Friday, January 4, 2019

Nhiệt tình cộng với dốt nát thành phá hoại

Image result for perro aullando (howling dog)
Hương Sơn (Danlambao) - Sau năm 1975, trong phong trào sát nhập các tỉnh, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều được sát nhập lại, từ hai hoặc ba tỉnh thành một tỉnh mới. Trên cả nước, chỉ có 3 tỉnh là Thái Bình, Thanh Hóa và Bến Tre là không bị sát nhập. Để thực hiện chủ trương này, người ta lập luận rằng càng to càng mạnh.

Năm 1976, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập lại thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh lúc đó, mà người đứng đầu là Trương Kiện, từ làm Chủ tịch rồi lên Bí thư Tỉnh ủy, người ta đề ra chủ trương:

“Thay trời đổi đất sắp xếp lại giang san”.

Và khẩu hiệu: “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội”.

Để khuếch trương và quan trọng hóa những việc làm đó, người ta đề ra những khẩu hiệu đao to búa lớn treo nhan nhản khắp nơi như:

“Nghiêng đồng đổ nước ra khơi /Vắt đất ra nước thay trời làm mưa”, hoặc: “Chẳng mưa từ chín tầng mây, làm mưa từ những bàn tay con người” v.v...

Con sông Nghèn

Năm 1976, người ta bắt đầu “Thay trời làm mưa” bằng cách đào con sông tại hai huyện Can Lộc và Thạch Hà (Hà Tĩnh), để làm công trình thủy lợi, phục vụ công tác chống hạn và chống úng cho hai huyện Can Lộc và Thạch Hà. Vì con sông đào này sẽ chảy vào sông Nghèn, nên nhân dân vẫn gọi là Sông Nghèn.

Con sông đào này bắt nguồn từ xã Mỹ Lộc (phía Tây của huyện Can Lộc), chạy về phía Đông hạ huyện Can Lộc, sang huyện Thạch Hà, và chảy vào sông Nghèn tại ngã ba Đò Điệm, có chiều dài trên 20 km.

Mục đích của con sông đào này, theo tinh toán của lãnh đạo Nghệ Tĩnh, vừa là công trình chống úng vào mùa mưa, đưa nước vùng ngập úng đổ ra sông Nghèn, vừa chống hạn, lấy nước từ sông Nghèn về tưới cho hàng ngàn héc ta lúa vùng này.

Vì trước đây phụ thuộc nước trời, nên ruộng đồng mỗi năm chỉ làm một vụ mà cũng bấp bênh. Nay nếu có nước sông bơm lên có thể làm 2 hoặc 3 vụ. Tại miền Bắc thời ấy, hạt lúa hạt gạo là hạt vàng hạt ngọc. Tuy công trình còn nằm trên giấy, nhưng các nhà lãnh đạo đã mơ tưởng rằng từ nay về sau, sẽ không còn cảnh đồng khô cỏ cháy do nắng hạn hàng năm gây ra. Những cánh đồng lúa bạt ngàn chạy dài tít tắp sẽ đem về những mùa gặt bội thu. Người nông dân hết phải chịu cảnh ăn độn “mỗi hạt gạo lãnh đạo năm bảy miếng khoai” như trước.

Hàng chục ngàn nam thanh nữ tú tuổi mười tám đôi mươi được huy động cho công trình vĩ đại này. Họ phải mang theo gạo cơm mắm muối để đi làm dân công dưới thời tiết nóng nực gió Lào cát trắng của khí hậu miền Trung lên đến 45 độ C. Tất cả đều làm thủ công, nào cuốc, cào, gồng gánh để đào xúc đổ hàng triệu mét khối đất lên hai bên tạo thành con sông rộng hơn hai chục mét, dài hơn hai chục cây số.

Vì tất cả ruộng đất đều là của Hợp tác xã, tất cả là của chung, nên muốn đào con sông này đến đâu thì đào mà chẳng có ai ngăn cản.

Điều buồn cười là một điều rất đơn giản mà những đầu óc thiên tài của giới “Đỉnh ca trí tuệ” không nghĩ ra, ấy là khi thủy triều lên thì nước mặn từ biển sẽ chảy theo các con sông vào sâu bên trong đất liền. Do đó khi con sông này đào đến Đò Điệm để thông vào sông Nghèn, thì nước mặn tràn vào, làm mùa màng bị nhiễm mặn và không phát triển được.

Kết quả là hàng chục ngàn ngày công lao động của dân các huyện trong tỉnh được huy động phục vụ công trình này chẳng mang lại kết quả gì. Hàng trăm héc ta đất “bờ xôi ruộng mật” tốt nhất vùng này phải bỏ hoang mấy chục năm nay, làm thiệt hại vô cùng to lớn cho nhân dân.

Sau này những chỗ nước đọng sâu hơn, người ta đào thêm làm ao nuôi cá, nuôi vịt. Kể ra cũng không đến nỗi mất trắng hàng chục ngàn ngày công lao động của lớp thanh niên trai trẻ ngày ấy.

Để ghi nhớ “công ơn” của Chủ tịch Trương Kiện trong việc phá hoại nền kinh tế tỉnh nhà, nhân dân Nghệ Tĩnh đã chế bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” nổi tiếng của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, từ câu “Nghệ Tĩnh mình ơi sông Lam gọi núi Hồng, bạn về theo bạn đào núi ngăn sông”…

Thành câu hát mới: “Nghệ Tĩnh mình ơi năm nay lại mất mùa, nghe mồm Trương Kiện đào bới lung tung”…

Vụ sập cống Hiệp Hòa thuộc công trình kênh Vách Bắc.

Có thể nói, vụ sập cống Hiệp Hòa năm 1978 là tai nạn lao động khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Việt Nam từ trước đến nay.

Cống Hiệp Hòa (nằm ở thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), nằm trên hệ thống nông giang dẫn nước từ Bara Đô Lương tưới tiêu cho những cánh đồng các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An.

Công trình này được người Pháp xây dựng từ năm 1934, (xây theo thiết kế của Hoàng thân Xuvanuvong), và cơ bản hoàn thành vào năm 1937. Lúc khánh thành có sự tham dự của Vua Bảo Đại.

Khi hệ thống kênh mương này đi đến thôn Hiệp Hòa, xã Hòa Sơn, người ta phải xẻ núi để làm kênh mương và lắp đặt ống cống dẫn nước. Cống dài khoảng 180 mét, tròn, đường kính 3,8 mét, riêng phần cửa nhận nước rộng hơn 4 mét. Cống được làm bằng bê tông, độ dày trên 10 cm, không có cốt thép. 

Khi cống Hiệp Hòa được làm xong, đưa vào vận hành, cống được để lộ thiên. Dưới thời Pháp thuộc, có người được cắt cử, quan sát, bảo vệ, dọn dẹp đất đá rơi vãi phía trên cống. Thế nhưng sau năm 1954, người ta đổ đất lên trên cống, san phẳng để làm đường đi lại.

Sau 1975, trải qua thời gian gần 40 năm vận hành, cống bị lắng cặn, lưu lượng nước qua đây không đủ để tưới tiêu cho ruộng đồng các huyện nói trên, nên vấn đề sửa chữa và mở rộng cống Hiệp Hòa được đặt ra.

Ông Hồ Như Hồng, một kỹ sư thủy lợi, là người con của đất Quỳnh Lưu, đang là giảng viên Đại học Thủy lợi, được tỉnh Nghệ Tĩnh mời về làm tổng chỉ huy các công trình này.

Người ta đã huy động trên 5 vạn nam nữ thanh niên trai tráng phục vụ công trình. Lúc đó nhiều người chưa đủ tuổi nhưng cũng bị bắt đi làm. Từ xa nhìn lại, người ở công trường đông như kiến.

Yêu cầu đặt ra là vừa nạo vét lấy sạch đất đá trong lòng cống cũ, vừa xẻ núi mở rộng đường mương để làm thêm cống mới bên cạnh cống cũ. Như vậy, lúc này cống cũ không chỉ lộ thiên mà còn lộ cả một bên sườn (nơi sẽ làm cống mới bên cạnh rộng 4 mét). Để đưa đất đá đưa lên trên núi, người ta thiết lập 14 cái thang suốt chiều dài 180, chiều cao từ đáy cống lên mặt bằng đổ đất khoảng 80 mét.

Công việc rất phức tạp, nặng nhọc nhưng hầu như đều làm thủ công. Lúc mới đầu thi công cống Hiệp Hòa, Cục 1 Giao Thông có đến kiểm tra và phát hiện vết nứt phía triền núi, đã báo cho đội thi công cống Hiệp Hòa, đề nghị dừng thi công chờ khắc phục xong mới tiếp tục. Lúc này kỹ sư Hồ Như Hồng đã cấp tốc lên tỉnh báo cho ông Trương Kiện (KS Hồng gọi ông Kiện là cậu) về tình hình vết nứt phía trên núi, và Cục 1 Giao Thông đề nghị ngưng thi công để khắc phục. Tuy nhiên ông Chủ tịch Trương Kiện đã chỉ đạo: "Phàm ý kiến nào làm chậm trễ công trình là đi ngược lại nghị quyết của Tỉnh Ủy và nhân dân quanh cống Hiệp Hòa". Vì vậy KS Hồng Quay về và cho công trình tiếp tục thi công.

Theo yêu cầu của Ủy ban tỉnh Nghệ Tĩnh là công trình phải hoàn thành trong vòng 100 ngày để bảo đảm có đủ nước cho vụ đông – xuân và nước sinh hoạt cho dân. Do công tác khảo sát thiết kế không được coi trọng và tính toán cẩn thận, một lượng đất khổng lồ được chuyển lên bằng phương tiện chủ yếu là thang cây cùng hệ thống dây kéo của hàng ngàn con người, bao nhiêu bùn non móc từ dưới lòng cống lại đem lên đổ hai bên bờ, và hàng ngàn con người đi lại thường xuyên trên cống cũ để vận chuyển vật liệu và đất đá đưa lên phía trên, đã tạo nên áp lực quá tải, và tai nạn kinh hoàng đã xảy ra.

Vào khoảng 12 giờ ngày 03 tháng 01 năm 1978 – đúng lúc nghỉ ăn trưa và giao ca thì cống sập. Sau một tiếng động lớn, hai vách taluy hai bên núi đổ sập xuống, làm cho khoảng 30 mét cống cũ đổ sập theo. Ông Phan Văn Hợi, nguyên Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương, một trong những người may mắn sống sót nhớ lại: “Tôi đi khảo sát thấy đất ở các cọc lở xuống, cống có thể bị sập. Tôi bảo phải thổi còi để ngừng làm việc và anh chị em phải ra khỏi cống ngay. Chưa kịp thổi còi thì một tiếng “rầm”, mặt đất rung chuyển. Một khối lượng đất đá khổng lồ từ núi đổ ụp xuống”(1).

Tiếng la hét, kêu cứu xen tiếng khóc xé lòng. Giữa sự nhốn nháo, hoảng loạn lại xẩy ra sự sập đổ dây chuyền thêm gần 100 mét cống nữa. Sự đổ sập này gây chấn động làm đổ cả bức tường đất được dựng lên tạm thời, 14 chiếc thang bắc từ dưới cống đều bị lấp. Một cảnh hoảng loạn nhốn nháo khi cả ngàn khối bê tông, đất đá đổ xuống vùi lấp hàng trăm người.

Những người không bị vùi lấp dùng tay trần đào bới bùn đất, bê tông để cứu người. Trong số những người chết hầu hết là thanh niên tuổi mười tám đôi mươi. Một số vừa nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Một số sắp làm đám cưới. Ngay trong buổi chiều hôm đó, 93 thi thể đã được đưa lên đặt kín sườn đồi, hàng trăm người khác được đưa vào bệnh viện. Gỗ và thợ đóng quan tài quanh vùng được huy động. Cục giao thông 1 gần đó đã tức tốc đến hỗ trợ, dùng thiết bị đào tìm nhưng cũng chỉ có thể lấy được một số xác của các em.

Do có nguy cơ tiếp tục sụt lún, nên mọi người quyết định ngưng tìm kiếm và cho lấp đất đá lại để hoàn thành công trình. Và dưới đống đất đá đó mãi mãi là nơi yên nghĩ của một số người(2).

Tổng cộng có 102 người chết và 132 người bị thương: “Từ trước đến nay, có số liệu cho rằng, vụ tai nạn tại cống Hiệp Hòa làm 98 người chết, 132 người bị thương, nhưng ông Nguyễn Cảnh Mai - người trực tiếp tham gia lực lượng ứng cứu lúc đó - khẳng định có 102 người chết. “Vì lúc đó, chúng tôi xác nhận con số qua báo cáo của các xã. Con số 98 người chết là chưa tính người của huyện Đô Lương”(3).

Sau khi vụ việc kinh hoàng này xẩy ra, lãnh đạo Nghệ Tĩnh muốn cho vụ này chìm xuồng và chỉ xử lý hành chính. Vì vậy ông Hồ Như Hồng chỉ bị cách chức trưởng ban, trưởng phòng, hạ một bậc kỹ sư. Nhưng trước sức ép của dư luận và của những gia đình người chết, người thân của những nạn nhân chịu không nổi, làm đơn tập thể gửi thư ra Trung ương yêu cầu xét xử. Do đó Ban Bí thư đã ra quyết định phải xử lý hình sự. Thế là một phiên tòa được mở tại Thị trấn Đô Lương vào tháng 10/1980 nhằm yên dân. Kết quả có 3 người chịu án là ông Đào Nhiệm, Phó Ty Thủy lợi – 2 năm tù giam; Kỹ sư Trần Nhương, người trực tiếp chỉ huy thi công công trình cống Hiệp Hòa – 2 năm tù giam; ông Hồ Như Hồng, tổng chỉ huy cả cụm công trình, 6 năm tù giam.

Nhưng vì ông Hồ Như Hồng là cháu gọi Trương Kiện bằng cậu, nên ông Hồng chỉ ngồi tù 3 năm và sau đó được đặc xá.

Lẽ ra với một đại thảm họa làm chết hàng trăm người như thế, nhà nước phải tổ chức quốc tang, và người đứng đầu chính quyền tỉnh Nghệ Tĩnh là Trương Kiện phải vào tù. Thế nhưng Trương Kiện chẳng những không hề hấn gì, mà sau đó lên làm Bí thư Nghệ tĩnh.

Sau này khi ông Trương Kiện ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Lương thực, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm Nghệ Tĩnh, khi nghe báo cáo về công trình sông Nghèn không có hiệu quả, làm cho hàng trăm héc ta ruộng tốt bỏ hoang trong khi dân thiếu đói hàng năm, và vụ sập cống Hiệp Hòa làm chết hàng trăm người, ông Phạm Văn Đồng phải thốt lên:

“NHIỆT TÌNH CỘNG VỚI DỐT NÁT BẰNG PHÁ HOẠI”.

Và nhờ “Mo cơm quả cà, với tấm lòng người cộng sản, đi xây dựng Chủ Nghĩa xã hội” ấy, đến nay sau hơn 40 miệt mài xây dựng, dưới ngọn cờ vẻ vang và bách chiến bách thắng của đảng, Việt Nam tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội thì chưa thấy đâu.

Nhưng điều có thật là dân tộc này, đất nước này đang XUỐNG HỐ CẢ NÚT là điều có thật.

4/01/2019


___________________________________

Chú thích:

Trại súc vật, luật A ni man

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trong khi toàn đảng toàn băng ta đang hồ hởi phấn khởi chào đón luật An ninh mạng vừa “chính thức có hiệu lực”, thì ngược lại, một bộ phận không nhỏ trong quần chúng nhân dân lên tiếng, lên mạng kịch liệt phản đối, gọi “Luật An ninh mạng là luật An-ni-man; chỉ có trại súc vật mới có luật a ni man”. 

“Chỉ có trại súc vật mới có luật a ni man” nghĩa là gì? 

Đó là thắc mắc của Cu Tèo, một cựu cháu ngoan của cha già DT, luôn luôn tự hào với tổ quốc xã hội chủ nghĩa; hằng hằng tâm niệm yêu nước là yêu bóng đá; bóng đá là mặt trời soi đường cho tuổi trẻ rường cột nước nhà; thà chết vì “đi bão” bóng chứ không đi biểu tình chống giặc ngoại xâm lẫn giặc nội xâm; có bóng đá là có tất cả kể cả quyền cho Cái Hĩm lột sạch quần áo, vứt ráo nội y/xú xì (xú-chiêng, xì-líp) đi rông giữa phố, gào thét nhố nhăng... chẳng những không bị CA bắt vì tội công xúc tu sỉ ghi trong luật hình sự, mà còn được “cả nước” ngước mắt cổ võ, tâm phục khẩu phục “người con gái da vàng” xhcn: ngày xưa thì có “cô gái vót chông chống mỹ kíu nước”, nay thì cô gái chổng mông chạy rông phát cuồng với quả bóng. 

Mặc dầu “có công với cách mạng” như thế, nhưng Cu Tèo không hiểu được ba chữ An ninh mạng, à lộn, “a ni man” nghĩa là gì, bèn hỏi Bá tước Đờ Ba-le, thì được Ngài giải thích cho nghe: 

- “A-ni-man” là phát âm theo tiếng Việt chữ Animal của tiếng Tây, có nghĩa là An ninh mạng, à lộn, là súc vật, thú vật, loài vật, gọi chung các loài động vật không phải là người. Loài nào luật nấy: Chỉ có trại súc vật tức là giang sơn của trâu bò chó lợn... mới có luật an ninh mạng, à lại lộn, chỉ có trại súc vật mới có luật a ni man.” 

Sau khi quán triệt “A ni man” nghĩa là thú vật, đồ súc sinh, Cu Tèo hỏi tiếp: 

- Thế tại sao tuyệt đại bộ phận quần chúng nhân dân lại gọi Luật An ninh mạng của nhà nước vừa ban hành là luật “A ni man?” 

Bá tước Đờ Ba-le ngạc nhiên trước câu hỏi của Cu Tèo hôm nay “hơi bị” ngớ ngẩn, nhưng Ngài chỉ cau mày một cái, rồi cũng trả lời: 

- Cu mày quên “Trại súc vật” của George Orwell rồi à! Trại súc vật thì xài luật “a ni man”, chứ chẳng lẽ dùng luật Human rights? 

“Ông thầy” của Cu Tèo định ngừng ở đó, nhưng sợ Cu Tèo hiểu lầm 90 triệu dân VN bây giờ là súc vật, nên nói tiếp: 

- Nước Việt Nam không phải là trại súc vật, nhưng người dân VN trong nước đang bị đảng CS cầm quyền đối xử như với súc vật, có khi còn tệ hơn súc vật đối với súc vật trong “Trại Súc vật” của George Orwell: “Trại súc vật” có 7 điều luật trong đó điều thứ 7 ghi rõ “Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng”, chứ nước CHXHCNCC làm gì có luật bình đẳng. Cu mày không thấy đứa trẻ vì đói , ăn trộm một con gà của hàng xóm mà bị những 3 năm tù, trong khi quan lớn nước CHXHCNCC ăn cắp của dân hàng ngàn ngàn tỷ lại chỉ bị án treo. 

- Thành thử luật An ninh mạng mà đồng bào VN gọi Luật A ni man là chính xác. Nó rất hợp tình hợp lý, hợp thời, đúng quy trình tiến hóa của tổ quốc xã hội chủ nghĩa do bác Hồ đã khổ công dựng nên: Từ một hang Pắc Bó trên thượng du thâm u Bắc Việt nay đã hang-hóa thành công cả nước Việt Nam. 

Được Bá tước Đờ Ba-le giải thích, Cu Tèo sáng mắt sáng lòng, gật gù: hèn chi đảng ta ra “Luật an ninh mạng”. 

03.01.2019

Việt Nam: Công an không được ‘sa ngã vì phần tử xấu’

Theo BBC-04-01-2019 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú TrọngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Nguyễn Phú Trọng khẳng định phải "bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Công an nhân dân"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kêu gọi lực lượng công an "không bị sa ngã trước sự mua chuộc, lôi kéo của các phần tử xấu, 'lợi ích nhóm'", trong phát biểu ở Hội nghị Công an toàn quốc.
Đây là một phần trong phát biểu khai mạc hội nghị hôm 3/1.
Ông Trọng nhấn mạnh công an cần nỗ lực để "không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường, không lợi dụng cương vị công tác của mình để làm phương hại đến lợi ích chung, lợi ích chính đáng của Đảng, Nhà nước, nhân dân".
Ông cũng khẳng định phải "bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Công an nhân dân".
Trong diễn văn, Tổng Bí thư nói: "Thực tế cho thấy, việc xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm không hề làm giảm vị thế, uy tín của Công an như có người lo ngại, mà ngược lại, càng khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, bản lĩnh, sức mạnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao uy tín của lực lượng Công an nhân dân."
Hồi tháng 12, Việt Nam đã khởi tố nguyên thượng tướng công an Trần Việt Tân và trung tướng Bùi Văn Thành, đều từng là thứ trưởng.
Đánh giá cao thành tích ngành công an năm 2018, ông Nguyễn Phú Trọng nhận xét công an đã "quán triệt và thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ gắn với đổi mới mạnh mẽ công tác lãnh đạo, chỉ huy ở tất cả các cấp".
Trung tướng Bùi Văn Thành mới đây bị khởi tốBản quyền hình ảnhWWW.BOCONGAN.GOV.VN
Image captionTrung tướng Bùi Văn Thành mới đây bị khởi tố

Tinh gọn bộ máy

Nhân hội nghị, trang web Bộ Công an Việt Nam công bố 10 kết quả "nổi bật" của ngành này trong năm 2018.
Trong đó, Bộ này nói họ đã tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm cấp trung gian.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn "ổn định chính trị", "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập", mà trong đó có đóng góp "to lớn, quan trọng" của công an.
Năm 2018, công an Việt Nam đã điều tra, khám phá án "gần 45.000 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỷ lệ 82,32%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 12,32%, cao hơn 1,9% so với năm 2017); đã triệt phá gần 3.000 băng, nhóm tội phạm".
Sau khi hội nghị công an toàn quốc bế mạc ngày 4/1, Bộ Công an cũng tổ chức họp báo đầu năm vào chiều cùng ngày.
Tại đây, Thứ trưởng Công an Bùi Văn Nam có nói về việc tinh giản bộ máy của bộ.
Ông Nam được dẫn lời: "Đến nay Bộ Công an không còn 6 cấp tổng cục, giảm 55 cấp cục, giảm gần 300 cấp phòng, địa phương giảm 20 đơn vị phòng cháy chữa cháy, hơn 500 cấp phòng và gần 1.000 cấp đội."

Bộ trưởng Anh bị chỉ trích vì không lên án Luật ANM của Việt Nam

VOA Tiếng Việt/04/01/2019 
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Mark Field được chào đón tại Trường Đại học Kinh tế và Tài chính TP HCM hôm 3/1/2019. Ông Field bị chỉ trích vì không lên án việc kiểm soát internet của Việt Nam bằng bộ luật mới được áp dụng. (Twitter Mark Field MP)
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Anh bị chỉ trích vì không lên án một bộ luật mới của Việt Nam vừa được đưa ra nhằm ngăn cấm những chỉ trích chính trị trên internet, theo báo The Guardian của Anh. Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực 24 giờ trước khi vị bộ trưởng này đặt chân tới Việt Nam hôm 2/1.
Quốc vụ khanh phụ trách về châu Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Anh, Mark Field, viết trên Twitter vào sáng đầu tiên ở Việt Nam rằng “Tự do báo chí và Tự do internet giúp cho kinh tế phát triển” và “Tự do truyền thông sẽ giúp Việt Nam thực hiện được tiềm năng to lớn của mình.”
Ông Field, trong một bài viết riêng cho báo Tuổi Trẻ ra ngày 2/1, còn cho biết rằng sau khi rời EU, Anh sẽ “thắt chặt mối quan hệ với Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh mạng.
Theo The Guardian, an ninh mạng là một ngành xuất khẩu của Anh mà chính phủ nước này đã nhắm mục tiêu để phát triển. London đã thông qua các hoạt động bán thiết bị chặn mạng viễn thông trị giá gần 5 triệu bảng Anh cho Việt Nam kể từ năm 2015 tới nay.
Đáp lại bình luận của Quốc vụ khanh Anh, ông Phil Robertson, Giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, nói rằng thực sự không có một cơ sở nào để có thể nói Việt Nam sẽ chấm dứt đàn áp tự do ngôn luận và xã hội dân sự, theo The Guardian.
“Thực tế là tự do báo chí không tồn tại ở Việt Nam bởi vì chính phủ quản lý mọi cơ quan truyền thông ở đó,” ông Robertson được tờ báo Anh trích lời nói. “Cho tới lúc này truyền thông xã hội là nơi cho tự do báo chí nhưng chính phủ Việt Nam giờ đây đưa ra bộ luật an ninh mạng hà khắc có thể được dùng như là một công cụ cần có để dập tắt những thảo luận trên mạng và truy tố người dân vì những gì họ nói.”
Hơn 69,000 đã ký vào một bức thỉnh nguyện thư yêu cầu quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Hơn 69,000 đã ký vào một bức thỉnh nguyện thư yêu cầu quốc hội Việt Nam hoãn thi hành Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng của Việt Nam, được thông qua vào giữa tháng 6/2018 bất chấp phản đối từ công chúng, bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm nay. Bộ luật hà khắc này bị nhiều chính phủ nước ngoài và các tổ chức nhân quyền chỉ trích. Họ cho rằng luật này sẽ được nhà cầm quyền sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến và ngăn cản tự do ngôn luận trên mạng.
Theo Văn phòng Quốc vụ khanh thuộc Bộ Ngoại giao Anh, ông Field đã nêu vấn đề về tự do truyền thông, bao gồm những mối quan ngại về bộ luật mới với các đối tác Việt Nam hôm 2/1. Tờ The Guardian trích nguồn tin của văn phòng này cho biết ông Field cũng đã triệu tập những chuyên gia về tự do truyền thông và các nhà tranh đấu ở Hà Nội để thảo luận vấn đề này trong cùng ngày. Văn phòng này nói rằng dòng tweet của ông Field được đưa ra cùng với sự kiện này và ý muốn nói là Việt Nam phải có tự do truyền thông để có thể thực hiện được những tiềm năng to lớn của mình.
Trong năm 2018, gần 70.000 người đã ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng đề nghị chính phủ Việt Nam hoãn thi hành và sửa đổi luật An ninh mạng trước khi nó có hiệu lực. Hồi tháng 6, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở nhiều thành phố trên khắp nước để phản đối Luật An ninh mạng và dự thảo luật về đặc khu kinh tế. Đến tháng 11, có ít nhất là 127 người bị xử có tội vì tham gia biểu tình. Các mức án dao động từ vài tháng tù treo cho đến năm năm tù giam.
Bất chấp tình hình nhân quyền ở Việt Nam, các quan chức Anh coi Việt Nam là một khách hàng tiềm năng về quân sự và công nghệ an ninh của Anh, theo The Guardian. Anh đã thông qua các thương vụ bán vũ khí và công nghệ lưỡng dụng trị giá 77 triệu bảng Anh kể từ khi đảng Bảo thủ lên nắm quyền ở quốc gia này vào tháng 5/2015.
Theo Tuổi Trẻ, Quốc vụ khanh của Bộ Ngoại giao Anh cho biết hôm 3/1 rằng quốc gia này còn muốn đạt được một hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch, Robertson, kêu gọi chính phủ Anh hãy “công khai đòi Việt Nam hủy Luật An ninh mạng, đồng thời đảm bảo là không có một chương trình nào của chính phủ Anh, hoặc đầu tư nước ngoài nào tạo điều kiện cho các vụ đàn áp.”

Nhân quyền Việt Nam 2018: Nhà tù trong nhà tù (Phần II)

Hòa Ái, RFA-2019-01-04 
Hình ảnh những người tù chính trị Việt Nam trên trang Facebook của Project88.
  Hình ảnh những người tù chính trị Việt Nam trên trang Facebook của Project88.Courtesy of Project88, 24/1/2018
Phần II: Người dân và Nhân quyền: Phản kháng trong nghịch cảnh
Gia tăng bắt bớ và giam cầm
Theo số liệu ghi nhận của “The 88 Project” (Dự án 88), một website lưu trữ thông tin về tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tại Việt Nam, hiện có 210 người bị cầm tù ở Việt Nam bởi do những hoạt động ôn hòa của họ vì dân chủ, nhân quyền của quốc gia.
Các tổ chức nhân quyền thế giới lên tiếng chỉ trích Chính quyền Việt Nam đối xử tàn bạo với dân chúng trong năm 2018 qua động thái gia tăng bắt bớ hàng loạt nhà báo, blogger, tín đồ tôn giáo, người đi biểu tình và các nhà hoạt động vì môi trường, vì nhân quyền, vì quyền lợi của công nhân…cũng như tuyên các bản án quá nặng đối với họ.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2018 bị đánh giá là năm tồi tệ nhất trong những năm gần đây, qua những bằng chứng mà các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm tố cáo họ phải chịu đựng hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt ở trong tù như không được thăm gặp gia đình, không được điều trị bệnh thích hợp, không được nhận thư từ sách vở theo quy định của trại giam, bị chuyển trại xa nhà mà gia đình không được báo trước hay bị đầu độc trong thức ăn, bị phạm nhân giam cùng buồng sách nhiễu, dọa giết… đến mức họ phải tuyệt thực trong nhiều ngày để phản kháng như trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức và Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Trong luật quy định hình thức kỷ luật cao nhất đối với một người tù, nếu như họ có vi phạm gì thì tối đa chỉ có 10 ngày. Thế nhưng bằng thông tư đó, người ta bị giam đến 3 tháng. Trong thông tư đó, quy định tất cả những người không nhận tội là phải giam riêng, cho nên họ lấy cái cớ đó để biệt giam. - Blogger Điếu cày
Cựu tù nhân lương tâm Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, người bị Chính phủ Hà Nội tống xuất sang Mỹ tị nạn, nhấn mạnh về tình trạng tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm Việt Nam bị biệt giam 3 tháng trong tù theo Thông tư 37 của Bộ Công An, là một thông tư mật mà dư luận trong và ngoài nước ít biết đến.
“Trong luật quy định hình thức kỷ luật cao nhất đối với một người tù, nếu như họ có vi phạm gì thì tối đa chỉ có 10 ngày. Thế nhưng bằng thông tư đó, người ta bị giam đến 3 tháng. Trong thông tư đó, quy định tất cả những người không nhận tội là phải giam riêng, cho nên họ lấy cái cớ đó để biệt giam.
Về nguyên tắc theo luật pháp, khi trại giam ban hành một quyết định kỷ luật phạm nhân thì phạm nhân phải được 1 bản và gia đình phạm nhân phải được 1 bản quyết định kỷ luật đó. Và, trại phải thông báo cho gia đình biết về quyết định kỷ luật đó để gia đình không đi thăm vì không được thăm gặp trong thời gian bị kỷ luật. Tuy nhiên, trại giam không bao giờ thông báo cũng như không bao giờ trao bản quyết định kỷ luật cho người tù.
Bằng Thông tư 37 của Bộ Công An, họ xây dựng một khu cách ly riêng và khu đó thì không bao giờ nhìn thấy tù hình sự, cũng như không một tù hình sự nào được bước vào; ngoài những người được cắt cử vào để đưa cơm, nước hoặc làm vệ sinh trong đó…Tức là bằng thông tư đó, họ mới xây dựng an ninh theo kiểu ‘nhà tù trong nhà tù’ như thế.”
Phản kháng
15 người biểu tình ở Biên Hòa tại phiên tòa phúc thẩm hôm 9/11/2018
15 người biểu tình ở Biên Hòa tại phiên tòa phúc thẩm hôm 9/11/2018Courtesy Báo Đồng Nai
Vượt ra khỏi phạm vi các chắn song sắt của nhà tù, gia đình của những tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm gặp không ít những sách nhiễu từ phía chính quyền và trại giam. Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, phụ trách Quỹ 50K nói với RFA rằng gia đình của những người biểu tình phản đối hai dự Luật Đặc khu và An ninh mạng ở Bình Thuận bị tuyên án tù rất sợ hãi mỗi khi có tổ chức hay cá nhân nào liên lạc để hỗ trợ cho họ trong hoàn cảnh khó khăn, vì họ bị chính quyền địa phương răn đe, hăm dọa.
Đại diện của Liên đoàn Lao động Việt Tự do (gọi tắt là Lao động Việt), bà Ca Dao cũng cho RFA biết về trường hợp của 15 công nhân ở Đồng Nai bị trở thành tù nhân lương tâm, vì đi biểu tình chống dự Luật Đặc khu hồi tháng 6. Gia đình của các công nhân tù nhân lương tâm này thuật lại rằng họ phải đưa cho trại giam 800 ngàn đồng để được vào thăm thân nhân, nhưng không được gửi lại bất cứ thứ gì cho người thân ở trong tù. Bà Ca Dao chia sẻ thêm:
“Khi mà tiếp xúc với gia đình thì qua gia đình chúng tôi được biết tinh thần của các công nhân này rất kiên cường. Họ vẫn khẳng định rằng họ biểu tình vì lòng yêu nước. Và ngay cả những gia đình của họ cũng vậy, họ nói rằng nếu con em họ ra tù thì chúng tôi cũng sẵn sàng cùng đi biểu tình một lần nữa nếu mà có các cuộc biểu tình bảo vệ đất nước, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.”
Bên cạnh rất nhiều trường hợp bị bắt giam và cầm tù, trong năm 2018, một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền buộc phải trốn chạy ra khỏi nước để lánh nạn đàn áp mạnh tay từ phía Chính quyền Việt Nam. Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, thành viên của Phong trào Lao động Việt là một trường hợp điển hình. Anh Đoàn Huy Chương chia sẻ với RFA:
“Đối với những người đang hoạt động hiện nay, có một số phải vượt biên. Vì nếu ở lại thì theo tôi nghĩ sẽ có thể phải lãnh những bản án không dưới 20 năm tù. Đó là một sự đàn áp rất thê thảm và đó cũng là điều bất hạnh cho những người đấu tranh ở đất nước Việt Nam.”
Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương cho biết thêm mặc dù bị nhiều giới hạn trong hoàn cảnh sống của một người vô tổ quốc, anh vẫn tiếp tục công việc đấu tranh của mình:
“Đối với bản thân tôi thì tôi làm bên lãnh vực về công nhân. Khi ở trong nước, thì tôi đi đến từng khu công nghiệp, gặp từng người công nhân, nói chuyện với họ để cho họ biết công đoàn là gì, quyền lợi của người công nhân như thế nào. Còn khi vượt biên qua nước thứ hai rồi thì tôi bị hạn chế. Tuy nhiên, từ sự hạn chế đó mình nảy ra những ý tưởng vẫn tiếp tục đấu tranh. Tôi làm về truyền thông livestream vào mỗi buổi tối để nói về thực trạng của xã hội Việt Nam, nói về quyền lợi của người lao động, nói về Luật Lao động cho người công nhân biết để bảo vệ họ.”
Đối với những người đang hoạt động hiện nay, có một số phải vượt biên. Vì nếu ở lại thì theo tôi nghĩ sẽ có thể phải lãnh những bản án không dưới 20 năm tù. Đó là một sự đàn áp rất thê thảm và đó cũng là điều bất hạnh cho những người đấu tranh ở đất nước Việt Nam. - Anh Đoàn Huy Chương
Kể từ năm 2017, sau sự kiện Chính quyền Việt Nam bắt giữ tất cả thành viên chủ chốt của Hội Anh Em Dân Chủ và tuyên các bản án tù nặng nề đối với họ trong năm 2018, giới quan sát tình hình Việt Nam nhận định động thái này cho thấy Hà Nội không chỉ nhằm mục đích “xóa sổ” Hội Anh Em Dân Chủ, mà còn nhắm vào đàn áp các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam. Thế nhưng trái lại, các tổ chức xã hội dân sự mới lần lượt hình thành, góp phần đẩy mạnh hơn nữa những hoạt động dân chủ hóa tại Việt Nam, mặc cho sự bắt bớ vẫn gia tăng như Nhóm Hiến Pháp, có đến 9 thành viên bị bắt hồi tháng 9 vừa qua.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam cho rằng phong trào dân chủ ở trong nước dù bị lắng xuống bởi Hà Nội thẳng tay đàn áp, nhưng giới đấu tranh vẫn có những phương thức hoạt động song hành cùng chủ trương đàn áp đó của chính phủ. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nói về cách thức hoạt động mới của Hội Anh Em Dân Chủ:
“Có một điều may mắn là sau khi tôi được trả tự do và bị trục xuất sang Cộng Hòa Liên Bang Đức thì tôi ngay lập tức liên lạc với tất cả các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ còn lại ở trong nước. Chúng tôi đưa ra quan điểm là tất cả hoạt động ở trong nước sẽ chuyển sang hoạt động bí mật, còn các hoạt động công khai thì sẽ do các thành viên ở hải ngoại đảm nhận. Mặc dù hoạt động ở trong nước hiện nay không công khai được, nhưng mục đích chính của Hội Anh Em Dân Chủ là xây dựng và phát triển lực lượng của mình ở trong các giới như học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân.”
Những cá nhân và tổ chức hoạt động nhân quyền, dân chủ ở trong nước mà Đài RFA tiếp xúc, cho biết năm 2018 dù là năm mà nhân quyền Việt Nam bị tuột dốc khủng khiếp, nhưng càng khiến cho tinh thần đấu tranh của họ càng lên cao vì cuộc đấu tranh này không phải là cuộc đấu tranh đơn độc của chỉ dân chúng tại Việt Nam mà thôi.

Kiến nghị thêm 2.500 tỷ để hoàn thành Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2

RFA-2019-01-04   
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang được thi công.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đang được thi công.Courtesy of Bộ Công thương Việt Nam
Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) vừa có kiến nghị lên Bộ Công Thương cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng để hoàn thành Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 vì lý do bị thiếu vốn và chậm tiến độ.
Báo trong nước loan tin hôm 4/1 cho biết hiện nay Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đã giải ngân trên 31.200 tỷ đồng (đạt khoảng 82%) so với tổng mức đầu tư dự kiến là 41.000 tỷ đồng sau nhiều lần điều chỉnh.
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư được xác định đang bị thiếu vốn và chậm tiến độ khoảng từ 55 đến 57 tháng.
Do đó PVN đề nghị được thêm 2.500 tỷ để hoàn thành dự án trích từ nguồn chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 và lợi nhuận từ nguồn sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Lý do của việc chậm trễ được PVN nêu ra là vì Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu nhà máy nhiệt điện than; năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo thanh toán cho công việc đã hoàn thành và tạm ứng cho các hợp đồng với nhà thầu phụ.
Ngoài ra, PVN cho biết việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án hơn 1.100 tỷ đồng vào mục đích khác làm thiếu hụt kinh phí dự án; nhưng lại không nói mục đích khác cụ thể là gì.
Dự kiến sau khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt từ 55 triệu đến hơn 1 tỷ USD so với giá trị hợp đồng dự kiến.
Đáp lại đề nghị của PVN, Bộ Công thương yêu cầu PVN cần có báo cáo rõ và chuyển giao về Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước để giải quyết.
Dự Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 có quy mô công suất 2x600MW thuộc Trung tâm điện lực Thái Bình, được xây dựng tại Mỹ Lộc, Thái Thụy, Thái Bình, phê duyệt tại Quyết định 5844 ngày 2/7/2010 do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) làm tổng thầu EPC.

Thế nào là thông tin sai sự thật?


Minh Châu (VNTB) – Trong trường hợp cái được gọi là ‘sự thật’ ở hôm nay, lại là sự ‘dối lừa’ ở ngày mai, vậy thì có cách nào để kiểm soát, giám sát những gì gọi là ‘sự thật’?

Luật An ninh mạng, tại điều 8 “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng”, khoản 1.d ghi: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Băn khoăn lớn nhất đặt ra: thế nào là sự thật? Nếu sự thật được minh định ngay từ đầu thì chắc chắn không có vụ đại án Thủ Thiêm như hiện tại? Nếu sự thật được tôn trọng, thì cũng khó thể có con tàu đắm Vinashin ở hôm qua để rồi di chứng kéo dài đến tận hôm nay.

‘Sân khấu’ kịch trường chính trị ở thành phố Hồ Chí Minh

Gọi là ‘sân khấu’ vì ở đó nhiều quan chức đã khoác những bộ mặt khác nhau trong ứng xử. Cựu nhà báo Nguyễn Đông Thức của báo Tuổi Trẻ, kể một câu chuyện lãnh vực văn hóa nghệ thuật mà ông từng chuyên trách.

“Điên chuyện này từ lâu rồi! Nhưng thấy nhiều người biết nên cũng muốn chờ coi có ai nói không. Rằng cái thành phố này từ lâu nay, đặc biệt là từ khi bị sự lãnh đạo của đám Hải Quân Đua Tài [*], đã nổi tiếng toàn quốc về “bảo hoàng hơn vua”, lập trường quan điểm chắc như bê tông cốt sắt, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá văn nghệ.

Với dàn chuyên viên sắt máu bảo vệ chế độ Phan Xuân Biên và đại quan nửa đêm đi bắt bia ôm Ba Đua lên làm thường trực, hoạt động văn học nghệ thuật của thành phố trung tâm này đã trở nên trì trệ, bảo thủ… nhất nước.

Nhớ chuyện nhạc sĩ Phạm Duy đã chịu bầm dập như thế nào mới xin được giấy phép hồi hương sinh sống như một người dân Việt. Lúc được cấp chứng minh nhân dân và hộ khẩu xong, ông chủ động đến Hội âm nhạc TP.HCM để chào ra mắt các ông quan âm nhạc ở đây, thì đã bị… ngồi ngoài sân, không ai tiếp!

Danh sách các tác phẩm của ông, tuy được duyệt cấp phép nhỏ giọt, nhưng luôn ghi rõ “được phép phổ biến, biểu diễn trên phạm vi toàn quốc”. Vậy mà các chương trình biểu diễn ca khúc của ông tại thành phố này luôn bị chỉ thị ngầm không được phát sóng phát thanh, truyền hình và còn cấm mọi hình thức quảng cáo.

Có những tờ báo đã nhận tiền đăng quảng cáo các liveshow của ông bị buộc phải trả lại. Một phim tài liệu về ông làm xong, 100% Hội đồng duyệt phim TP.HCM thẩm định đồng ý thông qua, thế mà cấp trên của thành phố này vẫn cương quyết không cấp phép phát hành. Chuyện này đã hơn 10 năm, đến khi ông ngậm ngùi nhắm mắt vẫn chưa được thấy phim ra mắt!!!

Vòng hoa của Hội âm nhạc TP.HCM gởi đến đám tang ông là vòng hoa nhỏ nhất, rẻ tiền nhất!. Mở ngoặc ở đây để thử hỏi giờ có ai hát nhạc của các ông quan nhạc đỏ không?”. Nhà báo, nhà văn Nguyễn Đông Thức kể trong tâm thế “điên chuyện này từ lâu rồi”.

Vì là độc đảng cầm quyền nên vấn đề mang tính cốt lõi ở đây phải chăng là nằm trong ba trường hợp: sự bất lực/ dung túng/ thỏa hiệp của cấp đảng trung ương trong kiểm soát quyền lực chính quyền TP.HCM – địa phương đang góp hàng năm với tỷ lệ từ 28% đến 30% cho ngân sách quốc gia.

Cần thay đổi phương thức kiểm soát quyền lực để không nhầm lẫn ‘sự thật’

Góc độ pháp lý, Quốc hội Việt Nam là cơ quan lập pháp, ban hành các điều luật. Chính phủ được xem là cơ quan hành pháp, thực thi các điều luật, còn tư pháp là hệ thống tòa án xét xử. Cả ba nhiệm vụ đó của ba cơ quan khác nhau đó, lại hoàn toàn chịu sự lãnh đạo thống nhất của đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có sự phân nhiệm giữa các ngành với nhau, do các đảng viên của đảng cộng sản được cử ra đảm nhiệm những chức vụ trong ba ngành ấy.

Như vậy rốt cuộc, phải chăng có sự dung dưỡng của đảng cấp trên nên đảng cấp dưới như ‘Hải Quân Đua Tài’ mới dám lộng giả thành chơn? Và trong bối cảnh đó thì những cái gọi là ‘sự thật’ quả tình không dễ xác định. Hệ lụy là bất kỳ ai dám chống lại ‘Hải Quân Đua Tài’ sẽ đối mặt các điều luật hình sự như điều 88, điều 79, điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999. [**]

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ riêng bộ mặt văn hóa văn nghệ ở TP.HCM vẫn không mấy thay đổi dù không còn ‘Hải Quân Đua Tài’.

Nhà báo, nhà văn Nguyễn Đông Thức kể tiếp: Và những tưởng đang lúc cả lò lâm nguy sẽ giảm bớt vụ làm khó văn nghệ sĩ, ai dè mới tức thì lại lòi ra vụ nghệ sĩ ưu tú, đảng viên Ngọc Huyền đến nay vẫn chưa hề bị rút danh hiệu dù đi Mỹ đã lâu. Cô này gom tiền về xin diễn liveshow, nhân kỷ niệm bao nhiêu năm hành nghề. Cục nghệ thuật biểu diễn (trung ương) cấp phép, nên Sở (địa phương) cũng phải cắn răng duyệt ký. Thế nhưng, đồng loạt Nhà hát Hoà Bình, Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành cùng từ chối hợp đồng diễn, với lý do bận hết rồi.

Tới sân Lan Anh thì ký được, nhưng giờ chót lại bị nói đã kẹt phục vụ ngày quân đội. Chạy qua rạp Thủ Đô là giải pháp tội nhứt rồi, vì rạp quá tệ, nhưng đành cắn răng bỏ luôn tiền sửa rạp cho tươm tất tí, sau khi ký được hợp đồng. Vậy mà hôm sau rạp lại bị “lãnh đạo” yêu cầu huỷ. Và tất cả, như thường lệ, đều là lệnh miệng, không biết của ai và chả có một tờ giấy lộn nào! Và ngang trái là, sau đó chả có cái nhà hát nào, rạp nào có show diễn hết!

“Nói thiệt là tôi chưa bao giờ coi hay nghe Ngọc Huyền hát, đừng nói là thích. Nhưng đã gọi là mở cửa, là đại đoàn kết, là sống và làm việc theo pháp luật… thì sao lại có chuyện Sài Gòn này một mình một cõi bảo vệ chế độ và ngang nhiên cấm người ta vậy? Phải chăng dù cả nhà đang sắp vào lò, đám cấp dưới vẫn cứ theo quán tính “lập trường quan điểm đạo đức sáng ngời”, cương quyết giương cao ngọn cờ thành luỹ cuối cùng của chủ nghĩa xã hội?

Lo giữ ghế, lo chứng tỏ “phẩm chất cách mạng”, lo ra vẻ trung thành với cái lý tưởng đã… Cứ tiếp tục vầy hoài thì các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố này sẽ cứ èo uột như con chuột, và chán như con gián như từ trước tới giờ. Văn nghệ sĩ, các nhà tổ chức thì sẽ tiếp tục khổ như con hổ… trong sở thú.

Hơn 43 năm trước, Sài Gòn này toàn các anh tài. Giờ đây cũng vẫn có rất nhiều nhân tài, nhưng tất cả cùng chỉ biết hai chữ… ngậm ngùi!”. Nhà báo, nhà văn Nguyễn Đông Thức nhận xét đầy chua chát.

Cần thay đổi phương thức kiểm soát quyền lực để không nhầm lẫn ‘sự thật’. Đó là ‘đề bài’ mà người đứng đầu đảng cầm quyền tại Việt Nam phải giải cho bằng được trong năm 2019 này. Nếu không thì với các điều luật dễ bị suy diễn như điều 8, Luật An ninh mạng, lại sẽ có nhiều người dân phải mặc áo tù vì dám nói lên những sự thật, mà đảng tự nghĩ rằng vì nó gây hoang mang, nên sự thật đó là… ‘sai sự thật’ (!?)
Chú thích:

[*] Hải Quân Đua Tài là muốn nói đến 4 nhân vật: Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Trần Văn Đua, Nguyễn Thành Tài.


[**] Từ ngày 1-1-2018, Bộ luật Hình sự tu chính có hiệu lực pháp luật. Theo đó, các tội danh “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79 luật hình sự cũ), “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 88 luật hình sự cũ) và “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (Điều 258 luật hình sự cũ) đều được giữ lại trong Bộ luật Hình sự tu chính, nhưng thay đổi số thứ tự điều luật và còn thay đổi về hình phạt cho mỗi tội danh này theo hướng khắt khe hơn.