Thursday, August 14, 2014

Mỹ giúp Việt Nam 'giải quyết thách thức bảo vệ chủ quyền?'

HÀ NỘI (NV) .- Mỹ sẽ giúp Việt Nam “giải quyết những thách thức về bảo vệ chủ quyền trên biển” theo bản tin điện tử của Đảng CSVN thuật lời Đại tướng Chủ tịch Hội Đồng Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey.

 
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Liên Quân Hoa Kỳ, duyệt hàng quân danh dự cùng với thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN hôm Thứ Năm 14/8/2014 tại Hà Nội. (Hình: AP Photo/Tran Van Minh)

Báo điện tử ĐCSVN nói ông Dempsey nói như vậy trong cuộc hội đàm với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi đã họp với tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN mà nguồn tin nói rằng ông đã “có những cuộc thảo luận rất hiệu quả với phía Việt Nam về những vấn đề quan tâm chung cũng như việc thúc đẩy quan hệ đối tác”.

Nguồn tin vừa kể còn thuật lời ông Dempsey nói phía Hoa Kỳ “sẽ tìm ra lộ trình và cách thức để sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”, một điều cũng được ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong cuộc gặp mặt Chủ tịch Liên Quân Hoa Kỳ.

* Thăm Việt Nam là mối quan tâm hàng đầu

Đại tướng Martin Dempsey là vị Chủ tịch Liên quân Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 đến nay. Theo báo Wall Street Journal, ông nói với báo chí là chuyến thăm Việt Nam là một quan tâm hàng đầu của ông. Ông đến Hà Nội chỉ ít ngày sau khi hai phái đoàn của Thượng viện Hoa Kỳ cũng đến đây và cũng đều đề cập đến vấn đề bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương mà CSVN luôn luôn thúc giục.

Trước khi rời Việt Nam, nghị sĩ nhiều ảnh hưởng John McCain họp báo nói có thể từ Tháng Chín tới đây, lệnh cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam được gỡ bỏ từng phần. Dù vậy, không thấy ông cho biết chi tiết và những điều kiện cụ thể nào mà nhà cầm quyền Việt Nam phải đáp ứng.

Theo sự tường thuật của báo ĐCSVN, đại tướng Dempsey “hoàn toàn chia sẻ với đánh giá rằng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông và Hoa Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đòi hỏi phi lý và hành động xác lập chủ quyền dựa trên sức mạnh đơn phương. Điều này không chỉ đe dọa Việt Nam, các nước ASEAN mà còn đe dọa tới lợi ích của các nước, trong đó có Hoa Kỳ.”

Ông Dempsey đến Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc mới chỉ tạm “hạ hỏa” nhờ Bắc Kinh rút giàn khoan dầu HD981 về nước.

Nhiều nhà phân tích thời sự tin rằng đây chỉ là một bước lùi của Bắc Kinh để tiến hành những hành động khiêu khích khác, có thể khó đối phó hơn, nhằm củng cố những lời tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Mua sắm trang bị quân sự tối tân của các nhà sản xuất Mỹ có giá rất đắt, dù được quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua, cũng nhiều phần quá khả năng tài chính của Hà Nội, theo giới chuyên viên phân tích thời sự. Những tháng trước đây, có tin Hà Nội bắn tiếng muốn mua 6 máy bay săn tàu ngầm Orion P-3 hiện đang chờ cho nghỉ hưu.

Đầu Tháng Tám này, ngoại trưởng Nhật Fumio Kishidacho đến Hà Nội loan báo cung cấp 6 tàu và trang thiết bị nhằm giúp Việt Nam “tăng năng lực thực thi luật pháp trên biển”. Chúng gồm 2 tàu tuần tra và 4 tàu đánh cá cũ được tân trang lại thành tàu tuần bán quân sự chứ không phải những tàu mới.

Khi ngoại trưởng John Kerry đến Hà Nội ngày 16/12/2013, ông loan báo Hoa Kỳ sẽ cung cấp khoản viện trợ $32.5 triệu  yểm trợ các nước ASEAN “tăng cường năng lực chấp pháp trên biển”, trong đó Việt Nam được cung cấp ngân khoản $18 triệu để sắm 5 tàu tuần tra cao tốc. Hiện người ta không biết tin tức chi tiết tiếp theo của vụ việc. (TN)

08-14- 2014 6:10:11 PM
Theo Người Việt.

Cán bộ Việt Nam bỏ trốn ở ngoại quốc không hiếm

*Tiết lộ của cựu phó Ban Tổ Chức Trung Ương

HÀ NỘI (NV) - “Việc cán bộ, công chức Việt Nam được cử đi tu nghiệp hoặc đi công tác tìm cách bỏ trốn, ở lại ngoại quốc thời gian qua không phải là hiếm,” là lời thú nhận của một cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam hôm 14 tháng 8, 2014.

Lời tâm sự này của ông Nguyễn Ðình Hương, cựu phó trưởng ban Tổ Chức Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam được báo Người Lao Ðộng trích dẫn, còn nhằm chỉ trích chính sách của nhà nước Việt Nam trong việc sử dụng nhân tài.


Ông Trần Ngọc Phi Long (đứng) đang giảng dạy tiếng Anh tại một lớp học ở thành phố Cần Thơ. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)

Nhận định của ông Nguyễn Ðình Hương được đưa ra, đúng lúc dư luận vẫn còn xôn xao về vụ cán bộ Sở Ngoại Vụ thành phố Cần Thơ là ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, cư dân quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ được cử đi công tác tại Canada đã tìm cách bỏ trốn, ở lại Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Ðình Hương nói rằng, đây không phải là trường hợp đầu tiên mà cán bộ, công chức Việt Nam bỏ trốn, sau các chuyến công cán, hội họp ở ngoại quốc.

Hồi đầu tháng 5 mới đây, dư luận tỉnh Bình Thuận chấn động vụ ông Nguyễn Tất Thạch, cán bộ Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh này đi du lịch ngoại quốc rồi bỏ trốn. Ông này tham dự tour du lịch Nam Hàn, thừa lúc đoàn du khách Việt Nam đang mua sắm tại một ngôi chợ trước khi lên máy bay, đã lẩn vào đám đông, biệt tích. Trước đó nữa, hai cán bộ của Bộ Công Thương Việt Nam là bà NHG, cựu tùy viên thương mại tại Hoa Kỳ, và ông BNL, chuyên viên Vụ Chính Sách cũng đã bỏ trốn trong chuyến đi công tác ở nước ngoài.

Bà NHG bị cho là “không hoàn thành thủ tục kết thúc nhiệm kỳ công tác ở ngoại quốc theo qui định, mà tự ý bỏ việc để ở lại nước ngoài.” Còn ông BNL thì bị cho là “lợi dụng việc đi học ở ngoại quốc để bỏ việc và ở lại.” Người lãnh đạo của Bộ Công Thương Việt Nam sau đó đành phải ra một quyết định bất đắc dĩ, “buộc thôi việc” cả hai người này. Vẫn theo ông Nguyễn Ðình Hương thì những người bỏ trốn đều đã chuẩn bị kế hoạch khá chu đáo từ trước.

Ông Nguyễn Ðình Hương coi các sự kiện trên là hiện tượng “chất xám bị chảy ra nước ngoài,” mà nguyên nhân chính là vì nhà nước Việt Nam không thực hiện đúng đắn chính sách sử dụng nhân tài, dù đã đề cập từ lâu nay. Còn theo ông Nguyễn Sĩ Cương, cựu chánh thanh tra của Bộ Nội Vụ Việt Nam, đang là thường trực Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam không biết giải quyết sao trước các sự kiện vừa kể. (PL)
08-14-2014 3:59:37 PM
Theo Người Việt


Bắt giám đốc dính xã hội đen, thu súng và lựu đạn

BẮC NINH (NV) - Chiều ngày 13 tháng 8, 2014, ít nhất 100 công an đã mở cuộc bố ráp trụ sở hai công ty tư nhân, bắt 9 nghi can mà họ cho là thuộc băng nhóm xã hội đen tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.

Báo Dân Trí trích phúc trình của công an nói rằng, lực lượng của họ đã mở cuộc bao vây, đột kích bất thần khiến người của hai công ty nọ không kịp trở tay. Cuộc lục soát được tiến hành sau đó, kéo dài từ đêm 13 cho đến sáng 14 tháng 8 tại trụ sở công ty Ðại An và công ty Thành Hưng-Bắc Ninh ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Công an cho hay, tịch thu 6 khẩu súng, cùng đạn được, và một quả lựu đạn.




Cuộc lục soát tại trụ sở công ty Ðại An ở thị trấn Bắc Ninh. (Hình: báo Dân Trí)

Giám đốc công ty Ðại An là ông Nguyễn Ngọc Minh, tức là Minh “sâm” và giám đốc công ty Thành Hưng-Bắc Ninh là ông Nguyễn Thành Hưng bị bắt cùng với 7 người khác. Phúc trình của công an cho rằng tất cả 9 nghi can nói trên thuộc một băng nhóm xã hội đen, đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản của người khác, tàng trữ vũ khí, buôn lậu, buôn bán ma túy... Kho gỗ khổng lồ của họ bị kiểm kê, niêm phong để tìm kiếm gỗ buôn lậu và gỗ quý nằm trong danh mục cấm mua bán.

Cuộc đột kích của lực lượng Bộ Công An Việt Nam kể trên đã gây dư luận xôn xao tại thị trấn Bắc Ninh. Ông Minh “sâm” được coi là doanh nhân thành đạt, đã được tặng nhiều bằng khen của ngành thuế, của chính quyền tỉnh Bắc Ninh. Công ty của ông này được thành lập vào năm 2000, từng được công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc,” hoạt động rất mạnh trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các vật dụng trang trí nội thất bằng gỗ cao cấp; bất động sản và xây dựng...

Theo tin từ Ban Chuyên Án của Bộ Công An Việt Nam, đàng sau hoạt động công khai được nhiều người biết của công ty Ðại An, ông giám đốc Minh “sâm” là người chỉ huy băng nhóm xã hội đen, kiếm tiền dưới nhiều hình thức phi pháp, kể cả buôn lậu, mua-bán ma túy... Ông này được cho là đã dùng công ty Ðại An làm công cụ rửa tiền.

Nguồn tin này cũng nói rằng, ông Minh “Sâm” có mối quan hệ rộng rãi và chặt chẽ với giới chức chính quyền địa phương. Chỉ trong vòng 14 năm hoạt động, ông này tạo được thế lực mạnh làm khiếp đảm mọi người, kể cả các băng nhóm tội phạm khét tiếng khác trong vùng. Vì vậy, vụ đột kích tổng hành dinh của ông Minh “Sâm” do người của Bộ Công An tiến hành chứ không giao cho công an địa phương.

Theo dư luận, vụ án của ông Minh “Sâm” được coi là vụ án Năm Cam thứ hai tại Việt Nam, với nhiều tình tiết ly kỳ, hiện còn trong vòng điều tra của Bộ Công An Việt Nam. (PL)
08-14- 2014 3:45:08 PM
Theo Người Việt

Vừa cưỡng đoạt nhà đất, vừa phạt tù nạn nhân

ĐẮC NÔNG (NV) .- Vừa có bốn người bị Tòa án tỉnh Đắk Nông phạt tù vì “tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết”. Ít nhất một trong bốn người từng nhiều lần đến Hà Nội kêu đòi công lý cho người M’nong.

Bốn người M’nong bị cáo buộc “tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết”, trong phiên xử ngày 13 tháng 8 năm 2014. (Hình: Thanh Niên)

 Báo giới Việt Nam vừa đưa tin, Tòa án tỉnh Đắk Nông mới đưa các ông Điểu Bré – 48  tuổi,  Điểu Byơ - 37 tuổi,  Điểu Đong - 48  tuổi, Điểu Xrí - 47 tuổi, cùng ngụ tại tỉnh Đắk Nông ra xử sơ thẩm hôm 13 tháng 8-2014 vì “tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết”. Đây là một trong những tội nằm trong nhóm tội “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Hệ thống tư pháp CSVN cáo buộc bốn ông này “câu kết với các phần tử trong và ngoài Việt Nam, kêu gọi một số người dân ở hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước tham gia tổ chức Fulro lưu vong, thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân”. Bốn ông này đã “lôi kéo 54 người tham gia  hàng chục cuộc họp để phát triển lực lượng, nhằm thành lập cái gọi là ‘Nhà nước Đề Ga’ ở Tây Nguyên”.

Sau một phiên xử ngắn, ông Điểu Bré bị phạt 4 năm 6 tháng tù giam, ông Điểu Byơ bị phạt 4 năm tù, ông Điểu Đong bị phạt 3 năm 6 tháng tù và ông Điểu Xrí bị phạt 2 năm tù.

Vài giờ sau khi tin tức về vụ án vừa kể được công bố, một số blogger, facebooker của Việt Nam khẳng định, ít nhất cũng có ông Điểu Xrí - một trong bốn người vừa bị kết án “tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết”, đã từng được giới sử dụng Internet tại Việt Nam nhắc tới như nhân vật đại diện cho những người M’nong sống ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông ra Hà Nội kêu đòi công lý, bởi bị cưỡng đoạt toàn bộ nhà đất mà không có bồi thường, đã vậy lại còn bị đánh đập, thậm chí có người bị bắn chết song công an địa phương không hề điều tra.

Hồi tháng 4 năm 2012, blogger có nickname là Café Đắng, từng viết và đưa lên Internet bài “Bao giờ cao nguyên xanh trở lại?”.

“Bao giờ cao nguyên xanh trở lại?” kể về sự khốn cùng của những người M’nong sống tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Trong “Bao giờ cao nguyên xanh trở lại?”, blogger Café Đắng nhắc đến ông Điểu Xrí, lúc đó giữ vai trò trưởng thôn.

Theo tường thuật của blogger Café Đắng, ông Điểu Xrí và những người M’nong sống tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã kể cho blogger này nghe, chỉ cho blogger này thấy thảm cảnh của họ. Thảm cảnh này xuất phát từ việc nhà cầm quyền địa phương đột nhiên buộc họ rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, nương rẫy để lấy đất giao cho một  số doanh nghiệp, không hề giải thích vì sao, cũng không đề cập đến chuyện bồi thường.


 Vườn, rẫy của những người M’nong ở xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông bị san thành bình địa hồi năm 2012. (Hình: Blogger Café Đắng)

những người M’nong sống tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông phản đối, nhà cầm quyền địa phương đã tổ chức cưỡng chế. Nhà cửa của họ bị ủi sập, mồ mả của thân nhân bị san bằng, các khu rừng cao su, vườn điều, rẫy mì mà họ vun trồng vì đó là nguồn sống chính bị phá thành bình địa.

Khi những người M’nong quay lai trồng trọt trên những mảnh đất mà họ bị cưỡng đoạt, bảo vệ của những người chủ mới đã đánh đập họ tàn tệ. Rất nhiều người bị thương và chứng tích vẫn còn lưu lại trên thân thể của họ. Đáng chú ý là có một thanh niên M’nong bị bảo vệ của những người chủ mới bắn chết. Đám tang người thanh niên này được công an bảo vệ chặt chẽ nhưng sau khi chôn cất, công an đã ngưng, không điều tra.

Theo một số blogger và facebook, có rất nhiều người thiểu số bị bắt vì chống cưỡng đoạt đất đai nhưng không được đưa ra xét xử. Ngay vào lúc này, tại Hà Nội vẫn có rất nhiều người thiểu số từ Tây Nguyên ra, đang ăn chực nằm chở để kêu đòi công lý, trong đó có cả những người M’nong ngụ ở xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. (G.Đ)
08-14- 2014 2:00:32 PM
Theo Người Việt

Nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu bị phá sản

BẠC LIÊU (NV) .- Theo Kiểm toán Nhà nước CSVN, nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu đã hết tiền từ năm 2013 trong khi có 1,350 tỉ đồng đến hạn phải trả và vì vậy, ngay cả chuyện trả lương cũng sẽ trở ngại.


Nhà hát Ba nón lá ngốn hết 222 tỉ đồng nhưng vẫn ngổn ngang trong chiều khai mạc Festival đờn ca tài tử lần thứ nhất do Bạc Liêu đăng cai. (Hình: PLTP)

Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện một đợt kiểm tra về thu chi ngân sách của nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu. Kết quả kiểm tra cho thấy, tuy khó khăn về tài chính nhưng chính quyền tỉnh này vẫn phê duyệt để chi 1,370 tỉ đồng, đầu tư cho nhiều công trình không hề có trong kế hoạch.

Để đầu tư cho những công trình ngoài kế hoạch này, nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu đã rút tiền từ các khoản chi vốn đã được duyệt và chỉ được phép dùng cho giáo dục, y tế, kiên cố hóa kênh mương, cải cách tiền lương và trả các khoản nợ đang còn thiếu nhiều doanh nghiệp.

Cuối cùng ngoài khoản nợ 1,350 tỉ đồng tới hạn phải trả, tại Bạc Liêu hiện có rất nhiều công trình đang dở dang, muốn hoàn tất phải chi 4,644 tỉ đồng nữa.

Chuyện nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu phá sản có thể xem như một minh họa sống động cho việc phung phí công qũy và những tuyên bố của chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội về cắt giảm chi tiêu, chống tham nhũng - lãng phí chỉ là hứa hão.

Hồi tháng 5 vừa qua, báo giới Việt Nam đồng loạt kể chuyện nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu dùng hơn 2,000 tỉ đồng để tổ chức Lễ hội Đờn ca tài tử lần thứ nhất trong khi tại Bạc Liêu, bệnh viện quá tải, bệnh nhân không có giường để nằm, cần 767 tỉ để mở rộng. Hiện có 13 trong tổng số 50 xã thiếu đường giao thông nên khi đi lại, dân chúng vẫn phải dùng xuồng, cần 800 tỉ để mở đường. Cả tỉnh còn 371 khu dân cư đến nay vẫn chưa có điện nên cần đầu tư 203 tỉ đồng.

Báo cáo sơ bộ về lễ hội này, Ban Tổ chức cho biết, Bạc Liêu đã đầu tư hơn 20 công trình cho Lễ hội Đờn ca tài tử lần thứ nhất nhưng có khá nhiều công trình dở dang vì thiếu tiền. Ví dụ nhà hát Cao Văn Lầu đã ngốn 222 tỉ nhưng chưa hoàn tất.

Lúc đó, trong một buổi làm việc với nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu, nghe tỉnh này xin thêm tiền để mở rộng bệnh viện, mở đường, kéo điện,… ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN nhận định, việc viên Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu cảm ơn dân chúng Bạc Liêu “chấp nhận khó khăn để cho Lễ hội Đờn ca tài tử lần thứ nhất thành công” trong khi đau bệnh không có nơi chữa chạy, không có đường sá để đi, không có điện để dùng, có thể khó được dân chúng Bạc Liêu chấp nhận.

Đáng lưu ý là dù nhà cầm quyền tỉnh Bạc Liêu dùng công qũy như tiền chùa nhưng không có bất kỳ viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm. Người ta tin đó chính là lý do khiến lãng phí vẫn tồn tại như một trong những vấn nạn nghiêm trọng nhất ở Việt Nam. Bất kể lãng phí làm quốc gia gia kiệt quệ và được xem là bạn đồng hành của tham nhũng.

Lãng phí ở Việt Nam tạo ra nhiều chuyện mà không ai có thể tưởng tượng. Ví dụ, từ 2011 – 2013, mỗi năm, Việt Nam chi 120 ngàn tỉ đồng (5.5 tỉ USD) cho chương trình “xóa đói, giảm nghèo”, song chỉ có 4% đến 6% khoản này đến tay các gia đình nghèo. Phần còn lại, 94% đến 96% của 120 ngàn tỉ đó được dùng để… nuôi bộ máy thực hiện chương trình “xóa đói, giảm nghèo”.

Hồi cuối tháng 2, một độc giả của báo điện tử VietNamNet nêu thắc mắc, hàng năm, Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt những khoản khác cho xây dựng, phát triển nông thôn, nông nghiệp. Vậy thì khoản ngân sách được phê duyệt hàng năm này đi đâu khi chương trình “xóa đói, giảm nghèo” cũng ngốn những khoản tương tự? Thắc mắc đó đến nay vẫn chưa có viên chức hay cơ quan hữu trách nào trả lời.

Trong báo cáo trình Quốc hội CSVN hồi cuối tháng 10 năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính của chế độ thú nhận, năm 2013, trong khi nguồn thu cho ngân sách quốc gia bị hụt ít nhất 63,630 tỉ thì bội chi lên tới 140 ngàn tỉ.

Để đủ tiền cho chuyện phung phí ngân sách, hệ thống công quyền của Việt Nam ép dân chúng và doanh giới nộp đủ thứ thuế, phí và lệ phí. Giới nghiên cứu đã thử thực hiện một thống kê và xác định, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ thu thuế.

Tuy thu rất nhiều, bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của hệ thống công quyền lại chi rất ít cho đầu tư phát triển. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều trường học, bệnh viện, công trình giao thông bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách trong khi mức bội chi thì càng ngày càng lớn. (G.Đ)
08-14-2014 2:14:15 PM
Theo Người Việt

Tác quyền nhạc Trịnh chẳng khác gì chuyện con tôm, con cá

Những hình ảnh tranh luận gay gắt, căng thẳng giữa ông Phó Đức Phương (VCPMC) với ông Nguyễn Ngọc Sơn (Công ty Đồng Dao) trước show diễn của Khánh Ly tại Đà Nẵng vừa qua được báo chí đăng tải cho thấy sự eo sèo về tác quyền ở hậu trường. Ảnh chụp lại từ màn hình: Nguyễn Vinh
(TBKTSG Online) - Dĩ nhiên là người ta vẫn hát nhạc Trịnh khắp nơi, vì nhiều mục đích, trong đó có kinh doanh, nhưng câu chuyện tác quyền trở nên lùm xùm, rắc rối sau khi ca sĩ Khánh Ly có buổi biểu  diễn tại Hà Nội gây sự chú ý đặc biệt đối với công chúng vào tháng 5/2014 vừa qua.
Tháng 8 và tháng 10 /2014, theo kế hoạch, Khánh Ly trở về nước biểu diễn tại ba thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, vẫn do Công ty giải trí Đồng Dao (nơi đã từng đầu tư show Live Concert Khánh Ly, tháng 5/2014) đứng ra tổ chức.
Cần điểm qua những thông tin chính liên quan đến vấn đề tác quyền trong vụ việc này. Về pháp lý, sau khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất, di sản âm nhạc của ông thuộc về bảy anh em trong gia đình ông. Sau đó, thì năm trong số bảy thành viên trên đã ủy quyền cho hai người là Trịnh Vĩnh Trinh và Trịnh Xuân Tịnh ( 9/4/2002) nắm giữ tác quyền. Nhưng năm 2001 và 2014, bà Trịnh Vĩnh Trinh và ông Trịnh Xuân Tịnh có làm hợp đồng chuyển ủy quyền di sản nhạc Trịnh Công Sơn cho Trung tâm Bảo vệ quền tác giả âm nhạc (VCPMC). Đến ngày 24/7/2014, trước khi live show của Khánh Ly diễn ra tại Hà Nội lần thứ hai, theo yêu cầu từ VCPMC, bà Trịnh Vĩnh Trinh có thông báo đến VCPMC xác nhận lại lần nữa về tính pháp lý của bản hợp đồng bản quyền.
Bên tổ chức biểu diễn, là Công ty Đồng Dao phát ngôn với báo giới rằng, việc họ chưa thanh toán tác quyền các show diễn của Khánh Ly là bởi VCPMC và phía bà Trịnh Vĩnh Trinh chưa chứng minh được đầy đủ tính thừa kế hợp pháp của tác quyền đối với di sản nhạc Trịnh Công Sơn.
Bên VCPMC, mà đại diện là nhạc sĩ Phó Đức Phương, thì kiên quyết đòi cho bằng được tác quyền trước các đêm diễn của Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng. Trong hai chương trình trên, Khánh Ly có biểu diễn một số ca khúc của Trịnh Công Sơn bên cạnh tác phẩm của Phú Quang, Trương Quý Hải, Nguyễn Ánh 9, Phạm Duy...
Sự việc “lèng èng” không “thuận” trong các thỏa thuận tác quyền trực tiếp đã dẫn đến căng thẳng tới mức live show Khánh Ly dự kiến tổ chức vào tháng 10 ở Bình Dương đã phải tạm ngưng.
Bầu show Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty giải trí Đồng Dao cũng phát ngôn với báo giới rằng, ngoài chuyện nhà đầu tư của live show Khánh Ly mong muốn xác thực về sở hữu tác quyền cụ thể, thì sự việc dẫn đến căng thẳng một phần cũng do mức tác quyền mà VCPMC đưa ra “cao đến mức phi lý”. (Ông này cũng tiết lộ rằng, đêm live show concert Khánh Ly 9/ 5 vừa qua tại Hà Nội, nhà tổ chức đã phải trả cho VCPMC 262 triệu đồng chi phí tác quyền cho riêng phần ca khúc của Trịnh Công Sơn được sử dụng trong chương trình. Và VCPMC đưa ra mức giá không thương lượng cho phía Đồng Dao: mỗi ca khúc Trịnh Công Sơn được sử dụng trong đêm nhạc Khánh Ly 2/8/2014 vừa qua là 7,5 triệu đồng)
Vấn đề được đặt ra ở đây, trước hết là mức giá tác quyền cho các ca khúc được biểu diễn ai sẽ là người có quyền định đoạt. Trên những tiêu chí hay thang giá cụ thể nào, thì hiện chưa có các điều khoản pháp luật quy định, nơi nắm tác quyền cũng không đưa ra thang bảng cụ thể trước đó, mà là do tự thỏa thuận “linh động” giữa hai bên, sở hữu tác quyền và sử dụng tác quyền (nhà đầu tư).
Vì thế, trách nhà đầu tư kinh doanh các chương trình biểu diễn nghệ thuật thì cũng đúng, ở chỗ, văn hóa sử dụng tác quyền trong kinh doanh chưa được tiến hành một cách chủ động từ trước, để dẫn đến những sự việc đáng tiếc như người nắm tác quyền phải đến tận nơi biểu diễn để ra giá, đòi tiền, sau đó điều qua tiếng lại trên truyền thông. Nhưng cũng phải xem lại về tính minh bạch trong thông tin thủ tục pháp lý và cả những điều lệ giao dịch từ phía người giữ tác quyền, để dẫn đến những lùm xùm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, làm cho việc mua bán sản phẩm văn hóa trở nên eo sèo, trả treo như chuyện mua bán con tôm con cá.
Một khi việc thực thi tác quyền chưa căn cứ trên những điều khoản pháp lý cụ thể, một khi cơ sở pháp lý và thực thi tác quyền còn lỏng lẻo, thì việc hành xử tác quyền theo cách cảm tính, ồn ào và thiếu tôn trọng nhau tương tự vẫn sẽ còn diễn ra. Ở đó, người sử dụng sản phẩm văn hóa ngang nhiên vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong khi, nơi được gọi là bảo vệ pháp lý tác quyền lại hành xử chẳng khác nào kẻ đòi nợ mướn. Đây là một vụ việc điển hình cho thấy tính “hoang dã” trong ứng xử văn hóa tác quyền nói chung ở Việt Nam.
Tác quyền là sở hữu tinh thần, rất khó định giá. Chính vì thế, càng cần đến sự minh bạch pháp lý để người sở hữu nó không thiệt, người sử dụng nó có ý thức và người bỏ tiền ra mua những tấm vé đắt tiền để hưởng thụ những giá trị tinh thần không phải lăn tăn bởi những chuyện hậu trường thật tình là chẳng hay ho gì.

Nguyễn Vinh

Thêm chả cá viên thì là nhiễm khuẩn E.Coli vượt ngưỡng

Chả cá viên thì là nhiễm khuẩn E.Coli vượt ngưỡng cho phép. Ảnh: Intenet.
(TBKTSG Online) - Chả cá viên thì là của Công ty thực phẩm Canh chua Việt mới đây bị phát hiện nhiễm khuẩn E.Coli vượt ngưỡng gần gấp đôi cho phép.
Theo ông Trần Xuân Điền, PGĐ Sở Công Thương TP.HCM, thông tin trên được công bố dựa vào kết quả thử nghiệm hóa học của Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4.
Cụ thể, xét nghiệm chả cá viên thì là phát hiện 4,9 MPN/g, so với ngưỡng cho phép là 3 MPN/g, ông Trần Xuân Điền nói với TBKTSG Online ngày hôm nay, 14-8.
Ông Điền cũng cho hay, trước đó, khi có thông tin phản ánh sản phẩm chả cá của Công ty cổ phần thực phẩm Canh Chua Việt sản xuất tại địa chỉ không đúng như trên bao bì và có chất lượng không đảm bảo an toàn thực phẩm đang lưu thông trên thị trường, Sở đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất chi nhánh công ty Canh Chua Việt tại số 403/30 (số cũ 56/2), KP.4, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM.
Qua kiểm tra, đoàn phát hiện chi nhánh này đang sản xuất các mặt hàng chả cá thác lác chiên, chả tôm viên, chả cá thác lác viên trái phép. Công ty đăng ký chi nhánh với ngành nghề bảo quản các sản phẩm chế biến từ thủy sản, nhưng không được hoạt động chế biến thực phẩm tươi sống.
Đoàn còn thu giữ 95 kg chả cá thác lác chiên, chả tôm viên, chả cá thác lác thì là thành phẩm loại 200g đã bao gói. Các sản phẩm đều không có nhãn, lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Không những thế, đoàn kiểm tra còn phát hiện, thu giữ 5 kg nguyên liệu thịt cá xay đựng trong túi ni-lông không có nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng. 
Đoàn đã niêm phong số sản phẩm trên và lấy mỗi sản phẩm 3 mẫu gửi các cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm.
Kết quả thử nghiệm hóa học của Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 cho thấy các sản phẩm chả cá đều nhiễm kim loại nặng (Hg, Cd) nhưng nằm trong giới hạn cho phép và không sử dụng các hóa chất bảo quản Chloramphenicol, muối Borat. Nhưng mẫu chả cá viên thì là có nhiễm khuẩn E.Coli vượt ngưỡng cho phép.
Theo đó, Sở Công Thương giao cho các đơn vị có liên quan tiến hành xử lý các hành vi vi phạm của Công ty Canh Chua Việt theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Sở Công Thương cũng đã gửi văn bản khuyến cáo đến các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mặt hàng chả cá, đặc biệt là chả cá của công ty này.
Trước đó nữa, sau khi ăn chả cá Nha Trang hiệu Hai chị em do Công ty cổ phần Canh Chua Việt sản xuất mua tại một siêu thị ở quận 3, cả gia đình anh Nguyễn Minh S (Q. Bình Thạnh, TPHCM) bị đau bụng và nôn ói phải đi cấp cứu. Anh S. đã mang ba mẫu chả cá Nha Trang, chả cá thác lác hấp, chả cá thác lác chiên đi xét nghiệm. Kết quả phân tích tại Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2, Vinacontrol TPHCM cho thấy hai mẫu chả cá thác lác hấp và chiên đều dương tính với vi sinh, nấm mốc. Mẫu chả cá Nha Trang bị nhiễm khuẩn nặng, cao gấp 130 lần so với ngưỡng cho phép.

Hãi hùng cảnh người dân 10 năm “diễn xiếc” đu dây qua sông đi làm rẫy


Bên này sông là nơi sinh sống, còn bên kia là ruộng rẫy mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà ngày ngày người dân một số thôn thuộc xã Hòa Lê, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Nông buộc phải vượt sông đi làm bằng đu mình qua sông trên dây tự chế. Câu chuyện "làm xiếc" qua sông này đã tồn tại 10 năm nay.

Mỗi ngày có người phải đu dây qua sông đến 8 lần.
Mỗi ngày có người phải đu dây qua sông đến 8 lần.
“Đi kiểu nào cũng nguy hiểm, đu ròng rọc cho nhanh”
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ cho biết, hơn 100/540 hộ dân trong xã có khoảng 300ha đất nông nghiệp kia sông Krông Ana. Hầu hết diện tích này là do người dân xâm canh dọc bờ sông thuộc địa phận 3 xã lân cận là Cư Kty (huyện Krông Bông) và Ea Yieng, xã Vụ Bổn (huyện Krông Pắc). Trước kia người dân dùng cầu khỉ và thuyền bè để đi lại, vận chuyển hàng hóa qua sông, nhưng hầu như năm nào cũng phải làm lại cầu do bị mưa lũ cuốn trôi. Cách đây 10 năm một số thôn trong xã đã tự chế ra cách đu dây cáp qua sông thay thế các phương thức cũ.
Ông Lê Văn Bình, thôn phó thôn 6, xã Hòa Phong là người đầu tiên “sáng chế” và đưa ý tưởng đưa người qua sông bằng dây cáp treo. “Còn hơn đấu sức với dòng nước xiết để chèo thuyền qua sông”, ông nói. “Một lần xem vô tuyến, tôi thấy đồng bào vùng Tây Bắc dùng ròng rọc để chuyển ngô sắn thu hoạch từ trên núi xuống đất, nên nảy ra ý áp dụng để băng sông. Gom góp được hơn 2 triệu trong nhà, tôi đầu tư hết mua dụng cụ cáp treo.
Mới đầu chỉ sử dụng cáp treo để vận chuyển nông sản, phân bón qua, chứ người thì vẫn phải đi thuyền bè. Đến khi xảy ra nhiều pha lật thuyền vô cùng nguy hiểm, tôi mới thử nghiệm cho người dân đu cáp treo qua sông và tôi cũng chính là người làm mẫu đầu tiên. Ban đầu ai cũng sợ, nhưng về sau họ nghĩ đi kiểu nào cũng nguy hiểm, thôi thì chọn cách đu ròng rọc qua cho nhanh. Người nào sợ thì cứ nhắm mắt phi liều, thế là dần dần cũng thành quen”, vị trưởng thôn nhớ lại.
Sông Krông Ana chỗ hẹp nhất để bắc dây cáp là 50m, chỗ rộng nhất là 80m, còn độ cao của dây cáp và mặt nước hơn 10m. Việc đặt điểm cáp treo phải phụ thuộc vào vị trí cao thấp hai bên bờ sao cho thuận tiện. Thường đặt một bên cao, một bên thấp cho có độ dốc trượt sang bờ bên kia. Mới đây để phục vụ nhu cầu băng sông nhiều hơn, các thôn đã mắc thêm dây để mỗi điểm có hai dây cáp đặt song song, một dây đi, một dây về. Hiện thôn 6 có 8 điểm cáp treo. Ông Bình còn thiết kế ra cả những loại lồng sắt có ghế để trẻ nhỏ cũng qua được; mỗi lần có thể đi từ 2 đến 3 người, độ va đập khi tiếp đất giảm hơn.
Kể từ khi có cáp treo, thuyền bè dần “tuyệt chủng”. Từ thôn 6, các thôn khác đã học theo, như thôn 5 có đến 9 điểm cáp treo. Có điểm người dân đu bằng cách ngồi trong lồng sắt, cũng có điểm chỉ cần dùng đến một sợi dây cột vào người và gắn với ròng rọc. Tiền làm cáp treo từ 5-7 triệu đồng đều do người dân tự “góp của góp công” dựng và sử dụng chung. Tuy nhiên do mỗi nhà có mục đích sử dụng khác nhau nên riêng ròng rọc thì nhà nào có, nhà ấy tự bảo quản và thiết kế sao cho phù hợp.
Mỗi ngày ông Bình ít nhất phải có 2 lượt đi và về bằng cáp treo qua sông. Do tốc độ nhanh, chỉ trong vòng vài phút là sang đến bờ bên kia nên ma sát rất lớn; cũng bởi thế mà để tiếp đất an toàn thì khi chạy sắp đến bờ, người đu cần dùng tay lắc qua lắc lại để ròng rọc giảm tốc độ. Đồng thời mặt hướng về phía trước để tránh va đập, chấn thương.
“Nhà tôi có gần chục héc ta gồm lúa, ngô và điều bên kia sông. Những khi vào mùa thu hoạch cả 4 người trong nhà đều đu qua bên đó; có ngày đu đến 8 lần. Không phải ai cũng dám đi bằng ròng rọc qua sông đâu. Phải có sức khỏe, nhất là cánh tay chắc mới đu được. Tôi vẫn phải tập cho tay dẻo dai bằng cách ngày nào cũng đu qua, đu về thành thói quen. Nếu không đu là hôm sau sẽ cảm thấy sờ sợ ngay. Đu dây qua sông chẳng khác nào diễn xiếc, tôi đu quen mà nhiều lúc còn rùng mình”, ông Bình nói.
“Đi kiểu này chẳng biết chết lúc nào”
Kể về sự nguy hiểm của việc “bay” qua sông, chị Võ Thị Hoa (40 tuổi) tâm sự: “Những lần mải làm, trời tối muộn là tôi ngủ luôn tại rẫy đợi đến sáng hôm sau mới dám về. Biết là nguy hiểm nhưng vì miếng cơm manh áo nên phải làm thế thôi, chứ đi kiểu này chẳng biết chết lúc nào”.

Trụ dây bằng gỗ vừa mục theo thời gian, vừa lỏng lẻo sau mỗi cũ tiếp đất.
Quan sát cho thấy các quãng sông đặt cáp treo đều rộng và nước chảy xiết kể cả là mùa khô. Trải qua mưa nắng nhiều năm, các thiết bị cáp treo tự chế này đã trở nên yếu vì han gỉ, ma sát bào mòn. Còn các trụ chốt đóng ở hai bên bờ cũng đã xuống cấp thiếu chắc chắn. Hầu hết người dân chỉ mải băng qua sông bằng ròng rọc mà ít để ý đến trụ chân cáp ở hai đầu sông. Nhưng thực tế thì sau những ngày mưa, không chỉ dây cáp bị gỉ mà đất ở hai chân trụ (làm bằng gỗ hoặc sắt) cũng lở ra, lượt người và lượng nông sản vận chuyển qua sông thì tăng lên.
Không chỉ có đàn ông mà còn cả phụ nữ, không chỉ là người lớn mà nhiều khi cả trẻ nhỏ. Chị Nguyễn Thị Mai (25 tuổi) cho biết, do hai vợ chồng chị ở riêng nên mỗi khi đi làm rẫy không có ai trông con hộ, đành cho con đu cáp treo theo cùng qua sông trong một cái lồng sắt đặc biệt.
PV đã làm một cuộc khảo sát nhỏ, thì có đến hơn 50 (nhất là phụ nữ và trẻ em) trả lời không biết bơi., nhưng vẫn “bay” qua sông mà không có lấy một thứ đồ bảo hộ. Đã rất nhiều người bị gãy chân, gãy tay, sứt đầu mẻ trán vì những cú tiếp đất rất mạnh. “Có lần tôi đu dây sang bên kia sông cắt cỏ, hì hục cả ngày được bao cỏ đầy, thế mà khi về thì “thành quả” rơi tòm xuống giữa lòng sông, may sao người vẫn sang được bờ”, chị Mai nhớ lại.
Khi chưa vào mùa vụ chỉ lác đác người qua sông, nhưng đến lúc thu hoạch thì số người, số lượt tăng lên rất lớn. Những tai nạn xảy ra khi đu dây là hết sức thường gặp: Dây cáp bị đứt, ròng rọc bị kẹt bi ngưng chạy làm người đu mắc kẹt, có khi ròng rọc long ốc khiến người đu rơi tòm xuống dưới nước…
Về độ nguy hiểm của đu dây qua sông, chính quyền địa phương đã có những khuyến cáo, thế nhưng địa phương cũng bất lực không giúp được gì. “Đã có nhiều trường hợp người dân đi ròng rọc rớt xuống sông, may được ứng cứu kịp thời nên không ai nguy hiểm đến tính mạng. Mong sao cấp trên quan tâm đầu tư kinh phí để người dân có một cây cầu kiên cố”, ông Nguyễn Minh Sơn phó chủ tịch xã Hòa Phong bày tỏ.
Cấp trên chưa đáp ứng thì dân “tự cứu mình”. Mới đây người dân thôn 5 đã tự góp tiền làm được cây cầu bằng sắt và ván. Nhưng vào mùa mưa, ai đi qua cây cầu tạm này đều thấy ghê người vì độ an toàn không cao, nước lũ có thể cuốn trôi bất cứ lúc nào, còn… tê hơn cả đu dây. Chính vì thế, niềm mong mỏi có một cây cầu để đi lại nối liền hai bên bờ sông càng trở nên bức thiết.
“Đang vào mùa mưa lũ nên nước chảy xiết hơn, người đu quen còn thấy hãi chóng cả mặt. Thực tế chẳng có người dân nào muốn đu dây qua sông đi làm cả. Ai cũng mong có một cây cầu thuận tiện đi lại để khỏi phải “đánh cược” mạng sống mỗi ngày”, ông Bình phản ánh.


Hỗn chiến trong viện, bác sĩ và bệnh nhân chạy tán loạn


Sự việc xảy ra vào tối 13/8, tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk khiến hàng chục y, bác sĩ cùng bệnh nhân một phen khiếp hoảng.

Hình ảnh truy sát tại phòng cấp cứu bệnh viện
Hình ảnh truy sát tại phòng cấp cứu bệnh viện
Sáng 14/8, có mặt tại Khoa Cấp cứu, các y, bác sĩ đã trở lại làm việc bình thường, tuy nhiên khi được hỏi về sự việc, nhiều người vẫn chưa hết hoảng sợ.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Yến kể lại: lúc đó khoảng 21 giờ 30, chừng 20 thanh niên đưa vào cấp cứu 3 nạn nhân nam bị thương do vật sắc nhọn đâm ở tay, cổ, đầu; có người cởi trần, máu đầm đìa.
Trong lúc các bác sĩ tiến hành sơ cứu cho các nạn nhân, nhóm thanh niên kia không ngớt to tiếng, quát nạt.
Bất ngờ, một nhóm thanh niên khác khoảng 10 người xông vào bệnh viện, có người không mặc áo, trên người bị nhiều vết thương máu me bê bết, lớn tiếng thách thức với nhóm thanh niên vào trước đó.
Khi các bác sĩ đang cấp cứu cho các nạn nhân chưa hiểu chuyện gì thì số thanh niên vừa vào ập tới, vơ các dụng cụ y tế như dao, kéo, banh trên xe đẩy cứu thương...để đánh nhau loạn xạ. Hai nhóm thanh niên liên tục truy đuổi nhau chạy quanh hành lang Khoa Cấp cứu.
Quan sát từ camera gắn tại phòng cấp cứu do phòng hành chính bệnh viện cung cấp, có thể thấy 2 nhóm thanh niên này rất hung hãn. Khi vừa vào bệnh viện, giáp mặt, họ lao vào ẩu đả loạn xạ, rượt đuổi nhau. Các y tá, bác sĩ tại phòng hành chính, phòng cấp cứu hoảng loạn bỏ chạy khỏi phòng.
Ngoài hành lang, nhóm thanh niên này truy đuổi nhau đến đâu, bệnh nhân, người đi chăm bệnh nhân đều phải dạt sang hai bên, khiếp đảm vì sợ bị vạ lây. Tại bệnh viện lúc này có một số bảo vệ, nhưng cũng chỉ đứng nhìn mà không ai dám làm gì.
Chỉ đến khi bệnh viện gọi cầu cứu lực lượng Cảnh sát 113, công an phường Tân Thành đến hiện trường, 2 nhóm thanh niên mới tản mác, bỏ chạy khỏi bệnh viện.
Bác sĩ Phan Văn Huynh – trưởng phòng tổ chức cán bộ cho biết, vụ đánh nhau đã gây náo loạn cả khoa Cấp cứu, các bác sĩ trong khoa đã phải trốn vào các phòng, đóng kín cửa; lực lượng bảo vệ không dám can thiệp bởi nhóm thanh niên quá hung hãn.
Trong lúc hỗn chiến, 2 nhóm thanh niên đã lấy đi nhiều bộ dụng cụ y tế của bệnh viện.
Cũng theo bác sĩ Huynh, vụ hỗn chiến khiến nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại khoa hoảng sợ, xin xuất viện hoặc đưa ra khỏi khu vực cấp cứu vì lo nhóm thanh niên tiếp tục quay lại.
Thông tin từ người dân cho biết, 2 nhóm thanh niên trên có thể ở phường Thành Công và Tân Tiến (TP. Buôn Ma Thuột); việc hỗn chiến có thể do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu.
Hiện tung tích nhóm thanh niên và nguyên nhân vụ việc đang được Công an TP. Buôn Ma Thuột xác minh, điều tra làm rõ.


Mực khô cháy khét lẹt, nghi trộn cả cao su


“Không loại trừ trong thành phần của sản phẩm có cả cao su non nhằm tạo độ kết dính,” một điều tra viên tiết lộ
Lưu huỳnh trong mực khô vượt 15 lần cho phépMực khô đẫm hóa chất, ruồi sợ không dám “bén mảng”
Cận cảnh số mực khô giả (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Mặc dù được đóng gói dưới hình thức mực khô xé sợi nhưng trong 69% thành phần của sản phẩm này lại là những chất chưa xác định được nguồn gốc, trong đó nghi ngờ có chứa cả cao su non.
Gần 2 tấn mực khô loại này được tập kết tại một kho hàng của ga Giáp Bát và trong khi đang chuẩn bị được vận chuyển vào phía Nam thì bị cảnh sát bắt giữ vào chiều 14/8.
Đó là thông tin từ Đội phòng chống hàng giả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an thành phố Hà Nội. Cụ thể, Trung tá Kiều Hữu Việt, Đội phó Đội phòng chống hàng giả, PC46 cho hay: Thực hiện kế hoạch của Công an thành phố Hà Nội về việc tập trung đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà nội, Đội phòng chống hàng giả đã phối hợp với Công an quận Hoàng Mai tiến hành kiểm tra kho B6 thuộc Ga đường sắt Giáp Bát. Kho này hiện được công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thắng (có địa chỉ tại đường Giải Phóng, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thuê làm địa điểm cất chứa hàng hóa.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan công an phát hiện trong kho có nhiều hàng hóa bao gồm mực khô xé và thuốc Đông dược không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thông qua kiểm đếm, cảnh sát xác định trong kho có 38 bao tải màu xanh chứa mực khô xé nhỏ do Trung Quốc sản xuất với tổng trọng lượng lên tới hơn 1.700 kg cùng 53 thùng cáctông chứa hơn 12.000 hộp thuốc các loại không có tem, nhãn phụ.
Khi ngâm nước, số mực dai như cao su (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Riêng đối với số mực khô xé, do nghi ngờ có dấu hiệu làm giả, cảnh sát đã gửi mẫu lên Viện Khoa học hình sự để tiến hành kiểm nghiệm, xác minh. “Kết quả cho thấy, thành phần của số mực khô xé này chỉ có 30,6% là protein, còn lại chiếm khoảng 69% hàm lượng là những chất chưa xác định được,” Trung tá Kiều Hữu Việt cho hay.
Đặc biệt, khi thử đốt cháy, sợi mực khô có mùi khét lẹt, còn khi ngâm với nước lại co dãn và đàn hồi như dây cao su. “Không loại trừ trong thành phần của sản phẩm có cả cao su non nhằm tạo độ kết dính,” một điều tra viên tiết lộ.
Theo cơ quan công an, số thực phẩm trên đã được làm giả một cách hết sức tinh vi khi có mùi vị và màu sắc giống hệt mực ăn thông thường. Toàn bộ gần 2 tấn mực này đang chuẩn bị được vận chuyển bằng tàu hỏa vào thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ thì bị bắt giữ. Trung tá Kiều Hữu Việt cảnh báo: Người tiêu dùng cần tránh mua và sử dụng những loại mực khô xé không rõ nguồn gốc, chất lượng hiện đang trôi nổi trên thị trường.
Đốt cháy có mùi khét lẹt (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Trước đó, trên địa bàn cả nước, đã xuất hiện nhiều nghi vấn về sản phẩm mực khô được làm giả nhằm trục lợi. Đặc biệt, vào tháng 8/2013 đội quản lý thị trường số 4 thuộc Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng trị phối hợp đã bắt giữ 1,5 tấn mực xé khô.
Qua kiểm tra, số mực trên không có mùi thơm đặc trưng của mực, sợi mực khô kéo giãn như dây thun. Đặc biệt, khi mang 4 mẫu mực này đi kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên-Huế thì cho ra kết quả: Thành phần mẫu gửi không phải là mực khô.

Biển số xe quân sự Việt Nam có ý nghĩa gì?


Các loại xe quân sự ở Việt Nam luôn có những dấu hiệu riêng và tấm biển số màu đỏ đặc trưng.
Các kí hiệu chữ cái xuất hiện trên biển số xe như AA, HB, KC, TM có ý nghĩa gì không? Chúng biểu thị cho cái gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, thậm chí có những cuộc tranh cãi thú vị xoay quanh chuyện “đoán già, đoán non” những kí tự trên tấm biển số màu đỏ đặc trưng của quân đội.
Chỉ cần tìm hiểu kỹ một chút, chúng ta dễ dàng biết rõ chiếc xe đó thuộc đơn vị, quân đoàn hay binh chủng nào?
Xe quân sự mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, đằng sau là dãy số
Về cơ bản, các xe mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, đằng sau là dãy số.
A: Chữ cái đầu tiên là A biểu thị chiếc xe đó thuộc cấp Quân đoàn. Ví dụ, AA là Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng, AB là Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang. AC: Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây Nguyên, AD: Quân Đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long, AT: Binh đoàn 12 – Tổng công ty Trường Sơn.
B: Bộ Tư lệnh hoặc Binh chủng. Ví dụ, BB là Binh chủng Tăng thiết giáp, BK (Binh chủng Đặc công), BH (Binh chủng Hóa học), BC (Bộ tư lệnh Công Binh), BT (Binh chủng Thông tin liên lạc), BP (Binh chủng pháo binh), BL (Bộ tư lệnh Lăng).
H: Học viện. Cụ thể, HA: Học viện Quốc phòng, HB: Học viện lục quân, HD: Học viện Kỹ thuật quân sự, HE: Học viện Hậu cần, HH: Học viện quân y.
K: Quân khu. Trong đó, KA (Quân khu 1), KB (Quân khu 2), KC (Quân khu 3), KD ( Quân khu 4 ), KV (Quân khu 5), KP ( Quân khu 7 ), KK ( Quân khu 9 ), KT (Bộ tư lệnh Thủ đô).
Chữ cái đầu K là xe thuộc các quân khu
Q: Quân chủng.QA (Quân chủng phòng không-không quân), QB (Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng), QH (Quân chủng hải quân).
T: Tổng cục. TC (Tổng cục Chính trị), TH (Tổng cục Hậu cần), TK (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng), TT (Tổng cục kỹ thuật), TM (Bộ Tổng Tham mưu).
Ngoài ra còn một số đơn vị có kí hiệu khá riêng biệt như: Biển VT là của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), PA: Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, PQ: Viện Kỹ thuật Quân sự (Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Quân sự).

Trung Quốc cùng lúc thử nghiệm 9 loại máy bay quân sự


Theo tạp chí QP Kanwa (trụ sở tại Canada), nhằm tăng cường khả năng chiến đấu và triển khai sức mạnh của lực lượng không quân, TQ đang thử nghiệm tới 9 loại máy bay.
Trung Quốc âm mưu chế tạo bản nhái “hung thần” AC-130?Hải quân TQ tiếp nhận hộ tống hạm tàng hình Type 056 thứ 15Báo Mỹ: TQ vẫn phải “hít khói” phương Tây về công nghệ máy bay
Một trong những loại máy bay trên là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc, J-20. Những hình ảnh được đăng tải trên một trang mạng quân sự của Trung Quốc cho thấy J-20 là mẫu tiêm kích đa năng được thiết kế cho cả nhiệm vụ chiến đấu trên không và tấn công mặt đất bởi nó có kích thước dài và lớn hơn các tiêm kích của Nga như Su-33 và Su-37.
Trung Quốc hiện đang thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không của J-20 thông qua việc tích hợp radar của nó vào máy bay chở khách Tu-204 do Nga chế tạo.
Tiêm kích J-20 số hiệu 2012Tiêm kích J-20 số hiệu 2012
4 loại khác trong số 9 loại máy bay trên bao gồm J-10B, J-11B, J-16 và J-15. Đây là những tiêm kích thế hệ 4 được trang bị cho không quân và hải quân Trung Quốc. Những máy bay ném bom chiến thuật như JH-7A và JH-7B hiện cung đang được thử nghiệm.
Tiêm kích J-16 đã trải qua các chuyến bay thử nghiệm trong vòng 3 năm qua. Nhằm rút ngắn quy trình này, Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã quyết định cải biến các hệ thống vũ khí của máy bay J-16. Sau khi J-20 và J-31 bắt đầu đi vào hoạt động, nhiệm vụ cơ bản của J-16 sẽ là chi viện hỏa lực tầm gần từ trên không cho các lực lượng bộ binh.
Máy bay vận tải Y-20Máy bay vận tải Y-20
Máy bay vận tải tầm trung Y-20 và máy bay cảnh báo sớm KJ-500 là 2 máy bay quân sự cuối cùng đang được thử nghiệm ở Trung Quốc. KJ-500 hiện đang được tập đoàn chế tạo máy bay Xi’an thử nghiệm tại sân bay Yanliang. Không giống như “người tiền nhiệm” KJ-200, máy bay KJ-500 hiện được thiết kế dựa trên máy bay vận tải hàng hóa Y-9. Tên chính thức của loại máy bay cảnh báo sớm mới này chưa được Trung Quốc xác định.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc trong một cuộc thử nghiệm

Chiêu gian lận vé máy bay ở Việt Nam


“Ăn bớt” tuổi của trẻ để gian lận tiền vé, dùng giấy tờ giả mạo đi máy bay giá rẻ bằng tên người khác… là những hiện tượng tăng đột biến trong những tháng đầu năm 2014.
Vi phạm có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Theo quy định của Hãng hàng không Vietnam Airlines, trẻ dưới hai tuổi chỉ phải trả 10% vé, từ hai đến 12 tuổi phải trả 75% vé. Còn các hãng hàng không giá rẻ hiện chỉ áp dụng hai loại giá, gồm giá vé đủ và miễn phí cho trẻ dưới hai tuổi. Chính điều này đã đánh vào lòng tham của một số hành khách.
Trong đó, nhiều gia đình đã “sáng tạo” cách thức tiết kiệm chi phí đi lại bằng chiêu dùng giấy khai sinh giả hoặc mượn giấy khai sinh của trẻ dưới hai tuổi để mua vé rẻ. Ví dụ như hành khách Nguyễn Thị Lý (ngụ Đắk Lắk, quê Nghệ An) có con là Cao Mỹ Duyên sinh năm 2011 nhưng sử dụng bản sao giấy khai sinh sửa năm sinh thành 2012 đi trên chuyến bay BL578 (Buôn Ma Thuột – Vinh) ngày 27/1, bị nhân viên an ninh phát hiện. Cũng trên chuyến bay này, hành khách Trần Thị Thúy Diễm (ở Đắk Nông) có con là Đậu Quỳnh Chi sinh năm 2011 nhưng đem theo bản sao giấy khai sinh sửa thành 2012.
Một chiêu gian lận để hưởng lợi khác là một số người vì tham vé giá rẻ (vé khuyến mại có tên người khác) nên đã gian dối trong việc nhờ địa phương xác nhận nhân thân “tên giả, người thật”. Để “qua mắt” lực lượng kiểm soát, họ khai tên người có vé rồi dán ảnh mình vào, lấy xác nhận địa phương.
Như trường hợp hành khách Hoàng Thị Nhung sử dụng vé, số ghế và giấy chứng minh nhân dân mang tên Lê Thị Chín làm thủ tục đi chuyến bay VJ8673, chặng Hà Nội – TP.HCM ngày 14/3. Hay trường hợp hành khách Trần Thị Dinh ở Hà Nam sử dụng vé máy bay và chứng minh nhân dân mang tên Phạm Thị Thương, quê Nghệ An, đi trên chuyến bay VJ8669, chặng Hà Nội – TP.HCM ngày 23/1.
Nhân viên an ninh hàng không kiểm tra giấy tờ của hành khách trước khi lên tàu bay.Nhân viên an ninh hàng không kiểm tra giấy tờ của hành khách trước khi lên tàu bay.
Theo quy đinh, tất cả trường hợp giả mạo giấy tờ đều bị hãng hàng không từ chối vận chuyển và hủy vé. Không chỉ bị mất số tiền đã bỏ ra mua vé, hành khách vi phạm còn bị cảng vụ hàng không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính từ 5 – 10 triệu đồng. Nếu tái phạm nhiều lần có thể bị cấm bay.
Đe dọa an ninh hàng không
Qua xác minh cho thấy, các trường hợp được phát hiện đều là những người ham vé rẻ, lợi dụng sự lỏng lẻo trong chứng thực giấy tờ nhằm tư lợi cá nhân, chưa có đối tượng tội phạm. Tuy nhiên, Cục Hàng không VN cho rằng đây vẫn là nguy cơ đe dọa an ninh hàng không cần được ngăn chặn. Nguyên tắc khách bay đúng vé, đúng người luôn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Tại những nước siết chặt an ninh như Mỹ, nhà chức trách hàng không chỉ chấp nhận một loại giấy tờ tùy thân để đi máy bay. Còn ở Việt Nam, hiện vẫn quy định bảy loại giấy tờ nhằm bảo đảm sự thuận tiện cho hành khách.
Từ thực trạng này, Cục Hàng không VN yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương xác minh và có hình thức xử lý đối với đại lý của hãng đã tiếp tay vi phạm. Đồng thời, Cục Hàng không VN đã đề nghị Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) siết chặt công tác xác nhận giấy tờ tùy thân ở cấp xã, phường. Qua xác minh, nhiều hành khách cho biết vẫn xin được giấy xác nhận nhân thân dù dùng tên và ảnh giả do quen biết hoặc nhờ làm giúp.
Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục Hàng không VN cũng yêu cầu nhân viên an ninh sân bay phỏng vấn 100% trường hợp đi qua cửa soi chiếu không xuất trình giấy tờ tùy thân thông thường như chứng minh nhân dân, hộ chiếu… mà sử dụng giấy xác nhận nhân thân có xác nhận của công an phường, xã.

Hoảng hồn tiêm “thần dược” làm đẹp chui tại Hà Nội


Chị em muốn làm đẹp trong tích tắc bằng các chất làm đầy để độn cằm, nâng mũi, bơm môi,… hiện được bán tràn lan trên thị trường, nguồn gốc mù mờ và giá rẻ như rau…
Không đủ tiền đến các thẩm mỹ viện lớn, bệnh viện uy tín, làn sóng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ “đập đi xây lại” đang khiến nhiều cô gái trẻ điên đảo trong ma trận phẫu thuật thẩm mỹ chui. Sự lựa chọn của họ dành cho những spa chui “tại gia”, những bác sỹ mù mờ về nguồn gốc, những ống thuốc hoàn toàn không được kiểm định an toàn hay không.
Được quảng cáo như một loại “thần dược” có khả năng hô biến gương mặt như ý muốn cho chị em, làm đẹp trong tích tắc bằng các chất làm đầy để độn cằm, nâng mũi, bơm môi,… hiện được bán tràn lan trên thị trường, nguồn gốc mù mờ và giá rẻ như rau…
“Hô biến vịt thành thiên nga” trong 10 phút
Sau hàng loạt các vụ việc biến chứng, thậm chí gây tử vong với người sử dụng, từ năm 1991, chất làm đầy vĩnh viễn silicone lỏng đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sau khi silicone lỏng bị cấm thì hàng loạt các “silicone con” đã được thay thế tức khắc.
Theo xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ không dao kéo hiện nay, các chất làm đầy có tác dụng độn cằm, nhấn mí, nâng gò má, nâng mũi, làm đầy má hóp, tạo môi dày, xóa nếp nhăn… như Restylane, Radiesse, Aquamid,… lại khá được ưa chuộng. Các chất này có tên chung là filler, tuổi thọ kéo dài từ 6 – 18 tháng, có tác dụng biến đổi gương mặt trong chốc lát mà không phải gây tê, gây mê, sau một thời gian có thể tự tiêu, khách hàng lại có thể tiếp tục “đập đi xây lại” gương mặt thoải mái.
Hiện nay, chất làm đầy được bán công khai trên mạng, tại các spa không đủ chức năng, thậm chí “tại gia” mà người bán, người tiêm đều không từng qua một trường lớp nào, giá cả cũng không cố định, mỗi nơi một mức giá.
Sau khi được giới thiệu đến mát xa mặt tại một spa trên phố H.M địa bàn quận Hoàn Kiếm, chúng tôi được nhân viên cửa hàng này “gạ” chỉnh sửa một số điểm trên gương mặt bằng chất làm đầy. Tôi tỏ ra ngạc nhiên: “Chị tưởng chỗ em chỉ mát xa thôi chứ lại còn thêm chức năng này nữa à?”. Nhân viên cửa hàng bật mí: “Cái này gọi là tiểu phẫu thôi, không nguy hiểm, gần như không biến chứng. Bên em làm thêm, hợp tác cùng các bác sỹ ở bệnh viện lớn. Giá rẻ hều mà”.
Theo quảng cáo của nhân viên này, chúng tôi được biết mức giá để nắn hàm khoảng 5 triệu đồng, nhấn mí 6 triệu đồng, nâng mũi 6,5 triệu đồng. Nếu khách đồng ý, có thể lấy địa điểm tầng 2 của spa làm nơi tiêm, chỉnh luôn”.
Một hình ảnh quảng cáo nâng cao sống mũi bằng chất làm đầy.
Trong lúc ngồi chờ, phóng viên được tiếp xúc với một vài khách hàng trẻ đang đợi đến lượt tiêm. Phòng tiêm và phòng tiếp khách chỉ cách nhau một bức rèm. Đến lượt, một cô gái có vóc dáng và gương mặt khá thanh tú bước vào.
Khách hàng được nằm trên một chiếc ghế dài như ghế dùng trong spa. “Bác sỹ” mặc blu trắng, cầm ống tiêm, panh có vẻ rất thành thục. Sau khi vệ sinh mặt, cằm, và mũi cho khách bằng một loại dung dịch như cồn, “bác sỹ” mới lôi ra một ống tiêm có dung dịch màu xanh, tiêm trực tiếp vào cằm và vào mũi của cô gái. Vừa tiêm, “bác sỹ” vừa dùng tay nắn, chỉnh, kéo dài sống mũi, cằm cho khách. Toàn bộ thời gian chỉ mất chừng 10 phút.
Sau khi hoàn tất, cô gái kêu đau và ngồi dậy, hỏi “bác sỹ” có cần phải chườm đá không thì nhận được câu trả lời: “Cái này em chịu khó chút đi, tiêm xong phải để cho nhiệt độ của filler bằng với nhiệt độ của cơ thể thì mới hiệu quả”. Khi cô gái bước ra ngoài, tôi thấy cằm và mũi cô này đỏ tím hẳn lên. Được biết, để hết tình trạng này sẽ phải mất vài ngày mới hoàn toàn bình phục.
Mua “thần dược” dễ hơn mua rau
PV đã gọi đến số điện thoại 094207xxxx được cho là “đầu nậu” cung cấp các chất làm đầy với giá “bèo” nhất. Đầu dây bên kia, người nhấc máy tự xưng là Mỹ Dung. Cô không ngần ngại “khoe” thành tích đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp chất làm đầy để nâng mũi, chỉnh sửa bơm môi, xóa nếp nhăn cho rất nhiều khách hàng và hàng loạt spa, thẩm mỹ viện lớn nhỏ tại Hà Nội.
Quảng cáo bán lẻ, bán buôn “thần dược” tràn lan trên mạng.
Khi PV gợi ý muốn trực tiếp trao đổi cụ thể số lượng hàng và xem xét các loại giấy tờ chứng minh hàng nhập khẩu từ Pháp và được bộ Y tế cấp phép, người bán tỏ ra khá e dè. Cô ta lấy lý do nhà ở ngoại thành Hà Nội, tít mạn Dương Nội. Nếu muốn mua chất làm đầy, khách hàng phải chuyển khoản, sau đó Dung sẽ cho người chuyển hàng đến tận nơi. Khách mua lẻ cũng phải chuyển khoản trước rồi Dung sẽ cung cấp số điện thoại của một bác sỹ chuyên nhận tiêm chất làm đầy.
Sau khi nhận hàng, hoặc giao dịch với bác sỹ, khách hàng chỉ cần cung cấp địa chỉ, bác sỹ sẽ đến tận nhà tiêm cho khách, hoặc hẹn tại một thẩm mỹ viện trên đường Hàm Long (Hà Nội) và trả thêm chi phí tiêm cho bác sỹ với giá 1 triệu đồng.
“Chị cứ yên tâm, trên facebook của em có rất nhiều khách hàng chụp ảnh, khen ngợi chất làm đầy do em cung cấp. Em có đầy đủ chứng nhận đảm bảo của bộ Y tế về các chất này. Bác sỹ tiêm chất làm đầy là người đã làm việc, hợp tác với nhiều thẩm mỹ viện lớn trên địa bàn Hà Nội và đang làm ở bệnh viện Thanh Nhàn”, Dung cho biết.
Mức giá do Dung rao bán rẻ hơn khá nhiều so với mức giá tiêm dịch vụ tại các thẩm mỹ viện. Cụ thể, một ống Restylane là 3 triệu đồng/ml, 1 ống 0,8cc radies là 290USD. Hình thức tiêm nâng mũi, độn cằm hết khoảng hơn 1ml, còn nếu tiêm xóa nhăn mắt, khóe môi thì chưa đến 1ml, tính ra mức giá rẻ hơn hẳn so với các tiểu phẫu thẩm mỹ “dao kéo” khác. Dung quảng cáo nếu giao buôn từ 5 hộp trở lên với mức giá còn “bèo” hơn rất nhiều.
Khi PV ngỏ lời muốn gặp trực tiếp bác sỹ rồi mới đặt hàng, Dung ngần ngại: “Chị cứ đặt hàng trước, đặt lịch trước với bác sỹ rồi gặp sau. Bác sỹ còn bận việc cơ quan nên không ở spa 24/24h được”. Cũng theo Dung, việc phối hợp với các bác sỹ ở bệnh viện lớn như Thanh Nhàn, khách hàng có thể yên tâm: “Nếu gặp rủi ro, mình còn biết chỗ mà đến bắt đền”.
Có thể gây mù nếu tiêm xung quanh mắt
Trong tháng 3/2014, cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ đã đưa ra khuyến cáo, bơm chất làm căng da và xóa nếp nhăn vào vùng trán có thể gây tổn thương mắt. Tại Mỹ cũng đã có ba trường hợp bị mù sau khi làm thủ thuật này. Do đó, FDA chỉ cho phép sử dụng những chất làm đầy này ở phần giữa của mặt (mũi) hoặc xung quanh vùng miệng.