Friday, June 5, 2015

Con đường Việt Nam đầy chông gai

Hoạt động cổ xúy cải cách chính trị và bảo vệ nhân quyền trong khát vọng canh tân đất nước khiến sự nghiệp sụp đổ, công ty bị giải thể, và đẩy anh Trần Huỳnh Duy Thức vào vòng lao lý, trở thành một tù nhân lương tâm theo cách gọi của Ân xá Quốc tế
Hoạt động cổ xúy cải cách chính trị và bảo vệ nhân quyền trong khát vọng canh tân đất nước khiến sự nghiệp sụp đổ, công ty bị giải thể, và đẩy anh Trần Huỳnh Duy Thức vào vòng lao lý, trở thành một tù nhân lương tâm theo cách gọi của Ân xá Quốc tế
Thân nhân một nhà hoạt động đang thọ án 16 năm tù vì các hoạt động cổ súy dân chủ trong nước  kêu gọi công luận khắp nơi thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.
Nhà bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức từng là một doanh nhân thành đạt trước khi bị bắt vào tháng 5/2009 cùng với các nhà hoạt động khác là luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long với cáo buộc ban đầu là ‘trộm cước viễn thông’ sau chuyển qua ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và cuối cùng được đổi thành ‘hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.’
Anh là người đồng sáng lập Nhóm nghiên cứu Chấn tập trung nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam và là đồng tác giả của tập sách Con đường Việt Nam. 
Các hoạt động cổ xúy cải cách chính trị và bảo vệ nhân quyền trong khát vọng canh tân đất nước đã khiến sự nghiệp của anh sụp đổ, công ty anh bị phá sản phải giải thể, và đẩy anh vào vòng lao lý, trở thành một tù nhân lương tâm theo cách gọi của Ân xá Quốc tế.  
Bản án khắc nghiệt 16 năm tù Hà Nội dành cho anh nhiều năm qua đã bị cộng đồng quốc tế phản đối vì đi ngược lại Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng như cam kết của chính Việt Nam về cải cách và pháp trị.
"Tôi kỳ vọng rất nhiều ở thế hệ trẻ sau này. Các bạn là những người sẽ mang lại những thay đổi cần thiết để Việt Nam được tự do-dân chủ thật sự, để mọi người có quyền đóng góp vào việc chung. Chúng ta nên vượt qua tâm lý sợ. Giới trẻ cần nhận biết quyền của mình là mặc nhiên và phải có trách nhiệm góp phần vào lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc, đất nước"
 Mới hôm 24/5, đánh dấu tròn 6 năm anh bị giam cầm, 36 tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế đã ký tên vào bản lên tiếng chung kêu gọi nhà nước Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế bằng cách trả tự do ngay lập tức cho anh.  
Nhân dịp này, Tạp chí Thanh Niên VOA có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ anh Thức để cùng nhìn lại Con đường Việt Nam mà nhà hoạt động trẻ này đang trải qua, những cái ‘được’ và ‘mất’, và tình trạng của anh hiện nay.
    Ông Trần Văn HuỳnhCon tôi đã có sự lựa chọn đúng. Là một doanh nhân thành đạt trong ngành công nghệ thông tin, Thức đã đặt lợi ích chung của dân, của nước trên lợi ích riêng tư và đã dũng cảm dấn thân vào con đường đấu tranh cho tự do-dân chủ thật sự để quyền con người phải được tôn trọng trước hết, cho Việt Nam phát triển bền vững, lâu dài, ngày càng công bằng-văn minh. Cái mất dĩ nhiên là công ty bị phá sản và đóng cửa và cơ hội làm giàu riêng cho bản thân không còn nữa khi vào tù. Thức đã chấp nhận. Cái được thì rất lớn, được đứng vào hàng ngũ những người bênh vực cho lẽ phải, cho chân lý, quyền lợi chung của Tổ quốc. Sự đánh đổi đó có đáng hay không có lẽ mọi người đã nhìn thấy. Cái được là làm những điều thao thức, suy tưởng của mình để đạt đến lý tưởng, lẽ phải.
Trà Mi: Theo ông, cái thao thức, suy tưởng mà anh Thức theo đuổi so với tình hình thực tế ở Việt Nam có viễn vong, huyễn hoặc hay không?
Ông Trần Văn HuỳnhCon tôi cũng nói đã thấy trước hậu quả của việc mình làm, nghĩa là đối mặt với thực tế ở Việt Nam thì hậu quả là khó tránh khỏi bị bắt, bị kết án. Việc đó Thức và các bạn đã trông thấy nhưng đã quyết tâm thì cứ làm. ‘Việc gì đáng làm thì cứ làm’ đó là câu Thức thường hay nói.
Trà Mi: Việc mà anh cho là đáng làm đó đã không đưa anh tới đích như nguyện vọng của anh mà rẽ sang một con đường khác. Có người thắc mắc trong tình hình ở Việt Nam, những lý tưởng đó có đáng làm lúc này hay chưa? Là thân phụ anh Thức, ông suy nghĩ thế nào?
Ông Trần Văn Huỳnh:  Tôi nghĩ nếu chờ thì biết đến bao giờ. Với bản án khắc nghiệt 16 năm tù và 5 năm quản chế, Thức vẫn kiên định, giữ vững ý chí, tinh thần không suy giảm, vững tin vào con đường đã chọn sẽ dẫn tới lẽ phải, sẽ giúp quyền con người lên ngôi.
Trà Mi: Theo ghi nhận của ông, anh Thức có cảm thấy lạc lõng giữa 4 bức tường trại giam trong lúc những người bạn đồng chí hướng đã lần lượt ra tù trước thời hạn?
Ông Trần Văn Huỳnhh: Thức không bao giờ cảm thấy mình lạc lỏng, mà ngược lại, lại có thêm nhiều bạn cùng chí hướng và có những trải nghiệm để học được rất nhiều điều hay, lẽ phải. Do vậy, những tháng gần đây viết thư về nhà, Thức đã nói rất nhiều về những điều học được trong tù. Thức bảo là ‘học không sách’. Thức rất ham đọc sách. Trong tù dĩ nhiên Thức không có được những cuốn sách muốn đọc. Những lá thư hằng tháng Thức gửi về cho gia đình thật sự nói nhiều về những chuyển biến, những sự kiện đang diễn ra trong đất nước.
Trà Mi: Trong số các nhà hoạt động dân chủ nổi bật, anh Thức lãnh án dài nhất. Trong nhóm các nhà hoạt động cùng bị bắt một đợt với anh, anh là người duy nhất không được giảm án. Theo ông, vì sao?
Ông Trần Văn Huỳnh: Vì Thức đã kiên quyết không ‘nhận tội’ cho tới bây giờ. Những chứng cứ đưa ra để kết án Thức không hợp pháp, phiên tòa không tuân thủ theo đúng Bộ Luật Hình sự.
Trà Mii: Họ có yêu cầu anh thỏa hiệp?
Ông Trần Văn HuỳnhTrong một lần thăm nuôi, Thức cho biết vào dịp lễ 2/9, Thức đã từ chối mọi sự thỏa hiệp. Họ bảo Thức ‘nhận tội’ sẽ được giảm án, Thức đã kiên quyết từ chối một sự thỏa hiệp như thế để bảo vệ chính kiến của mình.
Trà Mi: Trong những dịp thăm nuôi, gia đình thường được anh Thức nhắn gửi những gì?
Ông Trần Văn HuỳnhMỗi lần đi thăm thường được gặp 1 giờ đồng hồ, chỉ được nói chuyện về những việc nhà mà thôi. Hễ nói gì ngoài phạm vi gia  đình là họ ngăn. Trong 4, 5 tháng qua có sự thay đổi. Hằng tháng, theo quy định trại giam, Thức được gửi thư cho gia đình 2 lần. Một thư như thế có khi dài tới 10, 20 trang hay hơn nữa, trong đó Thức đều nói tới những chuyện thời sự.
Trà Mi: Gia đình có cơ hội cho anh biết anh được sự ủng hộ bên ngoài thế nào không?
Ông Trần Văn Huỳnh: Có, và những điều Thức viết trong thư gửi về, gia đình đều công khai lên mạng để công luận hiểu được việc làm của Thức lẽ ra không phải bị bắt, chứ đừng nói gì tới bị kết tội. Chúng tôi cũng cho Thức biết gia đình vận động cả trong và ngoài nước kêu gọi tự do cho Thức.
Trà Mi: Quốc tế đang áp lực Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, trong danh sách đó có tên anh Thức. Có nhiều tín hiệu cho phép hy vọng Thức sẽ sớm được trả tự do trong bối cảnh đàm phán TPP giữa Việt Nam với các nước hiện nay hay chăng?
Ông Trần Văn HuỳnhRất mong ước sự kiện TPP sẽ góp phần thúc đẩy việc này vì  một điều kiện tất yếu, tiên quyết để Việt Nam được vào TPP là cải thiện nhân quyền. Tôi cũng mong rằng sự kiện đó sẽ giúp Thức được ra sớm. Nhưng Thức nói gia đình đừng nôn nóng gì cả vì việc làm của Thức, Thức khẳng định là vô tội và việc trả tự do cho Thức sẽ diễn ra theo quy luật.
Trà Mi: Kể từ khi anh Thức được công luận biết tới sau bản án, gia đình có gặp phải những áp lực thế nào không từ phía chính quyền liên quan đến bản án này?
Ông Trần Văn HuỳnhChúng tôi cũng bị theo dõi. Nhiều khi bị mời lên bảo không được làm việc này, việc kia. Tôi bảo ‘Con tôi bị án oan sai, tôi có quyền khiếu nại, và việc tôi làm đúng pháp luật.’
Trà Mi: Từ câu chuyện của con trai minh, ông Huỳnh muốn nhắn gửi gì tới tuổi trẻ Việt Nam, những người quan tâm và yêu chuộng dân chủ?
Ông Trần Văn Huỳnh: Tôi chỉ xin nói là tình hình đất nước, người dân phải được tham gia, góp ý và có trách nhiệm đóng góp với nhà nước. Tôi kỳ vọng rất nhiều ở thế hệ trẻ sau này. Các bạn là những người sẽ mang lại những thay đổi cần thiết để Việt Nam được tự do-dân chủ thật sự, để mọi người có quyền đóng góp vào việc chung. Chúng ta nên vượt qua tâm lý sợ. Giới trẻ cần nhận biết quyền của mình là mặc nhiên và phải có trách nhiệm góp phần vào lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc, đất nước. Với tâm thức đó, ước nguyện về một nước Việt Nam dân chủ-tự do sẽ xảy ra, dĩ nhiên không phải ngày một ngày hai, mà nó là quá trình chúng ta phải dấn thân, bắt tay cùng làm.
Trà Mi: Cảm ơn ông Huỳnh rất nhiều đã dành thời gian cho VOA trong cuộc trao đổi này.  


Quốc hội Việt Nam họp kín về tình hình Biển Đông

RFA 05.06.2015
000_Hkg10109894-622.jpg
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.AFP
Quốc hội Việt Nam họp kín vào chiều hôm qua (5/6/2015) để nghe Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh báo cáo về tình hình Biển Đông.
Trước phiên họp kín, nhiều vị đại biểu được báo chí trích lời bày tỏ quan điểm là Đảng Cộng sản và Nhà nước không nên vì hợp tác mà hy sinh dù một tấc đất. Theo VietnamNet Đại biểu Nguyễn Anh Sơn, đoàn Nam Định đã đưa ra cảnh báo vừa nêu sau khi dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Việt nam vừa hợp tác vừa đấu tranh”.
Đại biểu Dương Trung Quốc đơn vị Đồng Nai được báo Tiền Phong trích lời, mong muốn Quốc hội phải có tuyên bố về tình hình Biển Đông. Ông Quốc nhắc lại năm ngoái Quốc hội đã làm việc này khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền thềm lục địa Việt Nam.
Việc Trung Quốc mở rộng 800 ha và quân sự hóa hai đảo và bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa đã bị Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU phản đối kịch liệt. Tuy vậy phản ứng của Việt Nam được giới quan sát cho là mềm mỏng quá mức cần thiết.

Thư Hồ Chí Minh gửi Stalin về chương trình cải cách ruộng đất tại VN

Nhà văn Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
2015-06-05
Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam.
Một người bạn thân của tôi nói rằng hiện nay tư liệu về Hồ Chí Minh rất nhiều nên việc giải thiêng không còn cần thiết nữa. Theo tôi, người bạn này sống chủ yếu ở Mỹ nên mới nói như vậy. Bởi vì, một người bạn khác, là giảng viên đại học ở Việt Nam, cho biết rằng sinh viên đang hào hứng tham gia cuộc thi tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin. Dĩ nhiên là tìm hiểu theo định hướng của đảng. Đồng thời, cá nhân tôi, khi tìm thông tin trên mạng thì thấy phong trào học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện đang được thực hiện một cách rầm rộ ở các trường đại học khắp cả nước, từ Bắc chí Nam.
Tư liệu về Hồ Chí Minh nhiều, nhưng ở Việt Nam,  sách lịch sử chính thống và báo chí chính thống chỉ cho phép công bố và truyền bá những tư liệu được phép của Ban Tuyên giáo. Hãy hình dung rằng cả thế giới biết việc Marx có con riêng, nhưng báo chính thống Việt Nam không thể đăng thông tin đó. Marx hay Hồ Chí Minh đều bị kiểm duyệt, nếu các thông tin làm ảnh hưởng tới cái gọi là “tư tưởng Marx-Lê nin” và “tư tưởng Hồ Chí Minh” mà đảng đã và đang tuyên truyền. Môn lịch sử, cũng như mọi môn khoa học xã hội khác, được dùng làm công cụ tuyên truyền trong các chế độ toàn trị cộng sản. Thậm chí, cách vận hành của hệ thống toàn trị khiến cho bản thân lịch sử cũng biến mất. Đến mức Václav Havel nói rằng trong chế độ toàn trị “không có lịch sử”.
Sẽ rất nhầm lẫn nếu cho rằng người dân Việt Nam hiện nay đã hiểu rõ chế độ của mình. Đáng tiếc, sự thật là, chỉ có một số rất ít người nhìn thấy bản chất của chế độ.
Đấy là lý do khiến những người đấu tranh cho dân chủ ở trong nước nghĩ rằng cần phải đi con đường khai minh, thông qua giáo dục. Tuy nhiên, bế tắc là ở chỗ, một khi trường học bị biến thành công cụ tuyên truyền của chính quyền, với sự hỗ trợ của các tổ chức đảng, của bộ máy an ninh mật, an ninh văn hóa và cảnh sát, thì việc khai minh qua con đường giáo dục trên thực tế sẽ bị cản trở, thậm chí không thể tiến hành được. Hoặc nếu thực hiện được thì cũng chỉ nửa vời, bởi bản thân sự hợp tác, trong xã hội toàn trị, đã bao hàm trong nó sự thỏa hiệp. Nan đề là ở chỗ : sự thỏa hiệp không cho phép thực hiện được mục đích giáo dục khai minh và giáo dục tự do. Liệu có thể giải quyết được nan đề, vừa thỏa hiệp với quyền lực toàn trị vừa thực hiện được một nền giáo dục đích thực ?
Một trong những con đường có thể có hiệu quả hiện nay là truyền thông tự do trên mạng  (trong đối lập với truyền thông tuyên truyền chính thống). Đại lộ thông tin internet là không gian mà những người muốn tiến hành các chương trình khai minh, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí cần sử dụng. Ngoài ra, mọi con đường đều dẫn tới thành Rome. Câu hỏi có lẽ là: bao giờ những người hiện đang đi trên những con đường khác nhau có thể kết nối lại với nhau?
Những người muốn xây dựng Việt Nam thành một quốc gia độc lập, phát triển về kinh tế, khoa học, văn hóa, muốn xây dựng một xã hội dân chủ tại Việt Nam, cần đối diện với khó khăn to lớn này : việc bưng bít thông tin, truyền thông tuyên truyền một chiều, chính sách ngu dân… được thực hiện nhiều thập kỷ nay đã mang lại hậu quả ghê gớm đối với các thế hệ người Việt. Hậu quả đó chính là những bộ não bị đúc khuôn, bị tẩy trắng, mất khả năng tư duy, sẵn sàng tin vào những gì được tuyên truyền mà không hề hoài nghi, không hề đặt câu hỏi. Và mặt khác của vấn đề là ở chỗ những bộ óc như vậy lại tin rằng mình nắm giữ chân lý, rằng những ai khác mình đều là lạc hậu, phản động…
Trong bối cảnh đó, xin giới thiệu lại cùng quý độc giả hai bức thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin vào tháng 10  năm 1952 về vấn đề cải cách ruộng đất. Nội dung của chúng  xác nhận rằng Hồ Chí Minh là người thiết kế chương trình cải cách ruộng đất tại Việt Nam, dưới áp lực của Liên Xô và Trung Quốc.  Hai bức thư này đã được một số người dịch và phân tích trên một số website và blog. Ở đây tôi sử dụng bản dịch tiếng Pháp, được giới thiệu trong công trình khảo cứu lịch sử “Le communisme vietnamien (1919-1991)” của nhà nghiên cứu Céline Marangé, in năm 2012, tại Paris. Đồng thời tôi cũng dịch một đoạn phân tích  của Tiến sĩ Khoa học chính trị Céline Marangé về bối cảnh  lịch sử của hai bức thư này, và một đoạn ngắn khác bình luận về tính chất phức tạp của các nhân vật lịch sử và các sự kiện lịch sử Việt Nam. (Nguyễn Thị Từ Huy)

Phân tích của Céline Marangé về bối cảnh lịch sử của hai bức thư

Đầu những năm 1950, điện Kremlin vẫn còn rất thận trọng đối với cuộc chiến tranh Đông Dương và nhân vật Hồ Chí Minh. Kremlin chỉ ủng hộ đề nghị gia nhập Liên Hợp Quốc do nước Việt Nam Dân chủ  Cộng Hoà đệ trình ngày 29/12/1959, khi mà 9 tháng sau, Pháp cũng đưa ra một đề nghị tương tự cho “Nước Việt Nam của Bảo Đại” và cho các vương quốc Lào và Campuchia. Tương tự như vậy, khi mà tất cả các đại diện của các đảng cộng sản nước ngoài đã được mời đến dự đại hội lần thứ XIX của đảng cộng sản Liên Xô, Hồ Chí Minh buộc phải viết thư cho Stalin để được mời tham dự. Ngày 30 tháng 9 năm 1952, Hồ Chí Minh gửi cho Stalin một bức điện tín từ Bắc Kinh để xin ông ta cho phép được bí mật tới Moscou. Ngày 2 tháng 10 Stalin cho phép Hồ Chí Minh tới tham dự với hình thức “không chính thức”.
Joseph Stalin.
Joseph Stalin.
Trong thư trả lời Stalin, gửi ngày 17 tháng 10, Hồ Chí Minh đề nghị Stalin cho Liu Shao-qi tham dự vào những thảo luận về Việt Nam. Ba người đó gặp nhau tại Moscou ngày 28 tháng 10 năm 1952. Trước cuộc họp, Liu Shao-qi đã đề nghị Stalin phải nài Hồ Chí Minh để ông ta tiến hành cải cách ruộng đất tại Việt Nam. Hồ Chí Minh lúc đó muốn dừng lại ở việc giảm tiền lĩnh canh. Nhưng khi Stalin yêu cầu ông ta thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất theo mô hình cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã chịu thuận theo ý muốn của Stalin. Hai ngày sau, ông viết cho Stalin đề nghị gửi tới Việt Nam hai cố vấn Xô Viết, ưu tiên người nói tiếng Pháp, và đề nghị nhận các sinh viên Việt Nam đến đào tạo tại Moscou, và đặc biệt là cung cấp các vũ khí hiện đại. Hôm sau, ngày 31 tháng 10, Hồ Chí Minh chuẩn y một chương trình cải cách ruộng đất, đã được hiệu chỉnh với sự hỗ trợ của Liu Shao-qi và Wang Jiaxiang, đại sứ đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô (1949-1951).
Trước khi rời khỏi Moscou, Hồ Chí Minh viết một lá thư cảm ơn Stalin, trong đó một lần nữa ông hứa với Stalin sẽ dành tâm lực vào cuộc cải cách ruộng đất. Những bức thư này mang lại cảm giác rằng Hồ Chí Minh đã chấp nhận tiến hành cải cách ruộng đất để có được vũ khí với số lượng lớn và để tạ lỗi với Stalin, cho đến lúc đó vẫn tiếp tục dè chừng Hồ Chí Minh. Tháng 12, Stalin tuyên bố với Liu Shao-qi và đại sứ Trung Quốc rằng ông ta “về phần mình, đánh giá  Hồ Chí Minh là một người tốt, dù ban đầu thì không tốt”. Khi trở về Việt Nam, Hồ Chí Minh đề nghị Mao Trạch Đông cung cấp các chuyên gia về cải cách ruộng đất và cung cấp các ý tưởng. Ban bí thư trung ương của đảng cộng sản Trung Quốc gửi sang Wang Li, người đảm nhiệm chức vụ “cố vấn tinh thần và ý thức hệ”, đồng thời, về sau, đó là một trong những người chỉ huy Cách mạng văn hóa Trung Quốc, trước khi bị bắt vì tội “khuynh tả cực đoan”, vào năm 1967. Để đến phụ giúp cho Việt Nam, Wang Li có thêm Qiao Xiaoguang, một chuyên gia về cải cách ruộng đất, người đã lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc vùng Quảng Tây. Ngày 2 tháng 3 năm 1953, tức là ba ngày trước khi Stalin chết, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua một nghị định về việc phân loại bộ phận dân cư ở nông thôn, nghị định này được dùng làm cơ sở pháp lý cho cải cách ruộng đất và cho “tòa án giai cấp”.
(Trích từ cuốn "Le communisme vietnamien (1919-1991)", Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 193-195)

Hai bức thư của Hồ Chí Minh gửi Stalin

1.Thư thứ nhất
Đồng chí I.V. Stalin thân  mến
Tôi đã bắt đầu soạn thảo dự án chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam, và sẽ nhanh chóng trình bày với  đồng chí.
Tôi gửi tới  đồng chí cùng một số yêu cầu sau đây, và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1.Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại chỗ. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp, họ có thể thể giao tiếp với một tầng lớp rộng rãi. Mất khoảng mười ngày để đi từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi.
2.Chúng tôi muốn gửi 50-100 học sinh sang Liên Xô học tập, họ đã có trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, một vài người trong số họ là đảng viên và những người khác chưa phải là đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí có nhất trí về vấn đề này không?
3.Chúng tôi muốn nhận từ các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh (thuốc chống sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa là cứ nửa năm nhận 5 tấn.
4.Chúng tôi cần những loại vũ khí sau đây :
a) Pháo binh phòng không  37 li cho 4 trung đoàn, tổng số là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tổng số là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
c) Súng máy phòng không 12,7 li cho hai trung đoàn, tổng số là 200 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định sẽ rời khỏi Moscou vào ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 11 [1952].
Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và những lời chúc tốt đẹp nhất !
Hồ Chí Minh
30-10-1952
2.Thư thứ hai
Đồng chí I.V. Stalin thân  mến
Tôi gửi đồng chí chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Dự án chương trình do tôi soạn thảo, với sự hỗ trợ của đồng chí Liu Shao-qi và [đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Xô từ 1949-1951 Wang Jiaxang].
Mong đồng chí xem xét và cho chỉ thị về vấn đề này.
Gửi đồng chí lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh
31/10/1952
(Phụ lục 4, Le communisme vietnamien (1919-1991), Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 534-535)

Bình luận của Céline Marangé

Bình luận của Céline Marangé về tính phức tạp của các nhân vật lịch sử và các vấn đề lịch sử của Việt Nam:
Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm và tương đối ít được khai thác. Kỷ niệm về cuộc chiến tranh Việt Nam, được khơi dậy bởi sự can thiệp của Mỹ tại Irak năm 2003, và đặc biệt là cái kỷ niệm, được người ta thi nhau lý tưởng hóa, về phong trào sinh viên phản đối chiến tranh, cuộc chiến được nhìn nhận như là “chiến tranh vệ quốc chống đế quốc Mỹ”, ở Pháp,  kỷ niệm ấy vẫn luôn đảm bảo cho những cảm tình nhất định đối với chế độ cộng sản Việt Nam. Ở phía ngược lại, trong một bộ phận khác của dân chúng Pháp, ký ức về cuộc chiến tranh Đông Dương, thậm chí hoài niệm về Đông Dương thuộc Pháp, vẫn còn chưa tắt hẳn. Ở Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp tục kích động những thiên kiến tồn tại rất lâu sau khi xe tăng Bắc Việt tiến vào Sài Gòn và sau khi chế độ Miền Nam Việt Nam thất thủ vào ngày 30/4/1975. Đối với những người Việt lưu vong căm thù cộng sản, Hồ Chí Minh bị cố tình biến thành quỷ dữ. Người ta gán cho ông tính cách gian xảo, quỷ quyệt, hay thậm chí cả tính cách  bá quyền mà chắc hẳn ông không bao giờ có. Tương tự như thế, mặc dù tướng Giáp giành được sự khâm phục ở những vị tướng vốn là kẻ thù của ông, nhưng ông thường xuyên bị miêu tả như một kẻ tính toán lạnh lùng, thờ ơ với số phận của lính tráng, và bị xem như một lãnh đạo có quyền lực tuyệt đối. Tai tiếng của hai người này lớn đến mức che lấp hết những nhân tố hàng đầu khác ở họ. Thế nhưng, trong thực tế, không có gì đơn giản. Không ai đơn giản hết. Cả Hồ Chí Minh, cả tướng Giáp đều không đơn giản, và có thể còn phức tạp hơn đối với những lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô đã cố bẻ cong các sự kiện ở Việt Nam. Từ những năm 1960 trở đi, quyền lực phần lớn đã không còn nằm trong tay họ. Những người khác đã nắm giữ quyền lực.
(Trích từ cuốn “Le communisme vietnamien (1919-1991)”, Céline Marangé, Paris, SciencePo/Les Presses, 2012, tr. 29)
Nhà văn Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Bàn về chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay

Kami
Theo RFA-2015-06-05
000_Hkg9837648-600.jpg
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (P) chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines hôm 21 tháng 5 năm 2014
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian qua, đã thúc đẩy các mối quan hệ của Việt Nam với các nước lớn thay đổi nhanh chóng đến mức kinh ngạc. Truyền thông báo chí hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc trong những ngày này, đã không ngần ngại trong việc kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc hơn bao giờ hết. Dư luận cho rằng, đó là hệ quả đồng thời là biểu hiện của việc Việt Nam đang dần dần thay đổi chính sách đối ngoại của họ cho phù hợp với tình hình biến động.

Tình hình khu vực Biển Đông

Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, hay Biển Tây theo cách gọi của Philippines, hoặc Biển Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc v.v...  mà tên chung lâu nay ta thường thấy xuất hiện trên các bản đồ thế giới nói chung là Biển Nam Trung Hoa (South China Sea). Đây là một biển ven lục địa có diện tích khoảng 3triệu 500 ngàn km², trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan.
Vùng biển này và các đảo, quần đảo trên khu vực Biển Đông không thuộc về chủ quyền của một quốc gia cụ thể nào đó, mà hiện nay đang là đối tượng tranh chấp về chủ quyền giữa 07 quốc gia trong vùng như Trung Quốc, Đài loan, Philippines, Việt Nam, Malayxia, Brunei  và Indonesia. Vì quyền lợi và lợi ích quốc gia của mình, nên hầu như các quốc gia kể trên đều tự khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định toàn bộ, hay phần lớn cũng như một số khu vực nhất định nào đó là chủ quyền bất khả xâm phạm của họ.
Trong cục diện ở Biển Đông hiện nay cho thấy, Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng và hiếu chiến trong việc hoàn tất giấc mộng làm bá chủ ở Biển Đông thông qua cái gọi là đường Lưỡi Bò chủ quyền 9 đoạn. Với giấc mộng ấy, Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm tới 90% diện tích của Biển Đông, điều mà họ đã từng khẳng định đó là sân sau của họ. Việc gần đây, Trung Quốc gấp rút gia tăng việc đảo hóa các bãi đá ngầm, để trở thành các đảo nhân tạo, tạo cơ sở thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nhằm khống chế không chỉ vùng biển mà kể cả vùng trời tại một phần lớn khu vực Biển Đông. Điều đó cho thấy phía Trung Quốc đã không chỉ vi pháp luật pháp quốc tế mà sẽ gây cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không của các quốc gia khác.
Đó chính là lý do khiến các quốc gia như Hoa kỳ, Nhật bản, Australia... và kể cả Liên minh Châu Âu (EU) đã lớn tiếng cảnh báo chính sách bành trướng của Trung Quốc. Không chỉ thế, các quốc gia đó cũng khẳng định việc sẽ tăng cường sự hiện diện về mặt quân sự của họ ở vùng biển này, để tuần tra nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông. Dư luận cho rằng, đã đến lúc Hoa kỳ và các nước Phương Tây sẽ không ngồi yên để Trung Quốc mặc sức lộng hành, nhằm bắt nạt các nước nhỏ ở khu vực và nếu Trung Quốc không thay đổi về lập trường của họ đối với việc bồi đắp các đảo nhân tạo thì việc xung đột quân sự sẽ là điều khó có thể tránh khỏi.
Hiện nay, tham vọng của Trung Quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội của các nước nhỏ trong khu vực có liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông. Trước hết là Philippines một quốc gia đã chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc. Và gần đây nhất là Việt Nam, một quốc gia cùng ý thức hệ cộng sản với Trung Quốc, cũng đã đến lúc cho thấy họ đã gần mất hết kiên nhẫn với người đồng chí tốt của họ. Việt Nam đã có những biểu hiện cho thấy ngày một xích lại gần Hoa kỳ hơn, mới nhất là chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sắp tới là chuyến thăm Hoa kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng, một người trên danh nghĩa là người đứng đầu hệ thống chính quyền ở Việt Nam.

Nếu chiến tranh trên Biển Đông xảy ra?

000_Hkg10181880-622.jpg
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hội đàm cùng Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam ở Hà Nội hôm 23/5/2015.
Việc nổ ra xung đột Trung -Mỹ trên Biển Đông là khó có thể xảy ra, hai bên sẽ hết sức kiềm chế. Đặc biệt là phía Trung Quốc, một khi xung đột trên Biển Đông nếu xảy ra thì con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng bậc nhất của Trung Quốc sẽ tê liệt thì nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc sẽ ngắc ngoải. Chính vì thế có thể thấy rằng, chính quyền Trung Quốc chỉ già mồm, chứ không dám đánh. Đó là chưa kể đến tiềm lực quân sự của Trung Quốc chưa thể địch lại riêng Hoa kỳ, chứ đâu cần đến các quốc gia khác vốn là đồng minh chiến lược của Hoa kỳ trong khu vực.
Mới đây, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đã có bài viết "Tam anh chiến Lữ Bố?", khi đề cập đến câu hỏi "Chiến tranh có thể xảy ra khi nào ?", tác giả đã có bình luận và đánh giá đáng chú ý như sau:
"Chiến tranh sẽ không xảy ra giữa Mỹ và đồng minh với TQ nếu TQ chiếm các đảo hiện do VN nắm giữ, trong trường hợp TQ cam kết bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông. Đối với VN, có thể xảy ra vài đụng chạm, nhưng mọi việc sẽ ổn thỏa vì VN quá lệ thuộc vào TQ, về chính trị cũng như về kinh tế. Một tình huống ‘Malouines’, chiến tranh giữa Anh và Argentine, về chủ quyền đảo Malouines, có thể xảy ra tương tự. Mỹ có thể sẽ cung cấp cho VN một số vũ khí ‘đặc biệt’ để VN có thể hạ một số chiến hạm, tàu ngầm và máy bay của TQ, như trường hợp Pháp cung cấp cho Argentine máy bay Mirage và hỏa tiễn Exocet. Cuộc chiến Malouines Anh dành chiến thắng nhưng thiệt hại nặng vì các chiến hạm của Anh bị vũ khí của Pháp bắn chìm.
Chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra giữa Mỹ (và đồng minh) với TQ, nếu nước này cương quyết chiếm trọn Biển Đông và ngăn chặn việc tự do hàng hải (và hàng không). Không phải như trường hợp khi Nga chiếm Crimé và miền Đông Ukraine, việc này không đe dọa Tây phương. Biển Đông là đường huyết mạch cho kinh tế của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và nhiều nước khác. Biển Đông vì vậy thuộc về phạm vi ‘không gian sinh tồn’ của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và các nước.
Nếu chiến tranh xảy ra trong tình huống này, nếu VN đứng về phía Mỹ, thì TQ có nhiều sác xuất thua trận. VN sẽ phụ trách cuộc chiến trên bộ, được Mỹ trợ giúp quân sự, sẽ đánh chiếm Nam Ninh, Khâm Châu, tiến qua phong tỏa eo biển Quỳnh Châu, cùng với Mỹ và Nhật chiếm đảo Hải Nam. Hải quân và không quân của TQ sẽ bị tiêu diệt. Chiến tranh sẽ sớm kết thúc. VN sẽ lấy lại HS và TS. Đây có thể gọi là thế ‘tam anh chiến Lữ Bố’. Lữ Bố là TQ. Nhị anh là Nhật và Mỹ. Còn lại là VN.
Nếu VN không đứng về phía nào, (theo như lập trường hiện nay), thì cuộc chiến sẽ hạn chế trên biển và trên không. Cuối cùng thì Mỹ và Nhật cũng thắng. Trường hợp này, các đảo HS và TS sẽ thuộc về phe chiến thắng (như là chiến lợi phẩm)."
Qua phân tích trên cho thấy, Việt Nam cần khẩn trương chuẩn bị cho một lựa chọn phù hợp khi tình hình Biển Đông nổi sóng.

Sự lựa chọn của Việt Nam

Chính sách đối ngoại của nhà nước Việt Nam hiện nay, với lập trường và quan điểm dứt khoát là, Việt Nam không liên minh hay liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại bên thứ 3. Đó chính là lập trường "ba không" của nhà nước Việt Nam trong công tác đối ngoại. Nội dung của chính sách "ba không" cụ thể là, Việt Nam cam kết "không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác". Đây là điều mà những người không ủng hộ chủ trương này cho là "chính sách ngoại giao du dây".
Những người này, là những người có xu hướng ủng hộ các giá trị tự do, dân chủ theo kiểu Mỹ, mà ở Việt Nam người ta gọi là những người có chủ trương ủng hộ phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi hỏi cải cách chính trị để đưa Việt Nam thoát khỏi chế độ cai trị độc đảng toàn trị theo đường lối cộng sản. Theo họ, Việt Nam cần phải ngả hẳn, thậm chí là dựa hẳn vào Mỹ và cần thiết còn phải là một đồng minh chiến lược thông qua việc tham gia một liên minh quân sự trong đó có Mỹ để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.
Tuy vậy, tác giả bài viết tin rằng đa số những người có quan điểm nói trên, chưa nghĩ tới tình huống "Nếu như trước đây hay hiện nay Việt Nam ngả hẳn hay dựa vào Hoa kỳ để chống lại Trung Quốc, khi chưa xảy ra xung đột Biển Đông thì điều gì sẽ xảy ra?" Câu trả lời là, với một vị trí biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đã nắm chắc trong tay con bài Campuchia và đang dần thôn tính Lào, thì liệu Việt Nam khi đó có đứng vững với nạn phỉ hay sự bất mã của các sắc tộc ít người ở vùng biên giới của mình hay không? Đó là chưa kể đến các chính sách trả đũa về kinh tế và trên nhiều lĩnh vực khác, trong lúc nền kinh tế Việt Nam phần lớn là dựa vào Trung Quốc như hiện nay.
Chắc hẳn, bài học về chính sách đối đầu với Trung Quốc giai đoạn lịch sử 1975-1990, trước và sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 xảy ra. Từ đó dẫn tới những hậu quả về việc mất ổn định về mọi mặt kinh tế- xã hội chúng ta chưa thể nào quên. Hay bài học xung đột giữa chính quyền Myanmar với sắc tộc thiểu số ở biên giới Trung Quốc - Myanmar gần đây, đang có nguy cơ chuyển thành xung đột giữa quân đội hai nước. Đừng quên Trung Quốc là "vua" kích động các sắc tộc thiểu số để gây bất ổn và với sức mạnh kinh tế có trong tay, thì họ có thể hành xử với Việt Nam các kiểu, nếu như họ muốn.
Tuy nhiên, người ta thường nói mọi lý thuyết về chính trị, an ninh nhiều khi cũng là màu xám và cái đó không phải là bất biến. Một khi môi trường an ninh thay đổi thì khi đó chính sách đối ngoại của Việt Nam chắc chắn sẽ phải thay đổi, nghĩa là lúc đó chính sách "ba không" của Việt Nam sẽ không đáp ứng được đòi hỏi nếu như khi tình hình Biển Đông xảy ra xung đột giữa các bên Trung - Nga và một bên là các nước lớn còn lại đứng đầu là Mỹ. Lúc đó, Việt Nam không có bất kể lựa chọn lừng khừng nào khác, mà dứt khoát phải lựa chọn chỗ đứng một bên cho mình.
Tuy điều đó còn đang ở phía trước, song cái cần là sự chuẩn bị và tính toán trước của lực lượng đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, để khi tình huống xảy ra sẽ không phải bất ngờ và ở thế bị động. Trường hợp vào thời điểm đó, nếu chính quyền Việt Nam hiện tại cố ngả theo Trung Quốc, thì đó là hồng phúc cho dân tộc, vì chính quyền ấy sẽ không thể tồn tại và tát yếu sẽ sụp đổ. Thay vào đó là một chính quyền thân Phương Tây. Đây là lý do giải thích vì sao những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay tự nhiên lại tỏ ra thân thiện và nhân nhượng hơn với Hoa kỳ về một số điểm vào thời điểm này.

Kết

Được biết, bên lề Hội nghị Shangri-La lần thứ 14 vừa kết thúc tại Singapore, ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có nói với báo chí nói rằng “Tại Châu Á, vẫn có môt số nước nghiêng về phía Trung Quốc, một số khác thì nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng hầu hết thì không muốn phải có một sự lựa chọn dứt khoát nào, và tôi nghĩ rằng điều này cần thiết để giữ sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao ngay tại khu vực, trong thời gian tới”. Đây là một phát biểu đáng chú ý. Điều này cho thấy, tại thời điểm này chính sách ngoại giao "ba không" của Việt Nam dưới con mắt của một chính khách Hoa kỳ là phù hợp và có thể chấp nhận được. Có ý kiến cho rằng, chính sách "ba không" này của Việt Nam mang hơi hướng của chính sách ngoại giao cây tre của Thái Lan (!?), với ý nghĩa cái đó có thể ngả ngiêng theo chiều gió, nhưng không bao giờ đổ, để giữ gìn lợi ích quốc gia là trên hết.
Trong thế kỷ XX vừa qua, người Việt Nam ở cả hai phía, Cộng hòa và cả Cộng sản đã nhiều lần đã phải trả giá đắt cho chính sách ngoại giao dựa vào một bên để chống một bên trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là những người sống dưới chế độ VNCH, đã nhiều lần chứng kiến người Mỹ phản bội, thậm chí là bỏ rơi họ. Như trong vụ đảo chính và hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 và Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam và những người cộng sản miền Bắc cũng bị Nga, Tàu đối xử không kém.
Và có lẽ đấy là những bài học về chính sách ngoại giao mà những người quan tâm đến chính trị cần phải ghi nhớ, chứ xin đừng suy nghĩ theo cảm tính và ý thích của cá nhân mình.
Ngày 04 tháng 06 năm 2015
© Kami
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Thêm chuyện Mỹ nợ Tàu

Theo Người Việt-06-05-2015 6:54:05 PM
Ngô Nhân Dụng

Nước Mỹ nợ nước Tàu hơn ngàn tỷ đô la, nhiều người nghĩ rằng con nợ chắc phải lụy vào chủ nợ. Người ta hiểu lầm vì nghĩ việc nước nọ vay tiền nước kia cũng giống như mình; một bên “xin vay” bên kia “cho vay.”

Bình thường, chúng ta tới ngân hàng trình bày lý do mình cần tiền để làm gì. Ngân hàng sẽ hỏi mình có món của cải nào làm thế chấp hay không, lợi tức của mình trong tương lai có đủ để trả tiền lãi và vốn hay không. Hai bên sẽ mặc cả lãi suất cao hay thấp, cách trả lãi và vốn như thế nào, vân vân. Trong nền kinh tế chậm tiến, ở các nước tham nhũng, người vay còn phải hối lộ người ký giấy cho vay nữa. Nói chung, con nợ ở địa vị “xin,” chủ nợ địa vị “cho.”

Trong kinh tế thị trường, mọi người không “xin và cho” mà chỉ trao đổi. Hai bên bình đẳng, mỗi bên tính toán thiệt hay lợi rồi trao đổi. Các công ty lớn hoặc chính phủ các nước giầu không cần đi tìm người có tiền mà vay. Việc vay nợ có thể diễn ra trong thị trường. Người cần tiền báo cho “công chúng” biết mình muốn vay, ai có tiền cũng xin mời. Họ phát hành các “giấy nợ” (trái khoán), ai muốn cũng mua được. Mua trái khoán tức là cho vay. Trên mỗi trái khoán ghi rõ số tiền vốn và lãi suất là bao nhiêu, thời hạn bao lâu, những chi tiết đó không thay đổi. Trái khoán do các chính phủ phát hành gọi là công trái. Chỉ những nước kinh tế rất yếu mới phải “xin vay tiền” các ngân hàng theo lối người bình thường. Vì nếu họ phát hành công trái, có thể không ai muốn mua. Đi vay trực tiếp như vậy thường phải trả lãi suất cao và chịu nhiều điều kiện ngặt nghèo khác. Chẳng hạn, khi chính phủ Việt Nam đi vay IMF hoặc Ngân Hàng Thế Giới, hoặc vay từ một nhóm các ngân hàng tư nhân, rồi đem tiền về cho quý vị giám đốc các công ty Vinashin, Vinalines dùng làm gì đó, hoặc biến mất luôn.

Việc vay nợ của chính phủ Mỹ khác với việc tư nhân đi vay nợ, nhìn vào thấy có vẻ kỳ cục. Bình thường, khi đang làm ăn khá giả thì chúng ta vay nợ dễ dàng, khi thất nghiệp đi vay rất khó. Mấy năm gần đây, chính phủ Mỹ phát hành công trái mới để vay nợ mỗi năm chừng 650 tỷ cho tới hơn 800 tỷ đô la. Nhưng năm 2010, số nợ vay lên tới 1,565 tỷ, cao gấp đôi thường lệ, với lãi suất vẫn rất thấp. Mà 2010 là năm kinh tế Mỹ đang khủng hoảng. Tại sao người ta vẫn muốn cho chính phủ Mỹ vay tiền giữa cơn khó khăn như vậy? Lý do là khi kinh tế Mỹ yếu đi thì cả thế giới cũng yếu theo. Các công ty giảm bớt đầu tư, người có tiền muốn cho vay họ cũng không cần vay. Nhìn quanh, lại thấy chỉ mua công trái Mỹ là tiện nhất. Khi ai cũng nghĩ như vậy, công trái Mỹ lại được giá, lãi suất ở Mỹ vẫn được giữ ở mức rất thấp.

Mỗi tuần lễ chính phủ Mỹ đều phát hành công trái, có thứ ba tháng đáo hạn, có thứ một năm, có thứ kéo dài hàng chục năm. Khi đáo hạn, ai làm chủ các trái khoán sẽ được trả nguyên số tiền ghi trên đó, thí dụ 10,000 đô la. Giống như trong các thị trường khác, người bán và người mua có thể mặc cả với nhau về giá trái khoán. Sau khi mua, chủ nhân các trái khoán có thể bán lại cho người khác mà người phát hành trái khoán, tức là con nợ, không cần biết tới. Mỗi ba tháng hay mỗi năm, chính phủ Mỹ trả tiền lãi cho người đang làm chủ trái khoán, khi đáo hạn người chủ sau cùng sẽ được hoàn đủ 10,000 đô la.

Công trái có thể bán theo lối đấu giá. Chẳng hạn chính phủ Mỹ muốn bán công trái đáo hạn trong một năm với mệnh giá 10,000 đô la; lãi suất trên giấy là 3%. Các nhà đầu tư sẽ hiến giá. Người muốn hưởng lãi suất cao hơn 3% có thể trả giá 9,800, người trả 9,700 còn muốn hưởng nhiều hơn nữa. Có người chịu trả trên 10,000 đô la vì họ chấp nhận hưởng ít hơn 3% cũng được. Lãi suất thực sự được hưởng khác với lãi suất 3% ghi trên trái khoán. Trong thị trường trái khoán, trả giá cao hơn tức là chấp nhận một lãi suất thực thấp hơn lãi suất trên giấy. Khi có nhiều người muốn mua thì họ đẩy giá lên cao, giá lên thì lãi suất thực sẽ giảm. Việc mua đi bán lại trong thị trường trái khoán cũng vậy, một thứ trái khoán tăng giá tức là người mua chấp nhận lãi suất thực của nó bị giảm; hoặc ngược lại.

Khi muốn “cho Mỹ vay,” quý vị không cần đợi tới ngày chính phủ Mỹ phát hành công trái. Bất cứ lúc nào cũng có thể “ra chợ” mua các trái khoán mình thích. Khi muốn bán cũng vậy. Khi một người bán công trái Mỹ, không phải chính phủ Mỹ sẽ trả tiền mà chỉ có người mua trả tiền. Thị trường công trái Mỹ ảnh hưởng trên các lãi suất khác; cũng như giá gạo ở chợ này ảnh hưởng tới giá gạo bán tại chợ khác. Khi lãi suất công trái lên hay xuống thì lãi suất của các món nợ khác cũng tăng hay giảm theo, vì người đầu tư tự do muốn mua, bán thứ chứng khoán nào cũng được.

Thí dụ, trong năm tháng đầu năm 2014, giá công trái chính phủ Mỹ tăng lên một cách bất thường. Lãi suất của các công trái 10 năm giảm từ 3% xuống chỉ còn 2.54% một năm, khiến các lãi suất đều giảm, những người cần vay để mua nhà rất sướng. Các nhà phân tích ở Mỹ tìm cách giải thích tại sao lãi suất chịu áp lực như vậy: Trong năm tháng đầu năm, Bắc Kinh đã mua một số công trái Mỹ lớn nhất trong suốt 30 năm, tổng cộng hơn 107 tỷ đô la. Vào năm 2014, Ngân Hàng Trung Ương  Mỹ cũng đang muốn ghìm cho lãi suất xuống thấp để kích thích kinh tế hồi phục nhanh hơn. Sang đầu năm 2015, Bắc Kinh làm ngược lại, họ bán ra nhiều công trái Mỹ hơn là mua vào. Tình cờ, cùng lúc đó Ngân Hàng Trung Ương  Mỹ cũng không muốn cho lãi suất xuống nữa, vì lo sẽ lạm phát.

Trong hai năm liền, chính quyền Trung Cộng đã vô tình hỗ trợ chính sách tiền tệ của Mỹ. Nhưng trong thị trường tài chánh thế giới, chẳng ai giúp ai, cũng không ai có thể nhờ người khác. Mọi người mua, kẻ bán đều chỉ tính toán sao có lợi cho mình thôi.

Đầu năm 2014, Bắc Kinh đang cần nâng số hàng xuất cảng lên cao cho ngành sản xuất bớt trì trệ. Họ cần giảm giá đồng nguyên của họ so với đô la Mỹ. Khi người Tàu bán hàng ra ngoài, hầu hết các nước đều trả bằng đô la Mỹ. Thí dụ, món hàng giá 100 nguyên đang bán ra ngoài với giá 16 đô la. Nếu đồng nguyên xuống, thì món hàng 100 nguyên cũng tự động xuống giá, thí dụ chỉ còn 15 đô la thôi; món hàng của Mã Lai hay Mexico vẫn giữ giá cũ sẽ bị cạnh tranh.

Khi muốn hạ thấp hối suất đồng nguyên, Bắc Kinh cứ đi đô la, tạo áp lực trên thị trường, giá đồng nguyên tự nhiên xuống thấp. Càng muốn ghìm giá đồng nguyên là họ càng mua thêm nhiều đô la. Rồi thế nào cũng phải đem đầu tư vì không ai dại dột giữ hàng trăm tỷ đô la để không trong nhà. Chỗ đầu tư an toàn nhất vẫn là công trái chính phủ Mỹ. Mua công trái Mỹ được hưởng lãi rất thấp, 3% hay 2.5%; nhưng công trái chính phủ Đức cùng thời gian đó còn thấp hơn (1.2%) và công trái Nhật Bản thấp hơn nữa (0.54%) vì dân Nhật để dành rất nhiều tiền mà họ lại thích cho nhà nước vay! Mỗi năm, hàng Trung Quốc bán hàng sang Mỹ nhiều hơn số họ mua vào, cho nên họ dư rất nhiều đô la Mỹ. Số đô la dự trữ đó lại đem đi mua công trái Mỹ, tức là cho chính phủ Mỹ vay nợ.

Tại sao công trái Mỹ lại được chuộng như vậy? Có hai đặc tính, liên can với nhau. Thứ nhất, người ta thích mua một chứng khoán có “thị trường sâu,” tức là có rất nhiều người mua và bán. Những thứ mà cả tuần lễ hay cả tháng mới có người mua hay bán thì mình muốn bán hay mua cũng phải chờ, hoặc chịu hy sinh bán giá rẻ hoặc mua với giá đắt. Trong thị trường sâu, món hàng có “tính lưu hoạt,” tức là dễ mua, dễ bán, nhanh chóng và không phải hy sinh như vậy. Thị trường công trái Mỹ rất lưu hoạt, và rất sâu nếu so sánh với, thí dụ, công trái Nhật Bản hay Đức.

Hiện tượng Trung Cộng mua và giữ hàng ngàn tỷ đô la công trái Mỹ có ảnh hưởng cho cả hai bên, khó nói bên nào lợi, bên nào thiệt. Nhờ Trung Quốc mua nhiều công trái, dân Mỹ được hưởng lãi suất thấp, thấp hơn là nếu người Tàu không đổ tiền vào. Dân Mỹ vay nợ mua xe, mua nhà dễ hơn, kinh tế được kích thích. Nhưng khi nhiều tiền quá, các ngân hàng Mỹ cạnh tranh nhau trong việc cho vay, họ không dám đòi hỏi các con nợ nhiều quá. Một hậu quả là nhiều người thiếu tiêu chuẩn vẫn vay được tiền mua nhà; số người vỡ nợ cũng nhiều hơn. Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2007 bắt đầu từ thị trường địa ốc, một phần cũng vì tiền Trung Quốc đổ vào Mỹ nhiều quá!

Trong năm năm qua, kinh tế Mỹ từ từ hồi phục và Bắc Kinh vẫn đem tiền tới cho vay, lãi suất vẫn được giữ ở mức rất thấp. Một hậu quả là giới đầu tư ở Mỹ chuyển tiền đi mua cổ phiếu để kiếm lời nhiều hơn. Vì thế, thị trường chứng khoán đã lên đều đều, lên nhanh hơn mức tăng trưởng kinh tế. Giới đầu tư có lợi, nhưng cũng nguy hiểm. Vì giá các cổ phiếu không thể cứ cao quá như vậy, có thể sụp đổ bất ngờ.

Chính phủ Trung Quốc cũng chơi một trò nguy hiểm nếu cứ tiếp tục đem đồng nguyên đổi lấy đô la Mỹ để giữ hối suất thấp, cho xuất cảng được nhiều. Bởi vì mỗi lần họ in thêm tiền để mua đô la, một số đồng nguyên lớn được đưa vào thị trường, số tiền lưu hành tăng lên có thể gây lạm phát. Muốn giảm bớt số đồng lượng tiền lưu hành, phải hút chúng vào bằng cách phát hành công trái, tức là chính phủ vay nợ dân! Số nợ trong nước Tàu đã tăng đến một mức đáng lo ngại, Ngân Hàng Trung Ương  phải canh chừng mỗi ngày để cho quả bom nợ không bùng nổ! Muốn cân bằng, chính quyền Trung Cộng cần thay đổi cơ cấu kinh tế, không vụ vào xuất cảng nữa mà phải nâng cao sức tiêu thụ của người dân. Phải mở cửa cho các ngân hàng tư nhân phát triển, cạnh tranh, trả lãi suất cao hơn cho dân gửi tiền. Phải giảm bớt các công ty quốc doanh, để tư doanh phát triển. Một thay đổi cơ cấu như thế cần hàng chục năm, nếu đi chậm sẽ mất một thế hệ. Trong 30 năm nữa, mối lo lớn của nền kinh tế Trung Hoa là số người già ngày lên cao, tỉ số người làm việc xuống thấp, số người lãnh hưu bổng gia tăng!

Trong khi chờ đợi, chính phủ Mỹ cứ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh thả nổi cho đồng nguyên lên xuống tự do. Nhưng họ cũng biết rằng nếu kinh tế Trung Quốc suy sụp thì hơn một tỷ người tiêu thụ ở nước Tàu phải thắt lưng buộc bụng, không xài tiền nữa. Tự nhiên, cả thế giới bị ảnh hưởng.

Tóm lại, trong đời sống kinh tế, cả thế giới ràng buộc với nhau. Kinh nghiệm của loài người cho thấy khi mọi người được tự do trao đổi với nhau thì tất cả đều khá hơn. Trong thị trường tự do, hai người chỉ trao đổi với nhau nếu hai bên đều thấy mình có lợi.

Lãnh đạo Trung cộng hiện nay tương tự như Hitler của Đức Quốc Xã trước Thế chiến thứ hai?

Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III


Tổng thống Phi Luật Tân trong bài phát biểu của ông tại Nhật Bản đã ví von ý đồ bành trướng lãnh thổ của Trung cộng giống y hệt như bọn phát xít Đức 

French Press * Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) lược dịch - "Không ai lên tiếng bảo họ (Hitler-Phát xít Đức) phải dừng lại," Ông Aquino đã nói như vậy trong khi vạch ra sự tương đồng giữa hành động của Đức Quốc Xã và các hành động của Trung cộng ở Biển Đông.

Toàn cảnh hành động bồi lấn phi pháp của Trung cộng tại rạn san hô chìm của quần đảo Trường Sa
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã vạch ra sự tương đồng giữa Trung cộng ngày nay và Phát xít Đức (của thập niên 30-40) trong một bài phát biểu của ông tại Nhật Bản, gợi ý rằng thế giới không thể tiếp tục hòa hoãn xoa dịu Bắc Kinh trong khi nước này càng lúc càng ngang ngược đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ nhiều hơn bao giờ trong vùng Biển Đông.

Các ý kiến ​​này được đưa ra trong khi mối bất bình đang gia tăng với tốc độ cao về chương trình bồi lấn đất của Trung cộng tại các đảo chìm trong vùng biển quốc tế (tại quần đảo Trường Sa), bao gồm xây dựng của một đường băng đủ dài cho các máy bay quân sự lớn sử dụng.

"Nếu cứ bỏ qua và xem như không có gì, nếu Hoa Kỳ, là một siêu cường, nói “Chúng tôi không quan tâm", có lẽ tham vọng bành trướng lãnh thổ của các nước khác không dừng lại", ông Aquino nói với các nhà lãnh đạo kinh doanh tham dự buổi tham luận tại Tokyo khi được hỏi về ý đồ bành trướng của Trung cộng tại Biển Đông và vai trò của Mỹ trong việc kiềm chế long tham của họ.

"Tôi là một học sinh nghiệp dư của lịch sử và tôi được nhắc nhở... làm thế nào phát xít Đức đã thử nghiệm các nước và những gì mà các cường quốc châu Âu khác đã đáp ứng lại," ông nói như vậy khi đề cập đến hành động lấn chiếm lãnh thổ của Đức quốc xã trong những tháng trước khi bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

"Họ dọ thử xem phản ứng của các nước và họ đã sẵn sàng rút lui, nếu ví dụ trong khía cạnh nào đó, Pháp phản ứng mạnh [đòi Đức rút lui].

"Nhưng thật không may, cho đến lúc Đức sáp nhập Sudetenland, Tiệp Khắc, rồi toàn bộ đất nước Tiệp Khắc bị Đức sáp nhập, không nước nào lên tiếng đòi hỏi họ phải dừng lại.

"Nếu ai đó lên tiếng đòi hỏi dừng lại với [Adolf] Hitler hoặc với Đức vào thời điểm đó, chúng ta có thể tránh được [cuộc chiến tranh thế giới thứ hai]."

Các ý kiến phê phán ​​mạnh mẽ trong bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm thứ Hai đã góp phần nói lên mức độ quan trọng về những căng thẳng ngày càng tăng ở Biển Đông, thúc giục nước lớn khu vực - đặc biệt là Trung cộng - phải tôn trọng luật pháp và ngừng "hành động côn đồ vung cùi chỏ gây hấn".

Tồng Thống Aquino, đang ở Nhật Bản trong chuyến thăm bốn ngày, trước đây đã có những nhận xét tương tự so sánh hành động ngang ngược của Trung cộng với bọn người của nhóm Đức Quốc Xã (Third Reich).

"Đến thời điểm nào thì bạn cần phải lên tiếng: “Đủ rồi, đủ rồi”? Vâng, thế giới phải lên tiếng nói như vậy - hãy nhớ rằng im lặng và chấp nhận hành động Đức sáp nhập vùng Sudetenland nhằm cố gắng xoa dịu Hitler để ngăn chặn [cuộc chiến tranh thế giới thứ hai], (nhưng kết quả thì ngược lại)" ông Aquino đã nói với tờ báo The New York Times vào năm ngoái. Lời phát biểu đó đã gây giận dữ tại Bắc Kinh, chính quyền cộng sản Trung cộng đã chế diểu Tổng thống Phi Luật Tân là người "nghiệp dư", "dốt nát" và "què quặt".

Trung cộng đã bác bỏ đòi hỏi của Mỹ yêu cầu Trung cộng ngừng lại tất cả các công trình bồi lấn phi pháp ở Biển Đông, Trung cộng bảo rằng họ đã thực hiện chủ quyền của mình và sử dụng các địa điểm vùng lãnh hải để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Bắc Kinh khẳng định họ có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến đường vận chuyển hàng hải toàn cầu lớn, được cho là vùng có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt, nhưng các quốc gia khác trong vùng cùng khẳng định chủ quyền đang cáo buộc Trung cộng có hành động bành trướng một cách phi pháp.

Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã lai, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền tương tự trên đảo và rạn san hô ở khu vực này (quần đảo Trường Sa).

Mặc dù nền kinh tế tương đối yếu và tình trạng bấp bênh về khả năng quân sự của mình, Phi Luật Tân đã trở thành quốc gia trong khu vực lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nhất chống lại hành động ngang ngược của Trung cộng. Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), một khối mạnh mẽ gồm 10 quốc gia trong khu vực, đã cùng nhau cố gắng làm việc để đi đến một sự đồng thuận, trong khi phải đối đầu hành động của Trung cộng nhằm kích động gây chia rẽ giữa các nước trong khối và áp đặt sực mạnh kinh tế của họ để lung lạc và điều khiển các nước này.

Hoa Thịnh Đốn và các đồng minh của Mỹ ở châu Á, bao gồm Tokyo (Nhật), nước cũng đang có tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với Bắc Kinh (Trung cộng) ở Biển Hoa Đông, đã cảnh báo rằng hành động không chấp hành các luật pháp quốc tế (của Trung cộng) có thể đe dọa đến "tự do hàng hải".

Tống Thống Aquino không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đưa ra sự so sánh giữa tình hình hiện nay tại Đông Á và các cuộc xung đột toàn cầu của thế kỷ trước.

Đầu năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gây ra tranh cãi khi có lẽ đề nghị tình trạng xảy ra giữa Tokyo và Bắc Kinh thể hiện tương tự như giữa Anh và Đức vào thời điểm những ngày cận kề trước của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Nhật Bản sau đó làm nhẹ đi lời nhận xét so sánh được tường thuật rộng khắp đó, đổ lỗi cho người phiên dịch.

Nguồn:

South China Morning Post

Ngày 05/06/2015


Báo Việt Nam ‘phá rào’, đưa tin vụ Thiên An Môn

Báo Việt Nam ‘phá rào’, đưa tin vụ Thiên An Môn
Báo Nghệ An là tờ duy nhất đăng tin về vụ Thiên An Môn nhân 26 năm ngày xảy ra cuộc thảm sát đẫm máu.
Một tờ báo địa phương ở trong nước đã cho đăng bài viết có tựa đề “26 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn: Những hồi ức bị cấm đoán”, trong khi hàng trăm tờ báo khác đồng loạt im tiếng.
Bài trên trang web của báo Nghệ An viết rằng “ngày 4/6/2015 đánh dấu 26 năm kể từ vụ trấn áp tàn bạo của Trung Quốc tại Thiên An Môn nhưng các du khách tới thăm quảng trường này sẽ khó có thể tìm thấy các biển chỉ dẫn hay đài tưởng niệm ghi dấu một cuộc nổi loạn với đông đảo sự tham gia của dân chúng từng diễn ra tại nơi đây”.
“Chính phủ Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực trong suốt hơn ¼ thế kỷ qua nhằm cấm đoán các hoạt động tưởng niệm và tuần hành của dân chúng để tưởng nhớ hàng chục nghìn người đã thiệt mạng trong sự kiện lịch sử này”, tờ báo viết tiếp.
“Các cuộc tuần hành đông đảo đòi cải cách dân chủ đã được sinh viên Trung Quốc khởi xướng tại quảng trường này từ tháng 4/1989, sau cái chết của một thành viên theo chủ nghĩa tự do trong Đảng Cộng sản, ông Hồ Diệu Bang, vốn ủng hộ mạnh mẽ các cải cách”.
“Các sinh viên này đã tụ tập tại quảng trường và ở đó trong 3 ngày sau khi Hồ Diệu Bang qua đời. Đám đông lớn dần và lên đến 100.000 người tham gia đám tang cấp nhà nước của nhà lãnh đạo này,” báo Nghệ An viết.
Tờ báo còn cho đăng bức ảnh một người biểu tình đứng chặn đoàn xe tăng của quân đội Trung Quốc, vốn đã trở thành biểu tượng của cuộc thảm sát Thiên An Môn.
Theo các nhà báo ở trong nước, truyền thông Việt Nam bấy lâu nay vẫn coi vụ Thiên An Môn là một đề tài nhạy cảm, và thường phải tự kiểm duyệt về đề tài này.
Năm ngoái, một số tờ báo Việt Nam đã cho đăng các bài về vụ Thiên An Môn mà các tờ này nói là “vụ thảm sát” và “bi kịch đẫm máu”, nhưng sau đó đã phải rút xuống mà không cho biết lý do.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng cấm thảo luận và đề cập tới cuộc đàn áp Thiên An Môn, và các vấn đề này thường bị kiểm duyệt trên mạng của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Các nhà quan sát nhận định rằng trong hai năm trở lại đây, báo chí Việt Nam dường như đã được bật đèn xanh để chỉ trích Trung Quốc vì những hành động lấn lướt trên biển Đông của nước láng giềng này.
Năm ngoái, trong chuyến thăm Việt Nam, một nhân vật cấp cao của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh muốn “thúc đẩy mối quan hệ Việt – Trung đi đúng hướng”.
Nguồn: Theo VOA Tiếng Việt

Bàn về hai chữ: Giác ngộ

(Gửi các đảng viên CS, các đồng chí cũ) 
Bùi Tín (VOA) - Tôi từng ở trong Đảng CS từ tuổi 20, ở trong Đảng 44 năm, 65 tuổi mới thoát Đảng, trở thành người tự do 25 năm nay. Có người bảo là quá chậm, còn chê vui là "sao mà ngu lâu thế!", nhưng tôi chỉ mỉm cười, tự nhủ mình ngu lâu thật, nhưng vẫn còn sớm hơn hàng triệu đảng viên hiện còn mang thẻ đảng viên CS cuối mùa. Nghĩ mà tội nghiệp cho các đồng chí cũ của tôi quá, sao lại có thể ngu mê, ngủ mê lâu đến vậy.

Năm nay tôi tự làm "cuộc kỷ niệm" độc đáo, về thời điểm cuộc đời tôi, đến năm nay 2015, tính ra đã đạt một nửa đời (20 năm đầu đời cộng với 25 năm ở nước ngoài) là 45 năm không có dính dáng gì đến đảng CS. Tôi đã lãng phí gần nửa đời người - gần 45 năm cho những hoạt động lầm lỡ, sai trái, tệ hại vì hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử, cũng do sự u mê, ngu lâu của bản thân mình.

Nhân kỷ niệm riêng độc đáo này, tôi nghĩ đến vô vàn đồng chí CS cũ của tôi, và viết bài này gửi đến các bạn như một buổi nói chuyện cởi mở, tâm huyết, mong được trao đổi rộng rãi với các bạn cũng như với các bạn trẻ trong Đoàn Thanh niên CS mang tên ông Hồ Chí Minh.

Câu chuyện sẽ xoay quanh hai chữ: Giác ngộ.

Giác ngộ là hai chữ tôi nghe rất nhiều lần khi được tuyên truyền về Đảng CS, về chủ nghĩa CS. Các vị đàn anh giải thích con người tốt phải là con người giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là nhận ra lý tưởng cho cuộc đời minh. Tuổi trẻ cần có lý tưởng, hiểu rõ con đường cần chọn, hiểu rõ tổ chức cần tham gia, không bỏ phí cuộc đời minh. Đó là con đường Cộng Sản, dẫn đến độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân, họ rao giảng triền miên như thế, chúng tôi cũng cả tin là thế thật.

Theo học các chương trinh và lớp học cho đảng viên mới, cho cán bộ sơ cấp, trung cấp, cao cấp của đảng, bao giờ giảng viên cũng nhắc đến hai chữ giác ngộ. Học, học nữa, học mãi để nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ của mỗi người. Đảng viên phải có trình độ giác ngộ cao hơn quần chúng ngoài đảng. Đảng viên mới luôn được học kỹ tấm gương của anh thanh niên Lý Tự Trọng, với nét nổi bật nhất là giác ngộ CS từ tuổi thiếu niên, rồi biết bao tấm gương của những chiến sỹ CS ưu tú, bất khuất trong các nhà tù thực dân ở Côn Đảo, Sơn La, Lao Bảo, Kon Tum... giác ngộ cách mang cao, nhà tù, máy chém không nao núng, biến nhà tù thành trường học nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, bất khuất, kiên cường.

Trong các bản khai lý lịch cá nhân, mỗi đảng viên thường kể lại bản thân mình được giác ngộ ra sao, được ai giác ngộ, giác ngộ đến mức nào, và luôn kết luận với lời hứa không ngừng học tập, tu luyện, tự phê bình và phê bình để không ngừng nâng cao trinh độ giác ngộ của bản thân.

Tôi kể ra như thế để thấy hai chữ giác ngộ có tác dụng sâu sắc ra sao đối với mỗi đảng viên CS. Hai mươi nhăm năm nay, tôi hồi tưởng lại quãng đời 44 năm là đảng viên CS, theo dõi chặt chẽ thời cuộc hằng ngày trong nước và thế giới, tôi không khỏi cảm thấy chua chát và cay đắng về hai chữ giác ngộ.

Giác ngộ hình như là một chữ Đảng CS mượn của Đạo Phật. “Giác” là nhận thấy, cảm nhận, thấy rõ, “ngộ” là tỉnh ra, nhận ra lẽ phải, chân lý để làm theo.

Sau khi là con người tự do, là nhà báo tự do, kết thân với nhiều nhà báo tự do của thế giới, các nhà báo tự do Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Hoa, Ba Lan, Tiệp..., tôi tìm đọc các kho tư liệu lưu trữ quý ở Paris, Moscow, London, Washington… rồi suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của mình, của riêng mình, không sùng bái bất cứ một người hay một học thuyết nào. Từ đó tôi giác ngộ không biết bao nhiêu điều mới mẻ, và lần này tôi thật sự có cảm giác sâu sắc về hạnh phúc tinh thần tiếp cận được ngày càng nhiều sự thật, lẽ phải, chân lý. Tôi đã tự giác ngộ mình.

Nhìn lại 44 năm quá khứ CS của mình, tôi nhận rõ có không ít điều tôi giác ngộ, cho là đúng, thì khốn thay, hầu hết đều là lầm lẫn, ngộ nhận, ảo tưởng, sai lầm và cả tội ác.

Như chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản kiểu mác-xít đều là những học thuyết chủ quan, lầm lẫn, hoàn toàn nguy hại trong thực tế, cổ xúy đấu tranh giai cấp cực đoan và bạo lực, đi đến chiến tranh, khủng bố, đổ máu, hận thù. Giữa thủ đô Washington, tôi cùng anh Cù Huy Hà Vũ đã viếng Tượng đài Kỷ niệm hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực, trong đó có hàng triệu nạn nhân đồng bào Việt ta. Tượng đài nhắn nhủ toàn nhân loại hay cảnh giác với chủ nghĩa CS, tai họa của toàn thế giới.

Tháng 5/2015, Tổng thống Ukraine, một nước cộng sản cũ, đã ký Luật cấm tuyên truyền về chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như trong thời kỳ trong Liên bang Xô Viết từ 1917 đến 1991, coi đó là thời kỳ bi thảm, sai lầm và Tội Ác. Các tượng đài, di tích thời kỳ ấy đều bị phá bỏ. Các sự kiện ấy giúp tôi khẳng định việc thoát đảng CS của tôi là chuẩn xác và giúp tôi thấy Dự thảo văn kiện sẽ đưa ra Đại hội XII sắp đến là lạc hậu, lẩm cẩm và cực kỳ nguy hại cho đất nước, cho nhân dân, cho chính Đảng CS ra sao.

Tôi không thể hiểu vì sao, sau khi Giáo sư Trần Phương, từng là Phó Thủ tướng, là ủy viên Trung ương Đảng, đã chứng minh rành mạch rằng chủ nghĩa Mác, Lênin, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa CS đều là ảo tưởng sai lầm, nguy hại, hay vì sao sau khi đương kim Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã công khai cho rằng: "Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tim cho mất công!", vậy mà Bộ Chính trị vẫn cứ khẳng định trong văn kiện Đại hội XII rằng " kiên định chủ nghĩa Mác, Lênin, kiên định chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa CS là lập trường không thể thay đổi ", một thái độ ngoan cố, cổ hủ, tối tăm, buộc toàn đảng phải đi theo sự lẩm cẩm dai đẳng nguy hại của minh.

Ngay đối với thần tượng Hồ Chí Minh, tuy tôi biết rằng đây là bình phong cố thủ lợi hại của thế lực bảo thủ trong đảng CS do tệ sùng bái cá nhân ăn quá sâu trong quần chúng, tôi vẫn thấy cần và có thể thuyết phục ngày càng đông đảo bà con ta nhận ra sự thật. Sự thật là ông HCM không phải là thánh thần. Ông là con người với những tốt xấu, mạnh yếu, đúng sai của minh. Ông đã lầm lẫn khi chọn con đường CS, khi lao quá sâu rồi không dám quay lại nữa. Ông đã xa rời lập trường dân tộc, thực hiện lập trường giai cấp cực đoan, đặt ảo tưởng vào giai cấp vô sản quốc tế, và mù quáng đặt niềm tin ở 2 ông Anh lớn Stalin và Mao, 2 con Quỷ Đỏ mà ông cho là “không bao giờ có thể sai”.

Mới đây, có 2 sự kiện minh họa rõ thêm bản chất con người thật HCM. Nhà báo Trần Đĩnh từng gần gũi ông Hồ kể lại ông từng cho rằng không thể giết bà Năm - Cát Hanh Long để mở đầu cuộc Cải cách Ruộng đất, bà lại là ân nhân của đảng CS, - ông còn văn hoa nói: "Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa". Vậy mà theo Trần Đĩnh, chính ông Hồ đã viết bản Cáo trạng kết án Bà Năm:"Địa chủ ác ghê", ký tên CB (của Bác- Bác Hồ) trên báo Nhân Dân của Đảng. Cũng theo Trần Đĩnh, ông Hồ đã cải trang, mang kính râm đích thân đến dự cuộc xử bắn bà Năm. Vậy ông Hồ là con người thế nào? Nói một đằng làm một nẻo, lá mặt lá trái, tử tế hay không tử tế? đạo đức hay vô đạo đức?

Nhà triết học uyên bác bậc nhất nước ta Trần Đức Thảo trước khi từ giã cõi trần đã kể trong cuốn Những lời trăng trối (do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê ghi âm) rằng ông đã gặp ông Hồ, quan sát, nghiên cứu sâu về tư tưởng, hành vi, đạo đức của ông Hồ, và đi đến kết luận vững chắc rằng ông Hồ là "con Người muôn mặt, lắm mưu mô, nhiều tham vọng quyền lực, nhiều điều bí hiểm, lắm tên nhiều họ, ẩn hiện khôn lường, lắm vợ, nhiều con, rất phức tạp", là một "Tào Tháo của muôn đời". Ông Trần Đức Thảo cho rằng đảng CS kêu gọi cả nước học tập đạo đức HCM, vậy là muốn biến cả nước thành Tào Tháo hết cả ư! Thế thật thì nguy cho dân tộc ta quá! Ý kiến của nhà triết học này thật thỏa đáng.

Tôi có nhiều lý do để quí trọng ông Hồ. Tôi từng gặp ông khá nhiều lần, khi là phóng viên thời sự quốc tế, vào Dinh Chủ tịch dự chiêu đãi ông Lưu Thiếu Kỳ, ông Alexei Kosigyn hay các nhà báo Pháp, Nga, Trung Quốc. Năm 1957 khi ông vào Vinh thăm bộ đội Quân khu IV tôi được giao chuẩn bị bài nói chuyện của ông trước cán bộ quân khu, khen ngợi thành tích giúp dân gặt lúa, chống bão, lụt và diễn tập ở giới tuyến, ông liếc qua bản viết, khen đãi bôi: "Chú văn hay chữ tốt nhỉ!" rồi đút vào túi. Hơn nữa, cha tôi có quan hệ mật thiết với ông Hồ. Ông từng ngỏ lời mời cha tôi ra tham chính từ những ngày đầu Cách mang tháng Tám. Cha tôi lưỡng lự, do quan niệm Nho giáo "Trung thần không theo hai Vua", nhưng ông Hồ vẫn cử ông Bộ trưởng Tư pháp Vũ Trọng Khánh, rồi ông Vũ Đình Huỳnh mang thư riêng đến. Chính ông Hồ đề cử cha tôi thay Cụ Nguyễn Văn Tố làm nhiệm vụ Chủ tịch Quốc hội sau khi Cụ Tố bị lính Pháp bắn chết. Nhưng tôi không thể vì những chuyện riêng tư ấy mà làm sai lạc sự đánh giá công bằng, khách quan, chuẩn xác của chính mình.

Không một học thuyết nào, không một cá nhân lãnh tụ nào có thể được đặt trên dân tộc và nhân dân. Do yêu nước thật lòng, thương đồng bào Việt mình thật lòng nên sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đi đến kết luận dứt khoát, sòng phẳng rằng ông HCM là một nhân vật tiêu cực trong lịch sử VN. Ông có phần trách nhiệm lớn làm cho đất nước lâm vào chiến tranh, do ông chọn con đường CS của Đệ Tam Quốc tế nên mới bị thế giới Dân chủ sớm đặt VN ta trong Chiến lược Be bờ ngăn chặn CNCS (Containment of Communism Strategy). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông dựng lên thật ra không phải là chế độ dân chủ, mà còn là chế độ độc đoán toàn trị do đảng CS độc quyền cai trị, đến nay vẫn chưa có tự do ngôn luận, tự do ứng cử và bầu cử, tự do xuất nhập cảnh, tự do tôn giáo, không thực hiện chế độ pháp quyền nghiêm minh, đảng CS nắm trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, còn thêm quyền thứ tư là ngôn quyền. Các tổ chức xã hội dân sự tự phát đang lớn mạnh cùng các nhà dân chủ từ lão thành đến trẻ tuổi đang cùng các cựu đảng viên CS đã thoát đảng tự đặt cho mình nghĩa vụ trước Dân tộc và Lịch Sử chung sức mở ra Kỷ Nguyên Dân chủ và Tự Do cho nước Việt Nam ta.

Tôi tha thiết kêu gọi tất cả các đảng viên CS nhân các cuộc họp Đại hội Đảng các cấp từ chi bộ, đảng bộ cơ sở đến Đại Hội toàn quốc hãy thắp sáng lên ngọn đèn Giác ngộ mới mẻ, manh dạn xóa bỏ những điều giác ngộ cũ kỹ, lạc hậu, giáo điều, lẩm cẩm, mê muội rất có hại, như kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mác-xít, sùng bái nhân vật HCM, kiên trì chế độ toàn trị độc đảng lạc lõng, tệ hại.

Đó chính là sự giác ngộ cần thiết cấp bách hiện nay. Trong các cuộc họp bàn, góp ý vào các văn kiện dự thảo, chớ bị lừa dối khi nghe lãnh đạo tuyên truyền rằng các văn kiện đã tiếp thu hàng triệu ý kiến xây dựng, đã được nhất trí cao, không cần bổ sung, sửa chữa gì nhiêu, "do kẻ xấu và bọn phản động xúi giục". Cần nhận rõ nội dung các văn kiện mới là điều kiện sinh tử của đảng, quan trọng hơn vấn đề nhân sự nhiều, vì vận mệnh đất nước, quyền lợi của toàn dân phụ thuộc vào học thuyết chính trị, vào đường lối đối nội, đối ngoại, vào các quốc sách chính trị, kinh tế tài chính, đối ngoại, xã hội và văn hóa đạo đức. Kiên quyết từ bỏ, gột rửa những điều giác ngộ cũ, nhận rõ đó chỉ là những học thuyết sai lầm tệ hại trong thực tế cuộc sống, những tà thuyết đã bị thế giới nhận diện, lên án, loại bỏ, ta không có một lý do nào để gắn bó, quyến luyến, tiếc thương.

Xin các bạn chớ sợ mình đơn độc, thiểu số trong các cuộc họp. Chân lý ban đầu bao giờ cũng là thế. Các bạn chính là những hạt kim cương trong khối quặng đen. Hãy dũng cảm thắp lên ngọn đèn giác ngộ mới, tiên tiến. Các bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc sâu lắng khi dần dần chính kiến của bạn được lan tỏa trở thành chân lý, sự giác ngộ của số đông.

Buổi tâm sự về hai chữ giác ngộ xin tạm ngừng ở đây, mong có ích trong khêu gợi những ý kiến mới mẻ trong tư duy của các bạn về hiện tình đất nước, về con đường cần chọn cho dân tộc, cho Quê hương, để đất nước phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho mỗi công dân, mỗi gia đình chung hưởng.

Tái bút: Xin đề nghị các mạng blog tự do, lề trái, và bạn đọc có điều kiện nhân bản bài viết này và gửi cho các đảng viên CS quen biết, nhân Đại hội Đảng các cấp thảo luận các văn kiện dự thảo cho Đại Hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII đầu năm 2016. Xin đa tạ. B.T.