Monday, May 5, 2014

Có thể tịch thu giàn khoan trái phép nếu Trung Quốc cố vi phạm

Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ | 06/05/2014 09:00



Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc

(Soha.vn) - Thiếu tướng Huy nói: “Nếu Trung Quốc cố tình đặt giàn khoan tại khu vực chủ quyền của Việt Nam thì ta có thể tịch thu theo luật pháp quốc tế”.

Liên quan đến hành vi đưa giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp một cách trái phép tại vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam của Trung Quốc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Phạm Xuân Thệ - nguyên Tư lệnh quân khu 1 và Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy – nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng quân khu 2 về vấn đề này.
PV: Thưa Trung tướng Phạm Xuân Thệ, ông đánh giá như thế nào về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào biển Đông và công khai tuyên bố về việc này?
Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông thuộc khu vực chủ quyền của Việt Nam là một hành động phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế. Âm mưu của Trung Quốc là muốn độc chiếm Biển Đông. Và Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu đó, vấn đề chỉ là họ làm như thế nào và lúc nào thôi.
Còn về lời nói và việc làm của Trung Quốc, có những lời nói không đi đôi với việc làm nhưng có những việc Trung Quốc đã nói là sẽ làm. Trung Quốc đã vận dụng rất khéo câu “mềm nắn rắn buông”. Trên biên giới đường bộ, những chỗ nào có tranh chấp mà chúng ta làm căng thì họ sẽ buông, còn chỗ nào chỉ có thỏa thuận miệng giữa hai bên thì không giải quyết được vấn đề.
Quan điểm của tôi là đừng để những việc đã rồi, tức là đừng để đến khi Trung Quốc đặt được giàn khoan đó rồi thì chúng ta mới quyết liệt phản đối bởi khi đó, Trung Quốc sẽ chẳng bao giờ chịu rời đi. Việc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và không trả lại cho Việt Nam dù chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, nhiều lần đã cho thấy điều đó. Và khi Trung Quốc đã có khả năng tạo ra việc đã rồi thì cách xử lý của họ tiếp theo sẽ là: rao giảng về hòa bình và đề nghị các bên gác lại tranh chấp để cùng khai thác rồi từng bước lấn át.
Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Nguyên Tư lệnh Quân khu I (Ảnh: Tuấn Nam)
Trung tướng Phạm Xuân Thệ - Nguyên Tư lệnh Quân khu 1 (Ảnh: Tuấn Nam)
PV: Thưa Trung tướng, ngoài biện pháp ngoại giao là người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao đưa ra phản đối, chúng ta còn những biện pháp nào khác quyết liệt hơn?
Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Chúng ta phải làm kiên quyết như việc triệu đại sứ lên để phản đối và thậm chí phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế bởi những hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam như thế. Tất nhiên sẽ không xảy ra xung đột vũ trang nhưng về mặt ngoại giao thì phải làm quyết liệt và đến nơi đến chốn để dư luận quốc tế có thể thấy được Trung Quốc đã có hành vi vi phạm chủ quyền của chúng ta như thế nào.
PV: Nếu Trung Quốc vẫn kiên quyết kéo giàn khoan đó vào Biển Đông và tiến hành khoan thăm dò mỏ dầu thì chúng ta cần phải làm như thế nào, thưa Trung tướng?
Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Khi xác định vị trí đó là của ta thì ta phải đưa các lực lượng như Cảnh sát biển và lực lượng Kiểm ngư đến để bảo vệ chủ quyền, ngăn không cho Trung Quốc đặt giàn khoan tại đó. Nếu chúng ta có lực lượng ở đó thì tôi nghĩ rằng họ sẽ không dám đặt giàn khoan ở đó.
PV: Bất chấp Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 cũng như DOC và quan hệ láng giềng, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn với Việt Nam tại Biển Đông. Theo Trung tướng, Trung Quốc được gì và mất gì khi cố tình có những hành động như vậy?
Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Nếu được thì Trung Quốc sẽ được rất nhiều: tài nguyên, vị trí chiến lược trong quá trình thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông… Còn mất thì Trung Quốc chẳng mất gì bởi các nước hiện nay mới chỉ đấu tranh bằng lời nói chứ chưa có biện pháp nào cụ thể.
Tôi cũng nghĩ rằng đã đến lúc các nước Đông Nam Á phải đoàn kết lại với nhau và có tiếng nói chung. Và khi các nước ASEAN có liên quan đến Biển Đông có được tiếng nói chung với nhau thì Trung Quốc chắc chắn sẽ phải dè chừng hơn.
Bên cạnh cuộc trò chuyện với Trung tướng Phạm Xuân Thệ, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy – nguyên phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng quân khu 2 về vấn đề này.
Theo Thiếu tướng Huy, Trung Quốc gây sự ở Biển Đông “được về chiến thuật nhưng mất về chiến lược bởi việc gây hấn như vậy đã kéo Mỹ quay trở lại khu vực này dù trước đó Mỹ dường như đã bỏ quên khu vực này sau chiến tranh ở Việt Nam. Bằng chứng là Mỹ từng tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Liên quan đến hành động kéo giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cho rằng: “Nếu Trung Quốc cố tình kéo giàn khoan ở Biển Đông, trước hết chúng ta sẽ dùng những lực lượng chức năng bao vây để ngăn chặn, để phản đối, buộc phải rút dù muốn đặt ở đó lâu dài".
“Sau khi dùng các biện pháp ngoại giao mà Trung Quốc vẫn cứ kéo giàn khoan vào Biển Đông và cố tình đặt tại khu vực chủ quyền của Việt Nam thì chúng ta có thể tịch thu giàn khoan theo luật pháp quốc tế”, tướng Huy bức xúc nói.
Xem thêm video cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc:

Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan 981

HÀ NỘI (NV) .-  Trung Quốc vừa tuyên bố tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan Hải dương 981 từ một hải lý lên ba hải lý ngay sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối.


 Người Việt Nam biểu tình ở Hà Nội ngày 12/6/2011 bày tỏ sự phẫn nộ vì tàu Trung quốc cắt cáp của tàu thăm dò đầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Hình: AP Photo/Na Son Nguyen)

Trước đó một ngày, Cục Hải sự Trung Quốc phát “cảnh báo hàng hải” về việc giàn khoan Hải dương 981 sẽ “tác nghiệp tại Nam Hải” (cách Trung Quốc gọi Biển Đông).

Theo “cảnh báo hàng hải”, từ 2 tháng 5 đến 15 tháng 8, giàn khoan Hải dương 981 sẽ hoạt động sâu trong khu vực thuộc thềm lực địa của Việt Nam, ở vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chừng 119 hải lý (221 cây số). Cũng vì vậy, Trung Quốc “cấm tất cả các loại phương tiện xâm nhập vào khu vực Hải dương 981 hoạt động trong bán kính một hải lý”. Nay bán kính cấm các loại phương tiện xâm nhập đã tăng lên thành ba hải lý.

Tất cả những sự kiện vừa kể cho thấy Trung Quốc không coi Việt Nam ra gì và sự nhún nhường cũng như nỗ lực duy trì quan hệ “hợp tác hữu nghị với Trung Quốc” của Việt Nam không có kết quả. Giống như nhiều lần trước, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ ra tuyên bố “phản đối Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông”.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết đã gửi thư cho Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc để phản đối việc đưa giàn khoan đến thăm dò “lô 143” trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thư cũng nhắc đến “phương châm hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc được phát ra ngay sau khi có tin Việt Nam đề nghị giao thêm hai lô cho Công ty ONGC Videsh (gọi tắt là OVL) của Ấn Độ thăm dò dầu khí.

Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam từng đề nghị giao cho OVL năm lô để công ty này tổ chức thăm dò dầu khí ở biển Đông. Tuy nhiên, theo tờ Kinh tế Thời báo của Ấn Ðộ, OVL chỉ chọn một trong 5 lô mà Việt Nam đề nghị giao hồi năm ngoái và đang thẩm định hai lô mà Việt Nam mới đề nghị giao thêm.

Đáng lưu ý là bảy lô vừa kể được Việt Nam giao trực tiếp cho OVL chứ không tổ chức đấu thầu theo thông lệ. Hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Ðộ diễn ra trong lúc Việt Nam đang cố gắng mở rộng hợp tác quân sự với nhiều quốc gia, từ Hoa Kỳ, Nhật, tới Ấn Ðộ. Giới phân tích thời sự tin rằng, tất cả những động thái này đều nhằm ứng phó với tình trạng Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên biển Đông nhằm hỗ trợ cho yêu sách đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này.

Trước đây, Việt Nam từng ký kết hợp đồng thăm dò với nhiều công ty phương Tây, trong đó có cả những công ty Hoa Kỳ nhưng những công ty này đã đơn phương ngưng thăm dò, hợp tác khai thác dầu khí với việt Nam vì ngán ngại Trung Quốc.


Vị trí Trung quốc loan báo sẽ đưa dàn khoan khổng lồ của họ tới dò tìm dầu khí ngay trong phạm vi đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. (Hình: Một Thế Giới)

Trung Quốc vẫn thường xuyên vỗ mặt Việt Nam dù Việt Nam nhiều lần thề thốt sẽ thực hiện “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) và tuân thủ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) do Trung Quốc đề ra.

Riêng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển Đông, hồi giữa năm 2011, tàu Trung Quốc không chỉ xâm nhập lãnh hải Việt Nam mà còn cắt đứt cáp của Viking 2 - một tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam. Đến giữa năm 2012, Trung Quốc chính thức yêu cầu Việt Nam ngưng thăm dò dầu khí ở biển Đông. Sáu tháng sau, cuối năm 2012, tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập lãnh hải Việt Nam, cắt đứt cáp của Bình Minh 2, một tàu thăm dò địa chấn khác của Việt Nam.

Một mặt, Trung Quốc luôn khuyến khích Việt Nam duy trì quan hệ “hợp tác, hữu nghị”, giải quyết các bất đồng, tranh chấp theo “tinh thần bốn tốt” và tuân thủ “16 chữ vàng”, mặt khác, Trung Quốc thường xuyên vỗ mặt Việt Nam khi Việt Nam thực hiện các động thái có liên quan tới thăm dò, khai thác dầu khí trong lãnh hải của mình.

Đáp lại, Việt Nam chỉ phản đối bằng các tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hoặc gửi công hàm phản đối rồi thôi. Cũng vì vậy, các tập đòan dầu khí của phương Tây đã đơn phương hủy những hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí từng ký với Việt Nam. Hiện chưa rõ OVL của Ấn Độ có hành xử như thế sau cảnh báo của Cục Hài sự Trung Quốc hay không (?).

Theo một chuyên gia tên là Ian Storey, làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. “Cảnh báo hàng hải” mà Trung Quốc vừa phát ra cho thấy Trung Quốc  đang khẳng định quyền thăm dò và khai thác tài nguyên trong khu vực mà Trung Quốc đơn phương đòi chủ quyền, cho dù nguồn tài nguyên đó có nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác hay không. (G.Đ)
05-05-2014 4:45:44 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187551&zoneid=1#.U2hjDfldXpY

Nhiều tổ chức phản đối CSVN đàn áp Xã Hội Dân Sự

SÀI GÒN (NV) .-  Mười ba tổ chức Xã Hội Dân Sự (XHDS) tại Việt Nam ra một bản tuyên bố chung phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp người dân thực thi các quyền công dân của họ một cách ôn hòa.


 Cô Nguyễn Hoàng Vy (bên phải, thành viên của mạng Lưới Blogger Việt Nam) phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại công viên gần Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn ngày 5/5/2013. Chỉ một lúc sau, cô và nhóm bạn bị Công an và cán bộ nhà nước cướp giật hết tài liệu. Một số người còn bị bắt giữ và hành hung đổ máu. (Hình: VRNs)

Bản tuyên bố chung được đưa ra sau khi ông Phạm Bá Hải, một cựu tù nhân lương tâm và là thành viên của tổ chức Bạch Đằng Giang, liên tiếp nhiều ngày bị Công an cưỡng bách thẩm vấn, tra hỏi, sách nhiễu hồi cuối Tháng Tư 2014 về hoạt động của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm mà ông cũng là một thành viên.

Theo bản tuyên bố chung, trong buổi “làm việc” với ông Phạm Bá Hải, phía Công an phủ nhận rằng tại Việt Nam “không có “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những người vi phạm pháp luật VN và bị nhà nước xử lý hình sự.”

Theo quan điểm của các hội đoàn XHDS, tù nhân lương tâm là “những người đã từng bị ngồi tù vì lên tiếng ôn hòa cho nhân quyền căn bản, kêu gọi chính quyền VN xóa bỏ các Điều 79, 88, 258 và các điều luật mơ hồ khác dùng để bịt miệng người bất đồng chính kiến”. Bởi vậy, khi nhà cầm quyền CSVN “bỏ các điều luật này là sự biểu hiện sự tôn trọng nhân quyền thực sự”.

Các tổ chức XHDS cáo buộc nhà cầm quyền CSVN không những đàn áp trực tiếp các người vận động nhân quyền mà còn “quấy nhiễu, răn đe” cả thân nhân và dùng thân nhân của những người đó đè thêm áp lực, buộc người ta từ bỏ đòi hỏi nhân quyền.

Trong các lần bắt đi thẩm vấn, khủng bố như thế, công an luôn luôn buộc người ta không được công bố, tiết lộ các chi tiết của các buổi “làm việc”. Bản tuyên bố chung nói rằng “Các cuộc vận động thay đổi luật pháp, thừa nhận các quyền căn bản là công khai, minh bạch, Hội CTNLT duy trì tính minh bạch các hoạt động, vận động quần chúng tìm hiểu về các hoạt động nhân quyền. Theo đó, công khai nội dung liên quan đến vận động nhân quyền trong các buổi làm việc với chính quyền là quyền lợi và cần thiết.”

Bản tuyên bố cho rằng “Giấy mời làm việc của cơ quan an ninh không có tính bắt buộc trong pháp luật tố tụng hình sự, tức đương sự được mời có thể không đi và không phải giữ kín nội dung làm việc theo các quy định bảo mật của ngành công an. Ngược lại, đương sự được mời hoàn toàn có quyền được thông tin theo quyền công dân.”

Qua lệnh miệng của công an khi “làm việc” với ông Phạm bá Hải, nhà cầm quyền CSVN cấm Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm (CTNLT) hoạt động vì “không có giấy phép của nhà nước”. Quan điểm của 13 hội đoàn XHDS là quyền lập hội và hội họp được minh định rõ rệt trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về Các Quyền dân sự và Chính Trị. Mới năm ngoái, bản hiến pháp mới của chế độ được viết lại cũng công nhận rõ ràng về quyền hội họp và lập hội.

Bởi vậy Hội CTNLT “yêu cầu Nhà nước Việt Nam và cơ quan an ninh tôn trọng quyền được tự do lập hội của người dân và các quy định về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết.” và hội CTNLT “hoàn toàn bác bỏ yêu cầu chấm dứt hoạt động”.

Bản tuyên bố chung của 13 hội đoàn XHDS còn cho hay “Trong trường hợp tiếp tục bị cơ quan an ninh gây sức ép hoặc sách nhiễu, các thành viên của Hội CTNLT có quyền từ chối giấy mời làm việc của công an, đồng thời có thể xem xét thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo tới các cấp thẩm quyền trong nước và quốc tế”.

Cùng ký tên trong bản tuyên bố chung nói trên là các hội đoàn XHDS hầu hết mới được thành lập trong vòng một hai năm qua tại Việt Nam. Đó là Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm,  Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Anh Em Dân Chủ, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế, Cao Trào Nhân Bản, Boxit Việt Nam, Khối 8406, Hiệp Hội Dân Oan, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Ái Hữu Cựu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo, Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập, Bạch Đằng Giang Foundation. (TN)
05-05-2014 6:19:39 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187561&zoneid=2#.U2hhafldXpY

Trung Quốc tăng mức cảnh báo tại giàn khoan trên biển Đông


Trung Quốc tăng mức cảnh báo tại giàn khoan trên biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc - Ảnh: THX
NHẬT MINH-10:14 (GMT+7) - Thứ Ba, 6/5/2014

Cục Hải sự Trung Quốc tuyên bố cấm các loại tàu bè đi vào vùng biển có bán kính 3 hải lý xung quanh Hải Dương 981.

Theo hãng tin BBC, Cục Hải sự Trung Quốc ngày 5/5 đã ra thông báo trên trang web của cơ quan này rằng, giàn khoan dầu Hải Dương 981 sẽ hoạt động ở biển Đông từ ngày 4/5 cho đến ngày 15/8/2014.

Thông báo cho biết, vị trí khoan và thăm dò của giàn khoan này là ở 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông.

Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.

Chưa hết, trong thông báo nói trên, Cục Hải sự Trung Quốc còn tuyên bố cấm các loại tàu bè đi vào vùng biển có bán kính 3 hải lý xung quanh giàn khoan Hải Dương 981. Trong thông báo đưa ra ngày 3/5, phạm vi cảnh báo chỉ là 1 hải lý.

Phát biểu ngày 4/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, vị trí tọa độ hoạt động nêu trên của giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982", ông Lê Hải Bình tuyên bố.

"Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Hải Dương 981 là giàn khoan nước sâu quy mô lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Đây là giàn khoan nửa chìm nửa nổi, có chiều dài 114 m, rộng 89 m và cao 117 m, độ sâu hoạt động tối đa là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 12.000 m. Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD) cho Hải Dương 981.

Với kích cỡ bằng một sân bóng chuẩn, được trang bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan có thể phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.

Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc mất trên 3 năm để hoàn tất giàn khoan nói trên. Trung Quốc chính thức đưa Hải Dương 981 vào hoạt động từ ngày 9/5/2012.
http://vneconomy.vn/2014050510446342P0C9920/trung-quoc-tang-muc-canh-bao-tai-gian-khoan-tren-bien-dong.htm




Du khách Việt bị hải quan Thái Lan sỉ nhục

Khi nhập cảnh từ cửa khẩu Poipet (Campuchia) qua cửa khẩu Arayaprathet (Thái Lan), du khách VN bị hải quan Thái Lan buộc phải xòe 700 USD ra ngang mặt để chụp hình mới cho làm thủ tục!

Bị đuổi ra ngoài vì không mang đủ tiền mặt

Du khách xếp hàng sau một tấm bảng ở cửa khẩu Arayaprathet. Tấm bảng ghi du khách Việt Nam nằm trong số ít những đối tượng khách có thể bị tra hỏi bởi nhân viên hải quan - Ảnh: V.L.P 
Bà V.L.Phương, hướng dẫn viên của một công ty du lịch ở TP.HCM, đưa đoàn 32 du khách Việt du lịch Campuchia - Thái Lan trong dịp nghỉ lễ vừa qua, cho biết hải quan Thái Lan ở cửa khẩu Arayaprathet (thuộc tỉnh Sa Kaeo) đã buộc du khách Việt phải xòe 700 USD, hoặc khoản tiền tương đương 20.000 bath (tiền Thái), ra ngang mặt để camera đặt ở khu vực hải quan chụp hình rồi mới cho nhập cảnh. “Đoàn chúng tôi biết có quy định này nên ai cũng chuẩn bị tiền. Tuy nhiên, nhiều khách không biết quy định đã bị đuổi ra ngoài khu vực xếp hàng. Trước tôi có một đoàn khách đến từ tỉnh Kiên Giang, do một công ty du lịch lớn ở TP.HCM đưa đi, đã bị hải quan đuổi ra ngoài vì không mang theo đủ số tiền nói trên. Công ty du lịch này phải cầu cứu đối tác Thái bảo lãnh. Thái độ của nhiều nhân viên hải quan Thái ở cửa khẩu này rất hống hách. Họ thậm chí còn giật tiền của khách để đếm coi có đủ hay không. Nhiều người trong đoàn chúng tôi bực mình, nói nếu phía Thái Lan quy định như vậy thì đâu cần phải qua Thái du lịch làm gì”, bà Phương kể.
Có mặt ở cửa khẩu
Arayaprathet trong dịp lễ vừa rồi khi đưa đoàn khách du lịch bằng xe ô tô đến Campuchia - Thái Lan, ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, cũng gặp phải tình huống oái oăm trên. Theo ông Mỹ, trên đất Thái, phía Thái có quyền xếp du khách VN vào danh sách phải chứng minh tài chính, nhưng quy định thô thiển buộc phải xòe tiền ngang mặt để chụp hình là không thể chấp nhận được. “Chính tôi cũng phải thực hiện quy định bắt buộc xòe tiền chụp hình này, dù tôi đi Thái Lan rất nhiều lần và đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đoàn khách của tôi là những người giàu có cũng phải xòe tiền chụp hình, trong khi khách các quốc tịch khác không bị đối xử như thế. Nhân viên hải quan còn luôn miệng quát nạt du khách rất thô lỗ”, ông Mỹ giận dữ nói.
Trên một diễn đàn du lịch ở VN, nhiều du khách từng đến Thái Lan qua cửa khẩu Arayaprathet đã rất bức xúc về việc này. “Nhóm mình đi cận tết năm nay cũng bị bắt xòe tiền ra để chụp hình. Quy định phải xòe tiền ngang mặt để camera chụp hình không được dán thông báo ở khu vực làm thủ tục hải quan. Khách cũng không thể chứng minh tài chính bằng các loại thẻ tín dụng. Vì thế, nhiều khách không chuẩn bị tiền mặt đã phải quay lại Campuchia mà không vào được Thái Lan”, một thành viên diễn đàn viết.
Cần có thái độ cứng rắn
Theo giải thích của một số nhân viên hải quan Thái Lan với đại diện các công ty du lịch, lý do họ có quy định như vậy vì có nhiều người Việt nhập cảnh vào nước này rồi trộm cắp, mại dâm… Tuy nhiên, ông Mỹ cho rằng không thể vì một số ít người Việt ra nước ngoài quậy phá mà đánh đồng tất cả rồi có quy định xúc phạm du khách như vậy. “Một số quốc gia khi cấp thị thực cho người VN có đòi hỏi phải chứng minh tài chính, nhưng không có hải quan nước nào buộc khách phải đưa tiền lên mặt rồi chụp hình như ở Thái Lan. Nếu phía Thái Lan không bỏ quy định phi lý này, tôi sẽ kêu gọi tẩy chay tour Thái. Nhân đây, tôi cũng đề xuất nước ta phải xử nghiêm công dân nước mình ra nước ngoài trộm cắp hay quậy phá, vì làm mất thể diện người Việt và ảnh hưởng đến những du khách đàng hoàng khác”, ông Mỹ nhấn mạnh.
TS Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng theo quan hệ đối xứng, phía VN không “hành” khách Thái Lan thì phía Thái nên đối xử công bằng với khách Việt. Vì thế, ông Lương đề nghị Bộ VH-TT-DL hoặc Tổng cục Du lịch phải có ý kiến phản đối chuyện sỉ nhục du khách VN.

Tổng cục Du lịch sẽ kiểm tra
Trao đổi với PV Thanh Niên hôm qua 5.5, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thừa nhận “không biết tình trạng này xảy ra” và sẽ giao Vụ Lữ hành thu thập thông tin thêm về việc này. “Nếu thông tin là chính xác, chúng tôi sẽ có thái độ phản đối với phía Thái Lan để bảo vệ quyền lợi và danh dự cho du khách VN khi đi du lịch nước ngoài”, ông Tuấn phát biểu.
Cùng ngày, chúng tôi cũng liên lạc với Văn phòng Tổng cục Du lịch Thái Lan tại TP.HCM và Tổng lãnh sự Thái Lan tại TP.HCM để tìm hiểu vụ việc, nhưng do đang là ngày nghỉ lễ của Thái Lan nên chưa nhận được câu trả lời.

06/05/2014 09:05
N.Trần Tâm

PICS:Tràn lan mua bán rác thải y tế nguy hại: Rác y tế thành hộp đựng thực phẩm

Điểm tới cuối cùng của rác y tế nguy hại là những làng nghề tái chế nhựa như Triều Khúc (xã Tân Triều, H.Thanh Trì, Hà Nội), Khoai (thị trấn Như Quỳnh, H.Văn Lâm, Hưng Yên)... để biến chúng thành những sản phẩm gia dụng, hộp xốp đựng cơm, ống hút...

Các cơ sở sản xuất thành phẩm từ nhựa thải y tế có rất nhiều ở làng Khoai - Ảnh: Hạnh Hương

Ở Triều Khúc có vài trăm hộ đứng ra thu gom, tái chế nhựa và khoảng 50% trong số này có tái chế rác thải y tế nguy hại. Những hộ gia đình thường tự đứng ra liên hệ với người ở các khoa, phòng khám tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội, thu mua rác y tế, sau đó cho xe tải chở về xay nhỏ thành hạt, phơi khô và tái chế thành các sản phẩm nhựa gia dụng.
 
Từ quá trình phân loại, súc rửa... cho tới khi ra được thành phẩm, khi nào cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Chính vì biết được điều này nên chẳng bao giờ dân làng Khoai sử dụng đồ tái chế bằng nhựa y tế cả
Ông Hưng, chủ một cơ sở tái chế nhựa ở làng Khoai
Đến Triều Khúc, đâu đâu chúng tôi cũng thấy những bao tải chất đầy dây truyền, ống thở, bơm tiêm và các loại phế phẩm bằng nhựa khác. Ngay lối dẫn vào cổng UBND xã cũng ngổn ngang những chiếc xe bò chở bao tải nhựa. Thậm chí, nhiều hộ còn tận dụng khoảng sân, hiên ít ỏi của gia đình để làm nơi tập kết, phân loại rác y tế. Những túi nhựa thải bị ủ lâu ngày, lẫn trong đó là đủ thứ tạp chất, dịch, thực phẩm bẩn, nên khi trời mưa nước cứ thế rỉ ra và bốc mùi hôi tanh nồng nặc.
Khoảng 2 giờ chiều, đồng loạt các máy xay nhựa trong làng hoạt động. Sau khi xay xong, những mảnh nhựa nhỏ cỡ hạt đỗ đen sẽ tiếp tục được đổ ra các tấm bạt lớn để phơi khô ở bất cứ chỗ nào có thể: trong các con hẻm, chợ, sân bóng, thậm chí ở cạnh các sạp thịt, hàng ăn...
Còn tại làng Khoai, mỗi ngày có hàng chục xe tải lớn nhỏ chở cả trăm tấn nhựa phế thải, trong đó có rác y tế nguy hại từ khắp các nơi đổ về chờ tái chế. Làng Khoai có trên 900 hộ dân, thì hơn 2/3 số hộ làm nghề thu mua, tái chế nhựa thải.
Cũng như Triều Khúc, từng ngõ ngách trong làng Khoai đều chất những bao tải đựng nhựa thải thành đống, chắn cả lối đi. Con kênh thải nước từ làng ra đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Chưa hết, khắp lượt ngõ trên, xóm dưới, mùi nhựa tái chế, mùi ni lông bị đốt cháy khét rất khó chịu, khiến ai đi qua cũng phải bịt mũi. Chất thải y tế gồm bơm tiêm, dây truyền, ống thở... là một trong số những loại rác được thu mua về tái chế tại đây. Anh Khải, một dân quân tự vệ ở làng Khoai, khẳng định các chất thải y tế được thu mua và tái chế bình thường giống như các loại chất thải bằng nhựa khác. “Do thu mua được với giá rẻ nên nhựa y tế thường được các hộ dùng làm sản phẩm bình dân như hộp xốp đựng cơm, thìa nhựa, ống hút, hộp đựng sữa chua, túi ni lông đựng thức ăn”, anh Khải nói.
Làm ra nhưng không dám dùng
 
Để tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm tại làng Khoai, chúng tôi tìm gặp ông Phạm Xuân Tiến, Phó chủ tịch UBND thị trấn Như Quỳnh, nhưng ông này từ chối vì lý do: “Thời gian này phải tập trung tất cả nhân lực, từ lãnh đạo đến lực lượng bảo vệ vào việc tổ chức lễ hội tại làng Khoai nên không có thời gian trả lời về vấn đề này”. Liên hệ với Trạm y tế thị trấn Như Quỳnh, Trưởng trạm Nguyễn Hùng Chiến cũng lắc đầu vì: “Trạm xá không giải quyết và không quản lý vấn đề này”.
Theo quy định, chất thải y tế phải được quản lý và xử lý triệt để nhằm tránh lây nhiễm nguồn bệnh tới cộng đồng, nhưng thực tế chúng lại được tuồn về các làng tái chế nhựa như nói trên. Đáng lo hơn, rác y tế từ các bệnh viện lớn gồm dây truyền, ống thở, bơm tiêm dính máu, dịch, không loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, tả, HIV, viêm gan B... khi gặp môi trường thuận lợi, sẽ dễ dàng lây nhiễm nguồn bệnh cho người tiếp xúc.
Ông Triệu Đình Tâm, Phó chủ tịch UBND xã Tân Triều, thừa nhận: “Cho dù là y tá, điều dưỡng hay nhân viên các bệnh viện có bán cho bất kỳ ai, hoặc bằng đường nào đi chăng nữa thì cuối cùng nhựa y tế vẫn cứ tập trung về làng Triều Khúc của chúng tôi. Và theo tôi được biết thì hiện các hộ trong làng rất chuộng dùng nhựa y tế để tái chế, bởi giá thu mua của loại này tương đối rẻ”.
Còn theo ông Vũ Văn Lên, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tân Triều: “Nhựa được người dân thu mua về không được che chắn cẩn thận, nước mưa rơi xuống, đọng lại tạo môi trường thuận lợi cho ruồi muỗi phát sinh, tạo thành các ổ dịch gây ra các bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy... Ngoài ra, việc tái chế rác thải ở Triều Khúc đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải rắn, rất khó xử lý. Hiện ở làng nghề Triều Khúc cũng đã xuất hiện nhiều bệnh nhân chết vì ung thư do ô nhiễm nguồn nước”.
Trực tiếp từ thu mua phế liệu đến tái chế, dân làng nghề thừa biết mức độ an toàn của các sản phẩm họ làm ra. Vì thế, trong khi sản xuất ra đủ thứ đồ nhựa gia dụng tung ra thị trường thì họ lại bỏ tiền đi mua các sản phẩm cùng loại do các hãng lớn sản xuất để sử dụng. Hưng, chủ một cơ sở tái chế nhựa có tiếng ở làng Khoai, bật mí: “Không phải ngẫu nhiên Bộ Y tế lại cấm tái chế nhựa y tế và phải tiêu hủy đâu nhé. Nói cho cậu hay, từ quá trình phân loại, súc rửa... cho tới khi ra được thành phẩm, khi nào cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm. Chính vì biết được điều này nên chẳng bao giờ dân làng Khoai sử dụng đồ tái chế bằng nhựa y tế cả”. Như để chứng minh, ông dẫn chúng tôi vào trong nhà “khoe” toàn bộ đồ dùng gia đình bằng nhựa, từ cốc, ca uống nước, cho tới lồng bàn, xô, chậu nhựa... đều là của những thương hiệu lớn.
06/05/2014 08:55
Hà An - Hạnh Hương

Phải biết xấu hổ vì tham nhũng!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định như trên tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng do Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 5-5

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh - Phó trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), Trưởng Ban Nội chính Trung ương - nhìn nhận phải cải thiện việc thu hồi tài sản tham nhũng do hành vi tham nhũng gây ra. “Đây là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh PCTN. Song thực tế thu hồi tài sản tham nhũng còn rất khó khăn, số lượng tài sản thu hồi đạt rất thấp, không quá 10%” - ông Thanh nhìn nhận.

Tập trung vào tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước

Ông Thanh đề nghị cần sớm bổ sung quy định thu hồi tài sản tham nhũng vào Luật PCTN để kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, nâng cao tỉ lệ thu hồi tiền, tài sản tham nhũng đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.

Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Mai Thế Dương cho biết qua kiểm tra, phát hiện hơn 2.000 đảng viên vi phạm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị Ảnh: NHẬT BẮC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị Ảnh: NHẬT BẮC

Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng thừa nhận việc thực hiện giám sát còn hạn chế, đặc biệt đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Vi phạm về tham nhũng thường rất tinh vi và được che chắn bằng nhiều hình thức dẫn đến kết quả, hiệu quả rất hạn chế.

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, cho biết nhiều vụ tham nhũng xảy ra ở các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, có những vụ thất thoát đến hàng ngàn tỉ đồng, trong đó nhiều người có chức vụ cao.

“Mổ xẻ” quốc nạn tham nhũng, ông Lê Quý Vương dẫn chứng số liệu thống kê của Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, chỉ trong 14 vụ án được khởi tố từ tháng 4-2012 và năm 2013 đã có 90 bị can, trong đó 70 bị can là người có chức vụ, quyền hạn.

Không có ngoại lệ trong án tham nhũng

Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo PCTN, đánh giá: Từ đầu năm 2013 đến nay, công tác PCTN đã được triển khai khá đồng bộ, có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong PCTN so với kỳ vọng của người dân.

“Số vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý qua hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra còn ít. Tỉ lệ tài sản tham nhũng thu hồi còn rất thấp” - Tổng Bí thư nhìn nhận.

Đáng lo ngại, theo Tổng Bí thư, việc xử lý tham nhũng còn nương nhẹ; đã có tình trạng lạm dụng để xử lý kỷ luật, xử lý hành chính thay cho khởi tố bị can theo quy định pháp luật.

Tổng Bí thư cho rằng cần chú trọng xây dựng quy định về kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao.

“Cán bộ, tổ chức phải biết xấu hổ, đau khổ vì tham nhũng. Quyết tâm không chỉ trên giấy, hô hào mà phải được nhìn thấy trong thực tế. Chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải chống trong các cơ quan chống tham nhũng. Phải không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ” - Tổng Bí thư khẳng định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn kinh nghiệm của Ban Chỉ đạo PCTN vừa qua là chọn ra 8 vụ án, 2 vụ việc và làm trong chưa đầy 1 năm đưa ra xử 5 vụ. Năm 2014, Ban Chỉ đạo PCTN sẽ chọn ra khoảng 7-8 vụ; Ban Nội chính Trung ương đề nghị 15-16 vụ và các địa phương gần 30 vụ. Cách làm là tập trung vào các vụ việc trọng tâm, trọng điểm, không làm tràn lan.

“Vừa rồi, cử tri có ý kiến đưa vụ án ra, rồi co lại, rồi hoãn. Hay trước đây nói vụ án chuẩn bị sẵn, vụ án bỏ túi. Nay chúng ta cải cách tư pháp, phải có tranh tụng trước tòa” - Tổng Bí thư chia sẻ.

Tổng Bí thư cũng nhắc nhở cơ quan PCTN phải thiết lập được cơ chế giám sát hiệu quả; tránh để quyền lực quá lớn, quá tập trung dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.

“Nếu không dựa vào dân, cuộc chiến PCTN không thể thành công. Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, thời nào cũng có, xã hội nào cũng có. Chỉ là ít hay nhiều. Nhưng nhiều nơi giương cờ chống tham nhũng để lật nhau. Nên phải thấy mặt nọ, mặt kia, thấy nhiều chiều. Phải hết sức cảnh giác những âm mưu sử dụng công tác chống tham nhũng để lật đổ chính quyền” - Tổng Bí thư quả quyết.

Của chung dễ phóng tay

Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, chỉ ra khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện PCTN tại các doanh nghiệp nhà nước chính là con người do họ không vượt qua được cám dỗ của vật chất. Bên cạnh đó là quản trị doanh nghiệp chưa tốt, với tâm lý “của chung”, phóng tay, lãng phí, thờ ơ. “Việc quản lý thu nhập và chi tiêu còn nặng hình thức. Như chi tiêu hiện nay chủ yếu là tiền mặt, trong khi một người có thể có nhiều nguồn thu nhập khác nhau”- ông Thực góp ý.

Để chống tham nhũng hiệu quả, Thượng tướng Lê Quý Vương đề xuất cần có chính sách bảo vệ, khen thưởng phù hợp đối với việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng và điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng như quy định cho phép được trích phần trăm trong tổng số tài sản tham nhũng bị phát hiện, thu hồi.
Thứ Hai, 05/05/2014 23:05
 THẾ DŨNG
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phai-biet-xau-ho-vi-tham-nhung-20140505230325735.htm

Việt Nam đứng 183 trên 197 nước về Tự do báo chí


VRNs (05.05.2014)-Sài Gòn- Theo tổ chức Freedom House vừa công bố một báo cáo tổng kết về tự do báo chí nhân dịp ngày thế giới báo chí năm 2013. Trong đó, họ phân tích và xếp hạng việc thực hiện tự do báo chí ở 197 nước và lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc làm này tiếp tục một tiến trình mà Freedom House thực hiện từ năm 1980. Đánh giá này dựa trên điểm số từ 0 (tốt nhất) đến 100 (tệ nhất).



Báo cáo cho biết kết quả chung năm nay là tệ nhất trong vòng 10 năm qua. Sư sụt giảm này dựa vào kết quả của bốn lí do chủ yếu: 1. việc tấn công vào người đưa, 2. việc ngăn trở truyền thông nước ngoài, 3. việc dùng quyền chủ sở hữu để kiểm soát nội dung, 4. siết chặt phương tiện truyền thông mới.

Báo cáo cũng cho thấy rằng 14 % dân số thế giới sống ở các nước có một nền báo chí tự do, 42 % được tự do báo chí một phần và 44 % sống trong môi trường không tự do. Các tỉ lệ dân số này bị ảnh hưởng đáng kể bởi hai quốc gia Trung Quốc, sếp loại không tự do, và Ấn Độ, xếp loại tự do một phần – cả hai gộp lại chiếm hơn một phần ba dân số hơn bảy tỉ người trên toàn cầu.

Theo Freedom House vừa công bố, có 63 nước (32%) được xếp loại là tự do, 68 nước (35%) tự do một phần và 66 nước (33%) không tự do. Ba nước Bắc Âu là Hà Lan, Na Uy và Thuỵ Điển đứng nhất (với điểm tổng hợp bằng 10), Bắc Triều Tiên đứng chót (97 điểm). Việt Nam [cùng với Trung Quốc, Lào và Azerbaijan] xếp thứ 183 (84 điểm) chỉ đứng trên 11 nước, với điểm chi tiết là 29/30 về mội trường pháp luật, 33/40 về môi trường chính trị và 22/30 về môi trường kinh tế. Điểm tổng hợp của Việt Nam giữ y như hai năm trước và tệ hơn 7 điểm so với năm 2006 (77 điểm), tệ hơn 16 điểm so với năm 1994, 1995 là năm có điểm tốt nhất (68 điểm) trong vòng 20 năm có theo dõi của Freesom House.

Tại Việt Nam không có bất kì nhà in hoặc phương tiện truyền thông tư nhân nào được phép hoạt động. Vì vậy phương tiện internet với các trang mạng xã hội, các blogger đóng một vai trò quan trọng trong việc tường thuật những tin tức và đưa những ý kiến tạm gọi là “ngoài định hướng XHCN.” Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 800 tờ báo nhưng tất cả đều đặt dưới sự kiểm soát và “định hướng” của Đảng và Nhà Nước. Như thế tất cả báo “lề đảng” đều nhằm mục đích phục vụ chính trị và cho một tổ chức chứ không phải là phục vụ cho nhân dân, tổ quốc.

Mới đây tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, gọi tắt là (RWB) bầu chọn 100 người hùng về thông tin, trong đó Việt Nam có 3 thành viên. Gồm có: linh mục Antôn Lên Ngọc Thanh; nhà báo tự do, tiến sĩ Phạm Chí Dũng; và blogger Trương Duy Nhất, hiện đang bị cầm tù. Một số blogger khác dù không được vinh danh nhưng họ cũng đã là những “anh hùng thầm lặng” vì đã bị bắt giữ hoặc bị kết án khắc nghiệt trong năm qua, kể cả án tù dài hạn.

Những kết luận trong báo cáo này được nhiều chính phủ và các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các học giả, các nhà hoạt động, và các phương tiện truyền thông sử dụng rộng rãi. Hi vọng rằng chính phủ Việt Nam còn có lòng tự trọng để cải thiện tình hình báo chí tại Việt Nam.

P.v VRNs ghi
http://www.chuacuuthe.com/2014/05/viet-nam-dung-183-tren-194-nuoc-ve-tu-do-bao-chi/

Dư luận về Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam

VRNs (05.05.2014) - Tuổi trẻ đưa tin, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc đã đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc từ ngày 2.05 – 15.08, giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) sẽ “tác nghiệp tại Nam Hải”, tại tọa độ 15029’N/1110 12’E. Cấm tất cả các loại phương tiện không được xâm nhập vào khu vực HD 981 hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.

Đối chiếu theo tọa độ trên thì giàn khoan HD 981 đã xâm phạm vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.”

Ông Lê Hải Bình quả quyết: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.”

Cyclo Cyclo nói: “Có một câu hỏi để chúng ta thấy câu trả lời hiển nhiên! Đó là, tại sao Việt Nam phản đối dựa trên thông báo của trung cộng? Việc cắm dàn khoan xuống biển không phải là chuyện chiên bánh phồng tôm!!! Vậy trước đó, cảnh sát biển và Hải quân Việt Nam ở đâu trong quá trình trung cộng tiến hành? Không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam đã “bỏ ngỏ” hoặc tệ hại hơn là thỏa thuận với trung cộng! Phản đối chỉ là chuyện lấy lệ, che mắt nhân dân mà thôi (?)”.

Tất Thành Phan có vẻ như đồng tình với Cyclo Cyclo: “Tôi nghĩ việc Trung quốc kéo dàn khoan ra đây đã được sự đồng ý của nhà nước ta. Mọi phản đối của báo chí chỉ là để xoa dịu dân, đừng để bị dân chửi là bán nước mà thôi. Ông chủ tịch nước vẫn nói chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm hôm nay không thấy nói gì. Ông thủ tướng trèo lên trèo xuống tàu ngầm đâu rồi sao im lặng thế. Ông TBT lo lắng vận nước đâu rồi, đường dây nóng với TQ gọi chưa ??…”

Hao-Nhien Q. Vu tiếp lời: “Dàn khoan phom phom kéo vào biển VN: Chính quyền VN không phản đối. TQ ra thông báo đã cắm dàn khoan: Chính quyền VN phản đối. Suy ra, chính quyền VN phản đối cái thông báo, chứ ko phản đối cái dàn khoan.”

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.”

Facebooker Mac Lam nhận định: “Hội nghị Thành Đô sẽ được công khai lần này cho khắp thế giới biết. Nhà nước cần phủ đầu chúng bằng sự đồng thuận với nhân dân và sẵn sàng lên đạn, dù chỉ là động tác giả. Còn nếu tiếp tục ngủ mê trong đống giẻ rách có tên 16 chữ thì các anh sẽ biết thế nào là sức mạnh của nhân dân.”

Blog Xuân Việt Nam nhận xét: “Hành động xâm lược của Tàu cộng càng lúc càng leo thang. Vụ lắp đặt giàn khoan HD 981 ngay cạnh đảo Lý Sơn là hành động mở màn cho một giai đoạn xâm lấn mới và là hệ quả tất yếu trước sự phản ứng yếu ớt và chiếu lệ của chính quyền VN về tuyên bố đường lưỡi bò ngang ngược của Tàu cộng từ nhiều năm trước. Sau giàn khoan nầy, sẽ còn nhiều giàn khoan hoặc giả là giàn khoan khác lắp đặt dọc ven biển VN trong phạm vi đường lưỡi bò mà Tàu cộng ngang nhiên áp đặt. Như vậy không chỉ ngư dân mà tất cả tàu biển VN dọc theo ven biển miền Trung sẽ không được quyền ra khơi nữa. Ngay bây giờ, bắt đầu từ ngày 2/5, ngư dân VN sẽ bị bắt bớ, hành hạ ngay khi vừa ra khỏi đảo Lý Sơn chứ đừng nói là ra đến gần Hoàng Sa như trước đây.”

Blog Xuân Việt Nam cho rằng: “Toàn dân đang chờ xem thái độ và hành động của nhà nước. Hoặc đến lúc toàn dân phải thay mặt nhà nước đứng ra hành xử chống lại hành vi xâm lược ngông cuồng của Tàu cộng?”

Cyclo Cyclo cho hay: “Các vị “con cưng” của đảng đừng “ồn ào” vụ dàn khoan trung cộng cắm trong vùng biển Việt Nam chi mất công! Các vị nên tìm “Chính đề Việt Nam” của cụ Tùng Phong Ngô Đình Nhu mà đọc! Đọc để biết hơn năm thập niên trước, hiểm họa trung cộng đã được tiên đoán như thế nào, khi “đảng quang vinh” của các vị lãnh đạo đất nước!?”.

Pv.VRNs
http://www.chuacuuthe.com/2014/05/du-luan-ve-trung-quoc-dua-gian-khoan-vao-vung-bien-viet-nam/

Việt Nam nên kiện TQ vụ giàn khoan?


Dàn khoan 981 của Trung Quốc trên Biển Đông
Việt Nam nói giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp

Việt Nam sẽ có lợi nếu ngay thời điểm này đưa Trung Quốc ra kiện ở tòa án quốc tế vì đã 'đưa giàn khoan vào lãnh hải của Việt Nam' với khoảng cách chỉ còn cách Đà Nẵng 120 hải lý.

Đây là quan điểm của một chuyên gia luật quốc tế và cựu Vụ trưởng Ban Biên giới chính phủ, được đưa ra hôm 05/5/2014 nhân sự kiện Việt Nam vừa phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Hôm thứ Hai, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC động thái mới về giàn khoan của Trung Quốc 'nghiêm trọng hơn' rất nhiều vụ cắt cáp tàu Bình Minh trước đây và ông khẳng định đây là thời điểm thích hợp cho một vụ kiện độc lập:
"Tôi tin là như vậy, Việt Nam có lợi trong lập luận, trong chứng cứ thực tế, cũng như trong sự ủng hộ của quốc tế, ít nhất là các quốc gia ven Biển Đông.
"Bởi vì hành động này nghiêm trọng hơn vụ việc tàu Bình Minh bị cắt cáp. Khi tàu Bình Minh bị cắt cáp, nó như một sự khiêu khích thôi.

"Nhưng hành động này đang tạo nên một tiền lệ để củng cố cho sự hiện diện dần dần của Trung Quốc xuống phía Nam Biển Đông để mà thôn tính Trường Sa, cũng như một số vùng giàu tài nguyên nằm trên vùng thềm lục địa của Việt Nam."
Ngoài ra, theo ông Giao, Việt Nam cần có các hành động mạnh mẽ, dứt khoát hơn, mà trong đó phải sử dụng các đường dây điện thoại nóng để trao đổi thẳng thắn trên tư cách nhà nước với nhà nước, với Trung Quốc mà không nên dùng cách đối thoại 'doanh nghiệp - doanh nghiệp.'

Nhà luật học nói: "Trong trường hợp nghiêm trọng như thế này, rất đáng tiếc, câu hỏi của tôi không biết rằng Bộ Ngoại giao có dùng đường dây nóng đó để trao đổi thẳng thắn, trực tiếp với Chính quyền Trung Quốc hay không.
"Trong khi đó về phía Việt Nam, chỉ có Tổng công ty dầu khí Việt Nam gửi văn bản phản đối đối với Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương của Trung Quốc. Đây là hai doanh nghiệp, trong khi vấn đề không phải là giữa các doanh nghiệp, vấn đề là vấn đề giữa hai quốc gia."

'Lúng túng'
Ông Lê Hải Bình
Người phát ngôn Việt Nam đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại khu vực.

Hôm 05/5, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam, nay chuyển thành nhà bất đồng, nói với BBC rằng cách thức xử lý của chính phủ và lãnh đạo Việt Nam trong vụ việc là quá 'lúng túng'.

"Lãnh đạo Việt Nam chắc cũng đang hết sức lúng túng, và đang rất khó xử trong những tình huống như thế này, nhất là khi Trung Quốc rõ ràng đã công khai lấn chiếm Biển Đông," ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Geneva, Thụy Sĩ.

"Hiện nay, lãnh đạo Việt Nam vẫn dừng ở mức phản ứng như mọi khi, tức là chưa có sự tiến triển. Lấy một công ty, lấy Công ty Dầu Khí Việt Nam để gửi thư phản đối.
"Rồi ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Việt Nam, vẫn nói như thế: có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, tức là những câu, những thứ phản ứng rất là lười suy nghĩ.
"Vẫn lấy bài bản cũ để áp dụng cho một hiện tượng mà nó đã khác hẳn tính chất, so với những lần trước."

'Nên chủ động'
 Việt Nam
Lãnh đạo VN nên sử dụng đường dây nóng để nói thẳng với TQ, theo bình luận.

Hôm 05/5, một nhà nghiên cứu khu vực học và quốc tế học từ Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng quy mô của giàn khoan và động thái triển khai giàn khoan 981 của Trung Quốc là rất nghiêm trọng với Việt Nam.

"Có lẽ người Việt Nam cũng đang chờ đợi kết quả khởi kiện của người Philippines đối với Trung Quốc trong chuyện lấn chiếm các vùng lãnh thổ của họ. Nhưng chờ đợi cũng không phải là biện pháp tốt nhất, tôi nghĩ là nên chủ động"-TSKH Lương Văn Kế

"Hành vi mang một giàn khoan siêu khủng và đặt lên trên đó và người ta có thông báo thời hạn từ ngày bao nhiêu, đến bao nhiêu đó, thì tôi nghĩ chuyện Trung Quốc đặt ra giới hạn hoạt động cho dàn khoan này chỉ là thủ đoạn thôi.
"Khi đã đặt xuống biển rồi, với độ sâu 3.000 mét trên đáy biển, khó lòng Trung Quốc có thể rút cái đó ra," Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế, từ Khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội nói.
"Có lẽ người Việt Nam cũng đang chờ đợi kết quả khởi kiện của người Philippines đối với Trung Quốc trong chuyện lấn chiếm các vùng lãnh thổ của họ.
"Nhưng chờ đợi cũng không phải là biện pháp tốt nhất, tôi nghĩ là nên chủ động. Việt Nam cần phải tích hợp các cứ liệu, không phải chỉ riêng giàn khoan này mà còn có nhiều sự kiện khác, để chúng ta thống kê.
"Và trong một chừng mực cần thiết, chúng ta có thể đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế."
Theo ông Kế, Việt Nam cần tận dụng các kênh pháp lý từ ở khu vực lẫn ra quốc tế, và tích cực chuẩn bị mà không nên ở tình trạng mà ông gọi là "nước đến chân mới nhảy".
Ông nói: "Có lẽ theo quan điểm của tôi, cần phải nghiên cứu kỹ kênh pháp lý này, chứ không phải chỉ là tình trạng đến lúc nước đến chân mới nhảy."

16:37 GMT - thứ hai, 5 tháng 5, 2014
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140505_china_oil_rig_views.shtml

Bố bé sơ sinh chết ở BV Sản - Nhi Ninh Bình bị đánh "dằn mặt"?


(ĐSPL) - Khi nỗi đau mất con còn chưa kịp nguôi ngoai trong lòng, anh Nguyễn Văn Thủy (bố cháu bé tử vong trong bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình) còn chịu đau đớn về thể xác khi bị hai kẻ lạ mặt hành hung dằn mặt giữa cổng bệnh viện. Đằng sau câu chuyện này là gì, liệu nó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là một “kịch bản” có sự sắp đặt?
Sau khi bỗng dưng bị hành hung, anh Thủy và gia đình tỏ ra hết sức hoang mang, bởi xưa nay anh Thủy vốn hiền lành, ít nói và không hề có xích mích hay va chạm với mọi người xung quanh. 
Gia đình nạn nhân cho rằng vụ hành hung có kẻ “giật dây”
Được biết, diễn biến của “vụ hành hung” như sau, lúc đó khoảng 20h30’, ngày 18/04/2014, anh Thủy từ phòng vợ nằm điều trị đi xuống phía cổng bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình để uống nước chè. Không biết từ đâu xuất hiện hai thanh niên khá bặm trợn, người xăm trổ ngang dọc đi ngược lại phía anh Thủy. Tuy không quen biết, nhưng tự nhiên họ chỉ về phía một người con gái và hỏi Thủy: “Mày thấy con kia ngon không?”. Lúc đó anh Thủy giật mình và có trả lời: “Em không biết ạ”.
 Theo lời anh Thuỷ kể lại, hai đối tượng lạ mặt tiếp tục hỏi Thủy vào viện có việc gì? Thủy chỉ trả lời ngắn gọn em vào chăm vợ. Không để Thủy trả lời thêm, một người trong nhóm hỏi: “Vợ sinh chưa?” Thủy trả lời: “Vợ em mới sinh nhưng cháu mất rồi”. Hai đối tượng trợn mắt mũi hỏi khá cộc lốc và mang tính khiêu khích: “Mất rồi thì làm sao?”. Do chưa hết buồn vì nỗi đau mất con, anh Thủy chỉ trả lời ngắn gọn và đi ra uống nước: “Mất rồi thì đem chôn”. Tuy nhiên khi ngồi quán nước chưa đầy 10 phút, đột nhiên hai đối tượng vừa nói chuyện với anh Thuỷ lao vào túm tát và dùng tay đấm liên hồi vào mặt mũi anh Thủy. Quá sợ hãi, anh Thủy chỉ kịp kêu cứu.
“Lúc đó mặt mũi em tối sầm lại, họ túm, tát, đấm đá em không thương tiếc. Họ còn định lấy cả phích nước nóng giội lên người em. Được mấy cô bán nước can ngăn nếu không họ định “xử” luôn em. Nhưng có một điều em không hiểu vì sao họ lại đánh em nặng tay đến vậy. Nếu vì mấy câu chuyện trao đổi vừa nãy thì có lẽ không phải. Vì em trả lời nhẹ nhàng và đàng hoàng”, anh Thủy nói.
Ngay sau sự việc, anh Thủy được người thân đưa vào Bệnh viện 5 tiến hành chụp chiếu. Theo chẩn đoán ban đầu, anh Thủy bị Chấn thương sọ não khi bị đánh. Tuy nhiên, sau khi chụp chiếu, bác sỹ trong Bệnh viện 5 xác minh: “Hiện tại chưa thấy hình ảnh tổn thương nhu mô não”.
“Con thì mất, còn mình chẳng biết bệnh tình sau khi bị đánh sẽ diễn biến ra sao, chỉ biết sau hôm bị đánh về nhà nằm mắt mờ, người uể oải, ăn không muốn ăn, uống không muốn uống. Suốt ngày chỉ nằm trên giường. Nhưng em hy vọng là không bị sao”, anh Thủy cho hay.
Bố bé sơ sinh chết ở BV Sản - Nhi Ninh Bình bị đánh "dằn mặt"? - Ảnh 1
Cổng bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, nơi hai đối tượng lạ mặt gây sự và xuống tay dã man với anh Thủy, bố cháu bé bị tử vong.
Lãnh đạo công an phường sở tại: “Cần làm rõ động cơ uẩn khúc bên trong”
Mặc dù đau đớn cả về tinh thần và thể chất, nhưng khi gặp chúng tôi, anh Thủy vẫn gượng ngồi chia sẻ: “Em sợ bệnh viện họ thuê người đánh em, chứ không phải ngẫu nhiên một người không quen biết lại hỏi những câu cà khịa như thế để rồi đánh em. Chắc phải có một thế lực đứng sau”. Chia sẻ về tình cảnh éo le của cháu mình, bác Nguyễn Đức Nguyên (53 tuổi, bác ruột của anh Nguyễn Văn Thủy) bức xúc cho biết: “Không có chuyện Thủy nó ngẫu nhiên bị đánh ở đây. Chắc hai cháu tôi nằm điều trị trong viện Sản Nhi Ninh Bình miễn phí theo thỏa thuận lâu quá, nên họ lên kịch bản sẵn để hành hung cháu tôi dằn mặt”.
Để tìm hiểu động cơ đằng sau vụ việc, ông Ninh Văn Dũng, chú đằng vợ của anh Thủy cho biết: “Tôi đã tận dụng các mối quan hệ trong xã hội để tìm hiểu và được biết, vụ hành hung cháu tôi là do có kẻ đứng đằng sau. Hai thanh niên đánh cháu tôi không hề có thù oán gì và cũng không phải vì mấy câu chuyện qua lại lúc gặp nhau. Họ có chủ định từ trước”.
Trả lời những thông tin từ phía gia đình anh Thủy về vụ việc anh Thuỷ bị hành hung, ông Phạm Cao Kỳ, Giám đốc bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình cho biết: “Nếu có uẩn khúc ở đây, bệnh viện sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc. Nếu nhân viên của anh hoặc người nhà của nhân viên không hiểu biết pháp luật, hoặc hiểu pháp luật đơn giản gây ra việc đó thì cũng rất phức tạp”.
Khi được chúng tôi hỏi quan điểm cá nhân ông Kỳ về việc có chuyện thuê người hành hung dằn mặt người nhà bệnh nhân sau vụ cháu bé bị chết bất thường hay không? ông Phạm Cao Kỳ nói lấp lửng: “Chủ quan của tôi thì 99% là... Bởi trong kíp trực hôm đó có một chị số khá đen đủi. Chồng mới chết vào giữa 30 tết, có hai cô con gái thì một đứa học cấp 3 mới gãy chân. Bà ấy cũng có tuổi mới lấy chồng, nên... Còn những những nhân viên khác trong kíp đó thì cực kỳ hiền lành, chắc không dám làm chuyện ấy. Nhưng đó chỉ là đánh giá chủ quan của tôi, còn có chuyện xảy ra thật thì chắc nằm ngoài dự tính. Và người gây ra phải chịu trách nhiệm”.
Về thông tin có hay không việc người đàn ông lạ mặt đưa vợ vào đẻ tại bệnh viện, rồi để xảy ra vụ hành hung kỳ lạ với bố cháu bé bị chết bất thường, ông Phạm Cầm Kỳ cho biết thêm, hiện tại do ông quá bận, nên chưa có thời gian xác minh về sản phụ này.
Trao đổi với Trung tá Phạm Thanh Hải, Trưởng Công an phường Phúc Thành, TP. Ninh Bình, ông Hải cho biết: “Sau khi xảy ra vụ án, chúng tôi đã kịp thời cử cán bộ xuống xử lý và bắt đối tượng ngay tại chỗ. Đối tượng hành hung anh Nguyễn Văn Thủy (ý Yên, Nam Định) tên là Nguyễn Duy Đức (SN 1990, đường 10, phố Bắc Thinh, P.Ninh Sơn, TP. Ninh Bình) và một đối tượng người Hải Phòng. Vụ việc không có gì lớn, ngay sau đó hai bên có đơn xin giải hòa, nên tôi chỉ tiến hành xử phạt hành chính rồi cho về”.
Cũng theo Trung tá Hải, đối tượng hành hung anh Thủy từng có tiền sự về việc buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Nhưng không hiểu vì sao khi đang bị Công an phường Phúc Thành tạm giữ, đối tượng này được đích thân một cán bộ tên Hoàn trên phòng Hình sự Công an tỉnh điện xuống xin tha. Trung tá Hải cũng tỏ ra nghi ngờ về vụ việc: “Theo như đối tượng Đức tường trình, vào hôm xảy ra vụ hành hung anh Thủy, vợ Đức là chị Phạm Thị Huyền Trang (SN 1990) cũng đang nằm chờ sinh. Chỉ vì nghĩ Thủy cạnh khóe mình, nên đánh. Việc này chỉ cần xác minh vợ Đức có thật sự vào đó chờ đẻ hay không, thì cơ bản xác minh được động cơ của Đức và đồng bọn. Kể cả có việc đẻ thật, cũng cần tìm hiểu rõ động cơ uẩn khúc bên trong”.
DIỆU NAM

EU hối thúc thỏa thuận hòa bình mới cho Ukraine, Kiev cảnh báo chiến tranh



Thứ ba, 2014-05-06 01:12:05 - Nguồn: Internet
 Các lãnh đạo châu Âu đang nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình mới cho Ukraine, giữa lúc Tổng thống lâm thời cảnh báo rằng nước này đang trượt vào “một cuộc chiến tranh” do bạo lực lan rộng. 
EU hối thúc thỏa thuận hòa bình mới cho Ukraine, Kiev cảnh báo chiến tranh
Các phương tiện bị thiêu rụi trong cuộc đối đầu giữa người biểu tình thân Nga và binh sĩ chính phủ tại thành phố Kramatorsk.
Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov ngày 4/5 phát biểu trên truyền hình Ukraine rằng các chốt kiểm soát đã được thiết lập quanh thủ đô Kiev do các lo ngại về hành động khiêu khích của những người biểu tình thân Nga vào ngày 9/5, khi Ukraine kỷ niệm chiến thắng phát xít trong Thế chiến II.
“Chiến tranh trên thực tế đang được phát động nhằm chống lại chúng ta và chúng ta phải sẵn sàng đáp trả sự khiêu khích này”, ông Turchynov tuyên bố.
Trước đó, ông Turchynov đặt các lực lượng Ukraine trong tình trạng cảnh giác cao độ và khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc do Kiev lo ngại về một cuộc xâm lược của Nga.
Cảnh báo trên được đưa ra khi nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũng đang ngày càng rơi vào hỗn loạn và nhiều người lo sợ rằng hỗn loạn có thể đẩy Ukraine tới một cuộc nội chiến.
Trong nỗ lực cuối cùng nhằm tránh một cuộc đối đầu rộng hơn, Chủ tịch Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Didier Burkhalter dự kiến sẽ tới Mátxcơva vào ngày 7/5 giữa lúc có các kêu gọi OSCE nên làm trung gian hòa giải giữa Kiev và lực lượng biểu tình ở miền đông.
Chuyến thăm của ông Burkhalter, người cũng là Tổng thống Thụy Sĩ, đã được nhất trí trong một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 4/5.
“Ông Putin và bà Merkel đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của một hành động quốc tế có hiệu quả – đặc biệt là bởi OSCE – nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine”, Nga cho biết trong một tuyên bố.
Còn văn phòng của bà Merkel cho hay “các cuộc thảo luận bàn tròn” sẽ được thiết lập dưới sự bảo trợ của OSCE để mở đường cho đối thoại quốc gia trước cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào ngày 25/5 tới.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói với truyền hình nước này rằng ông đã thảo luận với Nga, Mỹ, EU và OSCE để tổ chức một hội nghị hòa bình thứ 2 ở Geneva.
Nỗ lực đầu tiên nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine đã được 4 bên – gồm Nga, EU, Mỹ và Ukriane – nhất trí tại Geneva hôm 17/4. Nhưng hồi tuần trước, Nga đã tuyên bố rằng thỏa thuận Geneva “đã chết” sau khi Kiev gia tăng các chiến dịch quân sự mà Mátxcơva chỉ trích là “cuộc chiến chống lại chính người dân nước mình”.
Quân đội Ukraine sắp tấn công Slovyansk?
EU hối thúc thỏa thuận hòa bình mới cho Ukraine, Kiev cảnh báo chiến tranh
Lực lượng biểu tình đang kiểm soát nhiều thành phố ở miền đông Ukraine.
Trong khi đó, người dân tại thành phố Slovyansk lo ngại rằng các binh sĩ chính phủ Ukraine sẽ phát động một cuộc tấn công sau khi bao vây thành phố, nơi lực lượng thân Nga có ảnh hưởng mạnh.
Quân đội Ukraine đã thắt chặt gọng kìm quay thành phố miền đông, chặn con đường chính dẫn vào Slovyansk hôm qua 4/5 và hoàn toàn cô lập thành phố.
Một phóng viên của hãng tin AFP tại Slavyansk cho biết các vụ nổ và tiếng súng đã được nghe thấy vào đêm qua, mặc dù trung tâm thành phố vẫn tương đối yên tĩnh.
Động thái trên diễn ra ít ngày sau khi các lực lượng thân Nga bắn hạ 2 trực thăng của quân đội Ukraine ở ngoại ô Slavyansk, một trong hơn 12 thành phố ở miền đông nơi lực lượng biểu tình chiếm giữ các tòa nhà chính quyền.
Các binh sĩ chính phủ Ukraine hiện đang tiến hành hoạt động mà chính phủ Kiev gọi là các chiến dịch “chống khủng bố” ở miền đông để giành lại các khu vực bị người biểu tình kiểm soát.
Bạo lực cũng đã lan từ các vùng thân Nga ở miền đông Ukraine sang thành phố Odessa ở miền nam, nơi hàng chục người đã thiệt mạng trong các vụ xô xát những ngày gần đây.
Hôm qua, hàng nghìn người biểu tình thân Nga đã đột nhập vào trụ sở cảnh sát thành phố Odessa và buộc giới chức phải phóng thích 67 người biểu tình, vốn bị bắt giữ trong các cuộc xô xát 2 ngày trước đó.
Theo Dantri