Thursday, October 20, 2016

Tự đốt thẻ tài xế taxi Mai Linh để phản đối hành vi đồng loã với công an và Formosa

CTV Danlambao – Một tài xế taxi Mai Linh đã tự đốt thẻ nhân viên của mình sau khi lãnh đạo công ty này từ chối phục vụ những người dân khiếu kiện Formosa hôm 18/10/2016.

Trong một đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên facebook, người tài xế này lên tiếng chỉ trích ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh vì đã “quá hèn” và “chỉ nghĩ đến bản thân”.

“Hôm nay tôi sẽ chính thức tẩy chay Mai Linh, tôi sẽ đốt tấm thẻ của tôi cho ông thấy. Tấm thẻ này đối với tôi không còn tác dụng gì nữa.

Tôi ủng hộ cha Đặng Hữu Nam, và tôi ủng hộ người dân Hà Tĩnh khiếu kiện đòi Formosa cút khỏi Việt Nam. Chào ông!”, người tài xế này nói. 

60 chiếc taxi đã được thuê để chở người dân đi kiện Formosa
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh xuất hiện lời kêu gọi tẩy chay Mai Linh vì ban giám đốc công ty này đã tiếp tay cho công an ngăn cản người dân đấu tranh đòi công lý sau thảm hoạ cá chết.

Trước đó, vào sáng ngày 18/10/2016, khoảng 1 ngàn người dân Quỳnh Lưu – Nghệ An đã thuê 60 chiếc taxi, trong đó có nhiều xe của hãng Mai Linh để đưa bà con tiến về toà án Kỳ Anh – Hà Tĩnh nộp đơn khiếu kiện Formosa.

Trên đường đi, ban giám đốc Mai Linh đã gọi điện thoại cho các tài xế và ra lệnh phải từ chối chở khách, nếu không sẽ bị mất việc. Do lo sợ bị ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo, các tài xế đã buộc phải làm theo yêu cầu này. Thậm chí, nhiều người dân còn bị bỏ mặc giữa đường.

"Đặt hàng 500 chiếc xe khởi kiện Formosa"

Ngay sau khi thông tin này được loan tải trên các mạng xã hội, dư luận tỏ ra hết sức phẫn nộ trước thái độ hèn nhát, bất lương của ban giám đốc Mai Linh. Nhiều người tuyên bố tẩy chay sử dụng dịch vụ của hãng taxi này.

Trong thông cáo phản hồi hôm 19/10/2016, ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh lại cho rằng thông tin trên là “hoàn toàn không đúng sự thật”.

“Chúng tôi cũng không loại trừ khả năng có kẻ xấu muốn vin vào một hành vi không đúng mực hay phát ngôn không đúng sự thật của một lái xe nào đó trong Mai Linh để làm hại uy tín của cả Công ty”, thông cáo này viết.

Ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh
Tuy nhiên, một nhân chứng có mặt trong buổi sáng ngày 18/10/2016 khẳng định:“Giám đốc công ty Mai Linh gọi điện nói rằng tất cả các xe bắt khách tại An Hoà sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, và gọi điện riêng từng người một, nếu ai chở sẽ mất việc”. “Tất cả phải trả khách để trở về xưởng của Mai Linh làm giấy lại”.

Phản hồi trước thông cáo trên của ông Hồ Huy, linh mục Đặng Hữu Nam nói rằng:

“Với ngài Hồ Huy, nếu ngài tôn trọng pháp luật và thấy việc khởi kiện của chúng tôi không sai với bất kỳ điều khoản nào trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam, và ngài cũng tuyên bố rằng đó là sự vu khống và nói lên quan điểm của xã hội văn minh rằng: việc kinh doanh là kinh doanh, lấy giá trị thặng dư kinh tế làm thước đo phục vụ cho khách hàng và không liên quan đến chính trị.

Nếu vậy thì nhân đây, tôi cũng công khai đặt hàng ngài giám đốc một lần 500 chiếc xe Mai Linh chở chúng tôi đi khởi kiện Formosa.”

Hiện không rõ ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh có dám chấp thuận về lời đặt hàng như trên của linh mục Đặng Hữu Nam hay không.

Nghệ An dương cao ngọn cờ tổ khi xuất chinh đánh đuổi Formosa!

Hậu duệ Trưng Vương SG (Danlambao) - Lên mạng đọc tin về cuộc xuất hành đi kiện Formosa lần thứ hai, khởi phát từ giáo xứ Phú Yên Hà Tĩnh, do Cha xứ Đặng Hữu Nam và bà con giáo dân vào ngày 18/10/2016, tôi hoa mắt kinh ngạc về một rừng cờ ngũ sắc khác thường, thay vì cờ Hội Thánh màu vàng-trắng thường lệ. Quái lạ! Thế này có nghĩa gì?

Khi xem tin, tôi chăm chú nhìn đội quân Phú Yên đứng nghiêm trang bên rừng cờ ngũ sắc để nghe lời hiệu triệu của vị thủ lãnh là LM Nam, tôi vẫn chưa thể nghĩ ra, chỉ biết đó là cờ truyền thống của nước Việt, thường được treo trong các dịp lễ hội. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ cha xứ và giáo dân Phú Yên coi cuộc xuất chinh để dẹp con ác quỷ Formosa của Tàu cộng là lễ hội sao”? Dứt khoát không phải thế, vì cuộc chiến cam go và đầy đau thương mới bắt đầu, đâu đã kết thúc với chiến thắng gì mà đã mở hội ăn mừng? Tôi tìm hiểu qua mạng Youtube, và đã đọc được những tựa đề như: Cờ Tổ “Ngũ Sắc Tinh Kỳ” đã xuất hiện! Tổ Tiên đã hiển linh để bảo vệ quê hương! Nước ta sẽ không thể mất!... Và tôi như người chết đuối vớ được phao, khi nhận biết đó là Cờ Tổ, Quốc Kỳ tiên khởi của cha ông, của giòng giống VN từ những thời dựng nước và giữ nước! Tôi bàng hoàng, rồi xúc động đến trào nước mắt, khóc như một đứa trẻ lạc mẹ vừa tìm lại được! Tôi thật khâm phục cha xứ vì những suy nghĩ sâu sắc trong việc chọn cờ hiệu cho cuộc khiếu kiện và biểu tình tống đuổi Formosa, khiến nêu cao tinh thần dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, và hồi tưởng đến Tiền nhân, những vị anh hùng đã dày công gây dựng và bảo vệ giang san VN và để lại cho con cháu ngày nay. Những ngọn cờ ngũ sắc đó là cả một lịch sử oai hùng của dân tộc Việt từ thời Trưng, Triệu, Hưng Đạo, Quang Trung… Sự xuất hiện của lá cờ năm sắc (tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), là biểu tượng của dân tộc, tự nó đã phát đi một lời kêu gọi những người con Việt hãy nhớ về tổ tiên, nguồn gốc, và đoàn kết chống quân thù, bảo vệ non sông như cha ông đã làm, đồng thời cũng nhắc cho kẻ phản quốc hại dân và quân thù xâm lược rằng: chúng bay hãy coi chừng, dân tộc này tuy hiền nhưng không hèn, tuy nhân đạo, nhưng cương quyết với quân thù, nhất là khi nước nhà bị lâm nguy, dân tộc bị đe dọa! Cũng xin cảm ơn những người đã đóng góp cả trí tuệ và tấm lòng cho việc chung quan trọng và thiêng liêng này: việc bảo vệ sự sống còn của dân tộc, và sự trường tồn của giang sơn trước sức phá hoại kinh hoàng của Formosa, công cụ của Tàu cộng.

Ra quân đi kiện Formosa phá hoại môi trường và sự sống: đây có phải là một cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc nội xâm lẫn ngoại xâm không? Vâng chính là thế đó! Formosa thực chất chẳng phải là một nhà máy sản xuất thép đúng nghĩa, mà chỉ là công cụ phá hoại trá hình của Tàu cộng đưa vào VN, để chúng tồn chất phế thải từ nước chúng đưa vào VN hầu giết biển, phá hoại môi trường sống, cắt đứt công việc làm ăn của hàng triệu người dân, nhất là để ngư dân không thể đi đánh bắt hải sản, bỏ trống biển cho chúng tự do xâm lấn! Ngoài ra, qua Formosa, chúng còn tuôn hàng trăm hàng triệu tấn chất độc từ nước của chúng thải ra, đưa vào lén lút chôn vùi trong đất của ta, để những chất độc hại này thấm vào lòng đất mà sát hại dân ta! Còn có lời suy đoán bọn CS cố tình xả lũ gây ngập lụt để chất độc đã chôn giấu mau tan, và dập dân chết sớm hơn, do hết độc hại đến lụt lội! Điều đó không chừng là đúng, vì bọn vô thần bất nhân CS có gì mà chúng không dám làm? Bọn ngoại xâm Tàu cộng làm được như vậy là nhờ bọn VC trong nước tiếp tay, nhận tiền và nhận lệnh tên chúa quỷ Tàu để đưa chúng vào phá hoại đất nước. Đích thân bọn tà quyền VC, chúng ngăn cấm dân không cho kiện Formosa, bằng lực lượng CA, bộ đội, chó săn trùng trùng điệp điệp để uy hiếp dân, và ngăn chặn đoàn dân đi kiện, như vậy không rõ ràng bọn chúng là nội thù và ngoại xâm thì là gì nữa?

Cuộc xuất chinh này không do một vị tướng lãnh quân đội với quân phục gắn đầy huân chương, cấp bậc cầm đầu, mà lại do một Linh Mục CG với bộ áo đen đơn giản, nhưng đặc biệt bên cạnh còn có bàn thờ Đức Mẹ Maria lung linh ánh nến và những dải cờ hoa, Mẹ như một Nữ Tướng, là linh hồn của đội binh gồm toàn những giáo dân đủ thành phần già trẻ, trai gái, tất cả đều nghiêm chỉnh nghe mệnh lệnh của cha xứ trước khi “vào trận”. Cha Nam khác nào một vị tướng điều binh, tuy không uy nghi dũng mạnh, nhưng từ tốn, nghiêm nghị, và tỏ ra đầy kinh nghiệm, đầy trách nhiệm với “quân sĩ” của mình, đúng tư cách của một chủ chăn CG hơn là một tướng lĩnh quân đội. Cha đã dặn dò bà con từ cách đi đứng, cách biểu thị, cách hô khẩu hiệu…, tất cả trong trật tự và bất bạo động, nhưng nhất là luôn luôn phải để mắt xem chừng những kẻ mà bọn cầm quyền sẽ gài quân gian của chúng vào để phá phách, gây hỗn loạn để có cớ ra tay đàn áp giáo dân! Cha gửi gấm mọi người trong tay Chúa quan phòng gìn giữ, dặn dò nhắc nhở mọi chiến hữu… bất đắc dĩ và không có súng đạn này, phải luôn cậy trông, kêu cầu Đức Mẹ cùng đồng hành và bảo vệ chở che. Cha lôi hết cả kinh nghiệm của những kỳ biểu tình chống Formosa lần trước ra dặn dò bà con, với đầy vẻ lo âu, sợ con chiên của mình bị sa vào tay sói dữ! Nghe mà tôi muốn phát khóc! Và khi Giáo dân cất cao lời kinh, tôi cũng đọc theo, hát theo với lòng thành khẩn, xin Chúa đồng hành và bảo vệ đội quân Thánh Giá trong cuộc Thánh Chiến với loài satan quỷ đỏ, chống Chúa hại dân này. Nhìn rừng cờ Tổ “Ngũ Sắc Linh Kỳ”, tôi vô cùng xúc động, và như cảm thấy đâu đây hồn sông núi, anh linh của Tổ Tiên đang hiện diện để bảo vệ non sông, che chở cho đám cháu con Lạc Hồng, đang vì sự sống còn của dân tộc, sự trường tồn của Tổ Quốc thân yêu VN mà ra trận, theo gương anh dũng của Tiền nhân.

Tôi đau xót mà nghĩ rằng, lẽ ra cuộc chiến sinh tồn này là phải do quân đội VN, do những kẻ cầm quyền lãnh đạo đất nước, chứ không phải là đám dân lành tay không vũ khí, kể cả đàn bà con nít thế này! Lẽ ra người cầm quân phải là một tướng lãnh quân đội dày kinh nghiệm chiến đấu với quân thù, chứ không phải một Linh Mục chuyên chăm giảng đạo, cử hành Thánh lễ, cổ vũ tình đoàn kết yêu thương như cha xứ Đặng Hữu Nam! Kẻ ra lời hiệu triệu trước ba quân tướng sĩ lẽ ra phải là vị tổng thống, chủ tịch nước, người đứng đầu quốc gia, giống như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng ra lệnh xuất trận đánh kẻ thù xâm lăng Hoàng Sa năm 1974, khi quân Tàu cướp biển đảo của VNCH, và chính ông là người ban lời hiệu triệu, động viên tinh thần quân đội khi xuất quân giệt giặc! Nhưng giờ thì hỡi ôi! Quân đội mang tên là “nhân dân”, sinh ra từ nhân dân, sống bởi tiền lương của nhân dân, được đất nước VN chở che bảo dưỡng, giờ này các người đang ở đâu? Thôi, ai cũng biết rồi: các tướng tá thì đang xếp súng gươm, lo vùi đầu vào việc kinh doanh làm giàu, cùng với bọn lãnh đạo đục khoét đất nước, cướp bóc đất đai của dân, chiếm sân bay làm khu nghỉ dưỡng, sân golf, khách sạn, xây dinh thự riêng, hay ngập chìm trong những đam mê hoan lạc với những chân dài chân ngắn, rượu quý gái đẹp, mà quên cả trách nhiệm với đồng đội, với cấp dưới, nhất là quên dân quên nước, hoặc tệ hại hơn, còn đi quy lụy, bắt tay, tuân lệnh thằng giặc Tàu mà giết dân, bán đứng Tổ Quốc, phá hoại tiền đồ của ông cha để lại! Còn nhóm quân nhân cấp thấp hơn thì đi làm tôi mọi, làm lính bảo vệ bọn cướp CS mà đánh dân, đuổi xô dân, xới ủi mồ mả cha ông, giật sập chỗ ở trú mưa che nằng của dân, để cho những thằng tư bản đỏ cướp đất ruộng, nhà cửa của dân, trong khi biển đảo thì bỏ trống, hay chỉ giao cho nhóm lính quèn mà lương lậu, ăn hưởng chẳng có gì, nhưng nhiệm vụ thì gian nguy, có thể bị bỏ mạng ngoài biển khơi bất cứ lúc nào quân thù tràn đến! Ngày xưa quân và dân như cá với nước, ngày nay tình quân - dân như kẻ thù kẻ địch! Ngày xưa quân đội khi có dịp về thủ đô hay về làng xóm thì dân chúng mừng mừng tủi tủi ra tiếp đón niềm nở như tiếp người ân, còn hơn cả người thân, ngày nay dân nhìn quân mà lòng hận thù tràn ngập! Người dân bây giờ khó mà nhìn thấy bóng dáng quân đội, vì chúng lẩn trốn đâu hết rồi, chỉ còn le que mấy đứa “trẻ lính” mới nhập ngũ, không lý tưởng, không ý nghĩa, và thất thểu như trẻ nhỏ bị bỏ rơi bởi cấp trên, bởi đồng bào, vì không còn thuộc về dân! Còn cấp lãnh đạo đất nước ư? Chúng là bọn tà quyền “cướp sạch” của dân nước, là kẻ thù không đội trời chung của dân, là kẻ ác đức bất nhân, là kẻ cõng rắn cắn gà nhà, vì ngoài việc chúng vơ hốt tiền của làm giàu trên xương máu của dân, chúng còn đang tâm bán rẻ đất nước cho thằng quỷ đỏ Tàu cộng, là quan thày chăn dắt bảo vệ cho chúng! Đó là một bọn mafia, một tập đoàn tội phạm mà dân thâm thù tận xương tủy! Bởi vậy, trách nhiệm tranh đấu bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ sự sống của người dân, chỉ còn cậy trông vào những Linh Mục nhiệt thành việc Chúa, nhưng con số này rất ít, những chủ chăn chân chính chỉ đếm trên đầu ngón tay! Chúng tôi nói “chủ chăn chân chính”, hầu phân biệt với những “chủ chăn thuê” , là chính lời của Chúa nói, tên Chúa đặt, để chỉ những người tu hành ăn cơm nhà Chúa nhưng múa theo… đời, hay vô tâm lãnh cảm trước sự lâm nguy của dân tộc, sự khốn đốn của người dân, sự bất công của xã hội, quên cả bổn phận đã nhận lãnh trước Chúa và Giáo Hội, là đồng hành với người khổ đau cùng khốn! Nhiều người GD than phiền rằng Giáo Hội CG VN bây giờ thiếu hẳn những chủ chăn nhiệt thành và can đảm như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, hay Đức TGM Nguyễn Kim Điền! Không những họ thiếu dấn thân, mà còn chậm chạp trong cả việc kêu gọi cứu trợ những người đói lạnh đang bị ngập chìm trong bão lũ, thậm chí keo kiết, nhu nhược, không dám tổ chức Thánh Lễ hay cầu nguyện tập thể cho đồng bào nạn nhân miền Trung bị hại bởi Formosa, đi khiếu kiện bảo vệ sự sống mà bị ngăn chặn, trấn áp! Nhiều khi những vị chủ chăn chân chính còn bị cô lập, phê phán một cách bất công! Thật đáng buồn tiếc cho Giáo Hội, và tội nghiệp cho Chúa! 

Chúng tôi nói thế cũng để nhắc nhở các tôn giáo khác, và đại đa số người Việt đủ mọi thành phần, nhất là những thành phần trí thức, thương gia, đại gia, những kẻ làm giàu bất chính, những kẻ theo đóm ăn tàn CS, bám chân kẻ cướp để cướp theo, hại dân hại nước, vô tâm vô cảm, cụ thể phải nêu đích danh bọn dựa lưng CS để khai thác khoáng sản, lâm sản, bọn chủ các đập thủy điện đã phá tan tành đất nước, sát hại đồng bào!

Chính những thành phần vừa kể trên, đã đứng về phía kẻ thù, kẻ cướp, hay tiếp tay với chúng để đẩy đưa đến cảnh khốn cùng của đồng bào, lầm than của đất nước! Trách nhiệm các người sẽ phải lãnh chịu trước lương tâm, trước Thượng Đế và trước đồng bào, Tổ Quốc và lịch sử!

Chúng tôi thiết tha kêu gọi tất cả những người Việt còn lương tâm ở trong và ngoài nước, cả những quân nhân, trí thức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà chính trị…, có GỐC VIỆT đang sinh sống trên toàn thế giới, hãy hướng về quê hương, đồng bào trong cơn khó nguy, nhất là trong thời gian thập phần nguy hiểm của Tổ Quốc, có thể nay mai mất vào tay kẻ thù phương Bắc, đưa toàn dân ta trở thành dân nô lệ, sống không bằng chết trong tay loài ác quỷ Tàu cộng! Xin mọi người hãy đừng quên Tổ Quốc, dứt bỏ cội nguồn, vì mọi người chúng ta đều mang ơn Tổ Quốc đã sinh ra, cưu mang từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cả chúng ta! Đừng để quê hương VN thân yêu này bị xóa tên trên bản đồ thế giới, thì tội của chúng ta rất nặng nề đối với tổ tiên, và cả với con cháu sau này! Mong mọi người cùng chung lòng góp sức cứu nguy Tổ Quốc, dân tộc! 

Hẹn mọi người ngày đoàn tụ trên quê hương thân yêu VN, trong ngày vinh quang sắp tới.

19.10.2016

Biết rồi khổ lắm nói mãi

Phạm Trần (Danlambao) - Bệnh di căn Tham nhũng chưa trị xong mà trận cuồng phong “tự diễn biến” và “tự chuyền hóa” đã vùi dập đảng đến thập tử nhất sinh thì liệu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) có qua khỏi cơn bĩ cực này chăng?

Đó là mối ưu tư hàng đầu đang đè nặng lên giới Lãnh đạo nhà nước Việt Nam, đứng đầu bởi Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng.

Tình trạng này đã thể hiện trong Thông báo kết thúc Hội nghị Trung ương 4, khóa XII, từ ngày 09 đến 14/10/2016 về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.”

Lý do đảng phải triệu tập Hội nghị này, vì theo lời ông Trọng: "Tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường."

Nên biết cách nay 4 năm (2012), Khóa đảng XI cũng họp lần thứ 4 để bàn và ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. 

Nghị quyết của Hội nghị này, phổ biến ngày 16/1/2012, thừa nhận: "công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ."

4 NĂM TRƯỚC NHƯ THẾ NÀO?

Ngoài chuyện quen thuộc đổ tội cho “các thế lực thù địch chống phá” và “mặt trái của kinh tế thị trường” đã làm xiêu lòng những cán bộ đảng viên thiếu bản lĩnh, đảng cũng thú nhận còn có các yếu tố chủ quan như:

1.- “Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”

2.- “Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ; chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém.”

3. “Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn hình thức, chưa đủ sức động viên và thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng của cán bộ, đảng viên; một số nơi có tình trạng những việc làm đúng, gương người tốt không được đề cao, bảo vệ; những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc. Vai trò giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao.”

Sau đó, đảng ra lệnh cho toàn đảng ưu tiên hàng đầu phải: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.”

KHỦNG HỎANG 2016

Nhưng 4 năm trôi qua mà mọi chuyện vẫn như nước chảy qua cầu. Tình trạng suy thoái toàn diện của cán bộ, đảng viên đã xuống cấp và tồi tệ hơn bao giờ hết. Thông báo Hội nghị 4 năm 2016 cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống thể hiện ở chỗ: sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, ham quyền lực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân."

Như thế thì đảng CSVN đã mục nát để tan hoang chưa hay còn xứng đáng hồi sinh?

Nhưng suy thoái, xuống cấp bắt nguồn từ đâu? Ban Chấp hành Trung ương giải thích: "Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, bắt nguồn từ việc bản thân cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng; sa vào chủ nghĩa cá nhân, quên mất trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể. Quản lý cán bộ, đảng viên còn lỏng lẻo. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, chậm đổi mới, kém hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi chưa thường xuyên, không nghiêm túc. Chưa phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của nhân dân trong việc giám sát, phản biện, góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các hình thức khác."

Như vậy thì có gì mới đâu, nếu so với Nghị quyết năm 2012? Toàn là những chứng bệnh ai cũng đã “biết rồi khổ lắm nói mãi”!

Vậy giải pháp lần này của đảng là gì? Ban Chấp hành nói họ đã: "Thống nhất tập trung vào 4 nhóm: Về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, "lợi ích nhóm".

Cũng chẳng có gì là bộc phát, mới mẻ gì. Chuyện “tự phê bình và phê bình” rất ồn ào trong nội bộ đảng khóa XI cũng chẳng “chết thằng Tây nào”. Rồi phong trào chống “chủ nghĩa cá nhân” cũng chỉ để đẻ thêm ra “lợi ích nhóm" để nuôi tham nhũng ăn béo ngủ ngon.

THAM NHŨNG - VÒI BẠCH TUỘC

Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN), tổ chức tại Hà Nội ngày 12/7/2016 Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã nói hụych toẹt rằng: "Cùng với những kết quả đạt được, công cuộc đổi mới đất nước đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Công tác PCTN hiện nay chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng; tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo."

Ông Phan Văn Sáu, Tổng thanh tra chính phủ báo cáo trong suốt 10 năm đã phát hiện gần 60.000 tỉ đồng tham nhũng và trên 400 ha đất. Nhưng đến nay chỉ thu được là gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất.

Báo trong nước viết: "Việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp, theo báo cáo là do nhiều nguyên nhân, việc điều tra án tham nhũng rất phức tạp và khó khăn; nhiều trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra trong thời gian lâu mới bị phát hiện, đối tượng đã cất giấu, tẩu tán tài sản."

Vì vậy, ông Sáu cho biết: "Qua 10 năm, tỷ lệ kê khai tài sản đạt 99,5%, đã xác minh được gần 5.000 trường hợp trong đó đã phát hiện xử lý, kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực."

Chỉ tìm ra có 17 người khai không thật trong 10 năm thì quả là mắt đảng cũng cần phải thay. Tuy nhiên ông Sáu cũng đã nhìn nhận:”Trong những năm gần đây, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hàng năm đều tăng nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với số tài sản bị chiếm đoạt.”

Tổng Thanh tra Chính phủ đã nói thật lòng, nhưng không bằng những tuyên bố của Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC).

Ông Độ nói thẳng: "10 năm qua, tham nhũng ngày càng “phát triển”, hầu như lĩnh vực nào cũng có, quy mô rất lớn khi có những vụ lên tới cả nghìn tỷ, chục nghìn tỷ, còn tính chất cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế tôi cho rằng phải sớm thành lập Ủy ban Điều tra tham nhũng độc lập và có sức mạnh." (theo báo Dân Trí, 16/08/2016)

Ông Độ đã đề nghị như thế tại cuộc họp thẩm tra dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) mà cả ông và nhiều người khác đã phê bình “không có gì mới và sẽ chẳng giải quyết được những việc cần phải làm.”

Tướng Độ nhận xét: "10 năm qua, mặc dù chúng ta có nhiều cơ quan chỉ đạo của Đảng, các cơ quan chống tham nhũng ở Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ, VKSND Tối cao, cơ quan thanh tra ở các bộ ngành, địa phương nhưng thực tế đều hoạt động không hiệu quả. Đối tượng tham nhũng đều là những người có chức vụ, quyền hạn, đặc biệt trong những vụ tham nhũng lớn thì “dây mơ rễ má” rất lớn, những tổ chức, cơ quan thông thường không đủ quyền lực, quyền hạn để phát hiện, điều tra và xử lý."

Ông nói: "Đặc biệt là việc phát hiện tham nhũng thông qua kiểm toán, thanh tra, phải có cơ quan áp dụng điều tra đặc biệt để đưa những vụ án đấy ra ánh sáng. Có như vậy công cuộc đấu tranh chống tham nhũng mới hiệu quả hơn."

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, khi còn tại chức, đã than phiền có những cán bộ, đảng viên "ăn của dân không từ cái gì". Rồi nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cũng đã từng nói trước diễn đàn Quốc hội rằng "tiền ăn, chơi, chạy chạy không phải từ tham nhũng thì từ đâu?"

Ngay đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói: "Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng... Lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc... Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu" (báo VNNET,27/09/2013) 

TỪ TỔNG TRỌNG ĐẾN ÔNG HUYNH

Rồi bây giờ, 3 năm sau, vào ngày 17/10/2016 ông vẫn thản nhiên than phiền với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội: "Đây là vấn đề lớn, đặt ra từ lâu, nay lại tiếp tục lưu ý, nói phải đi đôi với làm…Chúng tôi tha thiết muốn làm hiệu quả, vì nói mà không làm là mất uy tín, không của cá nhân ai mà của Đảng, Nhà nước. Nhưng thực tế vô vùng khó khăn. Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta. Ai dám nhận kỷ luật, chỉ kiểm điểm nghiêm túc rồi thôi".

"Thực tế cuộc sống là thế nên chống tham nhũng chưa được như mong muốn. Ta phải kiên quyết, kiên trì, làm đi làm lại như đánh răng rửa mặt hàng ngày, bình tĩnh và thông cảm với cái chung".

Rồi ông kêu gọi: "Mỗi người tự xem mình có suy thoái không, có thích khen sợ chê không, có tham ô, có ham chức quyền không?" (báo VnNet, 17/10/2016)

Nghe ông Tổng Bí thư nói, có lẽ nhiều kẻ tham nhũng đã cười khà bên bàn nhậu đâu đó ở Hà Nội. Bởi vì người dân Thủ đô đã nghe quen câu 'Hà Nội không vội được đâu' nên nói là chuyện của ông còn tham nhũng để ăn nhậu là chuyện của người khác, cứ đường ai nấy đi cho tiện việc sổ sách.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì cũng đã một lân, được báo chí thuật lại qua cuộc tiếp xúc của ông với cử tri Sài Gòn ngày 10/05/2016.

Ông nói: "Đảng và Nhà nước đã xác định tham nhũng là quốc nạn, 1 trong 4 nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ."

Rồi ông cũng nhìn nhận: "Khâu khó nhất hiện nay là phát hiện tham nhũng” nên ông “mong cử tri và cơ quan báo chí vào cuộc chống tham nhũng." 

Ông Quang cũng đồng tình rằng: "Đi liền xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng thì phải có cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng."

Ông nói với người Sài Gòn y hệt như khi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm dân Sài Gòn khi còn nắm quyền: "Chúng ta chống tham nhũng với tinh thần là không có vùng cấm."

Nghe điệp khúc “không có vùng cấm” chống tham nhũng từ miệng ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang truyền cho người kế vị Trần Đại Quang mà có ai ở Sài Gòn thấy mát lòng mát ruột đâu.

Câu nói này không còn ý nghĩa gì nữa vì tham nhũng đã có mặt ở mọi địa bàn thì còn hở chỗ nào đâu mà cấm với đoán?”

Người đứng hàng thứ ba trong “tứ trụ triều đình” CSVN, Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã cho biết quan điểm của mình, khi được một nhà báo hỏi: "Trong phát biểu phiên khai mạc Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn các ĐBQH kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực. Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, bà sẽ tạo điều kiện thế nào cho các ĐBQH đấu tranh chống tham nhũng?"

Bà Ngân đáp: "Khi tuyên thệ chúng tôi không nhắc đến quan liêu, tham nhũng, nhưng nói “Trung thành với Tổ quốc, với nhân dân” chính là chống quan liêu, tham nhũng, rà soát chính sách cho phù hợp để không còn kẽ hở cho tham nhũng. Chúng ta cũng đang thực hiện chương trình cải cách hành chính cả về chính sách, con người và pháp luật. Luật ban hành rồi thì Quốc hội phải đi giám sát xem việc vận dụng luật có đúng hay không." (theo báo Giao Thông,23/07/2016)

Nói đến giám sát là chuyện dài vô tận của Quốc hội Việt Nam. Ngay đến Mặt trận Tổ quốc, cơ quan quy tụ hàng trăm Tổ chức chính trị và Xã hội, thay mặt nhân dân để giám sát đảng và nhà nước mà chưa làm được việc gì ra hồn huống chi các Đại biểu Quốc hội.

Đảng không tin cứ hỏi Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc trong nhiều năm để biết có ai giám sát được ai không?

Hay cũng vì “lỗi hệ thống” nên không ai bảo được ai? Hầu hết Đại biểu Quốc hội là đảng viên nên trong thực tế đã chứng minh rất hiếm khi thấy gà cùng một mẹ lại đá nhau khi kẻ tham nhũng cũng là đảng viên? Vì vậy chuyện mỉa mai vừa đá bóng vừa thổi còi chưa bao giờ kết thúc trong hệ thống cầm quyền ở Việt Nam.

Người thứ tư trong hệ thống quyền lực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã hứa với Quốc hội khi nhận chức ngày 07/04/2016 rằng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ông là “nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”.

Trung Chương trình hành động 6 điểm của Nội các Nguyễn Xuân Phúc có câu:"Quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí."

Ông Phúc cũng hứa sẽ: “Xây dựng Chính phủ trong sạch vững mạnh, đoàn kết nhất trí, hành động quyết liệt, năng động sáng tạo, hiệu lực hiệu quả; hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân.” (theo Thông tin Chính phủ)

Ông Phúc hứa bấy nhiêu đã nhiều lắm rồi, nhưng ông có làm được hay không lại là chuyện khác vì ông cũng là người của hệ thống và phải làm theo lệnh đảng.

Ngoài ra, ta cũng nên nghe thêm lời hát chống tham nhũng và cách chống quốc nạn này của Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh.

Ông nói: "Phải tạo được áp lực xã hội mà những kẻ tham nhũng không chịu nổi, chứ tham nhũng mà chưa bị lên án một cách quyết liệt, áp lực xã hội chưa đủ mạnh thì lúc đó chúng ta chưa thể ngăn chặn và đẩy lùi được." (VNNET, 12/09/2016) 

Nhưng “ai lên án ai” và “áp lực xã hội” lấy từ đâu? “Tệ nạn tham nhũng” năm nao đã thành “quốc nạn tham nhũng” bây giờ và kẻ tham nhũng thì như họa châu chấu phá hoại mùa màng. Chỗ nào trên đất nước Việt Nam cũng có kẻ tham nhũng thì có cho vàng dân cũng không dám đưa đầu ra cho chúng báng.

Ông Đinh Thế Huynh, người còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Với chức vụ đầy quyền lực này, ông còn chỉ huy tổng quát hệ thống lý luận và thông tin-tuyên truyền cho đảng. Ông là người được nói là thân Trung Quốc như ông Trọng và sẽ có cơ may nhảy lên chức Tổng Bí thư đảng, một khi ông Nguyễn Phú Trọng thôi chức.

Thế nhưng khi nói về công tác chống tham nhũng thì ông Huynh, lại quen giọng tuyên giáo khi ra lệnh cho đội ngũ cán bộ Hà Nội: "Phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về PCTN, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động, phải xây dựng được một văn hóa, nếp sống khinh bỉ những kẻ tham nhũng, hành vi tham nhũng."

Nói nghe thì dễ mà làm có được gì đâu, bởi vì những lời ông Huynh nói đã có nhiều lãnh đạo khác nói rồi. Lối chỉ tay năm ngón “phải thế này, phải thế kia” của những kẻ trên nói với người dưới cũng đã nhan nhản dưới thời các Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Tổng cộng trên 20 năm mà tham nhũng vẫn cứ trơ gan cùng tuế nguyệt thênh thang bước sang thời Tổng Bí thư Trọng từ khóa đảng XI, năm 2011, đến bây giờ lại tiếp tục sống vinh quang ở khóa đảng XII (2016-2021).

Vì vậy mà chính ông Huynh cũng phải nói rằng: "Trong tất cả thăm dò dư luận xã hội hiện nay, điều mà nhân dân băn khoăn nhất, lo lắng nhất bao giờ cũng là nạn tham nhũng. Các phiếu thăm dò, đợt thăm dò dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo TƯ, Viện nghiên cứu dư luận xã hội Ban Tuyên giáo TƯ tiến hành ở quy mô lớn cho thấy, nạn tham nhũng bao giờ cũng chiếm mối quan tâm lo lắng hàng đầu". (theo VNNET, 12/09/2016).

Như vậy thì có khổ cho dân không? Ai cũng chỉ biết than vì tham nhũng nhiều quá chịu không thấu. Đã vậy còn phải vểnh tai ra mà nghe những điều “biết rồi khổ lắm nói mãi” của các quan chức thì có chán mớ đời không?

20.10.2016

Sống chung với lũ

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Sinh ra, lớn lên và sống ở Việt Nam là bất hạnh lớn vì ta phải sống chung với lũ.

Ta thấy cha mẹ chạy trường cho ta ngay từ mẫu giáo trở lên, thấy họ quà cáp và hạ mình trước các thầy cô giáo ở mỗi cấp để đường học ta thông suốt, thấy họ vật vã đi cày để đóng học phí, mua tập sách, và lo tiền học thêm cho con. Tuổi thơ ta một hôm chợt nghe cha mẹ buồn rầu an ủi lẫn nhau: “Chúng ta phải sống chung với lũ thôi.”

Từ đấy lũ hiện ra muôn màu muôn vẻ dọc theo đường đời. Ta thấy họ trao tiền cho những “con sâu gặm tiền” dưới gốc cây, đưa phong bì cho các viên chức thuộc các cấp chính quyền mỗi khi có việc, thấy mắt cha lo âu nhìn con lâm bệnh còn tay mẹ khúm núm đưa vội phong bì cho y bác sĩ, và thấy biết bao người phải vất vả trên đường về nhà vào những buổi chiều khi những con sông không chảy ra biển mà chảy xiết trên đường phố. Ta biết tất cả chúng chính là lũ khi nghe cha mẹ hay người lớn cam phận nói với nhau: “Phải sống chung với lũ thôi.”

Nhờ đấy lớn lên ta học bài học thiết thực đầu tiên để vào đời được truyền qua nhiều thế hệ- để sống là phải chấp nhận và thích nghi với vô vàn biết bao các cơn lũ về kinh tế, chính trị, môi trường, đạo đức, văn hóa…Chẳng bao lâu để tồn tại ta phó mặc lương tâm và đạo đức của chính ta trôi lúc nào không hay theo cơn lũ vô cảm trong lòng mình và quanh mình.

Phận người qua theo nhiều thế hệ cứ thế buông xuôi vô định theo dòng nước của mọi cơn lũ con theo nghĩa bóng ấy mà hiển nhiên sinh ra từ cơn lũ mẹ-chế độ độc tài toàn trị. Lũ càng đa dạng và càng dâng cao ta càng sống vô cảm và càng thích nghi hơn để rồi ta chẳng còn ngạc nhiên khi nghe về chúng. Ngay cả việc họ xả lũ giết người vừa qua đối với ta chỉ là chuyện bình thường như trong nhiều năm qua.

Vì thế cơn lũ mất nước chung cuộc tất yếu sẽ dìm tổ quốc, và chúng ta và các thế hệ sau trong biển nô lệ và đau khổ bất tận nếu chúng ta cứ mặc nhiên tiếp tục cam phận gánh lũ chồng lũ trên vai mình như các thế hệ trước từng làm. Ai đấy nói rằng cọng rơm cuối cùng không làm gãy lưng con lạc đà mà con lạc đà tự ngã sụp vì phẫn nộ khi nhìn thấy trong gương hình ảnh gánh nặng chất cao ngất một cách bất công trên lưng nó.

Chúng ta biết bao giờ mới nhìn thấy trong tấm gương lòng của mình hàng hàng cơn lũ chất đống bất công ngày càng cao lên vai mình. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là chúng ta có tỉnh thức và tự trọng như lạc đà hay vẫn tiếp tục kéo dài cuộc sinh tồn bấp bênh và vô vị và tủi nhục cho đến lúc nào không chịu đựng nổi mà ngã quỵ xuống dòng lũ ngày càng dâng cao như trong suốt hơn nửa thế kỷ qua dưới bóng bao trùm của chế độ toàn trị.

20.10.2016

Xả lũ đúng quy trình - Án mạng không thủ phạm

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Vụ xả lũ ở hồ chứa nước của nhà máy thủy điện (NMTĐ) Hố Hô vào ngày 14.10.2016 đã gây ra lũ lụt ở huyện Hương Khê, giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, nhận chìm hàng chục ngàn ngôi nhà của dân trong biển nước, cuốn trôi nhiều vật dụng, hoa mầu, gia súc theo giòng nước. Thiệt hại về nhân mạng, tài sản chưa được thống kê chính thức, nhưng tin tức cho biết đã có 35 người bị thiệt mạng, cùng nhiều người mất tích.

Theo ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ cho biết, sau khi nghe tin, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tức tốc gửi tin nhắn, công điện chia buồn đến người dân huyện Hương Khê - Hà Tĩnh, đến ngày 17.10.2016, do “bức xúc” vì có nhiều người chết, mất tích trong vụ xả lũ, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố, yêu cầu “quyết liệt” làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xả lũ, xác định cụ thể để bồi thường thiệt hại, đề xuất phương án “khắc phục khó khăn” chống lại lũ lụt, báo cáo chính phủ trước ngày 25.10.2016.

Tuy nhiên, ông Vũ Mạnh Hùng, giám đốc công ty cổ phần thủy điện Hố Bốn, kiêm trưởng ban phòng chống thiên tai của nhà máy Hố Hô, tuyên bố việc xả lũ của nhà máy Hố Hô là “đúng quy trình”. Cũng theo ông Hùng, Hố Hô là nhà máy thủy điện nhỏ, có công suất là 14 Megawatt (MW), nên hồ chứa nước không có “chức năng” điều tiết lũ, hễ hồ đầy nước là xả, không thì bị vỡ hồ chứa.

Lời tuyên bố của ông Vũ Mạnh Hùng về mặt kỹ thuật, an toàn cho nhà máy, không sai. Người viết đoán rằng nhà máy thủy điện Hố Hô được xây dựng theo kiểu mẫu thủy điện lưu trữ (Storage Water Power Plant), tức là một dung tích nước được giữ lại trong hồ chứa, từ mưa hay dẫn từ sông vào (Dung tích hồ chứa ở Hố Hô là 38.000.000m³). Khi cần cho máy chạy, nước sẽ được dẫn vào các đường ống, qua turbine và sản xuất ra điện.

Vấn đề được đặt ra là, miền Bắc - Trung bộ VN là nơi có mưa bão, lũ lụt hàng năm, khi xây dựng một nhà máy thủy điện nằm trên cao, chung quanh bên dưới là làng mạc, dân cư mà không có hồ dự trữ để điều tiết mực nước trong hồ là vi phạm luật an toàn về thủy điện trong thiết kế. Do đó khi mưa quá lớn, nhà máy phải xả nước trong hồ để tránh bị vỡ hồ chứa, nếu không hậu quả còn kinh hoàng, khủng khiếp hơn. Nếu có hồ dự trữ, điều tiết, vào mùa hè, nắng hạn, khi thiếu nước cho máy chạy, có thể đưa ngược nước trong hồ dự trữ vào hồ chứa để chạy máy.

Nhưng xây cất hồ dự trữ để điều tiết dung lượng nước cho một nhà máy nhỏ như thủy điện Hố Hô thì rất tốn kém, không có lợi về mặt kinh tế nên những người đầu tư đã bỏ qua yếu tố an toàn này. Từ đó, đặt ra thêm câu hỏi: Những người ký, cấp giấy phép cho việc xây dựng thủy điện Hố Hô là ai, sở công thương ở Hà Tĩnh, bộ Công Thương có biết được nguy hiểm của việc xây dựng nhà máy này không? Đừng quên rằng ngay sau khi đưa vào hoạt động, thủy điện Hố Hô năm 2010 đã phải ngưng trệ vì bị lũ lụt tàn phá gần như toàn bộ nhà máy, đến 2013 mới xây dựng và hoạt động trở lại.

Đồng thời, nếu so sánh tai nạn lũ lụt của huyện Hương Khê do nhà máy thủy điện Hố Hô gây ra với thảm họa Formosa thì nơi nào nghiêm trọng hơn? Đồng ý rằng thiệt hại về nhân mạng ở Hương Khê nặng nề với 35 người chết, một số mất tích, nhưng phạm vi thiệt hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng xã hội, sức khỏe của người dân về lâu dài... thì Hố Hô chỉ là một con chuột so với con voi Formosa. Cho nên ông Nguyễn Xuân Phúc đã mạnh bạo tuyên bố nếu Hố Hô xả lũ sai thì phải đền bù cho dân, bởi thủy điện Hố Hô hoàn toàn của người Việt Nam, không có yếu tố nước ngoài, không sợ làm phiền lòng anh bạn láng giềng.

Đền bù cho dân là chuyện đương nhiên, nhưng đền bù như thế nào cho gia đình 35 người đã chết do vụ xả lũ gây ra? Ước tính tổn thất về hoa màu, gia súc, vật dụng canh tác, của cải... của những nạn nhân trong vùng lũ lụt thì có thể được nhưng làm sao đánh giá được những tổn thất về tinh thần, thể chất của những gia đình bị mất người thân?

Chưa có tòa án hay cuộc điều tra nào kết luận ban giám đốc thủy điện Hố Hô xả lũ sai, nhưng nhiều tờ báo lề đảng như Dân Trí, Đất Việt, Tiền Phong, Phụ Nữ Việt Nam, Người Lao Động... đã đưa tin cho rằng nguyên nhân lũ lụt ở huyện Hương Khê do nhà máy điện Hố Hô xả lũ sai, thái độ khác hẳn khi thảm họa Formosa gây ra. Giả sử ban giám đốc của nhà máy điện Hố Hô không xả lũ kịp mà để vỡ hồ chứa thì chuyện gì xẩy ra? 38.000.000m³ nước cùng lúc ập xuống các làng, xã của huyện Hương Khê thì tai họa còn khủng khiếp đến như thế nào?

Ông Vũ Mạnh Hùng nếu không có dù che đủ mát, chắc chắn sẽ trở thành một con dê tế thần cho Nguyễn Xuân Phúc hoặc bộ trưởng công thương Trần Tuấn Anh làm thịt để xoa dịu dư luận, giảm áp lực của dân chúng đang công phẫn vì nhiều nguyên nhân.

Người viết không bênh vực cho ban giám đốc nhà máy thủy điện Hố Hô trong việc xả lũ. Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nhưng vụ Hố Hô mới chỉ có những nhận xét, đánh giá nhất thời, chưa có điều tra, kết luận rõ ràng. Việc xả lũ “đúng quy trình” theo lời ông giám đốc Hố Hô, tất nhiên chỉ là lời biện hộ, bào chữa cho việc thiết kế, xây dựng, kinh doanh thủy điện một cách cẩu thả, ngu dốt, thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật, tối mắt vì lợi nhuận, coi thường những hiểm nguy về sinh mạng, tài sản của dân chúng dưới vùng hạ lưu.

Tuy nhiên cần phải điều tra cho rõ, liệu việc xả lũ vào ngày 14.10.2016 có thể hoãn lại 24-48 tiếng đồng hồ không? Khi hồ chứa nước bị vỡ thì hậu quả sẽ ra sao? Thảm họa ở Hương Khê xẩy ra có thể tránh được nếungười dân được báo trước khoảng 24-48 tiếng đồng hồ, thiệt hại có thể giảm thiểu rất nhiều, sẽ không có hoặc rất ít thương vong về nhân mạng. Đây là những điểm cần phải điều tra cặn kẽ, tìm hiểu thật rõ ràng trước khi có kết luận việc xả lũ là sai, lý do tại sao ban giám đốc NMTĐ Hố Hô không thông báo cho UBND huyện Hương Khê?

Thủy điện Hố Hô hoạt động từ năm 2013, đến nay là 4 năm, những năm trước nhà máy này xả lũ ra sao, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân dưới vùng hạ lưu như thế nào? Ảnh hưởng của mưa, lũ tác động đến sự hoạt động của nhà máy các năm 2013, 2014, 2015 cần được đánh giá cho đúng trước khi kết tội ban giám đốc NMTĐ Hố Hô

Giám đốc NMTĐ Hố Hô, Vũ Mạnh Hùng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của hơn 35 người dân huyện Hương Khê là chuyện đương nhiên, nhưng nếu chỉ kết tội Vũ Mạnh Hùng mà không nói đến trách nhiệm những người phê, duyệt, ký giấy phép cho xây dựng, hoạt động NMTĐ Hố Hô là điều vô cùng thiếu sót trong việc truy tầm thủ phạm gây ra thảm họa Hố Hô. Họ là ai? Không thấy nghe hay nói đến tên, phòng, sở làm việc của những người này.

Sau vụ xả lũ ngày 14.10.2016, gây ngập lụt với hơn 35 người chết, một số người mất tích, liệu nhà máy thủy điện Hố Hô vẫn được phép tiếp tục hoạt động hay sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn? Nếu Hố Hô bị đóng cửa vĩnh viễn thì những nhà máy thủy điện khác có quy trình hoạt động, thiết kế giống như Hố Hô có chịu chung số phận hay không? Trong chế độ cộng sản với hệ thống quyền lực tuyệt đối của đảng hiện nay, câu hỏi này vĩnh viễn không có câu trả lời.

Kiến nghị phá bỏ những nhà máy thủy điện mô hình như Hố Hô đã được luật sư Ngô Ngọc Trai cùng 12 luật sư khác từ các đoàn luật sư Tp HCM, Hà Nội, Tây Ninh... gửi đến các ông TBT Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Xuân Phúc, CTN Trần Đại Quang, CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân bằng đường bưu điện rồi thì cũng như hàng chục hay hàng trăm kiến nghị khác từ những vị lão thành cách mạng đến nhân sĩ trí thức, tướng lãnh... đã được gửi đến chế độ, đảng CSVN, bộ chính trị, quốc hội...mấy chục năm qua, sẽ đi thẳng vào sọt rác và không bao giờ được bàn thảo, nói tới hoặc trả lời.

Có thể nói vụ lũ lụt gây ra cái chết oan ức, tức tưởi của hơn 35 người dân Hà Tĩnh là vụ án mạng không có thủ phạm. Hay nói cho đúng hơn, giống như thảm họa Formosa, thủ phạm chính là đảng và chế độ CSVN. Do đó đừng hỏi tại sao, mỗi khi đất nước, dân tộc có thảm họa do con người gây ra, do thiên tai, hoặc có biến cố nghiêm trọng, những người lãnh đạo chế độ cộng sản VN thường giữ im lặng tuyệt đối.

Những tráo trở của nhà cầm quyền đảng CSVN

Nguyễn Dư (Danlambao) - Nghĩ về người dân miền Trung, ngồi viết bài này mà trong tôi bốc lên những uất nghẹn ngút trời. Hỏi ai còn sống trên đất nước này mà không căm chế độ cộng sản. Có chăng chỉ là những đảng viên, hay toàn là những người có thân nhân hy sinh cho cuộc chiến sai lầm và vô nghĩa; họ mụ mị trước bổng lộc và được tâng bốc nên không nhận ra bản chất thật côn đồ của chế độ cộng sản mà ông, bà, chồng, cha, con, em họ đã hy sinh.

Những việc làm tráo trở của cộng sản, người sống trong chế độ là nạn nhân trực tiếp đã kể nhiều. Những nạn nhân là người miền Nam: "tù cải tạo", "tư sản mại bản", "Những người làm việc cho chế độ ngụy quân ngụy quyền"... Qua báo chí thời hiện đại; rồi truyện dài, truyện ngắn, hồi ký của những người dân sống trong ba miền đã vạch rõ thêm bộ mặt thật nhơ nhớp của chế độ.

Mới đây, phải kể ra rằng trong vụ Formosa là đình đám lên đến đỉnh của sự uất hận. Có thể nói trong vụ này, tội ác quá lộ liễu của chế độ thì nó cũng chính là cái huyệt đào sâu thêm, sẽ chôn chặt đảng cộng sản Ba Đình trong tương lai những ngày sắp tới.

Nếu tôi nhớ không lầm, là khoảng năm hai ngàn mười hay mười một gì đó, một thông tư do ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, với nội dung: không giải quyết đơn khiếu kiện tập thể. Đọc xong cái thông tư côn đồ, trời đánh này tôi muốn... té ngữa. Hiểu rõ ra rằng một tên y tá miệt vườn, chôm được cái bằng cử nhân luật ở đâu cho nên mới ù ù cạc cạc quờ quạng ký ban hành cái luật mà mấy "ông chồng" sở khanh thời tiền nhiệm, chơi xong dong, để lại chế độ băng hoại nối tiếp cho nên y tá miệt vườn phải đỡ... đẻ ra cái luật mới có một không hai trên cõi đời này.

Nhìn lại vụ Formosa, mấy ông cha đạo vì tránh tình trạng khiếu kiện tập thể chiếu theo luật rừng trước đây, nên mấy ổng tổ chức cho mỗi người viết một lá đơn, đi trực tiếp đến cơ qua công quyền khiếu kiện, phản ảnh về những thiệt hại do nhà máy Formosa gây ra. Lúc này nhà cầm quyền nại ra cái lý do hết sức là ngu xuẩn để từ chối nhận đơn, thật là... hết hồn luôn: không giải quyết đơn vì không có những chi tiết thiệt hại cụ thể làm bằng chứng.

Trời đất: Formosa đã cúi đầu nhận tội, với năm trăm triệu đô la tiền đền bù. Và một điều quan trọng nữa là bộ chính trị đẩy ông "ma dê in Việt Nam" tưởng thú đứng ra chấp nhận đại sự thiệt hại chung chung cho người dân nên mới đền bù rẻ mạt trong vòng sáu tháng. Đáng lý ra trong vấn đề này phải thành lập ban điều tra độc lập để thẩm định sự thiệt hại cụ thể; thì các ông lại làm lơ, lấp liếm, lướt qua. Tức là do lỗi của nhà cầm quyền không cho điều tra. Bây giờ các ông lại đòi sự thiệt hại cụ thể. Ở đâu ra?! Không phải lỗi của người dân. Một sự tráo trở của nhà cầm quyền, thật là khốn nạn.

Hai yếu tố, tội phạm Formosa chấp nhận sự đền bù và đồng phạm là nhà cầm quyền kể trên chưa đủ để làm bằng chứng nữa hay sao... hả trời!

Một sự hủy hoại về tinh thần, làm mất lòng tin của người dân trên khắp cả nước đối với hải sản, kéo theo thiệt hại về vật chất của các ngư dân trên bốn tỉnh miền Trung trong một thời gian dài vô định; hai thứ đó không thể cân đong đo đếm bằng những con số cụ thể như đếm từng con cá hay lá rau. Cũng không thể tính bằng ngày, tháng, năm và những di hại còn kéo dài cho đến chừng nào mới chấm dứt được. Chỉ có các nhà khoa học thuộc tổ điều tra độc lập mới có thể lượng định.

Nhưng vì chưa thỏa đáng với sự đền bù bọt bèo, do đó cho nên người dân muốn đòi phải giải quyết cho công bằng và hợp lý. Tức là đòi nhà cầm quyển phải đền bù cụ thể và phải cho thẩm định ngày, tháng và kéo dài trong bao nhiêu lâu. Một sự thiệt hại phải minh bạch, rõ ràng bằng cách phải "đếm" từ những "con cá, lá rau" Như nhà cầm quyền địa phương đòi hỏi người dân trong đơn khiếu kiện phải có.

Thêm một sự tráo trở khốn nạn nữa là trong đợt khiếu kiện lần này, ngày 18-10-20016, Nhà cầm quyền địa phương ngăn chặn cha Nam không cho hàng ngàn người đi khiếu kiện, họ bảo rằng chỉ một số nhỏ người đại diện đi là đủ. Sao lại kỳ vậy? Ông Dũng không chấp nhận đơn khiếu kiện tập thể- nó là luật; thì giờ đây địa phương lại biểu rằng chỉ cần một số đại diện thôi! Một sự tráo trở theo kiểu dân ma cô trong việc điều hành quốc gia mà đảng cộng sản đã bày ra, khó mà lường và cũng khó mà chấp nhận!

20.10.2016