Monday, March 6, 2017

Xã “rốn lũ” mơ làm du lịch

Lâu nay, người dân cả nước đã biết đến xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là “rốn lũ”, khi năm nào nước lũ cũng ngập tới nóc nhà. Nhưng với tiềm năng vốn có của mình, chính quyền và người dân xã Tân Hóa đang ước mơ trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách…
Xã “rốn lũ” mơ làm du lịch
Hiện ở Tân Hóa mới chỉ có chi nhánh của Công ty Oxalis là nơi phục vụ ăn nghỉ và đưa khách khám phá hệ thống hang Tú Làn. Ảnh: Phan Phương
“Nếu những ai đã đến Tân Hoá rồi chắc chắn sẽ đồng ý với tôi là Tân Hoá thật đẹp. Ngôi làng nhỏ yên bình với những ngôi nhà gỗ truyền thống của bà con người Nguồn thật bình dị, nên thơ. Dòng sông Rào Nan uốn lượn quanh làng tạo thành những cánh đồng lúa, ngô xanh mướt như một bức tranh thủy mặc… Oxalis nhận thấy Tân Hoá có tiềm năng trở thành ngôi làng du lịch cộng đồng…” – ông Nguyễn Châu Á – Giám đốc Công ty Oxalis (đơn vị lữ hành đang thực hiện tour du lịch khám phá hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng) nêu ý tưởng.
Nếu được đào tạo, hướng dẫn, chắc chắn người dân Tân Hóa sẽ làm được du lịch. Trước mắt, người dân Tân Hóa sẽ đảm nhận dịch vụ ẩm thực từ chính thức ăn mà người dân tự trồng, tự nuôi như gà, vịt, rau xanh… Làm hướng dẫn viên cho những du khách nước ngoài bằng các dịch vụ như: Nhổ lạc, bẻ bắp, làm đất, đi cày. Ai có điều kiện thì khuyến khích mở homestay cho khách lưu trú qua đêm…”.
Ông Cao Thanh Bình
Với nhiều người, ý tưởng trên có thể là xa vời nhưng chúng tôi tin với kinh nghiệm và tầm nhìn của một người làm du lịch chuyên nghiệp như ông Nguyễn Châu Á, cùng với tiềm năng vốn có và sự cần cù, chịu thương, chịu khó, cách sống chan hòa, dễ mến của người dân nơi đây, ước mơ đưa Tân Hóa thành một làng du lịch cộng đồng độc đáo, hấp dẫn sẽ sớm thành hiện thực.
Biến “rốn lũ” thành “mùa nước nổi”
Nhắc đến Tân Hóa chắc chắn nhiều người sẽ nhớ ngay đến cụm từ “rốn lũ”. Năm lũ ít thì nước ngập sàn nhà, lũ lớn thì ngập đến mái. Cảnh nước ngập đến mái nhà không còn xa lạ gì với người dân Tân Hóa. Nhưng lũ vẫn là nỗi ám ảnh đối với người dân vùng cao này. Cứ mỗi mùa lũ đi qua là tất cả tài sản của bà con mất hết. Có năm bà con được mùa ngô lúa nhưng lũ về một trận, cả làng không còn một hạt thóc khô, mọi thứ trôi hết.
Tuy nhiên, từ sau cơn đại hồng thủy năm 2010, mọi thứ đã thay đổi. Giữa cái khó khăn tận cùng sau cơn đại hồng thủy, người dân nơi đây đã sáng chế ra chiếc nhà bè. Nhà bè được làm trên khoảng 20 đến 30 chiếc thùng phuy rỗng kết lại, khi nước dâng cao, nhờ các thùng phi rỗng này mà nhà nổi theo nước. Để làm một căn nhà nổi rộng chừng 15 đến 20m2, bà con đầu tư từ 30-35 triệu đồng, khi nước lũ về là nơi cư trú cho cả gia đình 8 – 10 người và còn chứa thêm các vật dụng thiết yếu như tivi, xe máy, lương thực… Để giữ thăng bằng và cố định vị trí nổi cho cả ngôi nhà, người dân sáng tạo thêm hai cột định vị gắn vào hai góc ngôi nhà… Và từ đó nhà bè trở thành phao cứu sinh để người dân Tân Hóa có thể “sống chung với lũ”.
xa “ron lu” mo lam du lich hinh anh 2
Bên trong động Tú Làn – một trong những điểm quay bộ phim “bom tấn” Kong: Skull Island. Ảnh: Trúc Quân Tử
Mùa lũ năm 2016, Tân Hóa lại chìm trong biển nước, cánh nhà báo chúng tôi lại tìm đường lên đây. Đích thân Chủ tịch UBND xã Tân Hóa Ngô Thanh Đá chèo thuyền chở chúng tôi đến thăm những ngôi nhà bè, nơi người dân Tân Hóa đang ung dung sống bình an giữa những ngày lũ lớn. “Các anh thấy không, bây giờ cuộc sống dân vùng cao Tân Hóa mình cũng có mùa “nước nổi” rồi. Bình thường  người dân lo làm ăn, nhưng từ tháng 9 trở đi, trước khi những cơn lũ lớn ập về, người dân Tân Hóa phải chuẩn bị lương thực, chất đốt và đưa dần những vật dụng quan trọng, quý giá lên nhà bè để sống trong những ngày lũ lớn” – ông Đá nói.
Theo lời ông Đá, địa hình của Tân Hóa nằm trong một thung lũng mà 3 bề là lèn núi đá vôi. Dòng Rào Nan khi chảy về Tân Hóa gặp phải những lèn núi đá chặn ngang. Bình thường, dòng nước sẽ len lỏi theo những hang ngầm để đổ về sông Gianh, nhưng những ngày mưa lớn, nước đổ về nhanh, những hang ngầm không thoát kịp, khiến nước lũ dâng lên cao. Có một điều, nước lũ ở Tân Hóa dâng cao nhưng rút chậm và không chảy xiết. Chính vì vậy, ngay trong những ngày nước lũ dâng cao, cuộc sống của người dân Tân Hóa vẫn diễn ra một cách an toàn. Trong những căn nhà bè, những bếp lửa hồng vẫn bập bùng cháy và những bữa cơm tươm tất vẫn được chị em phụ nữ chuẩn bị chu đáo, chứ không còn cái cảnh phải sống trên lèn đá và  nhai mì tôm sống như những năm trước cơn đại hồng thủy năm 2010. Chứng kiến cảnh người dân Tân Hóa ung dung sống trong những ngày lũ lớn, nhiều người hôm ấy đã lạc quan cho rằng: Những ngày nước lũ này, nếu có ai đó mở một tour du lịch về Tân Hóa chắc sẽ hút khách!?
Tân Hóa có gì để ước mơ?
Nếu chỉ là một làng rốn lũ thì việc Tân Hóa muốn trở thành một làng du lịch cũng mãi chỉ là một giấc mơ. Nhưng Tân Hóa thì đâu chỉ có vậy, ngoài phong cảnh nên thơ đẹp như một bức tranh thủy mặc, Tân Hóa còn có hệ thống hang động Tú Làn gồm 10 hang động khác nhau với hệ thống thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.
Cũng tại nơi đây, đầu năm 2016, đoàn làm phim đến từ kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood đã thực hiện một số cảnh quay quan trọng cho bộ phim bom tấn Kong: Skull Island. Theo nhiều chuyên gia và doanh nhân làm du lịch, việc Hãng phim Legendary chọn Việt Nam (trong đó có Tân Hóa) làm bối cảnh quay Kong: Skull Island là món quà lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Bởi rồi đây khi bộ phim được công chiếu trên toàn cầu, hàng triệu người xem và thấy được phong cảnh tự nhiên ngoạn mục trên phim, hình ảnh Việt Nam sẽ được lưu giữ trong nhiều người…
Trở lại vấn đề làm du lịch của Tân Hóa, ông Cao Thanh Bình – Bí thư Đảng ủy xã Tân Hóa cho biết, lãnh đạo xã đã nhận thức được vấn đề và phối hợp Công ty Oxalis xây dựng đề án, các bước kế hoạch để quyết tâm thực hiện. Về phía địa phương sẽ cố gắng hết sức trong việc vận động người dân xây dựng một cảnh quan tự nhiên đẹp trong mỗi ngôi nhà, mảnh vườn của mình. Đặc biệt là cách đón tiếp, giữ gìn bản sắc văn hóa sinh hoạt, ẩm thực của địa phương, làm sao tạo được nét độc đáo riêng, đủ sức hấp dẫn được du khách. Ông Bình tin rằng, nếu được đào tạo, hướng dẫn, chắc chắn người dân Tân Hóa sẽ làm được.
Theo ông Bình, hiện tại ở Tân Hóa mới chỉ có chi nhánh của Công ty Oxalis là nơi dừng chân và đưa khách thám hiểm hệ thống hang động Tú Làn. Hàng năm đã có hàng ngàn lượt khách đến thám hiểm Tú Làn nhưng họ chỉ đi qua Tân Hóa mà chưa một lần ở lại Tân Hóa. Tuy vậy, nhờ Công ty Oxalis khai thác du lịch ở Tú Làn mà mỗi năm xã nghèo như Tân Hóa đã có nguồn thu ngân sách trên 500 triệu đồng.
Theo Dân Việt

Việt Nam “cắt lãnh thổ” cho Trung Quốc bồi đắp đảo trên Biển Đông?

Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Biển Đông ngày càng căng thẳng và khốc liệt. Trung Quốc không ngừng bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn, đường băng cho chiến đấu cơ và cơ sở quân sự cho tàu chiến, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, hủy hoại môi trường sinh thái biển. Lên án, phẫn nộ…nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: Trung Quốc lấy đâu ra lượng cát khổng lồ để bồi đắp số đảo này? Ai đã tiếp tay cho anh bạn hàng xóm phương Bắc “làm mưa làm gió”, uy hiếp và không ngừng củng cố sức mạnh quân sự trên Biển Đông?
Việt Nam “cắt lãnh thổ” cho Trung Quốc bồi đắp đảo trên Biển Đông?
Trung Quốc dùng cát – lãnh thổ của Việt Nam để bồi đắp đảo, xây tiền đồn quân sự trên Biển Đông
Nói đến bồi đắp đảo, chúng ta đều biết nguyên liệu chính mà Trung Quốc sử dụng là “cát”, nhưng cát hút lên từ đáy biển thì không thể dùng trong xây dựng vì có muối. Để bồi đắp hàng km2 đảo đá nhân tạo cũng như xây dựng các công trình quân sự đi kèm như hiện nay, ắt hẳn lượng cát này phải cực kỳ khổng lồ…Vậy thì, Trung Quốc lấy cát ở đâu?
Chắc chắn, với tham vọng và bản tính tham lam, Trung Quốc không bao giờ ngu ngốc tự “cắt” một phần lãnh thổ để đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, điều đó cũng giống như ta tự cắt ngón tay để đắp thành bàn chân có 6 ngón. Mà họ sẽ vung tiền mua “lãnh thổ”, thậm chí là “cướp” từ các quốc gia lân cận bằng mọi thủ đoạn.
Có ai đã tự hỏi những xà lan cỡ lớn chứa đầy cát liên tục vào ra Vịnh Cam Ranh, khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam sẽ đi đến đâu hay không? Có ai đã tự hỏi tại sao dọc theo đất nước Việt Nam hình chữ S, nơi nào cũng có hàng chục doanh nghiệp khai thác cát, thậm chí hoạt động bất chấp sự truy quét từ phía lực lượng chức năng và phản đối của người dân? Tại sao nhu cầu cát lại lớn đến thế? Xin thưa, sau thời gian điều tra của PV, những tàu cát này phần lớn đều được đại diện phía đầu nậu Trung Quốc thu gom, bất kể là số lượng bao nhiêu và giá cả thế nào. Bởi vì với Trung Quốc, tiền là thứ họ không thiếu, đặc biệt là khi Việt Nam lại là con nợ lớn bao nhiêu năm qua. Thứ họ cần là cát, là “lãnh thổ” của Việt Nam mà thôi.
Cát không chỉ là khoáng sản, là vật liệu xây dựng, mà cần phải hiểu sâu sắc hơn, đó là lãnh thổ. Việc khai thác cát không những gây sạt lở, đe dọa trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dân; mà nguy hại hơn là đe dọa đến an ninh quốc gia, khiến lãnh thổ bị thu hẹp ở góc độ diện tích đất tự nhiên.
Vùng biển nước ta đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long bị mất 5km2 mỗi năm do sạt lở. Dọc theo các khu vực nạo vét cát trên cả nước, cuộc sống người dân khó khăn hơn trước, nhà cửa bị hư hỏng nặng, thậm chí đổ sập xuống sông và trôi theo dòng nước. Khai thác cát vô tội vạ gây sạt lở đã khiến lãnh thổ nước ta bị thu hẹp ở góc độ diện tích đất tự nhiên.
Trong khi đó, Trung Quốc lại dùng chính lãnh thổ Việt Nam để mở rộng lãnh thổ, thực thi yêu sách vô lý của mình. Cát hút lên từ Việt Nam đang được Trung Quốc thu gom để xây dựng, kiến tạo các đảo nhân tạo, xây các tiền đồn quân sự trên biển, dùng làm “bàn đạp” chiếm Biển Đông, thậm chí là tấn công, uy hiếp Việt Nam khi “thời cơ” đến.
%image_alt%
Trong khi lãnh thổ Việt Nam bị sạt lở, bào mòn nghiêm trọng …
%image_alt%
Thì Trung Quốc lại dùng chính “lãnh thổ” Việt Nam bồi đắp đảo nhân tạo trên biển Đông
Hàng ngày hàng giờ, chúng ta không ngừng hô hào yêu nước, bảo vệ độc lập chủ quyền, phản đối Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông, nhưng đã làm gì khi kẻ thù vào tận nhà xẻo đất để bồi đắp cho các đảo của họ? Chẳng phải vì tham tiền, vì cái lợi trước mắt mà người ta đang tự tay cắt đất, bán “lãnh thổ” Việt Nam cho giặc hay sao? Trung Quốc có bành trướng được trên biển Đông, nếu không có cát hút từ Việt Nam làm nền móng vững chắc?
Trong khi diện tích đất tự nhiên Việt Nam ngày càng thu hẹp, thì Trung Quốc không ngừng bành trướng trên Biển Đông. Trong khi ông cha ta và các chiến sĩ không tiếc xương máu ngày đêm bảo vệ từng tấc đất biên giới, từng tấc lãnh hải trên biển Đông, thì một bộ phận không nhỏ trong chúng ta lại vì cái lợi trước mắt mà cam tâm bòn rút “lãnh thổ” dâng cho Trung Quốc. Đừng trách ai cả, chỉ trách chúng ta quá tham lam, mờ mắt vì đồng tiền.
Theo VnBlue

Báo lề Đảng “sờ gáy” Bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa?

Báo lề Đảng “sờ gáy” Bí thư Tỉnh Ủy Thanh Hóa?
Tờ Thanh Niên nổ phát súng đầu tiên nhắm vào Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến.
Lâu nay báo lề Dân dậy sóng về quan hệ giữa cô Trần Vũ Quỳnh Anh và ông Trịnh Văn Chiến với loạt bài của tác giả Trịnh Văn Duy, đã vạch rõ “đường đi nước bước” của cô Quỳnh Anh này, từ một tay tạp vụ, bằng cấp chỉ là Cao đẳng Công nghệ Thông tin Vinh (Nghệ An), Trần Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng chân tạp vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa vào năm 2008.
Và cuộc đời của cô tạp vụ Trần Quỳnh Anh đã sang một trang mới khi lọt vào mắt xanh của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn. Khi trở thành tình nhân của ông Ngô Văn Tuấn, Trần Quỳnh Anh ngay lập tức được tuyển vào công chức của Sở Xây dựng mà không cần có bằng đại học.
Ngô Văn Tuấn đã khôn khéo sử dụng cô bồ vừa để thỏa mãn tình dục, lại làm món hàng dâng hiến cấp trên để được thăng quan tiến chức.
Năm 2010, Trịnh Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực được HĐND bầu giữ chức Phó bí thư kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trần Quỳnh Anh nhanh chóng trở thành người tình của Trịnh Văn Chiến từ đó đến nay. Và cứ thế, Quỳnh Anh được đề bạt lên các chức vụ khác, và hiện là Trưởng phòng Nhà và Bất động sản thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Sau khi đóng vai trò “bồ nhí” của ông Bí thư, tài sản của cô gái sinh năm 1986 này bỗng mọc lên như nấm sau mưa.
Để hợp thức hóa đứa con giống ông Chiến như đúc, Quỳnh Anh và Trịnh Văn Chiến đã dựng lên một cuộc hôn nhân giả giữa Quỳnh Anh và người đàn ông người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên, người dân sống quanh khu vực căn biệt thự mà Quỳnh Anh và con đang ở tại Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hoá và thậm chí họ hàng, bạn bè của cô ta cũng chưa một lần được gặp mặt ông chồng trong hôn thú.
* * * Những thông tin chưa được kiểm chứng trên báo lề Dân này đến hôm nay lại xuất hiện trên báo lề Đảng.
Hôm nay với tiêu đề “Quan lộ thần tốc của ‘hot girl’ xứ Thanh”, tờ Thanh Niên đăng hình căn biệt thự 3 mặt tiền tại khu đô thị Bình Minh, TP.Thanh Hóa của Quỳnh Anh, và mô tả những bước “ thần tốc trên quan lộ” của Quỳnh Anh, từ nhân viên thường, chỉ trong một thời gian rất ngắn, Trần Vũ Quỳnh Anh đã được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng và liên tiếp bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại sở này.
Tờ báo này viết: “Theo tài liệu của Thanh Niên, bà Trần Vũ Quỳnh Anh, sinh năm 1986, thường trú tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Là người khá xinh xắn nên từ hồi đi học và kể cả khi đi làm, bà Quỳnh Anh luôn được bạn bè, mạng xã hội nhận xét như một “hot girl”.
Và quá trình thăng tiến của Quỳnh Anh được tờ Thanh Niên gọi là “bổ nhiệm tốc hành”: “Từ năm 2008 – 2010, với tấm bằng Cao đẳng (CĐ) Công nghệ thông tin ở Nghệ An, Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tin học (hệ tại chức) Trường ĐH Vinh, đầu năm 2011, Quỳnh Anh được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm kiểm định chất lượng của Sở Xây dựng Thanh Hóa (không qua thi tuyển). Năm 2012, Quỳnh Anh được điều về Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản của sở này. Từ tháng 10.2013 – 4.2014, bà nghỉ sinh con đầu lòng….
Tháng 4.2015, bà Trần Vũ Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, và chỉ 6 tháng sau (tháng 10.2015), được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Việc bổ nhiệm một người không có trình độ chuyên ngành làm lãnh đạo cấp phòng đã gây nhiều dị nghị trong nội bộ Sở Xây dựng Thanh Hóa vào thời điểm đó. Bởi thực tế, với trình độ chuyên môn như trên, bà Quỳnh Anh không đủ cả tiêu chuẩn để được tuyển dụng làm công chức của Sở (thông qua thi tuyển), chứ chưa nói đến chuyện liên tiếp được bổ nhiệm làm lãnh đạo phòng”.
Ngoài việc được bổ nhiệm các chức vụ một cách thần tốc, Quỳnh Anh còn được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng (nhiệm kỳ 2015 – 2020) .
Câu hỏi mà tờ Thanh Niên đặt ra là ngoài sự thăng tiến bất thường, với thu nhập mỗi năm khoảng 60 triệu đồng, gia đình không mấy khá giả, nhưng Quỳnh Anh sử dụng khối tài sản lên tới hàng chục tỷ đồng. Từng sở hữu một căn biệt thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh), P. Đông Hương, TP.Thanh Hóa (hiện căn biệt thự này đã được bà Anh chuyển nhượng cho… mẹ ruột của mình) và một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá nhiều tỉ đồng… Đây là xe sang, biển số “độc” trùng với năm sinh của bà Quỳnh Anh (30E-019.86), đăng ký của chiếc xe này còn ghi rõ bà Trần Vũ Quỳnh Anh có địa chỉ tại lô 9, LK3 – khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì, Hà Nội). Trong khi địa chỉ ghi trong hồ sơ lý lịch cũng như hợp đồng mua lô biệt thự tại khu đô thị Bình Minh (TP.Thanh Hóa) của bà này là tại số 39 Đàn Xã Tắc, phố Tây Sơn 1, P.Phú Sơn, TP.Thanh Hóa. Hiện chiếc xe này cũng đã được sang tên cho một người khác.
Tuy tờ Thanh Niên không nêu đích danh ông Trịnh Văn Chiến có mối quan hệ như thế nào với Quỳnh Anh, và khối tài sản của Quỳnh Anh có phải do ông Chiến cung phụng hay không? Nhưng ở giữa bài báo, tờ Thanh Niên lại chèn phụ thêm phần “tin liên quan”, in hình ông Chiến với tiêu đề bài “ Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bác bỏ thông tin có “ bồ nhí”. Đúng là “thưa ông tôi ở bụi này”.
Trước đây khi những thông tin về quan hệ giữa Quỳnh Anh và ông Chiến tràn ngập trên mạng, thì đám Dư luận viên nhảy vào bảo vệ ông Chiến và phê bình rằng, những bài báo trên hành văn lủng củng, thiếu chuyên nghiệp. Nhưng không hề bác bỏ về khối tài sản khủng của Quỳnh Anh.
Tuy báo chí đã “khua chiêng gõ mõ”, nhưng phải chăng cuối cùng chỉ là “đá ném ao bèo”, vì “chống tham nhũng khó vì Ta tự đánh Ta”. Cũng chính từ câu nói đã “đi vào huyền thoại” này, ông đã tự động đứng chung hang ngũ với bọn quan tham. Tức là “Ta”.
Nạn tham nhũng của các quan chức tại việt nam đang trở thành “quy luật”. Vì để được thăng quan tiến chức, thì họ phải bỏ tiền ra “mua”. Điều này đã được Võ Hoàng Anh, Đoàn Vũ Duy và hàng loạt cán bộ Thanh tra giao thông Cần Thơ, khi bị bắt, đã “khai báo thành khẩn” rằng, cần phải bảo kê để lấy tiền hối lộ cấp trên để được thăng quan tiến chức.
Phải chăng lúc này TBT Nguyễn Phú Trọng đang bấm bụng “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”? Chính từ một câu nói này của ông Trọng mà đã phơi bày toàn bộ bản chất của chế độ chính trị Việt Nam hiện tại. Đó là chế độ đảng trị, chuyên chế, vì lợi ích ích kỷ của giới lãnh đạo đảng cầm quyền chứ hoàn toàn không phải là nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” như vẫn hô hào bấy lâu nay.
Theo Dân luân/Thanh niên

Trưởng phòng chôm trứng, phó sở bẻ hoa, làm “quan” xin chớ làm hề

Có thể cái anh trưởng phòng kia hồn nhiên lấy mấy quả trứng thôi, anh ấy nghĩ của dân cũng như... của mình, mấy quả xá gì. Chị phó giám đốc sở kia cũng vậy, cành hoa nghĩa lý gì...
Trưởng phòng chôm trứng, phó sở bẻ hoa, làm “quan” xin chớ làm hề
Hình ảnh nữ phó giám đốc sở bẻ hoa mai anh đào khiến nhiều người ngao ngán. Ảnh: VTC
Tôi định không nhắc gì đến cái vụ bẻ hoa mai anh đào Đà Lạt nữa, bởi dù sao chị ấy cũng là phụ nữ. Vả, ngày hôm nay cả mạng lẫn báo chính thống đã đồng loạt “lên đồng” rồi. Nhưng tự nhiên một anh bạn lại nhắc: Hình như trình cán bộ ta có vấn đề ông ạ. Trưởng phòng cấp huyện thì… cầm nhầm trứng vịt của dân. Phó giám đốc sở thì bẻ hoa như tụi sửu nhi. Hiệu trưởng thì chối bay chối biến việc mình can dự mà nếu chị ấy có nhận cũng chả sao bởi nó là tai nạn khách quan, lỗi rất nhỏ so với việc chị ấy chối cật lực để phi tang hoàn toàn…
Lại nhớ ý kiến của ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Trưởng ban thường trực ban Tổ chức Trung ương phát biểu hôm rồi tại hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức cán bộ, là chúng ta có tiêu cực, thao túng trong công tác cán bộ. Còn Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh trong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị về công tác tổ chức thì nói: “công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần phải kiên quyết khắc phục. Công tác cán bộ và quản lý cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; bệnh thành tích trong đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng chưa cao…”.
Rõ ràng là những ý kiến này được đúc kết từ thực tiễn, và hoàn toàn có cơ sở, mà mấy vụ điển hình vừa diễn ra trên kia là ví dụ.
Dư luận xì xào một số cán bộ của ta phải chạy để ngồi vào chỗ ấy, và khi chạy xong thì họ phải… thu hồi vốn. Nguồn gốc của tham nhũng, hối lộ chính là từ đây một phần. Và đã chạy thì rõ ràng các tiêu chuẩn phải được du di, nếu không muốn nói là rỗng hoàn toàn. Nên lâu lâu ta lại nghe đồng chí này đồng chí kia bị kỷ luật vì khai man lý lịch, mượn bằng của người khác để nộp, hoặc làm bằng giả vân vân.
truong phong chom trung, pho so be hoa, lam “quan” xin cho lam he hinh anh 2
Loại trứng tròng đôi được vị trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện chợ Gạo (Tiền Giang) thuận tay mang về. Ảnh: Thạch Ca
Tôi là người phản đối lối tuyển người và đề bạt lấy bằng cấp làm trọng, nó là mảnh đất để sinh ra nạn bằng giả, chạy bằng, học mà không học, học xong mà chả biết gì, cào bằng năng lực cán bộ, thủ tiêu năng lực… nhưng tôi vẫn cho rằng, bằng là điều kiện cần để tuyển dụng. Ít nhất phải đạt đến trình độ nào đấy mới ngồi vào vị trí ấy. Cái bằng nó chứng tỏ anh có học (tất nhiên là bằng ra bằng chứ không phải loại bằng như hiện nay, quá nhiều mà hàm lượng khoa học rất thấp, ai học tại chức, mở, từ xa, thậm chí một vài trường đại học chính quy nữa, bây giờ thì biết). Và khi có học thì ứng xử của anh ít nhất nó cũng bớt phần tăm tối đi, nó hướng thiện hơn, biết lẽ phải hơn, không bị sa vào những lỗi ngớ ngẩn như lấy mấy quả trứng, bẻ mấy cành hoa, chối bay một việc mà lẽ ra nếu mình đứng ra xử lý thì câu chuyện nó nhẹ đi rất nhiều, vân vân…
Chính phủ đang rất cố gắng, và đã có những thành công nhất định trong việc tạo ra một chính phủ kiến tạo và liêm chính, nhưng rõ ràng, một số công bộc trong bộ máy ấy, hình như đang có vấn đề, đang không theo kịp những ý tưởng rất hay rất đẹp mà người đứng đầu chính phủ luôn trăn trở và kêu gọi mọi người làm theo. Ba việc tôi nêu ở trên là ba việc rất nhỏ, nhỏ vô cùng trong hàng ngàn hàng vạn việc mà các cán bộ trong bộ máy đang thực thi hàng ngày, thế nhưng đau đớn là, rất nhỏ nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn, và nó khiến người ta đặt câu hỏi, việc nhỏ mà còn thế thì việc lớn sẽ ra sao? Cán bộ cỡ ấy mà thế mà được làm to hơn sẽ như thế nào?
Có thể cái anh trưởng phòng kia hồn nhiên lấy mấy quả trứng thôi, anh ấy nghĩ của dân cũng như… của mình, mấy quả trứng xá gì. Chị phó giám đốc sở kia cũng vậy, cành hoa nghĩa lý gì khi cả những cánh rừng đại ngàn kia giờ còn toàn cỏ lau, cả cô hiệu trưởng kia nữa… nhưng các anh chị ấy không nghĩ rằng, những hành vi dù nhỏ ấy, nó phản ánh chính tầm văn hóa, tư duy của họ. Cái cách họ làm nữa, nó điềm nhiên quá, không vẻ gì là lén lút, là e dè lưỡng lự cả. Nhân dân, trong khả năng của mình, họ lên án, phản đối những hành vi ấy, bởi các anh chị là công bộc của dân, là những người phải lo cho dân, chứ không phải làm những điều chướng tai gai mắt ấy, dù đấy là những điều có thể hết sức bột phát, hết sức nông nổi, hết sức có thể… thông cảm…
Ở mỗi chỗ đứng, phải có cách hành xử tương xứng. Người xưa (qua cụ Tào Mạt) bảo: Đã làm quan thì không làm hề, là thế…
Theo Dân Việt

Biển Đông: Dàn trận cho cuộc thử sức lớn

Bùi Tín Theo VOA-07/03/2017Những ngày đầu tháng 3, tình hình biển Đông-Việt Nam trở nên căng thẳng. Cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng các nước đồng minh của mỗi bên đang có dấu hiệu tăng thêm nồng độ. Tổng thống mới của Hoa Kỳ Donald Trump đã yên vị, sắp xếp tạm xong những chức vị chủ chốt, đã có tuyên bố rõ ràng về các chính sách lớn về đối nội và đối ngoại, nêu rõ chính sách cứng rắn với Trung Quốc về kinh tế, tài chính, quốc phòng. Về biển Đông các bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của chính quyền Trump còn tỏ ra mạnh mẽ hơn cả tổng thống trong việc đối đầu với chính sách bành trướng của Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nhiều lần khẳng định giữ nguyên và củng cố liên minh quân sự với các nước Liên Âu, với các nước châu Á và Đông Nam Á như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Philippines, Indonesia..., kiên quyết bảo vệ tự do thông thương hàng hải và hàng không quốc tế trong vùng, kiên quyết chống lại việc độc chiếm và biến các đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự. Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson còn mạnh mẽ tuyên bố không cho ai được chiếm các đảo nhân tạo trong vùng biển quốc tế, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
Từ ngày 28/2/2017, tình hình vùng biển Đông căng thẳng thêm một nấc. Đô đốc James Kilby chỉ huy Cụm tàu sân bay USS Carl Vinson tuyên bố ngày 28/2 rằng đây là "một lịch trình hải hành thông thường", "một cuộc diễn tập thường diễn ra". Nhưng các nhà bình luận quân sự đều cho rằng đây là một hành động rất quan trọng nhằm thăm dò, nắn gân Bắc Kinh xem phản ứng của Bắc Kinh ra sao khi một Cụm tàu tác chiến hiện đại Hoa Kỳ tiến sát vào các hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã củng cố thành căn cứ quân sự suốt mấy năm nay. Trong 12 tháng qua, Trung Quốc đã mở rộng và kéo dài thêm các đường băng, xây dựng thêm hải cảng, đặt nhiều bệ phóng tên lửa tầm ngắn - có thể khi cần thay bằng tên lửa tầm trung - cùng với nhiều căn cứ radar, doanh trại, nhà nghỉ cho khách du lịch.
Người phát ngôn của bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng khẳng định chủ quyền lịch sử tự xa xưa không thể phủ nhận của Trung Quốc trên toàn vùng biển Đông theo bản đồ chín đoạn, coi hành động trên đây của Cụm tác chiến hải quân Hoa Kỳ là phi pháp, khiêu khích, vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Tuy nhiên lần này luận điệu phản ứng của Trung Quốc có vẻ như bớt hung hăng, không nói đến tính chất gây chiến, không nói đến hành động chiến tranh và sự giáng trả, cũng im lặng về vùng không phận bất khả xâm phạm bao trùm vùng biển Đông.
Cuộc ra quân khá lớn của Hoa Kỳ lần này diễn ra sau khi Tổng thống Trump cùng các bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao, các tướng lĩnh Ngũ Giác Đài, Tư lệnh Hạm đội 7 đều chung một luận điểm "Hòa bình thông qua sức mạnh", khẳng định mạnh mẽ Hoa Kỳ và các nước đồng minh có quyền thực hiện tự do hàng hải và hàng không phù hợp với pháp luật quốc tế ở mọi vùng biển quốc tế, mà biển Đông là một trong số những địa bàn quan trọng nhất do sự tấp nập dày đặc của hàng hải thế giới. Hơn nữa sự lên gân khá ngọan mục lần này của Hải quân Hoa Kỳ được thực hiện sau khi sự liên minh toàn diện của Hoa Kỳ với Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Indonesia, Philippines... đã được thắt chặt sau khi Hoa Kỳ có tổng thống mới, một số cuộc diễn tập hải quân đã được tiến hành. Cũng cần nhắc đến việc Việt Nam gần đây đã nhận thêm 2 tàu ngầm Kilo mua của Nga, nhận một số tàu tuần duyên của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, để các tàu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ... vào nghỉ và thăm cảng Cam Ranh.
Cũng cần nói rõ thêm Tướng James Mattis được dư luận Hoa Kỳ coi là vị tướng tài ba, xông xáo nhất, từng nổi bật trên chiến trường Afghanistan và Iraq. Còn Ngoại trưởng Rex Tillerson vốn là Tổng giám đốc đại công ty dầu hỏa ExxonMobil, công ty này vừa ký với Việt Nam một dự án khai thác dầu trên vùng biển Đông thuộc hải phận Việt Nam lên đến 10 tỷ đôla. Tất nhiên Bắc Kinh biết rất rõ các điều đó nên không thể coi thường cuộc chạm trán, đọ sức sắp tới với Cụm tác chiến Hoa Kỳ đang làm cuộc hải hành thâm nhập biển Đông. So sánh về lực lượng hải quân ở vùng biển Đông cũng như trong vùng Thái Bình Dương, Trung Quốc còn kém rất xa Hoa Kỳ, phải mất hàng chục năm để thu hẹp, nhưng lúc ấy lực lượng của Hoa Kỳ cũng sẽ mạnh hơn lên nhiều. Chính phía Trung Quốc đã thú nhận trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 Quân Giải phóng Trung Quốc đã tỏ ra lạc hậu, chỉ huy lúng túng, quân lính nhát gan vì chưa hề qua thử thách, tuyệt đối không dám dùng hải quân và không quân, nay sẽ rất lúng túng khi phải đối đầu với Hoa Kỳ sung sức và dày dạn hơn nhiều, đặc biệt là về hải quân và không quân.
Trước thái dộ cứng rắn và hành động kiên quyết của chính quyền Trump, tờHoàn cầu Thời báo vốn là tiếng nói của cánh quân sự diều hâu Quân Giải phóng Trung quốc cũng đã phải nhún nhường, không còn hùng hổ thách thức sự đối đầu quân sự ở biển Đông.
Sự xuống nước của chính quyền Tập Cận Bình trong phản ứng gần đây về biển Đông là dễ hiểu. Tình hình chính trị, kinh tế, tài chính, ngoại giao, quốc phòng của Trung Quốc đang ở trong cơn khủng hỏang diễn ra đồng thời. Cuộc sát phạt nội bộ "diệt ruồi đánh hổ săn cáo" chưa kết thúc, việc nhân sự cao cấp dự kiến cho Đại hội XIX còn chưa rõ, ngân sách quốc phòng cố hết sức chỉ tăng được 7% năm nay (trong khi ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ sẽ tăng trên 10%), vấn đề chính trị Đài Loan và Hồng Kông rối thêm, dư trữ ngoại hối vơi đi từng tháng, đồng nhân dân tệ mất giá nhanh, chưa biết Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao, đến mức nào khi Cụm tác chiến USS Carl Vinson thâm nhập tiếp cận các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa.
Lẽ ra chính quyền Việt Nam phải tỏ ra lạc quan khi có thế lực quân sự áp đảo bọn bành trướng sẽ có mặt lâu dài sát cạnh nước ta. Hơn nữa tin tốt lành này xuất hiện khi nhân dân ta tưởng niệm các liệt sỹ nạn nhân cuộc chiến tranh biên giới đầu năm 1979, cũng là dịp tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh ở đảo Gạc Ma đầu năm 1988. Nhưng có vẻ như chính quyền vẫn còn lúng túng, chưa dám thoát Trung khi đang có thời cơ thuận lợi, còn đàn áp anh chị em dân chủ tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh trên biên giới và ngoài hải đảo, vì say mê quyền lực và tệ tham nhũng, trong khi tuyệt đại đa số nhân dân ta đã tỏ rõ chính kiến là nên buông ra cái gông Thành Đô để gắn bó với thế giới dân chủ hùng mạnh và văn minh.
Lãnh đạo là gì, nếu không phải là biết tận dụng thời cơ và bẻ lái đi vào con đường có lợi nhất, giữ vững chủ quyền và nền độc lập của đất nước.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hơn 5.000 người biểu tình chống Formosa ở Nghệ An

VOA Tiếng Việt-06/03/2017 
Người dân xuống đường phản đối Formosa ở Nghệ An, 5/3/2017. (Ảnh: Facebook Lê Văn Sơn)
Người dân xuống đường phản đối Formosa ở Nghệ An, 5/3/2017. (Ảnh: Facebook Lê Văn Sơn)
Hôm Chủ nhật ngày 5/3, người dân nhiều tỉnh thành đã đồng loạt xuống đường phản đối Formosa, có nơi quy tụ đến 5.000 người như ở giáo xứ Phú Yên và giáo xứ Song Ngọc thuộc tỉnh Nghệ An.
Linh mục Đặng Hữu Nam, chánh xứ giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, thuộc giáo phận Vinh cho VOA biết về cuộc tuần hành ngày 5/3, nơi được coi là “điểm sáng” của cuộc tuần hành với nhiều giáo xứ lân cận tham gia:
“Khởi đi từ giáo sứ Phú Yên sang giáo sứ Song Ngọc, chúng tôi dâng lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm họa môi trường, và của bạo cường. Sau thánh lễ tất cả chúng tôi kéo lên trụ sở chính quyền của xã Quỳnh Ngọc, nhưng không được vào trong. Chúng tôi đứng ở ngoài, nói lên tiếng nói của mình, hô ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’. Lượng người đi từ giáo sứ Phú Yên sang thì khoảng vài ngàn người. Sang đến Song Ngọc thì có khoảng vài ngàn ở đấy. Khi chúng tôi tập trung thì đỉnh điểm thì hơn 5.000 người.”

Theo các nguồn tin trên Facebook, cuộc biểu tình nổ ra mạnh mẽ nhất vẫn là tại giáo phận Vinh, nơi có hàng ngàn giáo dân từ các giáo xứ ở Nghệ An, Hà Tĩnh đồng loạt xuống đường phản đối Formosa, kêu gọi bảo vệ môi trường. Họ mang các khẩu hiệu như: “Toàn dân Việt Nam cứu biển”, “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch”, “Hủy hoại môi trường là tội ác.”
Theo linh mục Nam, cuộc tuần hành hôm 5/3 ở hai giáo xứ Phú Yên và Song Ngọc, thuộc giáo phận Vinh, được tổ chức tốt, diễn ra một cách ôn hòa, chấp hành tốt luật giao thông và “không để an ninh giả dạng giáo dân trà trộn vào đoàn tuần hành để gây loạn”. Linh mục Nam cho biết dù chính quyền có de dọa và ngăn cản giáo dân không tham gia biểu tình, nhưng số lượng người tham gia tuần hành là rất lớn:
“Mặc dù trước đó có rất nhiều an ninh đến tận nhà những người đấu tranh, yêu cầu không được ra khỏi nhà hay dọa nạt, ngăn cản, cách này hay cách khác nhưng họ vẫn đến được giáo sứ Phú Yên rất đông. Ngày hôm nay, họ bố trí công an sắc phục rất đông, cảnh sát 113, an ninh thường phục rất là nhiều. Họ đưa các phương tiện đến như xe phá sóng, xe quân báo… nhưng không có chuyện ngăn cản hay đàn áp diễn ra nơi cuộc biểu tình hay buổi dâng lễ của chúng tôi.”
Theo linh mục Nam, chính quyền Việt Nam vẫn kiên quyết bảo vệ Formosa, quay lưng lại quyền lợi chính đáng của người dân, chính quyền dựng rào chắn kẽm gai và huy động đông đảo cảnh sát cơ động và quân đội trấn giữ trước cổng Formosa ở Hà Tĩnh nhằm đối phó cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa hôm 5/3:
“Chúng ta thấy là nhà cầm quyền Việt Nam vẫn đang cố tình bảo vệ và bao che cho Formosa. Bằng chứng là chúng ta thấy ngày hôm nay và những ngày qua, quân số cảnh sát cơ động, an ninh… và có cả quân đội tham gia đưa về thủ phủ Formosa. Họ xây thêm phòng tuyến, rào thép gai để bảo vệ cho Formosa.”


Trên Facebook của anh Phạm Hải cho biết tại Nha Trang anh bị câu lưu nhiều giờ vì “đi bộ” sáng ngày 5/3.
Tại thành phố Hồ Chí Minh sáng ngày 5/3, khoảng 200 người dân đã tụ tập trước Nhà thờ Đức Bà để phản đối Formosa, nhưng chính quyền đã nhanh chóng cho lực lượng công an, cảnh sát cơ động, công an chìm mặc thường phục tấn công và tạm giữ hàng chục người biểu tình bằng cách đưa họ lên xe buýt chở đi, theo Facebook Đinh Nhật Uy.
Nhà đấu tranh cho dân chủ Trần Minh Nhật cho VOA biết thêm về cuộc biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi có hai linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn bị chính quyền câu lưu trong vài giờ đồng hồ:
“Trong Sài Gòn cũng nổ ra những cuộc biểu tình ngay tại Nhà thờ Đức Bà hay ngoại ô. Ở Sài Gòn đã có sự trấn áp mạnh tay và đã có người bị ngất xỉu, nhiều người bị bắt bớ. Trong số những người bị công an bắt giữ có hai linh mục Lê Xuân Lộc và Trương Hoàng Vũ, và hai linh mục này đã được thả và những người khác cũng đã được thả.”
Người dân biểu tình phản đối Formosa ở nhà thờ Đức Bà, TP HCM, 5/3/2017. (Ảnh: bạn đọc Danlambao)
Người dân biểu tình phản đối Formosa ở nhà thờ Đức Bà, TP HCM, 5/3/2017. (Ảnh: bạn đọc Danlambao)

Theo một nguồn tin trên mạng xã hội, tại vùng thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, vào lúc 8 giờ tối giờ địa phương ngày 4/3, nhiều người Việt đã tụ tập thắp nến cầu nguyện, hiệp thông, yểm trợ cho đồng bào đang đấu tranh tại Việt Nam, do Liên hội Cựu chiến sĩ VNCH vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ cận tổ chức tại khu thương mại Eden, bang Virginia.
Viết trên Facebook về cuộc biểu tình ngày 5/3, Luật sư Lê Công Định ở thành phố Hồ Chí Minh nhận định:
“Nhìn hình ảnh người dân Hà Tĩnh biểu tình trước cổng Formosa hôm nay, tôi tin một ngày không xa mọi người sẽ tràn vào khu nhà máy đó, chấm dứt vĩnh viễn hoạt động của doanh nghiệp bất lương này ở Việt Nam. Ngày đó, lực lượng vũ trang Việt bảo vệ quyền lợi Tàu sẽ thoát lui trước cơn sóng thần của hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người dân Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh lân cận. Tôi không muốn nhìn xa hơn, nhưng chắc chắn ngày đó, Ba Đình sẽ rúng động và các quân cờ domino sẽ lần lượt ngã. Ván cờ lớn chung cuộc rồi cũng ngã ngũ theo.”
Trong một diễn biến khác trước đó hai ngày, báo Công an Thủ đô đưa tin ngày 2/3 cho biết công an thành phố Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt và khám xét đối với ông Vũ Quang Thuận và ông Nguyễn Văn Điển.
Theo Cơ quan An ninh điều tra, hai ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã có “hành vi làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet”.
Tuy nhiên bản tin chính thức này không nói rõ các clip "nội dung xấu" này là gì.
Trong khi đó có nguồn tin cho biết ông Thuận và ông Điển bị bắt vì thực hiện livestream trên Facebook "hướng dẫn biểu tình đúng luật."

VN phải chấm dứt khủng bố và bôi nhọ người biểu tình


*14.2.2017: ngày „Valentin đẫm máu“
* 5.3.2017: Ngày kêu gọi cả nước biểu tình bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền đất nước.
*Nối tiếp nước đỏ và dối trá- dân lại xuống đường:
Những dải nước màu đỏ ác nghiệt, hệt như lần trước Formosa xả thải đã gây ra vụ cá chết hàng loạt dọc theo vùng biển miền Trung lại xuất hiện trong những ngày gần đây. Và cũng dối trá một cách tàn nhẫn như lần trước, nhiều cơ quan chức năng có trách nhiệm đã nói rằng đó là „trứng ruốc“, „tảo đỏ“ hoặc „thủy triều đỏ“!
Ai cũng hiểu nguyên nhân vì sao họ lại cứ một mực làm vậy  dù họ thừa biết rằng không lừa gạt được ai. Họ lại còn tàn độc tới mức thường xuyên ngăn cản, cướp đoạt tài sản, đánh đập đổ máu, bôi nhọ những người dân đi nộp đơn khiếu kiện. Những người dân ấy là nạn nhân hết lần này đến lần khác do sự hạ độc của Formosa cấu kết với bộ máy cầm quyền VN để vơ vét tiền bạc, sang nhượng chủ quyền lãnh thổ, đẩy ngư dân miền Trung vào cảnh khốn cùng hết lần này đến lần khác!
Không lẽ nằm chờ chết! Người VN vốn có sức chịu khổ phi thường và luôn tuân thủ chính quyền. Nhưng sự tàn nhẫn của chính quyền đã đẩy họ đến đường cùng, phải lựa chọn: đi nộp đơn khiếu kiện để giành lấy một chút hy vọng sống cho mình và đồng bào VN hay là chết. Và họ đã lên đường, hiền hòa, trật tự., tay không tấc sắc, chỉ có lá đơn đẫm nước mắt trong tay mỗi người. Đa phần trong số họ là người già, phụ nữ. Khi bị nhực mạ, chửi bới, họ dằn cơn phẫn nộ của mình xuống, cúi mặt ngậm nước mắt trong giọng kinh cầu.
Vì sao những nạn nhân ở Nghệ An mà phải khổ sở đi cả trăm cây số vào tận Kỳ Anh? Ngoài việc tự đi nộp đơn tại Tòa án là nguyện vọng của những nạn nhân, họ đã tuân thủ luật pháp VN, trước hết là quy định trong Hiến pháp, rồi các Luật khác như: Luật Tố cáo ban hành ngày 11/11/2011, cụ thể là ở khoản 2 và điều 12; điều 15 của Bộ luật Tố tụng Dân sự ban hành năm 2015 ; điều 20, 21 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng ban hành năm 2015...
Chính vì sự dối trá và ngăn cản những người dân tố cáo mà Formosa hoặc nhiều công ty khác vẫn tiếp tục tồn tại và xả độc ra môi trường, tiếp tục cuộc diệt chủng người VN. Không chỉ vùng biển, ngay cả nước hồ Tây – Hà Nội cũng đã hoàn toàn nhiễm độc nhưng nguyên nhân vẫn bị bao che và bị chìm vào quên lãng. Một đại chiến dịch hạ độc người VN bằng đường hóa thực phẩm, đường thủy, đường kinh tế và văn hóa...đã bắt đầu từ lâu và đang tác quái ở mức độ mãnh liệt  bởi lòng tham của nhà cầm quyền VN.
Mỗi người VN cần đặt mình vào vị trí nạn nhân thì để cảm thông nỗi khốn khổ của những ngư dân và những nạn nhân khác và lên tiếng, hành động để ủng hộ họ.
Chủ nhật mồng 5.3.2017 là ngày kêu gọi cả nước biểu tình. Hai thanh niên trẻ dũng cảm vô tội, chuyên ghi lại và công bố sự thật về những tội ác đã bị công an Hà Nội bắt giam. Rồi sẽ còn những người vô tội khác sẽ tiếp tục bị đàn áp chỉ vì lòng yêu nước và thông tin vì sự thật. Những người xuống đường có thể bị đàn áp, bị khủng bố, đổ máu bởi nhà cầm quyền. Số người biểu tỉnh có thế chủ yếu chỉ là các giáo dân ở các giáo xứ và một số trí thức nhân sĩ, người bất đồng chính kiến. Nhưng không vì thế mà người VN chùn bước và sự hy sinh quyền lợi riêng cho đất nước, cộng đồng của họ sẽ mãi được ghi tạc.
  • Không quên „Valentine đẫm máu“:
    Trước thềm những cuộc biểu tình vì quyền sống chính đáng, chúng ta không thể không nhắc lại vụ chính quyền đã đàn áp những giáo dân Song Ngọc.
    Nhiệm vụ của người VN là không để những vụ đàn áp, những oan khuất bị vào quên lãng. Cần nhắc đến mỗi ngày. Vì quên là có tội với những người đã vì cộng đồng mà chịu thua thiệt, bị thương tổn, thậm chí là cái chết. Nhắc lại, phân tishc và rút ra những bài học kinh nghiệm cũng là điều tốt cho nhà cầm quyền để chặn họ hãm phanh trên con đường đi vào đồi bại tuyệ đối do độc tài quyền lực.
  • Kể từ 14.2.2017, người VN truyền thông tin và có thêm khái niệm „Ngày Valentine đẫm máu“.
  • Đó là máu của linh mục và giáo dân Song Ngọc- Nghệ An. Họ là những đồng bào thân yêu của người VN đã đổ máu trên đường họ đi nộp đơn khiếu kiện để bảo vệ môi trường sống. Xót xa thay, thay, máu họ đổ không phải vì chiến tranh, không phải vì kẻ thù, mà bởi sự tàn bạo của chính những đại diện của chính quyền, ăn lương dân nuôi, nhưng thay vì bảo vệ dân, lại đi vu cáo, bôi nhọ, khủng bố đồng bào mình.
14 tháng 2 là ngày lễ Tình yêu, là dịp đặc biệt con người ta có thể bày tỏ, chứng mình không chỉ tình yêu giữa các cá nhân với nhau mà còn là tình yêu đồng loại. Nhưng ngược lại, nhà cầm quyền VN lại biến đó thành một ngày khủng bố.
Họ đã ngăn cản, đàn áp, khủng bố đẫm máu linh mục và giáo dân giáo xứ Song Ngọc- Quỳnh Lưu Nghệ An chỉ vì dân muốn đi đến tòa án cấp huyện ở Kỳ Anh- Hà Tĩnh nộp đơn khiếu kiện công ty Formosa đã gây thiệt hại hủy diệt môi trường biển và tước đoạt nguồn sống của hàng triệu ngư dân và nhiều công dân liên quan đến mọi ngành kinh tế từ biển.
Việc đàn áp này của nhà cầm quyền là có hệ thống, với mức độ ngày càng tàn bạo. Sự đàn áp này xẩ ra khắp nơi trên cả nước nhưng đặc biệt là với giáo dân và đồng bào miền Trung, nơi Formosa tác quái và hủy diệt môi trường.
Việc đàn áp này cũng tiếp nối những chuỗi dài hành động của nhà cầm quyền ngăn chặn và khủng bố người dân đưa tin, bày tỏ chính kiến phản đối những hành vi của TQ xâm phạm lãnh hải lãnh thổ VN. Ngay cả đến việc người dân đến thắp hương tưởng niệm những liệt sĩ đã giữ nước, những người đã hy sinh tỏng trận chiến chống quân TQ xâm lược ngày 17.2.1979 cũng bị liên tục bị phá rối, hành hung và bắt bớ.
Chính việc này đã tố cáo bộ mặt thật của nhiều nhân vật trong nhà cầm quyền đã bán rẻ lợi ích và chủ quyền VN cho ngoại bang. Họ thí mạng người dân để bảo vệ quyền lợi của những tập đoàn xâm lược dù trên phương diện quân sự, chính trị hay kinh tế.
  • Kế hiểm: dùng người Việt đánh người Việt:
    Trước hiện trạng xảy ra, người VN không khỏi bàng hoàng tự hỏi: ta đang sống ở đâu đây? Phải chăng ta đang sống ở mảnh đất của kẻ thù, với thân phận đau thương của những người phải tha hương, bị xua đuổi ra khỏi đất Việt. Sống như những lưu vong khốn khổ, bị bịt miệng và phải phục vụ cho lợi ích của đám quan tham TQ cấu kết với quan tham VN và phải chấp nhận bị tước đoạt quyền sống mà không được phép mở miệng cất lên dù chỉ một tiếng kêu than?!
Kể cả về phương diện pháp luật VN và quốc tế, về tình và về lý tối thiểu của con người thì không có bất cứ một lý do nào để nhà cầm quyền VN từ chối hỗ trợ người dân khiếu kiện bảo vệ môi trường đất nước và phản đối những kẻ gây hại cho dân, bất kể một sự việc lớn nhở nào, chưa kể là với một vụ gây hại môi trường mang tính hủy diệt rộng lớn như Formosa.
Nếu thực sự còn có lương tâm và bổn phận của một con người, bất kỳ một quan chức hoặc một thành viên nào trong bộ máy đảng, chính phủ, các cơ quan đoàn thể, công an và lực lượng vũ trang cũng phải dùng mọi cách, tận tụy đến cùng để đòi lại công bằng cho những nạn nhân bị thiệt hại tực tiếp và gián tiếp, buộc Forrmosa phải bồi thường thỏa đáng và đóng cửa ngay nhà máy dối trá, diệt chủng người Việt này.
Nhưng thật không ngờ, không những họ không làm bổn phận tối thiểu ấy, mà họ lại luôn che giấu, dối lừa, bôi nhọ, vu cáo, bắt bớ. Ngày 14/2/2017, họ đã cho người đàn áp đẫm máu những giáo dân ôn hòa và linh mục Nguyễn Đình Thục. Qua những video bằng chứng trên mạng Intermet cho thấy, những giáo dân này chỉ đi một cách trật tự, lễ độ và tòa án cấp huyện – Kỳ Anh, để đưa đơn kiên công ty Forrmosa của TQ mà thôi.
  • Pháp luật cần trừng trị những kẻ đàn áp dân:
    Theo quy định của pháp luật VN, điều 132 về tội „xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo“ của Bộ luật Hình sự và điều 496 của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, những người đàn áp nhân dân nói trên phải bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tù, trường hợp vi phạm nặng còn bị tù tới 5 năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ...Chưa kể họ còn phải chịu tội khi đánh đập, khủng bố, tước đoạt các tài sản riêng của công dân.
    Những người nắm giữ cán cân công lý tại VN cần phải làm rõ và thực hiện quy định của pháp luật.
    Nhiều tổ chức và cá nhân có uy tín trên thế giới đã kịch liệt lên án sự đàn áp của nhà cầm quyền VN.
    Ngày 16.2.2017, nghị sĩ Chris Hayes đã mạnh mẽ lên án việc nhà cầm quyền VN đã đàn áp dã man ngư dân giáo xứ Song Ngọc đi kiện Formosa. Ông nói: cuộc tuần hành đó chỉ nhằm thực thi quyền pháp lý của người dân. Ông nhấn mạnh rằng: “Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương”, và ông lo sợ rằng “những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền hợp pháp và sự tự do của người dân họ.(theo CANBERRA, Úc Châu (CTM Media).
  • VTH

Những rào thép gai chặt đứt nhân dân

Dù hôm nay không máu đổ. Nhưng những hàng thép gai kia còn buốt đau hơn máu. Những hàng thép gai luôn khiến ta gợi nhớ... chiến tranh.
Nhưng đây là cuộc chiến khác. Cuộc chiến mà chính quyền đã coi nhân dân như kẻ thù của họ.
Vâng. Những hàng rào thép gai chằng chịt đã được dựng lên, cản mọi lối vào Formosa. Phía sau những hàng thép gai ấy, không chỉ lực lượng an ninh và cảnh sát cơ động, đặc nhiệm. Đã xuất hiện cả những sắc phục quân đội.
Lâu lắm rồi. Kể từ "trận đánh đẹp" Tiên Lãng, hôm nay mới lại thấy xuất hiện hình ảnh quân đội... xung trận!
Ảnh không rõ lắm, chẳng biết binh chủng nào, nhưng chắc chắn không phải công an. Có vẻ giống lực lượng bộ đội biên phòng?
Nhưng biên phòng là để bảo vệ biên giới. Không lẽ sau những hàng thép gai dẫn vào Formosa kia là biên giới quốc gia? Một “quốc gia” Formosa mà chính phủ Việt, cảnh sát Việt, quân đội Việt phải giăng rào thép gai chặn “đánh” nhân dân để bảo vệ họ?
Những hàng thép gai như thể một cuộc chiến. Vâng. Một cuộc chiến mà chính phủ đã như chính thức đứng hẳn về phía Formosa, dùng những hàng kẽm gai kia để chặt đứt "nhân dân" của mình.
Mất đất, mất biển. Lại thêm mất dân.
Chọn cách dựng rào thép gai chặn dân, không khác gì chọn đường tự sát.
TDN, 5/3/2017
(Nguồn ảnh: facebook Văn Sơn Lê)

Báo đảng Nghệ An: Cái miệng không vành... méo tứ tung


Người dân đã nhẹ dạ, cả tin?
Liên tục những ngày gần đây sau sự kiện người dân ba xã Quỳnh Lưu đi khiếu kiện về việc thiệt hại o Formosa gâdy thảm họa biển miền Trung, báo Nghệ An, cơ quan của Đảng bộ CS Nghệ An luôn rêu rao: "Những người dân nhẹ dạ cả tin" "bị dẫn dắt, bị biến thành con rối, bị giục dẫn tới xúi những hành vi vi phạm pháp luật"...
Đó là câu cửa miệng của tờ báo, đài phát thanh và quan chức Nghệ An, khi nói về việc người dân thực hiện một "Quyền" được minh định trong hiến pháp và luật pháp: Quyền khởi kiện đúng luật pháp.
Khỏi phải nói nhiều đến những vấn đề đã qua từ tờ báo và Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An (PTTH) về những vụ việc liên quan đến tôn giáo, cụ thể là Công giáo ở đây.
Bởi những chuyện đó, hầu như bất cứ người Việt nào có để ý, đều thấy ở đó một tư duy và phương pháp không hề thay đổi: Dối trá và trơ trẽn đến tận cùng, bất chấp sự thật và tưởng rằng bịt mắt được dân chúng bằng phương châm "Cả vú, lấp miệng em".
Qua nhiều năm theo dõi các sự kiện nói trên chúng tôi đã có những bài viết về hệ thống này:
Ở đó, chúng tôi đã vạch trần những sự dối trá, bẩn thỉu, nhổ ra rồi liếm lại không biết ngượng của chính tờ báo này về cùng một nhân vật, một sự kiện.
Họ cũng có thể ca tụng đến mây xanh, nhằm đạt một ý đồ nào đó của họ, nhưng cũng chính nhân vật đó, sự kiện đó, nếu thấy không thể lợi dụng, khuynh loát, ngay lập tức những ngôn từ đểu cáng nhất được sử dụng.
Ở đó, chúng tôi cũng đã vạch trần thủ đoạn lấy thịt đè người nói lấy được trong truyền thông, tự vả vào mồm mình của Báo Nghệ An.
Ở đó, chúng tôi cũng đã vạch ra sự tráo trở của nhà cầm quyền Nghệ An hành xử với lời hứa đóng dấu quốc huy đỏ chót rồi trở mặt ra sao trước người dân...
Tựu trung lại, chỉ là nhằm bóp méo và xuyên tạc sự thật, lừa bịp người dân lương thiện, bôi xấu một tổ chức tôn giáo không nằm trong quỹ đạo khuynh loát của nhà cầm quyền Cộng sản.
Người dân xứ Nghệ qua cái miệng báo đảng Nghệ An
Để ca ngợi người dân xứ Nghệ, tờ báo Nghệ An không ngớt những lời mà nói theo ngôn ngữ bình dân hiện nay là "tự sướng".
Rằng thì là "Đặc trưng cơ bản trong tính cách người Nghệ là thông minh, ham học hỏi, cần cù, chịu thương, chịu khó và thường hay đi tiên phong trong mọi việc". Rồi thì "Trong các tiềm năng của Nghệ An, tiềm năng con người là vốn quý nhất. Con người Nghệ An cần cù, thông minh, nổi tiếng cả nước với tinh thần cách mạng và truyền thống hiếu học".
Nói riêng về giáo xứ Song Ngọc, tờ báo đảng này viết: "Song Ngọc là một xứ đạo ven biển thanh bình, yên ả, người dân sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước".
Đó là những lời lẽ mà nhà cầm quyền dùng khi muốn người dân nghe theo họ để xây dựng đảng, phát triển đảng trong dân, đưa tiền của góp vào cho đảng hoặc nuôi đảng tiêu, con cháu tứ phương đưa tiền của về Nghệ An mà đầu tư, mà nộp thuế...
Thế rồi, những người dân cần cù, thông minh, ham học đó đặt câu hỏi: Vậy thì cái chính quyền Nghệ An kia, được nuôi sống bằng cái gì? Tiền của người dân nộp tô thuế để nuôi đám ấy nhằm mục đích gì mà khi tai họa biển đổ lên đầu người dân thì chúng lại đi toa rập với bọn giết người, giết dân?
Và họ không thể chờ đám "Đầy tớ" đó thi hành nhiệm vụ của chúng nữa, tự họ kéo nhau đi kiện theo những quy định pháp luật đã dành cho họ, để đòi quyền sống, quyền tồn tại.
Thì ngay lập tức, chính những người dân "thông minh, ham học hỏi, cần cù chịu khó" và "sống tốt đời, đẹp đạo, chấp hành chủ trương chính sách" đó đã trở thành những người "nhẹ dạ, cả tin" để rồi "bị dẫn dắt, bị biến thành con rối, bị xúi giục..."
Phải nói rằng, những người dân Nghệ An đã được "lột xác" thật thần kỳ, từ trắng, chuyển thành đen, từ đen chuyển sang trắng hầu như ngay lập tức... Tất cả nhờ ở phép mầu: Dối trá Cộng sản.
Quả đúng là dưới miệng lưỡi những tờ báo cộng sản. Các công dân của mình từ thiên thần chuyển sang ác quỷ chỉ trong nháy mắt. Nó thay đổi như chính bản chất tráo trở của nhà cầm quyền trước người dân của mình.
Quả là nếu có thể khen những tờ báo, Đài TH tại Nghệ An, thì điều ai cũng phải "khâm phục", đó là sự dối trá. Đó là sự dối trá đến lỳ lợm, dối trá đến bẩn thỉu, dối trá bất chấp tất cả những gì là liêm sỉ và nhân cách... Tất cả đều được sử dụng, miễn là đạt được mục đích của chúng: Đàn áp người dân bất chấp pháp luật và quyền sống.
Có thể nói rằng: Những động tác nhổ ra, rồi liếm lại như vậy không phải lần đầu, không phải một lần, mà là thường xuyên, là chiến lược, là kim chỉ nam, là  tư tưởng hành động và là những tấm gương mà họ học tập xưa nay.









Có lẽ câu ca dao xứ Nghệ ngày xưa, chỉ thói lật lọng của những kẻ bất chính, so sánh cái lưỡi của những người đó với những thứ bẩn thỉu... cần phải sửa lại như sau:
Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo
Miệng đảng không vành, nên méo tứ tung.
Khiếu kiện: Những việc làm chính đáng và được luật pháp quy định
Khiếu kiện là một quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp và pháp luật minh nhiên quy định. Thậm chí, luật pháp còn quy định rõ bằng những điều luật cấm xâm phạm đến quyền khiếu kiện của công dân.
Vậy nhưng, bất chấp lương tâm, luật pháp và ngay cả chính quyền lợi của bản thân, gia đình, làng xóm và quê hương họ, nhà cầm quyền CS Nghệ An đã đàn áp đẫm máu người dân đi khiếu kiện Formosa.






Việc người dân Quỳnh Lưu đi khiếu kiện bị nhà cầm quyền CSVN tại Nghệ An đàn áp dã man, trắng trợn đã làm dấy lên sự căm phẫn không chỉ những người giáo dân, mà cả những trí thức, công dân ngoài Công giáo.
Nhà báo Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban DS & KHHGĐ Việt Nam, nguyên nhà báo thuộc ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam đã nói trong buổi hội luận trực tuyến trên BBC rằng: "Tôi theo dõi những hình ảnh từ những ngày đầu khi giáo dân cùng nhau đi khiếu kiện, rất hòa bình, trật tự, nhưng đã có sự đàn áp. Sự đàn áp này là có sự khiêu khích, có sự chuẩn bị khiêu khích để lấy lý do đàn áp họ. Đây là một sự đàn áp rất dã man.
Riêng tôi và rất nhiều người bạn của tôi rất căm phẫn. Bởi vì chính quyền không thể đối xử với dân của mình như đối với giặc. Đây là vấn đề liên quan đến quyền con người, nhất là quyền sống. Người dân có quyền bảo vệ mình bằng những biện pháp mà hiến pháp cũng như các công ước quốc tế đã cho phép để họ tự bảo vệ mình, trong đó có quyền biểu đạt ý kiến của mình, quyền khiếu kiện. Việc làm này của người dân là chính đáng.
Những người nào ra lệnh, và thực hiện việc đàn áp này là những kẻ có tội với dân".
Những người dân nhẹ dạ cả tin đó là ai?
Khi nghe tờ báo và đài truyền hình Nghệ An cũng như vài báo chí nhà nước khác leo lẻo nói rằng những người dân Quỳnh Lưu ở Song Ngọc đi khiếu kiện là do "nhẹ dạ, cả tin" cũng chính nhà báo Trần Tiến Đức đã bày tỏ ý nghĩ của mình như sau:
"Bản thân tờ báo giật tít như vậy là mang tính chất chụp mũ. Người linh mục có trách nhiệm với cộng đồng giáo dân họ phụ trách... Khi người dân có nhu cầu khiếu kiện, thì người đứng đầu đó đã có trách nhiệm đi để hướng dẫn người dân làm theo đúng luật pháp. Việc đó không thể gọi là việc kích động.
Điều rất buồn cười là bảo người dân "nhẹ dạ cả tin". Tại sao lại coi thường người dân đến vậy? Người dân có suy nghĩ, tính toán của họ. Người dân phải được tham khảo ý kiến. Khi xây dựng nhà máy Formosa thì người dân không được tham khảo ý kiến... Đó là những phát biểu rất nực cười và không thể chấp nhận được".
Nhà cầm quyền Nghệ An và những người trong hệ thống báo đảng, Đài TH Nghệ An không nhớ rằng: Chính những người dân "nhẹ dạ, cả tin" đó đang ngày đêm lao động bằng cả xương máu, tính mạng của mình từ miền núi thẳm đến vùng biển khơi, từ trong nước đến làm nô lệ ở nước ngoài... Tất cả đều nhằm đóng góp những đồng tiền thuế nuôi sống bộ máy đang cưỡi lên đầu lên cổ họ và coi họ là những kẻ nhẹ dạ, cả tin.
Hẳn nhiên, cũng cần xét một vài khía cạnh mà có thể tờ báo và Đài PT-THNA đã nói xuất phát từ đâu?
Có thể họ cũng đã nhẹ dạ, cả tin khi đã từng tin rằng cái gọi là "Vì hạnh phúc của nhân dân" của cái đám tự xưng là "đầy tớ nhân dân" kia. Nhưng thực chất chỉ là những xảo ngôn lừa bịp để nhằm lôi kéo họ và cha ông họ từ xa xưa. Để rồi họ bỏ công của mà nuôi nấng chúng, đưa theo một mớ lý thuyết hoang đường về cái gọi là Thiên đường XHCN, nơi mà ở đó, "không có người bóc lột người" - Chắc chỉ có người đưa người đi bán như hàng hóa? - để ngày nay họ được làm nô lệ.
Có thể họ cũng đã nhẹ dạ, cả tin khi đưa tất cả tài sản, tính mạng, của cải của họ nướng vào một cuộc nội chiến Bắc - Nam với xảo ngôn "giải phóng" với lời hứa hẹn rằng: "Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn 10 ngày nay".
Để rồi sau gần 40 năm sau, hai miền Bắc, Nam, giữa trong và ngoài nước vẫn hằn sâu những vết hằn ứa máu của nỗi đau chia cắt với điệp khúc: Kiên quyết đập tan các thế lực thù địch âm mưu diễn biến hòa bình.
Cũng có thể coi rằng, họ đã nhẹ dạ, cả tin khi vẫn đề một "chính quyền nhân dân" nhưng đã đứng về phía kẻ thù của họ, nhằm bao che, lấp liếm và sẵn sàng đàn áp họ để bao che cho những kẻ thủ ác đã gây tai họa cho họ, cho dân tộc và đất nước này.
Và họ đã nhẹ dạ, cả tin khi không chịu tin rằng: "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" và họ đã thúc thủ để cho sự ác, sự dữ lớn tiếng chửi bới, chê trách họ sau khi đã bòn rút họ đến tận xương tủy.
Tạm kết
Viết đến những dòng này, tôi chợt nhớ điều đọc được trên báo Nghệ An mới đây: "Nhiều người nhận xét rằng, người Nghệ đi ra các địa phương khác có nhiều người thành đạt và nổi tiếng, còn ở trong tỉnh thì rất khó phát triển".
Vâng, có lẽ những người đó, dù chưa cần đi đến đất nước nào khác, chỉ mới ra khỏi đất Nghệ An đã rút cho mình được những bài học để không còn "nhẹ dạ, cả tin" chăng?
Không rõ, những nhà cầm quyền, lãnh đạo Nghệ An có rút ra cho mình được những bài học từ chính thái độ người dân của mình?
Hà Nội, ngày 5/3/2017
J.B Nguyễn Hữu Vinh