Friday, July 3, 2015

Gần 9.000 thí sinh bỏ thi

03/07/2015 22:19

Đề thi địa lý quá dễ, trong khi đề hóa rất khó đạt điểm tối đa

Ngày 3-7 tiếp tục diễn ra 2 môn thi địa lý và hóa học của kỳ thi THPT quốc gia. Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy buổi thi môn địa lý có 168 thí sinh (TS) bị kỷ luật, trong đó đình chỉ 150 TS; buổi thi môn hóa học có 8.833 TS bỏ thi, 20 TS bị kỷ luật, trong đó 17 TS bị đình chỉ thi.
Bị đình chỉ thi chủ yếu do mang tài liệu
Các cụm thi ở TP HCM ghi nhận vài sự cố trong ngày thi thứ ba. Thạc sĩ Trịnh Minh Huyền, Chủ tịch Hội đồng cụm thi Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết ở cụm thi này có một TS ở quận Gò Vấp được chị gái đưa đi thi môn địa lý buổi sáng thì bị tai nạn giao thông chấn thương chân nặng, đành phải bỏ thi.
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Gia Định, TP HCM vui mừng sau môn thi địa lýẢnh: TẤN THẠNH
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Gia Định, TP HCM vui mừng sau môn thi địa lýẢnh: TẤN THẠNH
Còn tại điểm thi Trường THCS Chu Văn An thuộc cụm thi Trường ĐH Sư phạm TP HCM, một TS bị đau bụng, gia đình đã đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hội đồng thi đã tư vấn cho gia đình báo cáo lên Sở GD-ĐT để xin đặc cách tốt nghiệp vì TS có học lực khá - theo quy chế thì có thể được xét đặc cách tốt nghiệp THPT.
Trong buổi thi môn địa lý, nhiều trường hợp TS vi phạm quy chế bị đình chỉ do mang và sử dụng tài liệu. Cụ thể: Cụm thi Trường ĐH Tôn Đức Thắng 5 TS, cụm thi ĐH Cần Thơ 7 TS, cụm thi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM 4 TS (ghi số liệu trên Atlat và mặt sau thẻ dự thi), cụm thi của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM (tại Gia Lai) 9 TS…
Tại Hà Nội, ngay sau khi kết thúc môn thi địa lý, xung quanh khu vực Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, “phao” rải trắng đường. Tại hội đồng thi Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thời gian làm bài mới được hơn 30 phút, các cán bộ coi thi đã lập biên bản đình chỉ 4 TS vì mang tài liệu vào phòng. Tương tự, tại cụm thi Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có 4 TS bị đình chỉ do mang tài liệu.
Nhiều điểm thi vắng thí sinh
Tại cụm thi số 30 ở Trường ĐH Tây Nguyên (cụm thi liên tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông), trong môn thi hóa học chiều 3-7, có 15.555 TS dự thi, vắng 237 TS không lý do. Riêng cụm thi do Sở GD-ĐT Đắk Lắk tổ chức, môn hóa học có 2.643 TS dự thi, vắng 34 TS.
Tại cụm thi Cần Thơ, có 6.288 TS dự thi môn địa lý. Theo hội đồng thi Trường ĐH Cần Thơ, hiện chỉ còn 17/28 điểm thi THPT quốc gia tập trung tại quận Ninh Kiều. Trong đó, điểm thi tại Khoa Nông nghiệp Trường ĐH Cần Thơ chỉ có 4/36 phòng thi. Theo hội đồng thi Trường ĐH Cần Thơ, tuy TS dự thi không đông như 2 ngày trước nhưng vẫn bảo đảm bố trí đầy đủ giám thị và bảo vệ tại các điểm thi.
Tại cụm thi Trà Vinh, 7/15 điểm thi không có TS dự thi. Tại điểm thi Trường THCS Minh Trí, chỉ có 9 TS dự thi môn địa lý. Trường ĐH An Giang chỉ có hơn 200 TS đến dự thi và chỉ bố trí 3/24 điểm thi cho TS. Điểm thi ở khu trung tâm ĐH An Giang chỉ có 20 TS.
Tại cụm thi ĐHQG TP HCM, nếu ngày 2-7 có 26 điểm thi thì ngày 3-7 chỉ còn 5 điểm thi môn địa lý và 16 điểm thi môn hóa học. TS dự thi ở cụm thi này đạt 98%.
Theo đại diện các trường, việc có đến gần 9.000 TS bỏ thi môn hóa có thể do đây là môn thi chỉ mang tính chất dự phòng trong việc xét tuyển ĐH.
Làm phách sau mỗi môn thi
Với mục tiêu sớm công bố kết quả thi của TS, ngay sau môn thi đầu tiên kết thúc, nhiều cụm đã tiến hành làm phách để khi Bộ GD-ĐT công bố hướng dẫn chấm là chấm thi ngay.
Tiến sĩ Nguyễn Thiên Tuế, Chủ tịch Hội đồng cụm thi Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho hay từ ngày 2-7, bộ phận làm phách đã bắt tay vào làm việc. Với số lượng gần 20.000 TS dự thi, trường đã huy động đông đảo cán bộ làm phách và giáo viên chấm thi để kịp tiến độ.
Ở cụm thi của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, bộ phận làm phách đã làm việc từ chiều 1-7, tức ngay sau buổi thi đầu tiên. Thạc sĩ Trịnh Minh Huyền cho biết trường huy động 269 giáo viên chấm thi, trong đó đông hơn vẫn là giáo viên chấm môn toán và văn. Theo kế hoạch, sáng 6-7, nhà trường sẽ bắt đầu chấm thi. Năm nay, cụm thi của Trường ĐH Tôn Đức Thắng có hơn 18.000 TS dự thi.
Ở cụm thi của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, tổ phách cũng đã bắt đầu làm việc ngay sau buổi thi đầu tiên. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, chủ tịch hội đồng thi, cho biết trường đã huy động 300 giáo viên chấm thi các môn tự luận. Khi Bộ GD-ĐT có hướng dẫn, trường sẽ chấm thi ngay để dự kiến ngày 15 hoặc 16-7 là chấm xong.

Đề địa lý: Dễ đạt điểm cao
Thầy Nguyễn Thành Sơn, Tổ trưởng Tổ hóa Trường THPT Einstein Hà Nội, đánh giá so với đề minh họa thì các câu cơ bản dễ hơn. 30 câu đầu (chiếm 60%) rất dễ, chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản, nhìn qua có thể làm được ngay nên học sinh  (HS) trung bình dễ dàng đạt 5-6 điểm. 40% câu hỏi còn lại có mức độ khó tăng dần, đáp ứng được yêu cầu phân hóa cho mục đích tuyển sinh ĐH; trong đó có 5 câu (chiếm 10%) thực sự khó khiến HS mất nhiều thời gian để tìm được hướng giải. Với đề thi này, HS khá có thể được 8, 9 điểm.
Thầy Đoàn Nhật Quang, giáo viên Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP HCM), cho rằng đề thi bám sát chương trình lớp 12, nội dung rải đều cho cả 4 chủ đề của chương trình học là tự nhiên, dân cư, ngành kinh tế và vùng kinh tế. Tuy nhiên, đề thi quá dễ, không có điểm nhấn và không hay. Câu số 2 là câu cho điểm để chống điểm liệt vì quá dễ. “Với HS 12 thi để nhận bằng tú tài mà cách ra đề như thế thì không phù hợp”  - thầy Quang nhận định.
Thí sinh Trường THPT Trần Văn Giàu (TP HCM) vui mừng sau khi thi xong môn địa lý 
Ảnh: 
TẤN THẠNH
Thí sinh Trường THPT Trần Văn Giàu (TP HCM) vui mừng sau khi thi xong môn địa lý Ảnh: TẤN THẠNH
Đề hóa học: Độ phân hóa cao
Cô Nguyễn Thị Hạnh, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn (TP HCM), nhận xét như vậy về đề thi môn hóa. Cụ thể, ở mã đề 748, 30 câu đầu dành cho HS trung bình, 5 câu kế tiếp dành cho HS khá, từ câu 35 đến 41 dành cho HS khá giỏi, từ câu 42 đến 50 dành cho HS thực sự giỏi. Từ câu 42 trở về sau, đề lần này còn khó hơn đề thi hóa khối B năm 2014.
Đề thi gồm khoảng 30 câu lý thuyết, khoảng 10 câu toán dễ, còn lại khoảng 10 câu toán khó và rất khó. HS có trình độ khá môn hóa chỉ đạt được 7 điểm, trung bình đạt được 5, HS giỏi có thể được 8-9 điểm, điểm 10 rất hiếm. Phần lý thuyết có nhiều câu dễ, chỉ cần thuộc bài là HS sẽ làm được. Đối với các câu khó, muốn giải được cần phải suy luận và tính toán rất nhiều, nặng về phần tự luận hơn là trắc nghiệm.
Theo ThS Lương Công Thắng, Tổ trưởng Tổ hóa Trường THPT Nhân Việt, đề thi ra theo đúng thứ tự từ dễ đến khó. “Bắt đầu từ câu 20, câu hỏi phần nâng cao tương đối khó. Đối với phần câu hỏi này, đòi hỏi HS phải có tư duy và rèn luyện bài tập nhiều thì mới làm được vì bài tập chiếm đến 2/3. Đề thi hóa như năm nay có thể đáp ứng được yêu cầu phân hóa TS” - thầy Thắng nhận xét.
Đ.Trinh - H.Lân - Y.Anh

HUY LÂN - LAN ANH - CAO NGUYÊN - CA LINH - thi phú

Làm giả hàng ngàn hồ sơ thương binh

Theo NLD-03/07/2015 22:03
Sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hiện 195 bộ hồ sơ thương binh của Nghệ An là giả, tỉnh này vừa thu giữ hàng ngàn hồ sơ người có công do một người… tự làm

Đại tá Nguyễn Xuân Thiêm, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Nghệ An, cho biết cơ quan chức năng vừa thu giữ hàng ngàn bộ hồ sơ thương binh giả.

Kiểm tra ngẫu nhiên, phát hiện hàng loạt sai phạm

Sáng 2-7, sau hơn 4 giờ khám xét nhà ông Đặng Hồng Tư (61 tuổi, thương binh hạng 1/4) tại phường Lê Mao, TP Vinh, tỉnh Nghệ An, PC46 thu giữ 75 kg giấy tờ giả hồ sơ thương binh và nhiều con dấu cũng nghi làm giả.

Nhà ông Đặng Hồng Tư, nơi công an thu giữ hàng ngàn bộ hồ sơ thương binh giả.
Nhà ông Đặng Hồng Tư, nơi công an thu giữ hàng ngàn bộ hồ sơ thương binh giả

“Toàn bộ hộ sơ vừa phát hiện đã được đóng dấu giả cơ quan quân đội, hành chính và cả hội đồng giám định y khoa. Tất cả đều khống, chưa ghi nội dung. Phải dùng đến 3 va ly, 2 rương mới có thể chứa hết số hồ sơ này” - đại tá Thiêm cho biết.

Khi PC46 khám xét nhà, ông Tư không có mặt. Đến chiều cùng ngày, ông mới đến cơ quan công an trình diện và thừa nhận làm giả toàn bộ hồ sơ nêu trên.

Trước đó, cuối năm 2014, qua kiểm tra ngẫu nhiên trong 1.500 hồ sơ hưởng chế độ thương binh của các huyện Hưng Nguyên, Đô Lương và TP Vinh ở tỉnh Nghệ An, Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) phát hiện 195 hồ sơ bị làm giả, khai man và 51 hồ sơ có dấu hiệu làm giả. Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH kết luận hồ sơ giả được làm bằng cách tẩy xóa để viết lại nội dung mới không đúng với tài liệu gốc; giả con dấu của nhiều cơ quan, tổ chức; sử dụng phôi tài liệu không đúng; giả mạo danh sách quân nhân bị thương.

Từ đó, cơ quan thanh tra yêu cầu Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An dừng chi trả chế độ cho những trường hợp bị phát hiện làm giả, khai man.

Thu hồi 20 tỉ đồng chi sai

Theo đại tá Thiêm, trước khi khám xét nhà ông Tư, PC46 đã nhận nhiều đơn của người dân tố cáo ông này nhận tiền của họ để “chạy” được hưởng chế độ thương binh. “Cơ quan công an đang làm rõ ông Tư có liên quan đến những vụ làm giả hồ sơ do Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH phát hiện hay không” - đại tá Thiêm cho biết.

Ngày 3-7, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đăng Dương, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An, cho rằng “vụ ông Tư làm giả hồ sơ thương binh do bên công an làm, sở chưa rõ”. Về 195 hồ sơ giả, khai man, ông Dương khẳng định sở đã quyết định đình chỉ chi chế độ và đang thu hồi khoảng 20 tỉ đồng chi sai cho những trường hợp này.

Khó thu hồi số tiền lỡ chi
Bà Nguyễn Thị Hồng, Trưởng Phòng LĐ-TB-XH huyện Hưng Nguyên, cho biết huyện có gần 40 hồ sơ bị Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH phát hiện làm giả, khai man để hưởng chế độ thương binh. “Việc thu hồi số tiền lỡ chi cho các đối tượng làm giả hồ sơ đang gặp khó vì họ đã tiêu hết từ lâu” - bà Hồng nhìn nhận.


Bài và ảnh: Hải Vũ

Bi quan và tuyệt vọng



Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-02.07.2015

Cách đây mấy ngày, tôi có dịp chuyện trò với một đồng nghiệp chuyên dạy về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài (TESOL, Teaching English to Speakers of Other Languages). Chị thường đi dạy trong các lớp Thạc sĩ tại Việt Nam cũng như nhiều nước khác ở châu Á. Tôi hỏi chị về các sinh viên Việt Nam. Chị rất khen họ. Rằng phần lớn đều học hành một cách chăm chỉ. Rằng phần lớn đều gặp khó khăn trong việc nghe và nói nhưng khả năng đọc và viết thì rất khá. Rằng phần lớn đều thân thiện, lịch sự và lễ phép với các thầy cô giáo. Nói chung, ấn tượng của chị về họ đều rất tốt. Chị khen họ hơn sinh viên của bất cứ nước nào khác.

Tuy nhiên, sau khi khen ngợi một cách nồng nhiệt, chị hơi khựng lại một chút, rồi băn khoăn: Chị không hiểu tại sao tất cả (chị nhấn mạnh: TẤT CẢ) các sinh viên Việt Nam, trong đó, có khá nhiều người đã và đang dạy tiếng Anh trong các trường trung học, lại thường có cái nhìn hết sức tiêu cực về tình hình dạy tiếng Anh cũng như về tình hình giáo dục Việt Nam nói chung. Tất cả các bức tranh họ vẽ ra đều đen tối. Lớp học thì đông. Động cơ học tập của học sinh khá yếu. Tài liệu giảng dạy cũ kỹ. Phương pháp giảng dạy lạc hậu. Do đó, kết quả thường rất ít: Phần lớn học sinh, sau sáu bảy năm học ở trung học, đều không thể nghe và nói tiếng Anh được.

Với người bạn đồng nghiệp người Úc của tôi, những nhận xét tiêu cực về nền giáo dục của các sinh viên Việt Nam là một hiện tượng rất lạ. Ngoài Việt Nam, chị cũng thường xuyên dạy học tại các nước khác, từ Singapore đến Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Ở các nước ấy, hầu hết các sinh viên đều có cái nhìn khá lạc quan, thậm chí, đôi khi, có vẻ tự hào về nền giáo dục nước họ. Không ở đâu sinh viên lại bi quan như ở Việt Nam.

Người bạn đồng nghiệp của tôi lại hỏi tiếp: Sau khi tốt nghiệp các lớp về phương pháp giảng dạy của Úc, họ có hy vọng sẽ thay đổi tình hình giáo dục, ít nhất là trong bộ môn tiếng Anh, tại Việt Nam hay không? Tất cả đều trả lời: Không. Họ cho những khó khăn trong việc dạy học tại Việt Nam không phải chỉ ở trình độ của các thầy cô giáo mà còn ở môi trường giáo dục chung của Việt Nam. Chị nhận xét: Rõ ràng họ không những bi quan mà còn tuyệt vọng. Chị hỏi tôi: Tại sao như vậy? Tại sao ở một đất nước có vẻ như đang phát triển rất nhanh mà các sinh viên, tức thành phần trí thức, lại có cái nhìn bi quan và tuyệt vọng đến như vậy?

Tôi đáp: Đó là một thực tế. Quả thật nền giáo dục tại Việt Nam đang bị bế tắc. Bế tắc từ chính sách đến các khâu thực hiện và thực hành. Không những chỉ trong bộ môn tiếng Anh mà hầu như ở tất cả các môn học khác cũng đều vậy: thất bại. Học sinh bị nhồi nhét quá nhiều những thứ kiến thức cũ kỹ và lạc hậu. Môi trường giáo dục lại không tốt cho việc phát huy óc sáng tạo và khả năng tự học cũng như tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên.

Người bạn đồng nghiệp của tôi, sau đó, nêu lên hai nhận xét mà tôi rất tâm đắc:

Thứ nhất, sự thất bại của một số học sinh trong lớp có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là từ kiến thức và kỹ năng giảng dạy của các thầy cô giáo; nhưng sự thất bại của hầu hết các học sinh ở tất cả các trường thì lại có nguyên nhân từ nền giáo dục; trong khi đó, sự thất bại của cả nền giáo dục thì lại có nguyên nhân sâu xa từ các chính sách của nhà nước, trong đó, có cả vấn đề thể chế chính trị.

Thứ hai, người bạn đồng nghiệp của tôi lý luận tiếp: Nếu nguyên nhân sâu xa nằm ở thể chế chính trị thì để thay đổi hiện trạng giáo dục, người ta phải nhắm đến việc thay đổi hoặc cải thiện thể chế chính trị. Nhưng ở đây, chị lại bắt gặp hai hiện tượng nghịch lý: Một mặt, các sinh viên của chị đều tránh né nói chuyện chính trị, hoặc nếu nói, cũng không thể hiện một tầm nhìn nào thực sự sâu sắc và có tính chiến lược. Phần lớn chỉ dừng lại ở mức thở than. Mặt khác, hầu như tất cả đều chỉ nghĩ đến bản thân mình.  Khi chị hỏi: Bi quan như vậy, tại sao các sinh viên lại chịu bỏ một số tiền khá lớn để theo học các trường quốc tế, tất cả đều trả lời có ba lý do chính: Một là để nâng cao tiếng Anh; hai là để học tập được các phương pháp giảng dạy mới từ Tây phương; và ba là để có một mảnh bằng quốc tế nhằm dễ xin dạy ở các trường lớn và lương cao. Không có động cơ nào gắn liền với hy vọng cải thiện giáo dục cả.

Chị so sánh với các sinh viên Úc: Thứ nhất, hầu hết các sinh viên Úc đều không có tâm trạng bi quan như vậy; thứ hai, trong các buổi thảo luận, sinh viên Úc không những chỉ quan tâm đến các phương pháp giảng dạy hay hiệu quả của việc giảng dạy mà còn để ý đến các chính sách giáo dục của chính phủ cũng như của các đảng phái đối lập và họ cũng thường có một thái độ rõ ràng về các chính sách ấy.

Thật ra, những nhận xét của người bạn đồng nghiệp, với tôi, không có gì mới lạ. Tôi biết tất cả những điều đó. Hầu hết người Việt Nam cũng đều biết rõ những điều đó: Sự bi quan và tuyệt vọng của mọi người đối với tình hình giáo dục cũng như tình hình đất nước nói chung. Tuy nhiên, nếu sự tuyệt vọng đối với viễn ảnh giáo dục hay đất nước là một hiện tượng đáng buồn thì thái độ không quan tâm đến chính trị và chỉ nghĩ đến bản thân mình của phần lớn giới trí thức lại là một hiện tượng rất đáng lo lắng: Đó là sự tuyệt vọng đối với tình hình chung của đất nước.

Người ngoại quốc, khi nhận định về Việt Nam, vẫn có sự dửng dưng của một kẻ ngoại cuộc. Với chúng ta, người Việt Nam, đối diện với những sự tuyệt vọng ấy, bao giờ cũng thấy nhói lên trong lòng những cảm giác xót xa.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chị Sáu và mùa hoa Lê Ki Ma nở

Pín (Nguyễn Quảng)- 03/07/20153
Theo blog Pín

Ảnh Võ Thị Sáu

Mới nghe bài hát chị Võ thị Sáu. người anh hùng chết để hoa Lê Ki Ma nở.

Đọc về chị mà giận run người, chị bị Pháp xử bắn vì giết "ác ôn".

Tôi chê các người lớn là cấp trên và đồng chí của chị vì xui trẻ con ăn cứt gà. chỉ cần 1 ví dụ thôi tôi trích:

"Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba ".

hết trích.

Tại sao các anh chị lớn không làm, mà xui một cô bé 15 tuổi đi giết người??? tại sao lại là cô bé 15 tuổi ném trái lựu đạn giữa chợ Đất Đỏ để giết tên cai tổng Tòng mà không phải người lớn khác?

Cai tổng Tòng có tội gì và với ai? hay anh ta chỉ là một nhân viên công quyền, làm việc lấy lương nuôi vợ con?

Ai gán cho anh ta là ác ôn? và bị giết giữa chợ mà không cần xét xử?

Ai xui chị Sáu ném lựu đạn giữa chợ, và giết oan vô số người vô tội khác là chị bán rau, anh bán gà, anh móc túi?

Ở thời nay, chị được gọi đích danh là khủng bố, ném lựa đạn để giết người một cách lén lút và làm chết oan nhiều người vô can khác là hành vi cần lên án. Đọc hết chiến công của chị, tôi nhận ra, chị là một cỗ máy giết người thực thụ máu lạnh.

Quá khứ hãy ngủ yên, nhưng xin đừng dạy các học sinh nhỏ tuổi của chúng ta gương anh hùng của chị.

Chị không phải anh hùng, chị là khủng bố, và tôi không muốn các em nhỏ học gì từ chị.

Chị chết cho mùa hoa le ki ma nở? tôi thì không nghĩ thế.

https://www.danluan.org/tin-tuc/20150703/pin-chi-sau-va-mua-hoa-le-ki-ma-no#sthash.sUzNl4m5.dpuf

Cảm Ơn Dàn Lãnh Đạo Rực Rỡ

Đinh Tấn Lực- 24/06/2015
Tác giả gửi tới Dân Luận



“Đức tài như lãnh đạo – Sạch sẽ như công an – Tự do như báo chí – Hạnh phúc như nhân dân – Khắc ước là khắc được – Xin ước thêm một điều – Khỏe mạnh như đất nước”.
– Vũ Cận (tác giả tiểu luận Chủ Nghĩa Chống Cộng Từ Bên Trong).

Cực lực cảm ơn các bậc lãnh đạo tài đức của một đất nước HCM rực rỡ…

Cảm ơn đồng chí tổng bí thư đã thay mặt toàn đảng báo cáo cho toàn dân được biết “Tình hình Biển Đông không có gì mới”, trong bối cảnh “Không ai chọn được láng giềng”. Tất nhiên, mọi vị trí chiến lược quân sự hiểm hóc của giặc trên Biển Đông đều đã đạt mức giá thương thảo không thể cao hơn, nhưng chưa tiện công bố, cho tới khi nào trình độ dân trí được nâng lên tầm cao mới.

Cảm ơn đồng chí tổng bí thư lần nữa, vì đã tận tình hướng dẫn cho toàn dân về một chức năng mới toanh là Đấu Tranh Dân Tộc. Thập phần hơn thế, hình thái đấu tranh này đã chiếm đoạt vị trí đầu sổ của Đấu Tranh Giai Cấp xưa giờ. Thế là từ nay, phải được coi là “không có gì mới” mọi hình ảnh nhạt nhoè của công nông trí hay công nông binh, mà thay vào đó là mũi nhọn đại hán nằm trên kinh thượng…

Cảm ơn đồng chí thủ tướng nêu rõ từ thời dàn khoan 981: “Việt Nam đã hết sức kềm chế, bày tỏ mọi thiện chí…”. Mới đây, đồng chí thủ tướng lại kêu gọi “Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục có tiếng nói công lý mạnh mẽ yêu cầu chấm dứt ngay các hoạt động phi pháp…”, tức là không cần (chứ chưa hẳn không dám) nêu tên thủ phạm Trung Quốc, mà cũng khiến toàn thể cử toạ của hội nghị đều biết rõ thủ tướng đang nói tới ai. Điều đó xác quyết rằng lời cảm ơn của thủ tướng ta nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 là lời phát biểu thành thật tự đáy lòng lãnh đạo: “Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là LX, TQ…”. Đã nặng tình ơn nghĩa thế thì đúng là không nên nêu đích danh thằng hàng xóm hiếp đáp thô bạo ông bà cha mẹ vợ con mình, còn chiếm cả cái ao cá nhà mình!

Cảm ơn đồng chí chủ tịch nước đã nhắc nhở: “Gương anh dũng hy sinh của các nhà báo-liệt sỹ được thế hệ hôm nay và mai sau đời đời ghi nhớ”. Kể cả những nhà báo-chưa lấy bằng liệt sĩ vì đã xả thân dưới tay mã tấu của xã hội đen, chẳng hạn như Hùng Vĩ, Thanh Mai, Trọng Đức, Đức Khánh, Thế Dũng, Đức Thành, Phước Vĩnh… Kể cả những nhà báo-suýt thành liệt sĩ, chẳng hạn như Kim Hạnh, Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Năm, Hán Phi Long, Kim Quốc Hoa… Kể cả những người tự coi là nhà báo tự do-nhưng có chết cũng không thành liệt sĩ, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến… Vâng, làm sao mà quên được – đời qua vút như tên – dăm gương anh dũng ngắn – sao quên được mà quên!

Cảm ơn đồng chí chủ tịch quốc hội đã tâm thành mà bộc lộ cả bí mật quốc gia: “Mình ăn hết rồi thì lấy đâu đầu tư?”. Tất nhiên, đấy chỉ là chút tâm thành giật chỏ lên gối chính phủ, chứ chẳng thể quy trách nhiệm về ai, ngoài dân: “QH tức là dân. Dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai?”. Cũng tất nhiên, đồng chí chủ tịch quốc hội có cả quyền đuổi cổ rất nhiều kẻ không hợp ý: “Tao sẽ dùng thường vụ QH đuổi cổ thằng Bình thống đốc ra khỏi ngân hàng nhà nước!”. Nên nhớ là mọi động thái mang tính XHCN này đều vì dân, không vì tiền chi ráo.

Cảm ơn các đồng chí thượng đẳng trong BCT đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết thông qua dự thảo cơ cấu nhân sự cho nhiệm kỳ trung ương khoá 12: “Ban Chấp hành Trung ương khoá XII phải thật sự là một tập thể vững mạnh, đoàn kết thống nhất chặt chẽ, bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tầm nhìn chiến lược, có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo, ý chí chiến đấu, kỷ luật nghiêm minh; có tính đảng cao, biết lắng nghe, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân; có uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới”. Phe chính phủ chỉ có chết phen này, một khi tiêu chuẩn mới của uỷ viên trung ương đảng đều ngang hàng với …thánh!

Cảm ơn hai đồng chí đứng đầu Thủ Đô Vì Hoà Bình đã tận dụng cơn lốc vừa qua để gấp rút hoàn tất chặng đầu của quy trình khai hoang đô thị mà không cần chất độc màu da cam. Cảm ơn nhị vị lần nữa vì đã im lặng thừa nhận tình trạng “thủ đô mất dạy” và giúp cho đồng chí phó chủ tịch mạnh dạn chỉ đạo ban hành công văn chống mất dạy số 3802.

Cảm ơn đồng chí trưởng ban tuyên giáo trung ương đã nhọc nhằn lặn lội đường xa qua khấu kiến quý đồng chí thiên triều ban chỉ tận Thượng Hải, và nhận về hàng tá bài bản cập nhật bồi dưỡng cho kỹ năng ngu trung, từ chính tay đồng chí Lưu Kỳ Bảo. Đặc biệt là chủ đề “Tìm tòi thực tiễn và kinh nghiệm chủ yếu trong việc xây dựng xã hội của TQ” đã trở thành túi gấm cẩm nang (hay “lá cờ quý phải gìn giữ” như tên gọi của người trao tay) cho phái đoàn tuyên giáo trung ương VN làm hành trang chủ đạo trong hội nghị trù bị và chuẩn bị đại hội 12 sắp tới.

Cảm ơn đồng chí bộ trưởng bộ 4T đã báo cáo chính xác cả nước có 849 cơ quan báo in, 67 cơ quan phát thanh truyền hình, 98 báo điện tử, 1 hãng thông tấn quốc gia. Điểm son của ta hiện nay là “VN không có báo lá cải”. Hơn nữa, ta có cả thảy 35000 người làm việc 4T, trong đó có 18000 người có thẻ nhà báo, với tỷ lệ có bằng đại học là 95,9%. Tất cả vận hành nhịp nhàng dưới cây gậy chỉ huy của 1 tổng biên tập duy nhất từng nhiều lần công cán Bắc Kinh để phụng chiếu thường xuyên.

Cảm ơn đồng chí bộ trưởng quốc phòng đã chỉ đạo sít sao về tình láng giềng. Trong lúc giặc xâm lăng truyền kiếp của ta đã gần hoàn tất xây dựng đảo chìm thành đảo nổi chiến lược quân sự, với ít ra là ba sân bay. Trong lúc tàu cá của ngư dân VN liên tục bị hải tặc TQ vây đâm, cướp cá. Trong lúc nhân dân biểu tình phản đối thì bị bắt giam hay bị đánh tét đầu, gãy sống mũi… Và cần phải cảm ơn đồng chí bộ trưởng đã bỏ công phân tích chi tiết “Xu thế ghét TQ là nguy hiểm cho dân tộc”. Quả là nguy hiểm thật, cả ngoài biển (mất cá, chìm tàu) lẫn trên bờ (tét đầu, mất máu).

Cảm ơn đồng chí bộ trưởng côn an đã cực lực nhấn mạnh: “Việc bồi dưỡng ca trực chỉ đủ mua thêm cái bánh mì”. Cảm ơn một đồng chí thiếu tướng côn an đã tận tình khai sáng thêm: “CSGT nhận dăm ba chục thì sao gọi là tham nhũng?”. Lại phải cảm ơn đồng chí thiếu tướng côn an Thanh Hoá khẳng định trước QH: “Quyền im lặng rất vô lý, không thể chấp nhận được”.

Cảm ơn đồng chí bộ trưởng y tế đã phát triển niềm tự hào của người Việt khi đạt danh hiệu Người duy nhất hành tinh phát hiện hai bộ phận song hành não & óc, dù không rõ chúng nằm đâu trên cơ thể chính mình. Không hề gì, bộ trưởng phán thì không thể trật được. Tương tự như xe cháy là tại lửa, đường ngập là tại nước, trẻ chết là tại thuốc v.v…

Cảm ơn hai đồng chí khác họ nhưng trùng tên Hoà Bình đã dứt khoát rạch ròi “Đảm bảo oan thì kết luận oan và giải oan, nếu có tội thì phải xác định rõ căn cứ buộc tội”… Đặc biệt cảm ơn đồng chí chánh án TAND tối cao đã khẳng định “Tới đây toà sẽ áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng và nguyên tác suy đoán vô tội”. Lại phải cảm ơn đồng chí viện trưởng viện kiểm sát về một lời hứa tương tự: “Tất cả các biện pháp cưỡng chế ảnh hưởng đến quyền con người đều được điều chỉnh bằng luật chứ không phải pháp lệnh như trước đây”. Còn, trong cả hai tuyên bố, cái gì xảy ra 85 năm qua thì mặc tiên sư bố nhà nó, thôi, cho qua vậy, hỉ?

Cảm ơn đồng chí tỉnh uỷ viên Phú Yên đã nhẫn nại, kiên trì thực hiện hàng loạt nỗ lực bứng bỏ cái gai Luật Sư Nhà Nông biện hộ cho dân (chết) oan. Vâng, không thể nào đẹp hơn, dáng đứng VN đạt đỉnh điểm tuyệt vời trong lòng nhân loại đương nhiên phải là dáng đứng chống nạnh ngay trên đầu nhân dân và luật pháp. Và cũng không thể nào góp phần nhiều hơn vào tiềm lực nung nấu ý chí của đại khối nhân dân bên dưới những chiếc giày lãnh đạo đó.

Sau cùng, không thể quên cảm ơn toàn bộ lãnh đạo tài đức đã chính thức liên hoàn và công khai thừa nhận tình hình Vỡ Trận Toàn Phương Vị. Lại ra công dồn sức chụm thêm củi lửa, cho chóng sôi nồi súp-de VN, để không còn một ai mơ hồ về bài toán độc nhất một cách giải, một đáp án, cũng rất VN, sẽ được hoàn tất trong nay mai.

24/6/2015 – Nhân ngày quốc khánh của tỉnh bang Québec, như một quốc gia trực thuộc Canada.

Blogger Đinh Tấn Lực

 https://www.danluan.org/tin-tuc/20150624/dinh-tan-luc-cam-on-dan-lanh-dao-ruc-ro#sthash.uL7WezSA.dpuf

Trung Quốc, Việt Nam, cũng là lừa dối đấy...

Lê Nguyễn - Trung Quốc, Việt Nam, cũng là lừa dối đấy...
 03/07/20150
   
Lê Nguyễn, cộng tác viên Dân Luận
Tác giả gửi tới Dân Luận

Trung Quốc đẩy cao tinh thần dân tộc tới mức cực đoan. Ảnh minh họa.

Trung Quốc là một quốc gia có lòng tự tôn dân tộc rất cực đoan, vào dạng nổi bật của thế giới.

Năm 20001, nàng “én nhỏ” Tiểu Yến Tử - Triệu Vy trong một lần biểu diễn thời trang đã vô tình khoác lên mình chiếc váy in họa tiết quân kỳ Nhật Bản – một quân đội phát xít trước đó đã xâm chiếm Trung Quốc và được cho là một kẻ thù không đội trời chung. Ngay lập tức khán giả sôi sục, điên máu. Sân khấu lung linh ánh đèn, bỗng trở lên hỗn loạn bởi những vật thể từ phía dưới khán đài bay chíu chíu ném về phía cô, kèm theo những lời mắng nhiếc thậm tệ.

Sau đó, một làn sóng tẩy chay cô nàng bị lan truyền đi khắp cả nước cùng với biệt danh “kẻ phản quốc” gắn vào mặt cô đầy khinh miệt khiến cho sự nghiệp diễn xuất đang chạm đến đỉnh cao của cô tưởng chừng như chấm dứt từ đó. Bởi vì, trong một thời gian dài, trên sóng truyền hình người ta hạn chế sự xuất hiện của cô cũng như báo chí không dám đả động gì tới hình ảnh hay tin tức cô để trấn an dư luận. Thế nên, mặc dù là một diễn viên nổi tiếng nhất Hoa lục năm 2000 sau vai điễn Tiểu Yến Tử để đời trong bộ phim đình đám châu Á bấy giờ của nữ văn sỹ Quỳnh Dao Hoàn Châu Cách Cách, nhưng doanh thu của những bộ phim cô đóng lúc bấy giờ đạt được rất thấp. Thậm chí, có kẻ quá khích khi bắt gặp đã ném cả trứng thối vào mặt cô đầy phẫn nộ. Mặc dù hết lời khẩn cầu sự tha thứ từ khán giả, phải mất rất lâu sau đó, làn sóng phản đối cô mới chịu nguôi ngoai, lắng xuống.

Đó chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy, Trung Quốc là một dân tộc có lòng tự tôn mạnh mẽ.

Lợi dụng điểm này, Cộng Sản Trung Quốc đã vẽ vời ra rất nhiều những điều tiếng không có thực của những nước láng giềng xung quanh, đồng thời thông qua giáo dục và truyền thông tuyên truyền lừa dối những luận điệu này trước công chúng nhằm thu phục lòng dân, cũng như hướng họ tới lòng thù hằn dân tộc sâu sắc để tạo lên một phản ứng ủng hộ chính phủ thực hiện những điểm phi lý của mình trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ- hải với láng giềng xung quanh, trong đó có Việt Nam.

Từ một nước vi phạm chủ quyền, xâm chiếm Việt Nam, Trung Quốc đã biến mình thành kẻ bị hại và ngược lại, Việt Nam đang xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc khi ngang nhiên xâm phạm đường lưỡi bò trên biển Hoa Đông của họ.

Để hợp thức hóa đường lưỡi bò phi lý. Từ lâu, năm 2003, Trung Quốc đã cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào trong sách giáo khoa bậc tiểu học, hô biến hai quần đảo hợp pháp của Việt Nam thành Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quền của họ có từ thời tổ tiên xa xưa. Nhồi nhét vào tư tưởng, suy nghĩ của các em một cái trách nhiệm “yêu nước và gìn giữ nước” một cách dối trá một khi có tranh chấp sảy ra. Đây là lộ trình mà Trung Quốc thiết kế, vẽ ra đã khá lâu và rất bài bản cho thấy lòng quyết tâm chiếm trọn Biển Đông về phía chúng. Để chi tiết hơn, các bạn có thể kham khảo tại đây: http://vietnamdanchu2013.blogspot.com/2015/02/trung-quoc-ua-hoang-sa-va-truong-sa-vao.html

Cũng mới đây, sau vụ đàn áp cuộc biểu tình đòi phổ thông đầu phiếu của sinh viên Hồng Kông, Trung quốc đã ra lệnh những giáo viên ở đặc khu này dạy những học sinh mới bắt đầu cầm bút viết đi viết lại một câu bắt buộc: “Chúng em là người Trung Quốc”. Hài hước làm sao, những em bé ngây thơ đó đã một mực đáp trả: “Không, em là người Hồng Kông!“.

Trước đó, năm 2012, vì lo sợ trẻ em Hồng Kông của đặc khu mình bị tẩy não, nhồi sọ trong dự thảo “Giáo dục Quốc gia” do ĐCSTQ đề xướng, hơn 9000 người dân đặc khu đã biểu tình phản đối. Họ lo sợ, mục đích của cái gọi là “Khoa Giáo dục Quốc gia” thực chất chỉ để tẩy não các em, là công cụ hợp thức hóa ca ngợi ĐCSTQ.

Mới đây nhất, trên YouTube xuất hiện một đoạn video hoạt hình dài gần 4 phút, bằng tiếng Trung. Nội dung của đoạn video đó chế nhạo gọi Việt Nam là một lũ khỉ mắt trắng vô ơn bạc tình. Sự kiện này lại làm tôi nhớ lại, mới đây trong chuyến thăm của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng tư năm nay tới Trung Quốc. Chả biết do vô tình hay cố ý mà trong chuyến thăm, ông đã “vinh dự” được gặp gỡ “vua khỉ” Lục Tiểu Linh Đồng, một diễn viên nổi tiếng trong vai Tôn Ngộ Không của bộ phim Tây du ký và nhận quà từ ông ta một cuốn sách do ông ta viết: “ Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây du”. Sau đó, ông Trọng đã ký tên mình lên cuốn sách này.

Tôi có một vài người quen đang sinh sống ở bên Trung Quốc cho hay, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 tiến sâu vào trong thềm lục địa của nước ta đã tạo lên nhiều làn sóng biểu tình phản đối trong nước thì đồng thời, bên Trung Quốc những làn sóng phản đối Việt Nam cũng sảy ra tương tự. Một làn sóng âm thầm miệt thị người Việt đã đẩy lên cao trào. Khi đó, nếu có va chạm, người Trung Quốc có tước mất mạng của người Việt một cách cố ý thì cũng chẳng được giải quyết theo pháp lý hiện hành. Quá sợ hãi, nhiều người đã mong chóng trở về Việt Nam. Thế nhưng tới cửa khẩu, họ bị bắt buộc ký nhận vào một văn bản đã được soạn sẵn công nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Cũng giống như gần đây, có nhiều thông tin rộ lên, những ngư dân đánh bắt trên Biển Đông bị Trung Quốc bắt giam và ép buộc ký nhận: “ Tôi chứng kiến Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc” cho thấy chính quyền Trung Quốc vô cùng gian xảo và thâm độc, thủ đoạn.

Tuy Trung Quốc là thế, lừa dối dân để nhằm trục lợi về mình, về tổ quốc họ. Nhưng xét thấy sự lừa dối này còn có thể thông cảm được, vì lợi ích quốc gia.

Việt Nam thì ngược lại. Hơn ai hết, toàn bộ lãnh đạo cấp cao họ đều hiểu hết những sự nguy hiểm từ phía Trung Quốc đang đe dọa an ninh, lãnh hải của mình nên lẽ ra, họ phải tận dụng lòng dân để tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của giặc phương Bắc, từng bước thoát Trung về chính trị cũng như kinh tế, nếu như cho rằng, ta phải dựa vào Trung Quốc để tồn tại và phát triển. Nhưng, ngược lại, họ ra sức bảo vệ Trung Quốc trước búa rìu dư luận một cách kiên định bằng cách ca ngợi Trung Quốc luôn là bạn vàng, đồng chí tốt của ta, cùng với bốn tốt và 16 chữ vàng ra rả trên truyền thông nhà nước và tìm cách bịt miệng những tiếng nói phản đối Trung Quốc.

Chẳng những vậy, chính quyền còn ưu ái, tin tưởng lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vào những dự án quan trọng mang tính chất ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đồng thời chấp thuận nhiều yêu sách của họ một cách vô lý không lường trước hậu quả.

Nói là ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chẳng ngoa khi mà hầu hết người dân quan tâm đến chính trị đều hiểu rõ mưu đồ của Trung quốc nhăm nhe tới Việt Nam như nào. Song, trước cảnh báo của người dân và mặc cho “đồng chí tốt” bên họ xuyêt tạc tuyên truyền, nói xấu dân tộc mình, lãnh đạo VN vẫn một mực dành cho Trung Quốc “quyền” thò tay vào chính yết hầu- yếu điểm ban cho họ cơ hội sinh sát một khi họ muốn siết cổ mình. Đó chính là Vũng Ánh- Hà Tĩnh.

Theo giới chuyên gia nhận định, Vũng Ánh hay Hà Tĩnh là những nơi hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, cách Hải Nam không xa, nếu sảy ra chiến tranh, Trung Quốc điều một hạm đội từ Hải Nam đến Vũng Ánh thì việc cắt đôi Việt Nam là rất dễ dàng. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi trên mạng Trung Quốc đã lưu hành một kịch bản tấn công Việt Nam trong vòng 32 ngày, trong đó có nói, Trung Quốc sẽ đánh vào miền Trung Việt Nam, chia đôi đất nước ra.

Chưa hết, hơn 4000 lao động của Trung Quốc có mặt trong đặc khu kinh tế này thì có đến gần 3000 lao động không phép. Có một giả định cũng không phải là không có lý khi cho rằng, đây giống như 2 sư đoàn của Trung Quốc giả làm công nhân mai phục sẵn trong kịch bản cắt đôi Việt Nam nếu có chiến tranh. Với mưu lược của Trung Quốc, không có gì là không thể, điều này, trong lịch sử đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần, người dân nhớ được thì cớ gì với trọng trách trên vai, lãnh đạo Việt Nam lại quên mất?

Tương tự, vụ Bauxite Tây Nguyên cũng thế, đây cũng được cho là âm mưu xâm chiếm của Trung Quốc. Người dân biết mà lãnh đạo lại không nghi ngờ?

Do sợ “Đảng trí” thấp người dân nhiều lần lên tiếng bằng những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc khiến cho bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phải bật lên một câu ngu ngốc hòng định hướng dư luận: “xu hướng ghét Trung Quốc có hại cho dân tộc”

Để triệt tiêu những cái “có hại” cho dân tộc lần lượt những người yêu nước tiêu biểu lên tiếng phản đối Trung Quốc đều bị bắt giam: Nhà báo tự do Điếu Cày- Nguyễn văn Hải, blogger Anh Ba Sàm, Bùi Minh Hằng, Nguyên Kha, Minh Mẫn,… và được truyền thông nhà nước tuyên truyền dối trá gọi đó là “những kẻ phản động” , “thế lực thù địch” và kêu mọi người hãy tránh xa, tránh để bị lôi kéo, tuyên truyền tư tưởng “chống phá nhà nước nhân dân” của những người này.

Trước những động cơ ngày một leo thanh của Trung Quốc, Việt Nam vẫn im lặng mặc cho thế giới sôi sục và ủng hộ. Quốc hội Mỹ còn ra nghị quyết, tuyên bố trách nhiệm ở Biển Đông cho thấy vấn đề cực kỳ nghiêm trọng thì Việt Nam vẫn kiên quyết…im lặng! Cho đấy là việc bình thường. Nhưng dân chúng thì không hề thấy bình thường. Bị sức ép của dư luận, mới đây trong buổi tiếp sức với cử tri ở Đà Nẵng, thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn kiêm phó chủ tịch quốc hội đã trả lời những chất vấn của các cử tri về vấn đề Biển Đông: “Nhiều lần ta cũng nghĩ đến việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể nào lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi; #danluan

Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì chỉ huy ra đó coi có thắng không?”. Nực cười! Lại là những lời phát ngôn dậy sóng dư luận.

Vâng, đấy, ông ấy là thượng tướng của chúng ta đấy, là phó chủ tịch quốc hội nữa cơ. Ông ấy đang an ủi người dân, hãy cứ yên tâm, hãy an phận lo cho số kiếp mình trước mắt đã, những trăn trở, băn khoăn hay đấu tranh giành lại lãnh thổ sẽ có con cháu chúng ta lo rồi. Rồi đâu cũng vào đó hết.

Dường như thấy sự an ủi của mình không thuyết phục, ông ấy đành thách đố xem ai tài giỏi ra đấy mà bảo vệ lãnh hải thay quân đội của ông đang rảnh rang hưởng thụ tiền thuế của dân.

Lãnh đạo ra sức bưng bít thông tin, nhồi nhét vào đầu dân những điều không thật. Cũng là lừa dối đấy. Trung Quốc thì lừa dối dân chúng của mình rằng, Việt Nam là kẻ thù không đội trời chung. Còn Việt Nam thì ngược lại, tung hô với dân chúng hay, Trung Quốc là bạn vàng,là anh em đồng chí tốt. Thật chua xót làm sao!

 https://www.danluan.org/tin-tuc/20150702/le-nguyen-trung-quoc-viet-nam-cung-la-lua-doi-day#sthash.4LgbAvfp.dpuf

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm VN

Theo BBC-9 giờ trước

Ông Frank A. Rose sẽ có mặt tại Việt Nam từ ngày 13 đến 14/7
Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách kiểm soát và thanh sát vũ khí của Hoa Kỳ, ông Frank A. Rose, sẽ có chuyến công du đến Việt Nam và các nước châu Á từ 5 đến 16/7.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết ông Frank A. Rose sẽ có chuyến công du đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản từ ngày 5/7 đến ngày 16/7 để thảo luận các vấn đề về an ninh không gian, phòng thủ tên lửa, kiểm soát vũ khí và các vấn đề an ninh song phương cũng như đa phương.
Từ ngày 6 đến ngày 9/7, ông Rose sẽ có mặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc để thảo luận về việc tăng cường hợp tác không gian giữa hai nước cũng như vấn đề kiểm soát vũ khí đa phương.
Ngày 9 đến 10/7, ông sẽ có mặt tại Hàn Quốc để thảo luận về an ninh không gian và các vấn đề mang tính chiến lược khác.
Ngày 13 đến 14/ 7 ông sẽ có mặt tại Hà Nội, Việt Nam để làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Trung tâm Vệ tinh Quốc gia về các vấn đề liên quan an ninh không gian và kiểm soát vũ khí đa phương.
Ngày 14 đến 16/7, ông sẽ có mặt tại Nhật Bản để gặp các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nhật.
Tháng Ba năm ngoái, ông Rose đã có chuyến thăm và làm việc với Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hồi tháng Hai năm nay, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Hoa Kỳ, bà Rose Gottemoeller, cũng đã có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận về an ninh khu vực, hợp tác an ninh, an ninh hàng hải.
Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách các vấn đề về chính trị và quân sự Hoa Kỳ Puneet Talwar cũng đã có chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Một.
Trong một phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, ông Talwar nói việc "mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam" là "yếu tố mang tính quyết định" cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Hoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam để giúp quốc gia này cải thiện an ninh trên biển.

TBT Việt Nam ‘muốn nói chuyện thẳng thắn với Mỹ’

Theo BBC-6 giờ trước


Ông Nguyễn Phú Trọng nói muốn có "thảo luận cởi mở, thẳng thắn” khi gặp Tổng thống Obama tại Nhà Trắng.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có phần trả lời bằng văn bản với một số cơ quan truyền thông Mỹ hôm thứ Sáu.
Trả lời Bloomberg qua văn bản, ông Trọng nói: "Tôi hy vọng đây là cơ hội để hai phía thảo luận cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề còn khác biệt.”
"Điều này sẽ tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt và dần dần xây dựng niềm tin giữa chúng ta để tăng thêm thực chất và hiệu quả cho quan hệ lâu dài giữa hai nước.”
Còn khi trả lời báo Wall Street Journal bằng văn bản, ông Trọng mô tả Hoa Kỳ là lực đẩy giúp ổn định trong vùng.
Ông cũng hoan nghênh các động thái của Mỹ nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình.
Bình luận với Wall Street Journal, tiến sĩ Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói: "Việc ông Trọng, người nắm giữ ý thức hệ của đảng, đi Mỹ cho thấy Việt Nam đang có sự tái cân bằng chiến lược.”
Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt.
Ông Trọng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng.
Trong phần trả lời được Bloomberg trích dẫn, ông Trọng nói: “Đây là cơ hội tốt để nhìn lại quá khứ, trao đổi quan điểm về tương lai và cùng nỗ lực vì tình bạn và sự hợp tác lâu dài dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng chính thể của nhau.”
Ông cũng nói trong chuyến thăm Mỹ, ông sẽ thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác an ninh và thay đổi khí hậu.
Ban Đối ngoại TƯ Đảng Cộng sản nói ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ từ 6 đến 10/7.
Tháp tùng Tổng Bí thư là đoàn gồm 2 ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng và Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải; Chánh văn phòng TƯ Đảng Trần Quốc Vượng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân; các Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh, Công thương Vũ Huy Hoàng; Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình; Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Công an Tô Lâm; trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt, Đại sứ tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh.

VN mua súng còn Cuba 'giã từ vũ khí'


                       Cuba có dân số trẻ trung, giáo dục và y tế đều đạt tiêu chuẩn tốt
Hồi nhỏ ở Hà Nội tôi đến thăm một người bạn và thấy ảnh ông Fidel Castro treo giữa nhà, nơi trang trọng.
Ba của bạn ấy là bác sỹ, từng đi thăm Cuba, được chụp ảnh chung với ông Fidel và đem về nhiều kỷ vật, hình ảnh từ 'quốc gia cộng sản anh em' ở Tây Bán Cầu, theo quan niệm một thời tại Hà Nội.
Gần đây hơn, một lãnh đạo Việt Nam sang thăm Cuba còn nhắc chuyện hai nước 'bên ngủ bên thức' canh giữ hòa bình thế giới.
Nhưng từ một thời gian qua, cả Cuba lẫn Việt Nam đều tấp nập tăng cường quan hệ với chính 'đế quốc Mỹ', kẻ thù ý thức hệ trong nhiều thập niên của Havana và Hà Nội.
Và các hoạt động đó tăng tốc từng ngày, từng giờ.
Tháng Bảy này Hoa Kỳ và Cuba tuyên bố sẽ mở đại sứ quán của cả hai bên.
Cũng trong tháng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên sẽ vào Tòa Bạch Ốc, điều chưa từng ai nghĩ có thể xảy ra.
Trước hết ta cần làm rõ bối cảnh của quan hệ nồng ấm Cuba với Hoa Kỳ để có thể gợi ra một số ý cho Việt Nam.

'Giã từ vũ khí'

Tiến triển trong quan hệ Cuba và Mỹ đã không thể diễn ra nếu không có những chuyển biến rộng hơn ở khu vực Nam Mỹ từ một thập niên qua.
Như ta biết, vấn đề lớn nhất của giới cầm quyền châu Mỹ La tinh từ ngày độc lập khỏi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha luôn là cái bóng quá to của 'ông kẹ Hoa Kỳ'.
Trong suốt thế kỷ 20, châu lục giàu đẹp này bị kẹt giữa hai làn đạn 'thân Mỹ và chống Mỹ'.
Như một anh bạn Colombia ở London nói với tôi, người Nam Mỹ từng "có thể đi từ Mexico City đến Santiago de Chile không cần phiên dịch" nhưng họ "nói cùng ngôn ngữ Tây Ban Nha mà không hề nói chung một thứ tiếng".
Khắp nơi là xung đột, nội chiến lâu dài, gây rỉ máu toàn xã hội, hoặc biến các cộng đồng thành băng đảng ma tuý.
Các vấn đề giai cấp, tôn giáo, sắc tộc (giữa nhóm gốc Âu và gốc bản địa) rất khác nhau về liều lượng ở mỗi nước nhưng chúng đều bị trộn vào chủ đề phe phái, 'chống đế quốc' hay theo Hoa Kỳ để nhận viện trợ.
Các nước Colombia, Argentina, Chilê, Brazil còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của phe tả châu Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Ý) nhưng Cuba đi theo một hướng khác hẳn, cực đoan hơn là thân Liên Xô.

Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962 là bước ngoặt, tạo thêm chia rẽ khu vực.
null
Một thời cách mạng: Fidel Castro bắn súng ở Mexico năm 1956
Phe ủng hộ Fidel Castro cũng có nhưng phe phản đối cho rằng quyết định phiêu lưu của ông ta đã kéo Tây Bán Cầu tới bờ vực hủy diệt.
Hiển nhiên, Hoa Kỳ cũng có đầy trách nhiệm trong công tác hỗ trợ các chính quyền quân phiệt hoặc các nhóm bán vũ trang thiên hữu.
Thái độ bao vây 'tới cùng' của Washington sau cuộc cách mạng 1953 cũng là động lực cho Havana càng kiên trì theo Moscow và để kinh tế hòn đảo này rơi vào tình trạng suy sụt vì mô hình lạc hậu.
Nhưng gần đây, tình hình đã biến chuyển.
Trên 600 triệu người dân ở toàn vùng, sống trong hơn 20 xứ sở nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Anh, Pháp nếu tính cả một số đảo quốc nhỏ, dần dần bỏ xa ý thức hệ.
Nội chiến Columbia sau 50 năm nay bắt đầu có cơ hội chấm dứt.
El Salvador, một thời là chiến trường hai phe (1979-1992) nay có nền kinh tế tăng trưởng cao (GDP đạt 30 tỷ USD trên 6 triệu dân), thu nhập bình quân gấp bốn lần Việt Nam, nước mà chiến tranh đã chấm dứt hàng chục năm trước vẫn còn cố thoát nghèo.
Nước lớn nhất vùng, Brazil cũng công nghiệp hoá nhanh chóng và vươn lên vị trí cường quốc khu vực với tiếng tăm lên cao trên thế giới: vào nhóm BRIC, đăng cai World Cup và sắp tới là Olympics.
Argentina, nước đậm chất Âu nhất tại khu vực, thì không chỉ có vị tân Giáo hoàng Francis nổi tiếng bình dân mà còn sản sinh ra nhiều ngôi sao thể thao, bóng đá và tennis.

Tư tưởng và tình cảm

Nhưng quan trọng hơn cả là thay đổi trong tư tưởng.
Oliver Stuenkel, một nhà bình luận ở Sao Paulo, Brazil gần đây có nói trên kênhDW của Đức rằng cả châu lục ngày nay "không còn một nhà chính trị cánh tả nào nghiêm túc tin vào thuyết chống Mỹ".
Thay vào ý thức hệ thiên tả hoặc cộng sản, người ta cần làm ăn, cần đầu tư nước ngoài.
Các phong trào dân quyền và nhân quyền cũng buộc nhiều chính phủ cánh hữu phải cải tổ.
null
Giáo hoàng Francis người Argentina đã tạo động lực mới cho ngoại giao khu vực
Tính thực dụng trong kinh tế, gồm cả nhu cầu thu hút đồng tiền từ Hoa Kỳ, Canada và EU, để cân bằng lại đồng tiền Trung Quốc ngày một mạnh, khiến toàn vùng Nam Mỹ chuyển động.
Trong bối cảnh đó, Cuba vẫn đóng vai trò quan trọng, gần như là 'chìa khóa' mở thêm các cánh cửa tâm lý cho Hoa Kỳ vào Nam Mỹ.
Nói như Jacob Parakilas trên trang Prospect, bình thường hóa với Cuba sẽ giúp Hoa Kỳ thêm uy tín và sức mạnh trong bang giao với các nước châu Mỹ La tinh còn lại, nơi dư âm về cuộc cách mạng Cuba vẫn còn được phái tả và người bình dân ngưỡng mộ.
Nhưng nhà Castro cũng có những nhượng bộ cụ thể.
Ông Fidel Castro đã nghỉ và em ông, Chủ tịch Raul Castro, cũng tuyên bố sẽ về hưu năm 2018, mở đường cho một thế hệ lãnh đạo Cuba mới mẻ.
Như vậy, quả là những nhà lãnh đạo quá tuổi thượng thọ của Cuba đã 'giã từ vũ khí' vì một tương lai cho quốc gia.
Cuba thậm chí có nhiều cơ hội trở thành giàu có và an toàn, thịnh vượng và dân chủ hóa hơn nhanh nhiều so với Việt Nam.
Dân không đông (11 triệu), đa số trẻ và có đông trí thức gốc Âu, học cao, văn hóa gắn chặt với EU, Bắc Mỹ, họ còn có viễn cảnh nhận nhiều đầu tư (riêng bang Texas dự tính sẽ đổ vào Cuba hàng tỷ USD), nên tôi tin Cuba sẽ cất cánh.
Một khi đã bình thường hóa với Hoa Kỳ, Cuba cũng không phải lo về an ninh nữa vì vùng biển Caribean đã và đang không có tranh chấp, căng thẳng gì.
Cuba vừa mời Total của Pháp vào khai thác dầu khí trong vùng biển của mình và được cả thế giới hoan nghênh.
Cùng lúc, tình hình của Việt Nam lại không được như vậy.
Nhìn từ bên trong, Việt Nam chịu sức ép dân số với trình độ tay nghề rất kém, và hệ thống giáo dục, y tế đầy vấn đề.
Bác sỹ Cuba đi sang nhiều nước chữa bệnh còn Việt Nam chưa đủ trình độ tiếng Anh cho y tá, hộ lý giành thị phần dịch vụ bệnh viện ở châu Âu mà Philippines đang chiếm lĩnh.
null
Năm 2016 ông Obama hết nhiệm kỳ nhưng ông Castro cũng hứa sẽ nghỉ vào năm 2018
Đất không rộng nhưng địa hình phức tạp và cơ sở hạ tầng vốn đang được xây dựng ồ ạt lại hay hỏng hóc, đổ vỡ vì thiếu tư duy khoa học và quản lý tệ.
Bộ máy ở Việt Nam quá đông quan, đa số vẫn bám vào tư duy cũ, có thể vì ngoại ngữ còn yếu nên việc hiểu biết quốc tế không thể bằng quan chức Cuba luôn thành thạo hai ngôn ngữ quốc tế là Tây Ban Nha và Anh.
Động lực của cải cách ở̉ Việt Nam đã hết đà, chưa thấy một 'cú hích' mới trong lúc lại phải bỏ hàng tỷ USD ra tăng cường quân bị, mua tàu ngầm, nhập phi cơ, thuyền tuần tra biển vì áp lực an ninh khu vực.
Về môi trường xung quanh, khác với Cuba luôn được cả châu Mỹ La tinh mến mộ, Việt Nam tuy là thành viên của ASEAN nhưng khối này đang chia rẽ và Campuchia, Thái Lan, Myanmar đang ngày một mặn mà với Bắc Kinh chứ không phải với Hà Nội.
Trở lại câu chuyện ban đầu về những người Việt Nam yêu mến Cuba.
Có người từng lo 'Cuba mất chủ nghĩa xã hội' và thế là Việt Nam không còn 'người bạn cùng canh thức'.
Đây là một tình cảm đáng quý của một thời, nhưng thực tế những năm tới thì chắc cần có thêm các bạn Cuba lo lắng cho Việt Nam hơn là ta lo cho họ.

Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Theo DatViet-03-07- 2015
Ngày 30-6, tờ Nhân dân nhật báo cho biết, Ủy ban Xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc đã công bố báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự năm 2014 của Mỹ và Nhật Bản. Đây là lần thứ tư ủy ban này (thành lập năm 2011) công bố báo cáo đánh giá sức mạnh quân sự của nước khác.
Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Nhất bên trọng, nhất bên khinh
Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh (phải) tiếp đoàn nghị sĩ LDP

Theo tờ Sankei, trong tháng 7, Tokyo và Bắc Kinh sẽ ký thỏa thuận về Cơ chế liên lạc trên biển và trên không tại vùng biển Hoa Đông nhằm tránh những xung đột bất ngờ có thể bùng phát giữa lực lượng quân sự hai nước. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 2 nước sẽ ký thỏa thuận này và người phụ trách đường dây nóng của Nhật Bản là Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ trên biển và Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ trên không; trong khi đó 2 quan chức hàng đầu của Hải quân và Không quân Trung Quốc chịu trách nhiệm liên lạc qua đường dây nóng.

Trung – Nhật tìm cách dung hòa

Ngày 29-6, Hãng Kyodo News cho biết, tại cuộc gặp phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản ở Bắc Kinh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh đã yêu cầu Tokyo tránh xa “vấn đề Biển Đông” bởi “không liên quan tới Nhật Bản”. Đồng thời nhấn mạnh, Tokyo và Washington đã “không công bằng” khi lên án Bắc Kinh mà không phải là các bên yêu sách khác ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông Du Chính Thanh cũng cho rằng, quan hệ Trung – Nhật đang dần được cải thiện, và kêu gọi giải quyết hợp lý các tranh chấp. Trong khi đó Đài NBC News dẫn lời Thiếu tướng Chu Thành Hổ thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, quân đội Mỹ có thể tuần tra ở Biển Đông, nhưng “chính phủ và người dân Trung Quốc khó chấp nhận sự hiện diện quân sự của Nhật Bản” ở vùng biển này.

Phản ứng này xuất hiện sau khi Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Katsutoshi Kawano tiết lộ (khi trả lời phỏng vấn tờ The Wall Street Journal), Tokyo đang cân nhắc thực hiện tuần tra ở Biển Đông. Theo ông Katsutoshi Kawano, hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đã tạo ra “những quan ngại vô cùng sâu sắc” đối với Nhật Bản và đó là lý do khiến Tokyo cân nhắc tuần tra ở khu vực này. Ông Katsutoshi Kawano cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông đối với an ninh của Nhật Bản và không ngại chỉ trích các hành động “thiếu minh bạch” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 27-6, tờ Tin tức Trung Quốc cho rằng, mặc dù quan hệ Trung – Nhật gần đây có bớt căng thẳng, nhưng đường lối xây dựng quân đội hiện nay của Tokyo vẫn được định hướng “nguy cơ xảy ra xung đột ở hướng Tây Nam” (ám chỉ Trung Quốc). Được biết, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định mua 17 máy bay vận tải cánh xoay nghiêng MV-22 Osprey và 4 máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye, đồng thời cân nhắc nhập khẩu 3 máy bay trinh sát không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo để nâng cao năng lực phòng vệ khi ở hướng Tây Nam xảy ra xung đột.

Tính kế để lừa phỉnh

Ngày 29-6, tờ The Philippine Star cho biết, quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất có in bản đồ “đường lưỡi bò” đang được bày bán tại một số cửa hàng ở thủ đô Manila, Philippines với giá 18-500 peso/quả, tùy kích cỡ, rẻ hơn 400% – 900% so với hàng nhập từ Đài Loan và Mỹ. Bộ trưởng Giáo dục Philippines Armin Luistro cho hay, đây là lần đầu tiên ông nghe thông tin này và sẽ đề nghị các cửa hàng ngưng bán quả địa cầu có “đường lưỡi bò”. Trước đó, sau nhiều phản hồi của cư dân mạng ở Việt Nam, Google đã bỏ cách ghi địa danh Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Theo tin từ Cục Hải sự Trung Quốc, kể từ 0 giờ sáng 30-6 đến 24 giờ đêm 6-7, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức huấn luyện sử dụng vũ khí bắn đạn thật ở vùng biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, yêu cầu tàu thuyền không được đi vào vùng biển liên quan trong thời gian diễn ra diễn tập quân sự. Trước đó (29-6), Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, các tàu này cũng đi vào lãnh hải Nhật Bản trong các ngày 17 và 26-6 và cũng di chuyển trong vùng tiếp giáp kể trên.

Ngày 26-6, Đài Truyền hình CCTV Trung Quốc cho rằng, Lực lượng Phòng vệ bờ biển và Hải quân Philippines đã tập trận chung ở Biển Đông (cả tháng 5 và tháng 6), mặc dù trên danh nghĩa là huấn luyện cứu nạn, và đây được coi là động thái “nhúng tay vào Biển Đông” của Nhật Bản. Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long, Nhật Bản có thể điều nhiều máy bay tác chiến cùng với các loại tàu chiến để tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực quần đảo Trường Sa. Đồng thời không loại trừ khả năng Nhật Bản sẽ còn tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trường Sa, nhất là khi Tokyo đang đàm phán với Philippines về vấn đề căn cứ ở khu vực Palawan.

Cũng trong ngày 26-6, Tân Hoa xã đưa tin, ngày 23-6, máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản đã bay trên bầu trời khu vực bãi Cỏ Rong trong cuộc tập trận chung với Hải quân Philippines. Cả người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng và Hồng Lỗi đều tuyên bố: Trung Quốc bày tỏ đặc biệt quan ngại và tức giận đối với động thái tiêu cực có liên quan của Nhật Bản! Bắc Kinh cho rằng, Nhật Bản không phải là đương sự trong vấn đề Biển Đông, nên động thái gần đây của Tokyo ở khu vực này “rất không bình thường”. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy mới của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) cho rằng, máy bay P-3C cực kỳ thích hợp cho việc tuần tra trên Biển Đông. Và Mỹ đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Nhật, Australia và các đồng minh khác nhằm đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc.

Cảnh báo chiến tranh

Ngày 30-6, tờ Nhân dân nhật báo dẫn tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng, mặc dù Lực lượng Phòng vệ cố gắng ngăn cản các cuộc tấn công nhằm vào tàu chiến Mỹ, nhưng do thủ tục phải mất thời gian nên có thể phản ứng không kịp thời. Tokyo cho rằng, việc trợ giúp bảo vệ tàu chiến Mỹ trong trường hợp bán đảo Triều Tiên xảy ra xung đột là điển hình của việc thực hiện quyền tự vệ tập thể. Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa cáo buộc Thủ tướng Shinzo Abe đang âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản với Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra những bình luận “đáng ngạc nhiên” trong cuộc gặp lãnh đạo các công ty truyền thông của Nhật Bản tại thủ đô Tokyo mới đây. Nhất là khi cho rằng, Nhật Bản có quyền tham chiến để ủng hộ đồng minh, kể cả trong trường hợp Tokyo không bị đe dọa trực tiếp từ cuộc xung đột đó.

Cũng trong ngày 30-6, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh (Oánh) đã yêu cầu Nhật Bản cần “hành động thận trọng và hợp lý” liên quan đến vấn đề an ninh quân sự. Bà Doanh đưa phản ứng này sau khi tờ Shukan Gendai cho rằng, Thủ tướng Shinzo Abe từng tiết lộ trong một cuộc gặp gỡ riêng tư rằng, ông đang chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc chiến tranh tiềm tàng với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh Tokyo cần thực hiện quyền phòng vệ tập thể để cùng Mỹ “đánh Trung Quốc ở Biển Đông”.

Theo Hãng Kyodo, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã tiến hành cuộc đối thoại 3 bên lần thứ 7 tại Hawaii để thảo luận về an ninh hàng hải và các vấn đề khác. Nhất là hợp tác nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trước một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trên biển. Còn theo nhận định của chuyên gia quốc phòng Narushige Michishita đến từ Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản sẽ tham gia vào các hoạt động giám sát và do thám chung trên Biển Đông trong vài năm tới với Mỹ, Australia, Philippines và các nước khác. Và hành động này sẽ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Trước đó (24-6), tờ Sự thật của Nga đã liệt kê một loạt dấu hiệu của một cuộc đối đầu quân sự Trung – Mỹ khi 2 nước dành nhiều thời gian và tiền bạc để chuẩn bị cho chiến tranh. Thứ nhất, khẩu chiến xung quanh hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Thứ hai, hacker Trung Quốc đánh cắp thông tin của 14 triệu viên chức liên bang Mỹ. Thứ ba, Trung Quốc vừa tiến hành các cuộc tập trận quân sự mô phỏng tấn công Đài Loan. Thứ tư, hàng ngàn tàu dân sự được Trung Quốc yêu cầu trang bị để phục vụ hoạt động quân sự.

Ngày 29-6, khi phát biểu tại Ủy ban đặc biệt về luật hòa bình – an ninh của Hạ viện, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen cho biết, Tokyo có kế hoạch mua hệ thống phòng không tiên tiến NIFC-CA có khả năng đánh chặn các tên lửa bay ở tầm thấp. Và từ cuối năm 2016 sẽ mua máy bay cảnh báo sớm E2D có khả năng trang bị hệ thống NIFC-CA. Tokyo cũng đang tích cực chuẩn bị cơ sở pháp lý để thắt chặt liên kết quân sự với Mỹ. Cũng trong ngày 29-6, tờ Japan Times cho hay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dọa kiện Tỉnh trưởng Okinawa nếu ông tiếp tục từ chối cho khởi công xây khu căn cứ quân sự của Mỹ ở tỉnh này. Tokyo đã cho phép xây dựng căn cứ quân sự mới ở Okinawa để thay thế căn cứ ở Ginowan gần khu dân cư hiện nay, nhưng Tỉnh trưởng Takeshi Onaga không đồng ý. Trước đó (24-6), khoảng 30.000 người biểu tình đã vây quanh trụ sở Quốc hội Nhật Bản để phản đối nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc thúc đẩy một loạt dự luật an ninh. Theo người biểu tình, trong vấn đề “luật thời chiến”, việc Thủ tướng Shinzo Abe hành động như một nhà lãnh đạo độc tài sẽ lôi kéo Nhật Bản vào các cuộc xung đột vũ trang nếu dự luật này được Quốc hội thông qua.

Tổng Tuyệt Thực tranh đấu cho tù nhân Lương Tâm tại Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Ngày 25/7/2015 sắp tới sẽ là ngày Tổng Tuyệt Thực đầu tiên trên toàn thế giới với sự tham gia của cả người Việt trong và ngoài nước, với mục tiêu đòi hỏi Nhân Quyền phải được tôn trọng tại Việt Nam và yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ bất công.

Ngày Tổng Tuyệt Thực chính là bước tiếp theo của chiến dịch We Are One nhanquyen2015.net, nhằm lên án những vi phạm nghiêm trọng đối với Quyền Con Người của nhà cầm quyền Việt Nam, đồng thời yêu cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải có những biện pháp thích ứng đối với những vi phạm này.

Kính thưa quý vị,

Bằng cách tham gia ngày Tổng Tuyệt Thực 25/7/2015, quý vị sẽ góp phần vào Số Đông tạo ra áp lực khắp nơi trên thế giới, đánh động sự quan tâm của quốc tế khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nội dung đã cam kết về Quyền Con Người, để Việt Nam có được các giá trị tự do, dân chủ thực thụ, để đồng bào trong nước có thể tự do bày tỏ chính kiến của mình trong điều kiện tốt nhất.

Chúng tôi đã thông báo mục tiêu và thời gian tổ chức sự kiện Ngày Tổng Tuyệt Thực đến tất cả các Uỷ ban bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các tòa đại sứ của các nước tại Việt Nam, các cơ quan quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, các trang mạng xã hội và nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.

Trên nguyên tắc ôn hòa, công khai, chúng ta hãy cùng nhau, cùng một ngày, đồng khắp trên thế giới, biểu hiện nguyện vọng của mình bằng cuộc tuyệt thực tập thể trong 1 ngày (24h), bắt đầu từ 8h sáng ngày 25/7 tới 8h sáng ngày 26/7 (giờ VN). Thời gian cụ thể có thể sẽ thay đổi tuỳ theo điều kiện tổ chức của quốc gia quý vị đang cư ngụ.

Hãy liên lạc với chúng tôi qua địa chỉ email HRforVN2015@gmail.com, web nhanquyen2015.net, trang Facebook Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu 25/7/2015https://www.facebook.com/tongtuyetthuc1 hoặc tìm tới những thành viên đã tuyên bố tham gia Tổng Tuyệt Thực để biết thêm chi tiết về địa điểm và hình thức tuyệt thực.

Cám ơn sự quan tâm và đồng hành của quý vị.

We Are One. Chúng ta là Một!

Tập thể những tuyệt thực viên Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu cho Tự do của Tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

03/07/2015

Đừng quên những mối hại lâu dài

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Danlambao) - Cập nhật Facebook, blog, nhiều trang mạng vào những ngày này có lẽ tin tức được nhiều người đón đọc nhất là thông tin về tình trạng sức khoẻ của tướng Phùng Quang Thanh.

Tình trạng sống-chết, mất-còn, bị bệnh hay bị thanh trừng của một lãnh đạo đảng cộng sản, nhất là một người thân Tàu như Phùng Quang Thanh, thật là đáng quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, giữa dòng xoáy tin đồn liên quan đến cá nhân vài lãnh đạo cộng sản trong cơn lốc đấu đá quyền lực nội bộ đảng, chúng ta đừng để nó cuốn đi những sự kiện khác vốn có hệ luỵ nguy hại lâu dài và to lớn đối với dân tộc.

Dự án sân bay Long Thành được Quốc hội vội vã thông qua trong khi lại chần chừ, loanh quanh đối với việc ban hành Nghị quyết biển Đông. Quyết định dồn trên vai người dân khối nợ hàng ngàn tỷ dễ dàng được các đại diện đảng cử gật đầu hơn việc ra tuyên bố cứng rắn đối với tên đồng chí Trung Cộng luôn âm mưu lấn biển, đánh cướp ngư dân Việt Nam.

Chuyện vay nợ hàng ngàn tỷ để xây dựng sân bay làm tăng gánh nặng cho ngân sách quốc gia và đẩy khối nợ công đến mức khổng lồ dễ dàng đạt được sự đồng thuận mà người dân không có bất kỳ ý kiến gì!

Một công trình khác, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam cũng được Bộ Giao thông Vận tải tái khởi động. Tái khởi động trong khi mọi vấn nạn tiêu cực về nhu cầu sử dụng, kỹ thuật thực hiện, vốn đầu tư và quản trị chi tiêu, thất thoát... có từ những năm trước, khi đề án này bị bác, vẫn còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó là sự quan ngại về chất lượng do nhà thầu Tàu đảm nhiệm cũng tiếp tục bị phớt lờ! Từ "ý chí" của Bộ chính trị và những cái gật đầu nhanh chóng của các đảng viên đại biểu quốc hội, dân tộc Việt Nam lại còng lưng gánh thêm một gánh nặng vài ngàn tỷ khác, 

Đây là hai trong số những mối hại lâu dài đối với tương lai gần của người Việt.

Một diễn biến khác lặng lẽ trôi qua trong sự dè dặt của truyền thông lề đảng và ít được quan tâm trên các trang mạng xã hội, đó là việc ký kết khai thác dầu ngoài khơi vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc do Tập đoàn dầu khí Việt Nam công bố hôm 20/06/2015.

Sáu ngày sau khi hiệp định ký kết khai thác, ngày 26/06/2015, giàn khoan HD-981 bắt đầu tiến vào vịnh Bắc Bộ ở khu vực chồng lấn giữa Việt Nam và Tàu.

Tại sao lại là vịnh Bắc Bộ và tại sao HD-981 lại cố ý neo đậu ở khu vực đang phân định hải giới?

Câu trả lời chỉ có thể nhường lại cho các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, bởi qua nhiều đời, đây là lần đầu tiên Việt Nam đồng ý hợp tác khai thác chung với Tàu Cộng ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

Từ khu vực chồng lấn, Cục an toàn Hàng Hải Trung cộng ra lệnh cấm tàu bè và các phương tiện đường thủy không được tiếp cận giàn khoan HD-981 ở cự ly 2000m trở lên.

Còn hành vi tuyên bố chủ quyền nào "hợp pháp" hơn lệnh cấm ngang ngược này từ phía Bắc Kinh mà Hà Nội vẫn im lặng cho đến tận hôm nay?

Tôi đã đi, đã đứng giữa biển người biểu tình phản đối chống lại việc sử dụng giàn khoan HD-981 để xâm lấn vùng biển Việt Nam hồi tháng 5/2014, và tôi thấy cay đắng khi sự xâm lấn này lại diễn ra trong sự im lặng của các lãnh đạo Cộng sản và sự thờ ơ của người dân.

Vận mệnh dân tộc Việt Nam nằm trong tay ai hỡi bạn bè?

Và vì sao chúng ta dễ dàng quên đi những mối hại lâu dài từ Tàu cộng như vậy? Hay chúng ta vẫn nhớ nhưng có những điều gì khác ngăn cản sự lên tiếng và hành động tranh đấu của chúng ta nhằm bảo vệ những gì mà tổ tiên đã đổ mồ hôi xương máu để lại cho thế hệ chúng ta?

03.07.2015