Thursday, September 22, 2016

Hiểm hoạ Trung Quốc trong dự án thép Cà Ná

Cờ Trung Quốc đã tung bay ở Vĩnh Tân, và sắp tới là Cà Ná? Ảnh: Lê Anh Hùng
Cờ Trung Quốc đã tung bay ở Vĩnh Tân, và sắp tới là Cà Ná? Ảnh: Lê Anh Hùng

 Lê Anh Hùng
Theo VOA-21.09.2016 

Gần một tháng nay, dự án khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná do Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đề xuất triển khai tại Ninh Thuận đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư lên tới 10,6 tỷ USD, dự án khổng lồ này đang bị dư luận lo ngại là sẽ trở thành một Formosa Hà Tĩnh mới ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là sau khi người ta phát hiện ra bóng dáng Trung Quốc đằng sau dự án.
Về mặt môi trường, dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cả giới chuyên môn lẫn dân chúng, trong bối cảnh thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Bắc Trung Bộ vẫn còn nóng hổi, nhức nhối, và tiếp tục là một hiểm hoạ lơ lửng trên đầu dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hệ luỵ về an ninh quốc phòng của dự án đối với đất nước chúng ta.
Vì sao Trung Quốc quan tâm đến dự án thép Hoa Sen Cà Ná
Cà Ná là một khu vực có địa thế hiểm trở, vừa nhỏ vừa hẹp, trước mặt là biển, sau lưng là đồi núi. Quốc lộ 1A chạy qua đây là tuyến độc đạo nối liền Nam - Bắc. Vì thế, chỉ cần một đội quân nhỏ là đã đủ sức chia cắt giao thông Bắc - Nam. Nếu bị tắc ở đây, xe cộ từ phía Bắc vào phải quay trở ra thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách Cà Ná khoảng 30km, rồi theo tỉnh lộ 27 để đi lên Tây Nguyên; còn xe cộ từ phía Nam ra thì phải quay lại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách Cà Ná khoảng 70km, rồi theo tỉnh lộ 28 để đi lên Tây Nguyên. Nếu Tây Nguyên cũng bị chia cắt nữa thì coi như Việt Nam bị chia cắt thành 2 phần ở đây.
Đặc biệt, Cà Ná còn có cảng nước sâu tự nhiên với độ sâu tới 20m, không bị bồi lắng và hàng trăm năm qua chưa có bão. Đây là địa điểm lý tưởng cho tàu chiến đổ bộ và neo đậu.
Như vậy, về mặt quân sự, Cà Ná là một khu vực cực kỳ xung yếu. Nó là vị trí đắc địa cho cả đội quân nằm vùng lẫn lực lượng đổ bộ từ ngoài biển vào. Nếu kiểm soát được Cà Ná thì khi hữu sự, Trung Quốc chỉ cần kích hoạt quả bom nguyên tử mang tên “bùn đỏ” ở Tây Nguyên, hoặc phối hợp với lực lượng từ bên kia biên giới Campuchia đánh sang, là có thể chia cắt Việt Nam thành hai phần tại khu vực này. Chưa hết, cùng với các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa, lúc đó Việt Nam còn bị chia cắt cả đường biển.
Trong bài “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm hoạ mất nước” trênVOA ngày 20/4/2015, chúng tôi đã báo động việc Trung Quốc đã thiết lập được căn cứ ở Vĩnh Tân thông qua việc làm chủ đầu tư 2 dự án nhà máy nhiệt điện là Vĩnh Tân 1 và Vĩnh Tân 3 theo hình thức BOT.
Vĩnh Tân chỉ cách Cà Ná chừng 6km, và cũng là một địa điểm xung yếu về an ninh quốc phòng. Hai căn cứ quân sự trá hình cách nhau chỉ 6km – mức độ nguy hiểm đến thế nào thì có lẽ ai cũng hình dung ra được.
Đặc biệt, vịnh Cam Ranh – lá bài quan trọng nhất của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ Trường Sa và Biển Đông – chỉ cách Cà Ná 75km. Nếu kiểm soát được Cà Ná và vùng biển xung quanh, Trung Quốc sẽ dễ dàng uy hiếp Cam Ranh, cũng như tàu bè ra vào vịnh. Ngoài ra, Cà Ná cũng chỉ cách địa điểm đặt Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) khoảng 20km và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) khoảng 50km.
Trung Quốc có thể làm chủ dự án thép Hoa Sen Cà Ná như thế nào?
Một khi dự án được triển khai, Trung Quốc có rất nhiều cách thức hợp pháp để trở thành chủ nhân thực sự của nó. Chẳng hạn, họ có thể mua cổ phần của HSG; ký hợp đồng EPC với chủ đầu tư rồi sau khi thực hiện xong hợp đồng thì lấy giá trị hợp đồng làm vốn góp; cho tập đoàn Hoa Sen vay vốn rồi tiến tới thoả thuận chuyển nợ thành vốn góp; mua cổ phần của đối tác tham gia thực hiện dự án với Hoa Sen, v.v.
Dự án Hoa Sen Cà Ná và các căn cứ khác của TQ từ Hà Tĩnh trở vào. Xin lưu ý thêm, Campuchia giờ đã trở thành một căn cứ khổng lồ của TQ, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh.
Dự án Hoa Sen Cà Ná và các căn cứ khác của TQ từ Hà Tĩnh trở vào. Xin lưu ý thêm, Campuchia giờ đã trở thành một căn cứ khổng lồ của TQ, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh.
Với một vị trí vô cùng lợi hại như Cà Ná thì ngay cả khi không trực tiếp tham gia vào dự án thép, Trung Quốc cũng sẽ tìm mọi cách để thâu tóm nó thông qua những cách thức hợp pháp nêu trên. Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ từng khẳng định việc sử dụng công nghệ thép của Trung Quốc “không thành vấn đề”, và trong bối cảnh nợ nần đầm đìa như hiện nay thì việc HSG bắt tay với các ông chủ Trung Quốc là một khả năng rất dễ xảy ra. (Xin lưu ý là tháng 6/2015, tập đoàn CISDI của Trung Quốc đã đến Ninh Thuận để khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná, và tháng 7/2015 HSG đã cử người sang Trung Quốc để làm việc với CISDI. Từ năm 2008 đến nay, CISDI đã thiết kế kỹ thuật, lập dự án khả thi, mua sắm thiết bị, và thi công những hạng mục quan trọng nhất của dự án Formosa Hà Tĩnh.)
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của công luận, ngay trong ngày Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Trung Quốc, Bộ Công Thương vẫn lên tiếng bảo vệ dự án thép Hoa Sen Cà Ná. Chưa hết, ngày 13/9 vừa qua, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh còn chỉ thị cho các cơ quan báo chí trong cả nước “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen”. Xem ra một đại hiểm hoạ quân sự - kinh tế - môi trường nữa lại sắp lơ lửng trên đầu dân tộc.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sau trò 'đổi cột' đến trò 'ú tim' giữa triều đình

Các đại biểu tham dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII ở Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII ở Việt Nam. (Ảnh tư liệu)

Bùi Tín
Theo VOA-21.09.2016

Ai bảo là triều đình cộng sản ở Hà Nội nhàm chán. Biết bao ảnh các phóng viên trong và ngoài nước chụp các ông bà nghị, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị và Ban chấp hành TƯ… hàng chục người cùng lim dim đôi mắt, có khi như ngủ say, lại có khi còn như ngáy khò khò giữa các phiên họp đang sôi nổi. Cảnh hồn nhiên sinh động hiếm thấy nơi khác.
Vì về Hội trường Ba Đình họp có nghĩa là ăn ngon, tẩm bổ đầy, bia rượu kín đáo mà tràn đầy, còn đủ loại du hý giữa thủ đô, đêm ngắn cẳng dài, ngủ say ban ngày là phải lẽ. Có những buổi bỏ phiếu quan trọng, vắng đại biểu đến vài chục mống. Cho nên các đại biểu rong chơi nhờ nhau bấm nút bầu giúp mình, và Chủ tịch luôn nhắc nhở quý vị đi họp đúng giờ, tỉnh táo, chớ có vắng mặt tùy tiện, chớ có ngủ gật, vào ảnh khó coi.
Cuối năm 2015 bộ máy Nhà nước cộng sản còn chơi trò "Đổi cột" rất ly kỳ, ngoạn mục, vui ra phết. Ba vị trí Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội cũ đều bị thay trước thời hạn, theo trò 'đổi cột', thay thế chỗ cho nhau trong Bộ chính trị cũ, không ai được ứng cử ghế Tổng Bí thư vì lẽ quá tuổi quy định (65), chỉ riêng Cụ Tổng Bí thư cao tuổi nhất (72) thì "đành phải" ở lại phục vụ đảng và nhân dân vì không có ai có thể thay, lại còn được bầu số phiếu cao, cao nhất – 100%. Lại trò biểu diễn "chế độ độc quyền đảng trị dân chủ đến thế là cùng!"
Đầu năm 2016, sau khi bầu Tứ trụ mới vài chục ngày, lại giở trò bầu tứ trụ mới nữa, gọi là mới, nhưng vẫn y như cũ. Một màn kịch, một trò hề chính trị không thấy ở đâu. Vẫn là 4 ông bà ôm 4 cột cũ. Vũ Như Cẫn, Vẫn Như Cũ, không sai một ly, quanh Cụ Tiên chỉ các năm trước, đầu bạc trắng, mắt mờ, đi đứng không còn vững, lên xuống xe phải có kẻ hầu dìu nách cho khỏi ngã.
Trò chơi 'đổi cột' mới mà không thay người giữa triều đình chưa hết phần trào lộng thì lại xảy ra chuyện muôn thuở là lời hứa trịnh trọng ra tay chống tham nhũng, chống đàn sâu bọ sinh sôi nảy nở thành bầy đàn dày đặc các phe nhóm bất trị, lại ngay giữa lúc sôi sục chuyện môi trường Formosa Plastics Hà Tĩnh với cuộc thăm viếng đầy ưu ái của ngài Tổng Lú, được biết là được biếu gói quà hậu hỹ và phong bì dày cộp, để quên đi vụ cá tôm chết la liệt.
Ngài Tổng Bí vừa ra lệnh cho các cơ quan chuyên chính gồm có Ban Bí thư TƯ, Ban Kiểm tra TƯ, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Tổng thanh tra Chính phủ nhanh chóng vào cuộc, xử nghiêm các vụ án lớn ở ngành dầu khí và Bộ Công Thương, không bỏ sót và chiếu cố một ai, diệt từ ruồi đến hổ, không để chúng nó thoát, thì đùng một cái, tin chẳng lành, tin giật gân nảy ra, như tiếng sấm giữa trời quang. Nghi can Trịnh Xuân Thanh vừa trúng cử đại biểu Quốc hội, phó Chủ tịch tỉnh lớn Hậu Giang, nguyên Tổng giám đốc một công ty quốc doanh loại lớn nhất, vừa nằm trong danh sách bị điều tra, truy tố bỗng biến mất tăm, không cánh mà bay.
Ông Trịnh Xuân Thanh chơi trò ú tim, thế mới tức cho Cụ Tổng bị trêu ngươi. Ông không có mặt tại nhiệm sở. Không có mặt ở biệt thự riêng ở Hà Nội. Cũng không cho biết đang còn trong nước hay đã ra nước ngoài. Rồi báo là đã ra nước ngoài cùng vợ và 2 con. Nhưng vẫn ú tim, nước ngoài nào? Thế giới mênh mông biển sở, chiếc kim đáy biển. Ông đang ở gần đâu đó, Lào? Thái Lan? Campuchia? Singapore? hay Malaysia? Hay đã sang tận Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Canada? Hay Thụy Sỹ, Malta, thiên đường trốn thuế, rửa tiền? Chịu.
Bộ máy đảng, bộ máy an ninh, tình báo, bộ máy ngoại giao rộng khắp đều mù tịt. Chỉ có anh Gió lang thang Bùi Thanh Hiếu đang lang bạt kỳ hồ mấy năm nay là có thể biết láng máng. Con hổ lớn xổng làm cụ Tổng mất ăn mất ngủ. Uy tín Cụ bị một vố đau điếng. Chia sẻ với Cụ hình như chỉ có mỗi ông Trần Quốc Vượng, Cụ mới đưa vào Bộ Chính trị, với đại chức Trưởng ban Kiểm tra TƯ đảng – vai trò Quan Công của đảng CS, cánh tay phải của Cụ Tổng trong công cuộc diệt ruồi đả hồ đang khởi đầu khá muộn mằn.
Cụ Tổng uất ức lắm đối với những quan chức cao nhất trong bộ máy an ninh, công an, cảnh sát, nội vụ, ngoại giao, tổ chức đảng, bảo vệ đảng, đông đảo là thế, lương cao là thế mà bất lực, ăn hại, không bám đuôi được một can phạm đang bị bệnh Gút nặng, để cho hắn ta cao chạy xa bay, lại còn viết thư công khai vô lễ ‘bất tín nhiệm Tổng Bí thư’. Sao họ mẫn cán cử 70 người bám chặt cô Cấn Thị Thêu, 20 người bám cô Đoan Trang mà lại sơ suất để xổng con hổ Trịnh Xuân Thanh to đùng?
Cụ Tổng còn lo hơn vì Trịnh Xuân Thanh đã liên lạc với anh Buôn Gió chuyên buôn đủ loại tin, từ tin vỉa hè đến tin triều đình, tin nghe hơi nồi chõ đến tin có bằng chứng 100%, có đóng dấu quốc huy, Nhà nước. Anh Gió tuy tự nhận vốn là tay anh chị lang thang từ ngõ hẻm Phất Lộc gần Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, nay là nhà báo, nhà văn có tài năng và sức hấp dẫn đặc biệt, được ông Thị trưởng Đức Weimar thỉnh mời. Tôi được gặp anh vài lần trên đất Đức và Hà Lan, nhận ngay ra anh một con người chân thực, khiêm cung, nhân đức và thông minh. Tôi rất không đồng tình với nhà bình luận cao ngạo nào đó hoài nghi trình độ và nhân cách của anh. Tôi nghiệm ra rằng có khối kẻ từng sống lây lất vỉa hè, từng trộm cắp vặt có thể trở nên người lương thiện có tâm và có tầm, có ích đáng nể phục.
Trịnh Xuân Thanh đã biết chọn mặt gửi vàng. Tác giả Đại Vệ Chí Dị sẽ biết cách xử lý các tài liệu do Trịnh Xuân Thanh chuyển cho một cách kín đáo, thông minh, có lợi cho cuộc đấu tranh chung chống chế độ độc đảng tàn bạo phi nhân.
Vụ án Trịnh Xuân Thanh sẽ còn cho biết nhiều chuyện cung đình, về quản lý các đại công ty, dự án kinh tế mấu chốt, các phe nhóm lợi ích kình chống nhau.
Rồi chúng ta sẽ thấy mối quan hệ Cụ Tổng với cựu TT Nguyễn Tấn Dũng cùng bộ sậu ra sao, quan hệ giữa Cụ Tổng với Chủ tịch Nước nguyên là Bộ trưởng Công an chẳng mặn mà chút nào, cuộc đấu đá sống mái của Cụ Tổng với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và cậu con trai tại công ty Sabeco cùng với con ông Trịnh Xuân Thanh là Trịnh Hùng Cường tại công ty Halico cũng sẽ cực kỳ phức tạp, chằng chịt những tố cáo lật mặt nhau cho mà xem. Dù các phiên tòa sẽ xử kín thì mọi sự thật sẽ tuôn ra công luận từ nhiều nguồn nhiều ngả.
Bộ mặt lãnh đạo thật sự của đảng CS sẽ hiện nguyên hình là một ổ mafia mới tham quyền cố vị để tàn phá tan tành đất nước này.
Một trò ú tim của đảng CS kéo dài 71 năm đã là quá dài, dân ta hết chịu nổi. Nó ắt phải chấm dứt.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!


Phạm Chí Dũng
Theo VOA-21.09.2016 

Cùng trong tháng 8/2016, hai thông tin kinh tế hoàn toàn “phản nghịch” nhau là Ngân hàng nhà nước báo cáo về quỹ dự trữ ngoại hối tăng thêm 10 tỷ USD - tức đến 40 tỷ đôla, trong lúc Chính phủ buộc phải bán “12 ông lớn” để thu về khoảng 7 tỷ đôla nhằm trám vào vực thẳm hun hút của ngân sách quốc gia.
Thủ tướng Phúc vẫn phận sự ‘cấp phó’
Một nghịch lý từ nạn “cha chung không ai khóc” cho đến cảnh bùng nổ bán tống bán tháo. Trước đây vài chục năm, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra vô cùng ậm ạch với đủ thứ lý do được nại ra, trong đó một nguyên do rất khó nói là đảng không muốn tự làm mất đi “vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh”, còn nhiều quan chức giám đốc doanh nghiệp nhà nước cũng chẳng muốn phải chia chác quyền lực điều hành và lợi ích với các nhóm kinh tế tư nhân.
Nhưng đặc biệt từ thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2006, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dần gia tăng. Đó cũng là thời gian mà nhiều nhóm lợi ích - kết cấu giữa loại tư nhân con ông cháu cha với giới quan chức thường bị coi là “tham nhũng chính sách” – mặc sức hoành hành trên mặt trận cạnh tranh vô chính phủ và thâu tóm theo kiểu luật rừng. Kết quả 9 năm của “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” là trong khi 2/3 doanh nghiệp nhà nước làm ăn bết bát và bị rút đến rỗng ruột như Vinashin và Vinalines, chỉ có những doanh nghiệp công - tư lẫn lộn nằm trong guồng máy nhóm lợi ích mới trở nên giàu nứt đố đổ vách.
Nhưng trái lại, ngân sách quốc gia và do đó là tiền đóng thuế của dân bị coi là “bị phá chưa từng có”.
Để ngay trước Đại hội XII và như một động tác lập thành tích chạy đua vào ghế tổng bí thư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát pháo hiệu mà từ đó tốc độ bán vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn bất thần tăng vọt.
Và nếu thời điểm cuối năm 2015 chứng kiến Thủ tướng Dũng báo cáo sẽ bán cổ phần tại những doanh nghiệp nhà nước, kể cả “con bò sữa” như Vinamilk để “bù đắp khó khăn ngân sách” trong bối cảnh “ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì”, nay Thủ tướng Phúc đang tiếp tục “kiến tạo” những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng ấp ủ chưa thành hình trước đó.
Giờ đây, ngân sách không chỉ “khó khăn”, mà là nguy ngập!
Quả là ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp tục làm tròn phận sự “cấp phó” cho thủ tướng đã nghỉ hưu Nguyễn Tấn Dũng, như đã từng tỏ ra ngoan ngoãn trong dĩ vãng phó thủ tướng. Cả một thời lên ngôi của ông Dũng đã thải ra vô số hậu quả và di hại mà giờ đây ông Phúc buộc phải lãnh nhận và “xử lý”, nếu còn muốn “đảng lãnh đạo toàn diện” cho ngồi ở ghế thủ tướng.
Không còn cách nào khác, tại cuộc họp với các bộ ngành về chủ trương bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ tổ chức vào tháng 8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải chỉ đạo tiếp tục bán vốn tại hàng loạt doanh nghiệp khủng như Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) và bán cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại 10 doanh nghiệp như Công ty CP Sữa VN (Vinamilk), Tổng công ty CP Bảo Minh, Tổng công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia VN, Công ty CP nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty CP FPT, Công ty CP viễn thông FPT...
7 tỷ đôla xài được bao lâu?
Cuộc cách mạng bán tháo vốn nhà nước đã diễn ra ngay vào đầu năm 2016, để đến giữa năm phía chính phủ “xông xênh” bước ra trước Quốc hội với món tiền bán vốn được 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chừng đó vẫn là quá ít so với túi thủng ngân sách.
Trong khi kế hoạch bán đường, bán cảng, bán sân bay… mà Thủ tướng Dũng chỉ đạo các bộ ngành “nghiên cứu thực hiện” từ năm 2015 vẫn chưa đâu vào đâu, đơn giản là vì chưa có ai mua, thì việc Thủ tướng Phúc rút tiền từ cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp lớn là chóng vánh và thuận lợi nhất.
Một chuyên gia ngành tài chính ước tính, nếu bán hết vốn nhà nước tại 10 công ty thuộc SCIC cùng Habeco, Sabeco, Nhà nước có thể thu được tới 7 tỷ USD (khoảng 150.000 tỉ đồng).
Con số 150.000 tỷ đồng trên, bằng khoảng 13% chi ngân sách năm 2016, là một số tiền lớn và đáng kể trong bối cảnh đảng không biết lấy tiền đâu để chi xài sau những vụ suýt nữa vỡ nợ của các thành ủy Cà Mau và tỉnh ủy Bạc Liêu, để sang năm 2016 còn nghe nói đảng đã phải dùng đến “quỹ đen” (một loại quỹ dự phòng trong đảng) và đang phải tìm cách “nhất thể hóa” giữa một số cơ quan đảng với cơ quan chính quyền để tiết giảm nguồn chi ngân sách.
Số tiền 150.000 tỷ đồng trên, ngay trước mắt sẽ bù đắp cho khoản bội chi ngân sách năm 2016 có thể lên đến 150.000 tỷ đồng hoặc hơn.
Thế nhưng 150.000 tỷ đồng cũng chỉ đủ để chi ngân sách khoảng 1,5 tháng. Câu hỏi đặt ra là sau khi bán sạch những cổ phần ngon ăn và màu mỡ nhất tại các doanh nghiệp, chính quyền Việt Nam còn gì để bán?
Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!
Một câu hỏi khác: Tại sao Chính phủ không chỉ đạo cho Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cắt ra chỉ cần một nửa lượng dự trữ ngoại hối - khoảng 20 tỷ USD - là có ngay một lượng ngoại tệ lớn để chi dùng cho ngân sách và kéo dài thêm sự tồn tại của rất nhiều viên chức đảng?
Nếu cách đây chừng 5 năm và đặc biệt dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kế sách ấy là dễ như thò tay vào túi, thì nay dưới chế độ của Thủ tướng Phúc, ưu tiên trả nợ nước ngoài và cả nợ trong nước mới là phương sách tối thượng nhằm tránh một sự sụp đổ kinh tế và cả chính trị. Trong năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã phải trả đến 20 tỷ USD nợ đến hạn cho các chủ nợ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)… Còn năm 2016, phần trả nợ nước ngoài cũng phải lên đến ít nhất 12 tỷ USD. Chính vì thế, nếu ông Phúc chỉ đạo cắt quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam để chi xài cho lương công chức viên chức và cái gọi là “đầu tư phát triển” đầy rẫy lãng phí và tham nhũng thì rất có thể sẽ chẳng còn gì để dùng trả nợ quốc tế.
Mới đây, một chuyên gia kinh tế là bà Phạm Chi Lan đã phải thốt lên rằng các nguồn lực đã cạn kiệt. Vậy lấy gì để bảo đảm cho “kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020”?
Cho đến nay, bản vẽ tạo ra “nguồn lực” bằng phát hành 3 tỷ trái phiếu đặc biệt ra thị trường quốc tế được tung hô dưới thời Nguyễn Tấn Dũng đã hầu như thất bại. Tương tự cảnh không một đối tác quốc tế nào chịu mua nợ xấu của Việt Nam, cũng chẳng có tập đoàn tài chính nước ngoài nào ngó ngàng đến “giấy lộn” được gọi là trái phiếu đặc biệt.
Không chỉ bà Phạm Chi Lan, mà một số chuyên gia gần gũi nhà nước cũng tình thật về tình trạng cạn kiệt nguồn lực ở Việt Nam. Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng bởi thế đang phải đối mặt với một tương lai cực kỳ nan giải: tìm đâu ra “nguồn lực” để bán vào năm 2017 và đặc biệt vào năm 2018, để ngân sách không bị vỡ nợ?
Không thể khác được, vào thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính không chỉ tiếp tục đẩy mạnh vay mượn quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm y tế, mà một lần nữa phải “nhìn trộm túi quần dân chúng”: 500 tấn vàng vẫn còn rải rác trong dân, làm thế nào tung “chứng chỉ vàng” để thu gom tất cả, lấy vàng chi xài cho ngân sách và đổi sang ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, còn phần trả vàng cho dân chúng thì để các chế độ sau gánh!
Sau sự thất thủ của cổ phần nhà nước tại nhiều doanh nghiệp lớn, lẽ đương nhiên những doanh nghiệp này sẽ rơi vào tay các tập đoàn lớn, trong đó hẳn có mặt nhiều kẻ con ông cháu cha và nhóm quan chức “tham nhũng chính sách”. Nhưng đó rất có thể là những “con bò sữa” cuối cùng mà Chính phủ còn để bán.
Bán, bán nữa cho đến lúc chẳng còn gì để bán!
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thôi quốc tịch Việt Nam, lệ phí 2,5 triệu đồng

Theo Bộ Tư pháp Việt Nam, trong năm 2015, có đến 4.474 người xin thôi quốc tịch Việt Nam, trong khi chỉ có 15 người nhập tịch và 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Theo VOA-21.09.2016

Bộ Tài chính Việt Nam vừa công bố nội dung dự thảo Thông tư liên quan đến thu, nộp lệ phí, quản lý việc xác nhận quốc tịch Việt Nam, trong đó có các khoản thu lệ phí xin trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam.
Theo báo Người Lao Động, dự thảo đưa ra 3 khoản thu phí và 3 khoản thu lệ phí. Trong 3 khoản thu lệ phí, có lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 3 triệu đồng/trường hợp, lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam là 2,5 triệu đồng/trường hợp và lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam đồng giá 2,5 triệu đồng/trường hợp.
Dự thảo cũng đưa ra một số trường hợp được miễn lệ phí xin nhập, thôi hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam, bao gồm những người có công đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; người không có quốc tịch, mất quốc tịch và có xác nhận hoàn cảnh khó khăn; người di cư từ Lào cư trú hợp pháp, có xác nhận gốc Việt...
Theo Bộ Tư pháp Việt Nam, trong năm 2015, có đến 4.474 người xin thôi quốc tịch Việt Nam, trong khi chỉ có 15 người nhập tịch và 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam.
Gần đây, một vài trường hợp doanh nghiệp lớn của Việt Nam xin nhập tịch hay mang quốc tịch nước ngoài cũng đã gây bàn tán trong dư luận.
Trả lời về sự chênh lệch giữa số người xin nhập tịch và người thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, được báo VnExpress hôm 31/8 trích lời nói “đa số các trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam là cô dâu lấy chồng nước ngoài, xin thôi để nhập quốc tịch theo chồng”.

Giáo dân Đông Yên đòi bồi thường hơn 2.000 tỷ đồng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-09-22  
dong-yen622.jpg
Giáo dân xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong lần biểu tình phản đối Formosa gây thảm họa môi trường, ảnh minh họa chụp trước đây. Citizen photo
Hôm nay chúng tôi nhận được thông cáo báo chí từ văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11 ngàn 500 tỷ mà Formosa đã bồi thường.

Sẽ khởi kiện nếu không được bồi thường

Theo danh sách liệt kê đính kèm, số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, kể từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra.
Linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên đại diện giáo dân ký tên vào đơn xin bồi thường cho chúng tôi biết:
Khi thiệt hại xảy ra thì những người dân ở đây họ làm đơn nhờ văn phòng luật sư của Trần Vũ Hải giúp cho họ về pháp lý để rồi họ khai báo những gì thiệt hại. Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải cử luật sư về tư vấn cho họ làm.
-Linh mục Trần Đình Lai
“Bộ hồ sơ của Đông Yên chỉ là của người dân Đông Yên thôi cón những nơi khác thì họ tự làm tự nạp chứ không liên quan nhiều thứ một lúc. Họ nhân cho thiết hại tinh thần, vật chất, tương lai và hiện tại bao gồm trong 5 năm. Họ nhân con số theo cách tính từ một tháng trung bình thu nhập rồi nhân lên 5 năm.”
Trước đây đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xuống để lập danh sách đền bù nhưng người dân không đồng ý, nói về việc này linh mục Trần Đình Lai cho biết:
“Khi thiệt hại xảy ra thì những người dân ở đây họ làm đơn nhờ văn phòng luật sư của Trần Vũ Hải giúp cho họ về pháp lý để rồi họ khai báo những gì thiệt hại. Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải cử luật sư về tư vấn cho họ làm. Cách đây độ chừng một tháng nhà nước có cử ông Thứ trưởng Bộ Phát triển nông nghiệp nông thôn có về hướng dẫn kê khai thiệt hại nhưng người dân họ không đồng ý cách đó, đó là cách làm hời hợt sơ sài và họ cho rằng thống kê những người lao động để đền bù theo mức lương tối thiểu và chỉ trong vòng thời gian 6 tháng nên dân không chấp nhận nên họ nghĩ ra cách kê khai thiệt hại bản thân mình. Bây giờ cũng chưa biết họ sẽ xử lý như thế nào.”
Thông cáo báo chí ghi nhận những người yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại không những các nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
Thông cáo báo chí cũng cho biết nếu Chính phủ không trích từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà Công ty Formosa đã chuyển đầy đủ cho Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại thực tế cho họ, thì trong vòng 15 ngày nữa, hơn một ngàn hộ dân này sẽ đồng loạt tiến hành khởi kiện Formosa ra tòa án có thẩm quyền.

Xử phúc thẩm Anh Ba Sàm: Làm gì để không là “phiên tòa đen"?

Nhà văn Võ Thị Hảo 
Theo RFA-2016-09-22  
basam620
Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh File photo
Kể từ ngày người chồng là Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh(NHV) và trợ lý của anh là bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị giam giữ và kết án oan ức đến nay, vợ anh, bà Lê Thị Minh Hà(LTMH) đã trưởng thành lên nhiều và nới rộng giới hạn cuộc đời mình.
Chị đã đi qua ranh giới nhận thức của một sĩ quan công an được chính thể cộng sản đào tạo với mục trở thành con người - công cụ mù quáng.
LTMH và NHV đều theo nghề công an. Đó là những người như được thể chế cộng sản sinh ra lần thứ hai sau những trường lớp đào tạo đặc biệt. Họ được ấn định sinh ra chỉ để sống cuộc sống là công cụ thực hiện ý muốn cùng quyền lợi của nhà cầm quyền độc tài. Trên con đường đó,những máu nước mắt và tiếng rên xiết của người dân thấp cổ bé họng không dễ vọng tới tai họ.
Nguyễn Hữu Vinh bị vu cáo, bị bắt giữ trái pháp luật và bị kết án oan. Đó là bởi tai mắt và trái tim của Vinh đã vượt qua ranh giới của một công an công cụ lạnh lùng. Vinh đã nghe thấu tiếng dân và mở một vài trang blog tha thiết mang sự thật đến cho người đọc.
Vậy là Vinh, cộng sự của anh và thân nhân của hai người này lập tức gia nhập đội ngũ dân oan trùng điệp tại VN.
Là vợ của NHV, trong quá trình dấn thân vạn dặm đòi công lý cho chồng, LTMH đã hiểu thêm, nếm trải mặn chát nước mắt về những bất công của xã hội và “lỗi hệ thống“. Một vực thẳm mở ra rình sẵn để nuốt chửng những ai không chịu làm trái lương tâm, không chấp nhận vô cảm trước hoạn nạn đồng bào và không cam chịu làm con người công cụ của độc tài.
Việc đấu tranh đòi công lý cho chồng và nhiều dân oan khác đã khiến chị vượt lên thân phận của một phụ nữ bé nhỏ lại mắc bệnh hiểm nghèo. Thân gái dặm trường đưa đơn kêu oan, vạch rõ những sai lầm trong hệ thống khởi tố điều tra và tố tụng của VN, đồng thời chị cũng đã mạnh dạn đến các tổ chức quốc tế để vận động họ quan tâm và gây áp lực yêu cầu nhà cầm quyền VN phải thực hiện đúng cam kết quốc tế cũng như Hiến pháp và Luật VN.
Theo thông báo của Tòa Hà Nội, 22.09.2016 sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 BLHS.
Gặp LTMH đang tất bật ở Berlin trước giờ bay về Hà Nội để chuẩn bị dự phiên xử chồng chị và cộng sự, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện.

  • Lỗi hệ thống: công thần không cùng phe nhóm cũng “giết“

+Võ Thị Hảo:
Chị và anh Ba Sàm vốn là sĩ quan công an, xuất thân từ hai gia đình và dòng họ đều là “công thần“ trong hệ thống cầm quyền cộng sản VN, vậy chị có bị “choáng“ không, khi một ngày, chính gia đình chị cũng trở thành nạn nhân?
-Lê Thị Minh Hà:
Tất nhiên là “choáng“. Khi anh Vinh và chính gia đình tôi cũng liên lụy theo, trở thành dân oan. Chúng tôi gần như mất tất  cả. Lại còn bị vu cáo, mạt sát trên các phương tiện truyền thông của nhà cầm quyền, bản thân lại bị bệnh tật, trong nhiều ngày tôi tưởng như không gượng dậy nổi. Thấm tận gan ruột nỗi đau của một công dân dưới một thể chế hành xử theo ý chí của một số nhân vật chi phối và họ sẵn sàng chà đạp lên công lý. Tôi thực sự trải qua, thấu hiểu nỗi đau đớn, uất ức của những nạn nhân của kiểu điều tra theo chỉ đạo và “án bỏ túi“.
  • Cho đến nay, chị vẫn dành một cái nhìn tự hào về chất lượng đào tạo của C 500(học viện An nninh VN)- ngôi trường của chị và anh Vinh, cũng là nơi đã “cho ra lò“ những người đang nắm vận mệnh của anh Vinh và nhiều dân oan khác?
  • Tôi nghĩ rằng chất lượng đầu vào của Học viện an ninh là rất cao. Tôi nghĩ họ là những người học giỏi, nắm rõ luật. Vì vậy càng ngạc nhiên khi họ đã “nhắm mắt làm trái“, cứ một mực đổ tội cho người vô tội là chồng tôi và cộng sự của Vinh.
  • + Tiếc thay, những đồng môn của chị và anh Vinh, hiện đang nắm quyền chỉ đạo phiên sơ thẩm và nay là phúc thẩm, lại vẫn làm việc theo kiểu án chỉ đạo và “án bỏ túi“. Những người đó là Chánh án tòa án ND tối cao Nguyễn Hoà Bình , Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao  Lê Minh Trí, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc... Cao hơn nữa, là Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng là công an, chưa kể những người chịu trách nhiệm khởi tố điều tra vụ án này đều là công an cộm cán. Một chính thể công an trị! Trả lại công bằng cho anh Vinh và mọi người là đương nhiên và quá dễ dàng. Với sự quen biết trong ngành, chị có thấy dấu hiệu hy vọng nào rằng những người đó sẽ làm đúng lương tâm, trả lại công bằng cho anh BSàm cùng những dân oan khác?
  • - Thực ra những người đó, từ lâu đã hiểu quá rõ rằng, anh Vinh, cô Thúy là hoàn toàn vô tội, theo luật và Hiến pháp VN. Họ đương nhiên không thể không biết rằng đã có vi phạm quá nghiêm trọng từ khâu khởi tố điều tra, bắt và giam giữ, tố tụng...Tất cả đều trái luật. Họ cũng hoàn toàn hiểu rằng những thứ mà bên điều tra đưa ra buộc tội trong vụ này hoàn toàn là không đủ tư cách là chứng cứ và không hợp lệ. Ngay tại phiên sơ thẩm, khi chủ tọa phiên tòa đọc bản án và cáo trang thì các tài liệu được dùng để buộc tội anh Vinh và cô Thúy là không có trong kết luật điều tra, không có trong cáo trạng, không được nói, viết ra từ bất cứ luật sư nào. Hoàn toàn vô lý là điều đó lại có trong bản án, dùng để làm chứng cứ buộc tội. Thật không thể tưởng tượng nổi!

* Cố tình vu cáo cho người vô tội
  • Nếu như vậy, thì bất cứ công an nào, kiểm sát viên nào, Hội đồng xét xử nào, người chỉ đạo nào, tại bất kỳ phiên tòa nào mà làm việc theo kiểu đó, ngoài việc phải chịu bán án lương tâm, phải bị công luận phản đối và lên án, phải bị cách chức, thậm chí phải vào tù  và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lạm dụng chức vụ quyền hạn vu cáo cho người vô tội, phải đền bù thiệt hại cho nạn nhân bị oan khuất theo luật VN hiện hành?
- Đương nhiên là thế, vì anh Vinh, chị Thúy hoàn toàn không có tội theo quy định của pháp luật VN hiện hành. Bởi vậy, trong những lá đơn của chúng tôi, chưa bao giờ tôi đặt vấn đề xin giảm án, bởi cũng như phân tích của các luật sư trong nước và quốc tế, anh Vinh, chị Thúy phải được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. Có án là điều hoàn toàn phi lý.
+Việc đó rất rõ ràng. Vì hoàn toàn không có chứng cứ hợp lệ  và điều kiện để buộc tội Ba Sàm nên đã 4 lần tòa trả lại hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ. Vậy mà họ vẫn không thể bổ sung được thêm chi tiết nào. Kinh khủng hơn nữa là mặc dù thế, Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên cáo trạng buộc tội trong phiên phúc thẩm này. Chị có biết tại sao cơ quan điều tra và tố tụng biết sai mà vẫn cố tình làm điều ác với đồng nghiệp là chồng chị?
- Thực sự đây là một vấn đề của thể chế. Những công an điều tra cũng như những người có quyền chức trong quá trình tố tụng từng nói : Là án chính trị nên buộc phải làm hoặc không muốn làm nhưng bên công an cứ ép làm .

  • Nguy cơ về một “phiên tòa đen bỏ túi“

+ Đó là tác hại khôn lường của thể chế độc tài toàn trị. Nếu chị nói rằng Học viện an ninh VN đã đào tạo ra những người giỏi, thì vấn đề lại càng thêm trầm trọng. Hóa ra cả các ban bệ lãnh đạo, hàng ngàn công an, hàng triệu đảng viên đều biết rằng anh Vinh vô tội, còn ngầm đồng tình và cảm ơn vì những thông tin về sự thật của anh Ba Sàm. Nhưng vẫn những người đó đã chỉ giỏi làm trái lương tâm, gieo oan cho anh Vinh cùng đồng sự trong vụ này và vô số vụ án khác. Vậy, đó là cái nguy hiểm của thể chế này. Tạo ra những con người máy-công cụ cho sai trái và cái ác. Bảo bắt ai là bắt, giết ai là giết...?
- Nếu không thay đổi, thì sẽ là như thế đó, và ngay cả những con cưng của chế độ, những người có lương tâm ngay trong ngành công an hay quan chức cũng đã và sẽ thêm nhiều nạn nhân, chưa kể là người dân thấp cổ bé họng. Công lý là phải được dành cho tất cả mọi người
Chị có thấy dấu hiệu gì để hy vọng trong phiên phúc thẩm đã được thông báo là mở  ngày 22/9/2016 này?
- Theo quy định của luật VN, khi cơ quan điều tra đã làm sai, thì lẽ ra trong phiên phúc thẩm này, chủ tọa phiên tòa phải triệu tập các điều tra viên ra trước tòa để họ trả lời chất vấn của các luật sư và bị cáo. Trong bản kháng cáo dài tới 78 trang của anh Vinh đã nêu rõ và chứng minh vô số điểm sai của khâu điều tra, tố tụng và cho đến nay không thể bác bỏ. Anh Vinh cũng không thay đổi nội dung kháng cáo. Lẽ ra phải đưa nội dung này ra tranh tụng trong phiên phúc thẩm và sai thì tòa phải quyết định sửa ngay.
Tôi biết đây là một vụ “án bỏ túi“, nhưng chẳng lẽ chừng đó vị lãnh đạo thuộc hàng cao nhất vốn được đào tạo từ ngành công an, hiểu rõ hơn ai hết về luật pháp, trước bàn dân thiên hạ và quốc tế lại cứ làm trái lương tâm? Vậy còn thể diện nào không cho họ và cho quốc gia? Họ còn phải đứng trong vị trí đó lâu dài, tôi hy vọng họ hành xử đúng lương tâm và luật pháp.

+ Nguyên thủ của nhiều nước, gần đây nhất là Tổng thống Pháp và nghị sĩ quốc hội Đức đã trực tiếp quan tâm đến vụ án này. Họ cùng nhiều tổ chức nhân quyền, ký giả quốc tế đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do ngay cho Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Trần Huỳnh Duy Thức  và những tù nhân lương tâm khác. Bản thân chị cũng đã góp phần rất tích cực vào những cuộc vận động này. Chúc mừng chị, trước hết là chị đã vượt qua giới hạn của bản thân, của nghề nghiệp để đồng hành bên anh Ba Sàm cùng những người oan khác trên con đường đòi tự do và công lý cho người VN.

(VTH thực hiện).

Vấn đề An sinh Xã hội ở Việt Nam hiện nay

Anh Vũ, thông tín viên RFA 2016-09-22  
000_9M8FY.jpg
 Một người đàn ông vô gia cư trên vỉa hè Hà Nội hôm 11/4/2016.  AFP photo
Chuyện xác người bó chiếu chở bằng xe máy ở Sơn La đã khiến dư luận xã hội đã đặt câu hỏi về trách nhiệm trong những chính sách an sinh xã hội (ASXH) của nhà nước.
Thực trạng
ASXH là các chương trình hành động của nhà nước, nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ, để đảm bảo quyền tiếp cận các điều kiện sống tốt hơn.
Gần đây, câu chuyện người nhà chị Lò Thị Phanh ở tỉnh Sơn La, do hoàn cảnh nghèo khó không có tiền thuê xe ô tô chở xác, thân nhân đã phải mua chiếc chiếu bó xác lại, cột sau xe máy để chở về nhà.
Bà Nguyễn Trang Nhung,  người đã tự ra ứng cử độc lập Đại biểu Quốc Hội khóa 14 thấy rằng, quyền ASXH cơ bản cho người dân đã được khẳng định tại HP năm 2013, tuy nhiên những hiện tượng như hình ảnh "xác người bó chiếu" hiện nay còn quá nhiều. Theo bà, điều đó đã phản ảnh toàn cảnh vấn đề ASXH ở VN hiện nay. Bà nhận xét:
“Cần nhìn nó như một vấn nạn, bởi vì đây không phải là trường hợp duy nhất mà đã có các trường hợp tương tự trước đây và ngay cả sau này. Vụ việc đã diễn ra trong một thời gian dài tại tỉnh nghèo khó như ở Sơn La mà nó vẫn tiếp tục duy trì như vậy mà không có một biện pháp nào cả. Về trách nhiệm xét trên diện rộng thì thuộc về chính quyền địa phương và Chính Phủ.”
Đánh giá về toàn cảnh vấn đề ASXH ở VN hiện nay, TS. Lê Đăng Doanh hiện là thành viên của UB chính sách phát triển LHQ, nguyên Giám đốc Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thấy rằng, công tác bảo đảm ASXH đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công …. Tuy nhiên theo ông, việc bảo đảm ASXH vẫn còn bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, khoảng cách thu nhập của các tầng lớp dân cư còn lớn... Ông nói:
“Vấn đề ASXH ở VN hiện nay đang đứng trước các thách thức rất lớn, những người nghèo ở vùng núi và các đồng bào dân tộc còn tỷ lệ rất cao. Vấn đề họ phải bó chiếu để chở xác bằng xe máy về nhà, thì tôi nghĩ đó là các vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. VN hiện nay đang gặp những khó khăn trong vốn ngân sách cũng như việc phát triển kinh tế, vì thế tôi nghĩ rằng đó là vấn đề cần phải nỗ lực lâu dài mới có thể giải quyết được.”
VN hiện nay đang gặp những khó khăn trong vốn ngân sách cũng như việc phát triển kinh tế, vì thế tôi nghĩ rằng đó là vấn đề cần phải nỗ lực lâu dài mới có thể giải quyết được.
- TS. Lê Đăng Doanh 
Nhận xét về kết quả vấn đề ASXH ở VN trong thời gian qua, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng, thành công đáng chú ý của vấn đề ASXH ở VN là hệ thống bảo hiểm XH và y tế, nhằm chia sẻ rủi ro đã trợ giúp thiết thực, đặc biệt là người nghèo. Bà cho biết:
“ASXH cũng tiếp tục là một vấn đề mà VN phải tiếp tục và quan tâm rất nhiều trong quá trình phát triển của mình. Trên thực tế, nhu cầu của XH đối với vấn đề ASXH luôn lớn hơn khả năng thực tế mà nhà nước có thể đáp ứng các nhu cầu đó. Nhưng nhà nước cũng đã chấp nhận cung cấp bảo hiểm cho các người nghèo để đảm bảo cho họ khi đau ốm thì cũng có thể đến bệnh viện để chữa trị.”
Đồng thời bà Phạm Chi Lan cho biết thêm rằng, vấn đề ASXH đang là một gánh nặng của nền kinh tế và đây là bài toán hết sức phức tạp. Theo bà cần thiết phải huy động từ các nguồn lực khác trong xã hội. Bà bày tỏ:
“Mạng lưới ASXH của VN với khả năng tài chính hiện nay thì không có cách nào có thể bù đắp được cho tất cả những người dân bị thua thiệt trong hoàn cảnh đó. Nếu nhìn thực trạng chung thì vấn đề ASXH của VN là một gánh nặng hay một món nợ lớn mà cả nhà nước và nền kinh tế đang phải gánh chịu hiện nay.”
Bà Nguyễn Trang Nhung đồng ý rằng, việc phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các tổ chức XHDS, cần phải được chú trọng. Theo bà, đây là điều mà các tổ chức XHDS hiện nay chưa ý thức được đầy đủ, tuy nhiên bà cũng bày tỏ sự lo ngại trước các chính sách hiện nay của nhà nước đối với các hoạt động của các tổ chức XHDS. Bà nói:
“Các cá nhân hay các tổ chức XHDS họ biết, song họ chưa biết đó là vấn nạn để cảnh tỉnh xã hội, bởi vì họ không biết điều này trên một tầm hiểu biết đủ để có thể thấy trách nhiệm của mình như là một thành phần có trách nhiệm liên đới trong các vấn đề của xã hội.”
Cách giải quyết
Bà Phạm Chi Lan thấy rằng, việc các cá nhân hay các tổ chức xã hội tham gia công việc tương trợ lẫn nhau đã có từ lâu và được nhà nước khuyến khích. Bà khẳng định:
“Trên thực tế ở VN, các tổ chức XHDS hay các cá nhân hỗ trợ hay giúp đỡ cho những người khác thì đã diễn ra rất nhiều rồi, và nhà nước VN theo tôi nghĩ thì họ cũng không ngăn cản các việc đó. Vì thế tôi nghĩ, không có bất cứ một rào cản nào về mặt luật pháp hay chính sách cấm đoán những người làm thiện nguyện đó đâu.”
Nói về vai trò của các cá nhân và tổ chức xã hội trong công việc tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong cộng đồng hiện nay. Từ Sài gòn, một vị Bác sĩ Bệnh viện ở bệnh viện công, đề nghị giấu danh tính bày tỏ:
Mạng lưới ASXH của VN với khả năng tài chính hiện nay thì không có cách nào có thể bù đắp được cho tất cả những người dân bị thua thiệt trong hoàn cảnh đó.
- Bà Phạm Chi Lan 
“Trong trường hợp cụ thể thì ở Sài Gòn ở một số nơi họ cũng đã làm, mà việc làm đơn giản nhất là những bữa cơm cho những bệnh nhân nghèo và người nhà của họ. Điều đó có thể thấy ở một số bệnh viện và đã được triển khai.”
Trả lời câu hỏi, về biện pháp nhằm tăng hiệu quả của vấn đề ASXH, nhằm phục vụ người dân ở mức cao nhất có thể, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định:
“Vấn đề ở đây là phải giải quyết cơ chế tài chính, tăng nguồn thu và giảm chi để có thể chi một cách hợp pháp và cũng như chi bền vững được. Cho nên đây không phải là vấn đề một khuyết tật của một cá nhân, mà vấn đề cần phải giải quyết bằng cơ chế.”
Chúng tôi đã liên lạc với Viện nghiên cứu các vấn đề Xã hội, để tìm hiểu về các chính sách ASXH trong vấn đề y tế, một cán bộ yêu cầu giấu danh tính cho biết:
“Các chính sách đảm bảo về ASXH cho người bệnh của các cơ quan nhà nước quản lý, như BHXH hiện nay cần có chính sách hỗ trợ đối với các bệnh nhân cũng như người có hoàn cảnh khó khăn.”
Trong bài viết "Chở xác người bằng xe máy: Buồn hơn cả chuyện buồn" mới đây, nhà báo Nguyễn Thông viết rằng,“Cứ nghĩ đến cảnh hai chân người chết thò khỏi chiếu phía sau xe máy trên suốt con đường dài, chả mấy ai cầm lòng được. Nó không chỉ đơn thuần là hình ảnh nói lên cuộc sống bần cùng của một bộ phận nhân dân mà ở góc nhìn nào đó nó còn tạo nên một bộ mặt xã hội. Gam màu xám, u tối. Có cảm giác những chính sách an sinh xã hội dường như chưa hề đến những nơi này, với những con người này. Mà lỗi không phải ở họ.”.

Chú Thăng đi hửi rác và công cuộc xóa thúi giảm mùi

Tư nghèo (Danlambao) - Nhằm lúc tình hình chuột đỏ diệt ruồi xanh đang nóng hổi, vừa thổi vừa bay, không biết khi nào đến phiên Bí thư thành ủy bị chuyển sang Bí thư thành ruồi thì chú Thăng nhà tui lại tỉnh như ruồi đi tham quan và hửi rác Đa Phước. Phục chú Thăng!

Theo thông báo của văn phòng Thành ủi thì sau cú thị sát và bốc hửi mùi hoa thúi nhà nàng, chú Thăng cho biết nhà máy xử lý bùn đô thị và bùn hầm cầu phát tán mùi hôi không đáng kể. Chỉ có chút chút mùi thum thủm chui ra ở khu chôn lấp rác và khu chứa nước thải quản lý bởi công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Tuy nhiên chú Thăng cũng đã làm tròn nhiệm vụ theo đúng quy trình khi ra lệnh cho Sở Tài Môi đừng có tin vào cái mũi của chú ấy mà phải điều nghiên một cách có khoa học nguồn gốc phát sinh mùi hôi thúi ảnh hưởng đến cả khu Nam Sài Gòn. Nhất là mỗi khi Hồ Chí Minh khóc một dòng sông, người dân ta thán Hồ Chí Minh thúi quá, làm mất uy tín cái hòn Hồ Chí Minh tỏa sáng thành tỏa thúi tới tận biển Đông.

Nhân dzụ chú Thăng hửi rác thành công này, Tư tui chợt nghĩ ra một ý kiến muốn gửi đến chú Thăng nhằm góp phần vào công cuộc làm cho quê hương ta bớt thúi. Đó là đề nghị chú Thăng nhảy lên xe đò từ Nam ngược lên Bắc, đến hửi giùm bãi rác Ba Đình và tìm hiểu nguyên do vì sao mà nó thúi quá mạng, thúi vàng trời.

Từ dạo quân ta tiến về thành, cướp chính quyền để đảng ta lên làm chính quèn, trời ơi sao mà nó thúi. Đâu phải chỉ nồng nàn mùi hoa sữa thiu thiu mỗi tối gió hiu hiu về, cũng chẳng cần đến lúc Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, hoặc lúc Hà Nội ướt át thành Hà Lội, quanh năm suốt gần thế kỷ nó thúi um mùi xác chết chưa chôn. Nhất là ở khu chôn lấp xác và khu chứa cặn bã Ba Đình, mùi hôi thúi làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên phạm vi cả nước từ mấy chục mùa thu lá rụng qua.

Chú Thăng mần ơn giải quyết giùm. Cho dù giá xử lý đồ hôi, đồ thúi này có quá cao thì bảo đảm nhân dân sẽ ăn mì tôm, gạo mốc để dành tiền hỗ trợ chú Thăng làm tròn sứ mạng lịch sử xóa thúi giảm mùi.

22.09.2016

Lập hội cho dân hay cho đảng?

Phạm Trần (Danlambao) - Quốc hội Cộng sản Việt Nam đã có kế hoạch thảo luận Dự luật về Hội trong phiên họp kỳ 2, khóa 14, tháng 10/2016, nhưng ích cho dân thì ít mà lợi cho nhà nước thì nhiều, kể cả khả năng ngăn chận việc thành lập Công đoàn độc lập của công nhân.

Dự thảo có 8 Chương, 37 Điều “quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội.”

Ngay trong mục 2 của Điều 1 đã quy định rằng: “Luật này không áp dụng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.”

Ngoài các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng thuộc lĩnh vực tâm linh, các tổ chức khác đều là của đảng thành lập từ lâu. Chúng được hưởng các quyền lợi vật chất và hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Nhân sự điều hành và nhiều đoàn viên là những cán bộ, công nhân viên và đảng viên ăn lương của dân để phục vụ đảng cầm quyền. 

“Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” là thành phần con ông cháu cha hay thuộc dòng tộc “có công với cách mạng” hoặc được chọn từ hàng ngũ “con cháu các gia đình liệt sĩ”. Đoàn viên là những đảng viên kế thừa cho đảng trong tương lai. Họ được đảng nâng đỡ từ việc học đến việc làm và hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của nhà nước vượt xa con dân thường.

Nhưng các tổ chức này lại không chịu bất cứ hình thức chế tài nào của luật lập Hội là một quyết định bất công và kỳ thị rõ ràng đối với các tổ chức và hội của dân.

Bởi lẽ khoản 1 của Điều 2 Dự thảo viết rằng: “Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.”

Như vậy, các Hội của dân rõ ràng có mục đích hoạt động nhân đạo, phục vụ công ích cho xã hội và người dân hơn các tổ chức của đảng và nhà nước ghi trong Điều 2 của Dự thảo luật. Ai ở Việt Nam cũng biết các tổ chức do đảng lập ra chỉ để thi hành công tác cho đảng và bảo vệ quyền lợi cho nhau. Nhân dân nếu có, như Công đoàn Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam, trong thực chất, chỉ làm lợi cho nhà nước về mặt tuyên truyền hơn là đem phúc lợi vật chất và tinh thần cho hội viên và người dân trong xã hội.

Bàn tay nhà nước

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy chỗ nào trong 37 Điều của Dự thảo cũng có bàn tay của nhà nước.

Chẳng hạn như Khoản 4 của Điều 4 viết: “Nhà nước có chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, phân công sang làm việc tại hội.”

Tại sao nhà nước phải đặt cán bộ vào các “Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có tôn chỉ, mục đích phù hợp quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận...”?

Nếu không để kiểm soát thì vào đó làm gì?

Cơ quan nhà nước còn “nắm đầu” luôn cả người đứng đầu Hội như quy định trong khoản 4, Điều 21: “Người đứng đầu hội là người đại diện theo pháp luật của hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của hội. Người đứng đầu hội do ban lãnh đạo bầu trong số các ủy viên ban lãnh đạo theo quy định của pháp luật và điều lệ hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.”

Việc “công nhận” và “bãi nhiệm” sẽ được “Chính phủ quy định chi tiết thủ tục công nhận và bãi nhiệm chức danh người đứng đầu hội.” (khoản 5)

Đến chuyện gọi là “quản lý Nhà nước về Hội” thì các điểm ghi trong Điều 31 đã vạch trần mọi mánh lới của đảng trong công tác kiểm soát Hội.

Luật cho phép nhà nước được: 

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hội.

2. Cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội.

3. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.

4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về hội.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội.

6. Quản lý việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế của hội, triển khai các hoạt động đối ngoại, tiếp nhận viện trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý tài sản, tài chính do Nhà nước cấp, khoán, hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ được giao và do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ theo quy định của pháp luật.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.

9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Về phần gọi là “quản lý” thì Điều 32 của Dự Luật quy định: 

1. “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hội theo sự phân công của Chính phủ.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đối với hội hoạt động trong phạm vi địa phương mình; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp được ủy quyền có trách nhiệm cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội đối với hội hoạt động trong phạm vi địa phương mình; thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của mình.”

Khi bị nhà nước kiểm soát như thế thì Hội phải làm gì theo đòi hỏi của Luật?

Điều 25 giải thích hết “ Nghĩa vụ của hội” phải tuần hành trong những điểm chính dưới đây: 

1. Chấp hành các quy định của pháp luật và tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.

3. Khi thay đổi chức vụ lãnh đạo hội, thay đổi trụ sở, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.

4. Báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.

5. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này (*) và cơ quan quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động.

6. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật và điều lệ hội.

Khoản 9 của Điều 25 còn cho phép Nhà nước kiểm soát chi tiêu của Hội: “Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật và điều lệ hội. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.”

(*) Điều 14 của Dự thảo ghi trong khoản 5 trên đây ấn định “Thẩm quyền cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội” được phân chia như sau: 

a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp giấy đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận chức danh người đứng đầu hội đối với hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.

Đối với các Tổ chức hội ở cấp Quốc gia đã có từ lâu thì “Thẩm quyền phê duyệt điều lệ hội” thuộc về Thủ tướng.

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;

Các hội không nằm trong khoản (a) thì việc chấp thuận điều lệ thuộc quyền cấp dưới Thủ tướng: “b) Đối với các hội không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập hội quy định tại Khoản 1 Điều này phê duyệt điều lệ hội.”

Như vậy, từ khi thành lập đến tổ chức nhận sự, thay đổi nhân sự của hội, ngân sách hoạt động và điều lệ của hội đều phải qua tay kiểm soát của nhà nước các cấp từ trung ương xuống cơ sở.

Với những ràng buộc bị trói như thế thì hội có còn là của dân nữa không, hay đã bị nhà nước hóa từ đầu đến chân?

Nhưng chưa hết. Nhà nước còn kiểm soát cả những việc làm thuộc nội bộ của hội như ghi trong Điều 20 quy định về việc tổ chức và bầu cử. 

Dự luật viết: “Chậm nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi tổ chức đại hội, ban lãnh đạo hội thông báo bằng văn bản về việc tổ chức đại hội cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này. Hội tổ chức đại hội sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này.”(mục 6)

Mục 7 viết: “Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc đại hội, ban lãnh đạo hội gửi báo cáo kết quả đại hội, đề nghị đổi tên, công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có) và chức danh người đứng đầu hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này.”

Mục 8 ghi: “Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả đại hội, đề nghị đổi tên, công nhận điều lệ sửa đổi, bổ sung và chức danh người đứng đầu hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Luật này công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Mục 9: “Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục báo cáo tổ chức đại hội, báo cáo kết quả đại hội và việc đổi tên, phê duyệt điều lệ sửa đổi, bổ sung của hội.”

Ngăn cấm và trùng lắp

Cũng giống như mọi Luật liên quan đến hoạt động và quyền lợi của công dân, dự luật về Hội cũng có những điều ngăm cấm mơ hồ và tùy tiện để nhà nước có thể lợi dụng.

Điều 8 có 2 khoản liệt kê “các hành vi bị nghiêm cấm” là: 

1. “Cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật.

2. Thành lập, hoạt động trái pháp luật, trái quy tắc đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân.”

Trong khoản 2, Dự thảo không giải thích thế nào là “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân.” Cũng như thế nào là “gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân.”

Cả hai vế cấm mơ hồ này đều là cửa ngõ rộng mở để nhà nước xử lý tùy tiện và tự do xâm hại các tổ chức Hội. Trong nhiều năm qua nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã nổi tiếng đàn áp người dân bằng cách gán cho dân đã vi phạm “an ninh quốc gia” và “an toàn xã hội”. Họ còn lấy cớ bảo vệ “khối đại đoàn kết dân tộc, quyền con người, quyền công dân” để đàn áp dã man các cuộc biểu tình tự phát của người dân chống xâm lược Trung Quốc ở Biển Đông và chống bất công xã hội.

Đảng và nhà nước CSVN cũng đã nhân danh bảo vệ “an ninh quốc gia” và “an toàn xã hội” để ra tay đàn áp những cuộc tập hợp của dân ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi trong nước muốn tưởng nhớ và ghi ơn 74 chiến sĩ quân đội Việt Nam Cộng đã hy sinh trong cuộc chiến chống Tầu bảo vệ quần đào Hoàng Sa tháng 1/1974; tưởng niệm 45,000 quân nhân và đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến biên giới chống Tầu năm 1979; và nhớ ơn 64 chiến sĩ Quân đội Nhân dân đã bỏ mình tại cuộc chiến chống quân Tầu ở Trường Sa năm 1988.

Ngoài những điều gây khó khăn và kiểm soát Hội, dự Luật cũng nghiêm cấm sự “trùng hợp hoạt động” như ghi trong khoản 3 của Điều 9 về Hội.

Họ buộc: “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.”

Sự cấm đoán này là chính đáng để tránh dẫm chân lên nhau, nếu không có chuyện Công đoàn độc lập có thể được thành hình ở Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans- Pacific Partnership) có hiệu lực.

Hiện nay nhà nước CSVN có Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (hay còn được gọi là Công đoàn Việt Nam) mang danh nghĩa là nghiệp đoàn lao động lớn nhất của tập thể công nhân nhưng cũng quy định “là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác.”

Trên nguyên tắc, tổ chức này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Nhưng trong thực tế cán bộ của Công đoàn đã ăn lương của chủ nhân và rất ít khi dám đứng ra bênh vực quyền lợi cho công nhân. Nhiều vụ biểu tình đình công tự phát của công nhân đã xảy ra khắp nơi trong nước đòi quyền lợi và chống chủ nhân bóc lột, sau khi cán bộ Công đoàn đã bỏ công nhân theo chủ để có bổng lộc.

Do đó, nếu có Công đoàn độc lập hoạt động song song với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam của nhà nước thì sẽ có xung đột về nhiệm vụ và quyền lợi.

Vì vậy, khi Điều 9 của dự thuật ngăn cấm hoạt động gọi là “trùng lắp” với “hội đã được thành lập hợp pháp trước đó” như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì hy vọng ra đời của Công đoàn lao động độc lập càng bị thu hẹp lại, hay sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam vẫn chưa có kế họach phê chuẩn TPP trong kỳ họp thứ 2, dự trù khai mạc ngày 20/10/2016 nên chưa biết tương lai của Công đoàn độc lập sẽ ra sao.

Theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) quy định về “Quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức” thì “Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2)

Hay: (1) “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.” (2) “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.”

Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.”

Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.”

Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: “(1) Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước.”

Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Công ước 87 cũng buộc nhà nước Việt Nam phải thi hành khoản 2 của Điều 8 viết rằng: “(2) Pháp luật quốc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.”

Như vậy những điều quan trọng được trích ra từ Dự Luật về Hội có ghi trong bài này cho thấy nhà nước Việt Nam đã vi phạm các nguyên tắc về “Quyền tự do hiệp hội và việc bảo vệ quyền được tổ chức” của Công ước 87 do Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) ban hành.

Ngoài những chướng ngại vật cản đường công nhân lập hội, Dự luật còn cho phép cơ quan nhà nước xía mũi vào việc “công nhận ban vận động” lập Hội trước khi thành hình Hội.

Khoản 1, Điều 10 viết: “Công dân, tổ chức Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải dự kiến danh sách những người tham gia ban vận động thành lập hội, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội.”

Như vậy là không trừ khâu nào trong tiến trình lập Hội mà không có bàn tay lem luốc của nhà nước. Vấn đề bây giờ là liệu khi đem ra thảo luận vào tháng 10, các Đại biểu Quốc hội có ý thức được rằng quyền lập hội của dân, ngoài việc thi hành Luật của quốc gia còn phải tuân thủ Luật pháp Quốc tế nữa. 

Trường hợp của Tổ chức Công đoàn độc lập là một tỷ dụ. Được thành lập hay không sẽ là một thách đố cho Quốc hội khi hai chữ “trùng lắp” được đem ra thảo luận.

22.09.2016