ĐÀ NẴNG 3-3 (NV) - Luật sư vừa có văn bản gửi tòa án thành phố Đà Nẵng yêu cầu triệu tập các ông cầm đầu CSVN tới phiên xử ông Trương Duy Nhất vì ông bị quy cho tội bôi bác cả lãnh tụ và chế độ.
Nhà báo Trương Duy Nhất bị dẫn giải từ Đà Nẵng ra Hà Nội để giam giữ điều tra từ Tháng 5-2013. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Trong văn bản đề ngày 25/2/2014, luật sư Trần Vũ Hải, người biện hộ cho ông Trương Duy Nhất, yêu cầu tòa án Đà Nẵng “triệu tập những người bị hại hoặc người có nghĩa vụ liên quan” gồm cả các lãnh tụ cầm đầu đảng và nhà nước CSVN cũng như các “giám định viên” được sử dụng để tạo ra bản cáo trạng truy tố ông Nhất.
Ông Trương Duy Nhất, 50 tuổi, bị bắt hồi Tháng 5-2013 và bị đưa ra xử sơ thẩm ở Đà Nẵng ngày 4/3/2014 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” của điều 258 Luật Hình Sự CSVN.
Bản cáo trạng viên dẫn 12 bài viết mà ông Trương Duy Nhất phổ biến trên blog “Một Góc Nhìn Khác” rất nổi tiếng chỉ trích từ tổng bí thư, chủ tịch nước đến thủ tướng, chủ tịch quốc hội của chế độ Hà Nội. Cáo trạng nói rằng ông Nhất “có nội dung sai sự thật, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước, như Trương Tấn sang, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, và “xâm phạm đến uy tín, đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ”.
Theo LS Trần Đình Triển, cho đến khi ông gửi lá thư kiến nghị, ông không hề thấy những ông và các cơ quan nhà nước cSVN vừa kể có “ý kiến, quan điểm” gì đối với các bài viết của ông Nhất được dùng làm căn cứ để buộc tội. Thật ra, ông Nhất chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận “trong đó có quyền phát biểu công khai quan điểm, ý kiến đánh giá và phê phán những vị lãn hđạo đảng, chính quyền theo đúng hiến pháp và luật pháp Việt nam”.
Ông đặt dấu hỏi không biết những ông lãnh tụ kể trên đã đọc các bài viết của ông Nhất chưa? Những bài viết đó có “xâm phạm lợi ích hợp pháp” của họ với tư cách cá nhân hay lãnh đạo không? Nếu “xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp” của những người đó thì yêu cầu nêu rõ quyền nào, lợi ích nào theo quy định của pháp luật? Những ông đó có “văn bản yêu cầu xử lý” Trương Duy Nhất vì những bài đó không?
Theo luật sư Trần Vũ Hải “chúng tôi chưa nhận được thông tin, ý kiến từ các vị này nên chúng tôi kiến nghị tòa triệu tập các vị này ra phiên tòa sơ thẩm, để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên”. LS Triển cho hay tại phiên tòa xử Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 29/10/2013 thì tòa án đã triệu tập các nhân chứng đại diện cho VNPT, Viettel 'để làm rõ ý kiến của họ” liên quan đến trang Facebook của Đinh Nhật Uy do những nội dung được coi là xúc phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của VNPT, Viettel” là các căn cứ để buộc tội Uy theo điều 258 Hình Sự.
Vì hai vụ án đều quy chụp theo điều 258 với những sư tương tự nên cần có các “bị hại” ra tòa đối chất.
Ngoài ra, luật sư Trần Vũ Hải cũng viết trong thư kiến nghị cho thấy cơ quan “giám định” các bài viết của ông Trương Duy Nhất là Bộ Tông Tin – Truyền Thông CSVN công bố “danh sách giám định vụ việc, tổ chức giám định viên vụ việc” và được ông Đặng Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Pháp Chế của Bộ TT-TT nhìn nhận “chưa thực hiện theo quy định”. Như vậy, bản kết luận điều tra dùng làm căn cứ truy tố ông Trương Duy Nhất đã sai hoàn toàn về thủ tục tố tụng hình sự thì không thể lấy đó mà lôi ông ra tòa.
Ngoài ra, luật sư Trần Vũ Hải cũng viết trong thư kiến nghị cho thấy cơ quan “giám định” các bài viết của ông Trương Duy Nhất là Bộ Tông Tin – Truyền Thông CSVN công bố “danh sách giám định vụ việc, tổ chức giám định viên vụ việc” và được ông Đặng Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Pháp Chế của Bộ TT-TT nhìn nhận “chưa thực hiện theo quy định”. Như vậy, bản kết luận điều tra dùng làm căn cứ truy tố ông Trương Duy Nhất đã sai hoàn toàn về thủ tục tố tụng hình sự thì không thể lấy đó mà lôi ông ra tòa.
LS Triển đòi tòa án triệu tập 15 người gồm các ông bà lãnh tụ bị đả kích và các ông bà “giám định viên” ra phiên xử sơ thẩm để đối chứng, đối chất cũng như phải cung cấp cho ông Trương Duy Nhất 12 bài viết của ông để ông tự biện hộ.
Tại New York hôm Thứ Hai 3/3/2014, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền lên án chế độ Hà Nội là đàn áp không ngừng nghỉ các người vận động dân chủ hóa đất nước chỉ vì chế độ Hà Nội không chấp nhận cho ai phê bình hay phản biện. Ông Trương Duy Nhất từng là phóng viên của báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Đại Đoàn Kết tại miền Trung. Năm 2010, ông tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam để dành thời gian cho việc viết blog để ‘có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình”.
Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất xảy ra sau khi blogger này mời gọi độc giả “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, sau khi Quốc hội Việt Nam, thông qua một nghị quyết, theo đó, hàng năm, các đại biểu Quốc hội sẽ bày tỏ sự tín nhiệm của họ với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do Trương Duy Nhất thực hiện thì ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%).
No comments:
Post a Comment