Tuesday, March 31, 2015

Hàng nghìn công nhân Long An đình công phản đối Luật BHXH












FB https://www.facebook.com/vipboy.levanteo1

Hôm nay 1/4, hàng nghìn công nhân công ty Chutex Long An đã ngưng việc ra về để phản đối Luật BHXH mới bất lợi cho công nhân (Hình 1,2,3)
Công ty Vina Shin Sung Đức Hòa (Long An) cũng có cả nghìn công nhân bỏ về để phản đối (Hình 4)
Ở PouYuen có hàng nghìn công nhân bỏ về.
...
Tình hình hôm nay rất nhiều công nhân ngưng việc, bỏ về nhưng khó tụ tập đông đúc lại một chỗ được do sự can thiệp của chính quyền nhất là phía Liên đoàn lao động.

Tạm dừng hay hoãn binh

Lấp sông Đồng Nai, ông Phạm Văn Khoa, môi trường đô thị, cảnh quan đô thị, quản lý đô thị
Sông Đồng Nai đang được gấp rút san lấp để xây dựng một dự án khu đô thị. Ảnh: vnexpress.

Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long.

Sông Đồng Nai với chiều dài 586 km và lưu vực 38,600 km2 cung cấp nước sinh hoạt cho gần 20 triệu người thuộc 11 tỉnh thành gồm Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắk Nông, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tầm quan trọng của sông Đồng Nai, vì thế không cần phải bàn cãi.

Chất lượng nước từ con sông này hiện đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng... Các nhà khoa học, cơ quan chức năng đều khẳng định nguyên nhân là do nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, dân cư... và sự quản lý yếu kém của các cơ quan liên quan.

Theo ông Lê Văn Tuấn, tổng giám đốc công ty Cổ Phần Nước và Môi Trường (Bộ Xây Dựng), hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm trầm trọng. Mỗi ngày con sông tiếp nhận trên 500 ngàn mét khối nước thải công nghiệp từ trên 60 khu công nghiệp và gần 2 triệu mét khối nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, trong đó trên 60% nước thải công nghiệp và 85% nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Dự kiến đến năm 2020, tổng lượng nước thải đô thị, nước thải công nghiệp thải ra sông Đồng Nai mỗi ngày có thể lên đến gần 4,5 triệu mét khối.

Ông Tuấn cho rằng, nếu các tỉnh thành trong lưu vực không có đột phá trong xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước thì hệ thống sông Đồng Nai sẽ càng ngày càng ô nhiễm nặng nề và có nguy cơ trở thành dòng sông “chết”!

Thế mà, gần đây, nhà chức trách Đồng Nai đã dấn thêm một bước vào tiến trinh “bức tử” con sông này bằng quyết định 2230/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7, 2014 và quyết định số 2827/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9, 2014, cho phép công ty Toàn Thịnh Phát lấp một phần sông Đồng Nai để thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai,” còn có tên là dự án “The Pegasus Riverside.”

Công trình này có chiều dài 1,3 ki lô mét, từ công viên Nguyễn Văn Trị đến cầu Rạch Cát, thành phố Biên Hòa, dự kiến hoàn thành vào năm 2022 với tổng mức đầu tư là 3,200 tỷ đồng.

Tổng diện tích đất của dự án là 84 ngàn mét vuông, trong đó phần lấn sông là hơn 77 ngàn 200 mét vuông, chiếm trên 90% diện tích, đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100m (đoạn từ cầu tàu nhà máy nước Biên Hòa).

Trên thế giới, lấn sông để xây dựng làm thay đổi dòng chảy là một điều tối kị. Về nguyên tắc bao giờ cũng dành đất để làm hành lang bảo vệ có khi đến 50 mét. Đây là điều bắt buộc và không một dự án nào, nhất là dự án thương mại, có thể vi phạm.

Dự án lấp sông Đồng Nai mà công ty Thịnh Toàn Phát thực hiện sẽ làm một phần lòng sông bị bê tông hóa và chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh vật và làm mất đi cơ chế tự bảo vệ, tự làm sạch của dòng sông. Ngoài ra, theo quy luật tự nhiên bên lở bên bồi, dòng chảy khi bị thay đổi sẽ tăng tốc độ, xói lở bờ bên kia.

Nhà chức trách Đồng Nai đã không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.

Ông Bùi Cách Tuyến nói, “Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” [1]

Ông Lê Mạnh Hùng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thủy Lợi, nói rằng, ở khu vực thực hiện dự án có hai nhánh sông nhỏ, chứng tỏ dòng chảy ở khu vực này khá phức tạp.

“Vì thế tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!” - ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, tài liệu đánh giá tác động dòng chảy ở dự án nói rằng, công trình tác động đến dòng chảy không lớn chứ không phải không có. “Những tác động của việc lấp sông không xảy ra trước mắt mà có khi hai ba chục năm sau mới rõ. Khi đó, nếu gây ra tác động xấu, ảnh hưởng đến các cầu, đường quan trọng ở hạ lưu thì ai chịu trách nhiệm về sai lầm này? Chính vì vậy, cá nhân tôi, với tư cách là một nhà khoa học lâu năm về lĩnh vực thủy lợi, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai nên cầu thị, hãy dừng lại để xem xét đầy đủ về tính pháp lý cũng như cơ sở khoa học của dự án” - ông Hùng đề nghị (theo tờ Pháp Luật TP.HCM).

Bà Lâm Thị Thu Sửu - giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội, điều phối viên Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, khẳng định sông Đồng Nai là sông liên tỉnh, cung cấp nước cho hàng triệu dân các tỉnh thành khác nên phải tuân thủ theo Nghị Định 201/NĐ của chính phủ cũng như Luật Tài Nguyên Nước.

Nghị định của chính phủ quy định tỉnh chỉ có quyền xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, kế hoạch cải tạo các dòng sông nội tỉnh. Vì thế, tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án lấn sông Đồng Nai là vượt quá thẩm quyền.

Dự án vi phạm Luật Tài Nguyên Nước vì cho lấn sông với diện tích 7.7 ha gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước sông Đồng Nai. Cụ thể, Điều 9 (Khoản 4) về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm “đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.” [2]

Điều 63 (Khoản 1) Luật Tài Nguyên Nước ghi rõ hoạt động cải tạo lòng, bờ, bãi sông, xây dựng công trình thủy... không được làm ảnh hưởng xấu đến sự ổn định lòng, bờ, bãi sông, hồ và phải được cơ quan quản lý về tài nguyên nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

Mặt khác, “Sông Đồng Nai đang cung cấp nước nguồn cho 60% công suất hoạt động của Tổng Công Ty Cấp Nước Sài Gòn Sawaco. Tuy nhiên, Sawaco cũng hoàn toàn không được tham vấn ý kiến. Đáng lưu ý, vừa qua khi dự án lấn sông diễn ra thì Sawaco ghi nhận một số chỉ tiêu nước nguồn cung cấp cho Nhà Máy Nước Bình An (cầu Hóa An) bị ô nhiễm. Điều này gây ra lo ngại vì khi dự án hoàn thành có thể làm thay đổi dòng chảy khiến dòng nguồn nước của Sawaco lấy từ sông Đồng Nai bị ô nhiễm. Mặc dù trạm bơm nằm ở thượng nguồn, cách dự án lấn sông cả kilomet nhưng vẫn có khả năng bị ô nhiễm do triều cường.”

Với một quy mô, tầm cỡ của dự án nhưng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Xây Dựng, Ủy Ban Lưu Vực Sông, Ủy Ban sông Đồng Nai và dân chúng hoạt động sinh kế liên quan đến sông Đồng Nai đều không được tham vấn.

Ngày 23 tháng 3, ông Đinh Quốc Thái, chủ tịch Ủy Ban tỉnh Đồng Nai, khẳng định dự án này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy Ban tỉnh Đồng Nai nên “không cần tham vấn ý kiến của các địa phương khác.” (báo Pháp Luật TP.HCM)

Còn ông Nguyễn Thành Trí - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trong ngày 24 tháng 3 cho rằng, “UBND tỉnh cấp phép và thấy chủ trương này vẫn đúng đắn. Với quy mô dự án như vậy, chúng tôi khẳng định không có vấn đề gì....”

Các “chủ trương đúng đắn” mà nhà chức trách Cộng Sản Việt Nam đưa ra và ra sức bảo vệ, đáng tiếc lại là những quyết định vội vã, chứa đựng những lợi ích mờ ám.

Hồi tháng 5 năm 2009, về dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên, trước quốc hội, Bộ Trưởng Phạm Khôi Nguyên cam đoan, “Bộ đã đánh giá rất kỹ các ý kiến góp ý của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học.” Thế nhưng dự án vẫn triển khai theo “chủ trương” của đảng, bất chấp thư phản đối của hàng ngàn trí thức trong, ngoài nước. Vì cố làm bằng được, không tính hết, vốn đầu tư bị tăng lên hàng ngàn tỷ đồng và hiệu quả kinh tế thì thê thảm, lỗ trong vòng nhiều năm, mỗi năm khoảng 33 triệu đô la, trong khi thảm hoạt bùn đỏ vẫn là quả bom vẫn treo lơ lửng.

Cũng tương tự, như việc chặt đốn cây xanh ở Hà Nội. Hôm 25 tháng 3, Sở Xây Dựng Hà Nội nói, “Việc thay thế, đánh chuyển cây xanh trên địa bàn thành phố thời gian qua là chủ trương đúng, được thực hiện bám sát theo các quy định của nhà nước và thành phố.”

Thế nhưng, đại biểu Quốc Hội Nguyễn Sỹ Cương, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ Đô, ông cho biết việc Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ Đô.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thấy có dấu hiệu vi phạm Khoản 2, Điều 14 Luật Thủ Đô và Khoản 1, Điều 14 Nghị Định 64/2010 của chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị.

Trước sức ép mạnh mẽ của dư luận, Hà Nội phải “tạm dừng” việc chặt đốn cây xanh, còn công ty Toàn Thịnh Phát cho “tạm ngừng” thi công dự án để tiếp thu thêm ý kiến của các Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn và Xây Dựng.

Câu chuyện “tạm dừng” rất đáng nghi vấn. Phải chăng chỉ là kế hoãn binh rồi tìm cách chạy chọt? Kịch bản đang có vẻ như thế!

Nhà văn Vũ Thư Hiên đã viết trên Facebok, “Cái giống 'duy nhất đúng đắn' và 'vô cùng sáng suốt' nó thế. Đánh chết nết không chừa. Chửi mắng nó thì nó chỉ ‘tạm dừng’ thôi, mai nó làm tiếp, không chỗ này thì chỗ khác.”

Có một số thứ chỉ một lần phá đi thì không bao giờ sửa chữa lại được nữa. Một trong những thứ đó là thiên nhiên. Không có hiệu quả kinh tế nào bù đắp được sự tổn hại môi trường sống của con người.

Cuộc tranh đấu chống hủy diệt môi sinh của nhà chức trách Việt Nam là lương tâm, trách nhiệm và vì thế còn phải nỗ lực tiếp tục.

Theo Người Việt -03-30-2015 4:30:16 PM
Lê Diễn Đức

Chi 1 tỷ đô la xây tháp truyền hình chỉ để làm 'biểu tượng'

HÀ NỘI (NV) - Mục tiêu chính của dự án xây dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới là để có một biểu tượng, thu hút du lịch, phát triển kinh tế, còn thu phát sóng truyền hình là chuyện phụ. 


Phối cảnh “tháp truyền hình cao nhất thế giới.” (Hình: VTV)


Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Thành Lương, phó tổng giám đốc Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV), trưởng ban chuẩn bị dự án xây tháp truyền hình với tờ Tuổi Trẻ.

Theo VTV, dự án xây dựng tháp truyền hình 636 mét, chi phí khoảng 1 tỷ Mỹ kim với mục tiêu như ông Lương tiết lộ đã được ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam tán thưởng nên tán thành.

Tuy nhiên ý tưởng đó đang bị công chúng Việt Nam chỉ trích kịch liệt. Mới đây, 45 nhân sĩ, trí thức, bao gồm một số cựu viên chức chính quyền như ông Chu Hảo - cựu thứ trưởng Bộ Công Nghệ-Môi Trường, ông Hồ Uy Liêm - cựu chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Khoa Học-Kỹ Thuật Việt Nam,... đã cùng ký tên vào một thư ngỏ, đề nghị tổng giám đốc VTV giải đáp bốn thắc mắc về dự án xạy dựng tháp truyền hình cao nhất thế giới của VTV.

Theo đó, tháp truyền hình mà VTV sẽ xây có thực sự phục vụ yêu cầu phủ sóng toàn lãnh thổ nếu chỉ dùng công nghệ analog, trong khi theo quy hoạch của ngành truyền hình Việt Nam, đến năm 2020, sẽ thu hẹp phạm vi sử dụng công nghệ này?

Tuy công nghệ analog có ưu điểm là phát được sóng tới các vùng hẻo lánh với phẩm chất cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như qua vệ tinh song địa hình của Việt Nam vốn dài thành ra tháp truyền hình mà VTV sẽ xây ở Hà Nội có thể chỉ thu - phát sóng đến Lào và Trung Quốc. VTV có ý định dùng tháp truyền hình một tỷ Mỹ kim để tiếp sóng các Đài Truyền Hình của Trung Quốc?

Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành phố và tỉnh, thành phố nào cũng đã có tháp truyền hình riêng. Chưa có quốc gia nào trên thế giới mà tỉnh nào cũng có một Đài Truyền Hình bất kể diện tích lớn hay nhỏ. Hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre chỉ cách nhau 20 cây số cũng có tháp truyền hình - phát thanh riêng. Những nhân sĩ, trí thức ký tên vào thư ngỏ thắc mắc: Các đài chuyển tiếp VTV ở các địa phương đã hoạt động hết công suất chưa? Đường trục cáp quang của quân đội và VNTP có dung lượng rất lớn đã được sử dụng tối ưu chưa?

Nếu những lý do chính trị, kinh tế, kỹ thuật để xây tháp truyền hình “cao nhất thế giới” đều không đủ vững để thuyết phục mọi người thì mục đích thật sự của “tháp truyền hình cao nhất thế giới” là gì? Kinh doanh du lịch giải trí hay còn ý đồ nào khác?

Những nhân sĩ, trí thức ký tên vào thư ngỏ nhắc lại một thực tế phổ biến, đó là dân chúng đang rất ngán ngẩm, phẫn nộ trước những cái bánh chưng, tô hủ tíu, tượng Phật, ngôi chùa, đài kỷ niệm “nhất thế giới,” “nhất Châu Á,” “nhất Đông Nam Á.” Họ nhấn mạnh, liệu “tháp truyền hình cao nhất thế giới” với chi phí lên tới cả tỷ Mỹ kim có thiết thực hay chỉ tô đậm thêm bộ mặt hãnh tiến của một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo, đang chật vật xin ngoại viện để ra khỏi khủng hoảng kinh tế, giữa lúc đa số dân chúng còn thiếu cơm ăn, áo mặc. Trẻ em thiếu trường học. Đau bệnh thiếu nơi điều trị. Bệnh viện thiếu giường cho người bệnh nằm?...

Cũng cần nhắc lại, thủ tướng Việt Nam đã từng là người tán thưởng và tán thành dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Nay thì những dự án này vừa là thảm họa về môi trường, vừa gây thảm họa về kinh tế và không có ai chịu trách nhiệm. (G.Đ)

03-31-2015 3:15:23 PM

Chiếm tu viện làm khách sạn, rồi biến thành bất động sản

KHÁNH HÒA (NV) - Tu viện tại Nha Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam bị chiếm dụng năm 1978 để làm khách sạn mang tên Hải Yến, nay chính thức bị thu hồi đất để giao cho một liên doanh xây dựng khu phức hợp.

Tu viện tại Nha Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam bị biến thành khách sạn Hải Yến và sắp bị biến thành “Khu phức hợp thương mại - khách sạn và căn hộ.” (Hình: chuacuuthe.com)


“Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có đầy đủ chứng từ về việc là chủ sở hữu lô đất có diện tích 23.978 mét vuông, tại địa chỉ 38 Duy Tân, thành phố Nha Trang từ năm 1961. Lô đất vừa kể là nơi Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam xây dựng tu viện tại Nha Trang.”

Vào ngày 23 tháng 12 năm 1978, chính quyền tỉnh Phú Khánh (sau này được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa), ban hành một quyết định, xác định sẽ “quản lý-sử dụng” tu viện tại Nha Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và buộc các tu sĩ phải rời khỏi tu viện của họ để đến tá túc tại số 2 Tô Hiến Thành, thành phố Nha Trang.

Tu viện tại Nha Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được biến thành khách sạn Hải Yến, mang địa chỉ 40 Trần Phú.

Từ đó đến nay, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam liên tục đề nghị chính quyền Việt Nam thôi “quản lý-sử dụng” tu viện thuộc quyền sở hữu của họ. Trong những đề nghị này, phía Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam khẳng định, chưa bao giờ họ nhượng quyền sở hữu tu viện cho chính quyền.

Tất cả những hoạt động như tháo dỡ một phần tu viện tại Nha Trang hồi 2008 đều bị Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam phản đối. Những đề nghị trả lại tu viện và phản đối việc tác động đến tu viện tại Nha Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đều không được hồi đáp.

Mới đây, báo chí Việt Nam loan báo, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã quyết định “thu hồi khoảng 11,000 mét vuông đất của khách sạn Hải Yến” để giao cho công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang thực hiện “Dự án xây dựng khu phức hợp thương mại - khách sạn và căn hộ.”

Miền Nhiệt đới Nha Trang là tên một liên doanh giữa công ty Toàn Hải Nam với công ty Du lịch tỉnh Khánh Hòa.

Theo những thông tin do báo chí Việt Nam loan báo thì trong quyết định “thu hồi đất” vừa kể, chính quyền tỉnh Khánh Hòa xác định, việc “thu hồi đất” này dựa trên việc “người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất”!

Chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho thuê khoảng 11,000 mét vuông đất đó cho đến năm... 2062 để thực hiện “Dự án xây dựng khu phức hợp thương mại - khách sạn và căn hộ.”

Việc đem một phần tu viện tại Nha Trang của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cho thuê sẽ khiến mọi thứ có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan (Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam - phía sở hữu, chính quyền tỉnh Khánh Hòa - phía “quản lý-sử dụng” và nay đem cho thuê, công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang - phía thuê và đầu tư thực hiện dự án) trở nên rối rắm.

Càng rối rắm thì việc giao trả tu viện tại Nha Trang cho Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam càng xa vời. Đó cũng có thể là lý do để chính quyền tỉnh Khánh Hòa quyết định như vừa kể. (G.Đ)

03-31- 2015 3:09:02 PM

Máy bay rơi ở Trường Sa: Ngư dân bảo có, chính quyền nói không

KHÁNH HÒA (NV) - Ngư dân Khánh Hòa thấy một máy bay rơi trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam và báo ngay cho nhà cầm quyền, nhưng các giới chức quân đội CSVN nói “chưa nghe gì.”


Khu vực quần đảo Trường Sa, nơi ngư dân Việt Nam nói có máy bay rơi. (Hình: Baomoi.com)

Dư luận tại Việt Nam xôn xao trước thông tin về máy bay rơi, nhiều người còn khẳng định, có thể là máy bay của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất cứ thông tin chính thức, cụ thể nào về việc tìm kiếm chiếc máy bay này từ nhà cầm quyền CSVN.

VTC News trong bản tin hôm 31 tháng 3 nói rằng, “Nguồn tin riêng vừa xác nhận với VTC News, thông tin một máy bay rơi trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam là có thật.”

Nhưng nguồn tin này cũng cho biết, hiện chưa thể phát ngôn được bất cứ thông tin cụ thể nào về việc tìm kiếm chiếc máy bay này.

Trước đó, báo Thanh Niên dẫn lời ông Ngô Ngọc Thu, tham mưu trưởng Cảnh Sát Biển Việt Nam, cho biết, “Sau khi có thông tin ngư dân đi đánh cá báo về đã nhìn thấy một chiếc máy bay rơi ở vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa vào tối 30 tháng 3, lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam đã tích cực xác minh. Tuy nhiên, đến chiều ngày 31 tháng 3, vẫn chưa xác minh được thông tin trên.”

Vẫn theo báo Thanh Niên, ông Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam, nói, “Các thông tin mới chỉ là do ngư dân trên thuyền đánh cá báo về. Đến chiều tối 31 tháng 3, vẫn chưa có nước nào lên tiếng về vụ việc này.”

Cả ông Lại Xuân Thanh, cục trưởng Hàng Không Việt Nam cũng cho biết, ông chỉ hay thông tin qua báo chí và cục đang xác minh. Riêng vùng FIR của Việt Nam không có dấu hiệu chuyến bay nào bất thường hai ngày qua, theo rà soát của quản lý bay.

“FIR Việt Nam gồm hai vùng Hà Nội và Sài Gòn, trong đó có một đoạn gần rìa quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nếu ngư dân nhìn thấy máy bay ở vùng như mô tả thì nhiều khả năng không thuộc FIR Việt Nam,” ông Thanh nói.

Theo Thanh Niên, khoảng 10 giờ sáng 31 tháng 3, đài thông tin duyên hải Nha Trang nhận được tin báo từ tàu đánh cá xa bờ của ông Võ Cường (43 tuổi), ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, thông báo thấy một máy bay rơi xuống biển Trường Sa vào lúc khoảng 21 giờ 30 tối 30 tháng 3. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, khoảng 20 hải lý.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động tối 31 tháng 3, ông Võ Văn Tuấn, phó tổng tham mưu trưởng Quân Đội Việt Nam cho biết, đây là thông tin chưa có căn cứ. Tuy nhiên, không quân Việt Nam sẽ sẵn sàng triển khai lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo Công Ước Quốc Tế một khi phát hiện được bất kỳ manh mối nào về thông tin máy bay rơi ở Trường Sa. (Tr.N)

03-31- 2015 4:28:29 PM

Đình công ở Công ty PouYuen: Cuộc đối thoại bất thành

(VTC News) – Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH đã trực tiếp đến Công ty PouYuen đối thoại với công nhân về vấnđề Bảo hiểm xã hội 2014 (BHXH) nhưng phía người lao động không đồng tình, bỏ ra về. 

Ngày 31/3, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) và đại diện Liên đoàn Lao động TP.HCM, lãnh đạo quận Bình Tân đã đến trực tiếp gặp gỡ công nhân Công ty PouYuen Việt Nam để đối thoại, giải đáp các thắc mắc của họ xoay quanh Điều 60 của Luật BHXH 2014. Tuy nhiên, trả lời của lãnh đạo Bộ LĐTBXH không được công nhân hài lòng.

Ông Diệp cho biết, những ý kiến, kiến nghị của công nhân sẽ về trình lên cấp trên xem xét lại, sẽ điều chỉnh linh hoạt Nghị định, Thông tư để cho công nhân lựa chọn lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần hay lãnh từng tháng theo Luật BHXH 2014, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho công nhân

Đình công ở Công ty PouYuen: Cuộc đối thoại bất thành
 Công nhân PouYuen ngừng việc ra về ngày 31/3. Ảnh bạn đọc cung cấp
11093691_6850103082asd77693_719097928_n.jpg.png

11106262_685012631610794_60059464_n.jpg
Theo Thứ trưởng Diệp nếu ai muốn nhận một lần tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội thì nhận, còn không thì chờ thời gian hưu theo Luật định. Tuy nhiên do không ấn định rõ thời gian cụ thể những điều luật, quy định mới mà phía lãnh đạo Bộ hứa với công nhân nên hầu hết công nhân không đồng tình.

Cuộc đối thoại bất thành, hàng chục ngàn công nhân kéo nhau xuống đường đình công, phản đối; số ít còn lại vẫn ở trong công ty nhưng không làm việc mà chờ đến chiều mới ra về.

Ghi nhận PV VTC News lúc 17h30 cùng ngày, tại trước các cổng ra vào công ty cũng như tại các nút giao lộ, ngã tư, ngã ba gần Công ty PouYuen Việt Nam có rất đông lực lượng Công an, CSHS, bảo vệ dân phố, thanh niên xung phong, bảo vệ… tham gia giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo lưu thông thông suốt. Một số đối tượng có hành vi quá khích đã bị công an nhắc nhở, xử lý.

Rút kinh nghiệm cho ngày hôm qua (30/3), hôm nay lực lượng CSGT Công an quận Bình Tân đã tổ chức phân luồng kịp thời, các hướng phương tiện giao thông di chuyển hợp lý nên đã tránh được kẹt xe, ùn tắc kéo dài trên các tuyến đường chính như Quốc lộ 1A, đườngsố 7, Tên Lửa, ngã tư Bà Hom (thuộc quận Bình Tân).
Thứ Ba, 31/03/2015 | 18:49
Phan Cường

Đô đốc Mỹ: TQ đang tạo ra “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trên biển

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc cải tạo đất đai để tạo ra “Vạn lý Trường Thành bằng cát” trên biển.

Phát biểu tại một hội nghị Hải quân ở Australia hôm 31/3, Đô đốc Harry Harris nói rằng, Mỹ đặc biệt lo ngại về cái ông gọi là “việc cải tạo đất đai chưa từng thấy do Trung Quốc tiến hành” để thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ.

Đô đốc Harris cho biết, Trung Quốc đang dùng máy ủi và máy xúc để “tạo ra Vạn Lý Trường Thành bằng cát” trong nhiều tháng qua. Ông nói, tốc độ và quy mô xây dựng nhanh chóng của Trung Quốc với các hòn đảo nhân tạo “làm nảy sinh nhiều câu hỏi nghiêm trọng về ý định của Trung Quốc”.

 "Trung Quốc đang xây đất nhân tạo bằng cách bơm cát vào các rạn san hô sống - một số trong đó chìm dưới nước - và đổ bê tông vào chúng".

Do doc My: TQ dang tao ra “Van Ly Truong Thanh bang cat” tren bien
Đô đốc Harry Harris (trái).

Trung Quốc đã đưa ra đòi hỏi chủ quyền vô lý trên Biển Đông, thể hiện mưu đồ chiếm trọn vùng biển nơi thương mại thế giới cực kỳ tấp nập. Philippines đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc tiến hành cải tạo quy mô lớn trên các rạn san hô tranh chấp, kể cả việc xây dựng đường băng. Trung Quốc cũng đã mở rộng tầm với của quân đội để hậu thuẫn cho những lợi ích lãnh thổ của họ, thách thức sự thống trị về hải quân của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nguy cơ căng thẳng đã làm lu mờ các mối quan hệ thương mại và đầu tư của nước này với Đông Nam Á.

Đô đốc Harris nhấn mạnh, Mỹ đã thúc giục tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó các bên cam kết "thực hiện kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định".
"Việc Trung Quốc tiến triển thế nào sẽ là một chỉ báo quan trọng cho thấy khu vực sẽ hướng tới đối đầu hay hợp tác" - ông Harris nói.
22:00 31/03/2015
Theo Lao Động

Cướp đột nhập Agribank, dùng dao khống chế giám đốc

(Kiến Thức) - Tên trộm táo tợn vào tận phòng giám đốc ngân hàng Agribank chi nhánh Thái Bình, dùng dao khống chế với mục đích cướp tài sản.

Công an TP Thái Bình vừa cho biết đang điều tra làm rõ vụ cướp đột nhập phòng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thái Bình sau đó dùng dao khống chế giám đốc với mục đích cướp tài sản vào chiều 23/3.

Cụ thể, khoảng 15h15, ngày 23/3, đối tượng Nguyễn Văn Thành (SN 1989, trú tại thôn Thanh Do, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đột nhập vào Ngân hàng Agribank chi nhánh Thái Bình tại phố Lê Lợi (tổ 30, phường Đề Thám, TP Thái Bình) với mục đích trộm cắp tài sản.

Cuop dot nhap ngan hang Agribank, dung dao khong che giam doc
 Ngân hàng nơi tên trộm đột nhập phòng giám đốc, dùng dao khống chế với mục đích cướp tài sản.

Đối tượng Thành lên thẳng tầng 3 của tòa nhà, vào trong phòng ông Bùi Văn Đạt, Giám đốc chi nhánh Agribank lục lọi tìm tài sản nhưng không lấy được gì. Đến khoảng 16h cùng ngày, ông Đạt về phòng làm việc thì bất ngờ Thành túm cổ áo ông Đạt kéo vào giường phòng trong và bóp cổ và nói “Có thằng thuê tao, tao đang cần tiền, mày mở két lấy tiền mang ra đây không tao giết”. Sau đó, Thành lấy con dao ở dưới giường ông Đạt và vung lên đe dọa. Một tay, Thành ghì cổ ông Đạt, tay còn lại cầm điện thoại đã bật đèn pin để soi cho vị giám đốc mở két sắt. Nhưng két sắt khi được mở ra không có tiền, Thành hung hăng khống chế và quát :“Nếu không có tiền thì mày bảo quân của mày mang tiền lên cho tao”.

Khi đối tượng Thành mất cảnh giác, giám đốc bắt đầu tri hô và cùng cán bộ nhân viên bắt giữ đối tượng. Đồng thời, gọi điện báo cho lãnh đạo Công an phường Đề Thám. Công an phường này đã kết hợp cùng đội điều tra, CA TP Thái Bình bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Thành và lập biên bản phạm tội quả tang để điều tra về hành vi cướp tài sản.

Vụ việc đang được làm rõ.
 14:53 31/03/2015
Hải Ninh

Kinh tế biển và tranh chấp Biển Đông Việt-Trung

Theo RFI-Thanh Phương
Thứ ba, Ngày 31 tháng ba năm 2015



Đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa, Biển Đông REUTERS

Do Biển Đông có tầm quan trọng rất lớn về dầu khí và về ngư nghiệp, cho nên tranh chấp chủ quyền vùng biển này sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt là giữa Việt Nam với Trung Quốc. Kinh tế biển và tranh chấp Biển Đông Việt- Trung có mối liên hệ như thế nào, đó là đề tài một bài nghiên cứu của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai-Cửu Long Úc châu. Trong phần tạp chí hôm nay, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với tiến sĩ Huỳnh Long Vân qua điện thoại từ Sydney.


RFI : Xin kính chào tiến sĩ Huỳnh Long Vân. Trước hết, theo ông, nguồn dầu khí của Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào đối với Trung Quốc? Và đối với Việt Nam?

TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù có những đánh giá khác nhau về trữ lượng dầu khí của Biển Đông, nhưng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn vì đã được các quốc gia xung quanh khu vực khai thác sản xuất trong vòng 50 năm nay.

Đối với Trung Quốc (TQ) dầu khí của Biển Đông rất quan trọng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế TQ trong thời gian qua dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu năng lượng của TQ, kể từ 1988 phải nhập khẩu năng lượng để phát triển. Nhằm đa phương hóa nguồn cung cấp năng lượng, TQ đầu tư khai thác dầu khí ở các nước ngoài để đảm bảo an toàn năng lượng; nhưng kế hoạch này gần đây gặp nhiều khó khăn và tốn kém do tình hình chánh trị xáo trộn ở Sudan, Bắc Phi và Trung Đông và khối lượng dầu khí cung cấp từ kế hoạch đầu tư ở xứ ngoài giảm đi 80%.

Mặc khác trong nội bộ TQ, Bắc Kinh cũng bị áp lực của thành phần theo “chủ nghĩa dân tộc”, họ thúc đẩy TQ phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai thác Biển Đông. Lý do đưa ra là, vì trong khi TQ, nghe theo lời chỉ bảo của Đặng Tiểu Bình [“Để qua một bên những tranh chấp về chủ quyền và tiến hành đường lối cùng chung phát triển”], chưa lấy được một giọt dầu ở Biển Đông, thì Phi Luât Tân, Việt Nam tỏ ra bất cần và lợi dụng chủ trương hòa hoãn này mở rộng khu vực khai thác dầu khí ở Biển Đông và thu hẹp không gian bành trướng của chiến lược địa kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tóm lại quá trình công nghiệp hóa, những khó gặp phải trong kế hoạch đầu tư ở xứ ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến TQ chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.

Trong khi đó về phía Việt Nam, Biển Đông từ lâu đời có một giá trị địa chiến lược do vị trí cận kề với TQ, địa hình của xứ sở và từ những bài học lịch sử bị xâm lăng bởi ngoại bang từ phía Biển Đông. Nhưng trước 1975, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không hề nghĩ cũng như không biết là Biển Đông có một giá trị kinh tế to lớn. Ngay khi TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, nhà cầm quyền CS Bắc Việt vẫn thản nhiên, an tâm trong ảo tưởng về một thế giới đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản: “Ông Trung Quốc giữ quần đảo Hoàng Sa cho Ta”.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nam Bắc chấm dứt vào năm 1975, và tóm thu được gần như toàn bộ những tài liệu của Tổng Cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của Việt Nam Cộng Hòa và tiếp đến lấy được dầu khí từ Biển Đông, góp phần đáng kể vào khả năng xuất khẩu và phục hồi nền kinh tế Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN ngày càng nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế của Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

RFI : Chiến lược phát triển kỹ nghệ dầu khí của Trung Quốc và của Việt Nam ở Biển Đông đã được thực hiện như thế nào?

TS Huỳnh Long Vân: Trong những năm gần đây vì nhu cầu năng lượng nên Bắc kinh từ bỏ con đường ôn hòa, chủ trương “láng giềng tốt” với các quốc gia Đông Nam Á và chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra biển, ngang nhiên tiến hành thăm dò dầu khí trong các vùng biển còn đang tranh chấp, để theo kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) TQ trở thành “một cường quốc biển” và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để đóng góp 10% GDP. TQ đưa ra chỉ tiêu đến năm 2015 sẽ sản xuất 500.000 thùng dầu thô/ngày ở những vùng nước sâu 3.000m của Biển Đông và tăng lên 1 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Để hỗ trợ chiến lược này, Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ (CNOOC) một mặt hợp tác với các công ty ngoại quốc và mặt khác nghiên cứu phát huy kỹ năng cơ hữu để thực hiện mục đích đề ra.

Vào tháng 5/2012 CNOOC bắt đầu triển khai dự án khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu phía Đông Nam Hong Kong [thuộc Biển Đông nhưng không nằm trong vùng tranh chấp]. Trong thập niên 1990 TQ đã nhiều lần ngang nhiên thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone- EEZ) của VN, vào năm 1992 cùng với Crestone Energy của Hoa Kỳ khoan thăm dò khu Wan'an Bei-21, được TQ cho là nằm trong hải phận quần đảo Trường Sa của họ, nhưng thực ra là khu Tu Chính, Nam Côn Sơn của Việt Nam; và hai lần vào năm 1997 và 2004 đưa giàn khoan Kantan-3 khoan thăm dò lô 113 vào ngoài khơi Huế -Thừa Thiên. Gần đây và gây nhiều sóng gió nhứt là vào tháng 5 năm 2014, TQ đưa giàn khoan HD 981 đến khảo sát thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của Việt Nam.

Ngoài giàn khoan HD 981 CNOOC còn có các giàn khoan nước sâu khác như NanHai VIII và NanHai IX; thêm giàn khoan HD 982 đang được tạo dựng và sẽ hoàn tất vào năm 2016. CNOOC còn tiến hành kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi để thiết lập các nhà máy nổi trị giá hàng tỷ Mỹ kim để khai thác và hóa lỏng khí đốt (Floating Liquefied Natural Gas-FLNG) lấy ở vùng nước sâu của Biển Đông.

Đây là những dấu hiệu cho thấy sớm muộn gì TQ cũng sẽ tiến hành kế hoạch khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Còn về phía Việt Nam, ngay sau khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/04/1975, ngày 12/5/1975, đoàn Địa chất 36 B của nhà cầm quyền CS Bắc Việt vào tiếp thu Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của Việt Nam Cộng Hòa lấy được hầu như toàn bộ các tài liệu của các công ty dầu khí nước ngoài để lại. Những tài liệu này khẳng định thềm lục địa Nam Việt Nam có dầu và tiềm năng rất lớn. Vì thế, liền sau đó Bộ Chánh trị đảng CSVN họp tại Sài Gòn vào tháng 7/1975 thông qua Nghị quyết số 244-NQ/TW và tiếp đến Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20/8/1975 đưa ra Quyết nghị số 33-QN/QH/K5, và vào ngày 3/9/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.

Vào tháng 7/1988, Bộ Chánh Trị thông qua Nghị Quyết số 15-NQ/TW vạch ra đường hướng phát triển kỹ nghệ dầu khí để trở thành một kỹ nghệ có giá trị kinh kế và kỹ thuật góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

Quốc hội khoá 7 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vào năm 1991 cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ nghệ dầu khí trong “Chiến lược ổn định Xã hội-Kinh Tế...”. Trong khung cảnh đó, kỹ nghệ dầu khí phát triển và PetroVietNam ký nhiều hợp đồng với các tổ chức dầu khí quốc tế để khai thác dầu khí, trước tiên ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam.

- Đến tháng 9/2009 tổng khối lượng dầu sản xuất của Việt Nam đạt được 300 triệu tấn hầu hết từ Biển Đông. Đầu thập niên 2010 PetroViệtNam trở thành Tập đoàn lớn nhứt của Việt Nam, dầu khí sản xuất có giá trị tương đương 20% GDP và đóng góp 25-30% nguồn thu nhập của quốc gia.

- Sau đó từ năm 2008 PetroViệtNam mở rộng kế hoạch khai thác ở hai thềm lục địa Bắc và Nam, và hợp tác với các công ty ngoại quốc thăm dò dầu khí ở vùng trũng Phú Khánh, Trung phần Việt Nam để bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam.

RFI: Về mặt ngư nghiệp, hai nước đã xây dựng và phát triển các đội ngư thuyền đánh bắt xa bờ như thế nào?

TS Huỳnh Long Vân: Về phía Trung Quốc hiện có khoảng 300 đến 500 tàu thường trực đánh bắt cá ở Biển Đông. Nhưng TQ cũng đầu tư ào ạt để nâng cấp khả năng đánh cá xa bờ của họ. Tháng 5/2012 Trung Quốc hạ thủy và triển khai tàu HaiNan Baosha 001, có thể xem như một hạm đội của lực lượng hải quân, vì đây là một nhà máy chế biến thủy sản di động có trọng tải 32 ngàn tấn, cùng với 1 tàu dầu trọng tải 20 ngàn tấn, 2 tàu vận tải đông lạnh 10 ngàn tấn và 3 tàu bảo đảm tổng hợp ra Biển Đông để tăng cường đội tàu đánh cá hiện có. Đội tàu hùng hậu này sẽ giúp TQ khai thác, biến chế hải sản, đồng thời thực thi quyền tài phán, dùng sức mạnh của đông đảo tàu thuyền để áp đảo đối phương phải tuân thủ luật biển của họ và xác quyết chủ quyền.

Về phía Việt Nam, ngư nghiệp phát triển cũng nhờ có Biển Đông, nơi không chỉ dồi dào về khối lượng mà còn phong phú với rất nhiều loại cá, đứng đầu thế giới. Đánh bắt cá xa bờ trở thành kỹ nghệ thủy sản nồng cốt của Viêt Nam.

Cũng như kỹ nghệ dầu khí, ngành ngư nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển Xã hội - Kinh tế của Việt Nam. Đây là chủ trương của CHXHCNVN, nhận thấy qua các Nghị quyết và chánh sách:

- Trong Đại hội đảng lần thứ VII vào năm 1991, “Chiến lược ổn định phát triển Kinh tế-Xã hội đến năm 2000 được thông qua, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng tàu thuyền khai thác vùng biển xa.
-
- Hai năm sau đó, là Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” nhấn mạnh đến việc cần phải nâng dần tỷ trọng đánh bắt xa bờ. Và để thực thi kế hoạch này, vào tháng 4/1997 Ủy ban Chỉ đạo Liên Bộ được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ tài chánh cho ngư dân đóng các tàu đánh cá có khả năng hoạt động hữu hiệu ngoài khơi.

Từ 2001 đến 2010, số lượng tàu đánh cá có công xuất ≥ 90 mã lực thích hợp cho đánh bắt xa bờ tăng lên gấp 4 lần từ 6.005 đến 24.970 và đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên đến 28.000. Và chỉ tiêu đánh bắt được đề ra từ năm 2020 trở đi là 1,4 triệu tấn/năm, tương đương với 64% tổng sản lượng thủy sản thu hoạch của toàn quốc.

Ngoài những lợi ích thiết thực trên, đánh bắt cá ở ngoài khơi, xung quanh khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là một hình thức thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam, theo như tinh thần của Quyết định số 1445/QĐ-TTg, 16/8/2013 “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

RFI: Theo ông, trong tương lai, việc gia tăng thăm dò khai thác dầu khí, cũng như đánh bắt cá trên Biển Đông sẽ khiến vùng này thêm căng thẳng?

TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù TQ hiện đã thay đổi thái độ từ hằn học răn đe lúc ban đầu (khi đưa giàn khoan HD 981 vào vùng EEZ của VN), nay ngoài mặt đấu dịu với Việt Nam. Tuy nhiên tham vọng bá quyền của TQ ở Biển Đông vẫn còn nguyên đó, vì TQ vẫn tiếp tục vi phạm những quy ước của văn kiện “Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông” (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea-DOC) như dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong vùng tranh chấp, ngang nhiên làm thay đổi diện mạo địa hình của Biển Đông [ bồi đắp mở rộng các bãi đá ngầm để làm ra các đảo nhân tạo, xây dựng bến cảng có khả năng tiếp nhận các chiến hạm, thiết lập các phi trường quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để củng cố tiềm năng quân sự trong chiến lược xác quyết chủ quyền ở Biển Đông].

Với những giàn khoan nước sâu sẵn có, trong tương lai và ở bất cứ thời điểm nào, chắc chắn TQ sẽ tiến hành những kế họach khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu đang tranh chấp ở Biển Đông, và với đội tàu đánh cá đông đảo được bảo vệ bởi lưc lượng bán quân sự hùng hậu, TQ sẽ tiếp tục đánh bắt cá trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam.

Do đó tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng do tranh chấp chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc và đây là vấn đề an ninh lớn nhứt hiện nay ở Á châu kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Để đối phó, Việt Nam nâng cấp lực lượng Hải quân và vào năm 2008 thành lập đội Cảnh sát Biển có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với Hải quân Việt Nam và PetroViệt Nam để bảo vệ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam và “kiên quyết” ngăn chặn các quốc gia hải ngoại (trong đó có Trung Quốc) áp đặt các giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam; ngoài ra Cục Kiểm ngư, trực thuộc Tổng Cục Thủy sản cũng được thành lập với kế hoạch canh giữ tài nguyên biển và bảo vệ ngư dân Việt Nam không để các tàu xứ ngoài xâm nhập phi pháp đánh bắt hải sản trong hải phận Việt Nam.

Gần đây với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Việt Nam sẽ có thêm nhiều tàu tuần tra, cũng như việc Hoa Kỳ tháo gở một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương sẽ giúp cho Việt Nam có thêm khả năng để đối đầu với TQ trong tranh chấp Biển Đông.

Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1/32 của TQ và khả năng của quân đội Việt Nam thua TQ 20 bực, và Việt Nam lại theo đuổi đường lối ngoại giao quốc phòng 3 Không, nên không có một đồng minh hùng mạnh về quân sự đứng bên cạnh, vậy thử hỏi Việt Nam có đủ khả năng bảo toàn lãnh hải không?

RFI: Vì sao Trung Quốc không sử dụng những lợi thế về kinh tế để trừng phạt VN trong tranh chấp Biển Đông?

TS Huỳnh Long Vân : Trước đây, trong những tranh chấp lãnh hải với Phi Luật Tân và Nhựt Bản, TQ đã sử dụng lá bài kinh tế để gây khó khăn cho hai quốc gia kình chống, tuy nhiên trong trường hợp ở Biển Đông với Việt Nam, [tiếp theo sự việc TQ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí và gặp những phản đối quyết liệt của CHXHCNVN], đến nay ngoài việc kêu gọi người Hoa không đi du lịch ở Việt Nam, cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu những dự án mới tại Việt Nam, chưa thấy Trung Quốc đưa ra quyết định cắt giảm hay gián đoạn giao thương với Việt Nam.

Phải chăng do mối giao thương gắn bó giữa 2 quốc gia vốn dĩ có lợi cho TQ nên TQ không sử dụng vũ khí kinh tế để trừng phạt Việt Nam? Điều này không hẳn đúng vì tổng kim ngạch giao thương hai chiều giữa hai quốc gia không đáng kể với TQ vì chỉ bằng 1.06% trị giá giao thương hai chiều của TQ trên toàn thế giới.

Thông thường trong quan hệ giao thương giữa hai nước, bên có nền kinh tế ít phụ thuộc hơn sẽ lợi dụng ưu thế của mình để ép buộc quốc gia đối tác nhận nhượng về kinh tế và/hay chánh trị và đây chính là trường hợp Việt Nam đang gặp phải với TQ trong mối giao thương gây thâm thủng ngày càng sâu đậm và tai hại cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng TQ không sử dụng lợi thế này để đưa ra những quyết định từng áp dụng với Phi Luật Tân và Nhựt Bản, là điều khá ngạc nhiên.

Tuy nhiên những phân tích về bản chất và cấu trúc của chánh sách thương mại-đầu tư đa phương của Việt Nam cho thấy TQ không thể [chẳng phải không muốn] sử dụng ván bài kinh tế để trừng phạt Việt Nam vì hiểu rằng không đem lại kết quả mong muốn, do TQ không phải là quốc gia duy nhứt trên thế giới cung cấp những nguyện phụ liệu cần thiết trong chế xuất của Việt Nam. Hơn thế nữa TQ cũng không phải là một thị trường quan trọng tiêu thụ những mặt hàng xuất khẩu, loại cộng nghệ cao lẫn phẩm chất thấp của Việt Nam; nhưng chính những thị trường tiêu thụ của Hoa Kỳ, E.U. Nhựt Bản và nguồn vốn đầu tư FDI của các quốc gia có nền kỹ nghệ tân tiến như Nhựt Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các công ty quốc tế đa quốc gia (MultiNational Corporations-MNC’s) mới là quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Đứng trên phương diện chánh trị và ngoại giao, việc Bắc Kinh sử dụng kinh tế để trừng phạt Việt Nam, sẽ gây ra những mất mát cho Bắc Kinh. Vì đứng bên lề cuộc tranh chấp này có một số quốc gia đang ân cần như Hoa Kỳ, E.U và Nhựt Bản sẵn sàng muốn nắm lấy cơ hội lôi kéo Việt Nam về phe mình và Hoa Thịnh Đốn dứt khoát cho thấy Hoa Kỳ đang quay trở lại khu vực Á châu-Thái Bình Dương điển hình qua “Chiến lược Xoay trục” và “Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership-TPP).

Nói như thế không có nghĩa giờ đây Việt Nam đã vững vàng, hội đủ điều kiện để đối đầu với bất cứ hình thức trả đủa kinh tế nào của TQ trong những tranh chấp về chủ quyền biển đảo.

Trong nhiều năm qua, các công ty quốc tế đa quốc gia (MNC’s) và các nhà đầu tư xứ ngoài bày tỏ sự mong đợi VN tái cấu trúc nền kinh tế, cải tiến các chương trình giáo dục-đào tạo, để môi trường kinh doanh ở VN trở nên thuận lợi hơn. Vì thế nếu Việt Nam thất bại hay chần chờ trong cải cách, không đáp ứng những đòi hỏi thiết thực và xây dựng này thì rất có thể các công ty đa quốc gia và những nhà đầu tư nước ngoài mất dần niềm tin vào tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam và từ đó có thể vứt áo ra đi. Điều này sẽ phá vỡ “những chiến lược giảm dần những lệ thuộc kinh tế hiện thời và trong tương lai đối với Trung Quốc” và từ đó Việt Nam không còn đủ khả năng để bảo toàn lãnh hải ở Biển Đông.

Cũng trong mục đích cải thiện môi trường làm ăn, thiết tưởng Hà Nội cần củng cố mối giao hảo với Hoa Thịnh Đốn và Việt Nam phải nắm lấy cơ hội để trở thành một thành viên của TPP, vì đây là một hiệp ước mậu dịch tự do, tạo điều kiện để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế và tăng trưởng nhanh chóng, đưa công nghiệp Việt Nam vượt lên trong bực thang giá trị của chuỗi sản xuất, bên cạnh những lợi ích từ việc giảm thiểu thuế xuất nhập khẩu.

Sau cùng Việt Nam không thể dựa vào ASEAN để đa phương hóa vấn đề Biển Đông vì ASEAN rất phân cực do mâu thuẫn về lợi ích của các quốc gia thành viên, trong khi đó Việt Nam còn theo đuổi đường lối ngoại giao quốc phòng 3 KHÔNG vì thế trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với TQ ở Biển Đông, Việt Nam không thể đối đầu với TQ, một quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn gấp 32 lần, và lực lượng quân sự hùng mạnh hơn 20 bực.

Đây cũng là một trong nhiều lý do để Việt Nam tích cực đàm phán gia nhập TPP, vì ngoài những lợi ích kinh tế, TPP còn là nhịp cầu góp phần tạo dựng những giá trị rất có ý nghĩa của “Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” giúp Việt Nam thoát khỏi những lệ thuộc với Trung Quốc về kinh tế lẫn chánh trị và củng cố khả năng quân sự bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân.

http://www.rfi.fr/radiofr/podcast/podcast_VI_MAGEC.xml

Mới khánh thành, nền gạch tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng bị vỡ

Q.Vinh | 31/03/2015 15:52

Theo chủ đầu tư, vị trí vỡ nằm ở khe nhiệt dễ bị co giãn, do làm sân khấu khiến gạch bị vỡ chứ không phải do chất lượng công trình kém!


Sau 1 tuần diễn ra lễ khánh thành, phần gạch trước mặt tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng bị vỡ, bong tróc.

Sáng 31-3, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam (chủ đầu tư dự án), đã cho công nhân sửa lại nền gạch bị vỡ tại công trình tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
Có mặt tại đây, chúng tôi ghi nhận có hơn 15 công nhân đang tháo những viên gạch bị bong tróc để thay vào những viên gạch mới.
Tiếng máy cắt gạch rền vang giữa bầu trời nắng gắt.
Trong khi đó, nhiều du khách đến tham quan tỏ ra ngạc nhiên vì theo thông tin họ biết thì công trình đã khánh thành, không hiểu sao vẫn có nhiều công nhân làm việc.
Những công nhân làm việc ở đây cho biết việc sửa chữa sẽ được hoàn thành ngay trong ngày 31-3.
Trước đó, trong buổi họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vào chiều 30-3, trả lời báo chí, ông Nguyễn Như Công, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam - thừa nhận thực tế có việc gạch bị vỡ, bong tróc tại hồ nước gắn kết với khối tượng đài.
2 vị trí bị vỡ, bong tróc nằm ở 2 khe nhiệt.
Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài
Gạch bị bong tróc một đường dài phía dưới chân tượng đài
Ông Công giải thích, theo thiết kế, đây là một hồ nước có hình bán nguyệt gắn kết với chân tượng đài.
Vào ngày tổ chức lễ khánh thành, ban tổ chức đã tiến hành hút nước để làm sân khấu.
Trong quá trình làm, xe chở vật liệu chạy vào cũng như do lượng người quá đông đã gây co giãn ở khe nhiệt dẫn đến việc gạch bị bong tróc, chứ không phải do chất lượng công trình kém.
“Sau khi sửa lại, công trình sẽ đẹp như cũ mà không gây phản cảm!” – ông Công khẳng định.
 Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3
Nhiều công nhân sửa gạch bị vỡ trong sáng 31-3
Ông Công cũng cho biết thêm, mặc dù đã làm lễ khánh thành nhưng hiện tại công trình vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, phải đến tháng 7-2015 mới chính thức được bàn giao.
Theo Người lao động

Rầm rộ lộ hàng

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Chưa có năm nào như năm Con Dê. 2015, mới vào quí một, đã rầm rộ lộ hàng.

Trước hết, tác giả mở đóng ngoặc để xin các em chân dài bị tật bẩm sinh hay cố tình ăn mặc cẩu thả, then cài sơ xuất, nếu liếc qua cái tựa bài, đừng hiểu lầm người mổ xúc phạm đến danh dự các em. Không, đối với kẻ hèn này, việc các em để lộ hàng trời cho của các em còn "đẹp" chán, so với không ít kẻ vải che kín bưng mấy lớp, mũ đội hia mang đàng hoàng, để lộ những thứ hàng dân chẳng ai ưa. Đó mới là những cú để lộ hàng tác giả/ đề cập đến.

Hàng bị lộ đầu năm là Nguyễn Bá Thanh nằm chờ chết hay có khi đã chết ở bệnh viện bên Mỹ rồi chở về Đà Nẵng nhưng vẫn "Tau có chi mô", như lời của ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam kể lại khi đến thăm ngài "Hốt Tất Liền". Rồi hết phái đoàn nọ sang phái đoàn kia do Chủ tịch nước Tư Sâu, Thủ tướng Ba Ếch, Chủ tịch Quốc Hội (chỉ thiếu Tổng bí thư Bú Lí) đến thăm “Anh ấy tỉnh táo hơn, nói chuyện rõ ràng, việc ăn uống chia làm nhiều bữa và anh thấy ngon miệng. Trông anh ấy khá hơn rất nhiều so với tối 9/1 khi vừa trải qua chuyến bay dài. Ai cũng mừng vì thể trạng của anh Thanh có dấu hiệu tốt để tiến tới điều trị tấn công”, nhưng chẳng hề có một tấm hình nào chụp bệnh nhân. Thứ hàng bô láo; đúng là "như vẹm".

Hàng bị lộ kế tiếp là Vũ Khiêu, "đương đại quốc sư " bị vạch mặt chôm nguyên vẹn một câu thơ của đại thi hào Lý Bạch trong bài thơ "Thanh Bình điệu": "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" để làm câu đối tặng cô hoa hậu Kỳ Duyên; và ý "nhạy cảm"của câu thơ trên lại khiến không ít người thắc mắc, tên ông là Vũ Khiêu hay là Vũ Khiêu Dâm. Món hàng mang nhãn "Quốc sư", nhưng ruột bị lộ là đồ Quốc nhục.

Quả lộ hàng thứ ba là ngai vàng tại gia của cựu cu Tổng Nông Đức Mạnh. Người ta bảo cu Mạnh là chiến lợi phẩm của cụ Hồ cùng cháu tên Ngát được bác đổi thành Trưng - hành quân trong hang Pắc Bó, chẳng biết có đúng không, nhưng thấy ông giống cha già DT ở chỗ khi nào cũng dạy dỗ cán bộ đảng viên phải cần kiệm liêm chính, nghèo cái nghèo trước của dân, đói cái đói trước của dân; dân là ông chủ bà chủ, đảng viên là anh đầy tớ, chị đầy tớ. Thế mà Tết vừa rồi có anh nhà báo trác lạc đi thăm "đầy tớ" cho biết sự tình, chụp được mấy bức hình trong nhà đầy tớ, Dân mới bật ngửa ra con "ông cụ" đúng là Nông Đức nhưng Mạnh Vàng quá xá cỡ. Mới đầu năm con Dê, mà chú Lừa Cả Đỏ đã lò mặt để lộ hàng quá sớm, làm khổ anh nhà báo chưa gì đã phải lôi vội hình ngai vàng hoành tráng của vị cựu chóp bu giai cấp "Vô Sản đoàn kết lại" mà hốt sạch của Dân; phen này lại bỏ bu anh nhà báo của nước XHCN tự do dân chủ gấp triệu lần thiên hạ.

Hàng bị lộ thứ tư làm người ta nhớ đến "trồng cây nhớ bác" năm xưa. Đó là việc đốn đồng loạt 6.700 cây trong TP Hà Nội. Cây cao bóng cả, là bóng mát khi trời nắng nóng, là ô dù lúc trời mưa, là lá phổi của thị dân đô hội, là góp công làm đẹp những con đường tình ta đi, là một phần đời gắn bó của con dân đất Hà Thành. Cây đứng đó qua bao thế hệ không phải tự dưng mà có, nhưng nhờ bao công của sức người... Bổng dưng bị người về từ rừng rú đốn chặt bạt mạng như chốn không người. Bị người Hà Nội hỏi cớ sao lại chặt, trả lời rằng cây đã già, bị lủng ruột, phải đốn đi để thay thế. Nói rỗng ruột, nhưng những thân cây bị cắt khúc chưa chở đi kịp nằm ngổn ngang kia khoanh nào cũng đẩy đà tròn trịa đỏ tía hoen màu máu đào. Hàng bị lộ, dân kêu; họp báo trả lời không được, Phó Chủ tịch TP Hà Nội bèn phải tháo chạy lấy thân con lừa...

Và còn bao nhiêu thứ lộ hàng nữa, trên sân khấu Nhà hát Búa Liềm do đám diễn viên tốt nghiệp từ trường kịch nghệ Hang Pắc Bó?


Cam Ranh Bay - rượu mời không uống

Lê Minh Nguyên (Danlambao) - VN cần xoay 180 độ việc sử dụng vịnh Cam Ranh trong tương quan Nga và HK. Nga là quyền lực đang suy, vùng cận Nga và biên cương còn không giữ nỗi. HK vẫn là siêu cường số một trong thế kỷ 21 và đã định hình vị thế giàu mạnh của họ ở CA-TBD, đã chấm Subic Bay và vịnh Cam Ranh chung lại là căn cứ quân sự của họ. Điều này có lợi cho VN trong việc bảo vệ Biển Đông nói riêng và an ninh đất nước nói chung. Một dân tộc thông minh thì không thể làm những quyết định để gây bất hạnh cho các thế hệ tương lai của nòi giống VN mình.


*

Có một câu chuyện vui: hai người bạn thân rủ nhau đi dạo trong rừng, một người là sinh viên xuất sắc trong trường, môn nào cũng điểm A, người kia không học hành nhưng hết sức khôn ngoan đường phố. Hai người mải mê đi và trò chuyện thì thình lình một con gấu/grizzly khổng lồ xuất hiện phía trước, đứng trên hai chân chờ. Anh sinh viên sợ xanh mặt, run bần bật hỏi "Làm sao? Làm sao bây giờ?" Anh đường phố không trả lời mà ngồi xuống cởi giày ống đi rừng ra, lấy giày bata chạy bộ mang vào. Anh sinh viên thấy vậy hỏi "Bộ mày nghĩ mày chạy nhanh hơn con gấu sao?" Anh đường phố trả lời "Tao không nghĩ tao chạy nhanh hơn con gấu, nhưng tao nghĩ tao chạy nhanh hơn mày".

Nhưng nếu một người vừa có khôn ngoan đường phố vừa có khôn ngoan học đường thì đó không phải là một người dở và ta không nên đánh giá thấp bản lãnh của anh ta. Hai năm còn lại của một tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ thường được xem là vịt què/lame duck, không thể đưa ra được sáng kiến táo bạo hay làm được những việc gì lớn có ý nghĩa. Điều này đúng, nhất là khi cả hai viện quốc hội đều nằm trong tay của đối lập. Cho nên những gì mà TT Obama chưa thông qua được ở quốc hội, nhất là những vấn đề đối nội như di trú, môi trường... hay đối ngoại như Iran, Do Thái, Syria...

Tuy nhiên, trong vấn đề xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thì hoàn toàn khác, vì nó đã được khởi xướng từ lâu và được cả hai đảng nhiệt tình ủng hộ, cho dù sau TT Obama là tổng thống Dân Chủ hay Cộng Hòa. Đơn giản vì tất cả họ coi thế kỷ 21 (TK21) là thế kỷ của CA-TBD và sự giàu thịnh của HK trong TK21 là ở vùng này. Phần lớn lịch sử của TK 21 được viết ở vùng CA-TBD.

Chính ông Obama cũng nói là ông không ngần ngại để có những quyết định mạnh mẽ trong hai năm còn lại, như ông đã làm với Cuba, đang làm với Iran, và ngay trong vấn đề gai góc của đối nội là di trú với lệnh hành pháp cho phép hằng triệu người di trú bất hợp pháp được ở lại HK.

Trong vấn đề xoay trục, rõ ràng ông có hai động lực lớn để làm nhanh, làm mạnh cho nó có kết quả cụ thể khi ông bước xuống cuối năm 2016. Đó là (1) ông cần để lại một điểm son, một chỗ đứng tốt/legacy trong lịch sử HK, và (2) tạo sự dễ dàng cho tổng thống tiếp nối ông triển khai, mà không phải lo ngại mất phiếu cử tri, rồi tránh né những quyết định khôn ngoan nhưng nhạy cảm.

Nhiều người có khuynh hướng đánh giá thấp bản lãnh của ông Obama, một người có sự khôn ngoan đường phố thuở thiếu thời và được giáo dục Harvard khi vào đại học. Ông có cả hai thứ và đã hạ gục Bin Laden, đã xoay chuyển nền kinh tế HK, đã giảm mức thất nghiệp, đã khôi phục lại cảm tình của thế giới đối với HK, đã trừng phạt hiệu quả ông Putin và bây giờ đang rất quan tâm đến vấn đề xoay trục, mà ta rất dễ dàng để nhận ra là: nhu cầu sử dụng vịnh Cam Ranh và cách giải quyết.

Ông bộ trưởng quốc phòng HK lúc trước, Leon Panetta, đầu tháng Sáu 2012 viếng vịnh Cam Ranh không phải để đi chơi. Sách Trắng Quốc Phòng HK đã nêu rõ chủ trương chiến lược cần chỗ không xây tổ/places not bases để vừa ít tốn kém vừa tránh những nhạy cảm chính trị với quốc gia sở tại. HK có đội máy bay ném bom B-2 hùng mạnh đồn trú ở Whiteman Airforce Base, tiểu bang Missouri trong nội địa HK nhưng có thể xuất hiện 'bất cứ lúc nào' và 'bất cứ ở đâu' trên toàn thế giới nên khả năng phóng lực vẫn vậy nhưng nhu cầu căn cứ bên ngoài thì ít nặng nề hơn. Tuy nhiên về hải cảng quân sự, ông Panetta đã nói rõ rằng việc sử dụng được các hải cảng ở Thái Bình Dương là chìa khóa trong chiến lược của HK (reut.rs/19oPhYl).

Người viết từng có dịp sinh hoạt với một viện thinktank về an ninh quốc gia của HK (BENS), khi giao tiếp với các giới chức cao cấp chính trị, quân sự và tình báo, trong câu chuyện riêng tư họ thường nói rằng "HK xem thế giới là một bàn cờ chess vĩ đại và chúng ta phải di chuyển những quân cờ" và "HK là siêu cường lãnh đạo thế giới, do đó chúng ta phải lo việc lãnh đạo, cho dù có nhiều người không thích".

Khi HK cần 'di chuyển quân cờ' và 'lo việc lãnh đạo' ở CA-TBD thì trở lực sẽ bị đẩy sang một bên để dọn đường. Các 'quân cờ' cần khôn ngoan để lèo lái con thuyền đất nước của mình tiến nhanh khi gió thuận và biết zigzag khi gió ngược để không làm con tốt thí mà làm con tốt qua sông chiếu tướng.

Phi Luật Tân có vịnh Subic Bay và Việt Nam có vịnh Cam Ranh. Nhìn vào vị trí địa chiến lược của cả hai vịnh trong Biển Đông thì nó hết sức có ưu thế tự nhiên, một vịnh ở bìa đông và một vịnh ở bìa tây, và cả hai đều kiểm soát hai đầu nam/bắc. Cam Ranh là một cảng nước sâu thiên nhiên, nằm cạnh các xa lộ hàng hải huyết mạch và quần đảo Trường Sa. Nó được coi như quân cảng số một của Á Châu, kiểm soát vùng nối hai biển Ấn Độ Dương và TBD. Nó có thể chứa vài trăm hàng không mẫu hạm cùng một lúc và nhiều tàu hạng nặng khác. Sau khi HK rút quân và CS chiếm Miền Nam, Nga đã thuê nó năm 1979 với thời hạn 25 năm, nhưng đã rút ra năm 2002, sớm hơn 2 năm.

Ông Robert D. Kaplan trong quyển Chảo Nước Sôi Châu Á/Asia's Cauldron (p. 62) dẫn lời ông Ian Storey của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore rằng: mong muốn kín đáo của VN trong việc tân trang Vịnh Cam Ranh là "để tăng cường quan hệ quốc phòng với HK và tạo dễ dàng cho sự hiện diện quân sự của HK ở Đông Nam Á như một lực thăng bằng sức mạnh đang lên của TQ". Ông Kaplan nói Cam Ranh đóng một vai trò hoàn hảo trong chiến lược cần chổ không xây tổ của Ngũ Giác Đài, nơi mà máy bay và tàu chiến Mỹ có thể thường xuyên viếng các viễn cảng quân sự của nước bạn để bảo trì và nhận tiếp liệu mà không cần phải có căn cứ quân sự chính thức để bị nhức đầu do nhạy cảm chính trị. Theo ông Kaplan, Cam Ranh và Subic Bay của Phi là hai cảng mà HK dùng để thay phiên nhau phục vụ các chiến hạm của HK, có nghĩa là cả hai đều không phải là căn cứ của HK, nhưng cả hai cộng lại làm nên một căn cứ của HK (p. 131).

Trên chiến hạm USNS Richard Byrd, ông Panetta nói rằng HK và VN "có một mối quan hệ phức tạp, nhưng chúng ta không để lịch sử cột buộc. Chúng ta muốn tìm những cách để mở rộng mối quan hệ," "các tàu hải quân HK được sử dụng cảng này là một phần chủ chốt" của những mối quan hệ HK-VN. Ông Panetta cũng cho rằng những tàu tiếp liệu của HK sử dụng Cam Ranh và các cơ sở sửa chữa thì không chỉ quan trọng về mặt tiếp vận/logistic mà còn quan trọng về các ý nghĩa/implications chính trị. Nó sẽ cho phép HK đạt được mục đích ở CA-TBD và đưa quan hệ với VN lên một tầm cao mới (1.usa.gov/1HSb1az).

Nếu đầu tháng Sáu 2012 ông Panetta viếng VN với các tín hiệu như vậy thì chỉ một tháng sau, tức tháng Bảy, VN đáp lễ bằng cách phái Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đi Nga và cho ra kết quả là Nga được thiết lập cơ sở sửa chữa hải quân ở Cam Ranh. Trong khi TQ cứ lấn sân ở Biển Đông thì Nga ở thế ngư ông, vừa bán hàng cho VN vừa tạo sự hiện diện dù yếu ớt, chẳng giúp gì về an ninh cho VN cả, vì ngu sao mà giúp khi TQ là một khách hàng ngon ăn hơn.

Tháng Ba 2013, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu Shoigu viếng VN, hối thúc đồng nhiệm Phùng Quang Thanh chấp thuận việc xây nhà nghỉ/resort 5 sao cạnh Cam Ranh cho lính Nga, GS Carl Thayer nhận xét "Trong khi Nga trên danh nghĩa không lập căn cứ vì do nhạy cảm từ phía VN, nhưng thực tế là họ đang tạo sự hiện diện lâu dài - và sự hiện diện này đòi hỏi máy bay và tàu chiến thuờng xuyên lai vãng" (bit.ly/19oNAKp).

Nga đang trong tiến trình xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo-class cho VN, các chuyên viên Nga cần đóng ở Cam Ranh để huấn luyện đội thuỷ thủ tàu ngầm VN. Có lợi thế này, Nga ép VN nhượng quyền đặc biệt tiếp cận Cam Ranh cho họ, trong khi VN cần Nga hơn là Nga cần VN, một sự cần sai chỗ.

Tháng Mười Một 2014, Việt Nam ký với Nga một thỏa ước để Nga dễ dàng sử dụng vịnh Cam Ranh. Theo đó, các chiến hạm Nga chỉ cần thông báo trước khi vào, không hạn chế bao nhiêu lần, trong khi HK và các nước khác chỉ được vào mỗi năm một lần (bit.ly/19oOyGK). Hơn nữa, các chiến hạm Mỹ trong thời gian qua chỉ cập được cảng Đà Nẵng. Sắp xếp này rõ ràng là có vấn đề.

Sự kiện hôm 11 tháng Ba 2015, HK công khai lên tiếng rằng VN đã cho Nga sử dụng Cam Ranh để máy bay chở xăng Il-78 tanker tiếp xăng trên không trung cho máy bay bomber chiến lược Tu-95MS Bear có khả năng mang bom nguyên tử đe dọa đảo Guam của HK, qua sự xác nhận của tướng Bộ Binh TBD Vincent Brooks (bit.ly/1yg8l1B), thì đó là giọt nước làm tràn ly. Nó làm cho VN, qua Đại Sứ Phạm Quang Vinh trong hội thảo CSIS hôm 24/3/2015, phải thanh minh thanh nga rằng VN không chủ trương cho một nước nào khác sử dụng các căn cứ quân sự của mình để đe dọa một nước thứ ba. Nhưng rõ ràng VN đã vi phạm cái không thứ ba trong chính sách "3 không" mà tướng Nguyễn Chí Vịnh ra rã rao để xoa bóp TQ. Những ứng xử này đi ngược quyền lợi dân tộc, làm chậm tiến trình và phạm vi cộng tác quốc phòng HK-VN.

BT Quốc Phòng Nga xác nhận đã dùng máy bay Il-78 tankers để tiếp xăng cho Tu-95MS Bear bombers, cất cánh ở căn cứ Trung Đông, từ hồi tháng Giêng 2014 và sau đó.

Tướng Vịnh từng nói ủng hộ sự hiện diện của quân đội HK trong vùng miễn là nó đóng góp vào sự hòa bình của khu vực. Vậy mà Nga hiện diện không hòa bình ở Cam Ranh thì được, còn HK hiện diện hòa bình thì không được, tại sao?

TQ trông kín đáo có vẻ hỗ trợ Nga vì có cùng chung mục đích là thách thức vai trò lãnh đạo thế giới của HK. TQ càng vui hơn khi thấy chuyện máy bay Nga làm phức tạp thêm mối quan hệ HK-VN. Từ sai lầm này qua sai lầm khác, CSVN đang cắn cái tay đem thức ăn đến cho mình.

Chuyến đi HK của TBT Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng Năm 2015 (sau khi đi TQ vào 17-20 tháng Tư) là một chuyến đi không dễ dàng của phe bảo thủ thân TQ, phe này như một sinh vật đang bị đe dọa sắp tuyệt chủng. Bởi vì thân TQ và đi chầu TQ trước để nhận sự chỉ giáo, cho nên Trọng đa phần sẽ không chịu uống rượu mời, không mở Cam Ranh cho HK để làm mất lòng TQ, không dám hạn chế máy bay Nga để làm mất lòng Nga và các hợp đồng mua vũ khí bị trở ngại. Hậu quả trong bang giao là việc HK dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương sẽ không xảy ra, mà chỉ xem xét từng trường hợp một, cùng sự mất trớn trong việc hợp tác quốc phòng HK-VN. Hậu quả trong nội bộ đảng CSVN là phe muốn ngả về HK có thể loại hẳn phe thân TQ trong Đại Hội 12, hay gay cấn hơn, là một sự thanh trừng lẫn nhau. Liệu có ai nghĩ rằng khi siêu cường lãnh đạo thế giới cần di chuyển một quân cờ chiến lược thì sẽ làm gì khi bị cản trở hay không? - Không có giải pháp dễ dàng cho CSVN.

Tác giả Mu Lao trên báo TQ Huanqia hôm 17/3/15 viết rằng Hà Nội đang cầm mồi Cam Ranh lắc qua lắc lại trước mặt hai quyền lực đang thèm chảy nước bọt. Lao cho rằng VN vừa khổ vừa sướng, khổ vì không biết phải giải quyết làm sao với HK, sướng vì dùng vịnh Cam Ranh để mặc cả với Nga và HK. Lao nói rằng TQ cần quan tâm theo sát các động thái của HK và VN trong vấn đề Cam Ranh, dù HK-VN thỏa thuận công khai hay kín đáo. Điều này cho thấy phe bảo thủ của ông Trọng không có nhiều khoảng trống chung quanh để xoay trở (bit.ly/1E88R8X).


VN cần xoay 180 độ việc sử dụng vịnh Cam Ranh trong tương quan Nga và HK. Nga là quyền lực đang suy, vùng cận Nga và biên cương còn không giữ nỗi. HK vẫn là siêu cường số một trong thế kỷ 21 và đã định hình vị thế giàu mạnh của họ ở CA-TBD, đã chấm Subic Bay và vịnh Cam Ranh chung lại là căn cứ quân sự của họ. Điều này có lợi cho VN trong việc bảo vệ Biển Đông nói riêng và an ninh đất nước nói chung. Một dân tộc thông minh thì không thể làm những quyết định để gây bất hạnh cho các thế hệ tương lai của nòi giống VN mình.

30/3/2015






Việt Nam ‘sập bẫy’ Trung Quốc trong vụ bauxite Tây Nguyên?

Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
VOA Tiếng Việt
31.03.2015
Một loạt các tờ báo ở trong nước dẫn lời các chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, nói tại một cuộc hội thảo rằng TKV bị “sập bẫy” vì đã “bỏ qua việc thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ.”

Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về nhận định đăng tải trên báo chí Việt Nam.

"Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói."-Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam.
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên Bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì trang mạng đó, nói với VOA tiếng Việt về những thông tin trên báo chí Việt Nam:

"Có thể có những nhóm này và nhóm khác được bật đèn xanh để nói thì có những tờ báo người ta lên tiếng. Đây cũng là một cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng mà chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất là hay. Các nhà khoa học từ trước tới giờ tôi vẫn thấy người ta nói theo một chỗ đứng mà chỗ đứng ấy là chỗ mà trang bauxite chủ trương và nhìn thấy sự thật. Cho nên chúng tôi không bao giờ lùi bước trước việc này”.

Khác với những tiếng nói chỉ trích lẻ tẻ thời điểm dự án bắt đầu được tiến hành những năm đầu 2000, nay truyền thông trong nước đã nhiều lần lên tiếng về sự thua lỗ của dự án liên doanh với Trung Quốc.

Theo nhận định của các chuyên gia, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định thêm với VOA Việt Ngữ về những chuyển biến trong dư luận xã hội về dự án bauxite trong những năm gần đây:
Đây cũng là cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất hay.-"Giáo sư Huệ Chi.
“Từ năm 2009 cho tới bây giờ, không khí xã hội Việt Nam có khác đi rồi. Sự khơi động một phong trào dân sự đã khiến cho người ta mạnh dạn hơn trong việc nhìn vào thực tế. Không phải ở trên nói gì thì người ta cũng tin cả. Mà đặc biệt những vấn đề liên quan tới kinh tế và cái chuyện kinh tế này lại liên quan tới mối quan hệ giữa mình và Trung Quốc thì người ta rất nhạy bén. Cho nên chuyện bauxite ở Tân Rai ở Tây Nguyên là một vấn đề vẫn nằm trong trái tim của người ta, người ta thấp thỏm. Đến bây giờ thì chuyện lỗ không thể giấu đi đâu được nữa. Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói”.

Truyền thông trong nước đưa tin, ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ vào khoảng 37,4 triệu USD.

Các học giả thuộc trang bauxite Việt Nam từng nhiều lần gửi thư lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước "khẩn thiết yêu cầu" dừng ngay các dự án bauxite.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định cam kết làm các dự án được gọi là "chủ trương lớn".

Mỹ - Việt bàn chuyện hợp tác lực lượng tuần duyên

WASHINGTON (NV) .- Phái đoàn quân sự cấp cao CSVN mới đây đã thảo luận với giới chức Lực lượng Tuần duyên Mỹ về sự hợp tác lực lượng tuần duyên giữa hai nước và phối hợp hậu thuẫn hợp tác quân sự.

 
Đô đốc  Paul Zunkunft, Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên đang giới thiệu với tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng CSVN về lực lượng tuần duyên Mỹ. (Hình: Tòa đại sứ Hoa Kỳ, Hà Nội)

Theo một bản tin ngắn kèm theo một số hình ảnh mới phổ biến trên trang facebook của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng đặc trách đối ngoại của Bộ Quốc Phòng CSVN, đã thảo luận với Đô đốc Paul Zunkunft, Tư lệnh Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ trong một buổi ăn trưa.

Không thấy bản tin ngắn cho biết cuộc họp diễn ra ngày nào. Chỉ thấy những lời loan báo vắn tắt là hai bên “thảo luận về an ninh biển và sự hợp tác của các lực lượng thực thi luật biển. Đồng thời thảo luận về sự phối hợp hậu thuẫn cho việc xây dựng mối quan hệ giữa hai lực lượng quân sự.”

Bản tin ngắn nhắc lại lời tuyên bố của đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Ted Osius là “Bất cứ cái gì cũng có thể” khi ông đọc diễn văn tại Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 6/3/2015 nhân dịp hai nước chuẩn bị kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai kẻ cựu thù.

Không thấy một chi tiết gì rõ rệt hơn về cuộc thảo luận giữa tướng Nguyễn Chí Vịnh với Đô đốc Paul Zunkunft. Mới đây tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội loan báo một số sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam đang được huấn luyện tại Hoa Kỳ về cả vận hành lẫn bảo trì, sửa chữa các tàu tuyên duyên sắp nhận từ Mỹ qua gói viện trợ $18 triệu mà ngoại trưởng John Kerry loan báo cuối năm 2013 khi ông đến Việt nam.

Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) loan báo “trong hai ngày 23-24 tháng 3, đoàn cán bộ cấp cao Bộ Quốc Phòng Việt Nam, do Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, ủy viên Trung Ương Đảng, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm trưởng đoàn, đã có các cuộc tiếp xúc làm việc với Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy và các quan chức cấp cao Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.”

Chủ đích thật sự của chuyến đi này là gì, không ai biết, vào thời điểm Việt Nam đang muốn mua một số trang bị an ninh quốc phòng như tàu tuần tra biển, máy bay tuần thám săn ngầm P-3 Orion, radar.

Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội nói trong một cuộc thảo luận của tổ chức Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS về mối bang giao Việt Nam với Hoa Kỳ rằng hiện chưa có một hợp đồng bán hay cung cấp võ khí nào cho Việt Nam được ký kết.

Cho tới nay, cũng không có một tin tức hay hình ảnh chính thức nào về chủng loại, trọng tải, trang bị của các tàu tuần tra mà Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam. Chỉ thấy tạp chí thông tin an ninh quốc phòng quốc tế IHS Jane's Defense tiết lộ là Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần nhỏ lớp Defiant của nhà sản xuất Metal Shark tại tiểu bang Louisiana.

Công ty này sản xuất từ xuồng cao tốc đến tàu tuần nhỏ dài từ  khoảng 10 mét đến 50 mét, tức từ xuồng cao tốc đến tàu cao tốc loại nhỏ mà nguồn tin cũng không khẳng định thứ nào sẽ được Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam.


Tàu Hải giám Trung Quốc đang đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam ngày 13/5/2014 khi lực lượng hai bên đối đầu về vụ giàn khoan Trung Quốc tới tìm dầu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Hình: Soha)

Khá nhiều các phái đoàn quân sự cao cấp của Hoa Kỳ liên tiếp đến Việt Nam trong khoảng một năm qua, sau khi Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận “đối tác toàn diện” nhân dịp chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ vào tháng 7, 2013.

Ngày 19 tháng 1, 2014, tại Hà Nội, Đại Tướng Vincent Brooks, tư lệnh Lục Quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ “thăm và làm việc tại Việt Nam.” Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội CSVN khi tiếp ông Brooks “đề nghị lực lượng Lục quân của hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, cần đi sâu vào hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi thông tin; chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển; đào tạo tiếng Anh cho các quân nhân Việt Nam...”

Giữa tháng 12, 2014, Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, đến Hà Nội “thúc đẩy hợp tác hải quân hai nước đi vào chiều sâu,” theo TTXVN ngày 16 tháng 12, 2014.

Trước đó, trung tuần tháng 8 năm 2014 vừa qua, Đại Tướng Martin Dempsey, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, là vị tướng cao nhất của Hoa Kỳ thăm Việt Nam từ 1971. Ngoài những cuộc họp ở Hà Nội, ông Dempsey đã thăm Sư Đoàn Không Quân 372 và Vùng 3 Hải Quân Việt Nam.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, thăm lần đầu tiên Hoa Thịnh Đốn ngày 20/6/2013, đến Ngũ Giác Đài và một số cơ sở quân sự Hoa Kỳ. (TN)
03-30- 2015 5:44:59 PM