Sunday, June 14, 2015

Chả phải nhìn xa đến thế đâu, Giời ạ!

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi nghĩ mà lấy làm buồn và tủi hổ lắm. Bởi như vậy cho nên Việt Nam ta không thể sánh được với những nước như Singapore, Malaysia đã đành, mà giờ này coi chừng có thể tụt hậu so với Lào hay cả Campuchia, những nước mà trước đây chưa từng là “đối thủ” cạnh tranh của Việt Nam. - Nguyễn Công Khế

Tôi không nói được tiếng Khmer. Người Miên, phần lớn, lại không biết tiếng Anh tiếng u gì ráo. Bởi vậy, mỗi khi rời khỏi những tỉnh lỵ xa xôi (nơi có những thôn xóm người Việt quần tụ) để trở lại Phnom Penh là tôi bỗng trở nên “ú ớ,” gần như một người câm.

Mà tính tôi lại thích uống, và ưa nói. Khi không có ai xung quanh để cụng ly và trò chuyện thì tôi buồn muốn khóc luôn. Tuần rồi, đang lang thang một mình trên đường Monivong thì tôi bị hai thanh niên trông giống người Campuchia chận lại.

Họ đang ôm một xấp áo T Shirt trắng tinh và vui vẻ ngỏ ý muốn tặng cho tôi một cái. Vốn không tin là có cái gì “free” trên cuộc đời này nên tôi xua tay, lắc đầu:

- Thank but I don’t need that...

- No speak Khmer?

- Nope!

Chắc accent của tôi “nặng” dữ lắm nên vừa quay lưng thì nghe có tiếng với theo:

- Chú là người Việt, phải không?

- Yes!

- Úy Trời, Đất, Qủi Thần, ơi. Tụi con cũng là người Việt mà. 

Màu da ngăm ngăm của người đối thoại khiến tôi hơi ngờ ngợ:

- Mấy em người Khmer Krom, phải không?

Cả hai thằng đều cười ha hả, sung sướng ra mặt:

- Dạ, con quê ở Bạc Liêu

- Còn con ở Trà Vinh.

Thiệt là mừng muốn chết luôn. Tui kéo hai thằng tắp liền vô quán bên đường. Bia bốc nổ lốp bốp, và nổ liền liền không dứt.

Nam Vang đi dễ khó về
Trai đi có vợ, gái về có con.

Dù quá tuổi “vợ con” lâu rồi nhưng tôi cũng dám kẹt luôn ở Nam Vang (như không) chớ không phải giỡn đâu nha. Xứ Chùa Tháp là nơi lý tưởng để uống bia mà. 

Bất kể ngày/ đêm/mưa/ nắng gì cũng thế, Cambodia luôn luôn nóng cỡ 100 độ F!Nhờ vậy, lon bia nào cũng trở nên ngọt lịm, mát rượi, và thấm thía tới tận tim gan. 

Uống ít ngon ít, uống nhiều ngon nhiều, càng uống càng ngon. Và rượu vào, tất nhiên, lời ra:

- Hai đứa qua đây hồi nào?

- Dạ, lâu rồi.

- Nhắm sống được không?

- Sống khoẻ.

- Sao tụi bay lại đi cho áo mà không bán lấy tiền sài.

Lúc đó, hai thằng mới quay lưng cho tui coi mấy dòng chữ bằng tiếng Khmer và tiếng Anh in trên áo mà tụi nó đang mặc: The existence of an independent judiciary leads to the respect for human rights.

- Nghĩa là làm sao?

Một ngành tư pháp độc lập dẫn đến sự tôn trọng nhân quyền.

- Bộ tụi bay làm chính trị hả?

- Trời, nói sao ghe thấy ghê vậy chú. Tụi con làm nhân viên cho hội thiện nguyện, đi cổ vũ cho nhân quyền thôi chớ có chính trị/chính em khỉ mốc gì. Ở Cambodia, đòi hỏi nhân quyền là chuyện nhỏ mà.

Rồi không nói không rằng hai thằng lấy một cái áo, xoay phía sau ra trước, xong tròng đại vô người tôi. Tụi nó còn bắt tôi đứng chụp một cái hình kỷ niệm chơi nữa. 

Thường dân Tưởng Năng Tiến. Ảnh tư liệu của MIRO

Tui dẫy đành đạch:

- Mặc cái áo “nhậy cảm” này công an Cambodia nó hốt liền chớ không phải “chuyện nhỏ” đâu à nha.

- Không dám hốt đâu. Nam Vang chớ có phải Sài Gòn hay Hà Nội sao mà có cái vụ hốt sảng như vậy. 

- Thiệt không?

- Thiệt chớ. Ở đây đỡ mệt hơn Việt Nam nhiều. Vừa bước chân qua tới Cambodia là tụi con đã thấy dễ thở liền hà, thoáng lắm chú ơi!

- Thoáng là sao?

- Là không có chế độ hộ khẩu, không công an khu vực, không tổ trưởng dân phố, cũng không có hội hè đoàn thể mẹ rượt nào hành dân hết ráo. Mình có quyền bầy tỏ chính kiến trong mọi vấn đề miễn là với thái độ ôn hoà...

Công nhận là hai thằng này nói đúng. Phnom Penh “thoáng” thiệt. Tôi không nghe ai nói gì tới phường, khóm, xã ấp gì ráo trọi. Những cái thứ của nợ như giấy tạm trú/tạm vắng cũng không luôn. Cảnh sát giao thông cũng hiếm thấy, chớ đừng nói chi đến đám công an hay dân phòng.

Người Cambodia biểu tình tại thủ đô Phnom Penh. Ảnh tư liệu của MIRO

Vậy là tui yên tâm mặc luôn cái áo, và mặc hoài hoài cho tới bữa nay. Cứ mỗi lần xỏ tay là tự nhiên tôi lại nhớ đến Người Buôn Gió. Thằng Phải Gió này đã có lúc ngồi tù cũng chỉ vì in ấn và phát tán những cái áo phông với những dòng chữ... nhậy cảm: “Hoàng Sa & Trường Sa Của Việt Nam.” 

Hôm gặp ở California, Người Buôn Gió có kể cho tôi nghe “chuyện vui” về một người Việt Nam tên Qúi. Ông Lái Gió nói là “chuyện hài” nhưng nghe xong tôi muốn ứa nước mắt:

“...chú Quý, một người đàn ông gầy gò. Vợ bỏ do chú ấy bị đi tù, ai cũng xa lánh chú ấy, mọi người nói chơi với thằng ấy là nguy hiểm, nó làm mình chết lây đấy. Chú Quý làm thợ hàn, lúc có việc lúc không, nhà chú trống hoác chả có gì. Một mình chú rang một đống lạc pha muối ăn dần với cơm. Con gái chú rất xinh, nó ở với mẹ. Nó cũng ghét bố vì mẹ nó nói bố nó là người hư hỏng.

Mình chả thấy chú hư hỏng gì, chú có việc thì làm chăm chỉ. Nhà chú nghèo nhưng nhiều sách, mình đến chơi nằm đọc cả ngày cũng được. Chắc chú buồn, thấy mình nên cũng kệ cho vui nhà. Rồi có lần chú lĩnh lương, làm món bún bò cho mình ăn cùng, chú sai đi mua rượu. Về hai chú cháu ăn, chú vừa ăn vừa uống rượu trầm ngâm. Mình đánh bạo hỏi sao chú bị đi tù.

Chú nghĩ một lúc, nhấp vài ngụm lại nghĩ, như là không nghe thấy câu hỏi. Mãi sau đột nhiên chú kể.

Lúc đó chú làm công đoàn nhà máy cơ khí, gần Tết bạn cùng nhà máy của chú trúng thưởng gì đó được một cái xe đạp Phương Hoàng màu ngọc bích. Lúc mọi người xúm vào xem xe, chú cũng xem và ngẫu hứng đọc câu thơ chế.

Xuân này hơn hẳn những xuân qua
Phương Hoàng ngọc bích đã về ta.
Vợ chồng làm tốt, con học giỏi
Niềm vui chan chứa khắp trong nhà.

Nửa tháng sau khi đọc bài thơ chế chúc mừng bạn có xe đạp, công an đến khám nhà chú, thu sách truyện một đống. Chú bị đi tù 4 năm vì tội xuyên tạc thơ chủ tịch HCM với ý đồ chế giễu... âm mưu phản động.

Cái “chú Qúi” này, nói nào ngay, vẫn còn... may chán! Dám “chữa” thơ bác Hồ mà chỉ đi tù có bốn năm thôi. Ít xịt hà. Tôi còn biết vài người đàn ông Việt Nam khác, họ chả dám đụng chạm gì tới thơ/văn của lãnh tụ kính yêu cả, chỉ chơi nhạc Vàng thôi mà cũng bị lãnh án mỗi người hơn chục năm tù. 

Vụ án văn nghệ “Phan Thắng & Đồng Bọn” được mang ra toà xử vào tháng 1 năm 1971. Nhạc sĩ Tô Hải, một trong những người được mời tham dự, đã ghi lại vài đoạn đối thoại (rất ) thú vị giữa quan toà và bị cáo:

Chánh án: -Anh có nhận là đã đánh nhạc của tư sản, là đồi truỵ không?

Toán xồm: -Dạ! Thưa quý toà,con chỉ đánh những gì in trên đĩa của Liên Xô, của Tiệp Khắc, của Cộng Hoà Dân Chủ Đức thôi ạ!

Chánh án: -Anh nói láo! Thế Paloma, Santa Lucia là của ai?

Toán Xồm: -Dạ! Paloma là của nước bạn Cu Ba ạ! Còn Santa Lucia là dân ca Ý ạ! Nhà xuất Bản của nhà nước đã in và sân khấu nhà nước đã có nhiều ca sỹ biểu diễn ạ!

Chánh án: -Vậy anh có biết cha cha cha là cái gì không?

Toán Xồm: -Dạ! Có ạ!! Đây là một nhịp điệu xuất xứ cũng tại nước bạn Cu Ba ạ!

Chánh án: -Thế còn Tango bleu chắc anh cũng đổ cho Cu Ba hết hả?

Toán xồm: -Dạ không! Tango là một điệu nhảy Ác-giăng-tin nhưng đã được quốc tế hoá. Vừa giờ Đoàn xiếc Tiệp Khắc sang ta và các nước XHCN đều xử dụng cả ạ!

Chánh án: -Nhưng người ta đánh khác, còn anh đánh khác. Đừng có ngụy biện!

Toán Xồm: -Dạ! Đánh y hệt ạ! Chỉ có thua họ về nhạc cụ họ tốt hơn... chứ nếu chúng con có đầy đủ nhạc cụ như họ thì chúng con chẳng thua gì họ cả ạ!

Chánh án: -Anh hãy im miệng! Đồ ngoan cố!

Và cứ như vậy, suốt phiên tòa Chánh án chỉ sử dụng câu “Im miệng! Đồ ngoan cố” để cắt lời người bị buộc tội. Không hề có ai bào chữa. 

Cuối cùng, toà luận án và tuyên án:

“Việc làm của bọn này đã gây ảnh hưởng xấu cho phong trào trật tư trị an, phá hoại việc thực hiện một số chính sách của Nhà nước, nhất là chính sác lao động sản xuất, chính sách nghĩa vụ quân sự... xâm phạm nghiêm trọng đến hạnh phúc, phẩm giá của phụ nữ, đến đạo đức và đời sống của nhiều người, và tuyên truyền xuyên tạc lại chế độ xã hội chủ nghĩa trong lúc cả nước đang chiến đấu chống Mỹ xâm lược.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ án nói trên, toà quyết định xử phạt Phan Thắng Toán 15 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Đắc, 12 năm tù giam và sau đó 5 năm bị tước quyền công dân; Nguyễn Văn Lộc 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân...”

Nửa thế kỷ sau, sau phiên tòa thượng dẫn, vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, Luật Sư Võ An Đôn cho công bố nội dung một vụ án (“Công An Đánh Chết Cháu, Bác Và Cậu Sắp Đi Tù”) khiến nhiều người cười ra nước mắt: 

Ngày 31/12/2013 em Tu Ngọc Thạch, học sinh lớp 9, Trường THCS Lương Thế Vinh bị Công an xã Vạn Long đánh chết. Khi nghe tin cháu Tu Ngọc Thạch bị công an đánh chết, xác cháu đang trên đường chở về nhà thì ông Nguyễn Văn Ly (Cậu ruột) và ông Mai Đình Tâm (Bác họ) của em Tu Ngọc Thạch đi đến Quốc lộ 1A thì thấy có hàng ngàn người dân bao quanh xe chở quan tài em Tu Ngọc Thạch, nhìn thấy cảnh tượng trên ông Ly và ông Tâm bức xúc la lên "Công an đánh chết người bà con ơi", sau đó ông Ly và ông Tâm cùng gia đình, bà con đưa quan tài em Tu Ngọc Thạch về nhà chôn cất.

Ngày 14/11/2014, Tòa án huyện Vạn Ninh đưa vụ án nêu trên ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt: bị cáo Lê Minh Phát (Công an xã Vạn Long) 6 năm 9 tháng tù, bị cáo Lê Ngọc Tâm (Công an xã Vạn Long) 9 tháng tù treo.

Sau khi Tòa án huyện Vạn Ninh xét xử sơ thẩm vụ án nêu trên với mức án quá nhẹ, gia đình em Tu Ngọc Thạch kháng cáo đề nghị Tòa án tỉnh Khánh Hòa xét xử lại vụ án trên theo thủ tục phúc thẩm.

Khi vụ án trên sắp đưa ra xét xử phúc thẩm, thì ông Nguyễn Văn Ly và ông Mai Đình Tâm bất ngờ nhận được Cáo trạng số: 32/CT-KSĐT, ngày 11/3/2015 của Viện kiểm sát huyện Vạn Ninh truy tố ông Ly và ông Tâm về tội "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù...

Ông Nguyễn Văn Ly và ông Mai Đình Tâm đang viết giấy yêu cầu luật Võ An Đôn sư biện hộ. Ảnh chú thích: Dân Luận.

Với thời gian, rõ ràng, cái gọi là “luật pháp” của nước CHXHCNVN mỗi lúc một “trượt dốc” xa hơn, và cuốn theo nhiều nạn nhân hơn. Tuần rồi, sau việc cháu Nguyễn Tường Trọng (vô cớ) bị công an chận ở phi trường không cho xuất cảnh, bác Nguyễn Tường Thụy bèn có thơ (than) rằng: 

Thích thì cấm, đắng cay chịu vậy
Đất trời này biết cậy nơi đâu
Thân lươn bao quản lấm đầu
Nhìn sang Bắc Mỹ, Âu Châu mà thèm.

Chả phải nhìn xa đến thế đâu, Giời ạ!

15/06/2015


"Bạn" của Phùng Quang Thanh tiên tiếp tấn công ngư dân ta

Bạn đọc Danlambao - Sau sự kiện hàng loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao bộ quốc phòng CSVN sử dụng bảng họ tên chữ Tàu tham gia sự kiện ‘Giao lưu lịch sử' (từ hôm 15 đến 18/5/2015) là hành động tàu Trung Quốc ngang ngược, ngang nhiên tấn công, cướp tài sản, gây thương tích thậm trí dẫn tới tử vong cho ngư dân ta trên Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Lần gần đây nhất là vào sáng ngày 14/06/2015: Trong lúc đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNa 92647 của ngư dân Quảng Nam bị một chiếc 'tàu lạ' đâm phải khiến 8 trong số 10 ngư dân trên tàu bị hất xuống biển, trong đó một người tử vong và 3 người bị thương nặng.



- 3 ngày liên tiếp từ ngày 7/6 - 10/06/2015: 2 tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) QNg 90657 TS và QNg 95193 TS bị 4 tàu của Trung Quốc (mang số hiệu 589, 3103, 64501 và 35101) tấn công, rượt đuổi, lấy, phá tài sản và dùng vòi rồng tấn công khiến 2 ngư dân bị thương. Tổng thiệt hại lên tới 750 triệu đồng.




Bị TQ tấn công bằng vòi rồng, ngư dân Bùi Tấn Đoàn bị gãy chân trái, giờ phải nằm một chỗ - Ảnh: Hiển Cừ

“Trong khi các ngư dân đang lui cui tạt nước thì bất ngờ bị vòi rồng với sức nước rất mạnh phun trúng, mấy anh em đều bị hất tung. Tui bị gãy chân, toàn thân giờ còn đau ê ẩm, không ăn uống được gì. Các bác sĩ nói khoảng một tuần nữa mới mổ bắt vít, còn muốn đi lại được ít nhất phải mất 3 tháng”, ngư dân Đoàn kể

“Thời gian qua nhiều tàu Trung Quốc ngang ngược cản trở, xua đuổi, tấn công tàu cá ngư dân Quảng Ngãi tại Hoàng Sa. Biển của mình thì hà cớ gì phải sợ nên tôi vẫn ra khơi đánh bắt, không ngờ họ còn cướp cá, đập phá tài sản của chúng tôi”, Thuyền trưởng Phú bức xúc.

Ngày 27-5, tàu cá BĐ 96680 TS do ông La Văn Quen làm chủ tàu đang hoạt động tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bất ngờ bị một tàu cảnh sát biển Trung Quốc chạy áp sát và tấn công bằng vòi rồng ba lần, sau đó quay tàu bỏ đi.


Vụ việc xảy ra khiến tàu bị hỏng máy liên lạc, giàn câu, giàn đèn, mũi, hông tàu bị vỡ nát nhiều chỗ. “Tổn hại của chuyến biển này hơn 100 triệu đồng. Chỉ mới đánh bắt được hơn chục con cá nên khi cập bờ, bán sản phẩm xong lỗ 40 triệu đồng. Bây giờ tàu hư hết, sắp tới tàu phải nằm bờ để sửa chữa, gánh nặng chi phí sửa chữa con tàu và chi phí sinh hoạt cho gia đình cùng tiền gửi hằng tháng cho đứa con đang học đại học trong TPHCM tui cũng chưa biết phải xoay xở sao nữa”, anh Quen chia sẻ.

Như vậy, trong vòng chưa đầy một tháng, sau sự kiện ‘Giao lưu lịch sử' với cái nắm tay thật chặt, cái ôm ấp thật nồng ấm của bộ trưởng quốc phòng 2 chế độ CS, thì các tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi ít nhất 4 lần bị tàu 'Bạn' đâm... khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương, tàu bị hư hỏng nặng, tổng thiệt hại lên tới 900 triệu đồng. 



Trung Cộng cấp họ tên tiếng Tàu cho hàng loạt quan chức quốc phòng CSVN

Trọng Lú sẽ vẫn tiếp tục ví Trung cộng “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.?!

Hay tướng Phùng càng 'tâm tư' hơn khi người dân Việt Nam ngày càng ghét 'Bạn' mình gây nguy hiểm cho dân tộc (dân tộc nào?): “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc” 


15/06/2015


Bạn đọc Danlambao tổng hợp

Văn Miếu hay Văn Mếu, Thị Mếu

"Trí phú địa hào,
Đào tận gốc, trốc tận rễ"
Đảng xây Văn Miếu,
Công Nông nghe mà phát mếu

Thời gian qua, rải rác đó đây những lời phát biểu của "một bộ phận không nhỏ" trong giới lãnh đạo tối cao nước CHXHCNCC gồm Tổng Bí thư đảng CS, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng này, kia... đã làm trò cười cho thiên hạ. Nay thì, đến việc "đảng ta" xây Văn Miếu tại tỉnh Vĩnh Phúc, biến lực lượng Công Nông thành những ông/ anh Văn Mếu, bà/chị Thị Mếu.

Nhắc đến hai chữ Văn Miếu là người ta nghĩ tới Bia Tiến sĩ; Tiến sĩ là trí thức. Trí thức là tên đầu sỏ trong bộ "tứ khoái " (Trí, phú, địa, hào) Bác và Đảng (viết hoa) xúi dân cầm đuốc xuống đường hô hào "Đào tận gốc, trốc tận rễ" bằng "Phong trào Xô Viết Nghệ Tịnh" từ những 1930, một chính sách cốt lõi của chủ nghĩa đưa Cả Nước Xuống Hố mà bác Hồ đã có công ra đi tìm đường rước về tai ương.

Ơ hay, "Trí phú địa hào" là đối tượng Bác Đảng chủ trương phải "đào tận gốc trốc tận rễ" cho giai cấp Công Nông rảnh chân rỗi tay vươn lên "mặt trời Hồng" để "làm chủ tập thể đất nước", Công Nông được tượng trưng bằng cây Búa và cái Liềm là giai cấp tiên phong làm nên "Kách Mạng Việt Nam" mang tính đặc thù chả giống ai, "mười hai con giáp không khống con nào"; thế mà cớ sao ngày nay "đảng ta" lại xây đền đài cung nghinh cái tên ác ôn đầu sỏ của nhân dân ?

Nếu vưỡn giữ đúng như tinh thần lời bác Cả Lú mới đây nhắc nhở, rằng Đảng trước sau trung thành với chủ nghĩa Vô Sản, tức đi tiếp tục cùng phường khố rách áo ôm, dưới sự lãnh đạo tối cao của lực lượng tiên phong là giai cấp Công Nông, thì Đảng phải xây Công Miếu, Nông Miếu.

Đằng này, đã không xây Công Miếu, Nông Miếu để tôn vinh, ngưỡng mộ, học tập, noi gương, nhớ ơn giai cấp tiên phong của Kách Mạng, Đảng lại đi xây đền thờ Trí thức là bọn "chẳng khác chi cục phân" như lời dạy của đồng chí Thủ tịch Mao Trạch Đông không bao giờ sai của bác Hồ. Làm như thế có khác chi đảng ta xây lăng thờ một đống phân.

Nhưng, đem cục phân mà Mao Chủ tịch đặt kề và oánh giá ngang bằng sổ thẳng tương đương với trí thức thời đó bên Tàu để luận với "trí thức" của đảng ta thời nay thì cũng tội cho hai chữ trí thức của người ta. Trí thức của Mao là trí thức thứ thiệt, trong khi trí thức nếu dựa trên băng cấp Tiến sĩ nọ, Giáo sư kia của đảng ta ngày nay không được như thế, mà hầu hết toàn là hàng dỏm. Chẳng hạn như đương kim Thủ tướng nước CHXHCNCC, Ba Ếch, lúc 12 tuổi đã bỏ trường học vào rừng U Minh chuyên nghề đêm đêm du kích ngày ngày chích mông đồng chí sốt rét suốt mười mấy năm, bỗng dưng có bằng Cử Nhân Luật, nhưng hỏi tốt nghiệp năm nào, xuất thân trường nào, thì chẳng bao giờ có câu trả lời. Lấy đó và biết bao ăn nói ẩ ờ ểnh ương của "tiến sĩ" nọ "giáo sư" kia mà suy, trí thức VN do đảng ta đào tạo làm gì đủ trình độ được đặt ngang tầm với cục phân của Mao Chủ tịch.

Vậy mà lại được lập Văn Miếu?

Hay là văn miếu của đảng ta xây ở tỉnh Vĩnh Phúc "mang tầm cao mới" hơn? Đó là chỉ để bia Tiến sĩ thuộc hàng quốc sư. Nhưng mà "quốc sư" của Việt Nam ta dưới thời đại Hồ Chí Minh hình như chỉ có một mình ngài Vũ Khiêu, lừng danh vì tài chôm thơ Đường của Lý Bạch và máu chim gái hoa hậu Việt Nam, cô Kỳ Duyên.

Trước tin Văn Miếu được Đảng đang ra công xây dựng ở tỉnh Vĩnh Phúc, những ai chưa ăn phải bã CS, đặc biệt là giới Công Nông, lại có thể cầm lòng được, để khỏi bị trở thành ông/anh Văn Mếu, bà/chị Thị Mếu.

15/06/2015


Hàng ngàn người Hồng Kông biểu tình đòi dân chủ

Theo RFI-Thanh Hà
Ngày 14-06-2015 14:30
media
Cuộc biển tình với sự tham gia của hàng ngàn người Hồng Kông đòi bầu cử dân chủ ngày 14/06/2015.REUTERS/Tyrone Siu

Theo hãng thông tấn Reuters, cuộc tuần hành ngày 14/06/2015 xuất phát từ công viên Victoria để tiến về trụ sở chính phủ. Hàng ngàn người dân Hồng Kông xuống đường phản đối luật bầu cử do Bắc Kinh áp đặt. Trong tuần Nghị viện Hồng Kông biểu quyết về luật bầu cử.

 Bản tin của AFP đưa ra con số 2.000 người tuần hành trên đường phố Hồng Kông hôm nay. Hãng thông tấn Pháp nói đến một sự huy động « yếu ớt » so với đỉnh điểm của phong trào chiếm đóng đường phố Hồng Kông hồi mùa thu 2014.Tuy nhiên hàng ngàn người dân Hồng Kông hôm nay đã xuống đường, cương quyết đòi được toàn quyền định đoạt tương lai chính trị của đặc khu hành chính này.

Nghị viện Hồng Kông bắt đầu thảo luận về luật bầu cử vào ngày 17/06/2015 và sẽ biểu quyết về dự luật này vào cuối tuần. Luật bầu cử của Hồng Kông chỉ được thông qua với sự đồng thuận của 47  trên tổng số 70 nghị sĩ.  27 đại biểu Dân chủ báo trước là sẽ lẽ bỏ phiếu chống lại luật bầu cử do Trung Quốc áp đặt.

Theo dự luật nói trên, Bắc Kinh đồng ý cho Hồng Kông được chỉ định lãnh đạo theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng tất cả các ứng viên tra tranh cử đều phải có sự đồng thuận của Bắc Kinh.

Phong trào dân chủ Hồng Kông được khởi động từ hồi tháng 9/2014 làm tê liệt một phần các hoạt động kinh tế của đặc khu hành chính này trong nhiều tuần lễ. Hãng thông tấn Anh, Reuters xem cuộc xuống đường hôm nay là cơ hội cuối cùng để cưỡng lại việc Bắc Kinh muốn can thiệp vào các hoạt động chính trị của Hồng Kông.

ASEAN cần hành động trong vấn đề Biển Đông

(TNO) ASEAN vẫn còn "thờ ơ" với những diễn biến mới trong tranh chấp trên Biển Đông, khối này cần hành động quyết đoán hơn, như G7, để duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực.

ASEAN cần hành động trong vấn đề Biển Đông - ảnh 1
ASEAN cần hành động trong vấn đề Biển Đông - ảnh 1Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: Reuters

Đó là nhận định của tờ The Bangkok Post của Thái Lan trước hành động gây hấn của Trung Quốc và sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ, đồng minh và G7.

Trong bài bình luận đăng tải hôm nay 14.6, The Bangkok Post nhận định rằng một số nhà lãnh đạo ASEAN có vẻ hài lòng với lập trường hiện tại của khối, nhưng thực tế nó chưa đóng góp nhiều cho việc đảm bảo các tranh chấp Biển Đông sẽ được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.

Những sự cố xảy ra gần đây cho thấy đảm bảo hòa bình ở Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh không chỉ cho những nước tranh chấp mà cho cả khu vực. Biển Đông không chỉ giàu về nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn là cửa ngõ chính cho giao thông hàng hải quốc tế.

Tuy nhiên, The Bangkok Post nhận định rằng một số nhà lãnh đạo ASEAN quá tự mãn với lập trường của mình đến mức thờ ơ, chưa có hành động quyết đoán mà lẽ ra khối này phải có. Tờ báo nhắc đến việc Mỹ và các nước trong khối G7 đã phản ứng mạnh mẽ trước hành động của Bắc Kinh, trong đó có việc bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp, xây dựng đường băng trên bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, hiện chưa thấy khối này có phản ứng chung về những động thái quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc cũng như sự xuất hiện của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông, có chăng chỉ là những phản ứng ngoại giao hoặc đơn lẻ từ các nước thành viên có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh như Việt Nam, Philippines.

Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc rất quyết liệt và chưa bao giờ tỏ ra nhường bước trước nước nào bất kể Bắc Kinh đúng hay sai. Trung Quốc còn tuyên bố khi đưa ra “Sách Trắng” - chiến lược quốc phòng, sẵn sàng dùng vũ lực nếu bị tấn công ở Biển Đông bất kể nước tấn công là Mỹ hay đồng minh của Mỹ.

Đề cập đến sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Biển Đông, The Bangkok Post nhận định Washington đang thách thức những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh một cách công khai. Người Mỹ muốn Biển Đông trở thành vùng biển quốc tế với chủ quyền được xác lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) thay vì để Trung Quốc tung hoành, biến nó thành ao nhà.

Cần tiếng nói mạnh hơn từ ASEAN

Phản ứng trước tuyên bố chung của G7 đối với vấn đề Biển Đông, tờ The Bangkok Post cho rằng ASEAN “vô cảm” trong khi Bắc Kinh tức giận và gọi đó là “nhận xét thiếu trách nhiệm”. Giải thích sự “vô cảm” của ASEAN, tờ báo cho rằng vì những quốc gia Đông Nam Á này “trói buộc” mình vào Bắc Kinh bằng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), để tránh làm ảnh hưởng quan hệ hợp tác trên mọi phương diện của hai bên. Thế nhưng, bộ quy tắc ứng xử này vẫn đang còn “thai nghén”.

ASEAN cần hành động trong vấn đề Biển Đông - ảnh 2
ASEAN cần hành động trong vấn đề Biển Đông - ảnh 2Cuộc họp thưởng đỉnh của ASEAN ở Campuchia - Ảnh: Minh Quang

Theo nhận định của Bangkok Post, với những hiệp định khác trước đây ASEAN ngồi chung bàn đàm phán với đối tác bên ngoài, nhưng với COC có vẻ như khác với thông lệ này. COC được áp dụng trong tương lai không phải tạo ra một diễn đàn để cả ASEAN và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, thay vào đó chỉ có các nước có tranh chấp đàm phán với Trung Quốc để giải quyết bất đồng giữa họ ở Biển Đông.

Dù đối thoại của ASEAN đề cập tất cả các vấn đề, trong đó có hợp tác hàng hải và an ninh khu vực nhưng khối chưa bao giờ có thể tạo ra một lập trường chung khi nói đến Biển Đông. Tờ The Bangkok Post đương cử quan điểm “ngược dòng” của thành viên Campuchia khi Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố ASEAN không thể giải quyết tranh chấp theo quan điểm khối bởi vì chỉ có vài nước trong ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc. Phát biểu này của người đứng đầu chính phủ Campuchia bị nhiều nước ASEAN cả thành viên có và không có tranh chấp phản đối.

ASEAN thường bị chỉ trích là kém hiệu quả trong vấn đề Biển Đông dù tất cả đều có lợi ích hàng hải ở khu vực này. Biển Đông có giá trị chiến lược vì vậy tranh chấp chủ quyền ở đây lôi kéo sự chú ý của cả thế giới.

“Đã đến lúc ASEAN cần khẳng định là một khối liên kết có lập trường mạnh mẽ, thống nhất và có vai trò quyết định trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh trong khu vực”, The Bangkok Post nhận định. Tất nhiên, sự quyết đoán của ASEAN vẫn phải đảm bảo tranh chấp Biển Đông không gây cản trở hay hủy hoại những nỗ lực hợp tác rộng lớn hơn của ASEAN với bên ngoài, tờ báo kết luận.

14/06/2015 15:32
Minh Quang

Ông Tổng ơi! Ông đã làm gì thế?

Ông Tổng ơi! Ông đã làm gì thế?
Việt Nam đã có những động thái gì để khẳng định chủ quyền? Đó là những buổi họp kín của Quốc hội?…
Để phản đối lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực cũng có những hành động cụ thể. Gần đây, trong cuộc phỏng vấn với báo The Wall Street Journal của Mỹ ngày 8.6, Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim nói rằng Kuala Lumpur “sẽ phản đối sự xâm nhập của tàu hải cảnh Trung Quốc vào vùng biển của nước này ở phía bắc đảo Borneo”.
Từ năm 2014 cho đến hôm nay, Trung Quốc ngang nhiên có những hành động xâm lược chủ quyền lãnh hải Việt Nam: đặt giàn khoan HD981, xây đảo nhân tạo, xây hải đăng, tàu Bin Hai 517 xâm nhập vùng biển Bình Thuận 40 hải lý…
Việt Nam đã có những động thái gì để khẳng định chủ quyền? Đó là những buổi họp kín của Quốc hội? Đó là những cái ôm, những cái tay bắt mặt mừng với Trung Quốc? Đó là những khẩu hiệu quen thuộc: “đã có Đảng và Nhà nước lo”…?
Một số ý kiến cho rằng các bài báo, các lời bình luận về hành động của các ông Nghị trước tình hình biển Đông là “anh hùng bàn phím”. Truyền thông có một sức mạnh khá lớn. Chính nó sẽ tác động không nhỏ đến những sự kiện đang nóng hiện tại, lan toả đi khắp thế giới. Đó là chưa kể, dù tin vào “Đảng và Nhà nước lo” nhưng thiết nghĩ người dân cũng được quyền bày tỏ lòng yêu nước chứ. Họ bày tỏ những bức xúc cá nhân trên trang mạng xã hội thì có gì sai?
Không muốn cảnh làn bom khói đạn; cũng không muốn mất đất đai, lãnh thổ, lãnh hải, vậy tại sao Việt Nam không khởi kiện Trung Quốc ra toà quốc tế? (điều này không mới nhưng cũng hoàn toàn không cũ bởi chưa tìm ra được nguyên nhân). Phải chăng, trong những văn kiện mà ông Tổng đã ký trong chuyến đi gấp gáp sang Trung Quốc có vấn đề gì đó liên quan chủ quyền? Hay là trong số đó lại có những “công hàm Phạm Văn Đồng”?
06-13- 2015
Minh Trí – Ngọc Thịnh / VNTB

Nếu an ninh sân bay “móc ngoặc”, việc mất trộm hành lý là khó tránh khỏi?

Theo Giáo dục VN-06-13-2015
Nếu có sự móc ngoặc của cả bộ phận an ninh sân bay thì việc mất trộm tài sản hành khách là điều khó tránh khỏi?


Nếu an ninh sân bay “móc ngoặc”, việc mất trộm hành lý là khó tránh khỏi?
Cục phó Đào Văn Chương phát hiện hành lý của khách từ Mỹ về Tân Sơn Nhất bị cắt đứt băng dính (ảnh nguồn Vietnamnet)
Xuất phát từ thực tế nhiều hành khách đi máy bay đã bị mất, thất lạc hành lý hoặc tài sản trong hành lý ký gửi, nhằm thắt chặt hơn nữa an ninh tại các cảng Hàng không và đảm bảo quyền lợi của hành khách, Cục Hàng không đã mở đợt kiểm tra an ninh tại 3 Cảng hàng không Quốc tế lớn nhất cả nước là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng từ ngày 10-12/6/2015.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong năm 2014 đã ghi nhận 48 vụ việc mất, thất lạc hành lý. Từ đầu 2015 đến nay, cơ quan này cũng đã nhận báo cáo của 23 vụ việc mất tài sản trong hành lý ký gửi.


Bị rách, mất trước khi về nước
Sau hai ngày (10 và 11/6) kiểm tra an ninh khu vực vận chuyển hành lý ký gửi tại hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, Phó Cục trưởng Hàng không Đào Văn Chương đánh giá, tài sản trong hành lý ký gửi qua đường hàng không luôn tiềm ẩn nguy cơ bị mất cắp bởi khi vận chuyển quốc tế về Việt Nam, rất phổ biến tình trạng cơ quan an ninh các nước thường mở khóa để kiểm tra rồi gói lại bằng băng dính hoặc có thông báo bên trong hành lý.
Khi valy bị mở khóa kiểm tra thì nguy cơ mất tài sản trong quá trình vận chuyển sẽ rất cao, nhất là các chuyến bay quá cảnh qua nhiều nước.
“Chúng ta cần làm rõ những vụ việc hành lý bị mất mát trong trường hợp nào, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng một mất mười ngờ, làm mất uy tín của ngành hàng không trong nước”, ông Chương nói.
Trước đó khi đoàn thanh tra đang tiến hành kiểm tra an ninh tại khu vực vận chuyển, bốc xếp hàng hóa sân bay Tân Sơn Nhất và nhận được phán ảnh một hành khách người Việt từ Mỹ về cho biết, thùng hàng của bà đã quá cảnh qua Nga, Singapore, bị bung dây đai, có dấu hiệu bị mở và mất một gói thịt.
Sau khi kiểm tra, an ninh sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, thùng hàng đã được bộ phận an ninh tại Mỹ (TSA) kiểm tra và dán tem niêm phong. Nhiều khả năng hộp thịt được phía Mỹ mang đi kiểm định.
1
Theo quy định nhân viên bốc xếp hàng hóa không được mặc quần áo có túi nhưng thực tế vẫn còn nhiều nhân viên phục vụ hành lý mặc trang phục có túi (ảnh nguồn Thanh niên)
Từ thực thế này ông Trần Doãn Mậu – Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam cho rằng, hành lý càng quá cảnh nhiều thì càng có nguy cơ bị mất trộm.
Xí nghiệp thương mại mặt đất (TIGAS) báo cáo: 5 tháng qua có 16 hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất báo mất cắp tài sản trong hành lý, trong đó 9 chuyến bay từ nước ngoài về. Công ty phục vụ mặt đất (SAGS) thống kê có 3 hành khách mất hành lý từ nước ngoài về.
Có nguyên nhân khách quan dẫn đến hành khách dễ mất trộm đồ như trong các trường hợp hành lý bị va đập, rách vỡ khiến tài sản hành khách lộ ra, tạo điều kiện cho những người tiếp xúc có điều kiện trộm đồ trong kiện hành lý.
Theo ông Nguyễn Đức Tiến, Phó giám đốc Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, có trường hợp hành lý của hành khách đi chuyến bay nước ngoài bị an ninh sân bay nước bạn mở kiểm tra nhưng sau đó lại to tiếng đổ lỗi cho an ninh và hãng hàng không trong nước.
Cụ thể mới đây có một vị khách Việt kiều Mỹ khi nhận hành lý bị bung từ băng chuyền đã nổi cáu, chửi bới xúc phạm các nhân viên hàng không gây mất trật tự. Sau đó, valy được mở kiểm tra thì khách không thấy bị mất đồ, trong hành lý có giấy xác nhận đã mở khóa kiểm tra của Cục an ninh giao thông Mỹ.
Phát hiện tiêu cực
Tiếp tục kế hoạch kiểm tra an ninh tại sân bay Đà Nẵng, Thanh Niên đưa tin: Theo quy định nêu rõ nhân viên thực hiện công việc vận chuyển hành lý không được có túi, nhưng thực tế tại sân bay Đà Nẵng vẫn còn.
Tại buổi kiểm tra ở sân bay Đà Nẵng, Trung tâm An ninh hàng không sân bay này cho biết, việc vận chuyển hành lý theo một quy trình khép kín. Bên cạnh đó, công tác giám sát cũng được thực hiện rất chặt chẽ với việc lắp đặt 163 camera trong nhà ga sân bay và 11 camera giám sát ngay khu vực vận chuyển hàng để giám sát lực lượng vận chuyển, kiểm soát hàng trước khi lên máy bay.
Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đào Văn Chương cho rằng, nhân viên thực hiện công việc vận chuyển hành lý không được có túi, nhưng thực tế kiểm tra thì vẫn có.
2
Nhân viên bốc xếp hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất phải khám người sau ca làm việc. Ảnh: Đ.Loan – nguồn VnExprees
Mặc dù nhân viên bốc xếp hành lý mặc quần áo có túi nhưng theo bộ phận an ninh sân bay, sau mỗi ca làm việc nhân viên bốc xếp đều được bộ phận an ninh khám người.
Cục phó Cục Hàng không Đào Văn Chương đặt câu hỏi “Liệu có hay không sự móc ngoặc, thông đồng giữa nhân viên sân bay với lực lượng bốc xếp để trộm đồ trong hành lý của khách?”.
Đặc biệt nếu có sự móc ngoặc của cả bộ phận an ninh sân bay thì rõ việc mất trộm tài sản hành khách là điều khó tránh khỏi.
Sau khi kiểm tra toàn bộ quy trình nhận và vận chuyển, giao hàng hóa của hành khách của 3 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng, bước đầu ông Chương nhận định: Việc triển khai thực hiện những chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải về an ninh hàng không dù được triển khai kỹ nhưng trên thực tế vẫn xảy ra tiêu cực.
40 vụ báo mất hành lý ở sân bay Đà Nẵng
Theo Cảng HK quốc tế Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, tại Đà Nẵng có khoảng 40 trường hợp hành khách báo mất hành lý chưa rõ nguyên nhân.
Việc truy tìm thủ phạm cũng khá khó khăn, bởi theo ông Từ Văn Sửu, Phó giám đốc Trung tâm an ninh Hàng không Đà Nẵng, việc mất mát do từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những hành khách transit nhiều nơi mới về đến sân bay Đà Nẵng.
Trong khi đó, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Đào Văn Chương đánh giá: “Đà Nẵng có cách làm khá hay là để những hộp thư tố giác, để nhân viên có thể tố giác những hành vi không trung thực của các đồng nghiệp.
Dù vậy, việc này cũng chỉ mang tính răn đe. Việc mức lương của các lao động nhân viên phục vụ hành lý quá thấp, chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng nên không tạo được tâm lý an toàn cho họ, họ sẵn sàng bỏ việc bởi có thể kiếm việc khác với mức lương này dễ dàng.
Vì vậy, trong số những giải pháp nghiên cứu tránh mất cắp hành lý cần quan tâm đến vấn đề này. Cũng cần có những chế tài xử lý mạnh để răn đe hành vi trộm cắp trong sân bay!”

Chống diễn biến hòa bình: chặn kết nối quốc tế

Chống diễn biến hòa bình: chặn kết nối quốc tế
“Cáp quang biển AAG lại bị đứt… vì cá mập” – một điệp khúc mà trong những năm trở lại đây, người dùng internet tại Việt Nam thường xuyên phải đón nhận, hiện tượng này khiến cho việc kết nối internet quốc tế trở nên chậm chạp.
Tuy nhiên, điều đáng nói là lịch đứt cáp lại thường có xu hướng rơi vào các ngày lễ, sự kiện trọng đại của quốc gia như Ngày bầu cử Quốc Hội, 30/04, Chính phủ họp phiên thường kỳ, ngày thành lập Đảng…
Mới đây, trong báo cáo các vấn đề về điều hành đất nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Nhiệm vụ đề ra của cơ quan điều hành là bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước và Đại hội Đảng các cấp. Tăng cường quản lý thông tin mạng; ngăn chặn có hiệu quả hoạt động thông tin chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.”
Trước đó, trong ý kiến thảo luận về Luật an toàn thông tin ngày 3/6, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng (Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội) cho biết một luồng ý kiến thảo luận đáng chú ý, rằng: “Luật nên ban hành trước các quy định về biện pháp tự vệ sẵn sàng thực thi trong tình huống xảy ra những nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Ví dụ, quy định trong trường hợp đặc biệt cần đóng hoàn toàn hoặc hạn chế các cổng kết nối quốc tế nhằm ngăn chặn các truy cập từ phía ngoài vào bên trong các hệ thống thuộc địa phận Việt Nam.”
Đây không phải là lần đầu tiên đề xuất chặn kết nối quốc tế để đảm bảo an ninh quốc gia, năm 2013, nhiều người dùng facebook, youtube phải buộc đổi DNS để có thể truy cập được. Tình trạng “rất chậm” hoặc “không kết nối”, được cho là do tác động chặn từ phía các nhà mạng Việt Nam theo chỉ đạo.
Là một quốc gia độc đảng – Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng sử dụng internet tại Việt Nam lại thuộc top của khu vực và trên thế giới.
Theo báo cáo của WeAreSocial, Việt Nam có 41 triệu người dùng internet bao gồm cả việc sử dụng bằng máy tính cá nhân hay các thiết bị di động (chiếm 45% tổng dân số nước ta), bên cạnh đó, số tài khoản mạng xã hội đang sử dụng đạt 30 triệu tài khoản, trung bình sử dụng internet lên đến 5 giờ/ ngày và hầu hết thời lượng sử dụng này là dành cho các mạng xã hội.
Mạng xã hội và sự phát triển mạnh internet tại Việt Nam được xem như là con dao rọc bức màn thông tin định hướng và kiểm duyệt thông tin của chính quyền.
Cũng năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố xây dựng mạng xã hội cho giới trẻ mà có tin nói sẽ tốn 200 triệu USD, lý do là “làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động thanh niên mà trước hết là về lòng yêu nước, yêu Tổ quốc, dân tộc và chế độ.”
06-13-2015
Thạch Lam Trần (VNTB)

Sinh viên làm gì sau khi tốt nghiệp đại học?

Theo Dân luận-June 14, 2015
Đây là câu hỏi đặt ra cho ngành GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO từ nhiều năm nay. Nhưng chưa có câu trả lời cụ thể.

Sinh viên làm gì sau khi tốt nghiệp đại học?
Cựu sinh viên đại học sư phạm phải đi bán bảo hiểm và sim điện thoại.
Vậy do đâu mà các em sau khi ra trường với tấm bằng cử nhân lại đi làm những việc của những người tưởng chừng như không có ăn học tới nơi tới chốn?
Trò chuyện với một cô bé tên O đang bán sim và bảo hiểm xe máy. Em là cựu Sinh viên trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng tại đường Nguyễn Tri Phương – khu vực gần công viên 29/3 – thành phố Đà Nẵng.
Chúng tôi đặt câu hỏi: – Tại sao em không làm giáo viên mà lại chọn nghề bán sim với bảo hiểm xe máy thế này?
O cho biết: – Dạ! tại em vừa tốt nghiệp và chưa xin việc được nên làm tạm nghề này để kiếm sống…
– Em ra trường lâu chưa?
– Dạ cũng được 6 tháng
– Vậy em làm công việc này bao nhiêu lâu rồi?
– Cũng được 1 tháng rồi anh.
– Vậy em đã thử xin việc ở đâu chưa?
– Dạ có! Em xin việc ở nhiều nơi lắm. Ở thành phố Đà Nẵng cũng có, về quê xin cũng có mà không nơi nào nhận.
– Kết quả tốt nghiệp của em có khá không? Sao lại không xin được việc?
– Dạ em tốt nghiệp loại ưu. Không phải kết quả tốt nghiệp tốt là kiếm được việc đâu anh. Để có việc thì cần phải có quan hệ và một chút tiền nữa anh ạ. Gia đình em thì lại không có mấy thứ đó
– Vậy em đã có dự định gì cho tương lại sau này chưa?
– Dạ chưa!
– Cám ơn em đã chia sẻ! chúc em sớm tìm được công việc mà em mong muốn!
Không khó để bắt gặp những trường hợp bán sim sinh viên, bảo hiểm xe máy lề đường tại Đà Nẵng. Đa số họ đều là sinh viên đã ra trường của các trường đại học danh tiếng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp của em O là trường hợp mới ra trường. Vậy còn ra trường đã lâu thì sao?
Đến khu chợ đêm vỉa hè tại số 59 đường Lê Duẩn. Chúng tôi đã tiếp xúc với bạn T là cựu sinh viên của trường Đại Học Đà Nẵng.
1
T và bạn gái đang bán hàng tại chợ đêm Lê Duẩn Đà Nẵng.
T cho biết là đã ra trường được 2 năm chuyên ngành kiến trúc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng không thể kiếm được việc làm. Khi chúng tôi hỏi “tại sao?” thì T đáp:
– Khó lắm anh ạ! Đi đâu người ta cũng đòi hỏi kinh nghiệm mà khi trước, mà mới ra trường thì kiếm đâu ra kinh nghiệm? Còn về quê mà xin ở huyện, tỉnh thì phải đòi hỏi nhà có công với cách mạng hoặc có người quen biết.
2
Khu chợ đêm chuyên bán áo quần, dày dép, túi sách v.v… giá rẻ cho sinh viên.
Nhìn chung, không chỉ ở Đà Nẵng mà ở rất nhiều nơi trên đất nước Việt Nam sinh viên sau đại học không tìm kiếm được việc làm. Việc sinh viên ra trường đi bán hàng vỉa hè, phục vụ nhà hàng, công nhân tại các xí nghiệp là rất nhiều. Tính đến nay có khoảng 162 nghìn cử nhân thất nghiệp trên cả nước. Đây là sự lãng phí tài năng không nhỏ của nhân lực Việt Nam.
Vậy nguyên nhân là do đâu?
Không chỉ riêng vì các nhà tuyển dụng yêu cầu khắt khe mà các em không thể kiếm được việc làm mà nguyên nhân còn nằm ở chỗ ngành giáo dục chưa làm tốt công tác định hướng và giới thiệu việc làm cho các em. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mở ra rất nhiều sàn giao dịch việc làm trên phạm vi toàn quốc. nhưng cách làm việc giữa ngành giáo dục và nhà tuyển dụng còn gặp nhiều điều khúc mắc không được giải quyết. Sinh viên ra trường tìm đến các sàn giao dịch việc làm thì cũng chỉ có những nghề như công nhân, giao hàng, bán hàng v.v… đây là những nghề không cần nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng, nhưng những nghề này thì đồng lương rất thấp và yêu cầu công việc cũng không phù hợp với các em.
3
Không ít sinh viên tìm đến các sàn giao dịch việc làm nhưng lại ra về với nỗi thất vọng – sàn giao dịch việc làm định kỳ hằng tháng tại phường Hòa Xuân (Cẩm Lệ).
Một bạn trẻ chia sẻ: – Em đến đây kiếm việc mà toàn những công việc không phù hợp, tiền phí giới thiệu thì tận 140.000 đồng.
Cũng cần phải nói thêm đây là trường hợp chung của các sàn giao dịch việc làm trên toàn thành phố Đà Nẵng.
Không phải sinh viên nào cũng có được một gia đình có quan hệ rộng và có điều kiện đút lót cho con mình đi làm những công việc phù hợp. Rất nhiều gia đình khó khăn, việc nuôi 2-3 người con đi học cũng là việc khó rồi huống gì tạo điều kiện cho con em đi làm những công việc ổn định. Tương lai của các em quá bấp bênh. Mong rằng trong tương lai gần cơ quan chức năng có những chính sách tạo điều kiện cho các sinh viên mới ra trường có công việc ổn định.