Friday, December 18, 2015

Bạo lực, cái ác lan tràn…do đâu?


Sáng 17.12 TAND tỉnh Bình Phước đưa Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại ra xử lưu động ở Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành. Ba bị cáo bị truy tố tội Giết người, Cướp tài sản trong vụ thảm sát gia đình chủ một xí nghiệp chế biến gỗ gây rúng động dư luận hồi tháng 7.
Hai thanh niên còn trẻ, trước đó chưa từng có tiền án tiền sự đã nhẫn tâm tước đoạt mạng sống của 6 con người, trong đó có cả cô người yêu cũ của một trong hai thủ phạm, mà nguyên nhân là vì nỗi căm giận bị gia đình cô gái ngăn cản mối tình không cân xứng giữa hai bên và vì tiền, còn thủ phạm thứ hai phạm tội chỉ vì nghe bạn rủ rê, hứa chia tiền và vì sợ bạn, không dám rút lui!
Đây chỉ là một trong những vụ thảm sát nhiều người cùng lúc gần đây. Cụ thể, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, có 4 vụ thảm sát xảy ra liên tiếp, ở Nghệ An (ngày 2. 7.2015, chết 4 người trong một gia đình), Bình Phước (ngày 7.7.2015, chết 6 người trong một gia đình), Yên Bái (ngày 12.8.2015, chết 4 người trong một gia đình) và Quảng Trị (ngày 7.8.2015, chết 2 cha con). Trong cả 4 vụ, hung thủ đều ra tay một cách tàn độc, truy cùng giết tận, và nguyên nhân chỉ do thù oán cá nhân, có khi từ một sự hiềm khích rất nhỏ nhặt như vụ Nghệ An, thủ phạm vào vườn nhà hàng xóm hái chanh bị chủ nhà bắt gặp và xảy ra to tiếng, chỉ có vậy mà thủ phạm gây án với chủ nhà rồi truy sát đoạt mạng vợ, con và mẹ vợ của anh này. Lý do thứ hai là vì tiền. Dù vì mâu thuẫn cá nhân hay vì tiền thì cũng đều là những lý do rất bản năn
Báo chí đưa tin, ngày 12.12 tại ngã ba Sài Đồng-Quốc lộ 5, một tài xế khi cảnh sát giao thông ra lệnh dừng lại để giải quyết một vụ va chạm, đã rồ ga lao thẳng vào viên cảnh sát khiến người này phải bíu vào cần gạt nước và bị kéo lê khoảng 20m, thương tích khá nặng. Tài xế sau đó bị khởi tố về tội Giết người.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra một vụ đụng độ giữa các tài xế đường dài và CSGT, rồi tài xế liều lĩnh tông thẳng vào cảnh sát. Trên mạng từng có video clip một cảnh sát giao thông bị tài xế tông thẳng vào phải bám vào cần gạt nước, xe cứ thế chạy hàng trăm mét với người cảnh sát đu bám rất nguy hiềm như vậy trước khi dừng lại. Thậm chí truyền hình Na Uy cũng đưa cái video clip này lên với những bình luận tỏ ra rất…kinh ngạc!
Nếu tìm hiểu thực tế ở VN lâu nay thì mối quan hệ giữa cánh tài xế đường dài với cảnh sát giao thông thường không mấy tốt đẹp, luật bất thành văn, đám cảnh sát giao thông có thói quen “làm tiền”, ăn hối lộ nhiều khi trắng trợn, quá đáng khiến giới tài xế xe khách, xe hàng ấm ức mà đành chịu. Đến khi cơn bực tức bốc lên đầu đâm ra mất khôn, nhiều tài xế thay vì dừng xe lại theo lệnh của công an giao thông, cứ thế đâm thẳng tới, gây tai nạn cho công an, bất chấp hậu quả phải lãnh sau đó.
Ngày 14.12 viên trung tá, Trưởng Công an T.P Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, bị kẻ lạ nổ súng bắn thẳng vào nhà, may không ai bị thương. Và đây cũng không phải lần đầu tiên một quan chức công an nói riêng và quan chức nói chung “hút chết” bởi một mối mâu thuẫn nào đó, nhiều phần do ân oán từ nghề nghiệp, công việc mà ra.
Ví dụ, nhà Giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa bị đặt thuốc nổ tháng 7.2012, Phó công an xã Hưng Lộc, huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa bị một đám đông cầm lưỡi lê xông vào nhà, ném “bom xăng” tháng 9.2013, …Những vụ này chỉ mới như hình thức “cảnh cáo”, gây thiệt hại nhà cửa, vật chất nhưng không có ai tử vong.
Điều đáng nói là phản ứng của người dân mỗi khi đọc/nghe thấy tin một công an hay quan chức bị tấn công hoặc tai nạn. Không thấy thương xót mà ngược lại, rất nhiều người tỏ ra hả hê, và lặp đi lặp lại những câu như “ác giả ác báo”, “đời có vay có trả” v.v…
Tại sao lại như vậy? Vì người dân không có thiện cảm với giới công an, các quan chức chính quyền, nhưng điều đó là do đâu? Đến mức mà người dân thường hay nói “Tay đó công an nhưng mà tốt”. “Cha đó làm quan nhưng không đến nỗi nào”! Có nghĩa là hình ảnh giới công an, quan chức ở nước này trong mắt nhân dân nói chung là tệ hai, nào tham nhũng, hống hách, chuyên hạch sách, nhũng nhiễu dân lành; chưa kể những vụ người dân bị bắt vào đồn chỉ mới trong thời gian tạm giam và chỉ vì những lý do hết sức vặt vãnh nhưng bị công an lạm quyền, bạo hành đến chết, rồi những vụ công an dùng nhục hình bức cung khiến người bị bắt vì sợ hãi mà nhận tội cho dù không có tội, dẫn đến những vụ án oan thấu trời xanh v.v…
Khi nhìn vào thực trạng xã hội VN ngày hôm nay, bất cứ ai có quan tâm cũng đều tỏ ra lo ngại trước tình trạng bạo lực và tội ác ngày càng leo thang, với hành vi phạm tội ngày càng tàn độc, mất tính người. Thật ra, dù với tỷ lệ khác nhau nhưng xã hội nào thì cũng có bạo lực, có tội ác. Chỉ có điều trong nhiều quốc gia, có những “bức tường thành vô hình” giúp ngăn chặn tội ác phát triển, đó là: có một nền giáo dục tốt, nhân bản, không chỉ đào tạo con người về mặt kiến thức mà quan trọng hơn là dạy làm người, làm công dân tốt cho xã hội, hoặc có một nền pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, công bằng, hoặc tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người, hoặc có cả hai, ba yếu tố trên.
Còn ở VN, dưới chế độ cộng sản ngu dân, vô thần và chỉ xài luật rừng, cả ba yếu tố trên đều không có. Không được dạy làm người một cách cẩn thận, đời sống tâm linh trống rỗng, lại thiếu vắng niềm tin vào luật pháp, tội ác do đó cũng dễ phát triển hơn.
Thứ hai, xã hội VN ngày hôm nay tràn đầy những bất công, phi lý, sự tử tế, cái tốt, cái thiện thì hiếm hoi, sự không tử tế, cái xấu, cái ác thì lan tràn, người sống tốt thì thiệt thòi, kẻ cơ hội, bất tài thì luồn sâu leo cao, ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ hưởng bổng lộc. Các giá trị sống, những chuẩn mực đều bị đảo lộn.
Tất cả những sự trái tai gai mắt đó ngày ngày đập vào mắt người dân khiến họ đâm ra bức bối, cộng thêm những khó khăn của đời sống cơm áo gạo tiền, dồn nén trong mỗi con người những ấm ức, căm giận. Nếu là người có đầu óc suy nghĩ, thì có thể tự hóa giải mình, nhưng nếu thiếu suy nghĩ, thì chỉ nhân một cơ hội nào đó hoặc một cơn cớ rất nhỏ nào đó, cơn tức giận âm ỉ bên trong bỗng bộc phát, người ta có thể phạm những tội ác nghiêm trọng dù trước đó họ hoàn toàn là những con người bình thường, đầu óc bình thường, chưa có tiền án tiền sự. Điều này xảy ra trong rất nhiều trường hợp.
Và cuối cùng, một chế độ được xây dựng từ một học thuyết bạo lực, giành được chính quyền bằng bao lực, xây dựng và cố giữ bằng bạo lực, thì chỉ có thể tạo ra một xã hội đầy dẫy bạo lực và cái ác; một xã hội thiếu vắng lòng nhân ái với những con người chỉ tồn tại hai trạng thái: sợ hãi, bạc nhược hoặc bị dồn nén bởi những uất ức, căm giận.
Đến một lúc nào đó bạo lực lại quay trở lại nhắm vào chính những thành phần tạo nên cái chế độ, bộ máy chính quyền này. Những vụ tài xế xe tải ngày càng liều lĩnh tấn công cảnh sát giao thông, những vụ nổ súng, cài bom, trước nhà các quan chức cấp phường xã kể trên hay thậm chí, nổ súng bắn thẳng vào mặt cán bộ tỉnh như vụ anh Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, vụ hai anh em ông Đoàn Văn Vươn dùng mìn tự chế và súng bắn đạn hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng…là những ví dụ nhãn tiền.
Giả sử một lúc nào đó, bị đẩy vào đường cùng, xảy ra những vụ người dân gài bom tự sát mạng đổi mạng với chính quyền, chẳng khác nào cách thức mà đám khủng bố Hồi giáo cực đoan hay tiến hành, thì cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên. Còn trước cả bọn al-Qaeda hay IS, các đảng cộng sản trên thế giới và đảng cộng sản VN nói riêng đã không hề ngần ngại sử dụng những biện pháp khủng bố với dân, như cài bom ở những chỗ đông người, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…ở các thành phố lớn cho tới ném bom, pháo kích, giật sập cầu, pháp kích vào trường học…ở nông thôn….
Bạo lực sinh bạo lực là vậy. Chỉ buồn là tính thiện, lòng nhân ái, sự tử tế trong con người một khi bị mất đi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vun trồng, giáo dục lại.

Việt Khang: Tôi đã tìm thấy câu trả lời cho “Việt Nam tôi đâu?”

Cát Linh, phóng viên RFA 2015-12-18 
viet-khang-622.jpg
 Việt Khang trả lời RFA sau 4 ngày được tư do. RFA PHOTO

Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão

Ngày 14 tháng 12 vừa qua, ca nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của hai nhạc phẩm đã làm nức lòng người Việt Nam trong và ngoài nước: Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? đã được trả tự do sau 4 năm vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Có thể nói rằng, sự trở về của anh là niềm hạnh phúc và mong đợi của chung tất cả mọi người.
Đi cùng với những bước chân tự do đầu tiên của anh trên con đường quay về gia đình, không chỉ có người thân mà còn rất đông bạn bè, bà con láng giềng, các anh em đấu tranh dân chủ, và cả những người chỉ biết đến anh qua hai bài hát đã đi vào lịch sử ấy. Rất nhiều hoa, nụ cười, những cái ôm siết chặt cùng những giọt nước mắt đã xuất hiện trong ngày hôm đó.
Sau bốn ngày trở về bên gia đình, Việt Khang cho biết anh còn rất nhiều việc dang dở phải làm:
Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão. Là những gì đã diễn ra, tích cực như thế nào, tiến triển như thế nào, chiều hướng sắp tới. Tình hình như mình thấy cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi cũng cảm thấy những gì đang diễn ra là chiều hướng tích cực.
-Việt Khang
“Mấy ngày đầu tiên nó mệt là tại vì tôi vui mừng quá. Vui mừng đây là tôi được về gia đình đoàn tụ với những người thân yêu của tôi. Vui mừng là được đón tiếp tất cả những người thương yêu tôi. Tất cả đến đây để mà chia vui với tôi. Tôi bất ngờ, và hạnh phúc, và vui, nhiều cái cảm xúc khiến cho tôi bị mất ngủ mấy đêm. Cho nên tối hôm qua, là tối thứ Tư, tôi thấy đỡ hơn bởi vì ngủ được, vì quá đuối rồi, nằm xuống là ngủ được. Nên hôm nay thấy mình sáng suốt hơn.”
Như chúng ta đã biết, án tù 4 năm mà ca nhạc sĩ Việt Khang phải nhận lãnh là do anh sáng tác hai ca khúc Việt Nam tôi đâu? và Anh là ai? trong đời điểm tàu Bình Minh 2 và tàu Hải Kiên 2 của Việt Nam đang thăm dò dầu khí mà bị cắt cáp, người dân bị đàn áp khi xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội. Tuy nhiên, như anh đã nói, đó là tình yêu anh dành cho quê hương của mình, là nhạc sĩ, nên anh thể hiện tình yêu đó qua lời nhạc. Hai nhạc phẩm này đã làm nức lòng người Việt Nam, trong và ngoài nước. Nhiều năm qua, hai bài hát đã trở thành bài hát đấu tranh của người dân, thay họ nói lên tiếng nói chung của người Việt Nam. Mọi người đã cùng hát vang những lời ca này trong các cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ.
Và chính tác giả, anh cho biết trong những ngày tháng tù đày, câu hỏi “tôi hỏi anh anh là ai? sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?” đã được anh nhiều lần hát thầm, như tìm đến một sức mạnh cho chính mình:
“Chắc chắn là phải nhẩm nhẩm nó hoài để nó quên. Lâu lâu buồn thì hát để mình có cái gì đó an ủi mình trong những tháng ngày khó khăn đó. Sẵn ở đây, tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn của tôi đến tất cả mọi người, những người đã có tấm lòng rất thực tế, cũng như là những câu cầu nguyện, những ước muốn cho tôi được hạnh phúc, được tự do, cũng như những ước muốn cho tôi được khoẻ mạnh. Những tấm lòng đó không thể nào tôi biết hết được. Nhưng tôi cũng muốn là ai xem được đoạn clip này thì cho tôi gửi lời chân thành cảm ơn của tôi. Tôi không biết được tất cả quí vị đâu, nhưng nghe được giọng của tôi là tấm lòng của tôi, lời cảm ơn chân thành của tôi gửi đến quí vị.”
Bốn năm trước, Việt Khang nhận án tù 4 năm và 2 năm quản thúc vì câu hỏi Việt Nam tôi đâu? Bốn năm sau, khi bước ra khỏi cái nơi mà mọi người hay gọi là “nhà tù nhỏ”, anh đã tìm thấy câu trả lời chưa? Hay anh có nhìn thấy sự thay đổi nào không? Việt Khang cho biết rằng anh đã có câu trả lời:
“Câu trả lời của tôi còn nằm trong sự hoài bão. Là những gì đã diễn ra, tích cực như thế nào, tiến triển như thế nào, chiều hướng sắp tới. Tình hình như mình thấy cũng đã thay đổi rất nhiều. Tôi cũng cảm thấy những gì đang diễn ra là chiều hướng tích cực.”
Rất nhiều người dân Việt Nam khi được hỏi họ mong đợi gì nhất sau sự trở về của ca nhạc sĩ Việt Khang, thì câu trả lời là họ mong được nghe, được hát nhiều thêm nữa các ca khúc nói lên tình yêu quê hương, đất nước, nói lên tiếng nói thật sự của một dân tộc đã và “đang gặp nhiều đắng cay”. Để trả lời cho điều này, ca nhạc sĩ Việt Khang cho đài Á Châu Tự do chúng tôi biết những gì anh đang ấp ủ:
“Nó vẫn còn nằm trong những cái mà mình gọi nôn na là những cái thuộc về thai nghén, những cái tình cảm, ý tưởng. Vì trong cái hoàn cảnh như thế này, không phải lúc nào mình nói cũng được. Tôi thì tôi không có nói nhiều. Tôi thích làm hơn là thích nói. cho nên là không thể nói trước. Tôi là một người nghệ sĩ. Tôi thích sự thật. Sự thật là cái giá trị nhất. Không có gì thay đổi được sự thật. Lập trường của tôi là như vậy.”
Rồi đây, những ca khúc yêu nước, nói lên tiếng nói của dân tộc sẽ tiếp tục được vang lên ở bất cứ nơi nào có bước chân của người Việt Nam. “Hoài bão” mà Việt Khang đã bày tỏ trong câu trả lời “Việt Nam tôi đâu?” phải chăng cũng là mong muốn của toàn dân tộc Việt Nam trong một ngày không xa.

ĐMHCM - Ấn cổ nó xuống!


VẠCH MẶT ĐỊA CHỦ
CƯỜNG HÀO GIAN ÁC

BÀI SỐ 8

ẤN CỔ BỌN NÓ XUỐNG

Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào:

"Đội Hàm đã đến". Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo. Tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:

- Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!

- Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!

- Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị-Năm!

- Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!

Hai đứa gian ác vội vã quì xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành.

(theo tài liệu của các báo chí về vụ Cát-Hanh-Long.)


GIẢI NGHĨA: 

Việc kể trên xẩy ra trong vụ nông dân xã Đồng-Bẩm và xã Dân-Chủ (Thái-Nguyên) vạch tội ác của tên địa chủ Nguyễn-thị-Năm. Đội Hàm là tên quản lý của Nguyễn-thị-Năm, nó đã khôn khéo lọt vào ủy ban xã làm phó chủ tịch để áp bức nông dân làm sai lệch chính sách của Chính phủ. 

- Dáng tiu nghỉu: dáng buồn bã, sợ sệt, không vênh váo như trước nữa.

CÂU HỎI: 

1. Tại sao Thị-Năm và đội Hàm cố lấy dáng vênh váo? (để tỏ là còn có quyền không sợ nông dân, cho là nông dân nể sợ mình).

*

CÂU HỎI THÊM DÀNH RIÊNG CHÁU NGOAN BÁC HÙ:

1. Tại sao bài này... bị DLB đăng với nhan đề ĐMHCM - Ấn cổ nó xuống! (?)

2. Tại sao như là một phép lạ: "tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn" không hẹn hò gì cả mà rống lên cùng lúc y chang nhau: Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống! Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ! Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị-Nam! Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!..."?

3. Tại sao có hàng nghìn người đang đằng đằng sát khí như vậy mà 2 con người bị gông cùm lại có thể vênh váo!?

4. "Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ..." Tức là mới hôm trước đây có cái gọi là nông dân không giác ngộ!? Tức là có thành phần nông dân phản động!?

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder lên án vụ bắt giam Ls. Nguyễn Văn Đài

"Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho mối quan hệ Đức-Việt Nam"

Một ngày sau khi nhận được thư báo động của Forum Vietnam 21 (Diễn đàn Thế kỷ 21), hôm nay ngày 18.12.2015 tại Berlin trong tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder đã nhấn mạnh: "Tôi lên án một cách nghiêm khắc nhất về việc bắt giam nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Nhà nước Việt Nam phải trả tự do lập tức cho luật sư và cũng là Blogger Nguyễn Văn Đài. Đáng ngờ rằng, vụ bắt giam này là nhằm bịt miệng một tiếng nói phê phán ở Việt Nam trong một thời gian dài không xác định. Vụ bắt giam này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước như sau vẫn là thiếu kém."

Cách đây 4 tháng ông Volker Kauder, Chủ tịch Khối nghị sĩ liên đảng Liên minh Dân chủ / Xã hội Cơ đốc giáo (CDU / CSU) tại Quốc hội Đức, đã đi thăm Việt Nam và vào ngày 24.08.2015 đã tiếp xúc, nói chuyện với 3 nhà tranh đấu cho nhân quyền là các ông Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân và Nguyễn Anh Chí tại khách sạn Metropole, Hà Nội.

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder là người đứng đằng sau Nguyễn Văn Đài

Trong tuyên bố nêu trên với truyền thông & báo chí, nghị sĩ Volker Kauder cũng đã đề cập đến sự kiện này: "Hồi mùa hè năm nay ở Hà Nội tôi cùng với những nghị sĩ khác của Khối liên đảng CDU / CSU tại Quốc hội Đức đã nói chuyện với ông Nguyễn Văn Đài và thấu hiểu ông là một người dấn thân cho đa nguyên và tự do ngôn luận ở đất nước ông. Qua cuộc nói chuyện cũng cho thấy rằng, tự do tôn giáo -mà hiện ở Việt Nam không được thực hiện đầy đủ- có ý nghĩa đối với Nguyễn Văn Đài là một công việc quan trọng trong tâm khảm."

Nghị sĩ Quốc hội Đức Volker Kauder và luật sư Nguyễn Văn Đài

Trong dịp gặp mặt 3 nhà đấu tranh nhân quyền ở Hà Nội hồi tháng 8 năm nay, nghị sĩ Volker Kauder đã ngỏ lời mời 3 nhà đấu tranh nhân quyền sang thăm nước Đức và ông sẽ thông báo với Bộ ngoại giao Việt Nam về việc này. Nhưng cho đến nay nhiều dấu hiệu cho thấy việc này đã không thành. Trong lời kết của tuyên bố với truyền thông & báo chí nghị sĩ Voker Kauder đã nhắc đến "một phép thử" cho mối quan hệ Đức-Việt Nam:

"Chúng ta ở nước Đức nỗ lực tạo mối quan hệ tốt với Việt Nam về chính trị và kinh tế. Nhưng tiềm năng của những quan hệ này chỉ có thể phát triển trọn vẹn, nếu một khi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện và những vấn đề trong lãnh vực này được giải quyết. Trường hợp Nguyễn Văn Đài là một phép thử cho điều này."

Nguồn của bản tin:
Kauder: Freiheit für vietnamesischen Bürgerrechtler


Từ Tri huyện thời đô hộ đến Công an thời độc lập

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Một trong những công ơn bác và đảng mang lại cho dân tộc ta là quyền hành xử độc lập tự do của Công an Nhân dân trong thời kỳ quá độ xây dựng CNXH đã 70 năm rồi nhưng không biết đến hết thế kỷ 21 này đã hoàn thiện chưa.

Dưới thời Thực dân Phong kiến, người Việt Nam tuy được làm quan nọ quan kia nhưng luôn bị nhà cầm quyền kìm kẹp, canh chừng hết sức nghiêm ngặt bằng một rừng luật, hở ra là bị nọc ra đánh, đi tù, hoặc bị đuổi việc. Lấy thí dụ như trường hợp cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ông nội DT (vì là thân sinh của cha già DT Nguyễn Sinh Cung tức cậu Cu Côn).

Theo tài liệu do nhà khảo cứu lịch sử Trần Gia Phụng, sau khi đỗ phó bảng năm 1901, ông nội DT đi làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi được thăng chức đi tri huyện Bình Khê (Bình Định) tháng 5 năm đó. Nhưng chẳng may:

“Trong một cơn say rượu, Nguyễn Sinh Sắc đã dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tù vào tháng 1-1910. Gia đình người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Nguyễn Sinh Sắc đã chối cãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi qua hạ bốn cấp quan lại và sa thải. Có tài liệu nói rằng chính nhờ ông Cao Xuân Dục (1842-1923), một thượng thư trong triều che chở, nên Nguyễn Sinh Sắc chỉ bị mất chức mà không bị phạt đánh trượng.(8) Cao Xuân Dục là người Nghệ An, cùng tỉnh với Nguyễn Sinh Sắc.” (1

Vì bọn thực dân phong kiến có cả một rừng luật, và chúng lại áp dụng đồng đều cho mọi người, mà không biết phân biệt đối xử, nên ông nội DT mới ra nông nỗi như thế.

Trong khi đó, nhà nước CHXHCNCC, độc lập tự do hạnh phúc, không có rừng luật nhưng có luật rừng, tùy đối tượng mà xử lý hay xử... tình.

Nhờ vào bộ luật rừng, phân biện đối xử, mà ta bảo vệ được đồng bọn, chẳng hạn như bọn công an đánh chết người vô tội như ngóe. Chỉ trong vòng 3 (ba) năm, mà CA đã tự do đánh chết 260 (hai trăm sáu mươi) người trong khi họ bị tạm giam tạm giữ. (2).

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Cha già DT đã dạy như thế. Bọn phản động đã sáng mắt ra chưa: Độc lập, Tự do của Cắt mạng không phải là thứ mơ hồ, viển vông, mà là thứ rất cụ thể, trông được, mò được, sờ được. Như trung tá Công An Trung tá Vũ Văn Hiển, phó công an phường 6 quận 3 Thành Hồ đã từng khẳng định với vợ anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (3).

So sánh quyền uy của một quan Tri huyện thời thực dân phong kiến với uy quyền của đầy tớ nhân dân ngành Công an thời Xã hội Chủ nghĩa: quả là một bước nhảy vọt vĩ đại từ Người xuống Vượn.

19.12.2015


_____________________________________

Chú thích:



Trước đại hội XII, đám khỉ Ba Đình chơi luật rừng với nhau

Tư Nghèo (Danlambao) - Khai mạc Hội Nghị Trung ương 13, khoá XI vào ngày 14 tháng 12, đầu đảng C(ướp)S(ạch)VN là Nguyễn Phú Trọng đã công bố "tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; nhân sự Bộ Chính trị..." cho khóa XII. (1)

Như vậy các chú trong sở thú Ba Đình đã đem luật rừng ra để tính chuyện sắp ghế với nhau: BCHTƯ khóa này lại họp hành để tuyển chọn Bộ chính trị khoá sau.

Trên nguyên tắc, dựa vào điều lệ nội quy đảng (cướp) của các chú, được thông qua vào ngày 19 tháng 01năm 2011, (2) thì:
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc (Điều 9, khoản 2)

2. Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định số lượng Ủy viên Trung ương chính thức và Uỷ viên Trung ương dự khuyết và bầu Ban Chấp hành Trung ương. (Điều 15, khoản 2)

3. Ban Chấp hành Trung ương (mới) bầu Bộ Chính trị. (Điều 17, khoản 1).

Do đó, các chú trong BCH TƯ hiện tại, đứng đầu là đảng trưởng Trọng lú đã mặc kệ Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đại hội đảng cướp lần thứ XII, ung dung cùng với tập đoàn cai trị đầu não đang có - BCHTƯ khoá XI, tự đề nghị, chọn lựa tập đoàn cai trị chóp bu sẽ có - BCHTƯ khoá XII.

Trong hội nghị TƯ 13 khoá XI này, Trọng lú đã vạch ra con đường hoạn lộ ĐMHCM 2016-2011 cho các đồng chí chúng nó như sau: "Trung ương sẽ bỏ phiếu biểu quyết danh sách các Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII. Đồng thời, Trung ương cũng bỏ phiếu biểu quyết đề cử các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII; bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII."

Thế là trong cuộc tranh giành, cướp giật quyền lực từ tay nhau, các chú 4 chân đang ngự ở sở thú Ba Đình đã "vô tư" cho hết những điều lệ giới hạn về độ tuổi cuốn theo chiều gió. Các chú cũng "bỏ túi" danh sách bè lủ cai trị cho khoá tới và đại biểu, đại hội tàn đời, tàn cuốc gì gì đó chỉ còn có nước nhắm mắt mà bầu. Cái này gọi là: đồng chí chúng ông cử - đồng rận chúng bây bầu.

Chưa hết, không phải chỉ trong nội bộ của đảng cướp, hành động của loài sản ở Ba Đình còn lan rộng sang phạm vi của 90 triệu người bị cướp. Các chú thuộc dạng"nhân loại chửa thành người" của khoá này đã cùng nhau đóng cửa tự nâng bi nhau để giới thiệu... khỉ nhà của mình vào "4 chức danh chủ chốt" cho khoá sau. Bốn chức danh này là Khỉ Tổng bí thư, Khỉ Chủ tịch Nước, Khỉ Thủ tướng và Khỉ chủ tịch Quốc hội. 

4 con vật này được chọn lựa trước để cai trị hơn 90 triệu người. Mặc kệ hơn 90 triệu người đó có ý cò ý kiến gì về quyết định của mấy con này hay không. Cái này đảng chúng gọi là: dân chủ tập trung. Tạm dịch là: mấy đứa dân làm chủ tập trung lại đây để chúng ông cai trị!



___________________________________

Chú thích:


Việt Nam bị áp lực phá giá đồng nội tệ lần thứ tư

HÀ NỘI (NV) - Trong khi Mỹ tăng lãi suất thì Việt Nam lại đẩy lãi suất ký thác đồng đô la xuống bằng không (0), một quyết định mà giới tài chính cho rằng đang có áp lực phá giá tiền đồng lần thứ tư.

Việt Nam đang bị áp lực phá giá đồng nội tệ lần thứ tư vào cuối năm 2015. (Hình : Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Trong một thông báo phổ biến trên trang mạng, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN hôm Thứ Năm 17 Tháng Mười Hai, 2015 loan báo lãi suất bằng không (0) cho tiền gửi ngân hàng bằng đô la Mỹ áp dụng từ ngày 18 Tháng Mười Hai, 2015. Mức lãi suất này áp dụng chung cho cả ký thác của cá nhân cũng như của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

Trước quyết định vừa kể, lãi suất ký thác tiết kiệm bằng đồng đô la Mỹ được Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ấn định là 0.25%.

Hối suất đồng nội tệ của Việt Nam sụt giá 0.14% tuần này nên phải đổi (giá chính thức) 22,532 đồng ăn một đô la hôm Thứ Sáu. Từ Tháng Tám, 2015 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã nới rộng biên độ hối suất đồng nội tệ từ 2% lên 3% hai chiều, tránh né nói thật là phá giá đồng bạc lần thứ 3 trong năm nay do phải vội vã đánh sụt giá đồng nội tệ sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân tệ.

Đồng tiền của nhiều nước Á Châu đang phát triển bị mất giá khi Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Fed) loan báo tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm chận đầu dấu hiệu lạm phát trong khi Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cũng vội hạ giá đồng nhân dân tệ.

Theo ông Đào Đức Mạnh, một nhà buôn bán ngoại tệ tại ngân hàng National Citizen Bank ở Hà Nội, được thuật lời trên bản tin của báo tài chính Bloomberg cho rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sụt giá sẽ tạo áp lực lên đồng nội tệ của Việt Nam. Bởi vậy, nhiều phần đồng bạc Việt Nam sẽ phải phá giá thêm vào đầu năm tới.
“Việc Ngân Hàng Nhà Nước hạ lãi suất ký thác đồng đô la Mỹ không có bao nhiêu tác động trong đoản kỳ.” Ông Mạnh nói. “Những ai muốn tích trữ đồng đô la thì họ vẫn tiếp tục làm như vậy vì lãi suất trước đó cũng đã thấp rồi.”

Vì cần thu gom ngoại tệ cho nhu cầu chi trả và nhập cảng, trước đây Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ấn định lãi suất cho đồng đô la Mỹ ký thác là 0.75%. Nhưng đến ngày 27 Tháng Chín, 2015, đánh sụt xuống còn 0.25% và bây giờ thì chỉ bằng không (0).

Trong một cuộc phỏng vấn phổ biến ngay trên trang mạng của Ngân Hàng Nhà Nước, bà Nguyễn Thị Hồng, phó thống đốc, nói rằng Ngân Hàng Nhà Nước “sẽ tiếp tục nhất quán với những giải pháp điều hành, kể cả các giải pháp về lãi suất, về tiền gửi và các giải pháp liên quan đến cơ chế điều hành” để “ổn định thị trường.”

Trong bản thông báo chính thức, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN nói việc định lãi suất bằng không (0) đối với đồng đô la Mỹ ký thác tiết kiệm là nhằm “thực hiện chủ trương chống đô la hóa của chính phủ, chuyển từ quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán bằng ngoại tệ.”

Một trong những mục đích mà Ngân Hàng Nhà Nước muốn xảy ra, khi thấy gửi tiền đô la ở ngân hàng không có sinh lời trong khi gửi đồng bạc nội tệ thì phân lời còn khá cao, người ta có thể bỏ chạy từ đô la sang tiền đồng để kiếm lời.

Tuy nhiên, hành động của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN có đạt được mục đích tích cực nào không, sẽ còn phải chờ. Khi Hà Nội phá giá đồng bạc lần thứ ba vừa qua, rồi hạ lãi suất ký thác đô la từ 0.75% xuống còn 0.25%, không mấy ai bỏ đô la mà đổi lấy đồng bạc. Người ta luôn luôn sợ sự bấp bệnh của đồng bạc.

Trong một bài phân tích tình hình thị trường ngoại hối, tờ TBKTSG nói rằng khi “lãi suất giảm còn 0.25% nhưng huy động đô la Mỹ vẫn tăng đều trong các tháng gần đây và với doanh nghiệp dù lãi suất về 0% họ vẫn găm giữ ngoại tệ chứ không bán cho ngân hàng để chuyển sang tiền đồng.”

Theo ý kiến của một chuyên viên ngân hàng Ngân Hàng Quân Đội tại Hà Nội được thuật lại trên Bloomberg, đồng bạc của Việt Nam sẽ vẫn bị áp lực phá giá chừng nào Fed còn tăng lãi suất và Trung Quốc còn đánh sụt giá đồng nhân dân tệ để cứu nền kinh tế của họ.

Nhìn chung, đồng bạc của Việt Nam đã mất giá 5.1% năm nay sau ba lần phá giá vào Tháng Giêng, Tháng Năm và Tháng Tám. (TN)

12-18-2015 5:10:27 PM 

Sợ rủi ro, dân né vắc-xin Quinvaxem miễn phí của chính phủ

HÀ NỘI (NV) - Cơn sốt vắc-xin dịch vụ đã khiến không ít người dân có con nhỏ lo lắng. Họ sẵn sàng bỏ tiền triệu và chờ đợi, nhất định né không chích vắc-xin Quinvaxem miễn phí của chính phủ cho con em.

Điểm tiêm chủng dịch vụ của trung tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội luôn trong tình trạng “cháy” vắc-xin dịch vụ.
(Hình: Người Lao Động)

Theo tin Người Lao Động, ngày 18 Tháng Mười Hai, 2015, những ngày qua, thông tin 40,000 liều vắc-xin dịch vụ Quinvaxem “5 trong 1” được nhập về Việt Nam tạo nên làn sóng chờ đón, săn lùng. Bởi hơn một năm qua, cơn sốt vắc-xin dịch vụ Quinvaxem “5 trong 1” (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib) không có chiều hướng giảm.

Tình trạng này bắt đầu từ khi có nhiều vụ tai biến làm chết các trẻ nhỏ ở khắp Việt Nam xảy ra, song những lời giải thích của Bộ Y Tế rằng, trẻ bị chết vì “trùng hợp ngẫu nhiên,” “bệnh lý sơ sinh” càng khiến người dân hoài nghi.

Ông Phạm Huy Hoàng, ngụ quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, phải tận dụng hết các mối quan hệ để đặt 3 liều vắc-xin dịch vụ “5 trong 1,” mỗi liều 2 triệu đồng, dù 2 tháng nữa con ông mới đến lịch hẹn để chích.

“Nếu không chích được vắc-xin dịch vụ trong nước, vợ chồng tôi tính tới phương án đưa con đi nước ngoài chích vì chẳng ai dám đặt cược tính mạng của con mình với vắc-xin miễn phí của chính phủ,” ông Hoàng nói.
Tin cho hay, nếu như các năm trước, những nhà nhập cảng nhập về hàng chục ngàn liều vắc-xin đủ giải “cơn sốt,” thì hiện nay con số đó không thấm vào đâu. Cho dù sốt ruột, lo lắng vì chờ đợi từ nửa năm hoặc hơn vẫn chưa có vắc-xin để chích, nhưng nhiều người vẫn kiên quyết chờ, mặc cho Bộ Y Tế khuyến cáo: “Vắc-xin dịch vụ sẽ còn khan hiếm đến hết năm 2016. Nếu tiếp tục chờ, phụ huynh sẽ đánh mất cơ hội tiêm phòng các bệnh hiểm nghèo cho con em mình.”

Nói với phóng viên Người Lao Động, ngày 17 Tháng Mười Hai, ông Nguyễn Trọng An, phó giám đốc trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Cộng Đồng, thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam cho rằng, người dân đã mất niềm tin vào vắc-xin miễn phí. Thậm chí, họ hoài nghi và quay lưng lại với những gì mà ngành y tế đang tuyên truyền về chất lượng vắc-xin miễn phí của chính phủ.

“Những kết luận của hội đồng y khoa về vắc-xin Quinvaxem cần cần khách quan hơn, những sai sót cần được xử lý thấu tình đạt lý hơn, chất lượng y tế cơ sở cũng cần bảo đảm hơn. Đến lúc ấy, ngành y tế mới có thể hô một tiếng là người dân nghe theo,” ông An phân tích.

Dù hầu hết các bậc cha mẹ đều hiểu, nếu trì hoãn chích vắc-xin cho con là nguy hiểm, nhưng tâm lý e ngại dường như đã thường trực trong suy nghĩ của họ. Không biết đến bao giờ tình trạng khan hiếm vắc-xin dịch vụ “5 trong 1” và “6 trong 1” mới chấm dứt tại Việt Nam? (Tr.N)

12-18- 2015 3:57:59 PM 

Vì sao LS Nguyễn Văn Đài bị bắt trước cuộc gặp đại diện EU?

Cát Linh, phóng viên RFA 2015-12-18 
000_Hkg579977-620
Luật sư Nguyễn Văn Đài tại Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 11/5/2007 -AFP photo
Ngày 16 tháng 12 vừa qua, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một luật sư nhân quyền, thường xuyên lên tiếng bênh vực cho dân oan và những người bị đàn áp tại Việt Nam đã bị bắt giam, khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật hình sự. Đây là lần bắt giữ thứ 2 đối với luật sư Đài sau 2007, ông bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Nói về hành động bắt giam luật sư Nguyễn Văn Đài lần này, những người đấu tranh dân chủ cho rằng lý do lớn nhất đó là sự lo sợ của chính quyền Việt Nam đối với những người có sự ảnh hưởng lớn như luật sư Nguyễn Văn Đài.
Không bất ngờ
Việc luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt tạm giam từ ngày 16 tháng 12 vừa qua là một điều tuy bất ngờ, nhưng sau đó các nhà hoạt động, đấu tranh dân chủ trong nước đều cho rằng đó là điều họ không ngạc nhiên.
Ông Trương Văn Dũng, một nhà đấu tranh dân chủ cho biết:
“Ngày đầu tiên như ngày hôm qua thì chúng tôi cảm thấy rất bất ngờ, nhưng cho đến giờ phút này, nhìn lại sự dấn thân của luật sư Đài thì chúng tôi thấy không có gì là bất ngờ. Bởi vì họ sợ nhất là những người nào họ thấy có tầm ảnh hưởng và nhất là quan hệ với cộng đồng quốc tế, giống như trước đây đối với luật sư Lê Quốc Quân. Cái trường hợp họ hành xử như thế ở Việt Nam là chuyện hết sức bình thường, vì đây là quyền trong tay của họ, luật của họ.”
Theo lời kể lại của bà Khánh, vợ của Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, gia đình không nhận thấy có hành động hay biểu hiện gì từ chính quyền và cơ quan an ninh trước khi luật sư Đài bị bắt:
Ngày đầu tiên như ngày hôm qua thì chúng tôi cảm thấy rất bất ngờ, nhưng cho đến giờ phút này, nhìn lại sự dấn thân của luật sư Đài thì chúng tôi thấy không có gì là bất ngờ.
- Ông Trương Văn Dũng
“Thậm chí buổi sáng hôm đó anh Đài vẫn đi gặp bên Liên minh Châu âu vì có cuộc hẹn với họ. Anh vẫn đi bình thường. Thật ra vẫn thấy có người theo dõi nhưng mình thấy ở nhà mình chuyện ấy là chuyện quá bình thường, cho nên bọn em hoàn toàn bất ngờ trước lệnh này của họ.”
Mặc dù cho biết rằng gia đình rất bất ngờ, nhưng bà Khánh có đưa ra những bày tỏ mà bà cho rằng chính là nguyên nhân dẫn đến lần bắt giam thứ hai của luật sư Đài:
“Anh Đài rất mong muốn dạy nhân quyền cho nhiều người và mở các lớp học về nhân quyền. Rất nhiều người tham gia và anh Đài cũng rất có ảnh hưởng đến giới trẻ. Anh ấy tập hợp được rất nhiều các bạn trẻ học về nhân quyền cũng như giúp họ hiểu thêm về luật pháp. Một điều nữa, anh Đài cũng là người có mối liên hệ ngoại giao với các nước khá là rộng. chính vì vậy, chính quyền 1 mặt là họ nể mà 1 mặt họ rất là sợ. Cho nên họ quyết định bắt giữ anh Đài.”
Đe dọa vì bất lực
Sau buổi thảo luận về nhân quyền ở Nam Đàn - Nghệ An vào ngày 6 tháng 12 vừa qua, luật sư Đài cùng với ba bạn trẻ khác đã bị những kẻ lạ mặt tấn công trên đường về. Nhưng sau đó, theo lời vợ của ông cho biết, ông vẫn có nhiều cuộc gặp với các Đại sứ quán. Không những thế, luật sư Đài còn tổ chức  nhiều các lớp học nhân quyền khác và pháp luật cho các thanh niên trẻ.
Nói về điều này, ông Nguyễn Trung Dũng, thành viên của Hội anh em dân chủ cho biết đó là ước mơ mà luật sư Đài đã nhiều lần chia sẻ với ông:
“Ước mơ của luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi hết quản chế là anh sẽ đi khắp mọi nơi, khắp tỉnh thành để phổ biến về hiến pháp và luật pháp cho người dân để họ sống và thực thi đúng với bổn phận của một công dân của một đất nước tự do, không vi phạm hiến pháp và cũng không ngu muôi về quyền của mình. Đấy là ước mơ của luật sư Nguyễn Văn Đài mà anh đã trao đổi với tôi rất nhiều lần và hình như anh đã bắt đầu thực hiện từ khi anh hết quản chế.
Ước mơ của anh là một người luật sư thì anh muốn đi khắp mọi nơi tiếp xúc với thật nhiều người để phổ biến cho người dân hiểu về luật pháp,v ề quyền con người để họ sống đúng với một con người theo quy định của Hiến pháp cũng như theo công ước quốc tế. Đó là cái cơ bản, cái chính nhất  của luật sư Nguyễn Văn Đài và là ước mơ của anh trong giai đoạn này.”
Theo ông Trương Văn Dũng, thì chính việc truyền dạy về nhân quyền và pháp luật của luật sư Nguyễn Văn Đài đã gây ra mối lo sợ cho chính quyền Việt Nam. Chính vì thế, họ đã có những hành động mà theo ông Dũng cho rằng, vừa thể hiện sự lo sợ với luật sư Đài, vừa muốn đe doạ những tầng lớp đấu tranh trẻ.
Họ bất chấp tất cả. Luật sư Đài là một người có tầm ảnh hưởng lớn trong nước và ngoài nước, vì thế họ lo sợ nên họ cố tình bằng mọi cách để ngăn chặn.
- Ông Trương Văn Dũng
“Đây là một hình thức họ muốn nói cho những người chứng kiến sự việc hôm ấy, cũng là một hình thức dằn mặt những người mới tham gia đấu tranh, chưa có kinh nghiệm, còn non nót trong việc cất lên tiếng nói.”
Ông Dũng cho biết, chính quyền hiện hành luôn có thái độ “e ngại” đối với luật sư Đài. Bằng chứng cụ thể là mặc dù đã tự do hoàn toàn  sau án tù 4 năm, cộng thêm 4 năm quản chế, thế nhưng tất cả những sinh hoạt, công việc thường ngày của luật sự Đài đều bị kiểm soát chặt chẽ.
“Mỗi khi có 1 hội thảo hoặc có 1 cơ quan đại diện quốc tế hay sự vụ gì thì họ lại tiếp tục dùng lực lượng an ninh và côn đồ bao vây, ngăn cản luật sư Đài ra khỏi nhà.”
Cũng theo lời ông Dũng kể lại, việc quản chế sau khi đã hết án hoàn toàn mà an ninh và chính quyền áp dụng với luật Đài được thể hiện ngay cả ở những sinh hoạt đời thường như đi lễ.
Việc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài trước khi diễn ra cuộc gặp với đại diện EU được cho là một sự thách thức của chính quyền Việt Nam đối với công luận quốc tế.
“Họ biết mà họ cố tình họ bắt chứng tỏ họ coi thường công luận. Họ bất chấp tất cả. Luật sư Đài là một người có tầm ảnh hưởng lớn trong nước và ngoài nước, vì thế họ lo sợ nên họ cố tình bằng mọi cách để ngăn chặn. Cuối cùng, không làm cách nào thì họ bắt và họ vu cho cái điều luật hết sức mơ hồ là điều luật 88.”
Một ngày sau khi Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt giam, vợ của ông cho biết bà đã gặp một số Đại sứ quán như Đức, Mỹ, Úc và Thuỵ Sỹ để đề nghị các cơ quan nhân quyền quốc tế lên tiếng đấu tranh trả tự do cho chồng của mình. Bà cũng cho biết thêm rằng mọi yêu cầu tiếp xúc, liên lạc với luật sư Đài đều bị từ chối.
Việc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài trước cuộc gặp với đại diện EU đã làm cho dư luận trong và ngoài nước lên tiếng phản đối mạnh mẽ. trong đó, không ít nhiều người cho rằng hành động này đã thể hiện sự bất lực của chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Quốc lộ 1A về miền Tây kẹt xe kéo dài hơn 10 km

Việt Tường | 

Quốc lộ 1A về miền Tây kẹt xe kéo dài hơn 10 km
Kẹt xe kéo dài hơn 10 km ở thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) tối 18/12. Ảnh: Việt Tường.

Đơn vị thi công nâng cấp quốc lộ 1A đang thảm nhựa ở Cai Lậy (Tiền Giang) khiến đoạn đường đi qua thị xã này bị kẹt xe kéo dài nhiều giờ.

Kẹt xe xảy ra từ 17h ngày 18/12, tại khu vực gần cầu Mỹ Quý hướng từ Mỹ Tho về cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang). 19h20, hàng nghìn xe các loại nối đuôi nhau trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Cai Lậy, kéo dài hơn 10 km.
Công an thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy đã huy động cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông túc trực tại ngã ba phường Nhị Mỹ để phân luồng.
Xe máy, ôtô 4 đến 16 chỗ được lực lượng làm nhiệm vụ hướng dẫn đi vào đường huyện 53, hướng về xã Tân Hội của huyện Cai Lậy rồi vòng ra quốc lộ 1A.
Một cảnh sát cho biết, đơn vị thi công nâng cấp quốc lộ đang thảm nhựa đường ở đoạn ngã tư Cai Lậy. Vì vậy, khu vực này chỉ cho xe chạy một bên nên xảy ra ùn tắc từ ngày 18/12.
Cảnh sát phân luồng, hướng dẫn xe máy và ôtô đến 16 chỗ đi đường vòng. Ảnh: Việt Tường.
Cảnh sát phân luồng, hướng dẫn xe máy và ôtô đến 16 chỗ đi đường vòng. Ảnh: Việt Tường.
Ông Nguyễn Văn Hữu, tài xế ôtô khách ở Cần Thơ cho biết, ông mất hơn 30 phút mới qua được đoạn đường kẹt xe 10 km. Đến 20h20, kẹt xe tại đây vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Theo zing.vn

Dự án 50 tỉ đồng... “đắp chiếu”

17/12/2015 21:54

Dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi được đầu tư 50 tỉ đồng nhưng sau khi hoàn thành đã không hoạt động

Tháng 4-2011, dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi được khởi công. Dự án do UBND huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư với tổng vốn 50 tỉ đồng. Tháng 10-2013 công trình hoàn thành nhưng đến nay vẫn không hoạt động, hơn 10.000 dân vùng này phải dùng nước bẩn.
Bà Nguyễn Thị Mân (ngụ thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà) cho biết hơn 10 năm sống tại thị trấn Di Lăng, gia đình bà thường xuyên dùng nước sinh hoạt từ các nhánh suối dẫn về, nhiều lúc bị ô nhiễm rất nặng. Vào mùa nắng nóng, suối khô kiệt, bà phải đi xin nước sinh hoạt ở những gia đình có giếng đóng, rất vất vả. “Từ khi biết nơi đây có dự án cấp nước sạch, chúng tôi mừng lắm. Thế nhưng, chờ mãi mà vẫn không thấy được giọt nước sạch nào từ dự án. Chẳng hiểu các ông ấy xây dựng kiểu gì” - bà Mân nói.
 Người dân thiếu nước sạch nhưng dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Di Lăng “đắp chiếu” nhiều năm qua
Người dân thiếu nước sạch nhưng dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Di Lăng “đắp chiếu” nhiều năm qua
Khảo sát theo đơn phản ánh của người dân, chúng tôi phát hiện nhiều hạng mục của dự án đang hư hỏng nặng. Hai bên thân đập dùng để lấy nước từ đầu nguồn bị cuốn trôi hoàn toàn, nước tràn trên đỉnh đập. Các đường ống nối từ đập đến khu xử lý đã xuống cấp, lăn lóc ngổn ngang. Tại khu xử lý nước, bờ ta-luy bị sạt lở nặng, các hồ chứa khô kiệt.
Trước thực trạng trên, ông Phạm Trường Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, lý giải trong thời gian chạy thử trước khi nghiệm thu, một trận lũ lớn đổ về làm hư hỏng nhiều hạng mục của dự án. Sau khi “động viên” các nhà thầu thi công khắc phục thiệt hại, đến ngày 30-4-2014, công trình hoàn thành, chuẩn bị nghiệm thu thì phát hiện nguồn nước thô cung cấp không đủ.
“Nguyên nhân thiếu nước là do lượng mưa trung bình những năm gần đây thấp hơn so với những năm trước khi nghiên cứu dự án, đồng thời hạn hán kéo dài làm khô kiệt nguồn nước. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu khoảng 50% nguồn nước vào những tháng mùa khô hằng năm” - ông Thọ nói. Cũng theo ông Thọ, chủ đầu tư đang khắc phục những hư hỏng, tồn tại của dự án. Dự kiến hết quý I/2016, công trình sẽ tiếp tục hoạt động.

Kiểm điểm chủ đầu tư
Ông Phạm Trường Thọ cho biết rõ để xảy ra tình trạng công trình cấp nước không hoạt động, trách nhiệm trước tiên thuộc UBND huyện Sơn Hà và đơn vị quản lý trực tiếp là Ban Quản lý Dự án xây dựng hệ thống cấp nước thị trấn Di Lăng. “UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo huyện Sơn Hà nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác quản lý, điều hành. UBND huyện chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan và có biện pháp xử lý cụ thể” - ông Thọ nói.

Bài và ảnh: TỬ TRỰC