Thursday, June 4, 2015

Phương pháp Nguyễn Phú Trọng

Theo Người Việt-06-02-2015 7:36:06 PM
Ngô Nhân Dụng

Ông Nguyễn Phú Trọng sắp qua Mỹ. Nếu có ai gặp ông tôi xin nhờ đặt với ông mấy câu hỏi. Xin đừng hỏi lúc ông Trọng sắp đọc diễn văn hoặc đang họp báo.

Hãy chờ khi ông ta đang trò chuyện vô tư, thoải mái. Hãy giả bộ như mình không cố ý hỏi, chỉ tình cờ chợt nhớ ra nên hỏi chơi thôi. Có thể vờ vĩnh như mình tự hỏi mình, nhân tiện nhờ ông ấy trả lời giúp, xem ý tứ ông ta ra sao. Cố làm sao cho ông ấy tự nhiên trả lời, không cường điệu, lên gân, “Nâng quan điểm.” Chỉ nên hỏi lúc ông ấy không có phụ tá đứng bên, trả lời giúp.

Thử tưởng tượng, sau khi uống một chén trà, hay ly rượu chào mừng, quý vị hỏi thăm sức khỏe của gia đình ông, hỏi ông đi máy bay có mệt không, vân vân; lúc nào thấy ông Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thoải mái, thảnh thơi, quý vị mới hỏi ông một câu. Xin hỏi ông, “15 cộng với 7 là mấy?”

Muốn tự nhiên hơn, quý vị giả bộ mình thắc mắc, tự hỏi mình, buột miệng nói ra để nhờ ông tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam giúp tìm lời giải đáp, “À, 15 mà cộng với 7, nó là bao nhiêu, cụ nhỉ?”

Đây là một câu hỏi trắc nghiệm. Nó thử thách trí thông minh một người mới gặp lần đầu, hiệu quả rất chính xác. Ai không tính được 15+7 thì mình biết ngay là thiếu thông minh. Tôi biết câu hỏi trắc nghiệm này nhờ đọc bản tin một đám cưới tan vỡ ở Ấn Độ, mấy tháng trước đây. Bên Ấn Độ vẫn còn cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, việc hôn nhân do mối lái chuyên nghiệp xếp đặt. Một cô dâu Ấn Độ muốn thử thách người chồng tương lai khi gặp nhau lần đầu trong đám cưới. Khi hai người sắp sửa làm lễ, cô hỏi chú rể, “15 cộng 7 là mấy?” Chú rể ngẩn mặt, ấp úng, không trả lời được. Chú hoàn toàn không biết 15+7 thành bao nhiêu. Cô dâu bèn xin hủy bỏ hôn lễ, cha mẹ cô chấp thuận; họ còn đòi nhà trai trả lại của hồi môn và kiện các bà mai mối đã giấu chuyện chú rể thất học.

Nhưng câu hỏi 15+7 có thể hơi dễ đối với ông tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng thường được gọi là “giáo sư,” chắc ông đã học làm tính cộng rồi. Cho nên, phải chuẩn bị sẵn một câu hỏi khác. Có một câu hỏi giản dị khác, phỏng theo phương pháp trắc nghiệm do Giáo Sư Shane Frederick ở đại học Yale đặt ra, gọi là Cognitive Reflection Test (CRT). Đổi khung cảnh câu chuyện một chút theo lập trường vô sản, có thể hỏi thế này, “Thống chế Stalin tiếp hai đồng chí Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, muốn thử xem hai anh da vàng này cư xử với nhau như thế nào. Stalin tặng 110 đồng chung cho cả hai người, bảo họ tùy ý mà chia nhau. Bác Hồ xin nhường Bác Mao quyết định. Bác Mao nói, “Dân nước tôi đông gấp mười lần nước chú, phần tôi phải hơn phần chú 100 đồng!” Bác Hồ nói, “Nhất trí! Cho bao nhiêu em cũng cảm ơn!”

Bây giờ đến phần câu hỏi: Chia theo cách đó, Bác Mao, Bác Hồ, mỗi bác bỏ túi được bao nhiêu?

Nghe nói ngày xưa ông Lê Duẩn sang Bắc Kinh đã được họ trắc nghiệm như vậy. Ông trả lời rất nhanh, “Bác Mao 100 đồng, Bác Hồ được 10 đồng.” Đặng Tiểu Bình nghe vậy, quay ra bảo quần thần: Có thể dạy cậu này một bài học đấy nhé.

Giáo Sư Nguyễn Phú Trọng có thể biết câu trả lời đúng, là Mao được 105 đồng, Hồ được 5 đồng; vì ông từng qua Bắc Kinh nhiều lần, mỗi lần đi đều có các thần đồng toán học đi kèm làm cố vấn. Cho nên sẽ phải dự tính sẵn một câu hỏi khác.

Vẫn phỏng theo phương pháp CRT kể trên, hãy trắc nghiệm phản ứng và trí thông minh bằng một câu khác, “Năm bà gói năm cái bánh chưng, trong năm phút thì xong. Nếu có 15 bà gói 15 cái bánh chưng, hỏi bao nhiêu phút mới gói xong đủ 15 cái?” Nhiều người trả lời ngay, “15 phút!”

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng trả lời đúng, “5 phút,” thì chúng ta phải kết luận rằng ông không “lú” - như các thế lực thù địch vẫn loan tin đồn. Trong thời gian ông Nguyễn Phú Trọng làm bí thư thành ủy, người Hà Nội đặt câu vè rằng, “Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu.” Tấm bia miệng này ghi tên tứ trụ gồm quý ông Phùng Hữu Phú (phó của ông Trọng); ông Hoàng Văn Nghiên (chủ tịch thành phố) và ông Nguyễn Quốc Triệu (phó của ông Nghiên). Từ đó đến nay, ông Trọng có biệt hiệu Trọng Lú. Khi ông lên làm chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, người ta đổi thành “Đồng Lú Lẫn Trung Ương.” Nhiều người gọi ông là Trọng Lú, Trọng Lú mãi, đến nỗi có người ngoại quốc không hiểu, tưởng rằng tên ông là Trọng, họ Lú. Một phóng viên người Mỹ quả quyết một người anh em ông tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam làm ăn rất khá ở Quận Cam, ông này tên là Quán. Anh ta còn biết người anh em ông Trọng mở nhiều quán cà phê mang tên mình, Quán Lú.

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng trả lời được cả ba câu trắc nhiệm trên, phải xóa bỏ biệt hiệu Trọng Lú. Có thể dân Hà Nội đã nhầm lẫn khi thẩm định khả năng tri thức của ông. Có thể dân Hà Nội đều thuộc loại những thế lực thù địch cả. Nhưng nếu ông Trọng không lú thì chẳng lẽ dân chúng đất ngàn năm văn vật lú lẫn cả hay sao?

Các cụ mình có câu “Nó lú nhưng chú nó khôn.” Từ khi lên làm tổng bí thư, ông Trọng đã có nhiều “chú” làm cố vẫn. Gần đây họ đã tìm được cách biến cái tên hiệu người lú thành một lời khen. Họ giải thích rằng trong “Thăng Long Tứ Trụ” thì có ba người được mô tả là “giàu,” là “lật lọng,” là “tiêu tiền như rác.” Tóm lại là gian, là tham. Nhưng ông Trọng không bị gán cho những tính tham, tính gian, thì phải coi là ông trong sạch, hiền lành! Theo họ lý luận, người đặt ra câu vè cố ý khen ông Nguyễn Phú Trọng không giàu, không gian, chỉ lú thôi. Mà lú là thứ nhược điểm dễ thương nhất! Nhóm mưu sĩ của ông tổng bí thư đã viết một bài lý luận như vậy; bài đưa lên mạng ký tên là Thăng Long.

Cố vấn Thăng Long kết luận như vầy, “... phải sau rất nhiều năm, và hình như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu.... khi dân Hà Nội đặt bài ca dao có câu ‘Lú như Trọng,’ chắc họ không nhầm.” Tức là chính quý vị “chú ông Trọng” cũng đồng ý rằng ông lú thật. Có một bằng chứng khác, là người Hà Nội đã sáng tạo ra một phương pháp trắc nghiệm trí thông minh, lấy chính ông Nguyễn Phú Trọng làm thước đo trí thông minh của mọi người. Gọi là “Phương pháp trắc nghiệm Nguyễn Phú Trọng.” Đối với người trong nghề trắc nghiệm thì chỉ cần gọi là “phương pháp Nguyễn Phú Trọng” cũng đủ.

Phương pháp này ra đời khi ông Trọng Lú cầm đầu thành phố. Nhiều người được “bố trí” vào làm việc với ông, sau ba tháng mới thì thầm nói nhỏ với bạn bè, “Cái đầu ông ấy làm sao ấy các cậu ạ! Nó làm sao ấy!” Có người làm việc dưới quyền ông một tháng đã thổ lộ, “Làm việc với cụ khó quá, nói mỏi rã miệng cụ mới hiểu mình nói cái gì.” Có người nhanh hơn, sau một tuần đã lắc đầu nói, “Cụ chỉ biết hô khẩu hiệu thôi, ra ngoài các khẩu hiệu cụ chẳng biết cái chó gì cả!”

Rút kinh nghiện đó, người ta đặt ra một phương pháp trắc nghiệm trí thông minh. Hãy cho một người vào làm việc với ông Nguyễn Phú Trọng. Người nào khám phá ra ông ấy lú sớm, trong một tuần, thì chứng tỏ là người thông minh hơn người phải chờ một tháng mới nhận ra. Người mới ngày đầu đã biết ông ấy lúc, thông minh hơn nhiều. Ai mà mới gặp ông nói ba câu đã khám phá ra ông lú thì rất thông minh! “Phương pháp trắc nghiệm Nguyễn Phú Trọng” có thể thay đổi, áp dụng với nhiều vị lãnh đạo khác trong đảng. Có phương pháp Đỗ Mười, phương pháp Lê Khả Phiêu, đều hữu ích cả.

Bây giờ phải đặt một câu hỏi: Tại sao Đảng Cộng Sản lại sản xuất ra nhiều lãnh tụ lú như vậy? Ông Nguyễn Phú Trọng lên kế nghiệp ông Nông Đức Mạnh, ông Nông Đức Mạnh thì nối ngôi ông Lê Khả Phiêu, ông nào cũng cần được trắc nghiệm bằng câu hỏi, “15 cộng 7 là mấy?”

Câu trả lời khá giản dị. Sau khi cướp được chính quyền, các Đảng Cộng Sản duy trì được chế độ nhờ khai thác hai bản năng của loài người: sợ và tham. Trong việc đào tạo cán bộ, Đảng Cộng Sản chú trọng tới lòng trung thành hơn là khả năng suy nghĩ. Vì càng suy xét nhiều thì càng dễ “chao đảo.” Anh nào chỉ biết hô theo khẩu hiệu của cấp trên, tuyệt nhiên không suy nghĩ gì cả, thì anh ấy đáng tin cậy nhất, sẽ được bố trí lên ngồi chỗ cao nhanh nhất. Nếu anh tỏ ra biết suy nghĩ, anh là người nguy hiểm. Họ có thể phải thủ tiêu anh, nếu ta thì cũng đầy đọa anh xuống đất đen. Càng đóng vai lú càng hy vọng lên cao, dần dần người ta mất luôn thói quen suy nghĩ. Cứ như thế, mỗi thế hệ lãnh tụ Cộng Sản lại sản xuất ra một thế hệ những anh dốt hơn mình. Các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng kế nghiệp nhau là thuộc thế hệ lãnh đạo thứ tư, thứ năm rồi, cho nên trình độ lú cũng vượt chỉ tiêu!

Câu hỏi thứ hai là: Tình trạng đó có bao giờ chấm dứt hay không? Nó sẽ chấm dứt, sau khi Đảng Cộng Sản “đổi mới.” Đổi mới tức là đổi cả động cơ vận hành của guồng máy đảng. Giống như máy xe bỏ không chạy bằng xăng dầu, sẽ chạy bằng khí đốt. Trước đây, bộ máy cộng sản chủ yếu chạy bằng lòng sợ hãi, nay dùng động cơ chính là lòng tham. Anh nào tham nhất thì có nhiều hy vọng lên cao nhất. Bởi vì phải tham thì anh mới có thể thu hồi lại vốn liếng đã chi ra để được nâng lên cao; có tham thì mới đủ tiền cung phụng cấp trên. Chúng ta sẽ chứng kiến cảnh thay dầu, thay nhớt này trong kỳ đại hội đảng sắp tới! Khi đó, nhắc đến tên Trọng Lú tức là khen ngợi ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng có lú thì cũng không đến nỗi tham ác như đám đi sau!

Hà Tĩnh: ‘Ăn’ tiền giải tỏa đất, nhiều cán bộ chỉ bị án treo

HÀ TĨNH (NV) - Lợi dụng địa phương có dự án làm cầu Bến Thủy II, phó chủ tịch cùng hàng loạt cán bộ huyện Nghi Xuân đã lập hồ sơ ma, tài liệu giả để moi tiền bồi thường giải tỏa đất.

Tờ Người Lao Ðộng loan tin, ngày 3 tháng 6, tòa án tỉnh Hà Tĩnh đã xét xử sơ thẩm vụ phó chủ tịch huyện Nghi Xuân cùng 8 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” trong vụ lợi dụng việc bồi thường giải tỏa đất hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cầu Bến Thủy II tại địa phương.


Các bị cáo tại phiên tòa. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo đó, các bị cáo đưa ra xét xử gồm: ông Lê Duy Việt (55 tuổi), phó chủ tịch huyện Nghi Xuân; ông Nguyễn Văn Hóa (40 tuổi), cán bộ địa chính thị trấn Xuân An; ông Nguyễn Văn Ðức (53 tuổi), phó trưởng phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Nghi Xuân; ông Lê Quang Sáng (34 tuổi), chuyên viên phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Nghi Xuân; ông Ðậu Hữu Tuất (55 tuổi), trưởng phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Nghi Xuân; ông Phan Duy Khương (44 tuổi), chủ tịch thị trấn Xuân An; ông Nguyễn Công Minh (71 tuổi); ông Ðậu Hữu Thân (59 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (40 tuổi) về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Trong đó, có 3 người là ông Ðức, ông Sáng và ông Tuất còn bị xét xử thêm về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Cáo trạng cho biết, năm 2011, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường giải tỏa đất hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cầu Bến Thủy II đi qua huyện Nghi Xuân, các ông Hóa, Sáng, Ðức, Tuất, Việt, Khương và Minh là các thành viên trong hội đồng bồi thường giải tỏa mặt bằng (HÐBT-GTMB) dự án cầu Bến Thủy II. Còn ông Thân, bà Nhung là công dân tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, đã có hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong đó, ông Hóa vì tình cảm cá nhân đã bàn bạc thống nhất với ông Thân sử dụng 2 bộ hồ sơ ma, tài liệu giả mạo tên mình và ông Trương Hữu Hiền để hợp thức các thủ tục pháp lý nộp cho hội đồng bồi thường để nhận hơn 902 triệu đồng bỏ túi riêng.

Ðối với các ông Sáng, Ðức, Tuất... là thành viên HÐBT-GTMB, trong quá trình làm việc đã không thẩm định hồ sơ mang tên ông Hóa và ông Hiền, dẫn đến việc bồi thường sai, gây thiệt hại tiền của Nhà nước. Chưa hết, các ông này tuy biết rõ hộ bà Nhung không được bồi thường nhưng vẫn cố ý lập hồ sơ ma để đưa cho bà này trên 149 triệu đồng. Tổng cộng nhóm cán bộ đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 1 tỷ đồng.

Dù tội danh đã rõ, song các bị cáo chỉ bị tòa tuyện án nặng nhất là 7 năm tù giam với người chủ mưu là ông Nguyễn Văn Hóa. Trong khi các bị cáo còn lại chỉ bị tù treo từ 7 đến 30 tháng/người. (Tr.N)
06-03- 2015 2:15:15 PM

Thân nhân tù nhân kêu gọi giám đốc thẩm vụ án Ân Đàn Đại Đạo

PHÚ YÊN (NV) .- Thân nhân của những người bị tù oan trong vụ án tôn giáo “Ân Đàn Đại Đạo” bị quy chụp tội danh chính trị “âm mưu lật đổ” kêu gọi cơ quan tư pháp Việt Nam xét lại bản án. 


Ông Phan Văn Thu, hoạt động tôn giáo nhưng bị vu cho tội cầm đầu tổ chức “âm mưu nhằm lật đổ chính quyền” bị án tù chung thân. (Hình: Người Lao Động)


 Bà Võ Thị Thanh Thúy, vợ ông Phan Văn Thu tức Trần Công, người bị cáo buộc cầm đầu tổ chức “hoạt động chống phá nhà nước” trước đây, dù chỉ hoạt động tôn giáo thuần túy, vừa gửi tới “Tòa án nhân dân tối cao” trong hệ thống tư pháp CSVN yêu cầu cứu xét lại dưới hình thức giám đốc thẩm vụ án oan sai này.

Bà trình bày trong lá đơn đề ngày 25/5/2015 gửi Chánh án “Tòa án nhân dân tối cao” các điều mà bà cho thấy hoàn toàn quy chụp của cơ quan Công an điều tra và viện kiểm sát tỉnh Phú Yên từ bắt giam, tra tấn ép cung đến vu cáo các tội trạng dựa vào những bằng chứng không có thật hoặc bị bóp méo sự thật.

Sau một năm bị giam giữ, ép cung, ông Phan Văn Thu, tức Trần Công (năm nay 67 tuổi) bị kết án tù chung thân trong phiên xử sơ thẩm ngày 4/2/2013 trong khi 24 người cộng sự trong tổ chức tôn giáo theo khuynh hướng Phật Giáo “Ân Đàn Đại Đạo” bị kết án tổng cộng 309 năm tù giam và 110 năm quản chế. Nói chung, tất cả các bản án đều rất nặng vì bị quy chụp cho tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Luật Hình Sự.

Theo lời trình bày của bà Võ Thị Thanh Thúy, các tù nhân đã “không được tạo điều kiện” để kháng án và họ chịu dựng oan ức suốt mấy năm qua.

Theo sự trình bày của bà Võ Thị Thanh Thúy, tất cả các tài liệu mà công an thu giữ hoàn toàn là các tài liệu tu tập, giảng huấn tôn giáo theo Phật Giáo, không hề có hoạt động chính trị. Tuy nhiên, công an đã ép cung, bóp méo các tài liệu tôn giáo và biến chúng thành những tài liệu học tập chính trị để “tuyên truyền, lôi kéo” người khác vào “tổ chức phản động”.

Để thêm sức thuyết phục, bản cáo trạng của nhà cầm quyền lại còn nói tổ chức “Công Luật Công Án Bia Sơn” tức Ân Đàn Đại Đạo của ông Phan Văn Thu lại có cả “quốc kỳ, quốc ca” và “quốc huy” bên cạnh những chứng cứ khác gồm cả chất nổ, máy computer, máy chụp hình, máy bộ đàm.

“Tại phiên tòa sơ thẩm, tòa đã không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng xác thực nào mà chỉ kết tội bằng những lời nói suông và những bằng chứng ngụy tạo. Trước tòa, chồng tôi có cho biết trong quá trình lấy lời khai, điều tra viên đã chọn ra 2 trong số những bài thánh ca do chồng tôi sáng tác rồi buộc ông phải chọn một bài làm quốc ca. Họ lấy hòn đá họa hình con rùa trong khu du lịch sinh thái rồi ép cho đó là biểu tượng quốc huy của chúng tôi. Chúng tôi không có cờ, họ lại lấy hình tượng viên dung kỳ của đạo Phật rồi ép cho đó là quốc kỳ. Viên đá nhỏ có hình giống chữ Hán mà ban giám đốc nhặt được sau một trận lở đất ở khu sinh thái, điều tra viên đã cho đó là con dấu. Đó là tất cả bằng chứng của tòa đưa ra để buộc chồng tôi cùng đệ tử của ông vào tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Trước tòa, cả 22 người đều phủ nhận việc họ có quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và con dấu để chuẩn bị cho một nhà nước mới. Thế nhưng tòa vẫn giữ lại chi tiết này trong kết luận điều tra.” Bà Võ Thị Thanh Thúy viết trong đơn kêu gọi Giám đốc thẩm.


Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia, bị cáo buộc là “sào huyệt chính của tổ chức phản động.” (Hình: CAND)

Trong một lần trả lời phỏng vấn của báo Người Việt hồi năm ngoái, bà Võ Thị Thanh Thúy giải thích, “19 kíp nổ bị tịch thu và coi như chứng cứ “chống phá nhà nước”, đó là kíp nổ chúng tôi dùng để phá đá xây dựng các công trình. Như mọi người đã biết, khu du lịch sinh thái được xây dựng nơi địa thế là rừng núi. Vậy, muốn núi thành phố, thành khu du lịch thì chúng tôi phải san lấp, phá đá tạo mặt bằng để xây dựng. Hơn nữa, để xây dựng phải dùng đến đá. Nếu chúng tôi không dùng kíp nổ thì liệu sức người có phá nổi mấy tảng đá to nặng thế không?”

“Máy ảnh, máy quay phim đều phục vụ cho khách du lịch vì chúng tôi làm sinh thái. Máy tính xách tay dùng để ghi chép kinh điển. Thời đại công nghệ khoa học phát triển, việc ai đó có máy tính xách tay, có máy ảnh hay máy quay phim là chuyện hết sức bình thường, hồ huống chi chúng tôi là một công ty du lịch sinh thái thì việc có những thứ này không có gì là bất thường cả. Vậy nên, tòa án đưa những tang chứng này để luận tội chúng tôi đó là một việc làm hết sức vô lý. Một khu sinh thái rộng hơn 48ha thì việc sử dụng bộ đàm và ống nhòm là việc rất bình thường, không thể kết luận đó là tang chứng lật đổ chính quyền được.”

Bà Võ Thị Thanh Thúy giải thích thêm, “ Nội dung tài liệu mà tòa án Phú Yên kết luận là ‘cương lĩnh hoạt động’ đó đơn thuần chỉ là giáo lý của đạo Ân Đàn Đại đạo. Đó là 55 điều trợ luật, là 37 phẩm trợ đạo, là những đại giới và tiểu giới... mà các phật tử phải làm theo.”

Tổ chức tôn giáo Ân Đàn Đại Đạo được ông Phan Văn Thu xây dựng tại khu vực khu du lịch sinh thái Hoàng Long dưới chân núi Đá Bia thuộc thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên, nằm dưới chân Đèo Cả, với tiền quyên góp của tín hữu trong ngoài nước trong suốt nhiều chục năm.

Có hai Việt kiều Mỹ là đệ tử của ông Phan Văn Thu cũng bị bắt trong vụ này nhưng đã không bị quy chụp tội danh gì, chỉ bị đuổi về Mỹ trong khi các thành viên chính yếu khác của Ân Đàn Đại Đạo thì bị kết án tù nặng nề, dựa vào các chứng cớ quy chụp và ngụy tạo.

Khu du lịch sinh thái rộng lớn và đẹp đẽ dưới chân Đèo Cả nhờ nỗ lực của nhóm Ân Đàn Đại Đạo bây giờ trở thành của ai, hay xé nhỏ chia nhau giữa các ông bà quan chức của chế độ, hiện không thấy có tin tức gì chính thức được đưa ra. (TN)

06-03-2015 5:42:07 PM

Tuyên ngôn Ba Đình về Quyền Câm Mồm

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong tình hình biển Đông không gì mới, trước việc đế quốc Mỹ cố tình gia tăng căng thẳng trong khu vực về thông tin những sự cố mà bộ chính trị đảng đã biết từ lâu, chúng tôi tuyên bố khẳng định Quyền Câm Mồm của lãnh đạo đảng cộng sản trước nhân dân Việt Nam và trước thế giới về những tranh chấp chủ quyền vốn thật sự không hề có giữa 2 đảng cộng sản Việt-Trung do đồng chí Mao vĩ đại đẻ ra.

Trong việc báo chí quốc tế đưa tin Bắc Kinh đem các loại vũ khí hạng nặng đến các đảo nhân tạo trước đây thuộc chủ quyền Việt Nam, sau đó trở thành vùng tranh chấp chủ quyền, rồi biến thành vùng cùng nhau khai thác, và bây giờ trở thành vùng cắm cờ 5 sao vĩ đại, phía lãnh đạo đảng chúng tôi tại Hà Nội vẫn chưa có được thông tin chính thức nào từ các đồng chí lãnh đạo đảng ở Bắc Kinh. Do đó, chúng tôi quyết định bảo lưu quyền câm mồm của chúng tôi trước những thông tin xuyên tạc của bè lũ đế quốc Mỹ và mọi thế lực thù địch khác.

Khi được hỏi lãnh đạo Việt cộng có mong muốn Hoa Kỳ ngăn chận hành động của Trung cộng ở biển Đông, chúng tôi xin được trả lời như sau: Chúng tôi rất khó đưa ra mong muốn cụ thể từ các quốc gia nào, nhất là đối với các đồng chí có cùng tên Cộng với chúng tôi. Do đó, chúng tôi yêu cầu nhân dân Việt Nam cũng như các quốc gia khác tôn trọng quyền câm mồm của lãnh đạo đảng cộng sản. Nhân đây, liên quan đến Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi tạm cất quyền câm mồm để nhắc lại lập trường của lãnh đạo đảng về quan hệ Việt-Trung-Mỹ như sau: Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào, đất nước Việt Nam. Đối với Trung Quốc, chúng tôi chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc đã giúp chúng tôi trong sự nghiệp đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào.

Riêng trong mối quan hệ Việt Trung, chúng tôi một lần nữa tái khẳng định: để tiếng hát nâng tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bay cao, để tình cảm 4 vàng 16 tốt đời đời bền vững và là gia sản quý báu của hai đảng Mao-Hồ truyền lại cho thế hệ ngàn đời mai sau, chúng tôi sẽ tiếp tục câm mồm và lẳng lặng tiếp nối sự nghiệp của đồng chí Hồ Quang, tiếp nối không ngừng nghĩ để hoàn tất sự nghiệp của cha già DT: bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương.

Quyền Câm Mồm là quyền bất khả xâm phạm của lãnh đạo đảng. 

Đó là quyền đã được các đồng chí lãnh đạo đảng thành tâm, nghiêm chỉnh thực thi trong suốt 25 năm qua kể từ giây phút bế mạc Hội nghị Thành Đô. 

Quyền Câm Mồm cũng là đặc quyền của lãnh đạo đảng. 

Đối với mọi thành phần khác, bao gồm 90 triệu nhân dân làm chủ đất nước Trung-Việt, thì ngược lại - hành động khăng khăng câm mồm và xem câm mồm là một quyền sẽ được ghép tội là diễn tiến hòa bình và chống lại nhân dân.

Quyền câm mồm của đảng muôn năm!

Đảng cộng sản Trung-Việt muôn năm!

Sự nghiệp bên kia bên này biên giới đều là nhà của Hồ chủ tịch muôn năm!

02.06.2015

VN - 70 năm dưới thể chế cướp bóc

Nhà văn Võ Thị Hảo
2015-06-02
071_83-6134.jpg
Nhà ở của người dân dọc kênh Bến Nghé, một nhánh của sông Sài Gòn- AFP photo
"Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa".  Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng"…
(Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ - đại biểu QH Bến Tre)
Trên đời này có nhiều loại cướp bóc nhưng không loại cướp bóc nào có thể hủy hoại cả một đất nước như loại dùng thể chế chính trị và bộ máy chính quyền làm công cụ cướp đoạt của người dân. Bao đau thương khổ nạn của loài người cũng chủ yếu từ đó mà ra.
Cướp bóc theo kiểu nói trên là những cuộc cướp bóc tầm quốc gia, qua những Hiến pháp, luật, thông tư chỉ thị, bảo hộ độc quyền, các loại thuế và phí… nhằm cướp bóc của dân. Những tội ác này được cả hệ thống truyền thông nô lệ và bộ máy đàn áp che giấu, mỵ dân. Ai dám nói sự thật hoặc phản đối sẽ phải hứng chịu bạo lực dưới nhiều hình thức. Bạo lực của bộ máy cướp bóc này được tung ra từ tất cả các khâu từ Đảng cộng sản, nhà nước, cơ quan, hội đoàn tới lập pháp, tư pháp, hành pháp. Bạo lực cũng thể hiện rõ nhất ở hệ thống công an và bộ máy hành chính các cấp.
Việc "rút xương tủy" của dân dưới nhiều hình thức để tham nhũng dưới danh nghĩa công dân phải đóng góp xây dựng tổ quốc là chiêu bài cướp bóc mà bộ máy độc tài luôn tận dụng.
Tăng thuế, phí và lạm thu
Chỉ tính riêng giá xăng dầu, kể từ đầu năm 2015 đến nay, giá đã tăng 3 lần liên tiếp. Theo các chuyên gia thì nguyên do tăng không phải do giá xăng dầu thế giới mà bởi nhà nước vô cớ tăng thuế môi trường lên 300%. Dù là nước xuất khẩu dầu, nhưng giá xăng tại VN đắt hơn Mỹ. Trong khi đó Mỹ có mức thu nhập cao hơn Việt Nam (2011) lên tới 31,7 lần. Mỗi lần tăng giá xăng, điện, tăng thuế và phí, giá thị trường tăng theo và dân càng khốn cùng.
Theo báo Tuổi trẻ, nhiều khoản thuế và phí lạm thu đã khiến cho nhiều gia đình ở Hà Tĩnh ngập chìm trong nợ vì họ đã đói ăn mà vẫn phải vay để nộp. Trưởng phòng tài chính huyện Can Lộc thừa nhận, có rất nhiều khoản thuế và phí vô lý. Sự lạm thu đang khiến người dân bị bần cùng hóa, nhiều người phải tha phương cầu thực.
Tình trạng này đã xẩy ra từ nhiều năm trước nhưng không khắc phục mà ngày càng lạm thu vô tội vạ. Báo cáo tại Quốc hội cho biết, ngay từ năm 2002, qua khảo sát thấy rằng các cơ quan cấp TƯ và địa phương có  quyền đặt định thu của dân ít nhất 432 khoản phí và lệ phí ngoài thuế. Việc đặt mức thu hết sức tùy tiện, lộn xộn, không thể quản lý nổi.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, mức thu từ thuế và phí tại VN ngày càng tăng vọt. Trong 5 năm vừa qua, nguồn thu từ thuế và phí của VN dẫn đầu khu vực, là 20% GDP. Báo cáo “Tổng quan môi trường thuế VN 2014” cho biết, tình trạng phí chồng lên phí và lạm thu đang khiến mỗi người dân phải gánh tỉ lệ chịu thuế, phí/GDP cao gấp 1,4-3 lần so với các nước trong khu vực, trong khi thu nhập bình quân đầu người VN vào hàng thấp nhất.
Thống kê của Bộ NNPTNT cũng cho biết nông dân phải gánh đến 131 khoản đóng góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định và 38 khoản “đóng góp xã hội” khác.
Theo T.S Lê Đăng Doanh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM), thì chính “thói quen” chi tiêu ngân sách như hiện nay là căn nguyên khiến gia tăng các loại phí và lệ phí đối của người dân, DN. Theo lý giải của TS Doanh, năm 2015 xuất hiện nhiều hình thức thu phí, lệ phí là nhằm bù đắp thiếu hụt của thu ngân sách Nhà nước.
Chẳng hạn đoạn đường  cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình (chỉ dài 20km) cũng đã được Bộ này ban hành mức thu phí xe container 400 feet cao nhất lên đến 5 triệu/tháng. Hay ngày 8/4 tại cầu Đồng Nai đã áp dụng mức thu phí 15.000 – 120.000/vé/phương tiện… Đây chỉ là một trong số các ví dụ của việc Nhà nước đang dùng nhiều cách để tăng thu, bù đắp cho thâm hụt ngân sách.
Cái chết hàng loạt trong nhiều năm của các doanh nghiệp VN và sự nghèo khó khốn cùng của người dân VN chính là hệ quả của những hành vi cướp bóc qua thuế, phí, qua các chính sách bảo hộ doanh nghiệp độc quyền như xăng dầu, điện…
Thắng lợi của Đảng: đổi bằng xương máu dân
Nhân dịp Đảng CS VN kể công rầm rộ nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập, người VN không thể không nhìn lại lịch sử 70  năm của thể chế độc tài cộng sản VN.
Căn cứ các sự kiện lịch sử, thì thấy đúng là Đảng „đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác“, nhưng Đảng thắng là dân thua. Đảng chỉ có nghĩa là một nhóm người có quyền lực chiếm được quyền lãnh đạo. Mỗi thắng lợi của Đảng đều đổi bằng hoặc xương máu và nước mắt của dân VN.
„Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa“.  Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng“. Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân”.
(Phát biểu của thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, phó giám đốc Học viện Quốc phòng (đại biểu Bến Tre) Tuổi trẻ - 277572015)
Có thể thấy, hầu hết những thắng lợi của Đảng cộng sản và chính quyền VN ngay từ khi mới thành lập cho đến nay đã lấy phương châm „cướp“ làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Chúng ta có thể thấy vô số từ „cướp“, „giết“… trong các văn bản trang trọng của nhà cầm quyền độc tài cộng sản VN: “cướp của người giàu chia cho người nghèo“, „cướp chính quyền“, cướp kho thóc của Nhật“, „Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ“…
Chính quyền cộng sản VN cũng do cướp mà có được và từ đó nhiều hành xử của nó đối với những người dân cũng theo „tôn chỉ cướp bóc“. Chẳng hạn việc quyền lực trong bộ máy đều trao cho các đảng viên. Chỉ một nhóm người trong đảng nhưng lại tự đoạt lấy quyền đại diện cho quyền lợi của công dân cả nước là  bất công và phản lại quyền con người.
Untitled-1-400.jpg
Ông Hoàng Văn Ngài bị tra tấn đến chết trong đồn công an Đak nông nhưng họ đã dựng hiện trường giả, đổ cho ông tự tử. Ảnh do thính giả gửi cho RFA
Cải cách Ruộng đất là cuộc đại cướp bóc làm đảo lộn toàn bộ tổ chức xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu, trâu bò và công cụ sản xuất. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì nó không khác gì một cuộc diệt chủng áp dụng lên chính đồng bào của mình.
Người VN sẽ không bao giờ quên những cuộc giết người rùng rợn, do chính người VN, mà trước đây có thể là bạn bè, hàng xóm sống yên vui đầm ấm. Để không bị chính quyền đoạt mạng, con tố oan cha, chồng vợ tố oan nhau. Nguyên tắc hành động căn bản của các Ủy ban Cải cách ruộng đất là „Thà chết mười người oan còn hơn là để sót một địch“( Hồ sơ của Hội đồng CCRĐ -  Thư viện Pháp luật VN).
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, tập 2 xuất bản tại Hà Nội năm 2004, chỉ riêng cuộc CCRĐ đợt 5(1955- 1956) được thực hiện ở 3.563 xã, có khoảng 10 triệu dân và tổng số người bị sát hạt trong đợt này lên đến 172.008 người, trong đó có tới 123.266 người(71,66%) là giết oan!
Cải cách ruộng đất với hàng trăm ngàn cuộc đấu tố, giết lương dân vô tội đã khiến dân VN táng đởm kinh hồn, đành khuất thân làm nô lệ. Nông dân được chia đất từ chỗ cướp lại của địa chủ  nhưng sau đó thì việc tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp đã cướp tất cả đất đai của họ vào tay chính quyền và nông dân lại trở thành vô sản đến tận bây giờ vì Luật, Hiến pháp vẫn quy định „đất đai là sở hữu toàn dân“.
Một trong những hành động cướp bóc quyền của dân lớn nhất gần đây là vào năm 2013, khi sửa đổi Hiến pháp, điều 4 Hiến pháp này quy định Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo Việt Nam, trong khi ngay cả những Hiến pháp trước đó, mặc dù đã rất mất dân chủ, cũng không đủ can đảm để quy định một điều phi dân chủ và và vi phạm nhân quyền như vậy.
Xóa độc tài để giữ mạng Dân và mạng Nước
Chính vì sự lãnh đạo độc tài và theo phương châm cướp bóc đã khiến cho dân VN không những nghèo khó mà còn bị mất quyền làm người, có thể bị đoạt mạng sống bất kỳ lúc nào bởi nhân viên công quyền.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng công an là đối tượng chính phải chịu trách nhiệm về việc có tới hơn 260 người chết trong lúc bị tạm giam chỉ trong vòng 3 năm gần đây.
Làm chết người nhưng kẻ giết người lại được bao che bởi chính các đảng viên cộng sản cấp trên và đồng nghiệp cùng hệ thống tư pháp, hành pháp.
Sự bao che ấy thực sự là hành vi bật đèn xanh cho nhân viên công quyền tha hồ cướp bóc, đánh giết dân. Điều đó tung ra một thông điệp ngầm: cơ quan công quyền, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là vua, là trời, để dân sống thì dân được sống, bắt dân chết là dân phải chết, bất cần pháp luật.
Sự bao  che ấy thể hiện quyền sinh sát của nhà cầm quyền trong việc đánh đập, giết dân hoặc giả dạng côn đồ để hãm hại, mạt sát, bỏ tù  những người đi kêu oan, người dám lên tiếng đòi nhân quyền và dân chủ…Sau khi đã làm cho dân khiếp sợ, biết rắng mình có kêu oan cũng vô vọng, nhà cầm quyền càng tha hồ cướp bóc. Và chính sự cướp bóc này đã khiến cho vận mạng VN, trước sự xâm lấn của TQ, trước sự tiếp tay của những kẻ bán nước, đang hết sức nguy ngập.
Ông là một người làm thơ được chính quyền vinh danh vì công lao trong việc tụng ca thể chế độc tài này và cho Đảng. Vì thế, ông  lên đến tận chức Phó Thủ tướng thường trực. Có lẽ con đường thành đạt của ông đã được xây bằng những bậc thang tụng ca mục đích tôn chỉ của nhà cầm quyền cướp bóc:
„Giết! Giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Stalin bất diệt“
(Trăm hoa đua nở trên đất Bắc- trang 37- Nguồn: Truclamyentu.infor).
Bài thơ của ông mặc dù được nhiều người có uy tín đánh giá là „khát máu“, nhưng chỉ trong bốn câu văn vần này mà ông đã thâu tóm, khắc họa được phương thức hành xử của chính quyền độc tài này với nhân dân.và cũng cắt nghĩa được người VN khốn khổ vì đâu.
Rõ ràng là thể chế này cần phải xóa bỏ vì nó đã lỗi thời, mục ruỗng và càng vận hành càng gây nhiều hành vi cướp bóc. Thay đổi VN bằng một thể chế chính trị đa nguyên, dân chủ,  xóa bỏ sự độc quyền của Đảng cộng sản, liên kết với các nước dân chủ và văn minh là con đường để giữ mạng nước Việt và người Việt.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Lại chuyện nghị quyết 36

Tú Kép (Danlambao) - Báo Nhân Dân Điện Tử Hà Nội ngày 27-5-2015, đăng nguyên văn chỉ thị số 45-CT/TW do Bộ Chính trị (BCT) đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) ban hành ngày 19-5-2015, về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của BCT khóa IX về công tác đối với người Việt ở nước ngoài trong tình hình mới. Lại chuyện nghị quyết 36!

Với từ ngữ chính trị sáo rỗng vốn có của CS, chỉ thị gồm phần dẫn nhập và 10 điều chỉ thị, trong đó từ điều 1 đến điều 4 đề cập đến người Việt ở nước ngoài và 6 điều còn lại là hướng dẫn công tác cán bộ đảng viên cần phải thực hiện để chèo kéo người Việt ở nước ngoài.

Phần dẫn nhập, chỉ thị nầy viết: "Đến nay, một bộ phận lớn bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội nơi họ đang sống và làm việc. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ chính của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài song hành cùng tiếng nói của nước sở tại. Bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nâng cao, thực sự là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước sở tại; đồng thời góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước." (Trích nhật báo Nhân Dân, ngày 27-5-2015.)

Ai cũng biết, sau năm 1975, lý do quan trọng khiến cho người Việt bỏ nước ra đi là vì kinh nghiệm tích lũy từ năm 1945 về chế độ độc tài đảng trị toàn trị tàn ác, bóc lột của đảng CSVN. Vì vậy người nào có điều kiện, liền tìm đường vượt biên, kể cả liều mạng sống để tìm tự do. Nghệ sĩ Trần Văn Trạch đã thốt một câu để đời: "Ở Việt Nam, cái cột đèn cũng muốn ra đi.” Về phía đảng CSVN thì tìm cách chận đứng, bắt bớ, giam cầm, bắn giết những người tìm cách ra đi, lại còn hết lời nhục mạ những người đã ra đi trót lọt là “phản quốc”, “tay sai đế quốc Mỹ “, “theo chân đế quốc Mỹ, tìm chút bơ thừa, sữa cặn”…

Sau khi người Việt hải ngoại xây dựng thành công đời sống ở quê hương mới, gởi tiền về giúp bà con trong nước, CSVN đánh hơi mùi đô-la, còn thơm hơn và hấp dẫn hơn “bơ thừa sữa cặn”, CSVN liền LỘT LƯỠI, ĐỔI GIỌNG, gọi người Việt hải ngoại là “khúc ruột ngàn dặm”, kiếm cách “gọi người tình về”. Mẹ kiếp, dí người ta đến đường cùng, bắt giam bắn giết người ta không gớm tay, phỉ báng người ta là “phản quốc”, bây giờ lại mở miệng mơn trớn “khúc ruột ngàn dặm”. Thiên hạ kháo nhau rằng kẻ nào mà không biết lột lưỡi đổi giọng, ăn nói lật lọng, thì không phải là CS; và càng biết lột lưỡi đổi giọng, càng láo toét thì càng được nhanh chóng thăng quan tiến chức trong chế độ CSVN. Càng lên cao thì càng láo hơn. Đúng y chang!

Người Việt hải ngoại tự hào là dân Việt, yêu nước Việt do tổ tiên để lại, tức nước Việt không cộng sản, chứ người Việt hải ngoại chẳng yêu cái thứ “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của CSVN, vì nếu yêu “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, thì chẳng bỏ nước ra đi. Ngày xửa, ngày xưa, tổ tiên chúng ta chẳng có chủ nghĩa xã hội, chẳng có chủ nghĩa cộng sản, mà sao yêu nước quá xá, nhiều lần bảo vệ tổ quốc, đánh đuổi quân Tàu ô chạy có cờ. 

Cộng đồng người Việt hải ngoại chẳng bao giờ là cái “cầu nối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước sở tại”. Câu nầy nói như đang giỡn vì chứng minh rất đơn giản mà rất dễ ẹt: Khi các quan chức CSVN, từ tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, bộ trưởng CS, đi đến đâu, ở bất cứ nước nào thì người Việt sở tại biểu tình phản đối rần rần đến đó, với cả rừng biểu ngữ đả đảo CSVN, khiến các đoàn quan chức nầy phải chui trốn cửa sau để vào nơi hội họp. Vì vậy có vè vịnh quan chức CSVN rằng: “Trong nước hùng hổ quan liêu / Bước ra khỏi nước như diều đứt dây.” Như thế những cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt hải ngoại đuổi CS như đuổi tà, chứ làm gì có chuyện cầu nối với cầu gãy ở các nước sở tại. Bỏ đi con cháu của tên Tám keo. Tám keo tức là “bát hồ” đấy.

Sau phần dẫn nhập, điều 1chị thị 45-CT/TW như sau: “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục thể hiện đầy đủ và phát huy tốt truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung...; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai; xóa bỏ mặc cảm, định kiến; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Cộng sản mà nói chuyện đại đoàn kết dân tộc là chuyện chú Cuội ngồi gốc cây đa, nghe chẳng lọt lỗ nhĩ. Hiện nay, ở trong nước, chủ nghĩa CS và lý thuyết Mác-xít là môn học bắt buộc cho sinh viên, học sinh. Căn bản của chủ nghĩa CS là ĐẤU TRANH GIAI CẤP. Đấu tranh giai cấp là người đấu người, người giết người, con người biến thành ác thú, cắn xe đồng loại, thì làm sao gọi là đoàn kết dân tộc. Hai phạm trù nầy hoàn toàn trái ngược nhau. Chính đấu tranh giai cấp là nền tảng cho các cuộc Rèn cán, Chỉnh quân, Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Vụ án chống đảng, Học tập cải tạo, Kinh tế mới, Đánh tư sản, Hợp tác xã, Công tư hợp doanh… Những phong trào đấu tranh giai cấp nầy đưa đến đại đoàn kết dân tộc hay đưa đến sự chia rẽ tan nát trầm trọng hiện nay? Vì vậy, còn CS thì còn học chủ nghĩa CS, còn học đấu tranh giai cấp. Còn học đấu tranh giai cấp thì không thể nói chuyện đoàn kết dân tộc.

Chỉ thị 45-CT/TW nói chuyện xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, thì người Việt ai cũng mong muốn nước mình giàu mạnh. Tuy nhiên trong nước Việt Nam cộng sản hiện nay, tham nhũng nổi tiếng trên thế giới, cái gì cũng phải bôi trơn mới chạy được, chỉ có cán bộ, đảng viên giàu có, còn lại toàn dân đói nghèo. Thực tế hiện nay là ĐẢNG GIÀU NƯỚC NGHÈO. Xem nhà cửa thật hoành tráng của cán bộ CS thì biết liền hà. Tiền đâu mà chúng tậu nhà cửa hoành tráng quá xá vậy bà con?

Còn nói chuyện dân chủ, người Việt ở nước ngoài rất quen thuộc với đời sống dân chủ, đường lối và cách thức sinh hoạt dân chủ, tức là rất rành về dân chủ. Ở nước ngoài, dân chủ đúng nghĩa, chỉ có quốc hội dân cử mới có quyền ban hành luật lệ cho chính phủ thi hành, chứ các đảng phái, kể cả những đảng đang cầm quyền, như hiện nay đảng Bảo Thủ của Canada hay đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ, cũng không có quyền đưa ra chỉ thị cho chính phủ thực hiện. 

Rành sáu câu về chuyện dân chủ như vậy, nên người Việt hải ngoại rất lấy làm lạ là tại Việt Nam, nói rằng dân chủ, mà tại sao BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CSVN LẠI CÓ QUYỀN ban hành chỉ thị cho nhà nước phải thi hành nghị quyết hay chỉ thị của đảng CSVN. Đảng chỉ có quyền ra lệnh cho nội bộ đảng viên, chứ chẳng có quyền gì với nhà nước, với người dân. Vậy là nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) là của dân, do dân, vì dân hay là CỦA ĐẢNG, DO ĐẢNG, VÌ ĐẢNG? Nói như vậy để cho thấy ngay từ đầu, cái chỉ thị 45-CT/CT hoàn toàn phản dân chủ, và chuyện dân chủ là chuyện hoàn toàn bịp bợm. Bịp bợm cả trong hiến pháp hiện hành ở trong nước với điều 4, đặt đảng CSVN lên đầu lên cổ dân chúng Việt Nam. Như thế là dân chủ hay chủ dân! Đảng CSVN thờ tụi Tàu cộng nên cũng tập đọc ngược chữ như Tàu cộng, dân chủ thành chủ dân.

Ở “đế quốc” Mỹ hay Canada, dân chúng bất bình điều gì, có quyền tức khắc biểu tình hà rầm chẳng những ở các thành phố mà ngay cả ở thủ đô, miễn sao giữ trật tự, không cản trở lưu thông, không bạo động đánh nhau. Còn báo chí tự do đăng tải tin tức, tự do chỉ trích hoạt động của chính phủ, kể cả thủ tướng hay tổng thống, Ở trong nước Việt Nam hiện nay, bất cứ ai có ý kiến khác biệt với quan chức CS, ở cấp tỉnh hay nhà nước CS, hoặc khác biệt với đảng CSVN, kể cả những ý kiến yêu nước, xây dựng, chỉ cần lên e-mail, facebook, liền bị theo dõi và bị bắt ngay. Đảng CSVN khoe rằng trong nước hiện có trên 700 tờ báo. Có trên 700 tờ báo, nhưng hoàn toàn do các cơ quan nhà nước điều khiển, chỉ nói một giọng, viết một ý, rồi chia ra đăng lại. Chuyện nầy, cách đây non một thế kỷ, nhà văn Pháp André Gide đã nói trong quyển Retour de l’URSS rằng chỉ cần đọc một tờ báo là biết mấy trăm tờ báo Liên Xô viết gì.

Điều 2 của chỉ thị 45-CT/TW viết tiếp: "Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tăng cường hơn nữa sự gắn bó của người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước. Mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm."

Xin nói ngay là vì người Việt hải ngoại thành đạt, nhà nước CSVN mới nhận vơ là một bộ phận không thể tách rời, chứ năm 1975, CSVN bắn bỏ, bắt giam, tù đày biết bao nhiêu người. Đó là chưa kể bao nhiêu người bị bắt đi tù sau 1975 mà CSVN gọi là học tập cải tạo, bị đày đọa tận cùng bằng số. 

Đày đọa người ta xong, bây giờ lại kêu gọi “giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm.” Khỏe quá hà. Không một lời xin lỗi. Không một chút sửa đổi. Dễ dàng quá. Nói chuyện khép lại quá khứ, thì con cháu nhà “Tám keo” (bát hồ đấy) phải học cách khép lại quá khứ từ quê hương của Marx, của Lenin, của Stalin. Đất nước các ông nầy là chiếc nôi của chủ nghĩa CS, nay đã khép lại quá khứ, VỨT BỎ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN VÀO SỌT RÁC, làm lại cuộc đời mới. Đó là cách khép lại quá khứ thứ thiệt đó. Dân chúng trong và ngoài nước đang chờ đợi. Nhà nước Việt Nam còn chờ đợi gì nữa mà chưa thực hiện, chưa khép lại quá khứ, chưa đóng cửa tiệm CSVN cho rồi, còn ngồi đó mà ngáp ruồi, nói chuyện mộng du cõi trên. 

Còn điều nữa. Quá khứ chưa kịp khép lại, mà tương lai bị tụi côn đồ côn an đóng sầm cửa rồi. Bất cứ bà con nào ở trong nước muốn tỏ bày vài ý kiến trên thế giới ảo, trên facebook, liền bị bắt giam vô điều kiện. Những người can đảm hơn thì bị đánh bầm mặt bầm mày, chảy máu, sưng trán lỗ đầu, xong rồi còn bắt giam tù…Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước ba tòa quan lớn. Con cháu “tám keo” còn chơi trò “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” (Kiều câu 584), khiến cho dân oan chẳng có mặc cảm định kiến gì ráo, nhưng bị cướp đất cướp nhà, ngày nào cũng biểu tình ào ào khắp nước rất thảm thương, tạo thành bức tranh xã hội thật hoành tráng. “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”. (Kiều câu 590).

Ở hải ngoại, thỉnh thoảng có vài tên có học vị, như tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư… xé lẻ trốn về Việt Nam do lời mời của nhà nước CSVN. Những tên nầy chẳng qua lợi dụng lời mời, về nước nói xạo, nịnh nọt vài điều làm vui lòng chủ nhà CS, để có cơ hội du hí, ăn chơi, mua bán, kinh doanh, kiếm chác chút đỉnh, chứ mấy tên nầy dư biết là CSVN chẳng tin gì chúng, và chúng cũng chẳng tin gì CSVN. Bằng chứng là trong số các tên tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ về Việt Nam xạo que, có tên nào dám đem vợ con về sống luôn trong nước đâu? Chúng về hưởng thụ vài tuần rồi bỏ đi biền biệt. Thế là CSVN gọi tụi nầy là “góp phần tích cực xây dựng quê hương”, vì chúng về góp cho túi tham cho cán bộ đảng viện CSVN. Đúng thiệt là đúng.

Điều 3 của chị thị 45-CT/TW, quay qua “ủng hộ và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tôn trọng pháp luật và hội nhập vào xã hội nước sở tại, nơi bà con sinh sống”. Chỉ thị còn lên giọng kẻ cả: “Phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú.” Người Việt ra đi năm 1975 thì bị CSVN cản trở, bắt giam. Đến khi người Việt tự mình cố gắng vươn lên, thành công vang dội khắp thế giới trong mọi lãnh vực, chẳng những không cần CSVN hỗ trợ mà thấy bóng dáng CSVN đến đâu thì người Việt liền biểu tình phản đối ngay tức khắc, làm sao mà nói CSVN hợp tác với các nước có người Việt sinh sống nhằm hỗ trợ... 

Cuối cùng, điều 3 chỉ thị nầy hé lộ kế hoạch cài người của CSVN: "Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.” Đưa du học sinh ra nước ngoài nhắm mục đích học tập, thu thập kiến thức về giúp nước, chứ sao lại khuyến khích du học sinh Việt Nam kết hôn với người nước ngoài để ở lại, phải chăng để cài người ở nước ngoài, hay cài người vào cộng đồng người Việt hải ngoại? Nếu biết được chủ trương “kết hôn với người nước ngoài” nầy, chắc chắn các nước trên thế giới sẽ ngưng cấp học bỗng cho học sinh Việt Nam đến du học.

Điều 4 của chỉ thị 45-CT/TW, CSVN chủ trương “Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 36; đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài khi về Việt Nam sinh sống và làm ăn; sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện; tạo thuận lợi hơn nữa trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư, chuyển, nhận và sử dụng kiều hối. Thường xuyên tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị - xã hội lớn của đất nước.”

Nhà nước CSVN đã bao lần nói đến chuyện cải cách hành chánh, nhưng có bao giờ CSVN tháo gỡ được vướng mắc đâu, chỉ gây thêm nhiều vướng mắc khác, vì thực tế vũ như cẩn, quanh quẩn chung quanh chủ nghĩa CS, thì làm sao tháo gỡ vướng mắc. Tham nhũng vẫn tiếp tục vừa vi mô vừa vĩ mô. Còn chuyện xin vào quốc tịch Việt Nam là chuyện dư thừa, vì cách đây hai năm, CSVN đưa ra kế hoạch xét cấp quốc tịch cho người Việt hải ngoại, mà trong 3 triệu người Việt ở hải ngoại chỉ có 6,000 đơn (theo lời CSVN, không biết có đúng không?), tức chỉ có hai phần ngàn nạp đơn mà thôi. Nhà nước CSVN lúc đầu hoãn thời hạn ghi danh, rồi hủy bỏ hẳn kế hoạch về vấn đề quốc tịch vì chẳng có hiệu lực gì. Người Việt yêu tổ quốc Việt chứ chẳng thèm cái quốc tịch CHXHCNVN.

"Thường xuyên tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị - xã hội lớn của đất nước." Đây là cái bánh vẽ to tổ bố vì từ xưa đến nay, có khi nào mấy tên con cháu “Tám keo” nghe theo những ý kiến đóng góp. Củ lừa ngoạn mục vừa qua là cú tu chính điều 4 hiến pháp. Mấy ông trí ngủ ra công đóng góp ý kiến đều bị quăng vào sọt rác. Trong số nầy có một số hải ngoại giả vờ hăng hái đóng góp ý kiến đề xin về Việt Nam du hí. Cũng khôn thiệt.

Chỉ thị 45-CT/TW gồm 10 điểm, ngoài 4 điểm trên dây, 6 điểm còn lại giành hướng dẫn cán bộ đảng viên, tức “chuyện nội bộ quốc gia” của CS, không cần bàn loạn ở đây. Nói chung, 6 điểm còn lại chỉ là hâm nóng, nhắc nhở cán bộ đảng viên CS tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26-3-2004. Điều nầy có nghĩa là nghị quyết 36 trước đó không thành công, mà BCT đã văn hoa gọi là“việc thực hiện nghị quyết 36 thời gian qua còn một số hạn chế bất cập”. (Trích phần dẫn nhập chỉ thị 45-CT/TW.) Cứ mỗi lần khuyến cáo, cải cách, thay đổi chẳng qua chỉ tạo cơ hội cho cán bộ chạy chức, bôi trơn thì lãnh đạo mới mở rộng túi tham, bổ nhiệm chức sắc, nhất là chức sắc ngoại giao rất béo bở.

Nói thiệt nghe qua rồi nhớ, bây giờ Bộ Chính trị có tung ra 10 cái nghị quyết, hay 100 cái chỉ thị đi nữa, thì cũng chừng đó mà thôi, chẳng đi đến đâu, cho đến khi nào BCT đảng CSVN bắt chước Yelsin, tuyên bố cho đảng CSVN cáo chung, về vườn thì mọi người vỗ tay, chứ CSVN còn thò lò cái đuôi cộng sản ra, thì mọi việc cứ một hai dậm chưn tại chỗ. Lý do đơn giản vì ngày nay, dân chúng Việt Nam đã chán ngấy đảng CSVN. Tụi đảng viên chỉ là một tụi tham nhũng, giá áo túi cơm. KHÔNG THAM NHŨNG KHÔNG THỂ SỐNG CÒN TRONG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN. Ngày nay, CSVN không còn nói láo tuyên truyền được như trước, dân biết hết trơn hết trọi, dân không còn tin CS và cũng không còn sợ CS. 

Dân chúng hải ngoại càng nhạy bén hơn, nhờ thông tin toàn cầu đủ thứ tin tức trên đời, truyền cho nhau nghe trên Internet, trên You tube, Facebook… Vì vậy, cái thứ chỉ thị 45 trung ương (TW) nầy mới ra lò, chưa kịp “công tác” với ai, thì thiên hạ biết hết dã tâm rồi. Lại chuyện nghị quyết 36, mà người Việt hải ngoại xếp vào loại nghị quyết XHCN, tức “xạo hết chỗ nói”. 

Tuy nhiên, thời kỳ CSVN nói xạo ăn tiền đã qua rồi, xưa quá rồi, nên dù có chỉ thị 45-CT/TW hà hơi tiếp sức, nghị quyết 36 chẳng những vẫn còn “một số hạn chế bất cập”, mà mãi mãi “hạn chế bất cập”.

(Toronto, Canada)

02/06/2015


Ngư dân Đà Nẵng phản đối Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-06-03
Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng
Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng-RFA
Với ngư dân nói riêng và người Đà Nẵng nói chung, nơi có cơ quan hành chính huyện đảo Hoàng Sa đóng ở 132 đường Yên Bái, và cũng là nơi có nhiều ngư dân đánh bắt xa bờ, có nhiều âu thuyển lớn của miền Trung, việc khoanh vùng và ra lệnh cấm đánh bắt ngay trong mùa thu hoạch cá trên biển Đông từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc là một việc hết sức vô lý. Trong thời gian gần đây, khi quân đội Mỹ vào cuộc nhằm ổn định tình hình biển Đông, người dân Đà Nẵng, đặc biệt là ngư dân hết sức vui mừng vì tin này. Có vẻ như người Việt Nam tin vào nước Mỹ, tin vào những sách lược mang tính thực dụng nhưng rất sòng phẵng của họ hơn là một thứ lý tưởng ngoài miệng nhưng lại rút ruột, chơi xỏ của nhà nước Trung Quốc.
Cầu mong Mỹ ra đòn quyết liệt
Chị Kim Kha, chủ một đoàn tàu đánh cá ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, chia sẻ: “Ui chui cha, vô vận mà biết đường nào, biển rộng mênh mông đi quanh hết trơn thế làm sao biết đường. Như thường thì mình đi từ tháng giêng đến tháng chín, chủ yếu là đi cá ngừ, chuộng cá ngừ, nhưng năm ni không biết sao không có cá ngừ, mất mùa… Nghề tụi em chủ yếu là đánh cá ngừ nhưng giờ không đánh được nữa!”
Theo nhận định của chị Kha, nếu muốn cho ngư dân có đất sống và muốn cho lãnh hải Việt Nam được bảo toàn, không còn lựa chọn nào khác là phải bắt tay hợp tác với Mỹ. Bởi chỉ có Mỹ mới đủ khả năng cứu ngư dân Việt Nam, cứu người dân Việt Nam khỏi tình trạng “đại Hán bành trướng”.
Chị Kha nói rằng chị chưa bao giờ suy tư về chính trị, bởi chuyện đó không hấp dẫn chị cho mấy nhưng kể từ khi Trung Quốc hoành hành trên biển Đông, cắt cáp các tàu Việt Nam, đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam và ra lệnh cấm đánh bắt trên ngư trường truyền thống của Việt Nam, chị bắt đầu nhận ra mình cần phải hiểu biết tình hình chính trị, bởi điều đó không những quyết định sự sống còn của kinh tế gia đình chị mà còn góp phần giữ gìn đất nước, phát triển kinh tế quốc gia.
Ngay trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, những năm đầu thập niên 1960, thời Mỹ còn quan tâm đến biển Đông, chiến tranh liên miên nhưng ngư dân đánh bắt ở đây rất thoải mái, không bị ai đánh đập, xua đuổi
Chị Kha
Cũng theo chị Kha, ngay trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, những năm đầu thập niên 1960, thời Mỹ còn quan tâm đến biển Đông, chiến tranh liên miên nhưng ngư dân đánh bắt ở đây rất thoải mái, không bị ai đánh đập, xua đuổi. Cũng nhờ vậy mà ông nội của chị đã gầy dựng nên một sự nghiệp tương đối vững cho con cháu, đến chị là đời thứ ba giữa được đoàn tàu đánh bắt xa bờ.
Nhưng hiện tại, mặc dù không sống trong chiến tranh, đội tàu đánh bắt xa bờ cũng được đầu tư kĩ hơn rất nhiều, có hệ thống liên lạc điện đàm với đất liền, có hệ thống nhận thông tin thời tiết và có công suất lớn hơn thời ông nội của chị nhiều lần. Lẽ ra với phương tiện hiện đại như vậy, phải thu hoạch tốt hơn, đằng này khi sắm tàu thuyền ra, ngư dân lại phải lo lắng trăm bề bởi những con cá mập sắt mang ký hiệu Trung Quốc trên biển Đông. Mỗi khi ra khơi, ngư dân chẳng còn đủ bình tĩnh và chuyên tâm để đánh bắt, thay vào đó, họ phải ngó trước nhìn sau để tránh tàu Trung Quốc.
Từ thành phố Đà Nẵng nhìn ra biển Đông
Từ thành phố Đà Nẵng nhìn ra biển Đông
Với chị Kha, đây là sự thất bại quá lớn trong vấn đề xây dựng đất nước. Bởi từ chỗ tự do đi lại, tự do đánh bắt, qua nhiều lần kết bè kết đảng anh anh em em môi hở răng lạnh, Việt Nam trở nên nhỏ bé và khiếp nhược trước gã to con Trung Quốc. Mọi hành xử, làm ăn, mưu sinh đều phải nhìn trước ngó sau vì gã đàn anh hung hãn này.
Khi nghe tin quân đội Mỹ có mặt ở biển Đông, gia đình chị Kha rất mừng, mà không riêng gì gia đình chị, hầu như bất kì người dân Đà Nẵng nào cũng thấy yên tâm một phần nào đó khi nghe tin này. Mặc dù bị thua thiệt trong vụ mùa đánh bắt năm nay, hầu hết tàu thuyền có công suất nhỏ đều không dám tiếp cận ngư trường truyền thống vì sợ Trung Quốc làm càn nên sản lượng khá thấp. Nhưng bù vào đó, bà con ngư dân cảm thấy một tia hy vọng nào đó đang lóe lên, sự may mắn nào đó đang mỉm cười với họ nơi biển Đông.
Hiện tại...Lẽ ra với phương tiện hiện đại như vậy, phải thu hoạch tốt hơn, đằng này khi sắm tàu thuyền ra, ngư dân lại phải lo lắng trăm bề bởi những con cá mập sắt mang ký hiệu TQ trên biển Đông. Mỗi khi ra khơi, ngư dân chẳng còn đủ bình tĩnh và chuyên tâm để đánh bắt, thay vào đó, họ phải ngó trước nhìn sau để tránh tàu TQ
Người Trung Quốc đang rút nhanh về nước
Một người dân Đà Nẵng khác tên Thuật, sống ở quận Ngũ Hành Sơn, chia sẻ: “Nói chung là cũng có cái mơ hồ, vì Mỹ họ can thiệp đến đâu vẫn chưa biết được, nếu nửa chừng họ thả cho khối Asean thì cũng thua thôi. Quan trọng nhất là họ phải đi tới nơi tới chốn kia. Dù sao thì dân mình cũng tin vào Mỹ, cũng lựa chọn Mỹ chứ chẳng ai lựa chọn Trung Quốc đâu! Trung Quốc thì không có chi đáng ngại, Mỹ ngó im lặng vậy chứ kĩ thuật của họ cho đến mười năm, hai mươi năm sau vẫn cứ bí mật, khó ai biết được. Trung Quốc chả ăn thua gì so với Mỹ. Cái trách nhiệm về thế giới thì Mỹ có trách nhiệm, đó là trách nhiệm thực sự trên toàn cầu, về an toàn của thế giới chứ không phải là lời nói không, Mỹ có quyền can dự vào…”.
Theo ông Thuật, sau vụ người dân Việt Nam phản đối giàn khoan HD 981 và những vụ bạo loạn ở Bình Dương, Hà Tĩnh, số người Trung Quốc có mặt ở Đà Nẵng đã giảm xuống đáng kể. Nhưng số người rút về nước này phần đông là khách du lịch, riêng các tay thương lái, những doanh nghiệp và chủ các sòng bạc ở dọc theo đường bờ biển Phạm Văn Đồng vẫn có mặt và các hoạt động của họ vẫn diễn ra hằng ngày.
Nói chung là cũng có cái mơ hồ, vì Mỹ họ can thiệp đến đâu vẫn chưa biết được, nếu nửa chừng họ thả cho khối Asean thì cũng thua thôi. Quan trọng nhất là họ phải đi tới nơi tới chốn kia. Dù sao thì dân mình cũng tin vào Mỹ, cũng lựa chọn Mỹ chứ chẳng ai lựa chọn TQ đâu
Một người dân Đà Nẵng
Điều làm ông Thuật thấy lo ngại là trong các khu người Trung Quốc sống tại Đà Nẵng, họ xây dựng rất bí mật, người Việt Nam không thể lọt vào bên trong. Và thời gian phong tỏa để xây dựng của họ cũng rất dài, lượng sắt thép, ciment đưa vào để xây dựng cũng khá đồ sộ. Ông có cảm giác là đâu đó dưới lòng cát bờ biển, đã có những công sự bí mật của người Trung Quốc trên đất Đà Nẵng.
Ông Thuật nói rằng giả sử như có chiến tranh Việt – Trung xãy ra, rất có thể khu vực bờ biển ông đang sống sẽ bị tê liệt bởi những thứ vũ khí bí mật mà người Trung Quốc đã mang sang đặt ở đây. Việc này theo ông Thuật dù có không muốn nghi cũng phải nghi, bởi người Trung Quốc luôn có hành tung mờ ám, trong khi đó, họ được biệt đãi tại Việt Nam, chuyện họ mang vũ khí sang là chuyện không mấy khó khăn. Vũ khí của họ như đạn hoa cải, dùi cui điện, bình xịt hơi cay xuất hiện đầy rẫy tại Việt Nam thông qua đường của khẩu biên giới là một bằng chứng cho thấy người Trung Quốc muốn mang vũ khí sang ém tại Việt Nam không mấy khó khăn.
Và cũng theo nhận định của ông Thuật, sự vắng mặt một cách đột ngột của người Trung Quốc tại Đà Nẵng cho thấy có một chuyện gì đó khá nghiêm trọng trong mối quan hệ Việt – Trung sắp xãy ra. Vì theo kinh nghiệm của ông, những ngày sắp nổ ra cuộc chiến tranh Việt – Trung ở biên giới phía Bắc, những người Trung Quốc đã có bề dày sống và làm việc tại Việt Nam cũng vắng mặt một cách đột ngột, sau đó là chiến tranh.
Ông Thuật mong rằng chiến tranh đừng bao giờ xãy ra và người Trung Quốc có một sự phản tỉnh nào đó để nhận ra sự sai trái của họ trên biển Đông và trong chính sách “bành trướng đại Hán” của họ. Vì khi chiến tranh xãy ra, thiệt thòi nhất bao giờ cũng thuộc về nhân dân!

Quê hương tôi cứ mãi điêu linh (Kỳ 2)

Huỳnh Tâm (Danlambao) - Cải cách ruộng đất, một bi kịch lịch sử.

Hồ Chí Minh sao chép nguyên mô hình đấu tố cải cách ruộng đất của Trung Cộng, sau đó đặt xuống Việt Nam, mục tiêu tác động đầu tiên chọn biểu tượng đấu tố, phải một địa chủ phú nông, đặc biệt đánh mạnh làm sôi động tình hình chính trị, cái chết đó đem đến ý nghĩa cho cách mạng. Cải cách ruộng đất miền Bắc Việt Nam từ cuối năm 1953, điểm cao nhất 1954 đến 1956. Hầu hết cán bộ Việt Minh, quân nhân và gia đình cách mạng đã từng chống Nhật và chống Pháp, tham gia vào cuộc cải cách ruộng đất, đấu tố "Trí phú, địa hào-đào tận gốc trốc tận rễ".

Miền Bắc trải qua cuộc bão tố long trời lở đất, tàn khốc nhất của dân tộc Việt Nam, hàng trăm ngàn "địa chủ và nông dân" đã bị bắn, giết, thủ tiêu, chôn sống và cầm tù. Cuối cùng Việt Cộng hô khẩu hiệu thật to "Đảng sáng suốt, vĩ đại, văn minh nhất thế giới". 

Cuối năm 1953, Hồ Chí Minh hiện đại hóa "hệ thống huy động quần chúng", mục tiêu xới đất giết người thay đổi xã hội, đảng "Bác" đã đề ra giết người theo tỷ lệ đấu tố. Riêng tại tỉnh Thái Nguyên miền Bắc Việt Nam có một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Năm gia đình địa chủ yêu nước đã từng tài trợ, đóng góp tiền muôn bạc vạn nuôi "Bác", xây dựng "đảng", để rồi đảng quay đầu hồn ma báo oán, chiếu cố bà Nguyễn Thị Năm đưa đi diễu hành trước công chúng làm thí điểm thực hiện cải cách ruộng đất. Sau đó ĐCSVN thừa nhận rằng cuộc đấu tố cải cách ruộng đất đối với nông dân, địa chủ quá nghiệt ngã và mở rộng thanh lý nội bộ đảng.

Địa chủ Nguyễn Thị Năm chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào yêu nước, trong cuộc chiến chống Pháp, Việt Minh xem bà thành phần cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam, thường gọi (Chính Phủ Việt Minh) tổ chức bí mật đấu tranh vũ trang, được bà Năm hỗ trợ mạnh mẽ, giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế, nhà cửa, tiền, quần áo và thực phẩm. Việt Minh kêu gọi mọi người quyên góp vàng để hỗ trợ cuộc chiến chống Pháp, vào thời đó riêng bà Nguyễn Thị Năm dâng hiến cho "Bác" một trăm hai mươi lạng vàng (120).

Nhà của bà Năm trở thành bộ máy Việt Minh, nơi sinh hoạt an toàn nhất của các cơ quan đảng trong những năm 1942-1956. Bà từng nuôi những thành viên của Bộ Chính trị và Trung ương Việt Minh, Chính phủ Việt Cộng Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh (Ruan Zhiqing), Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang-Huang Yue), Lý Văn Lương (Li Wenliang) Hoàng Hữu Nhân, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị v.v...

Trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà Năm từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ). Khi chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 120 lạng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ. Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm. Hai người con trai Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát đều tham gia chống Pháp. Nguyễn Hanh quân hàm Đại tá Trung đoàn trưởng 351, Sư đoàn 380, một trong những quân nhân cao cấp nổi tiếng chống Pháp. Người con thứ là ông Nguyễn Cát học "Trường thiếu niên Việt Nam Lư Sơn" tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Năm 1953 Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát bị bắt giam đưa đi cải tạo đến cuối năm 1956 mới được thả về nhà.

Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) và các con của bà. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu.

Việt Cộng Bắc Việt quyết định cải cách ruộng đất, bà Nguyễn Thị Năm được chọn "địa chủ" ác ôn số một, bà đã có công đóng góp quá nhiều cho cách mạng, tuy nhiên Việt Minh cho rằng bà có âm mưu phản cách mạng, đảng giải thích "bà Năm trà trộn vào hàng ngũ cách mạng, phá hoại cuộc cách mạng từ bên trong". Và cho rằng "Trường hợp khai tử bà Nguyễn Thị Năm là chính xác để bảo vệ chất lượng đảng, bởi đảng cần cải thiện toàn nội bộ đảng". Trải qua quá trình thanh lọc vì bảo vệ đảng, âm thầm đố kỵ địa chủ trong cơ sở lãnh đạo đảng, những tiết lộ CCRĐ rất hạn chế, mập mờ đối với thuộc cấp. Mọi hoạt động thông qua Đại sứ quán Trung Quốc La Quý Ba (Luo Guibo) và nhà lãnh đạo lâu năm Kiều Hiểu Quang (Qiao Xiaoguang), trách nhiệm đẩy mạnh CCRĐ, do cơ quan cố vấn điều hành chính trị Trung Quốc và Hồ Chí Minh, họ đứng đầu chính sách cải cách ruộng đất tại Việt Nam.

La Quý Ba (Luo Guibo) cho biết ngắn gọn, "Hướng dẫn Việt Nam tham gia cải cách ruộng đất, đòi hỏi nhóm cố vấn Trung Quốc tiến hành trên mọi khía cạnh, tuyên truyền và đánh vào bao tử nhân dân. Trước đó ban cô vấn Trung Cộng mời Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam tham dự bữa khoản đãi, có mặt Kiều Hiểu Quang (Qiao Xiaoguang) từ Quảng Tây đến Hà Nội, tạo ra thanh thế mới cho nhóm cố vấn. Ngay sau đó, chuyên gia Trung-Việt kết hợp, nó được đặt tên là kế hoạch Kiều Hiểu Quang chịu trách nhiệm Phó trưởng nhóm cố vấn chính trị. Những gì đã xảy sau chuyến công du bí mật của Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1952, và chuyên gia cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam hành động theo chỉ thị Trung Cộng". 

Người ta biết nhiều về cải cách ruộng đất tại Việt Nam, qua cuốn sách "Hồi ký cách mạng" của La Quý Ba (Luo Guibo), nhưng cuốn sách này không bao giờ được xuất bản tại Việt Nam. Đáng chú ý nhất về nội dung nói đến Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông, trao đổi quân sự, kinh tế, quan hệ ngoại giao và kết quả CCRĐ, ảnh hưởng Trung Quốc về hệ tư tưởng, xây dựng đảng, đào tạo trí thức, chính sách văn hóa, cơ bản trồng người. Theo sự hiểu biết chung, Hồ Chí Minh nhạy cảm cải cách ruộng đất, ông ta mở ra chiến dịch vào mùa xuân năm 1954. La Quý Ba nhớ lại các cố vấn cải cách ruộng đất của Trung Cộng đã đến miền Bắc Việt Nam vào năm 1952, bắt đầu những công việc hướng dẫn cán bộ, chuẩn bị huy động quần chúng. Chủ yếu lãnh đạo ĐCSVN ủng hộ Trung Cộng cải tạo nông nghiệp, Ủy ban cải cách thành lập do chủ trì Bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), ông ta ảnh hưởng Trung Cộng sâu sắc, ông ta hoàn toàn tuân theo sự hướng dẫn của nhóm cố vấn Trung Cộng. Toàn bộ quan điểm CCRĐ do ĐCSVN lãnh đạo, tạo ra áp lực mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam. [1]

Nhóm chuyên gia cố vấn Trung Quốc trả lời với Trường Chinh rằng "con hổ cái và hổ đực chúng sống nhờ ăn thịt". Ý nói: Địa chủ nam hay nữ đều kẻ ác không phân biệt. Vì vậy, khi thực hiện giết bà Nguyễn Thị Năm là con đường đúng đắn của "Đảng-Bác". Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Thái độ vụ án Nguyễn Thị Năm do Hồ Chí Minh tuyên án tử hình đã được tiết lộ: "Điều đó có phép chúng ta bắn một người phụ nữ để khởi động chiến dịch của đảng, tuy trong quá khứ bà Năm đã giúp chúng ta, dù con trai của bà ấy chỉ huy trung đoàn cách mạng". Đảng đã có quyết định thực hiện giết bà Nguyễn Thị Năm. Hồ cho biết quan điểm của mình, "Tôi tuân theo đa số, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng cô ấy sai đáng giết." [2] 

Sau khi thực hiện giết bà Nguyễn Thị Năm, Hồ Chí Minh trở giọng can thiệp: "Tại sao chúng ta không thể bắn một người đàn ông địa chủ để bắt đầu cải cách ruộng đất. Tại sao giết một phụ nữ phi địa chủ của chúng ta?" Hồ Chí Minh nói rằng "giết một người phụ nữ không đáp ứng được các đạo đức truyền thống Việt Nam". Một cách khác Hồ Chí Minh muốn bao che nhóm chuyên gia cố vấn Trung Quốc, ông phát biểu nhái lại lời của La Quý Ba "Con hổ cái và hổ đực chúng sống nhờ thịt, vì vậy, bắn bà Nguyễn Thị Năm được đảng chiếu cố thực hiện quá tốt". [3] 

Theo hồi ức của Hoàng Quốc Việt (黄国越) một trong những thành viên phụ trách cải cách ruộng đất nói rằng "khi tôi được biết bà Nguyễn Thị Năm, cách mạng thực thi làm vật tế thần, tôi đã về Hà Nội tham khảo ý kiến Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh đã hứa sẽ can thiệp trong trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, nhưng Hồ đã không làm bất cứ điều gì sau đó. Tôi cảm thấy rằng người Trung Quốc và Hồ rất thận trọng, phải chịu trách nhiệm cái chết của Nguyễn Thị Năm". [4]

Hồ Chí Minh (CB) đấu tố bà Nguyễn Thị Năm quá mạnh tay. Địa Chủ Ác Ghê: "…Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la…". Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

ĐCSVN từ chối không công khai minh oan cho bà Nguyễn Thị Năm.

Mùa hè năm 1956, bắt đầu ảnh hưởng Đại hội toàn quốc của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, xem xét lại lỗi lầm "cải cách ruộng đất". Đến tháng Chín, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ mười, kể từ khi có các cuộc tranh luận nóng, cuộc họp đã khai mạc. Việt Cộng đã công nhận rằng làm sai sót nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, Bí thư Trường Chinh chủ trì CCRĐ nay từ chức, riêng Ủy ban Trung ương cải cách ruộng đất Hoàng Quốc Việt (Huang Yue) và Lê Văn Lương bị sa thải khỏi BCT. Trên thực tế những họ nhận lỗi thay mặt Trung Cộng và Hồ Chí Minh, sau đó tất cả những người từ chức quay trở lại đấu trường chính trị. Trường Chinh luôn là một trong những nhà lãnh đạo chính của Việt Cộng. Biện pháp "sửa" cụ thể là sự xác minh cho một số lượng lớn người thiệt mạng.

Trái lại một cách khác Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản đã được Trường Chinh thay mặt che khuất bóng "cải cách ruộng đất", biện luận của các nhà lãnh đạo đồng ý rằng Nguyễn Thị Năm có quá nhiều tội ác, tội của bà nêu ra chưa hết vẫn còn thấp đối với dự định ban đầu. Đến năm 1987, đảng tuyên bố minh oan cho bà Nguyễn Thị Năm, nhưng không được công bố trên báo chí và truyền thông.

Đảng mở rộng khắp mọi nơi ở miền Bắc đồng loạt CCRĐ. Nông dân nhận ruộng đất làm chủ, không bao lâu xung công vào hợp tác xã, tiếp tục cuộc đời làm công cho "Bác" đảng, còn khổ hơn địa chủ. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Năm 2001, cựu chiến binh Võ Nguyên Giáp đã viết một tài liệu báo cáo nội bộ đảng: "Nguyễn Thị Năm là một địa chủ yêu nước trong thời chiến tranh, cô ấy đã giúp cho các nhà lãnh đạo đảng và quân đội ở lại trong nhà bà và đôi khi "Bác Hồ" bí mật cũng ở đây... nay đưa bà Nguyễn Thị Năm diễu hành và giết là một sai lầm", ông Giáp cho rằng "đầu năm 1956 mức độ cao nhất của sự đồng thuận nội bộ Việt Cộng cho rằng bà Nguyễn Thị Năm vô tội, như vậy đảng đối xử quá nhẫn tâm, nhưng sự đồng thuận này không bao giờ tiết lộ. 

Theo lời cố vấn Trung Quốc La Quý Ba, cho rằng bà Năm là một "trượng nghĩa sơ tài cấp công hảo nghĩa", không chỉ tài trợ cho cuộc đấu tranh giành độc lập, bà ấy cũng chăm sóc người dân trong làng. Tuy nhiên trước đó chính ông ta lên án "con hổ cái và hổ đực chúng sống nhờ thịt", ý ông nói rằng đã là hổ không thể bỏ qua.

Nhà sản xuất phim tài liệu độc lập "...Thanh" nói với chúng tôi rằng sau khi phục hồi chức năng cho Nguyễn Thị Năm, ngôi mộ của bà được đào lên, hài cốt được cải táng. Đã được tìm thấy trong ngôi mộ ngoài xương ra còn có hai điều lưu ý: "một viên đạn còn nguyên vẹn trong đầu chưa rỉ sét và một chiếc vòng tay bằng ngọc bích".

Tỷ lệ giết một phần nghìn địa chủ.

Nguyễn Thị Năm sinh 1906, chết ngày 9 tháng 7 năm 1953 hưởng dương 47 tuổi, do hậu quả trực tiếp Bộ Chính trị, theo nghị quyết (ngày 04 tháng 5 năm 1946) của đảng bởi chính sách đất đai trải rộng quá trình chuyển đổi vô sản, từ việc giảm tô đến quan tâm cải cách ruộng đất cũng là một tài liệu quan trọng đầu tiên được gọi là "Năm bốn hướng dẫn". Theo tài liệu chính thức của "Bộ Chính trị ngày 04 tháng 5 năm 1953, đặc biệt hướng dẫn huy động quần chúng" và "Chỉ thị ngày 04 tháng 5" viết câu đầu tiên "trừng phạt địa chủ và phản động", đảng "Bác" đã quy định phải hành động giết tất cả "Trí phú, địa hào-đào tận gốc trốc tận rễ". Dự kiến trong vùng giải phóng tính theo tỷ lệ giết một phần nghìn địa chủ".

Theo một số tác phẩm lịch sử kinh tế của Việt Nam, miền Bắc Việt Nam dân số khoảng mười lăm triệu (15triệu) vào những năm 1953, vùng giải phóng dân số khoảng một triệu. Nhìn trung bình, theo "Chỉ thị ngày 04 tháng 5" (ngũ tứ chỉ kì), miền Bắc Việt Nam có khoảng 12.000-30.000 địa chủ bị thủ tiêu, 172.008 nông dân bị giết, thực thi theo tỷ lệ của chính sách cải cách ruộng đất.

"Hồ Chí Minh tự khóc dối, lấy nước mắt giả mạo phê bình loan tải trên báo Cứu Quốc" Hồ sáng tạo một vở kịch quá tuyệt vời. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Văn bản chính sách của Đảng về các quy định cải cách ruộng đất có ba đối tượng được hành xử khác biệt: 

1 - Bản thân và gia đình đã tham gia vào cuộc chiến tranh giành độc lập.

2 - Tham gia vào ngành công nghiệp và thương mại của nhà nước.

3 - Hiến đất và tài sản. 

Cải cách ruộng đất này tương tự như chính sách Trung Quốc, vấn đề ở đây thực hiện chính sách tùy tiện không đúng quy định của nó. Nguyễn Thị Năm chắc chắn đáp ứng cả ba điều kiện trên, bà người đầu tiên đã bị giết theo tỷ lệ "một phần ngàn" của toàn bộ cải cách ruộng đất, cùng lúc bổ sung quy định chính sách "chiếu cố ba loại địa chủ", và trong đảng thanh trừng lẫn nhau. Nếu ba quy định đối tượng địa chủ không thể thực hiện theo tỷ lệ "nghìn", lúc ấy cán bộ, đảng viên sẽ đấu tố, cùng nhau ăn thịt lẫn nhau. Do đó, đích thân Hồ Chí Minh hướng dẫn đảng xác định sức mạnh cải cách ruộng đất của Trung Cộng.

Chế độ đỏ, "chiếu cố ba đối tượng địa chủ".

Việt Cộng "Chỉ thị 4" (tứ chỉ kì), thành lập trung tâm "vận động quần chúng". Theo cách nói sự thật: Vận động quần chúng giết địa chủ. Trong nội dung này có ba cụm từ quan trọng: 

1 - Cải cách ruộng đất. 

2 - Giết chết địa chủ;

3 - Vận động quần chúng.

CCRĐ xem địa chủ là kẻ thù không dung thứ, quan trọng nhất nếu đất đai cho những người trồng trọt thuê sẽ đem ra đấu tố, phân chia lại đất, thậm chí sử dụng cưỡng chế, bạo lực giết địa chủ, nhu cầu giết mở rộng quy mô, quan trọng nhất "Bác" kích động quần chúng sôi máu đấu tố địa chủ dù không có tội cũng bới đào tận gốc trốc tận rễ, sau đó "Bác" có lý do tiêu diệt địa chủ, đặc biệt là mở rộng phạm vi giết người, tạo ra hận thù cho phép tất cả mọi người tham gia. Theo lý luận của đảng "Bác" cải cách ruộng đất, muốn đạt được phải xới đất chôn người sống, đảng sẽ vinh danh tinh thần hiện đại, trong khi ấy nhiều nước trên thế giới đã trải qua sự thay đổi, hiện đại hóa xã hội không cần thiết phải đổ máu, nhiều quốc gia không cần giết người để hoàn thành cải cách ruộng đất. Cũng không cần cán bộ "huy động quần chúng" như miền Bắc Việt Nam để rồi bước đến "cải cách ruộng đất" giết người bừa bãi. Tổ chức đảng tiến hành cải cách giết người cướp đất, người nông dân không muốn sớm mất đất, bằng cách phải tham gia vào các vụ giết người, hoặc ít nhất là đến xem đấu tố. Vào năm 1959 miền Bắc Việt Nam thực hiện các phong trào hợp tác xã nông nghiệp, nông dân phải giao đất cho hợp tác xã, trong năm 1971 Việt Cộng đưa ra hướng thay đổi xã hội. Vì vậy, nhiều người nghiên cứu cải cách ruộng đất đề nghị hãy để người cày, chính chiến dịch này hoàn toàn sai đối tượng.

Nguyễn Thị Nam chết trong khúc dạo đầu của phong trào cải cách ruộng đất. Từ năm 1954 đến năm 1956, toàn bộ nông thôn trải qua "phong vũ long trời lở đất", những ủy ban cải cách ruộng đất tại địa phương đã trở thành một cửa quyền đáng sợ. Đại hội đảng triệu tập đấu tranh cải cách ruộng đất, "Bác" khuyến khích cán bộ đảng có công lớn nhất trong cuộc "vận động quần chúng", và hướng dẫn phương thức cáo buộc nông dân xét xử công khai và bí mật. Phiên họp toàn thể nhân dân năm 1956, "Bác" đưa ra chỉ tiêu "cải cách ruộng đất", toàn đảng phải khủng bố địa chủ để thu 18 triệu USD, sau đó phân loại địa chủ 12 triệu người có tội với "Bác" đảng.

Sức mạnh của "Bác" đẩy nhân dân vào cải cách ruộng đất để rồi đấu tố lẫn nhau xây dựng một thế giới vô sản. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Tình hình bên Tàu đấu tố địa chủ gần như quen thuộc với đảng "Bác".

Tình hình thực tế của đất nước vẫn tụt lại phía sau của thế giới, nhưng đảng Cộng sản Việt Nam tự hào cho mình tiến bộ nhất thiên hạ, thậm chí sau 1956 nhân dân nghèo khó và con số chết vì đói rất cao, ngoài ra có bao nhiêu địa chủ chết vì tra tấn, cũng khó để tính toán, nhưng chắc chắn hơn một ngàn (1000) địa chủ chết theo một phần nghìn tổng số. Vấn đề khủng bố, tra tấn không dừng hành động bởi Cộng sản đã có chủ đích, nó luôn luôn tiếp tục và âm thầm phổ biến trong ba đối tượng "địa chủ" và khủng bố đến gia đình của họ, đảng rất tài tình tra tấn và làm nhục nhân dân. Một số gia đình "địa chủ" bị chết đói hoặc bị bỏ tù sau khi gia trưởng chết. Cảnh bi thảm đó, khiến Hồ Chí Minh phát biểu trước đại hội đảng và ông phải đóng kịch rơi nước mắt, trên thực tế ông ta có thái độ bàng quan.

Tại sao đảng khuếch đại chống Pháp? vào lúc "cải cách ruộng đất" đề làm phương tiện quét sạch tất cả tầng lớp xã hội miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tầng lớp xã hội địa chủ, họ luôn có những khát vọng độc lập. Nông thôn tương đối giàu có, nhiều người tham gia hoặc hỗ trợ phương tiện cho đảng đấu tranh, thực sự đảng muốn thanh toán ba thành phần địa chủ như trên, theo quy định của Việt Cộng cho rằng chính sách cải cách ruộng đất đúng đắn. Do đó, "mở rộng" nhưng trở tay không kịp bởi đầy dẫy sai lầm, kết quả không thể tránh khỏi "cải cách ruộng đất" biến tướng thành chế độ Cộng sản khủng bố.

Cải cách ruộng đất, tiến trình đấu tố chôn sống địa chủ bên Trung Quốc đang hoành hành tại đất miền Bắc Việt Nam (1953-1956). Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Để thực hiện cải cách ruộng đất, Việt Cộng đã chuẩn bị trước 3 năm (1951-1953), sao chép lại "Diên An chỉnh phong" (延安整风) củng cố chế độ, đào tạo cán bộ, đảng viên hoàn thiện thế lực thống nhất tư tưởng, công bố đầy đủ quan hệ xã hội, đảng viên tuân thủ hành động. Nó được thực hiện trong đảng một "kỷ luật" trước khi hành động "cải cách ruộng đất", hy vọng có thể hoàn thành, tuy nhiên trái hẳn ý đảng bởi bi kịch quan trọng Nguyễn Thị Năm. Những thành viên đảng thi hành CCRĐ lợi dụng quyền lợi tung hoành tham ô, "Bác" truyền mật lệnh cho phép đảng mạnh tay khủng bố, chế ngự nhân dân bạo loạn. 

Tháng 11 năm 1956, tại tỉnh Nghệ An nông dân đã vạch trần đảng và chính phủ "sai lầm", đưa đến cơ hội bắt đầu nông dân bạo loạn như những năm 1930 đã diễn ra tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, khi ấy quần chúng đã tạo ra một phong trào chống Pháp. Đảng "Bác" cướp công của quần chúng tự đặt tên phong tráo "Xô Viết" của đảng, trong khi ấy tại Việt Nam chưa có Hồ Chí Minh. Ngày nay, Việt Cộng thực hiện "cải cách ruộng đất", một chính sách làm cho nông dân ác cảm nổi dậy chống đảng, ĐCSVN buộc phải huy động các bộ phận ưu tú nhất 325, và đảng dành nhiều tuần đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân. Sau khi đàn áp thành công đảng "Bác" đẩy một số lớn nông dân Nghệ An-Hà Tĩnh vào bước đường cùng, đảng "Bác" buộc nông dân hai tỉnh phải rời khỏi nơi cư ngụ đi đến tỉnh khác.

Nông dân Nghệ An-Hà Tĩnh để lại dấu ấn tháng 11 năm 1956, lưu truyền một bài thơ trào phúng:

"Bác Hồ nói để sửa sai
Sai về việc thay đổi, thay đổi và sai
Xuất sắc bên mới nổi
Các sai lầm, để thay đổi để thay đổi tất cả các sai"

(Lưu ý: Bài thơ được dịch từ các mạng truyền khẩu trong dân gian tại tỉnh Nghệ An đến Hà Tĩnh.

Tháng 9 năm 1956, Hoàng Văn Hoan Đại sứ Việt Cộng tại Trung Quốc, hối hả trở về nước, đến tháng Mười tham dự "Hội nghị lần thứ X", báo cáo thừa nhận sai lầm. Hoàng Văn Hoan trở lại Bắc Kinh, Chu Ân Lai triệu tập Hoan hỏi về nội tình Hội nghị lần thứ X "chỉnh" và "cải cách ruộng đất". Hoan cho biết "Hồ đã đạt được trình độ cải cách ruộng đất, chôn nhân dân Việt Nam xuống đất an toàn, không bao lâu Hồ thay đổi được xã hội Việt Nam, từ nông thôn tiến lên vô sản chủ nghĩa.

Chu Ân Lai hỏi: - Vấn đề cố vấn Trung Quốc giúp Việt Cộng thực hiện cải cách ruộng đất như thế nào?

Hoàng Văn Hoan đáp: - Cố vấn Trung Quốc có liên quan đến cải cách ruộng đất, nhưng kết quả bằng cách sử lý riêng của chúng tôi.

Chu Ân Lai được La Quý Ba báo cáo mọi chi tiết về cải cách ruộng đất của Việt Cộng. "Hồ Chí Minh mù quáng sao chép các kinh nghiệm của Trung Quốc, mặc dù chính xác có mức độ nào đó không thể rõ ràng bởi tình hình hai nước khác biệt. Có thể Hồ bị cám dỗ sau khi Việt Cộng tự thừa nhận cải cách ruộng đất và tịch thu vàng thành công, sự thật nhân dân bất mãn".

"Bác" đảng chưa quán triệt kỹ thuật cải cách ruộng đất của Trung Cộng, mới cảm nhận vội triển khai thực hiện Nghị quyết Trung Diên An.

Năm 1983 Bắc Kinh xuất bản cuốn sách "Trung Quốc và Bắc Việt Nam cải cách ruộng đất cùng hợp nhất cách mạng quốc gia", và tài liệu "Land reform in China and north Vietnam" củng cố cách mạng tại thôn ấp. [5]

Articles. Land Reform in China and North Vietnam: Consolidating the Revolution at the Village Level. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Trong chương thứ mười một đề cập tác động cải cách ruộng đất tại Việt Nam không theo mô hình Trung Quốc, sau khi Hồ du nhập vào Việt Nam nhưng nhóm cố vấn Trung Cộng thực hiện có tính lạm dụng buổi ban đầu do đó đã sai trong lý luận cơ sở cải cách ruộng đất. "Bác" không phải lý thuyết gia và càng không phải người hành động theo chỉ bảo của Mao bởi "Bác" lệ thuộc vào nhóm cố vấn La Quý Ba.

Đầu năm 1948, Mao đã phát hiện cải cách ruộng đất trong đó có chứa những sai lầm, nếu thực hiện không thể chính xác, cải cách ruộng đất sai lầm lớn mỗi lúc xì hơi bong bóng, đẩy đến mục tiêu thanh lọc nội bộ. Cho nên nhóm cố vấn Trung Quốc hoạt động như thế nào? Điều này có thể lặp lại tại Việt Nam không thể thành công trên căn bản nó đã sai lầm dù có chuẩn bị cảnh giác.

Sau đó, Mao Trạch Đông thấy được vấn đề "cải cách ruộng đất" rất nguy hiểm cho đảng, ông ta vội tiết lộ tài liệu bổ sung, trong nhiều năm sau, Mao cho biết: Cải cách ruộng đất có logic và hợp lý, kết luận là sai - có nghĩa mọi người sẽ học hỏi từ sai lầm, nó mới hợp lý, nhưng thực tế không nhất thiết phải "cải cách ruộng đất". Mao nói rằng thực sự tại Việt Nam do chuyên gia cố vấn hướng dẫn "cải cách ruộng đất", [6] trong khi đó Hồ Chí Minh hiểu rằng cần phải tránh những sai lầm, tại sao, Hồ nói rằng "tôi vẫn không biết". Để suy đoán nhiều lý do, ví dụ, có thể là tài liệu cải cách ruộng đất của Trung Quốc do phức tạp nhưng trong quá trình dịch thuật làm nó đơn giản, và như thế khi thực hiện sai lầm không thể tránh được.

Minh họa cho sự nhầm lẫn giữa logic và thực tế không thể đem ra hành động, nghiên cứu về lịch sử của cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam. Nếu "cải cách ruộng đất", xảy ra ở miền Nam Việt Nam sẽ không có bà Nguyễn Thị Năm bi đát, chỉ đơn giản chia đất cho nông dân như trước đấy Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện "Người cày có ruộng", giống nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện, chứ không phải lấy tỷ lệ xác người ra chia đất cho đầu người.

80 năm Cộng sản độc đảng cai trị Việt Nam, trong khi ấy nhân loại đề cao tự do dân chủ đa nguyên và quyến sống làm người. Thực chất đảng Cộng sản là phong kiến kiểu mới, người Việt đô hộ nước Việt. 

Đau đớn hơn "Cải cách ruộng đất" người đương thời không hề ý thức chính trị cho nên họ không dấn thân đấu tranh cho tự do, và ngay cả hôm nay vẫn thế. Người ta đã nói "nhìn vào chế độ biết người dân đó muốn những gì". Đã đến lúc lựa chọn vì đất nước "tự do dân chủ da nguyên" hay Việt Nam muôn năm bị Tàu đô hộ (10.000). (Hồ Chí Minh ủy thác Việt Nam vạn niên cho Trung Quốc). Thân phận dân tộc Việt Nam hết tương lai nếu cứ mãi thế này!

Quê hương tôi cứ mãi điêu linh (Kỳ 1)

02/06/2015



_____________________________________

Chú thích:

[1] Tha hoàn toàn phục tòng trung quốc cố vấn đoàn đích chỉ đạo. giá lưỡng phương diện đích ý kiến đối chỉnh cá việt cộng lĩnh đạo tằng hình thành cường đại đích áp lực.

[2] "Đương đảng nội cao tằng tối chung quyết định xử quyết nguyễn thì, hồ chí minh thuyết, " ngã phục tòng đa sổ, đãn ngã nhưng nhiên nhận vi sát tha thị bất đối đích".

[3] "Mẫu lão hổ hòa công lão hổ nhất dạng, đô yếu cật nhân".

[4] "Căn cư nguyên việt cộng đảng báo phó chủ biên tịnh tham gia quá thổ cải đích bùi tín đích hồi ức (Following Ho Chi Minh), đa niên hậu tha tựu nguyễn đích vấn đề vấn quá đương thì tại thái nguyên tỉnh phụ trách thổ cải đích Hoàng Quốc Việt. hoàng thuyết đương đắc tri Nguyễn Thị Nam yếu bị xử quyết thì, tha khứ hà nội thỉnh kì Hồ chí Minh, Hồ chí Minh xác thật thuyết quá thượng thuật đích thoại, tịnh đáp ứng yếu giới nhập giá cá án kiện, đãn hồ hậu lai thập yêu đô một hữu tố. Hoàng Quốc Việt nhận vi Hồ chí Minh đối trung quốc nhân phi thường cẩn thận tiểu tâm, tha ứng cai vi nguyễn thị nam đích tử phụ trách nhậm". 

[5] "Trung quốc dữ bắc việt đích thổ địa cải cách: hương thôn cách mệnh đích củng cố" và (Land Reform in China and North Vietnam: Consolidating the Revolution at the Village Level).