Friday, April 10, 2015

Tượng đài khoét sâu thêm ly tán hay tượng đài hòa hợp dân tộc

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Nhà nước Việt Nam hôm nay bệnh tật, hèn yếu vì nhà nước đó đã từ bỏ đoàn kết dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chạy theo đấu tranh giai cấp, lấy giai cấp đánh phá dân tộc, lấy giai cấp thống trị dân tộc làm suy yếu dân tộc. Theo đuổi ý thức hệ vô sản hão huyền, cam tâm cắt đôi dải đất đã thấm đẫm máu cha ông gìn giữ, mở mang mới có được thành hai trận tuyến đối đầu, chia đôi dân tộc Việt Nam có cội nguồn từ bọc trăm trứng thành hai lực lượng thù địch bắn giết nhau. Dùng súng đạn của ý thức hệ vô sản thế giới bắn giết chính dân tộc mình. Vì ý thức hệ giai cấp, cắt đôi đất nước rồi lại lấy máu của chính dân tộc mình để thống nhất đất nước, thống trị cả nước. Làm chủ cả nước rồi vẫn say máu đấu tranh giai cấp, lại lùa hàng trăm ngàn người dân Việt Nam không cùng ý thức hệ với nhà nước cộng sản vào trại tập trung hà khắc, mịt mù không thời hạn, xua đuổi hàng triệu người dân miền Nam phải rời bỏ nhà cửa, rời bỏ cuộc sống ổn định, bình yên đến vùng đất hoang sơ heo hút, sống cuộc sống hồng hoang nguyên thủy, bất định.

*

Những ngày này tất cả điện thoại di động mạng Vinaphone đều nhận được tin nhắn từ tổng đài Vinaphone: Soan tin GM gửi 1407 de ung ho 14 000d cho chuong trinh “Gop vien gach xay dung khu tuong niem chien si Gac Ma do Tong LDLDVN, Quy Tam Long Vang bao Lao Dong phat dong tu ngay 12/3/2015 den 11/5/2015.

Dựng tượng đài khắc ghi vào thời gian, khắc ghi vào tâm linh Việt Nam những dòng máu thiêng Việt Nam đã đổ ra để giữ biển Đông, mảnh thềm không thể tách rời của ngôi nhà hương hỏa Việt Nam là đòi hỏi khẩn thiết của mọi trái tim Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhưng nếu chỉ dựng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma 1988 thì vừa bất công, vừa hẹp hòi, nhỏ nhen, chật chội quá! Một hành xử chính trị nhưng dường như phản chính trị! Chỉ là thứ chính trị thô thiển, bè phái, cục bộ! Một việc làm khoét sâu thêm nỗi đau li tán dân tộc cũng là làm suy yếu dân tộc.

Trường Sa và Hoàng Sa, tuy là hai quần đảo tách biệt nhưng những núm cát san hô thuộc hai quần đảo đó đều là những hàng cọc giậu trước thềm ngôi nhà Việt Nam. Những người lính Việt Nam dù ở miền Bắc hay miền Nam, dù là người lính của chính quyền Hà Nội hay Sài Gòn đều là người Việt Nam, đều sống và chết để giữ hàng cọc giậu gắn liền với lịch sử mở cõi của dân tộc Việt Nam, sống và chết vì đất Mẹ Việt Nam, vì Tổ quốc Việt Nam. Tổ quốc Việt Nam rộng lớn từ mỏm cực Bắc Lũng Cú, Hà Giang đến hòn đảo chót cùng cực Nam Thổ Chu, Kiên Giang, từ dằng dặc núi cao Trường Sơn đến mịt mù sóng gió Hoàng Sa, Trường Sa. Mẹ Việt Nam bao dung ôm trọn mọi con dân Việt Nam vào lòng. Mẹ Việt Nam dựng tượng đài ghi công những đứa con đã chết cho đất Mẹ Việt Nam toàn vẹn, cho Tổ quốc Việt Nam sống mãi, không phân biệt sắc áo, màu cờ, không phân biệt nhận thức chính trị của những đứa con đó.

Những người lính của chính quyền Sài Gòn chết ở Hoàng Sa năm 1974 trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược. Những người lính của chính quyền Hà Nội cũng chết trong cuộc chiến chống quân Tàu Cộng xâm lược Gạc Ma, Trường Sa năm 1988. Họ đều chết cho Tổ quốc Việt Nam, chết trên những doi cát ngay thềm ngôi nhà Việt Nam mang hồn thiêng cha ông. Nay chỉ dựng tượng đài ghi công Chiến sĩ Gac Ma 1988 thì tượng đài chật chội, nhỏ nhen, hẹp hòi đó không thể mang tấm lòng bao dung của Mẹ Việt Nam, không thể bền vững cùng non nước Việt Nam mà chỉ là tượng đài của một thế lực phe nhóm và chỉ tồn tại cùng thế lực phe nhóm đó mà thôi.

Không mang tấm lòng bao dung, ấm áp của Mẹ Tổ quốc, tượng đài Gạc Ma 1988 cũng không mang đầy đủ đạo lí uống nước nhớ nguồn, không mang tấm lòng thương yêu đùm bọc dân tộc là lẽ sống còn của dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh trường tồn Việt Nam. Hẹp hòi, lạnh lùng chối bỏ sự hi sinh cho Đất Mẹ Việt Nam của những người lính Việt Nam Cộng hòa ở Hoàng Sa năm 1974, tượng đài Gac Ma 1988 còn là tượng đài của nỗi đau chia rẽ li tán dân tộc. 

Có ý kiến lí giải: 

“Trước 2014 việc tưởng niệm này đối với Nhà nước ta luôn là việc nhạy cảm, không dám công khai, sợ mất lòng Bắc Kinh vì đã có thỏa thuân mật Thành Đô với chiêu bài "Gác quá khứ hướng tới tương lai"

Đối với con bệnh khi bệnh nặng thì phải dùng thuốc cho phù hợp, đang bất tỉnh thì cho thuốc dần dần để con bệnh dễ dàng tiếp thu mà tỉnh lại đã, sau đó mới tăng liều để con bệnh phục hồi như người bình thường. Việc xây đài tưởng niệm Gạc Ma cũng vậy. Từ chỗ Nhà nước chối bỏ tưởng niệm, trước đây ai hô và cầm khẩu hiệu Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam là bị đàn áp, thậm chí viết tắt HS – TS - VN cũng phải lén lút dán gốc cây. Việc xây đài tưởng niệm Gạc Ma chính là liều thuốc để con bệnh dần dần tỉnh lại. Sau khi đã tỉnh thì sẽ có nhiều liều thuốc khác như Hoàng Sa 1974, Biên giới 1979, Vị Xuyên 1984... bồi bổ để hồi phục hoàn toàn.

Việc xây đài Gạc Ma không có nghĩa là chối bỏ Hoàng Sa 1974, mà chỉ là Nhà nước VN chưa đủ sức khỏe để làm mà thôi. Chúng ta nên thấy được sự tiến bộ trong nhận thức của Nhà nước, để một tổ chức quần chúng danh nghĩa đứng ra xây tượng đài. Từ tựơng đài Gạc Ma rồi sẽ có tượng đài Hoàng Sa và các tượng đài khác mà trong tâm linh Đảng và nhà nước đang nợ”

Ý kiến trên đã xác nhận tình trạng bệnh tật nặng đến mức bất tỉnh, hèn yếu đến không còn tư thế độc lập, tự chủ của nhà nước Việt Nam cộng sản hiện nay và cho rằng tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma là liều thuốc vừa phải với con bệnh nặng đã bất tỉnh. Sau liều thuốc tượng đài Gạc Ma 1988 sẽ là liều thuốc tượng đài Hoàng Sa 1974, tượng đài Biên giới 1979... Nhưng đó là cách chữa bệnh bằng nuôi bệnh, ủ bệnh chứ không phải bằng trị bệnh. 

Bốn mươi năm làm chủ cả nước, bốn mươi năm nhân danh cả dân tộc Việt Nam, nhà nước đó vẫn không dám nhìn nhận, ghi công những người con yêu của dân tộc Việt Nam đã bỏ mạng trong cuộc chiến giữ nước ở Hoàng Sa năm 1974 thì nhà nước đó không bao giờ dám làm điều mà nhà nước thực sự của toàn dân phải làm và nhà nước đó cũng không bao giờ có đủ lòng bao dung, không bao giờ có đủ tư cách người Mẹ Việt Nam để làm điều đó!

Nhà nước Việt Nam hôm nay bệnh tật, hèn yếu vì nhà nước đó đã từ bỏ đoàn kết dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chạy theo đấu tranh giai cấp, lấy giai cấp đánh phá dân tộc, lấy giai cấp thống trị dân tộc làm suy yếu dân tộc. Theo đuổi ý thức hệ vô sản hão huyền, cam tâm cắt đôi dải đất đã thấm đẫm máu cha ông gìn giữ, mở mang mới có được thành hai trận tuyến đối đầu, chia đôi dân tộc Việt Nam có cội nguồn từ bọc trăm trứng thành hai lực lượng thù địch bắn giết nhau. Dùng súng đạn của ý thức hệ vô sản thế giới bắn giết chính dân tộc mình. Vì ý thức hệ giai cấp, cắt đôi đất nước rồi lại lấy máu của chính dân tộc mình để thống nhất đất nước, thống trị cả nước. Làm chủ cả nước rồi vẫn say máu đấu tranh giai cấp, lại lùa hàng trăm ngàn người dân Việt Nam không cùng ý thức hệ với nhà nước cộng sản vào trại tập trung hà khắc, mịt mù không thời hạn, xua đuổi hàng triệu người dân miền Nam phải rời bỏ nhà cửa, rời bỏ cuộc sống ổn định, bình yên đến vùng đất hoang sơ heo hút, sống cuộc sống hồng hoang nguyên thủy, bất định. Chính sự say máu đấu tranh giai cấp với phần dân tộc Việt Nam khác ý thức hệ đã tạo nên dòng người Việt Nam ào ạt bỏ nước ra đi, tạo nên vực thẳm li tán dân tộc đau đớn nhất, tệ hại nhất trong lịch sử Việt Nam kéo dài đến tận hôm nay. 

Thời đất nước bị những người cộng sản kí hiệp định Geneve chia cắt thành hai trận tuyến, tất cả nguồn lực đất nước, tất cả sức mạnh của hai nửa dân tộc đều dồn vào cuộc nội chiến Bắc – Nam. Cuộc nội chiến Bắc – Nam đến hồi sát ván, một còn một mất cũng là thời cơ vàng cho quân xâm lược Tàu Cộng đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của lịch sử, của cha ông người Việt.

Thời li tán, lòng dân hướng ngoại. Tình cảm yêu nước thiêng liêng của người dân cũng bị những người cộng sản độc quyền chiếm đoạt. Yêu nước phải yêu chủ nghĩa xã hội. Đất nước yêu thương không còn của 90 triệu người dân Việt Nam nữa mà đã trở thành tài sản riêng của những người cộng sản cầm quyền. Yêu nước cháy bỏng mà người dân phải gạt nước mắt lũ lượt bỏ nước ra đi. Dân tộc tan tác. Đất nước kiệt quệ. Thời cơ vàng lại đến với bọn Tàu Cộng để chúng đánh chiếm Gạc Ma.

Phải dành vài dòng nhắc lại điều này để thấy rằng dù năm 1974 Hoàng Sa thuộc vùng lãnh thổ do chính quyền Sài Gòn quản lí, gìn giữ nhưng để mất Hoàng Sa năm 1974, để mất Gạc Ma năm 1988 trách nhiệm đích thực thuộc về những người gây nên nỗi đau chia cắt đất nước, gây nên thảm cảnh li tán dân tộc. Máu tham nô dịch thiên hạ và bành trướng xâm lược lãnh thổ luôn khát khao nung nấu trong đầu óc, trong tim gan từ ngàn đời tổ tiên Đại Hán và lịch sử bốn ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt Nam đã đóng đinh vào lịch sử bài học sống còn của dân tộc Việt Nam là máu tham bành trướng xâm lược của Đại Hán chỉ thực hiện được với Việt Nam khi dân tộc Việt Nam suy yếu vì chia rẽ, li tán. 

Đấu tranh giai cấp bằng bạo lực chuyên chính vô sản mà những người cộng sản hăm hở, quyết liệt thực thi suốt từ 1930 đến nay đã đánh vào khối đoàn kết dân tộc Việt Nam những đòn chí mạng. Chưa bao giờ dân tộc Việt bị chính đảng và nhà cầm quyền vẫn xưng là của dân tộc Việt Nam đánh những đòn độc địa, khủng khiếp, tàn bạo như cuộc chém giết của hận thù trong Xô Viết Nghệ Tĩnh. Như cuộc đấu tố, bắn bỏ những người Việt Nam có của trong cải cách ruộng đất. Như cuộc thanh trừng trí thức trong vụ Nhân văn Giai phẩm và trong vụ Xét lại. Như đợt tập trung tù đày hàng trăm ngàn người Việt Nam khác ý thức hệ cộng sản... Không phải chỉ những đối tượng mà những đòn đó nhằm vào, bị đánh. Cả dân tộc Việt Nam bị đòn bạo lực chuyên chính vô sản của đấu tranh giai cấp đánh nhừ tử.

Trong cuộc cách mạng và chiến tranh tàn khốc vừa qua do đảng Cộng sản Việt Nam phát động, đảng Cộng sản đã thắng lớn, thắng hả hê. Thắng chính dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua thảm hại. Người hốt hoảng bỏ chạy tứ tán khắp thế giới thấy ngay cái thua đau đớn, tức tưởi. Người còn ở lại đất nước thân yêu nhưng đất nước không còn của mình nữa mới dần dần ngậm ngùi nhận ra cái thua trắng tay. Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị thua đau, bị chia rẽ, li tán, tan tác, yếu hèn như hôm nay. Chia rẽ, li tán giữa nhà nước cộng sản với người dân. Chia rẽ, li tán, tan tác ngay trong cộng đồng dân tộc.

Yếu hèn vì chia rẽ li tán dân tộc, lại thêm cái yếu hèn vì nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ chỉ biết có lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền đã dẫn đến mất Hoàng Sa, Gạc Ma. 

Yếu hèn vì chia rẽ li tán dân tộc, lại thêm cái yếu hèn vì nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ chỉ biết có lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắm mặt kí hiệp định biên giới nhục nhã năm 1999 chấp nhận dâng cho kẻ cướp Tàu Cộng dải đất của lịch sử Việt Nam ở Lạng Sơn, nơi nước mắt cha con Nguyễn Trãi lã chã nhỏ ra còn làm cay mắt mọi thế hệ con cháu người Việt. Chấp nhận dâng cho kẻ cướp Tàu Cộng dải đất gấm vóc ở Bản Giốc, Trùng Khánh, Cao Bằng. Chấp nhận dâng cho kẻ cướp Tàu Cộng dải núi rừng hiểm yếu 1509 ở Hà Giang để Tàu Cộng san bằng hàng ngàn nấm mộ người lính Việt Nam đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu chống quân Tàu Cộng bảo vệ cương vực lãnh thổ Việt Nam.

Yếu hèn vì chia rẽ li tán dân tộc, lại thêm cái yều hèn vì nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ chỉ biết có lợi ích của đảng cộng sản cầm quyền, đất nước đang mất từng mảng, mất cục bộ. Mất tư thế độc lập, tự chủ. Mất quyền làm chủ trên thực tế ở biển Đông. Mất quyền làm chủ ở những dải rừng rộng lớn biên giới đã cho Tàu Cộng thuê dài hạn. Mất quyền làm chủ ngay trên những mảnh đất nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam: công trường khai tác bô xít Tây Nguyên, công trường cảng biển Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh... Bóng đêm nước mất dân nô lệ đã u ám sầm sập trước mặt. Dân tộc tiếp tục bị chia rẽ, li tán, những người cầm quyền vẫn nhỏ nhen, hẹp hòi thì mất cả dải đất Việt Nam gấm vóc là hiển nhiên. 

Tượng đài chiến sĩ Gạc Ma không phải chỉ là việc tri ân liệt sĩ mà là một phép thử với một nhà nước. Nhà nước đó có phải của đất nước, của dân tộc hay chỉ của một phe nhóm, đảng phái. Đánh phá, chia rẽ, li tán dân tộc nhưng nhà nước cộng sản Việt Nam cũng lại ra rả nói nhiều nhất, nói ráo hoảnh nhất về hòa giải, hòa hợp dân tộc. Hòa giải, hòa hợp không phải là lời nói mà phải bằng việc làm. Và việc làm đầu tiên để hòa giải, hòa hợp dân tộc, xóa dần đi nỗi đau lí tán dân tộc, xóa đi cả sự nhỏ nhen, hẹp hòi, chật chội trong trái tim, trong tình cảm những người cầm quyền chính là tượng đài Hoàng Sa - Gạc Ma này. 

Cuộc chiến chống Tàu Cộng dùng sức mạnh quân sự xâm lược Việt Nam thời đương đại này dù diễn ra trong thời gian dài, 1974; 1979; 1988 và trong không gian rộng, biên giới phía Bắc; Hoàng Sa; Trường Sa nhưng thực sự chỉ ở hai mặt trận, mặt trận đất liền biên giới và mặt trận ngoài biển Đông. Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988, hai trận đánh, hai sự kiện, hai sắc cờ, hai chủ thể đánh giặc: quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng chỉ một ý chí, một hình ảnh: những người lính Việt Nam ôm ghì những mỏn cát san hô của ông cha để lại ngoài biển Đông.

Một nhà nước thực sự của đất nước, của dân tộc phải có tầm vóc, khí phách của đất nước, phải có tấm lòng bao dung cả dân tộc. Không có tầm vóc, khí phách đó, không có tấm lòng bao dung đó, nhà nước không xứng đáng với đất nước, với dân tộc

Dù tổ chức nào khởi xướng, vận động xây dựng tượng đài những người lính đền nợ nước thì tượng đài cũng phải mang tấm lòng bao dung của Mẹ hiền Việt Nam, là nơi hồn thiêng những đứa con đã chết cho đất nước trở về với Mẹ hiền Tổ quốc Việt Nam, nơi linh hồn những người chết cho đất nước Việt Nam bất tử cùng Tổ quốc Việt Nam

Tượng đài đón linh hồn những người lính quân đội Việt Nam Cộng hòa bỏ mình ở Hoàng Sa năm 1974, đón linh hồn những người lính quân đội Nhân dân Việt Nam bỏ mình ở Gạc Ma năm 1988 còn là tượng đài hòa hợp dân tộc, thống nhất đất nước từ trong tâm linh. Tượng đài như vậy là sự rưng rưng xúc động của mọi trái tim Việt Nam sẽ nhận được sự hưởng ứng, đóng góp to lớn vô tận của mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước.



Fan 'cuồng' Nguyễn Phú Trọng gặp thần tượng

Yêu quái Nguyễn Phú Trọng hơn hở khi gặp 'đồng chí' Tôn Ngộ Không


Bạn đọc Danlambao - Trong chuyến viếng thăm Trung Cộng hôm 8/4/2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc gặp với diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng - người đóng vai nhân vai nhân vật Tôn Ngộ Không trong bộ phim Tây Du Ký 1986 vốn quen thuộc với nhiều khán giả Việt Nam.

TBT Trọng cho biết bản thân ông này cũng rất yêu thích bộ phim Tây Du Ký và mến mộ diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không.

Trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, Lục Tiểu Linh Đồng nói: "Tôi đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký tặng lên cuốn sách Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du tập 1. Không những thế, Tổng bí thư còn chia sẻ ông cũng rất yêu thích bộ phim truyền hình Tây Du Ký, và ngỏ ý khen ngợi vai diễn Tôn Ngộ Không của tôi".

Tại Việt Nam, giáo sư xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng cũng từng có câu nói nổi tiếng khi trích dẫn truyện Tây Du Ký để nói về vấn đề tham nhũng. Tại buổi tiếp xúc cử tri hôm 7/12/2013, TBT Trọng phát biểu:

“Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng (Nguồn: Báo Tiền Phong)

Không chỉ cuồng tín về chủ nghĩa cộng sản, xem ra ông Nguyễn Phú Trọng còn là một fan 'cuồng' của Tây Du Ký đến mức bị tẩu hỏa nhập ma.

 Fan 'cuồng' Nguyễn Phú Trọng ký tên tặng thần tượng Lục Tiểu Linh Đồng

Trước đó, một fan 'cuồng' khác của đảng CSVN là chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký tên và ghi lại thủ bút tặng cho 'đồng chí' Lục Tiểu Linh Đồng. 

Trung Quốc đấu khẩu với Mỹ về Biển Đông

BẮC KINH (NV) - Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vừa tái khẳng định Trung Quốc có quyền bồi đắp các bãi đá tại quần đảo Trường Sa vì có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo này. 


Hình vệ tin chụp ngày 4 tháng 3, 2015 thấy Trung Quốc bồi đắp bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef), thành một căn cứ quân sự lớn trên biển Trường Sa. (Hình: Digital Globe)

Tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc được đưa ra ngay sau khi ông Obama, Tổng thống Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại về các hoạt động liên quan đến yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.”

Trong chuyến thăm Jamaica, ông Obama cho rằng, tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông vốn có thể giải quyết một cách ôn hòa bằng các giải pháp ngoại giao, tuy nhiên ông lo ngại việc Trung Quốc không tôn trọng các chuẩn mực và luật pháp quốc tế. Khi Trung Quốc sử dụng tầm vóc, cũng như sức mạnh để buộc các quốc gia khác phải nhượng bộ yêu sách của mình, Philippines và Việt Nam sẽ bị gạt ra bên lề.

Cũng vì vậy, ông Obama kêu gọi, Trung Quốc không nên lợi dụng tầm vóc và sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi của mình, buộc các quốc gia khác trở thành phụ thuộc. Đáp lại, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bảo rằng, ai cũng thấy quốc gia nào có tầm vóc lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Bà Oánh cáo buộc Hoa Kỳ mới là quốc gia “diễu võ, giương oai.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng, một số quốc gia đã im lặng khi một số quốc gia khác “xây dựng các cơ sở mà những quốc gia này xâm lấn bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa vì quần đảo này thuộc Trung Quốc” và sau đó lại đưa ra “những phát biểu thiếu trách nhiệm đối với các hoạt động bình thường của Trung Quốc trên lãnh thổ của Trung Quốc.”

Bà Oánh nhận định đó là “tiêu chuẩn kép,” không công bằng và thiếu tinh thần xây dựng. Cũng vì vậy, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi các quốc gia khác không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên “giữ đúng cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông và nỗ lực hơn nữa vì hòa bình, ổn định khu vực.”

Sau các tuyên bố và nhận định của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Jeffrey Rathke, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói thẳng, Trung Quốc đang “giành chiếm lãnh thổ” và các hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông của Trung Quốc đang khiến cộng đồng quốc tế càng lúc càng lo ngại về ý đồ của Trung Quốc.

Ông Rathke nhấn mạnh, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo dõi sát các sự kiện liên quan đến Biển Đông và sẽ tiếp tục bày tỏ với Trung Quốc cũng như các quốc gia khác trong vùng về những lo ngại của Hoa Kỳ, kêu gọi tất cả các bên “tránh thực hiện các hoạt động gây mất ổn định.”

Không riêng Hoa Kỳ, Philippines cũng tiếp tục lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để ngăn chặn việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông trong khi các tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông chưa được phân giải.

Ông Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines, đề nghị cộng đồng quốc tế “chỉ rõ cho Trung Quốc thấy rằng việc họ đang làm là sai trái và yêu cầu Trung Quốc phải ngưng các hoạt động bồi đất các bãi đá thành đảo nhân tạo.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines nhấn định, sở dĩ Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo là vì Trung Quốc muốn tác động đến phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển, 04-10-2015 5:10:30 PM  dự kiến sẽ được công bố vào năm tới. (G.Đ)

Xây nhà hàng nổi chiếm mất bãi biển Nha Trang

KHÁNH HÒA (NV) - Người dân Khánh Hòa ngỡ ngàng, tức giận khi trên bãi biển Nha Trang lại có thêm khu nhà hàng bê tông cốt thép khổng lồ tại công viên Phù Đổng, che mất tầm nhìn từ thành phố ra biển. 


Toàn cảnh công trình nhà hàng nổi ở công viên Phù Đổng, thành phố Nha Trang. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo Tuổi Trẻ, trong lúc dư luận chung còn chưa kịp nguôi ngoai với nỗi buồn về dự án nhà hàng nổi E-land Four Seasons che chắn trên bãi biển Nha Trang, trong khu cà phê Bốn Mùa cũ, thì tại một khu công viên Phù Đổng, phía đông đường Trần Phú lại mọc lên một nhà hàng Nga còn bề thế hơn, có diện tích xây dựng 1,100m2/1,307m2 tổng diện tích sàn. Hiện nay khu nhà hàng ngầm và nổi tại đây đã nổi lên trên bãi biển cao hơn 6m.

Công trình hủy hoại đặc trưng bãi biển Nha Trang này được tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang ban hành ngày 17 tháng 10, 2014.

Ông Nguyễn Hoàng, phó chủ tịch Hội Kiến Trúc Sư Khánh Hòa cho rằng, theo các quy định của Chính phủ tại nghị định “Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị” thì việc quy hoạch, xây dựng các công trình, nhất là thuộc các di tích, danh lam thắng cảnh là phải lấy ý kiến các hội nghề nghiệp.

Thế nhưng, ngày 7 tháng 4, tại Hội Kiến Trúc Sư Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Lộc, chủ tịch hội cho biết, từ chủ tịch, phó chủ tịch và nguyên chủ tịch hội đều cho biết, hội nghề nghiệp này không được lấy ý kiến gì đối với dự án đã cấp phép tại công viên Phù Đổng.


Công trình nhô cao che tầm nhìn ra biển. (Hình: Tuổi Trẻ)


Trong khi đó, ông Trần An Khánh, bí thư thành ủy Nha Trang, cho biết, các dự án ở phía Đông bãi biển Nha Trang thì tỉnh Khánh Hòa chỉ tham gia ý kiến thông qua quy hoạch phân khu chung. Còn quy hoạch phân khu chi tiết thì không cần phải thông qua mà chỉ thực hiện trên cơ sở cái nền quy hoạch chung.

“Nói chung, đối với những công trình gọi là “gây nhiều dư luận” thì cũng khó nói lắm. Bởi về dư luận thì có rất nhiều mặt, về tính thẩm mỹ, về tính nghệ thuật... nhiều chuyện lắm. Vấn đề là ở chỗ khi quy hoạch phân khu chi tiết đó anh phải thực hiện cho đúng,” ông Khánh nói.

“Bãi biển Nha Trang trước đây đã được giữ gìn rất đẹp. Nhưng mấy năm gần đây, lãnh đạo tỉnh cứ cho chia cắt, cấp phép cho các nhà đầu tư chiếm cứ làm dự án, xây các công trình bê tông che chắn biển. Việc quyết định, cấp phép đó của những quan chức có quyền là một kiểu làm theo “tư duy nhiệm kỳ.” Những dự án theo kiểu “lợi ích nhóm” đó đang xẻ thịt dần và gần hết bãi biển Nha Trang,” ông Hoàng nhận định.

Dư luận chung cho rằng, năm 2010 một tạp chí nổi tiếng của Mỹ từng bình chọn, xếp bãi biển Nha Trang là “một trong 10 bãi biển tồi nhất trên thế giới.” Nhưng sau đấy dường như lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa “vẫn không chịu tỉnh” mà vẫn tiếp tục cho chia cắt bãi biển Nha Trang cấp cho các dự án thương mại hóa, để các công trình bê tông vẫn tiếp tục mọc lên. Đó là những việc làm không hợp lý, không hợp lòng dân.

Tin cho hay, đến nay lãnh đạo Sở Xây Dựng Khánh Hòa vẫn cho rằng, công trình nhà hàng Nga này chỉ mới xây hơn 6m, chưa vượt quá chiều cao cho phép. (Tr.N)
04-10- 2015 3:30:16 PM

Xây trụ sở ngàn tỷ:Không dùng ngân sách, tội gì không làm!

(Baodatviet) - Cần lấy ý kiến rộng rãi của người dân về định hướng ban đầu và quy hoạch để đảm bảo công khai, minh bạch.

ĐBQH Nguyễn Hữu Đức, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị cho biết.
Chỉ sợ quá trình làm không minh bạch
Thời gian qua, thêm nhiều tỉnh, thành tiếp tục công bố kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính ngàn tỷ, như Hải Dương, Cần Thơ, Khánh Hoà, Hà Tĩnh... dù đã có chủ trương cắt giảm chi tiêu công từ vài năm nay.
Trao đổi về hiện tượng này, ĐBQH Nguyễn Hữu Đức cho hay, Chính phủ đã chỉ đạo không dùng tiền ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân để xây trụ sở một cách không cần thiết trong điều kiện nước ta đang cắt giảm chi phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trụ sở nhiều cơ quan nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh như thuế, kho bạc, Sở NN&PTNT, VH-TT&DL... mới được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng tại khu đô thị bắc Nguyễn Du. Ảnh: VietNamNet
Trụ sở nhiều cơ quan nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh như thuế, kho bạc, Sở NN&PTNT, VH-TT&DL... mới được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng tại khu đô thị bắc Nguyễn Du. Ảnh: VietNamNet

"Tuy nhiên, cùng với các công cụ cải cách hành chính, các địa phương cũng muốn cải thiện môi trường, địa điểm để người dân có thể tiếp cận với dịch vụ công của Nhà nước nhiều hơn.
Nếu các địa phương không sử dụng tiền ngân sách nhà nước và sử dụng các hình thức hợp tác hợp tác, đầu tư khác như xây dựng-chuyển giao (BT) hay sử dụng nguồn vốn từ nơi khác để thực hiện dự án thì có thể làm được trong điều kiện hiện nay. Những vấn đề này cần phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành và có sự hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền", ông Đức nói.
Trước băn khoăn trụ sở của nhiều sở, ngành tại Hà Tĩnh mới xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây vài năm mà tỉnh đã muốn xây trung tâm hành chính liệu có hợp lý, ông Nguyễn Hữu Đức cho rằng cần phải sự tham gia của cơ quan công sản Trung ương và địa phương trong vấn đề này.
"Cơ quan công sản ở Trung ương và tỉnh phải xem xét công năng của từng trụ sở các sở, ngành địa phương, cái nào vẫn sử dụng tốt thì tiếp tục sử dụng.
Tôi mới đi công tác ở Hà Tĩnh và thấy họ sắp xếp theo từng bước một: đầu tiên là lên quy hoạch tổng thể, sau đó rà soát lại công năng của các trụ sở để tận dụng một cách tối đa, rồi mới tập trung làm trụ sở với phương thức sử dụng ít tiền của Nhà nước nhất. Nếu làm được như thế thì rất tốt, chỉ sợ trong quá trình làm không minh bạch, rõ ràng, sử dụng không hiệu quả, xây dựng trụ sở mới lại bỏ trụ sở cũ đi rất lãng phí".
Liên quan đến ý kiến cho rằng, các địa phương chẳng tội gì không xây trụ sở vì vừa trụ sở lớn vừa tăng được GDP, ông Nguyễn Hữu Đức nhận định: "Về lý thuyết là như thế, còn vấn đề nguồn vốn từ đâu quan trọng hơn là hiệu quả. Nếu địa phương huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, công năng đúng quy hoạch như đã được cấp phép thì tội gì không làm. Như thế, vừa có trụ sở đàng hoàng, tạo cho người dân dịch vụ hành chính công tốt, GDP tăng lên, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đấy là điều hoàn hảo".
Lấy ý kiến nhân dân, ĐBQH tham gia giám sát
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Đức, để đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc xây dựng trung tâm hành chính, các tỉnh cần có quy hoạch tổng thể, trong đó tốt nhất là có sự tham gia của người dân bằng cách lấy ý kiến rộng rãi về định hướng đầu và quy hoạch.
"Người dân chính là những người sử dụng dịch vụ hành chính công, bộ máy nhà nước là để phục vụ nhân dân. Nếu người dân được tham gia ý kiến sẽ rất tốt, đảm bảo cơ sở về quy hoạch: có cần xây dựng hay không? Một trụ sở sẽ tập trung nhiều bộ, ngành vào đó hay chỉ một số bộ, ngành chính, trụ sở cũ bàn giao cho ai...
Bên cạnh sự giám sát cộng đồng về đầu tư, các đại biểu quốc hội ứng cử tại địa phương cũng tham gia giám sát. Hiện tại, như ở Hà Tĩnh chưa có phương án cụ thể nên chưa biết thế nào vì phải quy hoạch từng bước về không gian, địa điểm, công năng sử dụng của trụ sở mới, trụ sở cũ, tận dụng ra sao. Về nguồn vốn, có phải sử dụng ngân sách nhà nước hay không? Nếu làm theo hình thức BT thì rất tốt".
Chính vì thế, để đảm bảo minh bạch, một lần nữa ông Đức nhấn mạnh rất cần tăng cường sự giám sát của đại biểu dân cử tại địa phương và người dân.
Minh Thái

Việt Nam 'dẫn đầu' và 'nhất thế giới'?

Theo Tuanvietnam.net-09/04/2015 11:32
Năm 2013, Ngân hàng Thế giới chỉ ra: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật.

Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai chương trình đánh giá chỉ số quản trị đất đai của Việt Nam. Một kết luận không mới nhưng đủ cơ sở thực tiễn để chứng minh: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật (Khảo sát đã công bố năm 2013 của WB và Bộ TN&MT - Xem tại đây).

Mới đây nhất, chuyện sửa Luật BHXH ngay khi vừa được QH thông qua, và hàng loạt văn bản pháp luật... trên trời khác buộc phải điều chỉnh đã cho thấy, rất nhiều chính sách được xây dựng xa cách đời thực, thiếu ý kiến khách quan từ người dân.

Chúng ta rất cố gắng đưa pháp luật vào cuộc sống nhưng còn rất nhiều khó khăn vì chưa đưa được cuộc sống vào pháp luật trong quá trình xây dựng.

luật pháp, ban hành, thực thi, văn bản
Ảnh minh họa. Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn

Ngay trong Luật Đất đai, có những điều không bao giờ được thực hiện, ví dụ như quy định “giá đất của Nhà nước phải phù hợp với giá đất trên thị trường”.

Quy định này không được thực hiện theo đúng nghĩa vì Luật giao cho cơ quan hành chính nhiệm vụ định giá đất, vừa khó khăn và vừa lạ lẫm. Người dân biết nhưng các cơ quan hành chính ở địa phương vẫn muốn nắm giữ thẩm quyền này...

Cho đến nay, Chính phủ và Quốc hội cũng đã có nhiều lần quyết định lấy ý kiến của dân đối với một số Luật quan trọng. Chi phí lấy ý kiến của dân cũng được quyết định ở mức khá cao, triển khai rộng khắp, bố trí đủ nhân lực để thực hiện. Ví dụ như vừa qua thực hiện việc lấy ý kiến của dân đối với Hiến pháp và Luật Đất đai sửa đổi, hay như Bộ luật Dân sự hiện nay.

Thứ nhất, việc lấy ý kiến của dân chưa được thực hiện đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, việc này chỉ được thực hiện đối với một số Luật khi lãnh đạo đất nước thấy cần thiết. Thứ hai, cách lấy ý kiến vẫn chủ yếu dựa vào hội thảo với chuyên gia và giao cho chính quyền cấp xã tổ chức họp dân.

Trên thực tế, không phải chuyên gia nào cũng sát với đời thực và không phải chính quyền cấp xã nào cũng biết thực nghe nguyện vọng của dân. Nghe rồi song tiếp thu ra sao, có khách quan hay vẫn chủ quan.
Cảm giác của nhiều người vẫn là văn bản pháp luật tiếp tục được phát hành từ các văn phòng có máy lạnh theo tư duy chủ quan của người quản lý, kể cả các văn bản đã được lấy ý kiến “cẩn thận” của dân.

Đây là lý do chính làm cho các văn bản quy phạm pháp luật có đời sống không dài, phải sửa đổi liên tục. Luật Đất đai trước năm 2003 cứ 2,5 năm phải sửa một lần, sau đó Luật Đất đai 2003 cũng phải sửa 2 lần mới tới được Luật Đất đai 2013, nay Luật Đất đai 2013 vừa có hiệu lực thi hành hơn nửa năm thì đã có quy định vênh với Luật Nhà ở 2014.

Làm gì để các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đi ra từ các phòng có máy lạnh mà phải tiếp nhận được sức nóng khách quan từ đời thực. Một cơ hội tuyệt vời để giải quyết tận gốc việc này đã đến: Quốc hội hiện đang xem xét để thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trong kỳ họp sắp của tới Quốc hội. Đây là đạo luật gốc để ban hành mọi văn bản pháp luật, tầm quan trọng chỉ kém có Hiến Pháp.

Vấn đề thứ nhất được đặt ra là việc lấy ý kiến của dân đối với các văn bản quy phạm pháp luật có cần được coi như một nguyên tắc xuyên suốt trong quy trình xây dựng luật pháp hay không? Điều này dễ thấy là cần thiết. Từ năm 1945, Bác Hồ đã nói “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, có nghĩa là nhân dân có quyền tham gia quyết định luật pháp, hạ tầng trụ cột của Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp 2013 đã đưa tinh thần này vào thành quy định tại Điều 28 “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Vấn đề thứ hai là việc lấy ý kiến của nhân dân cần được thực hiện như thế nào để bảo đảm người dân có cơ hội được phát biểu thực lòng, ý kiến được thành tâm lắng nghe để tiếp thu hợp lẽ và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí phù hợp, tạo điều kiện hợp lý để thực hiện hiệu quả nhất.

Trước hết, nội dung quy định của pháp luật phải được chuyển tải giản dị nhất tới dân. Sau đó, người dân mong được phát biểu ý với các tổ chức xã hội gần gũi với mình để ý kiến của mình được chuyển trung thực đến các cơ quan xây dựng luật pháp.  Cuối cùng, người dân muốn nhận được ý kiến phản hồi mang tính trách nhiệm giải trình từ các cơ quan xây dựng pháp luật với lý lẽ hợp lý về việc tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của dân. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi cần có những quy định chi tiếp để việc lấy ý kiến của dân là thực.

Vấn đề thứ ba là trách nhiệm thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật nên đặt vào tay cơ quan nào? Cho đến nay ở Việt Nam, mọi việc thẩm định đều do các cơ quan nhà nước thực hiện, giữ nguyên như thời kỳ bao cấp. Như vậy, cơ quan nhà nước nghiên cứu, cơ quan nhà nước dự thảo, cơ quan nhà nước thẩm định và cơ quan nhà nước ban hành đã trở thành chuỗi quy trình thiếu vắng những ý kiến mang tính khách quan để chỉ ra các quy định sinh ra từ cách suy nghĩ mang tính lối mòn quản lý (vẫn gọi là quan liêu), và cũng để kiểm soát việc quy định thẩm quyền quản lý không hợp lý (vẫn gọi là nguy cơ tham nhũng).

Đây chính là nguồn cơn để xây ra tình trạng các Bộ xây dựng luật pháp vẫn vun vén quyền cao nhất cho mình. Để giải quyết vẫn đề chủ quan quản lý trong quy trình xây dựng pháp luật, cơ chế thẩm định nằm giữa dự thảo và quyết định là điểm chốt của vấn đề. Như vậy, có thể đổi mới cơ chế thẩm định dựa trên nguyên tắc: bên cạnh nhiệm vụ thẩm định giao cho cơ quan hay hội đồng của Nhà nước, cần giao nhiệm vụ thẩm định độc lập cho một hội đồng gồm các tổ chức xã hội ngoài nhà nước là đại diện cho lợi ích của các cộng đồng cư dân. Hội đồng thẩm định độc lập sẽ chỉ ra những bất cập trong dự thảo đối với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc lấy ý kiến thực chất của các tổ chức xã hội, của người dân và việc tổ chức thẩm định độc lập với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ làm cho Nhà nước phải chi phí nhiều hơn, thời gian mất nhiều hơn và đòi hỏi nguồn nhân lực tham gia cũng nhiều hơn. Những tốn kém này nhằm đánh đổi lấy các văn bản pháp luật phù hợp hơn với cuộc sống, tuổi thọ pháp luật dài hơn, hiệu lực thi hành cao hơn. Hơn nữa, đây là quá trình thực thi dân chủ, mang lại bền vững xã hội cao. Tổng lại thì lợi ích vẫn lớn hơn chi phí, nên đó là việc cần làm. Nhìn sang các nước công nghiệp mới, các luật đều có đời sống tới vài chục năm; ở các nước phát triển, các luật đã được hình thành vài trăm năm mà vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Việc giải quyết tất cả mọi vấn đề nêu trên đều trông chờ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi. Việc cần làm ngay là phải lấy ý kiến thật đầy đủ, chi tiết, thành tâm của các tổ chức xã hội, của mọi công dân về dự thảo Luật này để cùng nhau có được một quy trình xây dựng pháp luật đạt hiệu suất, hiệu quả và hiệu lực cao. Đây là nền tảng để tạo dựng một Nhà nước pháp quyền bền vững, của dân, do dân và vì dân.

Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ

Thông cáo chung Việt-Trung gây nghi ngại

BẮC KINH (NV) - Việt Nam và Trung Quốc vừa công bố một “thông cáo chung” nhân dịp ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN thăm Trung Quốc. “Thông cáo chung” này có nhiều điểm gây nghi ngại.

Thời gian vừa qua, trước các tuyên bố và hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Ðông, chính quyền Việt Nam đã tìm mọi cách để thiết lập và siết chặt quan hệ với Philippines, Nhật, Hoa Kỳ, Ấn, Úc,... nhằm có thêm sự hậu thuẫn trong việc bảo vệ chủ quyền.


Ông Tập Cận Bình, tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư ÐCSVN. (Hình: Tuổi Trẻ)

Trong bối cảnh Trung Quốc tìm mọi cánh để cản trở “quốc tế hóa” các tranh chấp biển Ðông vì hi vọng có thể bắt chẹt những quốc gia có liên quan đến tranh chấp trong các cuộc thương thuyết song phương thì mới đây, “Thông cáo chung Việt-Trung” nhấn mạnh, hai bên sẽ “kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.”

Người ta chưa rõ tại sao Việt Nam có thể “kiên trì” khi Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động bồi đắp các bãi đá ở biển Ðông thành đảo nhân tạo, xây dựng các đảo nhân tạo thành những căn cứ quân sự để khống chế toàn bộ biển Ðông?

Cách nay đúng một tháng, hôm 8 tháng 3, 2015, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, từng khẳng định “biển Ðông là nhà và là sân riêng của Trung Quốc.” Trung Quốc có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong khu vực thuộc về mình.

Lúc đó, tuyên bố của ông Vương Nghị khiến nhiều giới sửng sốt. Ông Thayer - một chuyên gia về Châu Á, làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Úc, nhận định, đây có lẽ là lần đầu tiên Trung Quốc mô tả các thực thể địa lý ở biển Ðông như là “nhà” và “sân riêng” của mình. Ông Thayer bảo rằng, tuyên bố vừa kể của ngoại trưởng Trung Quốc, vừa thô bạo, ngạo mạn, vừa sai với lịch sử. Trong quá khứ, chính Trung Quốc mới là phía chiếm “nhà” và “sân” của người khác.

Thực tế đó cho thấy “hiệp thương và đàm phán hữu nghị” Việt-Trung không đem lại “giải pháp cơ bản và lâu dài” nào “mà hai bên đều có thể chấp nhận được” nhưng đáng ngạc nhiên là Việt Nam vẫn thản nhiên lựa chọn.

Cũng vì vậy, việc đại diện chính quyền Việt Nam và chính quyền Trung Quốc xác định trong “thông cáo chung” rằng, hai bên sẽ “tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển” trở thành khó hiểu.

Lần này, nhân dịp ông Trọng sang thăm Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận về việc thành lập “Nhóm công tác về hợp tác hạ tầng” và “Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ.” “Hạ tầng” và “tiền tệ” vốn là hai lĩnh vực đáng ngại nhất trong quan hệ Việt-Trung.

Trong quan hệ Việt-Trung, sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc vào các dự án phát triển hạ tầng tại Việt Nam đã từng được nhiều chuyên gia xác định là một vấn nạn nghiêm trọng về nhiều mặt.

Do các nhà thầu Trung Quốc nắm giữ tới 90% dự án tổng thầu EPC (cách gói tắt các gói thầu tư vấn, thiết kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành hoặc còn được gọi là phương thức “chìa khóa trao tay”), có giá trị nhiều tỷ đô la trong các lĩnh vực dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim,... nên các nhà thầu Trung Quốc có cơ hội đưa công nhân Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thực hiện các dự án mà họ nhận thầu.

Các dự án mà nhà thầu Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam còn là những con đường để rót máy móc, thiết bị, vật liệu vào Việt Nam, bóp chết ngành công nghiệp Việt Nam vì không tiêu thụ được sản phẩm và khiến nhập siêu từ Trung Quốc tăng vọt.

Chưa kể theo các chuyên gia, Việt Nam phải gánh chịu vô số thiệt hại về kinh tế - xã hội do nhà thầu Trung Quốc không hoàn tất dự án đúng hạn hay bỏ dở. Khi hoàn thành thì vì công nghệ và thiết bị tồi, công trình không thể vận hành như thiết kế ban đầu, thành ra cơ sở hạ tầng không bền vững.

Với bối cảnh như thế, thỏa thuận cùng Trung Quốc thành lập “Nhóm công tác về hợp tác hạ tầng” trở thành điều vừa khó hiểu, vừa đáng ngại.

Việc chính thức thành lập “Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ” cũng khó hiểu và đáng ngại y hệt như vậy.

Hồi đầu năm nay, sau khi Hiệp Hội Doanh Nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương của Trung Quốc đề nghị Việt Nam cho phép sử dụng Yuan (Nhân dân tệ của Trung Quốc) trong các giao dịch tại Việt Nam, ông Cao Sỹ Kiêm, cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, khuyến cáo, chính quyền Việt Nam phải hết sức thận trọng với kiến nghị vừa kể.

Do ở thế yếu trong quan hệ thương mại, chắc chắn Việt Nam sẽ không có đủ Yuan để thanh toán các hợp đồng nhập cảng và chì còn cách vay Yuan của các doanh nghiệp Trung Quốc. Cũng vì vậy, nợ nần sẽ tăng theo đà tăng giá của Yuan. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ lệ thuộc Trung Quốc cả về hàng hóa lẫn tín dụng.

Có đến bốn ủy viên Bộ Chính Trị của Ðảng CSVN là Ðinh Thế Huynh (trưởng Ban Tuyên Giáo của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN), Nguyễn Thị Kim Ngân (phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam), Phùng Quang Thanh (bộ trưởng Quốc Phòng), Trần Ðại Quang (bộ trưởng Công An), tháp tùng ông Trọng sang thăm Trung Quốc.

Bên cạnh việc ca ngợi ông Trọng thăm Trung Quốc, cơ quan truyền thông của chính quyền Trung Quốc bình luận thêm như thế này: “Một số người ở bên ngoài, vì lý do cá nhân đang khai thác các sự kiện để gây bất hòa giữa hai bên, cùng lúc đó một nhúm người trong chính quyền Việt Nam đã bị những lời đường mật từ bên ngoài dụ dỗ và trở thành đồng phạm.” (G.Ð)
04-09-2015 6:22:56 PM

30-4-1975 nhìn lại

Hoàng Sơn Long (Danlambao) - Ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh miền Nam Việt Nam tuyên bố đầu hàng quân đội miền Bắc, cuộc chiến tranh kéo dài trên bảy ngàn ngày đêm giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam coi như kết thúc. Một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử cận đại nhưng người ta không muốn nói đây là chiến tranh. Một cuộc chiến theo các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng không nên có, nếu nhìn ra bên ngoài và sau thế chiến lần thứ II những quốc gia như Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Triều Tiên đâu nước nào có chiến tranh tàn sát lẫn nhau như ở Việt Nam. Một cuộc chiến được tung ra dưới một hình thức hỏa mù được thực hiện bởi những thế lực đối đầu trong bóng tối.

Bốn mươi năm sau cuộc chiến ở Việt Nam một số tài liệu được giải mật, một số sách báo phim ảnh được ấn hành như quyển “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cũng như cuốn “Bên Thắng Cuộc QI” của nhà báo Huy Đức và Phim tài liệu “Last Day In Việt Nam" của bà Rody Kennedy, người ta thấy chiến tranh Việt Nam được chấm dứt như thế nào. Chiến tranh kết thúc với nỗi vui mừng của kẻ chiến thắng cũng như đem lại sự đau buồn của những người thua trận đó là lẽ đương nhiên của cuộc chiến. Nhưng hệ lụy của nó sau cuộc chiến đã phơi bày ra một sự thật là: nhân dân miền Bắc kẻ thắng trận đã thấy mình bị lãnh đạo lừa dối đẩy dân chúng vào một cuộc chiến vô nghĩa. Nhân dân miền Nam chua xót hơn khi bị đồng minh phản bội. Chiến tranh Việt Nam đã tiêu hao trên ba triệu người cho cả hai bên, hơn thế nó đã phân hóa tình tự hòa hợp dân tộc một thời gian khá dài mãi đến nay đã 40 năm vẫn chưa hàn gắn được, ít lắm phải vài thế hệ kế tiếp mới có cơ may.

Bốn mươi năm trôi qua nước Việt Nam dưới chế độ độc tài Cộng sản đã từng bước đưa đất nước vào chỗ suy vong không lối thoát. Đất liền và biển đảo lần lượt lọt vào tay Trung cộng, chủ quyền quốc gia không được tôn trọng. Việt Nam ngày nay lệ thuộc vào Trung cộng từ kinh tế cho đến chính trị lẫn ngoại giao và hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Trung quốc. Trong tương lai gần theo các nhà quan sát thời cuộc tiên đoán năm 2020 Việt Nam sẽ biến thành một tỉnh thành của Trung Quốc. Hội nghị Thành Đô năm 1990 với Trung cộng có gì bí mật để các nhà lãnh đạo Việt Nam phải dấu kín. Sau nghị hội nầy chính sách và đường lối của chánh quyền cộng sản Việt Nam đều theo chỉ thị của Trung cộng. Não trạng bọn cầm quyền hiện nay là hèn với giặc ác với dân họ là những tên Thái tú Tàu của thời đại, người dân có thể gọi Trọng lú, Tư sâu hay Ba ếch nhưng chửi Tàu là côn an bắt liền và bị kết án rất nặng.

Trước họa mất nước về tay Tàu cộng người Việt trong và ngoài nước phải hành động ngay từ bây giờ nếu không sẽ quá muộn. Trung quốc ngày càng lớn mạnh nếu chúng ta không quật cường để chịu cuối đầu làm nô lệ giặc Tàu thì con cháu đời sau sẽ phê phán chúng ta. Muốn có đoàn kết và tạo sức mạnh trước tiên chúng ta phải lật đổ chế độ độc tài cộng sản hiện nay. Chỉ một con đường duy nhất phải thay đổi đổi chế độ hiện hành.


Kẹt giữa Nga –Tàu, Việt Nam lại đi vào đại họa? Phần 1: Ngộ nhận nước Nga

Ván cờ lịch sử Nga-Tàu trên đất Việt

Phan Châu Thành (Danlambao) - Lịch sử VN từ khi dựng nước luôn có vấn đề muôn thuở mấy nghìn năm nay là chúng ta bị “kẹt” với nước Tàu phương Bắc, liên tục bị Tàu xâm chiếm, đô hộ, và chịu sự ảnh hưởng văn hóa Tàu quá nặng nề, kìm hãm sự phát triển độc lập của đất nước. Nhưng ít ai để ý rằng, từ khi có nước Nga cộng sản xuất hiện ở phương tây-bắc và ảnh hưởng cộng sản của nó từ đó lên nước Việt (và cả nước Tàu), tức là từ khoảng đầu thế kỷ 20, đã làm nước Việt đi thẳng vào giai đoạn đen tối, đẫm máu, đau thương nhất trong toàn bộ Lịch sử đất nước, dân tộc Việt từ xưa đến nay - đó là giai đoạn sử Việt hiện đại mà ta có thể thấy đã bị nhấn chìm bởi sử VN cộng sản, kể từ 1930.

Vậy chính xác thì yếu tố “mới” nào đã xuất hiện làm đen tối và đẫm máu lịch sử nước Việt? Đó là hai yếu tố sau: nước Nga cộng sản và nước Tàu cộng sản. Hai yếu tố đó, cùng với yếu tố thứ ba là nhóm người Việt tham ác và ngu muội (như Nguyễn Tất Thành, Trần Phú, Lê Hồng Phong… những kẻ học chưa hiểu sự khai sáng văn minh của văn hóa Nhân loại qua người Pháp, chỉ nhìn thấy sự đô hộ của thực dân Pháp) đã tạo ra cái đảng cộng sản Việt (1930) và rồi nước Việt Cộng sản (1945), đã thúc đẩy hay tạo nên, tham gia liên tiếp các cuộc chiến tranh đãm máu trên đất Việt và tạo ra nước Việt cộng sản “đi dây trên đầu dân Việt” như hiện nay, từ 1975…

Trong bức tranh đen tối toàn cảnh của nước Việt từ 1930 đến nay đó, nguyên nhân nào là chính, yếu tố nào là phụ? Tôi xếp, lúc đầu (đến trước 1940), sự ngu muội của một số người Việt theo cộng sản (không phải nhóm tinh hoa hay thế hệ vàng của dân tộc Việt đang có lúc đó do thụ hưởng văn hóa Pháp) là nguyên nhân chính. Nguyên nhân đó đã bị ảnh hưởng của nước Nga cộng sản của Stalin lúc đó mà tạo nên nhóm cộng sẳn VN yếu ớt hèn kém nhưng đầy tham vọng là đảng CSĐD (rất yếu hèn, không thể so với các phong trào đòi độc lập dân tộc của người Việt nói chung khi đó, mà ba lá cờ đầu là hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh và VN Quốc dân đảng với ông Nguyễn Thái Học). 

Giai đoạn sau, từ khoảng 1940 đến 1955, với sự phân công của cộng sản Nga (Quốc tế CS 3) cho cộng sản Tàu phụ trách các đảng CS phương Đông, thì nước Việt coi hư đã bị Stalin trao vào tay Mao rồi – với mưu đồ thực sự sau cái gọi là “phong trào quốc tế CS” là bành trướng đại Hán nay đã mang màu sắc cộng sản… Ở giai đoạn này, nước Nga CS đã luôn phối hợp và hỗ trợ cộng sản Tàu trong việc khống chế và “giúp đỡ” cộng sản Việt. Cụ thể, Stalin đã giúp Mao dựng lên một lãnh tụ Tàu cho cộng sản Việt là Hồ hán gian (đây là tội ác độc nhất!), công nhận nước VNDCCH của người Tàu ở VN, rồi hỗ trợ vũ khí cho Tàu đánh Mỹ ở Hàn quốc, rồi đánh Pháp ở Việt Nam… Tỷ số Nga-Tàu ở VN: tạm là 1-1, đã ngả về Tàu.

Giai đoạn ba, từ 1955 đến 1975, Nga Tàu luôn tranh chấp quyền lực, mà VN luôn là một miếng mồi trên bàn cờ tranh chấp cộng sản đó: cả Nga và Tàu đều muốn dùng cộng sản Bắc Việt chống Mỹ cho riêng mình (theo cách của mình). Nhưng phải nói, vì có Hồ Hán gian là “lãnh tụ cộng sản Việt” mà Giáp “Nga gian” chỉ là học trò quèn, nên cộng sản Tàu tạm duy trì thế “cân bằng áp đảo” sát nút nhau, dù cho thời gian đó thế của CS Nga trên thế giới rất mạnh. Tỷ số ván cờ Nga Tàu ở VN đến 1975 vẫn là khoảng 1.5-1.5 nghiêng về Tàu, nhưng Tàu lại đã mất Hồ Hán gian năm 1969 và Duẩn thay Hồ thì theo Nga sô… Chính trong giai đoạn này đã định hình ngộ nhận nước Nga trong đa số người Việt (thế hệ 2 và 3), rằng nước Nga là thiên đường, người Nga là những thần tượng sống… 

Giai đoạn tiếp, 1975-1990 thật là “kịch tính”. Trong 15 năm đầu, CSVN theo Nga cộng và chống Tàu cộng hoàn toàn (với chiến tranh biên giới Việt-Tàu nổ ra 1979), thậm chí còn ghi vào Hiến pháp rằng Tàu cộng là kẻ thù số 1 của VN. Thế nhưng “chẳng may”, chưa đầy 10 năm sau nữa thì bức tường Berlin sụp đổ, nước Nga cộng sản và hàng loạt nước cộng sản Đông Âu sụp đổ, giấp mơ Nga của hàng triệu người Việt tan tành trong phút chốc…, CSVN cuống cuồng chạy đến Thành đô quì lạy và ôm chân “kẻ thù dân tộc” mình mà chúng vừa ghi vào Hiến pháp còn chưa ráo mực… Tỷ số cuộc cờ Nga-Tàu trên đất Việt đến lúc này dứt khoát ngả về Tàu: 1.5-2.5! (Tính theo điểm 4 ván cờ Tây mà Nga có rất nhiều nhà vô địch thế giới), chấm dứt những giai đoạn CSVN đánh võng giữa Nga và Tàu như lũ điếm cộng sản.

Ván cờ VN thứ năm của cộng sản Nga-Tàu đang diễn ra từ sau 1990, nay với hai tay chơi chính là Vờ-lờ-đì-mìa Putin “mặt lạnh” và Tập Cận Bình “mặt dầy”, đang vào hồi kết năm 2015/2016 này. Chúng ta thấy, trong những ván cờ Nga-Tàu trên, chỉ có dân Việt nước Việt luôn là kẻ gánh mọi sự thua đau trong máu lửa chiến tranh và nghèo đói, còn Nga hay Tàu “ngồi chơi” chỉ thay nhau thắng hay cùng thắng… Mỹ và thế giới dân chủ.

Ván cờ Nga-Tàu Việt cuối cùng hay “Giấc mơ Nga” hồi sinh?

Những tưởng sau cái chết của nước Nga cộng sản năm 1990, nước Nga xa xôi sẽ không còn ảnh hưởng gì đến lịch sử nước Việt như suốt 60 năm trước đó nữa, chỉ để lại một “Giấc mơ Nga” đã chết trong lòng bao thế hệ người Việt tội nghiệp. Tội nghiệp và đáng trách, đáng lên án, nhưng chả lẽ lại đem giấc mơ đã chết của họ ra để kết tội, dù “giấc mơ Nga” đó đúng là đã gián tiếp và trực tiếp gây nên bao tội ác với đất nước, với dân tộc Việt (chưa nói tới tội ác của nó với cả Thế giới, cả Loài người suốt thế kỷ qua). Thế nhưng, sau một phần tư thế kỷ, dường như “zoombi” giấc mơ Nga lại hồi sinh?

Cần định nghĩa lại khái niệm “Giấc mơ Nga” ở đây. Với người Việt (cộng sản) thì giấc mơ Nga là ước mơ về Thiên đường XHCN ảo tưởng đã không thành, nay lại thoi thóp thở mùi u uế qua điệu nhảy mới của nước Nga hậu cộng sản của Putin. Tôi nói “u uế” là vì nó (giấc mơ Nga) vẫn thở bằng hơi thở của cái xác cộng sản đã chết là… súng đạn, gần đây nhất là ở Giorgia, Crym, hiện nay là ở Đông Ucraine… Người Việt cộng sản dường như vẫn yêu thích hơi thở u uế mùi súng đạn (và xác chết) đó nên đều ra sức bênh vực nó thay vì lên án (mà các bạn tôi học ở Nga về là những ví dụ điển hình – khi họ chằm chặp bênh Putin chiếm Crym và Đông Ucraine là đúng, còn tôi lặng người cảm thấy mùi xác chết lại sắp tràn đến Việt Nam bởi súng đạn Tàu và bởi đảng CSVN sẽ “tiếp lương tải đạn” cho giặc Tàu…)

Còn giấc mơ Nga trong khái niệm của người Nga như Putin và những kẻ ủng hộ hắn (nghe đâu với tỷ lệ đang lên cao tuyệt đối và rất cuống nhiệt), thì đó chính là hiện thân của tham vọng đàn áp, đánh chiếm các nước lân bang để bành trướng thế lực của đế chế Nga hoàng từ nhiều thế kỷ nay, vốn là một mối nguy luôn lơ lửng phía đông của các nước Châu Âu (nhất là Đông Âu) và từ phía bắc của Châu Á, (có thể là cả từ phía Nam, của người Phần Lan và Eskimo…). 

Như vậy, giấc mơ Nga của người Việt là một ngộ nhận lớn về nước Nga, nên họ đang lại mời chào nước Nga hậu cộng sản vào Việt Nam lần nữa, sau những đại họa mà nước Nga cộng sản của Lenin/Stalin (bắt tay với Mao) đã mang đến cho dân tộc Việt qua sai lầm tội ác của cả mấy thế hệ cộng sản Việt trước đó… Lần này, đại họa mới đang lấp ló sau cái bắt tay lạnh lùng của Putin với Tập, lại muốn biến nước Việt thành chiến trường của chúng/Nga-Tàu với nước Mỹ và cả thế giới dân chủ trong thế kỷ 21, còn dân Việt thành lính đánh thuê cho Nga-Tàu nhưng không được trả công vì vẫn đang mang nợ cũ chưa trả hết…

Chúng ta thấy ván cờ Nga-Tàu thứ 5 vẫn đang diễn ra trên đất Việt, vẫn được CSVN đón chào - như sứ mệnh của chúng luôn là rước voi về giầy mả tổ vậy, dù lần này cả Nga và Tàu đều hành xử kín đáo và hữu hảo hơn với nhau… Nhưng rõ ràng, người Nga đang phối hợp chặt chẽ với Tàu cộng để khống chế CSVN (bằng cây gậy và củ cà rốt), để bọn này không được ngả sang phương Tây dân chủ. Chúng ta thấy, CSVN vẫn phải dành chỗ cho Putin ở vịnh Cam Ranh (tức là Mỹ khỏi ghé nha!), vẫn phải để lưu manh Putin “đào tạo nhân lực, đầu tư và xây dựng” nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của VN ở Ninh Thuận (mà kết quả chắc 100 năm nữa mới xong và không chắc có an toàn, nhưng có điều kiện khống chế quân sự và năng lượng của VN từ vị trí – cùng với Cam Ranh- kiểm soát được toàn bộ biển Đông). Nga Pu thì nhường quyền “cùng CSVN khai thác dầu khí ở biển Đông” với VN bấy nay (thất bại là chính) cho Tàu cộng – đổi lại, Nga rủ CSVN cùng đầu tư khai thác dầu khí ở Trung đông và Algeria (lại đã thất bại nữa) và nay là cùng khai thác dầu khí ở Viễn đông (Sakhalin) và Bắc cực! Hãy thủ tưởng tượng cảnh hề: người Việt (PVN) khai thác đầu khí ở Bắc cực cùng Nga, trong khi mỏ dầu ở Biển Đông thì nộp trọn cho Tàu…?! 

Tại sao Putin lại phải cùng chơi tiếp ván cờ Nga-Tàu trên đất Việt dở dang của Stalin và Mao, với Tập, khi trước đó có vẻ Putin đã rũ bỏ đàn em Việt cộng mà Pu có lẽ rất coi thường (như Stalin rất coi thường Hồ tàu)? Là vì, sau cú tham ăn đánh chiếm Crym và Đông Ucraine Putin bị cô lập về chính trị và phong tỏa về kinh tế trên thế giới, trong khi đó, Tàu cộng lại thừa cơ dòm ngó Sibirie, muốn “đòi lại” (tất nhiên cũng bằng súng đạn như Pu đã “đòi lại” Crym “thuộc Nga” thôi) cả vùng Viễn Đông (“thuộc Tàu” cũ, gồm vùng Vladivostock, vùng Khabarovsk và cả vùng bán đảo Camchatska nối thẳng lên Bắc băng dương!). Tổng diện tích đất và biển của Nga ở Viễn Đông đang bị đe dọa mất vào tay Tàu cộng lên đến trên 7 triệu km2, tức gấp trên 7 lần cái lưỡi bò biển Đông của Tàu, trong khi mật độ dân số của Nga ở vùng này chỉ bằng khoảng 1/100 (một phần trăm, hơn 6 triệu dân) so với mật độ dân số của Tàu ở bên cạnh phía nam “biên giới hữu nghị” Nga-Tàu. Phía Nam, Tàu cộng đang rất “đói đất và tài nguyên” với “giấc mơ Tàu” sôi sùng sục. Đó là chưa kể, cả thế kỷ qua Tàu cộng đã rất tích cực “di dân tự do” vào Sibirie để rồi có thể sẽ học theo Putin: “bảo vệ dân nói tiếng Tàu trên đất Nga” khi “có biến”…

Như vậy, Putin dù chả có “lợi ích cốt lõi” nào ở VN nữa (vì thế mà Pu đã rút khỏi Cam Ranh, đã rút đầu tư dầu khí và cắt bỏ các hợp tác kinh tế khác – như bỏ lọc hóa dầu Long Thành và Dung Quất và rất nhiều dự án khác…), mà vẫn phải quay lại VN (vội vã cử thủ tướng Medvelev sang VN gặp Trọng “làm gì đó” trước khi Trọng đi Tàu và đi Mỹ)… là hoàn toàn vì lợi ích của Tàu. Với Putin, trong tình thế hiện nay, cách tốt nhất để con hổ Sibirie cảnh giác với đối thủ truyền kiếp Tàu cộng là nịnh bợ và kết giao hữu hảo với kẻ thù - gấu Panda - Tàu cộng, làm những gì Tàu cộng muốn mà không mất gì của Pu, như… hợp tác giúp Tàu cộng khống chế Việt cộng.

Vậy là lý do của ván cờ Nga-Tàu thứ năm trên đất Việt đã rõ, đó chỉ là ván cờ bịp, tạo hỏa mù để Pu Sibirie tạm đẩy lùi thời gian cuộc chiến Nga Tàu thực sự ở Viễn Đông… một thời gian nữa, mà phần thắng của “ván cờ mù” vẫn thuộc về Tàu cộng, và phần thua vẫn là… Việt cộng – mà dân tộc và đất nước Việt Nam sẽ lại phải gánh chịu những đau thương…

Ngộ nhận nước Nga

Vai trò đen tối và đầy tội ác của nước Nga, mà cụ thể là cộng sản Nga, trong lịch sử hiện đại của nước Việt và dân tộc Việt từ đầu thế kỷ 20, dù trực tiếp hay gián tiếp, như thế là đã rõ ràng. Nhưng tại sao với đại đa số người Việt hiện nay, nước Nga và người Nga (cộng sản) có vẻ rất “vô can”? Và hình ảnh người Nga, nước Nga ở Việt Nam tại sao lại có vẻ rất “đẹp đẽ”, như một “giấc mơ Nga”, thậm chí nhiều người Việt (như các bạn học có học nhưng đáng thương của tôi!) còn luôn rất biết ơn nước Nga, người Nga nữa! Tại sao? Có phải tại người Việt không chịu suy xét độc lập, không biết suy nghĩ?

Thứ nhất, đó là vì “xa thơm gần thối”, mới “lạ”, lâu “ôi”… nước Nga rất xa và “mới”…

Thứ hai, đó là vì CSVN hơn 70 năm qua đã tuyên truyền bưng bít nhồi nhét một chiều suốt mấy thế hệ, kiểu với đứa trẻ học nói thì nhất định “câu đầu tiên con gọi… Stalin!”, còn ông già đói rách thì “…nằm mơ nước Nga”, và người dân thì thương Stalin phải “thương cha thương một, thương ông (Stalin chết) thương mười…!” Ai từ bé học nói từ khác, về già nằm mơ điều khác, cha chết khóc cha cách khác… đều khó mà tồn tại trên đất nước của CSVN suốt gần thế kỷ qua, thành ra cái gì dính đến nước Nga đều bị CSVN biến thành những gì đẹp đẽ nhất của Con người (mà con người luôn vươn đến những gì đẹp đẽ…), và mọi người dân Việt phải tin là thế suốt vài thế hệ rồi… 

Cá nhân tôi biết đến nước Nga lần đầu tiên (mà tôi còn nhớ) là khi tôi 7-8 tuổi học lớp 1 hay 2, khi đọc trộm trang sổ tay của cha tôi chép lại một đoạn văn viết về Paven Côsưghin trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy” (mà tôi vẫn còn thuộc đến bây giờ): “Thép đã tôi trong lửa đỏ nước lạnh, lúc đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ…, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, để đến khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người…” Sự lừa bịp của CS Nga và CSVN tinh vi đến nỗi chúng lừa được cả hàng trăm triệu người trên khắp thế giới như Paven và cha tôi, và cả tôi suốt thời non trẻ… Trong đoạn văn mà tôi vẫn nhớ trên, dường như tất cả đều đúng và cao đẹp, chỉ trừ một chi tiết lừa bịp cơ bản: sự nghiệp cộng sản không hề giải phóng mà chỉ hãm hại và cùm gông loài người, kéo lùi lịch sử…, nhưng điều đó chỉ dần dần mới lộ ra và từng cá nhân như Paven hay cha tôi đã có thể nhận ra từ thực tế “cách mạng” CS, nhưng lúc đó họ không thể rút lui hay lên tiếng được nữa… thì họ đã chết trước rồi! Paven (hay nhà văn Nga Ostrovski) là thế hệ CS 1, cha tôi là thế hệ 2, tôi là thế hệ 3, thì nay thế 3 vẫn còn đa số chìm đắm trong sự ngu muội và lừa bịp CS đó… như các bạn tôi, trong đó có nhiều tiến sĩ, giáo sư, tướng tá quân đội hay các quan chức lớn “có học đàng hoàng”… Họ có “ngây thơ” thế thật không?

Tôi thường tự hỏi, sự lừa bịp đơn giản thế đã và đang được truyền lại như thế nào qua nhiều thế hệ? Từ thế hệ 1 (của Stalin và ông tôi) sang thế hệ 2 (của cha tôi), rồi đến thế hệ tôi, nó đã được “di truyền” bằng 4 cách chính theo tỷ lệ khác nhau trong từng thời kỳ, từng nơi, từng đối tượng: qua sự ảo tưởng và tham lam (ngu dốt và bị mua chuộc bằng quyền lợi cá nhân), sự lừa bịp-dối trá, sự đàn áp - giết chóc (CS giết hết những người mà chúng không lừa bịp được), và bằng sự tự lừa bịp (do sợ bị giết hay do ngu dốt). Đến nay, sự lừa bịp cộng sản truyền từ đời thứ 3 sang thứ tư còn là nhờ có thêm một yếu tố nữa: sự thờ ơ và khiếp sợ chính trị của lớp trẻ cùng sự xuống cấp đạo đức và đồng lõa cái xấu của cả xã hội (có thể như những phiên bản mới của sự ngu dốt, ngu dốt chính trị).

Gần đây, tôi có nói chuyện với 3 người bạn “có học” về nước Nga, đều vẫn còn đang tôn thờ Putin và nước Nga, là: một đại tá về hưu, chưa đến nước Nga bao giờ và một từ bẻ đôi tiếng Nga không biết; một là quan chức cấp Vụ, học ở Nga, nay là Belarus, về; một đang là tướng quân đội, học ở Đông Âu về… cả ba đề ngộ nhận nặng về nước Nga. Ông bạn đại tá về hưu có thể đại diện cho đa số dân Việt, chả biết gì về nước Nga và chỉ tin những gì CSVN nói, nên tôi biết mình không thể tranh luận. Ông bạn quan cấp vụ ở HN (với 25 năm tuổi đảng) biết rất nhiều về nước Nga nhưng có thói quen không dám suy nghĩ độc lập về các vấn đề “nhạy cảm”, vì sợ - sợ nguy hiểm và sợ mất các quyền lợi đang có, sợ phải phủ nhận quá khứ và thực tại “huy hoàng” gắn kết với nước Nga của mình – nên tự lừa dối mình, và ca ngợi nước Nga và Pu hết mức – những kẻ như thế chắc đến chết vẫn “nằm mơ nước Nga”, nên tôi cũng đành im lặng. Còn với cậu bạn cùng học ở Đông Âu, tôi chỉ hỏi: “Cậu có nhớ dân Đông Âu có lịch sử đau thương thế nào vì nước Nga và nay họ đánh gía thế nào về nước Nga, người Nga như Pu không?” thì nó im lặng. Tôi định nhắc lại sự kiện Hồng quân Nga đã hợp tác với Gestapo của Hitler (vâng, của Hitler) để mượn tay Gestapo-SS giết hàng vài trăm ngàn người dân Balan (rất đông phụ nữ và thiếu niên) đã tham gia khởi nghĩa chống phát xít Đức ngay trong lòng Thủ đô Warsawa của họ vào mùa đông năm 1944 – ngay trước khi Hồng quân Nga đến “giải phóng” Balan… Đơn giản là hàng vạn quân Nga đã dồn lại, dừng quân, hạ trại bên kia bờ sông Visla suốt trong hơn 3 tháng không nổ súng, cho đến khi bên bờ Tay Visla quân Đức làm cỏ sạch dân Warsawa, rồi mới đủng đỉnh rút lui về Đức sau chiến tuyến sông Ode, và quân Nga chậm chạp tiến qua Visla vào giải phóng” thành phố Warrsawa đổ nát không bóng người ngoài mấy trăm ngàn xác nghĩa quân Balan… Hiểu, đó đã là bản chất dân tộc Nga có thể tàn ác với các dân tộc lân bang đến thế nào nếu có một lãnh tụ tương ứng như Stalin và nay là Putin, nên “ông tướng” nói: “Cái thế của tớ thì biết là một chuyện, nói - lại phải là chuyện khác…” Vậy là nó tự nguyện lừa bịp mình về “nước Nga và giấc mơ Nga” rồi, nên tôi cũng đành chịu thua.

Ngộ nhận nước Nga của người Việt là nước Nga vô tư, là người Nga tốt hiền và cao thượng với người Việt, nên bây giờ CSVN lại dựa vào Nga thì chỉ chỉ có tốt mà thôi?! 

Tôi không tin điều đó, mà là ngược lại. Thực tế những gì người Nga, nước Nga đã mang đến cho người Việt từ đầu thể kỷ 20 đến nay đã chứng minh điều đó là sai hoàn toàn. Nhưng ván cờ Nga-Tàu thứ 5 trên đất Việt lần này sẽ mang đến đại họa gì nữa cho nước Việt mới là điều tôi quan tâm. Và đó là điều tôi sẽ nói ở phần sau bài này: Kẹt giữa Nga-Tàu, điều gì đang chờ đợi nước Nam?


Cái Bang giải phóng cho Đại Gia

Cánh Dù Lộng Gió (Danlambao) - Trước năm 1975 miền Bắc đói rách, tất cả đều vào tập thể, chia công điểm, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, thi đua tăng gia sản xuất để theo như CS tuyên truyền là hột gạo bẻ làm đôi, tiếp sức cho miền Nam ruột thịt đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược, nên làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm.

Cái gì cũng tình theo sức lao động, trừ các Cán to Cán bé, còn Dân thì cứ giãn xương ra Lao Động là vinh quang. Làm mấy chục năm hai bàn tay lòi ra mấy cục vinh quang chai cứng. 

Nhiều khẩu hiệu được đề ra như "Thi đua giết giặc", "Thi đua lao động sản xuất", "Thắt lưng buộc bụng" v...v... 

Mọi cái đều được cấp tem phiếu từ trên xuống dưới, muốn mua cái gì thì phải ra cửa hàng Quốc Doanh xếp hàng từ trên xuống dưới, tới lân hết hàng thì ráng chịu, chờ lần sau. Các bà chị cửa hàng là vua một cõi, họ phán sao thì nghe vậy, không dám cãi, cãi thì những thứ còn sót lại ai cũng chê mới tới phiên mình. 

Mua một lạng thịt chờ cả mấy tiếng, quen biết thì còn có chút Nạc, không quen biết thì miếng thịt trắng hếu không dính chút hồng hồng nào hết. 

Vải cũng thế, trước tiên phải ưu tiên cho các Cán cái đã, những miếng, loại vải nào tốt thì các Cán mua trước, còn lại mới tới giai cấp Công Nhân làm chủ tập thể, sau cùng còn lại vải thô mới tới giai cấp Nông Dân, ta khác với Tàu ở chỗ họ lấy giai cấp Nông Dân làm chủ tập thể. 

Gạo cũng thế, gạo ngon để dành cho các Cán to Cán bé trước, tới Công Nhân xong mới bắt đầu tới Nông Dân. Hôm đó ai mà mất sổ gạo thì nhìn mặt biết liền, hớt ha hớt hải, chạy ngược chạy xuôi, mắt láo liên xuôi ngược tìm sổ, mặt tiu nghỉu hốc hác vì mạng sống cả nhà chỉ có thế trông đến thảm. 

Chỉ nói sơ mấy món cần nhất. Những nhu yếu phẩm khác thì cũng thế, trong cái Nước VNDCCH này chỉ có duy nhất 2 chữ tiêu chuẩn nằm lòng còn lại phải dựa vào câu "Nhất thế, nhì thân, tam ngân, mới đến tứ lý". Nếu có thế thì mọi cái đều được ưu tiên đem tới tận nhà không phải xếp hàng mà còn được đồ tốt, còn không thì phải là người nhà của các Chị cửa hàng, nếu có tiền muốn mua của tốt thì phải mua chợ đen, cái gì cũng có, vì nó được tuồn bên trong ra bên ngoài bán lại, gọi là con Phe hàng Thương Nghiệp. Sau hết mới tới người nổi ba máu sáu cơn chờ chực hoài không mua được, sửng cồ, to tiếng một lúc thì cũng lòi ra một chút để hạ hỏa. 

Tăng gia sản xuất đã vậy, nhà nuôi được con gà hay con Lợn muốn ăn thì phải xúm lại ăn chia với nhau, rồi thay phiên nhau canh chừng để giết lén nếu không muốn HTX thu mua lại với giá rẻ mạt. 

Nói chung trăm sự đổ lên đầu Nông Dân hay trăm Dâu đổ đầu Tằm. 

Nông Dân hồi đó mùng mền chiếu gối, quần áo thì vá chằng vá chịt, vả lại mua được cây kim sợi chỉ thì mất cả nửa buổi, ai cũng ngại nên áo quần rách gặp cơn gió thổi cứ bay phát phơ như diều gặp gió coi rất thảm hại. 

Đã thế hàng ngày, hàng đêm lại phải cảnh giác khi còi báo động có Máy Bay Mỹ ném Bomb. Có đêm quần áo ướt như chuột lột vì phải ra kè lại bờ Đê bị Bomb làm bể đập. Vì thế năm 1973 VNDCCH mới xin được đầu hàng phía Mỹ, rồi cứ ra rả ra sức tuyên truyền, đánh đuổi Đế Quốc Mỹ xâm lược, hoàn toàn giải phóng miền Nam, Thống Nhất Tổ Quốc. 

Phía Đế Quốc Mỹ sau khi nghe được phía VNDCCH đề nghị xin đầu hàng thì im re không phổ biến, đợi TT Nixon qua gặp bắt tay với Trung Cộng xong về rút quân ra khỏi VNCH, cúp luôn viện trợ cho phía VNCH, trong khi đó VNDCCH được phía đàn anh Trung Cộng rỉ tai nói Mỹ sẽ không quay lại miền Nam nữa, xúi VNDCCH công khai bước qua Vĩ Tuyến 17 tăng gấp 5 lần viện trợ quân sự, vũ khí các loại cho phe VNDCCH, với quyết tâm phải chiếm cho được miền Nam bằng mọi giá, nên lệnh Tổng Động Viên ban hành gom hết lớn nhỏ dốc toàn lực lượng tấn công nên cuối cùng mới chiếm trọn miền Nam. 

Nói về Đại Gia VNCH, một Quốc Gia được thế giới công nhận, có chủ quyền, tự do, dân chủ, văn minh. 

Trước năm 1975 nền công, nông nghiệp rất mạnh, một thời đã sản xuất được một chiếc máy bay do chính kỹ sư VNCH sáng chế và đã bay thử, sau đó chế được chiếc xe hơi 4 bánh La Dalat, trong khi cho tới giờ VC chưa sản xuất được con ốc vít cho hãng Sam Sung đặt hàng. 

Thời VNCH nghề nghiệp phát triển mạng ai nấy làm, mặc sức mà làm giàu, còn được khuyến khích "Dân giàu Nước Mạnh", còn VC thì ngược lại "Dân mạnh Nước Giàu", tức là cứ mạnh khỏe còng lưng đóng sưu cao thuế nặng các loại cho nhà Nước, Dân đừng no, cứ để nhà Nước no. 

Hàng hóa thời VNCH rất đa dạng cộng thêm các nguồn hàng cung cấp từ Nước ngoài vào, ai muốn mua gì cứ thoải mái mua tự do, mặc sức mà mua, chỉ sợ ít tiền thôi. 

Như thế thử hỏi Quý Vị ai cần giải phóng cho ai đây. Thằng nhà giàu có cần thằng khố rách áo ôm vào giải phóng cho hay không, vì thế mới có tựa đề "Cái Bang giải phóng cho Đại Gia". /. 

Ngày 09/04/2015.