Friday, January 1, 2016

Ý thức hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp VN như thế nào?

RFA 2016-01-01 
hoi-nhap=622.jpg
 Tọa đàm Nhận Thức Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Doanh Nghiệp Việt Nam, do trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục thực hiện, với sự tham gia của gần 500 doanh nhân mà hầu hết là lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước. Courtesy pace.edu.vn

Nhận thức kém

Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam có phần kém, thậm chí thua cả Lào và Campuchia, là kết quả nghiên cứu mới đây nhất vào khi ASEAN chính thức ra mắt khối kinh tế chung AEC ngày 31 tháng Mười Hai vừa qua. Đối với các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong nước, kết quả vừa nói cần được phân tích một cách chi tiết và khách quan hơn.
Đó là cuộc khảo sát có tên Nhận Thức Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Doanh Nghiệp Việt Nam, do trường Doanh Nhân PACE và Viện Nghiên Cứu Phát Triển Giáo Dục thực hiện, với sự tham gia của gần 500 doanh nhân mà hầu hết là lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước.
Kết quả được công bố ngày 28 tháng Mười Hai 2015, 3 ngày trước khi AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN chính thức ra mắt ngày 31 tháng Mười Hai, cho thấy ý thức hội nhập kinh tế quốc tế của phần lớn doanh nghiệp được hỏi khá là kém cõi.
Thực tế cũng ghi nhận rằng một số nội dung trong hội nhập chúng ta tuyên truyên chưa được kỹ, chưa hưa thể bằng được nhiều  nước trong khu vực ASEAN, thế cho nên Việt Nam cũng như các doanh nghiệp còn phải học hỏi còn phải làm nhiều việc nữa thì mới thành công.
-TS Nguyễn Minh Phong
Nói một cách khác, sự am hiểu của doanh nhân Việt Nam về các định chế kinh tế như WTO, TPP hay AEC mà Việt Nam đã, đang và sắp bước vào, xem ra có phần thua kém Campuchia, Lào và Thái Lan.
Cụ thể, con số phần trăm ít quan tâm hoặc không biết đến hội nhập kinh tề quốc tế thể hiện qua 56,8% không để ý tới AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN , 40,9% không biết nhiều về TPP Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam vừa kết thức đàm phán. Thậm chí, đối với WTO Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới mà Việt Nam gia nhập từ 2007, thì sự hiểu biết chỉ là 33,45%.
Điểm đáng chú ý, 500 doanh nhân đó thuộc hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung và những bậc khác, có thể được xem là đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam, đa phần từ các tỉnh thành phía Nam hoặc từ thành phố Hồ Chí Minh thường được gọi  là đầu tàu kinh tế cả nước.
Tới đây thì câu hỏi đặt ra là nhận thức kém như thế làm sao mà hội nhập với thế giới, nhất là khi AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN đã thành hình trong ngày 31 tháng Mười Hai vừa qua, và rằng doanh nhân đầu đàn mà thiếu kiến thức như vậy có phải là điều đáng lo ngại không?
Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, trưởng phòng nghiên cứu Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Xã Hội, phân tích:
“Để tìm hiểu nhận thức của doang nghiệp đối với hội nhập thì có 2 yếu tố chi phối. Thứ nhất là bảng câu hỏi, không biết họ hỏi như thế nào. Nếu hỏi chung về hội nhập thì có vẻ là họ không nói nhiều, nhưng nếu hỏi về nội dung hội nhập cần phải làm gì, ví dụ như tăng cạnh tranh hoặc áp dụng công nghệ hoặc giảm thuế... thì họ sẽ biết. Như vậy vấn đề thứ nhất là kỹ thuật hỏi, cách hỏi của cơ quan khảo sát có thể nhiều câu hỏi nó quá hàn lâm, thì doanh nghiệp họ không trả lời với tư cách học sinh trả lời thầy giáo, vì thế mà họ bảo là họ không hiểu gì về hội nhập.
043_dpa-pa_57946032-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại một phân xưởng may mặc ở VN hồi tháng 3 năm 2015. AFP PHOTO.
Nhưng điều này không có nghĩa là họ không hiểu hội nhập cần phải làm gì. Chắc chắn là doanh nghiệp nào cũng phải biết đó là họ phải chấp nhận giảm thuế để cạnh tranh, chấp nhận hàng rào kỹ thuật cao hơn phải vượt qua cũng như chấp nhận những yêu cầu ngặt nghèo về các tiêu chuẩn nội khối và các hoạt động khác. Nếu hỏi như vậy thì các doanh nghiệp sẽ trả lời được, còn nếu hỏi hội nhập là gì thì rõ ràng không phải câu hỏi mà các doanh nghiệp quan tâm, cũng như họ không cần phải quan tâm nhiêu lắm về khái niệm.”
Ngoài tính cách thực tế và chất lượng những câu hỏi để tìm câu trả lời tương thích, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong giải thích tiếp, vấn đề thứ hai nữa là:
“Cái thứ hai là một số nội dung trong những hiệp định về cam kết của Việt Nam thì có nhiều cái chưa ký mà mới là kết thúc đàm phán, vì thế nội dung tuyên truyền nó cũng chưa có, cho nên nói hỏi về cái đấy t61t nhiên doanh nghiệp họ cũng chưa biết được.
Và cái thứ ba, đúng là cái tuyên truyền về hội nhập cũng chưa bài bản , chưa hiệu quả cho nên nhiều doanh nghiệp họ cũng chưa thực sự là biết.”
Nhưng điều chắc chắn, tiến sĩ Nguyễn Minh Phong khẳng định, nếu chưa hiểu biết đầy đủ về hội nhập thì cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của Việt Nam trong AEC thời gian tới:
“Thực tế cũng ghi nhận rằng một số nội dung trong hội nhập chúng ta tuyên truyên chưa được kỹ, chưa hưa thể bằng được nhiều  nước trong khu vực ASEAN, thế cho nên Việt Nam cũng như các doanh nghiệp còn phải học hỏi còn phải làm nhiều việc nữa thì mới thành công.”

Còn nhiều khác biệt trong mức độ phát triển

Cần nhắc mục đích của AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN là nhằm thúc đẩy thương mại khu vực và thu hút đầu tư. Tầm nhìn AEC là một thị trường chung hoặc duy nhất với luồng hàng hóa, vốn, lao động tay nghề cao được tự do thông thương di chuyển.
Bên cạnh đó, AEC còn giúp khu vực cạnh tranh với Trung Quốc trong việc hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài.
Đấy là điều tốt và trong một thế giới mở như thế này thì không phải là chỉ mình tự so sánh với mình nhưng phải so sánh với nước khác. So sánh không phải là tự ti mà để thấy mình phải vươn lên, phải phấn đầu để mà phát triển.
-TS Võ Trí Thành
Đúng ra quá trình hội nhập và tham gia nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam diễn ra từ nhiều chục năm nay, vì thế đừng đặt quá nặng viễn ảnh màu xám về ý thức hội nhập kém, là nhận định của phó viện trưởng Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương tiến sĩ Võ Trí Thành:
“Có hai vấn đề, một là giống như cái survey nói, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam mà hiểu thấu đáo thì còn ít và đấy là điều lo ngại bởi nếu anh hiểu hơn thì anh tận dụng cơ hội và đỡ tổn phí trong quá trình hội nhập. Đấy là một cái vế mà thực sự nó là một thực tế.
Cái thứ hai cũng phải hiểu rằng trong quá trình hội nhập ấy nền kinh tế Việt Nam cũng phát huy được cái lợi thế so sánh. Không phải ngẫu nhiên từ một nền kinh tế xuất khẩu 2 tỷ đô la năm 1990, 91, bây giờ xuất khẩu là 160 tỷ đô la. Điều ấy nói được là bên cạnh điều rất đáng lo ngại, mà đấy là sự thật, thì cũng có điều khác là thật ra những thế hệ doanh nhân Việt Nam cũng bươn chải, cũng phấn đấu, cũng vươn lên mà tận dụng những lợi thế, những cơ hội của quá trình hội nhập.
Chúng ta cũng không phải lo ngại đến mức là đất nước này không thể tận dụng những cơ hội đem lại, nhưng đúng là nếu như chúng ta thông tin tốt hơn, trao đổi tốt hơn để doanh nghiệp hiểu biết tốt hơn, nhận thức tốt hơn , cải thiện môi trường kinh doanh trong nước tốt hơn thì đỡ phải những tổn phí không đáng có.”
Vẫn lời ông Võ Trí Thành, đem nhận thức hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam ra so với nhận thức của doanh nghiệp Lào, Campuchia hay Thái Lan chính là cơ may để xem lại mình kém ở chỗ nào:
“Đấy là điều tốt và trong một thế giới mở như thế này thì không phải là chỉ mình tự so sánh với mình nhưng phải so sánh với nước khác. So sánh không phải là tự ti mà để thấy mình phải vươn lên, phải phấn đầu để mà phát triển.”
Hôm thứ Năm, ngày chính thức ra mắt AEC, các thành viên ASEAN cho rằng Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN là bước ngoặt quan trọng trong việc kết hợp sức mạnh kinh tế của một thị trường chung giàu tài nguyên với khối dân số hơn 600 triệu từ các nước.
Tuy nhiên các chuyên gia quốc tế tỏ ra thận trọng với cảnh báo ý tưởng AEC khó thực hiện nếu không muốn nói là khó đạt tới vì những khác biệt trong mức độ phát triển cũng như trong quan điểm về dân chủ và tự do, chưa kể sự chênh lêch trong năng lực của từng quốc gia thành viên.

Trạm cấp nước sạch “đắp chiếu” giữa Thủ đô: Bàn giao nửa vời

Dân trí Công trình Hệ thống cấp nước sạch phường Thượng Cát sau 6 năm “đắp chiếu” đã được quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) bàn giao cho Công ty nước sạch Hà Nội. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mọi việc vẫn chỉ… nằm trên giấy.

Đảm bảo cung cấp nước sạch vào cuối năm 2015?
12-1451093209379
Nhà máy nước Thượng Cát đã "đắp chiếu" suốt 6 năm qua
Dự án xây dựng công trình Hệ thống cấp nước sạch xã Thượng Cát (gọi tắt là Nhà máy nước Thượng Cát) do Ban Quản lý Dự án huyện Từ Liêm (cũ) nay là quận Bắc Từ Liêm làm chủ đầu tư, nhằm cung cấp nguồn nước sạch hợp vệ sinh cho nhân dân trong vùng. Dự án có tổng số vốn gần 24 tỷ đồng, công suất thiết kế của trạm là 1.800m3/ngày đêm, được hoàn thành vào ngày 10/10/2009. Tuy nhiên, từ đó đến nay Nhà máy nước này vẫn “đắp chiếu” không hoạt động, nguyên nhân được chủ đầu tư đưa ra là do không có nguồn nước thô cấp cho Nhà máy hoạt động.
hn-1445-627e1-1451496746240
Công văn chỉ đạo của UBND TP Hà Nội
Ngày 20/5/2015, tại công văn số 3390/UBND-XDGT của UBND TP Hà Nội đã chấp nhận đề nghị của quận Bắc Từ Liêm về việc bàn giao nguyên trạng Nhà máy nước nói trên cho Công ty nước sạch Hà Nội tiếp tục đầu tư, quản lý, vận hành theo qui định.
Công văn nêu rõ, Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND quận Bắc Từ Liêm, Công ty nước sạch Hà Nội kiểm tra, hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận công trình, hạng mục đã đầu tư và bàn giao quản lý tài sản theo qui định; xây dựng phương án đầu tư, cải tạo hệ thống hiện có để đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân phường Thượng Cát vào cuối năm 2015; kiểm tra, thống nhất đề xuất, báo cáo những vấn đề vướng mắc phát sinh, vượt quá thẩm quyền để UBND thành phố chỉ đạo xem xét, giải quyết.
Tại báo cáo số 55/BC-QLDA của Ban quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm cho biết, trong 2 ngày 8 và 20/10/2015 đơn vị này đã tổ chức bàn giao hồ sơ pháp lý công trình, kiểm tra hiện trường dự án xây dựng hệ thống nước sạch phường Thượng Cát và bàn giao hiện trạng tài sản công trình này cho Công ty nước sạch Hà Nội.
Bàn giao nhưng chưa định giá tài sản
Trả lời báo Dân trí về nội dung trên, phía Công ty nước sạch Hà Nội cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại Văn bản số 3390/UBND-XDGT ngày 20/5/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc bàn giao tiếp nhận hệ thống cấp nước khu vực phường Thượng Cát.
Ngày 20/10/2015, Công ty Nước sạch Hà Nội đã nhận bàn giao hiện trạng hệ thống cấp nước khu vực phường Thượng Cát từ Ban quản lý dự án quận Bắc Từ Liêm bao gồm: Trạm cấp nước Thượng Cát công suất 1.800 m3/ngày đêm, tuyến ống nước thô cấp nước cho trạm Thượng Cát và mạng lưới đướng ống cấp nước sạch do UBND quận Bắc Từ Liêm đầu tư từ năm 2008 làm cơ sở để khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập báo cáo đầu tư.
Ngày 4/12/2015, Công ty Nước sạch đã hoàn thành công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và đã trình Sở Xây dựng thẩm định hồ sơ Thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay UBND quận Bắc Từ Liêm chưa xác định được giá trị tài sản bàn giao theo Thông tư 122/2007/TT-BTC, do vậy Sở Xây dựng chưa tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy định để triển khai các bước tiếp theo.
Để hoàn thành công trình phục vụ cấp nước dân sinh theo kế hoạch, hoàn thành mục tiêu 100% dân số nội thành được cấp nước sạch trong năm 2016. Công ty Nước sạch Hà Nội đề nghị UBND quận Bắc Từ Liêm sớm đánh giá xác định giá trị tài sản của hệ thống cấp nước phường Thượng Cát theo biên bản bào giao hiện trạng đã được các bên thống nhất ngày 20/10/2015 làm cơ sở để trình Sở Xây dựng thẩm định dự án đầu tư theo quy định.
Thứ Bảy, 02/01/2016 - 08:00 
Nguyễn Dương

Cà Mau: Vận động “khẩn” kinh phí để bắn pháo hoa đón Tết!

Dân trí Ngày 31/12, nguồn tin phóng viên Dân trí cho biết, UBND huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) vừa có công văn “khẩn” gửi các cơ quan trên địa bàn “vận động” xã hội hóa để bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.

Theo nguồn tin này, về việc “vận động” kinh phí, UBND huyện giao chỉ tiêu cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện mỗi đơn vị từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng. Trong đó, 3 cơ quan là Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự và Chi cục Thuế mỗi đơn vị 5 triệu đồng.
Trong khi đó, chỉ tiêu mà huyện này giao cho các xã mỗi đơn vị 5 triệu đồng, riêng thị trấn Thới Bình là 10 triệu đồng.
Nói về việc ra chỉ tiêu “vận động” cụ thể cho từng cơ quan, trao đổi với báo giới, ông Đỗ Hữu Lực - Chánh văn phòng UBND huyện Thới Bình - lý giải, việc đưa ra chỉ tiêu chỉ là… định hướng. Số tiền đóng cũng không quá nhiều, với các xã thì cán bộ, nhân viên chừng 50.000 đồng.
Được biết, theo kế hoạch của huyện về đón Tết Nguyên đán 2016, kinh phí để bắn pháo hoa mà huyện Thới Bình đưa ra là cần hơn 200 triệu đồng.
UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Qua ghi nhận của PV, việc huyện Thới Bình có công văn “vận động” kinh phí bắn pháo hoa khiến nhiều người không đồng tình, bởi có một số cơ quan như trường học đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, hiện có một số cán bộ, giáo viên của các trường đang còn bị huyện này nợ lương, chế độ phụ cấp khác.
Liên quan đến vấn đề trên, nguồn tin của PV cho biết, ngày 24/12 vừa qua, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Thới Bình - có ký công văn đề nghị UBND tỉnh Cà Mau cho huyện “mượn” hơn 17 tỷ đồng để chi trả các khoản nợ sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện.
Thứ Sáu, 01/01/2016 - 13:00
H.H – T.T

Thời tiết lạ lùng khởi sự năm 2016

PARIS, Pháp (AFP) - Với nhiệt độ trên mức đóng băng ở Bắc Cực, các cơn lốc xoáy gây chết người ở Texas, nắng nóng dữ dội ở Úc và lụt ở Anh lẫn Missouri, cả thế giới nay đang khổ vì thời tiết gay gắt khi chuẩn bị đón năm 2016.


Lũ lụt tại Valley Park, Missouri, 31 Tháng Mười Hai. (Hình: AP Photo/Jeff Roberson)

Một hệ thống áp suất thấp rất mạnh và có thể gây nhiều thiệt hại ở vùng Bắc Ðại Tây Dương đang đẩy nhiệt độ Bắc Cực tới khoảng 2 độ Celcius (35.6 độ F), hơn 20 độ cao hơn mức bình thường.

Khu vực Bắc Cực đang bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng nhiệt độ quả Ðịa Cầu đang ấm dần, với nhiệt độ nơi này cao hơn thời điểm trước thời kỳ kỹ nghệ hóa thế giới tới 3 độ.

Áp suất thấp ở Bắc Ðại Tây Dương cũng đưa khí nóng tới khu vực Ðông Canada, tới nhiệt độ lên tới 15.9 độ C (khoảng 60.62 độ F), cao hơn nhiệt độ bình thường tới 20 độ.

Trong khi đó ở khu vực phía Ðông Canada lại có tuyết rơi tầm tã.

Ở Mỹ, lốc xoáy và lụt lội đã khiến 49 người thiệt mạng.


Lụt tại Skeldergate, York, Anh Quốc, 28 Tháng Mười Hai. (Hình: Anna Gowthorpe/PA via AP)

Nước sông Mississippi nay đã vượt mức tràn bờ tới 4 m ở một số nơi, làm 13 người chết.

Ở vùng phía Nam nước Mỹ, các trận lốc xoáy ghê gớm tàn phá nhiều nơi ở Texas.

Nguyên nhân đưa đến tình trạng này là do hiện tượng thời tiết El Nino, làm trầm trọng hơn bởi sự ấm dần của quả địa cầu, theo các nhà khoa học.

El Nino thường diễn ra mỗi bốn năm một lần, nhưng năm 2015 có thể là nặng nhất trong 100 năm qua, theo lời nhà khí tượng Pháp Jerome Lecou ở Meteo-France.

Ở Úc, nóng dữ dội đã khiến xảy ra nhiều vụ cháy rừng và nhiệt độ sẽ lên tới 38 độ C ở phía Nam trong thời gian ngắn tới đây.

Ở Pháp, thời tiết ấm lạ lùng đã khiến dâu Perigord ra trái, cùng với măng tây Alastia và hoa mimosa trổ bông ở vùng Frenh Riviera. (V.Giang)

12-31- 2015 1:17:16 PM 

Bến xe mới hoành tráng nhất miền Tây vắng teo khách

GIA TUỆ - Thứ Sáu, ngày 1/1/2016 - 18:18
(PLO)- Thực hiện chủ trương và chỉ đạo của UBND TP Cần Thơ, sáng 1-1, Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ sẽ chính thức chuyển 50% lưu lượng phương tiện, biểu đồ chạy xe của các DN vận tải từ Bến xe khách Cần Thơ ở đường Nguyễn Văn Linh (quận Ninh Kiều) về hoạt động tại Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ tại Khu đô thị Nam Cần Thơ (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng).
Trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe tàu phà Cần Thơ cho biết: “Trong ngày 1-1 có khoảng 100 đầu xe của các doanh nghiệp vận tải đã vào hoạt động tại Bến xe khách trung tâm”.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV vào trưa và đầu giờ chiều 1-1 thì tại Bến xe trung tâm hành khách ở đây khá lèo tèo và đếm đi đếm lại chỉ có… bốn vị khách đứng, ngồi rải rác ở khu nhà chờ rộng 1.000 m2. Lượng phương tiện thời điểm này chỉ có một xe khách đang chuẩn bị rời bến. Trong bến cũng chỉ còn một xe trung chuyển, một xe hơi bốn chỗ và một xe 12 chỗ đậu trước khu vực nhà chờ của hành khách.

 

Cảnh vắng vẻ, lèo tèo ở Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ tại Khu đô thị Nam Cần Thơ

 

Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ là bến xe hiện đại, quy mô nhất vùng ĐBSCL

 
Trong khu vực nhà chờ, hàng chục quầy vé vẫn chưa bán vé, chỉ lèo tèo 3-4 doanh nghiệp ận tải có nhân viên ngồi ở ô bán vé và có trương bảng giá, tên hãng xe… Khi  đem vấn đề này hỏi ông Nguyễn Văn Mạnh, ông Mạnh vẫn khẳng định ngày đầu đã có khoảng 100 đầu xe vào bến hoạt động và việc vắng khách do doanh nghiệp đang di chuyển vào, đồng thời cần thời gian để hành khách nắm bắt thông tin.
Dự án Bến xe khách trung tâm TP cần Thơ quy mô hơn 10 ha, khả năng mỗi ngày có thể đáp ứng cho khoảng gần 40.000 lượt hành khách, 1.000 lượt phương tiện các loại ra, vào bến với tổng mức đầu tư cho dự án là hơn 400 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2014 đến 2020. Trong đó giai đoạn 1, dự án Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ có tổng diện tích gần 40.000 m2, kinh phí đầu tư trên 200 tỉ đồng. Hiện nay các hạng mục bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách, diện tích phòng chờ cho khách, các quầy vé… đã cơ bản hoàn thành. Đây được xem là bến xe hiện đại, quy mô nhất vùng ĐBSCL.
GIA TUỆ

Lụt ở nơi vừa... chống ngập!

Theo NLĐO-01/01/2016 22:28

Công trình chống ngập vừa hoàn thành cũng là lúc người dân phải hứng chịu cảnh... lụt lội. Mai Tết chết vì úng, muỗi và bọ gậy sinh sôi nảy nở

Chuyện hy hữu trên xảy đến với với các hộ dân sống quanh bờ bao rạch Tư Trang thuộc khu phố 1, phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM.
Vỡ mộng
Anh Phạm Văn Tuấn (SN 1972, một trong những hộ dân bị ảnh hưởng bởi công trình chống ngập) thở dài: “Cuối năm 2014, hay tin cơ quan chức năng cho xây bờ kè ở con kênh cạnh nhà, tôi vui mừng khôn xiết. Nhưng rồi chưa kịp cười đã phải khóc vì tác dụng ngược của chúng. Trước ngập thì nay thành lụt”.
Dù trời nắng, không mưa nhưng nơi đây luôn ngập úng. Sự việc diễn ra khi công trình bờ bao rạch Tư Trang vừa khánh thành đến nay
Dù trời nắng, không mưa nhưng nơi đây luôn ngập úng. Sự việc diễn ra khi công trình bờ bao rạch Tư Trang vừa khánh thành đến nay
Theo anh Tuấn, từ lúc hoàn thành việc thi công bờ bao rạch Tư Trang hồi tháng 8 đến nay đã hơn 4 tháng cũng là ngần ấy thời gian gia đình anh và nhiều hộ dân khác chịu cảnh nước bao tứ phía. “Mưa lớn hay mưa nhỏ gì nơi đây cũng biến thành sông. Có người nói vui, khi mưa to nhà tôi thành ốc đảo, cũng đúng!” - anh Tuấn thuật lại.
Vườn mai của một gia đình chết vì úng nước
Vườn mai của một gia đình chết vì úng nước
Để tránh tình trạng nước tràn vào nhà,  anh Tuấn cùng các hộ dân khác bỏ công sức đào một con  mương nhằm làm nơi thoát nước khi trời mưa. Tuy nhiên, do bờ bao mới xây dựng bịt kín nên nước vẫn đọng không thoát được. Nước ngập thời gian dài nên hiện tại chúng có mùi hôi thối, màu nước như cà phê đen. Theo đó, để đi lại được anh Tuấn phải bắc một cây cầu khỉ băng qua nhà hàng xóm để về nhà... “Sống giữa thành phố mà cứ như đang ở miền Tây vào thời điểm mùa lũ về” - anh Tuấn bức xúc.
Nỗi khổ chưa dừng lại, khi cơn mưa giữa tháng 12-2015 vừa qua đã khiến hàng loạt vườn kiểng của bà con khu phố 1 gần như chết sạch. Thiệt hại nặng nhất có lẽ là vườn nhà anh Phạm Thanh Dũng với  2.000 gốc mai chuẩn bị bán Tết trôi theo con nước lụt.
Đứng trên bờ kênh mới toanh nhìn về những cây mai mà mình cất công vun bón, anh Dũng rớm nước mắt: “Bao nhiêu công sức mồ hôi của tôi đã mất trắng. Hôm trời  mưa  tôi và gia đình hì hục tát nước nhưng không thể “cứu” được các cây mai”. Đưa tay chỉ mảnh vườn của mình, anh Dũng bức xúc dù mấy hôm nay trời nắng gắt nhưng nước vẫn còn ngập cả khu vườn. Theo ước tính của anh Dũng, riêng việc này anh thiệt hại hơn 50 triệu đồng.
Ngoài  thiệt hại kinh tế, gây khó khăn trong đi lại thì công trình chống ngập “phản tác dụng” trên còn biến khu phố 1, phường An Phú Đông thành ổ muỗi và côn trùng. “Nơi đây không khi nào dứt tiếng đập  muỗi... Người lạ nếu có đến cứ nghĩ nhà tôi có chuyện gì mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau bốp chát suốt ngày” - một hộ dân cảm thán.
Đỉnh điểm là chuyện gia đình ông Phạm Đình Hiếu (ngụ phường An Phú Đông) đã đóng cửa nhà để tìm nơi khác tá túc. “Nước tù đọng hơn nửa mét, dù tôi thường xuyên dùng máy bơm đẩy nước ra ngoài nhưng đâu vẫn về đó” - ông Hiếu cho biết.
Loay hoay giải quyết
Trao đổi về vấn đề này, ông Cung Quảng Hà - Chủ tịch UBND phường An Phú Đông, quận 12 - cho biết công trình nói trên do BQL Đầu  tư - Xây dựng công trình quận 12 làm chủ đầu tư, chính quyền phường và người dân là đơn vị thụ hưởng. Công trình mang tính chất xã hội hóa, người dân và nhà nước góp tiền xây dựng. “Chúng tôi đã nhận ý kiến của người dân và cử cán bộ xuống ghi nhận. Bước đầu, xác định nguyên nhân là cống nước thải của người dân đấu nối với rạch bị tắc nghẽn. UBND phường đã bàn lại với chủ đầu tư, đơn vị thi công tìm hướng giải quyết” - ông Hà thông tin.
Cũng theo ông Hà, riêng việc giải quyết thiệt hại do ngập úng gây chết mai, UBND phường đã bàn bạc hỗ trợ nhưng mức bồi thường mà ông Dũng cùng một số hộ dân đưa ra quá cao. UBND phường đang tính toán lại và sẽ sớm đưa ra giải pháp nhằm hỗ trợ bà con.
Liên quan đến vụ việc này, chiều 1-1, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12, để hỏi thông tin cũng như làm rõ hướng giải quyết cụ thể của quận. Ông Hiếu cho biết sẽ kiểm tra ngay và tìm hướng khắc phục nhanh nhất nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, chuẩn bị vui Tết Nguyên đán.
Dự án xây bờ bao chống ngập mục đích cuối cùng cũng chỉ là nâng cao đời sống cho người dân, chống sạt lở. “Tuy nhiên, khánh thành xong không những không hết ngập mà lại thành lụt, rõ ràng là lỗi của các đơn vị liên quan. Việc cù cưa khắc phục càng lộ rõ yếu kém trong công tác chống ngập” - ông Tuấn khẳng định.  
“Thèm một lần mưa... không ngập!”
Đó là ước mơ suốt 14 năm qua của bà Trần Thị Quỳnh, nhà ở cuối con đường Hồ Học Lãm, khu phố 3, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM. “Nơi tôi sống cứ mưa xuống là nước cống phun lên gây ngập. Tôi chỉ hy vọng đến một ngày mưa xuống không ngập” - bà Quỳnh nói trong tuyệt vọng.
Gia đình bà Quỳnh không phải là nhà duy nhất khốn khổ vì nước ngập, hàng loạt tuyến đường ven sông Sài Gòn, thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức cũng chung mơ ước.

Bài và ảnh: LÊ PHONG

Tổng kết “thành tích” cuối năm!!!

Kính thưa Thủ trưởng. Vâng lệnh Thủ trưởng, em xin làm bản tổng kết thành tích của Đảng ta suốt cả năm rồi trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, xã hội... Phấn chấn vì câu hát tuyệt vời trong Quốc tế ca: “Mọi lợi quyền ắt qua tay mình”, lâng lâng trong tiếng nhạc “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng...”, em xin trình bày như sau: 

Về mặt chính trị, năm nay Đảng ta đã đạt hai thành tích to lớn. Vào tháng 7, Tổng bí thư ta đã đáp lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ, cựu thù đế quốc sừng sỏ bị ta đánh bại, mà sang Oa-sinh-tơn. Tại đó, Ba-rắc Ô-ba-ma đã phải bày tỏ sự tôn trọng chế độ chính trị của ta. Không tôn trọng sao được, vì chế độ chính trị của ta (theo lời lãnh tụ kính yêu Lê-nin) dân chủ hơn triệu lần chế độ tư bản mà! Thế là đảng ta chắc dạ rằng Mỹ sẽ không ủng hộ bọn Việt kiều quá khích luôn đòi “tiêu diệt chế độ cộng sản và tống cổ đảng cộng sản”, sẽ không dùng kế sách “diễn biến hòa bình” đối với VN như bên Đông Âu trước đây. Thành tích thứ hai, Chủ tịch của Trung Hoa vĩ đại, ngài Tập Cận Bình, đã tới thăm viếng (bọn rận chủ gọi xách mé là “kinh lý”) đảng ta hôm đầu tháng 11. Tại hội trường Diên Hồng, toàn thể đảng ta, quốc hội ta đã kính cẩn lắng nghe Chủ tịch dạy bảo hãy trân trọng 16 chữ vàng, hãy cùng nhau bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáp lại tấm lòng hiếu tử của “đứa con hoang nay trở về”, Chủ tịch đã hứa tặng cho ta một tỷ nhân dân tệ. Thế là tuyệt vời, cho dù bọn rận chủ sau đó bảo ta hãy biến chữ “Diên Hồng” thành “Diên Hèn” (kéo dài sự hèn hạ).

Chính vì thế, Tổng Bí thư ta, trong các hội nghị trung ương 13-14 gần đây, đã đăng đàn lên án nặng nề những đảng viên và trí thức lú lẫn yêu cầu đổi tên nước, đổi tên đảng, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, từ bỏ chuyên chính vô sản và chế độ độc đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội mơ hồ, từ bỏ phương châm lấy quốc doanh làm chủ đạo trong nền kinh tế. Tổng bí thư đã gọi đó là «biểu hiện của suy thoái tư tưởng, sa sút về đạo đức, là những quan điểm phản động của các thế lực thù địch», đồng thời đã chỉ thị viết vào dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội XII: “Công tác bảo vệ chính trị nội bộ có mặt còn hạn chế... Không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên.”

Về mặt kinh tế, ngày 28-08, nhân “Triển lãm Thành tựu kinh tế - xã hội 2015” tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Ba Đình, TP Hà Nội, phó thủ tướng Vũ Đức Đam ta đã mạnh mẽ khẳng định: “Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, trong hơn 20 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục ở mức bình quân cao. Ngay trong thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm số ít các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng khá”. Lời nói ấy càng được củng cố bởi tuyên bố của Thủ tướng ta trước Quốc hội khóa 13 trong phiên họp cuối cùng: mức tăng trưởng GDP năm 2015 đạt trên 6,5% và nợ công vẫn dưới mức cho phép 65% GDP. Nó cũng là xô nước lạnh tạt vào mặt những kẻ cho rằng kinh tế ta đã xuống dốc, do dựa vào phát biểu (không xin phép) của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh ngày 22-10-2015 rằng con số nợ công hiện tại là 66,4% GDP, vượt qua mức 65% mà Ngân hàng Thế giới công bố và rằng Ngân sách Trung ương trên thực tế chỉ còn vỏn vẹn 45.000 tỷ đồng tiền Việt.

Nếu như thế thì tại sao một tỉnh nghèo như Sơn La lại có dự án xây tượng đài Bác Hồ và những công trình phụ cận hết 1.700 tỷ đồng, tỉnh Tiền Giang xây quảng trường 2.200 tỷ, Đà Nẵng, Nghệ An và Bình Dương xây trung tâm hành chánh gần 2.000 tỷ chứ? Nếu như thế thì tại sao mỗi năm ta có 2.000 đoàn cán bộ đi ra nước ngoài để hợp tác kinh tế, để học hỏi kinh nghiệm (tổ chức xổ số chẳng hạn) hoặc tham quan du hí (trước hay sau khi về hưu). Điều đó chứng tỏ nước ta, dân ta không thiếu tiền! Tiền ta càng dồi dào vì khúc ruột ngàn dặm của ta ở hải ngoại mỗi năm gởi về cho ta trên cả chục tỷ đô, năm nay là 12 tỷ đô. Nhờ dồi dào như thế mà theo lời ông Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh ngày 13-12 trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", cán bộ đảng viên ta mới có cơ hội bỏ túi 212.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ đô, riêng trong năm nay. Ông Tranh giả gọi đó là sai phạm cho dân đỡ tức. Chứ cán bộ đảng viên ta cũng là dân cả mà. Đảng ta sẽ còn giàu thêm trong thời gian sắp tới nhờ sáng kiến độc đáo mà thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình đưa ra hôm 28-12: sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ đặc biệt là đồng đô Mỹ. Cụ thể trong tương lai người gửi ngoại tệ vào ngân hàng có thể phải rút ra bằng tiền đồng Việt và khi doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi ngoại tệ vào ngân hàng chẳng những không có lời mà còn phải trả lệ phí tiền gửi. Vậy cái lợi kinh tế này không thuộc về đảng thì thuộc về ai chứ?

Về mặt luật pháp, đảng ta ngày càng cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật và sự thông thạo nghiệp vụ của giới chức thực thi luật. Ngoài danh tiếng xưa nay lừng vang hoàn vũ: “Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới” theo lời Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền (2013), cái danh tiếng đánh tan dư luận về các vụ ở tù oan 10 năm của Nguyễn Thanh Chấn, 17 năm của Huỳnh Văn Nén, án tử hình oan của Hồ Duy Hải, của Nguyễn Văn Chưởng, của Lê Văn Mạnh… năm nay ta lại có những vụ đáng ghi vào án lệ vựng tập của nhân loại. Gần đây nhất là vụ mang tên “con ruồi Tân Hiệp Phát”. Hôm 18-12, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với Võ Văn Minh (ngụ huyện Cái Bè) vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Hội đồng xét xử ta cho rằng bị cáo Minh đã dùng chai nước ngọt Number 1 chứa con ruồi bên trong để uy hiếp tinh thần của Tân Hiệp Phát, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản, gây mất ổn định xã hội, cần phải có hình phạt nghiêm khắc. Dư luận xấu miệng cho rằng đó là trò tàn nhẫn (gài bẫy đưa nhiều khách hàng vào vòng lao lý) của một doanh nghiệp rất giàu có nhưng cũng rất lộng hành và đầy tài thao túng pháp luật. Còn giới luật sư thì phê phán phiên tòa này rất nặng. Họ cũng phê phán phiên tòa mới đây ta dành cho thằng oắt con Nguyễn Mai Trung Tuấn. Nó đã dám theo cha mẹ nó mà phản đối chính sách thu hồi đất đai (bọn phản động gọi là ăn cướp) của nhà nước ta, phản đối chủ trương đền bù (bọn phản động gọi là giết dần mòn) của nhà nước ta. Ta đã truyền lệnh cho hai bác sĩ giám định đếm số sẹo khắp người viên công an bị tạt a-xít ở lưng, tăng mức thương tật lên 35% để đưa thằng nhỏ 15 tuổi đó vào tù, ở 4 năm rưỡi cho biết lễ độ cùng với cha mẹ nó. Thế là mai mốt ra tù, chúng chẳng còn hồn vía và tiền bạc nào mà đi kiện! Chưa hết, công an ta còn ra tay mạnh mẽ đối với bọn luật sư nay bày trò “bênh vực nhân quyền”. Hai tên Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã nếm được bài học này ngày 03-11 sau khi dám tới gia đình thằng bé Đỗ Đăng Dư tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ để quyết làm rõ chuyện nó bị đánh đến tử vong trong trại tạm giam. Ta đã cho người của ta phục kích chúng trên đường, tẩn cho chúng một trận thừa chết thiếu sống. Sau đó công an Hà Nội ta giải thích (được Đài tiếng nói VN phổ biến lại) là thằng bé Đỗ Đăng Dư bị đánh đến chết do rửa bát bẩn và hai luật sư bị đánh trọng thương do làm văng bụi đường! Và nhân dân đã hoàn toàn đồng thuận!

Về mặt xã hội, đảng ta đã luôn giữ được sự ổn định. Ổn định là cần thiết để phát triển. Ổn định là dấu hiệu đảng ta đã tạo được sự đoàn kết. Thành ra những kẻ nào gây mất trật tự thì đảng ta phải dùng bạo lực nhà nước, chuyên chính vô sản. Thằng Nguyễn Viết Dũng mặc áo quân ngụy là không được, gây chia rẽ, phải cho nó vào trại và lãnh án tù. Chế độ ta là chế độ pháp quyền, của dân, do dân, vì dân; Hà Nội của ta từng được tôn vinh (bởi các nước xã hội chủ nghĩa anh em) là “thành phố của nhân quyền”, tại sao tên luật sư Nguyễn Văn Đài còn lập ra cái gọi là Ủy ban Nhân quyền rồi Trung tâm Nhân quyền, lợi dụng Ngày Nhân quyền Quốc tế để từ Hà Nội vào tận Nghệ An mà ra rả bài học nhân quyền? Chính vì thế y đã bị công an ta kéo ra khỏi xe Taxi, lôi lên xe Camry, lột hết tiền, điện thoại, tất cả những gì có trong người, lột luôn cả áo khoác rồi đấm, toàn nhằm vào mặt mà đấm, sau đó bỏ y ở bãi tắm Cửa Lò. Mới đây thì ta tống giam y luôn, để y khỏi gây rối cho đại hội 12 của đảng bằng chiêu trò tạo ra phong trào “diễn biến hòa bình” ngay trong nội bộ đảng. Nhờ thế mà tước hiệu “nhân vật của năm” -một danh hiệu rất vinh quang- được giành cho công an ta, bất chấp lối gọi “lưu manh đỏ” của bọn phản động.

Sau việc ta được vào TPP với lời cam kết của Thủ tướng là cho thành lập công đoàn độc lập (cam kết để qua ải, để lừa bọn tư bản ngu ngốc thôi, như ta đã dùng cái ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ và chữ ký nơi Công ước Chống tra tấn để làm bình phong che chắn những hành động bạo lực nhà nước của ta), bọn rận chủ và bọn kích động công nhân liền tưởng bở. Chúng đã đến Yupoong xúi họ kiện công ty này vì định đuổi việc mấy ngàn lao động. Thế là hai tên Minh Đức và Minh Hạnh lãnh được bài học nhớ đời. Cách đây vài hôm thôi, mấy tên khác định rải truyền đơn có in lời Thủ tướng để hô hào công nhân thoát khỏi Liên đoàn Lao động của đảng ta. Ta bắt ngay thằng Hoàng Bình, tên giữ truyền đơn, vu cho hắn gây tai nạn xe cộ rồi bỏ chạy để đưa vào đồn phường Hòa Thạnh, SG, cho nó ăn “cơm sườn” và “cơm đùi” no nê. Hai chục tên khác đến tiếp cứu thì bảy đứa đã được các chiến sĩ công an tiếp đón tận tình bằng dùi cui và nắm đấm! 

Nếu bọn chúng xuống đường đông đảo hàng ngàn hàng vạn, như công nhân Pou Yuen từng làm tại Sài Gòn vào tháng 3, khi đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội cho mình, như giáo dân Yên Lạc từng làm tại Nghệ An vào tháng 10 khi công khai phản đối ta vu khống giáo xứ đã lấn đất của trường để làm đường vào nhà thờ. Lúc đó đảng ta mới nhường bước trước số đông đoàn kết này. Vì cái duy nhất mà đảng ta sợ chính là số đông dám phản kháng trong tinh thần đấu tranh bất bạo động. Liệu điều này liệu có khả năng xảy ra với phong trào rận chủ không? Dân Miến đã có những cuộc biểu tình bất bạo động với hàng trăm ngàn người trong nhiều năm để đòi làm chủ. Đã có hàng ngàn người dám vào tù, đã có hàng trăm người hy sinh cả tính mạng. Chính lực lượng số đông trong nước là nhân tố quyết định, làm nên sự thắng lợi của bọn phản động. Những tác động từ quốc tế sẽ là vô nghĩa, nếu không có số đông phản kháng từ trong nước. Và như thế, mỗi cuối năm em lại có thể báo cáo thành tích của đảng ta, thể hiện câu “mọi lợi quyền đều vào tay mình”.

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 234 (01-01-2016)

Đấu tranh giành lại Công Lý

Cổ Tấn Tinh Châu (Danlambao) - “Sống là tranh đấu ” đấu tranh cho chính mình, cho gia đình, đấu tranh cho dân tộc và cho đất nước. Có đấu tranh thì chân lý mới sáng tỏ, điều kiện mới được phát triển. Đấu tranh cho một tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam là bổn phận và trách nhiệm của những ngưòi mang dòng máu Việt Nam.

Mặt trận đấu tranh của chúng ta có hai kẻ thù: giặc nội xâm và giặc ngoại xâm. Hai bọn giặc này đang liên kết với nhau để củng cố quyền lực và làm giàu.

Chúng ta quy tụ với nhau không chỉ để lên án những hành động côn đồ, tàn ác của bọn csvn đàn áp đồng bào bên nhà. Cũng không phải chỉ để đấu tranh đòi lại người bị bắt trái phép, đòi lại tài sản, đất đai và nhà cửa đã bị chiếm đoạt... mà chúng ta đấu tranh để giành lại nền công lý tối cần cho dân tộc VN đã bị bọn CS cướp mất mấy chục năm qua. Chúng ta đến với nhau vì sự tự do của dân tộc, đến với nhau vì sự tồn vong của đất nước. Chúng ta muốn luật pháp phải được tôn trọng, công lý và công bằng xã hội phải được bảo đảm. 

Xã hội VN ngày nay là một xã hội được xây dựng bởi lòng thù hận, kích động bạo lực để cướp đất, cướp nhà, cướp của cải, đập phá cơ sở thờ phượng dưới sự bảo vệ của nhà nước CS. Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hoà Hảo đều phải bị chung hoàn cảnh thảm thương như nhau. Ngoài bọn Cộng Sản, tất cả những người khác đều là nô lệ, là công cụ sai khiến, nếu không thì bị ghép tội "phản động", tội muốn lật đổ Nhà Nước. Đây là lý do tại sao xã hội Việt Nam đã chìm sâu vào sự băng hoại toàn diện.

Bây giờ, nơi mà chúng ta ngỡ là quê hương đất nước của mình, thật ra nơi đó đã bị bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam bán đứng cho Trung Cộng. Cái thời đại thượng tôn luật pháp mà chúng ta đã sống, nay biến thành thời đại cướp giựt, dối trá, tham nhũng và khủng bố. Không còn ai cảm thấy an toàn, bởi không bao giờ có luật pháp dưới chế độ của bọn CSVN.

Nền tư pháp của Việt Nam là truy tố hay không, kết án ở mức nào lại còn tùy thích. Cơ quan chấp pháp thường đứng về phe có tiền để biến người không tiền thành kẻ có tội. Đây là một xã hội băng hoại đầy những bất an, chẳng biết đường nào mà đi.

Tòa án thì do những kẻ cướp ngồi xử người bị cướp, người yêu nước chống xâm lăng. Phiên tòa không một nhân chứng, không vật chứng, luật sư bị đuổi ra ngoài, các thẩm phán VN chỉ là những con rối, không có kiến thức luật pháp, chỉ biết đi theo định hướng hoang đường, có khác gì con ngựa bị bịt mắt để kéo xe? Không chỉ như vậy, đảng cs còn đặt mình cao hơn luật pháp, không cần biết đến công lý làm cho pháp luật mất tính thiêng liêng. Để duy trì quyền cai trị độc tôn bọn lãnh đạo cs không từ bất kỳ thủ đoạn bẩn thỉu nào.

Từ môi trường tử tế, trong lành của Miền Nam Việt Nam đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 đã trở thành một xã hội hỗn loạn, những con người của ngày xưa trở thành vô cảm, lừa dối, gian trá, đạp lên nhau mà sống một cuộc đời ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất nhân và vô loại. Xã hội này đã mất hết ý thức về các giá trị làm người, mất hết ý thức về nhân đạo, ý thức về công lý, lẽ phải? Cộng sản đã đem vào Miền Nam Việt Nam cái y đạo mà theo đó hàng trăm bệnh nhân từ Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra ngoài đường để vất vưởng chờ chết.

Những người Việt Nam biểu tình đòi công lý bị công an đàn áp dữ dội, người dân đứng nhìn như họ là người ngoại quốc. Một nhóm nhỏ bị tấn công, bị bắt, bị hù dọa và sau đó liên tục bị sách nhiễu. Xã hội ung dung và coi như không có việc gì xảy ra.

Người cộng sản đã làm đảo lộn tôn ti trật tự thầy trò và huỷ hoại nền giáo dục đàng hoàng của Miền Nam Việt Nam. Học giả mà có bằng, rút ruột công trình, chạy dự án, đấu thầu ma, gia đình trị, bao thơ... Điểm thi không nằm trong hệ thống đánh giá của người cộng sản. Họ có hệ thống riêng. Hệ thống tuyển chọn của họ là chủ nghĩa lý lịch. (Một Bác sĩ ôm chầm người thầy cũ dạy y học cho mình và nói: “Nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy... chết! Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không - phong - bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không - phong - bì thầy ạ).

Một bài báo gần đây lên tiếng chỉ trích việc 11 trong số 12 nhân tài đoạt giải Olympia đã du học nước ngoài và không muốn quay về nước. Họ đang sống trên một nước có sự thăng tiến nghề nghiệp và tự do, có ai muốn trở về nước để trở thành con vật kéo xe nếu không nằm trong hệ thống?

Xã hội suy đồi này nếu không được thay đổi thì một thời gian nữa sẽ ra sao? Những người lương thiện đã chết hết rồi, chỉ còn lại phần lớn là những người lưu manh, cướp giựt, lường gạt nhau. Đây là nỗi kinh hoàng của mọi người dân trong nước. Khi mà đa số đồng bào đều im lặng, cúi đầu, xa lánh, khuất phục trước độc tài, trước cưỡng đoạt, trước dối trá, xảo quyệt, trước khủng bố, trước tham lam tráo trở thì làm sao mà đất nước không suy đồi, tan vở.

Chúng ta phải lên tiếng vì danh dự và trách nhiệm không phải chỉ là của riêng chúng ta mà vì lòng yêu nước của cả dân tộc đang bị chà đạp. Sự im lặng trước bất công của xã hội, trước áp bức của cường quyền, nhất là trước các sự kiện có liên quan đến tồn vong của đất nước cũng đồng nghĩa là chúng ta đã chấp nhận thứ quyền lực độc tôn, độc tài mà đảng cộng sản Việt Nam đang áp đặt lên đầu dân tộc.

Chúng ta không muốn đồng lõa với tội ác, chúng ta muốn có một chút lòng với quê hương đất nước. Khao khát Công lý không phải chỉ là nhu cầu cá nhân mà còn là việc cần thiết cho sự tồn vong của cả xã hội. Chỉ có sức mạnh của sự tự do và công lý của con người mới có khả năng diệt kẻ nội thù và đuổi bọn ngoại xâm. Không có gì ngăn cản được Công Lý, dù không có luật sư Công Lý vẫn đào sâu vào sự thật để phơi bài cái giả, cái xấu cái sai. Chúng ta những người yêu chuộng Công Lý cùng chia sẻ, cảm thông và ủng hộ hành động của đồng bào trong nước. Tôi tin rằng chúng ta sẽ luôn đứng bên đồng bào trong nước để yểm trợ và góp sức đấu tranh cho Công Lý. Những tù nhân trong nước chỉ đòi hỏi một điều, là họ không bị cô đơn, không bị lãng quên; khi họ không còn quyền được nói; chúng ta sẽ nói thay họ.

Điều quan trọng là áp lực của bên ngoài, lên tiếng và đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng công lý. Điều này giúp sức cho những người ở Việt Nam, đang đấu tranh cho công lý trong nước. Người Việt hải ngoại hãy đoàn kết thành một lực lượng chính trị để ảnh hưởng đến các vị Dân cử và Chính phủ các nước nơi mình cư trú. Chúng ta cần sẵn sàng để chu toàn công tác quốc tế vận ở mức rộng và lớn nhằm yểm trợ cho đồng bào trong nước.

Trong công cuộc xây dựng dân chủ và công lý chúng ta phải là những người tôn trọng và đấu tranh cho những giá trị thật, chứ không phải là những giá trị được thổi phồng bởi số đông. Chúng ta phải khắc phục những mâu thuẫn nội tại để tạo ra niềm tự hào chung, lợi ích chung, đó là nguồn góc của sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thách thức trước mắt.

Chúng ta rồi cũng hiểu ra là: trở ngại, khó khăn của các tổ chức là hậu quả tất yếu của việc từ chối sự đóng góp của bản thân, hay ngăn cản sự đóng góp của người khác cho tâp thể. Mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ việc mình làm, đều mang trong lòng nỗi ước mong để có thêm những người tiến lên cùng nhau góp sức cho công cuộc đấu tranh chung. Đừng chỉ vỗ tay người chống cộng hoặc nói những lời cao đạo, chúng ta hãy tham gia, yểm trợ và giúp đỡ những người này.

Tôi tin rằng lương tri và các giá trị còn ở trong tim mà chúng ta gìn giữ để xây dựng một cái gì đó cho chính nghĩa và cho các giá trị tốt đẹp hơn.

Ai cũng biết, đấu tranh không phải là con đường bằng phẳng, đi dể và đến cũng dể. Vì vậy, khi bị thử thách, chúng ta nhứt quyết không bỏ lở hành trình, không lui bước, phải tiếp tục giành lấy sự việc và trách nhiệm để giao nó lại cho thế hệ tương lai. 

Chúng ta chưa từng quên và sẽ không bao giờ quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc, và niềm tự hào là người Việt Nam. Làm sao chúng ta dám quên những hy sinh của thế hệ trước đã dành cho chúng ta!

Không còn lựa chọn nào khác hơn là chúng ta hãy cùng đứng lên xác lập lại quyền của người dân để giành lại những gì đã bị CS tước đoạt trong những thập niên qua cho đất nước.

Hôm nay đây, những chiến sĩ năm xưa vẫn tiếp tục cuộc chiến không vũ trang để cùng nhau đòi lại Tự Do - Dân chủ và Công Lý cho Tổ Quốc. Đã không chấp nhận trở thành nạn nhân của chế độ cộng sản, vậy thì hãy dũng cảm đứng lên cùng tiến bước trên con đường đổi thay để viết tiếp những trang sử hào hùng trong công cuộc dành lại tự do, dân chủ và công lý cho dân tộc Việt Nam.

02/01/2016

Dự đoán Tổng bí thư và chính trường Việt nam năm 2016

Thụy My
Theo RFI-ngày 31-12-2015 17:47
media
REUTERS/Kham/Files
Một năm đã qua đi với rất nhiều biến động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong ngày cuối năm dương lịch 2015, RFI Việt ngữ đã đề nghị tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát thời cuộc sắc sảo ở Saigon, thử đưa ra những dự báo về chính trường năm tới.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, bước sang năm mới và vào thời điểm sắp diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12, hiện đang có nhiều đồn đoán khác nhau. Anh dự đoán như thế nào về ban lãnh đạo mới và chính trường Việt Nam trong năm 2016 ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Theo tôi, quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016 sẽ được quyết định bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan.
Yếu tố chủ quan là nhân sự chủ chốt tại Đại hội 12. Yếu tố này có thể chiếm khoảng 40%, khác nhiều với Đại hội 11 với khoảng 80%. Các yếu tố khách quan là kinh tế, đối ngoại, dân chủ & nhân quyền tác động khoảng 60% đến quan điểm chính trị và diễn biến chính trường Việt Nam trong năm 2016.
Trong thực tế, rất khó đoán định về dàn nhân sự chủ chốt Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ trong Bộ Chính trị, do tồn tại quá nhiều kịch bản nhân sự cho Đại hội 12. Và các kịch bản này lại thay đổi thường xuyên, thậm chí đến phút chót trước khi bỏ phiếu.
Tuy nhiên, khả năng lớn hơn là Đại hội 12 sẽ kết thúc mà không một thế lực chính trị nào giành ưu thế vượt trội. Do vậy, kịch bản có khả năng lớn nhất là các phe chính trị thỏa hiệp với nhau để đưa ra những nhân vật có tính trung lập, ít phụ thuộc phe phái.
RFI : Vậy những ai có thể được đưa vào các vị trí trong « tứ trụ », theo anh ?
Ngoài vị trí Chủ tịch Quốc hội vẫn không được xem là quan yếu, ba vị trí còn lại là tâm điểm tranh giành.
Tôi cho rằng hai vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng sẽ do những người có xu hướng trung lập đảm trách. Vị trí Chủ tịch nước có thể thuộc về một phe nào đó.
Dự đoán về vị trí Tổng bí thư thì khó hơn. Thú thật là song song với việc phân tích, tôi phải sử dụng thêm phương pháp dự cảm như một cách « nhìn » hướng về nhân vật Tổng bí thư. Phương pháp này mang lại kết quả là Tổng bí thư tại Đại hội 12 là người cao khoảng 1,74 - 1,75 mét, khá đẫy đà, mặc áo trắng. Có hai người dường như phù hợp với dự cảm của tôi, trong đó ông Trần Đại Quang có xác suất phù hợp là 80%, còn ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ phù hợp 20%.
Kết hợp phân tích và dự cảm cá nhân, tôi cho rằng ông Trần Đại Quang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng bí thư. Nhưng cũng phải nói thẳng là nếu ông Quang trở thành Tổng bí thư, tôi hơi lo ngại về xu hướng công an trị sẽ phổ biến hơn ở Việt Nam. Nếu xu hướng này quá phổ biến, nó sẽ dẫn xã hội Việt Nam vào một cuộc « tắm máu ». Vì thế, trách nhiệm lịch sử của ông Trần Đại Quang là hết sức nặng nề.
RFI : Phương pháp dự cảm của anh khá độc đáo, tạm gọi là « gieo quẻ đầu năm » trong bối cảnh luôn thiếu vắng minh bạch thông tin…Giả sử những tiên liệu về nhân sự là đúng, theo anh sau Đại hội 12, chính trường Việt Nam sẽ như thế nào ?
Sau Đại hội 12, diễn biến chính trường sẽ tiếp tục xung đột lợi ích và tranh giành quyền lực nặng nề hơn nhiều so với thời gian trước Đại hội. Những xung đột này diễn ra trong cả năm 2016.
Năm 2016 cũng bắt đầu động thái tản quyền và xu hướng cát cứ ở địa phương. Một số ủy viên cũ và mới của Bộ Chính trị sẽ tìm cách gia tăng ảnh hưởng cát cứ và quyền lực cá nhân của họ tại một số địa phương.
Đến cuối 2016 xuất hiện khá nhiều dấu hiệu tách đảng Cộng sản. Cùng lúc đó xuất hiện đảng đối lập nhưng chưa được chính quyền công nhận.RFI : Về mặt kinh tế, liệu có gì sáng sủa hơn năm 2015 hay không ?
Kinh tế năm 2016 ở vào giai đoạn tiền khủng hoảng và tác động nặng nề đến chính trị, bao gồm các vấn đề nan giải như nợ xấu và nợ công không xử lý được mà lại càng tăng. Ngân sách rất tồi tệ, một số ngân hàng chính thức phá sản (thực ra ngân hàng đã phá sản từ cuối năm 2014 như các Ngân hàng Xây Dựng, Đại Dương, GP không đủ khả năng chi trả). Trong khi viện trợ quốc tế và vay mượn từ nước ngoài bị các đối tác cắt giảm mạnh…
Việt Nam bắt buộc phải trả 16 tỉ USD nợ đến hạn trong hai năm 2015-2016. Kinh tế xấu gây phản ứng xã hội dữ dội hơn năm 2015. Phản ứng xã hội lan rộng, dẫn tới biểu tình và xung đột, tạo ra xu hướng dân chủ hóa không thể đảo ngược.
Chính quyền do đó bắt đầu phải thực hiện « cải cách thể chế »: giảm vai trò doanh nghiệp nhà nước, giảm độc quyền doanh nghiệp nhà nước, tăng vai trò doanh nghiệp tư nhân.
Cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016 sẽ phải tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách, độc lập, không đảng, giảm đại biểu kiêm nhiệm. Có thể có đột biến về quyền lực tăng lên của Quốc hội trong năm 2016.
RFI : Còn về tình hình dân chủ và nhân quyền thì sao, thưa anh ?
Ba, bốn tháng sau Đại hội 12, tức vào khoảng giữa năm 2016, Việt Nam bắt đầu bước vào lộ trình dân chủ từng bước, gần tương tự kịch bản Miến Điện từ năm 2011, bất chấp Tổng bí thư và các chức vụ khác trong « tứ trụ » là ai.
Tại thời điểm cuối năm 2015, xu thế diễn biến của chính trường Việt Nam theo kịch bản Miến Điện vào khoảng 15%. Trong năm 2016, xu thế này có thể đạt tới 30-35%.
Do đó, độ mở dân chủ ở Việt Nam trong năm 2016 sẽ lớn hơn năm 2015. Vài lĩnh vực có thể mở đột biến. Chính quyền bắt đầu thừa nhận xã hội dân sự. Bắt đầu lộ trình thả tù chính trị. Bắt đầu lộ trình thực hiện công đoàn độc lập. Bắt đầu chuẩn bị ban hành Luật lập hội và có thể cả Luật biểu tình.
RFI : Anh có vẻ khá lạc quan…
Tôi cho rằng tình hình dân chủ, nhân quyền có thể lạc quan, nhưng vấn đề đối ngoại thì không lạc quan lắm. Trung Quốc có khả năng gây hấn như năm 2014. Khu vực gây hấn tại Biển Đông và có thể cả biên giới phía Bắc với mức độ và quy mô lớn hơn năm 2014. Do đó Mỹ sẽ can thiệp mạnh hơn về quân sự và chính trị. Vai trò của Mỹ ở Việt Nam sẽ gia tăng, kéo theo xu thế ngả về Mỹ hơn của Việt Nam.
Tất cả những vấn đề mà tôi dự báo chỉ là của riêng cá nhân tôi. Có thể một số dư luận sẽ cho là tôi quá lạc quan về tình hình dân chủ - nhân quyền trong năm 2016. Nhưng tôi xin nhắc lại, đây cũng chỉ là những phân tích và cảm nhận riêng của tôi.
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã vui lòng dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn, với những dự đoán khá táo bạo trong ngày cuối năm dương lịch 2015.

Kinh tế tăng trưởng cao hơn, xí nghiệp Việt chết nhiều hơn

HÀ NỘI (NV) - Một số dự báo kinh tế nói nền kinh tế của Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn vào năm tới nhưng lại có nghịch lý là số doanh nghiệp trong nước lại ngừng hoạt động hay giải thể nhiều hơn.


Nghịch lý doanh nghiệp sập tiệm tại Việt Nam nhiều hơn dù kinh tế tăng trưởng cao hơn. (Hình: Infonet)

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, trong năm 2015, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6.27%, cao thứ 6 trong số các nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong số 6 nền kinh tế mới nổi tăng trưởng trên 6% trong năm nay, bên cạnh Ấn Độ (7.3%), Tanzania (7.2%), Trung Quốc (6.95%), Uganda (6.85%), và Dominica (6.35%).

Năm ngoái, tăng trưởng của Việt Nam khoảng 6.1%. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay được thấy là cao nhất kể từ năm 2010 đến nay. Theo dự báo của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB), sang năm 2016, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 6.6% dù trước đây họ từng dự báo có 6.2%.

Lý do được ADB đưa ra để phân tích đánh giá là sản lượng khu vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang gia tăng nhanh, tăng 9.9% nhờ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng cường sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu.
Trong khi đó, các dự án đầu tư mới trong ngành khai khoáng đã giúp cho ngành này đạt mức tăng trưởng 8.2%, phục hồi từ tình trạng sụt giảm trong nửa đầu năm 2014. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng đạt 6.6% nhờ có sự phục hồi phần nào trên thị trường bất động sản và đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng.

Với những tín hiệu tốt, nhà cầm quyền trung ương liền đưa ra một loạt chỉ tiêu để “phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững,” từ đó “đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền... với GDP tăng trưởng 6.7%,” theo tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) tường thuật “phiên họp trực tuyến cuối năm của chính phủ với các địa phương, sáng 28 tháng 12, 2015.”

Trong khi tăng trưởng kinh tế như thế, điều oái oăm là số lượng các công ty xí nghiệp của người Việt Nam lại đóng của nhiều hơn trước. Các con số thống kê nêu ra mấy ngày gần đây cho thấy, trong năm 2015 đã có 95,000 doanh nghiệp “hoàn tất thủ tục giải thể,” tức là chấm dứt hoạt động kinh doanh. Con số này giảm 0.4% so với năm trước nhưng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động vẫn tăng 22.4% so với cùng kỳ năm trước, tức là lên mức 71,400 doanh nghiệp.

Nói khác, tính chung số doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động trong cả năm 2015 đã lên mức 80,900 doanh nghiệp, cao hơn nhiều so với số của các năm trước (năm 2014 là 67,800 doanh nghiệp; năm 2013 là 70,500; năm 2012 là 63,500 và năm 2011 là 61,500).

Một số lý do chính dẫn đến nguyên nhân số lượng các xí nghiệp của người Việt Nam chết nhiều như thế gồm “phí bôi trơn” quá tàn nhẫn, khó tiếp cận tín dụng, thuế và phí quá nặng, xí nghiệp nhỏ không có chiến lược kinh doanh hữu hiệu.

Trong bản tin ngày 29 tháng 12, 2015, tờ TBKTVN thuật lời bà chuyên viên kinh tế Phạm Chi Lan kêu rằng: “Cứ làm được một đồng thì phải chi cho ‘bôi trơn,’ cho tham nhũng 0.72 đồng, thậm chí có lúc phải chi đến 1.02 đồng thì doanh nghiệp Việt làm sao mà lớn được.”Bà Phạm Chi Lan không tự nghĩ ra các con số đó mà dựa vào một phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới (WB) điều tra về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Ngày 24 tháng 9 tại Hà Nội, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức hội thảo “tín nhiệm tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng” với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, ngân hàng và các lãnh đạo doanh nghiệp.

Tiến Sĩ Võ Trí Thành, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương cho biết khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được vốn ngân hàng.

Lý do chính là các ngân hàng chỉ ưu tiên cho các xí nghiệp của nhà nước trong khi doanh nghiệp tư nhân “còn nhiều hạn chế về trình độ nhân lực, quản trị dẫn tới kỹ năng hoạch định, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh thiếu tính khả thi và chưa có kế hoạch ứng phó với sự biến động của giá cả, thị trường...”

Theo các dữ liệu thống kê của WB nêu ra tại cuộc hội thảo ở Hà Nội ngày 29 tháng 12, 2015, thuế và phí mà các doanh nghiệp tại Việt Nam phải nộp cho nhà nước “chiếm tới 40.8% lợi nhuận của doanh nghiệp.” Vậy họ còn gì để tồn tại?

Bản báo cáo của Tổng Cục Thống Kê những ngày cuối năm 2015 cho biết, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam ước đạt $115.1 tỷ, tăng 13.8% trong khi khu vực sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng $47.3 tỷ, giảm 3.5%.

Nền kinh tế của Việt Nam trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng của khối xí nghiệp ngoại quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam như các con số vừa kể cho thấy Việt Nam chưa đứng được trên đôi chân của mình. (TN)
12-31- 2015 6:03:37 PM