Sunday, May 10, 2015

Happy Mother's Day




Trung Quốc truy bắt nhiều quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài

VOV.VN- Chiến dịch “Săn cáo 2015” truy bắt quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài của Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đây là khẳng định của Bộ Công an Trung Quốc sau khi cơ quan chức năng nước này bắt được đối tượng đứng thứ 2 trong danh sách 100 nghi phạm bị truy nã quốc tế.


Quan tham Lí Hoa Ba bị bắt đưa vê Trung Quốc (Ảnh Tân Hoa Xã)

Uỷ ban kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua (9/5) cho biết, cơ quan chức năng của Trung Quốc đã bắt được nghi phạm Lí Hoa Ba, nguyên Trưởng phòng Cơ quan tài chính huyện Pham Dương tỉnh Chiết Giang, nghi phạm bị tố cáo tham ô khoảng 90 triệu Nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) trốn sang Singapo từ năm 2011.

Đây là đối tượng có tên đứng thứ 2 trong danh sách 100 nghi phạm trốn ra nước ngoài mà Trung Quốc vừa công bố lệnh truy nã quốc tế ngày 22/4 vừa qua.

Trước đó, chỉ ba ngày sau khi công bố danh sách nói trên, các cơ quan chức năng Trung Quốc đã bắt được đối tượng Đới Học Dân, nguyên Tổng giám đốc Công ty đầu tư uỷ thác kinh tế, tham ô khoảng 11 triệu Nhân dân tệ và trốn ra nước ngoài.

Ông Lưu Đông, Phó Cục trưởng Cục điều tra tội phạm kinh tế Bộ Công an Trung Quốc cho biết, kể từ khi triển khai chiến dịch “Săn cáo 2015” đến nay, nước này đã truy bắt được 12 tham quan đang lẫn trốn ở nước ngoài, chiến dịch này đang tiến triển thuận lợi vì nhận được sự phối hợp tích cực của nhiều nước trên thế giới.

“Thời gian qua, nhiều nước trên thế giới hưởng ứng tích cực đối với công tác chống tham nhũng của Trung Quốc, ủng hộ tích cực đối với chiến dịch truy bắt nghi phạm kinh tế trốn ra nước ngoài. Theo thông lệ quốc tế, các khoản tiền thu được từ các đối tượng phạm tội sẽ phân chia với cơ quan chức năng của quốc gia phối hợp truy bắt đối tượng với tỉ lệ nhất định, dựa theo quy định pháp luật của từng nước”, ông Lưu nói.

Chiến dịch truy bắt đối tượng phạm tội kinh tế trốn ra nước ngoài mang tên “Săn cáo 2015” được Trung Quốc phát động từ tháng 3 năm 2015. Năm 2014, Trung Quốc phát động chiến dịch “Săn cáo 2014”, qua đó bắt được 680 nghi phạm lẫn trốn tại 69 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa về Trung Quốc xử lý./.
Chủ nhật, 16:14, 10/05/2015
Hà Thắng, Lê Bảo/VOV- Bắc Kinh

Quảng Trị: Mưa đá, lốc xoáy cuốn phăng mái nhà gần 100 hộ dân

VOV.VN - Thiệt hại nặng nhất là xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh với hơn 80 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều nhà bị tốc mái hoàn toàn.

Một trận mưa đá kèm theo lốc xoáy mạnh kéo dài gần nửa giờ đồng hồ xảy ra vào chiều tối qua (9/5) làm nhiều nhà dân, công trình công cộng tại 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị tốc mái, gây thiệt hại nặng về sản xuất. Chính quyền địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả lốc xoáy.


Nhà dân bị lốc xoáy tốc mái

Một mái tôn nhà dân bị lốc xoáy hất tung khỏi khung nhà

Thiệt hại nặng nhất là tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh với hơn 80 ngôi nhà bị tốc mái, nhiều nhà bị tốc mái hoàn toàn. Lốc xoáy mạnh cuốn phăng mái nhà giữ xe của một trường học và chợ trung tâm xã bị sập đổ, nhiều diện tích lúa vụ đông xuân vừa chín tới chưa kịp thu hoạch bị ngã đổ, hư hại.

Bà Nguyễn Thị Cẩm, ở thôn Tiên An, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh cho biết: "Nhà  bị gió lốc tốc mái hoàn toàn, gia đình tôi đang gặp khó khăn về nơi ở. Nhờ cấp trên giúp đỡ để cuộc sống gia đình trở lại bình thường".
 


Theo ông Thân Trọng Dũng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh: “Sau khi lốc vừa dứt, chính quyền huy động lực lượng dân quân, thôn đội, công an viên cùng với bà con họ hàng giúp đỡ nhau, nhưng nhiều nhà bị tốc mái hoàn toàn chưa thể khắc phục liền được, sáng nay tiếp tục khắc phục".


Chợ xã Vĩnh Sơn bị sập hoàn toàn.

Bà con tranh thủ gặt lúa bị ngã đỗ do giông lốc

Thống kê ban đầu, lốc xoáy làm hơn 120 nhà dân, nhiều công trình công cộng như trạm y tế xã, trường học ở các xã Vĩnh Giang, Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh và xã Trung Sơn, Gio Mỹ, Trung Giang huyện Gio Linh bị sập và tốc mái. Thiệt hại nặng nhất là nhiều diện tích lúa, hoa màu vụ đông xuân của bà con vừa chín tới chưa kịp thu hoạch bị ngã đổ.

Nhà dân bị tốc mái còn trơ khung

Sáng nay (10/5), ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trực tiếp đến các địa phương bị thiệt hại, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả lốc xoáy.
Ông Nguyễn Đức Chính cho biết: “Trước mắt, phải thống kê thiệt hại của dân, sau đó chỉ đạo gấp rút huy động sự hỗ trợ cộng đồng, của  tỉnh,  khắc phục những nhà tốc mái để bảo đảm ổn định sinh hoạt cho dân. Sau đó tiếp tục hỗ trợ gia đình bị thiệt hại nặng"./.
Chủ nhật, 14:28, 10/05/2015
Đình Thiệu/VOV-Miền Trung

Cả nhà công an xã đánh một phụ nữ ngất xỉu để đòi nợ

Vị công an viên này cùng 2 người trong gia đình đã chặn xe, đánh hội đồng một phụ nữ khiến nạn nhân bị thương nặng.

Ngày 8/5, ông Trần Trung Dũng, quyền Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lương- TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, UBND xã đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với Nguyễn Thế Phong-Công an viên xã Vĩnh Lương.

Cả nhà công an xã đánh một phụ nữ ngất xỉu để đòi nợ
Nạn nhân Lê Thị Trường An bị gia đánh hội đồng do thiếu nợ tiền ghi đề cách đây 6 năm

Đồng thời chỉ đạo Công an xã chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc công an viên trên chặn đánh người gây thương tích nặng cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Nha Trang tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, chị Lê Thị Trường An (trú thôn Lương Sơn 3, xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) đang đi trên xe đến ngã 3 thôn Võ Tánh, xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang thì bị Nguyễn Thế Phong công an viên xã Vĩnh Lương xông đến chặn lại, xô ngã xuống đường.

Chưa kịp định thần, chị An bị bà Đặng Thị Liễu (mẹ ruột Phong) và Nguyễn Gia Linh (chị ruột Phong) lao tới dùng gậy, tuýp inox đánh tới tấp vào đầu, tay, chân và lưng.

Nạn nhân tháo chạy, bị Phong đuổi theo đánh tiếp khiến chị bị thương nặng. Không dừng lại, 3 người trên vẫn tiếp tục sử dụng tuýp sắt đánh vào người nạn nhân.

Thấy người dân tụ tập đông nên cả 3 bỏ đi. Chị An bị gia đình Phong đánh hội đồng, thương tích đầy mình người thân đưa đến nhà Phong và yêu cầu những người trên phải đưa chị đi bệnh viện. Thế nhưng, cha của Phong còn tiếp tục đánh nạn nhân đến ngất xỉu.

Sau khi được đưa đi cấp cứu nạn nhân đã làm đơn tố cáo hành vi đánh người dã man của gia đình công an viên trên.

Theo chị An, nguyên nhân chị bị gia đình Phong đánh là do nợ chị gái Phong 6 triệu đồng tiền ghi đề cách đây 6 năm chưa trả. Linh đã tăng số tiền nợ lên 46 triệu đồng trong đó 40 triệu là tiền lãi. Chị An không đồng ý với số lãi đẻ thêm quá nhiều trên nên bị Linh và người nhà đe dọa, đánh dằn mặt để đòi nợ.
Thứ Bảy, 09/05/2015 | 08:39
Nguồn: Lê Anh (Dân Việt)

Gia đình 3 người gửi đơn xin ...tự thiêu

Một gia đình ở Long An đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh gửi đơn xin tự thiêu để đòi công lý cho con.

Chiều 8/5, ông Đinh Văn Sang, Viện trưởng VKSND tỉnh Long An, đã tiếp xúc với gia đình nạn nhân Nguyễn Văn Tràng (SN 1988, ngụ ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, Long An), để lắng nghe ý kiến của họ. Trước thông tin cho rằng, nạn nhân Tràng bị chết oan nhưng cơ quan điều tra không khởi tố vụ án, ông Sang sẽ cử đoàn cán bộ xác minh lại vụ việc.

Gia đình 3 người gửi đơn xin... tự thiêu
Ông Trọng (bìa phải) cùng mẹ ruột bên hồ sơ đòi công lý cho con - gia đình ông gửi đơn xin tự thiêu để đòi công lý cho con.

Trước đó, ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Trọng (SN 1971, ngụ cùng địa chỉ, cha của nạn nhân Tràng) cùng vợ và mẹ ruột là bà Võ Thị Phiến (70 tuổi, con Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bà nội của nạn nhân Tràng) đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, gửi đơn xin tự thiêu để đòi công lý cho con.

Theo đơn trình bày, đêm 24/12/2010 anh Tràng cùng ba người bạn đi trên một vỏ lãi, lưu thông trên sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn xã Thạnh Phước, bị vỏ lãi của nhóm thanh niên năm người gồm: Trần Văn Quốc (SN 1991), Lê Văn Tú (SN 1988), Trần Văn minh Vương ( SN 1990), Hồ Văn kiệt (SN 1988) Lê Văn Vinh (SN 1988, đều ngụ xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, Long An) đâm vào vỏ lãi của Tràng và dùng cây gỗ tràm, dầm bơi xuồng đánh Tràng té xuống sông, chết tại chỗ.

Người bạn của Tràng là Lê Văn Mười cũng bị đánh tét đầu, được người dân địa phương băng bó và đưa đi cấp cứu.

Theo ông Trọng, vụ việc đã được công an huyện Thạnh Hóa thụ lý, tiến hành điều tra và đã có kết luận cho rằng: Đây là tai nạn giao thông đường thủy, do vỏ lãi của Tràng bị vỏ lãi của nhóm năm thanh niên nói trên đâm vào, làm mủi vỏ lãi trượt lên be vỏ lãi của Tràng đi từ trước ra sau, đâm vào càm của Tràng gây choáng bất tỉnh làm Tràng té xuống sông và chết vì ngạt nước.

Gia đình của Tràng không đồng tình với kết luận, vì không phù hợp với thực tế khách quan là dấu vết trên chiếc vỏ lãi của Tràng, đã bị chiếc vỏ lãi của nhóm năm thanh niên đâm thủng ở phần mũi, xuyên từ dưới lên trên.

Ngược lại trên thành be, lớp sơn vẫn còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu trầy xước do bị vỏ lãi đâm trượt lên như kết luận của công an.

 Gia đình 3 người gửi đơn xin... tự thiêu
Chiếc vỏ lãi của anh Tràng bị đâm thủng.

“Khi khám nghiệm tử thi nhiều người chứng kiến trên đầu mặt của Tràng có hơn 20 vết thương”, ông Trọng cho biết.

Trong đơn của ông Trọng cũng nói rõ, số thanh niên nói trên, có ba người là cháu của một Kiểm sát viên huyện Thạnh Hóa, người này lại trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ án . Bức xúc vì cháu bị giết oan, không được xử lý, ông nội của Tràng đang khỏe mạnh đã đột tử chết ngay chiều 30 tết năm 2010, mẹ của Tràng cũng thường xuyên đau yếu.

5 năm qua, ông Trọng đã gửi hàng trăm đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng của tỉnh, trung ương yêu cầu khởi tố điều tra làm rõ vụ án, nhưng không được giải quyết, đặc biệt với bản Kết luận giám định pháp y tử thi của Tràng, cơ quan chức năng cũng không cung cấp cho gia đình và chỉ trích một câu kết luận để trả lời.

Ngày ngày 5/5, ông Trọng đã có đơn chính thức tố cáo công an huyện Thạnh Hóa làm sai lệch hồ sơ vụ án và ngày 6/5 đã làm đơn gửi VKSND tỉnh Long An nếu không làm rõ được vụ án, ông sẽ tự thiêu để sang thế giới bên kia đòi công lý cho con.
09.05.2015 | 09:06 AM
Theo Báo Giao thông

Dân Sài Gòn 'giải cứu dưa hấu' giúp miền Trung

Việt Hùng/Người Việt
05-08-2015 6:22:38 PM
SÀI GÒN (NV) - Hôm 8 tháng 5, nhiều nhóm các bạn trẻ thuộc chương trình “Ðồng Hành Cùng Nông Dân Miền Trung” đã tổ chức “chiến dịch giải cứu dưa hấu” bằng cách bán dưa hấu tại nhiều con đường ở Sài Gòn.

Cụ thể, 4 điểm bán dưa hấu được tổ chức tại chợ số 2A Phan Văn Trị quận Gò Vấp, Số 284 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Ðại Học Sài Gòn (Quận 5), chợ Bà Chiểu (Quận Bình Thạnh) và số 766 Kha Vạn Cân (Quận Thủ Ðức), khu ký túc xá Ðại Học Quốc Gia, quận Thủ Ðức và Trung Tâm Văn Hóa Quận Thủ Ðức.


Các bạn trẻ kêu gọi người dân mua dưa giúp nông dân hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

*Người dân nhiệt tình “giải cứu dưa hấu”

Thời gian vừa qua, nông dân hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi gặp khó khăn vì dưa hấu bị thương lái Trung Quốc chèn ép, thu mua với giá rẻ mạt, chỉ từ 500 đến 800 đồng/kg hoặc không tiêu thụ được. Nhiều nơi nông dân đã phải đổ bỏ dưa hấu hoặc cho bò ăn, mặc dầu họ đã tốn biết bao mồ hôi công sức để trồng ra sản phẩm.

Vào sáng 8 tháng 5 tại điểm bán dưa ở số 2A Phan Văn Trị, Gò Vấp, các bạn trẻ là sinh viên các trường đại học ở Sài Gòn đã rất nhiệt tình rao bán dưa, họ hô vang “Một trái dưa, một tấm lòng.”

Anh Ðỗ Ngọc Vinh, người đã trực tiếp bỏ tiền đi ra Quảng Ngãi để mua dưa cho chúng tôi biết: “Tôi là dân văn phòng, từng tham gia rất nhiều đợt tình nguyện về các tỉnh miền Trung, vùng sâu vùng xa. Nghe đài báo đưa tin bà con nông dân Quảng Ngãi, Quảng Nam đang trắng tay vì dưa hấu bị ngập úng lại bị thương lái Trung Quốc ép giá, tôi nghĩ mình và mọi người phải làm một cái gì đó chung tay chia ngọt sẻ bùi với người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi.”

Anh Vinh cho biết tiếp, “Nhờ những mối quan hệ có sẵn từ các đợt làm tình nguyện, tôi kết nối với các bạn CLB FC Quảng Ngãi để mua dưa. Chúng tôi cam kết mua dấu hấu cho người nông dân tại vườn là 3,000đ/kg.”

Kết nối xong các đầu mối bán tại Sài Gòn, tổ chức thiện nguyện của anh Vinh thuê xe và mang 100 tấn dưa cho bà con Quảng Ngãi trong đợt 3 bắt đầu bán từ ngày 8 tháng 5. Trước đó, nhóm thiện nguyện của anh Vinh cũng đã mua hơn 100 tấn dưa cho nông dân Quảng Nam.


Người dân Sài Gòn tích cực hưởng ứng, mua dưa của miền Trung. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Còn tại điểm bán trường trung học Lam Sơn, đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, các bạn tình nguyện viên tích cực hô vang khẩu hiệu và hướng dẫn mọi người mua dưa hấu rất trật tự. Hàng trăm người dân chung tay, mỗi người mua một hai quả về ăn trong cái nóng gay gắt đầu mùa.

Người dân đi đường sau khi được các bạn trẻ giải thích, đã nhiệt tình mua đưa ủng hộ. Có người còn đưa cả xe hơi đến để mua dưa với số lượng nhiều, nhằm giúp cho chương trình này và tặng các bạn bè làm quà.

*Chính quyền phớt lờ, thậm chí “ăn chặn”

Giá dưa mua tại vườn của nông dân là 3,000 đồng/kg, cùng với các chi phí vận chuyển, hao hụt vì dưa hư... sau khi đưa vào Sài Gòn được các bạn trẻ bán lại với giá 7,000 đồng. Trong đó sẽ trích 1,000 đồng để ủng hộ nạn nhân động đất ở Nepal, số tiền lời còn lại sẽ đóng góp vào quỹ thiện nguyện giúp đỡ các trẻ em nghèo ở Sài Gòn.

Người dân Việt Nam rất biết quan tâm đùm bọc hỗ trợ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Thế nhưng chính quyền lại phớt lờ những nông dân khốn khổ kia, thậm chí theo báo Hà Nội Mới hôm 8 tháng 5 đăng tin “Họ đã ăn chặn trên lưng nông dân 2,000đ/kg dưa hấu.”


Không chỉ giúp nông dân, số tiền lời thu được từ bán dưa hấu sẽ ủng hộ nạn nhân Nepal bị động đất. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Bản tin cho biết, Ðoàn Thanh Niên tỉnh Quảng Ngãi đã lấy danh nghĩa nhà nước để xuống thu mua của bà con nông dân với giá chỉ có 1,500 đồng/kg, sau đó mang về bán trục lợi hàng trăm triệu đồng.

Theo anh Ðỗ Ngọc Vinh, người đã trực tiếp đến vườn dưa của bà con nông dân cho biết, “Khi chúng tôi đến vườn, bà con rất bất ngờ khi giá chúng tôi đưa ra là 3,000 đồng/kg. Họ cho biết trước đó chính quyền có xuống thu mua, nhưng chỉ với 1,500 đồng/kg, nhưng vì dưa ế quá, nên họ buộc phải bấm bụng bán cho chính quyền.”

Như vậy đã rõ. Một số cán bộ Tỉnh Ðoàn Quảng Ngãi đứng ra làm đầu mối thu gom đã trắng trợn “ăn chênh lệch” của nông dân những 2,000 đồng/kg dưa.

Trong khi các bạn trẻ Sài Gòn, các tổ chức đoàn thể từ thiện không quản ngại đường xa, ra mua dưa giúp bà con nông dân Quảng Ngãi, chia sẻ những khó khăn, thiệt hại của người dân sau trận lụt vừa qua, thì ngay tại địa phương, một số cán bộ Tỉnh Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản đã lợi dụng danh nghĩa thu mua trợ giúp đã ngang nhiên ăn chặn trên mồ hôi, nước mắt của nông dân.

Hẳn người dân trong cũng như ngoài nước chưa hết xúc động với hình ảnh người nông dân Quảng Ngãi đứng thất vọng bên ruộng dưa hấu bị lũ cuốn. Thiệt hại về kinh tế phải còn lâu mới khắc phục được.

Còn tại Quảng Ngãi khi dưa vào giai đoạn thu hoạch rộ, xuất cảng bị ùn tắc, giá dưa giảm sút thê thảm, Tỉnh Ðoàn Quảng Ngãi đã không giúp đỡ, mà còn lợi dụng lúc nông dân đang gặp khó khăn, đứng ra trục lợi với số tiền chênh không phải là nhỏ.

Và như thế, mọi khó khăn lại đổ dồn lên vai những người nông dân vốn đã nghèo nay lại càng nghèo hơn.

Mother’s day: Những lời Hát Ru của Mẹ

Cát Linh, RFA
2015-05-09
rucon1-622
Hình bìa CD 'Ru Con Nam Bộ - Ầu Ơ... Con Ơi Con Ngủ Cho Ngoan...'Photo: RFA

Nhân ‘Ngày Của Mẹ’, chúng ta hãy cùng quay về với những bài hát ru con thưở nhỏ và đặc biệt, nghe Giáo sư Trần Văn Khê – cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam nói về đặc điểm hát ru con 3 miền Nam, Trung, Bắc.

Lời ru của Mẹ...

Trong những tháng ngày đầu tiên của một đời người, đứa trẻ không chỉ được ấp ủ bằng hơi ấm từ da thịt của người Mẹ, mà còn được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những bài hát ru ngọt ngào.

Những bài hát ru truyền thống tự nó không có nhạc đệm. Nhưng với cách ngân nga, luyến láy mộc mạc cộng với tình yêu vô bờ bến của người mẹ đã thấm sâu vào tiềm thức của đứa bé, trở thành một ký ức của tuổi thơ không dễ gì xoá bỏ.

GS Trần Văn Khê giải thích:

“Tiếng hát ru là điệu hát đầu tiên mà đứa trẻ nhận được từ mẹ, bà, chị hay cha, ông, để đưa đứa bé vào giấc ngủ êm đềm. Tiếng hát ru đó không chỉ đẩy đưa cho đứa trẻ đi vào giấc ngủ mà còn là bài giáo dục đầu tiên của người mẹ truyền sang cho con mặc dù đứa nhỏ không thể nhớ nhưng trong tiềm thức đã ghi lại cấu trúc phát âm.”

rucon2-400
Không chỉ thế, Giáo sư Trần Văn Khê còn nói rằng những thang âm “hò, xự, xang, xế, cống” trong điệu ru con  chính là bài học âm nhạc đầu tiên cho mỗi con người:

“Chúng ta thầy rằng nó có 1 ảnh hưởng với đứa trẻ. Nó đã ghi trong tiềm thức cấu trúc âm thanh. sau này nó muốn sáng tác thì chỉ cần dựa vào cái cấu trúc âm thanh đó mà sáng chọn. do đó, tiếng hát ru là bài giáo dục âm nhạc đầu tiên của đứa trẻ nhận được từ bà mẹ.”

Nuôi dưỡng tâm hồn con

Những bài hát đồng dao mang tính chất tự phát, không có giai điệu chính là minh chứng cho điều Giáo sư Trần Văn Khê vừa nói. Chính sự cảm thụ âm nhạc từ trong tiềm thức thuở nhỏ đã giúp cho đứa trẻ khi lớn lên có thể cảm tác ra những bài đồng dao mang đặc trưng của từng miền.

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi nói về Mẹ, người ta hay dùng hình ảnh cái có lặn lội bờ sông và cả nàng Tô Thị đợi chồng…Những biểu tượng ấy vô hình trung là một suy tưởng bắc cầu để nói về tình Mẹ. Vì Người mẹ, qua những bài hát ru, đã truyền hết tình yêu thương của mình vào tâm hồn của đứa trẻ.

“Mỗi câu hát ru phần nhiều là nói chuyện đời sống hàng ngày và nói chuyện tình thương của người mẹ đối với con, rồi có khi vừa ru vừa dạy con như ‘nấu cơm thì phải nấu canh, bỏ tiêu cho ngọt bỏ hàng cho thơm’ là dạy cách nấu ăn của Việt Nam.”

Hoặc đó cũng là lời tâm sự những nỗi niềm sâu thẳm của người mẹ:

"Trong tiếng hát ru của 3 miền, chúng ta đều thấy rằng những câu hát ru đều là lục bát hoặc lục bát biến thể. Trước khi bắt đầu câu lục bát đó là câu mở đầu ‘ầu…ơ…’. Miền Nam, Trung, Bắc khác nhau do cách phát âm khác nhau, thanh giọng khác nhau và quan điểm nghệ thuật cũng ít nhiều khác nhau.”

“Tuy khác nhau ở đầu nhưng giống nhau ở chỗ là: 3 loái hát ru đều có 1 thang âm đặc biệt gọi là quãng tư”
rucon3-400


Vì sao lại có sự xuất hiện của quãng tư trong những bài hát ru? Giáo sư Trần Văn Khê giải thích rằng:

"Tâm sinh học chứng minh rằng quãng tư và quãng 5 là 2 quãng đem lại sự bình tĩnh cho tâm hồn của con người. Vì vậy mà trong lời hát ru không chỉ của Việt Nam mà của toàn thế giới không thể nào tránh được 2 quãng đó.”

Chỉ với hai chữ “ầu…ơ…” mượt mà ở quãng tư, thêm vào làn gió mát rượi cùng với nhịp đu đưa của chiếc võng sau hè, cũng vừa đủ ghi khắc vào tâm hồn con người một tình luyến ái ruột thịt thiêng liêng cho đến ngày cuối đời. Vì những bài hát ru đó chính là kho tàng vô tận đúc kết từ các câu chuyện dân gian do người đời truyền lại.

Hãy giữ lời Mẹ ru con!

Qua những bài hát ru, người mẹ không những bày tỏ tình mẫu tử, mà còn dạy cho con mình tình yêu gia đình, quê hương đất nước qua hình ảnh cây đa, bến chợ, sân đình, yêu thiên nhiên, sông núi. Những làn điệu này đã hình thành nên nền tảng cho nhân cách của một con người:

“Đứa trẻ nào đã thấm nhuần tiếng hát ru bao nhiêu rồi thì lớn lên thương mẹ bấy nhiêu. Có rất nhiều trường hợp chứng minh rằng những người mẹ nào ru con thì đứa con đó thương nước Việt Nam, thương văn hoá Việt Nam.”

Đúng vậy, lời bộc bạch tinh tế của người mẹ qua những hình ảnh mộc mạc, chân tình trong bài hát ru đã định hình trong mỗi chúng ta một nét văn hoá ứng xử truyền thống của người Việt Nam- chịu thương chịu khó.

Giáo sư Trần Văn Khê cũng bộc bạch về một điều mà ông cho rằng rất đáng tiếc khi những đứa trẻ ngày nay không còn cơ hội để được thấm nhuần những bài học đầu đời như thế. Theo ông, đó cũng là một trong những lý do hình thành “tính cách dễ kích động” của những đứa trẻ ngày nay:

“Trẻ con bây giờ thích kích động không phải là do lỗi của nó. Vì trong 1 hoàn cảnh xã hội mà tiếng hát ru đã tắt trên môi của các bà mẹ thì chừng đó không còn gì để nối liền tình thương cha mẹ và thi ca, âm nhạc. Tôi rất mong người Việt Nam sớm suy nghĩ lại. Những câu hát ru không phải là khó học. Nếu xem những bài hát ru là căn bản, là sự sống của dân tộc Việt Nam thì chúng ta phải gìn giữ nó. Mà chúng ta là người VN, làm chủ lãnh thổ VN thì phải nên làm chủ nền văn hoá Việt Nam, là thi ca, âm nhạc của Việt Nam.”

Dù có đi đến đoạn đường nào trong cuộc đời, mỗi khi nghe một khúc hát ru mượt mà, không ai không thể xao lòng, nhớ về mẹ và những ngày “mẹ bồng trên tay.”

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/mother-day-vietnamese-lullabies-cl-05092015223815.html/VANCT050615-revised.mp3

Thừa lang băm, thiếu lương y!

Theo NLĐO-10/05/2015 23:10

Nhiều thầy lang tự cho mình là “thần y” chữa bách bệnh, lợi dụng nhu cầu “có bệnh phải vái tứ phương” của người dân để trục lợi

Những ngày qua, dư luận xôn xao về thông tin một lương y ở Hà Nội chữa trị thành công cho khoảng 5.000 bệnh nhân khỏi ung thư khiến giới y học… choáng váng.

“Thần y” 4 lần… bị phạt

Đó là ông Nguyễn Bá Nho ở huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Thầy lang này trở nên nổi tiếng nhờ thông tin đồn thổi chữa khỏi ung thư gan giai đoạn cuối cho một vị giáo sư có tên tuổi. Rất nhiều người theo lời quảng cáo đã tìm đến “thần y” này với tư tưởng “có bệnh thì vái tứ phương”.

Sự thật ông Nho có chữa được bệnh ung thư quái ác? Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, khẳng định việc bốc thuốc, chữa bệnh của ông Nho chưa được cấp giấy chứng nhận hành nghề. Ông Nho cũng 4 lần bị đình chỉ hành nghề bốc thuốc vì không có giấy phép kinh doanh.

Hoạt động của một phòng khám đông y có giấy phép tại Hà Nội
Hoạt động của một phòng khám đông y có giấy phép tại Hà Nội

Theo một bác sĩ chuyên ngành ung bướu, dù không phủ nhận hiệu quả của những bài thuốc đông y trong chữa bệnh, cứu người nhưng cho đến nay, trên thế giới chưa ai dám tuyên bố chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư. “Tây y chỉ xác định bệnh ung thư khi phát hiện tế bào ung thư. Còn với các thầy lang vườn, đắp lá chữa khỏi vết sưng do áp xe da, phổi, các tổn thương gây vỡ mủ… cũng tự loan tin có thể chữa khỏi ung thư, đánh lừa người bệnh để trục lợi” - bác sĩ này cảnh báo.

PGS-TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), cho rằng các thầy lang dễ hành nghề xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của người bệnh. Đáng nói là nhiều người khi phát hiện khối u nhỏ, không đến bệnh viện để chẩn đoán mà tìm đến thầy lang bốc thuốc. “Sở dĩ có người khỏi vì khối u may mắn không phải là ác tính, còn đại đa số những người ung thư thì bệnh diễn tiến nặng lên và chỉ còn cách đến bệnh viện” - PGS Thuấn nhấn mạnh.

Vàng thau lẫn lộn

Trước thực trạng loạn phòng khám đông y, không biết đâu là lương y thật hay dỏm, thầy thuốc nhân dân - bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho rằng do có quá ít lương y được cấp chứng chỉ hành nghề.

Hiện cả nước có khoảng 70.000 hội viên là lương y nhưng tỉ lệ được cấp phép hành nghề rất thấp. Năm 2011, Bộ Y tế ra quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đông y nhưng chỉ áp dụng đối với bác sĩ của các trường y học cổ truyền.

“Chúng tôi đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế ban hành thông tư chuẩn hóa về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ hành nghề cho lương y cũng như cho phép những lương y hoàn thành 2 năm học tại Hội Đông y được cấp phép hành nghề nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Hậu quả là nhiều lương y không được cấp phép vẫn hoạt động, cả những người không có trình độ chuyên môn cũng tự nhận mình là lương y” - bác sĩ Hướng lo ngại.

Chính vì thiếu hành lang pháp lý nên dẫn đến sự nhập nhèm giữa lương y và lang băm. Những bài thuốc gia truyền không được kiểm chứng về chất lượng nhưng qua đồn thổi, quảng cáo không đúng sự thật lại có đất sống. Có người sau khi bỏ quê đi biệt tích mấy năm, bỗng một ngày trở về dựng biển “nhà thuốc lương y” to đùng và khẳng định với mọi người có thể chữa được tất cả bệnh nan y! Có thầy lang sau khi gây sự cố chết người, bị cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện tự chữa bệnh trái phép đã bị lập biên bản xử lý nhưng hậu quả thì không thể khắc phục.

Ông Nguyễn Việt Cường cho biết hiện nay, việc kiểm tra phòng khám đông, tây y trên địa bàn Hà Nội được phân cấp cho phòng y tế quận, huyện. Thế nhưng thực tế, nhiều lang băm vẫn lén lút hoạt động, cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi. Chỉ tới khi có hậu quả xảy ra, lực lượng chức năng mới… vào cuộc xử lý.

Tiền mất tật mang
Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng cho biết trước đây từng rộ lên chuyện một con buôn ở Bắc Ninh bỗng chốc trở thành lương y có tài chữa vô sinh và sinh con theo ý muốn nhờ học lỏm được một bài thuốc gia truyền. Theo bác sĩ Hướng, không chỉ tiền mất mà nhiều người còn mang thêm tật vì uống phải những bài thuốc không rõ nguồn gốc như thế.
PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), cho hay bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị dị ứng nặng, tổn thương gan, thận sau một thời gian dài đắp lá, uống thuốc lá của thầy lang. “Người dân cần hết sức thận trọng với tin đồn thổi chữa khỏi bệnh nan y mà ngay cả y học hiện đại cũng bó tay” - ông Đoàn khuyến cáo.
 Bài và ảnh: Ngọc Dung

Vụ đốt xác chấn động của 'bà trùm' xinh đẹp đất Cảng

Theo Người Đưa Tin-10.05.2015 | 22:29 PM
Ở tuổi 20, với gương mặt xinh xắn, khi đối diện với Trang, không ai có thể tin đó là một “bà trùm thuốc lắc” xuyên quốc gia, là một kẻ sẵn sàng thiêu sống bạn chỉ vì... ma túy.

Từ cô bé mồ côi, sống dựa vào sự cưu mang của dì, Phùng Quỳnh Trang đã lăn lộn vào đời từ rất sớm. Xa nhà, không có ai dạy dỗ, uốn nắn, lại phải tự tìm kế mưu sinh, Trang đã nhanh chóng trượt dốc. 16 tuổi, lợi thế về nhan sắc ưa nhìn và gương mặt trong sáng, thánh thiện của mình, Trang đã dùng nó để dấn thân vào tình, tiền và ma túy. Vết trượt dài sa ngã đó biến Trang thành quỷ dữ khi thực hiện tội ác kinh hoàng với chính bạn của mình...

16 tuổi dấn thân vào “kiếp giang hồ”, 20 tuổi trả giá bằng mạng sống

Cái giá mà Phùng Quỳnh Trang (SN 1988) khu I, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định phải trả cho tội ác tày đình của mình - giết người bạn thân - chính là bản án tử hình được TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên ngày 14/11/2008. Khi TAND tuyên án tử hình, “bà trùm thuốc lắc” xuyên quốc gia này mặt vẫn “lạnh như tiền”, không một chút biến chuyển thần sắc.

 Vụ đốt xác chấn động của 'bà trùm' xinh đẹp đất Cảng - Ảnh 1
Phùng Quỳnh Trang tại phiên tòa.

Ở tuổi 20, với gương mặt xinh xắn, khi đối diện với Trang, không ai có thể tin đó là một “bà trùm thuốc lắc” xuyên quốc gia, một “đại tỷ” khét tiếng đất Cảng và khủng khiếp hơn đó lại là một kẻ sẵn sàng thiêu sống bạn chỉ vì... ma túy. Cách mà Trang “xử đối tác” – bạn của mình vì thất tín trong “làm ăn” khiến các băng nhóm xã hội đen cũng phải lắc đầu ngao ngán. Nhiều dân anh chị vẫn ví von, đằng sau gương mặt thiên thần của Trang là trái tim quỷ dữ.

Lật lại hồ sơ của “bà trùm” này, PV không khỏi bất ngờ, phía sau chân dung của kẻ tử tội, có những góc khuất đã đẩy một cô gái mồ côi bước vào vòng xoáy của tội ác. Người bình thường có thể thông cảm cho Trang khi biết đến tuổi thơ bất hạnh mà Trang phải trải qua cùng em ruột của mình nhưng tội ác của Trang thì không thể gột rửa được bằng quá khứ.

Ngay từ khi còn nhỏ, Trang và đứa em gái còn đỏ hỏn đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cả hai chị em Trang lớn lên bằng tình thương thay thế của người dì họ. Thiếu đi tình thương yêu của cha mẹ đã để lại trong tâm hồn Trang một khoảng trống không gì có thể khỏa lấp. Và rồi, Trang lớn lên, tâm tính cũng thay đổi. Không chấp nhận được cuộc sống nghèo khó ở quê nhà, Trang đã bỏ nhà xuống Hải Phòng khi mới 13 tuổi, đánh dấu những bước trượt đầu tiên trong cuộc đời.

Những ngày lang thang ở đất Cảng, cô bé tuổi 13 đã nhanh chóng bắt kịp với những cậu ấm, cô chiêu đi bụi, dạt vòm. Tuổi 16, Trang sở hữu thân hình mảnh mai, nhan sắc ưa nhìn và gương mặt trong sáng, thánh thiện. Ý thức được bản thân có sức hấp dẫn, Trang đã tiến thân bằng chính “vốn tự có”. Từ việc nhắm đến các đại gia thường thường, Trang dần tiếp cận những đại gia đích thực. Trang bắt đầu đổi đời, tiền bạc và những danh vọng ảo đã bao vây quanh cô. Nhờ có những đại gia này bao mọi chi phí nên Phùng Quỳnh Trang thường xuyên ra vào những chốn ăn chơi nổi đình, nổi đám ở đất Cảng. Chính vì không phải kiếm tiền từ mồ hôi nước mắt, Trang tiêu tiền theo kiểu “mưa rơi”. Nhờ đó, ở Hải Phòng, Trang đã nhanh chóng trở thành một dân chơi “có số”, được các “đàn em” đặt cho biệt danh Trang “trắng”, Trang “đại gia”, Trang “sành điệu”.

Ở tuổi 20, Trang đã tự sắm cho mình căn nhà ở giữa nội thành Hải Phòng. Với thói quen ăn chơi, Trang đã từng chọn vũ trường chỉ để chơi bời, nhảy nhót, hò hét và thác loạn. Chính những buổi tối đảo điên này đã đưa Trang đến với thuốc lắc, biến cô ta thành một con nghiện nặng. Và với những quan hệ từ trong giới giang hồ, Trang dần dần chuyển thành “đại lý” cung cấp thuốc lắc. Việc làm ăn, mua bán ma túy từ Trung Quốc về Hà Nội, Hải Phòng rồi vào đến TP.HCM ngày càng thuận lợi, khiến Trang càng dấn sâu vào con đường tội lỗi.

Chính trong những lần mua bán thuốc lắc này, Phùng Quỳnh Trang đã quen với Bùi Thị V.A. (25 tuổi, quê ở Quảng Ninh) là sinh viên một trường cao đẳng tại Hà Nội. Trước khi vụ án mạng thảm khốc xảy ra, Trang đã nhờ Bùi Thị V.A. mang 1.900 viên thuốc lắc mà thị mua được đi tiêu thụ. Tuy nhiên, số hàng đó đã bị “bốc hơi” nên Trang rất cay cú. Sau phi vụ mất số hàng nói trên, Trang rủ thêm 3 đối tượng khác đi cùng là Nguyễn Trọng Hiếu (SN 1983), trú ở quận Lê Chân -Hải Phòng, làm nghề lái taxi; Trần Đức Thủy (SN 1981) và Khúc Ngọc Hiệp (SN 1986), cùng ở Ngô Quyền (Hải Phòng) tìm V.A. để “thanh toán”. Trang cùng đồng bọn đã gây ra vụ đốt người bằng xăng rúng động cả nước, nhất là vùng quê nghèo thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Vì thời điểm Trang cùng người yêu thực hiện hành vi phạm tội là năm 2008, cũng là vụ án đầu tiên cơ quan công an phát hiện ra “hung khí” giết người mới là xăng và đốt xác để gây khó khăn, không thể nhận dạng được nạn nhân.

Hiếu chính là người tình của Trang, luôn cùng Trang trong những chuyến chuyển, nhận “hàng”. Hiếu thuộc dạng có ngoại hình sáng sủa, nên Trang cũng dần dần kết nạp y vào danh sách người tình của mình. Có tiền, Trang dễ dàng điều khiển người yêu và bạn của người yêu. Dù Hiếu và 3 người bạn của Hiếu đều nhiều hơn Trang từ 5 - 7 tuổi.

Gieo gió ắt gặp bão, liên quan đến vụ giết người, đốt xác trên, người tình của Trang là Nguyễn Trọng Hiếu cũng bị tuyên án chung thân. Hai tên đồng bọn còn lại bị tuyên 20 năm và 18 năm tù giam.

Gặp Trang tại trại Tạm giam Công an tỉnh Bắc Ninh cách đây không lâu, chúng tôi phát hiện ra, điều duy nhất khiến Trang ăn năn, day dứt và không yên lòng trước khi đi trả án là đứa em gái ruột của mình.

Mặc dù là một người chị sa ngã, lầm đường lạc lối, nhưng có một điều không hề thay đổi trong con người của Trang chính là tình yêu đối với đứa em côi cút của mình. Trang kể rằng, lúc có nhiều tiền, thị luôn cố gắng thể hiện tình yêu thương với em gái bằng cách mua sắm và lo cho em một cuộc sống đầy đủ. Bởi với suy nghĩ của một cô gái không được ăn học và giáo dục chu đáo, Trang đơn giản cho rằng, chỉ cần cho em thật nhiều tiền, lo cho em gái một cuộc sống đủ đầy là đã làm tròn vai trò của một người chị.

Lời tâm sự của em gái tử tù

Chúng tôi tìm về địa chỉ nơi Trang từng sinh sống là 4/77/230, phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng. Thế nhưng, người đang sử dụng ngôi nhà này cho biết, Trang đã bán nó cho họ từ trước khi phạm tội. Giờ, họ cũng không biết em gái của Trang ở đâu. Chúng tôi tìm đến địa chỉ nhà người dì của Trang, nhưng cũng quá mông lung. Cuối cùng, chúng tôi phải nhờ mấy người anh xã hội tìm giúp, cuối cùng cũng “mò” ra số điện thoại của người em gái Trang. Sau rất nhiều lần hẹn, H. (em gái Trang) đồng ý cho chúng tôi một cuộc gặp. Khi PV đến đúng nơi hẹn, lại nhận được điện thoại của H. rằng, “tôi không đến được, các anh có việc gì, nói qua điện thoại”.

Cứ tưởng, sẽ có một cuộc “nấu cháo” điện thoại, nhưng không ngờ, H. chỉ nói rất ngắn gọn rằng: “Theo đúng quy định, hàng tháng, em đều đến trại thăm chị gái. Chị Trang sợ em ở ngoài, bị dư luận dị nghị, gặp khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng, em không sợ điều đó. Bằng chứng là em vẫn sống rất bình thường như bao người. Hai chị em cùng động viên nhau và cùng khóc."
khóc."
Tội ác ở tuổi 18
Năm 18 tuổi, Trang đã trở thành “bà trùm” cung cấp thuốc lắc cho các quán bar, vũ trường tại Hải Phòng. Đi xe tay ga đời mới, sử dụng điện thoại di động “xịn”, tiền tiêu như nước, Trang là mẫu người mà không ít chàng trai ham thích theo đuổi. Trang chỉ yêu Hiếu, vì đẹp trai và vì là tài xế miễn phí cho những chuyến “hàng” đường dài. Cung đường mà “bà trùm” cùng người tình “vi vu” là Hải Phòng - Lạng Sơn – Hà Nội – Quảng Ninh – TP.HCM...

Trần Phương - Đinh Tiến

Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản trở

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp các nhà báo bị đàn áp tại Tòa Bạch Ốc hôm 1 tháng 5, blogger Điếu Cày ngồi bên phải Tổng thống Obama
Trà Mi-VOA
09.05.2015
Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay 3/5 ghi dấu một sự kiện đáng chú ý đối với nền tự do báo chí Việt Nam khi một blogger bị Hà Nội xem là phản động và cầm tù hơn 6 năm trước khi trục xuất thẳng từ nhà giam sang Hoa Kỳ được Tổng thống Mỹ mời đến Tòa Bạch Ốc để thảo luận về thực trạng tự do ngôn luận, tự do thông tin tại Việt Nam.
"Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên 30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ."-Điếu Cày
Đây là lần thứ nhì blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), một trong những người đi đầu phong trào dân báo Việt Nam, được Tổng thống Barack Obama vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới sau khi được nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tên cách đây 3 năm khi ông còn ngồi sau song sắt nhà tù.

Sáng lập viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do nói cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ (7/5) cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tồi tệ ra sao và Hoa Kỳ quan tâm đến thực trạng này đến mức nào trong mối bang giao Việt-Mỹ.

Trong cuộc trao đổi với Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, tiếng nói tiên phong tranh đấu cho tự do báo chí tại Việt Nam và là tác giả của các bài viết về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như phản đối Trung Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam cũng khẳng định rằng ‘tự do báo chí ở Việt Nam là không thể cản trở,’ đồng thời kêu gọi Hà Nội ‘không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân’ sau 40 năm chiến tranh kết thúc.

Trà Mi: Một cựu tù nhân lương tâm Việt Nam được Tổng thống Mỹ vinh danh 2 lần, anh có cảm nghĩ thế nào?

Blogger Điếu Cày: Đây là điều rất vinh dự đối với tôi, tôi rất cảm động. Gặp Tổng thống lần này, tôi đã gửi lời tri ân sâu sắc đến Tổng thống và chính phủ Mỹ đã giúp đỡ tôi có được tự do hôm nay. Trong cuộc gặp, tôi đã trình bày đầy đủ các vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam, và vấn đề tù nhân lương tâm. Tôi đã nhắc tới một danh sách các bạn bè cần Tổng thống quan tâm, giúp đỡ. Tôi nói với Tổng thống đôi khi những sự lên tiếng không đem lại tự do ngay tức khắc cho tù nhân lương tâm nhưng đem lại sức mạnh cho họ đứng vững trong các nhà tù, để họ hiểu rằng họ không đơn độc.
"Nhân quyền của các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi những điều luật bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân:"
Trà Mi: Còn những ưu tiên mong muốn hàng đầu của anh gửi gắm qua cuộc gặp lần này ra sao?

Blogger Điếu Cày: Tất cả những điều tôi nói đều nhằm vào các điều luật của Việt Nam vì nếu không thay đổi các luật mơ hồ cho phép chính quyền bắt giữ bất kỳ ai có chính kiến khác thì việc đàn áp, bắt bớ sẽ còn tiếp diễn. Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn là Mỹ phải gây sức ép với chính phủ Việt Nam, phải gắn nhân quyền vào các cam kết về kinh tế như TPP. Việt Nam phải từ bỏ các điều luật mơ hồ như 258, 88, 79; bãi bỏ Thông tư 37 của Bộ Công an; và sửa đổi Luật thi hành án hình sự. Tất cả quyền của tù nhân được ghi trong Luật này đã bị Thông tư 37 tước đoạt hết. Họ giam giữ tù nhân với chế độ rất khắc nghiệt, làm cho các tù nhân lương tâm thời gian gần đây liên tục tuyệt thực để phản đối.

Trà Mi: Ngoài đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền hằng năm, Mỹ cũng muốn lắng nghe trực tiếp từ những người đã kinh qua các kinh nghiệm từ Việt Nam. Hành động của nhà lãnh đạo Mỹ đối với anh, một nhân vật bị Việt Nam xem là phản động, theo anh, có thông điệp thế nào?

Blogger Điếu Cày: Với 3 nhà báo được lựa chọn từ danh sách trên 30 nhà báo để được gặp Tổng thống hôm ấy là một chỉ dấu của chính quyển Tổng thống Obama cho thấy nền tự do báo chí ở Việt Nam rất tồi tệ.

Trà Mi: Gặp Tổng thống lần này không chỉ là dịp để trình bày mà còn là cơ hội để thể hiện. Anh muốn thể hiện điều gì với nhà cầm quyền Việt Nam và người dân Việt Nam qua cơ hội này?

Blogger Điếu Cày: Tôi muốn nói với bạn bè còn trong nước rằng chúng tôi tuy ra ngoài này nhưng không quên họ, chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước. Anh em Câu lạc bộ nhà báo tự do chúng tôi vẫn tiếp tục chung tay để làm những công việc đó.

Trà Mi: Đó là thông điệp anh muốn gửi tới những người có cùng suy nghĩ với mình. Còn với những người khác suy nghĩ với anh, chẳng hạn như nhà cầm quyền Việt Nam, anh muốn gửi thông điệp gì tới họ qua sự xuất hiện lần này bên cạnh Tổng thống Obama?

Blogger Điếu Cày: Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam sau 40 năm chiến tranh và giờ đây đã bang giao với Mỹ, nên xem xét lại thái độ của mình hành xử trong cộng đồng quốc tế, một xã hội loài người đang tiến tới các chuẩn mực nhân quyền phổ quát chung cho cả nhân loại. Nhân quyền của các nước không thể khác nhau. Vì vậy, họ phải sửa đổi những điều luật bất công và xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Họ không nên tiếp tục tuyên truyền gây thêm hận thù với người dân.
"... thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được giấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân..."
Trà Mi: Nhìn lại tự do báo chí ở Việt Nam 10 năm trước với thời điểm này, anh nhận xét thế nào?

Blogger Điếu Cày: Tôi thấy có những tiến triển rất mạnh về số người tham gia mạng truyền thông xã hội ngày càng mạnh mẽ. Các thông tin nhà nước muốn bưng bít không thể bưng bít được nữa. Sự phản biện trên các phương tiện truyền thông tự do giờ đã rất mạnh mẽ. Trong tương lai, việc cản trở thông tin là không thể. Hiện nay Việt Nam có 20 triệu trang Facebook. Chỉ cần 1% trong số đó dùng Facebook của mình như một trang báo nhỏ độc lập thì chúng ta có biết bao nhiêu tờ báo nhỏ độc lập. Trong tương lai, sẽ không gì ngăn cản nổi truyền thông internet và tự do báo chí ở Việt Nam là không thể cản trở được.

Trà Mi: Với tư cách một nhà báo độc lập của Việt Nam được thế giới biết tiếng, anh sẽ đóng góp cho tiến trình đó ra sao một cách cụ thể và hiệu quả nhất?

Blogger Điếu Cày: Khi còn trong nước, chúng tôi thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do vì những quyền đó. Sau thời gian hoạt động, tôi nhận ra rằng khi các blogger cùng lên tiếng, sẽ tạo ra một mạng lưới truyền thông rất mạnh. Vì vậy, chúng tôi phát động phong trào dân báo từ 1/1/2008: Mỗi blogger hãy là một nhà báo công dân. Phong trào dân báo đã đem lại hiệu quả nhất định. Hiện nay người dân Việt Nam sử dụng blog để cất lên tiếng nói ngày càng nhiều. Mặc dù chúng tôi bị đàn áp, nhưng đã đóng góp được phần nhỏ bé vào phong trào dân báo đó. Trang Danlambao với lượng truy cập rất cao cũng cho thấy sự thành công của mạng lưới báo công dân, hoặc anh em blogger cũng đã lập ra Mạng lưới blogger Việt Nam. Đó là những chỉ dấu của một phong trào dân báo đã bước lên một bước cao. Chúng tôi và Câu lạc bộ nhà báo tự do cũng vinh dự là đóng góp được một phần vào đó.

Trà Mi: Anh từng chia sẻ ước muốn làm cầu nối giúp mở rộng mạng lưới truyền thông độc lập trong-ngoài. Những khó khăn nhất đối với kế hoạch đó tới thời điểm này là gì?

Blogger Điếu Cày: Vì tôi mới ở tù ra, anh em chúng tôi cũng không có kinh phí hoạt động, phải đi khắp nơi để vận động đóng góp. Chúng tôi cũng xây dựng các hồ sơ về các tù nhân lương tâm để lên tiếng bảo vệ họ.

Trà Mi: Điếu Cày sau song sắt nhà tù cách đây 3 năm được Tổng thống Mỹ nhắc tới nhân ngày Tự do báo chí thế giới và hiện nay bên cạnh Tổng thống Mỹ khác nhau thế nào?

Blogger Điếu Cày: Tôi vẫn là Điếu Cày như cũ, chỉ khác là trách nhiệm giờ nặng nề hơn rất nhiều, chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đáp ứng mong mỏi của mọi người.

Trà Mi: Nếu có cơ hội chia sẻ với những người khao khát tự do báo chí trong nước, anh sẽ ưu tiên chia sẻ điều gì với họ và anh cần họ chia sẻ điều gì với anh?

Blogger Điếu Cày: Tôi muốn các bạn đoàn kết hơn nữa để chúng ta hướng tới một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận cho Việt Nam. Các bạn chính là liên kết những cầu nối với nhau để tạo nên những mạng lưới truyền thông mạnh mẽ. Còn chúng tôi ngoài này sẽ cố gắng giúp các bạn, tìm mọi cách thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trong nước, lên tiếng bảo vệ các bạn khi các bạn bị tù đày, sẽ chuyển tải thông điệp các bạn muốn chuyển tới quốc tế. Tôi mong muốn cộng đồng, tất cả những người quan tâm đến nhân quyền Việt Nam cố gắng chung tay giúp đỡ, đặc biệt trong việc ký thỉnh nguyện thư gửi lên Liên hiệp quốc sắp tới, đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải sửa đổi những điều luật về nhân quyền. Trong những ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tôi biết rằng chính phủ Hoa Kỳ lần này cũng rất quan tâm đến thông tư 37 của Bộ Công an, một văn bản được giấu kín và được sử dụng để tước đoạt các quyền mà tù nhân được hưởng trong Luật Thi hành án hình sự. Lần này, Hoa Kỳ sẽ làm rõ, họ không muốn chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật không được công bố để đàn áp tù nhân như vậy. Tôi hy vọng các bạn tù của tôi trong nước nghe được những tin này sẽ biết rằng chúng tôi không quên họ, chúng tôi vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các bạn ấy.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn anh đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Bấm vào nghe toàn bộ cuộc trao đổi với blogger Điếu Cày

Đảng 'mâu thuẫn' trong tiêu chí nhân sự?

Hội nghị Trung ương 11 có trọng tâm bàn bạc, thống nhất tiêu chí bầu chọn nhân sự lãnh đạo Đảng cho Đại hội lần thứ 12.
Tuần này, dư luận rộng rãi hết sức chú ý theo dõi Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban chấp hành TƯ), khoá XI, nhóm họp từ ngày 4-7/4/2015.
Đây là hội nghị bàn phương hướng công tác nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội XII của Đảng.
Đồng thời, nó cho ý kiến về một số vấn đề “quan trọng khác” mà qua ý kiến phát biểu bế mạc của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy nổi lên mấy vấn đề đáng lưu ý sau đây.

Chốt lứa tuổi

Đảng đã định hướng việc giới thiệu ứng viên và “chốt” lứa tuổi của các uỷ viên TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ được bầu trong nhiệm kỳ thứ XII mà cụ thể như sau.
Trước hết, ‘định hướng giới thiệu’ người ra ứng cử các chức danh Uỷ viên Ban chấp hành TƯ, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên Bộ chính trị mà ngoài một số tiêu chuẩn mang tính chất định tính, có hai tiêu chuẩn định lượng được Đảng đưa ra.
Đầu tiên, đó là tuổi tác của các ứng viên như báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nêu: “Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những đồng chí thật tiêu biểu của Ban chấp hành TƯ còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ…”; và
“Việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo…”
Như thế, sự quy hoạch này đã mặc định thêm các tiêu chí để trên cơ sở ‘bảo đảm tiêu chuẩn’, với việc nhấn mạnh Ban Chấp hành TƯ ‘cần có số lượng và cơ cấu hợp lý’ bảo đảm sự lãnh đạo ‘toàn diện, có tính kế thừa và phát triển’ như Đảng nói và Đảng muốn.
Tiếp theo là tăng số lượng Ủy viên Trung ương mà theo Đảng nói là ở ‘các vị trí, địa bàn chiến lược’, các ‘lĩnh vực công tác quan trọng’ với chú ý ‘tăng thêm tỉ lệ’ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
Mà như Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của Đảng được đề nghị cần có ba độ tuổi là dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên.

Mốc 61 tuổi

Mốc 61 tuổi là một đề tài có thể gây tranh cãi, bàn luận nhiều khi Trung ương Đảng ra tiêu chí để 'chốt tuổi' nhân sự được bầu chọn sắp tới.
Ở đây đã lộ rõ một định hướng mở mà theo đó đại biểu từ 61 tuổi trở lên không được quy định rõ “lên” tới tuổi bao nhiêu thì dừng.
Cái “mốc giới tuổi” trên 61 ấy đối với vị nào sẽ được đề cử và sẽ được bầu sẽ vào diện “đặc biệt” này.
Báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng nói:
“Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng”…
Như thế, báo cáo không chốt ở mốc tuổi 61 sẽ là độ tuổi cao nhất được giới thiệu ra ứng cử các chức danh lãnh đạo Ban chấp hành TƯ.
Nhưng qua cách trình bày, công luận có thể hiểu được số vị đại biểu trên 61 tuổi, muốn được giới thiệu ra ứng cử tiếp vào các chức danh quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng nhiệm kỳ XII sẽ phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ khoá XI ‘cân nhắc, sắp xếp, quy hoạch’ thì mới được ra giới thiệu ra ứng cử.
Hiện nay số uỷ viên Bộ Chính trị có độ tuổi 61 tuổi trở lên nếu lấy mốc đại hội năm 2016 thì đó là những vị sinh trước năm 1955.
Số này chiếm số đông trong các uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư của nhiệm kỳ khoá XI.
Riêng trong Bộ Chính trị khóa XI, số uỷ viên nằm trong diện phải được quy hoạch mới được giới thiệu ứng cử tiếp là số đông, chỉ có một vài vị sinh sau năm 1955, ở tuổi 61.
Và qua thông tin này có thể thấy cho tới khi khai mạc đại hội Đảng lần thứ XII vào đầu năm 2016, mà thời gian còn hơn 7 tháng, trong nội bộ bộ máy lãnh đạo cao cấp của Đảng có thể sẽ xảy ra “cuộc chiến” quy hoạch "ai ở - ai về" được căn cứ vào mốc giới “tuổi 61” đã được công bố, tức là người sinh sau năm 1955.

Mở màn số lượng?

Vấn đề thứ hai, như trên đã sơ bộ đề cập, là Đảng muốn tăng số lượng Ủy viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn ‘chiến lược’, lĩnh vực công tác ‘quan trọng’.
Các tiêu chí về độ tuổi có thể gây ra những thay đổi quan trọng giữa các thế hệ lãnh đạo của Đảng tới đây.
Điều này, theo một số nguồn tin là một màn “mở” cho việc sẽ bầu tăng số lượng uỷ viên Bộ chính trị và uỷ viên Trung ương cho nhiệm kỳ khoá XII so với khoá XI. Xin lưu ý, đây là việc mà ông Nguyễn Phú Trọng được cho là cần nên cân nhắc kỹ.
Bởi mới cách đây chưa đầy tháng, Báo Điện tử Chính phủ đưa tin rằng hôm 22/4/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và tái cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, người ta đề ra 4 nhiệm vụ và giải pháp thế này: “Về tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị chỉ đạo, trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay. Không thành lập các tổ chức trung gian; chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp cá biệt thật sự cần thiết do yêu cầu của thực tiễn.
“Về tinh giản biên chế, Bộ Chính trị chỉ đạo kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị.
“Bộ Chính trị yêu cầu, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện,” vẫn theo nguồn của Báo điện tử Chính phủ.

Mâu thuẫn chính sách

Như thế, hiểu theo tinh thần của Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ký chưa ráo mực thì các cơ quan, đầu mối của đảng sẽ phải tinh giảm, kể cả cơ quan đầu não là Bộ chính trị và Ban Bí thư và Ban chấp hành Trung ương.
Thế nhưng theo phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong phiên bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 11 vừa kết thúc chiều hôm 7/5 thì bộ máy của Ban chấp hành Trung ương khoá XII có khả năng sẽ “tăng biên chế “ chứ không giảm.
Mà như thế sẽ là trái với nghị quyết số 39 vừa ban hành cuối tháng 4/2015.
Điều ấy dẫn đến sự bất lợi là nếu không được giải thích làm sáng tỏ, thì sẽ dễ làm cho người dân, quần chúng hiểu nhầm rằng Trung ương Đảng đã ban hành một thứ “luật trừ tôi”.
Và rằng người ta cũng có thể hiểu nhầm rằng các nghị quyết của Bộ chính trị chỉ để áp dụng cho cấp cơ sở và cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cấp dưới, mà thôi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, blogger, nhà báo tự do đang sinh sống ở Hà Nội.

Nga và Mỹ là ‘đối tác đặc biệt quan trọng của Việt Nam’

Việt Nam năm nay kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao với Nga và đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ với cựu thù Mỹ.
Việt Nam năm nay kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao với Nga và đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ với cựu thù Mỹ.
Theo Interfax, Reuters, VOA-10.05.2015

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã tuyên bố như vậy với hãng tin Interfax của Nga, và nói thêm rằng quan hệ phát triển giữa Hà Nội và Washington không “gây tổn hại tới sự hợp tác” với Nga.

Ông được trích lời nói: “Chúng tôi đang tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và mối quan hệ đối tác nhiều mặt với Mỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, góp phần vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới”.

Khi được hỏi rằng việc Hà Nội và Washington gia tăng quan hệ thời gian qua có ảnh hưởng tới mối bang giao với Moscow hay không, ông Sang đáp rằng Việt Nam “theo đuổi nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và không phát triển quan hệ với bất kỳ nước nào để chống các nước khác”.

Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng bày tỏ lạc quan rằng “mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp”.

Ông Sang hiện thăm Nga để tham dự các buổi lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow.

Quan hệ tay ba

Liên quan tới quan hệ giữa ba quốc gia, hồi tháng Ba vừa qua, Đại sứ Nga tại Việt Nam tuyên bố rằng hợp tác quân sự giữa Moscow và Hà Nội không đề ra mối đe dọa với bất kỳ nước thứ ba nào.

Nhà ngoại giao này cũng tuyên bố rằng Việt Nam và Nga là hai nước có chủ quyền độc lập không cần phải đi theo sự chỉ đạo của bất kỳ quốc gia thứ ba nào khác.

Phát biểu trên là lời đáp trả việc Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam năm nay kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao với Nga và đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ với cựu thù Mỹ.

Phát biểu hôm 30/4 tại buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, 40 năm trước, “đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ” và “gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”.

Ông cũng cũng ngỏ lời “chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc” đã giúp chính quyền Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.

Chủ tịch VN dự lễ duyệt binh ở Nga, phương Tây tẩy chay

Máy bay của quân đội Nga trình diễn trên bầu trời ở Quảng trường Đỏ.
Máy bay của quân đội Nga trình diễn trên bầu trời ở Quảng trường Đỏ.
VOA Tiếng Việt
10.05.2015
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hôm nay dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow, trong khi nhiều quốc gia phương Tây tẩy chay sự kiện phô trương sức mạnh quân sự rầm rộ này.

Chuyến thăm Nga của ông Sang kéo dài 3 ngày, theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin, không lâu sau khi hai quốc gia kỷ niệm 65 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chủ tịch Việt Nam là một trong số các nhà lãnh đạo của châu Á, trong đó có cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tới dự lễ duyệt binh quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn người.

Đài truyền hình Việt Nam là một trong số ít các cơ quan truyền thông quốc tế tường thuật trực tiếp sự kiện này.

Trước đó, hôm 8/5, Chủ tịch Sang đã hội kiến Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga.

Theo báo chí trong nước, tại cuộc gặp này, ông Sang nói rằng, “dù tình hình thế giới có nhiều biến chuyển nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng và biết ơn những tình cảm cùng sự giúp đỡ quý báu mà người cộng sản và nhân dân Nga đã dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc”.

Hướng Đông

Việc đánh dấu Ngày Chiến thắng với sự tham dự của nhiều quan chức từ châu Á cho thấy Nga đang hướng về phương Đông trong khi căng thẳng với phương Tây gia tăng.

Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã tẩy chay quộc duyệt binh của Nga vì các hành động của nước này ở Ukraine.

Sử gia Nga Andrei Zubov nói với đài VOA rằng việc phương Tây quay lưng lại với Nga đã khiến Moscow “xoay sang các chế độ cộng sản và phi dân chủ”.

Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên.

Trong lễ duyệt binh hôm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi ngay sát bên phải Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiều loại khí tài tối tân của Nga cũng đã ra mắt dịp này như xe tăng chiến đấu T-14 Armata.

Ngoài ra, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc được mời tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ với hàng nghìn binh sĩ Nga khác.

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự kiến tới Nga tham dự các lễ kỷ niệm trong chuyến công du nước ngoài của ông này kể từ khi lên nhậm chức, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì “các vấn đề nội bộ”.

Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng có mặt ở Nga trong chuyến thăm “mang tính biểu tượng” tới quốc gia đồng minh trong Chiến tranh Lạnh.

Tàu cảnh sát biển Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng

RFA 10.05.2015
cs-1-600.jpg
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản JCGS YASHIMA cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 10/5/2015-Photo courtesy of infonet.vn

Truyền thông Việt Nam loan tin chiếc tàu JCGS YASHIMA của lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản cập bến cảng Đà Nẵng vào trưa hôm nay.

Tàu này do thuyền trưởng Hirano chỉ huy cùng với thủy thủ đoàn 130 người. Tàu có tải trọng hơn 5 ngàn tấn, có trang bị một máy bay trực thăng cùng các thiết bị radar hiện đại.

Báo chí Việt Nam cho hay là chiếc tàu này sẽ ở lại đây cho đến chiều ngày 14/5 với một chương trình được dự kiến là tổ chức trao đổi kinh nghiệm về cứu nạn trên biển, tuần tra bảo vệ an ninh hàng hải với cảnh sát biển Việt Nam.

Trong mấy năm trở lại đây lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản có nhiều hoạt động hợp tác với các đồng nghiệp Việt Nam. Gần đây nhất là chuyến thăm Đà Nẵng vào tháng bảy năm 2013 của chiếc tàu huấn luyện Kojima.

Cũng liên quan đến hoạt động của Nhật Bản tại vùng biển Đông, còn hai ngày nữa là một cuộc thao diễn hải quân phối hợp giữa hải quân Nhật Bản và Philippines sẽ diễn ra trong lãnh hải của Phi tại khu vực căn cứ hải quân Subic và ngoài khơi thủ đô Manila.

Lực lượng Nhật Bản tham gia cuộc thao diễn gồm 600 thủy thủ trên hai chiếc khu trục hạm của lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Người chỉ huy lực lượng hải quân Philippines là Phó đô đốc Jesus Millan nói vào ngày hôm nay là nội dung của cuộc thao diễn là cách thức ứng xử của hải quân khi va chạm trên biển với tàu chiến của các quốc gia khác. Và theo ông thì cuộc thao diễn này không thể làm Trung Quốc, nước có nhiều tranh chấp lãnh hải với Manila trên biển Đông lo ngại được.

Người phát ngôn của hải quân Phi là ông Lued Lincuna cho biết là cuộc thao diễn diễn ra rất xa bãi đá Scarborough, nơi Bắc Kinh và Manila tranh chấp, và hiện lực lượng Trung Quốc đang đồn trú ở đây.

Xin nhắc lại là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình trên 90% diện tích của biển Đông, và nước này không chỉ có tranh chấp lãnh hải với Philippines mà còn có tranh chấp với Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.

Cử nhân thất nghiệp gia tăng, vì sao?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-05-08
000_Hkg10120669.jpg
Sinh viên làm lễ Tốt nghiệp đại học tại Văn Miếu, Hà Nội hôm 18/11/2014-AFP photo

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của VN vừa công bố số liệu cử nhân thất nghiệp tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua. Hiện trạng cử nhân thất nghiệp được cho là đang ở mức báo động. Nguyên nhân của hiện trạng này là gì?

Tại phiên giải trình Chính phủ hôm 24/4 /15, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận báo cáo số liệu thống kê trong giai đoạn 4 năm từ 2011đến 2014 mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh Đại học (ĐH) và Cao đẳng (CĐ) hệ chính quy giảm trung bình năm ở mức 2,5%, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm nhưng số lao động trình độ ĐH-CĐ thất nghiệp từ năm 2010 đến cuối năm 2014 lại tăng cao đến mức 103%.

Qua trao đổi với nhiều cử nhân ở VN với tấm bằng tốt nghiệp ĐH-CĐ, họ tự tin bước vào đời để làm việc và cống hiến. Tuy nhiên theo họ, nguyên nhân khiến tỉ lệ thất nghiệp trong 4 năm qua tăng gấp đôi là vì nguồn cung ứng lao động có trình độ cử nhân nhiều hơn nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Nhiều người trong số họ phải làm việc không liên quan đến chuyên môn thậm chí chấp nhận các công việc lao động phổ thông.

Ngoài ra còn một nguyên nhân mà đa số những cử nhân đài RFA tiếp xúc được chia sẻ thất nghiệp là vì không có đủ tiền để xin việc hoặc một mối quan hệ quen biết chứ không phải tấm bằng ĐH hay CĐ là điều kiện ưu tiên. Một giáo viên không muốn nêu tên cho biết mỗi khi trường có chỉ tiêu thì người bình thường không thể xin việc được dù trường tổ chức thi tuyển giáo viên biên chế. Giáo viên này nói:


“Tùy từng trường từ 100 đến 200 triệu hay nhiều hơn. Ở trường nào thì Chủ tịch Hội đồng coi thi trường đấy thường là Hiệu trưởng là người ra giá. Mối quan hệ thì sẽ được đặt lên hàng đầu. Thi cử cũng chỉ lòe nhau thôi nên tiền quyết định hết. Không kể bằng giỏi, thạc sĩ hay tiến sĩ thi cũng không vào được”.

Sau khi giải quyết được khoản tiền chạy việc hay có mối quan hệ quen biết và có được việc làm rồi, những nhân viên mới cũng không dễ gì bảo đảm công việc đó.

"Tùy từng trường từ 100 đến 200 triệu hay nhiều hơn. Ở trường nào thì Chủ tịch Hội đồng coi thi trường đấy thường là Hiệu trưởng là người ra giá. Mối quan hệ thì sẽ được đặt lên hàng đầu. "- Một giáo viên

Một tân cử nhân ở Sài Gòn vừa tốt nghiệp Đại học Ngân hàng và gia đình đã hỗ trợ 450 triệu đồng để xin vào làm việc trong 1 ngân hàng nhưng sau 3 tháng đành phải tự xin thôi việc. Lý do vì ngân hàng đặt chỉ tiêu hàng tháng phải cho khách hàng vay trên 300 triệu và một nhân viên mới làm việc không thể nào đáp ứng được chỉ tiêu này. Cô tân cử nhân phân trần:

“Đối với khách hàng doanh nghiệp thì số tiền lại nhỏ so với nhu cầu nên người ta không vay mặc dù đủ điều kiện để vay. Còn đối với các khách hàng cá nhân thì số tiền đó có thể người ta muốn vay nhưng lại không đủ điều kiện vì điều kiện đưa ra khá là khó khăn, có rất nhiều chi tiết, điều kiện cao so với khả năng của một khách hàng cá nhân muốn vay tiền. Dù một ngày như vậy em có thể gọi đến hàng trăm cuộc gọi, 2-3 trăm cuộc gọi là bình thường nhưng hầu như không thể nào cho vay được vì người có tiền thì không muốn vay còn người muốn vay thì lại không đủ điều kiện”.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các cử nhân tốt nghiệp ĐH-CĐ khi ra trường thường không thích ứng được với yêu cầu tuyển dụng và gặp nhiều trở ngại khi đi làm việc, Chuyên gia về quản trị Duy Lê cho rằng Giáo trình ở các trường ĐH-CĐ không phù hợp với thực tiễn, thậm chí dù có những trường giảng dạy giáo trình của các trường đại học Anh, Mỹ như Oxford hay Stanford nhưng không thể áp dụng vào môi trường làm việc của VN. Ông Duy Lê nhấn mạnh yếu tố vô cùng quan trọng là các cử nhân không có kỹ năng thực hành xã hội. Ông Duy Lê phân tích:

“Có 2 phần: một là dạy kiến thức và hai là dạy về kỹ năng. Hiện nay các trường đa phần tập trung vào dạy kiến thức mà kỹ năng thì không chắc họ làm tốt. Hiện có một số trường năng động có mở một số lớp về ‘kỹ năng cần thiết’ (source skills) nhưng lại cục bộ do người của trường dạy mà những người này chẳng bao giờ ra môi trường thực tiễn bên ngoài. Kiến thức thì có thể mời thạc sĩ, tiến sĩ về trường dạy nhưng ‘kỹ năng mềm’ thì có thể mời các anh chị có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty về để chia sẻ, cùng làm việc thì mới phù hợp hơn. Còn nhà trường tìm giáo viên nào đó từ trường Đại học Sư phạm học tâm lý về dạy về ‘kỹ năng cần thiết’ là không đúng. Những ‘kỹ năng cần thiết’ là nhữngkinh nghiệm mà những người có trải nghiệm trong công việc họ có khả năng đã làm và thành công thì họ đến chỉ cho sinh viên”.

Các chuyên gia về quản trị và chuyên gia giáo dục đánh giá từ bao lâu nay tình trạng không có sự nối kết giữa trường học và công ty vẫn không được cải thiện. Nhiều chuyên gia chia sẻ họ được các trường ĐH-CĐ mời đến các cuộc hội thảo để đóng góp ý kiến cải tổ quá trình giảng dạy có hiệu quả hơn nhưng đâu rồi lại vào đấy, hầu như không có sự biến chuyển nào. Nhà trường thì cứ dạy theo chương trình của trường mà không áp dụng vào nhu cầu cần thiết tuyển dụng của doanh nghiệp.

Trong khi đó, qua phiên giải trình mới nhất hồi cuối tháng 4, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận nêu lên nguyên nhân đáng chú ý là do học phí thấp dẫn đến nhiều hệ lụy trong quá trình đầu tư, đào tạo khiến tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng gia tăng. Những người quan tâm đến lần giải trình này của người đứng đầu ngành giáo dục VN thì lại cho rằng Bộ GD-ĐT thật sự sai lầm khi cấp phép mở trường đại học tràn lan, chất lượng thả nổi. Dư luận đặt ra câu hỏi cho ông Phạm Vũ Luận có dám cam kết tỉ lệ cử nhân thất nghiệp sẽ giảm đáng kể một khi học phí gia tăng hay không?

Trong lúc toàn xã hội chờ đợi một giải pháp tầm vĩ mô cải cách nền giáo dục ở VN thì các cử nhân né tránh tình trạng thất nghiệp bằng giải pháp tiếp tục trở lại trường, học cao học, tìm kiếm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Hiện nay, VN được xếp vào danh sách quốc gia có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng chưa có con số thống kê cụ thể nào cho biết bao nhiêu phần trăm trong gần 25 ngàn tiến sĩ chỉ là “tiến sĩ giấy” mà thôi.

2.000 công nhân đình công ở tỉnh Bình Dương

RFA 09.05.2015
cnbd2-622.jpg
Khoảng 2.000 công nhân làm việc cho công ty Giày Da OSCO của Nhật đầu tư tại ấp Phú Thứ, xã An Phú, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương sáng hôm qua tiến hành đình công.Courtesy danluan.org

Chừng hai ngàn công nhân làm việc cho công ty Giày Da OSCO của Nhật đầu tư tại ấp Phú Thứ, xã An Phú, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương sáng hôm qua tiến hành đình công.

Mạng  Dân Luận loan tin và cho biết lý do dẫn đến việc đình công của hai ngàn công nhân OSCO là vì không được mang nước uống vào nơi làm việc.

Biện pháp như vừa nêu được xem là mới nhất trong hằng loạt những hành xử của công ty bị công nhân phản đối như tăng ca hằng ngày mà lương tăng ca chỉ tính như ngày công lao động bình thường; thức ăn và nước uống của công ty bị công nhân cho là không hợp vệ sinh…

Tin cho biết công an, cảnh sát chống bạo động 113 đến với mục tiêu nói giữ trật tự. Đối thoại giữa công nhân và ban giám đốc nhà máy không đạt được kết quả và công nhân đã đình công, bỏ về nhà.

Vì sao dân oan phải tự thiêu?

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-05-10  
p.txt.jpg
Dân oan khắp nơi ở Việt Nam- Files photo

Ngày càng có thêm những người cho rằng tình cảnh bất công họ phải gánh chịu do chính quyền gây ra mà không giải quyết thấu đáo, lên tiếng sẽ dùng biện pháp tự thiêu để phản đối. Tại sao họ phải đi đến quyết định được xem là ‘đường cùng’ như thế?

Trên trang web của báo Lao Động hôm 6/5 đưa tin và hình ảnh hai người phụ nữ vấn khăn tang đòi tự thiêu trước cổng Viện Kiểm Sát tỉnh Long An. Cả gia đình của hai phụ nữ này cho rằng người thân của họ bị chết oan đòi viện kiểm sát tỉnh làm rõ sự thật.

Một trường hợp cũng là dân Long An phải ra tận Hà Nội và cũng tuyên bố sẽ tự thiêu nếu như con của bà này bị hành quyết vì tội giết người mà bà này cho rằng hoàn toàn oan ức. Đó là bà Nguyễn thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải.

Ông Mai Xuân Dũng, một người trong nhóm thiện nguyện giúp đỡ những người dân oan ở Hà Nội, cho biết “dân oan” có hai biện pháp phản kháng, một là đi biểu tình hoà bình hai là tự thiêu để đòi lại quyền lợi. Ông Dũng cũng phải thừa nhận hiện tượng người đòi tự sát hoặc thậm chí tự thiêu ngày càng nhiều. Ông Dũng nêu ra một trường hợp tự thiêu vì oan ức mà ông tường tận:

Chị Nguyễn Minh Tân đã ra khiếu kiện ở Hà Nội rất nhiều lần. Khi chị ấy đến ban tiếp dân ở số 1 Ngô Thì Nhậm, tôi cũng có gặp chị ấy vài lần và chị ấy có nói đến chuyện tự thiêu. Tôi nói chị đừng thiêu, chị làm như vậy thì không được gì hết, có khi cái chết của chị sẽ bị rơi vào thinh không. Sau khi nói chuyện với chị, chúng tôi hỏi có thể giúp đỡ được chị hay không thì chị ấy rất là buồn. Chúng tôi ở Hà Đông thì thường gửi đồ ăn, thực phẩm giúp đỡ chị ấy chung với những người khác. Rất buồn là sau một tháng thì tôi nghe tin chị ấy tự thiêu ngay tại Quảng Nam. Sau này chị ấy được đưa về Hà Nội chữa trị, may mà chị không chết.

Ông Dũng sau đó còn liệt kê những vụ tự thiêu ở Đà Nẵng, Lâm Đồng hay trước cửa Dinh Độc Lập ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Cụm từ “dân oan” xuất hiện liên tục trong những năm gần đây, nói tới những người gặp oan ức trong xã hội như bị mất đất hoặc bị xử bất công. Một bộ phận lớn những người này là các nông dân bị thu hồi đất đai.

Việt Nam bỏ hình thức hợp tác xã kiểu Liên Xô từ hồi thập niên 80. Năm 1993, Việt Nam thông qua một đạo luật đất đai sửa đổi cho phép người dân quyền được sử dụng đất trong vòng 20 năm, song không cho phép tư nhân sở hữu đất đai. Các cấp chính quyền tùy tiện giải thích luật và cưỡng chế thu hồi đất bằng bạo lực, không chỉ dành cho các dự án công cộng như xây đường, xây cầu mà còn các dự án chung cư cao cấp, khu công nghiệp và vui chơi. Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 cũng chưa giúp cho người mất đất có thể lấy lại những phần đất bị trưng thu một cách phi pháp.

Bà Phạm Chi Lan, cựu cố vấn kinh tế của thủ tướng, từng trả lời AP cho biết luật đất đai có rất nhiều lỗ hổng, và nó đã tạo ra môi trường mầu mỡ cho nhiều người hưởng lợi.

Bà Bùi Thị Thành, từng bị thu hồi căn nhà ở ngay mặt đường Kha Vạn Cân ở quận Thủ Đức, Sài Gòn một cách oan ức như vậy. Bà cho biết:

Khi nhà nước giải toả, [ngôi nhà] có diện tích còn lại là 30 mét vuông. Họ giải toả và trả 15 triệu một mét, nhưng trên thực tế họ chỉ trả 16 mét, còn 14 mét họ không trả. Với số tiền 300 triệu được trả, tôi không thể mua căn nhà mà mình đang sống được và cũng không tái định cư được.

Không còn lựa chọn nào khác

Bà Thành cho biết ngôi nhà của bà bị giải toả năm 2010, và cũng kể từ đó, bà xuống đường biểu tình cùng những người dân oan mất đất khác. Có nhiều người bức xúc quá cũng tìm tới đường cắt máu tự tử để mong đòi lại được quyền lợi.

Ông Mai Xuân Dũng ở Hà Nội cho hay, sở dĩ những người dân oan kể trên tìm tới con đường cùng là cái chết là bởi vì họ không còn cách nào khác. Những người dân địa phương tìm tới chính quyền Trung ương ở Hà Nội, tuy nhiên, khiếu kiện của họ không được đáp ứng. Ông Mai Xuân Dũng nói:

Việc họ kêu oan lên tới cấp Trung ương là hoàn toàn vô vọng. Họ đã nhìn nhận ra là chính Trung ương lại chuyển đơn kiện về địa phương để giải quyết. Một khi địa phương nơi gây ra oan sai được giao giải quyết, thì điều đó là quả bóng đá đi đá lại, hoàn toàn không giải quyết được điều gì. Họ đã bị cưỡng chế, cướp mất tài sản, con cái thì nheo nhóc, mà họ thì rơi vào hoàn cảnh gần như trắng tay mà kêu xin thì không được đáp ứng.

Phần lớn người dân xung quanh thì lo sợ, vô cảm và không chia sẻ với người dân oan. Thử hỏi trong trường hợp vô cùng bi đát thì họ có thể làm được điều gì khác hơn nữa? Có người không nghĩ được nữa, họ cảm thấy khủng hoảng tinh thần, và họ cảm thấy là thôi cái chết đối với họ không còn gì đáng sợ nữa, cho nên họ chọn con đường tự tiêu, tự thiêu để phản kháng, tự thiêu để tố cáo tội ác của nhà cầm quyền cộng sản.

Bà Bùi Thị Hằng, một người dân oan, cũng từng tự thiêu, cho biết bà làm vậy là để phản đối việc chính quyền đối xử với người dân. Bà nói:

Tôi chọn con đường tự thiêu vì thực sự trong một thời gian rất dài tôi đi khiếu kiện về chuyện mất đất, mất nhà từ lúc đó tôi đã chứng kiến cách hành xử rất tồi tệ của chính quyền dành cho người dân, nhất là những người được gọi là dân oan bây giờ. Ngay buổi chiều hôm nay tôi tiếp một cô gái thì cô này nói rằng cô từng đi đấu tranh với dân oan trong 7 năm trời nhưng bây giờ thì cô nhận thức vấn đề hoàn toàn khác. Trong 7 năm cô đi đòi công lý thì rõ ràng không có công lý trên đất nước Việt Nam này cho nên thay vì tiếp tục đi đòi công lý thì cô sẵn sàng tự thiêu, dùng cái chết của cô cho mục đích chung cho cả dân tộc phải dành được tự do dân chủ và nhân quyền trước khi đất nước này có thể có pháp quyền.

Ông Nguyễn Tường Thuỵ, một blogger từng viết nhiều về chuyện dân oan, cho hay số phận của dân oan Việt Nam gần như là tăm tối và chỉ có thể thay đổi khi thể chế ở Việt Nam thay đổi. Ông Mai Xuân Dũng thì kêu gọi người dân bình thường bớt vô cảm đối với những người dân oan vì ông cho rằng chính sự vô cảm của những người xung quanh khiến những người bị oan ức cảm thấy họ không còn lối thoát nữa.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/injustice-victims-last-resort-self-immolation-hn-05102015101542.html/05102015-danoan-hn.mp3