Friday, January 22, 2016

Tàu tuần tra cỡ đại của Trung Quốc ‘đe dọa’ Biển Đông

Tàu 3901 có tải trọng 10.000 tấn, và có thể sẽ nặng hơn khi được trang bị đầy đủ.
Tàu 3901 có tải trọng 10.000 tấn, và có thể sẽ nặng hơn khi được trang bị đầy đủ.
VOA-23.01.2016
Tin cho hay Trung Quốc hiện đang đóng hai tàu tuần tra bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới mà có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trang tin Asia Sentinel cho biết hai tàu này được biết tới với số hiệu trên thân tàu là Trung Quốc Hải Cảnh 2901 và 3901 có tải trọng 10.000 tấn, và có thể sẽ nặng hơn khi được trang bị đầy đủ.
Những tàu này lớn hơn so với tàu tuần dương lớpTiconderoga của Hải quân Mỹ và tàu tuần tra lớn nhất của Nhật Bản, chiếc Shikishima có tải trọng 6.500 tấn mà trước đây từng là tàu tuần tra lớn nhất thế giới. Cảnh sát biển Việt Nam hiện đang sở hữu tàu tuần tra lớn nhất Đông Nam Á, DN 2000 với tải trọng 2.500 tấn.
Những tàu tuần tra mới của Trung Quốc không nhất thiết trang bị nhiều vũ khí. Asia Sentinel cho biết những hình ảnh được công bố tới nay cho thấy những tàu này không có những tháp pháo. Tuy nhiên trang tin này nói thêm điều làm cho những chiếc tàu này đáng gờm không phải là vũ khí mà là kích thước của chúng.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc khoe rằng những tàu mới này có khả năng tông chìm một tàu 9.000 tấn mà không gây hư hại cho chính nó. Điều này làm cho nó trở thành mối đe dọa tiềm năng cho những tàu hải quân thông thường của Mỹ và Nhật Bản, Asia Sentinel nhận định.
Chiến thuật tông tàu đã được Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Một tàu đánh cá lớn của Trung Quốc đã tông vào tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ trên biển của Nhật Bản gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vào năm 2011.
Trong vụ đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc hồi năm 2014 về giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Cảnh sát biển Trung Quốc đã tông và xịt vòi rồng vào tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
(Asia Sentinel, People’s Daily)

ĐAU ĐÁU HOÀNG SA

Nguyentuongthuy — 01/20/2016 - 14:03
1. Lịch sử chống ngoại xâm của Việt nam về cơ bản là lịch sử chống sự xâm lăng của các triều đại cầm quyền Trung Quốc. Trong lịch sử hiện đại, có nhiều cuộc chiến tranh hoặc trận đánh chống quân xâm lược Trung Quốc do nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc phát động. Đó là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Tháng 2/1979 và sau đó là các trận đánh không kém phần đẫm máu nhằm giành giật từng điểm cao cho đến tận năm 1987; là Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và Hải chiến Trường Sa năm 1988. Tuy nhiên với tôi, nỗi đau Hoàng Sa là day dứt hơn cả. 
 
Đau bởi mất đảo không chỉ vì phương tiện chiến đấu thiếu hay lạc hậu mà nguyên cớ để Trung Cộng dám ngang nhiên xâm lược lại là từ phía Việt nam, ở đây là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức công hàm nước đôi của ông Phạm Văn Đồng cùng chính sách ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  trên tinh thần của cái gọi là quốc tế vô sản khi ấy đã tiếp tay cho tham vọng lãnh thổ của Trung Cộng và là nguyên nhân cho việc Trung Cộng quyết định chiếm Hoàng Sa.
 
Không thể đổ lỗi cho VNCH làm mất đảo, cho dù Trung Cộng trực tiếp lấy từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có kẻ mạnh, kẻ yếu, thậm chí sức mạnh gấp nhau rất nhiều lần. Điều đó không có nghĩa là kẻ nào mạnh cứ việc đem quân đến đánh kẻ yếu. Chiến sự xảy ra trong thời đại ngày nay phải có một bối cảnh quốc tế, quan hệ ngoại giao song phương hay đa phương nào đó. 
 
Một điều day dứt khác trong tôi là Nhà cầm quyền Việt nam vẫn chưa chính thức coi 75 tử sĩ ngã xuống trong Hải chiến Hoàng Sa là những quân nhân chân chính, đã vị quốc vong thân. Mặc dù trong những năm gần đây, báo chí đã được phép nhắc đến, rồi Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đang cho xây khu tượng đài Nghĩa sĩ Hoàng Sa nhưng những hoạt động tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa vẫn bị đàn áp hoặc phá hoại. 
 
2. Lễ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa năm nay cũng không thoát khỏi tình trạng ấy. Tại Vũng Tàu, những người tham gia tưởng niệm bị cản trở, đeo bám dai dẳng. 
 
Một số buổi lễ tưởng niệm khác, do mang tính nhỏ lẻ và giữ được bí mật và có thể vì thế nên cũng thành công như ở Huế, Nghệ An và một số lễ tưởng niệm nhỏ khác.
 
Tại Sài Gòn, sự cản trở từ phía nhà cầm quyền quyết liệt hơn cả. Họ canh chặn không cho các nhà hoạt động ra khỏi nhà, giật cướp vòng hoa, xả nước, quét rác vào những người tham gia tưởng niệm.
 
3. Riêng ở Hà Nội, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Chúng tôi đến, thấy có sẵn xe trật tự của phường, xe bus và một số công an áo xanh được chuẩn bị sẵn nhưng số này không được sử dụng đến. An ninh có mặt đông ngang những người tham dự. Họ không can thiệp gì chỉ đứng qua sát, ghi hình. Không thấy cái gọi là “quần chúng tự phát” như những lần trước vì số này có “tự phát” hay không là phải được huy động. 
 
Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở Hà Nội diễn ra trong trật tự và đầy xúc động. Trong nghi ngút nhang khói tỏa ra từ chiếc lư hương dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, người Hà Nội nghiêm trang, lặng lẽ, rưng rưng nói với các anh hồn tử sĩ Hoàng Sa những điều thầm lặng. Dù không thành tiếng nhưng ai cũng hiểu đấy là những lời tri ân, lời tâm sự, là những lời hứa với người đã khuất rằng sống và hành động sao cho xứng đáng với sự hy sinh của các anh. Tôi đã đứng rất lâu, nước mắt giàn giụa và tin rằng các anh hiểu được tâm trạng của tôi dù không thốt thành lời.
 
Tôi đã đứng rất lâu như thế này, nước mắt giàn giụa và chắc rằng các anh hiểu được tâm trạng của tôi dù không thốt thành lời. Ảnh fb Trung Nghĩa
 
Trong không khí linh thiêng, đầy xúc động, Lã Việt Dũng thay mặt anh em NO-U đọc diễn văn kỷ niệm qua thiết bị tăng âm.
 
Sau lời tri ân các tử sĩ Hoàng Sa, bài diễn văn đã chỉ ra đâu là nguyên nhân của việc các anh bị quên lãng:
 
“Lịch sử luôn công bằng và không dễ bị bóp méo bởi những luận điệu xuyên tạc. Sự thật rõ ràng là các anh, 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà, đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không một ai bỏ chạy hay đầu hàng trước quân thù mà giờ đây nhiều kẻ đang gọi là bạn, là đồng chí. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà sự hi sinh của các anh bị rơi vào quên lãng, thậm chí bị xúc phạm cho đến tận hôm nay”. 
 
Đồng thời khẳng định nhà cầm quyền có thể cố tình quên nhưng nhân dân không bao giờ quên các anh:
 
“Việc chúng ta có mặt ở đây để thắp một nén hương tưởng nhớ các anh là một sự tri ân, một sự khẳng định người dân Việt Nam không bao giờ quên công ơn, xương máu của các anh, cũng như không bao giờ quên mảnh đất biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu đang nằm trong tay giặc”.
 
Nhân dân Việt Nam không bao giờ hận thù với nhân dân Trung Quốc nhưng bài diễn văn chỉ rõ kẻ thù của nhân dân Việt Nam là ai:
 
“Chính chính quyền cộng sản Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất tới hoà bình và sự phát triển của nhân dân Việt Nam. Từ khi xâm chiếm Hoàng Sa đến nay, Trung Cộng không ngừng dùng mọi biện pháp xâm lấn, chiếm đóng, chia rẽ, mua chuộc, áp đặt tư tưởng lên nhân dân Việt Nam dù bằng chiến tranh hay dưới vỏ bọc hoà bình, hữu nghị. Họ không phải là bạn bè, càng không phải là đồng chí. Không có đồng chí nào lại liên tiếp gây chiến từ Hoàng Sa 1974, biên giới phía Bắc 1979 đến Gạc Ma – Trường Sa 1988; không có bạn bè nào ngang nhiên cắm giàn khoan thăm dò dầu khí vào lãnh thổ người khác; càng không có cái hữu nghị nào trước kẻ thù luôn tìm cách lũng đoạn kinh tế, chính trị và tuồn hàng hoá, thực phẩm độc hại vào đất nước Việt Nam bằng vỏ bọc hợp tác, hoà bình. 
 
Buổi tưởng niệm diễn ra trong 1 giờ, từ 8h30’ đến 9h30’ trong tiếng hô vang dậy:
 
Hoàng Sa – Việt Nam!
 
Trường Sa – Việt Nam! 
 
Đả đảo Trung Quốc xâm lược!
 
Có những ý kiến cho rằng, lễ Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa năm nay ở Hà Nội thành công tốt đẹp còn ở Sài Gòn thì không. Theo tôi, thành công hay không ở chỗ có bao nhiêu người vượt qua nỗi sợ hãi để đến tham gia tưởng niệm, bao nhiêu người nhận ra bản chất của việc mất Hoàng Sa, bao nhiêu người nhận ra những người giữ đảo chính là những sĩ quan, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà người ta vẫn thường gọi là quân ngụy. Còn việc đàn áp, phá hoại hay không và việc của kẻ xấu, ngoài ý muốn của những người tham gia tưởng niệm. Sự cản trở, phá hoại cũng là một thành công chứ. Vì qua đó, nó đã giúp chúng ta nhận ra kẻ vong ân bội nghĩa, kẻ làm tay sai cho giặc là ai mà không cần mất công nghiên cứu, điều tra. 
 
Mặc dù với Hà Nội, đây là lần đầu tiên, lễ tưởng niệm các tử sĩ, liệt sĩ bỏ mình vì Tổ quốc, không bị phá hoại, cản trở những cũng đừng vội mừng là Hà Nội đã thay đổi. Với nhà cầm quyền cộng sản, họ hành động không theo một tiêu chí, nguyên tắc hay điều khoản pháp luật nào. Trong những cuộc biểu tình chống Trung Cộng từ trước đến nay, có những cuộc bị đàn áp, bắt bớ nhưng cũng có cuộc không. Vì vậy, việc đàn áp hay không còn tùy thuộc vào việc họ có thích hay không, có lợi hay hại đến những gì họ đang toan tính. Và cũng không có gì phải cảm ơn kẻ tôn trọng việc làm của ta mà trước đó thường xuyên đàn áp ta khi ta làm đúng. Hãy lấy một ví dụ đơn giản: Bạn có việc đi ra đường, lúc đi lúc về an toàn, không xảy ra chuyện gì. Vậy bạn cảm ơn ai? Liệu bạn có đi cảm ơn tất cả những người cùng tham gia giao thông với bạn vì họ đã không tông vào xe bạn, không cà khịa với bạn? Đây là một tâm lý thường thấy của những người quen bị bắt nạt, tất nhiên không phải là tất cả.
 
Nếu ai để ý thì cũng dễ thấy lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở Hà Nôi năm nay có một điều khác trước. Cũng như cờ đỏ vắng dần trong các cuộc biểu tình về sau rồi vắng hẳn thì màu đỏ cũng đã biến mất trong lễ tưởng niệm năm nay. Mọi người buộc lên đầu dải băng rôn nền xanh chữ trắng ghi dòng chữ: “Nhân dân không quên 19/1”. Việc cờ đỏ, rồi màu đỏ biến mất trong các sự kiện đã nói lên nhận thức của những người hoạt động xã hội dân sự đã có thay đổi về cơ bản. 
 
Cũng cần lưu ý rằng, các buổi lễ tưởng niệm năm nay vẫn nhắc đến 74 tử sĩ chứ không phải là 75. Trong dịp kỷ niệm lần thứ 40 Hải chiến Hoàng Sa, Báo Thanh niên đưa ra một danh sách các tử sĩ Hoàng Sa, trong đó có điều chỉnh tên một số tử sĩ theo thông tin của gia đình. Đặc biệt, danh sách này bổ sung tử sĩ thứ 75 là Phạm Ngọc Đa với các chứng cứ thuyết phục. Vậy mong từ nay, nhắc đến Hoàng Sa là phải nhắc đến 75 tử sĩ chứ không phải 74 như trước.
 
Hình ảnh về các buổi lễ tưởng niệm, tri ân các tử sĩ Hoàng Sa đã khá đầy đủ trên mạng xã hội facebook, trên các website và các blog. Kết thúc phần này, tôi chỉ đưa ra mấy hình ảnh độc đáo:
 


Các cháu trường mầm non trong buổi lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa. Ảnh: Tường Thụy
 
Anh Trương Văn Dũng và chị Trần Thị Thảo tại cầu Chương Dương ngay sau buổi tưởng niệm ở Tượng đài Lý Thái Tổ. Ảnh fb Dung Truong
 
4. Trở lại chuyện các tử sĩ chưa được nhà cầm quyền vinh danh. Đấy là là ý kiến của tôi và chắc hẳn cũng của nhiều người. Nhà cầm quyền hiện nay không muốn nhưng nếu họ vinh danh, công nhận các tử sĩ Hoàng Sa liệu có làm cho linh hồn các anh mát mẻ không. Tôi nghĩ là chưa chắc, nếu không nói là không. Ngoài việc các anh chiến đấu cho chủ quyền của Tổ quốc nhưng lý tưởng các anh là lý tưởng quốc gia. Trong khi đó, nhà cầm quyền hiện nay là nhà cầm quyền cộng sản.
 
Nhân dân thì vẫn vinh danh các anh, điều đó, chắc hẳn các anh chấp nhận và vui lòng. Nhưng về phía nhà nước, tôi nghĩ, chỉ khi nào nhà nước Việt nam do dân bầu ra một cách tự do thực sự mà vinh danh các anh, khi đó, mới thỏa mãn tâm linh các anh.
 
Mất Hoàng Sa không phải là lỗi của Quân lực và Chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Việc để Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng là nỗi đau không thể nào nguôi trong tâm khảm mỗi người Việt Nam chân chính. Mỗi năm, cứ đến ngày 19/1, lòng chúng ta lại quặn thắt hơn lúc nào hết. Nỗi hận này không bao giờ được quên. 

19/1/2016
 
NTT

Nỗi niềm hải quan

Theo VNTB -23.1.16
Phương Thảo (VNTB) Hai ngày nay, một bài viết về một người mẹ có con nhỏ phải lây lất chờ đợi hơn hai tiếng đồng hồ ở sân bay Nội bài để đợi làm thị thực nhập cảnh đã được lan truyền và chia sẻ trên mạng xã hội Facebook với tốc độ chóng mặt trong đó đã có hàng vạn lượt chia sẻ và hàng trăm ngàn likes. Vấn đề này đã chạm vào đúng nỗi bức xúc nhức nhối của hàng triệu người Việt hải ngoại khi có việc phải về nước.


Người Việt hải ngoại sau một năm làm việc cật lực lại gom góp tiền mua vé máy bay và quà cáp để về Việt nam ăn tết. Niềm vui khi gặp lại người thân và bạn bè, niềm bồi hồi khi được hưởng một cái tết mang đúng hương vị quê hương ngay chính trên quê nhà chưa thấy đâu được thì rất rất nhiều người trong số họ đã phải nếm “trái đắng hải quan” ngay tại cửa khẩu nhập cảnh.

Ăn xin không biết xấu hổ

Người ăn xin ở tây phải có giấy phép và chỉ được phép đứng ở nơi quy định. Người ăn xin bất hợp pháp sẽ phải trốn chui trốn nhủi khi thấy bóng cảnh sát. Những người ăn xin có lòng tự trọng sẽ đàn, hát, làm trò để xin tiền khách qua lại, khi được cho tiền có khi chỉ là 50 cent hay một đồng họ đã tươi cười cảm ơn những người hảo tâm; người ăn xin không có lòng tự trọng sẽ quỳ mọp bên vệ đường, mặt úp sát xuống đất đưa hai tay ra phía trước để xin tiền người qua lại. Đó là ở tây, còn ở phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất hay Nội bài thì người ăn xin lại mặc đồng phục, thắt cà vạt và ngồi phòng máy lạnh hẳn hoi với bộ mặt lạnh như tiền và giọng nói kẻ cả, quát nạt cả người cho tiền.

Người ăn xin không chịu nhận 50 cent hay một đồng mà phải là tờ ngoại tệ mạnh như euro hay đô la có mệnh giá 10 hay 20. Khác hẳn với ngừoi ăn xin thông thường, người ăn xin ở cửa khẩu nhập cảnh xin tiền không phải vì họ vô gia cư, mất việc làm hay không nơi nương tựa, mà họ xin tiền chỉ để uống cà phê. Cà phê nào có giá đến những 10 hay 20 đồng ở Việt nam? Một ly cà phê Star Bucks – có nghĩa đã là sang lắm rồi - ở Sài gòn cũng chưa có tới giá 10 đồng. Không lẽ Cục Hải Quan và cơ quan chủ quản sân bay nghèo đến nỗi không thể trang bị được máy pha cà phê tự động phục vụ cho nhân viên hải quan trong giờ nghỉ giải lao đến nỗi họ phải đi ăn xin từ tiền uống cà phê trở đi sao?

Với số lượng khách nhập cảnh trung bình khoảng 15 ngàn người trong một tháng ở phi trường Tân Sơn Nhất trong những tháng bình thường, chưa kể dịp tết, giả sử trong số đó có một nửa bị bắt buộc hoặc tự nguyện cho tiền cà phê, mỗi người chỉ 10 đồng thôi, số tiền cà phê sẽ ở mức 75 ngàn đô la tức tương đương một tỷ sáu tiền Việt. 75 ngàn đô la ăn xin này góp phần làm xấu xí thảm hại những gương mặt đại diện cho tổ quốc khi tiếp khách nhập cảnh Việt nam.

Tự nguyện bố thí

Những người lớn tuổi là những người khổ sở nhất khi nhập cảnh, nhất lại là Việt Kiều Mỹ. Những người Việt thường rỉ tai nhau rằng khi nhập cảnh phải kẹp tờ 20 vào hộ chiếu khi làm thủ tục nhập cảnh. Những bộ mặt lạnh ngắt, hỏi những câu cụt ngủn, trống không luôn làm cho những người Việt lớn tuổi sợ sệt ra mặt. Những người khi nghe đến chữ chính quyền đã sợ xanh mặt chứ chưa nói là khi bị làm khó dễ, thì việc họ riu ríu kẹp tiền vô hộ chiếu cho yên chuyện là chuyện không có gì lạ.

Người đi trước, rỉ tai người đi sau, và cứ như thế, không chỉ có người lớn tuổi mà gần như ai cũng cho việc kẹp tờ xanh xanh có con số 20 là đi qua cửa hải quan một cách êm thấm. Nếu không kẹp thì sao? Bị hạnh họe hộ chiếu hình mờ, nhìn không rõ mặt dù rằng khi đi chụp hình làm hộ chiếu đã phải làm theo đúng quy định về hình ảnh của quốc gia cấp giấy thông hành; bị căn vặn địa chỉ lưu trú tại Việt nam không đúng; hay thậm chí bị vặn vì sao hộ chiếu không thẳng thớm mà bị quăn góc hay có vết cà phê. Không tiền thì cứ đứng đó chờ, nếu không có gì để hạnh họe thì lý do máy tính chạy chậm hay vì anh/chị hải quan đang phải có việc giải quyết và cần thỉnh cầu ý kiến cấp trên.

Sau 30 tiếng bay với giấc ngủ vật vờ, trong bụng nôn nao, ngong ngóng muốn gặp người thân, chưa kể lo người nhà đứng đợi ngoài trời nắng nóng, nhất là những người lớn tuổi hay những gia đình có con nhỏ cứ kêu khóc ngằn ngặt vì nóng và mệt, thì không có ai có đủ kiên nhẫn thi gan với các anh chị ăn xin thuộc biên chế nhà nước… thôi thì tự nguyện bố thí cho xong, để còn mau mau đi lấy hành lý chứ nếu càng trễ thêm thì hành lý mang về chỉ còn có cái vỏ mà thôi.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài…

Chỉ có phần lớn người Việt bị xin tiền, còn những người nước ngoài mắt xanh mũi lõ thì ít khi bị xin tiền trắng trợn dù là việc xin tiền người nước ngoài không phải là không xảy ra. Người nước ngoài họ không hiểu xin tiền cà phê để làm gì, mà họ chỉ hiểu hình thức yêu cầu đưa tiền ngoài quy định như vậy đồng nghĩa với việc tham nhũng- hối lộ.

Người nước ngoài ít bị xin tiền là một sự thật. Có lẽ do ngoại ngữ hạn chế nên các anh chị ăn xin không thể làm tiền người nước ngoài một cách thản nhiên như khi đối xử với đồng hương. Hoặc cũng có lẽ các anh chị sợ khi hỏi xin tiền người ta sẽ truy hỏi lý do và đòi các anh chị phải xuất hóa đơn đã thu tiền. Nếu như khi giải thích rằng muốn được tiền boa cho dịch vụ phục vụ khách hàng của các anh chị thì có lẽ khách quốc tế lại phải cười vào mũi đội ngũ phụ vụ. Người ta chỉ cho tiền boa, tiền tip khi họ hài lòng với dịch vụ được hưởng, còn khi được phục vụ bởi những gương mặt lạnh như tiền, ăn nói thô lỗ với chỉ có những chữ đơn giản như yes, no và come thì không ai chịu xì ra một cắc chớ đừng nói tờ 20 euro hay 20 đô la.

Tôi là người gốc Việt đi về Việt nam mỗi năm trong mười mấy năm nay, và thật sự tôi chưa bao giờ phải kẹp tiền hay bị hỏi xin tiền mà chưa bao giờ bị làm khó dễ. Khi tôi thú nhận điều này thì nhiều người đã cho rằng tôi nói dóc, hay tệ hơn cho rằng tôi là người của hải quan hay có người thân, người quen làm hải quan. Thật ra tôi không có hân hạnh được làm người thân quen với hải quan Việt nam, mà số tôi “may” khi luôn đi xuất nhập cảnh cùng với người ngoại quốc.

Làm sao dẹp hệ thống Cái bang của Hải quan Việt nam?

Câu hỏi người người đặt ra là tại sao lại phải cho tiền? Nhưng có bao nhiêu người trong số đó nhất định không kẹp tiền, không cho tiền khi bị xin?

Cho tiền hối lộ chỉ vì đơn giản người cho chỉ nghĩ đến sự tiện ích của bản thân, nghĩ đến tài sản cá nhân. Tài sản cá nhân mà không gì khác hơn là các món quà gom góp mua từ tháng này qua tháng kia cả năm trời mỗi khi có dịp bán hàng hạ giá bằng những đồng tiền được đánh đổi bằng mồ hôi chân chính nếu bị mất đi là mất hết cả bao nhiêu tình cảm dành cho gia đình gói gém trong đó. Sự mệt mỏi sau hơn 30 tiếng đồng hồ thức trắng và mong muốn có chỗ nghỉ ngơi cũng là điều chính đáng. Nhưng nếu như hàng triệu người Việt hải ngoại đồng lòng không thỏa hiệp với cái xấu vì lợi ích trước mắt của bản thân thì liệu hệ thống Cái bang này có được dịp hoành hành?


Mọi người cứ lên tiếng chửi rủa Hải quan Việt nam ăn tiền nhưng lại không muốn sử dụng thuốc đặc trị vị sợ bản thân bị thiệt hại và cứ thế mà dung dưỡng cái xấu rành rành trước mắt hay sao? Người Việt hải ngoại hãy tự bảo vệ mình! Hãy cùng nhau đồng lòng cắt bỏ khối u nhục nhã bắt đầu từ việc không kẹp tiền cũng như không cho tiền khi bị xin tiền cà phê trà nước ở sân bay. Một con én không làm nên mùa xuân, nhưng nếu có hàng vạn con én thì mùa xuân đã ở ngay trước mắt.

4,5 triệu: Cái gì đã làm số đảng viên tăng một cách thần kỳ?

Theo VNTB  -23.1.16
Quang Nguyên (VNTB) Dù thế nào, con thuyền cũ kỹ, ọp ẹp , điều khiển bởi các thuyền trưởng, tài công già yếu, bất tài mà phải nhồi nhét thêm hàng triệu kẻ cơ hội, tham nhũng, dở hơi, thì chỉ gặp một cơn sóng, thuyền cũng phải đi theo "Cụ Rùa".

Theo ông phó chánh văn phòng Trung ương Đảng CSVN Lê Quang Vĩnh thì số đảng viên đảng CSVN tính đến kỳ đại hội XII, 2016, là 4,5 triệu so với khoảng 3,6 triệu năm 2011.Trong 5 năm số đảng viên tăng gần 1 triệu người quả là một gia số đáng nể, có lẽ bất cứ tổ chức nhân sự nào cũng đều mơ ước.

Điều gì đã làm số đảng viên tăng vọt một cách thần kỳ trong 5 năm như vậy? Điều đó có gì khác thường trong bối cảnh đảng viên tham nhũng, suy thoái đạo đức đã 'mang tính phổ cập' và người dân mất lòng tin vào đảng?

Một chị bạn tôi, người có thành tích đảng, bằng khen, huy chương dầy cả gang tay tâm sự là anh, chị không cấm con cháu lấy vợ, lấy chồng người da mầu gì, thuộc tôn giáo nào, nhưng chị sẽ không cho chúng lấy bọn IS và người Cộng Sản. Chị bảo bọn IS thì quá dã man, cực đoan, còn bọn trẻ vào đảng bây giờ thì hoặc là dở hơi, hoặc toàn là bọn hãnh tiến, thời cơ, lợi dụng. Chị bảo anh,chị thì đã đành rồi, vào đảng từ thời còn thanh xuân, với nhiệt tình và lý tưởng. Còn bây giờ,đảng là thế, chủ nghĩa thì ai cũng biết là sai bét nhè. Thanh niên bây giờ vào đảng chỉ một là cơ hội, hai là dở hơi. Anh chị có 4 người con, đứa đầu lòng, đảng viên, hy sinh trong trận chiến biên giới 1979, ba đứa còn lại không có đứa nào muốn gia nhập đảng, mà bố mẹ chúng cũng không muốn.

Đảng là thế! Chủ Tich nước Trương tấn Sang phải kêu:"niềm tin với chế độ đang bị thách thức và suy giảm." Niềm tin của các đảng viên gạo cội, của người dân bình thương còn suy giảm, mà mỗi năm có được 2 trăm ngàn thanh niên gia nhập đảng phải kể là chuyện rất lạ nếu đó không phải là bọn

Một hãnh tiến, dở hơi, hay cơ hội. Đảng là mùa xuân, đảng là vô địch.Có đảng là có tất cả, nắm được thẻ đảng là bảo đảm vững chắc về mặt chính trị để mở rộng hoạn lộ thênh thang. Tướng Nguyễn Quắc thước,người còn biết trăn trở từng thở than "Hiện nay, tình trạng cán bộ đảng viên tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức, lối sống đã là vấn đề mang tính phổ cập" mà lại "không ai xử ai", thì việc vào đảng chẳng khác nào đầu tư cho mình một dịch vụ bảo đảm suốt đời kiếm tiền, quyền lợi, danh vọng nhanh nhất. Con cái đảng viên đua nhau bơi trong giòng sông danh lợi, thanh niên ham danh, hám lợi hoa mắt nhảy tùm xuống đua theo là chuyện thường, giống như thanh niên đua nhau vặt hoa, đạp lên hoa trong các lễ hội ở thủ đô ngàn năm văn hiến thôi. Hơn nữa, thiếu gì kẻ muốn biến mình thành những cây tầm gửi, những con ký sinh trùng sống nhờ đảng, hăm hở vào đảng. Đảng cũng thích thế, thích phùng lông xòe cánh như con công."Tham nhũng hiện nay không chỉ là vấn đề lợi ích nhóm mà đã len lỏi khắp nơi, đan xen chằng chịt" Chuyện kết nạp đảng phải chăng là kết nạp đồng chí trong nhóm lợi ích đang len lỏi khắp nơi, đan xen chằng chịt, củng cố căn bản hạ từng của nhóm lợi ich càng kiên cố hơn, dầy đặc hơn.

Lại nói đến bọn dở hơi. Dở hơi như anh N.C.Đ năm nào, bị đảng "khiêng như heo" đảng "Đạp vào mặt" mà vẫn "nhất quyết kiên trì đi theo đảng" , cho đến lúc phải kêu lên: Cho tôi ra, tôi xin ra, đảng không cho ra, tôi cũng ra. Thời nào mà không có những người nhẹ dạ, cả tin những lời đường mật, những kẻ mơ mộng về thiên đàng hạ giới, những kẻ đầu óc không tưởng mơ về một xã hội niết bàn, ở đó không ai bóc lột ai, và bọn lười biếng, sống dựa, mơ về làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Dạng vừa dở hợi, vừa hám lợi hám danh cũng không thiếu, như nhà "sư có lọng" (Nguyễn Khuyến) dùng quốc hội làm chỗ nói nhăng nói cuội khiến ai nghe cũng vội lấy mũ ni che tai.

Thanh niên bây giờ mấy ai như Paulus Sơn, Huỳnh Thục Vi..?

Đó phải chăng là những lý do nội tại của một số thanh niên ngày nay còn muốn vào đảng? Lý do khác là đảng cần người. Cần người thì tổ chức nào cũng cần, cần những tinh hoa. Đảng thì khác, lúc này đảng cần tất cả, cần cả những loại hàng dỏm, hàng nhái kém chất lượng, nhưng "giầu tính đảng", cần tăng cường sức mạnh, cần lính lác phùng xòe nhảy múa trước tượng đài đức lý Thái Tổ hay che mặt rình mò, đánh lén người cô thế. Tướng lãnh CA, quân đội tăng hàng năm, anh công an phường cũng đại tá, anh công an giao thông đứng đường cũng thiếu, trung tá. Ngày trước, hết chiến tranh cho giải ngũ hàng loạt thì "đầu đường thiếu tá vá xe", cuối đường đại tá gì gì đó quên rồi, nay hòa bình , anh vá xe, anh bán đậu đỏ bánh lọt, một ngày đẹp trời nào đó cũng có thể thành úy, thành tá . Nhóm cảnh sát giao thông ra đường, anh trung tá trưởng toán dẫn đầu, theo sau không phải “vài thằng con con”(Kiều) mà cũng toàn thiếu tá, đại úy, lính lác đâu chả thấy, hỏi ra mới biết lính lác phải làm việc văn phòng. Tướng. tá tăng vùn vụt như thế , lính lác phải tăng chứ, đâu để như tướng Quảng Lạc, một mình độc diễn trên sân khấu.

Làm một so sánh thì cứ 20 người dân có một đảng viên. Số 4,5 triệu đảng viên cộng với công an,thanh gươm và lá chắn , với quân đội luôn phải trung thành với đảng, với hàng triệu đoàn viên, nhóm quần chúng tự phát, dân phòng, thương binh dỏm, hẳn là con số áp đảo, bao trùm lên nhân dân ngoài đảng, lên bất cứ nhóm dân chủ nào, bất cứ nhóm cách mạng đủ cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nào, màu xanh, đỏ nào. Đó chắc chắn là dự trù của đảng. Một tình huống khác, nếu đảng chịu chơi trò dân chủ, thử làm một cuộc bầu phiếu, điều này khó xảy ra, nhưng cứ giả dụ như vậy, đảng đã có một số vốn lận lưng kha khá.

Nhưng dù thế nào, con thuyền cũ kỹ, ọp ẹp , điều khiển bởi các thuyền trưởng, tài công già yếu, bất tài mà phải nhồi nhét thêm hàng triệu kẻ cơ hội, tham nhũng, dở hơi, thì chỉ gặp một cơn sóng, thuyền cũng phải đi theo "Cụ Rùa".

Đại hội Đảng 12 : Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ

Trọng Nghĩa 
Theo RFI-ngày 22-01-2016 14:35 
media
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (G) đến dự Đại hội Đảng lần thứ 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016 REUTERS/Luong Thai Linh/Pool
Sau một loạt thông tin, chưa thể được xác nhận chính thức, nhiều người đã cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể như đã bị gạt ra khỏi giàn lãnh đạo Việt Nam trong thời gian tới đây. Tuy nhiên, sau một lời giải thích của bộ trưởng Thông Tin Việt Nam vào hôm qua, 21/01/2016, một số nhà quan sát đã cho rằng không nên vội khai tử sự nghiệp chính trị của thủ tướng mãn nhiệm.
Trong một bản tin đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Mỹ AP đã không ngần ngại cho rằng: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một cơ may mỏng manh để thách thức đối thủ là tổng bí thư đảng Cộng Sản trong việc tranh chức vị lãnh đạo cao nhất”. Cơ hội đó có được là nhờ vào một cách giải thích mới về các quy chế bầu cử phức tạp được xác định vào lúc khai mạc Đại Hội Đảng lần thứ 12.
Cho đến nay, tất cả mọi thông tin không chính thức đều tiết lộ rằng thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không được Ban Chấp Hành Trung Ương khóa cũ đề cử làm ứng viên lần này, do đó ông không thể vươn tới chức tổng bí thư Đảng như ông mong muốn, và sẽ phải rút khỏi giàn lãnh đạo Việt Nam.
Ngay cả khi Đại hội Đảng diễn ra, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bị quy chế bầu cử hiện hành ràng buộc (quyết định 244), vì sẽ không được quyền ứng cử, và đặc biệt là không được quyền nhận đề cử.
Theo báo mạng Việt Nam Vnexpress, vào hôm qua, khi trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông đã nhắc lại quy định đó: “Theo quy chế bầu cử được thông qua tại phiên trù bị, ủy viên nhiệm kỳ cũ không được Ban Chấp Hành nhiệm kỳ cũ giới thiệu, thì không được ứng cử. Còn nếu được Đại hội đề cử thì đồng chí đó phải xin rút, do quy định là không được ứng cử và không được nhận đề cử”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm rằng: “Cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội”.
Chính câu nói này đã khiến hãng tin Mỹ cho rằng “trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng không hoàn toàn tuyệt vọng”, vì các đại biểu tham gia Đại hội Đảng hoàn toàn có quyền đề cử những ai họ muốn, và nếu ông Nguyễn Tấn Dũng được đề cử, thì ông phải từ chối sự đề cử này, nhưng các đại biểu Đại hội 12 vẫn có thể bỏ phiếu bác bỏ lời từ chối đề cử đó.
Theo báo Vnexpress, Thứ Trưởng Thông Tin Trương Minh Tuấn đã nói rõ hơn về khả năng này: “Theo quy định, những người trong Ban Chấp Hành cũ không được đề cử, ứng cử và không được nhận đề cử nếu Ban Chấp Hành cũ không giới thiệu. Tuy nhiên, ra Đại hội, nếu những đại biểu chính thức của Đại hội mà không phải là ủy viên Ban Chấp Hành khóa cũ đề cử những người đó thì Đại hội sẽ xem xét bằng cách bỏ phiếu và nếu người đó xin rút thì Đại hội cũng xem xét có đồng ý hay không”.
Tóm lại hoàn toàn có khả năng diễn ra kịch bản theo đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được một đại biểu nào đó không phải là ủy viên Ban Chấp Hành khóa cũ đề cử, rồi theo đúng thủ tục, ông Dũng xin rút tên ra khỏi danh sách đề cử, nhưng đề nghị rút tên bị Đại hội bác bỏ.
Theo hãng AP, nếu kịch bản đó diễn ra, thì rõ ràng cuộc đọ sức sẽ xẩy ra giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, với 1.510 đại biểu trong vai trò trọng tài.
Đối với hãng tin Mỹ, nếu thực sự xẩy ra, thì cuộc đọ sức giữa hai lãnh đạo sẽ không diễn ra công khai, thậm chí các đại biểu có thể là sẽ không bỏ phiếu mà ngồi lại với nhau để tìm thỏa hiệp, và ngày 28/01 tới đây, khi Đại hội bế mạc, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn sẽ cho thấy một bộ mặt đoàn kết, thống nhất.

Việt Nam thay đổi lãnh đạo nhưng không thay đổi chính sách kinh tế

Theo RFI - ngày 21-01-2016 17:59 
media
Việt Nam đạt tỉ lệ tăng trưởng đến 6,68% trong năm 2015. REUTERS/Kham

Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ  để bầu ra ban lãnh đạo mới. Chính sách kinh tế của Việt Nam nhưng năm tới sẽ ra sao ? Theo phân tích của giáo sư Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, thủ tướng sắp tới của Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi con đường đã được người tiền tiền nhiệm đưa ra.
Việt Nam thay đổi ban lãnh đạo, kinh tế Việt Nam có thay đổi gì hay không ? Tại Trung Quốc, một quốc gia cộng sản khác, giới phân tích cho rằng, ngày nào mà quyền lực còn trong tay đảng Cộng Sản thì việc thay đổi nhân sự không quá quan trọng. Nhận xét đó có phù hợp với trường hợp của Việt Nam hay không ?
Carlyle Thayer : Toàn cảnh kinh tế Việt Nam đã được phác họa ra trong bản dự thảo Báo Cáo Về Xã Hội và Kinh Tế cho giai đoạn 2016-2020. Tài liệu này đã được công bố để người dân thảo luận, cho ý kiến hồi năm ngoái. Văn bản sửa đổi sẽ được trình lên Đại hội Đảng lần thứ 12.
Bản dự thảo nêu ra các mục tiêu chính như duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt nợ công hiện ở mức cao, thúc đẩy tăng trưởng ở mức 7 % và chủ động hội nhập quốc tế. Hội nghị Trung ương 14 vừa họp gần đây đã nhất trí thông qua Hiệp định TPP và coi đây là một trong những ưu tiên của Việt Nam.
Tại Việt Nam, thủ tướng và chính phủ hoạch định chính sách kinh tế, chứ không phải tổng bí thư Đảng. Sắp tới đây, đương kim thủ tướng sẽ về hưu và người lên thay sẽ là một trong những phó thủ tướng hiện nay, ông Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc không có được sự năng động như người tiền nhiệm nhưng ông sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế hiện nay.
So sánh trường hợp của Việt Nam với Trung Quốc là không thích hợp. Tại Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vừa là chủ tịch nước, vừa là tổng bí thư Đảng. Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng ở một vị trí thấp hơn. Còn tại Việt Nam, chủ tịch nước, tổng bí thư và thủ tướng là ba chức vụ khác nhau với những vai trò khác nhau. Trên thực tế, khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn, thủ tướng và nội các do ông dẫn đầu có rất nhiều quyền lực.
Trong số những nhân vật có thể lên lãnh đạo Việt Nam, ông có thấy một số nhân vật nào có khuynh hướng cải tổ hay có quyết tâm mở cửa Việt Nam thêm nữa để thu hút đầu tư ?
Carlyle Thayer : Tại Hà Nội, có nhiều tin đồn cho rằng, Hội nghị Trung Ương 14 vừa qua đã quyết định giữ lại đương kim tổng bí thư thêm một nửa nhiệm kỳ nữa cho tới khi nào tìm được người kế nhiệm. Nói cách khác, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã không tìm được đồng thuận. Có tin đồn là người ta muốn ngăn chận ý đồ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn chiếc ghế tổng bí thư. Điều này chưa từng xảy ra. Không có một vị lãnh đạo nào, đã ngoài 65 tuổi và liên tục làm thủ tướng trong hai nhiệm kỳ, lại có tham vọng giữ một chức vụ lãnh đạo tối cao trong Đảng thay vì về hưu.
Tôi cho rằng tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam đều chủ trương đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là chính sách mà Việt Nam đã thực hiện từ hơn một thập niên qua. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài. Và gần như là hầu hết tất cả mọi người đều đồng ý về việc Việt Nam cần giảm bớt mức độ lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Việt Nam luôn bị nhập siêu so với Trung Quốc.
(…)
Cải tổ kinh tế luôn nằm trong lịch trình nghị sự của Việt Nam, nhưng nhịp độ và khuôn khổ các biện pháp cải tổ đó thì luôn là chủ đề gây tranh cãi. Nhìn chung, chính sách kinh tế của Việt Nam trong tương lai sẽ là một sự tiếp nối so với những gì chính phủ hiện tại đang làm, chứ không thay đổi. Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hội nhập quốc tế để trở thành một quốc gia công nghiệp, hiện đại và có mức thu nhập trung bình vào năm 2020.

Lời tru đêm của loài Sản

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Nhà chúng tôi mang nhiều họ khác nhau. Lúc thì Đinh, Lê, Lý, Trần... lúc là Hồ, Lê, Nguyễn, Nông... Rồi lại Nguyễn. Cả chúa lẫn vua đều Nguyễn.

Nhà chúng tôi nghèo. Gia tài của Mẹ để lại chẳng bao nhiêu. Như những câu hát:Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây. Hai mươi năm nội chiến từng ngày. Gia tài của mẹ để lại cho con. Gia tài của mẹ là nước Việt buồn...(1) 

Nhà chúng tôi buồn thật. Nỗi buồn truyền kiếp lâu ngày đã biến thành buồn nôn. Khởi đi với sự nghèo khó và lớn lên trong tham lam khiến chúng tôi nhai đi nhai lại và nuốt trơn những cặn bã tự mình thải ra. Chúng tôi có một tên gọi cho món ăn truyền thống này: cặn bã cách mạng.

Khi không buồn nôn thì chúng tôi buồn ngủ. Ngủ đứng, ngủ ngồi, ngủ bàn ăn, ngủ cầu xí, ngủ vỉa hè, nhà thương, trường học, diễn đàn quốc hội, ngủ căng dây cáp đu sông, ngủ đen cống rãnh Vedan, ngủ mờ đầu nguồn biên giới, ngủ ngập bùn Bu xịt đỏ, ngủ cạn biển đông, ngủ vang tiếng hò khoan HD981, ngủ ướt mèm lưỡi bò liếm láp. Chúng tôi ngủ nát quá khứ, ngủ bấy hiện tại, ngủ tắt tương lai. Chúng tôi ngủ bầy nhầy trên phế thải của chính mình. Chúng tôi ngủ trên những chiếc ghế quyền lực của mình. Và gọi đấy là giấc ngủ vô cảm

Chúng tôi gốc nhà Nông chuyển sang nhà Nguyễn nhưng chẳng biết cấy cày. Giữa những cơn buồn nôn và buồn ngủ chúng tôi tiến hành cuộc cắt mạng rút ruột để sống và để sướng. Ruột già, ruột non, ruột thừa, ruột thiếu, ruột nghìn dặm xa... chúng tôi thi đua rút. Dù phải rút từ cửa miệng, giẫu phải rút từ hậu môn. Rút là đại chính sách gia truyền, được thực hiện bởi những đại chiến dịch mà chúng tôi gọi là rút ruột cưỡng bức

Nhà chúng tôi nghèo nhưng đông con. Con chính thức, con rơi, con rớt, con không thừa nhận, con có cha nhưng không có mẹ, con họ Nông nhưng cha họ Hồ, con họ Hồ nhưng bố họ Nguyễn, con hai tiếng đầu đời không phải mẹ cha. Ngoài chuyện nôn mửa, ngủ, rút chúng tôi không có gì vui ngoài thú tiêu khiển tắt đèn cúp điện triền miên ấy nên nhiều con. Chúng tôi cũng cần phải đẻ nhiều để tương lai trả nợ hiện tại. Đừng nghĩ chúng tôi rút ruột là đủ sống. Đừng nghĩ chúng tôi chỉ nhai lại, nuốt trơn cặn bã cách mạng là đủ sướng. Chúng tôi phải chạy đầu chạy đuôi, chạy ngược chạy xuôi, lội lên phương Bắc, bơi về phương Đông, bán trước, mượn sau, thế chấp ruột già, cầm cố ruột non của lũ con cháu đời sau mới phục vụ đầy đủ được cho ba dòng thác cắt mạng nôn mửa-ngủ-rút đời nay của chúng tôi. 

Mỗi thời đại dài 5 năm. 

Những ngày này là bước chuyển tiếp sang thời đại thứ 12 của loài Sản chúng tôi.

Chuyển tiếp để bước sang một thời đại mới vĩ đại, vinh quang đi hết thể kỷ chưa thấy được hình hài. Chúng tôi phải đi, phải sống, phải chiến đấu một mất một còn với nhau để tiếp tục là những ông vua ngự trị trên đất nước này cho dù cờ 1 sao có thành 6 sao, đại dương phía Đông biến thành ao cá phương Nam. Chúng tôi phải làm chủ cho dù nó phải biến thành một tỉnh tự trị nào đó. Dứt khoát là như thế. Nhất định phải như thế. Bởi đấy là sứ mạng cao cả đã được Thái thượng Mao Trạch Đông khởi xướng và Hoàng đế Hồ Tập Chương giao phó. Truyền thống quang vinh, hào hùng, thần thánh, vĩ đại, sáng ngời của các triều đại Hồ, Lê, Nông, Nguyễn phải được nối tiếp trong sáng ngời, vĩ đại, thần thánh, hào hùng và quang vinh của triều đại Tập, Chu, Mao, Hồ... 

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu 
Một trăm năm đô hộ giặc Tây 
Bao nhiêu năm đàn áp từng ngày 
Gia tài của mẹ 
một bọn lai căn 
Gia tài của mẹ 
một lũ bội tình... (*) Gia tài của Mẹ - Trịnh Công Sơn.


Cú điện thoại nửa đêm của Đinh Thế Huynh gọi Võ Tiến Trung về vụ "Yêu Nước Từ Xa"

Người nghe lén (Danlambao) - Vào đề... bỏ phần 2 đứa chào hỏi...

Đinh Thế Huynh: Đồng chí trả lời phỏng vấn cái gì mà "yêu nước từ xa" làm tụi phản động Dân Làm Báo nó xỉa xói dữ quá, anh em DLV nhà tôi không biết đối phó với sự cố này ra sao!!! Mà này, "yêu nước từ xa" là cái quái quỷ gì?

Võ Tiến Trung: Thì là yêu nước từ xa!!! Là... đứng xa xa mà yêu!!!...

Đinh Thế Huynh: Thế đồng chí yêu nước gần... gần như ta yêu các em chân dài, như bác Hồ ôm chặc, ôm cứng yêu các cháu nhi đồng không được sao đồng chí!?

Võ Tiến Trung: Không được, ai yêu gần thì được nhưng tôi phải yêu từ xa!!!

Đinh Thế Huynh: Hmm!!!???

Võ Tiến Trung: Đồng chí có nhớ câu phát biểu rất tâm tư của đồng chí Phùng Quang Thanh không?

Đinh Thế Huynh: Câu gì, lão mập đó nói nhiều câu quá!!!

Võ Tiến Trung: Thì câu "Tôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực đến Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc"

Đinh Thế Huynh: Ừ, rồi sao!?

Võ Tiến Trung: Thì vì câu ấy mà thiên hạ chúng chửi đồng chí đại tướng nát nước. Mấy tên phản động chúng chửi Phùng đại tướng là phản bội dân tộc, đất nước Việt Nam. Ba Dũng nương theo đó mà tính cho Phùng đại tướng đi theo Nguyễn Bá Thanh!

Đinh Thế Huynh: Ừ, rồi sao!?

Võ Tiến Trung: (&#*%(^ gào lên) Rồi sao cái mã mẹ đồng chí!!! Đám tuyên giáo của đồng chí trích dẫn thiếu 2 chữ trong câu nói của Phùng đại tướng làm đại tướng bị oan. Nguyên câu nó như thế này: 

“Tôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực đến Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc Trung Quốc".

Phùng Đại tướng đâu có bán nước và phản bội dân tộc của đồng chí ấy. Vì quê hương của Phùng Đại tướng là bên kia biên giới là nhà, như của Bác ta ấy. Vì thế cho nên Đại tướng mới tâm tư lo lắng tụi dân Việt Nam từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc và như thế thì quá nguy hiểm cho đất nước đại Hán của đồng chí ấy.

Đinh Thế Huynh: Ừ rồi sao!? Có liên quan gì đến chuyện Yêu nước từ xa của đồng chí?

Võ Tiến Trung: (&#*%(^ gào lên) Liên quan cái mã mẹ đồng chí! Nó là một! Hai chuyện giống nhau!!! Giống như Phùng đại tướng, Võ thượng tướng tôi cũng phải yêu nước từ xa!!!  nước nó ở... xa!!!. Nó ở tận bên kia biên giới!!! Không thấy cái tên của tôi à!!! Tiến Trung!!! Hiểu chưa!!!???&%@^@###!!!!

Đinh Thế Huynh: dạ hiểu!!! dạ hiểu!!! dạ hiểu. Xin chân thành tạ lỗi đồng chí, không biết đồng chí là thành phần thái thú VIP được thiên triều sắp xếp có mặt tại Việt Nam. Xin lỗi! xin lỗi! xin lỗi!!!...


"Yêu nước từ xa" và "không xác định Trung Quốc là kẻ thù của chúng ta"

"Quan trọng, không xác định Trung Quốc là kẻ thù của chúng ta, chúng ta chủ trương xây dựng Trung Quốc thành đối tác chiến lược, bạn bè quốc tế." 

CTV Danlambao - Đó là nội dung lời khẳng định chắc nịch của thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng. Nếu mọi người ngạc nhiên sao có tên tướng phát biểu như thế thì xin đừng - bởi vì đây là một Ủy viên Trung ương đảng cộng sản. Mà cộng sản thì nó phải thế. Việt-Trung cả hai đều cộng thì làm sao kẻ thù!?

Thời gian sau này, người ta thường nghe nói câu "đừng nói, người ta không biết mình ngu". Trường hợp của tên tướng này, thì có thể dùng câu "đừng nói, người ta không biết mình ngu và hèn". 

Trả lời phóng viên về việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, ông Thượng tướng cộng sản này có một khái niệm rất... mới: yêu nước từ xa

"Yêu nước từ xa nghĩa là chúng ta mạnh lên cả kinh tế, cả khoa học kỹ thuật, cả văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh. Bốn yếu tố đó hòa quyện vào nhau thì chúng ta mới giữ vững được đất nước." (1) 

Và lòng yêu nước từ xa quái đản này được ông ta đồng hoá với lòng yêu đảng:"tin vào Đảng, tin vào chế độ, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chế độ ấy, sẵn sàngbiến thành lòng yêu nước"

Tức là theo ông ta, phải hy sinh để bảo vệ chế độ độc tài độc đảng và biến hy sinh cho đảng của ông ta thành lòng yêu nước. 

Ai sẽ hy sinh cho một cái đảng khi mà giặc xâm chiếm biển đảo, đàn áp ngư dân thì những tên lãnh đạo đảng đã "yêu nước từ xa", ngồi sâu trong đất liền, dụ dỗ ngư dân bám biển còn mình thì bám bờ, bám ghế với những tuyên bố: 

"Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?...". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Tôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực đến Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc". Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Có rất nhiều phát biểu yêu nước... Tàu cộng tương tự như thế của lãnh đạo đảng Việt cộng trong nhiều năm qua, ở trên chỉ là 2 phát biểu tiêu biểu. Một là của tên đứng đầu đảng và một là của tên đứng đầu quân đội. 

Yêu nước từ xa và yêu nước kiểu ngồi đây mà bàn việc đảng, kiểu tôi thấy lo lắm chuyện dân Việt ghét Tàu thì không lấy làm ngạc nhiên khi tên Thượng tướng ủy viên trung ương đảng tuyên bố: 

"Quan trọng, không xác định Trung Quốc là kẻ thù của chúng ta, chúng ta chủ trương xây dựng Trung Quốc thành đối tác chiến lược, bạn bè quốc tế." 

Điều mà người dân thắc mắc là khi ông thượng tướng không xác định Tàu cộng xâm lăng là kẻ thù thì ông cũng lại nói:

"Chúng ta đang có những tranh chấp về Biển Đông, chưa được giải quyết thấu đáo. Đây là vấn đề, nếu ta giải quyết không khéo kẻ thù sẽ lợi dụng để uy hiếp an ninh quốc gia của chúng ta."

Tàu cộng đã không là kẻ thù rồi... Vậy thì kẻ thù nào lợi dụng ở đây?

Cũng cần lưu ý nhóm chữ mà ông tướng này dùng: "Chúng ta đang có những tranh chấp về Biển Đông" - tức là chưa ngã ngũ vùng biển đảo mà Tàu khựa chiếm là của ta hay của... đối tác chiến lược, bạn bè quốc tế của đảng ông ta.

*

Đến đây, mọi người cũng thắc mắc là một người như vậy làm sao mà trở thành thượng thướng? 

Thì đây, tiểu sử cuộc đời "binh nghiệp" của tên tướng cộng sản có tư duy bạn thù lẫn lộn, chuyên môn cầm búa liềm và cờ phúc kiến hơn là cầm súng đánh giặc (2): 

1974-1977, Học viên sỹ quan, Trường Sỹ quan Đặc công. 
1978-1979, Giáo viên khoa Chiến thuật, Trường Sỹ quan Đặc công. 
1979-1981, Học viên đào tạo giáo viên, Học viện Lục quân. 
1983-1985, Chuyên gia cố vấn cho TMT, BC Đặc công Ni Ca Ra Goa 

1985-1989, Trợ lý Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu Quân khu 5 
1990, Phó Trung đoàn trưởng - TMT, f315 Quân khu 5 
1990, Trung đoàn trưởng, f315 Quân khu 5. 
1990-1993, Trung đoàn trưởng 143, f315 Quân khu 5 
1993-1995, Học viên đào tạo CHTM cao cấp, Học viện Quốc phòng. 
1996-1999, Phó sư đoàn trưởng-TMT, f315/QK5. 
1999-2002, Sư đoàn trưởng f315/QK5. 
2004, Học viên đào tạo CD-CL. 
2004-200, Phó tư lệnh Quân khu 5. 
2009-2010, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng
Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Quốc phòng
Thiếu tướng (2004), Trung tướng (2010), Thượng tướng (2014)

Với quãng đường binh nghiệp bao gồm học viên, giáo viên, chuyên gia cố vấn trong thời Tàu cộng xâm lược, sang đến thời bình cũng là học viên rồi giám đốc học... thế mà tên này đã có những "khen thưởng": Huân chương Chiến thắng hạng 1, Huân chương Chiến công hạng 2, Huân chương Chiến công hạng 3, Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Lực lượng vũ trang nhân dân mà có "anh hùng" như thế thì khó mà... không xác định quân đội là hèn, nhục!



23.01.2016