Sunday, April 19, 2015

Việt Nam ra lệnh xem lại dự án phi trường Quảng Ninh

HÀ NỘI (NV) - Chế độ Hà Nội vừa yêu cầu Bộ Giao Thông-Vận Tải phối hợp với các bộ, ngành khác thẩm định lại dự án phi trường Quảng Ninh, xem có cần thiết và có hiệu quả hay không.


Phối cảnh phi trường Quảng Ninh trên đồ án.(Hình: Công Thương)

Hồi đầu tháng này, sau khi thẩm định “Báo cáo nghiên cứu khả thi” dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, Bộ Xây Dựng Việt Nam kết luận, báo cáo vừa kể đã sao chép dự án xây dựng phi trường Phan Thiết.

Dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, tọa lạc tại huyện Vân Đồn, dự trù sử dụng khoảng 290 héc ta đất, với tổng vốn đầu tư khoảng 7,500 tỷ. Do tập đoàn Sun Group đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-khai thác-chuyển giao). Thời gian Sun Group được phép khai thác lên tới 45 năm.

Theo Bộ Xây Dựng Việt Nam, do sao chép một cách cẩu thả, “Báo cáo nghiên cứu khả thi” dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, còn “sót” nhiều chi tiết, số liệu có liên quan đến... dự án xây dựng phi trường Phan Thiết, thành ra có mâu thuẫn giữa mục tiêu và thiết kế.

Chẳng hạn, mục tiêu đầu tư là biến phi trường Quảng Ninh thành phi trường quốc tế nhưng thiết kế của “Báo cáo nghiên cứu khả thi” không tính đến việc đón các chuyến bay từ ngoại quốc đến. Cũng do sao chép nên “đường nét cấu trúc” của nhà ga “không đồng bộ” với nhà điều hành, đài kiểm soát không lưu, trạm khí tượng, trạm cứu hỏa, kho xăng dầu...

Bởi sao chép nên khi tính toán công suất-cơ sở để quyết định cho phép đầu tư - “Báo cáo nghiên cứu khả thi” đã “nhầm lẫn” giữa số liệu của phi trường Quảng Ninh và phi trường Phan Thiết. Có một điểm đáng chú ý là ngoài tai tiếng vừa kể, dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh liên quan đến một số doanh nghiệp dính dáng tới một số tiếng xấu xảy ra gần đây.

Lúc đầu, chủ đầu tư của dự án phi trường Quảng Ninh là liên danh bao gồm tổng công ty Cảng Hàng Không Nam Hàn, công ty Joinus Việt Nam và công ty Posco E&C (Posco Engineering & Construction). Báo cáo nghiên cứu khả thi do liên danh này lập ra, dự trù tổng vốn đầu tư là 5,128 tỷ đồng Việt Nam.

Mới đây, Nam Hàn đã tạm giam cựu giám đốc chi nhánh Việt Nam của công ty Posco E&C vì nghi ngờ công ty này đã thông đồng với một số đối tác ở Việt Nam để nâng chí phí thực hiện các dự án xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2012. Khoản chênh lệch giữa thực chi và khai khống lên tới 10 tỷ Won (khoảng 200 tỷ đồng Việt Nam) đã được công ty Posco E&C đưa vào qũy đen.

Sau đó, chưa rõ vì sao nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh thay đổi chủ đầu tư. Sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh chọn tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư dự án xây dựng phi trường Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư của dự án này đã tăng lên thành 7,500 tỷ.

Cần nhắc lại rằng, với những dự án đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn đầu tư càng lớn thì chủ đầu tư càng có lợi vừa vì được hưởng nhiều ưu đãi, miễn trừ nhiều nghĩa vụ tài chính, vừa được kéo dài thời gian khai thác-thu lợi.

Tập đoàn Sun Group vốn không xa lạ với công chúng Việt Nam. Tập đoàn này là chủ đầu tư nhiều dự án tại Đà Nẵng: khu du lịch InterContinental Đà Nẵng, Sun Peninsula Resort, Novotel Đà Nẵng Premier Han River, khu công viên Châu Á Đà Nẵng, khu du lịch Bà Nà. Sau đó bắt đầu vói tay đầu tư xây dựng: khu du lịch Fansipan Sapa, tổ hợp khách sạn JWW Marriott, Rizt - Carlton tại Phú Quốc.

Mới tháng trước, dân chúng Việt Nam, đặc biệt là dân chúng thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã chỉ trích kịch liệt việc chính quyền thành phố Đà Nẵng bán đứt Bà Nà cho tập đoàn Sun Group.

Gần đây, sau khi tập đoàn Sun Group quyết định đóng con đường dài khoảng 15 cây số dẫn lên Bà Nà. Muốn thăm Bà Nà, người ta phải dùng hệ thống cáp treo dài khoảng 5,000 mét. Nếu là dân Đà Nẵng, phí dùng cáp treo là 350,000/người/chuyến đi-về. Không phải dân Đà Nẵng thì phải trả 500,000/người/chuyến đi-về. (G.Đ)

04-19- 2015 11:20:13 AM

Cuba sẽ giống Việt Nam?

Hình ảnh chống Mỹ trong Bảo tàng Cách mạng (ảnh Bùi Văn Phú).
Hình ảnh chống Mỹ trong Bảo tàng Cách mạng (ảnh Bùi Văn Phú).
Bùi Văn Phú
Theo VOA-19.04.2015
Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt với sự sụp đổ và tan rã của khối cộng sản, nay chỉ còn lại vài nước cộng sản là Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên.

Trong ngoại giao, khi Hoa Kỳ quyết định mở ra quan hệ với một nước cộng sản thì đó là sự kiện lịch sử. Trung Quốc năm 1972 với Tổng thống Richard Nixon đi Bắc Kinh và 1979 kết nối bang giao. Việt Nam 1994 khi Tổng thống Bill Clinton quyết định bỏ cấm vận và một năm sau thì bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

Tháng 12 năm ngoái Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đồng ý mở ra những thương thảo để tiến tới việc nối lại quan hệ hai nước sau nửa thế kỷ đóng băng. Trong bốn tháng qua Cuba đã trở thành những thông tin hàng đầu đối với truyền thông Mỹ qua nhiều bài tường thuật, phóng sự, quan điểm, bình luận về tương lai quan hệ và những hy vọng phát triển nhiều mặt một khi hai nước có bang giao.

Hiện nay công dân các nước đều có thể du lịch Cuba, trừ công dân Hoa Kỳ bị giới hạn bởi luật Mỹ. Nhưng sao Cuba lại mong được giao thương và đón du khách từ Hoa Kỳ? Vì chính sách cấm vận của Mỹ là cản trở cho Cuba thu hút đầu tư nước ngoài.

Ở sát bên mà người Mỹ không thể dễ dàng đến nên Cuba còn là một đất nước huyền bí. Nơi đó, khi nhắc đến còn gợi nhớ cho họ về những căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh với cuộc khủng hoảng suýt  đưa đến chiến tranh nguyên tử giữa Mỹ và Liên Xô, về thất bại của Mỹ trong vụ tấn công ở Vịnh Con Heo dưới thời Tổng thống John F. Kennedy.

Cũng như khi nhắc đến Việt Nam, nhiều người Mỹ vẫn có những cảm xúc yêu ghét hoặc tò mò vì hệ lụy của chiến tranh. Nhưng nếu muốn du lịch Việt Nam cũng không dễ vì khoảng cách xa xôi vạn dặm, dài cả hai chục giờ bay. Trong khi Cuba ngay sát bên, cách tiểu bang Florida chưa đến một giờ bay mà người Mỹ muốn sang chơi lại cũng không được tự do qua đó.

Trong một chuyến đi Cuba hai năm trước, khi thảo luận câu hỏi vì sao Cuba hấp dẫn đối với người Mỹ, tôi nghe trả lời là vì trong quá khứ, trước khi hai nước trở thành thù nghịch, Havana đã là nơi cuối tuần nhiều người Mỹ qua đánh bạc, uống rượu vì những thứ này ở Mỹ bị giới hạn. Cuba thân thiết với người Mỹ qua nhà văn Ernest Hemingway, qua những điếu xì-gà, những chai rượu rum.

Ngày nay đến Cuba là phải uống rum, hút xì-gà, nhưng không còn chỗ cờ bạc. Nơi đoàn chúng tôi cư ngụ là một khách sạn với tầng dưới cùng là sòng bài, bị bỏ hoang từ sau khi chính quyền cách mạng của Fidel Castro quốc hữu hoá tài sản của công ti Mỹ. Dấu tích của chốn đỏ đen vẫn còn đó, âm u, đóng bụi vì không người ra vào từ nửa thế kỷ qua.

Một khách sạn khác là Tropicana, cũng có sòng bài, múa cột thời thập niên 1950. Trong nhà hàng còn nhiều ảnh trắng đen ghi dấu một thời những nghệ sĩ nổi danh của Mỹ đã đến nghỉ hè, vui chơi, bài bạc. Tất cả chỉ còn là kỉ niệm của quá khứ dễ dàng qua lại giữa hai nước.

Một người Cuba là hướng dẫn viên cho đoàn nói rằng bộ mặt Havana không thay đổi nhiều trong nửa thế kỷ qua.

Đi quanh Havana, ở khu phố cổ có ít nhiều công trình đang được tái thiết, còn các nơi khác nhà cửa xuống cấp, bạc mầu, tường vỡ mục.

Khách sạn Riviera nơi chúng tôi cư ngụ, cao 20 tầng, được xây từ năm 1957, không có dấu chỉ được sơn sửa gì. Khi mưa bị dột nước ngay khu lễ tân. Một bạn đồng hành kể đêm thấy nước rỏ tóc tách xuống sàn nhà. Còn trong phòng của mình, tôi thấy từ bàn ghế đến đèn giường đều có chữ viết tay ghi mã số trên từng đồ vật. Như sợ bị mất cắp hay sao?

Cũng giống như những thùng đồ người Mỹ gốc Cuba đem về trên cùng chuyến bay mà tôi quan sát khi làm thủ tục ở phi trường Miami. Những gói hàng, kể cả những vali đã được quấn thêm nhiều lớp ni-lông để không bị moi móc khi đến nơi.

Từ vài năm qua, Hoa Kỳ có chính sách mở hơn đối với người Mỹ gốc Cuba, cho phép họ về thăm quê hương, mang tiền về tiêu và hàng hóa cho thân nhân. Đầu thập niên 1990 Hoa Kỳ cũng đã có chính sách như thế đối với người Việt ở Mỹ.

Những năm gần đây, sau nhiều thập niên áp dụng chính sách kinh tế tập trung, nhà nước Cuba đã cho phép tư nhân như kinh doanh như cho thuê phòng, cho mở nhà hàng. Người dân Cuba ngày nay cũng đã được phép ở trong khách sạn. Cách đây dăm bảy năm thì không.

Tạp chí TIME ở Mỹ tuần qua đã có nguyên trang quảng cáo thuê phòng ở Cuba, gọi là B&B (Bed and Breakfast) và công ti dịch vụ Airbnb cho biết hiện có cả nghìn căn phòng cho du khách. Đây là loại nhà nghỉ thường dành cho khách du lịch tây ba lô. Thực ra nếu lúc này du khách Mỹ ào ạt tới, Havana không đủ tiện nghi cao cấp để đón.

Lúc ở Havana, tôi và các bạn có đi ăn tại vài nhà hàng tư nhân, thường là một căn nhà mặt đường nay mở quán ăn ở mặt tiền, phía sau hay trên lầu vẫn là nơi sinh sống.

Trước đây ít có cửa hàng ăn uống vì chính sách chỉ cho phép có 12 ghế ngồi và việc tìm mua rau, thịt bị giới hạn bởi tem phiếu. Ngày nay người dân vẫn mua thực phẩm theo chế độ tem phiếu ở cửa hàng nhà nước, nhưng nhiều nơi đã có “chợ nông dân” được tự do bán nhiều thực phẩm và không do nhà nước quản lí.

Đi ăn uống, tham quan nhiều nơi, gặp người dân khi biết chúng tôi đến từ Hoa Kỳ, họ thường nói dân Cuba chào đón du khách Mỹ, còn chuyện bang giao cấm vận là chuyện chính trị giữa hai chính phủ.

Điều này tôi đã nghe quen. Việt Nam trong những năm tháng còn bị Hoa Kỳ cấm vận, người Việt trong nước cũng thường nói vậy.

Người dân muốn thân với Mỹ, nhưng tư tưởng chống Hoa Kỳ vẫn còn trong những bài viết trên báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba; trong những trưng bày tại Bảo tàng Cách mạng và những cá nhân thù ghét Hoa Kỳ. Trong lời giới thiệu về một nghệ sĩ điêu khắc có tác phẩm được sưu tầm, trưng bày ở một số nước với các tên quốc gia đều viết hoa, còn “Hoa Kỳ” viết thường. Hỏi người hướng dẫn, anh cho biết đó là cách người nghệ sĩ bày tỏ sự khinh miệt nước Mỹ.

Nhìn lại quan hệ Mỹ-Việt và Mỹ-Cuba thì quan hệ Mỹ-Việt đã có những tiến bộ nhanh hơn rất nhiều.

Hai nước cùng bị Hoa Kỳ cấm vận, Cuba từ 1961, Bắc Việt 1964 và từ 1975 là toàn cõi Việt Nam. Ba mươi năm sau Mỹ gỡ bỏ cấm vận Việt Nam và năm 1995 hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Với Cuba, đến nay đã nửa thế kỷ mà hai nước vẫn chưa bang giao và lệnh cấm vận của Mỹ vẫn còn.

Khi ở Havana, các bạn hỏi tôi về cảm nhận và so sánh giữa Cuba với Việt Nam. Tôi nói rằng có nhiều thứ ở Cuba hiện tại giống Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1990. Đó là liên lạc điện thoại, lúc đó gọi từ Mỹ về Việt Nam hay ngược lại, một phút là 2 hay 3 đôla. Ở Cuba bây giờ, gọi về Mỹ là 2 đô 55 xu cho một phút. Khi mới có Internet, gửi và nhận email từ Việt Nam cũng phải trả tiền vì viễn thông chưa phát triển. Hiện nay Internet ở Cuba chưa phổ thông. Khách sạn Riviera chỉ có ba máy tính nối mạng và lệ phí sử dụng là 8 CUC, tức hơn 8 đôla, cho 30 phút. Điện thoại cầm tay coi như không có.

Trong những buổi học về chính sách giáo dục, y tế hay nghệ thuật, các giáo sư, bác sĩ, nhà văn hoá đều trích dẫn hiến pháp và luật pháp với những bảo đảm cho bình quyền, cho các quyền tự do của dân. Các diễn giả cũng thường nhắc đến cột mốc thời gian năm 1959, là khi Cách mạng Cuba do Fidel Castro cầm đầu lật đổ chính quyền Fulgencio Batista thân Mỹ để đưa Cuba theo chủ nghĩa xã hội. Cũng như ở Việt Nam, dấu mốc là năm 1975 với chủ nghĩa xã hội được áp đặt lên toàn đất nước.

Hiến pháp hiện hành của Cuba có Điều 5 dành quyền lãnh đạo tối cao cho Đảng Cộng sản Cuba, tín đồ của tư tưởng Jose Martí và chủ nghĩa Mác-Lênin. Hiến pháp Việt Nam cũng có điều khoản tương tự, là Điều 4, với tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho Jose Martí.

Về liên lạc viễn thông bưu điện giữa Cuba và Hoa Kỳ ngày nay còn tệ hơn so với Việt Nam trong thập niên 1980. Khi ở Havana tôi gửi hai bưu thiếp về cho gia đình ở California. Ba tháng sau mới nhận được.

Khác nhau giữa Cuba và Việt Nam, nếu so với Hà Nội hay Sài Gòn thì Havana không nhiều cửa hàng và rất ít xe hai bánh. Đặc biệt đường phố Havana không có bất cứ bảng quảng cáo sản phẩm thương mại nào, chỉ toàn những khẩu hiệu cách mạng.

Hoa Kỳ và Cuba sẽ mở sứ quán trong tương lai không xa. Lệnh cấm vận rồi cũng sẽ được gỡ bỏ. Giao thương hai nước sẽ phát triển.

Nhưng Cuba một hai thập niên nữa có sẽ như Việt Nam ngày nay? Tôi tin sẽ như thế. Với quan hệ hai nước mở ra sẽ giúp phát triển thương mại, đô thị cho Cuba. Đường phố sẽ nhộn nhịp xe cộ, rộn ràng những quảng cáo thương hiệu thay cho khẩu hiệu cách mạng.

Nhưng trong giáo dục và y tế chắc không, vì qua những thăm viếng cơ sở y tế, trường học và qua những bài giảng, với những câu hỏi của thành viên trong đoàn đưa ra thì chính phủ Cuba vẫn coi hệ thống giáo dục và y tế là một điểm son của đất nước xã hội chủ nghĩa, nơi mọi người được đi học và chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Hy vọng Cuba sẽ duy trì những chính sách như thế, đặc biệt là y tế với nhiều bác sĩ có khả năng làm việc trong các công tác thiện nguyện quốc tế từ mấy thập niên qua.

Sức đẩy cho quan hệ tốt hơn giữa Hoa Kỳ và Cuba đã bắt đầu có động lực. Hoa Kỳ đang từng bước tiến tới bình thường hoá quan hệ với Cuba, như đã thực hiện với Việt Nam. Chính sách mở ra bang giao, Tổng thống Barack Obama hy vọng những giao tiếp sẽ đem lại tự do, dân chủ cho dân tộc Cuba. Nhưng bài học Việt Nam vẫn còn đó, sau 20 năm bang giao Hà Nội vẫn chưa có những cải cách đem đến cho dân những quyền chính trị. Điều này đã được các dân biểu, nghị sĩ đưa ra để phản bác lại luận điểm của chính quyền Obama.

Cuba và Việt Nam là những quốc gia cộng sản còn lại, nhưng hai nước có hai vị trí địa chính trị rất khác biệt. Cuba không ở sát bên một nước khổng lồ cũng theo chủ nghĩa cộng sản là Trung Quốc mà ở cạnh một nước tư bản lớn đứng đầu thế giới là Mỹ.

Cuba rồi có giống hay khác Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ và những tiến trình cải cách dân chủ trong tương lai sẽ ra sao? Phải chờ xem.

Cái gốc của vấn nạn Dân oan

04/19/2015 - 02:41 — Kami



Ngày 14/04/2015 tại Thạnh Hoá (Long An), gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Thu Hương do không đồng ý giao đất để tiến hành công trình bờ kè thị trấn Thạnh Hóa cho chính quyền, khi đoàn cưỡng chế tiến hành thực hiện thì đã có một số người trong gia đình đã chống đối, cho nổ bình hơi hàn và tạt axit đậm đặc làm nhiều công an trọng thương.


Nguyên nhân dẫn tới việc người dân dùng bạo lực để chống lại đoàn cưỡng chế cũng vì gia đình họ không được chính quyền đền bù khu đất vốn của họ đang định cư bị giải tỏa một cách thỏa đáng và công bằng. Theo gia đình nạn nhân cho biết, chính quyền chỉ đền bù 300 ngàn đồng/1m2, trong khi đó bán cho họ đất định cư ở ngay bên cạnh với giá 25 triệu đồng/1m2 tức là cao gấp gần 80 lần giá đền bù. Và cuối cùng một bi kịch đã xảy ra đối với cả những nhân viên nhà nước tham gia cưỡng chế, với hàng chục người bị thương do bị bỏng axit và 07 thành viên gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Thu Hương đã bị bắt giữ và sẽ bị truy tố

Sự việc này làm người ta liên tưởng tới các vụ án Đoàn Văn Vương ở Hải phòng, người đã dùng vũ khí tự tạo và bình gaz để chống trả lực lượng cưỡng chế từng làm rúng động dư luận cách đây mấy năm. Hay trường hợp của ông Đặng Ngọc Viết, một người dân oan ở Thái Bình, trong lúc tuyệt vọng đã cầm súng đến trụ sở cơ quan quản lý đất đai nã súng vào 5 cán bộ rồi tự sát v.v.... Điều đó cho thấy vấn đề những người dân bị mất đất, mất nhà, mất nơi làm ăn sinh sống... và bị dồn vào đường cùng và cuối cùng họ đã buộc phải lựa chọn sử dụng vũ khí để đáp trả nhân viên nhà nước tham gia cưỡng chế đất đai của gia đình họ trong tâm trạng tuyệt vọng đang là một vấn đề nổi cộm trong xã hội cần phải được các cấp, các ngành xem xét và tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt để.

Trước hết cần phải thừa nhận, vấn đề dân oan là sản phẩm đặc thù của xã hội Việt nam, đây là một vấn nạn nhức nhối và dai dẳng của xã hội Việt nam trong suốt gần 30 năm đổi mới và cho đến hôm nay vẫn chưa thấy lối thoát. Vấn nạn này xuất hiện kể từ khi nhà nước tiến hành việc đổi mới kinh tế, để chuyển nền kinh tế từ hình thái kế hoạch hóa kiểu XHCN theo mô hình cộng sản, sang nền kinh tế thị trường xuất hiện từ năm 1986. Kể từ đó, khi một bộ phận cán bộ nhà nước có thẩm quyền ở các cấp đã cấu kết với các thương nhân, núp dưới danh nghĩa đầu tư các công trình phát triển kinh tế - xã hội để thu hồi và sử dụng một số lượng đất đai rất lớn của nhà nước vào mục đích kinh doanh của mình. Thông qua việc chạy chọt các thủ tục và các hợp đồng ăn chia giữa các cán bộ có thẩm quyền, đất do nhà nước được cấp cho tư nhân với giá đền bù rẻ như cho, kể cả đối với đất đai của người dân đang canh tác hoặc sử dụng thì bị thu hồi và đền bù cho chủ đất với giá rẻ như bèo, cụ thể là đền bù cho chủ đất một phần rồi phân lô bán nền với giá cao hơn gấp cả trăm lần.

Hậu quả của việc thu hồi đất này đã đẩy vô số những người dân hiền lành ra đường để nhập vào đội ngũ dân oan khiếu kiện, vì trong tay họ lúc đó chỉ có một chút tiền đền bù do nhà nước chi trả, trong lúc mọi tư liệu sản xuất để duy trì cuộc sống của họ đã không còn. Trong trường hợp người dân không đồng tình vì giá cả đền bù quá rẻ mạt, họ không có cơ hội để kiếm sống thì chính quyền lấy danh nghĩa các công trình quan trọng của nhà nước để dùng lực lượng công an, thậm chí kể cả quân đội dùng bạo lực để tham gia cưỡng chế. Như ở khu đô thị Ecopark - Hưng yên hay Giáo xứ Cồn Dầu  - Đà nẵng là những dẫn chứng điển hình. Và đối với những người không chấp nhận sự bất công đã cầm vũ khí đứng lên chống trả lực lượng cưỡng chế thì oan nghiệt lại ập lên gia đình họ. Lúc đó họ không chỉ mất nhà mất đất, mà bản thân họ và những người trong gia đình sẽ rơi vào vòng lao lý, tù tội.

Đây cũng là lý do giải thích vì sao hầu hết các đại gia ở Việt nam hiện nay đều giàu và phất lên từ kinh doanh đất đai và bất động sản. Điểm mặt các doanh nghiệp tầm cỡ ở Việt Nam bây giờ, sẽ thấy các doanh nghiệp này hầu hết liên quan rất ít đến các ngành công nghiệp, dịch vụ, mà chủ yếu liên quan đến đất đai. Sự giàu lên một cách chóng mặt của các đại gia chủ yếu là nhờ vào xin cấp đất của nhà nước để kinh doanh bất động sản. Nguyên nhân sâu xa và là cái gốc của vấn đề dân oan cũng bởi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số ít người giàu lên nhanh chóng nhờ đất và trong khi đó thì có hàng nghìn, hàng vạn người đã bị đẩy ra đường để trở thành những người dân oan.


Vấn đề là ở chỗ, nếu mỗi người dân Việt Nam đều có quyền sở hữu chính danh trên mảnh đất của mình - sở hữu cá nhân, thì lúc đó nhà nước sẽ không thể áp dụng thủ tục thu hồi đất đai hay tổ chức cưỡng chế để thu hồi, mà phải tiến hành thủ tục trưng mua đối với chủ sở hữu. Song với thủ tục trưng mua, sẽ mang lại sự công bằng hơn cho người dân mất đất, nhưng lúc ấy sẽ khó khăn hơn cho người muốn có đất là các đại gia. Đây là lý do vì sao ở các quốc gia khác trên thế giới chúng ta không thấy hiện tượng có một lực lượng đông đảo những người dân bị mất đất, mất nhà, mất cửa... bị đẩy ra đường và tập trung khiếu nại trên đường phố các thành phố lớn như ở Việt nam.

Điều bất hợp lý của chế độ sở hữu toàn dân mà ai cũng thấy là, người dân vinh hạnh được nhà nước coi là chủ nhân của đất đai, tài nguyên và vùng trời..., song trên thực tế cho thấy người dân hoàn toàn không có quyền định đoạt về những cái đó. Nghĩa là người dân thực sự chỉ có tiếng nhưng không có miếng. Vậy câu hỏi đặt ra là “ai là chủ sở hữu toàn dân”? Theo tất cả các văn bản luật hiện hành thì “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân”. Nhưng một câu hỏi đặt ra tiếp theo là "vậy thì ai là Nhà nước". Theo quy định thì Nhà nước là một bộ máy và hệ thống tổ chức bao gồm nhiều thiết chế và cơ quan khác nhau, từ ông Thủ tướng cho đến ông Chủ tịch xã. Thậm chí một ông các bộ quèn của ủy ban xã cũng có thể nhân danh là người nhà nước. Do không làm rõ quyền đại diện, nên trong thời gian vừa qua đã xảy ra tình trạng khá phổ biến, đó là các cán bộ cấp xã cấu kết với nhau cũng có quyền bán đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Trong khi những người dân, vốn được cho là chủ nhân của đất đai, vùng biển, vùng trời thì chẳng hề mảy may có chút quyền hành gì.

Chính vì thế, theo chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh đã nhận định rằng : "Toàn dân không phải là một pháp nhân, cho nên cần phải cụ thể hóa người chủ sở hữu thật có tư cách pháp nhân là ai, có trách nhiệm giải trình như thế nào, ai giám sát việc thực thi quyền sở hữu ấy? Cần phải tiến tới xác định đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai. Loại nào là sở hữu toàn dân? Loại đất mà người nông dân đã cày cấy bao nhiêu đời nay thì phải thừa nhận quyền sở hữu của họ chứ! Nếu không rõ ràng, dễ dẫn đến lạm dụng cái sở hữu toàn dân ấy để thu hồi đất, ăn chênh lệch giá, là điều hết sức nguy hiểm."

Vấn đề sở hữu toàn dân thực sự là một rào cản, đồng thời là nguồn gốc của vấn đề dân oan. Những tồn tại và sự bất cập của loại hình sở hữu này thì ai ai cũng biết và chắc chắn những người lãnh đạo quốc gia đều biết. Song vì loại hình sở hữu mập mờ này vẫn có giá trị trong việc đánh lừa người dân, rằng sở hữu toàn dân là đặc trưng cho xã hội cộng sản, mọi tư liệu sản xuất đều thuộc về sở hữu toàn dân. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là loại hình sở hữu này đã giúp cho các quan chức ở các cấp giàu lên nhanh chóng thông qua việc cấp đất cho các ông chủ tư nhân dưới chiêu bài các dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tuy vậy. một vài người giàu lên vì những dự án liên quan đến đất thì cũng có hàng nghìn, hàng vạn người mất đất mất nhà, mất cửa. Với giá cả và các chính sách đền bù như hiện nay thì sẽ còn vô số những dân oan xuất hiện và trong số đó sẽ còn không ít người quá uất ức sẽ chống người thi hành công vụ, sẽ dẫn đến việc gây thương tích nghiêm trọng cho nhân viên nhà nước và bản thân họ sẽ lâm vào cảnh khốn cùng và có thể kết thúc trong vòng tù tội. Đã đến lúc, câu hỏi về giải pháp công bằng cho người dân trong các dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội cần phải có câu trả lời thỏa đáng từ phía nhà nước. Vấn đề đất đai thuộc sở hữu toàn dân cần phải được xem xét hủy bỏ, để thay bằng các chủ sở hữu thực sự và phải là một thực thể pháp lý cụ thể. Khi đó, việc nhà nước thu hồi đất của dân để tiến hành các dự án phát triển kinh tế xã hội sẽ phải thông qua thủ tục trưng mua theo giá cả mà cả hai phía đều có thể chấp nhận được. Chỉ có như thế thì mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề dân oan khiếu kiện như hiện nay.

Ngày 19 tháng 04 năm 2015

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
http://www.rfavietnam.com/node/2541

Bài thi viết 'Cộng sản và Tôi': Anh Hùng 30/4 thành Ăn Cướp, cuối cùng đi Ăn Xin

Cánh Dù Lộng Gió (Danlambao) - Trước năm 1975, họ vẫn rêu rao trên đài Hà Nội và đài MTGPMN thí dụ: quân và Dân ta đã thắng trận này trận kia, giết chết 100 tên lính Ngụy, làm bị thương 50 tên khác, bắn hạ 5 máy bay lên thẳng và máy bay ném Bomb, thu hàng trăm súng các loại. Vì thế sau này Mỹ thống kê từng ngày, họ bắn hạ bao nhiêu máy bay, mỗi máy bay bao nhiêu người rồi đòi trao trả Hài Cốt và Tù Binh Mỹ, không biết kiếm đâu ra để trao trả cho Mỹ nên đành ngậm hột Thị vì cái tội nói láo không căn.

Sau ngày 30/4 họ còn tự sướng lên tới đỉnh bịp bợm. Báo đài lúc nào cũng huênh hoang, "Quân Đội ta trung với đảng, hiếu với Dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" trừ thằng Tàu Cộng. "Quân đội ta đã đánh thắng 3 kẻ thù sừng xỏ nhất" hay tuyên bố "VN bây giờ ra ngõ gặp Anh Hùng". 

Anh hùng đến nỗi bỏ xác chất thành đống cho kẻ bại trận thu dọn chiến trường, lo hậu sự chôn cất, và chăm sóc cho các thương binh của họ. Tại sao miền Nam nhiều Thương Binh từ chiến trường trở về, miền Bắc thì rất ít, họa huần lắm mới có một vài người phước đức ông bà để lại, may mắn được quay trở về dưỡng thương và xum họp với gia đình, còn lại bao nhiêu khi được lệnh rút cấp tốc thì các đồng chí đồng rận của họ làm lễ truy điệu sống rồi phơ hết, chôn tại chỗ. 

Thống Nhất 2 miền Nam Bắc xong họ phong tặng Anh Hùng rất nhiều thí dụ như Anh Hùng diệt Mỹ, Anh Hùng diệt máy bay Mỹ, Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, Mẹ VN Anh Hùng, mị và bóp nghẹt sức lao động của Dân bằng cách phong Anh Hùng Lao Động. 

Mà họ Anh Hùng thật cứ như lời họ kể như Anh Hùng dại dột Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, Anh Hùng xác đã gần chương xình lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai Phan Đình Giót, Anh Hùng Nguyễn Văn Trỗi đi mua phở cho vợ đau bị bắt lầm vì sớ rớ đi cầu gần 2 quả Mìn của 2 tên Đặc Công bỏ chạy khi thấy Cảnh Sát. Anh Hùng Phạm Tuân lái Mig tắt máy mắc võng trên Mây chờ B52 địch xuất hiện mới nổ máy nhào ra bắn hạ máy bay Mỹ. Anh Hùng Du Kích dùng hết sức lực ghì chặt máy bay lên thẳng của địch xuống cho đồng đội thanh toán. Nghe thấy kể các Anh Hùng làm tôi cũng muốn thành "Anh Khùng" luôn. 

Khi vào được miến Nam họ bắt đầu trổ mòi ăn Cướp, Cướp đi tất cả những gì "Mỹ Ngụy" bỏ lại không chừa thứ gì từ cuộn giấy đi cầu "Kiss Me" của Mỹ, Đoàn xe bít bùng của họ chở cả mấy tháng đồ trong Nam về ngoài Bắc. 

Họ tịch thu nhà cửa, Cao Ốc, các văn phòng của các tổ chức bỏ lại, doanh trại của lính VNCH để lại họ cho QĐND của họ vào thế chân ngay, nhiều khi chỉ có ít Bộ Đội cũng chiếm giữ một khu doanh trại rộng lớn, trải dài khắp 4 vùng chiến thuật cũ của QLVNCH. 

Họ nghĩ ra cách đổi tiền mấy lần để san bằng khoảng cách đồng tiền Nam Bắc và Cướp tiền của Dân miền Nam. 

Họ quyết tâm tịch thu hết vàng bạc do mồ hôi nước mắt của Dân miền Nam trong chiến dịch đánh Tư Sản Mại Bản, vì thế nhiều gia đình đã nhảy lầu tự tử vì trắng tay không còn gì. 

Bây giờ không còn gì để Cướp nữa họ quay qua Cướp đất của các nhà Chung như Chùa Chiền, Nhà Thờ, các nhà Dòng như DCCT Hà Nội, Nha Trang, Cồn Dầu, Tam Tòa v. . v. . . 

Vẫn chưa đầy túi tham họ thi nhau Cướp đất Cướp nhà của Dân biến họ thành những Dân Oan sống vật vờ ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng để khiếu nại và chờ giải quyết. 

Cuối cùng bao nhiêu năm nay họ kéo bày đàn ra Ngoại Quốc ăn xin các Nước như Mỹ, Úc, Nhật v..v... 

Bao nhiêu cũng không đầy túi tham của họ, nên họ nghĩ kế xây các tượng đài, đường xá, cầu cống, chưa đem vào sử dụng đã bị hư hỏng, vì họ là các chuyên gia xây cất, xây thì ít, cất thì nhiều. 

Bái viết này kể về 3 giai đoạn của đảng CSVN quang vinh từ nhận là Anh Hùng, thành Ăn Cướp, cuối cùng thành Ăn Xin./.

Ngày 19/04/2015 


Trung Quốc: Vớt lợn chết dưới sông đem bán

Theo daikynguyenvn-04-19-2015
Dân làng chất đống xác lợn chết vào trong một kho khử trùng trong một nông trại tại một thị trấn ở thành phố Giang Tây, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, ngày 13/3/2013. (Ảnh: AFP/AFP/Getty Images)
Dân làng chất đống xác lợn chết vào trong một kho khử trùng trong một nông trại tại một thị trấn ở thành phố Giang Tây, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, ngày 13/3/2013. (Ảnh: AFP/AFP/Getty Images)

Nông dân Trung Quốc vứt lợn chết vì dịch bệnh xuống sông. Một số người đã kinh doanh bằng cách vớt số thịt bị nhiễm bệnh này, sau đó đưa ra thị trường.
Việc buôn bán này hình thành do tình trạng kiểm soát chất lượng lỏng lẻo và hối lộ. Vào ngày 8/4, hãng truyền thông Trung Quốc Sina đưa tin rằng một lò mổ ở tình Phúc Kiến đã được chuyển đổi mục đích để chế biến thịt lợn bẩn – tòa án tỉnh đã phát hiện tổng cộng 2.000 tấn thịt đã được bán với giá khoảng 7 triệu USD.
Hai trường hợp khác, cũng ở Phúc Kiến, có liên quan tới những người vớt thịt lợn chết bị vứt bỏ ở sông. Hai người đàn ông, Lin Shen và Lai Jianhua, đã bán khoảng 2 triệu USD tiền thịt lợn không đủ tiêu chuẩn theo cách này.
Một người đàn ông họ Ling thường thu mua động vật trực tiếp từ nông dân với giá từ 16 đến 80 USD.
“Tôi mua lợn tàn tật, lợn còi cọc do các vấn đề về sức khỏe, lợn ốm, lợn mới chết”, ông này nói với Sina.
Ông Ling làm việc cho Zhang Zhiqiang, chủ lò mổ Phúc Kiến. Họ chỉ trả khoảng 1 USD cho khoảng 0,5kg thịt thu mua.
“Chúng tôi đơn giản là mua tất cả mọi thứ”, ông Ling cho biết.
Nguồn cung
Những nông dân chăn nuôi lợn, thiếu mọi phương tiện để xử lý gia súc bị bệnh và vật nuôi dị dạng, cung cấp nguồn hàng cho những người như ông Ling và ông Zhang.
Wu Shengrong, một nông dân tại huyện Tân Hỏa tỉnh Phúc Kiến có nuôi hơn 2.000 con lợn. Với khoảng 30 con ngã bệnh mỗi tháng, việc vứt bỏ chúng đúng cách là điều rất phiền phức.
Đó là một lý do thúc đẩy việc bán lợn chết hoặc vứt xuống sông. Một vài nông dân nói với Sina rằng họ đã phải trả 30 USD để xử lý một cách an toàn mỗi một con lợn chết, trong khi chính quyền địa phương chỉ trợ cấp 12 USD cho mỗi con.
Quy định lỏng lẻo
Với nạn tham nhũng đang tràn lan tại Trung Quốc, thì điều này có nghĩa là các quy định trong công nghiệp không phải lúc nào cũng cần được tuân thủ.
Mỗi tháng, thanh tra lò mổ Zhang Shuihua nhận hối lộ từ những người như ông Lin và ông Lai. Ông Zhang có mối quan hệ thân thiết với ông Lin đến mức mà ông thậm chí cho phép ông Lin đi thẳng vào khu vực kiểm dịch.
“Thịt lợn từ ông Lin không bao giờ kèm theo giấy chứng nhận nguồn gốc hoặc báo cáo kiểm dịch”, ông Zhang nói với Sina. “Tuy nhiên, tôi đưa cho ông Lin giấy chứng nhận lợn của anh ta đủ tiêu chuẩn vì tôi nhận 2.100 nhân dân tệ (khoảng 340 USD) tiền phí từ anh ta mỗi tháng”.
“Việc Zhang Zhiqiang [chủ lò mổ] thường xuyên hối lộ cán bộ thanh tra là một bí mật mà ai cũng biết”, một công nhân làm việc ở khu vực kiểm dịch cho biết. “Tất cả chúng tôi đều nhắm mắt làm ngơ”.
Một người làm tại lò của mổ của Zhang Zhiqiang cho biết ông cũng như những người làm khác sẽ không ăn thịt được chế biến ở đây.
Không chỉ Phúc Kiến
Một nhà phân phối thực phẩm đông lạnh ở Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến, cho biết, công ty của ông đã mua 480.000 USD tiền thịt từ ông Zhang Zhiqiang, vì ông ta có giấy chứng nhận đúng theo quy định.
Chủ một cửa hàng bán mì tại thành phố Triển Bình, thuộc tỉnh Phúc Kiến cho biết ông đã mua khoảng 10.000 USD tiền thịt từ lò mổ của ông Zhang từ năm 2010.
“Một số thịt đã có những nốt đỏ thẫm hoặc đen”, chủ cửa hàng cho biết.
Thịt nhiễm bẩn do ông Zhang Zhiqiang và ông Lin Shen chế biến được bán tại một chuỗi các thành phố thuộc nhiều tỉnh trên toàn Trung Quốc, với doanh thu đạt gần 9 triệu USD.
Tỉnh Phúc Kiến có vẻ như không phải là trường hợp duy nhất.
Tại tỉnh Hà Bắc, một công ty được đưa tin là đã mua lợn sống mắc bệnh lở mồm long móng từ nông dân địa phương. Thanh tra chất lượng tại hiện trường không đưa ra được giấy chứng nhận cho thấy những con lợn được kiểm tra hợp lệ. Thế nhưng, chúng vẫn được đưa đến lò mổ.
Một nông dân cho biết, cán bộ thanh tra tại một lò mổ địa phương đánh giá lợn chỉ bằng cách nhìn qua mà không thực hiện bất kỳ kiểm tra nào khác.
Chính quyền yêu cầu phải xem xét lại các quy định của ngành công nghiệp thực phẩm tại tỉnh Sơn Đông khi phát hiện thấy một con vật có tình trạng thực tế không khớp với những gì được ghi trên giấy chứng nhận.
“Anh có thể tự làm được giấy chứng nhận”, một lái xe vận chuyển lợn cho biết.
Phân bón “Thần Nông”
Thịt lợn nhiễm bẩn chỉ là một khía cạnh trong hệ thống tham nhũng lâu dài của ngành công nghiệp thực phẩm Trung Quốc.
Phiên bản trực tuyến của tờ báo nhà nước Nhân dân Nhật báo, The People’s Net đã đưa tin vào tháng 5/2013 về trường hợp của một nông dân 65 tuổi tên Zhang Chunxin. Ông Zhang đã trồng rau được 40 năm.
“Thuốc trừ sâu phorate và ‘phân bón Thần Nông’ là có tác dụng tốt nhất”, ông Zhang nói. “Việc mua và sử dụng những sản phẩm này là bất hợp pháp, nhưng các cửa hàng đều bán chúng”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WB) coi thuốc trừ sâu phorate là một hóa chất “cực kỳ nguy hiểm”. Một lượng nhỏ chất này có thể gây buồn nôn và chóng mặt, trong khi tiếp xúc với nồng độ cao có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong, theo các nhóm môi trường.
“Phân bón Thần Nông” được đặt tên theo Thần Nông, một vị thần nông dân Trung Hoa theo truyền thuyết, giúp tăng đáng kể sản lượng nông nghiệp. Ông Zhang Chunxin cho biết chất này đã tăng gấp đôi lượng thu hoạch dưa hấu và gấp 3 lần lượng thu hoạch cần tây.
“Ai không dùng cơ chứ?”, ông Zhang nói.
Hầu hết các loại rau của ông Zhang đều được bán cho các chợ bán buôn và các siêu thị địa phương. Tờ báo đưa tin ông này cũng không tiến hành kiểm định rau trước khi bán.
Một trong những thành phần hoạt tính của phân bón Thần Nông là chất aldicarb, một loại thuốc trừ sâu đã bị Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cấm vào năm 2010.
Con trai của ông Zhang cảnh giác trước số rau mà ông Zhang trồng ra.
“Khi đã nhìn thấy tất cả các lọ hóa chất độc mà cha tôi đã mua thì không đời nào tôi lại ăn chúng”.
Thu Hiền biên dịch

Xôn xao việc Công an vào trường áp giải HS lớp 12

TTO - Chiều 19-4, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, thượng tá Vũ Tiến Thăng, phó trưởng Công an TP Buôn Ma Thuột, cho biết bị án Đ.Q.T. (sinh năm 1995) đang bị giam tại Trại giam Công an TP. 

Công an đến Trường THPT Buôn Ma Thuột áp giải Đ.Q.T. sáng 2-4 - Ảnh: Gia đình T. cung cấp

Đ.Q.T. là học sinh lớp 12A2 Trường THPT Buôn Ma Thuột, bị công an vào trường áp giải ngày 2-4.

Đã triệu tập nhiều lần

Ông Thăng cho biết trước đó T. gây ra tai nạn giao thông. Tòa án nhân dân TP Buôn Ma Thuột tuyên phạt T. sáu tháng tù treo. Sau đó, tòa phúc thẩm tuyên phạt T. chín tháng tù giam.

“Sau khi tòa phúc thẩm tuyên, cơ quan điều tra đã triệu tập T. nhiều lần và làm việc trực tiếp với ông Đỗ Quang Thanh là bố của T.. Ông Thanh không chấp hành và nói đang khiếu nại lên Tòa án nhân dân tối cao. Sau đó, Công an TP đã làm thông báo gửi cho Tòa án nhân dân TP. Tòa trả lời bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tòa tuyên. Trong việc này, cơ quan điều tra không thi hành lệnh bắt mà chỉ áp giải” - ông Thăng nói.

Về việc áp giải học sinh ngay trong trường, ông Thanh giải thích: “Sau khi đã triệu tập nhiều lần nhưng gia đình chống đối, sáng 2-4 chúng tôi phối hợp UBND phường Thắng Lợi, bảo vệ dân phố đến nhà áp giải theo quyết định nhưng gia đình ông Thanh không hợp tác. Sau đó, chúng tôi đến trường, phối hợp nhà trường mời bị án xuống phòng nghỉ của giáo viên. Chúng tôi cử cán bộ vào làm việc và thông báo với nhà trường mời học sinh có mặt để áp giải về thi hành án chứ không đọc lệnh bắt”.

Ông Thăng nói thêm: “Chúng tôi làm việc với nhà trường là đưa xe dân sự bốn chỗ, xe đặc chủng của công an không đưa vào trường. Chúng tôi mời T. xuống một cách bình thường chứ không đọc lệnh bắt trên lớp. Công an mời bị án lên xe dân sự đưa ra khỏi trường và không còng tay nhưng gia đình ông Thanh không đồng ý. Ông Thanh đến yêu cầu phải đưa xe đặc chủng vào làm việc theo đúng pháp luật”.

Về ý kiến cho rằng áp giải bị án trong môi trường giáo dục là không phù hợp, ông Thăng giải thích: “Đúng là cơ quan công an không thiếu chỗ áp giải. Nhưng chúng tôi phải chọn cách đảm bảo bị án không chống trả, chạy trốn…”.

“Không chấp hành vì có nhiều khuất tất”

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Đỗ Quang Thanh nói ông có nhận lệnh triệu tập T. đến thi hành án nhưng không chấp hành vì “bản án có nhiều khuất tất”.

"Công an đến nhà khi con tôi đang học ở trường. Công an yêu cầu vợ chồng tôi đến trường gọi con về nhưng tôi không đồng ý. Công an tự đến trường và chúng tôi đi theo” - ông Thanh kể.

Về việc yêu cầu công an còng tay và đưa con ông lên xe đặc chủng, ông Thanh nói: “Con tôi không có tội. Công an bắt con tôi. Gia đình tôi oan ức mấy năm trời khổ sở lắm rồi, nên tôi không chấp nhận xoa dịu dư luận như thế…”.

Ông Thanh cũng đưa ra nhiều giấy tờ, hồ sơ để chứng minh T. bị oan và cho biết đã gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân tối cao.

Ngày 14-4, tập thể lớp 12A2 cũng ký đơn kiến nghị gửi chủ tịch UBND, giám đốc Công an tỉnh, giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk để: “Mong các cấp có thẩm quyền xem xét cho bạn T. được trở lại trường để hoàn thành chương trình phổ thông và kỳ thi quốc gia sắp tới”.

“Ảnh hưởng đến môi trường sư phạm”
Một lãnh đạo Trường THPT Buôn Ma Thuột kể lại: “Sáng 2-4, công an mặc sắc phục cùng xe đặc chủng đến trường. Lúc đó trường vô học rồi. Thấy như thế trong môi trường sư phạm không hay lắm nên trường mời đưa xe đặc chủng ra ngoài. Tôi thấy cách ứng xử của công an trong việc áp giải em T. cũng không hay. Cơ quan công quyền có nhiều biện pháp, sao lại chọn trường học để áp giải…?”.
19/04/2015 20:50
HÀ BÌNH

Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn… nghèo? (Phần 2)

Theo daikynguyenvn-04-19-2015
Cảnh xếp hàng trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM (Ảnh: thesaigontimes.vn)
Cảnh xếp hàng trước Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM (Ảnh: thesaigontimes.vn)

Tiếp theo kỳ trước, Đại kỷ nguyên sẽ tiếp tục cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân về nguồn lực phát triển quan trọng nhất đó là “con người”. Trong khi các nước, kể cả những nước giàu như Mỹ, Anh, Candada, Úc… đều tìm cách để thu hút đầu tư, chất xám, vì đó là nguồn lực quí báu để phát triển, thì Việt Nam lại nghèo vì chảy máu chất xám và không thu hút được nhân tài.
Có thể bạn chưa biết nhiều người đang mang tri thức và tiền vốn ra đi
visa-dau-tu-di-dan-eb5
Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ
Ngày nay rất nhiều đại gia, tỉ phú Việt thường rời quê hương và quan tâm đầu tư định cư đến một nơi khác để được hưởng cuộc sống tốt hơn, chất lượng giáo dục, y tế, môi trường tốt hơn.
Gần đây, do kinh tế khó khăn nên rất nhiều quốc gia đã có chính sách thu hút những người giàu ở các nước mới nổi đến mua nhà, đầu tư kinh doanh và định cư. Thực tế nhiều nước đã thành công bởi chính sách này như Mỹ, Anh, Canada, Úc, Tây Ban Nha… Các chương trình đầu tư đưa ra phù hợp với những người giàu có. Số tiền đầu tư bắt buộc dao động từ 500.000 USD đến vài triệu đô la và như vậy không phải là lớn đối với tài sản của họ.
Trước đây đầu tư ở Canada mức khởi điểm 400.000 CAD. Khoản tiền này mang tính chất cho Chính phủ mượn trong một khoảng thời gian nhất định, được hoàn lại sau 5 năm. Còn tại Australia, bạn cần đầu tư 750.000 AUD vào trái phiếu Chính phủ và được đảm bảo có lãi hàng năm 3,5-6%. Ở 2 thị trường này, độ an toàn của dòng vốn được đảm bảo bởi Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
Tây Ban Nha, khi đầu tư bất động sản 500.000 EU và thêm một vài điều kiện nhỏ nữa thì nhà đầu tư có thể được nhận quốc tịch Tây Ban Nha, và khi đã có quốc tịch thì đương nhiên trở thành công dân EU. Ở Bulgaria, các nhà đầu tư phải đầu tư 700.000 USD vào trái phiếu Chính phủ trong 5 năm. Trong khi ở St. Kitts & Nevis, vùng Caribean, họ phải đầu tư 400.000 USD vào bất động sản hoặc ngành mía đường của quốc gia này. Ở một số  quốc gia khác thì yêu cầu họ mua cả khối bất động sản, gửi 500.000-1.000.000 USD vào ngân hàng trong nước, hoặc đầu tư vào các dự án hỗ trợ việc làm, tạo ra ít nhất 10 việc làm.

Mỗi năm Việt Nam có ít nhất hàng trăm doanh nhân được cấp viza dạng đầu tư như diện EB5 của Mỹ, và ngày càng tăng hơn 50%, vậy thì chất xám và vốn đang chảy ngược ra nước ngoài.

Không chỉ doanh nhân mà không ít các quan chức cũng đầu tư, mua nhà đất, cơ sở kinh doanh cho con sang học tại nước ngoài. Ví dụ như Ông Nguyễn Xuân Phúc có 2 căn biệt thự tại thành phố Anaheim, quận Cam, tiểu bang California, Mỹ và nhà tại Singapore mà báo chí đã đưa tin cuối năm 2014.
Du học sinh không thiết tha trở về
Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, tập trung ở các trường đại học ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Canada, Nhật… Trong số 60.000 du học sinh Việt Nam hiện nay, khoảng hơn 4.000 người học bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng Chính phủ, theo Hiệp định xử lý nợ với CHLB Nga, học bổng của các tổ chức phi Chính phủ, các trường ĐH, số còn lại đi học bằng con đường tự túc.

Do những vấn đề về thu nhập thấp, tri thức không được trọng dụng, nên rất nhiều du học sinh Việt Nam không muốn về nước làm việc, hoặc có trở về thì cũng làm việc cho các công ty nước ngoài, còn rất ít làm việc cho doanh nghiệp Việt.

Đối với du học bằng ngân sách nhà nước cũng có hiện tượng tương tự, 50% học viên không về nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết  với đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong 10 năm năm ấy có  2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước, số trở về là 47%.
Vì sao có nhiều người phải xa rời quê hương, đi lập nghiệp ở nơi đất khách quê người? Vì sao tri thức không quay trở về Việt Nam? Có thể không chỉ đơn giản là Việt Nam thu nhập thấp, chưa trọng nhân tài mà còn rất nhiều yếu tố nữa. Đây là sự thật về dòng chảy tri thức của Việt Nam, nếu tri thức còn tiếp tục chảy ra ngoài thì chắc chắn Việt Nam sẽ còn nghèo.

Bắt quả tang cơ sở bơm nước và thuốc an thần vào lợn kiếm lời

(Công lý) - Ngày 19/4, Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bắt quả tang một chủ cơ sở giết mổ lợn trái phép đang bơm nước và thuốc an thần vào lợn trước khi xuất bán cho một lò mổ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Công an thành phố Biên Hòa cho biết, lúc 21 giờ, ngày 18/4, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với cơ quan thú ý đã kiểm tra hành chính và bắt quả tang cơ sở giết mổ lợn do ông Phan Văn Vui (46 tuổi, tại địa chỉ 563 ấp An Hòa, thành phố Biên Hòa) làm chủ. Khi ập vào cơ sở này, lực lượng chức năng đã bắt quả tang 5 công nhân đang thực hiện hành vi bơm nước vào lợn nhằm tăng trọng lượng trước khi bán.
Có 120 con lợn đang được nhốt tại chuồng để chờ đến lượt bơm nước. Ngoài ra có 30 con lợn khác đã được công nhân bơm đầy nước vào bụng và tiêm thuốc an thần khiến lợn rơi vào trạng thái ngủ li bì bất động và đã được chất lên thùng một xe tải chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.
Làm việc với lực lượng chức năng, ông Phan Văn Vui khai nhận, số lợn trên được thu mua tại một số trại lợn trong khu vực. Sau đó, đưa về cơ sở trên bơm nước, tiêm thuốc rồi đưa đi tiêu thụ tại một lò mổ ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Ông Vui không xuất trình được bất cứ giấy tờ hợp lệ nào về cấp phép giết mổ, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.
Đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm đối với chủ cơ sở trên, đồng thời tịch thu toàn bộ số lợn trên và lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm để xử lý theo quy định.
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan chức năng Đồng Nai bắt quả tang hành vi bơm nước và thuốc an thần vào lợn. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều cơ sở giết mổ ở Đồng Nai đã lén lút mua lợn về sau đó bơm nước vào, mục đích làm tăng trọng lượng trước khi xuất bán.
Một cá thể lợn sau khi bơm nước có thể tăng từ 5 – 8kg trọng lượng cơ thể. Các cơ sở này một ngày có thể bơm nước từ 100 đến 200 con lợn sau đó xuất bán.

19/4/2015 22:08 
Sỹ Tuyên

Người Việt California nghĩ gì về việc chào cờ VNCH

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2015-04-19
CampPendleton-600.jpg
Một vài đại diện của Ban Tổ Chức "Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới", trước khi họp với đại diện của Camp Pendleton. Đây là lần cuối cùng lá cờ của VNCH cỡ lớn xuất hiện trong phạm vi của Camp Pendleton.- Photo by Ngọc Lan

Nằm trong khuôn khổ các sự kiện sẽ được tổ chức để nhớ lại  40 năm sau biến cố 30 Tháng 4, 1975, một chương trình mang tên “Hành Trình Ðến Tự Do và Vươn Tới” (Journey to Freedom and Beyond) do đài Little Saigon TV ở miền Nam California khởi xướng với sự trợ giúp của nhiều đoàn thể trong cộng đồng dự trù tổ chức tại Camp Pendleton, nơi có khoảng 80 ngàn người Việt Nam đã dừng bước đầu tiên khi đến Mỹ vào năm 1975.

Tuy nhiên theo quy tắc ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ thì ban tổ chức “không được chào cờ quốc kỳ và hát quốc ca VNCH” tại căn cứ quân sự này. Chính vì thế, ban tổ chức quyết định không tổ chức chương trình“Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới” ở Camp Pendleton như dự tính.

Xoay quanh quyết định này có hai nguồn ý kiến khác nhau về ý nghĩa của hình ảnh lá cờ và bài hát quốc ca trong giai đoạn hiện nay tại Hoa Kỳ.

Trước hết, mời quý vị nghe ông Khanh Nguyễn, phát ngôn nhân của ban tổ chức “Hành Trình Ðến Tự Do và Vươn Tới” tóm tắt lại sự việc đang gây nhiều xúc động trong tâm tư người Việt tị nạn trong thời điểm Tháng Tư này:

Chương trình hành trình vươn tới đã được chuẩn bị trước và khởi xướng bởi đài Little Saigon TV cả năm trước. Họ đã chuẩn bị và làm việc với bên Camp Pendleton cả năm nay. Nhưng mới đây, vào tuần trước, hôm Thứ Năm, chúng tôi được gặp gỡ với đại diện của Camp Pendleton ngay tại Camp Pendleton. Họ cho biết rằng theo lệnh của Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao thì ban tổ chức không thể chào cờ VNCH và lá cờ VNCH không thể để trên sân khấu và không thể hát quốc ca được. Do đó, ban tổ chức đã quyết định ngay tại đó là không tổ chức ở Camp Pendleton.

"Họ cho biết rằng theo lệnh của Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao thì ban tổ chức không thể chào cờ VNCH và lá cờ VNCH không thể để trên sân khấu và không thể hát quốc ca được."- ông Khanh Nguyễn

Họ nói rằng mình có thể đem cờ vào nhưng cờ VNCH không thể nào lớn hơn khổ 3 inch và 5 inch được.

Ông Đại tá chỉ huy trưởng của Camp Pendleton và tất cả mọi nhân viên sĩ quan và quân nhân của Camp Pendleton lúc nào cũng rất nhiệt tình và mong muốn sự kiện được tổ chức tại Camp Pendleton nhưng nếu không cho chào cờ VNCH và hát quốc ca thì chúng tôi không thể nào thực hiện được.

Anh Trần Tường Huy, một thầy giáo đang dạy Toán tại Anaheim Union High School District tại Quận Cam nêu suy nghĩ về vấn đề này:

Mặc dù tôi qua Mỹ từ lúc còn rất là nhỏ nhưng lúc sang Mỹ thì cũng đủ lớn để nhớ những sự kiện đã đưa đẩy gia đình và bản thân tôi qua tị nạn ở Mỹ và vì vậy khi nghe ban tổ chức bên phía cộng đồng của mình có những đòi hỏi mình phải có cờ VNCH tôi rất  đồng ý về điều kiện đó là tại vì cộng đồng Việt Nam ở Nam Cali là cộng đồng tị nạn, đó là lá cờ biểu tượng cho cộng đồng của mình chứ không phải lá cờ kia. Cá nhân tôi thì tôi đồng ý với ban tổ chức là nếu không được dùng lá cờ VNCH đó thì mình  không quyết định làm chương trình tưởng niệm ở Camp Pendleton.

Cũng hoàn toàn đồng ý với quyết định của ban tổ chức là ông Ngô Văn Quy, một người lính VNCH từng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ với Camp Pendleton trong những ngày tháng đầu tiên đến Mỹ:


Cuộc họp giữa đại diện Ban tổ chức "Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới" ; họp với đại diện của Camp Pendleton. Photo by Ngoc Lan

Nếu thực sự ban tổ chức hiểu được tầm quan trọng của sự kiện này và quyết đinh bỏ việc trở lại thăm viếng Camp Pendleton thì tôi rất là tán đồng và tôi nghĩ những người này là những người có suy nghĩ sâu rộng về niềm đau của dân tộc Việt Nam.

 40 năm đánh dấu sự tang thương của dân tộc và chắc chắn 40 năm nay tôi đã mang mối hận này cho đến hôm nay và vĩnh viễn về sau. Nếu ban tổ chức quyết định hoặc do những động lực nào đó mà họ không tổ chức về thăm Camp Pendleton thì cá nhân tôi đồng ý hoàn toàn. Tôi nghĩ cộng đồng tị nạn ở đây, những người yêu thương lá cờ chắc chắn sẽ đồng ý với quan niệm của tôi.

Trong khi đó, họa sĩ Ann Phong, từng là thuyền nhân, và hiện là giáo sư môn hội họa tại trường Cal Poly Pomona phát biểu:

Tôi nghĩ khi mà sự kiện này tổ chức tại Camp Pendleton thì ý nghĩa rất là sâu sắc ở chỗ chính Camp Pendleton là nơi người Việt Nam mình tới 40 năm trước. Khi mà 40 năm sau trở lại, cảm xúc đó rất là nặng với họ, từ đó họ thành đạt hay từ đó họ thành một người Mỹ thì điều đó rất quan trọng đối với tôi. Còn chào cờ là hình thức chứ không phải nội dung. Nội dung là việc trở về Camp Pendleton cho tất cả mọi người không chỉ ở Cali mà ở tất cả mọi nơi tới, cái đó rất là sâu sắc, nhưng chỉ vì một hình thức không chào cờ mà mình bỏ thì tôi thấy uổn. Chào cờ mình có thể chào trong tim. Ngày nào mình cũng có thể chào được hết, nhưng lúc đó hoàn cảnh không cho mình chào cờ thì mình phải hiểu mình dù cho không chào cờ tại chỗ nhưng mình lúc nào cũng có quốc ca trong người mình rồi thì mình có thể để phần không chào cờ qua một bên để nhìn lại quá khứ 40 năm từ đó mình đi ra, thì cái đó rất là quan trọng.

Anh La Quốc Tâm, con của một cựu sĩ quan thuộc quân lực VNCH, vượt biên sang Mỹ từ năm 14 tuổi, hiện là kỹ sư cao cấp của tập đoàn Amway Hoa Kỳ, nhìn vấn đề dưới cặp mắt của người trưởng thành tại Mỹ:

Là một người lớn lên ở Mỹ thì thường việc treo cờ Việt Nam hay cờ vàng 3 sọc đỏ, đối với tôi không thành vấn đề. Mình ở Mỹ thì mình theo phong tục của người Mỹ, nhất là căn cứ này là căn cứ quân sự Mỹ thì mình phải theo luật của họ thôi.

Tôi nghĩ người Việt ai cũng nhớ lá cờ đó nhưng tôi thấy mình phải để nó đúng vị trí, đúng thời gian, đúng địa điểm, còn mình cứ ở đâu cũng giương lá cờ đó nhiều khi nó mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó đi. Tôi nghĩ bất cứ người Việt nào ở Mỹ cũng đều luôn luôn nhớ về lá cờ 3 sọc đỏ nhưng nhiều khi mình phô trương nó ra nhiều quá thì nhiều khi nó mất đi biểu tượng đó.

"Mình ở Mỹ thì mình theo phong tục của người Mỹ, nhất là căn cứ này là căn cứ quân sự Mỹ thì mình phải theo luật của họ thôi."- Anh La Quốc Tâm

Cựu Hải quân Đại tá Đỗ Kiểm từ Lousiania đến Little Saigon trong những ngày tháng Tư này nêu suy nghĩ:

Tôi biết bây giờ đó là vấn đề rất nhạy cảm đối với người Việt Nam vì lá cờ của chúng ta đã được tung bay ở rất nhiều nơi có thể nói đầu tiên từ Lousiania nơi chúng tôi ở. Thì đến bây giờ nói không có cờ tự nhiên thành vấn đề hết sức nhạy cảm và cộng đồng người Việt tị nạn chúng ta nói rằng nếu không có cờ thì không thể nào tổ chức ở nơi đó  được.

Tôi nói nó nhạy cảm là vì ngay bây giờ các giới bên Mỹ, những trường trước kia mình nghĩ họ hơi khuynh tả, tức là có tính cách phản chiến thì giờ họ đã bắt đầu nghĩ lại và sau những tài liệu được khai quật ra, được giải mật thì người ta thấy vấn đề của Vn hết sức là oan trái và họ có những cảm tình rất tốt và lá cờ của chúng ta được mọi người tôn trọng. Thế thì vấn đề cờ thì hơi nhạy cảm. Tôi biết rằng cách đây mấy năm, hình như ở Pendleton cũng không có chào cờ mà thả cờ lên, dùng bong bóng thả cờ lên thì tôi nghĩ vậy sao năm nay mình không tiếp tục làm vậy?

Không ai có thể phủ nhận hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ hay bài hát quốc ca VNCH có ý nghĩa thiêng liêng như thế nào trong tim mỗi người từ sau biến cố 30 Tháng Tư 1975. Nhưng liệu có nhất định phải có hình ảnh của lá cờ bay trước mắt ở mọi lúc mọi nơi thì mới thể hiện được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc hay không? Câu hỏi đó vẫn sẽ còn là một tranh cãi bất tận của người Việt hải ngoại, không chỉ ở thời điểm Tháng Tư nhiều nỗi niềm này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-journey-to-freedom-n-beyond-memorial-canceled-nl-04192015085806.html/04192015-covnch-nl.mp3

Ba mươi Tháng Tư và Phật giáo VN

Chính quyền VN đã thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm thay thế Giáo hội Phật giáo VN thống nhất tồn tại từ trước 1975 ở miền Nam, theo tác giả.
Cho đến hôm nay, đầu tôi vẫn còn vang dội đài hiệu của đài Truyền hình Pháp TF1, thông báo tin tức Bộ đội Bắc Việt từng bước tiến chiếm Sài Gòn.
Lúc ấy tôi vừa trở lại Paris sau chuyến thuyết trình dài qua nhiều nước Âu - Mỹ trình bày quan điểm Hoà bình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Là chi bộ hải ngoại của Giáo hội, chúng tôi đại diện Viện Hoá Đạo ở nước ngoài để thông tin và bày tỏ lập trường của Giáo hội trong cuộc chiến tranh huynh đệ thừa sai.
Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam bằng quân sự là điều kinh sợ. Chúng tôi không thấy quy định bạo lực nào trong Hiệp định Paris năm 1973.
Một miền Nam trung lập, với chính phủ ba thành phần, và chủ trương hoà hợp, hoà giải dân tộc tan tành theo mây khói dưới xích chiến xa ủi sập Dinh Độc lập ở Sài Gòn.
Ước mộng trở về quê hương của tôi thành giấc mộng hờ, khi tôi nghe tin tức trong nước dồn dập đưa ra những chuyện chẳng lành, như chế độ tập trung cải tạo, kinh tế mới… Từ tháng 8 tháng 9-1975 trở đi, nhiều tượng Phật lộ thiên, hay trong các chùa viện ở các tỉnh Quảng Ngãi, Pleiku, Sóc Trăng, Phan Thiết, v.v… bị đập phá.

'Chết vinh, sống nhục'



Ngày 2-11-1975, dưới băng rôn “Thà chết vinh hơn sống nhục”, 12 Tăng Ni ở Thiền viện Dược Sư, Cần Thơ, tự thiêu tập thể phản đối chính quyền Cách Mạng với 7 yêu sách đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Cuộc biểu dương phản đối trên đây mở đầu cuộc đối kháng chính sách đàn áp tôn giáo và tiêu diệt Phật giáo của Hà Nội, mà Giáo hội kiên trì tới 40 năm sau. Chủ trương đã được ông Trần Xuân Bách thiết kế thông qua Chỉ thị số 20 của Đảng và được ông Lê Duẩn ký từ năm 1960, khiến Phật giáo miền Bắc tiêu vong. Nay đem áp dụng tại Miền Nam.
Chưa có triều đại nào trong lịch sử Việt Nam, mà khối lượng chư Tăng, Phật tử bị tù đày, vào trại Cải tạo hay quản chế tại gia đông đảo như dưới triều đại Hồ Chí Minh.
Giới Tăng lữ bị bắt hoàn tục, hay đưa sang chiến trường Kampuchia. Hàng giáo phẩm Viện Hoá Đạo bị bắt, như các Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Minh... Do áp lực quốc tế, hai ngài Huyền Quang, Quảng Độ bị xử 2 năm tù cuối năm 1977. Cố Hoà thượng Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết ở Trại thẩm vấn X4, đường Nguyễn Trãi, Sài Gòn.
Sau đợt khủng bố, đàn áp thẳng tay trong vòng 5 năm, vẫn không thể tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà mạng lưới tổ chức của Giáo hội lan rộng từ thành thị đến nông thôn, với khối lượng đông đảo Phật tử hậu thuẫn. Ông Xuân Thuỷ, Bí thư Trung ương Đảng kiêm Trưởng ban Dân vận, giao cho ông Đỗ Trung Hiếu nhiệm vụ thống nhất Phật giáo. Ông nhận định rằng :
«Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam”.
Đây là đầu mối cho “Hội Phật giáo Việt Nam” ra đời tại chùa Quán Sứ, Hà Nội ngày 4-11-1981, mà chủ yếu tập họp các hội Phật giáo yêu nước của Đảng, chứ không là một giáo hội của Tăng Ni, Phật tử hình thành. Hội là công cụ chính trị cho Đảng, làm công tác tuyên truyền đối ngoại cho chế độ.

'Tổ chức bù nhìn'

Hòa thượng Thích Quảng Độ
Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tiếp tục bị quản chế tới nay, theo tác giả.
Ông Đỗ Trung Hiếu, kiến trúc sư của tổ chức Phật giáo nhà nước này, đã phản tỉnh 13 năm sau, khi ông hồi ký công trình Đảng tóm thu Phật giáo. Trong tập sách “Thống Nhất Phật giáo”, ông Hiếu tiết lộ :
«Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các Hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nhìn của Đảng. (…) Nội dung hoạt động là do cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. Hội Phật Giáo Việt Nam ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam».
Liền sau cuộc thống nhất nói trên, hai Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ bị giải về quê quán lưu đày ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Thái Bình đầu năm 1982 do Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chứ không qua toà án xét xử.
Một nhân chứng đáng tin cậy về giai đoạn khủng bố Phật giáo này là Đức cố Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu. Năm Mậu thân, 1968, ngài bị cưỡng bức gánh lên rừng, rồi đưa ra Hà Nội như con tin của nhà nước, và được sử dụng như con bài tuyên truyền đối ngoại.
Ngài trở lại miền Nam với chức vụ đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc. Thế nhưng ngài đã viết đơn từ nhiệm mọi chức vụ, lại còn tố cáo chế độ đàn áp Phật giáo và thảm sát Hoà thượng Thích Thiện Minh. Trong băng thu âm, mà tạp chí Quê Mẹ phát hành tại Paris đăng tải, Ngài phơi bày cái gọi là “cách mạng giải phóng” miền Nam như sau:
“Tình đoàn kết, thương yêu, kính trọng trước kia, chỉ được 10 ngày! Sau 10 ngày đó: tình đoàn kết xưa nay bây giờ rã hết! Lòng yêu thương đổi thành ghét cay ghét đắng! Sự kính trọng bây giờ người dân trở lại khinh đáo để!”

Lý do chống đối



Lý do nào mà Phật tử Việt Nam chống đối nhà cầm quyền Cộng sản? Bản Thông bạch của Hoà thượng Huyền Quang phát hành năm 1994 cho biết :
“Phật giáo chúng ta đang trong cơn Pháp nạn II. Nhà nước Việt Nam đã đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng ta kể từ sau ngày 30-4-1975
"Chỉ vì lập trường của Giáo hội không chấp nhận làm công cụ cho bất cứ một thế lực chính trị nào, và Giáo hội chỉ yêu cầu để Phật giáo được sinh hoạt độc lập trong khuôn khổ tôn giáo và pháp luật”.
Không muốn làm công cụ cho chế độ, vì lịch sử Hai Nghìn năm Phật giáo, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc, vui buồn theo vận nước, sát cánh cùng nhân dân chống xâm lăng, bảo vệ chủ quyền.
Nhiều Sư Bà, Nữ tướng Phật tử đã tham gia với Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến vệ quốc đầu tiên của nước ta và nhiều bậc sư sãi, thiền sư khác cũng đã đóng góp cho các triều đại Việt Nam trong các thời đại dựng nước và giữ nước.
Cũng vì thế, mà Đức Đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, sống trong cảnh quản chế, vẫn không ngừng lên tiếng đưa ra Giải pháp dân chủ hoá Việt Nam từ tháng 2/2001 để cứu nguy tình thế.
Ngài đã tố cáo nạn Bô-xít Tây nguyên như tung đội thứ Năm của Bắc Kinh, tố cáo sự xâm lấn biển đảo của Trung quốc, mà biến cố dàn khoan Hải Dương 981 xảy ra năm ngoái là một trong các minh chứng.

Tiếp tục phát triển

Nhiều hoạt động thiện nguyện đang được cộng đồng Phật giáo Việt Nam ở trong nước tiến hành hỗ trợ người dân.
Hiện nay, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất chỉ tồn tại trong thực tế, chứ Nhà nước không công nhận. Tuy nhiên Giáo hội vẫn tiếp tục cuộc vận động đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý, và tranh đấu cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ.
Hiện Giáo hội có 20 Ban Đại diện trong các tỉnh thành. Nhưng mọi sinh hoạt văn hoá, giáo dục, tín ngưỡng đều bị sách nhiễu và cấm đoán.
Vậy tương lai của Giáo hội sẽ ra sao? Vẫn là tương lai của Phật giáo nói chung trên thế giới, đạo Phật tiếp tục truyền thừa và phát huy rực rỡ, hiện đang phát triển mạnh tại các nước Âu Mỹ sau gần ba nghìn năm khai đạo.
Trong khi ấy, các chế độ gian ác, độc tài đến đâu cũng chỉ có một thời.
Tương lai Phật giáo Việt Nam tuỳ thuộc một là Đảng Cộng sản chấp nhận tiến trình dân chủ hoá để hình thành thể chế dân chủ đa nguyên, hoặc một biến cố do nhân dân tự đứng lên thực hiện dân chủ.
Người xưa nói, chở thuyền là nước, lật thuyền cũng là nước. Nước là nhân dân.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.