Wednesday, October 1, 2014

3.000 người “vây” văn phòng trưởng đặc khu Hồng Kông

(Dân trí) - Sớm ngày hôm nay 2/10 hơn 3.000 người biểu tình đã tụ tập bên ngoài văn phòng của trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh nhằm kêu gọi ông từ chức. 200 cảnh sát được trang bị mũ chống bạo động, mặt nạ chống độc, khiên đã được huy động.

Người biểu tình vây văn phòng của trưởng đặc khu Hồng Kông.
Người biểu tình "vây" văn phòng của trưởng đặc khu Hồng Kông.
Theo AFP, một số người biểu tình cho biết muốn xông vào bên trong tòa nhà văn phòng của trưởng đặc khu Lương Chân Anh.
Một chiếc xe đã suýt đâm vào đám đông khi đi qua khu vực biểu tình, càng làm gia tăng thêm căng thẳng. Người biểu tình đã hét vào cảnh sát đứng phía sau hàng rào chắn và hô khẩu hiệu đòi ông Lương phải từ chức.
“Chúng tôi đang cố gắng bao vây toàn bộ khu nhà chính quyền và đợi ông Lương đi làm trở lại vào ngày thứ sáu (sau ngày nghỉ vào thứ năm)”, người biểu tình Thomas Choi cho biết. “Chúng tôi muốn nói chuyện mặt đối mặt với ông”.
Người biểu tình dùng ô, biểu tượng của cuộc biểu tình, che mưa cho cảnh sát.
Người biểu tình dùng ô, biểu tượng của cuộc biểu tình, che mưa cho cảnh sát.
Căng thẳng tăng cao sau 3 ngày biểu tình hòa bình, với hàng chục ngàn người chiếm các tuyến đường cao tốc của Hồng Kông, kêu gọi Bắc Kinh cho phép Hồng Kông được tiến hành bầu cử tự do hơn. 
Người biểu tình dùng ô, biểu tượng của cuộc biểu tình, che mưa cho cảnh sát.
Người biểu tình ngồi trước văn phòng trưởng đặc khu cho tới khi ông quay trở lại làm việc vào ngày thứ sáu.
Vào tối ngày hôm qua, một lãnh đạo biểu tình của nhóm sinh viên đã dọa sẽ tăng cường biểu tình, trong đó có khả năng chiếm các văn phòng chính quyền nếu cho đến ngày hôm nay 2/10 ông Lương không từ chức.
Viết ủng hộ cho người biểu tình.
Viết ủng hộ cho người biểu tình.
“Chúng tôi sẽ xem xét các hành động khác nhau trong những ngày tới, gồm cả chiếm cả những nơi khác như các văn phòng chính phủ quan trọng”, Anges Chow cho biết.
Sinh viên đã là lực lượng nòng cốt trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Tuy nhiên, số những người khác tham gia biểu tình cũng tăng lên kể từ khi cảnh sát bắn đạn hơi cay vào người biểu tình vào tối ngày chủ nhật. 
Người biểu tình từ chối về nhà.
Người biểu tình từ chối về nhà.
Trong động thái làm giảm căng thẳng, các công ty lữ hành ở Trung Quốc đại lục cho biết visa du lịch nhóm tới Hồng Kông đã bị ngưng cấp.
“Tôi nghe về điều này từ nhiều công ty lữ hành ở Trung Quốc đại lục”, Joseph Tung, giám đốc điều hành Hội đồng du lịch Hồng Kông cho biết, song nhấn mạnh động thái chưa được Bắc Kinh xác nhận.
Từ 1-7/10 được biết đến là “Tuần lễ vàng” ở Trung Quốc đại lục, là dịp lễ mua sắm quan trọng, với nhiều người đi du lịch tới Hồng Kông.
Trung Anh
Theo AFP

Dân Chủ và ‘Nhất Quốc Lưỡng Hệ’



Suốt tuần qua, các cuộc biểu tình lan rộng tại Hồng Kông đã gây bất ngờ cho dư luận thế giới vì Ðặc Khu Tự Trị Hành Chánh này của Trung Quốc chưa hề có dân chủ mà lại là một khu vực tự do nhất về tư tưởng và kinh tế nên là một cửa ngõ làm tiền cho lãnh đạo của Bắc Kinh.

 Khu vực này chưa có dân chủ vì từ năm 1842 trong hơn một thế kỷ chỉ là thuộc địa của đế quốc Anh. Thế rồi khi được “hồi quy cố quốc” từ năm 1997 thì người dân cũng chưa được quyền bầu lên đại diện để quyết định về tương lai của mình. Nhưng Hồng Kông hay Hương Cảng là vùng tự do nhất địa cầu vì chính quyền Anh giữ chủ trương đa nguyên về tư tưởng - không có hệ thống văn hóa hay tín ngưỡng độc tôn - và theo kinh tế thị trường, với chế độ pháp quyền và bộ máy hành chánh minh bạch. Nhờ vậy, Hồng Kông trở thành viên ngọc quý của Anh tại Ðông Á.

Sau khi thu hồi lại khu vực này, chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh muốn duy trì ưu điểm tự do của một trung tâm tài chánh và ngân hàng tiên tiến để làm cửa ngõ kinh doanh với thế giới. Bây giờ, bỗng nhiên người dân Hồng Kông, đi đầu là các học sinh và sinh viên, là thành phần thanh thiếu niên, lại biểu tình đòi dân chủ. Vì vậy, dư luận mới ngạc nhiên.

Thật ra, sự ngạc nhiên đó cho thấy truyền thông ít theo dõi hay tường thuật tình hình cho rõ ràng. “Hồ Sơ Người Việt” trình bày lại bối cảnh sâu xa để quý độc giả có cơ sở lượng định về hậu quả.
 
Nhất quốc lưỡng hệ
 
Sau khi chiến thắng tại Hoa lục (lục địa Trung Hoa) vào năm 1949, Ðảng Cộng Sản Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Mao Trạch Ðông đã thành lập “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc” vào ngày mùng một tháng 10 năm 1949, đúng 65 năm trước. Khi đó, Trung Quốc (Trung Cộng) lập tức chiếm đóng rồi thôn tính hai khu vực rộng lớn là Tân Cương và Tây Tạng của các sắc tộc Hồi và Tạng để lập ra “khu tự trị hành chánh” do Hán tộc cai trị dưới sự lãnh đạo của đảng.

Bên trong lãnh thổ còn lại, có Hồng Kông và Ma Cao vẫn là khu vực quản lý của các đế quốc Âu Châu là Anh và Bồ Ðào Nha. Ngoài ra, một vùng đất ở bên ngoài, cách một eo biển, là Ðài Loan thì vẫn thuộc quyền lãnh đạo của Trung Hoa Quốc Dân Ðảng, và được Hoa Kỳ bảo vệ.

Bất chấp sự thể là đã thôn tính lãnh thổ của người khác tại Tân Cương và Tây Tạng, lãnh đạo Trung Quốc tự coi như có nhiệm vụ thu hồi lại ba vùng đất họ cho là thuộc về Hán tộc, là Hồng Kông, Ma Cao và Ðài Loan. Quan trọng nhất là Ðài Loan.

Ðảo quốc này từng là một xứ độc lập của dân bản địa thuộc sắc tộc Ða đảo Melanesian, có lúc bị Nhật Bản sát nhập và sau 1949 là nước Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China) được Tôn Dật Tiên lập ra từ năm 1911 tại Hoa lục, được duy trì cho tới nay sau khi Tưởng Giới Thạch trôi dạt về đó.

Năm 1972, khi Richard Nixon thăm viếng Trung Quốc để mở ra chiến lược mới, lãnh đạo hai nước Mỹ-Hoa đề ra nguyên tắc “một quốc gia hai hệ thống” hay “nhất quốc lưỡng hệ.” Nguyên tắc này thỏa mãn cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc, với hàm ý mơ hồ, thậm chí bịp bợm.

Cùng với Hoa Kỳ, cả hai nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc đều đồng ý là chỉ có một quốc gia Trung Quốc.

Nhưng Bắc Kinh thì cho là nước Trung Quốc đó thuộc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Hoa và Ðài Loan chỉ là một tỉnh ly khai sẽ phải được thống nhất. Phía Ðài Loan thì vẫn cho rằng mình là một quốc gia độc lập với giấc mơ có ngày về giải phóng Hoa lục để Trung Hoa Dân Quốc lãnh đạo cả quốc gia thống nhất. Hoa Kỳ thì nhập nhằng ở giữa với chủ trương thỏa mãn Bắc Kinh mà không hy sinh Ðài Loan, dù sao cũng là đồng minh lâu năm và được Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết một Ðạo luật bảo vệ.

 Nguyên tắc “lưỡng hệ” này hàm ý là hai hệ thống hay chế độ chính trị sẽ tiến dần đến thống nhất sau khi san bằng các dị biệt. Trong khi phía Mỹ làm như tin rằng sẽ thống nhất một cách ôn hòa qua đàm phán, phía Bắc Kinh lại không che giấu hai mặt trái ngược của thống nhất, bằng chính trị hay vũ lực.

Phía Ðài Loan do dự giữa hai ngả. Quốc Dân Ðảng thì muốn duy trì quy chế tự trị và đổi nội dung khẩu hiệu “Quang phục Trung Hoa” của Tưởng Giới Thạch thành “Quang minh chính đại chinh phục lại Trung Hoa bằng giải pháp kinh tế và chính trị.” Nhiều đảng phái hay xu hướng chính trị của dân bản địa, đứng đầu là Ðảng Dân Tiến (Dân Chủ Tiến Bộ) sau này. thì cho rằng xưa nay Ðài Loan là một xứ độc lập rồi bị người Hán từ Hoa lục tràn qua chiếm đóng và đòi sát nhập vào Trung Quốc. Họ muốn tìm quy chế độc lập của một “Cộng Hòa Ðài Loan” chẳng dính dáng gì tới Trung Hoa hay Trung Quốc. Cả Trung Cộng, Hoa Kỳ và Quốc Dân Ðảng đều e ngại kịch bản độc lập ấy...

Trong khi tình hình Ðài Loan còn bất định thì Ðặng Tiểu Bình lên lãnh đạo và từ 30 năm trước đã mở cuộc đàm phán với Anh dưới thời Thủ Tướng Margaret Thatcher về tiến trình thu hồi lại Hồng Kông. Ðấy là lúc nguyên tắc “nhất quốc lưỡng hệ” được đem ra áp dụng.

Hồng Kông là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng nằm dưới hệ thống chính trị khác và hưởng quy chế đặc khu hành chánh tự trị cho tới sau này, có thể là 50 năm, thì mới được thống nhất. Ngày một Tháng Bảy năm 1997, Hồng Kông hồi quy Trung Quốc theo nguyên tắc đó, được đôi bên Anh-Hoa ghi trong Ðạo Luật Căn Bản (Basic Law) và tiếp tục là một trung tâm buôn bán tự do với tinh thần cởi mở....

Tự do và dân chủ

Trong tiến trình thương thuyết Anh-Hoa từ 1984 đến 1997, phía Anh quốc có người như thống đốc Hồng Kông sau cùng là Chris Patten đề nghị là trước khi trả Hồng Kông cho Bắc Kinh thì nên thiết lập chế độ dân chủ. Cụ thể là cho dân Hồng Kông được quyền trực tiếp bầu lên người lãnh đạo. Phía Bắc Kinh phản đối, còn hăm dọa thôn tính luôn khu vực này và chính quyền Anh đành bọc theo. Viên hành chánh trưởng quan sẽ được bầu gián tiếp từ một số đại biểu.

Vụ khủng hoảng ngày nay bùng nổ khi sinh viên học sinh Hồng Kông phản đối thề thức bầu cử gián tiếp vì cho rằng cơ chế bầu cử là do Bắc Kinh quyết định và viên Trưởng Quan Lương Chấn Anh ngày nay chỉ là người của Bắc Kinh. Ðám biểu tình ra tối hậu thư đòi Lương Chấn Anh phải từ chức vào ngày Thứ Năm Mùng Hai. Vì sao lại có yêu sách ấy?

“Hồ Sơ Người Việt” ghi từ đầu rằng đáng lẽ ta không nên ngạc nhiên về chuyện đó. Lý do đơn giản mà dễ quên là dân Ðài Loan đã có dân chủ!

Trong các năm 1987 về sau, khi Anh quốc còn thương thuyết với Bắc Kinh về quy chế tương lai của Hồng Kông thì dân chúng Ðài Loan đã biểu tình đòi dân chủ và Quốc Dân Ðảng dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Kinh Quốc nhượng bộ và chuyển hóa hệ thống chính trị.

Thành tích đấu tranh của thanh niên Ðài Loan được ghi nhận ở phong trào biểu tình gọi là “Dã Bách Hợp Học Vận” (cuộc vận động hoa loa kèn dại của sinh viên học sinh - Wild Lily Student Movement) vào mùa Xuân năm 1990.

Mùa Xuân năm nay, ngày 18 Tháng Ba, sinh viên học sinh Ðài Loan lại biểu tình nữa để phản đối hiệp định mà chính quyền của Tổng Thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Ðảng muốn ký với Bắc Kinh. Ðấy là phong trào “Hoa hướng dương” (Thái Dương Hoa Học Vận, Sunflower Movement). Họ chiếm Quốc Hội (Lập Pháp Viện) và cả Hành Pháp Viện là trụ sở của hội đồng chính phủ, khiến Mã Anh Cửu phải nhượng bộ và không thi hành chánh sách hợp tác đến độ quỵ lụy Bắc Kinh.

Nếu truyền thông quốc tế và Việt Nam nhớ đến các cuộc vận động của tuổi trẻ tại Ðài Loan thì đã chẳng ngạc nhiên về những gì đang xảy ra tại Hồng Kông. Huống hồ Tập Cận Bình lại vừa lên lãnh đạo và đang thi hành chánh sách tập quyền để kiểm soát mọi chống đối.

Bạch Thư 610

Ngày mùng 10 Tháng Sáu vừa qua, văn phòng Quốc Vụ Viện (Hội Ðồng Chính Phủ Trung Quốc) của Bắc Kinh đã công bố một bạch thư chi tiết được báo là do Quốc Hội đồng ý mà thực chất là do Bộ Chính Trị của đảng đưa xuống.

Bạch thư ấy có nội dung trình bày diễn tiến áp dụng nguyên tắc “nhất quốc lưỡng hệ” cho Ðặc Khu Hành Chánh Hồng Kông. Chính tài liệu đó mới khiến dân Hồng Kông thấy rõ ý đồ tiêu diệt dân chủ và tăng cường quyền lực của Ðảng Cộng Sản trong hệ thống hành chánh của Hồng Kông.

Không chỉ trực tiếp can thiệp vào việc đề cử tay chân của đảng lên làm hánh chánh trưởng quan như Lương Chấn Anh, Ðảng Cộng Sản Trung Quốc muốn hợp thức hóa sự can thiệp để kiểm soát chặt chẽ hơn kể từ kỳ bầu cử tới, vào năm 2017. Cụ thề là những người do đảng chọn lựa sẽ chiếm đa số trong hệ thống bình bầu gián tiếp.

Kết quả mới là cuộc biểu tình của nhiều thành phần dân chúng, với thanh thiếu niên dẫn đầu, phía sau là nhiều chuyên gia trí thức yêu chuộng dân chủ lẫn các tài phiệt giàu có đang hỗ trợ về chiến lược và chiến thuật. Bước đầu mới chỉ là đòi Lương Chấn Anh từ chức - tức là trực diện thách đố Bắc Kinh - bước kế tiếp sẽ là cải cách hệ thống tuyển cử bằng chế độ phổ thông đầu phiếu: dân Hồng Kông sẽ trực tiếp bầu lên lãnh đạo vì quyền lợi của Hồng Kông, chứ không do những tính toán của Bắc Kinh.

__________________________

Kết luận ở đây là gì?

Tập Cận Bình lâm thế kẹt.

Ông ta có thể làm như Ðặng Tiểu Bình với cuộc tàn sát Thiên An Môn năm 1989, nhưng sẽ mất một trung tâm tài chánh còn lớn hơn Thượng Hải. Ông ta có nghĩ là rồi đây tư bản quốc tế sẽ vì lòng tham mà vẫn quay lại làm ăn, như thế giới vẫn làm ăn với Trung Quốc sau khi phản đối vụ Thiên An Môn. Nhưng kinh tế Trung Quốc èo uột hiện nay có chịu đựng nổi một vụ khủng hoảng tài chánh tại Hồng Kông không? Và người dân Ðài Loan sẽ nghĩ sao về nguyên tắc “nhất quốc lưỡng hệ”? Chắc là Mã Anh Cửu sẽ thất cử và Ðài Loan tiến tới độc lập: Trung Quốc gặp một vụ khủng hoảng khác.

Tập Cận Bình có thể lùi một bước chiến lược, không chỉ chấp nhận dân chủ tại Hồng Kông mà còn cho một số tỉnh tiếp giáp ở miền Nam, như Quảng Ðông, cũng thử nghiệm giải pháp dân chủ. Nhưng giải pháp lý tưởng đó lại đụng vào thực tế Tân Cương và Tây Tạng!

Kết luận sau cùng: người Việt Nam nghĩ gì? Vì sao không cho đám “hành chánh trưởng quan” trong Bộ Chính Trị của Hà Nội đi đuổi gà?

10-01-2014 6:27:06 PM
Hùng Tâm/Người Việt


Ngoại trưởng Việt Nam đến Mỹ ca ngợi nỗ lực xích lại gần nhau

WASHINGTON (NV) .- “Không có hai nước nào lại nỗ lực nhiều hơn để vượt qua các khác biệt bằng Hoa Kỳ và Việt Nam”, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh nói như vậy tại Hoa Thịnh Đốn.


 Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh nói về mối bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ tại tổ chức CSIS tại Hoa Thịnh Đốn. (Hình: NICHOLAS KAMM/AFP/Getty Images)

Trong bài thuyết trình về mối quan hệ giữa hai kẻ cựu thù CSVN và Mỹ mà ông Phạm Bình Minh đọc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) hôm Thứ Tư 1/10/2014, ông ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước “phát triển mạnh mẽ về mọi mặt” từ trao đổi từ kinh tế đến giữa người với người, nhờ đó, nước Việt Nam và cả khu vực phát triển về kinh tế và an bình trong khi hai nước chỉ thiết lập bang giao từ năm 1995 đến nay.

“Người ta khó có thể tin là mối quan hệ giữa hai nước đã tiến triển nhanh đến thế nào”. Ông Minh nói.

Hiện một điểm mấu chốt trong mối quan hệ giữa hai nước là Hoa Kỳ vẫn còn giữ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam trong khi Hà Nội muốn gỡ bỏ suốt nhiều năm qua chưa thấy có kết quả. Hoa Kỳ cột chuyện gỡ bỏ từng phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam với cải thiện nhân quyền.

Hồi tuần trước, bên lề các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc ở New York, ông Phạm Bình Minh gọi hành động cấm vận của Mỹ là “bất thường” khi hai nước đã thiết lập bang giao gần 20 năm và mậu dịch hai chiều giữa hai nước năm 2013 khoảng $30 tỉ trong đó xuất cảng từ Việt Nam sang Mỹ gần $24 tỉ.

Cũng trong tuần trước, hãng thông tấn Reuters thuật lời một số viên chức chính phủ Mỹ nói rằng đang có những cân nhắc để bán cho Việt Nam một số máy bay tuần tra biển, săn tàu ngầm không võ trang Orion P-3 đã qua sử dụng, rất có thể diễn ra vào cuối năm nay.

Trong cuộc thảo luận sau phần trình bày của ông Phạm Bình Minh tại tổ chức nghiên cứu CSIS, ông Scot Marciel, Phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, cho hay các thỏa thuận giữa hai nước gần đây mới chỉ dẫn đến việc gửi trợ giúp nhân đạo đến Việt Nam nhưng các tiếp xúc của lực lượng quân sự hai bên “tiến triển chậm chạp hơn” và lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam là quyết định của chính phủ.

Phát biểu tại cuộc thảo luận, ông Chris Borse, cố vấn an ninh quốc gia của nghị sĩ John Mccain cho hay “Lợi ích chiến lược hiện giờ (của hai nước) là vấn đề an ninh trên biển” trong khu vực.

Quốc hội sẵn lòng hợp tác với chính phủ để đưa ra một nghị quyết gỡ bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam “bày tỏ thay đổi thể chế” chứng tỏ họ sẵn lòng “từ bỏ quyền lực độc tài” chống lại các người bất đồng chính kiến và cải tổ hệ thống tư pháp, theo lời ông Borse.

Tuy nhiên, cả hai ông Marciel và Borse đều nhấn mạnh rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam không phải là điều kiện đích xác mở cái này thì anh được cái kia. Nếu Việt Nam thả rất nhiều người bất đồng chính kiến thì một số võ khí có thể bán, nhưng phải tiến bộ rộng rãi hơn về nhân quyền.

Murray Hiebert, một nhà nghiên cứu cấp cao ở CSIS và là tác giả của một bản nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, cho rằng khi lệnh cấm vận võ khí sát thương được gỡ bỏ thì đó là “một bước tiến then chốt” của mối quan hệ.

Một vài bản tin quốc tế nói rằng, trong cuộc thảo luận với ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nhiều phần ông Phạm Bình Minh sẽ đề cập chuyện bán 6 máy bay tuần tra săn ngầm không võ trang Orion P-3. (TN)
10-01- 2014 6:48:17 PM
Người Việt Nam

Tại sao ở Việt Nam ung thư nhiều đến vậy?!

SÀI GÒN (NV) - Thực phẩm tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại nhưng việc kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế. Phải chăng đây là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư nhiều hiện nay?


Một cơ sở dùng thực phẩm ôi, thiu để tái chế rồi bán ra thị trường. (Hình: báo Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, ngày 30 tháng 9, 2014, tại hội nghị chuyên đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay - Thực trạng và giải pháp,” người ta thấy hé mở nguyên nhân vì sao tại Việt Nam bệnh ung thư gia tăng không ngừng.

Tại hội nghị, bà Ðoàn Thị Thanh Xuân, chủ tịch Hội Cựu Thanh Niên Xung Phong Sài Gòn cho rằng, “An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề quan ngại nhất hiện nay của người dân. Bởi họ không biết dùng thực phẩm nào? Mua ở đâu cho an toàn? Người dân nghi ngờ do dùng nhiều thực phẩm bẩn chứa nhiều chất độc hại nên bệnh ung thư ngày càng lan rộng.”

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, chi cục trưởng Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Sài Gòn thừa nhận: Lượng nông sản, thực phẩm đưa vào tiêu thụ ở thành phố Sài Gòn mỗi ngày chiếm 80%, nhưng chưa kiểm soát được nguồn gốc.

Hiện việc kiểm soát phần lớn là qua thử nghiệm nhanh, lấy mẫu tại 3 chợ đầu mối, nhưng số lượng mẫu lấy không nhiều, không mang tính đại diện. Bởi vậy, tình trạng sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép, việc giết mổ gia súc gia cầm trái phép vẫn diễn ra. Gia súc gia cầm kém chất lượng vẫn tiếp tục đổ về Sài Gòn qua các cửa ngõ, các tỉnh lân cận, khó kiểm soát; tình trạng dùng nguyên liệu kém chất lượng trong chế biến suất ăn sẵn...

Giáo Sư Chu Phạm Ngọc Sơn, phó chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Sài Gòn, nhận xét, “Việc quản lý chất lượng thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo. Các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất, phụ gia công nghiệp...vẫn được mua bán tràn lan. Trong khi các phương tiện kiểm nghiệm hiện có chủ yếu dùng để kiểm tra các loại hóa chất cụ thể nghi ngờ nhắm đến, nên không nhận diện được các chất lạ, độc hại khác có trong thực phẩm.”

Ông Hòa đồng ý, “Lượng hóa chất, phụ gia hiện nay rất đa dạng, nên nhà nước không biết cơ sở sản xuất bỏ chất gì để tầm soát, mà chỉ đơn giản tầm soát những chất do Bộ Y Tế quy định. Do đó, công tác tầm soát chủ yếu dựa vào cảnh báo của nước ngoài.

Mặt khác, chờ cho đến khi phát hiện một chất lạ trong sản phẩm thì lúc đó nhà nước mới ban hành quy định kỹ thuật, xem có được sử dụng hay không. Chẳng hạn như vụ các chất tinopal, melamine, 3-MCPD...”

Ngoài ra, do chưa có hệ thống kho lạnh nên không có điều kiện lưu giữ các lô hàng khi thử nghiệm nhanh dương tính chất cấm để chờ kết quả định lượng. Ðiều này dẫn đến việc, khi có kết quả định lượng có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép thì lô hàng đó đã lưu thông ngoài thị trường.

Ông Sơn dẫn chứng số liệu ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam cứ tăng dần qua mỗi năm: Năm 2012 có 168 vụ, khiến 5,541 người bị ngộ độc, 34 người tử vong; năm 2013 có 5,348 người bị ngộ độc, 28 người tử vong trong 163 vụ; và 6 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 56 vụ khiến 1,874 người nhập viện, 16 người tử vong. (Tr.N)
10-01- 2014 2:05:58 PM
Theo Người Việt

PICS: Yên Bái-Vụ vỡ đập bùn thải: Trận "lũ bùn" đã được báo trước

(Dân trí) - Ông Phạm Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) cho biết, chiều nay 1/10, những người dân thôn Lương Thiện cùng lực lượng chức năng vẫn đang tích cực khắc phục hậu quả của sự cố vỡ đập bùn thải của Cty Khoáng sản Tây Bắc.

Như Dân trí đã thông tin, khoảng 18h30 ngày 30/9, tại thôn Lương Thiện, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã xảy ra sự cố vỡ đập chứa bùn thải của nhà máy tuyển quặng sắt của Công ty Cổ phẩn Khoáng sản Tây Bắc đặt trên địa bàn. Hàng nghìn mét khối bùn thải đã tràn ra khỏi hồ đập, chảy xuống thôn Lương Thiện khiến cho nhiều diện tích hoa màu của bà con bị thiệt hại, trục đường chính bị cô lập trong nhiều giờ.
Nơi cơn lũ bùn tràn qua.
Nơi cơn "lũ bùn" tràn qua.
Theo ông Nguyễn Tuấn Yêng, trú tại thôn Đoàn Kết, xã Lương Thịnh, thời điểm đó ông nghe thấy một tiếng sạt lở lớn, sau đó là những tiếng rào rào như lũ ống, lũ quét. Biết ngay là đập bùn thải bị vỡ, ông liền hô mọi người trong nhà chạy ra ngoài nhưng không kịp. Vừa chạy ra đến cửa, ông bị bùn đẩy sâu vào trong nhà. Ông cố lội xuống bếp thì dưới đó cũng đã ngập ngụa trong bùn đỏ. May mắn khi nghe tiếng ông kêu cứu, đã có thanh niên lội vào trong nhà để cõng vợ chồng ông ra ngoài.
Sự cố vỡ đập khiến hàng nghìn mét khối bùn thải khoáng sản tràn ra ngoài.
Sự cố vỡ đập khiến hàng nghìn mét khối bùn thải khoáng sản tràn ra ngoài.
Sự cố vỡ đập khiến hàng nghìn mét khối bùn thải khoáng sản tràn ra ngoài.
Điểm xảy ra sự cố tại thân đập số 3 điểm mỏ sắt 409 của Công ty Cổ phần khoáng sản Tây Bắc. Theo phía công ty, đây là địa điểm khai thác kết hợp với tuyển quặng thô, do địa hình trên đồi cao nên công ty đã thiết kế hệ thống 3 đập xả thải hình bậc thang với dung tích chứa khoảng nửa triệu m3. Con đập bị vỡ chính là đập cuối cùng của công đoạn xả thải, chủ yếu gồm bùn và nước.
Hiện trường nơi bị bục vỡ là phần giữa của thân đập có chiều dài khoảng 50 m, chiều cao 7 m. Toàn bộ thân đập được đắp bằng đất và đá. Nhiều người cho rằng do phần thân đập bị ngấm nước lâu ngày, nền đất yếu nên đã xảy ra sự cố trên.
Theo thống kê đã có hơn 2 ha lúa của bà con bị hóa bùn.
Theo thống kê đã có hơn 2 ha lúa của bà con bị hóa bùn.
Theo thống kê đã có hơn 2 ha lúa của bà con bị "hóa bùn".
Theo thống kê, đã có khoảng 5.000 m3 bùn và nước thải tràn xuống phía dưới là thôn Lương Thiện và thôn Đoàn Kết, khiến một hộ dân bị bùn thải tràn vào nhà. Đồng thời, “lũ bùn” cũng vùi lấp khoảng 2 ha lúa chuẩn bị thu hoạch của 32 hộ dân, chia cắt nhiều đoạn đường đi và điện sinh hoạt của ba hộ dân nằm sâu trong khu vực.
Chị Dương Thị Lân, trú tại thôn Lương Thiện xót xa: “Gia đình tôi có 3 sào ruộng, năm nay lúa cấy rất tốt, tưởng chừng sẽ được mùa. Gia đình chuẩn bị và lên kế hoạch để gặt, ai ngờ trong phút chốc đã hóa bùn. Giờ cả cánh đồng toàn bùn là bùn, không biết chỗ nào là ruộng của mình nữa”.
Nhiều đoạn đường bị cô lập sau sự cố, nhiều người phải đi đường vòng để về nhà.
Nhiều đoạn đường bị cô lập sau sự cố, nhiều người phải đi đường vòng để về nhà.
Nhiều đoạn đường bị cô lập sau sự cố, nhiều người phải đi đường vòng để về nhà.
Trước đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Đăng Luận - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên - cho biết: "Sự cố vỡ đập không gây thiệt hại về người, nhưng đã ảnh hưởng về tài sản và cuộc sống của bà con. Ngay trong đêm, UBND huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các lực lượng công an, dân quân và cán bộ các ban, ngành trên địa bàn đã được huy động để giúp bà con hót, gạt và di chuyển bùn ra khỏi đường, nhà; khơi thông lối đi, giúp bà con ổn định tình hình và cuộc sống. Phía công ty đã huy động máy xúc để hỗ trợ công tác di chuyển lượng bùn thải và khắc phục hậu quả. Đến 22h30 cùng ngày, lượng bùn đỏ trên các đoạn đường chính đã được bà con và lực lượng chức năng di chuyển, đảm bảo việc đi lại cho nhân dân vào sáng nay.
Hiện trong thôn Lương Thiện và khu vực lân cận, vẫn còn một lượng rất lớn bùn thải nằm gần nhà dân, khu vực ven suối, trũng thấp. Riêng phần nền chợ Lương Thịnh bị ngập sâu trong bùn khoản 40cm, do lượng bùn đất còn rất nhiều nên chưa thể thu dọn xong trong một hai ngày tới. Cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục tiến hành công tác khắc phục hậu quả.
Người dân vẫn đang tích cực khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập bùn thải.
Người dân vẫn đang tích cực khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập bùn thải.
Người dân vẫn đang tích cực khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập bùn thải.
Theo ông Yêng cho biết, những người dân sống dưới chân hồ đập bùn thải đã lường trước được sự việc, cảnh báo và có ý kiến với phía công ty về nguy cơ vỡ đập, tuy nhiên đến khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp vẫn chủ quan, chưa có hình thức nào xử lý. Khi đập bị vỡ thì người dân chịu thiệt hại hơn cả, hơn 2ha ruộng lúa của bà con chuẩn bị gặt nay đã mất trắng hoàn toàn, ông Yên cho biết.
Theo ông Phạm Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Lương Thịnh cho biết, rất may sự cố không gây ảnh hưởng đến nhà cửa và thiệt hại về người, tuy nhiên, một lượng lớn bùn thải trôi xuống phía dưới, trải dài khoảng gần 1km đã khiến cho cuộc sống của các hộ dân bị ảnh hưởng.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đang phối hợp với UBND huyện Trấn Yên giúp bà con khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống, đồng thời xem xét trách nhiệm của các bên liên quan để có hướng xử lý, làm rõ nguyên nhân.
Thứ Tư, 01/10/2014 - 17:15
Quốc Cường - Xuân Thái

Ba viên chức Nhật Bản nhận tội hối lộ quan chức Việt Nam

TOKYO (NV) .- Ba viên chức cao cấp của công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã nhận tội hối lộ cho các quan chức nhà nước CSVN, Indonesia và Uzbekistan để được ưu tiên giành hợp đồng.


 Ông Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Đường Sắt quốc doanh, từng là Trưởng Ban Quan hệ quốc tế, Giám đốc Ban Quản lý các dự án của TCT Đường sắt CSVN. (Hình: báo GTVT)

Theo hãng tin Kyodo News hôm Thứ Tư 1/10/2014, ông Tamio Kakinuma (cựu Chủ tịch JTC, 65 tuổi), cựu giám đốc JTC, Tatsuro Wada (67 tuổi) và cựu cố vấn JTC là Koji Ikeda (58 tuổi) đã nhận tội trong phiên xét xử đầu tiên về vụ làm ăn bất hợp pháp này tại một tòa án ở thủ đô Tokyo.

Trong bản tuyên bố mở đầu phiên tòa, các công tố viên nói rằng các viên chức địa phương của các nước nói trên đã vòi viên chức JTC phải hối lộ mới có hợp đồng và rằng các bị cáo kể trên vẫn tiếp tục đưa hối lộ dù số tiền mặt bất minh đó đã bị viên chức sở thuế chính phủ Nhật khám phá hồi năm ngoái. Việc này đã làm cho công ty JTC lục đục trong nội bộ.

Lúc ban đầu khi tin tức bị báo Yomiuri Shimbun xì ra ngày 21/3/2014, số tiền hối lộ cho các quan chức Cục Đường Sắt CSVN là khoảng 80 triệu yen hay gần $800,000. Nhưng trong bản tin ngày 1/10/2014, công tố viên nói rằng số tiền hối lộ cho một số quan chức Cục Đường Sắt CSVN là khoảng 70 triệu yen hay khoảng $640,000 trong khoảng thời gian kéo dài từ năm 2009 đến năm 2014.

Cơ quan thuế vụ Nhật Bản đã khám phá ra vụ hối lộ này từ Tháng Tư 2013 và buộc JTC phải nộp các khoản thuế còn thiếu nhưng mãi một năm sau công chúng mới biến đến vụ việc.

Báo chí Nhật đưa tin dẫn đến các cuộc điều tra nội bộ của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN. Bộ này ngày 27/3/2014 thành lập “tổ kiểm tra xác minh nghi án hối lộ 80 triệu yen của Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội.”

Ban đầu, các ông cầm đầu Cục Đường Sắt CSVN viết bản tường trình trả lời các ông quan thanh tra của ngành đường sắt quốc doanh rằng họ cam đoan  “không dính líu đến tiêu cực cũng như tiếp tay cho hành vi hối lộ, nhận tiền của JTC”.

Qua các cuộc họp với phía Nhật và bị thông báo cắt viện trợ, nhà cầm quyền Việt Nam đã miễn cưỡng tống giam Trần Văn Lục, giám đốc ban quản lý dự án đường sắt của Tổng Công Ty Đường Sắt, sau đó bắt thêm một số người khác gồm cả phó tổng giám đốc Trần Quốc Đông, và ba viên chức cao cấp của Ban quản lý các dự án đường sắt là Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái. Tổng cộng có 6 người hiện đang bị giam giữ, chờ xem phía Nhật kết án các viên chức ở JTC ra sao rồi mới tính.

Trước những chỉ trích của chính phủ Nhật về tình trạng tham nhũng, vòi vĩnh hối lộ của các chức sắc, chế độ Hà Nội đã nhiều lần thề thốt “coi trọng và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn ODA của Nhật Bản”. Nhưng vụ việc xảy ra ở Tổng Công Ty Đường Sắt quốc doanh không phải là lần đầu tiên và không phải lần đầu tiên Hà Nội thề thốt như thế.

Vụ tai tiếng ăn hối lộ của nhà thầu tư vấn Nhật PCI xây dựng dự án xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn số tiền khoảng $820,000 hồi năm 2008 đã đem hai ông Huỳnh Ngọc Sỹ và Lê Quả vào tù. Hai ông này cũng chỉ bị truy tố khi chính phủ Nhật loan báo ngừng giải ngân cho các dự án đang thực hiện dở dang với ODA của Nhật.

Ngày 2/6/2014, Chính phủ Nhật Bản thông báo tạm đình chỉ cấp mới vốn vay ODA để tập trung giải quyết vụ việc Công ty Tư vấn xây dựng đường sắt Công nghệ giao thông Nhật Bản (JTC) (có trụ sở ở Tokyo) hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam. Đại diện hai nước đã mở cuộc họp về phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA của Nhật Bản hôm 24/6/2014.

Để nối lại việc tài trợ cho các dự án phát triển hạ tầng cho Việt Nam, chính phủ Nhật buộc Hà Nội phải đưa ra giải pháp phòng chống tham nhũng mới, áp dụng cho tất cả các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam.

Luật chống cạnh tranh không bình đẳng có từ năm 1993 của nước Nhật cấm cung cấp tiền hoặc bổng lộc cho các quan chức nước ngoài. Nếu vi phạm sẽ bị kết án đến 5 năm tù và tiền phạt 5 triệu yen (khoảng $45,000), theo hãng tin Kyodo. (TN)
10-01-2014 4:27:38 PM
Theo Người Việt

Hong Kong về tay Trung Quốc: Chuyện không đơn giản

Trong 150 năm Hong Kong là thuộc địa  Anh, “Hòn Ngọc ở Viễn Đông” của đế quốc thực dân Anh đã trở nên  một thành phố quốc tế với nền kinh tế phát triển vững mạnh, trung tâm tài chính thương mại của Á Châu và có một cơ cấu xã hội dân sự vững vàng. Trở lại hoàn toàn là một tỉnh của Trung Quốc không phải là điều đơn giản.


Người biểu tình ca hát và vung tay – hầu hết cầm cell phones – sau  một cơn mưa tối Thứ Hai trước trụ sở chính quyền đặc khu Hong Kong, Họ đưa ra tối hậu thư tới ngày 1 tháng 10 phải thỏa mãn các yêu sách trong đó có bầu cử tự do và Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh từ chức.  (Hình: Chris McGrapth/Getty Images)


Từ 1997 đến nay, khi trở thành một trong hai Đặc Khu Hành Chánh, cùng với Macao, được Trung Quốc chấp nhận sự tồn tại theo quy chế “một quốc gia hai chế độ”, vị trí của Hong Kong vẫn chưa  hoàn toàn ổn định. Các cuộc biểu tình đòi dân chủ tự do đang diễn ra thể hiện một tình trạng phức tạp chưa ai có thể dự đoán cuối cùng kết cuộc sẽ ra sao.

Như vậy là vì Hong Kong không thể tách rời để trở thành một quốc gia độc lập, mà cũng khó hội nhập hoàn toàn để làm một thành phố trực thuộc trung ương như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh và Thiên Tân.

Hình ảnh lá cờ Trung Quốc trên các tòa nhà ở Hong Kong và việc Bắc Kinh có vai trò quyết định trong việc chọn lựa vị Đặc Khu Trưởng chứng tỏ lãnh thổ này không phải là độc lập.

Nhưng nhiều mặt khác trong thực tế sinh hoạt cho thấy Hong Kong không phải hoàn toàn là Trung Quốc.

Ngôn ngữ chính thức được nhìn nhận ở Hong Kong là tiếng Quảng Đông và tiếng Anh, chứ không phải tiếng Phổ Thông (Quan Thoại) như toàn quốc.

Dollar Hong Kong là tiền tệ chính thức, chỉ một số cửa hàng ở Hong Kong nhận đồng nhân dân tệ nhưng dollar Hong Kong cũng không được sử dụng ở Trung Quốc.

Dân Hong Kong có hộ chiếu riêng. Du khách ngoại quốc đến Hong Kong hầu hết được miễn thông hành (visa) nhưng vào Trung Quốc phải có.

Trung Quốc và Hong Kong có một hình thức biên giới quốc gia, giữa Thẩm Quyến và bán đảo Cửu Long. Công dân Trung Quốc muốn qua Hong Kong phải xin giấy phép. Trung Quốc duy trì một thứ tòa đại diện tại Hong Kong với một đặc sứ cao cấp thuộc bộ ngoại giao.

Theo thỏa hiệp Anh-Trung Quốc năm 1984, Hong Kong được duy trì hệ thống pháp lý riêng, có một hội đồng lập pháp vai trò như quốc hội, ít nhất trong 50 năm cho đến  2047.

Tuy nhiên Bắc Kinh trách nhiệm về vấn đề quốc phòng và ngoại giao quốc tế. Hong Kong có lực lượng cảnh sát riêng phụ trách duy trì an ninh trật tự xã hội và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc có một đơn vị khoảng 8,000 binh sĩ đồn trú tại Hong Kong.

Do được hưởng quy chế tự trị cao và với thực tế trong nhiều mặt sinh hoạt không có gì chung với xã hội lục địa nên người dân Hong Kong tự coi họ không phải là dân nội địa, thậm chí không phải dân của một tiểu bang trong liên bang như Hoa Kỳ.  Thăm dò dư luận của viện đại học Hong Kong năm 2012 cho biết hơn 70% những người được hỏi ý kiến nhận họ là “dân Hong Kong chứ không phải dân Trung Quốc”.

Như thế, nếu Trung Quốc muốn đưa Hong Kong trở lại thành một tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương, nhất là dưới chế độ nhà nước Cộng Sản không có dân chủ, là một điều vô cùng khó khăn gần như không thể nào thực hiện được bằng đường lối hòa bình.

Thật ra Trung Quốc không định làm như vậy ngay bây giờ, mà dần dần thi hành kế hoạch ấy trong một thời gian dài, nghĩa là tôn trọng tuyên cáo chung đã thỏa thuận với Anh Quốc về nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, ít nhất 30 năm nữa. Thêm vào đó, và là điểm quan trọng nhất, Hong Kong là một cửa ngõ của Trung Quốc, về kinh tế và tài chính, trong các giao tiếp với thế giới. Trung Quốc không thể đóng cửa ngõ này nhưng đồng thời không buông ra khỏi quyền hạn của mình.

Ngược lại 7 triệu dân Hong Kong cũng chưa có ý tiến đến sự ly khai thành một quốc gia độc lập. Hình thức tranh đấu hiện nay mới chỉ giới hạn ở mục tiêu phát triển tự do dân chủ đã phát triển và được thúc đẩy từ thời thuộc Anh. Nhưng điểm gai góc cho Bắc Kinh ở chỗ Hong Kong sẽ trở thành mẫu mực cho các vùng khác trên lục địa noi theo nếu hoàn toàn vượt ra ngoài khả năng kiềm chế của Bắc Kinh.

Giữa hai chiều hướng ấy, vấn đề bầu cử Đặc Khu Trưởng và Hội Đồng Lập Pháp là trung tâm cụ thể và trực tiếp của những cuộc tranh đấu. Phe chủ trương dân chủ từ 15 năm qua đã nhiều lần đòi hỏi sự cải tiến hệ thống bầu cử Hội Đồng Lập Pháp và chống lại đường lối của Trung Quốc từng bước thao túng hệ thống chính trị tự do đa đảng tại Hong Kong.

Ba đặc khu trưởng đầu tiên ở Hong Kong là các ông Đổng Kiến Hoa, Tăng Âm Quyền, Lương Chấn Anh, đều là người của Trung Quốc hay ít nhất là người có thể dễ dàng tuân hành hay thỏa hiệp với chính quyền Bắc Kinh. Những hoạt động của phe dân chủ cũng từng bước tìm cách đưa được người của mình vào vị trí này,  vì với tính cách là người đứng đầu lãnh thổ và chính quyền, đặc khu trưởng nắm giữ nhiệm vụ bổ nhiệm các viên chức cũng như ban hành các dự luật do Hội Đồng Lập Pháp thông qua.

Do đó các cuộc biểu tình mang tính cách tranh đấu cho dân chủ bùng nổ mạnh mẽ khi Trung Quốc tìm cách chặn đứng tiến trình đi đến mục tiêu của phe dân chủ bằng sắc lệnh ngày 31 tháng 8 quy định rằng chỉ có 3 ứng cử viên trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2017 và những người được chỉ định bởi một ủy ban do Trung Quốc thành lập chứ không phải bằng một thể lệ nào riêng của Hong Kong.

Những cuộc biểu tình đã tiếp diễn đến tuần lễ thứ nhì và không có dấu hiệu gì sẽ sớm kết thúc nếu như không có sự can thiệp trấn áp bởi một lực lượng ngoài Hong Kong, nghĩa là quân đội chứ không phải cảnh sát. Dấu hiệu của sự đối đầu gay gắt thể hiện qua việc lần đầu tiên cảnh sát đã phải dùng đến hơi cay và súng bắn đạn cao su để tìm cách giải tán biểu tình. Tại Hong Kong từ trước đến nay, những trường hợp biểu tình phản kháng từng xảy ra nhiều lần và rất lớn nhưng chưa bao giờ vượt khỏi giới hạn ôn hòa bất bạo động. Còn lần này sẽ thế nào?

Đây là thách đố khó khăn nhất đối với đảng Cộng Sản và chính quyền Trung Quốc kể từ vụ Thiên An Môn 25 năm trước.  Cách đối phó tại Hong Kong, một thành phố quốc tế, không thể giống như tại thủ đô Bắc Kinh. Từ lâu Hong Kong đã có  nền sinh hoạt báo chí tự do và mọi thông tin ngày nay sẽ nhanh chóng được toàn thế giới nhận biết. Vả lại với đa số những người biểu tình là thanh niên, sinh viên, học sinh, sự trấn áp và hậu quả sẽ rất phức tạp.

Nói cách khác, khó tin rằng Trung Quốc dám mạnh tay đàn áp biểu tình. Nhưng sự lùi bước của Trung Quốc sẽ có tác động rất tai hại với nội bộ quốc gia họ. Vậy thì phương cách thích ứng có lẽ sẽ được thi hành là kéo dài thời gian chịu đựng và tìm những biện pháp giải quyết dần dà, thật sự hay giả tạo. Áp dụng nguyên tắc thực dụng vẫn là đường lối để tồn tại của các chế độ chuyên chế nói chung và Trung Quốc nói riêng kể từ khi phong trào cộng sản thế giới tan rã.

Bắc Kinh chắc chắn nhận ra rằng họ đang trong tình thế phải cân bằng giữa hai nhiệm vụ, vừa nhanh chóng dập tắt làn sóng phản đối, vừa đảm bảo sự ổn định và dân chủ tại đặc khu,  ít nhất là ngay lúc này khi chưa thể tính toán gì cho một tương lai lâu dài hơn. Nếu như vậy, người ta sẽ thấy Trung Quốc phải rút lại một số quy định trong chừng mực không phải là lớn lao quan trọng lắm và đổi lại sẽ đưa ra một số đòi hỏi mang tính cách hình thức.

Đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, tình hình Hong Kong là chuyện đáng mừng và đồng thời đáng phải quan tâm. Có những khó khăn từ trong nước, âm mưu bành trướng và gây hấn của Trung Quốc buộc phải chậm lại và như vậy  tình hình Biển Đông hy vọng có thể lắng dịu một thời gian chưa biết bao lâu.

Nhưng cũng như đối với nội bộ Trung Quốc, phong trào tranh đấu tự do dân chủ ở Hong Kong sẽ có tác động thúc đẩy sinh hoạt chính trị Việt Nam theo một hướng tùy thuộc vào phương cách và hiệu quả giải quyết của Bắc Kinh trong nan đề Hong Kong. (HC)

09-30-2014 2:51:32 PM
HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt

Xúc phạm người lao động

Hoạt động chưa bao lâu, một số doanh nghiệp đã phát sinh tranh chấp vì vi phạm pháp luật, dung túng cho các hành vi thô bạo, xúc phạm nhân phẩm, thân thể người lao động...

Chiều 30-9, không thể tiếp tục làm việc để chịu đựng hành vi ngang ngược, coi thường công nhân (CN) Việt Nam của ông Kim Young Wan, quản lý người Hàn Quốc, 14 CN Công ty TNHH SJ Globol (quận 12, TP HCM) đã xin nghỉ việc. Ngay khi nghe tin này, ông Kim đã lớn tiếng chửi bới, xua đuổi, tuyên bố đến cuối tháng 12-2014 mới trả hồ sơ và lương tháng 9 cho CN. Khi tuyên bố này bị CN phản đối, ông Kim tức giận lao vào đòi đánh họ. Nhờ lực lượng bảo vệ can ngăn kịp thời nên xô xát không xảy ra.

Hở chút là đánh, chửi

Theo phản ánh của CN, đây không phải lần đầu ông Kim có hành vi bạo lực với họ. Vài ngày trước, chỉ vì đeo tai nghe khi làm việc, một nam CN may liền bị ông túm cổ áo lôi khỏi xưởng, đánh và đuổi việc. Tiếp đó, sáng 30-9, ông Kim lại lao vào đòi đánh 2 CN là Nguyễn Văn Nội và Nguyễn Hoàng Thái nhưng được bảo vệ ngăn cản kịp thời.

Không chấp nhận hành vi thô bạo của quản lý người Hàn Quốc, 14 công nhân Công ty TNHH SJ Globol đã xin nghỉ việc
Không chấp nhận hành vi thô bạo của quản lý người Hàn Quốc, 14 công nhân Công ty TNHH SJ Globol đã xin nghỉ việc

Không chỉ nam CN bị đối xử thô bạo, với CN nữ, ông quản lý này cũng không nương tay. Trưa 30-9, ông Kim vừa la lối vừa túm cổ áo chị Đinh Thị Huệ kéo ra khỏi xưởng và tuyên bố đuổi việc vì cho rằng nữ CN này đi vệ sinh quá giờ quy định.

“Công ty cho phép đi vệ sinh 4 lần/ ngày, mỗi lần không quá 10 phút. Do nhà vệ sinh ở xa, tôi lại bị tật ở chân nên đi lâu hơn người khác. Dù vậy, tôi chưa lần nào vượt quá thời gian quy định. Không hiểu sao ông Kim lại hành xử thô bạo với tôi như vậy?” - CN Đinh Thị Huệ ấm ức.

Công ty TNHH SJ Globol mới hoạt động từ đầu tháng 8-2014, sử dụng 103 lao động nhưng không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), không tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc cho CN; nước uống không đủ, chất lượng bữa ăn quá kém. Bên cạnh đó, công ty quy định thời gian làm việc buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30 phút, chiều từ 12 giờ 30 phút nhưng CN phải có mặt trước 7 giờ 20 và 12 giờ 20 phút. Ai đi trễ dù chỉ vài phút cũng bị đuổi việc hoặc bị trừ tiền vô tội vạ…

Ép vô công ty để bắt chẹt

Hoạt động chưa bao lâu nhưng cũng có nhiều sai phạm là Công ty TNHH Người Chăm Bệnh (quận 1, TP HCM). Tháng 12-2013, công ty ký hợp đồng đặt địa điểm giao dịch giới thiệu dịch vụ nuôi bệnh với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (quận 5, TP HCM). Hàng chục người nuôi bệnh là lao động tự do, đang chăm sóc bệnh nhân tại đây buộc phải xin vào công ty. Ai không vào sẽ không được nuôi bệnh tại bệnh viện này. Công ty còn hứa hẹn sẽ ký HĐLĐ, tham gia BHXH, bố trí ca nuôi bệnh, nhà ở… cho nhân viên.

Tuy nhiên, đến nay, chưa ai được ký HĐLĐ, tham gia BHXH và BHYT, cũng không được hướng dẫn nghiệp vụ. Mặt khác, thu nhập của nhân viên cũng giảm đáng kể. Chị L. cho biết khi chưa trở thành nhân viên của công ty, mỗi ngày nuôi bệnh, chị được trả công 250.000-350.000 đồng, tùy bệnh nặng, nhẹ và được trả tiền mỗi ngày hoặc ngay sau khi bệnh nhân xuất viện. Nay, cũng với mức tiền công như thế nhưng chị phải nộp cho công ty 5 ngày đầu là 70.000 đồng/ngày, những ngày tiếp theo 50.000 đồng/ngày và phải 3 ngày sau khi kết thúc nuôi bệnh mới được thanh toán.

“Chúng tôi không có lương, không có chế độ, vẫn phải tự kiếm bệnh nhân như trước. Thấy bất cập, chúng tôi phản ứng thì công ty kiếm cớ gây khó dễ” - nhân viên tên P. bức xúc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quốc Triệu, giám đốc công ty, thừa nhận phản ánh của nhân viên là đúng. Ông Triệu lý giải do công ty mới thành lập, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn nên buộc phải trừ tiền công của nhân viên để... gánh lỗ cho công ty (?)…

“Từ trước đến nay, tôi cho rằng người lao động chỉ quan tâm đến lương bổng; còn việc ký HĐLĐ, tham gia BHXH, BHYT không quan trọng. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng khắc phục điều này” - ông Triệu hứa hẹn.

Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng quận 12 chiều 30-9, bà Lê Thị Hiền, Giám đốc Công ty TNHH SJ Globol, cam kết sẽ khắc phục sai phạm và nhắc nhở ông Kim Young Wan cẩn trọng hơn trong lời nói, hành động. Lương tháng 9 của CN, công ty hẹn trả vào ngày 7-10.
Thứ Tư, 22:13  01/10/2014
 Bài và ảnh: Hương Huyền
Theo NLĐO

'Nếu Joshua Wong ở Việt Nam...'

Bích Ngà-Bài từ trang Facebook cá nhân


8 giờ trước

Nhà vận động dân chủ Joshua Wong (Hoàng Chi Phong - giữa) năm nay 17 tuổi
Mấy ngày này ngoài công việc, có bao nhiêu thời gian rảnh thì tôi lại vào mạng và chăm chú hướng về Hong Kong, nơi có các bạn trẻ đang tranh đấu đòi dân chủ cho quê hương mình.
Qua các bài báo, thông tin, hình ảnh và qua xem trực tiếp trên link YouTube có thể thấy các bạn trẻ Hong Kong rất có ý thức tổ chức và hành động rất nhịp nhàng. Mỗi một bạn trẻ là một thủ lĩnh tiềm năng và sẳn sàng đứng lên thay thế nên chiêu "bắt nhốt, cô lập những người đứng đầu" của chính quyền đã không thể dập tắt được các cuộc biểu tình diễn ra.
Các bạn trẻ không đập phá, đốt xe cảnh sát, không chửi bới nhục mạ khiêu khích cảnh sát, không đập phá hôi của. Các bạn thu gom rác, giữ sạch sẽ nơi công cộng. Các bạn nhanh nhạy cập nhật thông tin lên internet và dùng nước mắt cùng lòng kiên định của mình để đối phó với dùi cui và hơi cay.
Và các bạn đã cho chính quyền, người dân và cả thế giới thấy việc các bạn đang làm là đúng đắn. Các bạn kêu gọi sự ủng hộ của mọi giới, mọi nước từ chính hành động của mình.
Người dân Hong Kong ủng hộ các bạn, cha mẹ các bạn ủng hộ các bạn và tất cả đã làm nên một sức mạnh to lớn. Vì sao các bạn làm được những điều ấy?
Vì các bạn có một môi trường phát triển tốt, các bạn được nuôi dạy để trở thành những công dân xã hội đầy trách nhiệm và nhân bản.

Ngậm ngùi cho Việt Nam

Ngưỡng mộ cùng khâm phục các bạn trẻ Hong Kong, nhìn lại đất nước mình, thế hệ trẻ ở đất nước mình mà không khỏi ngậm ngùi. Đất nước này không hề thiếu những thanh niên nhiệt huyết như Joshua Wong. Đã có những bạn trẻ phải vào tù vì hành động yêu nước, đòi dân chủ cho quê hương.
Những cuộc biểu tình, xuống đường của các nhóm xã hội dân sự khởi xướng thường không thu hút được nhiều người tham gia.
Những người tham gia biểu tình dễ dàng bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập và các cuộc biểu tình nhanh chóng bị phá vỡ. Lần hồi chìm ngấm.
Khi có các cuộc biểu tình lớn nổ ra thì lại xảy ra tình trạng đập phá, hôi của, đốt phá quá tàn tệ. Người dân không tham gia hưởng ứng và không ủng hộ biểu tình dưới mọi hình thức.
Biểu tình lớn ở Việt Nam nổ ra với cảnh đập phá, hôi của
Và cũng chính người dân xuống đường biểu tình dưới hình thức xin-cho khi và chỉ khi quyền lợi chén cơm manh áo sát sườn bị đụng đến. Các nhà hoạt động xã hội dân sự cô đơn, chia rẻ và không tập hợp được lực lượng. Bên cạnh đó họ còn phải chịu đựng áp lực từ gia đình, người thân, bạn bè và có nguy cơ tù đày bất cứ lúc nào.
Tôi tự hỏi, nếu Joshua Wong ở Việt nam, bạn làm được gì? Có thể bạn sẽ bị bắt, bị nhốt ngay khi bạn vừa có ý đồ thành lập nhóm. Hoặc giả ba mẹ bạn sẽ chửi mắng bạn và quyết liệt ngăn cản bạn bằng mọi biện pháp và họ biện minh đó là vì họ "yêu" bạn. Họ không cho bạn sống với ước mơ của mình, họ không để bạn tự do làm điều bạn muốn và khi bạn tham gia hoạt động xã hội..họ sẽ chửi bạn là thằng con ngu dại.
Bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn, bạn không thể tập hợp được những bạn bè cùng chí hướng để lập kế hoạch cho bất cứ việc gì ngoại trừ chơi. Nhà trường sẽ tạo áp lực buộc bạn phải đi theo lề và nếu bạn bất tuân họ sẽ ném bạn ra khỏi cổng trường ra ngoài xã hội-cái xã hội nơi chỉ biết có tiền và thân thế. Bạn sẽ thất nghiệp, vật vờ và ý chí bị bẻ gẫy.
Gia đình bạn sẽ gào lên và cho rằng thật nhục nhã khi có một thằng con như bạn! Bạn sẽ cô đơn vô cùng vô tận trong một xã hội mà ở đó người ta chỉ biết nghĩ và sống cho mình, không có mấy người làm tròn trách nhiệm một công dân xã hội.
Những ngày này, tôi thấy rất nhiều sự so sánh giới trẻ Hong Kong và giới trẻ Việt Nam.
Càng ngưỡng mộ giới trẻ Hong Kong bao nhiêu thì người ta lại càng ngậm ngùi và không ít trách mắng giới trẻ Việt Nam bấy nhiêu.
Tuy nhiên, khi ngồi nhìn lại mọi sự, tôi thấy thông cảm hơn là trách giới trẻ Việt Nam. Người tôi muốn trách là các bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam.
Các vị đã làm hỏng chính đất nước này khi đi theo một con đường mà chính các vị cũng tù mù không biết nó dắt dân tộc về đâu. Cứ coi như là lúc đó các vị không biết và tin tưởng vào lý tưởng của các vị đi nhưng trải qua mấy chục năm càng ngày càng thụt lùi, càng ngày càng xuống cấp về mọi mặt mà các vị vẫn im lặng và mặc nhiên chấp nhận thì trách nhiệm của các vị với xã hội nằm ở đâu?
Bên cạnh đó các vị lại góp sức cùng với hệ thống giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền hoang đường bằng thói gia trưởng, áp đặt theo hủ tục hoặc bảo bọc quá đáng làm hỏng hết thế hệ trẻ này đến thế hệ trẻ khác.

Cha mẹ câm lặng và sợ hãi

Gia đình là tế bào của xã hội. Những bậc làm cha mẹ là tấm gương cho con cái nhưng các vị luôn sợ hãi và câm lặng, bàng quan trước bất công sai trái thì những đứa trẻ trong gia đình lớn lên cũng sẽ như thế.
Chính quyền độc tài tuyên truyền nhồi sọ và triệt tiêu tư duy, cho ra những sản phẩm cúi đầu tuân phục và các bậc cha mẹ luôn nhiệt tình hưởng ứng đầu độc, giết hại tâm hồn con trẻ từ khi nó mới sinh ra.
Mùa thi: phụ huynh học sinh Việt Nam phá cổng tràn vào trường
Tôi nói như thế có quá nặng nề không? Xin thưa không. Hãy nhìn lại chính mình từ những điều nhỏ nhất. Đã có bao giờ các vị ngăn cản con mình tự do leo trèo, tự do chơi bẩn, tự do cắt dán, vẽ viết thay vì hướng dẫn chúng chơi đúng cách?
Đã có bao giờ các vị cấm đoán hoặc tước bỏ quyền được thử nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh của bọn trẻ mà các vị cho là nguy hiểm thay vì dạy cho chúng cách an toàn. Thấy hồ nước các vị cấm trẻ lại gần thay vì dạy chúng biết bơi.
Thấy bạn của chúng "hư hỏng" (theo nhận định của các vị) thì các vị cấm con mình chơi cùng thay vì các vị dạy con mình nên tìm hiểu và giúp con mình quan tâm giúp đỡ bạn... Ví dụ nhiều vô cùng, kể sao cho xiết. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia với một cái khuôn quái gở ra đời, tồn tại, tiếp nối.
Hi vọng gì? Các vị kêu gào Việt Nam tụt hậu, không sản xuất nổi cái đinh gỉ nhưng cũng chính các vị sẳn sàng đánh đập bầm dập một đứa trẻ nếu nó tháo cái radio của các vị ra "nghiên cứu".
Chờ mong gì? Chính các vị đã giết chết sự sáng tạo, tìm tòi học hỏi của con trẻ và nhồi cho nó những điều không tưởng hoặc thói yêu-thương-có-điều-kiện.
Một xã hội có thay đổi hay không, có phát triển hay không là nhờ vào những con người trong xã hội đó. Giới trẻ Việt Nam ngày nay là sản phẩm tất yếu của cái xã hội nơi mà mọi giá trị văn minh, văn hóa, đạo đức bị bào mòn và mất dần. Chúng không thể phát triển bình thường và trở thành công dân xã hội trong một môi trường bị đầu độc từ nhà cho đến trường và xã hội như thế.
Chúng ta muốn thay đổi, chúng ta muốn được hưởng phồn vinh, tự do dân chủ, yên bình nhưng chúng ta không chấp nhận hi sinh, đánh đổi trả giá thì mãi mãi chúng ta chỉ là những con cừu trong một đất nước ngày càng lùi dần về mông muội.
Thay đổi thể chế, thay đổi giáo dục để xây dựng lại mọi thứ, đào tạo lại con người? Vâng, điều đó lại cũng cần đến sự chấp nhận hi sinh, thay da đổi thịt-một quá trình đau đớn-mà không phải ai cũng sẳn sàng.
Khi nào có được đám đông ý thức được trách nhiệm của chính mình đối với xã hội thì lúc đó chúng ta mới có thể làm nên cuộc đổi thay. Hãy vứt bỏ những tự hào ảo tưởng và nhìn lại chính mình.
Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, thay đổi tư duy chính mình và người khác từ gia đình ra xã hội.
Cùng nhau trao đổi vấn đề và tìm giải pháp là bạn đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình.
Tri thức không tự dưng mà có, dân chủ, tự do, văn minh và phát triển không từ trên trời rơi xuống nếu chúng ta không đứng lên giành lấy và thực hiện quyền cũng như trách nhiệm của mình.
Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Bích Ngà, hiện sống tại Hà Nội.

Chiêu đãi trọng thể kỷ niệm 65 năm Quốc khánh Trung Quốc

Source:  http://www.vietnamplus.vn/chieu-dai-trong-the-ky-niem-65-nam-quoc-khanh-trung-quoc/283748.vnp



Phó Thủ tướng CSVN Vũ Văn Ninh và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng tại buổi chiêu đãi. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tối 29/9, Phó Thủ tướng CSVN Vũ Văn Ninh đã đến dự buổi chiêu đãi kỷ niệm 65 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949-1/10/2014) do Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại buổi chiêu đãi, Phó Thủ tướng CSVN Vũ Văn Ninh chúc mừng những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đã giành được trong 65 năm qua, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Về quan hệ hai nước, Phó Thủ tướng CSVN Vũ Văn Ninh khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc củng cố, phát triển hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc; tăng cường hơn sự hiểu biết và tin cậy giữa nhân dân hai nước; đưa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc không ngừng phát triển ổn định, lành mạnh, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng điểm lại những thành tựu mà Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc đạt được trong 65 năm qua, đặc biệt trong hơn 35 năm cải cách mở cửa.

Về quan hệ hai nước, Đại sứ cho rằng thời gian qua, với sự nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển; đồng thời khẳng định Trung Quốc mong muốn cùng Việt Nam làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, mở rộng hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đạt được những tiến triển mới./.

Hàng ngàn người biểu tình ở Đài Loan ủng hộ Hồng Kông

Người biểu tình Hồng Kông và Đài Loan tụ tập tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc và hô khẩu hiệu ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, 1/10/2014.
Người biểu tình Hồng Kông và Đài Loan tụ tập tại Quảng trường Tự do ở Đài Bắc và hô khẩu hiệu ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, 1/10/2014.
VOA-01.10.2014
Hàng ngàn người sinh sống tại Đài Loan tụ tập và hô khẩu hiệu vào cuối thứ Tư để ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.
Đám đông người biểu tình, trong đó có sinh viên Hồng Kông đang học ở các trường đại học Đài Loan, đòi Trung Quốc ngưng ngay điều họ gọi là những chính sách áp chế đối với Hồng Kông, và tôn trọng cam kết Hồng Kông do người Hồng Kông quản lý.
Những người biểu tình cũng kêu gọi nhà lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức để chịu trách nhiệm khi ra lệnh cho cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông người biểu tình.
Những người tổ chức biểu tình ở Đài Loan đưa ra con số người tham gia là 4.000, nhưng phía cảnh sát không đưa ra ước tính.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu hôm thứ Hai (29 tháng 9) cho biết ông hoàn toàn ủng hộ đòi hỏi bầu cử tự do của người biểu tình. Chính quyền Đài Loan đang theo dõi sát sự kiện ở Hồng Kông trong khi Trung Quốc muốn Đài Loan quay về với Hoa lục theo hình thức "một quốc gia, hai chế độ" tương tự như Hồng Kông.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949 vào cuối cuộc nội chiến.

Chủ nghĩa cộng sản châu Á còn gì?

Tom Crawley-Gửi tới BBC từ Jakarta

Ông Chu Ân Lai và thủ tướng cánh tả Indonesia Aly Sasto-Amdjojo ở Bandung năm 1955
Trong suốt 14 năm dưới chính quyền độc tài chống cộng của Tổng thống Suharto, cứ đến ngày 30/9 hàng năm, các kênh truyền hình Indonesia lại phát sóng “Sự phản bội của G30/PKI”, một bộ phim tài liệu về cái được cho là cuộc đảo chính bất thành năm 1965 của Đảng Cộng sản Indonesia.
“Sự phản bội” mô tả những người cộng sản như ác quỷ còn Suharto là vị cứu tinh cho Indonesia và đại diện cho cái nhìn chính thống của nhà nước về những gì đã diễn ra trong suốt 32 năm ông Suharto cầm quyền.
Người Indonesia, kể từ khi nước này chuyển sang dân chủ bắt đầu từ sự sụp đổ của Suharto hồi 5/1998, đã bắt đầu đặt câu hỏi về lịch sử chính thống.
Các sử gia, phóng viên, các nhà làm phim, các nhà hoạt động và thậm chí cả các quan chức đã bắt đầu kết nối với nhau để đưa ra một cái nhìn khác với những gì giới quân đội đưa ra hồi thập niên 1960.
Các quốc gia xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất ở Đông Á đã từ bỏ mô hình cộng sản chủ nghĩa từ 20 năm nay để chuyển sang mô hình tư bản chủ nghĩa, theo khuynh hướng thị trường.

'Chính thống và trung thực'

“Sự phản bội”, được quay năm 1984, dựa trên nội dung lịch sử do một sử gia quân sự đưa ra, được tài trợ bởi chính quyền Suharto, và được sử dụng rộng rãi như một công cụ tuyên truyền chống cộng.
Các cảnh quay thì khủng khiếp, đầy bạo lực và thường là phóng đại, theo nhận xét của Arifin N. Noer, một trong những nhà làm phim, nhưng phản ánh quan điểm lịch sử được giảng dạy trong sách giáo khoa và ở các trường học.
Joshua Oppenheimer được giải cho bộ phim nhắc lại thời chính quyền cánh hữu Indonesia tàn sát các đảng viên cộng sản
Đến 2013, người Indonesia có thể tải xuống phim “Hành động Sát nhân”, một cái nhìn khác về các sự kiện của Joshua Oppenheimer, một nhà làm phim người Mỹ đã tìm hiểu về các vụ tàn sát các thành viên hoặc ủng hộ viên của đảng cộng sản ở Indonesia hồi 1965-1966.
Chính CIA từng mô tả đó là một trong những vụ thảm sát khủng khiếp nhất của thế kỷ 20.
Một năm trước đó, cơ quan nhân quyền của Indonesia, KOMNAS HAM đã tuyên bố vụ thảm sát đó là một vụ dùng bạo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Các tiểu thuyết như “Trở về” của Leila Chudori từ tạp chí Tempo Magazine, đã tìm hiểu về các cuộc thảm sát dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong suốt sáu năm. Một loạt các tiểu thuyết, các vở kịch, và các bài báo đã ra đời sau đó.
Dưới thời cựu tướng Suharto, Indonesia đã dẫn dắt ASEAN như một trong những khối chống cộng mạnh mẽ nhất ở Á châu.
Các đảng phái cộng sản bị cấm tại Indonesia và Singapore, còn Philippines tiếp tục chống lại các nhóm du kích cộng sản.

Cộng sản theo mô hình tư bản?

Khối các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất Đông Á đã vượt qua quá khứ cộng sản và áp dụng mô hình tư bản chủ nghĩa để phát triển.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết hồi 1991 đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ cho các nước Á châu vốn đã áp dụng mô hình trung ương tập quyền trong vấn đề phát triển kinh tế.
Quân đội Indonesia thời Suharto đã truy bắt và tàn sát những người cộng sản
“Di sản của chủ nghĩa cộng sản là nó để lại sự thất bại của một hệ thống kinh tế,” Don Greenlees nói.
Học giả chuyên về quan hệ quốc tế tại Đông Á của Đại học Quốc gia Australia ở Canberra cũng nói về thực chất của ý thức hệ:
“Họ nói miệng thôi, nhưng thực tế là đang trở thành các nền kinh tế tư bản.”
Đảng cộng sản lớn nhất Á châu ở Trung Quốc nói rằng họ gắn bó với các nguyên tắc gốc của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Thế nhưng kể từ cuối thập niên 1970, Trung Quốc đã dần đưa những chính sách thị trường áp dụng vào mô hình kinh tế kế hoạch hóa trung ương của mình, và đã trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Việt Nam, với việc theo đuổi đường lối Đổi Mới kể từ 1986, cũng đi vào quỹ đạo tương tự.
Trong lúc vẫn là quốc gia độc đảng và kiểm soát chặt truyền thông, Việt Nam đã theo đuổi chính sách tư bản chủ nghĩa, ủng hộ đầu tư.
Việt Nam nay là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
Việt Nam nay dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, APEC và ASEAN.
Một câu hỏi lớn mà các đảng cầm quyền ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang phải đối diện: Thế hệ trẻ các đồng chí trong Đảng sẽ diễn giải ra sao về chủ nghĩa xã hội một khi các lãnh đạo đã vào độ tuổi 80 nghỉ hưu hoặc chết đi?
Indonesia kể từ 1998 đã phải vật lộn với bóng ma quá khứ cộng sản của chính mình.
Liệu cái chết của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Á có phải là điều đương nhiên không, khi mà các nền kinh tế nơi đây đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa?
Tác giả Tom McCawley có 16 năm sống tại Indonesia và Đông Nam Á, theo dõi các chủ đề chính trị, kinh doanh và kinh tế cho nhiều hãng quốc tế, trong đó có báo Financial Time và Christian Science Monitor. Ông học ngành Nghiên cứu Á châu và kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia và hiện đang từ Jakarta viết về các nguy cơ về an ninh và kinh doanh cho các công ty quốc tế tại Đông Nam Á.