Sunday, December 6, 2015

Kinh tế VN: Bao giờ hết loay hoay?

Kami— 12/06/2015 - 06:59
Chặng đường 30 năm cải cách kinh tế Việt Nam với những thành tựu được ghi nhận, bao gồm tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tục, đã đưa hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói… là điều có thật. Tuy vậy, do sự sai lầm trong đường lối và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng CSVN là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho kinh tế Việt nam không phát triển được mạnh mẽ như khả năng có thể của nó. Bên cạnh đó, sự lạc hậu về thể chế chính trị của Việt nam hiện nay cũng có những tác động không nhỏ trong vấn đề này.
Nợ nần chồng chất của các DNNN
Theo báo Tuổi trẻ cho biết, trong khi số nợ phải trả tăng mạnh, doanh thu của các DNNN tăng không đáng kể và lợi nhuận lại giảm, theo báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến hết năm tài chính 2014, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty đã lên tới 1.567.000 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Đặc biệt, vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho DNNN là 124.104 tỷ đồng, tăng khoảng 2.000 tỷ so với năm 2013.
Dưới nhan đề "Tập đoàn nhà nước nợ gần 70 tỷ USD", báo VNNet online cho biết "Theo báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014 của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Chính phủ trình Quốc hội, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng (tương đương 69,8 tỷ USD), tăng 8% so với năm 2013.". Để dễ hình dung về giá trị của khoản nợ này, chỉ cần biết rằng sau khi chiến tranh Việt nam kết thúc, phía Hà nội có đưa ra yêu cầu phía Mỹ bồi thường chiến tranh khoảng 2 tỷ đô la.
Song nếu như chúng ta được đọc bản tin cũng từ VNNet cho biết "Vì sao cả nước có 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mà báo cáo về công nợ do Bộ Tài chính công bố chỉ đề cập vỏn vẹn 119 doanh nghiệp trong số đó?". Theo bài báo cho biết "Thực trạng của 119 doanh nghiệp này như sau: tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tổng số hàng tồn kho là 216.255 tỷ đồng. Đây là số tiền cực lớn, nhưng mới chỉ thống kê được mỗi 119 doanh nghiệp trong tổng số 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.". Qua đó phần nào giúp chúng ta thấy hết sự bi hài của cảnh cha chung không ai khóc trong vấn đề kinh tế quốc doanh.
Việt nam đã chính thức tụt hậu
Đây là nhận định cho thấy công cuộc đổi mới kinh tế sau gần 30 năm của Đảng CSVN đã thất bại
Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn cho biết, Việt Nam đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với phần còn lại của thế giới vì mô hình phát triển “lạc điệu” và tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Đây là nhận xét của nhiều nhà kinh tế hàng đầu đất nước tại diễn đàn tổng kết 30 năm Đổi mới giai đoạn 1986 – 2015 được tổ chức ngày 19/11/2015, tại Hà Nội.
Theo TS. Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả.” và “Tình trạng tụt hậu của đất nước là do tư duy cũ kỹ. Chúng ta đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,”. Không chỉ thế, cũng theo TS. Nguyễn Quang Thái thì “Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,”.
Theo nghiên cứu của ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã cho thấy Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau trên các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển. Theo đó, sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng nhỏ so với Trung Quốc. Tại thời điểm khởi động đổi mới, quy mô GDP của Việt Nam (tính theo giá cố định năm 2005) tương đương với 4,1% con số của Trung Quốc, tức 1/25. Nhưng tỷ lệ này không ngừng giảm xuống, đến 2013 chỉ còn 1,9%. Không chỉ thế, nếu tính theo sức mua tương đương PPP, vị thế của Việt Nam vẫn không mấy thay đổi, thậm chí mức độ thịnh vượng tương đối của người Việt Nam đang nhanh chóng giảm đi so với người Trung Quốc. Điều này đã khiến ông Trần Đình Thiên đã phải đặt vấn đề rằng, "Vậy đến 2035, tức sau hai thập niên kể từ bây giờ và 50 năm sau Đổi mới, Việt Nam sẽ nằm ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới?"
Các dữ liệu được phân tích của ông Trần Đình Thiên đã chỉ ra rằng, đến 2035, mức độ thịnh vượng trung bình của người Việt Nam vẫn còn thua xa Đài Loan, Hàn Quốc ở thời điểm 2011, và chỉ bằng gần một nửa của Nhật Bản và 1/3 so với Singapore. Tính từ 2015, Việt Nam phải mất lần lượt 10, 12 và 17 năm nữa để vượt qua mức Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia đã đạt được ở năm 2011. Và ông Trần Đình Thiên đã khẳng định rằng: "Nói cách khác, sau 30 năm đổi mới, dù nhìn ở khía cạnh nào thì Việt Nam vẫn đang cách rất xa so với các nước đi trước. và nếu trong hai thập kỷ tới, Việt Nam không có những yếu tố đột phá vượt trội thì cục diện này sẽ chẳng có gì thay đổi,”
Cũng theo Thời báo Kinh tế Sài gòn cho biết, cũng tại diễn đàn này, khi nhận xét về tình thế Việt Nam thì trong một bài phân tích của GS.TS Nguyễn Quang Thái, Phó Tổng Thư kí Hội khoa học kinh tế Việt Nam đã trích dẫn một loạt các chỉ tiêu so sánh quốc tế. Cụ thể:
  1. "Về giáo dục, theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có trường đại học nào được lọt vào danh sách đại học có danh tiếng và có chất lượng.
  2. Về bằng sáng chế, theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
  3. Về ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
  4. Về thu nhập tính theo đầu người, Việt Nam đứng hàng 123/182 quốc gia, có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
  5. Về tham nhũng, theo Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
  6. Về chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất."
Cũng theo nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Quang Thái cho biết, năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ. Tuy vậy đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt khoảng 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần. GS.TS Nguyễn Quang Thái thấy rằng, điều đó cũng có nghĩa là “sức mạnh kinh tế” của quốc gia không được cải thiện dù dân số đã tăng nhanh gần hai lần. Đó là chưa kể đến các khía cạnh tụt hậu về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, thể chế…còn khó khăn không nhỏ khi thế giới ngày càng hội nhập sâu, nguồn cân đối tài chính lại có hạn.
Nguyên nhân?
Trong các văn kiện cũng như chính sách của Đảng, khi đề cập về chính sách kinh tế thì Đảng CSVN khẳng định rõ kinh tế Việt nam là một nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo. Điều đó đã làm cho nền kinh tế Việt nam đã trở nên không phải là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác, là điều gây rất nhiều hạn chế trong việc hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế thế giới.
Như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã cho rằng: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”
Nhận định của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng giống như đánh giá của GS.TS Nguyễn Quang Thái, Phó Tổng Thư kí Hội khoa học kinh tế Việt Nam khi cho rằng: "Nguyên nhân của tình trạng bê bết hiện nay của quốc gia là do tư duy cũ kỹ, đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới. Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi “lạc điệu” so với xu hướng chung của thế giới."
Cần phải làm gì?
Bài học "Bốn con hổ châu Á" thập niên 1970, đó là Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960 là điều hết sức quan trọng đối với Việt nam. Chỉ trong vòng từ 18-23 năm, các nước quốc gia và vùng lãnh thổ này đã thu được các thành công vô cùng to lớn và đã nhanh chóng trở thành các nước phát triển. Đến nay, 4 con hổ châu Á đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển, với tiến trình cởi mở chính trị, GDP trên đầu người cao, với chính sách phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Cũng từ việc vận dụng bài học này, mà hàng loạt các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Indonexia, Malayxia, Philippines và Thailand cũng đã trở thành các nước công nghiệp mới. Trong lúc Việt nam đã tiến hành đổi mới gần 30 năm song vẫn chưa thể đạt được. Đừng quên, một trong những bí quyết thành công được đánh giá là quan trọng nhất của các nước công nghiệp mới (NICs), đó là tăng cường vai trò cao nhất của kinh tế tư nhân, với phương châm cái gì tư nhân là được thì nhà nước không làm, đồng thời giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với kinh tế tư nhân đóng vai trò trung tâm, để dẫn dắt và nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là chính sách hoàn toàn đúng đắn và phù hợp nhất đối với kinh tế Việt nam hiện nay. Trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, thì kinh tế nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế, mà nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ. Và chỉ có nền kinh tế tư nhân mới có đầy đủ những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển, bởi vì một khi khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam khi được hỗ trợ bởi các chính sách đúng đắn của nhà nước, với một cơ sở hạ tầng hiện đại nó sẽ lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì khi đó sẽ tạo ra nhiều triệu công ăn việc làm. Song vấn đề quan trọng nhất là doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi chỗ và sẽ tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó sẽ bớt lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác.
Nhà nước khi đó, chỉ đóng vai trò hoạch định các chính sách, ban hành luật lệ và thông qua giám sát để điều tiết nền kinh tế. Và nhà nước cần phải hạn chế tối đa hoặc không kinh doanh, để tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi và ngược lại. Thực tế trên thế giới cho thấy, ở bất kỳ đâu nhà nước làm kinh doanh thì đạt hiệu quả luôn kém, chính vì thế ở các nước kinh tế phát triển, vai trò kinh doanh luôn được chuyển hẳn cho khu vực tư nhân đảm trách.
Đã khởi động, song cần quyết liệt hơn
Sau gần 30 năm loay hoay, các nhà lãnh đạo Việt nam cũng đã nhìn nhận được vấn đề, đây là điều đáng mừng, song công đầu có lẽ thuộc về người đứng đầu Chính phủ với một bộ tham mưu còn tỉnh táo. Đó là lý do rõ nhất vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn đề nghị các nước phát triển Âu-Mỹ công nhận kinh tế Việt nam là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, với đặc trưng cơ bản của nó là kinh tế tư nhân phải nắm vai trò chủ đạo. Vì thế, trái lại với quan điểm của Đảng về vấn đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã luôn chủ trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh đúng nghĩa. Vì chỉ có như thế thì nền kinh tế Việt nam mới có thể cất cánh và khởi sắc, mà bài học của các nước của các nước công nghiệp mới (NIC) đã chứng tỏ điều đó.
Các tuyên bố cũng như hành động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2015 đã cho thấy, ông thủ tướng đã ráo riết hơn để thúc đẩy tiến trình này. Cụ thể, mới đây một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2015 là việc cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: "Doanh nghiệp Nhà nước tập trung đẩy mạnh tiến độ lên, cái nào tư nhân mua được mà họ quản lý tốt thì các đồng chí bán luôn đi để chúng ta thu hồi vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết, quan trọng khác, nhất là đầu tư vào hạ tầng để tạo điều kiện cho phát phát triển, đây cũng là đúng theo định hướng của Trung ương".
Không chỉ thế, sáng ngày 05/12/2015, tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) với chủ đề “Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định và cam kết rằng: “Việc thực hiện đầy đủ, hiện đại và hiệu quả một thể chế kinh tế thị trường sẽ giúp huy động được vốn, cả từ 92 triệu người dân trong nước và 4,5 triệu đồng báo ở nước ngoài cũng như các NĐT ngoại. Nếu hoàn thiện tốt thể chế hiện đại phù hợp với thế giới thì sẽ có nguồn lực để phát triển. Chúng tôi ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, dưới hình thức vừa và nhỏ. Chúng tôi coi người dân là yếu tố quyết định sự thành bại của nền kinh tế. Đây là nội lực mang tính quyết định”
Đây là một phát biểu có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra trong bối cảnh phe giáo điều trong Đảng CSVN vẫn luôn kêu gào đi theo con đường CNXH và Chủ nghĩa Marx-Lenin, song trên thực tế họ đã tiến hành để đưa mội mặt kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục v.v... của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa, cho dù chỉ ở giai đoạn sơ khai và man rợ.
Chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, dưới hình thức vừa và nhỏ và coi người dân là yếu tố quyết định sự thành bại của nền kinh tế là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với trào lưu phát triển của thế giới văn minh cần phải được ủng hộ. Điều đó càng cho thấy rõ sự sai lầm của học thuyết Marx-Lenine mà Đảng CSVN đã theo đuổi trong suốt 70 năm qua, cũng như các chính sách kinh tế của Đảng CSVN là hoàn toàn sai lầm.
Điều đó cho thấy Đảng CSVN cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và sửa đổi một cách mạnh mẽ, triệt để hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên mọi mặt, trong mọi lĩnh vực. Do vậy. đã đến lúc Đảng CSVN phải mạnh dạn, hãy nói không và xóa bỏ Chủ nghĩa Marx - Lenine ra khỏi hệ thống chính trị của mình. Để từ đó đưa đất nước hướng tới các giá trị văn minh của nhân loại như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đã thực hiện và thu được những kết quả tốt. Hãy đặt mục tiêu cao nhất là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh một cách thực sự, chứ không chỉ là các khẩu hiệu xuông, mang tính chất lừa bịp lâu nay.
Kết:
Đến nay, sự sai lầm của học thuyết Marx-Lênin là điều không phải bàn cãi, thực tế đã chứng minh sự phản động và tính trái quy luật của học thuyết này, đồng thời tất cả các quốc gia trên thế giới đã quay lưng lại và đào thải nó là bằng chứng không thể phủ nhận. Ở Việt nam cũng vậy, lâu nay trong các văn kiện của Đảng CSVN hay báo chí nhà nước các cụm từ về học thuyết Marx-Lênin hay Chủ nghĩa Xã hội là của hiếm và khó tìm thấy. Dù rằng trên danh nghĩa, Chủ nghĩa Marx-Lenin đến hôm nay chỉ còn duy nhất Việt Nam là quốc gia còn coi đó là nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN, chính đảng hợp pháp duy nhất tự cho mình là đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Điều đó cho thấy, việc cố tình bám víu vào cái chủ nghĩa Marx-Lênin chỉ là hành động của một bộ phận rất nhỏ, tham quyền cố vị và muốn đặc quyền đặc lợi. Tuy rằng những kẻ này thừa biết những cái đó là sai trái, là sự cản trở cho sự phát triển của đất nước và dân tộc, nhưng vì quyền lợi cá nhân bọn họ sẵn sàng làm mọi thứ có thể để duy trì quyền lực. Và việc vẫn tiếp tục kiên định bám chặt vào Chủ nghĩa Marx-Lenin , thực chất cũng chỉ là việc câu giờ hòng kéo dài quyền lực, hòng vơ vứt và trục lợi cho bản thân họ.
Hơn 70 năm, dưới sự lãnh đạo luôn luôn là "sáng suốt" và "tài tình" của Đảng CSVN nhưng kết quả mang lại cho đất nước rõ ràng chỉ là sự tụt hậu về kinh tế, sự xuống cấp của đạo đức xã hội... Đồng thời nhân phẩm của người Việt nam đã bị coi rẻ trong mắt người nước ngoài, kể cả ở các nước láng giềng chậm phát triển như Lào và Căm pu chia là điều đáng xấu hổ. Đã đến lúc người dân Việt nam cần phải xem xét lại những cái "sáng suốt" và "tài tình" của Đảng CSVN có thật như họ tự ca ngợi hay không? Bởi vì Cố Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nhận xét: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Kể cả việc, trong suốt gần 30 năm qua, kể từ năm 1986 là năm Đảng CSVN khởi xướng việc cải cách kinh tế đến nay, thì ban lãnh đạo Đảng CSVN vẫn ở trong tình trạng đưa đất nước đi từ loay hoay này đến loay hoay khác trong việc đi chọn lựa con đường cho đất nước.
Ngày 06/12/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Làng chỉ có trẻ em

Tiến Thành - Hồng Lĩnh | 

Tạm đình chỉ Trung úy công an tát vào mặt thanh niên

Đỗ Việt | 06/12/2015 18:44

Tạm đình chỉ Trung úy công an tát vào mặt thanh niên


Trao đổi với phóng viên Báo Công lý, Trung tá Trần Trí Dũng, Trưởng Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ cán bộ tát vào mặt thanh niên trên địa bàn xã Hoàng Văn Thụ để xem xét xử lý kỷ luật

Theo Trung tá Dũng, chiều ngày 5/12, công an huyện Chương Mỹ, nhận được thông tin về vụ va chạm giữa một cán bộ Công an huyện Chương Mỹ và một thanh niên thuộc  địa  bàn xã Hoàng Văn Thụ.
Ngay sau đó, Công an huyện Chương Mỹ đã xuống giải quyết sự việc. Cán bộ va chạm với người dân là Trung úy Bùi Xuân Thành (SN 1987) hiện đang công tác tại đồn 15, Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo báo cáo ban đầu, thời điểm trước đó, anh Cao Văn Tuấn ở xã Hoàng Văn Thụ đến cửa hàng nhà em của Trung úy Bùi Xuân Thành mua hàng và xảy ra xích mích đánh nhau.
Sau đó, Trung úy Thành đi ô tô cùng một người bạn đến để hòa giải. Tuy nhiên khi đến hòa giải lại gặp anh Khánh (anh trai của Tuấn). Tại đây 2 bên to tiếng với nhau, anh Thành không kiềm chế được đã tát 2 cái vào mặt anh Khánh.
Lúc này, người nhà anh Khánh hò hét, cầm bồ cào ra đuổi đánh, anh Thành mới bỏ chạy rồi vào trong xe khóa cửa cố thủ.
Trưởng công an huyện Chương Mỹ khẳng định: "Việc Trung úy Thành tát vào mặt thanh niên là sai. Chúng tôi đã tạm đình chỉ để xem xét kỷ luật".
Theo Công lý

Sứ quán lạm thu: ‘Đồng tiền đi vẫn trở lại’

Theo BBC-6 tháng 12 2015 

Image copyrightOther
Image captionÔng Vượng đưa ảnh lên trang Tôi và Sứ quán thông báo về việc được hoàn trả số tiền bị lạm thu.
Người Việt tại nước ngoài tăng cường chia sẻ kinh nghiệm nhằm tránh bị lạm thu và lấy lại tiền họ bị thu trái luật tại cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
Đăng trên nhóm ‘Tôi và Sứ quán’ vào ngày 3/12/2015, Nghiêm Xuân Vượng tại Canada mô tả điều ông gọi là “đồng tiền lang bạt kỳ hồ, tưởng chừng không biết lối quay về đã trở về với khổ chủ”.
Với tấm séc 320 đôla Canada (240 USD) nhận được từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa, ông Vượng ghi nhận tinh thần làm việc và nỗ lực “không ngừng nghỉ” của sứ quán này.
Tuy nhiên ông Vượng mô tả đã phải mất 6 tháng liên lạc về vụ việc này và trước đó cho biết ông đã gửi thư đến các cơ quan Bộ Ngoại giao, cùng các cơ quan báo chí của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban MTTQ, các tạp chí và hội người việt ở nước ngoài.
Ông Vượng mô tả trường hợp cá nhân bị lạm thu phí lãnh sự từ hồi tháng 6/2013 và kêu gọi những ai cùng cảnh ngộ khiếu nại “nếu mọi người còn giữ được bằng chứng và đặc biệt nhớ được hoặc lưu được tên tuổi, chữ ký của người giao dịch.”
“Tôi khuyến khích những ai là nạn nhân của những sứ quán này nói riêng và các sứ quán khác nói chung hãy liên tiếng.
“Sát cánh bên nhau, tôi tin rằng chúng ta sẽ chiến thắng vì chúng ta là lẽ phải, là tôn trọng pháp luật, tôn trọng con người,” ông Vượng viết.

‘Xúc động’

Image copyrightOther
Image captionHương Trần hi vọng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco sẽ công khai niêm yết bảng giá giống như Lãnh sự quán tại Đức và Bỉ.
Hồi đầu tháng 11, Hương Trần đưa ảnh và viết trên ‘Tôi và Sứ quán’ mô tả việc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco hoàn trả tiền lạm thu lệ phí (cấp hộ chiếu và giấy khai sinh cho con) và gửi kèm cả thẻ quà tặng cà phê Starbucks cùng tấm thiệp mừng Lễ Tạ Ơn.
“Sau 5 tháng gửi email khiếu nại đến Cục Lãnh Sự, Vụ Pháp Lý và Điều Ước Quốc Tế, Thanh tra Bộ Ngoại Giao, Thanh tra Chính phủ... với bằng chứng là biên lai lạm thu, hôm qua tiền đã được hoàn trả chính chủ với lời xin lỗi rất chân thành. Vợ chồng nhà em nhận thư xong, xúc động quá liền ra quán Starbucks mua nước uống ăn mừng ngay và luôn.
“Việc xin lỗi và hoàn trả tiền của lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco có ý nghĩa rất lớn với cá nhân em, bởi 5 tháng trước khi em phát hiện mình bị lạm thu, em rất ngỡ ngàng và tức giận. Em xót tiền là một phần rất nhỏ! Em tức giận cho những người cán bộ lãnh sự là những người mang danh đại diện cả một đất nước ở nước ngoài mà lại ngang nhiên vi phạm pháp luật và ăn chặn tiền của đồng bào mình,” Hương Trần viết.
' Tôi và Sứ quán', một tổ chức xã hội dân sự dùng giao diện của facebook và hiện có hơn 10.000 thành viên tham gia, được lập ra cách đây khoảng 6 tháng sau vụ lạm thu ở phòng lãnh sự Việt Nam tại Bỉ dẫn tới việc đại sứ quán này phải kiểm điểm và một nhân viên bị gọi về nước để kỷ luật.
Vào cuối tháng 11 tổ chức này công bố thư trả lời của Bộ Ngoại giao Việt Nam đối với bản Kiến nghị về hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Kiến nghị này yêu cầu Bộ Ngoại giao Viêt Nam chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ Tài chính và của chính Bộ Ngoại giao như niêm yết công khai biểu phí, thời gian trả kết quả, thu phí và cấp hóa đơn đúng quy định, nhân viên sứ quán phải tuân thủ quy tắc ứng xử do Bộ Ngoại giao ban hành.
Thư trả lời đại diện ‘Tôi và Sứ quán’ của Trưởng phòng thanh tra Bộ Ngoại giao nói “đã chuyển thư kiến nghị và những phản ánh tới các cơ quan đại diện để rà soát” và “cần liên hệ trực tiếp với các cơ quan đại diện để được giải đáp” nếu có ý kiến thắc mắc.
Trong thông cáo báo chí gửi tới BBC, ban điều hành tổ chức này nói họ và nhiều thành viên hết sức thất vọng với bức thư này.

Dân Miến Ðiện tự do và hạnh phúc

Theo Người Việt-12-04-2015 7:18:37 PM 
Ngô Nhân Dụng
Thứ Ba vừa rồi, ngày 1 tháng Mười Hai năm 2015, Tổng Thống Thein Sein nước Miến Ðiện (Myanmar) đã gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ đảng đối lập. Hai người bàn chuyện chuyển giao quyền hành sau khi đảng Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ (NLD) thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Không riêng gì dân Miến Ðiện vui mừng, cả thế giới cũng muốn chia vui với họ.

Trong cuốn Ðường Thành Công của Huân Tước Baden Powell, nhà sáng lập phong trào Hướng Ðạo ca ngợi dân tộc Miến Ðiện (Burma) hết lời. Trong chương mở đầu cuốn Rovering to Success in năm 1922, ông viết: “Miến Ðiện là dân tộc hạnh phúc nhất.” Nhận xét đó bây giờ còn đúng hay không?
Tháng Ba năm 2015, viện Gallup công bố kết quả một cuộc nghiên cứu dư luận dân Miến Ðiện về hạnh phúc, với một câu hỏi thu hẹp: Sau những cởi mở chính trị, người dân Miến được tự do, họ có hài lòng hay không? Kết quả là cứ 10 người thì 8 người nói họ cảm thấy sung sướng hơn vì được tự do lựa chọn làm gì trong đời sống của mình. Chế độ độc tài được nới lỏng từ năm 2012, mỗi năm Gallup đều phỏng vấn dân Miến, và tỷ lệ hài lòng đã gia tăng đáng kể: Năm 2012 là 65%, năm sau là 73%, và năm nay lên tới 79%. Viện nghiên cứu cũng hỏi có ai cảm thấy không vui mừng trước sự thay đổi chính trị này hay không, kết quả cho thấy số người không hài lòng đã giảm trong ba năm kể trên: từ 29% năm 2012 xuống chỉ còn 19% trong năm nay.
Cuộc phỏng vấn của Gallup cũng hỏi về công ăn việc làm. Hơn một nửa (53%) người dân Miến nói rằng bây giờ tìm việc làm rất dễ dàng, so với những tỷ số 32% năm 2012 và 42% năm 2013. Lòng tin tưởng vào tương lai kinh tế của dân Miến cao hơn các nước láng giềng. Chỉ có 45% dân Singapore lạc quan như họ, và người Việt Nam còn bi quan hơn nữa, chỉ có 42% nghĩ dễ kiếm được việc làm.

Những gì đã thay đổi trong ba năm qua? Cho tới năm 2011, chế độ quân phiệt ở Myanmar vẫn cấm không cho dân được tự do hội họp, tự do phát biểu, vẫn cầm tù lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Nước Miến Ðiện bị cô lập vì bị cả thế giới cấm vận, chỉ liên hệ mật thiết với chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc, trong việc bán rừng, bán mỏ và xây dựng đập thủy điện! Nhưng Tổng Thống Thein Sein đã gặp bà Suu Kyi để cho biết quyết định thay đổi toàn diện. Báo chí được tự do, các đảng chính trị được hoạt động, doanh thương dễ dàng hơn, bà Suu Kyi với các đảng viên Liên Minh NLD ra ứng cử trong một cuộc bầu cử phân bộ, và họ toàn thắng. Số người dùng mạng thông tin Internet đã tăng lên từ 3% năm 2012 tới 31% hiện nay, vẫn còn thấp theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng đã tiến rất nhanh.

Baden Powell cũng ngợi khen cả tính buông xả, không màng của cải vật chất trong đời sống người Miến: “Họ đặc biệt không ham kiếm tiền, đến nỗi có người coi họ là lười biếng.” Cái tính “không tham” này nay vẫn còn. Một cuộc nghiên cứu khác của CAF (Charities Aid Foundation) về “Chỉ số Bố thí” cho thấy đến năm 2015 người Miến vẫn không màng tiền bạc! Chỉ số “World Giving Index” mới được lập ra từ sáu năm nay, ghi nhận tính vị tha của dân chúng các quốc gia biểu lộ trong ba lãnh vực được đo lường và quan sát: Tặng tiền bạc cho người yếu kém, giúp đỡ những người không quen biết, và số người tham gia các công tác thiện nguyện. Trong bảng “Chỉ số Bố thí 2015,” có 145 quốc gia được xếp hạng, bao gồm 96% tổng số loài người. Nhiều người có thể ngạc nhiên: Nước đứng hàng đầu về tính vị tha và hành động bố thí tiền bạc hay công sức là Miến Ðiện! Nước hạng nhì là Hoa Kỳ, sau đó theo thứ tự là New Zealand, Canada rồi Australia. Nước Anh, nơi CAF đặt trụ sở, đứng hàng thứ sáu, sau năm nước cựu thuộc địa của mình!

Dân các nước giầu không nhất thiết hay bố thí; vì trong số 20 nước giầu nhất thế giới (G-20) chỉ có năm nước đứng trong số 20 quốc gia bố thí nhiều nhất. Nếu quý vị tò mò muốn biết, xin kể thêm, Việt Nam đứng hàng thứ 79, dưới trung bình một chút; nhưng vẫn khá hơn dân lục địa Trung Quốc: Họ đứng hàng 144, nghĩa là áp chót, so với Ðài Loan, hàng thứ 35! Các nước Cộng Sản cũ thường đứng hạng rất thấp: Hungary 124, Nga hàng thứ 129, Cộng Hòa Tiệp, 130.

Trong việc tặng dữ tiền của, dân những nước nghèo cũng dẫn đầu: Dân Miến Ðiện hạng nhất, 92% dân số làm việc bố thí, hạng nhì là Thái Lan, 87%. Những nước đông dân thì số người bố thí cũng nhiều: Ấn Ðộ đứng đầu, 194 triệu người, nhưng Trung Quốc chỉ có 92 triệu đi bố thí; thua cả Mỹ (164 triệu), Indonesia (121 triệu), và chỉ gấp đôi Thái Lan (48 triệu) mặc dù dân số lớn gấp 19 lần. Dân Miến Ðiện rộng rãi chia sẻ tài vật với đồng loại mặc dù kinh tế nước họ vẫn rất thấp, sau nửa thế kỷ sống dưới chế độ độc tài. Hơn một nửa số dân (54%) nói năm ngoái nhiều lúc không đủ tiền mua thực phẩm và 49% thiếu thốn về nhà ở.

Người Miến Ðiện hạnh phúc, nhất thế giới như Baden Powell khen, có lẽ chính nhờ đức vị tha, thương người, lo giúp đỡ người khác. Nhưng chế độ chính trị chắc chắn ảnh hưởng tới tâm lý này. Cuộc nghiên cứu của Gallup cho thấy năm nay 2015 dân Myanmar hài lòng với cuộc sống hơn các năm trước chính vì họ được sống tự do hơn. Họ có thể cũng cảm thấy yêu đời hơn khi nhìn lên những người đang nắm quyền hành mà cảm thấy có thể kính trọng được, chứ không như người dân những nước chỉ cảm thấy thù ghét và khinh bỉ bọn người đóng vai lãnh đạo. Chế độ độc tài ở Miến Ðiện đã tự nguyện thay đổi, dù biết họ sẽ mất quyền bính. Cách ăn ở của giới lãnh đạo quân phiệt cho thấy họ vẫn là những người có tư cách, biết đạo lý, chứ không phải chỉ là những kẻ tham quyền cố vị chỉ bám lấy địa vị để bòn rút, ăn hối lộ, chiếm của công làm của riêng.
Giới lãnh đạo Miến Ðiện cũng được các nước chung quanh kính mộ. Tại phiên họp mười nước ASEAN ở Kuala Lumpur, trong lễ bế mạc thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak cũng lên tiếng cảm ơn Tổng Thống Thein Sein đã đưa nước ông tiến vào đường dân chủ hóa, xây dựng một “nước Myanmar dân chủ mới.”
Giới lãnh đạo quân phiệt Miến Ðiện đã chấp nhận trả lại cho dân quyền sống tự do, quyền quyết định về tương lai xứ sở, sau khi họ thấy chính sách độc tài đã đưa quốc gia đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu và càng ngày càng lệ thuộc vào nước láng giềng Trung Cộng. Hành động chuyển hướng đầu tiên của họ là chấm dứt một dự án thủy điện trị giá ba tỷ Mỹ kim do Trung Cộng bảo trợ, sau khi dân chúng biểu tình phản đối. Những quân nhân này bảo vệ được quốc thể và danh dự của chính mình, vì họ vẫn giữ được nền nếp đạo lý cổ truyền của dân tộc họ, không tin theo một chủ nghĩa mơ hồ viển vông nhập cảng từ nước ngoài.

Trong cuộc gặp gỡ ngày 1 Tháng Mười Hai vừa qua, sau khi đảng của ông Thein Sein bị dân gạt bỏ, ông đã chúc mừng bà Aung San Suu Kyi thắng lớn, Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ chiếm 80% các ghế đại biểu Quốc Hội ngoài số dành riêng cho quân đội. Ðáp lại, Suu Kyi công khai cảm ơn ông Thein Sein đã sẵn sàng buông bỏ quyền bính, tổ chức bầu cử tự do vào năm 2012 và năm nay, nhờ thế nước Myanmar có thể dấn bước trên đường dân chủ hóa. Hai người đồng ý chính quyền cũ và mới phải hợp tác với nhau để việc chuyển giao quyền hành được tốt đẹp, vì lợi ích của dân Myanmar. Ít thấy một cuộc cách mạng thay đổi chế độ nào diễn ra trong không khí tương kính, lành mạnh và tôn trọng danh dự của nhau như vậy. Ngay sau khi gặp ông Thein Sein, bà Suu Kyi còn đến gặp Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội. Tướng Hlaing đưa ra bản thông cáo nói rằng hai người đã nhất tâm cộng tác với nhau để bảo vệ trật tự, đoàn kết, tinh thần thượng tôn pháp luật, cùng nhau lo phát triển kinh tế. Con đường dân chủ hóa còn dài, vì bản Hiến Pháp vẫn cần được thay đổi để tách quân đội ra khỏi guồng máy chính quyền. Nhưng với những người lãnh đạo biết đạo lý và tôn trọng lẫn nhau thì dân Miến Ðiện sẽ đạt được mục đích sống dân chủ, tự do, và hạnh phúc.

Trong bài ca ngợi dân tộc Miến Ðiện, Baden Powell đã trích dẫn lời nhà văn Fielding Hall, trước đây một thế kỷ đã viết trong cuốn “Linh hồn một dân tộc” (Soul of a People) về dân Miến Ðiện như sau: “Dù mỗi cá nhân người Miến Ðiện có thể thành công hay thất bại, nhưng dân Miến Ðiện vẫn là dân tộc vĩ đại nhất trên thế giới, vì họ là dân tộc hạnh phúc nhất.”

Người Việt Nam nào cũng phải tự hỏi: Tại sao nước mình không được như họ?

Cấp bò bệnh lở mồm long móng cho dân nghèo

ĐẮK LẮK (NV) - Người dân xã Ea Hồ, huyện Krông Năng đang xôn xao chuyện ủy ban xã đã mua bò bệnh lỡ mồm long móng trong dự án 135 để cấp cho hộ nghèo, khiến cả xã bị phát tán dịch bệnh. 

Con bò được xã cấp cho bà H'Piết Mlô gầy nhom sau khi bị lở mồm long móng. (Hình: Tuổi Trẻ)

Ngoài con bò nhà ông Y. En Mlô do xã cấp đưa về được hơn một tuần đã chết vì bệnh dịch lở mồm long móng, điều đáng nói là trong số 19 con bò dự án 135 “hỗ trợ người nghèo, dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn về cây trồng, con giống, kỹ thuật” cấp lần này còn có 6 con bò khác mắc bệnh dịch và đã lây lan cho 4 con bò khác tại địa phương.

Ngày 2 tháng 12, phóng viên Tuổi Trẻ thuật lại lời người dân ở xã Ea Hồ cho biết, 19 con bò nói trên được xã mua từ huyện Ea Súp để về hỗ trợ cho 19 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, ngày 17 tháng 10 được cấp bò thì ngày 19 tháng 10, một số con bò đã bị nhiễm bệnh.

Ông Y. En Mlô kể, khi đến nhận bò, ông thấy con bò cấp cho mình đứng không vững, dắt không đi, bước hai bước lại nằm bẹp giữa đường. Cuối cùng ông phải thuê xe máy cày chở bò về nhà. Ba ngày đầu bò ăn ít, sau đó thì bỏ ăn hẳn liên tục bảy ngày. Một thời gian sau trên đùi và cổ bò nổi những vết loang lổ, môi bò lở loét, sùi cả bọt mép trắng quanh miệng và xuất hiện thêm những cục u ở cổ, rồi chết.

Tương tự, bà H' Piết Mlô kể, sau khi gia đình nhận bò về nuôi thì những ngày đầu thấy bò đi không vững, ngày một yếu rồi nổi những khối u ở cổ và những vết lở ở thân. Tuy nhiên, nhờ cán bộ thú y đến chữa trị kịp thời nên chưa chết.

Ông Dương Hoài Châu, cán bộ thú y xã Ea Hồ, người trực tiếp đi tiếp nhận đàn bò nói trên cho biết, 19 con bò được xã mua ở huyện Ea Súp không được kiểm dịch.

Ông Y Sol, chủ tịch xã Ea Hồ thừa nhận, để xảy ra dịch lở mồm long móng trên đàn bò thuộc chương trình 135 là do “sơ suất trong công tác kiểm dịch.”

Theo một báo cáo mới đây của tỉnh Đắk Lắk, trong tháng 10 và 11, 2015, dịch lở mồm long móng ở bò đã xảy ra ở các huyện Krông Năng, Buôn Đôn, Cư M'Gar... Ngoài 19 con bò kể trên, tại huyện Buôn Đôn có 13 con bò bị nhiễm bệnh, trong đó có 7 con thuộc dự án 135 lây sang 6 con bò địa phương.

Tin cho hay, theo Chi Cục Phát Triển Nông Thôn, Sở Nông Nghiệp tỉnh Đắk Lắk, năm 2015, tổng số kinh phí cho chương trình 135 tại Đắk Lắk là hơn 18.6 tỷ đồng. Việc hỗ trợ bò giống theo chương trình 135 năm do ủy ban các huyện chủ động thực hiện, đến nay cũng chưa có phúc trình nên chi cục chưa nắm được số lượng cụ thể. (Tr.N)

12-05-2015 5:58:04 PM 

Bị thắc mắc làm đường ẩu, dân bị cán bộ đánh bầm mặt

THỪA THIÊN-HUẾ (NV) - Sau khi xô ngã ông Nguyễn Văn Mức xuống đường vì tội dám tố việc mở đường không đạt phẩm chất, cán bộ phường Hương Long, thành phố Huế còn đạp vào người ông này rồi lên xe bỏ đi.

Ông Mức tại bệnh viện với những vết thương ở mặt. (Hình: Tiền Phong)

Tin Tiền Phong cho hay, vụ việc xảy ra khi ủy ban phường Hương Long cùng đơn vị thi công về nghiệm thu công trình nâng cấp, mở rộng đường Lý Nam Đế.

Theo trình bày của ông Nguyễn Văn Mức (58 tuổi), trú phường Hương Long, cựu chiến binh, người bị cán bộ phường đánh bầm mặt, nguyên do ông Mức đã nhiều lần phản ánh với ông Nguyễn Thắng Đoan, chủ tịch phường Hương Long về việc thi công cống thoát nước đoạn qua gần nhà ông Mức không bảo đảm và ông Đoan hứa sẽ khắc phục nhưng không thực hiện.

Chiều 3 tháng 12, ông Mức đang ăn cơm thì thấy một số cán bộ phường Hương Long, trong đó có ông Đoan, cùng đại diện Phòng Đô Thị ủy ban thành phố Huế và đơn vị thi công về nghiệm thu công trình nâng cấp, mở rộng đường.

Ông Mức vội bưng tô cơm đang ăn dở trên tay ra phản ánh công trình thi công chưa bảo đảm chất lượng nên không thể nghiệm thu, thì ông Đoan bảo “không có quyền được nói.”

Bất bình, ông Mức tiến đến gần ông Đoan để trình bày thì bị ông Trần Quốc Việt, cán bộ Kế Toán phường Hương Long, chụp cổ áo và dùng tay đánh vào đầu khiến ông Mức ngã xuống đất, chảy nhiều máu do mũi và vùng mặt gần mắt phải bị thương. Chưa dừng lại, ông Việt còn dùng chân đạp vào hông, rồi cùng đoàn cán bộ nói trên lên xe bỏ về trụ sở ủy ban phường. Còn ông Mức được người dân đưa vào cấp cứu ở bệnh viện trường Đại Học Y Dược Huế.

Thế nhưng, trả lời phóng viên về sự vụ, cả 3 ông Đoan, ông Việt và ông Nguyễn Hoàng Phước, cán bộ địa chính phường đều phủ nhận việc cán bộ phường đánh ông Mức. Tuy nhiên, giải thích về việc vì sao cả đoàn cán bộ lên xe bỏ chạy thì cả 3 ông biện minh do nghe theo một người dân bảo “hãy rời đi nếu không sự việc sẽ ầm ĩ.” (Tr.N)
12-05-2015 5:51:00 PM

Quyền làm người vẫn bị chà đạp tại Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam đã ký vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế cũng như Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, nhưng quyền làm người vẫn bị chà đạp tại Việt Nam.

Khoảng 80 người tham dự kỷ niệm Ngày Nhân Quyền Quốc Tế tổ chức tại nhà thờ Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội,
ngày 5 tháng 12, 2015. (Hình: Thanh Niên Công Giáo)

Các diễn giả là những người từng bị tù đày, sách nhiễu, khủng bố chỉ vì tham gia vận động đấu tranh cho quyền làm người tại Việt Nam đã lên tiếng cáo buộc CSVN không tôn trọng nhân quyền trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tổ chức tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, Hà Nội hôm Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015.

Theo tường thuật của trang mạng Thanh Niên Công Giáo, các người tham gia phát biểu đã cáo buộc rằng quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam đã bị chế độ Hà Nội “xâm hại một cách nghiêm trọng.”
Họ nêu ra các trường hợp cụ thể từ việc người dân bị nhà cầm quyền giam giữ với những cáo buộc mơ hồ theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự như trường hợp Blogger Anh Ba Sàm hay đến việc các cá nhân bị giam giữ quá thời hạn điều tra và đang chờ điều tra, xét xử như Nguyễn Viết Dũng, Trần Anh Kim, Lê Vũ Đài, Nguyễn Hữu Thiên Ân

Các trường hợp công an - an ninh Việt Nam đánh đập, hành hung các luật sư như Trần Vũ Hải, Lê Luân và Trần Thu Nam và các vụ việc tấn công nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến khác cũng được nhắc đến trong buổi lễ.
Trong phần hội thảo của buổi lễ, theo VRNs tường thuật, “Luật Sư Lê Quốc Quân, cựu tù nhân lương tâm, cũng đã phát biểu về tình trạng nhân quyền và những gì chúng ta có thể đong góp cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai đã đề cập đến những vi phạm xảy ra trong chốn lao tù. Anh đã kêu gọi mọi người đồng hành với các TNLT, tù nhân chính trị và các gia đình của họ. Câu chuyện của dân oan Cấn Thị Thêu về tình hình oan khiên của người dân, về những vi phạm mà nhà cầm quyền Cộng Sản thực hiện ở khắp Bắc Trung Nam cũng là minh chứng cho sự xuống cấp về nhân quyền ở Việt Nam.”

Nhờ buổi lễ kỷ niệm quốc tế nhân quyền tổ chức ở trong nhà thờ Thái Hà nên công an không ngang nhiên vào phá hay hành hung. Tuy nhiên, rất nhiều thành viên ban tổ chức đã bị ngăn chặn tại nhà như: Ông Phạm Văn Trội, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, chị Lê Thu Hà,....

Mục Sư Nguyễn Trung Tôn còn thông báo trên trang Facebook là không những ông bị công an canh giữ không cho ra khỏi nhà, giữa đêm ông còn bị công an đập cửa sách nhiễu.

Nhân dịp sắp đến Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 hàng năm, 21 tổ chức dân sự và hơn 200 cá nhân tại Việt Nam đã đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chế độ Hà Nội phải trả tự do vô điều kiện cho 32 tù nhân chính trị và tôn giáo hiện đang bị giam giữ tại các nhà tù khác nhau tại Việt Nam với những bản án sai trái và hết sức nặng nề.

Bản tuyên bố tố cáo chế độ Hà Nội rằng, “Là một nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và hiện nay cũng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, lẽ ra Việt Nam phải đi đầu trong việc tôn trọng các chuẩn mực của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và tuân thủ những công ước quốc tế về nhân quyền đã ký kết, như Công Ước Quốc Tế về Quyền Tự Do Dân Sự và Chính Trị, Công Ước Quốc Tế về quyền Tự Do Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa. Nhưng những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại.”

“Các quyền con người vẫn tiếp tục bị chà đạp, việc bắt bớ và giam cầm tùy tiện vẫn tiếp tục xảy ra. Nghiêm trọng hơn là trong nhà tù của Việt Nam, có những người đã bị giam giữ nhiều năm, với những bản án nặng nề, chỉ vì họ đã thực thi các quyền về tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận hay tự do hội họp và lập hội. Tiếp tục giam cầm các tù nhân lương tâm này là chà đạp trắng trợn lên tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.”

Họ kêu gọi các chính phủ và các tổ chức quốc tế áp lực mạnh mẽ, buộc CSVN phải trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tôn giáo đã bị cầm tù bất công theo những điều luật mơ hồ. (TN)

12-05-2015 3:19:40 PM 

Lên Facebook chê cầu sập, giáo viên bị kỷ luật

LONG AN (NV) - Lên trang Facebook than vãn về cái cầu gỗ ọp ẹp sập làm trở ngại giao thông, một cô giáo ở tỉnh Long An đã bị nhà cầm quyền địa phương “xử lý” với cáo buộc “sai đường lối.”

Cô giáo Dương Hải Âu. Ảnh: CTV. Cầu M3 sau khi xảy ra sự cố ngày 21 tháng 10. (Hình: FB Hải Âu)

Một số tờ báo ở Việt Nam cho hay một cô giáo tên Dương Hải Âu, giáo viên mỹ thuật của trường tiểu học Tân Hiệp (xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An) đã “bị Đảng Ủy Xã yêu cầu kiểm điểm sau khi lỡ chê... một cây cầu của xã trên Facebook,” theo tờ Phapo Luật Thành Phố hôm Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015.

Nguồn tin vừa nói kể rằng: “Ngày 21 tháng 10, cô Huỳnh Thị Ngọc Điệp, phó hiệu trưởng trường tiểu học Tân Hiệp, khi qua cầu M3 (làm bằng gỗ dài 30 m, rộng 1.2 m, mới đưa vào sử dụng được một năm) thì cầu bất ngờ gãy. Cô Điệp rơi xuống nước, nhờ có đồng nghiệp đi cùng nhảy xuống cứu nên may mắn thoát chết.”
Đến trưa cùng ngày, trên Facebook cá nhân của cô giáo Dương Hải Âu xuất hiện status: “Trưa nay, một cán bộ quản lý trường tôi trên đường đi công tác về thì gặp tai nạn khi qua cầu M3. Cả người và xe rơi xuống kinh lớn sâu hơn 10m, chiều ngang 13m. Nếu không có đồng nghiệp đi cùng thì người ấy sẽ ra sao? Cách đây vài năm, trong một trường hợp tương tự, một giáo viên trường tôi đã ra đi vĩnh viễn. Thử hỏi có ai nhìn thấy được cảnh nơm nớp lo sợ hay mọi nguy hiểm luôn đe dọa với người dân đi trên con đường này. Thực chất chúng tôi không cần trải thảm nhung để đi nhưng chúng tôi cần sự an toàn.”

Theo tin của tờ Dân Việt, sau khi thấy những lời viết trên trang cá nhân “Hai Au” của cô giáo Dương Hải Âu, nhà cầm quyền địa phương đã yêu cầu cô này xóa. Tuy nhiên, cô Hải Âu không xóa hoàn toàn mà chỉ xóa đi đoạn “cán bộ và chính quyền đang ở đâu.”

Dù vậy, cô vẫn bị ông bí thư Đảng Ủy của xã Tân Hiệp tên Trần Ngọc On “kỷ luật.” Ông này được thuật lời trên tờ Pháp Luật Thành Phố cho biết: “Đảng Ủy Xã đã quyết định hạ một bậc đánh giá đối với cô này, từ “hoàn thành tốt nhiệm vụ” xuống “hoàn thành nhiệm vụ.” Đảng Ủy Xã cũng tiếp tục đề nghị chi bộ nhà trường buộc giáo viên Hải Âu viết kiểm điểm vì lý do này.”

Khi được hỏi cô giáo Dương Hải Âu có làm điều gì sai không thì ông On nói: “Không sai chủ trương đường lối của đảng và nhà nước nhưng ngôn phong chưa chín chắn, xử lý vậy là đúng...”

Theo tờ Pháp Luật, nhiều cán bộ, giáo viên trường tiểu học Tân Hiệp “rất bức xúc” về cách hành xử của Đảng Ủy Xã Tân Hiệp.

Ông Nguyễn Văn Luốc, hiệu trưởng trường tiểu học Tân Hiệp, nêu ý kiến la: “Theo tôi, Facebook là trang thông tin cá nhân, là nơi để người ta xả stress. Status của cô Hải Âu cũng bình thường, không có nội dung gì đáng để xử lý. Hơn một năm trước, một giáo viên của trường chúng tôi đã chết sau khi rơi từ một cây cầu khác cũng trên địa bàn xuống nước.”

Còn ông Trần Công Tâm, bí thư Chi Bộ trường tiểu học Tân Hiệp, nói thêm: “Tôi đã nhận được thông tin miệng từ Đảng Ủy Xã yêu cầu kiểm điểm cô Hải Âu. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy nội dung cô Hải Âu viết trên Facebook là bình thường. Có thể do cô Hải Âu lo cho cô phó hiệu trưởng nên mới nói vậy, giờ đem ra xử lý kỷ luật thì đâu có được.

Mấy ngày vừa qua, dư luận khắp nơi được dịp cười thoải mái khi hay tin ông chủ tịch tỉnh An Giang đã vận dụng tới 16 sở, cơ quan từ công an đến Thông Tin Truyền Thông để trị tội một cô giáo đã dám viết trên trang Facebook cá nhân mấy lời bình luận cái bản mặt ông “kênh kiệu.” Cả những người ở địa phương bày tỏ đồng tình với cô giáo này cũng bị tội lây.

Trước ý kiến của nhiều giới, ngay cả Bộ Thông Tin Truyền Thông cũng nói cô giáo không phạm luật nào, nhà cầm quyền tỉnh An Giang phải rút lại quyết định phạt cô giáo Lê Thị Thùy Trang 5 triệu đồng vì “sử dụng thông tin nhằm xúc phạm, uy tín, danh dự người khác.” (TN)
12-05-2015 3:28:39 PM

Mặc đồ Tàu, mặc đồ Ta. Giữa hai người ấy, nên bắt ai?

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Dù nhà cầm quyền nước CHXHCNCC có ăn gian nói dối cách mấy và bọn bồi bút phụ họa tài tình đến đâu, người lương thiện ai cũng biết lý do Nguyễn Viết Dũng bị Côn An bắt trong khi xuống đường đi quanh bờ hồ Hoàn Kiếm để bảo vệ cây xanh ngày 12/4/2015 là vì y phục trên người cậu “có dấu hiệu” của bóng ma Quân phục của Quân đội Miền Nam trước 1975.

Nhưng nếu vì sợ cái hơi hướng của thù địt gây ảnh hưởng xấu cho “môi trường”, thì kẻ đáng bị bắt chước hơn ai hết phải là bác Hồ.

“Đụng tới” bác Hồ, có bạn mới đọc đến đây chưa hiểu đầu đuôi, đã vội sững cồ, lên án người viết xúc phạm đến cha già DT.

Tác giả rất thông cảm với tấm lòng sắt son trước sau như một đối với cha già DT, dù hình ảnh cha già DT trước khi có Anh Nét khác, sau khi có Anh Nét khác, nhưng quý vị vẫn một dạ thủy chung với cha già DT.

Thời buổi này mà có người giữ được thủy chung như vậy là tốt lắm; năm sáu bảy tốt, chứ không phải chỉ có bốn tốt như tình hữu nghị giữa hai đảng Việt Trung. Vì đến ngay các đồng chí lãnh đạo đảng “ta”mà cũng phải “đổi mới hay là chết”, bỏ đồng Rúp (Nga) núp đồng Đô (Mỹ); bỏ mẹ cái cốt lõi của chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng là Kinh Tế Tập Trung để ưỡn ẹo với Kinh tế Tự Do của chủ nghĩa Tư Bản “đang giãy chết”.

Ở đây, tác giả không có ý đồ so sánh bác Hồ với cậu Dũng, tác giả chỉ so sánh bộ đồ khoác trên mình hai người. Cái nào mới là thủ phạm “gây hậu quả nghiêm trọng” cho Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam thôi.

Trước hết là bộ đồ cậu Dũng mặc không phải là quân phục của Quân đội VNCH, song chỉ mang đôi nét hao hao khiến người ta nhớ tới một quân đội đã không còn, gọi là “bên thua cuộc”. Người mặc màu sắc hơi hướng Miền Nam trước ngày 30/4/75 ở đây không phải là “Ngụy quân” hay con cháu “quân Ngụy”, nhưng là một cậu thanh niên sinh ra, trưởng thành tại cái nôi của Cách Mạng, 11 năm sau (1986) ngày đất nước thống nhất, gom về một mối khố rách áo ôm là CS.

Như vậy là phải có vấn đề tại sao.

Cậu Dũng này không phải là một "thằng khùng". Trái lại, hình chụp nào cũng thấy cậu là chàng trai khôi ngô tuấn tú. Mà đúng vậy: "Từ nhỏ Nguyễn Viết Dũng thể hiện là một cậu bé thông minh, hiếu học, bạn bè quý mến. Năm học lớp 12, Dũng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, sau đó thi đỗ vào trường Đại học bách khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An năm 2004, học đến năm thứ 3 thì Dũng bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc..."(*).

Nguyễn Viết Dũng, nhờ đi trên “Đường lên đỉnh Olympia”, mà nhìn xuống, thấy được thực hư: Quân đội Miền Nam không đi xâm lăng, gieo chết chóc cho đồng bào Miền Bắc bị kìm kẹp thống khổ; Quân đội Miền Nam chỉ cầm súng bảo vệ đồng bào mình bị Bộ đội cụ Hồ vào “ta đánh Miền Nam là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”; Một Miền Nam qua tìm hiểu, cậu Dũng thấy được tốt đẹp hơn Miền Bắc ngày đó và cả nước ngày nay.

Bây giờ hãy nhìn đến bộ đồ bác Hồ mặc. Đó là cả một bộ quân phục trọn gói của lính Tàu Cộng với đầy đủ quân hàm, họ tên: Thiếu tá Hồ Quang. Mà quân Tàu là quân nào? Có điên mới không biết ấy là kẻ thù truyền kiếp luôn dùng đủ mưu mô xảo quyệt và hành động tàn ác nhằm nuốt chững Việt Nam; dù đã bao lần bị đánh bại nhưng chủ trương nuốt chững nước ta không bao giờ thay đổi, cụ thể là những gì chúng đang làm với Việt Nam từ ngoài biển khơi đến trên đất liền; chúng nắm đầu lãnh đạo, chỉ huy đội quân Dư Luận Viên khủng bố những ai bày tỏ lòng yêu nước chống xâm lăng.

Một cậu thanh niên người Việt Miền Bắc khoác trên mình chút màu sắc mang hơi hướng quân phục của người lính Việt Nam Cộng Hòa chỉ cầm súng tự vệ nay đã vào dĩ vãng, và một kẻ khoác vào thân quân phục của Tàu xâm lược và phục vụ cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc đang lăm le nuốt chững tổ quốc Việt Nam.

Giữa hai người ấy, chẳng lẽ còn phải hỏi Dân Việt Nam nếu còn là Việt Nem sẽ chọn bắt ai ra đứng trước vành móng ngựa trong phiên tòa lúc 08 giờ 30, Ngày 09 và 14 Tháng 12 năm 2015 tại Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

06/12/2015


______________________________________

Chú thích: