Monday, January 19, 2015

Đại gia miền Tây phá sản: Người đổ bệnh, kẻ trốn chạy

Vef.vn- Hàng loạt vụ đổ bể của "đại gia" thủy sản đã làm tan tành giấc mộng làm giàu 'xổi' của không ít doanh nhân mới nổi ở miền Tây. Phá sản, nợ nần, tù tội... người đổ bệnh, người trốn ở trời Tây... kéo theo sự bất ổn của một vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.

Liên tục xộ khám

Những ngày cuối năm 2014, giới kinh doanh miền Tây lại chứng kiến thêm một "đại gia" bị bắt để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đó là ông Trần Tấn Hải, nguyên Giám đốc Công ty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu Việt Hải - Cà Mau.

Việt Hải thành lập 2008 có vốn điều lệ 15 tỷ đồng. Lợi dụng chính sách ưu đãi và quan hệ một số cán bộ ngân hàng, ông Hải lập hàng loạt các hồ sơ vay vốn với số tiền lên tới 120 tỉ đồng nhưng tới ngày bị bắt lãi không đóng đã lên đến 50 tỷ đồng.

Cơ quan công an cũng đã bắt giam đối với bà Đặng Thị Ngợi, Giám đốc Xí nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản Ngọc Sinh và Phan Minh Nhật, Phó giám đốc Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Châu ở Cà Mau về hành vi tương tự, với số tiền chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng.

Cách đó không lâu, cơ quan công an cũng đã bắt cả loạt đối tượng trong vụ thủy sản Phương Nam vỡ nợ. Đại gia thủy sản miền Tây, Lâm Ngọc Khương của Thủy sản Phương Nam lừa đảo, bỏ trốn sang Mỹ để lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng đã khiến 25 nguyên lãnh đạo chi nhánh, phòng chuyên môn của 5 ngân hàng bị truy tố hồi giữa tháng 12/2014 vì vi phạm cho vay.

Trước đó, đại gia Thủy sản Bình An (Bianfishco) Diệu Hiền với danh tiếng đại gia thủy sản hàng đầu khu vực cũng đã nhanh chóng rơi vào vỡ nợ với cảnh người dân vây bủa nhà cửa do không có tiền trả cho người nuôi cá. Nợ ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ. Nữ đại gia này sau đó đã rút hẳn về nghỉ ngơi, dưỡng bệnh.


Đại gia Thủy sản Bình An (Bianfishco) nhanh chóng rơi vào vỡ nợ với cảnh người dân vây bủa nhà cửa do không có tiền trả cho người nuôi cá.

Có thể kể ra cả loạt các đại gia thủy sản miền Tây như: Thiên Mã, Đông Nam, Việt An, An Khang... hùng mạnh một thời cũng kẻ "chết", người thoi thóp. Không ít người đang gánh khoản nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng. Trong nhiều trường hợp, đại gia bỏ mặc hay coi như 'chết hẳn', các ngân hàng, chủ nợ buộc phải chia nhau cái xác còn lại của các DN.

Theo Hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau, khoảng một phần ba các DN chế biến thủy sản xuất khẩu rơi vào tình trạng phá sản mà các ông bà chủ không còn ở Cà Mau.

Tình thế khó khăn đã khiến nhiều đại gia tìm đường rút lui khỏi lĩnh vực này. Ròng rã trong gần một năm qua, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT nắm giữ gần 60% cổ phần của Công ty Cổ phần NTACO (ATA) - DN thủy sản ở An Giang liên tục đăng ký bán ra toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ tại DN này. Tuy nhiên, đến nay, việc bán cổ phiếu không hẳn đã dễ dàng. Ông chủ này chấp nhận bán cổ phiếu bằng 30-50% so với giá trị tài sản trên sổ sách để vớt vát khoản tiền vài chục tỷ đồng.

Chơi dao hai lưỡi

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Thủy sản Vĩnh Hoàn - một trong 10 người giàu nhất trên TTCK từng có nhận định, tín dụng dễ dãi đã làm hại ngành cá tra nói riêng và thủy sản nói chung.

Diệu-Hiền, Trương-Thị-Lệ-Khanh, Chu-Thị-Bình, Lâm-Ngọc-Khuân, đại-gia, thủy-sản, vỡ-nợ, lừa-đảo, nợ-nần, ĐBSCL, Phương-Nam, Thiên-Mã, Đông-Nam, Việt-An, An-Khang, VĨnh-Hoàn, Minh-Phú, ngân-hàng, giàu-nhất
Hàng loạt vụ đổ bể của "đại gia" thủy sản đã làm tan tành giấc mộng làm giàu 'xổi' của không ít doanh nhân mới nổi ở miền Tây

Sự phát triển bùng nổ, quá nóng của lĩnh vực chế biến thủy sản cùng các dự báo giá cá tăng đã khiến hàng loạt DN vay vốn tín dụng ngân hàng để nuôi cá, chế biến cá với tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá lớn, vượt quá nhiều so với vốn chủ sở hữu của DN. Khi cung vượt cầu và thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, thị trường trong nước bất ổn, các DN rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả nợ lẫn lãi.

Thủy sản NTACO (ATA) tính tới cuối quý III/2014 cũng có nợ ngắn hạn lên tới 644 tỷ đồng, gấp 4,2 lần vốn chủ sở hữu. Chế biến Thủy sản & XNK Cà Mau - Camimex (CMX) thậm chí còn có nợ ngắn hạn gấp 11,4 lần so với vốn chủ.

Với đòn bẩy tài chính cao, nhiều NĐT chứng khoán thực sự ngao ngán cho dù nếu gặp may các DN thủy sản có thể phất lên nhanh chóng. Nhưng, tỷ trọng nợ quá lớn trong tài sản khiến DN đối mặt nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào. Hiện cổ phiếu AVF có giá 2.600 đồng; ATA 3.900 đồng; CAD 1.900 đồng; BAS trước khi hủy niêm yết hồi năm 2012 có giá 1.500 đồng...

Hiện tượng dùng đòn bẩy tài chính cao là đặc thù của DN trong nhiều ngành nghề như BĐS, xây dựng, vận tải biển... Tuy nhiên đây cũng là việc tiềm ẩn nhiều rủi. Thủy sản vốn có rất nhiều biến động. Trong nước là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các DN nội địa với việc đẩy sản lượng nuôi trồng lên mức dư thừa trong khi đó, xuất khẩu gặp nhiều hàng rào về thuế, kỹ thuật và cả tranh giành khách bằng việc hạ giá đã đẩy DN thủy sản rơi vào khó khăn.

2012 - 2014 là giai đoạn chứng kiến sự phân cực rõ nét của các DN thủy sản. Sự phát triển quá nóng đã khiến chính các DN thủy sản vướng vào cái bẫy của chình mình. Nhiều "đại gia" ồ ạt xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản từ... tiền ngân hàng và tay không làm nên đống nợ.

Ngược lại, các DN phát triển bền vững, vay vốn ít lại vươn lên thành các 'đế chế' trên thị trường. Năm 2014 cũng đã chứng kiến 2 đại gia thủy sản lọt tốp 10 người giàu nhất trên TTCK.

Sự khó khăn của nhiều DN cũng hứa hẹn nhiều vụ mua bán sáp nhập trong lĩnh vực thủy sản trong thời gian tới.

Mạnh Hà

Truyện Thiếu Nhi: Chú Cuội & Bạo Lực Cách Mạng


Phẫn nộ những vụ quan chức ăn chặn của người nghèo

(Kiến Thức) - Hàng loạt vụ quan xã, huyện, giám đốc trung tâm... ăn chặn, "cầm nhầm" tiền của hỗ trợ cho dân nghèo thời gian qua khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. 

12 con dê cho hộ nghèo "đi nhầm" vào trang trại bí thư huyện ủy

Mới đây, báo Lao Động có bài phản ánh về việc 12 con dê dành cho hộ nghèo được chuyển thẳng vào trang trại của gia đình ông bí thư huyện ủy huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa) nhưng hơn nửa năm sau, khi có tố cáo của người dân, ông này mới “phát hiện” ra và trả lại cho dân.

Chuyện là huyện Thạch Thành và Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) có ký kết với nhau một chương trình kết nghĩa hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi.

Theo đó, ngày 3/6/2013, UBND thị xã Bỉm Sơn đã bàn giao cho huyện Thạch Thành 24 con dê giống để phân cho 6 hộ nghèo ở xã Thành Yên. Tuy nhiên chỉ có 12 con dê là đến được với các hộ nghèo, còn 12 con còn lại, được chở thẳng về trang trại nhà ông Đỗ Minh Quý - Bí thư huyện ủy.

Phan no nhung vu quan chuc an chan cua nguoi ngheo
Những con dê mới được cấp lại cho 3 hộ nghèo ở xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hoá) sau vụ việc "đi nhầm" vào trang trại của ông bí thư huyện này.

Sau khi có thông tin tố cáo ông Quý "lấy nhầm" dê của các hộ nghèo, chiều 13/1/2015, huyện Thạch Thành tổ chức lấy dê từ trang trại của Bí thư Huyện ủy ra phân phát cho hộ nghèo. 3 hộ nghèo gồm: Hộ Đinh Văn Phước, Quách Văn Chung và Đinh Văn Cảnh - cùng thôn Yên Sơn 2 - được nhận 12 con dê này. Ông Đinh Quang Thuận - Trưởng thôn Yên Sơn 2 - xác nhận đây là 3 hộ nghèo của thôn.
Lý giải cho việc chuyển dê vào nhà ông Bí thư huyện ủy, ông Trương Văn Gương - Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho biết: “Thì đưa vào đó có điều kiện chăm sóc vì trang trại của bác ấy đã có hơn 70 con dê. Tại Trạm trưởng khuyến nông huyện phân bổ thế, xã thấy cũng chẳng đáng là bao nên cũng ký xác nhận”.

Giải thích cho việc này, ông Đỗ Minh Quý - Bí thư Huyện uỷ, chủ trang trại trên địa bàn xã Thành Yên - cho hay, cùng thời điểm thị xã Bỉm Sơn tặng dê, ông xin được dự án của Bộ KHCN về phát triển chăn nuôi giúp đồng bào huyện miền núi này thoát nghèo. Theo đó, dự án được Bộ KHCN tài trợ cho huyện 2,6 tỉ đồng, tỉnh hỗ trợ thêm 600 triệu đồng.

Theo ông Quý, việc cán bộ xã đưa 12 con dê vào trang trại, ông có biết nhưng nghĩ đó là dê được phân bổ từ dự án như bao hộ khác (mỗi hộ hơn 10 con) chứ không biết đó là dê hỗ trợ giảm nghèo của Bỉm Sơn. Chính ông Quý đã chỉ đạo cấp dê ngay lại cho các hộ nghèo sau khi biết thông tin vào ngày 12/1/2015.

Chủ tịch xã “nuốt không” tiền hỗ trợ dân nghèo

UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) ngày 3/10/2014 cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND xã Lục Dạ (huyện Con Cuông) đối với ông Lô Văn Nhung để phục vụ công tác điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, Công an huyện Con Cuông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can là ông La Đức Cẩm (kế toán UBND xã Lục Dạ) về tội tham ô tài sản. Sau khi được công an huyện chuyển hồ sơ vụ án, Công an tỉnh Nghệ An mở rộng điều tra và khởi tố bị can Nhung.

Theo hồ sơ, năm 2011, UBND huyện Con Cuông cấp cho xã Lục Dạ số tiền 310 triệu đồng để hỗ trợ cho 24 cán bộ xã có mức lương thấp và hỗ trợ 304 triệu đồng cho 1.216 hộ nghèo của xã Lục Dạ. Tuy nhiên, ông Cẩm tham mưu cho ông Nhung không phát cho hộ nghèo mà chuyển sang nguồn chi thường xuyên của địa phương để dễ làm khống chứng từ chiếm đoạt số tiền trên.

Cán bộ xã ăn chặn tiền xây nhà cho người nghèo

Lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, 5 cán bộ ở xã miền núi Thanh Hóa đã câu kết với nhau “ăn chặn” tiền nhà nước hỗ trợ cho 8 hộ nghèo trên địa bàn xây nhà nhằm xóa nhà tranh tre, nứa lá.

Ngày 28/6/2014, tin từ UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết Công an huyện Thường Xuân vừa quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 cán bộ xã Xuân Cẩm (huyện Thường Xuân).

Phan no nhung vu quan chuc an chan cua nguoi ngheo-Hinh-2
Ông Hà Thanh Khang bị khởi tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong đó, ông Hà Thanh Khang (nguyên chủ tịch UBND xã Xuân Cẩm, hiện là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã), ông Vi Văn Sơn (nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, đã nghỉ chế độ) và ông Lương Văn Phương (án bộ kế toán ngân sách xã) bị khởi tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; ông Cầm Bá Công (cán bộ Chính sách xã không chuyên trách) bị khởi tố về tội “tham ô tài sản”; ông Nguyễn Anh Tuấn (cán bộ hợp đồng lĩnh vực kế toán - xây dựng) bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.

Tổng số tiền sai phạm mà 5 cán bộ xã Xuân Cẩm gây ra là 102 triệu đồng. Đây là số tiền được nhà nước hỗ trợ cho 8 hộ dân trên địa bàn xây nhà theo Chương trình 167 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây nhà nhằm xóa nhà tranh tre, nứa lá cho người nghèo.

Giám đốc ăn chặn tiền cứu trợ trẻ em tàn tật

Sáng 27/12/2013, Cơ quan CSĐT tội phạm về kinh tế, chức vụ, Công an tỉnh Hà Giang đã bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Hà Giang và bà Nguyễn Thị Lan Anh, kế toán trung tâm.

Phan no nhung vu quan chuc an chan cua nguoi ngheo-Hinh-3
 Ông Phạm Ngọc Thành bị cơ quan công an bắt giữ.

Qua đơn tố cáo của người dân, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh đã điều tra và bước đầu xác định, chỉ trong hai năm 2012 và 2013, ông Phạm Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Hà Giang, cùng hai cán bộ thuộc cấp đã ăn bớt tiền hỗ trợ (đi lại, ăn uống) cho trẻ khuyết tật trong quá trình khám sàng lọc tại các huyện trong tỉnh, từ vài chục nghìn đến 100.000 đồng/trẻ.

Ngoài ra, trong năm 2012, khi mua thiết bị, ông Thành cùng bà Lan Anh đã nâng khống giá trị các trang thiết bị y tế để chiếm hưởng số tiền 31,12 triệu đồng. Tổng số tiền chi sai và chiếm đoạt trên 181 triệu đồng.

Quan xã đút túi tiền tỷ nhờ “ăn đất” và “ăn” cả tiền hỗ trợ lũ lụt của dân
Ngày 12/12/2013, tin từ cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã tiến hành khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Khả Nguyên (SN 1964), nguyên là Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, về hành vi nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân.

Theo tài liệu điều tra của cơ quan công an, vài năm gần đây, Lê Khả Nguyên đã lợi dụng vị trí Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, xác nhận sai qui định vào hồ sơ mua bán, chuyển quyền sử dụng đất cho một số người trong và ngoài xã để nhận hối lộ số tiền gần 200 triệu đồng; câu kết với một số người khác bán trái phép 21 lô đất do UBND xã Xuân Sơn quản lý để “đút túi” riêng 569 triệu đồng.

Không những thế, ông Nguyên còn “ăn chặn” 129 triệu đồng tiền hỗ trợ thiên tai, bão lụt cho các gia đình thuộc đối tượng chính sách trên địa bàn xã Xuân Sơn.
Trưởng thôn “cướp” gạo cứu đói của người nghèo

Sau khi nhận lúa giống và gạo cứu đói của dân, trưởng thôn Cường Thịnh (xã Yên Hùng, huyện Yên Định, Thanh Hóa) đã mang bán lấy tiền. Nhiều năm sau vụ việc mới được phát giác.

Theo phản ánh của người dân thôn Cường Thịnh, năm 2013, Công ty lúa giống Thái Bình cung cấp giống BC15 cho dân nhưng do giống không đảm bảo nên sau đó công ty này đã có chính sách hỗ trợ lại cho dân. Ngày 31/12/2013, Trưởng thôn Cường Thịnh là ông Lê Quang Trung nhận từ UBND xã 74,8kg lúa giống, của 49 hộ dân. Nhưng ông Trung chỉ cấp cho 2 hộ với số lượng 4kg, số lúa giống còn lại ông mang bán lấy tiền với đơn giá 50.000 đồng/kg.

Không chỉ lúa giống, gạo cứu đói cho người nghèo cũng bị vị trưởng thôn này nhận về rồi… bán. Đó là số gạo cứu đói vào năm 2011, trong thôn có 3 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là hộ bà Lê Thị Lộc, ông Lê Văn Hưng và ông Lê Đắc Duẫn. Thôn đã lập danh sách và gửi về UBND xã đề nghị được hỗ trợ gạo. Sau khi nhận được danh sách đề nghị hỗ trợ của thôn, xã Yên Hùng đã cấp cho 3 hộ với 7 khẩu trên 90 kg gạo.

Trưởng thôn Lê Quang Trung đích thân lên xã đi nhận gao rồi cấp cho hai hộ là hộ ông Hưng và hộ bà Lộc với số gạo 50kg. 40kg gạo còn lại, vị trưởng thôn này không cấp cho hộ ông Duẫn mà mang bán.

Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc: “Bao nhiêu lần họp dân, chúng tôi đều nói về việc trả lại lúa cho chúng tôi nhưng ông Trung vẫn cứ nói là không có.

Ngay cả việc ăn chặn lúa của người nghèo cũng vậy, ông ấy cũng chối là không có, ai phát biểu trong hội nghị cũng bị ông ấy chửi. “Ỉm” lúa của dân đã là quá đáng đằng này ăn cả mấy cân gạo cứu đói thì không thể chấp nhận được. Mấy năm trời không trả, đến lúc chúng tôi mang đơn đi tố cáo, mới đây thanh tra vô cuộc, ông ấy mới chịu trả lại”.
06:03 20/01/2015
Minh Hiếu (Tổng hợp)

Bé 28 tháng chết bất thường sau bữa trưa ở lớp

(Kiến Thức) - Đến giờ ngủ trưa, cô giáo gọi các bé vào lớp nhưng không thấy Phương Anh. Sau đó, bé được phát hiện nằm bất tỉnh ở chân cầu trượt.

Ông Đặng Văn Hóa Trưởng Phòng GD - ĐT huyện Thanh Chương (Nghệ An) xác nhận với phóng viên việc một em bé 28 tháng tuổi tử vong tại trường mầm non. Sự việc xảy ra vào sáng 19/1 tại trường mầm non xã Thanh An (Thanh Chương, Nghệ An). Bé gái xấu số là cháu Nguyễn Hà Phương Anh, 28 tháng tuổi.

Bé 28 tháng chét bát thuòng sau bũa trua ỏ lóp
 Gia đình đau đớn sau cái chết của bé Phương Anh

Thông tin ban đầu cho biết: Vào khoảng 10h30 sau khi ăn cơm trưa xong, bé Phương Anh vẫn ra sân chơi đùa cùng các bạn. Đến giờ ngủ trưa, cô giáo gọi thọc sinh vào lớp thì không thấy Phương Anh. Sau đó, bé được tìm thấy khi đang nằm bất tỉnh dưới chân cầu trượt.

Ngay lập tức Phương Anh được các cô giáo đưa vào phòng,  y tá của trường và trạm y tế xã Thanh An cũng có mặt để tiến hành cứu cấp cho bé. Rất tiếc cháu bé đã tử vong. Sự việc sau đó được báo cho gia đình và cơ quan chức năng.

Kết quả kiểm tra cho thấy trên cơ thể cháu bé không hề có một vết thương nào bất thường, trong phổi có một ít thức ăn. Hiện tại cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận cuối cùng về cái chết bất thường của bé Phương Anh vì phải chờ kết quả từ hội đồng giám định pháp y tỉnh Nghệ An.
 07:36 20/01/2015
Nhật Quang

Tướng công an thừa nhận 'Sài Gòn chưa yên tĩnh'

SÀI GÒN (NV) - Hàng ngàn con nghiện ma túy, nhiều băng nhóm trộm, cướp, giết người bị bắt nhốt, song lãnh đạo công an thành phố Sài Gòn phải thừa nhận thành phố này vẫn chưa bình yên.

Tờ Tiền Phong cho biết, tại một hội nghị hôm 17 tháng 1, Thiếu Tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an thành phố Sài Gòn thừa nhận, Sài Gòn hiện vẫn rất phức tạp, chưa được ổn định.


Một vụ cướp giật ở vùng ven Sài Gòn. (Hình: Tiền Phong)

Theo ông Minh, sau 6 tuần, thành phố Sài Gòn đã kiểm tra, bắt nhốt và giao cho các cơ sở xã hội gần 1,800 người, chuyển về các địa phương quản lý gần 1,500 người giúp tình hình an ninh trật tự, một số loại án như giết người, cố ý gây thương tích, cướp, cướp giật đã giảm.

Tuy nhiên ông Minh thừa nhận, tình hình tội phạm các những nơi giáp ranh giữa thành phố Sài Gòn với các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh vẫn rất phức tạp do tập trung nhiều khu công nghiệp, với nhiều khu dân cư tự phát, kèm theo các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm nên dễ phát sinh các hoạt động tội phạm.

“Tội phạm đang có xu hướng hoạt động theo băng nhóm, lưu động và manh động với nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng.”

Vẫn theo lời Tướng Minh, “Ngoài ra, tội phạm buôn bán trái phép thuốc lá và rượu ngoại diễn biến phức tạp, hoạt động thành đường dây có tổ chức chặt chẽ, bố trí nhiều tai mắt cảnh giới, móc nối với các đầu nậu vùng biên để tuồn hàng vào Việt Nam.”

Phúc trình cho hay, “việc trộm cắp tiêu thụ xe gian cũng đang rất phức tạp. Các đối tượng sau khi mua của tội phạm thường đưa xe đến khu vực biên giới để tháo dỡ lấy phụ tùng, máy móc... rồi vận chuyển ngược về thành phố Sài Gòn tiêu thụ, gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra, phá án.”

Cũng tại hội nghị này, Trung Tướng Triệu Văn Ðạt, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm, cảnh báo nguy cơ các nhà đầu tư mất sạch tiền khi tham gia vào các sàn vàng chui là rất cao do “miếng mồi” lãi suất.

Tại thành phố Sài Gòn, vừa qua công an đã nhận được nhiều đơn thư trình báo của người dân “lỡ” đầu tư nhiều tiền của vào công ty cổ phần đầu tư tài chính Hà Nội Vàng (công ty HGI) - chi nhánh Sài Gòn đã bị triệt phá vừa qua.

Ông Ðạt cho biết, Bộ Công An vừa khởi tố, bắt khẩn cấp các đối tượng “cộm cán” điều hành sàn vàng ảo của công ty HGI và đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ các sai phạm. Theo kết quả điều tra ban đầu, thủ đoạn của các đối tượng vô cùng tinh vi.

Theo đó, công ty HGI vận động những người có tiền góp vốn đầu tư với chiêu lập các hợp đồng ủy quyền đầu tư. Ðể đánh vào tâm lý hám lợi của nhiều người, HGI đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, lên tới 1.2%/tháng.

Trong số khoảng 30 sàn vàng đang hoạt động chui ở Việt Nam, thì thành phố Sài Gòn có khoảng 10 sàn, nguy cơ bị “sập” bất cứ lúc nào, ông Ðạt cho biết. (Tr.N)
01-19-2015 1:23:49 PM

Sách dạy tiếng Anh mất dạy

Theo Người Việt-01-17-2015 2:24:03 PM

Tôi không biết làm cách nào mua được hai cuốn sách dạy tiếng Anh hãi hùng đó vì tôi chỉ được đọc có một hai trang của những cuốn sách đó do một người bạn gửi cho xem qua Internet. Mấy trang sách ấy lại không được gửi kèm với bìa nên tôi không biết soạn giả là những ai và do cơ sở nào xuất bản. Nhưng tôi tin là chúng phải ... có thật và có được bán, lưu hành tại Việt Nam.




Trên mỗi trang của một cuốn có ba cột. Cột thứ nhất là những câu tiếng Anh. Cột thứ hai là phiên âm những câu tiếng Anh đó và cột thứ ba là phần dịch những câu đó sang tiếng Việt.

Phần tiếng Anh có thể được lấy từ một cuốn sách dạy tiếng Anh nào đó của một tác giả nước ngoài. Vì thế, đóng góp của soạn giả chỉ là phần phiên âm và dịch nghĩa những câu tiếng Anh sang tiếng Việt.

Phần dịch nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt không có gì đáng nói, vì với một cuốn tự điển Anh Việt, người ta có thể hoàn tất việc đó không khó khăn bao nhiêu. Thêm nữa, những câu Anh ngữ trong sách (bài số 13) không phải là những câu hành văn phức tạp gì cho cam, chỉ là những câu mệnh lệnh thường gặp trong Anh ngữ. Chính phần phiên âm những chữ tiếng Anh để giúp người dùng sách phát âm cho ... đúng mới là chi tiết đáng nói ở đây.

Nhưng phần phiên âm đó có đúng không?

Câu trả lời là không. Phát âm như sách chỉ dẫn thì có bố Mỹ cũng chịu thua, không cách gì hiểu nổi.

Thí dụ, bờ rinh mi quơ tờ; woát đít; pút phít in tu dờ phờ ri dờ; ơrên dơ cờlâu... thì nhất định là ta nói ta nghe, Mỹ nói Mỹ nghe là cùng. Những câu phát âm đó là gì vậy? Xem cột thứ nhất thì đó là các câu bring me water; wash dishes; put fish into the fridge; arrange the cloths (đáng lẽ phải là clothes vì cloth là vải chưa may thành quần áo, không có số nhiều).

Rốt cuộc xin chút nước, nhờ rửa mấy cái chén bát, yêu cầu bỏ cá vào tủ lạnh, xếp quần áo thì người được nhờ làm những việc đó cứ thế mà đứng ngây người ra mà im lặng thở dài, nghiêm và buồn cả buổi mà thôi.

Người soạn cuốn sách dạy tiếng Anh rõ ràng là người không biết nói tiếng Anh. Người này không hề biết rằng tiếng Việt không có một số âm rất thường gặp trong tiếng Anh. Vì thế, người ta không thể dùng các âm Việt ngữ để phiên âm tiếng Anh. Thêm vào đó, những âm cuối của những tiếng trong Anh ngữ đều bị soạn giả bỏ qua, không ghi xuống, cho dù đó là những danh từ số nhiều (fruits, dishes, papers...) hay những âm cuối của lunch, cupboard, hand, trash, arrange... Soạn giả cũng không biết phân biệt những nguyên âm dài, ngắn và do đó cũng không chỉ dẫn cho người dùng sách những chỗ nhấn (stresses). Rõ ràng là ông ta chưa bao giờ nghe nói hay biết tới, nói chi tới chuyện biết sử dụng những ký hiệu phiên âm quốc tế (international phonetic symbols). Bởi thế nên mới có cái mệnh lệnh nghe ghê rợn là pút dơ đít in tu dơ cắp bo và woát đít.





Một cuốn sách khác (chắc là thế vì cách trình bày có hơi khác) lại còn ghê rợn hơn cả cuốn kia. Thí dụ chữ calculating thì được phiên âm thành con-cu-lây-tinh. Âm đầu của chữ này không hề có âm “o” trong cách phát âm của người Anh cũng như người Mỹ. Nhưng nó đã được phiên âm là “con” thay vì là “can” mặc dù “can” cũng đã là không đúng. Ngay ở dưới là một compound adjective (tĩnh từ kép) mean-minded thì được phiên âm thành min-mai-địt.

Đọc trang sách này, tôi rùng mình khi nghĩ tới cách phiên âm của soạn giả dùng cho danh từ calculator. Rùng mình vì không biết tại sao nó phải “la to” như soạn giả có thể sẽ phiên âm theo kiểu phiên âm của ông ta.

Đó là cách phiên âm gì vậy? Học Anh ngữ bằng cách phiên âm ấy thì nói tiếng Anh như thế nào và cho ai nghe đây? Nói tiếng Anh như Nguyễn Tấn Dũng chăng?

Tiếng Anh gì mà sexy quá vậy? Sexy hay mất dạy đây? Thế mà chỉ vừa mấy tuần trước, báo chí trong nước đã nhắng lên rằng trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam được coi là cao nhất Đông Nam Á.

Sách dạy tiếng Anh mà như vậy thì trình độ nhất tiếng Anh với ai đây?

Bùi Bảo Trúc

Con trai Phùng Quang Thanh trúng thầu phi trường Phan Thiết

PHAN THIẾT (NV) - Một phi trường lưỡng dụng cả quân sự và dân sự chuẩn bị xây mới ở Phan Thiết, một phần giao cho Tổng Công Ty 319 của quân đội CSVN do con trai Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quanh Thanh đảm trách.

Gần đây Việt Nam liên tục nâng cấp và cho xây mới phi trường ở khắp nơi, điển hình như phi trường Phan Thiết vừa được khởi công, phi trường Vinh được nâng cấp lên chuẩn quốc tế, trong khi phi trường Phù Cát ở Bình Ðịnh cũng được đầu tư mở rộng.


Mô hình phi trường Phan Thiết chuẩn bị xây dựng. (Hình: Tài Nguyên Môi Trường)

Theo tin nhiều báo ở Việt Nam, ngày 18 tháng 1, 2015, ông Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng CSVN đã phát lệnh khởi công xây dựng phi trường Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ðây là dự án phi trường đầu tiên của Việt Nam thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao) ở phần dân dụng, trong phi phần phục vụ quân sự thì cũng làm theo công thức xây dựng, chuyển giao (BT).

Phần phi trường phục vụ quân sự giao Tổng Công Ty 319, Bộ Quốc Phòng, đầu tư hạng mục quân sự với tốn phí ước lượng 3,900 tỉ đồng. Tập đoàn xây dựng tư nhân Rạng Ðông đầu tư hạng mục hàng không dân dụng với số tiền ước lượng 1,700 tỉ đồng.

Phi trường Phan Thiết có diện tích 543 hecta, trong đó 150 hecta phục vụ quân sự, 109.5 hecta dân dụng, phần còn lại 283.5 hecta dùng chung.

Ông Ðinh Việt Thắng, phó cục trưởng Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, cho biết việc không xây dựng phi trường Phan Thiết tại phi trường quân sự cũ trước đây ở xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết, là do phi trường cũ này hiện nằm trong lòng thành phố, việc mở rộng rất khó khăn, chưa kể sẽ gây tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác.

Việc chọn vị trí xây dựng phi trường ở xã Thiện Nghiệp cạnh bãi biển Mũi Né cũng nhằm phát triển du lịch do du khách đến khu vực này ngày càng đông.

Dự kiến, phi trường Phan Thiết sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2018, với tham vọng đạt 500,000 hành khách/năm, hàng hóa 10,000 tấn/năm, Ðến năm 2030 sẽ đạt 1 triệu hành khách/năm và 40,000-50,000 tấn hàng hóa/năm.

Tổng Công Ty 319 trực thuộc Bộ Quốc Phòng CSVN do Ðại Tá Phùng Quang Hải làm tổng giám đốc. Ông Phùng Quang Hải là con trai của ông đương kim Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh.

Tuần trước, mạng trạng 'Chân Dung Quyền Lực' phổ biến một tài liệu với nhiều hình ảnh đi kèm về khối tài sản khổng lồ của ông Ðại Tá Phùng Quang Hải gồm biệt thự sang trọng, khách sạn, du thuyền, xe Rolls Royce. Tổng cộng, trị giá của những thứ “của nổi” này cũng trên 13 triệu đô la mà cái lương đại tá quân đội không thể mua sắm nổi nếu không có tham nhũng, móc ngoặc.

Ngoài phi trường Phan Thiết xây mới, phi trường Vinh được đưa vào “mạng lưới quy hoạch phi trường quốc tế” tại Việt Nam, công nhận và công bố phi trường Vinh thành phi trường quốc tế.

Dự án nhà ga hành khách, cảng hàng không Vinh được khởi công từ tháng 4, 2013, có tổng diện tích 11,706 m2, có công suất thiết kế đạt 2 triệu hành khách/năm và có thể mở rộng lên 3-4 triệu hành khách/năm, do Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức vốn gần 800 tỷ đồng. Dự kiến ngày 31 tháng 1, 2015 công trình sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng.

Ðồng thời, phi trường Phù Cát của tỉnh Bình Ðịnh cũng được mở rộng sân đậu máy bay và xây mới nhà ga hành khách. Dự trù sẽ hoàn tất trước Tết Nguyên Ðán 2016 với tham vọng sẽ đón 1.5 triệu hành khách mỗi năm. (Tr.N)

01-19- 2015 3:57:22 PM

Hải Phòng: Dân giữ chủ tịch xã trong chùa

Ngày 18.1, Công an huyện Vĩnh Bảo và UBND xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng cho biết, đang vận động người dân để đưa ông Nguyễn Văn Luận – Chủ tịch UBND xã Cao Minh bị dân giữ ở chùa Hội Am về.
Nguyên nhân của sự việc là do trước đó, Công an xã Cao Minh đã xuống kiểm tra hành chính một nhà sư ở chùa này vào tối 17.1.
Người dân ngồi “canh” 2 cán bộ xã . Ảnh: M.T

Theo bà Đặng Thị H (SN 1960, trú tại, thôn Hội Am, xã Cao Minh), khoảng 22h30 ngày 17.1, sau khi vừa nghe nhà sư Thích Giác Hiếu giảng pháp ở chùa Hội Am về tới nhà, bà nhận được thông tin Công an xã Cao Minh xuống kiểm tra hành chính đối với sư Thích Giác Hiếu. Bà H vội đến chùa thì thấy công an xã đang yêu cầu lập biên bản hành chính với sư Hiếu. Tuy nhiên, một số người dân đã giữ hai cán bộ xã (một cán bộ văn phòng và phó trưởng công an xã Cao Minh) trong phòng khách của nhà chùa vì họ cho rằng công an xã đến trấn áp nhà sư.
Đến khoảng 12h ngày 18.1, khi 2 cán bộ xã này thoát được ra ngoài, người dân phát hiện ông Nguyễn Văn Luận – Chủ tịch UBND xã đang ở chùa nên họ đã giữ ông Luận trong phòng khách của chùa. “Chúng tôi giữ ông Luận ở lại chùa để bảo đảm an toàn cho ông ấy vì tình hình đang lộn xộn”, một người dân nói.
Về nguyên nhân dẫn đến vụ việc, theo tìm hiểu của PV, do trong thôn có hai luồng quan điểm trái ngược về việc nhà sư Thích Giác Hiếu về trụ trì tại chùa Hội Am. Đa số người dân trong thôn đều tỏ ra tôn trọng, quý mến sư Hiếu vì ông đã có công tôn tạo, xây dựng chùa thời gian qua. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng sư Hiếu chưa làm đủ thủ tục cần thiết để về trụ trì chùa nên muốn mời sư khác về trụ trì chùa.
Trao đổi với NTNN, lãnh đạo Công an huyện Vĩnh Bảo xác nhận, tối 17.1, một số cán bộ cùng với Công an xã Cao Minh có xuống chùa Hội Am để tiến hành kiểm tra hành chính đối với sư Hiếu, sau đó một số người dân đã giữ hai cán bộ xã ở lại tại chùa, sau đó giữ ông Chủ tịch xã.
Đến khoảng 18 giờ ngày 18.1, sau khi đối thoại với đại diện chính quyền, được chính quyền giải thích và vận động, người dân đã để cho ông Chủ tịch xã Nguyễn Văn Luận ra về. Về phía chính quyền, cơ quan chức năng cho biết thời gian tới sẽ tạo điều kiện để cho sư Thích Giác Hiếu về trụ trì tại chùa Hội Am sau khi đã hoàn tất các thủ tục theo quy định.
(Theo Dân Việt)

Bốn mươi năm vẫn chưa đủ lớn.


01/19/2015 - 13:28 — canhco
Mấy ngày nay giới showbiz mặc sức trầm tư mặc tưởng vể cái mà họ gọi là tai nạn nghề nghiệp trong các chương trình game show.

VTV đặt câu hỏi cho nghệ sĩ Minh Thư trong chương trình Ai là triệu phú: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống… ai?” với các đáp án “ông hàng xóm”, “bác đầu ngõ”, “cha”...

 Ai la trieu phu

Chưa hết bàng hoàng thì tới phiên anh hề tuồng Đức Hải với câu hỏi “Cái gì càng chơi càng ra nước?”

Chưa kịp bưng tai bỏ trốn thì vụ hai vợ chồng hát rong bị phát hiện là giả mạo, ăn mày nước mắt của khán giả đã như một cục than cháy rực ném vào đống bùi nhùi bất mãn. Báo chí thi nhau giật đủ loại tít, phỏng vấn đủ hạng người và cuối cùng thì nhân dân cũng...chúi mũi vào TV mỗi đêm.

Chứ bảo họ chúi vào gì bây giờ? Người lớn thì có giường có chiếu, trẻ con thì có bình sữa kề bên chỉ tội nghiệp cho lứa thanh thiếu niên mới lớn, nhất là những gia đình nghèo không biết dựa vào đâu để giải tỏa một ngày học tập. Chỉ còn duy nhất cái TV, trời ạ.

Nếu có thở dài thì cũng vậy thôi, người ta khống chế hệ thống tuyên truyền một kênh này vì thế mọi chương trình nó cho xem hay dở cũng cố mà chịu. Không xem ư? Tắt đi, thách đấy.

Một tiếng thách đầy quyền lực, quyền lực đang ngự trị mọi nơi mọi chỗ, ngay cả trên trang web lề trái cũng phải mang nó ra mà vái.

Cũng may không phải ai cũng theo VTV và tình nguyện hiến dâng văn hóa cho bọn vô văn hóa chà đạp. Trên một vài trang Facebook hôm nay một nhóm rất nhỏ chỉ gần chục người tại Nghệ An đưa nhau ra biển với một vòng hoa kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa. Hình ảnh vừa hiếm hoi vừa lạnh lẽo ấy đã làm mình run rẩy, thì ra dù sao vẫn còn những tấm lòng như thế. Họ còn trẻ lắm, họ nghèo lắm và có thể không được học hành tới nơi tới chốn nữa không chừng, nhưng cách mà họ hướng về tổ quốc như một tia lửa nhỏ nhoi trong đêm dài lầm than của đất nước. Vòng hoa ấy xứng đáng được nhìn ngắm và vuốt ve: vòng nguyệt quế của người dân kính viếng những anh hồn liệt sĩ.

Facebook cho tin vui thì cũng để lại nỗi buồn. Nỗi buồn lớn, vừa buồn vừa tuyệt vọng. Năm 2015 cũng là năm kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước. Ngày mà ai được sinh ra sẽ hãnh diện với người chung quanh rằng sinh nhật tôi là sinh nhật của cả nước, khi chiến tranh chấm dứt, lầm than chết chóc không còn. Xương máu của đồng bào chiến sĩ kể như được trả công xứng đáng. Ngày sinh nhật thứ 40.

Một nhạc sĩ (lại giới showbiz!) tương đối nổi tiếng được sinh ra trước cái năm đáng mơ ước ấy hai ngày. Anh là Nguyễn Vĩnh Tiến, một Kiến trúc sư tài năng, hiện là Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công ty CP Kiến Trúc & Thương Mại Việt-Pháp (T-group). Bài nhạc mà tôi vẫn thích của anh có tên “Bà Tôi” được giải năm 2005 và tôi đinh ninh rằng người nhạc sĩ tài hoa này sẽ còn tiến xa hơn nữa trên con đường nghề nghiệp lẫn sáng tác.

Nhưng buồn.

Anh viết trên trang Fcebook của mình: “Cá nhân tôi thấy câu nói :" Tôi là Charlie" là một sự sến sẩm ngu ngốc đỉnh cao của nước Pháp bởi vì nó làm mất thêm ít nhất 10 mạng người và kích động làn sóng bạo lực trên khắp thế giới giờ đã lây lan sang cả phong trào chống Thiên chúa giáo và chống nước Pháp. Tôi là tôi, anh là anh, tại sao phải là Charlie? Tại sao và vì lẽ gì mạng người Pháp lại làm thế giới đồng bóng này xót thương hơn mạng người ở các nước nghèo khổ khác ?

Ban đầu tôi tưởng ai đó trùng tên với anh nhưng khi lần vào tường Facebook thì thấy đúng là anh, người nhạc sĩ mangh tên Nguyễn Vĩnh Tiến được hàng chục ngàn người mến mộ.

Dòng status được gọi là tâm trạng ấy cho thấy một điều, học hành giỏi giang, sáng tác độc đáo, giao thiệp và kinh doanh rộng rãi với nước ngoài, cụ thể là Pháp như anh nhưng không đủ bản lĩnh để viết một câu viết ngắn, để lộ bản chất của một người lớn lên và hưởng trọn mọi may mắn trong bốn mươi năm, nhưng trong sâu thẳm của tư duy anh vẫn không đủ trưởng thành và xứng đáng ngồi ở vị trí mà một nước có văn hóa như Pháp chấp nhận làm đối tác.

Thứ nhất, anh khinh bỉ hơn một triệu con người xuống đường trên tay mỗi người là một tấm bảng “Tôi là Charlie”. Anh nói đó là sự sến sẩm ngu ngốc đỉnh cao của nước Pháp. Anh tự hào khi đứng riêng ở một xó nào đó tại Việt Nam, (hay Toulouse vì trên trang của anh có ghi rõ điều này) chỉ tay vào đám đông tại thủ đô nước Pháp và nói lớn: Chúng mày là một lũ đầy tớ, ăn mày. Chúng mày là ai cơ chứ?

Sến: đầy tớ. Sẩm: ăn mày xe điện Hà Nội khi anh còn chưa mở mắt anh Tiến ạ. Tôi tin anh rất chuyên về ngôn ngữ và tôi cũng tin những điều tôi nghĩ là đúng.

“Tôi là tôi, anh là anh sao lại là Charlie?”

Thưa anh, không những hơn một triệu người Pháp ấy là Charlie mà khắp thế giới còn hàng triệu người khác tự nguyện làm Charlie. Họ không theo đóm ăn tàn, họ tuyên xưng lý tưởng và Charlie chỉ là một biểu tượng. 12 người bị bắn chết không phải để được nổi tiếng mà đó là hành động cuồng sát bắn vào tự do báo chí. Anh có thể không đồng tình với họ nhưng không vì thế mà anh cho phép mình mạ lỵ, mạt sát họ với thứ ngôn ngữ không phải của “Bà tôi” hay “Giọt sương bay lên" trong các ca khúc của anh.

Anh đứng trên đám đông có cả những người đã mất gia đình, người thân và bảo ban họ nên ngừng lại cái trò mà anh cho là ngu xuẩn. Anh mạ lỵ nước Pháp, anh bôi nhọ chính cái doanh nghiệp mà anh đang là chủ tịch Hội đồng quản trị mang tên Việt-Pháp và anh miệt thị chính cái tên của công ty anh. Điều đó phải chăng anh muốn chứng tỏ rằng anh công bằng, anh đứng vể phe nước mắt, về phía 10 người đã làm bia cho bọn cuồng tín. Anh lên án cái đám đông cả triệu người ấy đã làm cho bọn cuồng tín nổi điên.

Thưa anh nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến: bản nhạc này không lay động được ai cả. Anh chỉ quen làm nhạc đồng quê, ngay cả đồng quê đương đại, còn việc vén tay áo chửi bới người thành phố không phải là sở trường của anh. Chữ nghĩa trong status này kêu rổn rảng lắm nhưng là thứ chữ nghĩa mất nhân tính. Thứ chữ nghĩa làm dáng và hành vi của kẻ muốn đốt đền.

Không có Charlie vẫn có hàng chục ngàn bọn IS cuồng sát đang gây gió tanh mưa máu trên khắp Iraq, Syria, và nhiều địa phương khác. Không có Charlie Hebdo cũng có hàng ngàn cơ quan báo chí khác trêu chọc bọn hồi giáo quá khích và quan trọng hơn hết không có Charlie thì bọn quá khích ấy vẫn giết người công giáo trên khắp thế giới như thường.

Anh ít đọc báo nên không thấy một biến cố có tầm thế giới như vậy nhưng báo chí Việt Nam xem như không phải chuyện của mình. Tệ hơn cả báo chí, anh khêu ngọn lửa bất mãn trong những người tạm gọi là fan của anh. Nếu có dịp nhìn kỹ lại mình có lẽ anh sẽ thấy anh nguy hiểm hơn VTV nữa anh ạ.

VTV chưa đủ tầm để viết một kịch bản giống như status của anh nên nó đành chấp nhận sự rẻ tiền và khinh miệt âm thầm của khán giả. Còn anh, bốn mươi tuổi, trưởng thành và nổi tiếng trong cái bầu không khí VTV ấy không lẽ anh vẫn chưa đủ lớn để thấy rằng thế giới này bao la lắm đừng vội vỗ ngực cho ta là thiên tài rồi muốn viết gì thì viết. Hay vì là nhạc sĩ anh bị lây cái thể trạng VTV đang cấy sâu sự quá quắt vào người dân cả nước?

Tôi nghĩ anh nợ nước Pháp một lời xin lỗi và việc trước mắt là anh nên đổi cái tên của công ty anh, cái tên mà anh cho là đỉnh cao sến sẩm thì giữ lấy làm gì?

canhco's blog

Qua chuyện Nguyễn Bá Thanh đến lời ông Thủ tướng

 01/19/2015 - 05:24 — nguyenhuuvinh
Đột nhiên, ông Nguyễn Tấn Dũng lên phán một câu được truyền thông nhà nước đưa lên mà dân mạng "hả lòng, hả dạ" chỉ vì thấy nó... không sai. Đó là khi chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015 của Văn phòng Chính phủ sáng 15.1, lần đầu tiên ông yêu cầu văn phòng phải làm sao để tổ chức, định hướng thông tin trên mạng xã hội như facebook một cách nhanh chóng, chính xác vì "không thể ngăn cấm người dân".



Những trận đấu âm thầm và quyết liệt?

Điều này xảy đến làm người ta khá ngạc nhiên và tự hỏi: Phải chăng ông ta đã rút ra được cho  mình một bài học, khi chỉ mới cách đây vài năm, ông đã ra lệnh cho các bộ phận "điều tra và trừng trị" các trang mạng như Quan làm báo, Dân làm báo, Biển Đông... vì đã "đưa tin phản động". Ông còn có “chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ‘cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động”. Hay bây giờ, các trang mạng không nhận "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" đã không còn là "phản động" nữa?


Cũng có câu trả lời ngay rằng: Chuyện đấu đá nội bộ, nó "tồn tại khách quan" đến mức nhiều người cố tình không tin rồi vẫn phải tin vì những chứng cứ tự nó phơi bày sự thật. Nhưng giai đoạn đó nó khác với giai đoạn này và những thông tin trên mạng lúc đó khác những thông tin trên các trang hiện nay. Lúc đó, những Quan Làm Báo, Dân Làm Báo... chuyện đời tư, chuyện phê phán thì nhiều nhưng đối tượng chính lại là... thủ tướng. Còn bây giờ những trang như Chân dung Quyền lực và một số trang khác thì đối tượng của nó lại là "đối tượng của thủ tướng".

Thực ra, nếu ông Thủ tướng, cần thông tin trên mạng nhanh chóng chính xác thật sự, thì chắc cũng không đến nỗi khó khăn. Chỉ cần bám vào "Sự Thật" thì mọi thông tin chẳng cần định hướng vẫn cứ chính xác như thường. Vấn đề là ông muốn "định hướng thông tin" theo cách "đảng lãnh đạo tuyệt đối cho dân làm chủ" thì e khó khăn không thể có.

Thử lấy một sự kiện gần đây nhất để chứng minh.

Sự kiện Nguyễn Bá Thanh và thông tin

Ông Nguyễn  Bá Thanh kể từ khi ra Hà Nội như thế nào với mục đích gì, và kết quả ra sao, thì hẳn những người quan tâm đều đã biết. Ở đây, ta chỉ nói về thông tin nhà nước trong vụ việc ông Nguyễn Bá Thanh chữa bệnh và trở về nước gần đây.



Khi ông Nguyễn Bá Thanh đi nước ngoài chữa bệnh, những thông tin ít ỏi, úp mở của báo chí nhà nước đã đặt cho người dân những câu hỏi không lời đáp như: Ông ta bị bệnh gì mà phải đi nước ngoài chữa bệnh? Chẳng lẽ có hẳn một Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương mà đến tận khi bệnh tật nguy cấp vậy mới biết sao? Nếu biết trước, thì mới mấy tháng trước điều ông ta ra Hà Nội làm gì cho thêm rối việc?

Rồi thì việc ông chữa bênh kéo dài hết tháng này sang tháng kia nhưng những hình ảnh và thông tin về ông ta thì... tịt mít. Thậm chí, cả cơ quan có trách nhiệm cũng chỉ nhận được thông tin qua gia đình với nội dung thì chẳng có thông tin gì ngoài việc ông ta đang chữa bệnh. Nguyên nhân là ở đâu?

Có phải vì sự xa xôi, vì phương tiện thông tin khó khăn hay một lý do kỹ thuật nào đó? Hẳn nhiên là không phải vậy. Thời buổi này, khi mà công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách cuộc sống, chỉ cần chiếc điện thoại vài  chục dola thì mọi thông tin đều được cả thế giới biết đến nếu cần. Huống chi ông ta chữa bệnh ở những nơi mà mỗi ngày riêng tiền viện đã vài chục ngàn đola.


Thế rồi ông Thanh cũng về Việt Nam. Một thời gian ngắn trước khi ông về, một số trang mạng đã cập nhật tình hình sức khỏe của ông rất chi tiết và chính xác hơn cả 800 tờ báo nhà nước được đầu tư đầy đủ cả pháp lý và tiền bạc. Kèm theo các thông tin về bệnh tật, sức khỏe Nguyễn Bá Thanh là thông tin rằng ông "đã bị đầu độc" mà oái oăm thay lại bị chính "đồng chí" của mình đầu độc, hãm hại(?).

Những tin tức này đáng tin đến mức làm chấn động không chỉ ở hạ tầng cơ sở mà cả thượng tầng kiến trúc của thể chế Cộng sản, thậm chí tác động đến những người xưa nay vốn kín tiếng trong bộ máy nhà nước như ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Sở dĩ nói ông kín tiếng là bởi ít khi thấy ông lên tiếng về những vấn đề an nguy của đất nước, mất mát của lãnh thổ hoặc nguy cơ bị xâm lược. Nếu có, cũng chỉ vài câu về sự sợ hãi, khiếp nhược trước kẻ thù là anh bạn vàng của Đảng. Hoặc ông ta nói lên nỗi lo lắng sợ hãi khi dân ta lại ghét bọn Trung Cộng xâm lược(!)


Vậy mà lần này, ông đã phải lên tiếng rằng thì là "cần phải siết chặt quản lý việc truy cập khai thác thông tin trên Internet, ngăn chặn những thông tin xuyên tạc gây chia rẽ phân tâm". Nhưng, ngay sau hành động mở miệng của ông, ông trở thành đối tượng để có thông tin về "những khối tài sản khổng lồ đến mức kinh ngạc" của bố con ông với đầy đủ chứng cứ, địa chỉ xác thực và đề nghị ông trả lời. Thế rồi cư dân mạng căn cứ vào đó để tìm hiểu vì sao ông ngại nói đến chiến tranh với kẻ thù dân tộc mà chỉ muốn "hòa bình", vì sao ông sợ và lo lắng khi dân ta chống Tàu... với lời giải thích rằng: "Vì nếu có chiến chinh, ai giữ cho ông đống tài sản đó"?

Và đến đó thì ông im hẳn.

 Thế rồi, báo chí đưa tin ông Nguyễn Bá Thanh đã về Việt Nam, hàng loạt báo chí đón chờ, rồi tin tức chuyến bay, tình hình sức khỏe được Ban bảo vệ sức khỏe Trung ương thông báo... Thậm chí nhiều nhân vật được đưa tin đến thăm ông Nguyễn Bá Thanh và phát biểu về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh còn rõ hơn cả ông ấy.


Nhưng, tuyệt nhiên không có bất cứ một tấm hình, một đoạn video, hay audio nào của ông Nguyễn Bá Thanh? Chẳng lẽ không báo nào có cái máy chụp hình? Những thông tin về sức khỏe của ông ta, thì lại từ ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương.

Oái oăm thay, với ông Triệu, người ta nhớ ngay đến lời tuyên bố: "Hai năm nữa, không có bệnh nhân nằm chung giường" ngay khi ông nhậm chức Bộ trưởng Y tế. Hơn một năm sau, chính ông phủ nhận lời nói của mình. Và đến giờ, sau 6 năm lời hứa của ông ta, thì bệnh nhân không chỉ nằm chung giường mà còn nằm chung... gầm giường.

Do vậy, những thông tin do ông đưa ra, đáng tin được bao nhiêu phần trăm?

Đến ông Thủ tướng

Chính khi một số trang mạng đang tung hoành các thông tin về ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc và trình trạng sức khỏe, thông tin về các nhân vật trong bộ máy chính phủ và Đảng CSVN một cách tưng bừng và ồn ào nhất. Đặc biệt, là những nội dung họp hành của Bộ Chính trị, các chứng từ tài sản của một số quan chức Cộng sản quan trọng... được tiết lộ với màu sắc đấu tố, đâm chém. Một số nhân vật đòi "ngăn chặn, siết chặt, quản lý..." thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra đòn "không thể ngăn cấm người dân".
Báo Thanh Niên đưa lời Thủ tướng như sau: "Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý, hiện nay hơn 30 triệu người đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải thông tin cho chính xác, định hướng cho tốt dư luận trên mạng xã hội… Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời để định hướng".

Câu nói này của Thủ tướng, đã làm bao người hớn hở và hy vọng. Họ hy vọng rằng, hẳn là ông Thủ tướng đã nghĩ lại, đã hiểu, đã biết và đã... thay đổi tư duy về mạng xã hội?

Hỡi ôi, đó cũng chỉ mới là một lời nói của ông Thủ tướng. Mà người dân Việt Nam thì đã nghe được rất nhiều những lời nói có cánh từ những ông Thủ tướng và Phó thủ tướng, từ ông Tổng bí thư đến Chủ tịch nước Việt Nam. Và họ đã rất có kinh nghiệm. Tiếc rằng, thực tế nghiệt ngã đã chứng minh ngược lại 180 độ những điều đó.

Bởi, với những ai tin vào các phát biểu của các ông trước quốc dân đồng bào, thì đến giờ tồn tại được là điều may mắn.

Vì, nếu ông cho rằng cần phải thông tin chính xác, kịp thời, cần định hướng tốt... thì tiêu chí đầu tiên phải là Sự thật.

Mà Sự thật, là điều xa lạ với hệ thống tuyên truyền, định hướng và lãnh đạo tuyệt đối của Cộng sản.

Cho nên câu nói: "Đừng nghe lời Cộng sản nói.Hãy xem việc Cộng sản làm" vẫn còn nguyên giá trị.

Hà Nội, Ngày kỷ niệm máu nhuộm Hoàng Sa 19/1/2015

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Công nhận Việt Nam Cộng hòa để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa

 Nguyễn Tường Thụy

Nhân 41 năm ngày mất Hoàng Sa

 
41 năm nay, Hoàng Sa là một nỗi đau nhức nhối trong tâm khảm người Việt Nam. Làm thế nào để giành lại Hoàng Sa? Đó là câu hỏi đau đáu của mỗi người VN yêu nước. Để giành lại HS về đất mẹ, điều này vô cùng khó khăn. Nhưng không phải vì thế mà buông xuôi, theo kiểu đời này không đòi được thì đời sau con cháu sẽ đòi. Lối nói đó nhằm phủi trách nhiệm và bao biện cho thái độ lần lữa trong việc đòi lại chủ quyền của Đất nước. 
 
Bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa (và cả Trường Sa) là của Trung Quốc gần như không có, ngoài mấy lý lẽ cù nhầy như trên đảo có xương của người Hán cùng với mấy mảnh gốm sứ được tìm thấy… Lập tức, TC bị VN phản bác lại: Gò Đống Đa cũng có rất nhiều xương người TQ, chẳng lẽ Thăng Long cũng là đất của TQ sao? Câu đáp trả rất sắc sảo đó làm cho TC cay cú và rụt chuyện xương xẩu, sành sứ lại. 
 
Ngược lại, xét về lịch sử, bằng chứng của VN rất chắc chắn, đó là nhà nước Việt Nam kể từ thời Nguyễn đã liên tục thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo này cho đến tận khi bị TC cưỡng chiếm.
 
Về lý lẽ và bằng chứng cụ thể để khẳng định hai quần đảo nói trên của VN là việc của các học giả, các nhà ngoại giao và nhiều bài viết đã trình bày nên xin không nhắc lại.
 
Bây giờ TC chỉ có thể bám nhằng lấy công hàm của ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 và loa lên rằng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận HS, TS là của TQ. Cho đến nay, về phía chính phủ VN chưa bao giờ bác bỏ công hàm (công thư) của ông Phạm Văn Đồng mà lý giải theo hướng khác. Một trong những lý lẽ đó là công hàm chỉ nói VN tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ chứ không hề nhắc đến HS, TS nên không thể suy diễn thành VN công nhận HS, TS là của TQ. Cách lý giải này có vẻ như đúng với câu chữ trong công hàm mà ông PVĐ đã cân nhắc. Những giải thích khác như quan hệ đặc thù, bối cảnh lịch sử… xem chừng khó thuyết phục. 
 
Nhưng có một lý lẽ thuyết phục nhất mà gần đây, báo chí Việt nam đồng loạt đưa ra, đó là: Trong thời điểm 1958, hai quần đảo HS, TS thuộc quyền quản lý của Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý nên không có quyền xác nhận hai quần đảo đó là của TQ. Tức là, người ta không thể cho cái mà không có trong tay. 
 
Có lẽ Đại đoàn kết là tờ báo đầu tiên đưa ra luận điểm này, với bài “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” (20/07/2011)
 
Bài báo viết “theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”
 
Vào thời điểm TC đem giàn khoan HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN (tháng 5/2014), báo chí VN phản công rầm rộ. Nhiều tờ báo dẫn lại đọan trích trên của Đại Đoàn Kết hoặc dựa theo luận điểm này để bác bỏ sự suy diễn của TC cho rằng Công hàm 1958 đã công nhận HS và TS là của TQ. 
 
Còn báo điện tử của Chính phủ viết:
 
"Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974".
 
Ông Trần Công Trục nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 22/5/2014 của đài VTV1 giải thích:
 
“Các bạn hãy nhớ rằng tuyên bố của chúng ta vào thời kỳ 1958 nghĩa là cái lúc mà hai miền Bắc, Nam được hiệp định Genève ký kết năm 1954 phân chia quyền quản lý cho 2 nhà nước với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế là Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của VNCH với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo hiệp định Genève, Và vì vậy, mọi tuyên bố, mọi hành vi của VNCH có giá trị pháp lý thay mặt Nhà nước VN quản lý vùng đất ấy còn VNDCCH chúng ta không trực tiếp quản lý. Vì vậy cho dù tuyên bố đó như thế nào thì giá trị pháp lý trong quan hệ quốc tế không có. Cho nên TQ họ muốn dùng tất cả mọi lý lẽ để nói rằng chúng ta thừa nhận thì đấy hoàn toàn là sự bịa đặt”.
 
Mời xem lại tại đây (từ phút thứ 6)
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí VN thừa nhận vấn đề này mặc dù đó là thực tế. Nó được đưa ra trong bối cảnh chủ quyền của Đất nước bị đe dọa tới mức không thể chấp nhận được nữa.
 
Như vậy, Chính thể Miền Nam Việt Nam từ 1954 (đến 1975) trong những năm gần đây đã được nhìn nhận là một Nhà nước có chủ quyền, là một chủ thể trong quan hệ quốc tế. 
 
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại như thế thì chưa đủ cơ sở pháp lý cho cách nhìn nhận này. Điều cần làm tiếp theo là nâng vấn đề này lên thành quan điểm quốc gia, chứ không thể chỉ để cho báo chí hoặc một ông “nguyên” nào đó phát biểu. Đó là, Bộ Ngoại giao phải ra tuyên bố dưới góc nhìn này và các nhà lãnh đạo cao nhất cần lên tiếng. Đồng thời, phải tuyên dương công trạng và cư xử bình đẳng đối với các anh hùng, tử sĩ đã hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa cũng như đối với gia đình họ.
 
Và đương nhiên, những từ ngụy quân, ngụy quyền, lính ngụy...  phải vĩnh viễn mất đi trong báo chí và lối nói thường ngày.
 
Làm những việc này, quả thật là rất khó khăn đối với Đảng CSVN và Nhà nước VN vì những vấn đề đặt ra tiếp theo như công nhận thể chế Việt Nam Cộng hòa và như vậy, bản chất của cuộc chiến tranh 1955 – 1975 cũng phải xác định lại cho đúng với thực chất, chứ không phải là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như trước nay vẫn tuyên truyền.
 
Mặc dù thế, nhưng nếu biết đặt lợi ích Dân tộc, lợi ích của Đất nước lên trên hết thì những việc làm đó không phải là điều không thể.
 
19/1/ 2015
NTT

PICS: tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì Hoàng Sa: Kế bẩn nhằm che đậy sự đê hèn

Mon, 01/19/2015 - 09:48 — nguyenhuuvinh
Ngày này 41 năm trước, 74 chiến sĩ đã hi sinh trên lãnh thổ Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ Quốc. Kể từ đó, Hoàng Sa, một quần đảo, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc rơi vào tay giặc trong sự im lặng, lảng tránh và lấp liếm của nhà cầm quyền CSVN.
Không chỉ có vậy, đã có một thời gian dài, hễ hai dám nói lên rằng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam thì y như rằng họ được xếp vào loại phản động chống đảng và nhà nước Việt Nam.
Nhưng, đảng có thể im, nhà nước có thể quên, còn người dân Việt Nam thì không thể nào quên được rằng: Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam và tội ác bọn xâm lược - bạn vàng của đảng CSVN - đời đời không thể nào rửa sạch.
Năm 2014, sáng 19/1, một cuộc tập trung tưởng niệm đầy đủ tại Tượng đài Lý Thái Tổ của người dân, đã bị nhà cầm quyền dùng những trò bẩn thỉu và trơ trẽn như cắt đá, sửa chữa., thét loa vào tai... để nhằm khuất phục ý chí người dân và lập công với kẻ xâm lược. Những hành động đê hèn và ô nhục đó, đã bị cả thế giới lên án. 
Hôm nay, Trung Cộng đã không chỉ chiếm Hoàng Sa, chúng đã chiếm Trường Sa và tuyên bố xây đảo nhân tạo, xây thành đắp lũy trên lãnh thổ Việt Nam thì trái lại nhà cầm quyền Việt Nam đang coi như chuyện của thiên hạ.
Sáng 19/1/2015, một số anh chị em, bà con đã đến Tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm những người đã ngã xuống vì Hoàng Sa thiêng liêng.
Một tên du côn đã ngang nhiên đến gây sự, cướp giật băng và vòng hoa của anh chị em trước sự chứng kiến của bảo vệ, an ninh, công an. Sau đó hắn tìm cách gây sự với anh chị em.

Ngay khi anh chị em đang đứng để chuẩn bị lễ tưởng niệm, một nhóm người mặc cáo bịt đầu mang hai vòng hoa Cựu Chiến Binh quận Hoàn Kiếm cố tình đặt chồng lên lẵng hoa của những người tưởng niệm. Dù anh chị em đã di chuyển đi lại mấy lần thì những kẻ này vẫn tìm cách đặt chồng lên trên. Không chỉ có thế, tên côn đồ xông đến phá nát vòng hoa, gây sự với các anh em, đánh, đạp vào người già, đánh phụ nữ. Hết sức hung hãn trước sự chứng kiến, quay phim đồng lõa của bảo vệ và các nhân viên an ninh. 
Các nhân viên an ninh vẫn điềm nhiên quay phim, gài bẫy và nhìn tội ác nhởn nhơ xảy ra trước hàng loạt quan khách trong và ngoài nước. Một nhân viên an ninh nữ của CAHN còn chứi bới những người yêu nước ngay trước tượng đài. Ả đây:
Và không chỉ một mình ả, nhiều máy quay khác của cơ quan an ninh hoạt động mê mải sẵn sàng giương bẫy săn người yêu nước:
Chỉ đến khi anh chị em yêu nước kiên quyết đưa đối tượng cướp giật và gây sự đánh người nơi công cộng, nhiều nhân viên an ninh đã ngăn cản và đỡ cho hắn nhưng không được, thì xe công an Phường đến giải vây và cứu hắn đi khỏi đó.
Anh chị em tiếp tục căng băng rôn tưởng niệm những người đã hy sinh vì Tổ Quốc, và sau đó đến Công an Phương, Sở CAHN hiếu nại hành vi cướp phá và gây sự hành hung giữa ban ngày nhưng các lực lượng công an, bảo vệ và An ninh đã đồng lõa.
Những hành động đối với những người yêu nước trong buổi tưởng niệm hôm nay, không chỉ là hành động đê hèn, điếm nhục mà là hành động phản bội lại lợi ích dân tộc, đồng lõa với bọn bán nước và cướp nước.
Hà Nội, 19/1/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
http://www.rfavietnam.com/node/2414

Áo quần bành Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
RFA-2015-01-19
Bán đồ bành và cả chăn màn mùa đông
Bán đồ bành và cả chăn màn mùa đông-RFA
Hằng năm, khi mùa Đông tới, những người bán áo quần bành lại mang hàng hóa ra các ngã ba đường, vỉa hè, khu chợ… để bán. Mặt hàng của họ chủ yếu là áo quần đã qua sử dụng, bán với giá rẻ bèo cho người lao động, người nghèo, người có thu nhập thấp. Chủng loại hàng hóa của họ cũng khá phong phú, từ đôi vớ đeo chân cho đến chiếc nịt, chiếc áo khoác, áo ấm, áo len, áo pull, quần jean, quần Kaki… Có thể nói, đồ bánh có gốc từ kho hàng Sida của Campuchia một thuở dù sao cũng giúp cho người nghèo có quần áo mặc mà không phải bận tâm lắm về giá cả. Thế nhưng thời gian gần đây, đồ bành trá hình có nguồn Trung Quốc đã khiến không ít người hoảng hồn.
Trứng côn trùng và những thứ độc hại
Một người từng là đại lý áo quần bành cho khu vực miền Trung, hiện sống tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, tên Tri, chia sẻ: “Hồi trước nó bán từng kiện bên Campuchia chở về. Bây giờ nguồn đó không còn nữa. Trước đây hồi PolPot bị thua, người Campuchia được viện trợ áo quần cũ theo từng kiện, rồi họ lấy họ bán cho mình, giờ người Campuchia họ cũng không cần đồ cũ nữa, đồ Sida cũng không còn nữa, nếu có chỉ là hàng tồn trước đây thôi. Giờ thì toàn đồ bị lỗi của Việt Nam, đồ Trung Quốc xấu, bị lỗi mang sang Việt Nam bán, giờ thứ gì họ cũng gọi là đồ Sida hết trơn.”
Trước đây, áo quần bành trên thị trường Việt Nam còn có tên là áo quần Sida, do tổ chức Sida tài trợ cho chính phủ Campuchia để phát cho dân nghèo
Ông Tri cho biết thêm là hiện tại, khái niệm áo quần bành cũng đã bị đánh tráo, nếu như trước đây, áo quần bành trên thị trường Việt Nam còn có tên là áo quần Sida, do tổ chức Sida tài trợ cho chính phủ Campuchia để phát cho dân nghèo, thay vì phân phát cho dân nghèo sau chiến tranh, chính quyền Campuchia đã ém số đồ này bán cho tư thương Việt Nam. Tư thương người Việt lại mang về bán cho người Việt Nam trên ba miền với giá vừa phải. Đương nhiên là khi mua, với một bành áo quần vài trăm chiếc chỉ tốn vài trăm ngàn đồng, mang về bán với giá vài chục ngàn một chiếc, tỉ lệ lãi có thể gấp ba bốn chục lần so với giá gốc.
Và càng về sau, kinh tế Campuchia phát triển hơn, người dân quê cũng không muốn mặc những thứ áo quần của phương Tây bỏ đi, các kho hàng từ thiện của Campuchia xả hàng loạt, tư thương mua về bán cho người dân ồ ạt. Đến những năm 2010 thì nguồn hàng này cạn kiệt, người buôn áo quần bành chuyển sang buôn bán áo quần lỗi mốt, lỗi kĩ thuật được xả bỏ ở các hãng may. Những bộ áo quần có chi tiết lỗi không lớn lắm nhưng không thể xuất hàng được tuồn ra thị trường đồ bành.
Đồ bành Sida
Đồ bành Sida
Nhưng chuyện này diễn ra không được bao lâu, kéo dài chưa đầy nửa năm thì hàng Trung Quốc ồ ạt tấn công Việt Nam, áo quần Trung Quốc có giá rẻ mạt, mẫu mã bắt mắt được trưng bán khắp các hang cùng ngõ hẻm Việt Nam. Đã có nhiều người mua loại áo quần này, sau khi ngâm nước để giặt, các loại côn trùng nở ra chi chit trong thau nước, phải mang cả thau đồ đi đổ, hôm sau, ngay vị trí đổ thau đồ này, hàng ngàn con đỉa con và những côn trùng loi nhoi hiện ra.
Không biết áo quần này người Trung Quốc đã sản xuất theo cách nào, bảo quản ra sao mà lại có nhiều trứng đỉa, trứng côn trùng ẩn náu trong đó. Điều này có phải là sự vô tình do sản xuất cẩu thả hay là một chủ trương gây hại cho quốc dân một nước láng giềng
Chuyện áo quần Trung Quốc thì thiên hình vạn trạng cái để nói. Nhưng cái điều đáng nói nhất mà theo ông Tri là hầu như thị trường áo quần hiện nay chỉ toàn đồ Trung Quốc, có nhãn mác Trung Quốc thì bán giá đắt, không có nhãn mác thì bán giá rẻ bèo và rất có thể đó là một ổ trứng đỉa, có nhiều bộ áo quần không có nhãn mác đã được dân buôn Việt Nam gắn nhãn mác sản xuất tại Việt Nam để lừa người mua. Mọi thứ hoàn toàn bị đánh tráo, ngay cả khái niệm áo quần bành cũng đã bị đánh tráo, người ta đâu có mua từng bành về bán như trước đây mà mua từng lô hàng của Trung Quốc, có số lượng và giá cả hẳn hoi nhưng lại bán với danh nghĩa đồ bành để qua mặt người tiêu dùng.
Và ông Tri cũng lấy làm khó hiểu vì không biết áo quần này người Trung Quốc đã sản xuất theo cách nào, bảo quản ra sao mà lại có nhiều trứng đỉa, trứng côn trùng ẩn náu trong đó. Điều này có phải là sự vô tình do sản xuất cẩu thả hay là một chủ trương gây hại cho quốc dân một nước láng giềng nằm trong tầm ngắm? Và ông Tri cũng lấy làm lạ khi mọi chuyện có nguy cơ cho sức khỏe người dân vẫn diễn ra hằng ngày mà nhà cầm quyền chẳng có động thái nào để ngăn chặn, mặc cho nó bùng phát!
Đồ bành hàng xả và hàng Trung quốc
Đồ bành hàng xả và hàng Trung quốc
Dở khóc dở cười vì đồ bành
Một người buôn đồ bành tên Vi, hiện đang sống ở Buôn Hồ, Đắc Lắck chia sẻ: “Giờ khó lắm, ví dụ như mình ra mình chọn mấy hàng họ để đống, mua năm ngàn, bảy ngàn về mình hô hai mươi, hai lăm ngàn đồng thì họa ra mới có lời. Giờ đâu như hồi xưa nữa, hồi xưa người ta nghèo người ta mua đại cái đồ bành về mặc cho ấm, chứ giờ hàng công ty xả đầy, cái áo sơ mi mới có hai lăm ngàn đồng. Ít ai mua đồ bành này nữa, phải đồ xịn kia họ mới mua!”
Giờ đâu như hồi xưa nữa, hồi xưa người ta nghèo người ta mua đại cái đồ bành về mặc cho ấm, chứ giờ hàng công ty xả đầy, cái áo sơ mi mới có hai lăm ngàn đồng. Ít ai mua đồ bành này nữa, phải đồ xịn kia họ mới mua!
Một người buôn đồ bành
Theo bà Vi, nghề buôn đồ bành ở Việt Nam hiện tại đã qua thời vàng son, không phải bởi người dân hết nghèo, không thèm xài đồ bành nữa, cũng không phải đời sống xã hội đã khấm khá hơn khiến cho thẩm mỹ con người phát triển, không ai mặc áo quần lỗi mốt nữa mà trên thực tế, đồ bành đã hoàn toàn mất uy tín, người ta đã bỏ nghề buôn đồ bành rất nhiều, những người bán áo quần bành khắp nơi hiện tại có đời sống rất khó khăn, họ cố vớt vát, bán nốt những lô hàng tồn kho từ mùa Đông năm trước, thậm chí nhiều năm trước.
Cũng có nhiều trường hợp vẫn tiếp tục mua đồ bành Trung Quốc về các chợ quê, vùng nghèo khó để bán, những trường hợp này thu lãi rất cao nhưng nếu tính tổng thể thì mức lãi ròng cũng chẳng là bao vì chi phí xăng cộ, đi lại, ăn uống, thuê chỗ ở trọ. Chính vì nhịp sống quay cuồng, vội vã như vậy nên những người buôn đồ bành ít ổn định, rày đây mai đó, sống cẩu thả, được chăng hay chớ và ít nghĩ đến đường dài. Một khi đầu óc con người bị thui chột bởi nhịp sống, cái lợi trước mắt sẽ che khuất mọi thứ và người ta không còn đủ thời gian để phản tĩnh, suy tư về lương tri, đạo đức nữa.
Theo bà Vi, một khi những người dân Việt Nam trở thành nạn nhân của các thứ hàng hóa độc hại của Trung Quốc, điều đáng nói không phải ở chỗ Trung Quốc thâm hiểm mà chính là phông kiến thức của người dân quá thấp, từ người buôn bán cho đến người tiêu dùng, không hề ý thức được là mình đang tiếp tay cho giặc để giết hại chính đồng bào của mình và cũng không hề ý thức được là mua hàng hóa Trung Quốc là giết chính mình, giết cả tương lai của con cái mình.
Sở dĩ xãy ra chuyện này là vì nền giáo dục, nền truyền thông Việt Nam đã hỏng từ gốc đến ngọn, điều này chỉ dẫn đến một kết cục đáng sợ là một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ xoa đầu Việt Nam như xoa đầu một con vật nuôi trung thành và không được thông minh cho mấy!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam phòng vệ hàng hải

RFA-19-01-2015
Đại sứ Mỹ Ted Osius trong buổi làm việc với báo chí ngày 18.1 - Ảnh: Thụy Miên
Đại sứ Mỹ Ted Osius trong buổi làm việc với báo chí ngày 18.1 - Ảnh: Thụy Miên /thanhnien
Hôm qua, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí Việt Nam, Đại Sứ Hòa Kỳ Ted Osius nói rằng ông tự tin vào triển vọng sẽ đạt được thỏa thuận sau những vòng đàm phán liên quan đến Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, hỗ trợ để Việt Nam có thể tăng cường khả năng phòng vệ hàng hải và giúp Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng, độc lập, tôn trọng luật pháp và quyền con người.
Trong cuộc phỏng vấn ông Ted Osius đưa ra 5 mục tiêu mà ông muốn đạt được trong nhiệm kỳ đại sứ, gồm củng cố quan hệ kinh tế thương mại, củng cố quan hệ trong lãnh vực quản lý xã hội, cũng cố quan hệ về an ninh, thúc đẩy phát triển giáo dục, cũng như phát triển về ý tế, môi trường và khoa học.
Ông Đại Sứ Osius cũng cho rằng những mục tiêu ông sdat859 ra đều khả thi, lý do là vì quan hệ giữa người dân với người dân và quan hệ giữa chính phủ với chính phủ đang diễn tiến rất thuận lợi.
Trả lời câu hỏi liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, ông Đại Sứ Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình dương là điều rất cần thiết, để đảm bảo sự ổn định cần có.
Ngoài ra, ông cũng nhắc lại điều Washington từng nhiều lần nói tới là tiếp tục kêu gọi các quốc gia liên quan đến tranh chấp tìm giải pháp ôn hòa dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết vấn đề. Ông cũng cho biết Hoa Kỳ không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp này, nhưng cũng không muốn thấy các quốc gia có hành động đơn phương, hoặc dùng võ lực  để đe dọa nước khác.
Ông cũng nói là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng vệ hàng hải.
Ông Đại Sứ Mỹ cũng đưa ra những hình ảnh khả quan về kết quả những vòng đàm phán liên quan đến Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, tin rằng chuyện Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam là điều sẽ xảy ra, nhưng ông nói rõ điều đó phụ thuộc vào môi trưởng đầu tư của Việt Nam.

Ai có thể tin được đồng chí X?

Trần Quang Hạ (Danlambao) - Làm Thủ tướng liên tục 2 nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một số dấu ấn kinh tế chính trị trong thời gian Việt Nam mở cửa. Năm cuối nhiệm kỳ cũng là năm bắt đầu cuộc chạy đua quyền lực. Sự xuất hiện trang mạng Chân Dung Quyền Lực bắn phát súng lệnh khởi đầu cuộc đua. Nếu ở các nước dân chủ, các cuộc vận động diễn ra công khai náo nhiệt không kém phần vui vẻ thì ở Việt Nam lại âm thầm nhưng khốc liệt. Phía sau trang mạng bí ẩn người ta thấy thấp thoáng bóng dáng đồng chí X. Nhưng trước hết hãy điểm qua một số sự kiện có liên quan đến vai trò Thủ tướng của ông Dũng.

Vinashin và Phạm Thanh Bình

Giấc mơ vươn ra biển lớn của tập đoàn công nghệ tàu thủy Vinashin đã không thành còn mang theo núi nợ lên đến 4 tỉ USD. Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm tham nhũng lãnh án tổng cộng 124 năm. Nguyễn Tấn Dũng vẫn đảo nợ để cứu Vinashin. Cho đến nay tập đoàn quốc doanh nầy vẫn liên tục thua lỗ.

Bauxite Tây nguyên và món quà tặng Trung Quốc

Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 ngày 1/11/2007 chính thức triển khai dự án bauxite sau thời gian dài nghiên cứu và tranh cãi. Có khoảng 2000 trí thức, nhà khoa học, cán bộ cộng sản cao cấp ký thỉnh nguyện thư yêu cầu ngưng dự án vì rất nhiều lý do: không hiệu quả về kinh tế, ảnh hưởng tệ hại môi trường và nguy hại đến quốc phòng v.v... nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai vì đó là “chủ trương lớn của Đảng”.

Báo Financial Times nói đây là món quà Nguyễn Tấn Dũng dâng tặng Trung Quốc. Phải chăng “món quà” nầy đã được ký kết trong Hội nghị Thành đô 1990 nhằm trao đổi và Trung quốc sẽ bảo kê nếu Việt Nam xảy ra binh biến? Dù có hay không, quà tặng luôn có “lại quả”. Lại quả chắc không nhỏ mới đủ chia đều cho 20 vị Ủy viên Chính trị.

Vinalines và Dương Chí Dũng

Tháng 8/2005 Nguyễn Tấn Dũng ký bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Chủ tịch HĐQT Vinalines, trong khi đã biết Dương Chí Dũng từng làm ăn thua lỗ ở Vinawaco trước đó. Hậu quả vỡ nợ vì tham nhũng. Dương Chí Dũng lãnh án tử hình tại tòa còn tướng công an Phạm Quí Ngọ lãnh án tử tại bệnh viện. Vụ án tham nhũng sém chút nữa trở thành đại án nếu con ngựa quí không bỗng dưng lăn đùng ra chết.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục giảm

Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 8,44%. Sau khi ông Dũng nhận chức thủ tướng, GDP giảm mạnh. Năm 2007 8,23%, 2008 6,31%, 2009 5,32%... Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính sách vĩ mô sai lầm dẫn đến đời sống của nhân dân khó khăn hơn. Việt Nam khó thoát khỏi bẫy nghèo bền vững, nghĩa là cách biệt giữa giàu nghèo càng tăng và trở thành căn bệnh kinh niên như một số quốc gia châu Mỹ La tinh, người nghèo chiếm tỷ trọng tuyệt đối cao và không bao giờ có cơ hội vươn lên được.

Tham vọng gia đình trị

Bằng quyền lực và ảnh hưởng của bố, những người con của Nguyễn Tấn Dũng nhanh chóng thăng quan tiến chức mặc dầu có người còn rất trẻ.

- Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi. Ra trường năm 2006 cũng là năm NT Dũng nhậm chức thủ tướng. Con đường hoạn lộ mở ra nhanh chóng: Hiệu trưởng ĐH Kiến Trúc, rồi Thứ trưởng bộ Xây dựng, Ủy viên dự khuyết TƯ, hiện nay làm Phó bí thư tỉnh Kiên Giang, chỉ trong vòng chưa tới 6 năm.

- Nguyễn Thanh Phượng, 35 tuổi, đứng đầu tập đoàn tài chánh vốn hàng trăm triệu đô la. Được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam, có liên hệ mật thiết với Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, người hiện đang lãnh án 30 năm vì tội lừa đảo.

- Nguyễn Minh Triết, 25 tuổi, phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định.

Đàn áp phong trào dân chủ

Nguyễn Tấn Dũng lên chức thủ tướng cũng là lúc phong trào dân chủ bắt đầu bị đàn áp mạnh sau thời gian nới lỏng để được vào WTO. Con số nhà hoạt động bị bỏ tù liệt kê sau đây: 2006 3 người, 2007 6 người, 2008 5 người, 2009 10 người, 2010 22 người, 2011 33 người... Đến nay tổng số tù nhân lương tâm khoảng 200 người, trong đó hơn phân nửa bị bỏ tù dưới 2 nhiệm kỳ của ông Dũng.

Nói và làm khác nhau trời vực

Nguyễn Tấn Dũng có một số phát biểu khá ấn tượng. Chúng ta có thể điểm lại một số phát ngôn và so sánh hành động đi theo sau đó để thấy tính chất xảo quyệt trong việc dùng lời nói đánh bóng tên tuổi còn làm thì ngược lại.

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông Dũng tuyên bố chắc nịch: “Không chống được tham nhũng, tôi từ chức ngay!”. Sau các vụ bê bối Vinashin, Vinalines Quốc hội chất vấn đòi từ chức, Dũng trả lời tỉnh queo: “Đảng phân công tôi làm Thủ tướng, tôi phải chấp hành theo ý Đảng.”

Thấy dân chúng phẫn nộ biểu tình chống TQ, Dũng đề nghị làm luật biểu tình. Đến bây giờ luật biểu tình bị xếp vó, Dũng lại phát biểu: “Muốn rút dự án luật biểu tình phải có đủ lý lẽ...” Mới nghe thấy sướng thật, nhưng hãy nhìn vào cảnh đàn áp tàn bạo của công an mới thấy sự thật. Nếu tôn trọng quyền biểu tình hợp pháp của người dân, ông Dũng đã không đàn áp và không bắt bỏ tù hàng trăm người chỉ vì họ yêu nước.

Việt Nam bị xếp hạng áp chót về tự do báo chí, thành tích nhân quyền. Khi Nguyễn Tấn Dũng hùng hồn tuyên bố “nhân quyền, tự do và dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược” thì ở Việt Nam vẫn diễn ra cảnh sách nhiễu bắt bớ, tù đày người yêu nước ngày càng khốc liệt và ngày càng tàn bạo.

Phát biểu gần đây về thông tin mạng: “không cấm được đâu các đồng chí” không hề thể hiện tính chất phục thiện của một người đứng đầu chính phủ. Nó chỉ thể hiện tính chất láu cá của một tay hoạt đầu chính trị: Nói và làm phải hoàn toàn khác nhau. Nếu chẳng may giống nhau thì Nguyễn Tấn Dũng không còn là cộng sản.