Sunday, November 6, 2016

Những bí ẩn trong vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke ngày 01.11.2016

Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke vào khoảng 2 giờ chiều ngày 01.11.2016 trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội làm thiệt mạng 13 người. Theo danh sách được công bố trên mạng internet cũng như báo chí chính thống của chế độ, 12 trong số 13 người bị thiệt mạng là cán bộ từ cấp phó phòng của cấp sở trở lên, sau khi thi mãn khóa lớp học bồi dưỡng chính trị cao cấp tại học viện chính trị quốc gia, rủ nhau đi liên hoan bằng một màn hát hò Kara thì ôkê! (1)

Không bàn đến thái độ dửng dưng, thậm chí là hả hê, thích thú kèm theo lời nguyền rủa của người dân đối với nạn nhân, chỉ thắc mắc là tại sao một tai nạn hỏa hoạn như vậy lại được sự lưu tâm của Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng kiêm bí thư thành ủy Hà Nội? Ông Hải tuyên bố:

“Đây là sự cố rất đáng tiếc và nghiêm trọng, cơ quan công an đang tiến hành điều tra nếu cần sẽ khởi tố vụ án”.

Thường trực TP sẽ có cuộc họp đột xuất về vụ này. “Tôi muốn khẳng định đã xảy ra cháy chết người thì trách nhiệm quản lý bao giờ cũng có. Như tôi là trách nhiệm của lãnh đạo TP”

Phải chăng vì trong số 13 nạn nhân, 12 người là cán bộ trung cấp của đảng, đầy tớ của nhân dân nên ông Hoàng Trung Hải phải lên tiếng? Nếu đúng thế thì làm đầy tớ dưới chế độ CSVN sướng hơn làm chủ rất nhiều. Được ăn, được nói, được gói mang về, vừa có quyền, vừa có tiền, chết vì “tai nạn” lại được “trùm đầy tớ” quan tâm, lo lắng. Trong khi vụ xả lũ ở Hố Hô chết 40 người chủ của đất nước, không thấy công an Hà Tĩnh, cán bộ của sở công thương Hà Tĩnh, bộ công thương “vào cuộc”, cũng không thấy Nguyễn Xuân Phúc hay Hoàng Trung Hải yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm. Đầy tớ xả lũ đúng quy trình chết 40 người chủ, ít ngày sau lại tiếp tục xả lũ cho chủ chạy hụt hơi, bơi mệt nghỉ, trèo lên mái nhà ngồi.

Trở lại vấn đề. Theo những hình ảnh phổ biến trên mạng thì mặt tiền của 4 căn nhà cao 8 tầng bị thiêu rụi hoàn toàn. Không cần phải là một thám tử, nhân viên điều tra, một người bình thường có thể tự hỏi: -Lý do nào một đám cháy lớn như vậy với 13 người bị thiêu sống, trong đó 12 là cán bộ đảng CSVN đang liên hoan ca hát Karaoke lại chỉ nằm ở tầng 5 của một tòa nhà trên đường Trần Thái Tông quận Cầu Giấy? Phải chăng đây là một vụ thanh toán nhau vì ăn chia không đều, hay vì trả thù, rửa hận giữa các đồng chí với nhau hoặc để bịt miệng một vài người trong số các nạn nhân? Nhân vật duy nhất thoát khỏi đám cháy là ai trong số các cán bộ đi liên hoan?

Theo Việt Nam Thời Báo online của chế độ cộng sản: “Cũng liên quan đến việc có khởi tố vụ cháy quán karaoke hay không, Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Công an) cho hay, phải xác định rõ nguyên nhân, các dấu hiệu tội phạm, bởi nguyên tắc tố tụng là phải có dấu hiệu tội phạm thì mới khởi tố vụ án.

“Điều tra ban đầu để xác định nguyên nhân, do cố ý hay vô ý. Cái này khả năng là vô ý gây ra đám cháy”, tướng Vương nói."

Ủa? Sao lạ vậy? Khả năng là vô ý, nếu đã vô ý thì làm sao có dấu hiệu tội phạm? Tại sao ông tướng công an lại đặt vấn đề khởi tố vụ cháy quán Karaoke? Thế những vụ hỏa hoạn khác xảy ra ở Hà Nội có khởi tố không? Trong vụ hỏa hoạn này sẽ khởi tố ai? Chủ quán, người cho cán bộ vào liên hoan giờ hành chánh trong khi quán chưa có giấy phép hoạt động? Hay khởi tố nhân viên hàn xì đang làm việc, dựng biển quảng cáo ở bên ngoài mặt tiền?

Hát Karaoke đương nhiên phải có người phục vụ, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng, thay đổi các đĩa nhạc, phục vụ nước uống, rượu bia, món nhậu các cái... Thế những người phục vụ này ở đâu khi hỏa hoạn xảy ra? Trong danh sách nạn nhân chỉ có một người tên Trần Quốc Khánh sinh năm 1993 là không có chức vụ, nghề nghiệp. Có phải đây là nhân viên kỹ thuật cho dàn nhạc Karaoke? Nguồn thượng dẫn.

Hỏa hoạn xảy ra trong giờ hành chánh, những tầng khác của tòa nhà bị cháy chắc chắn phải có người đang làm việc, sinh hoạt, vậy tại sao chỉ có 13 nạn nhân trong tầng thứ 5 bị thiệt mạng?

Các thợ hàn đang gắn biển quảng cáo làm việc ở tầng 2 bên ngoài tòa nhà, phòng các nạn nhân hát karaoke nằm ở tầng 5 bên trong. Nếu vì lý do những người thợ làm việc bất cẩn, các máy hàn bằng gió đá hay điện bắt lửa vào các nguyên liệu dễ cháy gây ra hỏa hoạn thì tại sao chỉ những người ở lầu 5 bị thiệt mạng không chạy thoát xuống được bên dưới? Hơn nữa, họ đang làm việc hàn, gắn biển quảng cáo trên giàn chống bằng khung sắt, thép bên ngoài, nếu vì bất cẩn để tia lửa văng ra, bằng cách nào tia lửa có thể văng tới nơi tồn trữ các nguyên liệu dễ cháy bên trong để gây hỏa hoạn khi mặt tiền của các phòng hát đều có những tấm thép gắn chặt vào tường? (2)

Theo lời thượng tá Ngô Thanh Lâm, người trực tiếp chỉ huy cứu hỏa, căn nhà bị cháy cao 9 tầng, từ tầng 2 đến tầng 6 đều được xây dựng, thiết kế trở thành phòng hát karaoke. Phòng hát tầng 5 có chiều rộng 6m, dài 16m, chia làm 2 phòng ngăn cách nhau. Nếu như vậy thì phải có 2 cửa ra vào riêng cho 2 phòng, để khách phòng này không làm phiền khách phòng kia và 2 phòng đều có cửa dẫn ra lối cầu thang bộ.

Cũng theo lời ông thượng tá PCCC Lâm thì có 2 người trong nhóm thoát được ra ngoài. Hai người này là ai? Không thấy tờ báo nào tiết lộ tên tuổi, chức vụ. Điều này giống như vụ thảm sát ở trụ sở UBND tỉnh Yên Bái vào ngày 18.08.2016, không ai biết nhân chứng nghe tiếng súng và đầu tiên phát giác ra 3 nạn nhân Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn là người nào.

Đọc tất cả các tờ báo liên quan đến vụ hỏa hoạn, cũng không thấy có tờ nào nói đến tên tuổi chủ quán, nhân viên đang làm việc bên ngoài mặt tiền tòa nhà hay các nhân chứng khác trong vụ hỏa hoạn, những người thoát chết chạy kịp ra ngoài. Chỉ có tên, tuổi, chức vụ của những người bị thiệt mạng.(3)

Liệu có khả năng hai người chạy thoát là hung thủ đã khóa trái cửa vào phòng hát rồi chạy xuống lầu 2 châm lửa, chờ cho ngọn lửa bốc lên mới chạy thoát ra ngoài, nên các nạn nhân khi phát giác hỏa hoạn không thể chạy thoát?

Theo BBC ngày 02.11.2016, chủ tịch ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, ông Dương Cao Thanh cho biết, quán karaoke này chưa được phép hoạt động. Như vậy thì ai là người giới thiệu, dẫn nạn nhân đến quán? Chắc chắn phải là một cán bộ quen biết với chủ quán, đã điều đình từ trước, đúng ngày giờ sẽ đưa người tới. Người giới thiệu này có nằm trong số nạn nhân hay không? Nếu không, cứ lần đầu mối từ chủ quán mà ra. Lẽ tất nhiên phóng viên, ký giả các tờ báo sẽ không có cơ hội điều tra vì còn chờ công an “vào cuộc” trước. May mắn có được nguồn tin nào đó từ những nạn nhân chạy thoát thì bố bảo cũng chẳng dám cho đăng, nếu không muốn bị rút thẻ nhà báo và có thể bị bắt “nóng”. (4)

Vụ hỏa hoạn tại quán karaoke ở Hà Nội rồi cũng sẽ chìm xuồng nhanh chóng như vụ thảm sát ở Yên Bái. Người dân sẽ chẳng biết được gì thêm, hoặc nếu có thì cũng chỉ là những tin không chính thống, rò rỉ ra ngoài qua những tiết lộ cũng bí mật, không thể kiểm chứng như những cái chết mà chế độ không muốn ai nói tới như Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ, Đỗ Cường Minh, Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn...



____________________________________

Chú thích:

Dân Hồng Kông biểu tình phản đối Bắc Kinh, đụng độ cảnh sát

Cảnh sát Hồng Kông với khiên và dùi cui ngăn chặn người biểu tình. (Hình: AP Photo/Kin Cheung)
HỒNG KÔNG (NV) – Cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay và người biểu tình liệng chai lọ cùng các đồ vật khác vào cảnh sát trong cuộc đối đầu gần văn phòng đại diện Trung Quốc ở Hồng Kông vào tối ngày Chủ Nhật, nơi có hơn 10,000 người tranh đấu tụ tập để phản đối việc Bắc Kinh tìm cách ngăn cản phong trào độc lập nơi đây.
Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters, vào ngày Thứ Hai, một quyết định của Quốc Hội Trung Quốc dự trù sẽ được công bố để ngăn không cho hai nghị viên tranh đấu vừa đắc cử là Yau Wai-ching và Baggio Leung được tuyên thệ nhậm chức tại Nghị Viện Hồng Kông.
Hai người này thề trung thành với “quốc gia Hồng Kông – Hong Kong nation” và đưa biểu ngữ “Hồng Kông không là Trung Quốc” trong lễ tuyên thệ nhậm chức hồi Tháng Mười. Lời thề của họ không được chấp nhận và quyền tái tuyên thệ của họ đang bị chính quyền Hồng Kông đưa ra tòa để ngăn cấm.
Theo Reuters, tình hình hiện nay được nhiều giới chức luật pháp và chính trị coi như một trong những thử thách lớn nhất cho trung tâm tài chánh Á Châu này kể từ khi bị trao trả cho Trung Quốc gần hai thập niên trước đây.
Hàng trăm cảnh sát trang bị khiên và dùi cui được tăng cường cho lực lượng cảnh sát bảo vệ tòa nhà nơi đặt trụ sở đại diện chính quyền Trung Quốc ở Hồng Kông.
Trong cuộc đụng độ sau đó, có khoảng 20 người biểu tình bị thương vì hơi cay.
Những người này ở trong số khoảng 11,000 người đã biểu tình tuần hành tới khu tài chánh Hồng Kông vào sáng sớm ngày Chủ Nhật, trong số có cả Yau và Leung. Khoảng mấy trăm người sau đó kéo tới khu vực tòa đại diện.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc China Central Television loan tin rằng trong cuộc họp cuối tuần, quốc hội Trung Quốc đã dùng quyền lực của mình để có quyết định ngăn không cho cô Yau, 25 tuổi, và anh Leung, 30 tuổi, tái tuyên thệ.
Luật sư đoàn Hồng Kông nói rằng sự can thiệp của Bắc Kinh sẽ tạo tiền lệ xấu cho sự độc lập tư pháp của Hồng Kông và làm giảm sự tin tưởng của quốc tế về sự tự quyết của vùng đất này. (V.Giang)

‘Gom’ $11 tỷ bằng công cụ tài chính hay in tiền ồ ạt?

Theo Người Việt-06-11-2016
Phạm Chí Dũng
Một nghịch lý quá khó để lấp liếm là dự trữ ngoại tệ quốc gia được khoe khoang đến $40 tỷ, nhưng nợ công và nợ xấu vẫn không hề thuyên giảm, trong khi hệ thống ngân hàng như một quả bom chỉ chờ phát nổ. Không phải vô cớ mà chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của chính phủ là Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ mới hé môi về khả năng “sẽ thí điểm phá sản ngân hàng.”
“Điểm sáng” hiếm hoi
Trong bối cảnh “sau năm năm tái cơ cấu kinh tế, nợ công và nợ xấu vẫn tăng” và hệ thống ngân hàng thương mại đang đặt mông trên chảo lửa như nhận định của nhiều chuyên gia nhà nước tại diễn đàn kinh tế Việt Nam, một “điểm sáng” hiếm hoi – cũng là một hiện tượng kinh tế được xem là “nổi bật” ở Việt Nam trong thời gian gần đây và được giới tuyên giáo nhiệt tình ca ngợi là quỹ dự trữ ngoại hối được “nâng lên một tầm cao mới:” Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng thông báo rằng trong chín tháng đầu năm 2016, Ngân Hàng Nhà Nước mua vào $11 tỷ, nâng dự trữ ngoại hối lên hơn $40 tỷ.
Trong khi đó, lại xuất hiện những nghi ngờ trong giới chuyên gia về thực chất của con số $40 tỷ dự trữ ngoại hối do Ngân Hàng Nhà Nước công bố. Theo vài chuyên gia phân tích, cho tới nay, lượng vàng dự trữ tại Ngân Hàng Nhà Nước và hệ thống các ngân hàng thương mại đều chưa được công bố qua các báo cáo chính thức.
Gần đây khi xuất hiện thông tin Bộ Tài Chính Mỹ công bố danh sách 50 quốc gia sở hữu nhiều nhất trái phiếu của chính phủ nước này, dư luận đa chiều lập tức xoáy vào con số tối thiểu $12 tỷ giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ mà Việt Nam đang nắm giữ.
Nếu phân tích dựa trên việc tham khảo chéo giữa hai báo cáo của Bộ Tài Chính Mỹ và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) năm 2015, giới chuyên gia kinh tế có thể hình dung phần nào tỉ trọng và cơ cấu của các loại tài sản trong danh mục dự trữ ngoại hối hiện nay.
Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại hối của một quốc gia, thường do ngân hàng trung ương quản lý, sẽ bao gồm nhiều loại tài sản đa dạng như tiền mặt và tiền gửi thuộc nhóm các ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh, euro, yen; vàng; các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ nước ngoài; tín phiếu; các chứng khoán khác. Các nền kinh tế lớn thường đứng ở tốp trên trong danh sách các quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối mạnh như Trung Quốc ($3,900 tỷ), Nhật ($1,300 tỷ), Saudi Arabia ($672 tỷ), Thụy Sĩ ($600 tỷ).
Dựa theo báo cáo mới nhất của ADB, dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2014 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm, lên tới $34.6 tỷ, tăng gần bốn lần so với năm 2005. Trong đó, có ba thành phần chính cấu thành nên dự trữ ngoại hối quốc gia gồm vàng (trị giá $380 triệu); ngoại tệ ($33.8 tỷ), và tiền SDRs ($390 triệu).
Như vậy, nếu đối chiếu chéo với báo cáo của Bộ Tài Chính Mỹ thì trong lượng ngoại tệ dự trữ gần $33.8 tỷ trong năm 2014 của Việt Nam, nhiều khả năng gần 30% là trái phiếu chính phủ Mỹ. Tức dự trữ ngoại hối quốc gia có thể chứa đến 1/3 là giấy tờ có giá của các nền kinh tế lớn, chứ không phải hoàn toàn là ngoại tệ tiền mặt.
Điều đó cũng có nghĩa là lượng tiền mặt trong quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện thời chỉ vào khoảng $26 tỷ – thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu cần có cho ba tháng nhập cảng.
Lấy gì để mua vào $11 tỷ?
Cũng như tình trạng kết cấu của quỹ dự trữ ngoại hối là quá thiếu minh bạch (cho tới giờ không công bố có bao nhiêu đô la Mỹ, bao nhiêu vàng, bao nhiêu SDR, bao nhiêu trái phiếu…), những câu hỏi “ Ngân Hàng Nhà Nước lấy gì để mua vào $11 tỷ?” và “tiền trong quỹ dự trữ ngoại hối được dùng làm gì?” đang được nhiều người xoáy vào.
Ngay cả một chuyên gia gạo cội của nhà nước như ông Vũ Đình Ánh cũng không biết thực hư thế nào, tức $11 tỷ là được mua bằng tiền mặt, mua công cụ tài chính hay mua trái phiếu bằng đô la Mỹ.
Một phóng viên chuyên về tài chính của báo nhà nước đã khẳng định rằng chắc chắn ngân sách không còn kết dư để có thể mua ngoại tệ, mà Ngân Hàng Nhà Nước chỉ có thể gom đô la Mỹ bằng cơ chế “phát hành nguồn vốn.” Nhưng “phát hành nguồn vốn” là gì thì vị phóng viên này lại không nói rõ, gây nên một tình trạng mù mờ không chỉ về thông tin tài chính mà còn lập lờ đánh lận về khái niệm.
Chỉ biết rằng, từ giữa năm 2016 đến nay, các ngân hàng thương mại đột ngột dư tiền, thậm chí dư khủng khiếp, trái ngược với tình trạng ngân sách “rỗng túi” kể từ sự cố “ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì” xảy ra vào cuối năm 2015 – thời điểm sát đại hội đảng 12.
Rất nhiều khả năng Ngân Hàng Nhà Nước đã phải bung tiền mặt ra để hút ngoại tệ. Theo cái cách mà thống dốc ngân hàng trước đây là ông Nguyễn Văn Bình đã nhiều lần làm trong giai đoạn 2011-2015 mà đã tống cho các ngân hàng thương mại hàng đống “trái phiếu đặc biệt,” nhiều đến nỗi chính phủ không biết lấy gì để thanh toán.
Vậy nguồn tiền mặt bung ra lấy từ đâu? Nếu ngân sách đang cạn tiền thì còn nguồn nào khác? In tiền và in tiền ồ ạt chăng?
Và $11 tỷ thu gom lại tương đương 250,000 tỷ đồng.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh lo ngại rằng 250,000 tỷ được quy đổi ra là cực lớn, có tính thanh khoản cao, đồng thời gợi nhớ về “kịch bản của năm 2007” khi mà Việt Nam mua về $10 tỷ (tỷ giá lúc bấy giờ là khoảng 18,000 đồng, chưa đến 250,000 tỷ) bị “ngập trong tiền và chết đứ đừ vào năm 2008.”
Ông Ánh nhận định cần phải có biện pháp trung hòa thị trường, nhưng ở thời điểm này chưa ai nói có trung hòa hay không mà dường như đang “ném tiền ra thị trường.” Việc làm này chất chứa nhiều nguy cơ, rủi ro lớn.
Một chuyên gia khác là ông Nguyễn Đình Cung thốt lên: “Cứ mải mê huy động và huy động, nền kinh tế sẽ xuống hố!”
Khi nào sẽ “quy tiên?”
Quả thực, lạm phát đang là một thực tế mà ngay cả Tổng Cục Thống Kê, cơ quan hiếm khi nào nói thực về chỉ số lạm phát, đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng. Tình hình có thể trở lại năm 2011 với mức lạm phát vọt lên xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến 50%.
Cũng từ những năm trước, nhiều người đã nói về khả năng Ngân Hàng Nhà Nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách.” Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân Hàng Nhà Nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Nợ xấu lại nhanh gọn biến thành tử huyệt của hệ thống ngân hàng thương mại và do đó là cú hích lật đổ đối với nền kinh tế. Hiện đang tồn ít nhất 550,000 tỷ đồng nợ xấu, trong khi công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) mới chỉ “xử lý” được khoảng 10% trong số đó, mà cũng chỉ bằng… giấy.
Còn hiện tại và sắp tới, Ngân Hàng Nhà Nước sẽ làm gì để trả nợ và lãi vay ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại? Lại tiếp tục in tiền đồng? Nhưng làm sao có thể in được ngoại tệ?
Mà nếu không in được ngoại tệ, tất cả vẫn nằm gọn trong vòng bế tắc: tiền từ Ngân Hàng Nhà Nước chạy vào ngân hàng thương mại, rồi lại từ ngân hàng thương mại trở về Ngân Hàng Nhà Nước mà không thể phục vụ lưu thông. Sản xuất và kinh doanh cũng vì thế vẫn tiếp tục trì trệ. Bất chấp lãi suất tiết kiệm giảm, người dân và kể cả một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục dồn tiền vào ngân hàng thương mại vì “chẳng biết đầu tư cái gì.” Ngân hàng thương mại cũng vì thế càng ứ tiền. Sẽ ứ dến một lúc phải tràn, nghĩa là ngân hàng thương mại sẽ không đủ lợi nhuận để trả lãi tiết kiệm, để sau đó một số ngân hàng thương mại sẽ phải “quy tiên.”
Không phải vô cớ mà chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của chính phủ là Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ mới hé môi về khả năng “sẽ thí điểm phá sản ngân hàng.”
Tương lai ấy có lẽ không còn xa nữa…

Việt-Trung hài lòng ‘hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển’

Thứ Trưởng Nguyễn Chí Vịnh. (Hình minh họa: MINH HOANG/AFP/Getty Images)
THÀNH ĐÔ, Trung Quốc (NV) – Cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng giữa Việt Nam và Trung Quốc lần thứ 6 diễn ra tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, chiều 4 Tháng Mười Một, và hai bên tuyên bố hài lòng.
Phái đoàn quân sự phía Việt Nam do Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trướng Quốc Phòng phụ trách đối ngoại, dẫn đầu. Phái đoàn Trung Quốc do Đô Đốc Tôn Kiến Quốc, phó tham mưu trưởng quân đội, đứng đầu.

“Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đô Đốc Tôn Kiến Quốc bày tỏ sự hài lòng trước việc hợp tác quốc phòng song phương đang ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả và phong phú, đóng góp tích cực vào quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung,” theo báo Quân Đội Nhân Dân của Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Báo này cũng thuật lời ông Vịnh cho rằng “quan hệ Việt-Trung tuy có thời điểm phức tạp, nhưng nếu có quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước và nhận thức đúng đắn của hai quân đội thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết, mang lại lợi ích cho hai dân tộc.”
Bản tin này cho biết thêm, cuộc họp đối thoại quốc phòng kỳ 5 tổ chức ở Hà Nội năm ngoái đã dẫn tới “nhiều kết quả tốt đẹp” như “Thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, giao lưu sĩ quan trẻ, giáo dục đào tạo, hợp tác Hải Quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc Phòng đi vào hoạt động, trao đổi kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung được hai nước đánh giá rất cao.”
Bản tin của QĐND nói: “Trao đổi quan điểm về tình an ninh khu vực, hai bên có chung nhận định rằng, hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là dòng chảy chính, nhưng xung đột có thể xảy ra nếu những bất đồng ở khu vực không được kiểm soát tốt.”
Trong đó ông Tôn Kiến Quốc cho biết, “Trung Quốc mong muốn phát triển quan hệ thân thiện với các nước láng giềng trong khu vực.” Còn ông Nguyễn Chí Vịnh “khẳng định, là một thành viên ASEAN luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc và các quốc gia ASEAN tăng cường hợp tác vì hòa bình và ổn định ở khu vực.”
Tại cuộc đối thoại, theo QĐND, cả ông Vịnh và ông Tôn “đã thẳng thắn nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc còn có khác biệt về vấn đề Biển Đông.”
Cuộc đối thoại quốc phòng kỳ 6 giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang bị các thành viên trong ASEAN bỏ rơi dần.
Khi đến thăm Trung Quốc một tuần lễ từ ngày đầu Tháng Mười Một, ông Najib Razak, thủ tướng Malaysia, ký kết một loạt 14 hiệp ước cũng như bản ghi nhớ với Bắc Kinh nhiều mặt từ kinh tế đến quân sự, trị giá hơn $34 tỷ, trong đó gồm cả việc Malaysia sẽ mua của Trung Quốc bốn hộ tống hạm.
Theo tin các hãng thông tấn, điều làm Việt Nam quan tâm nhất của chuyến thăm viếng Bắc Kinh của ông Razak là Malaysia cam kết sẽ cùng với Bắc Kinh đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Chỉ hai tuần lễ trước đó, khi đến Bắc Kinh, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte cũng nói rõ rằng ông phản đối sự can thiệp của các nước khác vào Biển Đông.
Ông nói: “Tôi không muốn các nước khác tham gia vào đàm phán mà chỉ muốn nói chuyện trực tiếp với Trung Quốc.”
Giữa tuần trước, ngày 3 Tháng Mười Một, Tân Hoa Xã loan tin, ông Trương Đức Giang, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc kiêm ủy viên trưởng Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc Trung Quốc, sẽ tới Việt Nam trong thời gian từ 8 đến 11 Tháng Mười Một.
Tân Hoa Xã cho biết chuyến đi của ông Trương là lời mời của chủ tịch Quốc Hội Việt Nam.
Chuyến đi của ông Trương đến Hà Nội được tiến hành sau chuyến đi Mỹ kéo dài một tuần lễ của ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam, người được cho là đứng thứ hai trong vị trí quyền lực sau Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu từ 23 đến 31 Tháng Mười.
Ngay trước ngày tới Mỹ, ông Huynh thăm Bắc Kinh ba ngày, gặp mặt các giới chức lãnh đạo hàng đầu của đảng Công Sản Trung Quốc với những lời cam kết “thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn của Việt Nam.” (TN)

Sài Gòn: Cơm có dòi làm hàng ngàn công nhân bỏ ăn

Cơm có dòi khiến hàng ngàn công nhân bỏ ăn. (Hình: Thanh Niên)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Trong các phần cơm, canh và thức ăn khác có nhiều vật nhỏ màu trắng, nhìn giống sâu hoặc dòi” làm các công nhân một công ty dệt may ở Củ Chi bỏ ăn.
Theo tờ Thanh Niên hôm Thứ Bảy, khi ăn trưa ngày 5 Tháng Mười Một tại công ty Worldon VN (100% vốn Trung Quốc, chuyên ngành dệt may, tại khu công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, Sài Gòn), một số công nhân nhìn thấy dòi trong thức ăn nên “đã hoảng sợ và nôn ói.” Thấy vậy, toàn bộ công nhân của công ty không dám ăn cơm vì sợ bị ngộ độc.
Đến chiều cùng ngày, một số công nhân có biểu hiện mệt mỏi và ngất xỉu. Công ty cho toàn bộ công nhân được nghỉ việc buổi chiều. Công ty Worldon có khoảng 6,000 công nhân.
Cách đây vài ngày, một số công nhân phát hiện trong canh có sâu. Một công nhân tên N. cho biết vài hôm trước, công ty cho công nhân ăn cơm với chả cá và công nhân phát hiện trong chả cá có nhiều giấy báo.
Ngày 29 Tháng Mười, hơn 100 công nhân tại công ty này bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện. Trước đó, giữa Tháng Năm, một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 150 công nhân công ty này phải cấp cứu.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra rất thường tại Việt Nam. Thời tiết nắng nóng nhưng thực phẩm tươi hay đồ ăn đã nấu xong không được bảo quản trong những điều kiện cần thiết. Vấn đề vệ sinh cũng không được chú trọng, chưa kể tình trạng hóa chất độc hại được sử dụng.
Ngày 28 Tháng Mười, 34 hành khách phần lớn là học sinh Nhật đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines từ Sài Gòn sang Narita (Tokyo) phải nhập viện cấp cứu ngay sau khi máy bay hạ cánh.
Chiều ngày 19 Tháng Mười, bệnh viện đa khoa Tam Bình tiếp nhận 78 trẻ em đang theo học tại trường mầm non Họa Mi (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy vì bị ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, ngày 25 Tháng Chín, có hai vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tỉnh Nam Định, một vụ tại một đám cưới ở huyện Vụ Bản và một vụ xảy ra tại một đám giỗ đã làm cho khoảng 150 người phải cấp cứu. (TN)

Việt Nam vẫn chưa dứt khoát với nông thôn mới, thảm họa mới

Nông dân xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, bị ép xây trụ cổng bằng bê tông theo quy cách do chính quyền đề ra để xã được công nhận là “đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.” (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Quốc Hội Việt Nam đã bỏ ra một ngày để thảo luận về chương trình xây dựng nông thôn mới, dù nhiều người chỉ ra đủ thứ bất ổn nhưng không ai kêu gọi chấm dứt chương trình này.
Trong năm năm, từ 2010 đến 2015, Việt Nam chi ra 850 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Việt Nam có 2,016 xã (23% tổng số xã) đạt “tiêu chuẩn nông thôn mới.” Theo sau đó là 53/63 tỉnh, thành phố đang nợ 15,277 tỷ đồng do xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí đã được đề ra và hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chưa biết xoay tiền từ đâu ra để trả.
Một đại biểu của tỉnh Quảng Bình bảo rằng, nhiều tiêu chí đã được đề ra để xem xét công nhận đạt “tiêu chuẩn nông thôn mới” không hợp lý nên lãng phí vì không hiệu quả, ví dụ như tiêu chí về chợ, về bưu điện trung tâm. Nhiều chợ xây theo “tiêu chuẩn nông thôn mới” đang bị bỏ hoang và vì đã hết tiền nên không thể xây dựng các cơ sở thiết yếu như trường học, trạm y tế.
Các đại biểu cũng đề cập đến tình trạng để đạt thành tích thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền nhiều xã đã ép dân đóng góp quá mức, kể cả ép các gia đình nghèo, người già, trẻ con.
Một đại biểu của tỉnh Bình Phước đề nghị phải xem kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới có tương xứng với chi phí hay không, có gây ra hậu quả nghiêm trọng, lâu dài cho nông dân, đặc biệt là các gia đình nghèo hay không. Đại biểu này đề nghị kiểm tra xem có bao nhiêu gia đình bị ép buộc đóng góp quá mức nên phá sản.
Đại biểu vừa kể cho biết, vốn đầu tư để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại một xã ở Bình Phước khoảng 175 tỷ đồng. Bình Phước hiện có khoảng 100 xã cần hoàn tất chương trình xây dựng nông thôn mới, tổng vốn sẽ khoảng 175,000 tỷ đồng. Từ nay đến 2025, thời điểm phải hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên toàn Việt Nam là 11 năm, tính ra, riêng chương trình xây dựng nông thôn mới, mỗi năm Bình Phước phải chi 15,000 tỷ đồng. Bình Phước lấy từ đâu ra khoản này trong khi mỗi năm, tỉnh này chỉ thu về được khoảng 4,000 tỷ đồng?
Đáng nói là sau năm năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, dù di họa của nó rất rõ ràng là nông dân oán thán vì bị vắt kiệt. Nợ nần của hệ thống công quyền tăng vọt. Chính quyền nhiều địa phương phá sản, không còn tiền để chi cho các khoản thiết yếu, chẳng hạn như trả lương cho giáo viên. Nhiều doanh nghiệp phá sản vì cung cấp vật tư, nguyên liệu, nhận thầu các công trình trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nhưng không được thanh toán,… nhưng cuối năm vừa qua, trước khi mãn nhiệm kỳ, 436/437 đại biểu Quốc Hội vẫn tán thành việc chi 193,000 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 để thực hiện “chương trình xây dựng nông thôn mới.” Trong 193,000 tỷ đồng để thực hiện chương trình này, chính quyền trung ương sẽ chi 63,155 tỷ, chính quyền các địa phương sẽ chi 130,000 tỷ.
Nay, các đại biểu Quốc Hội khóa mới chỉ bày tỏ băn khoăn chứ không ai đòi dẹp bỏ chương trình mà giới lãnh đạo đảng CSVN đã xác định là “mục tiêu quốc gia!” (G.Đ.)

Blogger bị bắt giữ trong bối cảnh leo thang đàn áp ở Việt Nam

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

(VNTB) - Bangkok, ngày 04/11/2016: Chính quyền Việt Nam cần phải trả tự do cho blogger Hồ Văn Hải ngay lập tức và vô điều kiện, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists- CPJ) cho biết ngày hôm nay. 

Kết quả hình ảnh cho hinh anh bác sĩ hồ hải

Vào ngày 02/11, cảnh sát tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ông Hải, một bác sĩ y khoa và là một blogger nổi tiếng với bút danh Hồ Hải trên mạng Facebook.

Một tuyên bố trên trang web của thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ông Hải đã bị buộc tội "truyền bá thông tin và các tài liệu trên Internet nhằm chống lại chính phủ của nước Cộng hoà xã hội của Việt Nam," các báo đưa tin. Nguyễn Sỹ Quang, phát ngôn viên của cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh, nói với các phóng viên rằng ông Hải đã phổ biến thông tin "méo mó" khiến công chúng mất niềm tin vào chính phủ, theo báo chí trong nước.

Blog cá nhân và tài khoản Facebook của ông Hải đã không thể tiếp cận vào ngày ông bị bắt, báo chí cho biết.

Ông Quang cho biết lực lượng cảnh sát đã  theo dõi các hoạt động trực tuyến của ông Hải trước khi bắt, và bài đăng của ông có thể đã vi phạm Điều 88 của Bộ luật Hình sự, một điều luật nhằm chống lại việc tuyên truyền chống nhà nước. Công an không cung cấp thông tin chi tiết hoặc các đối tượng của các bài viết trực tuyến của ông Hải. Người bị kết tội theo Điều 88, một điều luật nhằm vào người bất đồng chính kiến và các nhà báo, thường xuyên chĩa vào người bất đồng chính kiến ​​và các nhà báo, có thể phải ngồi tù 20 năm.

"Việc bắt và giam giữ blogger Hồ Văn Hải sẽ khẳng định danh tiếng của Việt Nam là một trong những cai ngục tồi tệ nhất thế giới đối với các nhà báo," Shawn Crispin, đại diện cao cấp của CPJ tại khu vực Đông Nam Á nói. "Việt Nam cần phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Hải và các nhà báo bị giam giữ vô lý vì những bài viết của họ.”

Vietnam Right Now, một trang tin tức độc lập, nói rằng ông Hải gần đây đã có nhiều bài viết về một thảm họa môi trường, gây ra bởi một nhà máy thép, dọc theo bờ biển miền trung của đất nước mà đã gây ra một loạt các cuộc biểu tình chống lại việc xử lý của chính phủ về cuộc khủng hoảng. Blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã bị bắt giữ vào ngày 10/10 và sau đó bị buộc tội theo Điều 88 sau khi cô viết và vận động về vấn đề tương tự.

Việc bắt giữ blogger Hải ra trong bối cảnh một chiến dịch đàn áp tăng cường nhằm vào giới bất đồng chính kiến của chính phủ nhắm mục tiêu là các blogger độc lập nói riêng. Năm nay, ba blogger - Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thủy, và Nguyễn Ngọc Gia - đã bị kết án vì những bài viết của họ.


‘Phải thông qua nhiều bên’: Việt Nam dám cãi Trung cộng?

‘Phải thông qua nhiều bên’: Việt Nam dám cãi Trung cộng?
Đô đốc Harris phân tích tình hình xây dựng của Trung cộng ở khu Đá Chữ Thập. Ảnh: AP
Ngoại giao CSVN vừa có một cử chỉ gây ngạc nhiên trong mắt giới quan sát quốc tế. Sự việc này xảy ra sau khi Trung Quốc và Maylaysia nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua đối thoại và đàm phán song phương. Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
Theo đó vào ngày 3/11/2016, Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông cần phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, và bằng biện pháp hòa bình. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình được truyền thông trong nước trích lời nói tại một cuộc họp báo thường niên tại Hà Nội rằng: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề tranh chấp ở biển Đông liên quan đến song phương thì giải quyết qua kênh song phương. Còn các vấn đề liên quan đến đa phương, có nhiều bên thì phải giải quyết thông qua nhiều bên.”
Với tuyên bố trên, đây là lần thứ hai từ đầu năm 2016 đến nay giới ngoại giao Việt Nam tỏ ra một chút “can đảm” khi dám cãi Trung cộng. Vào đầu năm 2016, trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung cộng công kích dữ dội, phía ngoại giao Việt Nam đã dè dặt tuyên bố “tàu Mỹ đi qua vô hại”.
Chi tiết đáng chú ý là tuyên bố “tranh chấp ở biển Đông phải giải quyết thông qua nhiều bên” diễn ra hầu như ngay sau chuyến công du có vẻ đột ngột của Đinh Thế Huynh – nhân vật số 5 trong Bộ Chính trị Việt Nam nhưng lại là đương kim “phó đảng” – đến Washington và đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp đón khá trọng thị. Một trong những nội dung mà phía Mỹ đối thoại với “kênh đảng” chính là Biển Đông.
Trong và sau chuyến công du của Đinh Thế Huynh, dư luận bình luận khá trái chiều. Một số dư luận cho rằng Việt Nam vẫn tiếp tục đu dây giữa Mỹ và Trung cộng, và Đinh Thế Huynh đã phải “xin chỉ đạo” từ Tập Cận Bình trước khi sang Mỹ. Nhưng có dư luận lại cho rằng Đinh Thế Huynh đã đám nói với Tập Cận Bình rằng “Hãy làm như nói”. Và sự hiện diện của Tư lệnh Thái Bình Dương – Đô đốc Harry Harris ở Việt  Nam trong thời gian Đinh Thế Huynh ở Mỹ cho thấy giữa Việt Nam và Mỹ dường như đã thực hiện một kế hoạch trao đổi nào đó liên quan đến quân sự Biển Đông. Cũng có dư luận cho rằng với chuyến đi của Đinh Thế Huynh, Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam…
Ngay trước chuyến đi Mỹ của ông Đinh Thế Huynh và chuyến thăn Việt Nam của Đô đốc Harry Harris, 2 tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên kể từ năm 1975 cập cảng Cam Ranh. Đây được coi là sự kiện mang tính lịch sử.
Có vẻ đang diễn ra những động thái “lạ” trong chính trường Việt Nam, đặc biệt liên quan mảng đối ngoại con thoi và phòng thủ quân sự, trong bối cảnh vẫn đang xuất hiện những tin tức ngoài lề cho biết sau phán quyết về đường lưỡi bò của Tòa án quốc tế, Trung Quốc “sẽ hành động” vào một thời điểm nào đó, mà theo một số dư luận thì rất có thể nhắm vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lê Dung / SBTN

Ma túy ‘vây’ công nhân Đồng Nai

Ma túy ‘vây’ công nhân Đồng Nai
Một số công nhân đến cơ sở điều trị ma túy thị xã Long Khánh để uống methadone. Ảnh: TD
(PL)- Ngoài việc thẩm lậu vào quán bar, khách sạn… thì ma túy đang tấn công mạnh vào công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
“Cơ quan chức năng phát hiện công nhân làm việc trong các nhà máy bị nghiện ít hơn so với công nhân thời vụ nhưng thực trạng công nhân bị nghiện rất đáng báo động” - ông Đặng Xuân Hòa, Chi cục phó Chi cục Phòng chống tệ nạn thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai, cho biết như trên.
Nhớ con và sợ hãi
Tiếp xúc với những công nhân đang cai nghiện tại Trung tâm Cai nghiện ma túy Đồng Nai (trung tâm) ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, hầu như các công nhân đều hối hận, nuối tiếc và mong sớm được làm lại từ đầu…
“Em nhớ con lắm! Nhớ mỗi chiều đi làm về thì con ra đón trước cửa, nhớ những tối con nũng nịu đòi mẹ đắp chăn… Em chỉ muốn cải tạo thật tốt để sớm về nhà với con và gia đình. Em hối hận lắm rồi” - Trần Thị Kiều O. (26 tuổi), học viên đang cai nghiện tại trung tâm, nức nở nói.
Theo O., gia đình có hai chị em gái. Năm 2008, hai chị em rời quê (xã miền núi Phú Thanh, huyện Tân Phú) lên TP Biên Hòa làm công nhân cho một công ty may tại phường Tân Mai. Ba năm sau, O. lấy chồng cùng làm chung công ty, một năm sau họ có con trai đầu lòng. Sống giữa đô thị với đủ thứ khoản phải chi tiêu nhưng lương công nhân không đủ trang trải nên vợ chồng O. thường xuyên cãi nhau, cùng nhiều yếu tố khác dẫn tới việc hai người ly hôn.
Ly dị chồng, O. đưa con về sống với mẹ ruột rồi tìm gặp lại bạn cũ. Trong nhóm bạn này có người nghiện ma túy và họ rủ rê. Sau nhiều lần từ chối, O. thử “đập đá” để thể hiện đẳng cấp với bạn bè rồi trượt dài.
“Sau thời gian cai nghiện em mới cảm nhận được tác hại và sợ ma túy. Em muốn nhắn nhủ tới các công nhân hãy sống lành mạnh, tránh thật xa ma túy” - O. nói khi chia tay với chúng tôi.
Trần Bá D. (36 tuổi, quê ở An Giang) kể năm 2010 anh lên Bình Dương làm công nhân ở khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần. Được hai năm, D. lấy vợ, chuyển về TP Biên Hòa làm cho một công ty. Khi cuộc sống dần ổn định thì D. dính vào ma túy. “Tôi nghĩ thử một tí cho vui, ai ngờ nghiện lúc nào không hay… Tôi sẽ không dính vào nó nữa… Tôi rất nhớ vợ con và cảm thấy có lỗi với họ” - D. nói.
“Rất nhiều công nhân chơi ma túy. Nhóm bạn của tôi hay rủ nhau vào các phòng trọ đập đá…” - Nguyễn Hồng Ph. (ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), học viên đang cai nghiện tại trung tâm, nói…
Tội phạm ma túy chuyển địa bàn hoạt động
Công an thị xã Long Khánh (Đồng Nai) đang tạm giữ Nguyễn Thị Thạch (ngụ xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất) để điều tra hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Trước đó, công an ập vào căn phòng mà Thạch thuê trọ ở phường Xuân An, thị xã Long Khánh bắt quả tang Thạch đang bán ma túy, thu giữ sáu bịch hàng đá và nhiều tang vật khác.
Thạch thuê phòng để ở cùng bạn trai đang đi làm công nhân nhưng là để bán ma túy cho kẻ nghiện trong khu vực.
Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công an huyện Trảng Bom kiểm tra nhà trọ của Nguyễn Anh Tuấn (ngụ xã Bắc Sơn), thu giữ ma túy đá, cân tiểu ly, dụng cụ sử dụng ma túy. Qua điều tra, Tuấn khai nhận thuê căn phòng trong khu nhà trọ công nhân để cung cấp cho các lao động bị nghiện đang làm việc tại KCN Sông Mây, KCN Hố Nai 3...
Hàng loạt vụ mua bán, sử dụng ma túy trong các khu nhà trọ công nhân ở Biên Hòa, Trảng Bom, Thống Nhất… bị công an phát hiện, bắt giữ mà theo lời khai ban đầu của các nghi can là “chủ yếu bán cho lao động thời vụ, công nhân trong các KCN”.
Theo ông Đặng Xuân Hòa, Chi cục phó Chi cục Phòng chống tệ nạn thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai, tội phạm ma túy đang hoạt động trong các khu nhà trọ, nhà nghỉ quanh các KCN chứ không ở các khu dân cư như trước đây. Thực trạng này đang diễn ra ở các khu nhà trọ gần KCN Sông Mây (huyện Trảng Bom), các khu nhà trọ ở KCN Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch)…
Ngăn chặn, quyết liệt xử lý
Theo Công an TP Biên Hòa, tội phạm ma túy đang lợi dụng địa bàn có nhiều nhà trọ, nhà nghỉ, khu công nhân làm nơi buôn bán, sử dụng ma túy. Trước đây tập trung chủ yếu tại các phường, xã như Trảng Dài, Long Bình, Long Bình Tân, An Bình, Bửu Long, Tam Phước, Phước Tân, An Hòa... thì nay phát sinh nhiều ở một số khu, cụm công nghiệp. Những người bán lẻ ma túy thường xuyên di chuyển giữa các khu nhà trọ để che giấu hành tung. Một số chủ nhà trọ không kiểm tra giấy tờ, khai báo tạm trú… khiến công an cơ sở khó nắm thông tin về những người liên quan đến ma túy.
“Để ngăn chặn ma túy xâm nhập vào các khu vực nhà trọ tập trung đông công nhân, sinh viên, người lao động, Công an TP Biên Hòa đang quyết liệt triệt phá những ổ nhóm, đối tượng phạm tội. Công an đang thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa khác như phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa bàn quanh khu, cụm công nghiệp tuyên truyền, phổ biến pháp luật; vận động người dân tố giác tội phạm về ma túy” - một lãnh đạo Công an TP Biên Hòa nói.
“Chủ nhà trọ thường kiểm tra qua loa giấy tờ và nó thành điểm đến cho người nghiện sử dụng ma túy, mua bán…VKS đã có văn bản kiến nghị cơ quan chức năng tăng cường quản lý, xử lý thích đáng nếu vi phạm, tái phạm…” - ông Huỳnh Thanh Tùng, Viện trưởng VKSND thị xã Long Khánh, nói.
Trong sáu tháng đầu năm, Công an TP Biên Hòa đã bắt giữ gần 490 người có hành vi liên quan đến mua bán, tàng trữ ma túy, thu giữ nhiều ma túy tổng hợp, heroin, cỏ Mỹ cùng nhiều hung khí, súng hoa cải… Công an cũng lập hồ sơ và đưa đi chữa bệnh bắt buộc; đưa vào Trung tâm Giáo dục lao động xã hội hơn 300 người.
____________________________
422 công nhân nghiện ma túy trong gần 4.000 người tại tỉnh Đồng Nai.
(Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội 
thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai)
TIẾN DŨNG

Phóng Viên Không Biên Giới nói đối thoại nhân quyền với CSVN phản tác dụng

Phóng Viên Không Biên Giới nói đối thoại nhân quyền với CSVN phản tác dụng
Ảnh: Phóng VIên Không Biên Giới
Đối thoại về nhân quyền với Cộng Sản Việt Nam không mang lại kết quả mà thậm chí còn phản tác dụng. Đó là điều mà tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nghiệm ra, khiến họ đi đến quyết định tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch nhắm vào các cá nhân vi phạm nhân quyền trong chế độ cộng sản tại Việt Nam.
Hôm 2 tháng 11, nhân Ngày Quốc Tế Chấm Dứt Sự Bãi Miễn Dành Cho Tội Ác Chống Nhà Báo, tổ chức này công bố danh sách 35 kẻ tiêu diệt tự do truyền thông, bao gồm những nguyên thủ, chính khách, lãnh tụ tôn giáo, tổ chức võ trang và tổ chức tội phạm có thành tích đàn áp, bức hại, bỏ tù và giết nhà báo. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng được liệt vào danh sách này bên cạnh hàng loạt nhà độc tài và tổ chức khủng bố trên thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với BBC, ông Benjamin Ismail, trưởng ban Châu Á – Thái Bình Dương của Phóng Viên Không Biên Giới, giải thích việc đưa ông Nguyễn Phú Trọng vào danh sách này. Theo ông Ismail, Phóng Viên Không Biên Giới muốn điểm mặt chỉ tên và tạo áp lực với những cá nhân dính dáng vào việc trấn áp tự do báo chí. Ông Ismail nhận định rằng, tự do báo chí luôn là một phần trong các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền giữa Cộng Sản Việt Nam và một số quốc gia Tây phương, nhưng trớ trêu là dường như càng đối thoại nhiều thì lại có thêm nhà báo và blogger bị bắt, bị đem ra xét xử và bị nhận án tù.
Ông Ismail cũng lưu ý rằng ở Việt Nam không chỉ các nhà báo và blogger bị trấn áp, mà người thân hay bạn bè của họ cũng bị sách nhiễu, và thậm chí côn đồ được thuê để hành hung các nhà báo, blogger và người nhà của họ.
Huy Lam / SBTN

CSVN lần đầu công bố thiệt hại sau thảm họa Formosa

CSVN lần đầu công bố thiệt hại sau thảm họa Formosa
Ảnh:vietstock.vn
Trang mạng của VTV hôm 3 tháng 11 đăng một báo cáo, được cho là đầu tiên của Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội CSVN về ảnh hưởng trầm trọng của thảm họa môi trường do Formosa gây ra, đối với tình hình việc làm của ngư dân miền Trung Việt Nam.
Báo cáo được nói là dựa trên “kết quả khảo sát” gần 130,000 gia đình với hơn 510,000 người tại bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Không rõ các cuộc khảo sát đã được thực hiện trong khoảng thời gian nào. Theo đó, thảm họa môi trường biển đã làm 39,140 người lao động mất việc làm, chiếm khoảng 14% lực lượng lao động tại bốn tỉnh. Hà Tĩnh và Quảng Bình là hai tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tại tất cả bốn tỉnh. Thừa Thiên – Huế ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp là 10.1%, tăng 60%; Quảng Trị là 13.2%, tăng 280%, tức gần gấp 3; Quảng Bình là 28.6%, tăng 790%, tức gần gấp 8; và Hà Tĩnh là 16.4%, tăng 1,570% tức gần gấp 16.
Số ngư dân đã bỏ nghề cá được ghi nhận là 25,000 người. Tại Hà Tĩnh, số ngư dân bỏ biển chiếm gần 74% so với trước khi xảy ra thảm họa. Cũng theo báo cáo của Bộ Lao Động Cộng Sản Việt Nam, các lãnh vực nhà hàng, du lịch và khách sạn đã bị mất khoảng 33% lực lượng lao động, trong đó Hà Tĩnh và Quảng Bình mất hơn nửa lực lượng lao động.
Huy Lam / SBTN

Tiếp tục bắt người vì điều 79

CTV Danlambao - Ông Lưu Văn Vịnh (facebooker Vịnh Lưu), người sáng lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết vừa bị bắt khẩn cấp hôm 06/11/2016 với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 bộ luật hình sự cộng sản.

Trước đó, vào lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng công an TP.HCM bất ngờ ập vào nhà riêng ông Vịnh tại số 120 liên khu 4 – 5, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân để áp giải ông về đồn công an Bình Tân. 

Sau đó, khoảng 1 tiếng 30 phút, lực lượng công an rất đông gồm công an địa phương và thành phố giải ông Vịnh về  nhà, rồi đọc lênh bắt và khám xét nhà. 

Đến 17 giờ 30 phút, công an tiếp tục áp giải ông về giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, q, Bình Thạnh. 

Ông Lưu Văn Vịnh sinh năm 1967, vợ là Nguyễn Thị Thập và có được ba cháu.

Ông Vịnh là người đấu tranh dân chủ, ông thường xuyên có mặt trong các cuộc biểu chống Trung Cộng và bảo vệ môi trường. Ông cũng thường xuyên tham gia vào các đợt đòi người khi bị nhà cầm quyền CS  giam giữ trái phép.

Lưu Văn Vịnh là một trong những thành viên sáng lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết (LMDTTQVN)  được thành lập ngày 15/7/2016, và ông được bầu giữ chức vụ chủ tịch.

Theo thông tin của Ban Thường trực Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, trước khi bị bắt, ông Vịnh đã chủ động xin rút khỏi vị trí lãnh đạo của tổ chức.

Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.

Lũ lụt miền Trung: dân chúng bất tín nhiệm đảng cộng sản


Lũ lụt Trọng Lú im re
Phúc, Quang ngậm miệng, Ngân khoe áo dài.

Trận lũ lụt lớn tại Miền Trung vừa qua đã phơi bày sự độc ác và đểu cáng của đảng CS: không kịp thời lo cho dân mà còn tịch thu tiền cứu trợ của dân, chận đánh, ném đá, dọa truy tố và làm khó dễ những người đi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt... Việc đồng bào nhanh chóng gửi tiền cứu trợ qua các cá nhân, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự, cho thấy tình thương yêu đồng bào, đùm bọc lẫn nhau, vẫn đầy ắp trong tim người dân VN. Sự đóng góp và cứu trợ - không qua nhà cầm quyền và các tổ chức của CS - cho thấy dân chúng đã không còn tin đảng CS nữa. Năm 1975, khi quân VC tới đâu, đồng bào đã bỏ chạy về phía có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - phía tự do dân chủ. Thế giới đã gọi đây là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” để lánh nạn cộng sản. Việc làm từ thiện của người dân VN hôm nay - không qua tay bạo quyền cộng sản - có thể được xem là một hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm đảng CS.

1. Trận lũ lụt lịch sử

Theo phát biểu của người dân Quảng Bình, đây là trận Lũ lụt lớn nhất trong vòng 100 năm qua. Trận lũ năm 2010 gây lụt lội lớn nhưng nước lên chậm, người dân kịp di tản và mang theo được tài sản, gia súc lên vùng đất cao lánh nạn. Năm nay, trận lũ lụt kinh hoàng hơn vì nhà máy thủy điện Hố Hô đã xả lũ với vận tốc 1.800m3/giây, từ độ cao 72m xuống đầu hàng ngàn dân dưới hạ lưu.

Việc xả nước thủy điện vào khoảng 10h đêm ngay trong cơn lũ lớn--mà không thông báo trước--làm lượng nước lũ tăng với sức mạnh và tốc độ khủng khiếp. Chỉ trong phút chốc, nước chảy xiết dâng cao đến nóc nhà khiến dân không kịp chạy lánh nạn vì đêm tối, tầu thuyền bị chìm cuốn ra khơi, người và gia súc chết thảm... Thậm chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu thủy điện Hố Hô ngưng xả nước 1 giờ cho dân kịp chạy, cũng không được chấp nhận. Trong 2 ngày đầu của trận lũ lụt, nhiều làng mạc từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên bị ngập lụt và chìm trong biển nước làm nhiều người bị chết và mất tích, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị hư hại và ngập nước. Có nơi nước lên quá mái nhà. Có nơi nước lên cao 3,53m. Nhiều xã thôn bị cô lập, giao thông bị tê liệt. 

Vì lợi ích nhóm, nhà nước CS đã bảo vệ đập thủy điện Hố Hô bất chấp thiệt hại về nhân mạng và tài sản của dân. Uất ức trước việc xả nước thủy điện Hố Hô gây ra chết người và thiệt hại nặng về tài sản mà không bị truy tố, người dân than: “Mặc dù nhà máy thủy điện Hố Hô xả nước quá định mức cho phép, gây ra thiệt hại nặng nề cho dân, các quan chức nhà nước vẫn nói xả nước “đúng quy trình”. Cứ mỗi lần có khiếu nại, họ lại bảo “đúng quy trình”, người dân chẳng còn biết kêu cứu vào đâu.”

Người dân chỉ còn biết kêu than trong vô vọng. Trong hàng chục năm qua, bao nỗi oan khiên, bao đơn khiếu kiện của người dân oan đều bị đảng CS vứt vào sọt rác. Nạn nhân phải chờ đợi mòn mỏi trong vô vọng hoặc bị tù tội, đàn áp hết thập niên này tới thập niên khác. Người CS vẫn tiếp tục tự kiêu, đàn áp và lừa dối người dân. “Đảng viên CS mà tự nhận là thành thật và liêm khiết thì chẳng khác nào tú bà, đĩ điếm khai báo vẫn còn trinh.” Dân chẳng còn ai tin đảng CS nữa. 

2. Người dân làm công tác cứu trợ hữu hiệu và tử tế hơn hẳn đảng CS

Trước nỗi bất hạnh của đồng bào miền Trung, nhiều cá nhân, hội đoàn dân sự, tôn giáo… bất chấp bị đe dọa về an ninh, đã tự nguyện đứng ra quyên tiền và tới tận nơi trao tiền và tặng phẩm cho nạn nhân bão lụt, không qua tổ chức của CS.

Kết quả cho thấy người dân làm công tác cứu trợ rất hữu hiệu và thành công. Các tổ chức của đảng CS quyên góp trên cả nước được 8 tỷ đồng. Về phía người dân, chưa kể các cá nhân, hội đoàn dân sự và tôn giáo khác, chỉ riêng cá nhân MC Phan Anh, trong vài ngày, quyên góp qua Facebook được số tiền gấp đôi là 16 tỷ đồng. Anh đã cùng các bạn đến tận hiện trường ân cần trao tặng tiền và tặng phẩm cho đồng bào nạn nhân bão lụt. Khi được tin đồng bào nạn nhân bị nhà cầm quyền CS địa phương tịch thu lại 400 000$/người, anh đã quay lại can thiệp để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tiền cho dân. Tất cả mọi chi tiêu đều được cập nhật trên Facebook cho mọi người biết. Vì việc làm trong sáng này, dân chúng vẫn tiếp tục gửi tiền cứu trợ tới tài khoản của Phan Anh, nhưng trước những áp lực và đe dọa của nhà cầm quyền CS, anh đành phải yêu cầu đồng bào gửi tiền qua các tổ chức và cá nhân tín nhiệm khác.

3. Hành động xấu xa, ác độc của đảng CS

Ở những nước tự do dân chủ, khi biết có thảm họa như bão lụt, sóng thần…, các vị nguyên thủ quốc gia đều lên tiếng thông báo cho đồng bào cả nước rõ và đích thân tới tận nơi thăm hỏi, chỉ đạo việc cứu trợ kịp thời để xoa dịu nỗi thống khổ của nạn nhân và giúp họ ổn định cuộc sống.

Tại Việt Nam thì:

Lũ lụt Trọng Lú im re
Phúc, Quang ngậm miệng, Ngân khoe áo dài.

Cả bốn nhân vật quyền lực nhất của CS gọi là “tứ trụ” - Tổng bí thư đảng CS, Chủ tịch nước, Thủ Tướng và Chủ tịch QH - đều im lặng trong trận lũ lụt lớn tại miền Trung. Kẻ thì lo tranh giành quyền lực, người thì lo khoe mẽ trong lễ hội áo dài. “Cứu nhân như cứu hỏa” mà sau lũ lụt bốn ngày và bị dư luận chỉ trích, văn phòng QH mới lên tiếng kêu gọi cứu trợ. Đảng CS đã tỏ ra vô cảm và vô trách nhiệm trước tình trạng khẩn cấp của đất nước. Người dân còn mong gì được ở họ khi đất nước có giặc xâm lăng.

May thay! Trong cuộc cứu trợ bão lụt vừa qua, người dân đã tự nguyện làm công tác từ thiện tốt hơn hẳn các tổ chức của đảng CS: nhanh chóng kịp thời, tới đúng đối tượng, không bị ăn chận và ân cần, tử tế với dân. Có lẽ bị mất mặt vì dân không tín nhiệm và mất cơ hội ăn chận tiền cứu trợ, nhà cầm quyền CS đã có hành động xấu xa, đáng lên án là họ tịch thu lại tiền cứu trợ người dân mới được trao tặng, chận các đoàn xe cứu trợ không cho tới nơi bị lũ lụt, cho công an mặc thường phục chạy xe gắn máy rượt theo ném đá vào người và xe của người đi cứu trợ, dọa nạt người cứu trợ đã vi phạm luật, nói xấu người cứu trợ làm từ thiện để “tạo tên tuổi” cá nhân… Đảng CS đã hành xử như một đảng cướp. Những hành vi kiểu “đầu đường xó chợ” này chẳng những làm thiệt hại cho nạn nhân lũ lụt mà còn làm người dân khinh ghét và lánh xa đảng CS.

4. Tại sao dân Việt Nam bất tín nhiệm đảng CS?

Mặc dù nhà cầm quyền CS đe dọa, vu khống người dân tự nguyện cứu trợ và kêu gọi góp tiền vào Hội Chữ Thập Đỏ, dân vẫn không tín nhiệm CS vì các tổ chức của cộng sản đã có “bề dày lịch sử”, “thành tích hoành tráng” về ăn cắp, ăn chận, ăn bớt quà và tiền cứu trợ bằng cách tịch thu, lấy thuế lưu kho, khai khống danh sách, đưa tiền không đủ như trong bản khai, ký khống thay nạn nhân … Điền hình là những vụ sau đây:

Nhà nước đã ăn chận tiền của nước Lào hỗ trợ nhân dân tại Cà Mâu (1). Cán bộ xã “ém” tiền trợ cấp cho các hộ nghèo và kê khống diện tích lúa bị hạn mặn để rút tiền hỗ trợ được UBND tỉnh Kiên Giang cấp (2). Không phải một ấp, một xã trong huyện mà tất cả các xã đều có “sai sót”. Điều này chứng tỏ họ học hỏi và dạy bảo nhau về cách ăn cắp tiền của dân.

Đoàn từ thiện vừa rời đi, cán bộ thôn đến đòi lại tiền cứu trợ (3): “Bà Lê Thị Liệu (87 tuổi) bất bình nói: “Ðoàn từ thiện đó họ thấy cụ nghèo khổ, tài sản trôi hết nên họ hỗ trợ cho cụ cái phong bì 500 ngàn đồng. Cụ chưa kịp vui mừng thì ông bí thư chi bộ thôn đến thu lại 400 ngàn đồng.” Cái “trò” ăn cắp này cán bộ CS đã thực hiện nhiều lần tại nhiều nơi khác nhau.

“Không chỉ ăn chặn tiền của người tàn tật, cán bộ chính sách xã Xuân Lộc (Thường Xuân- Thanh Hóa) còn lập hồ sơ khống cho người đã chết hoặc người không có thực để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng của nhà nước.” (4)

Các vụ đục khoét công quỹ, hối lộ, cướp nhà đất của dân, ăn chận tiền cứu trợ, vòi tiền dân… của cán bộ CS thì không thể nào kể hết được.

5. Kết luận

Có ba trách nhiệm mà nhà cầm quyền cộng sản VN không thể chối cãi và phải chịu trách nhiệm trong vụ lũ lụt miền Trung vừa qua. Một, không chuẩn bị phòng chống lũ lụt có hiệu quả; hai, xả nước thủy điện trong đêm - mà không báo trước--làm tăng lưu lượng và sức mạnh tàn phá khủng khiếp của nước lũ khiến người dân phải chịu thiệt hại nặng về nhân mạng và tài sản; ba, không cứu trợ kịp thời và hữu hiệu mà còn ngăn cản, đe dọa, ném đá các đoàn cứu trợ tự nguyện của người dân. Nói chung, người dân cỏn phải chịu đựng những tai họa này trong nhiều năm vì đây là hậu quả, vì lợi ích nhóm, đảng CS đã để các công ty hoạt động bất chấp việc bảo vệ môi trường. Người dân đã thấy rõ qua việc đảng CS khăng khăng bảo vệ Formosa một cách mù quáng.

Đảng CS đã lộ rõ là một đảng cực kỳ phản động, hại dân, bán nước. Để lấp liếm các tội ác, lãnh đạo CS ngày nay thường trân tráo, muối mặt tuyên bố lếu láo rằng đã làm “đúng quy trình” mặc dù chính họ cũng không hề biết cái quy trình đó có lợi hay hại, có đem lại lợi ích thực tế và hữu hiệu không.

Rút kinh nghiệm trong thành quả làm từ thiện không qua tổ chức của đảng CS, kính mong đồng bào chỉ gửi tiền từ thiện tới bạn bè, cá nhân, tổ chức dân sự, tôn giáo và các địa chỉ mà quý vị tin cậy. Làm như vậy, tiền cứu trợ của quý vị sẽ nhanh chóng và chắc chắn tới tay nạn nhân hơn là qua tay các cán bộ CS lưu manh và tham lam như đã dẫn chứng bên trên, trong mục 4. Điều này cũng giúp người dân và các hội đoàn dân sự liên kết với nhau và lớn mạnh để có thể chống lại những hành vi lưu manh, độc ác của CS.

Từ việc bất tín nhiệm đảng CS thông qua việc làm từ thiện - không qua bàn tay của đảng CS - hy vọng sẽ dẫn đến những bất tuân dân sự khác của quần chúng. Khi có một cơn “ bão lớn” ập tới, một ngọn lửa mạnh bùng lên, thời cơ thuận lợi đến, chắc chắn dân Việt Nam sẽ vùng lên đạp đổ đảng cộng sản theo “đúng quy trình” để cứu lấy giống nòi Việt Nam và bảo vệ mảnh đất thân yêu hình chữ S do tổ tiên để lại.

06.11.2016

danlambaovn.blogspot.com


_________________________

Chú thích:

(1) Nhà nước ăn chận tiền của nước Lào hỗ trợ nhân dân tại Cà Mâu

(2) “Ăn chặn” tiền hỗ trợ người gặp khó

(3) Đoàn từ thiện vừa rời đi, cán bộ thôn đến đòi lại tiền cứu trợ

(4) Cán bộ xã “ăn” tiền của người tàn tật, người chết

(5) Lấy cớ an ninh ngăn chặn cứu trợ lũ: Khốn nạn toàn tập!

(6) Lũ chồng lũ trên nhà cầm quyền!!!

(7) Thư gởi bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân

(8) Đài Á Châu Tự Do: lũ lụt Hà Tĩnh