Saturday, March 5, 2016

Soái hạm của Hạm Đội 7 dẫn một loạt chiến hạm vào Biển Đông

BIỂN ĐÔNG - USS Blue Ridge - soái hạm của Hạm Đội 7, đã dẫn hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis, hai khu trục hạm (USS Chung Hoon, USS Stockdale), hai tuần dương hạm (USS Antietam, USS Mobile Bay), vào Biển Đông.

Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. (Hình: US Navy)

Thiếu Tá Clay Doss, phát ngôn nhân của Hạm Đội 7 (hạm đội đặc trách Thái Bình Dương của hải quân Hoa Kỳ) cho biết, những chiến hạm vừa kể được điều động đến Biển Đông để thực hiện việc tuần tra thường kỳ tại vùng biển này.


Thiếu Tá Doss nói thêm rằng, hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên ở Biển Đông. Phát ngôn viên của Hạm Đội 7 tiết lộ, tính riêng năm ngoái, các chiến hạm của Hạm Đội 7 đã có 700 ngày hoạt động tại Biển Đông.

Sau đợt tuần tra thường kỳ vừa kể, USS Blue Ridge - soái hạm của Hạm Đội 7 sẽ thả neo tại Philippines. Tuần dương hạm USS Antietam thì quay trở về nơi trú đóng là một quân cảng của hải quân Hoa Kỳ ở Nhật. Chưa rõ hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis, hai khu trục hạm USS Chung Hoon, USS Stockdale và tuần dương hạm USS Mobile Bay có rời Biển Đông hay không. Người ta chỉ biết hai khu trục hạm và tuần dương hạm vừa kể đã vào Biển Đông từ đầu tháng trước, còn hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis thì vừa mới từ một quân cảng ở Washington State, Hoa Kỳ đến Biển Đông hồi đầu tháng này.

Dường như Trung Quốc tham gia thúc đẩy Hoa Kỳ gia tăng việc điều động lực lượng đến Biển Đông.

Các tuyên bố và những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là nỗ lực quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã khiến cả chính giới Hoa Kỳ lẫn các đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ, hối thúc chính phủ Hoa Kỳ phải tỏ ra cứng rắn hơn.

Sau khi cộng đồng quốc tế được cảnh báo rằng, Trung Quốc đã bài bố hỏa tiễn phòng không, điều động chiến đấu cơ đến quần đảo Hoàng Sa và thiết lập xong hệ thống radar giám sát cả trời lẫn biển ở quần đảo Trường Sa, tuần trước, hải quân Hoa Kỳ loan báo vận tải hạm USS Ashland, vận chuyển các binh sĩ Trung Đoàn Viễn Chinh 31 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vừa kết thúc một chuyến tuần tra tại Biển Đông.

Trung Đoàn Viễn Chinh 31 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đồn trú ở Okinawa (Nhật), có quân số khoảng 2,200 người, với phạm vi trách nhiệm chính là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trung Đoàn Viễn Chinh 31 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được tổ chức như một đơn vị đặc nhiệm, có thể triển khai ở mọi nơi, kể cả đổ bộ từ trên không. Trung Đoàn Viễn Chinh 31 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được đặt dưới sự điều động của Hạm Đội 7.

Đa số chỉ biết, hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức hai cuộc tuần tra, một do USS Lassen thực hiện ở quần đảo Trường Sa hồi cuối tháng 10 năm ngoái và một do USS Curtis Wilbur thực hiện hồi cuối tháng 1 năm nay ở quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất do hải quân Hoa Kỳ công bố cuối tuần trước thì ngoài hai khu trục hạm vừa kể, Hoa Kỳ còn điều động một số khu trục hạm, tuần dương hạm, vận tải hạm khác tham gia tuần tra ở Biển Đông như: USS Preble, USS Essex, USS Chancellorsville, USS Fort Worth. Trước khi USS Ashland tham gia tuần tra Biển Đông, tuần dương hạm USS McCampbell vừa kết thúc một cuộc tuần tra khác tại Biển Đông vào hôm 22 tháng 2. Tính ra, từ tháng 10 năm ngoái đến cuối tháng 2 vừa qua, hải quân Hoa Kỳ đã điều động tám chiến hạm tuần tra tại Biển Đông. Trong số này, có hai vận tải hạm - được thiết kế để vận chuyển và đổ bộ thủy quân lục chiến (USS Asland và USS Essex).

Hiện chưa rõ các đợt tuần tra càng ngày càng dày với số lượng chiến hạm càng ngày càng lớn, có cả sự tham gia của những vận tại hạm vận chuyển thủy quân lục chiến của hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông, có liên quan thế nào đến tố cáo của ngư dân Philippines rằng các chiến hạm của Trung Quốc đã vây bãi Hải Sâm ở quần đảo Trường Sa suốt tháng trước.

Cũng không rõ liệu hoạt động tuần tra vừa kể có tác động nào đến việc các chiến hạm của Trung Quốc rút khỏi bãi Hải Sâm hay không.

Trong sự kiện bãi Hải Sâm, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc mới phân bua rằng, sở dĩ có nhiều tàu của Trung Quốc cùng đổ đến bãi đá Hải Sâm là vì cần giải cứu cho một tàu đánh cá của Trung Quốc bị mắc cạn tại đó từ cuối năm ngoái. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định, các tàu của Trung Quốc không đuổi các tàu đánh cá của Philippines khỏi bãi Hải Sâm mà chỉ “thuyết phục những tàu đánh cá đó rút lui để bảo đảm an toàn lưu thông hàng hải” và “các tàu của Trung Quốc đã rút khỏi bãi đá Hải Sâm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.”

Đối chiếu thời gian của các sự kiện thì có một điểm đáng chú ý là sau khi soái hạm USS Blue Ridge đã dẫn một loạt chiến hạm của Hạm Đội 7 vào Biển Đông, ông Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, công khai cảnh cáo Trung Quốc nên ngưng ngay những hành động hiếu chiến, bởi nỗ lực quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc sẽ dẫn đến những hậu quả cụ thể.(G.Đ)

03-04-2016 3:14:13 PM

Nếu vẫn ‘khinh dân,’ Việt Nam khó mà phát triển

VIỆT NAM - Những khuyến cáo mà EUROCHAM (Phòng Thương Mại Châu Âu) nêu trong bạch thư 2016 cho thấy, vì chính quyền Việt Nam “khinh dân,” tiến trình phát triển có nhiều trục trặc và môi trường kinh doanh kém hấp dẫn.
Bạch thư 2016 của EUROCHAM. 

EUROCHAM đại diện cho khoảng 900 doanh nghiệp của Châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam. Mỗi năm, EUROCHAM công bố một bạch thư. Bạch thư 2016 là cuốn thứ tám. Các bạch thư có tính chất như một thống kê các nhận xét thường niên của doanh giới Châu Âu về kinh tế-xã hội Việt Nam, kèm theo những khuyến nghị đối với chính quyền Việt Nam.

EUROCHAM nhấn mạnh rằng những khuyến nghị đó không chỉ thuần túy vì quyền lợi của doanh giới Châu Âu mà còn là lợi ích lâu dài cho cả chính phủ lẫn dân chúng Việt Nam.

Năm nay, bạch thư 2016 liệt kê bốn nhóm vấn đề kèm những kiến nghị tương ứng liên quan tới: Nâng cao mức sống cho dân chúng, năng lượng và điện lực, xây dựng khung pháp lý, gia tăng sức cạnh tranh của Việt Nam.
Những bất cập và các khuyến nghị dành cho bốn nhóm vấn đề vừa kể của EUROCHAM cho thấy rất rõ rằng, dân chúng Việt Nam vẫn nằm bên ngoài sự quan tâm của chính quyền Việt Nam.

Chẳng hạn đối với việc nâng cao mức sống dân chúng, EUROCHAM đề cập đến nhiều vấn nạn mà chính quyền Việt Nam đã để chúng trở thành trầm kha. Ví dụ khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, an toàn dược phẩm, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng cho trẻ con.

Do hệ thống y tế bất cập, EUROCHAM ước đoán, chỉ riêng năm ngoái đã có khoảng 40,000 người Việt ra ngoại quốc khám bệnh, chữa bệnh và họ đã phải chi chừng một tỷ Mỹ kim.

Trong tiến trình cải tổ những bất cập của hệ thống y tế, EUROCHAM dự trù, Việt Nam sẽ phải chi chừng 1.4 tỷ Mỹ kim nhập cảng thiết bị y tế. Để tất cả các bên, trong đó bao gồm cả dân chúng cùng có lợi, EUROCHAM khuyến nghị, việc tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị y tế phải công khai, công bằng. Có như thế, việc sử dụng ngân sách mới hiệu quả. Mặt khác, theo EUROCHAM, chính quyền Việt Nam cần ban hành những qui định rõ ràng về lưu thông thiết bị y tế.

Những qui định rõ ràng về thương mại hay khi tái cơ cấu nông nghiệp,... sẽ giúp giải quyết việc lạm dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh, giải quyết thành công những vấn nạn liên quan đến an toàn thực phẩm.

EUROCHAM nhận xét, ngay cả khi mức tiêu thụ điện tăng khoảng 15%/năm, nếu chính quyền Việt Nam có một chính sách rõ ràng thì vẫn có thể huy động được vốn đầu tư để phát triển nguồn điện từ sức gió thay vì phải xuất công quỹ hoặc đi vay.

Phòng Thương Mại Châu Âu tiếp tục bày tỏ sự thất vọng về việc có quá nhiều sắc thuế. Về việc Việt Nam vẫn duy trì các hàng rào khiến sức cạnh tranh của chính Việt Nam suy giảm như không thay đổi các qui định về thị thực nhập cảnh, các thủ tục hiện hành vẫn tạo cơ hội cho hải quan nhũng nhiễu. Về việc hệ thống tư pháp, Việt Nam hoạt động kém hữu hiệu và không theo luật chơi chung. Chẳng hạn, hệ thống tòa án Việt Nam tiếp tục gây khó khăn trong việc công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài quốc tế. Về việc thiếu nghiêm túc thực thi các qui định liên quan đến sở hữu trí tuệ khiến các ngành công nghệ cao khó có thể phát triển.

Bạch thư 2016 cũng nhắc đến Hiệp Định Tự Do Thương Mại giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA). EUROCHAM tin rằng, đó là cơ hội của cả hai bên. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể đạt được những lợi ích mà Việt Nam mong muốn khi nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Việt Nam sửa đổi chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển hạ tầng-vận tải-hậu cần, chính sách thuế, đầu tư thỏa đáng cho công nghệ thông tin. (G.Đ)

03-05- 2016 1:41:14 PM 

Ông Đinh La Thăng giúp phục hồi ‘Hòn ngọc Viễn Đông’?

Một cảnh sát trên đường phố ở Việt Nam.
Một cảnh sát trên đường phố ở Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Sài Gòn “lệnh” cho công an thành phố phải nỗ lực giảm tình trạng cướp giật, trộm cắp và tội phạm tràn lan trong vòng 3 tháng.
Hôm nay, công an nơi từng được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông” đã mở một cuộc ra quân phòng chống tội phạm quy mô lớn với nhiều lực lượng tham gia tại các khu vực trọng điểm.
Cuộc xuống đường trấn áp nạn cướp giật ở thành phố diễn ra gần nửa tháng sau khi Bí thư thành ủy Đinh La Thăng làm việc với công an, gợi ý tái lập lực lượng "Săn bắt cướp" để bảo vệ người dân và du khách.
Người được báo chí mệnh danh là “Đinh tư lệnh” được báo điện tử VnExpress  trích lời nói: "Cuộc sống người dân đầy đủ, no ấm nhưng lúc nào cũng thấp thỏm về trộm cắp, cướp giật thì không thể là thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình được".
"Trong vòng 3 tháng tới, công an thành phố phải nỗ lực hơn nữa để tình hình tội phạm được kéo giảm một cách rõ rệt", ông Thăng nói thêm.
Lãnh đạo đảng bộ Sài Gòn còn yêu cầu “xử lý nghiêm những ai không hoàn thành nhiệm vụ, làm cho chính quyền mất uy tín với dân”.
Cuộc xuống đường trấn áp nạn cướp giật ở thành phố diễn ra gần nửa tháng sau khi Bí thư thành ủy Đinh La Thăng làm việc với công an.
Cuộc xuống đường trấn áp nạn cướp giật ở thành phố diễn ra gần nửa tháng sau khi Bí thư thành ủy Đinh La Thăng làm việc với công an.
Cuộc ra quân của công an Sài Gòn sau chỉ đạo của ông Thăng đã nhận được sự ủng hộ của dân chúng, trong bối cảnh tình trạng cướp giật tài sản công khai trên đường phố khiến người dân lo lắng mỗi khi ra đường.
‘Minh chứng sống’
Trong ý kiến gửi cho VOA, một bạn đọc tên Người Nha Trang viết: “Tôi là minh chứng sống. Bộ trưởng Đinh La Thăng có lắng nghe tiếng than của dân”.
Báo chí trong nước gần đây đã cho đăng nhiều bài viết về tình trạng “cướp giật táo tợn và liều lĩnh” ở Sài Gòn.
Số liệu của công an thành phố cho biết năm 2015 xảy ra hơn 6 nghìn vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn, trong đó tội trộm cắp, cướp giật vẫn chiếm tỷ lệ cao, tới gần 85%.
Ông Thăng từng bị một tờ báo của Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc” sau khi tuyên bố "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc".
Ông Thăng từng bị một tờ báo của Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc” sau khi tuyên bố "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc".
Theo VnExpress, tại quận 1, trung tâm của Sài Gòn, trong 345 vụ phạm pháp hình sự, có đến 109 vụ cướp giật tài sản (chiếm hơn 31%), 177 vụ trộm cắp (hơn 51%), trong đó, có đến 55 nạn nhân bị cướp giật là người nước ngoài. 
Hồi đầu năm, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ mới là Bí thư thành ủy Sài Gòn.
Với những tuyên bố cũng như hành động mạnh mẽ khi còn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Thăng được người dân kỳ vọng sẽ xử lý được các vấn đề còn tồn tại ở trung tâm tài chính của Việt Nam.
Trong một tuyên bố mới hôm qua khi bàn về vấn đề di dời, cải tạo các chung cư cũ đang gây bức xúc trong nhân dân Sài Gòn, ông Thăng nói: “Quan trọng là làm sao dân không phải nơm nớp lo sợ khi sống trong nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Mà nhà sập thì mấy ông lãnh đạo cũng... sập”.

Việt Nam có thể khó đạt được tham vọng về mục tiêu tăng trưởng

Một phụ nữ đang đi mua sắm ở siêu thị Fivimart tại Hà Nội. HSBC cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 của VN có thể khó đạt được.
Một phụ nữ đang đi mua sắm ở siêu thị Fivimart tại Hà Nội. HSBC cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2016 của VN có thể khó đạt được.
VOA-04.03.2016
Chính phủ Việt Nam hồi cuối năm 2015 đặt ra mục tiêu tăng trưởng của năm 2016 là 6,7%, cao hơn chút ít so với mức tăng GDP 6,68% đạt được trong năm 2015. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang ở cuối nhiệm kỳ và không còn cơ hội tái cử, hôm 29/2, đã phát biểu trong một cuộc họp chính phủ rằng nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 7%.
Năm 2015, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, chỉ đứng sau Ấn Độ (7,3%) và Trung Quốc (6,8%) ở châu Á. Thủ tướng Dũng cho rằng dù năm 2015 rất khó khăn cho cả Việt Nam lẫn nhiều nền kinh tế trên thế giới, nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao tạo ra nền móng để “lại vượt qua mục tiêu trong năm 2016”.
Tuy nhiên, theo ngân hàng HSBC, mục tiêu tham vọng 7% có thể khó đạt được. Hôm thứ Năm, HSBC công bố một văn bản nói rằng ngành chế tạo của Việt Nam có vẻ đang chậm lại.
Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng, PMI, của Việt Nam đã giảm xuống còn 49,5 vào tháng 9/2015, lần đầu tiên sụt giảm trong vòng hơn 2 năm. Chỉ số từ 50 trở lên là tín hiệu sản xuất gia tăng, còn dưới mức 50 cho thấy sự sụt giảm. Sau khi bật tăng lại, đạt mức 50.1 vào tháng 10/2015 khi tiền đồng yếu đi, trong tháng 11/2015 chỉ số lại rơi xuống mức 49.4 vì tiền đồng mạnh lên.
Bên cạnh đó, HSBC nói dường như lạm phát đã chạm đáy. Sau khi về 0 trong hai tháng 9 và 10/2015, phần lớn là vì giá nhiên liệu sụt giảm kéo dài cả năm, lạm phát của Việt Nam là 1,3% hồi tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, do giá thực phẩm tăng. Sau khi loại bỏ các yếu tố dễ biến động là thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản hiện là 1.9% so với cùng kỳ năm trước, và sẽ lên đến 3,3% vào cuối quý 2 so với cùng kỳ năm trước và 5,2% vào cuối năm.
Theo Business Insider, Baomoi.com

Biển Đông: Trung-Mỹ khẩu chiến, Việt Nam kêu gọi giải pháp hòa bình

Bà Phó Oánh, phát ngôn nhân Quốc hội Trung Quốc, trong cuộc họp quốc hội tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 4/3/2016.
Bà Phó Oánh, phát ngôn nhân Quốc hội Trung Quốc, trong cuộc họp quốc hội tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 4/3/2016.
VOA-04.03.2016
Quốc hội Trung Quốc tuyên bố chính Hoa Kỳ chứ không phải Bắc Kinh là bên đang ‘quân sự hóa’ Biển Đông.

Thời báo Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời phát ngôn nhân Quốc hội Trung Quốc, Phó Oánh, hôm 4/3 tố cáo rằng Mỹ đang tăng mạnh hoạt động quân sự trong khu vực và các cuộc tuần tra của Mỹ gần các đảo do Trung Quốc nắm giữ ở Biển Đông đã khiến căng thẳng leo thang.
Phát biểu của bà Phó được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tư lệnh của Mỹ ở Thái Bình Dương lên án Bắc Kinh ‘quân sự hóa’ Biển Đông thông qua các hoạt động xây đảo và đưa thiết bị quân sự ra những khu vực có tranh chấp. 
Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc nói cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa khu vực có thể dẫn tới một cái nhìn sai lệch về tình hình. Bà nói: "Nếu nhìn kỹ vấn đề, quý vị sẽ thấy chính Mỹ mới là nước đang đưa các tàu quân sự và máy bay tối tân nhất ra Biển  Đông".
Bà Phó Oánh nhấn mạnh: "Mỹ đã thẳng thừng tuyên bố sẽ triển khai 70% tàu chiến và máy bay tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục sang Châu Á, Mỹ tăng cường các hành động quân sự với các đồng minh và sự hiện diện quân sự của Washington ở Châu Á-Thái Bình Dương. Đó chẳng phải là hành động quân sự hóa hay sao?"
Phát ngôn nhân của Quốc hội Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có quyền xây đảo để bảo vệ lãnh thổ ở Trường Sa, nơi Việt Nam cũng nhận chủ quyền.
Hôm thứ Năm, Hà Nội tuyên bố sẽ kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, các quyền hợp pháp và lợi ích quốc gia ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình.
Đáp câu hỏi phóng viên về việc liệu Việt Nam sẽ có biện pháp mạnh hơn, chẳng hạn như hành động pháp lý, để chống lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
Về việc Tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc gần đây mời nước ngoài đấu thầu các lô dầu khí ở Biển Đông, ông Bình cho biết nhà chức trách Việt Nam đang điều nghiên kỹ việc này.
Vẫn theo lời ông, tại các khu vực Việt-Trung đang đàm phán để phân định ranh giới, chẳng hạn như các lãnh hải chồng chéo ngoài vịnh Bắc Bộ, không bên nào được phép đơn phương tiến hành thăm dò dầu khí hoặc có các hoạt động khai thác nào khác.
Ông Bình nhắc lại Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi ở Hoàng Sa-Trường Sa, khi được yêu cầu bình luận về việc Trung Quốc gần đây đưa 7 chiếc tàu ra bãi Hải Sâm ở Trường Sa.
Không nêu tên Trung Quốc, ông Bình nhấn mạnh tất cả những hoạt động trong khu vực không được sự đồng ý của Việt Nam là bất hợp pháp.
Theo Time, SCMP, Thanh Niên.

Người dân Sầm Sơn Thanh Hóa tiếp tục biểu tình

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-03-05 
thanh-hoa-nguoi-dan-tu-tap-dong-nguoi-truoc-cong-ubnd-tinh-3-1456914535
Người dân tụ tập trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi chính quyền địa phương dành lại cho dân 500 m mặt biển để tiếp tục nghề chài lưới.  Photo courtesy of tuoitre.vn
Sáng hôm nay người dân xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, phường Trường Sơn và phường Bắc Sơn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung trước UBND tỉnh để đòi hỏi chính quyền thực hiện quyền lợi chính đáng của họ, đó là chừa lại một khoảng trống trên bãi biển Sầm Sơn từ 6 tới 7 trăm mét để ngư dân xã Quảng Cư có thể làm ăn sinh sống sau khi chính quyền cho phép tập đoàn FLC trưng thu đất dọc bãi biền để lập khu vui chơi du lịch cao cấp.

Người dân bức xúc

Một người dân cho chúng tôi biết sự việc đang diễn ra sáng hôm nay:
“Nhân dân bây giờ tập trung ngày nào cũng lên tỉnh để đòi quyền lợi. 100% các hộ ở đây đều lên trên tỉnh đòi mặt bể lại cho dân, khi nào đòi được mới thôi chứ không bỏ. Nhân dân quyết tâm đi đòi hết ngày này tới ngày khác, đòi kỳ được thì thôi. Khi nào nhà nước trả bãi bể cho bà con nhân dân đi làm thì mới thôi.
Người dân Quảng Cư từ bao đời nay sống bằng nghề đánh bắt cá nhỏ lẻ ngoài khơi, riêng con cái gia đình ngư dân cào ngao, sò trên bãi biển. Nếu chính quyền cho phép giải phóng mặt bằng thì nơi neo đậu tàu thuyền của họ sẽ bị bị thu hồi giao cho Tập đoàn FLC.
-Một người dân
Người dân Quảng Cư từ bao đời nay sống bằng nghề đánh bắt cá nhỏ lẻ ngoài khơi, riêng con cái gia đình ngư dân cào ngao, sò trên bãi biển. Nếu chính quyền cho phép giải phóng mặt bằng thì nơi neo đậu tàu thuyền của họ sẽ bị bị thu hồi giao cho Tập đoàn FLC.”
Kể từ ngày 29 tháng 2 hàng trăm người đã tập trung tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và ở khu vực xung quanh với số lượng có ngày lên tới vài trăm. Vào ngày 2 tháng 3 vừa qua UBND tỉnh có cuộc họp khẩn cấp nhưng vấn đề chừa lại 1.000 mét hay tối thiểu 700 mét cho người dân chưa đạt được thỏa thuận với FLC nên người dân tiếp tục tập trung trước UBND tỉnh vào sáng hôm nay.
Một người dân bức xúc cho biết:
“Từ hàng nghìn năm nay ông bà ông vãi đã giữ gìn biển mà giờ UBND tỉnh Thanh Hóa không cho dân đánh bắt cá ngoài biển nữa thì dân nó bức xúc không đi làm ăn gì hết. Dân yêu cầu để lại cho người ta một cây số hay 700 mét cũng được mà UB Tỉnh không giải quyết, người dân họ bức xúc, con cái học hành không có tiền đóng, nghề nghiệp đất cát ruộng rẫy lại không có, tái định cư cũng không còn chút biển người ta kiếm 50-100 về mua gạo ăn, bây giờ cắt biển luôn thì chết dở.”

“Gây rối trật tự công cộng”

Trong khi đó công an tỉnh Thanh Hóa cho báo chí biết là cơ quan điều tra đã vào cuộc khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại điều 245 bộ luật Hình sự để điều tra.
Người dân phản ứng lại khi nghe tin này và cho biết họ là nạn nhân trực tiếp nên tự bảo vệ quyền lợi của mình mà không có bất cứ ai đứng sau lưng xúi giục hay sách động:
“Đây là toàn thể nhân dân đồng tình đi chứ không ai cầm đầu và cũng không ai tổ chức gì hết. Toàn thể nhân dân dẫn nhau đi đòi công lý cho nhân dân chứ không ai cầm đầu cả.”
Công an rải khắp mọi nơi để theo dõi nhân dân tuyên truyền như thế nào nhưng tất cả nhân dân đều đồng tình đi làm cho dân chứ không có ai đầu sỏ hết. Chúng tôi đi đến đâu thì bị chặn đến đấy. Xe buýt thì không còn chuyến từ Sầm Sơn lên thành phố nữa, taxi đi thì cũng bị ách lại, các ngõ đường đều bị công an bao vây kiểm tra giấy tờ. Bây giờ chỗ nào cũng có công an cả.
Và cho tới trưa hôm nay theo xác định của người dân Sầm Sơn thì chưa có ai bị bắt:
“Chưa, chưa bắt ai hết ạ. Đó là thông tin ảo chưa bắt ai hết, cả bốn phường này chưa ai bị bắt hết.”
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những diễn biến mới nhất để tường trình cùng với quý vị.

Nhiều phụ nữ Việt ‘mất tích tập thể’ ở Trung Quốc

Quảng cáo rao bán cô dâu Việt trên mạng Taobao trong ngày Độc thân ở Trung Quốc (Ảnh chụp từ trang scmp).
Quảng cáo rao bán cô dâu Việt trên mạng Taobao trong ngày Độc thân ở Trung Quốc (Ảnh chụp từ trang scmp).
VOA-05.03.2016
Hơn 10 phụ nữ Việt lấy chồng Trung Quốc qua môi giới đã cùng “biến mất” khỏi làng Nam An ở tỉnh Phúc Kiến trong một ngày, khiến nhiều người cho rằng đây là một cuộc “bỏ chạy có phối hợp”.
Theo báo chí Trung Quốc, sau khi biết được vụ việc, hai cô dâu Việt còn lại trong làng cũng “mất tích”, đưa tổng số phụ nữ trốn chạy khỏi làng Nam An là 17 người.
Vụ việc xảy ra từ hồi giữa tháng trước nhưng chỉ được báo chí quốc tế đưa tin hôm qua.
Một số phụ nữ Việt đã sống ở Nam An được khoảng 6 tháng, trong khi một số khác mới tới đó chỉ vài ngày. Một số cô dâu đã mang thai.
Trước đó, những người đàn ông trong làng này đã phải trả tới 60 nghìn Nhân dân tệ (khoảng hơn 9 nghìn đôla) để cưới các phụ nữ Việt. Không có ai trong số đó đăng ký cưới hỏi chính thức.
Tin cho hay, người dân trong làng giờ tin rằng đó là các vụ lừa đảo mà những kẻ môi giới dàn dựng để ăn tiền.
‘Khó lấy vợ’
Đàn ông ở Trung Quốc ngày càng khó kiếm vợ vì tình trạng mất cân bằng giới tính do chính sách một con của nước này cũng như do khoảng cách giàu nghèo, và các nông dân lại càng khó lấy vợ.
Chính bởi lẽ đó, nhiều đàn ông Trung Quốc ở nông thôn đã chi tiền để lấy vợ từ các nước láng giềng như Việt Nam hoặc Lào.
Số liệu của Bộ Công an Việt Nam cho biết đã có gần 6.000 phụ nữ Việt bị bán ra nước ngoài trong những năm gần đây, phần lớn là bán sang Trung Quốc.
Mới đây, các cô dâu Việt Nam đã được rao bán với giá 9.998 tệ/người (khoảng 1.500 đôla) trên trang Taobao, một trang mạng mua bán trực tuyến được xem như ‘eBay’ của Trung Quốc, vào lễ hội mua sắm trong ngày Độc thân.
Kèm với lời quảng cáo trên là bức ảnh nữ diễn viên Trung Quốc nổi tiếng Chương Tử Di và khoản ‘hàng dự trữ’ là 98 người sẵn sàng được gửi đi từ tỉnh Vân Nam đến bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên cô dâu Việt bị rao báo trên mạng. Trước đây đã từng xuất hiện các trang web rao bán cô dâu Việt ở Trung Quốc dẫn đến vụ phát hiện đường dây buôn người liên quan đến hàng trăm cô gái Việt, trong đó có 28 cô được giải cứu hồi cuối năm 2014.
Theo People’s Daily, Daily Mail, SCMP, China Watch

Cướp giật uy hiếp người dân Sài Gòn

Theo Zing-13:12 05/03/2016
Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo ngành công an triệt phá nhưng nạn cướp giật ở Sài Gòn vẫn uy hiếp người dân từng ngày và luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.
Không chỉ chạy xe giật "dạo" trên các tuyến phố, nhiều băng cướp mai phục ở các nhà hàng, quán ăn, ngân hàng chờ khách đi ra sơ hở là lao tới giật tài sản rồi tăng ga tẩu thoát.
Mai phục ở quán ăn giật tài sản
Tối 2/3, anh Nguyễn Thế Yên cùng bạn vào một quán ăn trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (phường 15, quận 11). 23h, anh ra về. Trong lúc chờ bảo vệ dắt xe, anh lấy túi xách da đeo qua người thì bất ngờ bị 2 thanh niên ngồi xe máy phóng qua giật túi.
Cướp giật uy hiếp người dân Sài Gòn
Tên cướp bị camera ở cửa hàng quần áo ghi lại. Ảnh: Cắt clip.
Cú giật bất ngờ khiến nạn nhân và những người xung quanh không kịp trở tay. Số tài sản bị mất gồm máy ảnh, máy tính bảng. "Sự việc diễn ra rất nhanh nên tôi cũng không kịp truy hô. Bọn cướp bây giờ đáng sợ thật", nạn nhân nói.
Người dân xung quanh cho biết, rất có thể 2 tên cướp đã để ý từ trước vì họ thấy 2 tên này đứng rất lâu trước quán. Sau khi sự việc xảy ra anh Yên đã đến Công an phường 15, quận 11 trình báo.
Đánh nhân viên bán hàng ngất xỉu để cướp 
Đầu tháng 2 vừa qua, một thanh niên chừng 20-25 tuổi vào cửa hàng thời trang ở đường Tân Kỳ Tân Quý (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú) mua quần áo.
Hắn vờ lấy chiếc quần rồi đưa cho chị Ngoan (nhân viên bán hàng). Trong lúc chị này tính tiền, tên cướp liền đấm thẳng vào mặt. Sau đó, hắn tiếp tục đánh tới khi nạn nhân ngã xuống sàn.
Thấy nạn nhân không còn khả năng chống cự, tên cướp lục tài sản trong tiệm lấy đi nhẫn, dây chuyền vàng, điện thoại di động và máy tính xách tay.
Trước khi bỏ đi, thanh niên này dùng dây trói tay nạn nhân lại và đóng cửa cửa hàng. Khi tỉnh dậy, nạn nhân tự mở trói, chạy ra đường cầu cứu và được người dân đưa đi viện.
Sự việc xảy ra gần một tháng nhưng công an quận Tân Phú vẫn chưa tìm được tung tích tên cướp.
Giật điện thoại chớp nhoáng
Tình trạng cướp giật nhan nhản khiến người dân và du khách luôn bất an. "Một ngày vài vụ cướp ở đường phố Sài Gòn không hiếm. Kẻ xấu thường chọn người đi đường nghe điện thoại, phụ nữ mang theo túi xách", một người dân than phiền.
Anh Nguyễn Hùng Cường (18 tuổi, ở Đà Nẵng) kể, vừa qua anh cùng nhóm bạn vào Sài Gòn du lịch. Trước khi đi, anh được bạn bè cảnh báo phải cẩn thận nạn trộm cướp. Sau 1 ngày đi dạo thấy người Sài Gòn cởi mở, anh quên luôn cảnh báo.
Tối cuối tuần, vị khách ra cửa khách sạn trên đường Hai Bà Trưng (quận 1) rút điện thoại iPhone ra gọi bạn đến đón thì bị thanh niên chạy xe máy áp sát giật mạnh rồi bỏ chạy.
"Tôi loạng choạng ngã xuống đường, may mà không có xe lớn chạy ngang. Sợ Sài Gòn thật", anh nói.
Cướp giật uy hiếp người dân Sài Gòn
Tên trộm xe SH mang mã tấu quay lại chém người truy đuổi. Ảnh: cắt từ clip.

Trưa 1/3, Đặng Triệu Phú (23 tuổi, ngụ quận 1, có 2 tiền án tội trộm cắp) rảo quanh khu phố Tây để cướp giật tài sản. Ngay góc giao lộ Nguyễn Thái Bình - Tôn Thất Đạm, Phú ép sát giật điện thoại của một cô gái rồi rồ ga phóng đi. Nạn nhân bất ngờ, hoảng sợ chỉ kịp truy hô “cướp, cướp!”.
Các trinh sát tuần tra đeo bám theo Phú từ trước nên khi nghi can vừa thực hiện hành vi, họ lập tức nhập cuộc truy đuổi. Phú lạng lách tẩu thoát trên đường Nguyễn Huệ, chạy ngược chiều tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, làm cho nhiều khách nước ngoài hoảng hồn. Tuy nhiên, trinh sát đuổi kịp, tung chân đá làm Phú ngã xuống đường. Anh ta bị tóm gọn cùng tang vật.
Cũng đêm 1/3, chị Kim Hye Min (22 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) cùng bạn dạo mát, ngắm khu phố Tây Phạm Ngũ Lão. Đến trước số 187 đường Phạm Ngũ Lão, nữ du khách bị Nguyễn Văn Đăng (17 tuổi, ngụ quận 2) đi bộ ép sát, giật iPhone 6 rồi tháo chạy.
Nhiều người đi đường truy hô nhưng Đăng đã chạy vào con hẻm. Trinh sát mật phục gần đó đuổi theo, chỉ 500 m đã bắt được nghi can cùng tang vật. Khi được mời tới cơ quan công an nhận lại tài sản, chị Kim Hye Min nói: “Tôi từng được cảnh báo về nạn trộm, cướp ở Sài Gòn nhưng không ngờ lại nguy hiểm như thế, lại diễn ra nơi đông người…".
Các vụ việc còn cho thấy, những kẻ cướp giật ngày càng táo tợn khi không chỉ một hay 2 người chạy xe rồi chọn thời cơ ra tay mà còn tổ chức dàn cảnh để cướp. Năm 2015, trên địa bàn TP HCM đã xảy ra hơn 3.400 vụ trộm cắp tài sản. Số vụ giảm so với năm 2014 nhưng trộm cắp là loại án chiếm tỷ lệ cao nhất.
Một cán bộ công an phường Phạm Ngũ Lão (quận 1) cho hay, hầu như ngày nào công an phường cũng nhận được trình báo của khách du lịch về việc bị cướp giật.
Chính vì thế, sống ở thành phố lớn nhất cả nước nhưng người dân nơi đây luôn trong tình trạng bất an khi ra đường. Nhiều người chia sẻ: “Sài Gòn ư, cứ ra đường là sợ cướp để ý mình”, “Giờ tôi không dám đi bộ ra ngoài chơi”, “Khi nào về tới nhà mới biết mình không bị cướp”,...
Khánh Trung

Công an ‘rủ nhau’ bán xe gây tai nạn, rồi chuộc lại giá gấp 6 lần

Theo Người đưa tin-05.03.2016 | 08:32 AM
Bán lấy 800 nghìn chia nhau, rồi tá hỏa đi chuộc lại với giá 5 triệu đồng, gấp hơn 6 lần. Đó là việc làm “có một không hai” của Công an xã Thạch Bình (TP Hà Tĩnh).
Theo đó, vào tháng 2/2015, Công an xã Thạch Bình, TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) phát hiện chiếc xe máy nghi gây tai nạn không có biển số và được bỏ lại bên lề đường QL1A thuộc địa phận xã. Sau một thời gian không xác minh được chủ sở hữu. Công an xã này đã cất giữ tại trụ sở.
Đến tháng 11/2015, một số công an viên đem chiếc xe này bán cho anh Nguyễn Hải P. (SN 1981) cùng trú tại xã với giá 800 nghìn đồng.
Sau đó, chiếc xe này được anh P. sửa lại và bán cho một cá nhân khác trên địa bàn. “Tôi không hề hay biết chiếc xe này là phương tiện gây tai nạn, nếu biết đã không mua. Thấy cán bộ xã đem bán, tôi yên tâm nghĩ là tài sản của chính quyền rõ nguồn gốc nên mua thôi”, anh P. cho biết.
Công an ‘rủ nhau’ bán xe gây tai nạn, rồi chuộc lại giá gấp 6 lần - Ảnh 1
Chiếc xe gây tai nạn được Công an xã Thạch Bình bán với giá 800 nghìn đồng rồi tá hỏa chuộc về với giá 5 triệu sau khi bị phát giác.
Chiều 4/3, ông Nguyễn Văn Hà - Trưởng Công an xã Thạch Bình xác nhận toàn bộ sự việc trên là có thật và thừa nhận sai phạm. Tuy nhiên, ông Hà cho biết, việc 6 công an viên đưa xe đi bán, vài ngày sau đó ông mới được biết (?!).
Cũng theo ông Hà, khoảng một tuần trước, sau khi có phản ánh, ông đã cho người đi chuộc lại chiếc xe về. Khi được hỏi chuộc với giá bao nhiêu, ông Trưởng Công an xã ấp úng cho biết: “Tôi cũng không rõ” (?!). Tuy nhiên, ông Trần Hữu Trung - Phó Công an xã trả lời với PV là đã chuộc lại chiếc xe với giá…5 triệu đồng (tức là gấp hơn 6 lần giá bán).
“Khi phát hiện chiếc xe nghi gây tai nạn bỏ lại bên đường, tôi có báo với đội CSGT Công an TP. Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đội nói chiếc xe không có giá trị nên cứ để tại trụ sở. Sau đó, chiếc xe được giữ đến tháng 11 thì các công an viên mới đem ra bán”, ông Nguyễn Văn Hà cho biết thêm.
Công an ‘rủ nhau’ bán xe gây tai nạn, rồi chuộc lại giá gấp 6 lần - Ảnh 2
Ông Nguyễn Văn Hà - Trưởng Công an xã thừa nhận việc làm trên là sai phạm.
Để tìm hiểu rõ sự việc, chúng tôi đã liên hệ với Đội CSGT Công an TP Hà Tĩnh thì được trả lời chưa hề nhận được bất cứ một báo cáo nào từ xã Thạch Bình về chiếc xe gây tai nạn trên.
“Khi được báo về bất cứ vụ tai nạn nào, bất cứ là ở đâu trên địa bàn thuộc đội quản lý, chúng tôi sẽ đến để khám nghiệm hiện trường và nếu có tang vật thì sẽ tạm thời thu giữ. Sau đó, đem về trụ sở để xác minh chủ sở hữu.
Sau thời gian quy định, không xác nhận được chủ nhân thì mới thành lập các hội đồng thẩm định giá và tiến hành đấu giá tài sản xung công quỹ nhà nước. Trường hợp này, chúng tôi không hề được xã báo cáo”, một cán bộ Đội CSGT Công an TP. Hà Tĩnh khẳng định.
Về phía chính quyền địa phương ông Lê Hữu Sơn - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Các công an viên đã tự ý bán xe mà không hề thông qua ý kiến của chính quyền xã. Chúng tôi đã họp và sẽ tiến hành kỷ luật. Hiện, chiếc xe đã thu hồi về và báo cáo lên Công an thành phố xử lý”.
Ngay sau khi nhận được phản ánh, Thượng tá Phạm Thanh Phương - Trưởng Công an TP. Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành xác minh sự việc và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm”.
Ngân Hà - Cao Uyên


Dân kéo đến bao vây nhà chủ tịch xã

Tấn Lộc-Thứ Bảy, 05/03/2016 06:10PM

Bà con cho rằng ông Lưu Minh Phương, Chủ tịch UBND xã An Ninh Tây (Phú Yên) đánh một phụ nữ nên sau đó kéo đến bao vây nhà Chủ tịch xã la ó.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An (Phú Yên), cho biết huyện đang xem xét để tạm dừng thực hiện dự án nạo vét đất cát bồi lấp, thông luồng cảng cá Tiên Châu - lạch Vạn Củi của huyện Tuy An. 

Lý do là người dân địa phương tập trung phản đối việc Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Tư vấn đầu tư Quốc Bảo (gọi tắt là công ty Quốc Bảo) hút cát ở cửa biển Tiên Châu gây ra sạt lở, đe dọa đến khu dân cư ven biển với hơn 500 ngôi nhà.

Dân bao vây, nhà chủ tịch xã, phản đối, hút cát, Tuy An, Phú Yên
Người dân xã An Ninh Tây tập trung ở cửa biển phản đối việc hút cát. Ảnh: TẤN LỘC 

Trước đó, từ chiều 3/3, hàng trăm người dân xã An Ninh Tây tập trung trên cửa biển phản đối Công ty Quốc Bảo hút cát. Theo phản ánh của nhiều người dân, từ tháng 9/2015 đến nay, khi Công ty Quốc Bảo tổ chức hút cát, hàng trăm gia đình ở địa phương luôn sống trong tâm trạng bất an, lo lắng do xuất hiện tình trạng sạt lở.

Theo người dân, tại Bãi Dài - bãi cát dài gần 2 km gần cửa biển Tiên Châu như một kè chắn sóng tự nhiên bảo vệ cho ngôi làng ven biển này - đã xuất hiện sạt lở, nhiều cây cối biến mất. Người dân ủng hộ việc nạo vét để thông luồng cho tàu thuyền ra vào nhưng điều khiến họ bức xúc, phản đối là Công ty Quốc Bảo hút cát quá sâu, quá nhiều, không có kiểm soát. 

Ngay cả nhiều gia đình có tàu thuyền cũng phản đối việc khoét sâu vào lòng sông để hút cát khiến cát từ trong bờ đổ dồn ra. Mặt khác, bà con còn cho rằng việc hút cát không được kiểm tra, không khách quan trong giám sát vì tổ giám sát phần lớn là cán bộ xã, thôn được Công ty Quốc Bảo trả lương 3 triệu đồng/người/tháng.


Ông Nguyễn Phụng Ngoạn cho biết khi địa phương đến giải thích, vận động, người dân vẫn tập trung phản đối, sau đó xảy ra xô xát với một số cán bộ. Bà con cho rằng ông Lưu Minh Phương, Chủ tịch UBND xã An Ninh Tây, đã đánh một phụ nữ nên sau đó kéo đến bao vây nhà Chủ tịch xã la ó, đòi ngưng cho hút cát, gây mất trật tự địa phương.

“Người dân cho rằng chủ tịch xã đánh dân nhưng khi xem băng hình lại thì thấy ông Phương bị dân đánh. Sáng 4/3, tôi đã chủ trì cuộc làm việc để giải quyết sự việc. Trước mắt, chính quyền vận động người dân giải tán để ổn định an ninh trật tự. 

Người dân hãy bình tĩnh để cơ quan chức năng giải quyết, không được xô xát, ẩu đả, mất trật tự. Đầu tuần tới, UBND huyện sẽ tổ chức cuộc họp với người dân. Khi người dân ổn định mới tiếp tục nạo vét, nếu không thì phải tạm dừng” - ông Ngoạn nói.


Từ khi Công ty Quốc Bảo tiến hành hút cát, nạo vét cửa biển Tiên Châu, người dân địa phương đã hơn 10 lần tập trung phản đối.

 (Pháp Luật TP.HCM)

Nghi vấn súng nổ, người dân vây trụ sở thị xã Sầm Sơn

Theo vnexpressThứ bảy, 5/3/2016 | 21:31
Chiều 5/3, hàng trăm người dân kéo đến vây kín trụ sở công an phường Trường Sơn, tiếp đó di chuyển sang cổng UBND thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa), sau khi một người dân bị côn đồ cầm súng uy hiếp ngay tại nhà riêng. 
Khoảng 14h chiều 5/3, hàng trăm người dân phường Trường Sơn (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) tập trung về trụ sở công an phường la ó đòi làm rõ việc một phụ nữ trung niên bị nhóm người lạ mặt đánh trọng thương ngay tại nhà.
nghi-van-sung-no-o-sam-son-nguoi-dan-vay-tru-so-thi-xa
Hàng trăm người dân tập trung trước cổng công an phường Trường Sơn yêu cầu gải thích việc bà Thắng bị hành hung chiều 5/3. Ảnh: Lê Hoàng.
Một nhân chứng cho hay, khoảng 13h cùng ngày, ba thanh niên đến nhà riêng của ông Trần Văn Hải, trưởng bến thuyền ở khu vực Đền Độc Cước (phía Đông đường Hồ Xuân Hương) yêu cầu gia đình ký vào bản cam kết di dời bến thuyền. Ông Hải không có nhà nên vợ là bà Văn Thị Thắng tiếp chuyện. Sau ít phút trao đổi, bất ngờ nữ chủ nhà bị nhóm này đánh đập và có tiếng súng nổ tại đây.
“Tôi đang ngủ thì nghe tiếng súng nổ, bật dậy chạy sang thì thấy bà Thắng ngất xỉu, mặt mũi sưng vù, có cả máu chảy nên tức tốc gọi xe đưa đi cấp cứu”, người hàng xóm Hà Thị Hợp kể lại và cho hay một thanh niên cầm súng còn đe dọa “ai vào sẽ bắn”. Khi thấy đông người dân kéo đến, nhóm người lạ lên xe máy bỏ đi.
Người dân cho rằng bà Thắng bị hành hung có liên quan đến việc ngư dân phản đối dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển Sầm Sơn nên sau đó kéo đến trụ sở công an phường yêu cầu làm rõ.
Hàng chục cảnh sát và lực lượng quân sự được huy động đảm bảo an ninh và vãn hồi trật tự. Mặc dù đại diện nhà chức trách nỗ lực giải thích nhưng người dân không chịu giải tán. Khoảng 15h, một số người ra giữa đường Lê Lợi ngồi la ó. Do đây là tuyến phố huyết mạch dẫn ra bờ biển nên giao thông ngưng trệ suốt nhiều giờ, cảnh sát giao thông phải phân luồng xe cộ di chuyển theo hướng khác.
nghi-van-sung-no-o-sam-son-nguoi-dan-vay-tru-so-thi-xa-1
Khoảng 17h, người dân ồ ạt di chuyển về trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn, tuyến đường Lê Lợi hiện tê liệt. Ảnh: Lê Hoàng.
Gần 17h, người dân tiếp tục di chuyển về phía trụ sở UBND thị xã Sầm Sơn (cũng nằm trên trục đường Lê Lợi). Ít phút sau, cánh cổng cơ quan này được lệnh đóng lại, người dân chỉ đứng ở phía ngoài hàng rào và lòng đường tiếp tục phản ứng.
Trao đổi với VnExpress, ông Trịnh Huy Triều, Bí thư thị xã Sầm Sơn cho hay, đang ở Tỉnh ủy phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết vụ việc. 
Tối 5/3, đại tá Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng Tham mưu (Công an tỉnh Thanh Hóa) khẳng định, không có chuyện người dân bị thương hay tử vong do trúng đạn tại Sầm Sơn như người dân phản ánh. "Hiện tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của cơ quan chức năng", ông Hiếu nói.
Còn người thân bà Thắng cho hay, nạn nhân bị đa chấn thương vùng đầu, mặt, đang được cấp cứu ở Bệnh viện 103.
Hơn tuần nay, người dân ở các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn) kéo về trước trụ sở UBND tỉnh và Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển; dành một phần đất dọc khu vực neo đậu tàu thuyền cũ phía Đông đường Hồ Xuân Hương để bà con tiếp tục ra khơi. Dải bờ biển này đã được chính quyền tỉnh thu hồi giao cho Tập đoàn FLC cải tạo, nâng cấp phục vụ du lịch.
Trước yêu cầu bức thiết về việc để lại một phần bờ biển làm bến neo đậu thuyền bè cho bà con, chính quyền tỉnh Thanh Hóa và nhà đầu tư vẫn chưa có ý kiến thống nhất khiến người dân tụ tập phản đối.
nghi-van-sung-no-o-sam-son-nguoi-dan-vay-tru-so-thi-xa-2
Căn nhà bà Thắng, nơi người dân nói nghe tiếng súng nổ. Ảnh: Lê Hoàng.
Trong các ngày 3-4/3, hàng trăm người còn tràn xuống đường nằm, ngồi la liệt trên các con phố ở trung tâm TP Thanh Hóa khiến giao thông tê liệt. Các tuyến đường Hà Văn Mao, đoạn qua cổng Tỉnh ủy Thanh Hóa, đường Lê Hồng Phong, đại lộ Lê Lợi, đoạn trước cổng UBND tỉnh được phong tỏa nghiêm ngặt. Xe cứu hỏa, cứu thương túc trực, cả trăm cảnh sát và dân quân tự vệ được huy động để đảm bảo an ninh trật tự.
Xe buýt lộ trình đi từ hướng thị xã Sầm Sơn về thành phố đều bị yêu cầu dừng hoạt động. Hệ thống loa chính quyền phát đi thông báo yêu cầu người dân giải tán, nhưng một số vẫn tụ tập. Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Dự án quy hoạch không gian du lịch ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài 3,5 km, được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 10/2015. Chính quyền đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu là Tập đoàn FLC. Dự kiến đến trước 15/4, dự án với tổng vốn đầu tư 315 tỷ đồng sẽ hoàn thành để phục vụ du lịch hè 2016.
Lê Hoàng