính trị nội bộ" lung tung, ông Trọng và đảng cộng sản Việt Nam còn phải đối phó với tệ nạn tham nhũng và hối mại quyến thế trong hàng ngũ đảng viên, nhất là thành phần có trách nhiệm chống tham nhũng, tiêu cực và thi hành kỷ luật đảng.

Nên biết, ông Nguyên Phú Trọng từng than phiền tại cuộc họp thông tin về kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày 20/01/2023 rằng : "Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó ?"

Theo báo VietnamNet, ông Trọng còn cho biết : "Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không ?".

Thắc mắc của ông Trọng đã được trả lới trong "Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán", ban hành ngày 27/10/2023.

dcs2

Ông Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội thảo khoa học kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng (Nguồn: Sưu tầm).

Quy định 131 của Bộ Chính trị cho thấy tình trạng "tham nhũng quyền lực" của những kẻ có chức, có quyền trong đảng không nhỏ. Nghiêm trọng hơn là nó đã xẩy ra gay trong đội ngũ những người làm "công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán".

Đó là những hành động, nguyên văn : 

1. Hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm giảm nhẹ, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.

2. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là thông tin, tài liệu, hồ sơ đang trong quá trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng hoặc thanh tra, kiểm toán.

3. Nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí của đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng kiểm tra. 

4. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của mình, người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với đối tượng kiểm tra hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

5. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với đối tượng kiểm tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán nhằm trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

6. Để người có quan hệ gia đình lợi dụng ảnh hưởng chức vụ, quyền hạn của mình nhằm thao túng, can thiệp vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.

7. Đưa ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật để có lợi hoặc gây bất lợi cho đối tượng kiểm tra.

8. Xác nhận, nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ, bản chất vụ việc, vi phạm của đối tượng kiểm tra.

9. Thỏa thuận, đặt điều kiện với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan đến đối tượng ; thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định để làm thay đổi, sai lệch kết quả, kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.

10. Không kiến nghị, đề xuất chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm ; không kiến nghị hoặc chỉ đạo, xử lý thu hồi vật chất, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với các vi phạm khi tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán.

11. Chỉ đạo hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, chưa được phép công bố hoặc không thực hiện đúng kết luận, kiến nghị về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán. 

12. Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi không đúng quy định với đối tượng kiểm tra ; sử dụng các tài liệu thẩm tra, xác minh không đúng mục đích. 

13. Bao che, tiếp tay, trì hoãn hoặc không kết luận, không xử lý hoặc kết luận, xử lý không đúng nội dung, tính chất, mức độ vi phạm hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

14. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán vượt thẩm quyền ; không đúng quy trình nghiệp vụ, phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian theo quy định. Cản trở, can thiệp trái quy định vào việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.

15. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, sách nhiễu, gây khó khăn, có thái độ áp đặt, thiếu tôn trọng, không đúng quy định của ngành, can thiệp trái quy định vào hoạt động của đối tượng kiểm tra. 

16. Không xử lý hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định khi nhận được thông tin, đơn, thư phản ánh, tố cáo đối tượng kiểm tra. 

17. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình để gợi ý, tác động, gây áp lực đối với người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu về các kết luận kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán không đúng bản chất sự việc.

18. Tác động đến người có thẩm quyền nhằm giúp cho đối tượng kiểm tra có được kết quả, quyền lợi không chính đáng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.

19. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ đối tượng kiểm tra thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm. 

20. Không kịp thời thay đổi thành viên đoàn kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán khi có căn cứ xác định thành viên không vô tư, khách quan trong công tác ; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của đoàn.

21. Không kịp thời kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với những tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân có dấu hiệu vi phạm, đơn, thư phản ánh, tố cáo đã được xác định là có cơ sở.

22. Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác theo quy định của Đảng và pháp luật". 

Với hàng trăm thứ tội lỗi và mánh khóe ăn cướp của dân như vậy thì đảng đã mục nát chưa ? Đảng hãy soi mặt vào gương xem có còn tư cách gì để tiếp tục vênh váo rằng : "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", hay : "Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".

Phạm Trần

(31/10/2023)

https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/30653-d-ng-c-ng-s-n-vi-t-nam-hay-soi-m-t-minh

Ăn của rừng, và ai phải rưng rưng nước mắt ?

 Hiền Vương-31-10-2023

Phá rừng được hợp thức hóa bằng sổ đỏ của đất thổ cư, đó là câu chuyện vừa xảy ra ở triền núi Nhỏ, thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu.

 

rung2

Nếu sau này muốn nhìn thấy núi thì con cháu phải đắp hòn non bộ, vì núi đã bị cha ông chúng san phẳng cả rồi ! - Ảnh minh họa Mogi

Số là ngày nọ, người xứ biển chợt nhận ra một khoảng xanh rộng trên núi Nhỏ bỗng nhiên mất đi. Vậy là tin tức lan truyền đến tai chính quyền thành phố Vũng Tàu. Nhà chức trách cử đoàn đến kiểm tra và phát hiện "ai đó" đã chặt cây, dọn cỏ để tạo mặt bằng. Những khung thép có liên quan đến xây dựng cũng được đưa đến đây…

Hạt kiểm lâm Vũng Tàu - Phú Mỹ cho biết chu vi đất rừng bị chặt phá khoảng 7.000 m2, trong đó có cây cù đèn, cây cò ke, cây lồng mức với diện tích vài trăm mét vuông.

Diễn biến sau đó mới là vấn đề cho chuyện "ăn của rừng" : phía hạ cây rừng, phát dọn cỏ đã đưa ra hai "sổ đỏ" đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 3.200 m2, trong đó mỗi sổ có 150 m2 đất thổ cư. Diện tích còn lại chưa trình giấy tờ.

Toàn bộ diện tích đất của hai "sổ đỏ" nói trên lại nằm trong ranh đất lâm nghiệp được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt từ năm 2002 tại quyết định số 6271. "Không hiểu sao từ 1999 lại có chuyện hai sổ đỏ này được cấp", một vị lãnh đạo có chức trách cho biết đầy… ‘hồn nhiên’.

Cũng chẳng gì lạ. Người viết vừa có chuyến đi dọc một số cánh rừng ở Ea Súp, Krông Bông (Đắk Lắk), Đắk Glong, Tuy Đức (Đắk Nông) và tiếp tục chứng kiến những cánh rừng bị triệt hạ. Bên cạnh các cây gỗ cổ thụ đang bị đốt nham nhở là những vườn cà phê, sầu riêng mới trồng đã đâm chồi non...

Một đồng nghiệp nghề báo kể rằng hàng trăm héc ta rừng bị các "đầu nậu" chặt hạ, bao chiếm rồi cho những người dân từ Bình Định, Phú Yên lên thuê để trồng dưa hấu với giá 15 - 20 triệu đồng/ha/vụ (ba tháng). Cũng quanh khu vực này, một đầu nậu khác bao chiếm hàng chục héc ta rồi cho những người đến từ Bình Phước lên thuê để trồng sắn, bắp. Những cánh rừng được giao cho xã Ia Lốp quản lý đã bị phá gần như hoàn toàn, máy móc ngang nhiên cày xới, trồng cây không hề bị ngăn chặn.

Ai mới "rưng rưng nước mắt" ?

Năm nào cũng vậy, ‘chapeau’ (tức câu nằm ngay dưới tít, tiếng Anh "headline" hay "head") sau đây luôn được báo chí ‘cover’ và ngữ cảnh luôn đúng đến mức ‘năm sau luôn tệ hơn năm trước’ – mẫu : Những ngày qua, mưa lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại hết sức nặng nề. Chưa năm nào, dải đất miền Trung không phải "oằn mình" để chống chọi với bão lũ, thậm chí lũ chồng lũ. Đã đến lúc, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục tình trạng này.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, nay đã gần tuổi 90, cả đời gắn bó với những cánh rừng Việt Nam, thẳng thừng nói : "Tôi có thể khẳng định lũ lụt nặng nề và gây tác hại khủng khiếp có nguyên nhân từ con người : rừng bị tàn phá.

Những người quản lý có đủ tri thức quản lý không ? Người lãnh đạo thì phải giỏi, nhưng chúng ta cứ lấy tiêu chuẩn khác để bầu lãnh đạo thì rất khó. Người Việt được cho là thông minh nhưng tại sao mãi chỉ ở mức trung bình thấp ?

Người lãnh đạo vững vàng hoặc biết dùng người có chuyên môn, đồng thời hành pháp nghiêm minh thì khắc phục được nhược điểm này. Tại sao có bảo vệ hoặc kiểm lâm chặt phá rừng ? Đó là lỗi ở hành pháp. Nhưng kiểm lâm hay lâm tặc vẫn chưa là thủ phạm đứng đầu phá rừng phòng hộ.

Rừng bị phá nhiều nhất là ở thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới, khai hoang phá rừng. Nay thì những lãnh đạo đưa ra chủ trương này đều đã qua đời…".

Vẫn theo giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, nguyên nhân khách quan có thể kể tới là biến đổi khí hậu. Cách đây 20 năm, thế giới đã cảnh báo về những hiểm họa do biến đổi khí hậu, trong đó họ nhắc tới 6 nước bị ảnh hưởng lớn nhất, trong đó có Việt Nam.

"Việt Nam có 7 vùng sinh thái, thì miền Trung đất hẹp, với bờ biển dài và độ dốc cực lớn khiến đất dễ trượt, sông dễ bị đổi dòng là vùng đứng đầu về ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng bão lũ và sạt lở đất. Vì vậy phải quan tâm, đầu tư cao hơn, dân phải tự hiểu biết về hoàn cảnh sống của mình để có sự ứng phó tốt.

Biến đổi khí hậu gây thêm hạn hán, mưa trái mùa với lượng mưa lớn, cùng với địa hình cực dốc, dòng chảy dốc ở miền Trung thì rất nguy hiểm. Những cái này không có cách nào chống lại, chỉ bằng giải pháp giảm thiểu như đắp đập đắp hồ, khôi phục rừng mà xưa dân đói khổ đã phá đi để làm nương rẫy" – giáo sư Nguyễn Ngọc Lung đề xuất.

…Tuy nhiên, đơn cử như chuyện mấy trăm vị đại biểu Quốc hội ở Ba Đình đã thông qua việc để tỉnh Bình Thuận phá rừng nguyên sinh làm hồ chứa nước Ka Pét, cho thấy quan chức luôn quen thói "ăn của rừng", và dân thì "rưng rưng nước mắt" lãnh đủ( ! ?).

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 31/10/2023