Sunday, August 14, 2016

Xã hội dân sự độc lập và xã hội dân sự nhà nước, thỏa hiệp hay công kích?

Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-08-14 
Các đại diện với bản Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức Xã hội dân sự ASEAN: Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân.
Các đại diện với bản Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức Xã hội dân sự ASEAN: Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân.  Các đại diện với bản Tuyên bố 2015 của cộng đồng tổ chức Xã hội dân sự ASEAN: Cộng đồng ASEAN phục vụ người dân.  aseanpeople.org
Mấy năm gần đây, tại những hội nghị hay diễn đàn khu vực về phát triển, nhân quyền và tôn giáo do ASEAN khởi xướng, Việt Nam đã cử những tổ chức xã hội dân sự được nhà nước hỗ trợ đến tham gia nhằm phản biện quan điểm tự do dân chủ mà các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong và ngoài nước nêu lên.

Cản trở những người xã hội dân sự độc lập tham gia hội nghị?

Hội nghị chính thức ở thủ đô Dili của Đông Timor tuần lễ đầu tháng Tám này là Diễn Đàn Người Dân Đông Nam Á từ ngày 3 đến ngày 5 do các tổ chức xã hội dân sự độc lập Đông Nam Á đồng thực hiện với trên 800 đại diện các nước, trong đó có Việt Nam.
Trước đó 2 ngày , Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin Đông Nam Á lần 2, do BPSOS ở Hoa Kỳ tổ chức cũng tại Dili từ ngày 1 đến ngày 2 tháng Tám.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:
Họ dựng lên những tổ chức xã hội dân sự giả, gọi là quốc doanh, gởi đến những diễn đàn đó, đóng kịch như là tiếng nói của người dân ở trong nước.
- Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
“Từ năm 2005 các quốc gia trong vùng Đông Nam Á đã thúc đẩy vấn đề phát triển xã hội dân sự bằng cách tạo nên một thế liên minh với nhau để cùng nhau tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ trong toàn vùng.
Thấy rằng đấy là một môi trường rất nguy hiểm, chính quyền Việt Nam một mặt ngăn chặn không cho những tổ chức xã hội dân sự thực sự ở Việt Nam được hình thành và được tới lui với bạn bè của mình trong khu vực, mặt khác họ dựng lên những tổ chức xã hội dân sự giả, gọi là quốc doanh, gởi đến những diễn đàn đó, đóng kịch như là tiếng nói của người dân ở trong nước.
Năm nay, cũng diễn đàn ấy tổ chức tại Dili, Đông Timor thì đã đưa được 17 người ở trong nước đến Đông Timor. Tức là tổng cộng 20 người nhưng 17 người đến được, 3 người bị chặn lại.”
Đây là những người thuộc các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói tiếp, hoàn toàn khác với những người thuộc các tổ chức xã hội dân sự quốc doanh đã và đang đến tham dự diễn đàn những lần trước cũng như lần này:
“Chúng tôi biết họ là quốc doanh vì 2 lý do. Thứ nhất từ năm 2009 chúng tôi đã đối mặt với họ hàng năm, họ vẫn là tổ chức như vậy không bao giờ thay đổi . Thứ hai, tên của họ là VUFO Vietnam Union Of Friendship Organizations - Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị. VUFO báo cáo trực tiếp với Mặt Trận Tổ Quốc.
Cũng có Hội Liên Hiệp Phụ Nữ - Vietnam Women Union, Vietnam Peace And Development Committee - Ủy Ban Hòa Bình Và Phát Triển Việt Nam VUSTA.”
Về các xã hội dân sự độc lập từ trong nước đến Đông Timor lần này, ông Nguyễn Đình Thăng nói:
Các xã hội dân sự độc lập thì gồm Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hội Dân Oan Đòi Quyền Sống đang được hình thành, Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, Nhóm Tín Đồ Phật Giáo Hòa Hảo Độc Lập Miền Tây, đại diện của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam, đại diện Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập, Hội Phát Huy Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin Việt Nam và còn khoảng năm bảy hội nữa.”
USA-VNWHR.png
Cuộc gặp gỡ giữa Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam với bà Jenifer và hai đồng sự, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 18/11/2013. Courtesy of vnwhr.net
Cô Tuyết Đinh sống tại Hoa Kỳ, thành viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, tổ chức xã hội dân sự độc lập, đã sang Đông Timor tham dự hội nghị, cho biết:
“Ban tổ chức có danh sách những xã hội dân sự do chính phủ Việt Nam tài trợ, đó là những tổ chức quốc doanh được ghi danh, được chính thức công nhận ở diễn đàn Đông Nam Á.
Em là thành viên của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam đi dự hội nghị xã hội dân sự vùng Đông Nam Á. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam có 2 người và một số cảm tình viên. Em đại diện cho hội ở hải ngoại, có một thành viên chính thức ở Việt Nam ra nhưng có những thành viên khác thì một số đã bị tịch thu hộ chiếu rồi.”

Đại diện tổ chức xã hội dân sự nhà nước: Việt Nam rất có nhân quyền

Với nhiệm vụ lên tiếng thay cho nhà cầm quyền trong nước, các tổ chức xã hội dân sự của nhà nước Việt Nam không có chung tiếng nói và lập trường như các tổ chức xã hội dân sự độc lập có đại diện ở trong và ở ngoài nước đến diễn đàn, là nhận định của cô Võ Thị Kim, đại diện Khối Nhơn Sanh Cao Đài, tổ chức xã hội dân sự độc lập:
“Một bên là phi chính phủ nhưng mà do chính phủ lập ra, còn bên đây là tiếng nói của người dân, có nghĩa là tiếng nói của mình để cho bạn bè quốc tế hiểu rõ, còn tiếng nói bên kia là họ nói cho chính quyền.
Mình cũng có phát biểu, nói ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Tôn giáo bị nhà nước cấm đoán và không cho cơ hội phát triển, nghĩa là Cao Đài độc lập bị nhà nước đàn áp.
Sau đó, buổi họp tiếp tục thì có cô tên Giang nói là ở Việt Nam rất có nhân quyền, một cô khác cũng bên quốc doanh thì phát biểu là Việt Nam không cấm đoán ai đi dự hội nghị của diễn đàn dành cho người dân hết mà tại vì dân không có tiền nên họ không đi thôi.”
Ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Tôn giáo bị nhà nước cấm đoán và không cho cơ hội phát triển.
- Cô Võ Thị Kim, đại diện Khối Nhơn Sanh Cao Đài
Theo lời kể của cô Tuyết Đinh, trong những ngày đầu của hội nghị và trong những cuộc hội thảo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập nhiều lần được tán thưởng và vỗ tay khi nêu lên những vấn đề vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam:
“Trước một cử tọa cả mấy trăm người như vậy thì phái đoàn Việt Nam họ ngồi nghe và họ rất bực bội. Vào buổi hội thảo cuối cùng có một trường hợp tiêu biểu là cô Trần Giang, tổ chức xã hội dân sự quốc doanh ở Việt Nam có tên tiếng Anh viết tắt là LIN. Cô Trần Giang phát biểu rất gay gắt, nói rằng tất cả những tổ chức xã hội dân sự khác hoặc những người lưu vong không được lên tiếng nói về những vấn đề ở Việt Nam vì những người đó không có văn phòng ở Việt Nam, không được phát biểu ở những hội nghị của vùng Đông Nam Á.”
Ngay sau khi cô Trần Giang của tổ chức xã hội dân sự quốc doanh phát biểu, một tham dự viên người Malaysia đã phản bác lời cô Trần Giang, nói rằng không nhất thiết chỉ người trong nước mà tất cả những người sống ở nước ngoài đều có quyền quan tâm đến tình trạng của đất nước mình.
Tham dự viên người Malaysia đó đã dùng ngay đất nước Đông Timor để chứng minh rằng chính thủ tướng hoặc tổng thống nước này từng là những người sống ở nước ngoài, sự hoạt động của những tổ chức xã hội lưu vong và những người lưu vong đã giúp cho quốc gia của mình dành lại được độc lập và tự do:
“Lời phát biểu của cô tham dự viên người Mã Lai đó được tất cả mọi người có mặt trong phòng vỗ tay hoan nghênh. Sau khi cô Mã Lai lên tiếng thì một tham dự viên khác của Miến Điện cũng lên tiếng và người Đông Timor cũng lên tiếng phản bác lại lời phát biểu của cô Giang.”
Không chỉ nói những lời trái chiều đối với những điều mà các tổ chức xã hội dân sự độc lập trình bày, cô Võ Thị Kim của Khối Nhơn Sanh Cao Đài kể tiếp, thành viên các tổ chức xã hội dân sự do nhà nước lập ra và gởi đi cũng tránh không tiếp xúc hay sinh hoạt cùng các tổ chức xã hội dân sự độc lập:
“Ví dụ kêu họ ký vào bản tin chung nói về biển đảo thì họ không dám ký, hỏi họ vấn đề giống như được ban tổ chức ở đó công nhân nhưng mà họ cứ nói trái chiều thành ra có sự khác nhau về quan điểm.”
Đường dây viễn liên của đài Á Châu Tự Do cũng đã kết nối về người được nhắc tên trong bài này, cô Giang Trần, tức Trần Vũ Ngân Giang. Rất tiếc cô Ngân Giang đã từ chối không trả lời.

Trung Quốc từ chối tàu cá Việt Nam lên đảo tránh gió lớn

Tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam bị Trung Quốc từ chối vào đảo Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa tránh sóng to gió lớn. (Hình: Thanh Niên)
Tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Nam bị Trung Quốc từ chối vào đảo Bông Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa tránh sóng to gió lớn. (Hình: Thanh Niên)
HÀ NỘI (NV) – Trung Quốc từ chối cho các tàu đánh cá của Việt Nam đến tránh sóng to gió lớn ở quần đảo Hoàng Sa.
Theo tin tờ Thanh Niên hôm Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2018, có 6 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Nam phải thả phao để đảm bảo an toàn vì nhà cầm quyền Bắc Kinh từ chối cho lên đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa, để tránh sóng to gió lớn.
Tờ Thanh Niên thuật lại tin từ Ủy Ban Quốc Gia Tìm Kiếm Cứu Nạn nói rằng, buổi sáng 12 tháng 8, 2016, có 6 tàu cá tỉnh Quảng Nam với khoảng 259 thuyền viên hoạt động ở vùng biển có vị trí cách đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa khoảng 40 hải lý thì gặp thời tiết xấu, sóng lớn kèm theo gió mạnh cấp 6-7. Thấy nguy hiểm, các chủ tàu “có đề nghị vào tránh trú tại đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa.”
Ngay sau đó, theo nguồn tin trên, “Ủy Ban Quốc Gia Tìm Kiếm Cứu Nạn có đề xuất Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao liên lạc, thông báo cho phía Trung Quốc để chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho số tàu cá trên của Việt Nam vào tránh trú và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.”
Tuy nhiên, cho đến 22 giờ ngày 12 tháng 8, 2016, “Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại Giao cho biết, phía cơ quan chức năng Trung Quốc có thông báo, khu vực đảo Bông Bay, quần đảo Hoàng Sa không thích hợp để tránh trú, đề nghị 6 tàu Việt Nam quay trở về.”
Vì thời tiết trên vùng biển Hoàng Sa diễn biến xấu, 6 tàu cá kể trên hiện đang thả phao ở vị trí cách đảo Bông Bay khoảng 5 hải lý để đảm bảo an toàn.
Ðây không phải là lần đầu Bắc Kinh cư xử như vậy. Dù gặp bão lớn ập đến, Bắc Kinh cũng không cho các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đến ẩn núp tại các đảo của quần đảo Hoàng Sa mà họ từng cướp của Việt Nam từ năm 1974.
Rất nhiều tàu đánh cá hoặc khai thác thủy sản của Việt Nam bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ hay đâm chìm khi hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ngày 9 tháng 7, 2016, tàu cá QNg 90479 của ông Võ Văn Lựu (ngụ xã Bình Châu, H. Bình Sơn, Quảng Ngãi) hành nghề tại 16,06 độ vĩ Bắc, 113,06 độ kinh Ðông thì bị 2 tàu tầu của Trung Quốc vây bắt rồi, đâm chìm làm cho 5 ngư dân rơi xuống biển.
Không những vậy, các tàu Trung Quốc còn ngăn chặn các tàu đánh cá của ngư dân gần đó đến cứu các ngư dân của tàu Qng 90479. (TN)

Vẫn chưa hành động dù rõ ràng nhà thầu Trung Quốc đang làm xiếc

Xe vận tải chở bùn được khai thác một cách lén lút tại lòng hồ Hố Dọc để đem tới đắp nền cho cao tốc. (Hình: Lao Ðộng)
Xe vận tải chở bùn được khai thác một cách lén lút tại lòng hồ Hố Dọc để đem tới đắp nền cho cao tốc. (Hình: Lao Ðộng)
VIỆT NAM – Sau khi liên tục tố cáo nhà thầu Trung Quốc thi công gian dối nhưng hệ thống công quyền vẫn bất động, dân chúng đã nói chuyện với báo giới. Dẫu câu chuyện được công khai song… chưa đến đâu.
Cao tốc Quảng Ngãi-Ðà Nẵng được xem là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của miền Trung Việt Nam. Sau khi hoàn tất, cao tốc này sẽ là một phần của cao tốc Nam-Bắc.
Năm 2011, chính quyền Việt Nam bắt đầu tiến hành giải tỏa nhà cửa, thu hồi đất, bồi thường để thực hiện dự án cao tốc Quảng Ngãi-Ðà Nẵng. Hiện chưa rõ vì sao Tổng Công Ty Ðầu Tư Phát Triển đường cao tốc Việt Nam lại giao gần 11 cây số chạy ngang xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong 140 cây số của cao tốc Quảng Ngãi-Ðà Nẵng cho một nhà thầu Trung Quốc thực hiện.
Các nhà thầu Trung Quốc vốn rất nổi tiếng tại Việt Nam vì gần như tất cả đều không thực hiện đúng hợp đồng, sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu của Trung Quốc nên chất lượng của các công trình do họ thực hiện tại Việt Nam rất tệ. Chưa kể các nhà thầu Trung Quốc thường chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc nên người Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ Việt Nam. Cũng vì vậy, Việt Nam phải gánh chịu vô số thiệt hại về kinh tế-xã hội do các dự án không hoàn tất đúng hạn. Khi hoàn thành thì vì công nghệ, thiết bị, vật liệu tồi, các công trình không thể vận hành như thiết kế ban đầu, thành ra cơ sở hạ tầng không bền vững…
Ðó cũng là lý do dân chúng không có thiện cảm với nhà thầu Trung Quốc và những dự án, công trình do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận bị dân chúng giám sám rất kỹ. Ðoạn cao tốc chạy ngang xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thuộc dạng này…
Dân chúng huyện Bình Sơn bắt đầu tố cáo nhà thầu Trung Quốc thi công đoạn cao tốc chạy ngang xã Bình Trung khi phát giác nhà thầu này chỉ đổ đất lên bề mặt phần cao tốc băng ngang Bàu Sen – vốn là một đầm lầy, có “túi bùn” sâu đến 8 mét. Ðể giải quyết “túi bùn” này, nơi thiết kế cao tốc Quảng Ngãi-Ðà Nẵng đã thiết kế ba bãi chứa bùn. Thay vì phải móc sạch bùn trong lòng đất bỏ đi rồi mới làm nền cho cao tốc thì nhà thầu Trung Quốc chỉ đồ đất lên bề mặt hiện hữu nên ba bãi chứa bùn hiện sạch bong.
Dân chúng huyện Bình Sơn còn lưu ý giới hữu trách về việc nhà thầu Trung Quốc lén lút móc bùn ở hồ thủy lợi Hố Dọc để đắp nền cho cao tốc. Về nguyên tắc, vật liệu sử dụng trong những công trình đòi hỏi sự ổn định về chất lượng như cao tốc phải được lựa chọn kỹ lưỡng, phải được thẩm định nghiêm ngặt. Ðoạn cao tốc chạy ngang xã Bình Trung tuy có chứng thư, chứng thực vật liệu đã sử dụng đạt yêu cầu nhưng cả dân chúng lẫn báo chí lại có vô số ảnh, video clip cho thấy nhà thầu Trung Quốc dùng bùn làm nền cao tốc.
Người ta tin rằng, nhà thầu đảm nhận việc thực hiện đoạn cao tốc chạy ngang xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi của Trung Quốc đã mua từ chủ đầu tư đến giám sát thi công. Sự thông đồng giữa chủ đầu tư-nhà thầu-giám sát thi công đã dẫn đến việc khai khống khối lượng công việc mà nhà thầu chưa bao giờ làm (chẳng hạn móc sạch bùn trong lòng đất), khai khống những chi phí chưa bao giờ phải trả (ví dụ như ua đất đắp nền đường) để lấy tiền chia chác với nhau.
Ông Phạm Tấn Lực, một người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bảo với tờ Lao Ðộng, với kiểu làm ăn gian dối này, cao tốc sẽ hư hỏng rất nhanh, cuối cùng 28.000 tỉ vay Ngân Hàng Thế Giới để làm cao tốc Quảng Ngãi-Ðà Nẵng sẽ lại đổ lên đầu con cháu chúng ta.
Báo chí Việt Nam đã đem những thông tin, hình ảnh liên quan đến chuyện nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đến hỏi ông Hoàng Việt Hưng, người điều hành dự án cao tốc Quảng Ngãi-Ðà Nẵng. Ông Hưng bảo rằng, tố cáo của dân chúng không sai nhưng sai phạm của nhà thầu Trung Quốc “không nghiêm trọng.” Ban Quản Lý dự án đã yêu cầu nhà thầu Trung Quốc “khắc phục” và phần lớn các sai phạm mà dân chúng tố cáo đã được xử lý xong.
Ông Trần Dân, phó chủ tịch Hội Cầu-Ðường Ðà Nẵng, không tán thành lối giải thích và nhận định của ông Hưng. Ông Dân cho rằng, Bộ Giao Thông-Vận Tải nên thành lập một đoàn thanh tra để kiểm tra vì nếu không yêu cầu điều chỉnh kịp thời, hậu quả sẽ rất lớn.

Người ta từng cho rằng việc hào phóng giao các dự án tại Việt Nam cho nhà thầu Trung Quốc và đối xử dễ dãi với nhà thầu Trung Quốc là vì yếu tố chính trị, tuy nhiên càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, thực trạng đó đơn thuần chỉ vì việc đòi tiền “lại quả” dễ dàng hơn, việc nhận tiền “lại quả” an toàn hơn. Chắc chắn chính quyền Trung Quốc sẽ không điều tra các công ty Trung Quốc đưa hối lộ cho viên chức Việt Nam như Nhật hoặc chính quyền nhiều quốc gia khác đã làm. (G.Ð)

‘Chứng minh nhân dân’ chưa đủ để xác định ‘anh là ai’

Mớ giấy tờ tùy thân (hai hộ chiếu, “chứng minh nhân dân”) mà ông Hải đang có chưa đủ để chứng minh đương sự... chính là mình. (Hình: Lao Ðộng)
Mớ giấy tờ tùy thân (hai hộ chiếu, “chứng minh nhân dân”) mà ông Hải đang có chưa đủ để chứng minh đương sự… chính là mình. (Hình: Lao Ðộng)
VIỆT NAM – Ông Phạm Thanh Hải, ngụ tại Ðà Nẵng đã dùng cả chứng minh nhân dân lẫn hai hộ chiếu đã hết hạn và đang còn hạn sử dụng mà vẫn không “chứng minh” được ông chính là… Phạm Thanh Hải!
Theo lời ông Hải thì vì cần sử dụng dịch vụ thanh toán tự động nên ông đến chi nhánh Ðà Nẵng của Ngân Hàng Ngoại Thương (Vietcombank) để làm thủ tục. Nhu cầu vốn dĩ chính đánh và thủ tục được quảng cáo là giản đơn cuối cùng trở thành một hành trình dài dàng dặc, hiện chưa có hồi kết.
Ông Hải cho biết, giai đoạn từ 1993 đến 1997, ông theo học tại Ðại Học Tổng Hợp Huế. Ðó cũng là lúc ông mở tài khoản tại Vietcombank bằng “chứng minh nhân dân” do công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp.
Sau đó ông quay về Ðà Nẵng nên đổi “chứng minh nhân dân” do công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp thành “chứng minh nhân dân” do công an thành phố Ðà Nẵng cấp.
Tất cả những giấy tờ tùy thân ông Hải đang sử dụng đều dùng số “chứng minh nhân dân” do công an thành phố Ðà Nẵng cấp.
Mới đây, khi ông Hải cần sử dụng dịch vụ thanh toán tự động của Vietcombank thì dựa trên dữ liệu lưu trữ, nhân viên chi nhánh Ðà Nẵng của Vietcombank đòi ông Hải xuất trình “chứng minh nhân dân” mà công an tỉnh Thừa Thiên-Huế từng cấp. “Chứng minh nhân dân” do công an thành phố Ðà Nẵng cấp không có giá trị sử dụng vì không khớp với dữ liệu lưu trữ.
Ông Hải quay về nhà bới tung mớ giấy tờ cá nhân và tìm được hộ chiếu cũ được cấp dựa trên “chứng minh nhân dân” mà công an tỉnh Thừa Thiên-Huế từng cấp. Cẩn thận hơn, ông Hải mang luôn cả hộ chiếu mà ông đang sử dụng đến Vietcombank để chứng minh ông chính là Phạm Thanh Hải – chủ tài khoản mà xưa giờ ông vẫn sử dụng nhưng nhân viên Chi nhánh Ðà Nẵng của Vietcombank không chấp nhận. Hộ chiếu không phải là “chứng minh nhân dân,” không có số khớp với dữ liệu mà họ lưu trữ.
Cuối cùng, ông Hải phải chạy tới công an thành phố Ðà Nẵng, xin xác nhận Phạm Thanh Hải hiện nay là Phạm Thanh Hải hồi… xưa. Ðáng ngạc nhiên là khi đổi chứng minh nhân dân cho ông Hải, công an Ðà Nẵng đã từng kiểm tra kỹ càng nhưng khi ông Hải có nhu cầu, công an Ðà Nẵng vẫn bắt điền… đơn, đưa đơn về cho chính quyền địa phương xác nhận và nộp thêm copy các loại giấy tờ cho thấy ông Hải từng có một “chứng minh nhân dân” như ông đã dùng để mở tài khoản tại Vietcombank.
Tính ra ông Hải mất khoảng một tuần để chạy tới, chạy lui từ nhà tới ngân hàng, từ ngân hàng tới công an để tìm cách “chứng minh nhân dân” đang dùng là từ “chứng minh nhân dân” cũ mà ra. Phạm Thanh Hải hồi 1993-1997 với Phạm Thanh Hải hiện nay chỉ là một người. Số “chứng minh nhân dân” ở hai thời kỳ khác nhau là vì qui định của ngành công an chứ không phải vì đương sự có “gian ý.” Tuy nhiên đến nay chuyện vẫn chưa xong.
Ông Hải kể với báo giới rằng, trong quá trình chạy tới, chạy lui vì những yêu cầu hết sức như vậy, ông được một sĩ quan làm việc tại Phòng Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính về Trật Tự Xã Hội của công an thành phố Ðà Nẵng “an ủi” rằng, ông không phải là nạn nhân duy nhất đâu. Sĩ quan này và các đồng nghiệp “suốt ngày phải làm giấy xác nhận số “chứng minh nhân dân” cho công dân. Tuy đương nhiên đấy đúng là họ nhưng chuyện vẫn rắc rối vì đó là yêu cầu của… ngân hàng.
Ông Hải kết thúc câu chuyện của ông bằng một thắc mắc: Ðã thấy như vậy thì tại sao ngành công an lại tiếp tay cho ngân hàng hành dân?
Chưa có ai trả lời và cũng không chắc sẽ có ai trả lời câu hỏi đó. (G.Ð)