Wednesday, March 5, 2014

Thêm một bằng chứng lén lút bán nước!



“…Việc chuyển nhượng được công khai ăn mừng trên báo đài Trung Quốc, trong khi đó, đảng cộng sản Hà Nội không cho truyền thông, báo chí Việt Nam loan tải về sự kiện trên, giấu không cho nhân dân Việt Nam biết lãnh thổ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đi về đâu. Nhân dân Việt Nam có ai hay biết đảng cộng sản độc quyền ký bán biên giới cho Trung Quốc…”

 
Lúc 14 giờ Bắc Kinh, ngày 17 tháng 10 năm 2013 [1], Bộ Công an Trung Quốc, gửi trát mời đảng cộng sản Việt Nam đến Phòng Thành Quảng Tây làm việc. Đảng cộng sản Việt Nam hối hả ủy nhiệm Trung tướng Võ Trọng Việt, một người của Trung Quốc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng sang Trung Quốc làm việc với Chi đội Công an Biên phòng thuộc Tổng đội Công an Biên phòng khu tự trị dân tộc Choang, tại thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây. Trung tướng Võ Trọng Việt đứng đầu phái bộ Việt Nam sợ hãi cúc cung bá bái trước Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立), chỉ huy Bộ biên giới Quốc phòng, Bộ Công an Trung Quốc.
Trung tướng Võ Trọng Việt đã ký vào bản tiếp nhận lệnh "Hợp tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制)
Theo văn bản:
1 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Bộ Tư lệnh Bộ Đội Biên Phòng!
2 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Bộ Quốc phòng!
3 ‒ Trung Quốc-Việt Nam hợp tác Cục quản lý Biên phòng!
Ngoài "Ba cơ chế……" Việt Nam chấp hành lệnh kiểm tra của Trưởng Đồn Biên Phòng Cửa Khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam). Cam kết thực hiện "Ba cơ chế…" và được bảo vệ bởi Chi đội Công an Biên phòng thành phố cảng Phòng Thành (Trung Quốc).
Len lut ban nuoc-HuynhTam 001
Trung tướng chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng, Võ Trọng Việt (武仲越), thay mặt Bác Đảng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam đến biên giới Trung Quốc, hội đàm với Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬), Cục trưởng Cục quản lý Biên phòng, Bộ Công an Trung Quốc. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Cuộc hội đàm này, dưới sự giám sát của Trung tướng Công an Chu Triêu Huy (周朝晖), Cục trưởng Cục An ninh Hợp tác Quốc tế, và ASEAN. Trong buổi họp Trung Quốc phối trí nhiều cơ quan anh ninh, các nhà lãnh đạo hợp tác quốc tế tham dự, ngoài ra còn có các cơ quan chủ yếu, như Cơ quan biên giới, kiểm soát biên giới, điều tra tình báo, và truyền thông báo chí.
Cuộc hội đàm được tổ chức bởi Cục trưởng quản lý Biên giới Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立), Trung Quốc. Giới thiệu Trung tướng Võ Trọng Việt (武仲越) và phái đoàn Việt Nam.
Đặc biệt phái đoàn Trung Quốc tự cho mình đứng trên đầu chủ nhà Việt Nam, và tự công bố hồ sơ hợp tác, đưa ra phương thức trách nhiệm giữa như Trung Quốc-Việt Nam. Còn đi xa hơn, tự khẳng định tăng cường phối hợp, buộc Việt Nam thực hiện và duy trì sự ổn định trong khu vực biên giới, Việt Nam cho phép Trung Quốc thúc đẩy giao lưu kinh tế, song phương chỉ là hình thức ngoại giao trên lưỡi, cùng các khía cạnh khác, như kiểm tra về dân sự và quân sự.Về phía Việt Nam, Trung tướng Võ Trọng Việt (武仲越) với tư cách đảng không có ý kiến nào trao đổi trong cuộc họp hai bên.
Sau khi hội đàm hai bên, Cơ quan Công an Biên giới của "Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết về việc thành lập "Trụ sở Quốc phòng biên giới", "hợp tác trọng yếu biên giới", và thông báo "Hợp tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制) chính thức thành lập.
Trung Quốc đã chuẩn bị trước công tác phối trí lực lượng Bộ Công an biên giới, thành lập cơ chế hợp tác biên giới Trung Ương, giữa các Cơ quan Công an Trung Quốc và Bộ chỉ huy biên giới Quốc phòng Việt Nam.
Hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam thành lập mỗi Quân đoàn Công an Biên phòng tương ứng với Quân đoàn Biên giới Việt Nam, theo cấp trụ sở giữa các cơ chế hợp tác an ninh biên giới, để thực hiện mức độ kiểm tra biên giới Việt Nam và các (làng biên giới) của Trung Quốc [2]. Việc thành lập các cơ chế, cả hai bên đều được hưởng lợi trong hợp tác biên giới và thúc đẩy điều chỉnh vai trò quân sự biên giới, cũng như tích cực trong việc duy trì truyền thống ổn định an ninh Trung Quốc-Việt Nam, và thúc đẩy phát triển sinh kế biên giới, củng cố công tác hữu nghị.
Trong hội đàm phía Trung Quốc đưa ra bước đầu hoạt động, chỉ thị Phó giám đốc Bộ Công an Biên phòng Chu Thư Khu (周书奎), cùng phái đoàn Thượng Hải đến thăm Hà Nội và những nơi khác của Việt Nam.
Len lut ban nuoc-HuynhTam 002
Thiếu tướng Vũ Đông Lập (武冬立). Tên được ghi theo Pin Yin Wu Đongli
Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Len lut ban nuoc-HuynhTam 003
Trung tướng chỉ huy biên giới Võ Trọng Việt (武仲越), Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tên lại được ghi theo tiếng Hán. Nguồn: Cục quản lý Biên phòng Trung Quốc.
Len lut ban nuoc-HuynhTam 004
Trong buổi họp, Trung Quốc-Việt Nam cùng giới thiệu cơ cấu quân đội biên giới,
nhiệm vụ từng trách nhiệm trong hồ sơ cá nhân, trao đổi giữa Trung Quốc Việt Nam về hợp tác biên giới.
Len lut ban nuoc-HuynhTam 004
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Bộ Công an biên giới, Cơ quan An ninh và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng ký về việc thành lập "Hợp tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制)
trụ sở chính tại Phòng Thành tỉnh Quảng Tây.
Việc chuyển nhượng được công khai ăn mừng trên báo đài Trung Quốc, trong khi đó, đảng cộng sản Hà Nội không cho truyền thông, báo chí Việt Nam loan tải về sự kiện trên, giấu không cho nhân dân Việt Nam biết lãnh thổ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đi về đâu. Nhân dân Việt Nam có ai hay biết đảng cộng sản độc quyền ký bán biên giới cho Trung Quốc. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu thêm một cột móc sang nhượng lãnh thổ. Từ nay đảng cộng sản Việt Nam cho phép Trung Quốc tung hoành trên phần đất Móng Cái thuộc lãnh thổ biên giới của Việt Nam! Sự kiện này đánh dấu đậm vào lịch sử ô nhục của Việt Nam.
Huỳnh Tâm
Tham khảo :
[1] Ký giả Lý Yến Phi, cung cấp bản tin.
[2] Sau trận chiến ngày 17 tháng 2 năm 1979 những làng xã tại biên giới của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm, và ngày nay có nguy cơ biến giới của Việt Nam một lần nữa âm thần đi theo kế sách "Hợp tác biên giới, 3 cơ chế" (三级边防合作机制) của Trung Quốc.

Nhà riêng Phó Chi cục QLTT Phú Yên bị phóng hỏa

6/03/2014 11:40
Nguồn tin từ Công an TP.Tuy Hòa chiều 5.3 cho hay cơ quan này đã khám nghiệm hiện trường để điều tra, truy tìm người đã dùng xăng đốt cửa nhà riêng ông Huỳnh Trang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên (tại phố Trần Phú, phường 2, TP.Tuy Hòa).

Rạng sáng cùng ngày, phát hiện mùi khét bốc lên phía trước tầng trệt, gia đình ông Trang kiểm tra thì phát hiện có người dùng ổ khóa bấm khuy cửa bên ngoài và tưới xăng đốt. Chủ nhân đã dập lửa, đồng thời báo cho công an địa phương.


Theo Pháp luật TP.HCM

Cô gái trở về sau 17 năm bị bán sang Trung Quốc

06/03/2014 11:14

 - Sau 17 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, làm vợ xứ người, sự trở về của chị Hồ Thị Hái (SN 1981, dân tộc Bhnoong, trú xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) làm cho mọi người ngỡ ngàng…

Chị Hồ Thị Hái (phải) và mẹ ruột sau 17 năm xa cách.
Chị Hồ Thị Hái (phải) và mẹ ruột sau 17 năm xa cách.
"Ai cũng nghĩ nó đã chết. Không ngờ con tôi còn sống, trở về, cũng là điều may mắn vô cùng. Giờ mình chỉ mong nó ở nhà với mình luôn, đừng đi nữa”. 
Bà Hồ Thị Mang 

Đang cháy lớn rừng quốc gia Hoàng Liên

Thứ Năm, 06/03/2014 - 10:01

(Dân trí) - Hiện nay do gió to và địa hình hiểm trở nên lực lượng chữa cháy chưa thể tiếp cận được hiện trường đám cháy rừng quốc gia Hoàng Liên. Lúc này đám cháy vẫn đang lan rộng.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai, đám cháy rừng quốc gia Hoàng Liên xuất hiện hồi 19h30 tối qua 5/3, tại khu vực suối Náng nằm trong tiểu khu 292 trên độ cao 1.800 mét, thuộc địa phận thôn Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, cách thị trấn huyện Sa Pa hơn 20 km.
 
800x600
Khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên thường xuyên xảy ra cháy. Trong ảnh là đám cháy hồi đầu năm 2010 (Ảnh: Phạm Ngọc Triển)
 
Do thời tiết hanh khô, gió rừng rất to làm đám cháy lan nhanh. Đến sáng sớm hôm nay, các lực lượng phòng cháy chữa cháy gồm hơn 300 người là dân quân cơ động, kiểm lâm và người dân thông thạo địa hình... dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai đã hành quân leo núi cao, khẩn trương tiếp cận hiện trường tổ chức dập lửa.

UBND tỉnh đã lập sở chỉ huy tiền phương chỉ đạo chữa cháy ngay tại thôn Séo Mý Tỷ; điều động 2 thiết bị vệ tinh Imarsat của Công ty Viễn thông tỉnh Lào Cai và Vườn quốc gia Hoàng Liên phục vụ thông tin liên lạc chỉ đạo phòng chống cháy rừng vì khu vực này sóng điện thoại di động rất yếu.

Đây là vụ cháy rừng quốc gia Hoàng Liên thứ 2 tính từ dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

Phạm Ngọc Triển

Cái đinh trong mắt người nghèo

06/03/2014 10:44
Dân Việt - 2 cái “cung điện” đã được nhắc tới trong suốt tuần qua. “Cung điện” ở Bình Dương, mang tên công sở. Và “cung điện” của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, ở Bến Tre.
“Cung điện” là từ mà Chủ tịch Hội đồng Dân tộc trước nghị trường Quốc hội có lần thẳng thắn “dân mình đang nghèo tại sao mình làm to như thế”.
23 tầng, độ cao 104m với tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng, có bãi đáp trực thăng; 2 tầng để xe, bãi đỗ xe có sức chứa 640 ô tô và hơn 2.000 xe máy, tổng diện tích sàn là 104.000m2.
Nói trụ sở hành chính Bình Dương, lớn nhất Việt Nam, không phải là “cung điện” thì e là cũng chẳng còn cung điện vua chúa nào ở Việt Nam lớn hơn.
Và “cung điện” cũng là từ mà nhân dân ngao ngán khi mắt thấy tai nghe ngôi biệt thự được xây dựng trên khuôn viên 1,7ha với 6 ngôi nhà gỗ bao. Chưa kể 2 ngôi nhà 200m2 và 300m2 ở TP.Bến Tre của cựu Thanh tra Chính phủ. Ở cái thời bê tông cốt thép này mà chơi nhà gỗ “không dùng dù chỉ một cái đinh”, kể như là “cha của cái sự sang trọng” rồi.
Khi dư luận mắt chữ O mồm chữ A trước cái “cung điện Bình Dương”, địa phương chỉ giải thích ngắn ngọn rằng đã không sử dụng vốn ngân sách mà huy động nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội, và sau đó hoán đổi các trụ sở cũ để thu hồi vốn.
Còn vị cựu Tổng Thanh tra Chính phủ nói chuyện “một cô em” đã ủng hộ tiền bạc để xây nhà. Chứ chắc không phải từ gần 60 cán bộ cấp vụ mà ông cấp tốc bổ nhiệm từ tháng 3 đến tháng 8.2011, trước khi về vườn… xây biệt thự.
Hôm qua, trước những cái “cung điện” xã hội hóa, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học bảo rằng: Việc xã hội hóa hay bằng ngân sách suy cho cùng cũng xuất phát từ việc sử dụng tài sản chung. Có xã hội hóa thì cũng là tiền của dân cả thôi.
Còn Tổng Biên tập Báo Người Cao Tuổi, tờ báo đã đưa vụ biệt thự khủng của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ ra dư luận, thẳng thắn: Người ta đều nhìn khu dinh thự của ông Truyền như một sự chọc tức người dân nghèo. Người ta bức xúc vì đổ mồ hôi nước mắt mà quanh năm vẫn nghèo khổ. Một tỉnh nghèo của cả nước, một xã nghèo và người dân cũng nghèo mà xuất hiện khu dinh thự hoành tráng...".
Tiền nào cũng là tiền của dân cả thôi. Nhưng không phải chỉ là chuyện tiền. Giữa những trụ sở cung điện ở Bình Dương cho đến cây cầu khỉ 50 năm ở Hà Nội chẳng hạn, là khoảng cách vời vợi giữa sự xa xỉ và cái khó nghèo cũng chỉ của một chữ “công”.
Còn những người dân nghèo Bến Tre, ngôi biệt thự “không dùng một chiếc đinh” có khác gì một cái đinh chọc tức đôi mắt người nghèo.
Anh Đào

Hà Nội: Xưởng cơ khí bị thiêu rụi trong đêm

Thứ Năm, 06/03/2014 - 08:46

(Dân trí) - Ngọn lửa bất ngờ bùng lên từ khu bếp của một xưởng cơ khí tại Từ Liêm, Hà Nội, sau đó lan rộng ra khu vực xung quanh.

Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng 20h30 phút tối qua, 5/3, tại một xưởng cơ khí trên đường Trung Văn (đối diện trường mầm non Phùng Khoang), thuộc huyện Từ Liêm.
 
Những gì còn sót lại...
Những gì còn sót lại...

Một nhân chứng tại hiện trường kể lại, khoảng hơn 20h, anh đang ngồi uống nước thì thấy mọi người hô có cháy, chạy ra thì thấy ngọn lửa đã bùng lên dữ dội, khói bốc nghi ngút ở bên trong khu xưởng cơ khí. Khi phát hiện cháy, mọi người vội hô hoán cho chủ nhà, đồng thời dập lửa bằng phương pháp thủ công. Rất đông người cùng tham gia dập lửa nhưng ngọn lủa bùng lên quá dữ dội nên không có kết quả.

“Khi đó ngọn lửa bùng rất lớn ở khu vực bên trong xưởng, nhìn thấy vậy ai cũng hoảng sợ. Một số người dân nhà bên cạnh đã hoảng loạn, hô hoán nhau chạy ra đường đề phòng ngọn lửa cháy lan sang nhà mình” - nhân chứng này cho biết.

Nhận được tin báo, khoảng 15 phút sau, 4 xe cứu hỏa được điều tới hiện trường để chữa cháy. Khoảng 30 phút sau, ngọn lửa mới được khống chế và dập tắt hoàn toàn.
 
Thẫn thờ nhìn xưởng bị thiêu rụi
Thẫn thờ nhìn xưởng bị thiêu rụi
 
Tại hiện trường, toàn bộ nhà xưởng rộng khoảng 50m2 cùng nhiều vật dụng đã bị thiêu rụi toàn bộ. Một phần mái tôn của khu xưởng bị biến dạng. Rất may khi xảy ra cháy, chủ xưởng cơ khí đã kịp chạy ra ngoài thoát thân nên không có thiệt hại về người.

Thông tin ban đầu, trước đó chủ xưởng cơ khí đun nước tắm bằng mùn cưa đã bất cẩn để ngọn lửa cháy lan ra số mùn cưa ở nền nhà, từ đây ngọn lửa lan rộng và bốc cao. Nguyên nhân chính xác của vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Nguyễn Dương

Lầu Năm Góc: Vụ thanh trừng Jang Song-thaek "bất ngờ và tàn bạo"

 06/03/14 12:48
(GDVN) - "Cuộc thanh trừng bất ngờ và tàn bạo" Jang Song-thaek đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng những thách thức tiềm năng đối với nhà lãnh đạo tối cao
Jang Song-thaek, người chú rể của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã mất ảnh hưởng trước khi bị hành quyết trong một cuộc thanh trừng gây chấn động hồi năm ngoái, Lầu Năm Góc cho biết trong một báo cáo phát hành hôm 5/3.
Jang Song-thaek bị cáo buộc là "kẻ phản bội", "âm mưu phản cách mạng" và  bị tử hình trong tháng 12/2013 mặc dù ông là chồng của người cô ruột quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Jang Song-thaek được xem là nhân vật quyền lực thứ 2 ở Bình Nhưỡng và nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trước khi chết. 
Jang Song-thaek (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa)

Mặc dù Jang Song-thaek mang hàm Đại tướng quân đội Triều Tiên nhưng rất ít có ảnh hưởng trong quân đội mà có nhiệm vụ chủ yếu là thu hút đầu tư nước ngoài, đem ngoại tệ về cho Bình Nhưỡng, Lầu Năm Góc đánh giá.  

Jang Song-thaek được cho là một trong những cố vấn quan trọng của Kim Jong-un, nhưng ảnh hưởng của ông có thể đã suy yếu từ đầu năm 2013 khi số lần xuất hiện công khai bên cạnh Kim Jong-un giảm đáng kể so với năm trước đó. 
 
Vụ thanh trừng Jang Song-thaek có thể ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế Triều Tiên bởi ông là người phụ trách một số sáng kiến cấp cao, đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc.  

"Cuộc thanh trừng bất ngờ và tàn bạo" Jang Song-thaek đã gửi một thông điệp rõ ràng cho giới tinh hoa của chế độ (Bình Nhưỡng) rằng những thách thức tiềm năng đối với nhà lãnh đạo tối cao "sẽ không được dung thứ", Lầu Năm Góc nhận định.

Căng thẳng giữa 2 miền Triều Tiên đã giảm bớt phần nào vào cuối năm 2013 và hai nước vừa tổ chức cuộc đoàn tụ đầu tiên trong hơn ba năm cho các gia đình bị ly tán vì chiến tranh. 

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc dự đoán Bình Nhưỡng sau đó sẽ tiếp tục "khiêu khích" để đảm bảo lợi ích của mình và đạt được các nhượng bộ về ngoại  giao.  

Quân đội Triều Tiên Báo có thiên hướng mở rộng quy mô, vẫn giữ khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho Hàn Quốc, bất chấp sự thiếu hụt các nguồn lực và "phần cứng lão hóa".

Báo cáo về Triều Tiên được đưa một ngày sau khi Lầu Năm Góc cập nhật tài liệu chiến lược toàn cầu của mình mô tả Bình Nhưỡng là "mối đe dọa trực tiếp ngày càng tăng" đối với Mỹ do theo đuổi hạt nhân và tên lửa đạn đạo. 

Để chống lại các mối đe dọa trên, quân đội Mỹ dự kiến sẽ duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực và tăng đầu tư cho hệ thống phòng thủ tên lửa./.

Một người dân tố cáo bị 4 công an tra tấn

06/03/2014 08:54 (GMT + 7)

TT - Ngày 5-3, ông Huỳnh Văn Hiện (ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An) cho biết sẽ thưa kiện đến cùng việc con trai ông bị bốn công an ở huyện Đức Hòa (Long An) dùng nhục hình hồi đầu tháng 2.
Vết kẹp viết trên tay Thế Anh đã gần một tháng vẫn còn - Ảnh: S.Lâm
Đã gần một tháng từ ngày bị các công an ở huyện Đức Hòa bắt giữ vì liên quan đến một vụ đánh nhau, đến nay anh Huỳnh Thế Anh (24 tuổi, ngụ ấp 7, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức) vẫn chưa thể đi lại bình thường.
Không có biên bản
"Công an tỉnh vẫn đang xác minh về vụ việc và chưa có kết luận chính thức"
Ông Nguyễn Văn Phạm(người phát ngôn Công an tỉnh Long An)
Thế Anh cho biết trưa 7-2, anh tụ tập nhậu với năm người bạn khác. Cả nhóm thèm dưa leo nên Mai Kiên Cường (24 tuổi) và Nguyễn Minh Hiếu (20 tuổi, cùng ngụ xã Lương Hòa) đi xe máy lên địa phận xã Hữu Thạnh (huyện Đức Hòa) mua dưa leo thì va chạm với một xe tải và xảy ra cự cãi. Thế Anh cùng mấy bạn bỏ nhậu chạy lên. “Tới nơi, thấy tài xế xe tải lao vào đánh bạn nên tôi có xông vào đánh lại, tài xế xe tải bỏ chạy. Sau đó cả bọn kéo nhau về” - Thế Anh kể.
Đến chiều, trong lúc đang ngồi uống cà phê với Cường ở gần nhà thì Thế Anh bị hơn mười người mặc sắc phục công an bắt giải về trụ sở Công an xã Hữu Thạnh. Thế Anh kể tiếp: “Vừa về đến trụ sở công an xã, một cán bộ công an hỏi tôi nơi ở của Cường. Tôi trả lời chỉ biết khu vực nơi nhà Cường ở thì một công an bắt đầu đánh tôi”.
Theo lời Thế Anh, đến khoảng 5g chiều, các công an trên mới dừng đánh đập để đi ăn cơm. Anh bị giữ tại trụ sở Công an xã Hữu Thạnh đến khoảng 9g tối thì bị giải về giam tại trụ sở Công an huyện Đức Hòa. “Tôi chẳng thấy họ làm biên bản lời khai gì cả, từ lúc vào trụ sở công an xã, họ chỉ đánh đập tôi là chủ yếu” - anh Thế Anh cho biết.
Bị giam hơn một ngày, đến khoảng 7g30 tối 8-2, Thế Anh được thả về. Ông Huỳnh Văn Hiện nói: “Trở về nó ăn uống không được, chân tay sưng phù gần như nằm liệt, không thể đi tiểu, hai bên tai rỉ chất dịch màu vàng, đến sáng 9-2 chúng tôi phải đem nó vào Bệnh viện Đa khoa Long An”.
Công an tỉnh đang xác minh vụ việc
Theo hồ sơ bệnh án, Bệnh viện Đa khoa Long An cho biết sáng 9-2, Thế Anh nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cột sống thắt lưng, bầm hai gối và chấn thương vùng đầu.
Ngày 11-2, ông Hồ Văn Phước, trưởng Công an huyện Đức Hòa, cho biết: “Tôi đã thẩm định ban đầu, anh em công an cho biết Thế Anh bị bắt trong quá trình say rượu. Trong quá trình truy bắt có ngã vào một gốc cây và có khả năng Thế Anh bị chấn thương trong quá trình này. Để khách quan, báo Tuổi Trẻ có thể gửi công văn qua viện kiểm sát để kiểm tra lại vụ việc này”.
Ông Hiện cho biết đã gửi đơn thưa lên Công an huyện Đức Hòa. Ngày 5-3, Công an huyện Đức Hòa có mời ông Hiện lên làm việc. “Nhưng tôi xin giấy để đi giám định thương tật mà đến nay vẫn chưa được nhận, Công an bảo sẽ dẫn con tôi đi giám định sau” - ông Hiện nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 5-3, ông Hồ Văn Phước cho biết: “Dư luận về vụ việc có một số chi tiết không chính xác, chúng tôi đã gửi báo cáo về Công an tỉnh Long An để trả lời vụ việc. Vụ việc sẽ được cung cấp với báo chí thông qua người phát ngôn của Công an tỉnh”.
SƠN LÂM

Nga-Mỹ đàm phán căng thẳng về Ukraine

BBC-Cập nhật: 03:41 GMT - thứ năm, 6 tháng 3, 2014
Mỹ và Nga vẫn giữ nguyên lập trường trên vấn đề Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mô tả cuộc gặp của ông với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vấn đề Ukraine là ‘khó khăn’ nhưng ông hứa là sẽ tiếp tục đàm phán.
Ông Kerry nói ông cam kết làm việc với Moscow để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng.
Ông Lavrov đã từ chối gặp người tương nhiệm phía Ukraine vốn thuộc chính phủ lâm thời mà Moscow không công nhận.
Tình hình đối đầu căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa các lực lượng ủng hộ Nga và quân đội Ukraine ở khu tự trị Crimea.
Có tin một nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc đã bị các tay súng đe dọa.
Ông Robert Serry, đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ở Crimea, đã bị buộc phải rời khỏi Ukraine sau khi ông bị một nhóm người hung hăng hô vang những khẩu hiệu thân Nga bao vây.

Không có thỏa thuận

Ông Kerry đã gặp ông Lavrov và ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức bên lề một hội nghị đã được lên kế hoạch từ trước để bàn về Lebanon ở Paris.
Trong cuộc họp báo sau đó, người đứng đầu ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng thế giới không thể lặng thinh về việc Nga ‘xâm phạm chủ quyền Ukraine’.
Cuộc thảo luận kết thúc mà không đạt được thỏa thuận rõ ràng trong khi ông Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia cũng không gặp trực tiếp.
Ông Deshchytsia nằm trong chế độ mới ở Kiev vốn lên nắm quyền sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga chạy sang Nga.
Moscow vẫn xem chính phủ lâm thời Ukraine là ‘bất hợp pháp’ và nói rằng ông Yanukovych vẫn là lãnh đạo chính đáng của Ukraine.
Kerry nói rằng trước đó ông ‘không trông đợi gì’ về khả năng Nga và Ukraine đối thoại trực tiếp ở Paris.
Các nguồn tin ngoại giao nói với BBC rằng hai phía Nga và và Ukraine sẽ dành một số ngày tới để ‘dò xem phản ứng trong nước’ trước khi nối lại đàm phán.
Ngoại trưởng các nước đã có cuộc nói chuyện không dễ dàng ở Paris
Phóng viên ngoại giao BBC Bridget Kendall nói giọng điệu cứng rắn vẫn còn đó nhưng giờ đây mọi người đã có cảm giác rằng đối thoại là khả dĩ.
Còn tại Crimea hôm 5/3, các lực lượng thân Nga vẫn tiếp tục phong tỏa các cơ sở quân sự của Ukraine.
Moscow bác bỏ tin cho rằng việc phong tỏa này là do binh sỹ của họ làm, nhưng một số người trong lực lượng phong tỏa này nói với BBC rằng họ thuộc quân đội Nga.
Tại thành phố miền Đông Donetsk, hàng trăm người biểu tình thân Nga một lần nữa tấn công vào trụ sở chính quyền địa phương chỉ vài giờ sau khi bị đẩy lui.
Trong một diễn biến khác, Washington loan báo họ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Ba Lan và các nước vùng Baltic sau khi Warsaw bày tỏ quan ngại về bất ổn lâu dài trong khu vực.
Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen cho biết ông sẽ ‘xem xét lại hoàn toàn’ mối quan hệ hợp tác của tổ chức này với Nga.

Trông người mà nghĩ đến ta



Người mà tôi muốn nói là Ukraine, ta là Việt Nam. Hai nước có cùng chung số phận là nước nhỏ nằm cạnh nước lớn đầy tham vọng. Nhìn thảm cảnh hiện thời của Ukraine, tôi càng lo lắng cho số phận Việt Nam.
Sử sách còn ghi, thời phong kiến, vua chúa Tàu truyền đời xua quân thôn tính Việt Nam. Thời ý thức hệ Cộng sản với nhau cũng chẳng tốt lành gì: Họ kích Việt Nam ra phía trước chống chủ nghĩa tư bản dầu phải hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng để họ được nệm ấm chăn êm. Khi Việt Nam còn lâm chiến, sau bước "đi đêm" với Mỹ, năm 1974, Trung Quốc một mặt đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mặt khác mua chuộc Khơ-me Đỏ (Pôn Pốt…) bài Việt, phá thế dựa của cách mạng miền Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, chuẩn bị cho việc thôn tính Việt Nam để làm bàn đạp cho đại quân Trung Quốc tiến về phương Nam phối hợp cùng đạo quân thứ 5 chiếm trọn cả vùng Đông Nam Á mà họ ấp ủ từ lâu.
Những năm từ 1976-1985, lãnh đạo 2 nước Việt Nam và Trung Quốc mâu thuẩn gay gắt. Tại một số cuộc họp, tôi còn nhớ đại ý ba chuyện:
- Lúc làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông Lê Đức Anh dẫn phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm Trung Quốc, khi về nước ông kể lại: Buổi tối, Trung Quốc mời Đoàn xem bộ phim "Nước Trung Hoa thống nhất". Nước Trung Hoa thống nhất trong tương lai bao gồm các nước tiếp giáp với Trung Quốc: Đông Bắc Á, Tây Á và tất cả các nước Đông Nam Á - mỗi nước là một tỉnh của họ. Đoàn "dị ứng" không xem bỏ ra ngoài.
- Khi làm Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, trong cuộc họp, có lẽ với dụng ý gợi suy, ông Lê Duẩn nói: Ba nước Đông Dương muốn đối phó với Trung Quốc để giữ vững độc lập cho mình, không cách nào khác, phải liên minh với nhau hay thành lập liên bang Đông Dương càng tốt, có thể lấy Buôn Mê Thuột của Việt Nam làm thủ đô ba nước. Tổ chức đào con kênh từ biển Tây sang biển Đông, bắt đầu từ eo giáp giới Thái Lan và Mã-Lai vào kênh Vĩnh Tế rồi cắt về hướng Buôn Mê Thuột ra biển Đông như kênh đào Xu-ê, tiện lợi giao thông quốc tế, thu thuế giao thương thì còn gì bằng.
- Một lần khác, ông Duẩn nói về âm mưu "2 dao một búa" của Trung Quốc đối với Việt Nam. Ông lý giài: Dao từ Hoàng Sa chém vào ; dao lực lượng Khơ-Me Đỏ từ vùng ba biên giới (Việt, Miên, Lào) chém ra, giáp công chỗ eo Khu 5 (Năm eo) rộng chỉ 40 km rồi dùng "búa tạ" nện Hà Nội chiếm gọn miền Bắc, làm bàn đạp cho đại quân của họ phối hợp với đạo quân thứ 5 phần lớn ở Chợ Lớn nuốt gọn luôn miền Nam - vậy là chiếm toàn bộ Việt Nam với 2 công đoạn.
Theo suy luận cùa tôi, Trung Quốc không thực hiện được tham vọng chiếm Việt Nam theo chiến thuật "2 dao 1 búa" là vì họ nóng vội, không lượng sức: Lợi dụng Việt Nam vừa mệt mỏi sau chiến tranh, dựa vào thế quân Khơ-me Đỏ đang sung sức, được trang bị mạnh, đàng sau chúng có 2.000 cố vấn Trung Quốc, tiến đánh Việt Nam trên toàn biên giới Tây Nam. Bị Việt Nam phản ứng chống trả và truy kích đến tận thủ đô Nam Vang. Thế là lưỡi dao này bị tà, không thực hiện được chiến thuật "2 dao 1 búa" như hoạch định. Từ đó Trung Quốc mới "nổi nóng", ngày 17/02/1979, họ xua 600 ngàn quân tràn sang biên giới 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam "dạy cho Việt Nam một bài học" như mọi người đã biết.
Đã qua rồi thời xâm lược cứng (thực dân cũ), từ thập niên 90 đến nay, ngoài tăng cường quân sự diễu võ vươn oai gây áp lực từ bên ngoài, Trung Quốc thực hiện "chiến lược mềm" (thực dân mới) theo kiểu "củi đậu nấu đậu", gây sức ép đối với 3 nước Đông Dương nói chung, đặc biệt là đối với Việt Nam, bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô, nhử mồi bằng 4 tốt và 16 chữ vàng.
Lịch sử đã ghi nhận, cùng dựa lưng dải Trường Sơn, 3 nước Đông Dương như kiềng 3 chân trụ vững với bao "phong ba bão táp". Có lẽ giới cầm quyền Trung Quốc đã nhận ra điều đó, họ đã và đang đồng thời bằng mọi cách xé lẻ 3 nước Đông Dương nhằm thôn tính nó, tạo tiền đề vững chắc cho việc xâm chiếm các nước trong khối Asean trong lâu dài.
Bao giờ Trung Quốc cũng xem Việt Nam là "đầu sỏ" của 3 nước Đông Dương. Muốn thu phục 3 nước Đông Dương phải nhằm vào Việt Nam. Vì vậy, Trung Quốc đang gây sức ép tối đa đối với Việt Nam bằng cách khống chế biển Đông và mua chuộc cả kinh tế và chính trị đối với 2 nước Lào và Campuchia. Hai gọng kềm này ép cho Việt Nam sớm ngoan ngoản đầu phục họ. Bằng chứng là, một mặt Trung Quốc đang mưu sử dụng con bài Sam Rainsy đối lập với Hun-xen nhằm dựng lên chính quyền chống Việt Nam, thân Trung Quốc ở Camphuchia như thời Pôn-Pốt, mặt khác Trung Quốc tăng đầu tư kinh tế đối với Lào và Campuchia, cố biến nền kinh tế 2 nước nầy ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc như họ đã và đang làm ở Việt Nam - đánh vào dạ dày cho cái đầu nó gục xuống.
Như đã nói trên, thời xâm lược cứng đã qua rồi, thế giới có Hội đồng Liên hiệp quốc, có Hội đồng Bảo an…, họ quyết không để ai muốn làm gì thì làm. Là thành viên những tổ chức nầy, Trung Quốc thừa biết chuyện ấy, vì vậy "xâm lược mềm" trở thành quốc sách của họ. Trung Quốc đang dùng sức mạnh quân sự và kinh tế ép đối phương. Ngón nghề của Trung Quốc: Cài cắm người / mua chuộc lãnh đạo, gây mâu thuẫn nội bộ tạo ra mầm mống nội chiến, họ đứng đàng sau hưởng lợi. Về việc này, nếu so với Nga, Trung Quốc thuộc bậc thầy.
Từ lâu, Trung Quốc xem "cấy dân" như là một quốc sách. Họ "thả dàn" cho dân họ đi khắp bốn phương. Hồi đầu thập niên 80, tôi có đọc quyển "Khi con Trời [*] đi khắp bốn phương" của học giả nào đó không còn nhớ, trong quyển sách ấy viết đại thể: Một trong những chiến lược dài hạn, Trung Quốc cố tạo ra càng nhiều càng tốt "đạo quân thứ 5" bao gồm người Hoa nhập cư và những đứa con lai. Họ khuyến khích nam Hoa kiều lấy nhiều vợ dân bản xứ, sinh nhiều con càng tốt. Họ thủ vai bên nội, dân bản xứ thường gọi họ là "các chú", còn họ gọi nam nhỏ tuổi bản xứ là "cậu"- có nghĩa là tao thủ vai bên nội, chúng mày là bên ngoại, chỉ có thể là em vợ của tao thôi. Đặc biệt họ đố kỵ nữ người Hoa (kể cả Hoa lai) kết hôn với nam người bản xứ. Đạo quân thứ 5 này sẽ hữu dụng khi cần. Theo sách này, số liệu đạo quân thứ 5 được Trung Quốc cài cắm ở một số nước Đông Nam Á vào thời điểm ấy như sau:
Singapore = 75% dân số.
Malaysia = 45% Hoa, 45% người bản xứ, 10% Ấn Độ.
Indonesia = 15% dân số.
v.v.
Ukraine đang bị Nga xử sự như thế, còn ta rồi sẽ ra sao ? Tôi ngại sớm muộn gì con cáo già Trung Quốc chẳng để ta yên. Bởi vì họ đã và đang cài đạo quân thứ 5 cùng khắp trên đất nước Việt Nam. Ngay trong hàng ngũ lãnh đạo chắc gì không có người đã bị Trung Quốc mua chuộc hoặc có nguồn gốc Hoa lai ?! Chắc chắn Trung Quốc không không dại gì xua quân đánh chiếm Việt Nam để bị thế giới trừng phạt, họ chỉ cần mua chuộc tạo nên những tên Việt gian dẫn đầu đạo quân thứ 5 nổi loạn mang tính chất nội chiến, họ đứng đàng sau "giật dây". Nếu ta mạnh tay với số này, họ sẽ lấy cớ xua quân bảo vệ người Hoa như Nga đang làm đối với Ukraine thì phải làm sao ?! Đó là chưa nói, nếu họ tạo dựng được con bài Sam Sainsy ở Campuchia thì họ ngại gì không thực hiện chiến thuật "2 dao 1 búa" như đã nói ở trên ?
Ukraine cháy nhà mới lòi ra mặt chuột, còn Việt Nam Nam ta chưa cháy nhà thì đừng vội kết luận là không có chuột.
Trông người mà nghĩ đến ta. Vì lo cho vận nước tôi luận bàn thế sự vậy thôi.
03/03/2014
Thiện Tùng
Nguồn: boxitvn.blogspot.com

Cách mạng Ukraine và kịch bản Việt Nam